Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 12:26:23 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Ngọn lửa chiến tranh lạnh - Tập 2  (Đọc 136843 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #300 vào lúc: 27 Tháng Tám, 2009, 01:35:41 pm »

Không quân hành động trước
.

Chenni gọi điện cho Pauoen, thông báo cho ông ta Tổng thống đã giao quyền cho họ bắt đầu điều động bố trí quân đội.

Pauoen nghe được tin người Xêút đồng ý cho quân Mỹ vào đóng trên lãnh thổ của họ thì rất ngạc nhiên.

Tướng Caily cùng các sĩ quan Tham mưu tác chiến của mình phần lớn thời gian cuối tuần đều có mặt trong toà nhà lớn này - trước là chuẩn bị việc bố trí quân đội, sau là chờ đón. Caily nhận được thông báo sớm nhất, nói rằng cấp lãnh đạo đang tiến hành những hoạt động liên quan, nhưng chưa có quyết định cuối cùng.

Vào khoảng 4 giờ chiều, nhiệm vụ đã đến, họ nhận được lệnh đi "bảo vệ" Arập Xêút, ngăn chặn cuộc tấn công của Irắc sẵn sàng chấp hành các nhiệm vụ tác chiến. Lệnh trực tiếp liên quan với việc đó là thực thi kế hoạch tác chiến số 90-1002.

Lực lượng đầu tiên được huy động là 48 chiếc máy bay ném bom chiến đấu phản lực F-15 tiên tiến của Liên đội máy bay chiến đấu chiến thuật số 1 căn cứ không quân Kongli Viếc ghina, sau đó là lữ đoàn trực chiến (tất cả 2.300 người) của sư đoàn lính dù 82, có trình độ chiến đấu cao nhất.

Chenni sau khi rời Xêút đến Cai rô từ Cai rô đi một máy bay nhỏ đến Alêchxanđa để gặp Tổng thống Mubarắc. Trên đường từ Ai Cập về Mỹ, Chenni nhận được điện thoại trực tiếp của Tổng thống khi đang bay qua không phận Italia, được biết Bus đang bận rộn với việc gọi điện thoại cho nguyên thủ các nước để tranh thủ sự ủng hộ của họ, Bus nói với Chenni: "Tôi vừa gọi điện thoại cho Quốc vương Hatsan của Marốc, tôi muốn ông đến Ma rốc thăm Quốc vương một chút". .

Máy bay Chenni lập tức qua Ma rốc và nhận được chỉ dẫn hạ cánh của Ma rốc.

Chenni cuối cùng đã bay về đến Oasinhtơn vào lúc 6 giờ sáng hôm thứ tư, tức là ba tiếng trước khi Bus nói chuyện với dân chúng Mỹ. Trước đó, Chenni đã được đọc bản thảo bài nói chuyện đến qua Fax. Bài phát biểu này đã có những lời lẽ kể về thế chiến thứ hai, nói rằng Irắc đã "chiếm Côoét bằng phương thức chiến tranh chớp nhoáng”, "cho nên nhượng bộ không thể giải quyết được gì, kết quả sẽ giống như những năm 30", rằng hành động quân sự lần này hoàn toàn là một cuộc chinh phạt theo nguyên tắc nhân đạo, rằng nhiệm vụ của quân đội Mỹ mang tính chất phòng ngự.

9 giờ sáng ngày 8 tháng 8, trong văn phòng hình bầu dục, Bus xuất hiện trên màn hình ti vi của cả nước, gương mặt có phần mệt mỏi bơ phờ.

Ông nói: "Sứ mệnh của quân đội chúng ta hoàn toàn mang tính chất phòng ngự. Mong rằng họ không phải ở lại lâu tại đây. Họ sẽ không bao giờ chủ động gây ra hành động đối địch, nhưng họ sẽ bảo vệ mình, bảo vệ Vương quốc A rập Xêút và các nước láng giềng vùng Vịnh Pécxích”.

Trong cuộc họp báo vào buổi trưa, Bus lại tuyên bố, sứ mệnh của hành động quân sự không phải là đuổi người Rắc ra khỏi Côoét.
1 giờ chiều, Chenni và Pauoen tham gia buổi hợp báo tổ chức tại Lầu Năm Góc.

Chenni phát biểu rất kiềm chế. "Trước tiên tôi muốn nhấn mạnh với các ông, nhất là những người còn nhớ như in về hành động xuất quân tới Panama, rằng tình hình bây giờ khác với khi đó". Ông nêu rõ, hành động quân sự lần này còn đang tiến hành, cho nên không trả lời được những câu hỏi về điều động bộ đội nào, khi nào bộ đội xuất phát và binh lực của các quân chủng.
Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #301 vào lúc: 27 Tháng Tám, 2009, 01:37:04 pm »

Paoen trực tiếp kêu gọi giới báo chí với một giọng điệu khác thường. Ông nói: "Nếu các ông thu nhận được tin gì, khi xem xét có nên đăng những tin ấy hay không, tôi hy vọng các ông biết tự ràng buộc mình, luôn luôn nghĩ tới nhu cầu giữ gìn bí mật tác chiến an toàn cho quân đội chúng ta. Tôi cho rằng đối với tất cả chúng ta ở đây, đó là điều quan trọng nhất".

Khi trả lời câu hỏi về đợt bộ đội đầu tiên rất dễ bị tấn công, Pauoen có phần huênh hoang. Ông ta nói: "Tôi cho rằng, họ rất an toàn". Ông nêu ra lực lượng chiến đấu trên không của hai tàu sân bay "Độc lập" và "Aixenhao", cùng lực lượng quân đội Arập Xêút được trang bị máy bay thám thính và những máy bay chiến đấu loại một.

Vị chủ tịch hội đồng Tham mưu trưởng này còn nói thêm: "Vì thế, tôi có lý do để tin chắc rằng, chúng ta có thể bố trí bộ đội vô cùng thuận lợi, và không để lộ ra bất cứ nhược điểm nào”. Nhưng thực ra trong lòng Pauoen vẫn lo ngay ngáy cho sự an toàn của lực lượng này. Trong ba bốn tuần đầu, bộ đội của ông ta không có vũ khí gì trong tay, rất dễ bị tấn công. Phải giữ điều bí mật này bằng mọi giá. Mạng sống của binh lính trông chờ vào đó.

Ngày 12 tháng 8, Chenni xuất hiện trong chương trình "gặp gỡ giới báo chí’ của đài truyền hình Công ty phát thanh toàn quốc. Vị Bộ trưởng quốc phòng này không để lộ bất kỳ chi tiết nào, chỉ nói "thực tế tình hình là, sáng sớm hôm nay chúng ta đã phái đến vùng đó một lực lượng quân sự to lớn, số lượng binh sĩ đông hơn còn đang trên đường đi".

Có người hỏi, rút cục thì sẽ huy động đi bao nhiêu quân? ông ta trả lời: "Tôi không thể nói mức cao nhất số lượng quân đội sẽ huy động... Bất cứ ai cũng đều không nên cho rằng đây là chuyện đơn giản hoặc là chuyện có thể giải quyết chóng vánh hoặc là không đòi hỏi nước Mỹ phải tốn quá nhiều sức lực mà có kết quả". Dĩ nhiên, ông ta đã nắm chắc lịch thời gian - phải mất 17 tuần bố trí lực lượng phòng ngự, sau đó khoảng từ 8 đến 12 tháng để quân Mỹ giành được khả năng tấn công toàn diện. Nhưng lúc đó chẳng có ai ngờ tới, Mỹ đã bước vào con đường chiến tranh.
Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #302 vào lúc: 27 Tháng Tám, 2009, 01:39:33 pm »

Tổng thống Bus muốn để Cục tình báo Trung ương làm
.

Bus quyết định đến Lầu Năm Góc một chuyến. Ngày 14 tháng 8, Chenni và Pauoen để chuẩn bị làm tốt việc báo cáo với Tổng thống, đã "diễn thử” một tiếng đồng hồ tại phòng mật ở Lầu Năm Góc. Ngày hôm sau, Bus đến làm việc ở phòng này

Điều Pauoen cảm thấy ngạc nhiên là chính bản thân ông cũng không biết rõ công việc điều động lực lượng quân sự đến vùng Vịnh đã bắt đầu khởi động rút cục sẽ kết thúc vào lúc nào. Tất cả việc ấy chứng tỏ cái gì?

Từ cái chiều thứ bảy 10 hôm trước, khi Pauoen theo dõi qua màn hình Tổng thống bước xuống máy bay trực thăng và nói rất dứt khoát "Chúng ta không thể tha thứ được” cho tới nay, vấn đề cứ luẩn quẩn trong đầu ông Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng. Đối với ông, đây dường như là một thời điểm mấu chốt, có lẽ là thời điểm ông phải có nhận thức rõ ràng về nhiệm vụ mới này. Nếu muốn đánh đuổi người Irắc đã xâm nhập Côoét, thì về quân sự phải làm những gì? Cần bao nhiêu quân đội? Phải xây dựng kế hoạch tác chiến như thế nào? Theo Pauoen bộ máy quân sự nước Mỹ dường như đang leo nhanh trên đường cao tốc, nhưng không biết hãm lại thế nào.

Sau buổi họp ở phòng mật. Bus Chenm và Pauoen đến văn phòng của Chenni.

Pauoen nói với Tổng thống rằng ông ta cần báo cáo về tình hình tập kết của quân đội. Từ ngày có lệnh huy động quân đội, đây là lần đầu ông có dịp nói chuyện với Bus. Ông đưa cho Tổng thống một bản sơ đồ, trên đó dùng hình vẽ ghi rõ tình hình quân Mỹ đến vùng Vịnh hàng tuần. Ngày cuối cùng ghi sơ đồ là ngày 1 tháng 12, tức là thời điểm kết thúc nhiệm vụ này, quân Mỹ tới vùng Vịnh khi đó sẽ lên tới 25 vạn người.

Pauoen nói:

- Nhiệm vụ của chúng ta là tiến hành uy hiếp và thực hiện phòng ngự. Rõ ràng là cuối cùng chúng ta chắc chắn bảo vệ được A rập. Chúng ta không có việc làm nào khác cả. Đó là tình hình khi chúng tôi hoàn thành nhiệm vụ bố trí vào ngày 1 tháng 12. Hiện giờ chúng tôi có thể gặp rủi ro, nhưng tác dụng uy hiếp không thể phủ nhận là rất lớn.

Nếu Ngài muốn tôi làm nhiều hơn nữa, toàn bộ hoạt động bố trí sẽ phải tăng lên nhanh chóng. Nếu vậy, tôi cần phải biết, theo hướng này tôi còn phải tiến lên 2 dặm hay  3 dặm Anh nữa thì mới có thể dừng lại và rút đi.

Tới lúc nào đó, Shiwazkôp sẽ báo cáo với Ngài, nhiệm vụ đã hoàn thành. Thưa Tổng thống, điều chúng tôi cần là trước khi chúng tôi hoàn thành nhiệm vụ, Ngài có thể cho chúng tôi biết bước tiếp theo phải làm gì. Có như vậy chúng tôi sẽ biết, chúng tôi nên ngừng hay tiếp tục chuyên chở vật tư đến vùng Vịnh, hay là phải áp dụng hành động nào khác.

Pauoen đâu có muốn nhận được từ Bus một nhiệm vụ cấp bách mới, ông cũng không thúc dục Bus đưa ra quyết định gì, chỉ là để hỏi Tổng thống, liệu có phải hoặc sẽ chấp hành một nhiệm vụ quân sự mới. Nghe cách nói của Pauoen, người ta có cảm giác như vậy.

Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #303 vào lúc: 27 Tháng Tám, 2009, 01:39:51 pm »

Bus không trả lời, nhưng Pauoen cảm thấy ít nhất ông đã làm cho Bus ý thức được phải lập tức có quyết định.

Sau đó, tại cửa tòa nhà nhìn ra dòng sông Pôtômác, Bus đã có bài nói chuyện với các viên chức Lầu Năm Góc, Chenni và Pauoen đứng sau ông. Bus nói: 

- Satđam tuyên bố, đây là một cuộc thánh chiến chống giáo đồ dị giáo của người A rập. Thực chất đây là cuộc chiến tranh dùng hơi độc chống lại tất cả già trẻ trai gái của đất nước mình.. Trong một cuộc chiến tranh khác, ông ta đã xâm nhập Iran, cướp đi hơn 50 vạn sinh mạng tín đồ Hồi giáo. Giờ đây ông ta lại càn quét cướp bóc Côoét. Binh lính và tay sai của Satđam đã phạm rất nhiều tội ác tàn bạo. Tin tức từ Côoét đã tố cáo những tội ác dã man ấy.

Chính Sát đam đã lừa dối nước láng giềng A rập của ông ta, chính Satđam đã xâm chiếm một quốc gia A rập khác. Chính ông ta, giờ đây đang đe doạ toàn bộ các dân tộc A rập.

Giọng nói Bus ngày càng cao hơn.

Cuối tuần lễ đó, Bus đã ký vào một bản "báo cáo" tuyệt mật, giao quyền cho Cục tình báo Trung ương sử dụng hành động bí mật lật đổ Satđam, nhưng nói rõ là Cục tình báo Trung ương không được trực tiếp tham gia mưu đồ ám sát, chỉ được thuê những người Irắc bất đồng chính kiến để lật đổ chính quyền Satđam.

Ngày 17 tháng 8, Chenni đến A rập Xê út và đi thăm chớp nhoáng trong 4 ngày các nước trong vùng để tìm kiếm sự ủng hộ nhiều hơn nữa. Đồng thời trong chuyến thăm A rập Xê út, ông ta còn muốn chính quyền địa phương cho phép quân đội Mỹ nhất là cho máy bay chiến đấu máy bay ném bom và máy bay vận tải được phép hạ cánh và đỗ lại.

Trở về Oasinhtơn, ngày 22 tháng 8 Chenni cùng Pauoen bay đến Kennapangkpot báo cáo tình hình với Tổng thống và thảo luận hành động tiếp tục.

Tại ngôi biệt thự trên bãi biển mũi Woker xinh xắn, ngày hôm ấy trời rất đẹp, Chenni, Pauoen, Bus, Brunte, Sônunu, Cai si, Igơnbêch ngồi quanh một chiếc bàn nhỏ ngoài vườn hoa có thể ngắm nhìn bờ biển. Bâykơ không có mặt, ông đang đi nghỉ ở bang Waiôminh, ông ta tỏ ra vẻ thờ ơ dường như tháng 8 chỉ là một tháng rất bình thường.

Chenni và Pauoen cuối cùng đã thúc dục được Bus phê chuẩn yêu cầu gọi khoảng 5 vạn quân nhân dự bị.

Vì quyết tâm mở rộng với qui mô lớn các hoạt động quân sự ở vùng Vịnh, cả Bus, Pauoen, Chenni đều hiểu rất rõ việc động viên quân sự bị bắt buộc phải làm và giờ đây, Bus đã trao quyền đó cho bên quân đội
Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #304 vào lúc: 31 Tháng Tám, 2009, 02:17:41 pm »

Mỹ-Xô ngấm ngầm tranh giành bá quyền

Liên Hợp Quốc đã phê chuẩn việc trừng phạt kinh tế Irắc, giờ đang xem xét thông qua một quyết định phong tỏa Irắc, vấn đề hiện nay là việc cưỡng chế kiểm tra tàu thuyền Irắc chờ Liên Hợp Quốc thông qua nghị quyết hay là đơn phương hành động. Hải quân Mỹ đã chặn mấy tàu hàng của Irắc, nhưng vẫn chưa lên tàu kiểm tra.

Chenni cảm thấy đây là một quyết định quan trọng đối với Tổng thống. Rõ ràng là Bus rất muốn duy trì quyền hành động độc lập, mà muốn chứng tỏ sức mạnh của nước Mỹ, nhưng Chenni lại đề nghị không nên vội vã đưa ra quyết định lên tàu kiểm soát, nên chờ quyết định của Liên Hợp Quốc.

Ngày 25 tháng 8, Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc bỏ phiếu thông qua nghị quyết, trao quyền cho hải quân Mỹ và những nước khác dùng vũ lực ngăn chặn việc buôn bán với bên ngoài của Irắc. Trong 45 năm lịch sử của Liên Hợp Quốc, một nước không treo cờ Liên Hợp Quốc đã được giao quyền thực thi phong tỏa quốc tế, đây là lần đầu tiên. 

Thời gian này giữa Mỹ và Liên Xô đã ngấm ngầm diễn ra cuộc giành giật quyết liệt xoay quanh vấn đề thành lập quân đội đa quốc gia và quân đội Liên Hợp Quốc để đưa tới Vịnh Péc xích. Và điều mà nguyên thủ hai nước trăn trở là không muốn giao quyền chủ đạo cho đối phương khi thật sự phải dùng đến vũ lực.

Không ít chuyên gia ngoại giao cho rằng, tuy là thời đại hòa dịu mới, nhưng cuộc tranh giành bá quyền giữa các siêu cường vẫn diễn ra ngấm ngầm. Mục đích thật sự của Mỹ kêu gọi thành lập quân đội đa quốc gia đã vượt ra khỏi yêu cầu ban đầu đòi quân đội Irắc lập tức rút ra khỏi lãnh thổ Côoét vô điều kiện.

Do bão táp của đường lối tự do hóa lan rộng khắp châu Âu và bức tranh chung về tái giảm binh bị có tiến triển, Mỹ đang mất dần sức mạnh lãnh đạo về chính trị và quân sự đối với các nước Tây Âu. Tổng thống Bus muốn nhân việc này khôi phục lại uy tín và quyền chủ đạo đối với châu Âu, nhất là với các nước thành viên NATO.

Tổng thống Liên Xô Goócbachốp nhìn thấu ý đồ của Tổng thống Bus trong việc hăng hái thành lập quân đội đa quốc gia. Liên Xô cho rằng, sau khi quân đội đa quốc gia trong đó Mỹ là chính được thành lập, Mỹ sẽ nắm quyền tổng chỉ huy, điều này có nghĩa là thừa nhận Mỹ có quyền lãnh đạo trước tình trạng khẩn cấp ở vùng Vịnh hiện nay. Liên Xô lo ngại, như vậy thì cơ cấu bá quyền của hai nước Mỹ Xô tan vỡ và trong quá trình xây dựng lại trật tự mới ở châu Âu, rất có thể sẽ bị Mỹ đi trước một bước.

Điều mà Tổng thống Goócbachốp không mong muốn xảy ra nhất là Liên Xô không tụt hậu sau Mỹ trong việc tranh giành bá quyền lập lại trật tự mới ở châu Âu. Liên Xô kêu gọi thành lập quân đội Liên Hợp Quốc, mục đích lớn nhất có lẽ vì ý tưởng muốn kiềm chế quân đội đa quốc gia của Mỹ. .

Tuy nhiên, ý tưởng về một quân đội đa quốc gia do Tổng thống Mỹ Bus vạch ra ban đầu dùng bộ binh của các nước Âu Mỹ chủ yếu làm nòng cốt đâu có thực hiện được dễ dàng. Đứng trước sự phát triển của tình thế, Chính phủ Mỹ buộc phải xem xét tới đối sách mới. Quốc vụ viện Mỹ với danh nghĩa thực hiện phong tỏa trên biển có hiệu quả hơn đã thảo luận vấn đề thành lập lực lượng gìn giữ hoà bình của Liên Hợp Quốc.

Mỹ đã đẩy Liên Hợp Quốc lên vũ đài, chuyện mà Mỹ vốn dĩ hết sức muốn tránh. Có thể nói đây là nhượng bộ lớn nhất của Mỹ để kéo Liên Xô vào cuộc chiến vùng Vịnh. Nhưng, nhìn vào quan điểm Mỹ chủ trương lực lượng gìn giữ hoà bình không được áp dụng "hành động cưỡng chế”, có thể thấy rõ ý đồ của Mỹ vẫn không muốn giao quyền chủ đạo cho Liên Xô.

Hai siêu cường Mỹ Xô trước hết chỉ tính toán đến lợi ích quốc gia của mình và hành động bá quyền của họ, khiến cho việc giải quyết tốt đẹp tranh chấp khu vực ngày càng trở nên khó khăn.
Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #305 vào lúc: 31 Tháng Tám, 2009, 02:18:42 pm »

Chuyện bất ngờ
.

Ngày 1 tháng 9, Tổng thống Bus tuyên bố, ông và Tổng thống Liên Xô Goócbachốp sẽ tiến hành "thảo luận tự do" về cuộc khủng hoảng vùng Vịnh và hiện trạng cuộc đàm phán tái giảm binh bị giữa hai siêu cường tại Hensinky vào ngày 9.

Bus nói, cuộc gặp gỡ cấp cao bất ngờ này sẽ "không có chương trình cụ thể", nó sẽ là một cuộc thử thách về tinh thần hợp tác sau chiến tranh đã hình thành khi hai ông gặp gỡ nhau trước đây ba tháng tại Oasinhtơn.

Kế hoạch gặp gỡ đã được xác định sau nhiều cuộc tiếp xúc hậu trường giữa Quốc vụ khanh Bây kơ và ngoại trưởng Liên Xô Sêvácnaze. Bus nói, qua trao đổi với Bâykơ, ông cảm thấy. Goócbachốp "rất phấn khởi” về cuộc gặp gỡ này. Bus sẽ bay đến Hensinky vào ngày 8, dự tính phu nhân của hai nhà lãnh đạo sẽ cùng đi. Mátxcơva cũng tuyên bố tin tức về cuộc gặp gỡ cấp cao này. 

Cố vấn an ninh quốc gia Brunte phát biểu với các phóng viên, từ cuộc gặp gỡ lần trước giữa Bus và Goócbachốp tới nay, "đã xuất hiện rất nhiều tình huống”, và nói thêm, "Hai ông có nhiều việc phải bàn", trong đó có vùng Vịnh, biện pháp giải quyết nội chiến ở Campuchia do Liên Hợp Quốc đưa ra, và Mỹ Xô phải cố gắng tìm ra giải pháp chính trị cho vấn đề xung đột ở Apganixtan.

Tuy Brunte cố hết sức giảm nhẹ cảm giác căng thẳng về tình hình Trung Đông, nhưng người ta cho rằng cuộc gặp gỡ Phần Lan lần này là để Bus chứng tỏ các siêu cường kiên quyết nhất trí phản đối việc Tổng thống Irắc Satđam thôn tính Côoét và bắt giữ con tin phương Tây, qua đó tăng cường hành động hơn nữa gây sức ép đối với Satđam.

Bus nói, ông mời Goócbachốp tiến hành gặp gỡ, trên mức độ nhất định là để chứng thực "Chúng tôi đã nhất trí” (về vấn đề khủng hoảng vùng Vịnh) cho dù về vấn đề chiến thuật bao gồm cả vấn đề bố trí và sử dụng vũ lực, còn tồn tại một số bất đồng nhỏ.

Ngày 8 tháng 9, trong thư gửi Tổng thống Mỹ Bus và nhà lãnh đạo Liên Xô Goócbachốp trước ngày diễn ra hội đàm Mỹ-Xô ở Hensinky, Tổng thống Irắc Satđam Husain đã nói: Bus là "tàn nhẫn vô lương tâm". (Điều ông muốn nói là lệnh trừng phạt của Liên Hợp Quốc đối với Irắc).

Satđam một lần nữa tỏ ý từ chối việc rút khỏi Côoét. Theo ông, "Bất cứ ý đồ nào muốn xoay chuyển tình hình trở lại tình trạng trước ngày 2 tháng 8 năm 1990 đều không hiện thực và không có kết quả, sẽ chỉ làm cho khu vực này rơi vào hỗn loạn”.

Ông viết: "Hai nước các ông đều không thể đưa ra được giải pháp thỏa đáng cho vấn đề A rập... Chúng tôi thề Thánh Ala và lịch sử có thể chứng giám cho việc này. Sự can thiệp của nước ngoài đang làm cho việc phức tạp thêm, chứ không thể đưa ra được giải pháp".

Ông hy vọng, "Vì toàn thể loài người", cuộc hội đàm cấp cao lần này, sẽ có được quyết định nào đó, để cho một phần ánh sáng dọi vào được những trái tim lạnh lùng tàn nhẫn, đặc biệt là Bus".

Ông kêu gọi Liên Xô "ủng hộ" cái đúng, chống lại lập trường của Mỹ.
Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #306 vào lúc: 31 Tháng Tám, 2009, 02:19:35 pm »

Tìm kiếm hợp tác chính trị
.

Ngày 9 tháng 9, Tổng thống Mĩ Bus và Tổng thống Liên Xô Goocbachop đã tiến hành cuộc gặp gỡ lần thứ ba giữa hai ông tại thủ đô Phần Lan Hensinky về vấn đề khủng hoảng vùng Vịnh, hội đàm lần này tuy chưa thoả ~ thuận được giải pháp cụ thể cho cuộc khủng hoảng vùng Vịnh, nhưng hai bên đều nhất trí yêu cầu Irắc phải rút quân khỏi Côoét, nên đã có ý nghĩa tượng trưng lớn lao.

Goócbachop và Bus tổ chức hội đàm tại nhà khách màu vàng đầy vàng ngọc rực rỡ của dinh tổng thống Phần Lan. Buổi sáng ngày 9, nguyên thủ Mỹ Xô hội đàm cá nhân hai tiếng rưỡi trước, chỉ có phiên dịch và thư ký tham dự. Hội đàm buổi chiều có trợ lý hai bên. Toàn bộ cuộc hội đàm diễn ra trong 7 tiếng.

Kết thúc cuộc hội đàm, hai bên cùng tổ chức một cuộc họp báo và đưa ra một bản tuyên bố chung. 

Theo các nhà bình luận, hội đàm Hensinky giữa nguyên thủ Mỹ Xô diễn ra trong không khí nhẹ nhàng, hữu nghị. Từ sau thế chiến hai, đây là lần đầu hai bên siêu cường tiến hành hợp tác chính trị trong khủng hoảng quốc tế.

Sau hội đàm, trên đường bay về Oasinhtơn, tổng thống Bus nói với các nhà báo rằng ông "tỏ ý hài lòng” về kết quả hội đàm, rằng cuộc hội đàm nay đã cho Sát đam Husain biết một tin vô cùng rõ ràng, tức là Mátxcơva và Oasinhtơn đã đoàn kết nhất trí trong vấn đề yêu cầu Irắk rút quân khỏi Côoét vô điều kiện.

Từ tuyên bố chung hai bên và cuộc họp báo có thể thấy, trong cuộc hội đàm này, nguyên thủ Mỹ Xô đã nhất trí được những vấn đề dưới đây:

1. Lên án Irắc xâm nhập Côoét, nhắc lại lần nữa quân đội Irắc phải rút khỏi Côoét, khôi phục lại chính quyền cũ của Côoét, thả tất cả những người phương tây ở Irắc và Côoét, kiên quyết chấp hành 5 nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc.

2. Nghiêm chỉnh thực hiện lệnh trừng phạt kinh tế toàn diện đối với Irắc. Về đề nghị của một số nước yêu cầu viện trợ nhân đạo cho Irắc, hai phía Xô Mỹ cho rằng phải nghiêm chỉnh chấp hành những quy định về chuyên chở thực phẩm cho Irắc ghi trong nghị quyết của Hội đồng Bảo an, Mọi việc chuyên chở thực phẩm cho Irắc đều phải xuất phát từ mục đích nhân đạo, và phải qua sự giám sát chặt chẽ của tổ chức quốc tế liên quan, đồng thời bảo đảm chắc chắn những thực phẩm ấy được gửi đến tận tay những đối tượng được chỉ định, đặc biệt ưu tiên đáp ứng nhu cầu của trẻ em.

3. Mỹ cam kết với Liên Xô, Mỹ không có ý định duy trì lâu dài các căn cứ quân sự ở vùng Vịnh cách biên giới phía Nam Liên Xô 1000 dặm Anh. Một khi đã giải quyết cuộc khủng hoảng này, quân đội Mỹ đóng ở khu vực vùng Vịnh sẽ nhanh chóng rút đi. Goócbachốp nói, cam kết này của Bus là: "tuyên bố vô cùng quan trọng”.

Hội đàm nguyên thủ Xô Mỹ lần này về hình thức là một cuộc hội đàm thể hiện sự đoàn kết của hai siêu cường, tuy nhiên vẫn còn tồn tại những bất đồng không nhỏ về một số giải pháp cụ thể cho cuộc khủng hoảng này.

1. Về giải pháp cho cuộc khủng hoảng vùng Vịnh, Liên Xô không chủ trương giải quyết bằng vũ lực, mà kiên trì giải quyết bằng hoà bình đàm phán. Trong buổi họp báo sau khi kết thúc hội đàm, khi có phóng viên hỏi nếu Irắc không rút quân khỏi Côoét, Liên Xô liệu có cho rằng phải dùng vũ lực hay không, Gorbachôp nói: "Tôi vẫn không chủ trương như thế, theo ý kiến tôi, làm như vậy có thể dẫn tới những hậu quả không thể lường hết được cho chúng ta". Bus trước sau vẫn dứt khoát coi việc sử dụng vũ lực là một biện pháp giải quyết khủng hoảng.

2. Về vấn đề có triệu tập một hội nghị quốc tế để giải quyết khủng hoảng vùng Vịnh hay không, và có gắn việc giải quyết khủng hoảng vùng Vịnh với việc giải quyết tranh chấp A rập - Israen hay không, giữa Mỹ Xô có khoảng cách khá lớn, Mỹ không thích thú chuyện này, cho rằng: "làm như vậy sẽ làm loãng nghị quyết trừng phạt Irắc của Liên Hợp Quốc". Còn Gorbachôp thì nói, khủng hoảng vùng Vịnh với những tranh chấp Trung Đông khác quan trọng như nhau.

Sau hội đàm, Chính phủ các nước Pháp, Liên Bang Đức, Tây Ban Nha tỏ ý hoan nghênh kết quả hội đàm nguyên thủ Mỹ Xô, còn Thông tấn xã Irắc lập tức có bài bình luận chỉ trích Tổng thống Mỹ Bus.
Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #307 vào lúc: 31 Tháng Tám, 2009, 02:21:07 pm »

Bus quyết tâm đưa quân đến Côoét

Bus kiên nhẫn chờ đợi mãi, cuối cùng Liên Hợp Quốc giao quyền thì vộ cùng sung sướng.

Ngày 21 tháng 9, vào tuần thứ sáu sau khi quân Mỹ đã bố trí ở vùng Vịnh, Hội đồng tướng lĩnh của Satđam đưa một bản tuyên bố hùng hồn, nói rõ:

Tuyệt đối không có khả năng rút quân nào... Phải để cho mọi người biết rằng cuộc chiến tranh này sẽ trở thành mẹ của chiến tranh.

Tình báo của Mỹ cho biết, Satđam có 43 vạn quân ở Côoét và miền nam Irắc. Quân đội ông ta đang đào hầm hào cố thủ, ít lâu nữa sẽ là công sự phòng ngự kiên cố. Xem ra, Satđam ít có khả năng tấn công Xê út. Dù quân Mỹ ở đây về số lượng chưa bằng một nửa quân Irắc, nhưng Chenni và Pauoen vẫn khẳng định với Bus, họ hoàn toàn tin chắc quân đội Mỹ và nước đồng minh bảo vệ được Xêút.

Ngày 28 tháng 9, Bus đã mời Aimia Côoét đang thăm Mỹ lần đầu tiên đến văn phòng hình bầu dục Nhà trắng Côoét để gặp gỡ. Brunte cũng có mặt trong cuộc hội đàm kéo dài 60 phút. Tuy Aimia không trực tiếp đề nghị quân Mỹ đứng ra can thiệp giải phóng Quốc gia khác, nhưng Brunte cảm nhận được nguyện vọng này trong nội tâm ông ta. Bus đã dẫn nhà lãnh đạo lưu vong này gặp mặt các thành viên nội các Chính phủ và tất cả cùng nhau dự bữa cơm trưa. Chiều hôm ấy, Cenni và Pauoen bí mật hội kiến với Aimia. 

Sau đó, Bus nói, phải lập tức đưa quân tới Côoét. Nếu cứ chờ tác dụng của việc trừng phạt. Côoét sẽ bị phá hoại tan nát. Cả Chenni và Pauoen đều nhận thấy, ý kiến của Aimia cũng như những nguồn tin xác nhận Côoét đang bị tàn phá hoại ghê gớm đã để lại ấn tượng sâu sắc cho Tổng thống. Bus rất xúc động. Ông nói Côoét tất thắng, Irắc nhất định thua.

Cùng lúc đó, Siwazkôp đang ở Xêút ngày càng tỏ ra sốt ruột. Ông ta ngày càng tỏ ra lo ngại trước tốc độ tăng quân của Irắc, và ngày càng thắc mắc về mục tiêu và quy mô xuất quân của Mỹ. Dù nhiệm vụ công khai của Siwazkôp vẫn là bảo vệ Xêút, nhưng qua những lời tuyên bố và nói chuyện của Tổng thống, ông ta cảm thấy sứ mệnh của mình đang từng bước gắn với việc xuất quân sang Côoét.

Hàng ngày vào lúc gọi điện thoại mật cho Pauoen ở Lầu Năm Góc, Shiwazkôp bao giờ cũng rất hồi hộp chờ đợi những tín hiệu mới. Phải chăng nhiệm vụ của ông vẫn là phòng thủ? Những lần ông xin chỉ thị về hành động tiếp theo, Pauoen lúc nào cũng trả lời ông: "Tôi đang làm kế hoạch cho việc này". 

Trong cuộc họp thường lệ vào 5 giờ chiều hàng ngày, Chenni và Pauoen phần lớn thời gian cũng thảo luận vấn đề trên.

Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #308 vào lúc: 31 Tháng Tám, 2009, 02:21:15 pm »

Đầu tháng 10, Pauoen nói với Chenni: "ông biết chúng ta sắp phải đưa ra quyết định rồi".

Chả là, ngày 1 tháng 12 là thời hạn cuối cùng phải bố trí xong xuôi quân đội và vật tư hậu cần cần cho tác chiến phòng ngự. Trước đó, Tổng thống phải cho họ biết có tiếp tục điều động quân đội nữa hay thôi.

Pauoen cảm thấy ngăn chặn hay trừng phạt đang phát huy tác dụng. Việc hình thành mối liên kết chính trị và ngoại giao chưa từng có đã khiến Irắc mất hết bạn đồng minh đáng tin cậy. Lệnh trừng phạt trong mấy tuần có thể chưa thấy kết quả, nhưng trong mấy tháng dứt khoát sẽ thấy rõ tác dụng. Rất có thể vào một ngày nào đó trong vòng một tháng hoặc sáu tuần khi Satđam hết sạch đạn được lương thực, lệnh trừng phạt sẽ khiến ông ta buộc phải có phản ứng.

Pauoen tìm gặp Chenni nghiên cứu biện pháp ngăn chặn Irắc. Ông nói, chiến tranh sẽ rất khó xảy ra, trừ phi lệnh trừng phạt và việc phong tỏa thất bại.

Chenni trả lời: "Điều đó rất khó nói. Tôi nghĩ Tổng thống không thể đồng ý với nhận định đó". Theo Chenni, chỉ dựa vào trừng phạt thì chưa đủ, và hiện cũng không có chứng cứ thuyết phục để chứng tỏ việc trừng phạt nhất định sẽ thành công. Bus dứt khoát muốn chính sách của ông ta giành được thắng lợi. Chỉ ngăn chặn thì sẽ làm cho Côoét tiếp tục bị Satđam chi phối. Điều đó chứng tỏ rằng chính sách của chúng ta thất bại. Đối với Bus, chuyện đó không thể chấp nhận được.

Pauoen muốn cố gắng thêm một lần nữa. Ông lo ngại, không có ai đưa ra cho Tổng thống phương án lựa chọn khác. Điều Bus nghe lọt tai dứt khoát phải là những điều ông ta muốn nghe. Phải đưa ra nhiều loại phương án để lựa chọn.

Sau 12 ngày, Pauoen lại tìm đến Chenni, trình bày thêm với ông ta quan điểm về ngăn chặn. Nhưng Cheni tỏ ra không thấy thích thú.

Pauoen lại tìm đến Bâykơ. Bâykơ cho biết đã cử một số trợ lý phân tích những ưu điểm về thực thi ngăn chặn. Theo Bâykơ, việc làm đó sẽ thúc đẩy phe cánh nội bộ của Bus tiến hành thảo luận chính sách ngăn chặn, hoặc tối thiểu cũng đưa vấn đề vào chương trình nghị sự. Nhưng Bus vẫn cứ khăng khăng kiên trì đưa quân vào Côoét.

Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #309 vào lúc: 31 Tháng Tám, 2009, 02:22:24 pm »

Muốn tấn công thì phải tăng quân

Chenni và Pauoen đến văn phòng hình bầu dục gặp Tổng thống và Brunte. Pauoen trình bày ý kiến của ông về ngăn chặn, và xuýt nữa thì nói rằng bản thân ông tích cực chủ trương trường kỳ ngăn chặn Irắc, nhanh chóng dẹp bỏ ngay ý nghĩ cho rằng Bus chưa hoàn toàn từ bỏ chính sách ngăn chặn, vì Brunte nói với Chenni rằng mấy hôm nay Bus yêu cầu một bản báo cáo về tình hình tấn công như thế nào quân đội Satđam ở Côoét. Shiwazkôp và cán bộ Tham mưu của ông ta đang xây dựng kế hoạch này ở Xêút, Powell gọi điện thoại bảo Shiwazkôp cử người về Oasinhtơn.

Sáng thứ tư ngày 10 tháng 10, tại Lầu Năm Góc, Pauoen gặp Tham mưu trưởng của Shiwazkôp và Thiếu tướng hải quân lục chiến Rô-bớt Giônstơn. Buổi chiều, Chenni, Vôn phây, Pauoen, Tham mưu trưởng các quân chủng và Cairy đến phòng họp tác chiến của Lầu Năm Góc. Họ là những người được thảo luận về kế hoạch tác chiến tuyệt mật. Lầu Năm Góc đang phải giữ bí mật tuyệt đối về kế hoạch tấn công này, nếu không Satđam sẽ tấn công trước khi quân Mỹ hoàn tất việc bố trí phòng ngự.

Giônstơn nói trước tiên. Theo ông ta, bộ tư lệnh đã bố trí quân đội theo nhiệm vụ uy hiếp và phòng ngự như Tổng thống đã giao. Nhưng nếu Tổng thống hạ lệnh cho họ ngay ngày mai mở cuộc tấn công, họ cũng phải chấp hành mệnh lệnh. Cho dù họ không có nhiều thời gian để suy nghĩ cân nhắc, cũng chưa chuẩn bị luận chứng chi tiết cho kế hoạch này, nhưng theo họ đó là phương án tối ưu hiện có.
Giônstơn giải thích, kế hoạch được chia làm 4 giai đoạn, ba giai đoạn đầu là không chiến, giai đoạn thứ tư là tác chiến tấn công mặt đất. 

Giai đoạn một, sẽ dùng máy bay tấn công hệ thống chỉ huy, kiểm soát và thông tin ở Côoét và miền nam Irắc. Cùng lúc đó, không quân sẽ phá huỷ không quân và hệ thống phòng không của Irắc. Ngoài ra, trong giai đoạn  một, dùng không tập để phá hủy kho vũ khí vi trùng, hóa học và hạt nhân của Irắc. 

Giai đoạn hai, sẽ liên tục không kích quy mô lớn vào căn cứ hậu cần, đạn dược, thiết bị vận tải và đường sá của Irắc, để cắt đứt đường tiếp tế của Irắc. 

Giai đoạn ba, sẽ không kích vào 43 vận? lục quân và lực lượng bảo vệ nước Cộng hoà đang đào hầm hào cố thủ.

Bốn giai đoạn này đan xen nhau. Sau một tuần không kích của giai đoạn một, sẽ bắt đầu mở cuộc tấn công mặt đất (thuộc giai đoạn bốn) vào quân Irắc ở Côoét.

Chenni, Pauoen và những người có mặt nêu ra một loạt câu hỏi. Giônstơn nhắc nhở họ rằng, kế hoạch này là sơ bộ, chúng ta chưa có lực lượng bảo đảm chắc chắn tác chiến mặt đất thắng lợi. Shiwazkôp cho rằng, muốn thực hiện một đợt tấn công ra trò, còn phải đưa thêm sang ba sư đoàn thiết giáp hạng nặng nữa.

Kết luận của Cheney: Theo kế hoạch này, mà tấn công với số quân Mỹ hiện có, sẽ rất là mạo hiểm.

Giônstơn bổ sung thêm, do khí hậu và lý do tôn giáo, trong sáu tuần từ 1 tháng 1 đến ngày 5 tháng 2 là thời cơ tốt nhất để tấn công.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM