Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 26 Tháng Tư, 2024, 07:02:03 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Ngọn lửa chiến tranh lạnh - Tập 2  (Đọc 137098 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #250 vào lúc: 22 Tháng Tám, 2009, 04:17:58 pm »

Nước cờ hay của Đặng Tiểu Bình

Đặng Tiểu Bình đánh giá đúng tình hình, ông lập tức đi một nước cờ rất tinh vi về quan hệ Trung - Xô và Trung Mỹ

Đặng Tiểu Bình đồng ý để quân hạm Mỹ đến thăm quân cảng Thanh Đảo của Trung Quốc, còn về chuyện quân hạm có mang vũ khí hạt nhân hay không thì đứng trên lập trường "mơ hồ" mà cả hai bên Trung - Mỹ đều có thể chấp nhận được, có nghĩa là phía Trung Quốc bày tỏ không hoan nghênh cuộc viếng thăm của quân hạm có mang vũ khí hạt nhân, còn phía Mỹ thì không tuyên bố quân hạm có mang vũ khí hạt nhân hay không. Đồng thời Đặng Tiểu Bình lại thu xếp để Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ônbecgơ đến thăm Trung Quốc ngày 7 tháng 10 để đàm phán về vấn đề hợp tác quân sự Trung - Mỹ.

Mặt khác, vào đầu tháng 9, khi tiếp Oa lét phóng viên hãng truyền hình Mỹ Côlômbia, Đặng Tiểu Bình nêu ý kiến nếu Liên Xô tiến một bước thực sự trong việc xoá bỏ những cản trở trong quan hệ Trung - Xô, ông sẽ gặp gỡ với nhà lãnh đạo Liên Xô Goócbachốp. Trái bóng đã được đá sang phía Liên Xô khiến cho Goócbachốp lúng túng.

Chính sách ngoại giao của Liên Xô đang thay đổi. Sau bài nói chuyện ở Vlađivôstốc, Goócbachốp lại cử Phó chủ tịch thứ nhất Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô Talôixin đi thăm Trung Quốc. Cùng đi có hai nhân vật quan trọng, một là Rôgôsâu mới nhậm chức Thứ trưởng Bộ ngoại giao (sau là đại biểu và người tổ chức đàm phán bình thường hoá quan hệ Trung - Xô), hai là Chủ tịch Uỷ ban kinh tế đối ngoại Catuseps (ông là người phụ trách thúc đẩy việc hợp tác kinh tế mậu dịch và mở các công ty liên doanh với Trung Quốc ). Goócbachốp muốn làm "ấm áp" quan hệ Trung - Xô .

Rất giàu kịch tính đó là tờ "Tin tức Mátxcơva" số tháng 7 năm 1986 đã đưa tin và ảnh nhà ngoại giao Môlôtốp dưới thời Stalin hiện đang an hưởng tuổi già. Môlôtốp đã 96 tuổi, nhưng bức ảnh chụp gần vẫn làm lộ rõ phong độ chững chạc, cặp mắt sáng có thần của ông. Môlôtốp có thái độ tán thưởng những cải cách của Goócbachốp. Ông nói:

- Tôi cảm thấy được khích lệ trước những biến đổi trong đời sống xã hội Liên Xô; điều tiếc nuối cho tôi là tuổi cao không cho phép tôi được tham gia tích cực vào cải cách.

Ẩn ý của Môlôtốp là rất muốn lại làm được điều gì đó trên vũ đài ngoại giao. Tân Hoa Xã lập tức chuyển phát lại bài báo này và có thêm bài giới thiệu về thân thế Môlôtốp.

Môlôtốp đảm nhiệm chức vụ Ngoại trưởng trong Đại chiến thế giới lần thứ hai, đã tích cực liên hệ với Anh, Mỹ, thúc đẩy Liên Xô kết Đồng minh với Anh, Mỹ chống phát xít, ông đã tham dự hội nghị Têhêran, Yanta, Pôtsđam của các nước đồng minh, và hội nghị San Fransicô năm 1945, thành lập Liên Hợp Quốc. Năm 1949, ông rời khỏi chức vụ Bộ trưởng Ngoại giao. Sau khi Stalin qua đời, Khơrutsốp phát động cuộc đảo chính cung đình, ông và Khơrutsốp đối lập nhau về chính kiến, năm 1956 ông bị bãi miễn chức vụ, tháng 11 năm đó do biến đổi về cục diện chính trị, ông đảm nhiệm chức Bộ trưởng Thanh tra nhà nước. Tháng 6 năm 1957 ông tham gia cuộc đảo chính không thành với ý đồ lật đổ Khơrutsốp nên đã mất hết chức vụ trong Đảng và chính quyền. Sau đó, ông làm đại sứ Liên Xô ở Mông Cổ, năm 1960 đến năm 1961 ông là đại diện Liên Xô trong cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế đóng ở Viên cho đến lúc về hưu. Sau khi Brêgiơnép lên nắm chính quyền, ông bị khai trừ khỏi Đảng, năm 1984 mới được khôi phục Đảng tịch.

Môlôtốp một lần nữa xuất hiện trên báo chí Liên Xô là sự chỉ trích gián tiếp đối với đường lối ngoại giao của Brêgiơnép, cũng là khôi phục lại đường lối ngoại giao đa phương trước kia, có dấu hiệu tốt hơn với phương Tây, đồng thời cũng tỏ rõ tín hiệu hữu nghị với Trung Quốc. Dưới thời Môlôtốp, Trung Quốc Liên Xô đã từng có những tháng năm quan hệ rất mật thiết.

Sau khi Môlôtốp lại xuất đầu lộ diện, Liên Xô bật đèn xanh cho các nước Đông Âu, các nhà lãnh đạo Đảng, Nhà bước Ba Lan, Cộng hoà Dân chủ Đức, Hunggari... đã lần lượt đi thăm Trung Quốc.
Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #251 vào lúc: 22 Tháng Tám, 2009, 04:18:56 pm »

Đệ nhất phu nhân tham quan Triển lãm Trung Quốc

Một màn kịch hay nữa là do bà Raisa, phu nhân của Goócbachốp sắm vai chính. Ngày 6 tháng 8 tức là trước lúc Goócbachốp hội kiến với Trường Chinh 6 ngày, đệ nhất phu nhân Raisa nét mặt tươi cười đến tham quan triển lãm kinh tế mậu dịch Trung Quốc tổ chức tại Mátxcơva.

Lần này, bà Raisa đến để thắt chặt quan hệ với Trung Quốc. Bà ăn nói giỏi giang khéo léo, dễ làm quen với mọi người. Trong các gian triển lãm Trung Quốc bày rất nhiều sản phẩm điện khí gia đình gồm máy thu hình, thiết bị âm thanh, tủ lạnh, quạt máy, lại còn có quần áo thời trang, giày da tuyệt đẹp, cũng có cả những sản phẩm hiếm hoi về hàng không vũ trụ, tia lade, máy đo điện não...

Dưới thời Brêgiơnép, Trung Quốc được miêu tả thành thô kệch, cuộc triển lãm này đã giới thiệu một cách sinh động bước tiến bộ kinh tế mà Trung Quốc đạt được từ sau cải cách. Đối chiếu với những thứ đó thì các mặt hàng công nghiệp nhẹ của Liên Xô về mẫu mã cũng như chất lượng còn thô kệch hơn nhiều. 33 năm nay, Trung Quốc chưa từng tổ chức triển lãm ở Liên Xô, việc tuyên truyền phiến diện đã lấn át thực tế. Goócbachốp dễ dàng đồng ý cho tổ chức cuộc triển lãm này, bản thân muốn gây một chấn động đối với những người bảo thủ chống Trung Quốc.

Raisa tham quan Triển lãm đã gây một tiếng vang trong công chúng. Bà xem tỉ mỉ mỗi một mặt hàng, bất chợt nêu ra những câu hỏi rồi phát biểu cảm tưởng, lại nói đôi câu hóm hỉnh với người Trung Quốc. Khi bà đi đến trước cỗ máy soi lade hai giải tần, người thuyết minh Trung Quốc nói với bà toàn bộ cỗ máy này là do người Trung Quốc tự thiết kế, chế tạo, bà Raisa liền tươi cười chìa tay ra bắt tay với người Trung Quốc, nói:

- Hay lắm, tự mình chế tạo, thật đáng tự hào.

Sau khi xem các mặt tiêu dùng như thời trang, giầy dép, bình nước nóng, bà Rai si khen:

- Những thứ giầy dép, thời trang này rất được hoan nghênh ở Liên Xô.

Rai sa tham quan Triển lãm Trung Quốc hơn một tiếng đồng hồ, trước khi ra về bà nói với Trưởng đoàn triển lãm Trung Quốc:

- Triển lãm này giúp tôi thấy được thành tựu mọi mặt của Trung Quốc, tôi kính chúc nhân dân Trung Quốc láng giềng của chúng tôi sau này giành được những thành tựu càng tốt đẹp hơn.

Triển lãm Trung Quốc có tiếng vang lớn. Vào tham quan triển lãm phải mua vé, người Liên Xô phải xếp hàng dài hàng cây số để mua vé, lại phải đứng dưới trời nắng hơn hai tiếng đồng hồ mới có thể tiến vào toà đại sảnh. Phụ nữ Liên Xô thích thú không muốn rời tay khỏi những đồ điện gia dụng và các dụng cụ nhà bếp nhiều hình nhiều vẻ còn các cô gái Liên Xô thì trầm trồ không ngớt trước những váy áo lụa tơ tằm Trung Quốc. Không ít người Liên Xô đã ghi lại trong sổ cảm tưởng những ý nghĩ và tình cảm của họ đối với Trung Quốc:

- Không khí mới mẻ trong triển lãm đã xoá bỏ những thành kiến coi Trung Quốc là một nước nghèo khổ lạc hậu.

- Người Trung Quốc thật là giỏi!

- Sự phát triển của Trung Quốc những năm gần đây có bí mật gì?

Một chuyên gia Liên Xô đã từng làm việc ở Trung Quốc trước đây 30 năm viết: 

Thành tựu của Trung Quốc hơn 30 năm lại đây thật làm cho người ta khó mà tưởng tượng nổi. Qua sản phẩm trong triển lãm, tôi đã nhìn thấy một nước Trung Quốc đổi mới. Nhân dân Liên Xô luôn luôn tôn trọng nhân dân Trung Quốc.

Công chúng xem triển lãm đã phản ánh có một dòng chảy ngầm đòi hỏi hữu nghị với Trung Quốc. Nhưng dòng chảy ngầm càng lớn hơn đó là dân chúng Liên Xô đòi hỏi cải cách. Trong triển lãm họ thường hỏi về tình hình cải cách của Trung Quốc. Goócbachốp đã khéo léo sử dụng triển lãm này để tăng thêm thanh thế cho công cuộc cải cách ở Liên Xô.

Có thể nói, sự bất đồng về hình thái ý thức và các trở ngại đã được xoá bỏ, giữa Trung Quốc và Liên Xô chỉ còn lại vấn đề làm thế nào gỡ bỏ được trở ngại trong vấn đề Campuchia.
Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #252 vào lúc: 22 Tháng Tám, 2009, 04:20:05 pm »

III. GẶP GỠ CẤP CAO TRUNG - XÔ.

Đề xuất và chuẩn bị cho cuộc gặp gỡ cấp cao Trung - Xô

Tháng 1 năm 1985, Đặng Tiểu Bình bắn tin cho Goócbachốp tỏ ý, nếu như xoá bỏ được ba cản trở lớn, ông sẽ vui lòng hội kiến với Goócbachốp. Ngày 20 tháng 7 năm 1986, trong buổi nói chuyện ở Vlađivôstốc, Goócbachốp đã nói tới việc Liên Xô sẵn sàng thảo luận với Trung Quốc về vấn đề xây dựng quan hệ láng giềng vào "bất cứ lúc nào và ở bất cứ cấp bậc nào".

Ngày 2 tháng 9 cùng năm khi xem phỏng vấn của phóng viên Mỹ Oa lét trên truyền hình, Đặng Tiểu Bình nói, bài nói chuyện của Goócbachốp ở Vlađivôstốc có điểm mới, đối với những điểm mới có mang tính tích cực của ông ta, chúng ta biểu thị sự hoan nghênh thật sự. Nếu như Goócbachốp xoá bỏ được ba cản trở lớn, đặc biệt là tiến thêm một bước thúc đẩy Việt Nam rút quân khỏi Campuchia, bản thân tôi rất vui lòng được hội kiến với Goócbachốp

Mùa hè năm 1988, trong tình hình đã xuất hiện những tiến triển rõ rệt về phương diện xoá bỏ ba cản trở lớn, hai bên Trung Quốc, Liên Xô quyết định, cùng lúc với việc kết thúc sứ mệnh thương thuyết chính trị của đặc sứ Chính phủ hai nước thì cũng bắt đầu tiến hành chuẩn bị trực tiếp cho việc thực hiện bình thường hoá quan hệ giữa hai nước.

Ngày 27 tháng 8 và ngày 2 tháng 9 cùng năm, Phó Ngoại trưởng hai nước Trung - Xô tổ chức gặp gỡ thảo luận chuyên đề về vấn đề Campuchia tại Bắc Kinh. Cuộc hội đàm tiến hành trong bầu không khí nghiêm túc, thẳng thắn, thực sự cầu thị. Hai bên chủ trương vấn đề Campuchia cần thông qua biện pháp chính trị để giải quyết cho công bằng, hợp lý và cùng biểu thị sẽ ra sức thúc đẩy thực hiện mục tiêu này. Cuộc gặp gỡ lần này đã tăng thêm những điểm nhất trí về vấn đề trên nhưng vẫn còn những bất đồng nghiêm trọng.

Ngày 28 tháng 9, Ngoại trưởng Trung Quốc Tiền Kỳ Tham và Ngoại trưởng Liên Xô Sevacnatze tham gia cuộc họp Đại hội đồng Liên Hợp Quốc, đã hội đàm cùng nhau. Hai bên cho rằng cần tiếp tục thảo luận về vấn đề Campuchia. Hai bên thương nghị, Ngoại trưởng Tiền Kỳ Tham sẽ đi thăm Liên Xô trong năm nay.

Từ ngày 1 đến ngày 3 tháng 12 năm 1988, Ngoại trưởng Tiền Kỳ Tham sẽ đi thăm Liên Xô. Đây là cuộc thăm chính thức đầu tiên của Ngoại trưởng Trung Quốc sau gần 30 năm. Trong thời gian đi thăm, Tiền Kỳ Tham và Ngoại trưởng Liên Xô Sêvatnatze đã tiến hành thảo luận rộng rãi về quan hệ hai bên và những vấn đề hai bên cùng quan tâm.

Về vấn đề Campuchia, phía Trung Quốc nêu lại lập trường nguyên tắc để giải quyết vấn đề, phía Liên Xô cũng bày tỏ, trong tình hình mọi mặt hiện nay, vấn đề Campuchia đã đến lúc phải giải quyết. Cùng lúc, phía Trung Quốc còn đề ra hy vọng Liên Xô sẽ rút hết quân đội khỏi Mông Cổ và sẽ giảm bớt số quân đóng ở biên giới Trung - Xô xuống mức thấp nhất tương ứng với quan hệ láng giềng thân thiện bình thường giữa hai nước; mong muốn Liên Xô nghiêm túc rút hết quân đội đúng thời hạn theo Hiệp nghị Giơnevơ về Apganistan.

Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #253 vào lúc: 22 Tháng Tám, 2009, 04:20:13 pm »

Kết thúc cuộc viếng thăm, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô, Chủ tịch Xô viết tối cao Liên Xô Goócbachốp đã tiếp Ngoại trưởng Tiền Kỳ Tham. Hai bên đồng ý, sau khi chuẩn bị nghiêm túc cuộc gặp gỡ cấp cao nhất giữa hai nước Trung - Xô sẽ tổ chức vào nửa năm đầu năm 1989.

Trong cuộc tiếp xúc với giới báo chí, Ngoại trưởng Tiền Kỳ Tham nói:

- Từ mấy năm nay, chúng tôi luôn chủ trương xoá bỏ trở ngại thực hiện bình thường hoá quan hệ Trung - Xô. Trải qua nỗ lực lâu dài, công việc đã bắt đầu tiến triển theo hướng xoá bỏ trở ngại, giải quyết vấn đề, tiến trình này sẽ tiếp tục tiến hành. Thành quả đạt được trong chuyến thăm Liên Xô của Ngoại trưởng Tiền Kỳ Tham chứng tỏ rằng đã bắt đầu một tiến trình mới cho việc bình thường hoá quan hệ hai nước Trung - Xô.

Tháng 2 năm 1989, Bộ trưởng Ngoại giao Liên Xô Sêvatnatze đã đi thăm chính thức Trung Quốc coi như đáp lễ Ngoại trưởng Tiền Kỳ Tham. Chủ tịch Quân uỷ Trung ương Đặng Tiểu Bình và Thủ tướng Quốc vụ viện Lý Bằng đã lần lượt hội kiến với Sêvacnatze.

Ngày 4 tháng 2, khi hội kiến với Ngoại trưởng Liên Xô, Đặng Tiểu Bình đã nói, chúng ta đang đứng trước nhiệm vụ chấm dứt quá khứ, mở hướng tương lai. Cuộc gặp gỡ giữa chúng tôi và nhà lãnh đạo Liên Xô sẽ phải giải quyết vấn đề này. Ngoại trưởng Sêvacnatze trao cho Đặng Tiểu Bình bức thư của nhà lãnh đạo Liên Xô Goócbachốp gửi cho Chủ tịch Đặng Tiểu Bình.

Trong thư viết, quan hệ Trung - Xô "đã đi tới điểm mấu chốt quan trọng để thực hiện bình thường hoá hoàn toàn", "giữa Liên Xô và Trung Quốc không có vấn đề gì không tìm được biện pháp giải quyết, những biện pháp giải quyết đó sẽ phù hợp với lợi ích của nhân dân hai nước về những công việc trong nước và trên quốc tế.

Trong thời gian viếng thăm, Ngoại trưởng Sêvacnatze cùng với Ngoại trưởng Tiền Kỳ Tham đã thảo luận giải pháp chính trị cho vấn đề Campuchia một cách công bằng, hợp lý; đàm phán về biên giới Trung - Xô, Liên Xô rút quân khỏi Mông Cổ cùng những vấn đề liên quan đến cuộc gặp gỡ cấp cao Trung - Xô, đều được thảo luận nghiêm túc, thẳng thắn.

Ngày 6 tháng 2, kết thúc chuyến đi thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Liên Xô, hai bên đã ra tuyên bố 9 điểm về giải quyết vấn đề Campuchỉa. Ngoại trưởng hai nước Trung - Xô thăm viếng lẫn nhau và tuyên bố chung Trung Xô về vấn đề Campuchia, chứng tỏ rằng hai bên trong vấn đề thực hiện bình thường hoá quan hệ hai nước, xoá bỏ ba cản trở lớn ảnh hưởng tới quan hệ hai nước đã có những tiến triển quan trọng.

Hai bên tuyên bố, Chủ tịch Xô viết tối cao Liên Xô, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô Goócbachốp sẽ đi thăm Trung Quốc từ ngày 15 đến ngày 18 tháng 5 năm 1989 cùng với nhà lãnh đạo Trung Quốc tiến hành cuộc gặp gỡ cấp cao.
Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #254 vào lúc: 22 Tháng Tám, 2009, 04:20:58 pm »

Gặp gỡ cấp cao

Ngày 15 tháng 5 năm 1989, Goócbachốp đến Bắc Kinh thăm chính thức Trung Quốc. Cùng đi, có Uỷ viên bộ Chính trị Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô kiêm Bí thư Trung ương Đảng Yakốplep, Uỷ viên dự khuyết Bộ Chính trị phó chủ tịch thứ nhất Hội đồng Bộ trưởng Maslucốp.

Chủ tịch Nhà nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa Dương Thượng Côn, Phó Thủ tướng Quốc vụ viện Điền Kỷ Vân, Ngô Học Khiêm, Phó Uỷ viên trưởng Uỷ ban Thường vụ Quốc hội Bành Xung, Bộ trưởng Ngoại giao Tiền Kỳ Tham, Bộ trưởng kinh tế mậu dịch Trịnh Thác Lâm, Đại sứ Trung Quốc ở Liên Xô Vu Hồng Lượng đã ra sân bay chào đón.

Tại sân bay, Goócbachốp đã có bài phát biểu ngắn. Ông nói: .

- Chúng tôi cùng các nhà lãnh đạo Trung Quốc tổ chức gặp gỡ và đàm phán về quan hệ Xô - Trung, sự phát triển thêm một bước mối quan hệ được xây dựng trên cơ sở láng giềng thân thiện và giao lưu giữa các quốc gia đã có ý nghĩa vạch thời đại... Sự phát triển của quan hệ Trung - Xô đã phản ánh trung thực lợi ích cơ bản của hai bên, tương ứng hài hoà với sự thay đổi tích cực xuất hiện trên thế giới... Liên Xô luôn theo dõi sát sao với niềm hứng thú sâu sắc những biến đổi đang tiến hành ở Trung Quốc. Nhưng chẳng có gì hơn là tự mình đến thăm viếng đất nước này, tiếp xúc trực tiếp với người lãnh đạo và nhân dân ở đây.

Chủ tịch nước Dương Thượng Côn đã hội kiến với Goócbachốp tại Đại lễ đường Nhân dân. Chủ tịch Dương Thượng Côn thay mặt Chính phủ và nhân dân Trung Quốc nhiệt liệt hoan nghênh Goócbachốp, nhà lãnh đạo cao nhất Liên Xô lần đầu tiên đến thăm Trung Quốc sau 30 năm gián đoạn tiếp xúc qua lại giữa các nhà lãnh đạo cấp cao, và nói, thực hiện chuyến thăm Trung Quốc lần này là kết quả của sự nỗ lực của cả hai bên. Chủ tịch Dương Thượng Côn nhắc lại tình hữu nghị truyền thống sâu đậm giữa nhân dân hai nước Trung - Xô, nêu lên chuyến thăm Trung Quốc của Chủ tịch Goócbachốp có một ý nghĩa rất quan trọng, không những được nhân dân hai nước Trung - Xô coi trọng mà dư luận quốc tế cũng rất coi trọng.

Ngày thứ hai trong chuyến viếng thăm, Chủ tịch Quân uỷ Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc Đặng Tiểu Bình đã tiến hành cuộc gặp gỡ cấp cao có tính lịch sử với Goócbachốp. Đặng Tiểu Bình nhắc lại 3 năm trước ông đã nhờ người đưa tin miệng về mong muốn xoá bỏ ba cản trở lớn giữa Trung Quốc - Liên Xô, sớm thực hiện cuộc gặp gỡ và đối thoại với Goócbachốp. Goócbachốp tỏ ra vẫn nhớ rõ việc này, nói: 

- Đó là một sự thúc đẩy cho chúng tôi suy nghĩ.

Đặng Tiểu Bình nói, vấn đề mấu chốt là giữa các quốc gia phải bình đẳng. Trung Quốc không xâm phạm nước khác, không tạo thành mối đe doạ với bất cứ nước nào khác. Ông nhắc lại lịch sử cũ, các cường quốc đã xâm lược, áp bức và bóc lột Trung Quốc, cho đến chuyện quan hệ giữa hai nước, hai Đảng đã trải qua một chặng đường gãy khúc trước đây, nhấn mạnh đến lịch sử là để tiến lên phía trước trên cơ sở càng vững chắc hơn. Ông nói, cuộc gặp gỡ cấp cao lần này có thể khái quát thành tám chữ: chấm dứt quá khứ, mở hướng tương lai.

Goócbachốp tỏ ý tán đồng và nói, đối với lịch sử quan hệ giữa hai bên ngày một xấu đi trước đây, phía Liên Xô cho rằng về phía mình cũng có sai lầm. Còn một số vấn đề lịch sử, tình hình rất phức tạp, cho dù cách nhìn của Chủ tịch Đặng không phải là không có căn cứ, nhưng phía Liên Xô vẫn có cách nhìn khác. Hai vị lãnh đạo cho rằng, việc đã qua thì đã qua rồi, điểm quan trọng là phải nhìn về phía trước, làm nhiều việc thiết thực để phát triển quan hệ giữa hai nước.

Cùng ngày, Thủ tướng Quốc vụ viện và Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc cũng đã lần lượt hội kiến và hội đàm với Goócbachốp.

Cuộc gặp gỡ cấp cao của người lãnh đạo hai nước Trung - Xô ở Bắc Kinh có một ý nghĩa lịch sử trọng đại. Hai nước láng giềng lớn Trung - Xô thực hiện bình thường hoá quan hệ, chẳng những phù hợp với lợi ích cơ bản của nhân dân hai nước mà còn có lợi cho hoà bình và ổn định ở Châu Á và thế giới.
Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #255 vào lúc: 22 Tháng Tám, 2009, 04:22:10 pm »

Thông cáo chung Trung - Xô

Kết thúc chuyến viếng thăm, hai bên Trung - Xô đã ra "thông cáo chung" tại Bắc Kinh, Thông cáo nêu rõ:
Lãnh đạo hai nước Trung - Xô cho rằng những ý kiến trao đổi về vấn đề quan hệ hai nước Trung - Xô là bổ ích. Hai bên nhất trí cho rằng, gặp gỡ cấp cao hai nước Trung - Xô đánh dấu sự bình thường hoá quan hệ quốc gia giữa hai nước Trung Quốc - Liên Xô. Việc này phù hợp với lợi ích và nguyện vọng của nhân dân hai nước, giúp ích cho việc duy trì hoà bình và ổn định trên thế giới. Việc bình thường hoá quan hệ Trung - Xô không đối đầu với nước thứ ba, không làm tổn hại đến lợi ích của nước thứ ba.

Hai bên tuyên bố, nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa và Liên bang Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô viết sẽ phát triển quan hệ giúp đỡ lẫn nhau trên cơ sở nguyên tắc tôn trọng chủ quyền và lãnh thổ toàn vẹn của nhau, không xâm phạm lẫn nhau, không can thiệp và công việc nội bộ của nhau, bình đẳng hai bên cùng có lợi chung sống hoà bình giữa các nước.

Hai bên Trung - Xô đồng ý thông qua đàm phán hoà bình để giải quyết mọi tranh chấp giữa hai nước, không dùng bất cứ hình thức nào bao gồm việc không lợi dụng lãnh thổ, lãnh hải và lãnh không của nước thứ ba ở liền kề với đối phương để sử dụng vũ lực hoặc dùng vũ lực để đe doạ lẫn nhau.

Hai nước Trung - Xô cho rằng, nghiêm túc làm được những điểm kể trên là có lợi cho việc tăng thêm tin cậy lẫn nhau và xây dựng được quan hệ láng giềng hữu hảo giữa hai nước.

Người lãnh đạo hai nước Trung - Xô xác nhận ngày 6 tháng 2 năm 1989 Ngoại trưởng hai nước đã ra tuyên bố về vấn đề Campuchia, đã trao đổi ý kiến sâu sắc toàn diện để giải quyết vấn đề Campuchia.

Hai bên đồng ý áp dụng các biện pháp giảm bớt lực lượng quân sự ở vùng biên giới hai nước đến mức thấp nhất tương ứng với quan hệ láng giềng thân thiện bình thường giữa hai nước, cùng ra sức cố gắng tăng cường tin cậy bảo đảm an ninh cho vùng biên giới.

Phía Trung Quốc biểu thị sự hoan nghênh Liên Xô tuyên bố rút 75% số quân Liên Xô khỏi nước Cộng hoà nhân dân Mông Cổ, mong rằng số quân Liên Xô còn lại cũng sẽ rút hết toàn bộ trong một kỳ hạn tương đối ngắn.

Hai bên chủ trương lấy Hiệp ước về biên giới Trung - Xô trước mắt làm cơ sở, dựa theo những chuẩn tắc pháp luật quốc tế đã được công nhận, với tinh thần bình đẳng hiệp thương, cùng nhân nhượng để giải quyết một cách công bằng hợp lý vấn đề biên giới Trung - Xô do lịch sử để lại

Căn cứ vào nguyên tắc nói trên, lãnh đạo hai nước Trung - Xô thoả thuận thảo luận ngay những đoạn biên giới Trung - Xô mà bàn bạc chưa được nhất trí, đặt ra biện pháp mà hai bên đều có thể tiếp thu để giải quyết vấn đề hai đoạn biên giới Đông Tây. Hai vị uỷ thác cho Ngoại trưởng hai nước khi cần thiết sẽ chuyên thảo luận về vấn đề biên giới.

Hai nước Trung - Xô trên cơ sở nguyên tắc bình đẳng hai bên cùng có lợi, tích cực và có kế hoạch phát triển quan hệ các lĩnh vực kinh tế, mậu dịch, khoa học kỹ thuật và văn hóa v. v... tăng cường hiểu biết và giao lưu giữa nhân dân hai nước.

Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #256 vào lúc: 22 Tháng Tám, 2009, 04:22:18 pm »

Hai bên cho rằng, trao đổi tình hình và kinh nghiệm xây dựng chủ nghĩa xã hội và cải cách, trao đổi ý kiến về quan hệ hai bên và những vấn đề quốc tế mà hai bên cùng quan tâm là rất bổ ích. Sự bất đồng giữa hai bên về một số vấn đề không được làm cản trở đến sự phát triển quan hệ giữa hai nước.

Hai bên Trung - Xô đồng ý, Đảng Cộng sản Trung Quốc và Đảng Cộng sản Liên Xô sẽ tiến hành tiếp xúc và giao lưu dựa trên nguyên tắc độc lập tự chủ, hoàn toàn bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau. 

Phía Trung Quốc xin nhắc lại: Đài Loan là một bộ phận lãnh thổ không thể chia cắt của nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa. Phía Trung Quốc kiên quyết phản đối mọi mưu đồ tạo ra "hai nước Trung Quốc", "một Trung Quốc, một Đài Loan” hoặc "Đài Loan độc lập".

Phía Liên Xô ủng hộ lập trường này của Chính phủ Trung Quốc. Hai bên tuyên bố, hai nước Trung - Xô bất cứ bên nào cũng đều không được mưu cầu bá quyền dưới bất kỳ hình thức nào ở vùng Châu Á và Thái Bình Dương cũng như ở các vùng khác trên thế giới. Hai nước Trung - Xô cho rằng, trong quan hệ cần phải loại bỏ mưu đồ và hành động của bất cứ nước nào áp đặt ý muốn của mình lên người khác và mưu cầu bá quyền dưới bất kỳ hình thức nào ở bất cứ nơi nào.

Hai bên cho rằng, hoà bình và phát triển đã trở thành hai vấn đề trọng đại nhất trên thế giới hiện nay. Hai bên tỏ ý hoan nghênh sự hoà hoãn đã xuất hiện trong tình hình quốc tế căng thẳng, và đánh giá tích cực những đóng góp nỗ lực của các nước trên thế giới để tài giảm binh bị hoà hoãn các đối kháng quân sự, cùng những tiến triển có được trong việc giải quyết những xung đột ở mỗi khu vực.

Hai bên Trung - Xô chủ trương đề cao uy tín của Liên Hợp Quốc, ủng hộ Liên Hợp Quốc phát huy được tác dụng càng lớn hơn trong các công việc quốc tế, tài giảm binh bị, giải quyết những vấn đề có tính toàn cầu cùng những xung đột khu vực. Tất cả các nước trên thế giới không kể nước lớn nhỏ, mạnh yếu đều có quyền bình đẳng tham dự sinh hoạt quốc tế.

Hai bên bày tỏ sự quan tâm sâu sắc đến tình hình kinh tế thế giới, đặc biệt là tình trạng kinh tế của các nước phát triển đang xấu đi, khoảng cách Nam - Bắc càng mở rộng, vấn đề nợ trở nên nghiêm trọng hơn. Hai bên cho rằng, trên cơ sở xem xét lợi ích của nhân dân các nước và nguyên tắc bình đẳng cùng có lợi phải xây dựng một trật tự mới cho nền kinh tế thế giới.

Hai nước Trung Quốc - Liên Xô cho rằng cần thiết phải xúc tiến lành mạnh hoá cơ bản các quan hệ quốc tế. Vì thế, phía Trung Quốc chủ trương xây dựng một trật tự mới trong nền chính trị quốc tế trên cơ sở năm nguyên tắc chung sống hoà bình. Phía Liên Xô chủ trương phải xác lập tư duy về chính trị trong các quan hệ quốc tế. Nhận thức về quan hệ quốc tế trước mắt của hai bên đã được thể hiện trong các chủ trương và ý tưởng nói ở trên.

Hai bên cho rằng, tiếp xúc và đối thoại giữa người lãnh đạo hai nước là quan trọng, dự định sau này sẽ tiếp tục.

Thông cáo chung Trung - Xô đã đặt cơ sở pháp lý cho việc thiết lập quan hệ quốc gia kiểu mới, là bảo đảm tin cậy sự phát triển ổn định lành mạnh về quan hệ giữa hai nước.
Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #257 vào lúc: 22 Tháng Tám, 2009, 04:22:57 pm »

Quan hệ nhà nước kiểu mới

Quan hệ hai nước Trung Quốc - Liên Xô sau khi bình thường hoá không giống như quan hệ liên minh vào những năm 50, cũng chẳng giống với quan hệ đối kháng lạnh băng trong những năm 60, 70, mà là quan hệ láng giềng thân thiện, hợp tác cùng có lợi thiết lập trên cơ sở năm nguyên tắc chung sống hoà bình.

Xác lập năm nguyên tắc chung sống hoà bình làm cơ sở cho quan hệ Trung - Xô kiểu mới là kết luận rút ra được từ những bài học kinh nghiệm lịch sử mà hai nước Trung - Xô đã tổng kết qua hơn 40 năm quan hệ Trung - Xô, là sự lựa chọn lịch sử.

Mọi người đều biết, từ 40 năm nay, quan hệ Trung - Xô đã trải qua chặng đường không bằng phẳng, khúc khuỷu quanh co, đầy những biến đổi khôn lường. Nguyên nhân thật là phức tạp chằng chéo, nhưng một trong những nguyên nhân cơ bản là đã từ lâu không giải quyết vấn đề quan hệ giữa các nước xã hội chủ nghĩa cần phải thiết lập trên cơ sở nào. Cụ thể mà nói, năm nguyên tắc chung sống hoà bình phải chăng cũng thích ứng với quan hệ giữa các nước xã hội chủ nghĩa?

Đối với vấn đề này, các nhà lãnh đạo Trung Quốc từ lâu đã có câu trả lời khẳng định. Tháng 11 năm 1956, chính phủ Trung Quốc ra tuyên bố, nêu lên năm nguyên tắc chung sống hoà bình "cần trở thành nguyên tắc chuẩn mực để các nước trên thế giới thiết lập và phát triển quan hệ qua lại với nhau”, "quan hệ tương hỗ giữa các nước xã hội chủ nghĩa càng cần phải thiết lập trên cơ sở năm nguyên tắc chung sống hoà bình". Nhưng trong khoảng thời gian rất dài, chủ trương này không được các nhà lãnh đạo Liên Xô tiếp nhận. Họ cho rằng, năm nguyên tắc chung sống hoà bình chỉ thích ứng với quan hệ giữa các nước không cùng chế độ xã hội, còn giữa các nước xã hội chủ nghĩa cần phải tuân theo nguyên tắc "càng cao hơn".

Vào nửa sau những năm 80, nhà lãnh đạo mới Liên Xô cũng bắt đầu nhận thức được rằng, giữa các nước xã hội chủ nghĩa cũng cần phải tuân thủ nghiêm túc nguyên tắc chung sống hoà bình. Như vậy vấn đề hai nước Trung - Xô thiết lập quan hệ quốc gia dựa trên cơ sở nào đã đạt được nhận thức chung, và khi thực hiện bình thường hoá quan hệ Trung - Xô, cũng nhất trí đồng ý lấy năm nguyên tắc chung sống hoà bình xác định chính thức làm cơ sở cho quan hệ Trung - Xô.

Sau khi bình thường hoá quan hệ, thực tiễn phát triển của quan hệ giữa hai nước đã chứng minh đầy đủ rằng, quan hệ quốc gia kiểu mới thiết lập trên cơ sở này mới có thể thực sự trụ vững được trước những biến cố quốc tế và tình hình nội bộ của hai nước mà vẫn giữ được sự phát triển lành mạnh, ổn định. Nói một cách khác, chính vì hai nước Trung - Xô thiết lập được quan hệ quốc gia kiểu mới lấy cơ sở là năm nguyên tắc chung sống hoà bình, mới có thể làm cho sự bất đồng về quan điểm và lập trường trên một số vấn đề nào đó vẫn không cản trở tới sự phát triển bình thường trong quan hệ giữa hai nước.
Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #258 vào lúc: 22 Tháng Tám, 2009, 04:23:30 pm »

Khôi phục toàn diện quan hệ Trung - Xô

Năm 1989 là năm bản lề trong quan hệ Trung - Xô. Sau khi tổ chức cuộc gặp gỡ cấp cao, thực hiện bình thường hoá quan hệ giữa hai nước, các cuộc giao lưu chính trị, kinh tế, mậu dịch, khoa học kỹ thuật, văn hóa và giáo dục giữa hai bên đã bắt đầu khôi phục toàn diện và có những bước đi mới.

Đầu tiên là các nhà lãnh đạo quốc gia qua lại viếng thăm tăng lên nhiều. Sau chuyến thăm Trung Quốc của Goócbachốp, phó Chủ tịch thứ nhất Xô viết tối cao Liên Xô Rôkiannốp thăm Trung Quốc vào tháng 9. Phó thủ tướng Quốc vụ viện Trung Quốc Điền Kỷ Vân dẫn đầu phái đoàn Trung Quốc đến Liên Xô tham dự cuộc họp của Uỷ ban hợp tác kinh tế, mậu dịch, khoa học kỹ thuật Trung - Xô. Phó Uỷ viên trưởng Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch hội Liên Hiệp phụ nữ Trung Quốc Trần Mộ Hoa và Phó Uỷ viên trưởng Uỷ ban cũng lần lượt dẫn đoàn đại biểu đi thăm Liên Xô. Theo thống kê chưa đầy đủ, năm 1989 có hơn 100 cuộc thăm viếng từ cấp Thứ trưởng trở lên, trong đó các cuộc thăm viếng từ cấp Bộ trưởng trở lên chiếm khoảng một phần tư.

Thứ nữa là lãnh vực giao lưu Trung - Xô bắt đầu mở rộng. Sau gặp gỡ cấp cao, quan hệ giữa hai Đảng Trung - Xô sau hơn 20 năm gián đoạn cũng đồng thời được thực hiện bình thường hoá, từng bước khôi phục việc qua lại thăm viếng lẫn nhau. Năm này, Bộ trưởng Bộ liên lạc đối ngoại Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc Chu Lương và Bộ trưởng Bộ quốc tế Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô Phêlin đã đi thăm lẫn nhau. Báo Đảng của hai nước "Nhân dân nhật báo" và báo "Sự thật" cũng bắt đầu trao đổi qua lại.

Trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật quân sự hai nước cũng bắt đầu tiến hành tiếp xúc mang tính nghiệp vụ. Tháng 9 năm 1989 Bộ trưởng Bộ hàng không Trung Quốc đã dẫn tổ chuyên gia khảo sát hàng không Trung Quốc đi Liên Xô khảo sát kỹ thuật hàng không quân sự và dân dụng. Đoàn đại biểu Liên Xô do Phó tổng tư lệnh hải quân Liên Xô dẫn đầu đã đến tham dự "Hội thảo kỹ thuật quân sự trên biển lần thứ năm" và triển lãm tổ chức tại Thượng Hải, trong thời gian này đã có cuộc tiếp xúc với các nhà lãnh đạo hải quân Trung Quốc.

Tháng 10, đoàn đại biểu kỹ thuật hàng không Trung Quốc do Uỷ ban khoa học công nghệ quốc phòng và Bộ Hàng không tổ chức đã đi thăm Liên Xô. Hai bên đã ra "Kỷ yếu hội nghị giữa đoàn đại biểu Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa và đoàn đại biểu Liên bang Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Xô viết thảo luận tiến hành hợp tác về phương diện nghiên cứu và sử dụng không gian vũ trụ vào mục đích hoà bình. Ngoài ra, ngành Công an, giám sát cũng đã khôi phục việc viếng thăm qua lại

Sau khi bình thường hoá quan hệ Trung - Xô, một đặc điểm quan trọng trong lãnh vực hợp tác kinh tế mậu dịch là việc buôn bán ở biên giới và ở địa phương hai nước Trung - Xô phát triển nhanh chóng. Theo thống kê, năm 1989, tổng hạn ngạch buôn bán địa phương và buôn bán ở vùng biên giới đã đạt tới 28 tỷ Frăng Thuỵ sĩ, vượt quá nửa tổng hạn ngạch buôn bán giữa Chính phủ hai nước.
Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #259 vào lúc: 23 Tháng Tám, 2009, 06:37:12 pm »

IV. "TRUY NÃ ĐƯA RA TOÀ” TỔNG THỐNG NÔRIÊGA. MỘT VẤN ĐỀ QUỐC TẾ LÀM CHÍNH PHỦ MỸ ĐAU ĐẦU.

Năm 1989, một trong những vấn đề quốc tế làm đau đầu Chính phủ Mỹ là vấn đề Panama. Những người nắm quyền trong Chính phủ Mỹ cho rằng Tướng Nôriêga, Tổng thống Panama là một kẻ hay gây chuyện, ngày càng tỏ ra vô lễ với Mỹ.

Tướng Antôniô Nôriêga không chỉ là "siêu sao" độc nhất vô nhị ở Panama, mà còn là kẻ thống trị nổi tiếng xa gần ở châu Mỹ và cả thế giới.

Nôriêga và Mỹ đã lợi dụng lẫn nhau. Mỹ như một ông chủ còn Nôriêga như một "chú ngựa non" lẽo đẽo theo sau ông chủ. Mỹ có lợi ích đặc biệt ở Trung - Mỹ nhất là ở Panama. Để bảo vệ đặc quyền ở kênh đào Panama và địa vị chiến lược ở châu Mỹ, Mỹ cho một bộ phận quân đội khá lớn đóng ở Panama, Panama giống như một phần sân sau của Mỹ, Tổng thống Mỹ không muốn thấy sân sau bị cháy. Mỹ muốn kẻ cầm quyền ở Panama phải là một nhân vật thần phục Mỹ, hợp tác chặt chẽ với Mỹ, miễn là không động chạm quá nhiều đến lợi ích của Mỹ, Mỹ cũng nhắm mắt làm ngơ trước những hành động vụng trộm vặt vãnh của kẻ đó. Buôn bán ma tuý là một trong những hành động vụng trộm đó.

Phía Mỹ cho rằng, Nôriêga lãnh đạo một Chính phủ quân sự quá thối nát, bản thân ông ta lại bị nghi là dính líu vào việc buôn bán một khối lượng lớn ma tuý. Trên thực tế trong một thời gian dài trước đây, Nôriêga là người cộng tác đắc lực của CIA ở châu Mỹ La tinh, song hiện giờ Chính phủ Mỹ coi ông ta là tên tội phạm bỏ trốn và là kẻ thù của lợi ích nước Mỹ. Theo hiệp nghị giữa hai nước, đến cuối thế kỷ, kênh đào chiến lược quan trọng Panama phải trao trả cho Chính phủ Panama quản lý. 1200 lính Mỹ và gia quyến của họ lại đang sinh sống ở nước này, do đó Chính phủ Bus muốn loại bỏ Nôriêga, lập ra một Chính phủ quân sự hoặc dân sự thân thiện hơn với Mỹ. Mỹ sẽ hành động theo hai cách: dùng quân sự để xoá bỏ Nôriêga hoặc giúp cho lãnh tụ chính trị của phái đối lập thân Mỹ thắng trong bầu cử.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM