Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 17 Tháng Tư, 2024, 06:03:43 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Ngọn lửa chiến tranh lạnh - Tập 2  (Đọc 137014 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #140 vào lúc: 03 Tháng Tám, 2009, 02:50:14 pm »

Đoàn đại biểu Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa bước vào hội trường Liên Hợp Quốc
.

Trưa ngày 11 tháng 11, Đoàn đại biểu Trung Quốc hơn 50 người do Trưởng đoàn Kiều Quán Hoa và Phó đoàn Hoàng Hoa dẫn đầu đi máy bay tới Niu Oóc. Đây là ngày mà đại biểu của rất nhiều quốc gia bầu bạn, các bạn Mỹ, Hoa kiều yêu nước chờ mong từ lâu. Từ sớm, rất đông người đã có mặt ở sân bay, trong đó có đại biểu của 23 nước đồng tác giả bản dự thảo, các nước bè bạn, quan chức của Văn phòng Liên Hợp Quốc, đại biểu của Thị trưởng thành phố Niu Oóc, đại biểu của Hoa kiều cùng hơn 400 phóng viên các nước thường trú ở Niu Oóc... Họ tụ tập trên những hàng bục cao mới đặt. Máy quay phim liên tục ghi hình, máy chụp ảnh bấm lia lịa.

Sau khi xuống máy bay, Trưởng phó Đoàn đại biểu lần lượt bắt tay mọi người ra đón tỏ lòng cảm ơn. Trưởng đoàn Kiều Quán Hoa phát biểu tại sân bay. Ông nói đại ý: Đoàn đại biểu của Trung Quốc sẽ cùng với đại biểu của các quốc gia chủ trương chính nghĩa "cùng nhau cố gắng để bảo vệ nền hoà bình thế giới và thúc đẩy sự nghiệp tiến bộ của loài người". Ông cũng gửi đến nhân dân Mỹ những lời chúc mừng tốt đẹp, "Nhân dân Mỹ là nhân dân vĩ đại, nhân dân hai nước Trung-Mỹ vốn có quan hệ hữu nghị từ lâu Nhân dịp này chúng tôi xin gửi đến nhân dân thành phố Niu Oóc và nhân dân cả nước Mỹ những lời chúc mừng tốt đẹp".

Bài phát biểu của trưởng đoàn Kiều Quán Hoa tuy ngắn gọn nhưng gây được những phản ứng tích cực. Đáp lại là những tràng vỗ tay nồng nhiệt. Mọi người cho rằng, bài phát biểu đã phản ánh "thái độ tích cực" "giọng điệu ôn hoà" của Đoàn đại biểu Trung Quốc, và rằng cho người Trung Quốc "hoà nhã dễ gần".

Trên đường từ sân bay về khách sạn, một tốp rất đông các nhà báo và dân chúng đi theo sau Đoàn, có người cho xe chạy vượt lên trước vẫy tay chào đoàn. Ở khách sạn, rất nhiều lẵng hoa của các giới Hoa kiều mang đến bày đầy hành lang. Đoàn đại biểu đưa một lá quốc kỳ nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa cho Giám đốc khách sạn đề nghị cho treo ở cửa lớn khách sạn. Bên kia đường lập tức tụ tập rất dông người chen chúc nhau đứng ngắm nhìn lá cờ đỏ 5 sao bay phấp phới. 

Nghe nói, ngay từ sáng sớm hôm đó, hàng trăm Hoa kiều yêu nước rước ảnh Chủ tịch Mao Trạch Đông và cờ đỏ năm sao, giương cao biểu ngữ "Nhiệt liệt hoan nghênh đại biểu của Tổ quốc chúng ta" đã tập trung ở sân bay để đón đoàn. Họ không phải đều là người ở Niu Oóc, một số người từ các thành phố khác tới, trong đó có người già, có trẻ em, có cả một số đại diện những người Mỹ thiện chí.

Chính quyền Mỹ huy động hơn 100 cảnh sát, vin cớ "an ninh" không cho họ đến gần Đoàn đại biểu. Tổ tiền trạm biết được tình hình đó lập tức tới phòng chỉ huy cảnh sát sân bay phản đối. Đoàn đại biểu Trung Quốc rời sân bay sẽ đi qua trước mặt đội ngũ Hoa Kiều. Như vậy, vừa thoả mãn được tấm lòng của Hoa kiều mong muốn thiết tha nhìn thấy người thân của Tổ quốc, vừa để cho Đoàn đại biểu có cơ hội vẫy chào cảm ơn bà con kiều bào.

Sau khi tới nơi, Đoàn đại biểu bắt đầu làm việc rất khẩn trương. Trưởng, phó Đoàn đến chào Tổng thư ký Uthan đang dưỡng bệnh ở bệnh viện, trình với ông giấy chứng nhận tư cách đại biểu tham dự Đại hội đồng Liên Hợp Quốc. Hai ông còn đến chào Malích đại biểu Inđônêxia, là Chủ tịch Đại hội đồng Liên Hợp Quốc khóa đó và rất nhiều đại biểu của 23 nước đồng tác giả của dự thảo. Kiều Quán Hoa nói thẳng với Malích: Đoàn đại biểu Trung Quốc còn chưa thông thạo lắm tình hình hiện nay của Liên Hợp Quốc, do đó chưa thể hoạt động tích cực ngay được như mọi người mong đợi.

Thái độ thận trọng và tác phong khiêm tốn của Đoàn đã để lại ấn tượng sâu sắc cho mọi người.

Ngày 15 tháng 11 năm 1971 cũng là một ngày có ý nghĩa to lớn trong Lịch sử Liên Hợp Quốc.

10 giờ Sáng, Đoàn đại biểu Trung Quốc lần đầu tiên xuất hiện tại phòng họp của Đại hội đồng. Sự chào đón nồng nhiệt trong chốc lát đã tạo nên một không khí mới của phiên họp. Rất nhiều đại biểu tới bắt tay những ngươi đại diện đầu tiên của nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa và ghi tên đăng ký lên đọc lời chào mừng. Người phát biểu rất đông, vượt xa dự kiến, nên hội nghị vốn chỉ định họp nửa ngày phải kéo dài thêm, sau nghỉ trưa, chiều tiếp tục họp cho mãi tới 6 giờ 40 phá kỉ lục về thời gian các phiên họp của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc năm đó.

Trưởng đoàn Kiều Quán Hoa bước lên diễn đàn, trong tiếng vỗ tay nồng nhiệt. Bài phát biểu của ông trình bày toàn diện lập trường nguyên tắc của Chính phủ Trung Quốc về một loạt vấn đề quốc tế quan trọng. Ông mong muốn tinh thần của Hiến chương Liên Hợp Quốc được quán triệt thực sự. Ông một lần nữa tuyên bố Trung Quốc sẽ đứng về phía các quốc gia và nhân dân yêu chuộng hoà bình, chủ trương chính nghĩa, cùng nhau phấn đấu để bảo vệ độc lập dân tộc và chủ quyền quốc gia của các nước, bảo vệ hòa bình thế giới, thúc đẩy sự nghiệp tiến bộ của loài người.

Đại biểu của rất nhiều nước tới chỗ ngồi của Đoàn đại biểu Trung Quốc thân thiết bắt tay chúc mừng sau bài phát biểu của Kiều Quán Hoa. Phóng viên một hãng thông tấn phương Tây nhận xét, đây là "một trong những bài nói thực sự quan trọng nhất trong lịch sử Liên Hợp Quốc, ảnh hưởng của nó lan ra cả thế giới".
Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #141 vào lúc: 03 Tháng Tám, 2009, 02:50:50 pm »

Busơ đại diện cho Hoa Kỳ hoan nghênh Trung Quốc
.

Chính phủ Mỹ nhiều năm nay một mực ngăn cản việc khôi phục địa vị hợp pháp của nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa ở Liên Hợp Quốc, nhưng nay nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa đã vào Liên Hợp Quốc, đó là xu thế của tình hình chung, thêm vào đó quan hệ Trung-Mỹ lúc này bắt đầu ấm lên, Ních sơn cũng sắp đi thăm Trung Quốc, thế là người Mỹ cần thay đổi thái độ cho phù hợp với thực tế cần tiếp xúc với đại biểu Trung Quốc.

Cuộc tiếp xúc lần đầu tiên này đã bắt đầu như thế nào?

Tối hôm trước ngày Đoàn đại biểu Trung Quốc tham dự Đại hội đồng Liên Hợp Quốc. Vụ trưởng Vụ Lễ tân Liên Hợp Quốc Côn rai tiết lộ với Đoàn đại biểu Trung Quốc rằng Gioócgiơ Bu sơ, đại diện thường trú của Mỹ ở Liên Hợp Quốc (sau này là Tổng thống Mỹ) rất muốn gặp Trưởng đoàn Kiều Quán Hoa trước khi vào hội nghị. Côn rai đồng thời hướng dẫn cụ thể lối đi vào phòng họp lớn cho Đoàn đại biểu Trung Quốc vào sáng hôm sau.

Sáng 15 tháng 11, khi Đoàn đại biểu Trung Quốc được Côn rai tháp tùng theo đường đã định đi vào phòng họp lớn, quả nhiên Bu sơ đang ở hành lang bên ngoài "tán gẫu” với mọi người. Cônrai nhân đó giới thiệu Bu sơ với Kiều Quán Hoa. Hai đại biểu của hai nước bắt tay nhau. Cuộc gặp gỡ được bố trí rất khéo léo này lập tức trở thành một tin thú vị truyền đi khắp trong ngoài hội trường. Tại phiên họp này, Bu sơ với tư cách chủ nhà đọc một bài diễn văn ngắn gọn hoan nghênh Đoàn đại biểu Trung Quốc. Ông ta nói, sự có mặt của đại biểu Trung Quốc "càng khiến cho Liên Hợp Quốc có thể phản ánh được hiện thực của thế giới, mọi người trong đó bao gồm cả Hoa Kỳ, đều cho rằng "giờ phút lịch sử nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa tham gia Liên Hợp Quốc đã tới”.

Một tuần sau, ngày 23 tháng 11, khi Hoàng Hoa đại diện Trung Quốc ở Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc lần đầu tiên dự họp Hội đồng Bảo an cũng lại diễn ra cảnh chào đón nồng nhiệt y như ở Đại hội đồng Liên Hợp Quốc. Đại biểu của các nước thành viên trong Hội đồng Bảo an người nọ tiếp người kia đọc lời chào mừng, thiết tha mong đợi Trung Quốc với tư cách nước thường trực Hội đồng Bảo an phát huy hơn nữa vai trò của mình trong sự nghiệp bảo vệ hòa bình an ninh thế giới.

Trải qua một lịch trình ngoại giao 22 năm trắc trở, quyền lợi hợp pháp của nhân dân Trung Quốc cuối cùng đã được khôi phục và thừa nhận, nước Trung Quốc mới từ Bắc Kinh đi sang Niu Oóc, đi ra thế giới, xuất hiện trên vũ đài quốc tế với phong thái vốn có của mình.
Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #142 vào lúc: 03 Tháng Tám, 2009, 02:52:22 pm »

V. VỊ NGUYÊN THỦ PHƯƠNG TÂY ĐẦU TIÊN TRONG LẦU NGUYÊN THỦ

Ních sơn bắt tay Chu Ân Lai trước.

Mùa xuân năm 1972 đang tới dần, cuộc đi thăm Trung Quốc lần đầu tiên của một vị Tổng thống Hoa Kỳ đã làm ấm lên quan hệ Trung-Mỹ băng giá suốt 22 năm trời.

Ngày 21 tháng 2, thời tiết ở Bắc Kinh âm u se lạnh như ở Mỹ. Khi chiếc chuyên cơ "Tinh thần 76" chở Ních sơn bay qua Thái Bình Dương xuất hiện trên bầu trời thủ đô nước Cộng hoà Nhân dân thì vừa hay mặt trời ló ra khỏi những lớp mây dầy đặc chiếu sáng khắp nơi. Ních sơn nhìn qua ô cửa máy bay thấy đồng ruộng một màu vàng xám, làng xóm thị trấn nhỏ xíu giống như trong bức tranh quê, thời trung thế kỉ ông đã được xem.

Người Mỹ làm việc rất cẩn thận. Ngày 3 tháng 1 Hây gơ phó trợ lý an ninh quốc gia của Tổng thống đã tới Bắc Kinh mang theo một đoàn cán bộ kỹ thuật rất đông để làm công tác tiền trạm.

Đoàn tiền trạm xây đựng một đài tiếp sóng truyền hình ở sân bay Thủ đô và chuẩn bị những công việc khác. Họ phải xác định đoạn đường máy bay Tổng thống sẽ lăn bánh và vị trí đỗ, cửa máy bay mở ra hướng nào; Tổng thống xuống máy bay ở điểm nào; thang máy bay đặt ở góc độ nào! Tất cả những cái đó đều được đo đạc cẩn thận bằng thước dây rồi đánh dấu cố định lại. Ngay cả chi tiết bánh trước của máy bay dừng lại ở tấm bê tông nào, bánh chính đè ở điểm nào, sau khi đo đạc xong nhất nhất phải được đánh dấu cẩn thận.
11 giờ 10 sáng, một chiếc máy bay của đoàn hạ cánh trước.

20 phút sau, chuyên cơ của Tổng thống bình yên đỗ lại trước nhà chờ máy bay theo đúng chỗ đã định. Cửa máy bay mở, Tổng thống Ních sơn mặc măng tô cùng phu nhân Tổng thống khoác áo choàng đỏ từ trong cửa máy bay bước ra. Thật bất ngờ cho vị Tổng thống Hoa Kỳ này, cuộc đón tiếp ở sân bay diễn ra rất lạnh nhạt, không có quần chúng nhảy múa vỗ tay hoan hô, không có thảm đỏ đón nguyên thủ quốc gia, không có đại bác bắn chào, chỉ có một lá cờ Mỹ và một lá cờ đỏ năm sao sóng đôi phấp phới bay trên bầu trời sân bay.

Khi đó Trung-Mỹ chưa thiết lập quan hệ ngoại giao cho nên Trung Quốc chỉ có thể đón tiếp vị Tổng thống Mỹ lần đầu tiên đến thăm Trung Quốc với nghi lễ phù hợp với tình hình lúc đó. Chu Ân Lai đứng ở chân cầu thang máy bay trong gió lạnh đầu không đội mũ. Chiếc áo măng tô dầy cộp cũng không dấu nổi tấm thân gầy yếu của ông. Đứng sát sau ông là các vị lãnh đạo Lý Tiên Niệm, Diệp Kiếm Anh và hơn 100 đại biểu các giới, không có đại biểu ngoại giao các nước ở Trung Quốc.

Khi Ních sơn xuống được gần nửa cầu cầu thang máy bay, Chu Ân Lai dẫn đầu mọi người bắt đầu vỗ tay. Níchsơn dừng lại giây lát rồi cũng theo tập quán của Trung Quốc vỗ tay đáp lại.

Khi xuống cách mặt đất còn ba bốn bậc, Ních sơn mỉm cười chìa tay ra trước Chu Ân Lai cũng chìa tay ra. Hại người nắm chặt tay nhau lắc nhẹ đến hơn một phút. Chu Ân Lai nói :

- Thưa ngài Tổng thống, Ngài đã vươn tay qua đại dương rộng lớn nhất thế giới để bắt tay tôi. Thế mà đã 25 năm không qua lại!

Sau này Ních sơn nhớ lại: "Khi chúng tôi nắm tay nhau, tôi hiểu một thời đại kết thúc, một thời đại khác đã bắt đầu”.

Đợi cho cái bắt tay lịch sử giữa Ních sơn và Chu Ân Lai kết thúc, vệ tinh thông tin trực tiếp truyền đi khắp thế giới, khi đó các thành viên trong đoàn đại biểu Mỹ Rô giơ, Kítsinhgơ, Giôn mới được phép ra khỏi khoang máy bay để bước xuống thang.

Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #143 vào lúc: 03 Tháng Tám, 2009, 02:52:28 pm »

Ních sơn đặc biệt coi trọng tác dụng thần kì của vô tuyến truyền hình, ông đã ra lệnh sắp xếp kế hoạch truyền hình trực tiếp rất tỷ mỉ công phu. Hai nước Trung-Mỹ ở hai bên bờ Thái Bình Dương cách xa nhau hàng vạn dặm. Thời gian chênh lệch nhau, giờ Bắc Kinh sớm hơn giờ Oasinhtơn 13 tiếng. Hàng ngày những hoạt động vào buổi sáng ở Trung Quốc có thể truyền về Mỹ đúng vào thời gian vàng ngọc của buổi truyền hình tối; những hoạt động buổi tối có thể truyền trực tiếp vào buổi truyền hình sáng sớm. Do đó Ních sơn chủ tâm sắp xếp thời gian ông tới Bắc Kinh là 11 giờ 30 sáng ngày 21 giờ Bắc. Kinh, tức là 10 giờ 30 tối chủ nhật giờ tiêu chuẩn ở miền đông nước Mỹ, lúc đó là thời gian khán giả truyền hình đông nhất.

Để làm nổi bật pha mang tính chất lịch sử - Tổng thống Hoa Kỳ tới Bắc Kinh, Ních sơn và Chủ nhiệm văn phòng Giôn quyết định từ trước: khi ca-mê-ra ghi cảnh Ních sơn xuống thang máy bay và chiếc bắt tay đầu tiên với Chu Ân Lai trong ống kính của phía Mỹ chỉ có một mình Tổng thống. Ông muốn sửa chữa hành vi thất lễ của Đa lét năm 1954 từ chối bắt tay Chu Ân Lai, thường nghe mọi người đồn đại. Không được có một người Mỹ nào khác xuất hiện trong ống kính truyền hình lúc đó, vì sẽ sợ sẽ làm phân tán sự chú ý của khán giả. Ngay cả những nhân vật như Rô giơ và Kítsinhgơ cũng đã được báo phải ngồi lại trong máy bay cho đến khi Tổng thống và Chu Ân Lai bắt tay xong.

Vậy mà Giôn vẫn chưa yên tâm, còn cử một phóng viên phó quan cao to lực lưỡng đợi khi Tổng thống ra khỏi máy bay rồi thì đứng chặn ngang lối đi.

Thế là khi Níchsơn bước xuống thang máy bay, sau ông chẳng có ai đi theo, khác với cảnh thường thấy mỗi khi nguyên thủ các bước đi thăm: các thành viên trong đoàn đều bám theo nguyên thủ và cùng với ông ta bước xuống thang máy bay. Thành thử, trên thang máy bay dài chỉ có độc Tổng thống Níchsơn và phu nhân, tưởng đâu chiếc chuyên cơ "Tinh thần 76" chỉ chở có hai người họ vậy.

Ních sơn được giới thiệu với tất cả các quan chức Trung Quốc, sau đó ông đứng bên trái Chu Ân Lai, khi đó đội quân nhạc cử quốc thiều hai nước.

Chu Ân Lai cùng Ních sơn đi duyệt đội danh dự. Các chiến sĩ trong Đội danh dự ai nấy đều cao to lực lưỡng, trang phục thẳng tưng, oai phong hùng dũng. Chu Ân Lai và Ních sơn khoan thai đĩnh đạc đi trước hàng quân, các chiến sĩ làm động tác ngoảnh mặt chào đều tăm tắp, làm cho bầu không khí thêm trang nghiêm, phấn chấn.

Chu Ân Lai và Ních sơn cùng ngồi trên một chiếc "Hồng kỳ” cao cấp chống được đạn, đi vào thành phố. Khi đoàn xe chạy vào đại lộ Trường An, Ních sơn trong bụng vẫn đinh ninh rằng nghi thức đón tiếp thực sự có thể sẽ được tổ chức ở quảng trường Thiên An Môn.
Khi ở Nhà Trắng, chuẩn bị cho chuyến thăm Trung Quốc, Níchsơn có xem cuốn phim tài liệu ghi lại cảnh một biển người ở trước Thiên An Môn hoan hô Mao Trạch Đông, đã để lại cho ông ấn tượng rất sâu sắc. Ngồi trên máy bay ông đã nghĩ, nếu ông được một biển người trên quảng trường Thiên An Môn chào đón, chắc sẽ chẳng kém gì cuộc tiếp đón ông ở Bêôgơrats và Bucarét.

Nhưng khi đoàn xe chạy qua quảng trường Thiên An Môn, chỉ thấy quảng trường rộng mệnh mông không một bóng người, nghe nói rất nhiều người đi đường bị ngăn lại, ở các ngõ phố bên ngoài. Hi vọng của Níchsơn tan thành mây khói. Tâm trạng của Ních sơn có phần ngán ngẩm. Ông để ý thấy cả đường phố lớn cũng vắng vẻ.

Chu Ân Lai chỉ cho Ních sơn các kiến trúc chính trên quảng trường Thiên An Môn: "Đây là lầu Thiên An Môn nơi Mao Chủ tịch gặp quần chúng. Kia là "Nhân dân đại lễ đường", nơi đại biểu nhân dân hội họp..."

Ních sơn chỉ "ờ. ờ!" đáp lại, mắt nhìn qua cửa ô tô. Tuy cảm thấy có phần nhạt nhẽo, nhưng bề ngoài ông ta vẫn không để lộ ra những suy nghĩ nội tâm của mình.
Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #144 vào lúc: 03 Tháng Tám, 2009, 02:53:14 pm »

Ních sơn ở toà lầu số 18

Ô tô chạy rất nhanh về Nhà khách Chính phủ Điếu Ngư Đài, Đặng Dĩnh Siêu - phu nhân của Chu Ân Lai đang đợi ở toà lầu số 18, nơi nghỉ của Ních sơn, Kítsinhgơ và các quan chức từ Nhà tràng tới.

Toà lầu số 18 được người ta gọi đùa là "Lầu Nguyên thủ”. Đây là một công trình kiến trúc hai tầng mang đậm bản sắc dân tộc của Trung Quốc, xây dựng trên diện tích khoảng 4.000m2 tường lầu trắng toát, mái cong ngói xanh, trước cửa treo những chiếc đèn lồng to bằng lụa đỏ toà nhà khá bề thế.

Tầng một toà lầu dành ra 328 m2 làm vườn hoa trong nhà rất đẹp, nên nhà trải những thảm cỏ làm bằng chất dẻo mềm như nhung. Góc đông nam, góc tây bắc cửa vườn hoa là những bể nước và tảng đá tạo hình đẹp, hình thù khác nhau, trong bể nước vòi nước phun trắng xóa, cá cảnh lội tung tăng. Xung quanh bể nước trồng các loài hoa: sơn trà, đông trúc, tán vĩ quì, lan thảo, đỗ quyền, hoa mai: ngọc lan, ba tiêu v.v.. Ở đây bất cứ mùa nào trông cũng đẹp mắt đáng yêu, tràn đầy sức sống nên được gọi là "sảnh bốn mùa"

Sau khi vào nhà khách, mọi người ngồi trên những chiếc sa lông xếp thành một vòng tròn lớn ở phòng khách. Chu Ân Lai cùng với Diệp Kiếm Anh, Kiều Quán Hoa đi chào hỏi từng thành viên Đoàn đại biểu Mỹ, trong khi hàn huyên ông còn nói vui vài câu, tỏ ra rất tự tin và thoải mái, Ních sơn lần đầu tiên tiếp xúc với phong cách Chu Ân Lai.

Sau bữa tiệc trưa, Ních sơn và Đoàn về phòng ở tắm rửa nghỉ ngơi.

Rô giơ và các quan chức Quốc vụ viện ở lầu 6 nhỏ hơn gần đấy, Kítsinhgơ hai lần trước cũng ở toà lầu đó. Qua việc sắp xếp chuyện ăn nghỉ có thể thấy Chu Ân Lai rất am hiểu nội tình của nước Mỹ, biết rõ sự cân bằng và ràng buộc lẫn nhau kì quặc trong nội bộ cơ cấu hành chính của nước Mỹ. .

Khách vừa tới được một lát thì Chu Ân Lai đã đến tìm Kítsinhgơ. Hai người gặp nhau ở phòng khách. Chu Ân Lai không bắt đầu bằng những câu nói vui như mọi khi mà nói ngay:

- Mao Chủ tịch muốn hội kiến Tổng thống, mời Ngài cùng đi.

Việc Mao Trạch Đông sẽ hội kiến với Níchsơn đã được trao đổi từ trước, nhưng Kítsinhgơ không ngờ lại được thu xếp nhanh như vậy, trong bụng tuy rất vui song ông ta cố nén không để lộ ra ngoài. Thấy Chu Ân Lai không mời Rô giơ cùng đi, Kítsinhgơ không hỏi nhưng ông ta nghĩ đến Lốt, người trợ lý tài ba của mình bèn hỏi:

- Tôi đưa Lốt theo để ghi chép được không?

Chu Ân Lai gật đầu đồng ý và giục: 

- Chủ tịch đã mời Tổng thống, Chủ tịch muốn gặp Tổng thống ngay.

Kítsinhgơ biết Mao Trạch Đông sống cuộc sống thần bí chốn thâm cung ít khi ra ngoài hệt như bao đời Hoàng đế mà ông thường khinh miệt. Nghe nói không ai được hẹn thời gian gặp Mao, Mao hẹn gặp thường là rất đột ngột. Do đó, Kítsinhgơ vội đi báo Ních sơn ngay. Ở bên đó, Ních sơn đang muốn đi tắm để thử thưởng thức căn phòng tắm một chút. Ông nghe nói năm đó Khơrútsốp là vị khách đầu tiên nghỉ ở căn phòng, Tổng thống đã chê bồn tắm quá nhỏ không chứa nổi sức tưởng tượng tự do của ông ta. Vốn là người kĩ tính, Chu Ân Lai khi biết được chuyện đã sai người thiết kế cải tạo lại thành gian phòng như hiện nay.
Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #145 vào lúc: 03 Tháng Tám, 2009, 02:54:41 pm »

Mao Trạch Đông gặp Ních sơn
.

Quyết sách mở ra quan hệ Trung-Mỹ là do Mao Trạch Đông đưa ra nên ông rất coi trọng chuyến thăm của Ních sơn. Ních sơn vừa ăn cơm xong, Mao Trạch Đông đã quyết định hội kiến ngay với ông. 

Chiếc ô tô con "Hồng Kỳ" sang trọng chạy qua đường Tây Trường. An vào Tân Hoa Môn vòng qua dãy tường đỏ, theo con đường nhỏ yên tĩnh không một bóng người chạy tới "bể bơi".

14 giờ 40 Ních sơn và Kítsinhgơ được Chu Ân Lai tháp tùng đi vào ngôi nhà "tứ hợp viện”, qua một đoạn hành lang rộng, vòng qua chiếc bàn bóng bàn đi vào phòng sách của Mao Trạch Đông. Sau này Kítsinhgơ đã tả lại phòng sách của Mao Trạch Đông như sau: .

Đó là một gian phòng cỡ trung bình. Các giá sách xung quanh tường xếp đầy bản thảo, trên bàn, dưới đất, chỗ nào cũng đầy sách. Căn phòng trông giống như nơi ẩn cư của một học giả, hơn là phòng tiếp khách của nhà lãnh đạo toàn năng của một quốc gia đông dân nhất thế giới.

Ở góc phòng kê một chiếc giường gỗ giản dị. Cái đập vào mắt chúng tôi trước tiên là dãy salông kê liền với nhau thành hình bán nguyệt, có vỏ phủ ngoài bằng vải nâu, hệt như một gia đình trung lưu tằn tiện thấy đồ gia dụng quá đắt không thể thay đổi luôn nên làm vậy thì giữ cho bền.

Giữa hai salông có chiếc kỉ trên phủ vải trắng. Trên chiếc kỉ bên cạnh Mao Trạch Đông cũng chất đầy sách, chỉ chừa lại một chỗ đủ đặt chiếc cốc trà hoa nhài. Sau dãy salông có hai cây đèn, chụp đèn tròn to đến kì cục. Phía trước bên phải chỗ Mao Trạch Đông ngồi là một chiếc ống nhổ.

Khi khách vào phòng, Mao Trạch Đông từ salông đứng dậy. Hai lần cuối cùng tôi được gặp ông, ông phải có hai hộ lí đỡ hai bên, nhưng bao giờ ông cũng đứng lên đón khách.

Mao Trạch Đông đứng dậy mỉm cười nhìn Ních sơn.

Ông ốm nặng vừa mới khỏi, nhưng ánh mắt vẫn sắc sảo thần thái có chút hài hước châm biếm. Ông nói rằng đã hơi khó khăn, nhưng ông không hề giấu giếm:

- Tôi bây giờ nói năng không được rành rọt lắm.

Ông bị viêm khí quản và sưng phổi, thở hổn hển, hay ho, nhổ đờm vặt, nên dưới chân lúc nào cũng có chiếc ống nhổ. Cũng do lâu nay ông hút thuốc quê nhiều. Nghe lời dặn của thầy thuốc, ông cũng đã cố gắng cai thuốc nhưng cai không được.

Ông chìa tay về phía Ních sớn, Ních sơn cũng chìa tay ra về phía ông. Hai nhân vật lớn của hai thế giới nắm chặt tay nhau. Ních sơn đưa thêm tay trái ra nắm lấy tay Mao Trạch Đông, Mao Trạch Đông cũng đưa tay trái ra nắm lấy tay Ních sơn. Cả hai cùng cười. Bốn bàn tay nắm lấy nhau một lúc lâu, lâu hơn nhiều thời gian của những cái bắt tay bình thường. Phải chăng hai người họ đều muốn bù lại cho những chiếc bắt tay đã bị mất đi trong hơn 20 năm đối địch nhau? Mao Trạch Đông bắt tay Kítsinhgơ, ngắm nhìn ông ta khẽ gật đầu nói:

- Ồ! ngài chính là cái ông Tiến sĩ Kítsinhgơ nổi tiếng.

Kítsinhgơ cười:

- Tôi rất vui mừng được gặp Chủ tịch.

Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #146 vào lúc: 03 Tháng Tám, 2009, 02:54:48 pm »

Kítsinhgơ cảm thấy, ngoài Đờ Gôn ra, ông chưa từng gặp ai như Mao Trạch Đông có một ý chí tập trung cao độ và không một chút màu mè. Ông trở thành trung tâm, át tất cả mọi người trong căn phòng. Điều này không phải nhờ vào biện pháp nhiều nước thường làm là hình thức để làm tăng thêm đôi chút oai nghiêm cho người lãnh đạo, mà vì ở con người ông toát ra một khí phách có thể áp đảo tất cả dường như ai cũng cảm nhận được: Con người cao lớn lực lưỡng mà bên cạnh phải có một nữ y tá giúp ông đứng vững này bản thân sự tồn tại của ông là minh chứng cho vai trò to lớn của ý chí, sức mạnh và quyền lực. 

Mao Trạch Đông chuyện trò rất tự nhiên. Ông nói với Ních sơn:

- Ngài có cho rằng tôi là người có thể bàn về triết học với Ngài không? Triết học thuộc loại đề tài khó - ông xua tay nói vui, rồi quay sang Kítsinhgơ - Về vấn đề hóc búa này, tôi chẳng có gì hay ho để nói, có lẽ nên mời Tiến sĩ Kítsinhgơ nói vậy. 

Khi Ních sơn đề cập tới những chi tiết cụ thể về vấn đề quốc tế ở một số quốc gia và khu vực cần có sự quan tâm chung. Mao Trạch Đông xua tay, chỉ Chu Ân Lai:

- Những vấn đề này không phải là những vấn đề bàn ở chỗ tôi, nên bàn với Thủ tướng Chu Ân Lai. Tôi bàn vấn đề triết học. - ông nói tiếp - Sự xâm lược từ phía Mỹ hay hoặc sự xâm lược từ phía Trung Quốc, vấn đề này tương đối nhỏ, cũng có thể nói không phải là vấn đề lớn, vì hiện tại hai nước chúng ta không có chuyện đánh nhau. Các ngài muốn rút một bộ phận quân lính về nước, quân chúng tôi không ra nước ngoài. Cho nên kể ra hai nước chúng ta cũng kỳ cục quá, 22 năm qua không nói chuyện được với nhau, bây giờ từ khi đánh bóng bàn đến giờ chưa đến 10 tháng, nếu tính từ khi các ngài đề nghị ở Vácsava đã hơn 2 năm. Chúng tôi làm việc cũng quan liêu, các ngài muốn cử người trao đổi về những việc đó, buôn bán chút gì đó, chúng tôi trong đó có cả tôi khăng khăng không chịu. Về sau phát hiện các ngài đúng, nên đã có chuyện đánh bóng bàn. Thôi nhá, Các ngài buổi chiều còn có việc, tôi dông dài đến đây cũng tạm đủ rồi.

Ních sơn tỏ ý chuyến đi thăm này ông rất mạo hiểm, đưa ra được quyết định này không phải dễ dàng... Mao Trạch Đông giọng như thông cảm:

- Tôi đã nói với nhà báo Xnâu mới mất trước đây mấy hôm rằng, chúng ta bàn bạc có kết quả hay không đều được hà tất phải căng như vậy nhưng nhất định phải bàn bạc để đi đến kết quả. 

Sau đó hai người bắt tay tạm biệt.

Hơn nửa tháng sau, khi ngồi trong gian phòng riêng yên tĩnh tại Nhà Trắng, nghiền ngẫm lại những lời Mao Trạch Đông nói với Ních sơn mà ông ghi chép được, Kítsinhgơ phát hiện những ý kiến của Mao Trạch Đông nói trong buổi gặp gỡ trên thực tế đã phác ra nội dung của Thông cáo Thượng Hải. Ông nhận thấy, mỗi một đoạn trong Thông cáo đều có một câu tương ứng trong những lời nói của Mao Trạch Đông với Ních sơn. Trách nào trong suốt tuần đàm phán sau đó, tất cả các quan chức Trung Quốc, đặc biệt là Thủ tướng Chu Ân Lai, nhiều lần nhắc lại nội dung chính trong những câu của Mao Trạch Đông.

Chỉ mấy tiếng đồng hồ sau khi Mao Trạch Đông tiếp Ních sơn, Trung Quốc đã cung cấp cho giới báo chí nước ngoài cuốn phim và những tấm ảnh thời sự chụp ảnh Mao Trạch Đông và Ních sơn tươi cười nói chuyện với nhau. Kiểu làm này chứng tỏ, bản thân Mao Trạch Đông rất tán thành chuyến đi của Ních sơn.
Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #147 vào lúc: 08 Tháng Tám, 2009, 02:18:17 pm »

Buổi trình diễn của Chu Ân Lai trong bữa tiệc

Tối ngày 21 tháng 2, khách và chủ tụ tập khá đông đảo ở phòng tiệc của Nhân dân Đại hội đường. Ních sơn và Tổng thống phu nhân, Kítsinhgơ và các vị khách Mỹ ngồi cùng với Chu Ân Lai xung quanh chiếc bàn tròn lớn đủ chỗ cho 20 vị khách và chủ.

Trong bữa tiệc của người Trung Quốc, việc chúc rượu liên tục là một nội dung quan trọng không thể thiếu. Nghe nói rượu Mao Đài dùng thết các vị khách Mỹ hôm nay là thứ rượu đã được cất giữ trên 30 năm. Khi nhân viên phục vụ mở nút chiếc bình sứ trắng nhỏ miệng trong rất cổ kính, thanh nhã, một mùi thơm đặc biệt bốc lên toả khắp xung quanh.

- Đây là rượu Mao Đài nổi tiếng trong ngoài nước, khá nặng, trên 500. - Chu Ân Lai cầm ly rượu nhỏ đặt trước mặt lên giới thiệu với Ních sơn. Trong bữa tiệc hôm nay, trước mặt mỗi vị khách đều đặt 3 chiếc ly to, vừa và nhỏ, ly nào cũng đầy ắp rượu, trong đó ngoài quốc tửu Mao Đài nhất định phải có ra, còn có các loại rượu vang nổi tiếng, nước cam và nước khoáng.

- Tôi đã được nghe kể lại câu chuyện cười của Ngài. Có một người uống quá nhiều, ăn cơm xong anh ta muốn hút một điếu thuốc, nhưng khi châm thuốc, thuốc chưa kịp cháy thì anh ta đã bị nổ tung.

Nói đến đây, không kịp đợi dịch, Ních sơn đã cười trước.

Chu Ân Lai cũng cười theo, đoạn ông quẹt một que diêm dí vào cốc rượu Mao Đài của mình, vui vẻ nói:

- Ngài Ních sơn, xin Ngài trông, nó có thể bốc cháy thật. .

Ngọn lửa màu xanh lam bập bùng, ánh mắt của Chu Ân Lai cũng sáng lên. Ngọn lửa trong cốc rượu nhỏ dần, cuối cùng tắt ngấm. Ánh mắt Chu Ân Lai bống nhiên nhoà đi, một nỗi buồn man mác hiện rõ trên nét mặt, nhưng chỉ giây lát đã tan biến, cặp mắt lại sáng lên, chứng tỏ ngọn lửa trong lòng chưa bao giờ tắt. Với vẻ mặt hình như suy nghĩ điều gì, ông nhìn Ních sơn khẽ gật đầu đầy ý nghĩa.

Màn trình diễn của Chu Ân Lai đã làm cho Tổng thống Ních sơn mê mẩn. Nghe đâu, khi trở về, Oasinhtơn ông ta đắc chí biểu diễn cho cô con gái xem sự lợi hại của rượu Mao Đài. Ních sơn đổ cả một bình rượu Mao Đài vào chiếc bát rồi châm lửa. Ông hoảng hồn khi thấy ngọn lửa xanh bùng lên mãi mà không tắt, rồi chiếc bát vỡ tan, rượu Mao Đài mang theo ngọn lửa chảy loang ra khắp mặt bàn. Có lần Kítsinhgơ nhắc lại chuyện này với giọng hài hước rằng: "Các thành viên trong "đệ nhất gia đình" nước Mỹ phải hiệp lực nhau lại dập nhanh ngọn lửa mới tránh được một thảm kịch của quốc gia. Nếu không, Chính phủ Ních sơn sẽ phải tự kết thúc sớm hơn là thực tế xảy ra sau này".

Biểu diễn xong Chu Ân Lai lại nâng ly rượu nhân viên phục vụ vừa thay chúc sức khỏe quí khách. Rượu Mao Đài ngay từ hội chợ quốc tế Panama năm 1915 đã nổi tiếng khắp năm châu bốn biển. Nhưng buổi tối thứ hai ngày 21 tháng 2 năm 1872 này, trong bữa "quốc yến" tổ chức tại Nhân dân đại lễ đường, trước ống kính của máy quay phim truyền hình truyền đi khắp thế giới cảnh Chu Ân Lai và Ních sơn nét mặt tươi cười cùng nhau cạn chén Mao Đài, chắc chắn càng làm cho rượu Mao Đài nổi tiếng thế giới hơn.

Ních sơn không thành thạo lắm với động tác cạn chén đó nên khi chạm ly với Chu Ân Lai, cánh tay nâng ly rượu lại nâng lên quá cao.

Trong bữa tiệc, điều mọi người không ngờ tới là Ních sơn dùng đũa rất thành thạo. Chu Ân Lai khen với phu nhân của Ních sơn:

- Tổng thống và phu nhân dùng đũa thạo quá.

Bà cười!

- Chuẩn bị để đi Trung Quốc ở Nhà Trắng chúng tôi đã học dùng đũa đấy. 

Nghe nói, ngay từ nửa năm trước Ních sơn đã cho đổi dao, dĩa trên bàn ăn của ông thành đũa.
Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #148 vào lúc: 08 Tháng Tám, 2009, 02:19:42 pm »

Hai nhà lãnh đạo chúc rượu nhau xong, Chu Ân Lai cầm ly rượu đi quanh bàn tiệc chúc từng vị khách Mỹ. Tiếng chạm cốc kêu lanh canh nghe như tiếng các tua đèn thủy tinh trên những bộ đèn treo bị làn gió nhẹ lướt qua va vào nhau rất vui tai.

Nhưng nếu để ý một chút thì thấy khi chúc rượu, Chu Ân Lai miệng nói "cạn chén" nhưng ông không uống cạn ly rượu một cách ngon lành như trước kia. Môi ông khẽ chạm vào miệng cốc nhấp vài giọt, sau đó lịch sự nhiệt tình chào hỏi khách, dùng ánh mắt và nụ cười thay cho động tác cạn chén.

Ông trở về chỗ ngồi, ly rượu vẫn đầy nguyên.

Ních sơn luôn đưa mắt nhìn cốc rượu của Chu Ân Lai, cuối cùng hỏi:

- Tôi nghe nói tửu lượng của ngài rất khá?

Chu Ân Lai cười cười, như hồi tưởng lại:

- Trước kia uống được. Hồi Hồng quân trường chinh tôi đã có lần uống hết 25 cốc Mao Đài: - Chu Ân Lai tay mân mê ly rượu, mắt đăm đăm - Cốc còn to hơn cốc này.

Ních sơn rất ngạc nhiên, nghi ngờ hỏi:

- Vậy mà bây giờ ngài không uống?

Chu Ân Lai gật đầu:

- Tuổi đã cao rồi. Thày thuốc hạn chế tôi uống rượu, không được quá hai cốc, nhiều nhất là ba cốc.

Ních sơn nói:

- Tôi đã đọc một câu chuyện trong sách kể rằng, trên đường trường chinh khi Hồng quân đánh chiếm được thị trấn Mao đài nơi chuyên sản xuất loại rượu này, đã uống hết cả rượu của thị trấn đó.

Chu Ân Lai chớp chớp mắt, vẻ quyến luyến những ngày qua thoáng hiện trong ánh mắt:

- Trên đường trường chinh, chúng tôi coi rượu Mao Đài là linh dược trị bách bệnh, rửa vết thương, giảm đau, giải độc, trị cảm cúm....

- Chúng ta hãy cạn chén bằng thứ "linh dược trị bách bệnh" này - Ních sơn nâng cốc.

Chu Ân Lai cũng nâng cốc. Lần này ông uống cạn vì khách đã uống hết trước.

Trong bữa tiệc, Chu Ân Lai chỉ hộp thuốc lá "Gấu mèo" để trên bàn nói với Tổng thống phu nhân:

- Tôi muốn tặng bà cái này.

Bà ta rất ngạc nhiên:

- Ngài nói... thuốc lá ư? 

Chu Ân Lai cười, giải thích:

- Không, không phải là thuốc lá, mà là gấu mèo. Tôi muốn tăng các vị hai con gấu mèo.

- Ồ! - Bà ta vui sướng nói với chồng - Risớt, Thủ tướng Chu Ân Lai bảo tặng chúng ta hai con gấu mèo? gấu mèo thực thụ đấy nhé.

Pha đó qua vệ tinh truyền đến Mỹ đúng vào lúc đài truyền hình phát bản tin buổi sớm. Ở Mỹ ngày hôm đó trên đường phố, trong gia đình, tại công sở và nhà máy mọi người đều bàn tán chuyện Chu Ân Lai tặng gấu mèo. Tờ "Thời báo Niu Oóc" bình luận, "Chu Ân Lai gãi đúng chỗ ngứa của người Mỹ”. "Tờ "Bưu điện Oasinhtơn" thì nói. "Chu Ân Lai thông qua chú gấu mèo đáng yêu đã chinh phục được trái tim của người Mỹ"

Sau này, Ních sơn cũng quyết định tặng Trung Quốc hai con bò xạ hương sinh trưởng ở vùng giá lạnh miền Bắc.
Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #149 vào lúc: 08 Tháng Tám, 2009, 02:22:07 pm »

VI. TOÀN THẾ GIỚI ĐỔ DỒN CON MẮT VÀO ĐIẾU NGƯ ĐÀI

"Hội đàm Kít-Kiều" chật vật

Lần này theo Ních sơn đi thăm Trung Quốc, Kítsinhgơ không tham dự bất cứ một hoạt động tham quan du lịch nào. Hai lần đi Trung Quốc trước, ông đã thăm những danh lam thắng cảnh đó rồi. Có lần Kítsinhgơ nói vui rằng, ông bị người Trung Quốc kĩ tính dùng làm chuột bạch để thí nghiệm việc sắp xếp thời gian và biện pháp bảo vệ, và để xem những người Mỹ ngoại đạo này phản ứng như thế nào trước những di tích lịch sử của Trung Quốc. Trong thời gian đó, Kítsinhgơ chủ yếu cùng với Kiều Quán Hoa chú trọng Nhà khách Chính phủ Điếu Ngư Đài để nghiên cứu từng chữ từng câu của bản Thông cáo.

Cuộc hội đàm của Ních sơn trong chuyến thăm Trung Quốc được tiến hành theo ba bước.

Bước thứ nhất là Quốc vụ khanh Rô giơ và Ngoại trưởng Cơ Bằng Phi bàn thảo cụ thể việc xúc tiến mậu dịch hai bên và vấn đề quan chức thăm viếng lẫn nhau, tức là những vấn đề đã hội đàm nhiều năm nay ở Vacsava

Bước thứ hai là hội đàm giữa Ních sơn và Chu Ân Lai, đây là cuộc hội đàm chung giữa những người đứng đầu hai nước.

Bước thứ ba là cuộc hội đàm để dự thảo Thông cáo giữa Kítsinhgơ và Thứ trưởng ngoại giao Kiều Quán Hoa. Cuộc hội chàm ở bước ba này là gian nan nhất, và được mệnh danh là "cuộc hội đàm Kít-Kiều”.

Vấn đề Đài Loan là vấn đề hắc búa nhất trong bước hội đàm thứ ba này. Mặc dù phần lớn câu chữ về những vấn đề còn có nhiều tranh cãi đã cơ bản giải quyết trong cuộc hội đàm hồi tháng 10, và câu từ của bản Thông cáo cũng đã được khẳng định; song câu chữ của hai bên nói về vấn đề Đài Loan còn có sự bất đồng khá lớn, thậm chí đối nghịch nhau.

Ngày 22 tháng 2, ngày thứ nhất của cuộc hội đàm. Hai người rà soát lại từng dòng toàn bộ dự thảo, khẳng định những phần đã thỏa thuận, sau đó hai bên trình bày lập trường của mình về vấn đề Đài Loan.

Ngày thứ hai, chủ yếu do Kítsinhgơ giới thiệu những thỏa thuận mà Mỹ đã sẵn sàng tại hội nghị thượng đỉnh Mátxcơva. 

Ngày thứ ba, ngày 24 tháng 2, Kítsinhgơ và Kiều Quán Hoa bắt đầu cuộc đàm phán mang tính thực chất về vấn đề Đài Loan. Hai người đối chọi nhau, tranh cãi kịch liệt. Cả hai người đều có phong độ học giả, phong cách đàm phán mỗi người một khác. Cách biện giải của Kítsinhgơ chặt chẽ về lô gích, giầu tính triết lý, (tiếng Anh pha giọng Đức của ông ta rất khó dịch). Kiều Quán Hoa khi hùng biện, tư duy rất rành mạch, giầu tình tứ biện, cởi mở khoáng đạt trong nguyên tắc.

Theo phương án của Kiều Quán Hoa đưa ra thì quan điểm của Mỹ phải là "Hoa Kỳ mong muốn giải quyết hoà bình vấn đề Đài Loan, sẽ giảm từng bước và cuối cùng rút toàn bộ lực lượng vũ trang và các thiết bị quân sự của Mỹ ra khỏi Đài Loan".

Kítsinhgơ cự tuyệt phương án này, ông nói:

- Tôi mong các ngài hiểu lập trường của chúng tôi, chúng tôi cho việc rút quân là một mục tiêu. Cho dù như vậy chúng tôi vẫn chủ trương gắn việc rút quân với việc giải quyết hoà bình vấn đề Đài Loan và làm dịu tình hình căng thẳng ở toàn bộ châu Á. 

- Nhưng, tiền đề của nó phải là Mỹ rút quân vô điều kiện. - Kiều Quán Hoa vẫn kiên trì. 

- Làm như vậy có thể phá vỡ toàn bộ mối quan hệ, dư luận công chúng Mỹ chắc không tán thành - Kítsinhgơ đương nhiên không nhân nhượng.

Cứ mỗi khi hai người găng nhau không ai chịu ai, họ lại tìm cách nới chùng dây đàn, nói vui một hai câu để giảm bớt không khí căng thẳng, dùng thái độ thân thiện để che giấu quyết tâm lớn của mình, tránh không để quan hệ cá nhân quá căng thẳng. Nghệ thuật đàm phán của hai người gần tới nước điêu luyện.

Lúc này, Kiều Quán Hoa quả nhiên giọng đã bớt

- Ngài Tiến sĩ, ngài sinh ra ở Đức, tôi giành được học vị cũng ở Đức. Về điểm đó, chúng ta giống nhau. Nhưng về triết học, tôi thích Hê ghen, còn Ngài thích Căng, có lẽ đó là nguyên nhân làm chúng ta không nhất trí được với nhau chăng.

Kiều Quán Hoa làm việc cạnh Chu Ân Lai khá lâu, thập niên 40 đã giao thiệp với người Mỹ, thời kì chiến tranh Triều Tiên cũng từng giao đấu với người Mỹ trong cuộc đàm phán đình chiến ở Bản Môn Điếm. Ông am hiểu nghệ thuật đàm phán, giỏi nắm nhịp độ của sự việc, khi cần căng thì căng hết mức, không nhường nửa bước, khi cần dịu thì mưa phùn gió nhẹ, phóng khoáng cởi mở.

Mấy tháng trước, khi dẫn đầu Đoàn đại biểu Trung Quốc dự Đại hội đồng Liên Hợp Quốc khoá 26, ngồi chững chạc trên chiếc ghế của Trung Quốc vừa được khôi phục, ông cất tiếng cười sảng khoái trong ánh mắt chăm chú của đại biểu các nước trên thế giới, đã thể hiện khí phách hào hùng của nước Trung Quốc mới bước vào diễn đàn quốc tế. Một tờ báo lớn ở Niu Oóc đã viết một bài bình luận nói về chuyện đó dưới nhan đề "Tiếng cười của Kiều Quán Hoa".

Kítsinhgơ và Kiều Quán Hoa tranh luận gay gắt với nhau trên bài đàm phán, nhưng cũng quan sát tìm hiểu nhau, nên hai người đã thành bạn tốt, thường xuyên đi lại với nhau.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM