Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 16 Tháng Tư, 2024, 05:58:24 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Danh tướng Việt Nam - Tập 4  (Đọc 70384 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #60 vào lúc: 25 Tháng Mười, 2009, 04:10:39 pm »

   4. CUỘC ĐỐI ĐẦU VỚI TRƯƠNG PHỤ Ở HÀM TỬ - NGHĨA KHÍ DẪU MẠNH CŨNG CHẲNG ĐỦ ĐỂ ĐÈ BẸP THẾ GIẶC HÙNG HẬU VÀ BẠO TÀN

   Nhận tin kêu cứu rất khẩn thiết của Mộc Thạnh, triều đình Minh Thành Tổ (1402-1424) đã một lần nữa, buộc phải sai Trương  Phụ cầm quân đi giải nguy. Tháng 9 năm Bính Tuất (1406), khi tham gia chỉ huy cuộc xâm lăng nước ta, Trương Phụ chỉ mới được trao chức Chinh Di Hữu Phó Tướng nhưng được quyền đeo ấn Chinh Di Tả Phó Tướng, tước Tân Thành Hầu. Tháng 8 năm Đinh Hợi (1407), Trương Phụ cùng với Mộc Thạnh được lệnh gấp rút trở về Trung Quốc. Đến đầu năm Mậu Tí (1408), Trương Phụ lại được lệnh phải lập tức đem quân sang một lần nữa. Nhưng chẳng bao lâu sau đó, việc cầm quân đánh dẹp được giao lại cho tướng Mộc Thạnh còn Trương Phụ thì phải quay về triều đình. Và lúc này (tháng 7 năm 1409), là lần thứ ba (trong vòng chưa đầy ba năm) Trương Phụ sang nước ta. Với chuyến xuất quân lần thứ ba này. Trương Phụ dược triều đình Minh Thành Tổ cho làm Tổng Binh, đeo ấn Chinh Di Tướng Quân và được phong tới tước Anh Quốc Công. Điều này cũng có nghĩa là Mộc Thạnh đã bị mất hết chức quyền cũ.

   Tháng 7 năm 1409, ngay trong trận đụng độ đầu tiên với quân sĩ của Trần Ngỗi tại Thiên Quan, Trương Phụ đã ở thế áp đảo. Trần Ngỗi nhanh chóng bị bắt và bị giết hại. Tháng 8 năm 1409, Trương Phụ dò biết được đại binh của Trần Quý Khoáng đang ở Bình Than nên lập tức cho quân tới tấp tấn công. Bấy giờ, nhiệm vụ tổ chức chống đánh quân Minh ở Hàm Tử, ngăn không cho Trương Phụ tiến vào khu vực Bình Than đã được Trần Quý Khoáng trao cho tướng Đặng Dung. Nhưng vì "quân ít mà lương ăn thì cũng đã cạn", Đặng Dung không thể nào cầm cự nổi. Trần Quý Khoáng thấy rõ nguy cơ bị thất bại hoàn toàn nên đã cấp tốc hạ lệnh rút về Nghệ An. Tức tối vì không bắt được Trần Quý Khoáng, Trương Phụ đã tiến hành những cuộc đàn áp dân lành rất tàn khốc. "Trương) Phụ đi đến đâu là giết chóc đến đó. Có nơi xác người chất thành núi, có nơi chúng mổ bụng lấy ruột người quấn vào thân cây hoặc lấy mỡ người đem rán. Có nơi thì chúng lấy người đem đốt hoặc nướng làm trò chơi. Thậm chí có nơi chúng mổ bụng đàn bà đang mang thai, cắt lấy hai tai của hài nhi để về giao nộp... Dân khắp mọi vùng từ kinh thành đến các lộ đều phải lần lượt chịu hàng. Ai chưa bị giết thì chúng bắt làm nô tì rồi đem đi bán, mỗi người một nơi, tan tác hết cả".

   Về tội ác "trời không dung đất không tha" của Trương Phụ, các sử thần của Quốc Sử Quán triều Nguyễn nghiêm phê rằng : "Trương Phụ học được từ Minh Thành Tổ thủ đoạn tàn khốc là một người phạm tội dây dưa đến mười họ nên mới dám bạo ngược giết chết dân của trời như thế. Kẻ bất nghĩa tất nhiên là cuối cùng sẽ chuốc lấy cái chết, dùng sức mạnh để cướp nước người có phải là dễ đâu."

   Sau khi Trần Quý Khoáng rút về Nghệ An. toàn bộ chính quyền của nhà Hậu Trần từ Thanh Hoa trở ra Bắc cũng lần lượt bị tan rã và do vậy, khó khăn của nghĩa quân Trần Quý Khoáng ngày càng thêm chồng chất.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #61 vào lúc: 25 Tháng Mười, 2009, 04:11:52 pm »

5. BA LẦN SAI SỨ - BA LẦN BẾ TẮC

   Nhẫn tâm đi cướp nước và tàn hại không biết bao nhiêu dân lành mà vẫn chẳng chút ghê tay nhưng nhà Minh lại luôn tuyên bố rằng chúng là đội quân nhân nghĩa. Bám lấy những lời lừa mị đó, Trần Quý Khoáng đã quyết định mở thêm một mặt trận tấn công mới vào kẻ thù, đó là mặt trận ngoại giao. Nhìn về hình thức, quyết định này có vẻ như rất táo bạo và cũng rất lợi hại, nhưng xét kĩ mới thấy rõ Trần Quý Khoáng đã thiếu hẳn tính khả thi. Không thề nói khác hơn rằng, vào thời điểm cụ thể đó, trong mối tương quan thế và lực còn rất bất lợi đó, việc sai sứ cầu phong là điều không thể thành công được. Tuy nhiên, dẫu sao thì Trần Quý Khoáng cũng hi vọng rằng từ thực tiễn rất sinh động của mặt trận này, ông muốn làm cho trăm họ nhận thức ngày một sâu sắc hơn về bản chất xấu xa của quân Minh xâm lăng. Bấy giờ, Trần Quý Khoáng đã ba lần sai sứ đến tận hang ổ của giặc để trực tiếp đấu trí với chúng nhưng cả ba lần đều hoàn toàn bị bế tắc và không thu được kết quả gì.

   Lần thứ nhất là vào mùa hè năm Tân Mão (1411). Trong lần thứ nhất này, quan Hành Khiển Nguyễn Nhật Tư được cử làm Chánh Sứ và quan Thẩm Hình Lê Ngân được cử làm Phó Sứ. Hai ông đã cùng với đoàn tuỳ tùng lặn lội sang tận kinh thành của nhà Minh, nhân danh là người được cử làm đại diện cho hoàng tộc của nhà Trần, bám chặt lấy ngọn cờ chính trị giả hiệu là "phù Trần diệt Hồ" mà Minh Thành Tổ đã từng cho giương lên trước đó để xin cầu phong cho Trần Quý Khoáng. Minh Thành Tổ tức giận, sai bắt giam và giết hại cả Chánh Sứ và Phó Sứ.

   Lần thứ hai là vào tháng 9 năm Tân Mão (1411). Lần này, quan Hành Khiển Hồ Ngạn Thần được cử làm Chánh Sứ và quan Thẩm Hình Bùi Nột Ngôn được cử làm Phó Sứ. Ngoài tờ biểu văn xin cầu phong, phái bộ sứ giả này còn mang theo khá nhiều phẩm vật quý giá để dâng tiến. Rất tiếc là viên Chánh Sứ Hồ Ngạn Thần đã không đủ năng lực và phẩm hạnh để có thể làm tròn bổn phận được giao nên khi về nước liền bị Trần Quý Khoáng sai bắt giam rồi giết chết.

   Lần thứ ba là vào tháng 4 năm Quý Tị (1413). Bấy giờ, Trần Quý Khoáng đóng ở Hoá Châu còn đất Nghệ An thì tướng tổng chỉ huy của quân Minh là Trương Phụ chiếm giữ. Lần này, người được cử làm Chánh Sứ là Nguyễn Biểu và khi đến khu vực đặt đại bản doanh của Trương Phụ tại Nghệ An, Nguyễn Biểu đã bị Trương Phụ giết chết.

   Tóm lại, chỉ trong vòng hai năm (từ mùa hè năm 1411 đến mùa hè năm 1413), Trần Quý Khoáng đã ba lần chủ động sai sứ giả ra đi nhưng cả ba lần đều bị bế tắc và thất bại. Các vị Chánh Sứ hoặc Phó Sứ như Nguyễn Nhật Tư, Lê Ngân, Nguyễn Biểu... đều bị giặc giết hại. Riêng Hồ Ngạn Thần, với những hành vi và lỗi lầm thật khó bễ tha thứ khi đi sứ, tiếng là sau đó bị Trần Quý Khoáng giết mà thực lại chẳng khác gì tự ông đã giết chết chính ông.

   Với Trần Quý Khoáng, ba lần sai sứ là ba lần bế tắc và thất bại nhưng với toàn thể nhân dân yêu nước và đặc biệt là đối với các bạc hào kiệt ưu thời mẫn thế lúc bây giờ, thực tế thất bại của cả ba lần ấy đã để lại một bài học rất lớn, đó là khi thực lực chưa đủ mạnh thì không thể nào tranh biện lẽ đúng sai cùng quân cướp nước được.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #62 vào lúc: 25 Tháng Mười, 2009, 04:13:34 pm »

6. THÂN DẪU MẤT VẪN NGỜI NGỜI TIẾT THÁO

   Mùa xuân năm Quý Tị (1413), Trần Quý Khoáng đã cố gắng mở một cuộc tấn công ra Bắc nhằm làm thay đổi tương quan thế và lực giữa đôi bên. Từ Nghệ An, Trần Quý Khoáng cùng với Nguyễn Suý và Nguyễn Cảnh Dị đã dẫn quân ra Vân Đồn rồi từ Vân Dồn, tổ chức các trận đánh bất ngờ vào khu vực duyên hải Bắc Bộ, vừa tiêu hao sinh lực của địch, vừa thu gom lương thực cho nghĩa quân. Nhưng, rời Nghệ An vào tháng giêng thì chưa đầy hai tháng sau (ngày 4 tháng 3) Trần Quý Khoáng đã phải quay về Nghệ An và "quân lính khi đi mười phần, lúc về chỉ còn lại ba bốn phần". Nói khác hơn, Trần Quý Khoáng đã cam chịu thất bại. Tháng 6 năm Quý Tị (1413), Trương Phụ họp các tướng lại để bàn kế hoạch đánh trận quyết định cuối cùng với nghĩa quân Trần Quý Khoáng ở Hoá Châu.

   "Mộc Thạnh bàn rằng :
   - Hoá Châu có núi cao biển rộng, chưa dễ gì lấy được đâu.
   Trương Phụ nói :
   - Tôi sống là vì Hoá Châu, chết làm ma cũng là vì Hóa Châu. Hóa Châu chưa dẹp được, tôi còn mặt mũi nào trông thấy Hoàng Thượng nữa".


   Nói xong, Trương Phụ liền dẫn thuỷ quân đi và 21 ngày sau thì đến Thuận Hoá. Tháng 9 năm 1413, cuộc đụng độ lớn đầu tiên giữa quân Minh với lực lượng của Trần Quý Khoáng đã diễn ra tại sông Thái Gia (cũng tức là Sái Già). Tại đây, phục binh Trần Quý Khoáng đã đánh cho thuỷ quân Trương Phụ một trận tơi bời. Trương Phụ nhờ may mắn mới được thoát chết.

   Vốn là một trong những viên tướng dày dạn kinh nghiệm trận mạc nên ngay sau trận này, Trương Phụ đã gấp rút chấn chỉnh đội ngũ và cấp tập tổ chức phản công. Tháng 11 năm 1413, Trương Phụ bắt được hai vị tướng xuất sắc của Trần Quý Khoáng là Nguyễn Cảnh Dị và Đặng Dung. Không còn cách nào khác, Trần Quý Khoáng đành phải bỏ đất Hoá Châu. định men theo đường núi rồi chạy ngược lên vùng Lão Qua nhưng đang trên đường rút lui thì bi quân sĩ của Trương Phụ bắt được. Sự kiện này diễn ra vào tháng 12 năm Quý Tị (1413). Cùng bị bắt với Trần Quý Khoáng còn có một số tướng lĩnh cao cấp khác của nghĩa quân.

   Tháng 4 năm Canh Ngọ (1414), Trương Phụ sai quân dùng thuyền đưa Trần Quý Khoáng về Yên Kinh (Trung Quốc). Dọc đường bị áp giải, ông đã nhảy xuống biển tự tử. Danh tướng Đặng Dung cũng cùng nhảy xuống biển tự tử với ông.

   Với lịch sử giữ nước kiên cường của cả dân tộc, Trần Quý Khoáng thực sự xứng đáng vị danh tướng quả cảm, là một trong những người đầu tiên đã có công tham gia dựng cờ xướng nghĩa chống ách đô hộ của quân Minh. Ông ngã xuống khi sự nghiệp lớn chưa thành nhưng tiếng thơm về tiết tháo anh hùng của cuộc đời ông thì vẫn mãi còn với núi sông, vẫn mãi còn với muôn đời con Hồng cháu Lạc. Tổng Tài Quốc Sử Viện thời Lê Sơ là Tiến Sĩ Ngô Sĩ Liên từng có lời bàn về Trần Quý Khoáng như sau : "Trong lúc loạn li mà Trùng Quang Đế dám lây quân một lữ để mưu khôi phục đất nước, việc ấy thật chẳng khác gì dùng một cây gỗ nhỏ để chống đỡ một ngôi nhà lớn đã đổ, há chẳng lẽ là ông lại không hề biết rằng tình thế đã đến lúc không thể nào cứu vãn được hay sao? Nhưng, cần phải cố làm hết bổn phận phải làm, có vậy mới mong cứu vãn được mệnh trời.

   Đến khi bị lũ giặc bắt giải đi, lòng quyết giữ nghĩa chứ không chịu nhục, thà cam lòng nhảy xuống biển để cùng chết với nước non, thật đúng là bậc Hoàng Đế đã hiến thân cho xã tắc".

Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #63 vào lúc: 25 Tháng Mười, 2009, 04:17:54 pm »

III. CÁC BẬC DANH TƯỚNG ĐỜI HẬU TRẦN


1. ĐẶNG TẤT VÀ ĐẶNG DUNG : HỔ PHỤ SINH HỔ TỬ
   
   a) Diệt tên phản bội Phạm Thế Căng ở trận Nhật Lệ (6-1408), lần thể hiện năng khiếu cầm quân đầu tiên của Đặng Tất.

   Đặng Tất và Đặng Dung là hai cha con, tổ tiên vốn người Hoá Châu, sau di cư ra làng Phù Lưu, huyện Thiên Lộc, nay làng này thuộc huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh. Trước khi hăng hái đến tham gia cuộc khởi nghĩa do Trần Ngỗi phát động và lãnh đạo, Đặng Tất từng là quan Đại Tri Châu của Hoá Châu. Hiện chưa rõ Đặng Tất sinh vào năm nào, tuy nhiên, căn cứ vào ba chi tiết về lí lịch, một là trước năm 1407 ông đã làm quan đến chức Đại Tri Châu, hai là đến năm 1408, ông đã có con gái đến tuổi lấy chồng và được ông tiến dâng cho Trần Ngỗi, ba là con trai ông - Đặng Dung - cũng đã là một vị tướng của nghĩa quân, cho nên, chúng ta có thể ước đoán rằng Đặng Tất ra đời vào khoảng đầu những năm sáu mươi của thế kỉ XIV và khi tham gia nghĩa binh Trần Ngỗi, ông đã ở tuổi ngoài bốn mươi.

   Ngày mồng 2 tháng 10 năm Dinh Hợi (1407), khi Trần Ngỗi được Trần Triệu Cơ tôn lập làm Hoàng Đế ở Mô Độ thì Đặng Tất còn ở Hoá Châu. Đến tháng 4 năm Mậu Tí (1408), khi Trần Ngỗi buộc phải rút lui về Nghệ An, Đặng Tất đã lập tức đem quân sĩ của mình tới để ra mắt và tình nguyện xin theo. Trước lúc lên đường, ông đã bắt giết bọn quan lại đô hộ của nhà Minh ở Hoá Châu rồi mang cả gia quyến cùng đi, trong đó có hai người con rất đặc biệt, một là danh tướng Đặng Dung và hai là một người con gái (được ông đem dâng tiến cho Trần Ngỗi).

   Giản Định Đế Trần Ngỗi rất vui mừng, do đó đã phong ngay cho Đặng Tất tước Quốc Công. Từ đây, Đặng Tất được coi là một trong những chỗ dựa tin cậy nhất của nghĩa quân. Nhưng, Trần Ngỗi đóng ở Nghệ An chưa được bao lâu thì Mạc Thuý đã dẫn quân Minh đến càn quét. Do chỗ quân ít lại chưa quen trận mạc nên Trần Ngỗi và Đặng Tất đã phải chịu thua, hết chạy vào tận Hoá Châu lại bí mật quay về Nghệ An. Bấy giờ. Trương Phụ rải quân đi lùng sục khắp nơi mà vẫn không sao tìm được Trần Ngỗi. Lúc Trương Phụ đánh đến cửa Bố Chính thì một trong những viên tì tướng của Trần Ngỗi là Phạm Thế Căng đã đi đầu hàng, hắn được Trương Phụ trao cho chức Tri Phủ của phủ Tân Bình. Hắn xưng là Duệ Vũ Đại Vương và đặt đại bản doanh ở núi An Đại (ở huyện Lệ Thủy, Quảng Bình ngày nay). Sự phản bội của Phạm Thế Căng đã khiến cho nghĩa quân của Trần Ngỗi gặp không ít khó khăn. Vùng từ Hoành Sơn (đèo Ngang - ranh giới tự nhiên giữa hai tỉnh Hà Tĩnh và Quảng Bình) trở ra cho đến Nghệ An và vùng từ phía nam huyện Gio Linh (tỉnh Quảng Trị) cho đến đèo Hải Vân thì chủ yếu thuộc quyền chi phối của nghĩa quân Trần Ngỗi, còn khu vực nằm lọt ở giữa (Quảng Bình cộng với phía bắc Quảng Trị) lại do Phạm Thế Căng kiểm soát. Muốn có được một khu căn cứ rộng lớn. liên hoàn và an toàn thì lẽ tất nhiên là Trần Ngỗi phải nhanh chóng tiêu diệt Phạm Thế Căng.

   Ngày 16 tháng 6 năm Mậu Tí (1408), tướng Đặng Tất được tin cậy giao trách nhiệm tổ chức và chỉ huy cuộc tấn công có tầm quan trọng rất đặc biệt này. Chỉ trong vòng mấy ngày, bằng một loạt những trận lớn nhỏ khác nhau, Đặng Tất đã đập tan hoàn toàn lực lượng của Phạm Thế Căng và trừng trị đích đáng kẻ phản dân hại nước này.

   Do trận đánh quyết định số phận của Phạm Thế Căng diễn ra tại cửa Nhật Lệ, cho nên, sử thường gọi đây là trận Nhật Lệ. Từ thực tế diễn biến và kết quả tết đẹp của trận Nhật Lệ, điều không thể nào phủ nhận là tài năng quân sự của Đặng Tất đã bộc lộ rất rõ ràng. Ông thật sự xứng đáng với tước vị Quốc Công và với niềm tin lớn lao của lực lượng nghĩa quân Trần Ngỗi.

   b) Bô Cô-trận khẳng định tài năng quân sự của Đặng Tất

   Sau thắng lợi vang dội của trận Nhật Lệ, thanh thế của nghĩa quân Trần Ngỗi nói chung và uy tín của Đặng Tất nói riêng đã mau chóng trở nên lừng lẫy. Bấy giờ, chẳng những bọn tay sai của giặc lo sợ và hoang mang mà ngay cả đến quân Minh cũng không dám chủ quan coi thường Trần Ngỗi. Nhân đà thuận lợi này, tháng 12 năm Quý Tị (1408), Trần Ngỗi táo bạo cho quân đánh thẳng ra Bắc. Và, một lần nữa, Quốc Công Đặng Tất được Trần Ngỗi tin cậy giao phó trọng trách "điều động quân của các lộ Thuận Hoá, Tân Bình, Nghệ An, Diễn Châu và Thanh Hoa để hợp lực đánh ra Đông Đô".

   Lúc này, Trương Phụ được lệnh phải gấp về Trung Quốc, một viên tướng khác của nhà Minh là Kiềm Quốc Công Mộc Thạnh được đeo ấn Chinh Di Tướng Quân sang thay. Mộc Thạnh được nắm quyền tổng chỉ huy năm vạn quân thuỷ bộ của nhà Minh từ Vân Nam (Trung Quốc) hùng hổ tiến vào nước ta. Cùng tham gia điều khiển cuộc hành quân này với Mộc Thạnh còn có một số viên tướng khác như Đô Ti Lữ Nghị và Binh Bộ Thượng Thư Lưu Tuấn.

   Ngày 14 tháng 12 năm 1408, nghĩa quân Trần Ngỗi do Đặng Tất và Trần Ngỗi trực tiếp chỉ huy đã gặp và giao chiến với đại binh của Mộc Thạnh tại bến Bô Cô. Để có thể đối địch với Mộc Thạnh, Trần Ngỗi và Đặng Tất liền hạ lệnh phải giữ quân ngũ thật nghiêm. Những chiếc cọc gỗ được gấp rút đóng xuống dọc theo ven sông. Những chiến luỹ cũng nhanh chóng được đắp lên ở hai bên bờ. Tóm lại là một thế trận kiên cố và rất thuận lợi cho cả thế công lẫn thế thủ cua lực lượng nghĩa quân Trần Ngỗi đã nhanh chóng được tạo lập ở khu vực Bô Cô.

   Khi hai bên bắt đầu giao chiến thì bỗng dưng có gió mùa đông bắc thổi rất mạnh và thuỷ triều lại dâng lên rất nhanh, lợi thế đã hoàn toàn thuộc về quân Minh. Nhưng bất chấp tất cả, nghĩa quân vẫn ào ạt xông lên. Lúc bấy giờ, nếu Đặng Tất tỏ ra rất tỉnh táo và khôn khéo trong việc điều binh khiển tướng thì Trần Ngỗi cũng tự đánh trống để thúc giục ba quân. Hai bên đánh nhau liên tục từ đầu giờ Tị đến cuối giờ Thân. Quân Minh mau chóng bị dồn vào thế bị động, bị chia cắt để rồi không cách gì liên lạc được với nhau nữa. Trong trận này, Đô Ti Lữ Nghị và Thượng Thư Lưu Tuấn đều bị chém đầu, lính giặc gồm cả cũ lẫn mới bị giết tại chỗ đến hơn mười vạn tên. Tổng chỉ huy lực lượng của nhà Minh - Chinh Di Tướng Quân, Kiềm Quốc Công Mộc Thạnh - nhờ may mắn mà chạy thoát về thành Cổ Lộng! Quân giặc phải một phen bạt vía kinh hồn.

   Với số lượng tướng lĩnh cao cấp và binh lính giặc bị tiêu diệt nhiều như vừa kể trên, Bô Cô là trận đánh có quy mô và tầm vóc lớn nhất của nghĩa binh Trần Ngỗi. Đặt trong toàn bộ lịch sử chống xâm lăng ngoan cường của cả dân tộc ta, Bô Cô cũng là một trong những trận đánh xứng đáng được xếp vào hàng vang dội nhất. Là người có công trực tiếp tham gia vạch kế hoạch và chỉ huy một cách rất xuất sắc trận Bô Cô, Đặng Tất đã thể hiện rất rõ tài năng quân sự thật đáng kính của mình. Ông là biểu tượng của tinh thần kiên định và đặc biệt là của khả năng giữ vững sự tỉnh táo để tìm cách ứng xử thích hợp nhất trước mọi diễn biến phức tạp của tình hình chiến trường. Kinh nghiệm về việc xây dựng và củng cố ý thức giữ quân ngũ thật nghiêm, về việc thực hiện các biện pháp đúng đắn nhằm kịp thời chấn chỉnh tinh thần chiến đấu của binh sĩ trước khi xông trận mà danh tướng Đặng Tất đã để lại, quả thật là rất xứng đáng được hậu thế trân trọng kế thừa.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #64 vào lúc: 25 Tháng Mười, 2009, 04:21:13 pm »

   c) Tiếc thay, sau trận Bô Cô...

   Rất tiếc là sau trận đại thắng vang dội ở Bô Cô, giữa Giản Định Đế Trần Ngỗi và hai vị danh tướng là Đặng Tất và Nguyễn Cảnh Chân đã nảy sinh sự bất đồng mà tất cả chỉ xoay quanh việc sắp xếp thứ tự ưu tiên giải quyết các vấn đề lớn đặt ra lúc ấy giờ. Sử cũ chép rằng :

   Hoàng Đế nói với quân sĩ rằng:
   - Nay nên thừa thế chẻ tre, hãy đánh theo lối cuốn chiếu thẳng một mạch, nhanh như sét đánh khiến giặc không kịp bịt tai, ta cứ tiến ra thành Đông Quan thì chắc chắn là sẽ phá tan được chúng.
   Nhưng (Đặng) Tất lại tâu :
   - Trước hãy nên bắt hết bọn giặc vẫn còn sống sót, không nên để mối lo về sau."


   Bởi sự khác biệt ý kiến như vậy, Giản Định Đế Trần Ngỗi trở nên chần chừ, không dám quyết đoán gì cả. Nhân cơ hội đó, quân Minh từ thành Đông Quan đã tiến gấp vào để cứu viện, nhờ đó, Mộc Thạnh mới dễ dàng thoát được. Về phần mình, Đặng Tất và Nguyễn Cảnh Chân vẫn trước sau như một, nhất quyết chủ trương phải nhanh chóng sai người đi khắp các địa phương lùng bắt cho hết bọn tàn binh của giặc, do vậy, sức mạnh của lực lượng nghĩa quân cũng dần dần bị phân tán, khả năng tổ chức tấn công và phòng ngự đều bị suy giảm.

   Đúng lúc nội bộ bắt đầu có sự rạn nứt rất đáng lo ngại như vậy thì viên hoạn quan Nguyễn Quỹ cùng với một kẻ học trò rất giảo hoạt là Nguyễn Mộng Trang lại xúc xiểm tâu với Giản Định Đế Trần Ngỗi rằng : "Đặng Tất và Nguyễn Cảnh Chân đã chuyên quyền, tự ý bổ dụng người này hoặc cất nhắc người khác, nếu không sớm liệu tính đi thì về sau thật khó lòng mà chế ngự được".

   Trần Ngỗi nghe xong, vội vã cho triệu Đặng Tất và Nguyễn Cảnh Chân xuống thuyền ngự của mình. Đặng Tất bị võ sĩ bóp cổ cho đến chết. Thấy sự chẳng lành, Nguyễn Cảnh Chân liền bỏ chạy lên bờ nhưng cũng không thoát, ông bị võ sĩ đuổi theo và chém chết. Sự kiện đau lòng này từng được các thế hệ sử gia viết lời bình luận thể hiện những cách nhìn nhận và đánh giá rất khác nhau. Phan Phu Tiên cho rằng Đặng Tất là người có lỗi. Ông viết : "Đặng Tất chỉ biết gấp rút hành quân mà không biết việc phải đến cứu Đông Đô là còn gấp hơn nữa. Đông Đô có tầm quan trọng nhất nước, nếu chiếm được Đông Đô thì tất cả các lộ đều nhất tề hưởng ứng. Vả chăng hào kiệt nước nhà phần lớn đều tập trung ở đây cả. Không lo đánh chiếm nơi đó mà lại chia quân đi khắp các xứ, khiến cho hiệu lệnh không thống nhất, cho nên, cuối cùng phải chịu sụp đổ là đúng". Các sử thần trong Quốc Sử Quán triều Nguyễn cũng từng hạ bút viết một Lời phê rất ngắn ngủi rằng : "Đặng Tất để tuột mất cơ hội nên mới phải rước lấy tai hoạ, thế chẳng phải là đáng tiếc lắm sao". Đánh giá sự kiện này chừng mực và có phần thoả đáng hơn cả có lẽ là Tiến Sĩ Ngô Sĩ Liên. Ông đã dẫn cả sử sách của Trung Quốc để đối sánh và viết rằng : "Đường Thái Tông dùng binh, phần lớn đều nhân thế chẻ tre mà giành được thắng lợi ấy là bởi (Đường Thái Tông) có tư chất anh hùng, tướng sĩ cũng được huấn luyện sẵn sàng từ trước. Đế Ngỗi tính kế quyết thắng nhưng (Đặng) Tất không theo, như thế cố nhiên là rất đáng tiếc, nhưng có lẽ (Đặng) Tất thấy Đế Ngỗi không phải là bậc anh hùng như Đường Thái Tông mà quân sĩ thì mới từ xa tiến đến, lương thực chưa tiếp tế kịp, quân các lộ vẫn chưa tập hợp xong, cho nên, tốt nhất là cứ hãy làm theo lời binh pháp : nếu quân mình đông hơn địch mười lần thì bao vây, đông hơn địch năm lần thì đánh. Nếu không phải như vậy thì thành Cổ Lộng chỉ cách Bô Cô không quá nửa ngày đường, tại sao không nhân thế chẻ tre mà đánh, lại đi đánh thành Đông Quan. Kế ấy (của Đặng Tất) cũng chưa phải là hỏng, Đế Ngỗi chỉ vì bị tin lời gièm pha mà vội giết (Đặng) Tất thôi. Than ôi, Đặng Tất cả phá được giặc mạnh, trổ tài chỉ mới tính được bằng tuần trong tháng, việc lớn chưa làm được một nửa mà đã bị chết oan, đó là đại hoạ sụp đổ (của nhà Hậu Trần) chứ đâu phải là tội của (Đặng) Tất."

   Trái ngược hẳn với nhận xét của Phan Phu Tiên, đồng thời, bộc lộ chính kiến của mình một cách rõ ràng hơn cả có lẽ là Hoàng Giáp Ngô Thì Sĩ. Ông viết : "Đặng Tất đã trù tính rất kĩ. Khi ấy, Mộc Thạnh mới sang, vượt đường xa ngàn dặm, quân sĩ vừa đói lại vừa mỏi mệt, chúng thoát chết được ở Bô Cô đã là may mắn lắm, còn như Trương Phụ thì đúng là một tên cáo già, nó chẳng khác gì con hổ lặng lẽ ngồi nhìn ở Đông Đô. Nếu vội đem đội quân cô độc của mình mới từ xa kéo đến mà đánh thì chưa dễ gì giành được phần thắng, vạn nhất mà cả trước mặt lẫn sau lưng đều có giặc, không lấy đâu ra quân lương cứu viện thì có phải là dấn thân vào chỗ chết hay không ? Cho nên, thà cứ tạm nghỉ ngơi cho điều độ mới là kế vạn toàn. Đặng Tất cũng là bậc tướng quân giàu trí lực đấy chứ. Giá thử cứ sử dụng hết mưu kế của ông thì nhất định quân Minh sẽ vấp phải một phen khốn đốn, quyết không thể nói rằng nước ta là chỗ không có người được".
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #65 vào lúc: 25 Tháng Mười, 2009, 04:26:51 pm »

   d) Đặng Dung - một tấm gương sáng ngời về tạm gác thù nhà để quyết đền nợ nước

   Thân sinh của Đặng Dung vốn là một vị danh tướng giàu tài năng và đã từng lập được nhiều công lao to lớn lại bị chính người em rể giết hại, cho dẫu người em rể đó là Hoàng Đế và đang là lãnh tụ của cuộc chiến đấu chống quân Minh. thì từ sâu thẳm cõi lòng, tất nhiên Đặng Dung vẫn không sao tránh khỏi sự phẫn uất. Theo lẽ thường thì người lãnh đủ sự căm giận của Đặng Dung sẽ là Giản Định Đế Trần Ngỗi. Nhưng, Đặng Dung đã có cách nhìn nhận và phân tích thật là sâu sắc và cảm động. Thân sinh của ông là Đặng Tất và danh tướng Nguyễn Cảnh Chân bị giết hại đã là một tổn thất quá lớn lao đối với sự nghiệp cứu nước, nay nếu ông lại nỡ quên nghĩa cả thiêng liêng là đánh đuổi quân Minh mà lại lo lòng ăn thua đủ với Giản Định Đế Trần Ngỗi thì tổn thất cho xã tắc đương thời sẽ thật khó mà lường hết được. Vả chăng, đã là người thấy rõ sai lầm rất khó bỏ qua của Giản Định Đế Trần Ngỗi thì ông không thể nào tái lập hành vi tương tự như thế được. Ông là ông - một Đặng Dung ngời sáng tâm thành, rất xứng đáng với đấng thân sinh, rất xứng đáng với quá trình tôi luyện trong khói lửa của cuộc chiến đấu giành độc lập. Đầu năm Kỉ Sửu (1409), tức là ngay sau khi thân sinh của ông bị giết hại, Đặng Dung đã cùng với Nguyễn Cảnh Dị bỏ Trần Ngỗi và đem lực lượng của mình về với Trần Quý Khoáng. Bấy giờ, Trần Quý Khoáng đang ở Thanh Hoa, hai ông cùng đồng lòng đón rước Trần Quý Khoáng về đất Chi La và tôn lập Trần Quý Khoáng làm Hoàng Đế vào ngày 17 tháng 3 năm 1409. Khi ấy, Đãng Dung được tấn phong làm Đồng Bình Chương Sự.

   Một kẻ thù chung, một phong trào đấu tranh chung và cũng cùng có chung một ý chí quyết tâm khôi phục nhà Trần nhưng lại có đến hai guồng máy chính quyền với hai vị Hoàng Đế khác nhau, đó là chưa nói rằng xung đột giữa hai guồng máy chính quyền này cũng đã bắt đầu xuất hiện... đấy là một thực tế không thể nào chấp nhận được. Như trên đã nói, các tướng của Trần Quý Khoáng do Nguyễn Suý cầm đầu đã tiến hành hợp nhất hai lực lượng bằng cách tổ chức đánh úp vào Ngự Thiên rồi bắt sống Trần Ngỗi đưa về Chi La ! Tại đây, Trần Ngỗi được tôn làm Thượng Hoàng. Dẫu phải gặp lại nhau trong một tình thế rất không bình thường và rõ ràng là dẫu có muốn hay không thì Đặng Dung vẫn phải tiếp tục ở dưới trướng của Trần Ngỗi, nhưng vượt lên trên tất cả, ông không chút bận tâm, trước sau vẫn giữ vững phẩm chất đường đường của một tướng quân. Ai đó đã nói rất đúng rằng, chiến thắng vẻ vang nhất là chiến thắng chính mình. Theo tinh thần triết lí ấy, Đặng Dung chính là một trong số những người đã giành được chiến thắng vẻ vang nhất rồi vậy.

   đ) Dọc ngang sông núi trải năm năm

   Trong buổi đầu của sự hợp nhất lực lượng theo kiểu rất gượng ép như vậy, tính thống nhất trong chỉ huy của các tướng lĩnh đôi bên chưa cao, do vậy, thất bại là hiện tượng không sao tránh khỏi. Tướng Đặng Dung cũng không phải là một ngoại lệ.

   Tháng 8 năm Kỉ Sửu (1409), khi Trùng Quang Đế Trần Quý Khoáng đang đánh nhau với quân Minh do tướng Trương Phụ chỉ huy ở Bình Than thì Đặng Dung được lệnh đem quân đi thu lương thực tại cửa Hàm Tử (nay thuộc tỉnh Hưng Yên). Giặc bí mật tung quân thăm dò và nắm biết rất rõ rằng số quân sĩ do Đặng Dung cầm đầu không nhiều, vì vậy, chúng liền cho tạm dừng mọi cuộc hành quân đàn áp ở Bình Than để dồn hết sức tấn công cấp tập vào khu vực Hàm Tử. Lúc bấy giờ, bởi quân ít thế cô nên Đặng Dung đã đành phải chịu thua còn Trùng Quang Đế Trần Quý Khoáng vừa nghe được tin thất trận cũng đã lập tức hạ lệnh rút lui về Nghệ An.

   Tháng 6 năm Nhâm Thìn (1412), khi Đặng Dung đang cùng với các tướng như Nguyễn Suý, Nguyễn Cảnh Dị và Hồ Bối đóng tại Mô Độ (Yên Mô, Ninh Bình) thì bị Trương Phụ và Mộc Thạnh đem đại quân tới đàn áp. Một cuộc ác chiến rất đẫm máu đã diễn ra. "(Đặng) Dung và (Trương) Phụ liều chết đánh nhau, thắng bại đôi bên chưa rõ thì (Nguyễn) Suý và (Nguyễn) Cảnh Dị bỏ chạy vào nam còn Hồ Bối thì bỏ chiến thuyền mà lên bờ. (Đặng) Dung thế cô vì không có quân cứu viện cho nên rốt cuộc cũng phải dùng thuyền nhẹ để vượt biển mà thoát.". Thất bại của Đặng Dung trong trận đánh rất quan trọng ở Mô Độ lần này, trước hết là thất bại của sự hợp đồng tác chiến còn quá lỏng lẻo giữa các vị tướng lĩnh lúc bấy giờ. Tất nhiên là thật khó mà trách cứ Đặng Dung bởi vì ông không phải là người nắm quyền chỉ huy chung, càng không phải là người chịu trách nhiệm cao nhất về mọi hoạt động của nghĩa quân ở Mô Độ. Ông chỉ là người chịu một phần trách nhiệm trong trận thua này mà thôi.

   Tháng 9 năm Quý Tị (1413), giữa Đặng Dung và tướng tổng chỉ huy quân giặc là Trương Phụ lại có thêm một cuộc đụng độ rất lớn ở khu vực Thái Gia. Một lần nữa, khi sự toàn thắng ngỡ như đã thuộc về nghĩa quân thì chỉ vì hợp đồng tác chiến quá lỏng lẻo mà Trương Phụ đã lật ngược được tình thế. Sử cũ chép khá rõ rằng : "Đang khi đôi bên quân nam và quân bắc (quân nam là quân của Trần Quý Khoáng còn quân bắc là quân của Trương Phụ - NKT) đang cầm cự nhau thì Đặng Dung bí mật dùng bộ binh và tượng binh mai phục, đúng nửa đêm thì bất ngờ đánh úp vào doanh trại của (Trương) Phụ. (Đặng) Dung đã nhảy lên thuyền của (Trương) Phụ và định bắt sống (Trương) Phụ nhưng lại không biết mặt để có thể nhộn ra hắn, vì thế, (Trương) phụ liền nhảy sang thuyền nhỏ chạy thoát. Quân Minh bị tan vỡ đến quá nửa, thuyền bè, khí giới bị đốt phá gần hết, thế mà bọn (Nguyễn) Suý không biết hợp sức để cùng đánh. (Trương) Phụ biết quân của (Đặng) Dung ít nên lập tức quay lại đánh. (Đặng) Dung đành phải chịu thất bại, quân sĩ chạy tan tác hết.". Các sử gia trong Quốc Sử Quán triều Nguyễn chép đến đây đã phải lấy làm tiếc rẻ mà hạ bút viết Lời phê rằng : "Trời nuông tha Trương Phụ". Về trận ác Chiến diễn ra ở Thái Gia, Tiến Sĩ Ngô Sĩ Liên từng viết một lời bàn khá dài, trong đó có đoạn : "(Đặng) Dung nhân lúc nửa đêm cho quân đến đánh úp doanh trại giặc, khiến cho chủ tướng của giặc phải hoảng sợ chạy trốn, đốt được thuyền bè và khí giới của giặc, nếu không phải là bậc tướng tài thì chẳng thể làm được như thế. Song, cuối cùng (Đặng Dung) vẫn bị thất bại, đó là bởi tại trời. Nhưng, thất bại mà vẫn vinh quang là vì sao vậy? Bọn (Đặng) Đung vì đại nghĩa mà quyết không thèm sống chung với giặc, thề sẽ tiêu diệt sạch lũ chúng nên đã hết lòng phò tá Trùng Quang Đế dụng mưu khôi phục. Trong khoảng 5 năm kiên trì đánh giặc, dẫu có lúc thất trận mà ý chí vẫn không hề nao núng, khí thế vẫn rất hăng, mãi tới lúc hoàn toàn kiệt sức mới chịu dừng. Lòng trung với nước của bề tôi như vậy thiết tưởng đến trăm đời sau vẫn còn thấy rõ.".

   Tháng 11 năm Quý Tị (1413) Đặng Dung cùng với Nguyễn Cảnh Dị bị Trương Phụ bắt sống khi đang tìm đường tạm lánh sang Xiêm La (tức là Thái Lan ngày nay) để tính kế lâu dài. Vì liên tục lớn tiếng chửi mắng quân giặc nên Nguyễn Cảnh Dị đã bị Trương Phụ hạ lệnh giết ngay khi vừa bị bắt. Ngay sau đó, Trương Phụ liền sai người dừng chiến thuyền đưa Trùng Quang Đế Trần Quý Khoáng, Đặng Dưng, Nguyễn Suý...và một số tướng sĩ khác của nghĩa quân về Yên Kinh (Trung Quốc). Dọc đường bị áp giải, Trùng Quang Đế Trần Quý Khoáng đã nhảy xuống biển tự tử. Đặng Dung cũng lập tức nhảy xuống chết theo. Do chưa rõ năm sinh nên cũng chưa thể biết khi mất, Đặng Dung hưởng thọ bao nhiêu tuổi. Sinh thời, Đặng Dung là bậc văn võ song toàn. Bằng tất cả ý chí và nghị lực phi thường, ông đã tự tạo cho mình những trang lí lịch sự nghiệp khá đặc biệt. Ngoài năng khiếu cầm quân và năng lực quyết đoán rất sắc sảo, ông còn là một cây đại bút. Đặng Dung đã để lại cho đời bài Thuật hoài - một trong những áng hùng thi bất diệt của lịch sử văn học dân tộc. Tuyệt tác bừng bừng hào khí quyết chí vùng lên khuấy nước chọc trời này của ông đã được chép lại trong bộ TOÀN VIỆT THI LỤC. Chúng tôi xin được trân trọng giới thiệu nguyên văn chữ Hán, phiên âm, dịch nghĩa và dịch thơ bài Thuật hoài như sau :
      
      Thuật hoài

   Thế sự du du nại lão hà
   Vô cùng thiên địa nhập hàm ca
   Thời lai đồ điếu thành công dị
   Vận khử anh hùng ẩm hận đa
   Trí chủ hữu hoài phù địa trục
   Tẩy binh vô lộ vãn thiên hà
   Quốc thù vị báo đầu tiên bạch
   Kỉ độ Long Tuyền đới nguyệt ma


Dịch nghĩa :

   Việc đời dằng dặc mà tiếc thay tuổi đã già,
   Trời đất rộng lớn cùng nhập vào cuộc say ca.
   Thời cơ đến thì bọn bán thịt ngoài chợ hay đi câu ngoài sông vẫn có thể thành công dễ dàng,
   Khi vận hội qua rồi thì đến cả bậc anh hùng cũng đành phải uống nhiều tủi hận.
   Phò chúa có lòng nâng trục đất,
   Rửa binh khí, tiếc không có lối lên kéo nước sông Ngân xuống.
   Nợ nước chưa đền mà đầu đã sớm bạc.
   Bao phen, thanh gươm Long Tuyền đem mài dưới ánh trăng.


Dịch thơ :

   Việc đời bề bộn tiếc mình già,
   Trời đất quy cuồng cuộc say ca.
   Gặp thời, đồ điếu thành công dễ,
   Lỡ vận anh hùng ngậm xót xa.
   Phò chúa dốc lòng ghì địa trục
   Rửa gươm chẳng lối kéo Ngân Hà.
   Nợ nước chưa đền, đầu đã bạc.
   Gươm mài bao bận dưới trăng ngà.


   Về những vần thơ của danh tướng Đặng Dung, Lý Tử Tấn từng có lời bình rất ngắn gọn rằng : "Phi hào kiệt chi sĩ, bất năng" (Nếu không phải là kẻ sĩ hào kiệt, quyết không thể làm nổi). Với Đặng Dung, thanh gươm và cây bút đều thật sự là những thứ vũ khí cực kì lợi hại.

   (Tác giả xin được chú thích thêm như sau : Đồ là người làm nghề bán thịt heo. đây chỉ Trần Bình, người Trung Quốc thời Hán. Thuở hàn vi, Trần Bình từng bán thịt heo ở ngoài chợ, nổi tiếng cắt thịt rất giỏi. Bấy giờ có người bàn rằng, cắt thịt giỏi thế, chắc cắt đặt việc triều đình cũng giỏi. Sau Trần Bình là một trong những Tể Tướng xuất sắc của nhà Hán. Điếu là người làm nghề đi câu, đây chỉ Hàn Tín. Thuở còn hàn vi, Hàn Tín từng đi câu cá ở sông Hoài để kiếm sống, có lúc đói quá, may được một người phụ nữ cho một chén cơm. Về sau, Hàn Tín trở thành một danh tướng lập dược rất nhiều công lao được nhà Hán phong làm Sở Vương. Hàn Tín trả cho người phụ nữ ấy một chén vàng, văn học cổ thưởng gọi là bát cơm phiếu mẫu. Thanh gươm Long Tuyền mà Đặng Dung nhắc đến trong câu cuối của bài thơ vốn có trong tích Lôi Hoàn (Trung Quốc), theo đó thì khi đến ngục thất Phong Thành, Lôi Hoán tìm thấy hai thanh gươm quý để trong chiếc hòm đá,. một thanh là Long Tuyền, một thanh là Thái An. Văn học cổ thường dùng tích này để chỉ thanh gươm quý. Trong các bản chữ Hàn của bài thơ này. Ở câu thứ tư, cũng có bản viết là Sự khứ anh hùng ẩm hận đa chứ không phải là vận khứ. Tương tự như vậy, ở câu thứ bảy, cũng có bản viết là Quốc thù vị phục đầu tiên bạch chứ không phải là vị báo.

   Lý Tử Tấn người làng Triều Lật, huyện Thượng Phúc, nay là xã Tản Minh, huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây, đỗ Bảng Nhãn khoa Canh Thìn (1400) trước làm quan cho nhà Hồ, sau làm quan cho nhà Lê, trải phong dần tới chức Hàn Lâm Viện Học Sĩ, Nhập Thị Kinh Diên).
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #66 vào lúc: 25 Tháng Mười, 2009, 04:29:49 pm »

Phụ lục 4
LỜI DỊCH VÀ CHÚ THÍCH ĐOẠN GHI CHÉP CỦA QUỐC SỬ QUÁN TRIỀU NGUYỄN VỀ SỰ NGHIỆP CỦA ĐẶNG TẤT VÀ ĐẶNG DUNG
(ĐẠI NAM NHẤT THỐNG CHÍ - Nghệ An tỉnh)

   Đặng Tất nguyên là người Hoá Châu, sau mới di cư đến huyện Can Lộc. Vào cuối đời Trần, ông từng được triều đình cho giữ chức Đại Tri Châu của Hoá Châu. Khi Giản Định Đế nhà Trần lên ngôi ở Mô Độ (Trường Yên), bị tướng của nhà Miình là Trương Phụ đánh phá hết cả hành dinh, phải chạy đến Nghệ An, ông nghe tin liền giết quan lại của nhà Minh rồi đem quân đến hội, lại còn dâng tiến con gái của mình vào cung. Giản Định Đế phong cho ông tước Quốc Công để cùng bàn mưu khôi phục. (Đặng) Tất đánh giết được tên phản bội đầu hàng nhà Minh là Phạm Thế Căng ở cửa biển Nhật Lệ, sau đó, điều quân các lộ Thuận Hoá, Tân Bình, Nghệ An, Diễn Châu, Thanh Hoá tiến ra đánh Đông Đô. Đến đâu, quan lại và hào kiệt các nơi cũng đều vui vẻ hưởng ứng. (Ông) đánh tan được quân Minh ở Bô Cô, chém đặc quan nhà Minh là Binh Bộ Thượng Thư Lưu Tuấn và Đô Ti Lữ Nghị, riêng Mộc Thạnh thì chạy thoát được. Từ đấy quân uy mới vang dậy khắp nơi nơi. Sau vì bọn hoạn quan là Nguyễn Quỹ gièm pha, nói rằng Đặng Tất chuyên quyền, Giản Định Đế đem lòng ngờ vực, liền giết chết ông.

   Đặng Dung là con của Đặng Tất. Vì cha chết oan nên ông giận, liền (bỏ Giản Định Đế) đem quân Thuận Hóa về Thanh Hoá, rước Trần Quý Khoáng đến Nghệ An rồi tôn lập làm Hoàng Đế, đổi niên hiệu là Trùng Quang. (Nhờ công tôn lập này) ông được Trần Quý Khoáng phong làm Đồng Bình Chương Sự. Trương Phụ đem quân vào cướp Nghệ An, Trùng Quang Đế chạy vào Hoá Châu. (Trương) Phụ tiến vào Hoá Châu, quân đôi bên kịch chiến ở Thái Gia, (Đặng) Dung bèn nhân đêm tối bí mật đánh úp, nhảy lên thuyền của Trương Phụ dự định sẽ bắt sống, nhưng do không biết mặt hắn nên Trương Phụ lập tức nhảy xuống thuyền nhỏ chạy thoát. Quân Minh có nguy cơ bị thất bại hoàn toàn. Sáng hôm sau, Trương Phụ biết (Đặng) Dung chỉ có quân số ít nên quay lại đánh, quân của (Đặng) Dung tan vỡ. Sau, (Đặng) Dung bị (Trương) Phụ bắt giải về Yên Kinh. Đi dọc đường, ông nhảy xuống sông tự tử. Ông có để lại cho đời bài Thuật hoài.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #67 vào lúc: 01 Tháng Giêng, 2010, 09:58:09 am »

2. NGUYỄN CẢNH CHÂN VÀ NGUYỄN CẢNH DỊ : HÀO KIỆT SINH HẠ ANH HÙNG

   a) Nguyễn Cảnh Chân và cuộc hội ngộ với Trần Ngỗi :
   Nguyễn Cảnh Chân sinh trưởng tại làng Ngọc Sơn (nay đất làng quê ông thuộc huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An). Ông sinh vào năm nào chưa rõ, sử cũ cũng không hề cho biết ông đã bắt đầu sự nghiệp của mình ra sao. Dưới thời nhà Hồ (1400-1407), Nguyễn Cảnh Chân từng là một trong những quan lại thuộc hàng cao cấp. Tháng 9 năm Ất Dậu (1405), không rõ ông đã phạm phải lỗi lầm gì trong quá trình làm quan, song, sử cũ cho biết rằng chính ông bị triều đình nhà Hồ biếm chức, đưa đi làm An Phủ Sứ ở lộ Thăng Hoa. An Phủ Sứ đã là một chức quan cao, vậy thì chức vụ của ông trước năm 1405 ắt hẳn là còn cao hơn nữa. Ngày 2 tháng 10 năm Đinh Hợi (1407), Trần Ngỗi chính thức lên ngôi Hoàng Đế ở bến Mô Độ và dựng cờ xướng nghĩa kêu gọi nhân dân cả nước vùng dậy chống quân Minh xâm lược thì đến tháng 4 năm Mậu Tí (1408), Nguyễn Cảnh Chân đã đem toàn bộ lực lượng của mình tới tham gia. Đó thực sự là một cuộc hội ngộ rất tương đắc của các bậc cùng chí cả. Bấy giờ, Nguyễn Cảnh Chân được Trần Ngỗi phong làm Tham Mưu Quân Sự. Với chức vụ quan trọng này, ông là một trong những người trực tiếp tham gia vạch kế hoạch cho hầu hết những hoạt động lớn của nghĩa quân. Cùng ông đến ra mắt và tình nguyện sát cánh chiến đấu với Giản Định Đế Trần Ngỗi lúc này còn có cả Đại Tri Châu Đặng Tất và ngay lập tức, hai ông đã trở thành hai cánh tay đắc lực nhất của Trần Ngỗi. Bằng tất cả ý chí và tài năng của mình, Đặng Tất và Nguyễn Cảnh Chân đã thực sự xứng đáng với niềm tin cậy lớn lao của Trần Ngỗi, của tất cả nghĩa quân và của toàn thể nhân dân yêu nước đương thời. Tuy nhiên, khác với Đặng Tất, công việc chủ yếu của Nguyễn Cảnh Chân không phải là trực tiếp cầm quân tả xung hữu đột mà là âm thầm suy nghĩ để hoạch định kế sách. Mặc dù vậy, mọi chiến công của nghĩa quân Trần Ngỗi từ tháng 4 đến hết tháng 12 năm Mậu Tí (1408) đều gắn liền với những cống hiến xuất sắc của Nguyễn Cảnh Chân.

   b) Thương thay, hương lửa chưa nồng...
   Ngày 14 tháng 12 năm Mậu Tí (1408), nghĩa quân của Trần Ngỗi đã đại thắng quân Minh tại Bô Cô. Người trực tiếp cầm quân trong trận đánh lịch sử này là Quốc Công Đặng Tất nhưng người vạch kế hoạch là Tham Mưu Quân Sự Nguyễn Cảnh Chân. Như trên đã nói, tướng tổng chỉ huy quân giặc là Chinh Di Tướng Quân, Kiềm Quốc Công Mộc Thạnh suýt nữa thì bị bắt sống, một số quan lại và tướng lĩnh cao cấp của nhà Minh như Binh Bộ Thượng Thư Lưu Tuấn và Đô Ti Lữ Nghị đều bị chém đầu, hơn mười vạn quân giặc đã bị tiêu diệt.

   Từ đây một vùng giải phóng rộng lớn và liên hoàn đã bước đầu hình thành, cũng từ đây, tương quan thế và lực đôi bên đã thay đổi theo chiếu hướng rất có lợi cho nghĩa quân Trần Ngỗi. Nhưng tiếc thay, ngay sau ngày đại thắng tại Bô Cô, trong nội bộ của bộ chỉ huy nghĩa quân đã nảy sinh những bất đồng không nhỏ. Giản Định Đế Trần Ngỗi thì chủ trương rằng, phải nhân thế chẻ tre đánh theo lối cuốn chiếu thẳng một mạch ra tận Thăng Long, khiến cho giặc phải lâm vào thế "bị sét đánh chẳng kịp bịt tai", ngày toàn thắng ắt sẽ không còn xa nữa. Nhưng, Quốc Công Đặng Tất và Tham Mưu Quân Sự Nguyễn Cảnh Chân lại chủ trương rằng, trước tiên, phải bắt hết bọn giặc còn sống sót, quyết không để mối lo về sau. Đúng vào lúc rất cần sự tỉnh táo để quyết đoán thì Giản Định Đế Trần Ngỗi lại thiếu hẳn cả hai tố chất có ý nghĩa cực kì quan trọng này. Quân Minh đã nhân cơ hội đó tổ chức giải cứu cho Mộc Thạnh và nhanh chóng giành lại thế chủ động cho mình. Bấy giờ, có viên hoạn quan là Nguyễn Quỹ và một học trò tên là Nguyễn Mộng Trang đã liên tiếp tìm cách nịnh hót Giản Định Đế Trần Ngỗi, đồng thời, đã không ngớt nói lời xúc xiểm đối với Đặng Tất và Nguyễn Cảnh Chân. Trong chỗ thiếu tỉnh táo và quá vội vã, Trần Ngỗi đã giết chết cả Đặng Tất và Nguyễn Cảnh Chân. Nhận xét về sự kiện rất đau lòng này, sử thần kiệt xuất thế kỉ XV là Ngô Sĩ Liên viết : "Hoàng Đế may thoát được vòng vây nguy hiểm, nhờ cầu người giúp sức nên mới được cha con Đặng Tất có tài làm tướng, cha con Nguyễn Cảnh Chân giỏi bày mưu lược, tưởng chừng như đã đủ để có thể khôi phục và dựng nghiệp trung hưng. Với trận thắng lớn ở Bô Cô, thế nước vừa nổi lên, vậy mà đã nghe lời gièm pha li gián của lũ hoạn quan, cùng lúc giết cả hai người bề tôi phò tá, nào có khác gì tự mình chặt bỏ hết tay chân vây cánh của mình, thử hỏi làm sao nên việc được.". Quốc Sử Quán triều Nguyễn cũng có Lời phê với nội dung tương tự : "Đang khi tình thế còn đảo điên, quân thần đong lòng chung sức mà còn lo chưa chắc làm nổi việc lớn, huống nữa là tàn hại lẫn nhau, tự làm mất cả tay chân của mình, như thế thì tránh sao khỏi thất bại được". Giản Định Đế Trần Ngỗi đã nêu gương xả thân vì nước, ông đã làm được tất cả những gì có thể làm. Nhưng như trên đã nói, người giỏi không phải lúc nào cũng giỏi, trong chỗ cạn nghĩ và vội vã nhất thời, ông đã gây tổn thất cho nghĩa quân, cũng là gây tổn thất cho sự nghiệp của chính mình. May mắn thay, con của Đặng Tất là Đặng Dung và con của Nguyễn Cảnh Chân là Nguyễn Cảnh Dị đã sáng suốt lựa chọn cho mình một phép ứng xử đúng đắn và thật cảm động.

Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #68 vào lúc: 01 Tháng Giêng, 2010, 10:00:12 am »

   c) Tôn lập Trần Quý Khoáng lên ngôi Hoàng Đế quyết tận trung với sự nghiệp chống xâm lăng
   Ngay sau cái chết oan khuất của cha, Nguyễn Cảnh Dị đã cùng với Đặng Dung, đem tất cả lực lượng nghĩa quân người Thuận Hoá trở về Thanh Hoa. Tại đây, ông và Đặng Dung cùng với một số tướng lĩnh xuất sắc khác đã cùng đồng lòng tôn lập Trần Quý Khoáng lên ngôi Hoàng Đế nhằm nhanh chóng tạo ra ngọn cờ chính thống cho cuộc chiến đấu chống quân Minh xâm lược và đô hộ. Sau khi rước Trần Quý Khoáng về đất Chi La, ngày 17 tháng 3 năm Kỉ Sửu (1409), ông đã góp phần rất quan trọng vào việc chính thức tổ chức lễ lên ngôi cho Trần Quý Khoáng. Nhờ công tôn lập này, Nguyễn Cảnh Dị được Trùng Quang Đế Trần Quý Khoáng phong làm Thái Bảo.

   Nhưng, trong cùng phong trào đấu tranh chung và cùng chống một kẻ thù chung, khi sự nghiệp lớn còn đang dang dở mà đã có đến hai vị Hoàng Đế thì quả là rất không nên. Bấy giờ, một sự thật đau lòng cũng đã diễn ra, đó là chính quyền của Giản Định Đế Trần Ngỗi và chính quyền của Trùng Quang Đế Trần Quý Khoáng đã bắt đầu có những mâu thuẫn và xung đột. Chấm dứt mâu thuẫn và xung đột, hơn thế nữa phải nhanh chóng thống nhất cả hai lực lượng là một nhu cầu hết sức cấp thiết. Để đáp ứng nhu cầu hết sức cấp thiết này, một trận đánh úp vào đại bản doanh của Giản Định Đế Trần Ngỗi rồi bắt sống Giản Định Đế Trần Ngỗi đem về Nghệ An đã được thực hiện. Ngày 20 tháng 4 năm Kỉ Sửu (1409), tại bến sông Tam Chế, Giản Định Đế Trần Ngỗi được tôn làm Thượng Hoàng còn Trần Quý Khoáng thì ở ngôi Hoàng Đế. Đối với Nguyễn Cảnh Dị, đây là một thử thách rất lớn. Vì ôm hận mất cha, ông đã buộc lòng phải từ bỏ Giản Định Đế để tôn phò Trùng Quang Đế và giờ đây, dẫu muốn hay không thì ông cũng lại phải chấp nhận ở dưới trướng của Giản Định Đế thêm một lần nữa. Nhưng cũng tương tự như Đặng Dung, ý chí tận trung với nước và khí khái của đấng đại trượng phu anh hùng đã giúp ông vượt qua được tất cả. Trước sau thì Nguyễn Cảnh Dị vẫn là Nguyễn Cảnh Dị, hiên ngang và dũng mãnh nơi trận mạc, hờn riêng dẫu lớn cũng chẳng hề làm ông chao đảo.

   Sau ngày nhận hàm Thái Bảo, trận đánh lớn nhất do Nguyễn Cảnh Dị chỉ huy là trận Bến La, diễn ra vào tháng 5 năm Canh Dần (1410). Trong trận này, Nguyễn Cảnh Dị dã bất ngờ cho quân tấn công vào lực lượng quân Minh do viên Đô Đốc tên là Giang Hạo cầm đầu. Giang Hạo tuy có quân số đông, lương thực và vũ khí rất dồi dào nhưng vẫn không sao có thể chống đỡ nổi. Hắn buộc phải bỏ cả dại bản doanh là Bến La mà chạy. Tất cả dinh trại, binh khí và chiến thuyền của quân Minh bỏ lại đều bị nghĩa quân đốt hết. Nhân đà thắng lợi, Nguyễn Cảnh Dị đã thúc quân truy kích đến tận bến Bình Than. Thắng lợi của Nguyễn Cảnh Dị đã gây được tiếng vang rất lớn, nhân dân các địa phương nhân đó nổi dậy khắp nơi, thanh thế của nghĩa quân được tăng lên rất nhanh, ngược lại, quân Minh phải một phen khiếp đảm.

   Nhưng sự kiện hợp nhất hai chính quyền của Trần Ngỗi và Trần Quý Khoáng được thực hiện theo lối áp đặt một cách khiên cưỡng đã gây nên những tác động ngày càng lớn. Hiệu lệnh của bộ chỉ huy nghĩa quân trên dưới không thống nhất và giặc Minh đã nhanh chóng phát hiện rồi triệt để tận dụng nhằm tổ chức phản công. Các sử thần trong Quốc Sử Quán triều Nguyễn đã có lời nhận định rất chính xác rằng : "Quân không có người thống lãnh, hiệu lệnh không thống nhất nên giặc Minh đánh đến đâu là binh sĩ ở đó đều bị tan vỡ".

   Sau trận Bến La, Trùng Quang Đế Trần Quý Khoáng rút quân về Nghệ An, các tướng Đặng Dung, Nguyễn Cảnh Dị, Nguyễn Suý và Hồ Bối dẫn một đạo quân thuỷ bộ đi hộ vệ ở tuyến sau. Hai viên tướng khét tiếng nhất của nhà Minh lúc ấy là Trương Phụ và Mộc Thạnh lập tức đuổi theo.

   Tháng 6 năm Nhâm Thìn (1412), một cuộc đụng độ lớn giữa đạo quân hộ vệ này với binh sĩ của Trương Phụ và Mộc Thạnh đã xảy ra tại vùng Mô Độ. Điều rất đáng tiếc là bởi sự không thống nhất trong mệnh lệnh chỉ huy vẫn tiếp tục kéo dài, cho nên, mối liên lạc giữa Đặng Dung, Hồ Bối với các tướng như Nguyễn Suý và Nguyễn Cảnh Dị hầu như không thể thiết lập được. Một lần nữa, Trương Phụ đã triệt để tìm cách khai thác nhược điểm này của nghĩa quân để tổ chức tấn công. Nguyễn Cảnh Dị phải rút lui về Thuận Hoá.

   Tháng giêng năm Quý Tị (1413), Nguyễn Cảnh Dị cùng với Nguyễn Suý theo Trùng Quang Đế đem quân ra khu vực Vân Đồn để thực hiện ba nhiệm vụ khác nhau. Một là thăm dò thực lực của quân Minh ở vùng đồng bằng ven biển phía Bắc. hai là tổ chức tấn công khi có điều kiện và ba là thu gom lương thực cho nghĩa quân. Nhưng cả ba nhiệm vụ này đều không thu được kết quả. Như trên đã dẫn, ngày 4 tháng 3 cùng năm, Trùng Quang Đế và các tướng phải quay về Nghệ An, quân lính ra đi mười phần thì khi về chỉ còn độ ba bốn phần.

   Sau trận thua lớn ở Thái Gia (cũng tức là Sái Già) vào tháng 9 năm Quý Tị (1413), lực lượng của Trùng Quang Đế Trần Quý Khoáng đã nhanh chóng bị tan rã. Vào tháng 11 cùng năm, Nguyễn Cảnh Dị và Đặng Dung cùng bị Trương Phụ bắt được. Nguyễn Cảnh Dị đã luôn miệng mắng Trương Phụ rằng : "Tao định giết mày, ngờ đâu lại bị mày bắt", cho nên, "Trương Phụ giận lắm, giết (Nguyễn Cảnh) Dị rồi móc lấy gan mà ăn".

   Đặng Dung và Nguyễn Cảnh Dị là hai con người khác nhau nhưng hành trạng và khí phách thì lại rất tương đồng với nhau. Ngay từ thời trai trẻ, cả hai ông đều sớm cùng với thân sinh của mình hăng hái tham gia cuộc chiến đấu một mất một còn chống quân Minh xâm lược và đô hộ. Hai ông đều có thân sinh chết rất oan uổng ngay khi vừa lập công lớn nhưng ý chí trước sau của cả hai thì vẫn rất son sắt thuỷ chung với lí tưởng cứu nước. Trong khói lửa cực kì ác liệt của chiến tranh, Đặng Dung và Nguyễn Cảnh Dị đều là những vị tướng trực tiếp cầm quân xông pha trận mạc và mức độ tuy có khác nhau nhưng cả hai đều thực sự là những tướng lĩnh giàu tài năng. Đến bước đường cùng, hai ông đều trân trọng để lại cho đời tấm gương hi sinh sáng ngời tiết tháo bất khuất.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #69 vào lúc: 01 Tháng Giêng, 2010, 10:06:08 am »

IV. LƯỢC TRUYỆN MỘT SỐ TẤM GƯƠNG ANH HÙNG TIẾT THÁO TRONG SỰ NGHIỆP ĐÁNH ĐUỔI QUÂN MINH

   Quả cảm chiến đấu và anh dũng hi sinh vì nghĩa cả thiêng liêng là đánh đuổi quân Minh và giành độc lập cho dân tộc, ngoài các bậc danh tướng Lam Sơn (mà chúng tôi đã trân trọng giới thiệu trong tập 2 của bộ sách này), các bậc danh tướng của nhà Hậu Trần như đã trình bày ở trên, còn có một loạt những tấm gương anh hùng tiết tháo khác. Nhưng, rất tiếc là tư liệu về những người con ưu tú này của dân tộc hiện còn lưu giữ được quá ít ỏi, vì thế, trong khuôn khổ chật hẹp của lao động cá nhân, việc tái hiện tất cả những trang lí lịch cuộc đời của họ rất khó khăn. Bởi thực tế này, xin bạn đọc vui lòng thể tất cho những trang viết chỉ mới dừng lại ở mức sơ bộ sau đây.


1. DANH THẦN NGUYỄN BIỂU

   Nguyễn Biểu sinh trường tại làng Yên Hồ, sau đổi tên là làng Bình Hồ, huyện La Sơn. Nay đất làng quê ông thuộc huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh. Những thư tịch về khoa cử Nho học của nước nhà hiện còn lưu giữ được không hề cho biết gì về sự đỗ đạt của Nguyễn Biểu, tuy nhiên, truyền thuyết dân gian vùng huyện Đức Thọ tỉnh Hà Tĩnh và đặc biệt là các sử gia trong Quốc Sử Quán triều Nguyễn lại khẳng định rằng ông đỗ Thái Học Sinh dưới thời Trần. Xin được nói ngay rằng, tài liệu thư tịch ghi chép về khoa cử Nho học ở nước ta liên tục trong khoảng 70 năm từ 1305 đến 1375 đã hoàn toàn bị thất lạc, do vậy, nếu Nguyễn Biểu đúng là người đỗ Thái Học Sinh thì ông phải đỗ vào sau năm 1305 và trước năm 1375, tức là trong khoảng 70 năm tài liệu khoa cử bị thất lạc này. Nguyễn Biểu tham gia phong trào kháng chiến chống quân Minh từ lúc nào chưa rõ, chỉ biết rằng trong guồng máy chính quyền do Trùng Quang Đế Trần Quý Khoáng đứng đầu, ông được bổ dụng làm Điện Tiền Thị Ngự Sử.

   Tháng 4 năm Quý Tị (1413), Nguyễn Biểu được Trùng Quang Đế Trần Quý Khoáng cử làm Chánh Sứ mang biểu văn và phẩm vật đi cầu phong cho mình. Nhưng, khi mới đến Nghệ An, Nguyễn Biểu đã bị Trương Phụ giữ lại. Tất cả các bộ chính sử xưa đều chỉ chép rằng sau đó ông bị Trương Phụ giết, duy có bộ ĐẠI NAM NHẤT THỐNG CHÍ (Nghệ An tỉnh) và nhiều truyền thuyết dân gian ở vùng Hà Tĩnh và Nghệ An thì nói là để uy hiếp tinh thần của quan Chánh Sứ Nguyễn Biểu, Trương Phụ liền sai làm một mâm cỗ bằng đầu người thết đãi ông! Không chút sợ hãi, Nguyễn Biểu liền dùng đũa khoét lấy mắt rồi đem chấm dấm mà ăn, vừa ăn vừa ứng khẩu khảng khái đọc bài thơ Nôm ĂN CỖ ĐẦU NGƯỜI. Trương Phụ vừa mới trông thấy vậy đã rất lấy làm khiếp phục trước khí phách hiên ngang của ông, hắn đành phải theo đúng lễ nghi dành cho việc đón sứ giả để tiếp đãi Nguyễn Biểu, chịu nhận lễ vật, chịu nhận biểu cầu phong và hứa sẽ chuyển đạt lên triều đình nhà Minh rồi cho ông ra về. Nhưng, khi Nguyễn Biểu rời khỏi dinh Trương Phụ chưa được bao lâu thì có tên phản bội là Phan Liêu (con trai Phan Quý Hựu) cũng vừa tới. Trương Phụ nhân đó hỏi hắn rằng Nguyễn Biểu là người như thế nào. Phan Liêu vốn không ưa gì ông, bèn nói :

   - Hắn là bậc hào kiệt của An Nam, nếu những kẻ như hắn mà còn thì việc đánh dẹp của thiên triều thật khó mà xong được.

   Nghe xong lời ấy, Trương Phụ lập tức sai người đuổi theo để bắt ông lại. Đến Cầu Lam thì chúng đuổi kịp ông. Nguyễn Biểu biết là nhất định mình sẽ bị chúng giết, bèn viết vào chân Cầu Lam mấy chữ Hán "thất nguyệt, sơ nhất nhật, Nguyễn Biểu tử" (nghĩa là vào ngày mồng một tháng bảy Nguyễn Biểu chết).

   Khi quay trở lại gặp Trương Phụ, Nguyễn Biểu mắng rằng :

   - Bên trong thì lập mưu đánh chiếm, vậy mà bên ngoài lại rêu rao là quân nhân nghĩa, đã hứa lập con cháu họ Trần lại còn chia đặt quận huyện, không chỉ cướp bóc của cải châu báu mà còn tàn hại sinh dân, thật đúng là loài giặc dữ.

   Trương Phụ nghe thế thì tức giận, bèn giết ông. Các bộ chính sử xưa đều chép Nguyễn Biểu mất vào tháng 4 năm Quý Tị (1413), chỉ riêng bộ ĐẠI NAM NHẤT THỐNG CHÍ (Nghệ An tỉnh) thì nói Nguyễn Biểu mất vào tháng 7 năm Quý Tị. Do chưa rõ năm sinh nên không biết là khi mất. Nguyễn Biểu hưởng thọ bao nhiêu tuổi.


Phụ lục 5
LỜI DỊCH VÀ CHÚ THÍCH ĐOẠN GHI CHÉP CỦA QUỐC SỬ QUÁN
TRIỀU NGUYỄN VỀ NHÂN VẬT NGUYỄN BIỂU
(ĐẠI NAM NHẤT THỐNG CHÍ - Nghệ An tỉnh)

   "Nguyễn Biểu người làng Yên Hồ, huyện La Sơn, từng đỗ Thái Học Sinh, thời Trùng Quang Đế nhà (Hậu) Trần được bổ làm Điện Tiền Thị Ngự Sử. Ông là người cương trực, gặp việc dám nói. Tướng của nhà Minh là Trương Phụ đóng quân ở núi Nghĩa Liệt còn Trùng Quang Đế thì đắp thành ở phía nam Chi La (nay đổi là La Sơn), hai bên cùng đối luỹ. Sau, Trùng Quang Đế đi Hoá Châu, nhà Minh lại có chiếu chỉ tìm con cháu nhà Trần nên Trùng Quang Đế sai Nguyễn Biểu làm sứ giả đi cầu phong. Khi đến trại quân của giặc, Trương Phụ bắt Nguyễn Biểu phải lạy nhưng (Nguyễn) Biểu không chịu khuất. Bọn giặc bày tiệc, nấu cỗ đầu người dọn cho ăn, (Nguyễn) Biểu biết ý, lấy đũa khoét mắt chấm dấm mà ăn, (Trương) Phụ kinh dị, bèn đối đãi theo lễ rồi cho về. (Nguyễn) Biểu đi đến Cầu Lam thì (Trương Phụ cho người đuổi kịp. Do khi ấy có con của Phan Quý Hựu là Phan Liêu (người ở Hà Hoàng, huyện Thạch Hà) đã đầu hàng giặc và đang được bổ làm Tri Phủ Nghệ An. (Trương) Phụ hỏi (Phan) Liêu rằng Nguyễn Biểu là người thế nào ? (Phan) Liêu vốn không ưa Nguyễn Biểu, bèn nhân đó nói :

   - Hắn là bậc hào kiệt của An Nam, nếu hắn còn thì việc đánh dẹp thật khó mà xong được.

   Nghe lời ấy, (Trương) Phụ sai người đuổi theo để bắt lại. Ông nghĩ rằng thế nào cũng sẽ chết, bèn viết vào chân Cầu Lam mấy chữ : thất nguyệt sơ nhất nhật, Nguyễn Biểu tử (ngày mồng một tháng bảy Nguyễn Biểu chết). Khi Nguyễn Biểu quay lại, bị (Trương) Phụ mắng là đồ vô lễ, Nguyễn Biểu cũng nổi giận mà mắng (Trương) Phụ rằng :

   - Bụng dạ thì chứa đầy mưu mô đánh cướp nước, vậy mà ngoài mặt lại giả bộ là quân nhân nghĩa. Đã hứa sẽ lập con cháu họ Trần mà còn chia đất quận huyện, không những cướp bóc của cải mà còn tàn hại sinh dân, các ngươi quả là lũ giặc tàn ngược.

   (Trương) Phụ bắt Nguyễn Biểu trói ở chùa Yên Quốc rồi giết đi. Đến đời Lê Hồng Đức, ông được tuyên dương tiết nghĩa. Triều đình sai lập đền thờ ông ở thôn Bình Hồ. Ông có hai con. Con trưởng là (Nguyễn) Tồn Trực làm quan đời Lê, kiêm coi sổ sách quân dân đạo Hải Tây. Con út là (Nguyễn) Hạ làm Tuần Kiểm Sứ. Cháu xa là Nguyễn Phong đỗ Tiến Sĩ trong đời Quang Hưng, làm quan đến chức Thái Thường Tự Khanh, sau khi mất được tặng hàm Công Bộ Hữu Thị Lang." 1




-------------------------------------------------------
(1) Về đoạn ghi chép này của Quốc Sử Quán triều Nguyễn, chúng tôi xin có thêm mấy chú thích nhỏ sau đây :
- Núi Nghĩa Liệt tức là một trong những tên gọi khác của Hùng Sơn. Ngoài hai tên gọi Nghĩa Liệt và Hùng Sơn núi này còn có những tên gọi khác nữa như núi Tuyên Nghĩa, núi Đồng Trụ hay núi Lam Thành (nay thuộc tỉnh Nghệ An).
- Chùa Yên Quốc toạ lạc ngay trên núi Nghĩa Liệt. Đây là một trong những ngôi chùa cổ rất nổi tiếng của Nghệ An.
- Đời Lê Hồng Đức là đời Hoàng Đế Lê Thánh Tông (1460-1497) lấy niên hiệu là Hồng Đức từ năm 1470 đến năm 1497. Trong thời trị vì của mình. Lê Thánh Tông sử dụng hai niên hiệu khác nhau, đó là Quang Thuận (1460- 1469) và Hồng Đức (1470- 1497).
- Đạo Hải Tây theo ghi chép của KHÂM ĐỊNH VIỆT SỬ THÔNG GIÁM CƯƠNG MỤC (Chính biên, quyển 21. tờ 21) thì đạo này nguyên là đất dai của hai phủ Nghệ An và Diễnn Châu, đến năm 1428 (đầu thời Lê Thái Tổ : 1428- 1433) hai phủ này được gộp chung lại và gọi là đạo Hải Tây.
- Nguyễn Phong (1559 - ?) đỗ Hoàng Giáp (đỗ hàng thứ 4 trong kì đại khoa, sau Trạng Nguyên, Bảng Nhãn và Thám Hoa nhưng trên Tiến Sĩ) khoa Quý Mùi, năm Quang Hưng thứ 6 thời Lê Thế Tông (1583). Khoa này triệu đình Lê Thế Tông chỉ lấy đỗ tất cả ba Hoàng Giáp và một Tiến Sĩ chữ không có ai đỗ Trạng Nguyên, Bảng Nhãn và Thám Hoa Nguyễn Phong đỗ hàng thứ hai.

Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM