Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 12:09:44 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Một số bài hát, đoạn văn, vần thơ xúc động về NGƯỜI CHIẾN SĨ....  (Đọc 128786 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
meomuop
Thành viên
*
Bài viết: 16


« Trả lời #20 vào lúc: 26 Tháng Bảy, 2009, 02:06:32 am »

Nhớ lại tết đầu tiên về quê năm 1976 - Nghĩa Hành, Quảng Ngãi.
Kính tặng hương hồn ông nội – cảm tử quân thời 9 năm, bà nội – cán bộ phụ nữ thời chống Mỹ, 2 chú ruột là chú Tám và chú Mười - liệt sỹ KCCM và bác Lai – bác họ, hy sinh ở Quảng Trị năm 1972, đoàn HVSQ. Và kính tặng hương hồn các Liệt Sỹ nhân ngày 24/7.
---
Bút tre mà bỗng chợt buồn
Một thời máu đổ, đau thương quay về

Cỏ tranh ngập cánh đồng quê
Hố bom cá quẫy, bốn bề mìn giăng
Nhà Thờ(*) thành mảnh đất bằng
Rừng xa giờ đã thật gần tầm tay

Quê hương yêu dấu là đây
Chú nằm dưới nấm mộ này lạnh không ?
Biết rằng Tổ Quốc ghi công
Nhưng mà cháu muốn, cháu mong chú về
Chú về trồng lại bụi tre
Bùn, tranh xây mái nhà quê thanh bình
Ước gì đừng có chiến tranh
Để hôm nay chú cháu mình gặp nhau

Ông đi cảm tử năm nào
Giờ về tóc bạc mái đầu khóc con
Biết là vì nước, vì non
Nhưng đau thương chẳng thể mòn, chú ơi!

(*) Đây là nhà thờ họ, từng là nơi đóng quân của bộ tham mưu LK5, không phải nhà thời đạo.
Logged
Midaxudavo
Thành viên
*
Bài viết: 605


« Trả lời #21 vào lúc: 31 Tháng Bảy, 2009, 06:41:31 pm »


Có thể có mấy ông CB hứng lên hoặc uất lên, nói đại vậy thôi chứ các CT từ B1-B5 đều được đặt dưới sự chỉ huy thống nhất và chi viện của BTL miền và trên nữa là TW.
« Sửa lần cuối: 08 Tháng Tám, 2009, 08:41:06 am gửi bởi daibangden » Logged
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #22 vào lúc: 31 Tháng Bảy, 2009, 07:32:41 pm »

Miền là B2 bác ạ.
Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
Midaxudavo
Thành viên
*
Bài viết: 605


« Trả lời #23 vào lúc: 31 Tháng Bảy, 2009, 08:15:57 pm »

chiangshan@: Miền là B2 bác ạ.
BTL miền, ý tôi nói BTL QGP miền Nam VN. Các Bx thường gọi là MT; Cũng có một số sách báo, TL gọi miền Đông Nam Bộ...
« Sửa lần cuối: 31 Tháng Bảy, 2009, 10:38:06 pm gửi bởi Midaxudavo » Logged
Trangxinh
Thành viên

Bài viết: 0


« Trả lời #24 vào lúc: 06 Tháng Tám, 2009, 12:39:38 am »

Nhập ngũ !
   Em Lưu Trang,23 tuổi, lính mới tò te. Trước khi viết bài này thì kiến thức về quân sử của em chỉ vẻn vẹn là Quân Đội Nhân Dân Việt  Nam thành lập ngày 22- 12 – 1944, chấm hết. Em thấy anh trai em mỗi lần lên mạng đều vào cái trang web gì mà có anh bộ đội cầm lá cờ to tướng, em chỉ xì anh em một tiếng “Đúng là ông già”, bao nhiêu trang web hấp dẫn thì ko vào đi vào trang web khô khan này. Nhưng…sai lầm hoàn toàn. Em biết rằng đằng sau những con số trong sách khoa lịch sử về số người hi sinh, số địch bị bắn chết, bắt làm tù binh…là cả một câu chuyện bi tráng của các chiến sĩ. Vậy mà từ trước tới này thay vì tìm hiểu một cách sâu sắc lịch sử thì em chỉ ra rả học vẹt nguyên nhân, diễn biến ,kết quả và ý nghĩa của mỗi sự kiện, để rồi vừa thi xong, chữ còn chưa ráo mực thì em đã quên hết rùi. . Em nhận ra điều này là khi em được tiếp cận với tác phẩm Tuổi Thơ Dữ Dội của nhà văn Phùng Quán. Tác phẩm kể về đội thiếu niên trinh sát thuộc chiến khu Hoà Mĩ, chiến khu đầu tiên của tỉnh Thừa Thiên cũ. Đã không dưới mười lần em cay cay nơi sống mũi và cũng không dưới cần ấy lần em bật cười về sự ngây thơ và vô tư của các em du kích nằm vùng. Có những em sau này trở thành cán bộ nòng cốt của Cách mạng, nhưng cũng có không ít em đã sống mãi ở tuổi mười ba, các em có em là trẻ mồ côi, có em con nhà tư sản giàu có, nhưng các em đã sát cánh bên nhau, chiến đấu dũng cảm đến khó tin trong điều kiện vất chất thiếu thốn vô cùng “ Trước ý kiến em nào muốn trở về với gia đình, trung đoàn đưa về…, cả đội ngồi lặng đi rất lâu,long xao xuyến bồi hồi khó tả. Tiếng củi nổ lép bép, tiếng suối chảy ồ ồ, nghe sao mà to mà vang đến thế. Tự nhiên cả đội em nào cũng thấy cổ mình nghẹn lại muốn khóc nhưng chưa rõ tại sao mình muốn khóc? Có lẽ đó là cảm giác khi thấy mình sắp phải rời bỏ một cái gì vô cùng than thiết, mà nếu mất nó là mất tất cả niềm vui trên đời, là chẳng còn biết sống sao đây” Trung đoàn trưởng Hà Văn Lâu, đã rất xúc động khi các em lần lượt nghẹn ngào xin ở lại cho dù chỉ được ăn nửa chén cơm một bữa. Cuộc kháng chiến thần thánh của đất nước đã làm nảy sinh biết bao điều kì diệu. Nó giống như quặng mỏ kim loại quí với một trữ lượng vô tận, bấy lâu nằm ẩn kín dưới các tầng đất, bỗng được mũi khoan của kháng chiến chạm phải phát hiện, làm giàu cho nòi giống. Biết bao nhiêu thiếu niên đã sống và chết như những anh hung cái thế. Được tiếp xúc với những em bé trong tác phẩm em càng trân trọng những trang sử vẻ vang của quân đội ta mà trước đây vì vô tâm em đã bỏ qua. Từ hôm nay chính thức đứng trong hang ngũ quân đội online, em sẽ trau dồi kiến thức để không hổ thẹn với sự hi sinh lớn lao của các em.
   ( Ngoài ra, em rất quan tâm đến cuộc đời sau này của những thiếu niên dũng cảm đó, nhưng em chẳng bít tìm hiểu ở đâu, ai bít nói giùm em nhé)
Logged
panphilov
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 780



« Trả lời #25 vào lúc: 07 Tháng Tám, 2009, 04:33:18 am »

   ( Ngoài ra, em rất quan tâm đến cuộc đời sau này của những thiếu niên dũng cảm đó, nhưng em chẳng bít tìm hiểu ở đâu, ai bít nói giùm em nhé)

Một "đơn xin nhập ngũ" rất chân thành mà không thấy bác nào đáp lại. Em đành vô phép  Grin

Xin cám ơn bạn đã quan tâm và tham gia diễn đàn. Điều trước tiên xin góp ý với bạn là để cho người đọc dễ theo dõi, bạn nên chia ra thành từng đoạn nhỏ, mỗi đoạn khoảng từ 3 đến 5 dòng. Thứ nữa, là các bác quản trị ở đây rất ư là khó tính trong vấn đề "giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt", cho nên bạn không nên dùng những ngôn ngữ xì - tin hay ngôn ngữ chát (ví dụ: bít).

Những nhân vật nhí trong "Tuổi thơ dữ dội" quả thực là khó có thể biết được cuộc đời sau này của họ như thế nào. Nếu bạn hỏi về các nhân vật lớn tuổi thì tôi có thể trả lời được. Vì với các nhân vật này, Phùng Quán đã viết tên đầy đủ hoặc chí ít là cũng nêu chức vụ của họ khi đó. Ta có thể kể tên như: Chính ủy Trung đoàn Trần Cao Vân Trần Quý Hai, Trung đoàn trưởng Trung đoàn Trần Cao Vân Hà Văn Lâu, Tỉnh đội trưởng...

Xin giới thiệu với bạn về một nhân vật đó là Tham mưu trưởng Trung đoàn Trần Cao Vân kiêm Tham mưu trưởng Mặt trận C, trong tác phẩm lúc thì ghi là Phùng Quý Đông, lúc thì ghi là Phùng Đông.

Ông quê ở xã Thủy Dương thành phố Huế, trước Cách mạng là Giám đốc Bảo an binh Thừa Thiên Huế. Sau giác ngộ và đi theo Cách mạng, tham gia giành chính quyền ở Huế tháng 8 năm 1945. Cách mạng thành công, ông ra nhập Vệ quốc quân và là Tham mưu trưởng của Trung đoàn Trần Cao Vân (E101). Chi tiết ông bị bắt và hy sinh vào năm 1947 đã được ghi rõ trong tác phẩm.

Một điều lý thú ở đây, ông chính là bác họ của Phùng Quán. Chi tiết này mình được biết khi đọc một số bài viết sau đây:

-- Một bài viết về Phùng Quán (mình không nhớ tiêu đề), kể rằng: Khi Phùng Quán là Thiếu sinh quân Liên khu 4 mà Tướng Nguyễn Sơn là Khu trưởng. Trong một lần gặp gỡ thiếu sinh quân Liên khu, khi mọi người giới thiệu, Tướng Nguyễn Sơn mới hỏi có phải là bà con của Tham mưu trưởng Trung đoàn Trần Cao Vân đã hy sinh và mọi người trả lời đúng.

-- Hồi ký của ông Nguyễn Vạn nguyên Bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế thì chi tiết hơn. Hồi ký kể rằng bố của Phùng Quán thời lưu lạc vào Sài Gòn có đổi tên là Phùng Quý Đông và cũng nói rằng con bác họ ông (tức ông Nguyễn Vạn) là Phùng Đông. Ông Nguyễn Vạn tức là Phùng Lưu, Chú ruột của Phùng Quán.

Một chi tiết nữa là ông Phùng Đông quê ở Thủy Dương, Huế mà theo tiểu sử thì Phùng Quán quê ở đây. 
Logged

''Chúng tôi đánh giặc và làm thơ"
kimlongkhanh
Thành viên
*
Bài viết: 19


« Trả lời #26 vào lúc: 15 Tháng Tám, 2009, 11:08:29 am »

... Ai đã từng đọc “ Tiếng hát giữa rừng “ của Huỳnh Văn Nghệ chắc không khỏi thấy lòng mình đau đáu, nhức nhối với người chiến sĩ bị thương phải cưa chân bằng cưa thợ mộc, không thuốc gây mê, đã hát vang mãi bài Quốc ca “Đoàn quân Việt Nam đi ...” để quên nỗi đớn đau. Một sự chịu đựng phi thường rất đáng khâm phục, một thi tứ lạ đến lặng người ...

TIẾNG HÁT GIỮA RỪNG
                       Huỳnh Văn Nghệ
Ngựa bỗng dừng chân
Bên quân y viện:
Giật mình nghe tiếng
Quốc ca vang.

Phải chăng giờ chào cờ buổi sáng
Hay hội nghị cơ quan ?
Sao chỉ một người cất giọng
Hát đi rồi hát lại nhiều lần.

Xuống ngựa, buộc cương
Hỏi ra mới biết:
Bác sĩ đang cưa chân
Một chiến sĩ bị thương
Bằng cưa thợ mộc ...

Bác sĩ vừa cưa vừa khóc
Chị cứu thương mắt cũng đỏ hoe
Nhìn ảnh Bác Hồ trên vách tre
Anh chiến sĩ cứ mê mải hát.

Cưa cứ cưa, xương cứ đứt
Máu cứ rơi từng vết đỏ bông.
Hai bàn tay siết chặt đôi hông
Dồn hết phổi vào trong tiếng hát:
“Đoàn quân Việt Nam đi, chung lòng cứu quốc ...”
Đã hát đi hát lại bao lần
Vẫn chưa đứt xương chân
Vẫn chưa ngừng máu đỏ.

Vừa xong băng bó
Anh lịm đi
Hồi hộp cả núi rừng
Tiếng hát mới chịu ngưng
Ảnh Bác Hồ như rưng rưng nước mắt.

Trở lên yên ngựa đi từng bước
Cúi đầu nén nỗi đau thương
Nhưng lửa căm hờn
Bỗng dựng cao đầu ngựa dậy
Vang trời ngựa hí
Chí phục thù cháy bỏng tay cương.
                                         ( CKĐ 1946 )
Logged
nhatminhdl54
Thành viên
*
Bài viết: 60


« Trả lời #27 vào lúc: 15 Tháng Tám, 2009, 12:31:46 pm »

Cám ơn bạn kimlongkhanh đã trích giới thiệu "Tiếng hát giữa rừng".
Đúng là một tứ thơ lạ - lời kể chuyện bằng cách tự đặt câu hỏi rồi trả lời, kể về sự việc xẩy ra ở một bệnh xá dã chiến bình thường nhưng một sự kiện khác thường: cưa chân cho một thương binh bằng cưa thợ mộc, không thuốc tê.
Người bác sĩ quân y không cầm được nước mắt
Chị cứu thương khóc
Người thương binh thì hát, hát cho át cái đau.
và:
Cưa cứ cưa, xương cứ đứt
Máu cứ rơi từng vết đỏ bông.
Hai bàn tay siết chặt đôi hông
Dồn hết phổi vào trong tiếng hát:
“Đoàn quân Việt Nam đi, chung lòng cứu quốc ...”
Đã hát đi hát lại bao lần
Vẫn chưa đứt xương chân
Vẫn chưa ngừng máu đỏ.

Đây là tác phẩm đặc biệt của "Thi tướng rừng xanh” Huỳnh Văn Nghệ.
Nguyên tư lệnh Quân khu 7, thứ trưởng Bộ Lâm nghiệp, nhà thơ Huỳnh Văn Nghệ đã được tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học - nghệ thuật (tháng 12-2006).
Xin trích mấy dòng về tiểu sử của Ông:
Huỳnh Văn Nghệ (2/1/1914-5/3/1977), nguyên: Cục phó Cục Quân huấn Bộ Tổng tham mưu Quân đội Nhân dân Việt Nam, Tỉnh đội trưởng Tỉnh đội Thủ Biên (Thủ Dầu Một và Biên Hòa sát nhập), Khu trưởng Khu 7, Cố vấn quân sự của Ủy ban kháng chiến miền Đông Nam Bộ.
Ngoài ra, ông còn từng là: Thứ trưởng Bộ Lâm nghiệp, Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp miền Nam, Trưởng ban Lâm nghiệp Trung ương cục miền Nam, Phó Ban Kinh tài (Kinh tế Tài chính) TƯCMN, Phó Bí thư Đảng ủy căn cứ-Trưởng Ban căn cứ TƯCMN).
Ông không những là một nhà chỉ huy quân sự tài ba mà còn là một nhà báo, nhà thơ với nhiều tác phẩm khá nổi tiếng. Nhiều người dân Nam Bộ yêu kính và trìu mến gọi ông là "Thi tướng Huỳnh Văn Nghệ".
Tên tuổi ông được ghi trong sách Trí thức Sài Gòn - Gia Định, được đưa vào Từ điển danh nhân Việt Nam, Từ điển thành phố Sài Gòn - Hồ Chí Minh, được đặt tên cho trường học ở Tân Uyên, nơi vùng đất chiến khu Đ năm xưa và một số đường phố ở Bình Dương, Biên Hòa, TP Hồ Chí Minh.
Quân hàm cao nhất của Huỳnh Văn Nghệ trong Quân đội tuy mới chỉ là Thượng tá, nhưng ông vẫn được đồng bào, đồng chí đặc biệt là những ai từng chiến đấu ở chiến trường miền Đông Nam Bộ, Chiến khu Đ thời Kháng chiến chống Pháp, trìu mến và trân trọng gọi là tướng quân. Điều đó hoàn toàn xứng đáng với tài năng và công lao của ông, bởi như theo Chủ tịch Hồ Chí Minh thì tiêu chí phong quân hàm là ''Thắng được tá phong tá, thắng được tướng phong tướng'' trong khi ông đã làm thất điên bát đảo, khiến cho điêu đứng bao nhiêu tướng Pháp.
(Theo http://www.quansuvn.net/index.php?topic=1667.70 )
Logged
kimlongkhanh
Thành viên
*
Bài viết: 19


« Trả lời #28 vào lúc: 15 Tháng Tám, 2009, 06:36:36 pm »

NGUYỄN TRÃI CỦA MIỀN ĐÔNG NAM BỘ
Sau năm 1975, tình cờ tôi đọc được những dòng thơ viết về cái chết của anh Xiểng mà người viết chú giải tác giả là nhà thơ Huỳnh Văn Nghệ : Anh Xiểng trên đường đi Hà Nội họp Quốc hội khoá đầu tiên vào cuối tháng 3 - 1940 đã bị giặc Pháp bắt đưa về Xuân Lộc. Biết anh là đại biểu Quốc hội, chúng dùng mọi cực hình tra tấn hết sức dã man, trói ghì anh đằng sau xe Jeep, kéo lê trên đường. Thế nhưng ...
Như ngọn núi Chứa Chan
Vẫn cao đầu hiên ngang dưới nắng
Bên tai anh lời ca cách mạng
Vẫn vang trong tiếng suối lời chim
Và trước họng súng tội ác ấy :
Anh vẫn đứng lặng im
Nhìn lũ giặc căm thù sôi trong máu
Anh gầm lên tiếng thét vang rừng
Không !... Không đầu hàng
Tao thà chết tại đây.
Xúc động với những lời thơ không đầu không đuôi này, tôi đã kêu lên trong thán phục :
- Ôi chao ! Một bài thơ hay, lại là một bài thơ của tác giả “ vô danh”.
Vâng ! Qủa thật - Huỳnh Văn Nghệ - cái tên quá xa lạ với tôi lúc bấy giờ. Sau này, qua sách báo, nhất là từ cuộc thi tìm hiểu về Biên Hoà - Đồng Nai 300 năm, tôi đã ít nhiều biết đến tên ông - Huỳnh Văn Nghệ - nhà thơ mà tôi đã ngưỡng mộ ngay từ thời điểm giao thời của hai chế độ ấy, thật sự không phải là một nhà thơ “ vô danh” tí nào. Thơ của ông là những bản hùng ca yêu nước, nói theo quan điểm của Bác Hồ là :
Nay ở trong thơ nên có thép
Nhà thơ cũng phải biết xung phong
Đa số những bài của ông đều có gắn liền với Chiến khu Đ, với nhiều sắc thái khác nhau, ăm ắp tình người và sâu đậm tình nước như : Du kích Đồng Nai; Ngày hội; Xuân chiến khu; Chiến khu Đ chống bão ... Điều đó cũng chẳng có gì lạ khi suốt cả thời trai trẻ , Huỳnh Văn Nghệ đã dành hết cho Chiến khu Đ. Thơ ông để lại cho người đọc một một cái gì sâu lắng. Thương cho em bé học trò trong “ Trốn học”, không phải vì lười học mà vì nghèo không có được chiếc áo thứ hai để mặc, ngoài chiếc áo cũ rách em đang mặc.
Má ơi !Thầy của con
Như là không biết thương
Những trò nghèo áo rách
Mỗi bữa mỗi đánh đòn
......................................
Xấu hổ và sợ đau
Không tiền may áo mới
Nên con đành trốn học
Để chờ ngày mẹ giàu.
Nghe con phân trần lí do trốn học của mình, người mẹ :
Cành roi rời khỏi tay
Khăn rằn lau nước mắt
Mẹ ôm con vào ngực
Chim rừng ngơ ngác bay...
Ai đã từng đọc “ Tiếng hát trong rừng” của Huỳnh Văn Nghệ chắc không khỏi thấy lòng mình đau đáu, nhức nhối với người chiến sĩ bị thương phải cưa chân bằng cưa thợ mộc, không thuốc gây mê, đã hát vang mãi bài Quốc ca “Đoàn quân Việt Nam đi ...” để quên nỗi đớn đau. Một sự chịu đựng phi thường, rất đáng khâm phục, một thi tứ lạ đến lặng người. Thơ là người, người chính là thơ. Cái ý chí kiên cường, tinh thần bất khuất trong thơ Hùynh Văn Nghệ làm cho người đọc như muốn cùng ông “ vung kiếm thép” :
Trở lại yên ngựa đi từng bước
Cúi đầu nén nỗi đau thương
Nhưng lửa căm hờn
Bỗng dưng cao đầu ngựa dậy
Vang trời ngựa hí
Chí phục thù cháy bỏng tay cương.
Nhà thơ “ vô danh” Huỳnh Văn Nghệ trong ý nghĩ tôi dạo nào không những không là người “ vô danh” trên mặt trận văn hoá, tư tưởng, chính trị mà ông còn là một “ người hùng”trong quân đội. Không phải là một chiến sĩ do đủ tuổi phải đi nghĩa vụ, mà ông đã bước vào quân ngũ theo lời gọi của trái tim quật khởi, một tấm lòng yêu nước, thương dân. Từ một công chức hoả xa, ông đã đến với cách mạng, cùng một số đồng chí vận động, tập hợp lực lượng lập chiến khu kháng chiến, chỉ huy Chi đội 10 Vệ quốc đoàn Biên Hoà. Ông chính là linh hồn của Chiến khu Đ.
Tôi từng có niềm tự hào về Nguyễn Trãi. Và như nhà thơ Chế Lan Viên trong khi ca ngợi Tổ quốc của thời đại ta đang sống - thời đại có Đảng và có Bác Hồ - đã có làm công việc so sánh với quá khứ và tương lai. Tổ quốc trong quá khứ hiện lên trong thơ là một quá khứ anh hùng có truyền thống văn hoá rực rỡ. Qúa khứ có :
Khi Nguyễn Trãi làm thơ và đánh giặc
Nguyễn Du viết Kiều đất nước hoá thành văn.
Nguyễn Trãi là một vị quan văn võ song toàn. Huỳnh Văn Nghệ cũng là một tướng lãnh song toàn văn võ. Vì vậy, trong ý nghĩ của riêng tôi : Huỳnh Văn Nghệ chính là “ Nguyễn Trãi” của miền Đông Nam Bộ. Thơ ông được mọi người từ Bắc chí Nam biết đến qua bài thơ “ Nhớ Bắc”. Nhưng với tôi, hai câu thơ được khắc trên bia đá nơi mộ ông lại làm tôi nao lòng :
Gởi lại bạn mấy vần thơ trên cát
Và chiều nay tôi sang bến, lên đường
Hôm nay, nhân kỉ niệm 55 năm ngày thành lập Chiến khu Đ, tôi viết mấy dòng chữ này như lời tri ân của người hậu bối đối với những người làm nên lịch sử Chiến khu Đ và như thay một nén hương thắp lên mộ ông - nhà thơ - chiến sĩ Huỳnh Văn Nghệ.
                      (Kỉ niệm 55 năm - thành lập Chiến khu Đ)
                                                    Năm 2000
Logged
kimlongkhanh
Thành viên
*
Bài viết: 19


« Trả lời #29 vào lúc: 27 Tháng Tám, 2009, 11:44:45 pm »

Có một dạo -  ngày 20-11 - trên các báo tường trường tôi từ cấp I đến cấp II, đều thấy xuất hiện bài thơ “ Thầy ơi em đã hiểu” mà em nào cũng đều ghi tên mình là ... tác giả. Thấy hay tôi có giữ lại, nhưng rất tiếc bây giờ đã mất. Bài thơ nói về người thầy thương binh trong một ngày trời mưa to, gió bão vào học đã lâu, không thấy thầy đến, bao ánh mắt học sinh ngầm trao nhau với nụ cười đầy ngụ ý “ Hôm nay trời mưa lớn, chắc gì thầy đã đi”. Nhưng thầy vẫn đến. Học sinh bàng hoàng nhìn thầy câm nín, Thì ra, mặc cho ngoài trời vẫn mưa rơi, gió ùa cơn mưa lạnh, tay run chống nạn thầy vẫn cố đi. Đường làng trơn trợt thầy đã bao phen vấp ngã rồi lại gượng đứng lên ...
Bài thơ tôi còn nhớ vài câu sau. Bạn nào biết được cả bài cho xin nhá, cả tên tác giả. Cám ơn lắm lắm ! 
... Tóc đang mưa ướt sũng
Bàn tay thầy lạnh ngắt
Quần áo những vết bùn
Mỉm cười thầy nói nhỏ
“Trời mưa đường trơn ghê!”
Logged
Trang: « 1 2 3 4 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM