Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 20 Tháng Tư, 2024, 03:31:45 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: 1 2 3 4 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Một số bài hát, đoạn văn, vần thơ xúc động về NGƯỜI CHIẾN SĨ....  (Đọc 128800 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
nhatminhdl54
Thành viên
*
Bài viết: 60


« vào lúc: 19 Tháng Bảy, 2009, 10:11:22 am »

Nhân ngày THƯƠNG BINH LIỆT SĨ 27 tháng 7, xin kính cẩn nghiêng mình tưởng nhớ tất cả các anh em đồng đội ngày ấy ra đi, đã yên nghỉ ở ở các Nghĩa trang Liệt sĩ trên mọi miền của đất nước hay còn nằm lại ở góc  rừng, ở trong lòng đất các chiến trường! 
Cũng xin chia sẻ những hồi ức, những niềm vui nỗi buồn tới anh em đồng đội đã hy sinh một phần máu xương vì Tổ Quốc!
Xin kính chúc các BÀ MẸ VIỆT NAM ANH HÙNG mạnh khỏe và trường thọ! Xin kinh chúc THÂN NHÂN CÁC LIỆT SĨ, CÁC THƯƠNG BINH có nhiều sức khỏe và gặp nhiều may mắn!


Tôi xin mở chuyên mục này  để sưu tập, giới thiệu một số bài viết về ca khúc, trang văn và vần thơ thực sự xúc động về NGƯỜI CHIẾN SĨ, về những BÀ MẸ VIỆT NAM ANH HÙNG. Kính mong các đồng đội, các Cựu Chiến binh và các anh chi em hưởng ứng!
« Sửa lần cuối: 19 Tháng Bảy, 2009, 12:41:10 pm gửi bởi nhatminhdl54 » Logged
nhatminhdl54
Thành viên
*
Bài viết: 60


« Trả lời #1 vào lúc: 19 Tháng Bảy, 2009, 10:14:08 am »

Bài hát:  MÀU HOA ĐỎ
Tác giả : THUẬN YẾN - THƠ : NGUYỄN ĐỨC MẬU
"Bài thơ Thời hoa đỏ của Nguyễn Đức Mậu được viết ra vào giai đoạn khốc liệt nhất của cuộc chiến tranh chống Mỹ, bằng xúc cảm của người lính:
 “Có người lính, mùa thu ấy ra đi từ mái tranh nghèo
Có người lính, mùa xuân ấy ra đi từ đó không về
Dòng tên anh khắc vào đá núi
Mây ngàn hóa bóng cây tre…”.

Thoáng chút bùi ngùi, song phần hồn của Màu hoa đỏ là niềm tin tất thắng vào ngày mai. Màu hoa đỏ chính là vầng hào quang chiến thắng, mà tác giả đã mường tượng và đã trở thành hiện thực vào ngày 30-4-1975 lịch sử.

Nhạc sĩ Thuận Yến đã phổ khá nhiều bài thơ thành những ca khúc hay, đặc biệt là những bài thơ viết về chiến tranh và người lính. Với Màu hoa đỏ, không phải là khổ thơ vần, song ông đã phổ nên một giai điệu trữ tình lẫn bi tráng, tạo cảm xúc mạnh với người nghe."
"NS Thuận Yến tâm sự về hoàn cảnh ra đời của ca khúc Màu hoa đỏ: Thật là hữu duyên. Những ý tưởng đầu tiên của ca khúc này được nảy lên từ chính ngôi nhà số 4 – Lý Nam Đế. Thỉnh thoảng tôi vẫn thường sang bên Tạp chí VNQĐ để “ôn cố tri tân” với anh bạn – nhà thơ Nguyễn Đức Mậu. Hôm đó hai anh em ngồi ôn lại những kỷ niệm khi còn ỏ chiến trường, nhớ về những anh em đồng đội kẻ nay còn, người đã mất. Chỉ tiếc rằng nay vẫn chưa tìm thấy hài cốt những đồng đội chính tay mình chôn cất. Tôi bàn với anh Mậu là tìm tứ thơ , tôi đảm nhiệm phần phổ nhạc như để trả nợ về tinh thần. Đặc biệt lúc đó vào năm 1991, tình hình thế giới đang có nhiều biến động hai chúng tôi đều mong bài hát sớm ra đời sẽ góp phần củng cố niềm tin trong quần chúng.

Bài thơ của anh Mậu lúc đầu có tên Thời hoa đỏ. Sau khi phổ nhạc, tôi bàn với anh đổi tên thành Màu hoa đỏ. Bởi vào năm tháng đó, suốt dọc đường hành quân chỉ gặp màu rực đỏ của hoa chuối rừng. Nó gợi lên không khí hào hùng, không khí chgiến thắng, tác động không ít đến anh em chiến sĩ. Cùng thời gian đó, tôi dẫn Thanh Lam đến phòng thu của Đài tiếng nói Việt Nam để thu thanh ca khúc này. Phải nói rằng mới có 21 tuổi nhưng Lam đã thể hiện ca khúcn rất thành công. Lúc Lam hát, tôi đã ngồi lặng đi cảm thấy dường như tôi đã gặp lại các đồng đội cũ. Đừng hỏi tôi ai thể hiện thành công ca khúc này nhất. Ai cũng thành công khi mang trong mình niềm đam mê. Ca khúc Màu hoa đỏ đã đoạt giải năm 1994 của Hội nhạc sĩ Việt Nam"
Có người lính mùa thu ấy ra đi từ mái tranh nghèo
Có người lính mùa xuân ấy ra đi từ đó không về
Dòng tên anh khắc vào đá núi, mây ngàn hóa bóng cây che
Chiều biên cương trắng trời sương núi, mẹ già mỏi mắt nhìn theo.
Việt Nam ơi, Việt Nam! Núi cao như tình mẹ, bốn mùa tóc bạc nỗi thương con.
Việt Nam ơi, Việt Nam! Ngọn núi nơi anh ngã xuống
Rực cháy lên màu hoa đỏ phía rừng xa,
Rực cháy lên màu hoa đỏ trước hoàng hôn
.

« Sửa lần cuối: 19 Tháng Bảy, 2009, 11:44:14 am gửi bởi nhatminhdl54 » Logged
nhatminhdl54
Thành viên
*
Bài viết: 60


« Trả lời #2 vào lúc: 19 Tháng Bảy, 2009, 10:16:57 am »

Bài hát CỎ NON THÀNH CỔ
Tác giả : TÂN HUYỀN
NHỮNG GIÂY PHÚT HẠNH PHÚC NHẤT CỦA NHẠC SĨ
Nhạc sĩ Tân Huyền tên thật là Phan Văn Tần, sinh ngày 5-4-1931, quê ở Ðức Thọ (Hà Tĩnh). Trong kháng chiến chống thực dân Pháp, ông làm công tác tuyên truyền văn nghệ ở Vinh, Bến Thủy. Những sáng tác đầu tiên của Tân Huyền như: Mùa trăng về, đặc biệt Nhớ vào quê em (1950) được phổ biến rộng rãi từ những ngày đầu kháng chiến.

Hơn nửa thế kỷ sáng tác, Tân Huyền đã có hàng trăm ca khúc với nhiều chủ đề cảm hứng từ hiện thực cuộc sống và có sức lan tỏa trong cộng đồng. Ngoài ca khúc, Tân Huyền còn sáng tác một số tổ khúc hợp xướng và ca cảnh: Những người con của biển (Ðoàn ca múa Thái Bình dàn dựng, 1993), Quê hương chúng tôi (Ðoàn ca múa Quảng Nam - Ðà Nẵng, 1978), Ðường Trường Sơn đêm đêm (Ðoàn ca múa Trị Thiên - Huế, 1972). Một trong những ca khúc của Tân Huyền về đề tài anh hùng liệt sĩ có sức sống cùng năm tháng là Cỏ non Thành cổ.

Ông sáng tác ca khúc này vào ngày đầu xuân năm 1990, khi đi thâm nhập thực tế để viết về đề tài chiến tranh cùng các nhạc sĩ: Huy Thục, Thuận Yến, Vũ Thanh; và họ đã đến vùng đất Quảng Trị nơi từng diễn ra cuộc chiến khốc liệt nhất tại các tỉnh khu 4 cũ. Khe Sanh, Ái Tử, Cồn Tiên, Dốc Miếu và đặc biệt là Thành cổ Quảng Trị là những địa danh lịch sử về cuộc chiến đấu 81 ngày đêm máu lửa giữa ta và địch... Mảnh đất này trước đây Tân Huyền cũng từng qua lại nhiều lần, từ Vĩnh Linh, địa đạo Vĩnh Mốc đến gần phía bên này cầu Hiền Lương.

Trong chiến tranh, Tân Huyền đã đến nhiều vùng quê khác nhau và gặp nhiều cảnh ngộ, nhiều nỗi đau chiến tranh. Gia đình ông cũng có nỗi mất mát và đau thương. Tân Huyền kể: "Em trai tôi vào quân ngũ lúc 18 tuổi. Từ ngày em trai tôi đi, chiều chiều ở một làng quê nghèo, mẹ tôi thường đứng tựa cửa nhìn về phương nam ngóng đợi. Rồi một ngày, giấy báo tin em tôi hy sinh gửi về làng...".

Tôi đến Thành cổ Quảng Trị vào một buổi sáng mùa xuân đẹp trời. Trên cao, những đám mây trắng bồng bềnh trôi. Dưới mặt đất, những thảm cỏ non xanh rờn trải rộng. Khi đến nhà lao Quảng Trị... vẫn cỏ non xanh như thế. Nhà văn Nguyễn Quang Lập đi cùng tôi cất tiếng: "Anh Huyền ơi, dưới thảm cỏ này là máu xương của chiến sĩ ta đã đổ xuống trong 81 ngày đêm chiến đấu ở Thành cổ, anh nên viết một bài hát về quá khứ chiến tranh hào hùng và khốc liệt". Trong tôi chợt bật lên giai điệu đầu tiên của bài hát: Cỏ non Thành cổ, một mầu xanh non tơ. Bình minh Thành cổ, cỏ mềm theo gió đung đưa... Nào có ai ngờ, nơi đây một thời máu đổ. Người vợ nào, người mẹ nào ngậm ngùi nuốt lệ, khi chồng con không trở về...".

Sau khi trở về nhà, Tân Huyền cứ bâng khuâng mãi với suy nghĩ: một là có những cái chết tạo dựng nên sự sống cũng như xương máu các chiến sĩ đã ngã xuống cho lớp cỏ non mọc xanh tươi như mùa xuân ngày hôm nay; hai là, nhiều lúc chúng ta vô tình quên đi quá khứ hào hùng của các thế hệ trước, quá khứ hào hùng ấy lại được tô thắm bằng xương máu của bao lớp người.

Vì vậy, đến lời của đoạn hai bài hát này Tân Huyền viết: Cho tôi hôm nay vào Thành cổ, thắp một nén nhang viếng người nằm dưới cỏ. Cỏ xanh non tơ xin chớ vô tình với người hy sinh cho hạnh phúc quê mình... Một tuần sau, bài hát hoàn thành, ông đã hát cho mọi người nghe. Tất cả đều rưng rưng nước mắt. Tân Huyền coi đây là những giây phút hạnh phúc nhất, hiếm có của đời mình... Sau này, ca khúc Cỏ non Thành cổ được Nhã Phương, Lệ Thu, Thái Bảo, Kim Tiến, Minh Huyền... thể hiện và nhanh chóng lan tỏa rộng rãi. Tác phẩm được Bộ Quốc phòng tặng thưởng danh hiệu "Bài hát xuất sắc nhất về đề tài lực lượng vũ trang". Ghi nhận sự đóng góp của Tân Huyền cho âm nhạc nước nhà, Ðảng, Nhà nước ta đã tặng ông Giải thưởng Nhà nước về văn học và nghệ thuật (2001)...

Cỏ non Thành cổ là một ca khúc đặc sắc, tỏa sáng sự tri ân đối với những chiến sĩ đã anh dũng hy sinh trên chiến trường Quảng Trị, đồng cảm sẻ chia chân thành với những anh, chị em thương binh đang hằng ngày chống chọi với thương tật của mình để cùng bao người xây dựng quê hương ngày càng tươi đẹp.
Cỏ non Thành Cổ một màu xanh non tơ
Bình minh Thành Cổ cỏ mềm theo gió đung đưa.
Cỏ non Thành Cổ một màu xanh non tơ
Nào có ai ngờ nơi đây một thời máu đổ.
người mẹ nào ngậm ngùi nuốt lệ
Khi chồng con không trở về...
Cho tôi hôm nay vào Thành Cổ
Thắp một nén nhang viếng người nằm dưới cỏ.
Cỏ xanh non tơ cỏ. xanh non tơ.
Xin chớ vô tình với người hy sinh
Trên mảnh đất quê mình.

« Sửa lần cuối: 19 Tháng Bảy, 2009, 11:46:11 am gửi bởi nhatminhdl54 » Logged
nhatminhdl54
Thành viên
*
Bài viết: 60


« Trả lời #3 vào lúc: 19 Tháng Bảy, 2009, 10:42:44 am »

Bài hát ĐẤT NƯỚC TÔI

Tác giả: Phạm Minh Tuấn
Thơ: Tạ Hữu Yên
Trong ca khúc “Đất nước tôi”, nói về sự hy sinh của một người mẹ trong đó có cụm ca từ mà ai ai biết đến cũng đều xúc động đó là, “ba lần tiễn con đi, hai lần khóc thầm lặng lẽ...” vì như thế sự hy sinh và nỗi đau của người mẹ đã lớn lắm rồi.
Nhưng có những BÀ MẸ VIỆT NAM đã phải chịu nổi đau nhiều lần lớn hơn thế. 
Bà Mẹ VNAH vĩ đại Nguyễn Thị Thứ  (Điện Thắng, Điện Bàn, Quảng Nam)  có 9 con trai, 1 con rể và 2 cháu ngoại liệt sĩ, đã hy sinh trong cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ cứu nước.
"Mẹ Nguyễn Thị Thứ được cả nước coi là biểu tượng của Bà Mẹ VNAH.
9 lần khóc con, 2 lần khóc con rể và cháu ngoại, nước mắt Mẹ dường như đã cạn! Có nhiều đêm, Mẹ bỗng ngồi dậy thảng thốt gọi: "Mấy đứa về cả rồi, con dọn cơm cho chúng nó ăn để còn đi kẻo sáng!”. Có những chiều Mẹ ngồi lặng thinh, đôi mắt đục mờ nhìn vào cõi xa xăm. Mẹ bảo, đứa nào mẹ cũng nhớ, cũng thương, nhưng nhớ nhất, thương nhất vẫn là thằng út Trịnh. Nó hy sinh khi tuổi vừa đôi mươi, chưa đem lòng yêu thương đứa con gái nào. Năm nay  Mẹ đại thọ 106 tuổi, Mẹ không còn minh mẫn như xưa, nỗi nhớ thương nặng trĩu đôi vai gầy của Mẹ."

Mẹ Nguyễn Thị Thứ bên mâm cơm với 9 bát, 9 đôi đũa và lư hương tưởng nhớ 9 con liệt sỹ nhân ngày Thương binh - Liệt sỹ 27-7

Mẹ Nguyễn Thị Thứ với 9 ngọn nến tưởng niệm 9 người con liệt sỹ
"Mẹ Huỳnh Thị Điểm hiện đang sống ở thôn Khánh An, xã Tam Dân, mẹ có một chồng và 6 con là liệt sĩ.
Mẹ Điểm đã 7 lần tiễn người thân ra trận thì cả bảy lần mẹ phải khóc thầm lặng lẽ! Mẹ Điểm đã phải gánh nỗi mất mát đau thương quá lớn. Nhưng mẹ đã biến nỗi đau thành ý chí căm thù, sống kiên cường bất khuất, suốt một cuộc đời trung thành với cách mạng."

Đất nước tôi thon thả giọt đàn bầu
Nghe dịu nỗi đau của mẹ
Ba lần tiễn con đi, hai lần khóc thầm lặng lẽ
Các anh không về mình mẹ lặng im
Đất nước tôi, đất nước tôi, đất nước tôi
Từ thuở còn nằm nôi
Sáng chắn bão giông, chiều ngăn nắng lửa
Lao xao trưa hè một giọng ca dao
Lao xao trưa hè một giọng ca dao
Xin hát về người đất nước ơi
Xin hát về mẹ Tổ Quốc ơi
Suốt đời lam lũ
Thương lũy tre làng, bãi dâu, bến nước
Yêu trọn tình đời muối mặn gừng cay
Xin hát về người đất nước ơi
Xin hát về mẹ Tổ quốc ơi
Mấy mùa không ngủ
Ngăn bước quân thù phía Nam, phía Bắc
Vai mẹ lại gầy gánh gạo nuôi con
Đất nước tôi thon thả giọt đàn bầu
Nghe dịu nỗi đau của mẹ
Ba lần tiễn con đi, hai lần khóc thầm lặng lẽ
Các anh không về mình mẹ lặng im
Đất nước tôi, đất nước tôi, đất nước tôi
Từ thuở còn nằm nôi
Sáng chắn bão giông, chiều ngăn nắng lửa
Lao xao trưa hè một giọng ca dao
Lao xao trưa hè một giọng ca dao
Xin hát về người đất nước ơi
Xin hát về mẹ Tổ Quốc ơi
Tảo tần chung thủy
Như những câu hò lắng trong tiếng sáo
Đêm lạnh dặt dìu tiếng mẹ ru con
Xin hát về người đất nước ơi
Xin hát về mẹ Tổ Quốc ơi
Vẫn còn gian khổ
Hạt thóc chia đều dẫu no dẫu đói
Ta bạn vẹn tình đắng ngọt cùng vui
Đất nước tôi, đất nước tôi, đất nước tôi
Sáng ngời muôn thuở
Khi trăng đã vào cửa sổ đòi thơ
« Sửa lần cuối: 19 Tháng Bảy, 2009, 03:55:24 pm gửi bởi nhatminhdl54 » Logged
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #4 vào lúc: 19 Tháng Bảy, 2009, 10:49:10 am »

 Bác nhatminhdl54 viết những bài cảm nhận trên ạ?
Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
nhatminhdl54
Thành viên
*
Bài viết: 60


« Trả lời #5 vào lúc: 19 Tháng Bảy, 2009, 11:53:31 am »

Bác nhatminhdl54 viết những bài cảm nhận trên ạ?
Tôi tuyển chọn và giới thiệu một số bài viết về ca khúc, trang văn và vần thơ thực sự xúc động về NGƯỜI CHIẾN SĨ, về những BÀ MẸ VIỆT NAM ANH HÙNG. 
« Sửa lần cuối: 19 Tháng Bảy, 2009, 12:35:53 pm gửi bởi nhatminhdl54 » Logged
nhatminhdl54
Thành viên
*
Bài viết: 60


« Trả lời #6 vào lúc: 19 Tháng Bảy, 2009, 12:39:45 pm »

VỀ MỘT BÀI THƠ BỐN CÂU VỚI NHIỀU DỊ BẢN
Đấy là bài thơ bốn câu của Nghệ sĩ Nhiếp ảnh, nhà báo Lê Bá Dương:Đò lên Thạch Hãn ơi chèo nhẹ/ Đáy sông còn đó bạn tôi nằm/ Có tuổi hai mươi thành sóng nước/ Vỗ yên bờ mãi mãi ngàn năm.
VĂN CÔNG HÙNG
Trước hết nói một chút về tác giả.
Anh Lê Bá Dương hiện nay là Nghệ sĩ Nhiếp ảnh, Hội viên hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam, là nhà báo, phóng viên thường trú của báo Văn Hoá tại Nha Trang. Quê chính của anh ở Nghệ An, nhập ngũ năm 15 tuổi, và ngay trong trận đánh vào thôn Tây Trì (Đông Hà) khi 15  tuổi “cộng” 49 ngày, anh đã trở thành dũng sỹ diệt Mỹ. Những năm tiếp theo từ 1968 đến 1973, qua nhiều trận đánh nổi tiếng trên chiến trường Quảng Trị, anh đã được tặng nhiều danh hiệu dũng sỹ diệt Mỹ, dũng sỹ diệt cơ giới, dũng sỹ diệt máy bay… và người chiến sỹ với hơn chục vết thương trên người ấy cũng đã hai lần được đề nghị tuyên dương anh hùng nhưng rồi vết thương chồng vết thương, việc hoàn tất hồ sơ mấy lần dở dang không thành.  Hồi ấy, trên mặt trận B5 (đường 9, Quảng Trị) từng đã dấy lên phong trào “Xung kích như Lê Bá Dươngg, chốt chặt như Lê Bá Dương”. Báo Nhân Dân, Quân Đội Nhân Dân, Tiền Phong  đã có nhiều bài viết và in ảnh Lê Bá Dương mặt trẻ măng, kẹp AK giữa chiến trường khói lửa mà mắt cứ trong văn vắt, môi mím chặt mà cứ thấy phảng phất một nụ cười. Hồi ấy, chiến trường Quảng Trị, mỗi ngày hao hụt quân số hàng trăm, hồi ấy, máu và lửa, xác ta và xác địch lộn tùng phèo, đất đá không đủ để che quân...
    Bây giờ ở Quảng Trị, vào tháng 7, có một phong trào rất đẹp là toàn dân kết bè hoa thả xuống dòng Thạch Hãn, con sông đang chứa trong lòng nó hàng trăm linh hồn liệt sĩ đã lặng lẽ chìm trong những ngày đỏ lửa hào hùng ấy. Nhưng trước khi nó thành phong trào như bây giờ, vào hồi đang còn khó khăn nhất của thời bao cấp, người cựu chiến binh Lê Bá Dương ấy đã dồn lương và nhuận bút mỗi năm làm một chuyến tàu chợ vào tháng 7, từ Nha Trang ra Quảng Trị, anh mua hết hoa ở chợ Quảng Trị rồi mang ra sông thả. Ban đầu nhiều người ngạc nhiên, có người còn bảo: ông khùng. Hàng chục năm như thế, đến thời ông Vũ Trọng Kim làm bí thư thì ông mới phát động nó thành phong trào rầm rộ như ngày nay...
          Trở lại bài thơ
    Chiều ngày 27 tháng 7 năm 1987, sau khi thả hoa cho đồng đội, anh ngồi lặng trên bờ sông ngắm những chiếc thuyền nặng nề ngược dòng Thạch Hãn. Thanh bình quá thể, vô tư quá thể, nhưng ai biết, ai nhớ, dưới đáy sông kia còn bao nhiêu đồng đội của anh đang nằm lặng lẽ. Bất chợt những câu thơ vụt ra:
                          Đò lên Thạch Hãn xin chèo nhẹ
                          Đáy sông còn đó bạn tôi nằm.
                          Tan chợ chiều xuôi đò có vội
                          Xin, xin đừng khuấy đục dòng trong.

 
      Sau này khi công bố trên Tạp chí Khoa học Công Nghệ Khánh Hòa năm 1990, nhà văn Đỗ Kim Cuông (giờ là vụ trưởng vụ văn nghệ Ban Tuyên Giáo Trung ương) khuyên anh sửa lại. Và bài thơ được hoàn chỉnh là:
                             Đò lên Thach Hãn ơi chèo nhẹ
                               Đáy sông còn đó bạn tôi nằm.
                               Có tuổi hai mươi thành sóng nước
                              Vỗ yên bờ mãi mãi ngàn năm
.
                   
       Nhưng vấn đề là, với bài thơ 4 câu, bài thơ duy nhất của Lê Bá Dương, hiện nay có khá nhiều dị bản, kể cả khi nó được khắc rất trang trọng trong nhà lưu niệm nghĩa trang liệt sĩ Quảng Trị lẫn khi được trích dẫn rất nhiều trên báo chí trong dịp 27/7 vừa qua

      Trước hết là chữ “lên”, phần lớn đều ghi là “Xuôi”. Xin thưa, nếu “xuôi” thì không phải chèo, mà chỉ “lái” thôi.  Chèo đò và lái đò là hai động tác khác nhau. Tiếp đến là chữ “ơi”, nhiều người dùng là “xin”. Bản thân Lê Bá Dương khi sửa từ "xin" thành “Ơi” là thán từ gọi đò – ơi đò… bớ đò…đò ơi theo đúng phương ngữ Quảng Trị, nghe thắt thẻo và có tiếng đồng vọng lênh lan trên sóng nước. Thêm nữa, ở bản gốc thì câu thứ 4 đã có từ "xin" rồi. Nhưng theo chúng tôi, trong trường hợp này dùng “Xin” hay “ơi” cũng đều khả dĩ. Câu dưới dị bản mới nặng, ấy là “còn đó” thành “còn có”. Chữ “còn đó” hay hơn, mênh mang hơn, phổ quát hơn, mở hơn. Lê Bá Dương không phải nhà thơ chuyên nghiệp nhưng anh đã sử dụng chữ rất hợp lý và chính xác. Hai câu dưới thì có một dị bản là “bờ bãi” và “bờ mãi”, thì theo chúng tôi, dùng từ nào cũng được, dẫu “mãi mãi” hay hơn, vĩnh cửu hơn. “Bờ bãi” vừa cụ thể, vừa hẹp, chữ “bãi” như một từ láy phái sinh…
      Có lẽ do bài thơ là tiếng lòng chung cho mọi người, đặc biệt là bài thơ còn được gắn với việc một người lính hàng năm một đôi lần về thắp hương thả hoa cho đồng bào, đồng đội, vì vậy, từ khi xuất hiện trên báo bài thơ đã được mọi người chú ý. Người này nhớ  một vài  câu, người khác nhớ cả  bài 4 câu, nhưng thường thì mọi người nhớ và thuộc hai câu đầu trong cả bài thơ 4 câu… Và ngay cả 2 câu đầu đó cũng vẫn có vài từ khác nhau như đã dẫn. Chúng tôi thống kê có các dị bản như sau:
      Dị bản 1:
          Đò xuôi Thạch Hãn xin chèo nhẹ
          Đáy sông còn đó bạn tôi nằm.
          Có tuổi hai mươi thành sóng nước
          Vỗ yên bờ bãi mãi ngàn năm
.
      Dị bản 2 khác với DB1 ở từ ơi thay cho từ xin trong câu đầu
         Đò xuôi Thach Hãn ơi  chèo nhẹ
         Đáy sông còn đó bạn tôi nằm.
         Có tuổi hai mươi thành sóng nước
          Vỗ yên bờ mãi mãi ngàn năm

      Dị bản 3 khác với dị bản 2 ở từ "Có" thay cho từ "Đó":
           Đò xuôi Thạch Hãn xin chèo nhẹ
           Đáy sông còn có bạn tôi nằm
           Có tuổi hai mươi thành sóng nước
           Vỗ yên bờ mãimãi ngàn năm..
.
      Cũng có bản từ hai mươi trong câu thứ 3 được đổi thành từ đôi mươi…
      Tuy nhiên không chỉ có dị bản. Xung quanh bài thơ cũng xuất hiện nhiều giai thoại.
      Do bài thơ là tiếng lòng lại  được viết và xuất hiện từ mảnh đất thiêng, nhạy cảm là Quảng Trị nên được rất nhiều người trên cả nước biết đến. Hiện tại bình quân mỗi ngày tác giả cũng có một cuộc điện thoại từ đâu đó trên cả nước gọi hỏi về bài thơ. Thậm chí khách hàng tại Phú Yên còn gọi lên tổng đài 108 đề nghị cung cấp thông tin bài thơ, tên, số điện thoại tác giả…Ngay cả tựa bài thơ “Lời người bên sông” cũng là một trong những giai thoại đó. Do là một cảm xúc được biểu đạt như một lời thỉnh cầu, bởi vậy lúc đầu bài thơ không có tựa  đề, cho dù chỉ là cái tựa “vô đề “ như những bài thơ khác. Sau này khi người biên tập tạp chí đưa bài thơ đi nhà in, thấy  thiếu cái tựa bài liền gọi điện hỏi xem tựa bài thơ thế nào? Nghe hỏi vậy, tác giả giải thích: Đó chỉ là lời người bên sông… Không ngờ người biên tập cứ nghĩ đó là câu trả lời của tác giả và thế là “lời người bên sông” bỗng thành tên bài thơ.

       Ngoài ra, Lê Bá Dương còn một bài thơ 2 câu được viết trong một tình huống khác. Hôm chuẩn bị vào sâu về phía nam mặt trận, cô bé trong nhà dân chợt hỏi: Chú ơi, tại sao lại gọi là quân giải phóng Bắc Quảng Trị. Vội quá, anh lấy bút viết vội vào trang sách học trò của cô bé hai câu thơ và cũng là hai vế đối:
Một khẩu súng giữ hai trời Nam Bắc
Một dấu chân in màu đất hai miền.

       
        Mãi mới đây, nhân dịp kỷ niệm 35 năm giải phóng Quảng Trị, "cô bé" bây giờ đã là cựu du kích trao lại cho Lê Bá Dương  tờ giấy kẻ ngang đã úa vàng nhưng vẫn nguyên nét chữ viết 2 câu thơ. Hôm đi cùng đồng đội lên cao điểm 544, Nghệ sĩ nhiếp ảnh Đoàn Công Tính đã đề nghị một nhà thư pháp viết hai câu thơ mà anh nói là tuyên ngôn hay nhất bằng thơ về quân giải phóng Bắc Quảng Trị của Lê Bá Dương.
         
        Có bài viết này là vì khi đọc Văn Nghệ Quân đội online, tôi gặp câu hỏi của một độc giả về các dị bản của bài thơ. Hiện tượng "nhà thơ một bài" đã từng có trong lịch sử văn chương. Với bài thơ này, có thể cũng xếp Lê Bá Dương vào trường hợp ấy...
                                                                                                                             
« Sửa lần cuối: 19 Tháng Bảy, 2009, 03:57:03 pm gửi bởi nhatminhdl54 » Logged
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #7 vào lúc: 19 Tháng Bảy, 2009, 12:46:17 pm »

Một khẩu súng giữ hai trời Nam Bắc
Một dấu chân in màu đất hai miền.

------------------------------------
 Hay quá! Có vẻ như hai câu thơ này và câu truyền ngôn "ăn cơm Bắc, đánh giặc Nam" có thể khái quát về bộ đội ta trong cả cuộc KCCM!
Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
Midaxudavo
Thành viên
*
Bài viết: 605


« Trả lời #8 vào lúc: 19 Tháng Bảy, 2009, 05:58:39 pm »

@NhatMinh: Tôi cũng thích mấy bài này, rất xúc động!
Xem bài viết và mấy bức hình về Bà Mẹ VNAH Nguyễn Thị Thứ, nhiều người trào nước mắt. Mẹ có sự chịu đựng thật diệu kỳ và sự hy sinh vô bờ.
Em nghe nói đang xây dựng Tượng đài Bà Mẹ VNAH tại Quản nam, lấy nguyên mẫu theo Mẹ Nguyễn Thị Thứ.   Cầu chúc cho Mẹ mạnh khỏe, sống thêm nhiều năm nữa để rước Mẹ dự lễ khánh thành Tượng đài Mẹ VNAH.
Sao bác không làm mấy đường link tới các bài hát?

Một khẩu súng giữ hai trời Nam Bắc
Một dấu chân in màu đất hai miền.

------------------------------------
Hay quá! Có vẻ như hai câu thơ này và câu truyền ngôn "ăn cơm Bắc, đánh giặc Nam" có thể khái quát về bộ đội ta trong cả cuộc KCCM!
Đúng đấy admin Trần Đoàn ạ! Rất hay, rất đặc trưng. Đúng là Tuyên ngôn "ăn cơm Bắc, đánh giặc Nam", Tuyên ngôn bằng thơ về quân giải phóng Bắc Quảng Trị, tuyên ngôn B5.
Logged
quynhnga_92
Thành viên
*
Bài viết: 50

Cháu ngoan Bác Hồ


« Trả lời #9 vào lúc: 22 Tháng Bảy, 2009, 03:46:59 pm »

Cháu hát được bài Màu Hoa đỏ và bài hát này, cháu thuộc rất nhanh 1 ngày thôi:
Ngôi Sao Không Tên
Sáng tác: Lê Kim Lực
Thể hiện: Thanh Thúy

Tôi dừng bước trước nấm mồ chiến sĩ
Không có tên, chỉ có hình ngôi sao
Một nấm mồ cô đơn nhỏ bé
Giữa đại ngàn mây núi âm u.

Anh là ai, sao gục xuống nơi đây
Bởi đạn bom hay sốt rừng không dứt (cháu hỏi mọi người dứt hay giữ ạ?)
Anh ở đâu, một mái lá đơn sơ
Có mẹ già lau nước mắt đêm đêm.

Chiều nay mưa gió rừng lạnh quá
Để tôi đốt chút lá khô, sẻ chia chút hơi ấm cho anh
Hỡi người chiến sĩ vô danh.
Thôi xin anh đừng buồn
Quê mình nay đã không còn tiếng súng
Rừng xanh bát ngát hương thơm
Những nhánh hoa lan suốt đời bên anh.
Ngày mai đất nước xanh tươi
Sáng mãi tên anh giữa trời Việt Nam.

Nghe ở đây ạ: http://nhacso.net/Music/Song/Tru%2DTinh/2008/10/05F6782D/
(nghe nhạc volume to thì càng thấy hay ạ!)
« Sửa lần cuối: 23 Tháng Bảy, 2009, 08:40:12 am gửi bởi quynhnga_92 » Logged

Smiley
Trang: 1 2 3 4 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM