Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 06:55:15 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Điểm sách-Bình sách  (Đọc 66934 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
quangcan
Global Moderator
*
Bài viết: 3233



« Trả lời #50 vào lúc: 27 Tháng Mười, 2009, 01:22:07 pm »

Quyển Ký ức sư đoàn nói mình hy sinh tổn thất khủng khiếp đấy chứ có đâu toàn thắng như lịch sử sư đoàn Sao Vàng đâu.

Đúng đấy bác, tổn thất nhiều lắm chứ, nhưng vì là chính sử nên lịch sử F3 sao vàng chỉ nói là khó khăn, gian khổ thôi. Nếu bác chú ý một chút thì sẽthaasys bác Hàn Thị (Dịu) Trang - nguyên bác sỹ viện quân y K17 - vợ tướng Lư Giang Tư lệnh F3 có kể trong chuyện "một đêm ở BTL sư đoàn" khi đi thăm chồng năm 1967 - 1968. Bà có nhắc đến đoạn tướng Lư Giang nói F3 đến thời điểm đó đã tổn thất gần một vạn quân rồi. Mà đâu có chết vì bom đạn đâu, vì nhiều nguyên nhân "trời ơi" khác nữa chứ.

Em còn nhớ, trên web báo bình định thì phải có đưa thông tin đoàn CCB F3 về chiến trường xưa, họ có dẫn tài liệu con số không chính thức là F3 mất hơn 2,5 vạn LS trong KCCM.
Logged

canaris
Thành viên
*
Bài viết: 78



WWW
« Trả lời #51 vào lúc: 30 Tháng Mười, 2009, 10:40:35 pm »

Trong khi hầu hết tiểu thuyết tình báo ở nước ta đều dựa vào một nguyên mẫu có thật: “Ông cố vấn” của Hữu Mai có nguyên mẫu là điệp viên huyền thoại Vũ Ngọc Nhạ; “Tiếng nổ trên chiến hạm Amyot D’inville” của Văn Phan đi từ câu chuyện của Anh hùng liệt nữ Nguyễn Thị Lợi; “Ông tướng tình báo với hai bà vợ” của Nguyễn Trần Thiết cũng là câu chuyện hoàn toàn có thật... thì “Sao đen” của Triệu Huấn lại có “nguyên mẫu” từ... “nhiều trong một” hư cấu mà thành.


Nhà văn Triệu Huấn

Ngay sau khi xuất hiện, (năm 1986) tiểu thuyết tình báo (TTTB) “Sao đen” (sau thành tên của cả bộ sách) của nhà văn Triệu Huấn đã gây được hiệu ứng nồng nhiệt với độc giả. Số lượng in hơn 200.000 bản mà nhiều người vẫn phải mua sách “chợ đen”. “Ly hương” (tập 2) cũng có số lượng không kém. “Cái tẩu” (tập 3), “Những người đến muộn” (tập 4) và “Vũ điệu thoát y” (tập 5) in vào thời điểm TTTB đã qua thời hoàng kim mà vẫn ở mức 30.000 bản... Cho đến nay, cả 5 tập đều đã được NXB CAND tái bản nhiều lần. Những con số lặng lẽ khiêm nhường mà có sức lan tỏa khi phần nào nói được sức hấp dẫn của “Sao đen”.

Sau chiến tranh, Triệu Huấn đã có gần 10 năm thâm nhập thực tế tại các đơn vị, gặp gỡ các tướng lĩnh của ta và địch, tiếp cận các tài liệu ở Cục Tình báo, kho lưu trữ của Bộ Quốc phòng, để xây dựng bộ Ký sự lịch sử Quân đội. Ông có may mắn gặp gỡ với đồng chí Vũ Oanh, người từng trực tiếp phụ trách công tác chuyển cán bộ miền Nam tập kết ra Bắc, đồng thời đưa cán bộ từ Bắc vào Nam lập cơ sở, chuẩn bị cho Tổng tuyển cử sau Hiệp định Giơnevơ. Được đồng chí Vũ Oanh cung cấp tư liệu về một số cán bộ vào Nam hoạt động năm 1954, Triệu Huấn còn trực tiếp gặp gỡ nhiều chiến sĩ tình báo hoạt động ở Tp.HCM. Linh cảm của người từng làm báo đã giúp ông lặng lẽ chắt lọc và tích lũy những tư liệu không dễ mấy người có được.

Năm 1986, Đại tá Triệu Huấn được nghỉ hưu. Nghỉ ở tuổi 52, cái tuổi “không còn trẻ, cũng chưa già”, Triệu Huấn chợt cảm thấy lúng túng, không biết phải làm gì cho đỡ buồn và để giúp đỡ vợ con. Thế là ông viết văn để… giải tỏa! Lúc đó, một số cuốn TTTB của các tác giả có tên tuổi đang rất ăn khách, khiến “cây bút trẻ” Triệu Huấn cũng nghĩ tới việc viết tiểu thuyết dạng này! Nhưng điều kiện thâm nhập thực tế không còn, khả năng kinh tế cũng chẳng cho phép, lấy đâu ra nguyên mẫu? Hơn nữa, ông tự biết mình là người cầm bút muộn mà “thấy người ta ăn khoai cũng vác mai đi đào” sẽ rất khó thành công. Vì vậy, muốn đến “thành Roma” phải đi theo đường khác. Không có nguyên mẫu, nhưng Triệu Huấn lại có một lượng tư liệu rất lớn về những người tình báo mà ông tích lũy được. Khối tư liệu quý giá khiến ông cứ đau đáu như người mắc nợ, giờ có cơ hội làm tròn sứ mệnh trong bước tìm tòi mạnh bạo của ông.

…Trong dòng người ngược chiều đoàn quân tập kết ra Bắc năm 1954, có một cán bộ trẻ, chưa một lần yêu, phải đóng vai chồng của một người phụ nữ hơn tuổi, đã có chồng con, để cùng vào Nam hoạt động. Họ đều ra đi với ý nghĩ chỉ xa 2 năm rồi lại trở về nên để gia đình lại. Chồng của người phụ nữ hoạt động ở nhóm khác, nhưng rồi chiêu hồi, còn cặp vợ chồng giả lại gắn bó hơn trong quá trình công tác nên cuối cùng đã trở thành vợ chồng thật. Rồi người phụ nữ mất vì tai nạn. Câu chuyện đã gợi cho Triệu Huấn xây dựng hình tượng cặp nhân vật chính: Phan Quang Nghĩa - Phương Dung, rồi lược bớt bi kịch và thêm vào đó những chiến công của một tình báo khác.

Trong khối tư liệu còn có câu chuyện về một chiến sĩ tình báo đã lấy em gái của chị dâu để dễ bề hoạt động, và thế là nhân vật Bạch Kim, em gái của chị dâu Phan Quang Nghĩa xuất hiện và được “lắp” vào phần đời sau của nhân vật sau khi Phương Dung hy sinh. Từ tư liệu về một chiến sĩ tình báo vẫn phải mang lốt thiếu tá ngụy ra nước ngoài hoạt động sau 1975, Triệu Huấn đã “làm hộ chiếu” cho nhân vật của mình sang Mỹ hoạt động tình báo! Nhân sĩ Đỗ Thúc Vượng là hình bóng một người quen của tác giả, thuộc dòng dõi quý tộc, sau làm một bộ trưởng của chính quyền ngụy. Còn kẻ phản động Phan Quang Ân, Quế Lan, Hứa Vĩnh Thanh và nhất là tên tình báo cáo già Hoàng Quý Nhân, thì hoàn toàn là của nhà văn, bởi ông chưa thấy người nào điển hình như thế ngoài đời!

Trong khi nhiều tác giả TTTB ở Việt Nam đặc biệt coi trọng tính nguyên mẫu, thì Triệu Huấn lại có lối đi riêng. Hầu hết các nhân vật của ông đều chỉ có một chút trong đời thực, còn chủ yếu là sản phẩm của trí tưởng tượng phong phú và sự sáng tạo nghệ thuật của nhà văn. Ông bảo: “Nhiều người cho rằng văn chương là phản ánh hiện thực, tôi lại coi trọng sự liên tưởng. Tôi cứ tự nhủ mình là “người thích hư cấu”, bởi đi tìm thực tế cho đủ viết thì ngay một truyện ngắn tôi cũng không làm được, nhưng nếu xâu chuỗi, kết nối sự kiện của nhiều người để sáng tạo thì tôi sẽ có được nhân vật - sự kiện theo cấu trúc mình tạo ra”.

Vì thế, như người đãi cát tìm vàng, nhà văn Triệu Huấn cẩn trọng lựa từ khối tư liệu bộn bề của mình từng “sợi chỉ” để phối màu và “thêu” lên thành tác phẩm (ông ví công việc viết lách tỉ mỉ và sáng tạo như người thợ thêu). Các tài liệu mật của Lầu Năm Góc, hồi ký của các tướng tá ngụy mà nhà văn Triệu Huấn được đọc đã hỗ trợ cho ông rất nhiều khi viết về “phía bên kia” một cách khách quan.

Ông còn dày công đọc sách báo, tài liệu về địa lý, lịch sử của các khu vực và quốc gia mà nhân vật sống và hoạt động, người Pháp và Tây Ban Nha đến Mỹ thế nào, chiến tranh Tây Ban Nha - Mexico ra sao v.v… Đọc những trang viết về hoạt động tình báo ở nước ngoài của nhân vật (chiếm 4/5 tập) nhà văn Trương Anh Thụy, Việt kiều Mỹ, cháu gái nhà văn Triệu Huấn phải ngạc nhiên: “Không ở Mỹ mà cậu viết cái gì cũng trúng phóc!”.

Đặc biệt, sự trải nghiệm của nhà văn những năm đầu đời hoạt động trong ngành Công an (16 tuổi làm liên lạc cho ông Nguyễn Tài - Trưởng ty Công an Hà Nội, người mà Sở Mật thám Pháp treo giá 20.000 đồng Đông Dương; giúp việc ông Hoàng Đạo - chỉ huy vụ nổ chiến hạm Amyot D’inville lừng danh, và là “cựu binh” của Công an Quận 5 - nay là Đống Đa - và từng làm báo “Cá Hồ Gươm” của Công an Hà Nội) đã cho ông những kiến thức cơ bản về nghề tình báo.

Mấy mươi năm quân ngũ cũng thấm nhuần trong ông những chủ trương, đường lối mang tầm chiến lược quốc gia. Tất cả đã cộng hưởng trong tư duy khoa học và sức tưởng tượng mạnh mẽ cùng tài năng nghệ thuật, lấy đại cục thay cục bộ, đã tạo nên từng trang viết sống động, chân thực và thuyết phục về hình tượng người tình báo, để người đọc say mê và khâm phục. Sự thành công của cuốn TTTB đầu tay khiến chính ông cũng bất ngờ và là chất xúc tác để ông nhanh chóng hoàn thành cả bộ “Sao đen” 5 tập.

Nhà văn Triệu Huấn cho rằng, văn chương phải đặc sắc, ngẫu nhiên chứ không tất nhiên, vì lịch sử chỉ quan tâm đến cái ngẫu nhiên: “Nhiều tác giả chỉ quan tâm đến điển hình thì tôi lại đi vào những vấn đề không điển hình. Thúy Kiều lưu lạc 15 năm lại gặp Kim Trọng cũng là ngẫu nhiên chứ! Cuộc kháng chiến chống Mỹ của ta hay vì cũng là rất hiếm trong lịch sử! Xuyên suốt trong các tác phẩm của tôi là tính dân tộc, vì đó chính là sức mạnh. Tôi không đề cao cá nhân vì rất đông người đã làm, tôi “xông” vào thì… Quan trọng là tôi có giọng nói từ cảm nhận của riêng mình!”.

Văn học là nhân học! “Sao đen” đã có cái kết nhân bản và hòa hợp, bởi tác giả có quan điểm rõ ràng: cần phải kết thúc đau thương và bớt tranh chấp, vì cuộc chiến 30 năm nhưng lại nhỏ bé so với chiều dài lịch sử dân tộc, nên cần lấy cuộc sống con người với con người làm trọng. Như khi trả lời phỏng vấn một phóng viên nước ngoài, ông cũng nói: “Quá khứ nên khép lại, nhưng không có nghĩa là bỏ và quên nó đi, bởi lịch sử là bất biến!”.

Với nhà văn Triệu Huấn, điều làm ông sung sướng nhất là đã viết được 5 cuốn TTTB. Và theo nhà văn thì chưa quyển nào làm ông hối hận, dù có thể chưa được như mong muốn vì trở thành kiệt tác là rất khó. Nhưng sau 18 năm cầm bút, lại bước vào nghiệp văn muộn màng, vậy mà ông đã có 47 cuốn sách (41 cuốn đã in) và nổi lên là một cây bút viết TTTB ăn khách, đã là điều thật tự hào. Ông đang đến gần cái đích tự đặt ra là viết được 50 cuốn sách. Sau đó, ông sẽ “gác bút”, vì cho rằng “tuổi đã cao, không còn đọc được nhiều như trước và sức tưởng tượng cũng giảm nếu cứ cố viết mà sai là làm hỏng danh tiếng đã có của mình”. Quả là biết mình biết địch, trăm trận trăm thắng!

Một quan điểm văn chương độc đáo đã làm nên một đời sống riêng cho các tác phẩm của nhà văn Triệu Huấn

Ngô Thanh Hằng


Nguồn: Ai là nguyên mẫu nhân vật chính của bộ tiểu thuyết tình báo "Sao đen"?
Logged

Khi con sinh ra mọi người đều cười chỉ mình con khóc.
Con hãy sống sao cho: khi con chết đi, mọi người đều khóc chỉ mình con cười.
the_samsara
Thành viên
*
Bài viết: 1017



« Trả lời #52 vào lúc: 13 Tháng Giêng, 2010, 10:02:45 pm »

 Nguồn tại: http://vietnamcayda.com/diendan/showthread.php?t=3368

Phần mở đầu

Kế hoạch tiêu diệt Hitler của Tình báo Xôviết

Trong Chiến tranh thế giới lần thứ 2, Cơ quan tình báo Xôviết đã tổ chức rất nhiều chiến dịch nhằm tiêu diệt các tướng lĩnh, sĩ quan quân đội,cũng như các quan chức cao cấp của đảng và chính phủ phát xít. Tuy vậy, đối tượng chính trong nhiều kế hoạch của tình báo Xôviết là tên trùm phát xít Adolf Hitler...


Ý tưởng tiến hành một chiến dịch đặc biệt nhằm tiêu diệt Hitler đã được điện Kremli đưa ra ngay từ mùa thu năm 1941, khi bộ máy quân sự khổng lồ của Đức đang rầm rộ tiến về phía Moskva. Do giới lãnh đạo Xôviết khi đó đã không loại trừ khả năng Thủ đô Moskva bị chiếm, Cơ quan Dân ủy nội vụ Liên Xô (NKVD) - tiền thân của KGB - đã được lệnh chuẩn bị cho việc bước vào hoạt động bí mật cũng như lên kế hoạch đặt mìn tại những cơ sở chính quyền và kinh tế hàng đầu của Thủ đô.

Sau khi hoàn thành nhiệm vụ này, chỉ huy Phòng 2 của NKVD là Sudoplatov đã đặt ra một nhiệm vụ quan trọng cho các chiến sĩ tình báo dự kiến sẽ ở lại hoạt động bí mật: trong trường hợp Moskva rơi vào tay quân thù và Hitler tới đây, cần phải tổ chức kế hoạch tiêu diệt hắn.

Sudoplatov đã kể về kế hoạch này: “Beria chỉ thị cho chúng tôi phải tổ chức một mạng lưới tình báo tại thành phố trong trường hợp bị quân Đức chiếm đóng. Tại Moskva, chúng tôi đã triển khai đến 3 mạng lưới hoạt động độc lập với nhau.

Chỉ huy một nhóm là người bạn cũ của tôi từ Ukraina - Thiếu tá Drozdov. Để chuẩn bị cho hoạt động bí mật, anh được tạo vỏ bọc từ trước là Cục phó Cục Dược phẩm Moskva. Nếu Moskva bị chiếm, Drozdov sẽ tìm cách cung cấp thuốc cho Bộ chỉ huy quân Đức để giành được sự tin cậy của chúng.

Chỉ huy Fedoseev của Ban Phản gián NKVD đảm trách việc chuẩn bị hoạt động bí mật và nhân sự cho các hoạt động tình báo phá hoại.

Nhóm thứ ba hoạt động độc lập, có nhiệm vụ tiêu diệt Hitler và các quan chức cao cấp của hắn, nếu chúng xuất hiện tại Moskva. Chiến dịch này được giao cho nhạc sĩ Knipper (anh của điệp viên nổi tiếng Olga Chekhova). Lãnh đạo nhóm này là Fedotov, chỉ huy Tổng cục Phản gián của NKVD”.

Mặc dù quân Đức bị đánh bật ngay tại cửa ngõ Moskva, nhưng các chỉ huy Phòng 2 của NKVD (vào năm 1942 đổi thành Phòng 4 phụ trách trinh sát phá hoại) không từ bỏ ý định tiêu diệt Hitler. Sau khi theo dõi rất chặt chẽ việc đi lại của hắn, các chiến sĩ tình báo đã xác định được, từ nửa cuối tháng 7 - 10/1942, Hitler thường có mặt tại Ban Tham mưu dã chiến Verwolf gần Vinnisia. Chính tại đây, hắn đã trực tiếp chỉ đạo các hoạt động tác chiến, trong khi theo định kỳ thỉnh thoảng bay về Berlin hay khu dinh thự Bertgof tại xứ Bavaria.

Nhưng chiến dịch này cuối cùng đã phải từ bỏ, do trong suốt năm 1943, Hitler chỉ tới Verwolf có đúng một lần và không ở lại lâu.

Kế hoạch ngay trên đấy Đức

Những sự kiện chính sau đó không diễn ra tại Vinisia, mà ngay tại nước Đức. Chính tại đây, theo dự tính của Sudoplatov và chỉ huy phó Eitingon của ông, cần phải tổ chức một chiến dịch tiêu diệt tên trùm phát xít Hitler. Họ cho rằng phải cử tới Đức một điệp viên để trực tiếp tổ chức chiến dịch ám sát mà không gây cho Gestapo phải nghi ngờ. Nhân vật được chọn chính là Igor Miclashevski.

Miclashevski sinh năm 1918 trong gia đình nữ nghệ sĩ nổi tiếng Avgust Miclashevskaia (từng có thời được nhà thơ Sergey Esenhin yêu say đắm). Chị chồng của Avgust là Inna đã lấy một nghệ sĩ có tên Bliumental-Tamarin. Mùa thu năm 1941, khi quân Đức tiến sát tới Moskva, Bliumental-Tamarin đã đầu hàng và đi theo chúng và được sử dụng cho các chiến dịch tuyên truyền - bằng việc lên đài phát thanh kêu gọi các chiến sĩ Hồng quân đầu hàng.

Ngoài ra, Bliumental-Tamarin còn dàn dựng một loạt các chương trình xuyên tạc những cuộc họp của Bộ Chính trị, trong đó trực tiếp lồng tiếng của Stalin. Theo khẳng định của Đại tá Victor Baranov, Stalin đã rất tức giận khi lần đầu nghe những chương trình của Bliumental-Tamarin.

Ông đã dùng bút chì đỏ (dấu hiệu của mệnh lệnh đặc biệt quan trọng) để viết một chỉ thị: “Đồng chí Beria - cần áp dụng mọi biện pháp loại bỏ ngay tên phản bội này cũng như cả đài phát thanh”. Tuy nhiên, việc hoàn thành nhiệm vụ của Stalin trở nên rất khó khăn do quân Đức vào cuối năm 1941 đã đưa Bliumental-Tamarin về Berlin. Tại đó, hắn lại tiếp tục làm công cụ tuyên truyền trên đài phát thanh.

Tương kế tựu kế, Sudoplatov đã quyết định lợi dụng sự phản bội của Bliumental-Tamarin để cài cắm điệp viên của mình vào Đức.

Igor Miclashevski được giao nhiệm vụ thực hiện kế hoạch này. Đầu năm 1942, Miclashevski được lệnh tới mặt trận phía Tây dưới sự hộ tống của một đơn vị đặc biệt do Đại tá Lomidze chỉ huy. Vào một trận chiến lúc nửa đêm, anh chạy sang phía quân Đức và tuyên bố, từ lâu đã tìm kiếm cơ hội để đầu hàng. Ban đầu, bọn Đức không tin những lời khai của Miclashevski.
Miclashevski đã phải trải qua rất nhiều thủ đoạn kiểm tra của Cơ quan Phản gián Đức - bị giam chung phòng với những kẻ khiêu khích và thậm chí có lần bị đưa đi xử bắn giả. Nhưng Miclashevski đã vượt qua được mọi thử thách. Đến năm 1942, anh được trả tự do và gia nhập vào Quân đoàn Phương Đông của Đức.
Logged
the_samsara
Thành viên
*
Bài viết: 1017



« Trả lời #53 vào lúc: 13 Tháng Giêng, 2010, 10:03:04 pm »

Khi Bliumental-Tamarin được tin cậu cháu trai của mình đã chạy sang phía quân Đức, ngay lập tức hắn tới gặp và đưa về Berlin. Tại đó, Miclashevski được gia nhập Ủy ban nước Nga nhưng ít tham gia hoạt động chính trị. Anh chỉ tỏ vẻ ham mê môn quyền Anh hơn cả.

Khi đã hợp thức hóa được tại Berlin, Miclashevski báo về trung tâm về việc đã sẵn sàng hoàn thành nhiệm vụ. Chẳng bao lâu, một nhóm ba điệp viên có kinh nghiệm từ Nam Tư được cử tới Berlin. Cả ba người này trong quá khứ đều là những sĩ quan trong quân đội Bạch vệ và có nhiều kỹ năng hoạt động bí mật và phá hoại. Chính những người này dưới sự chỉ huy của Miclashevski - theo ý định của Sudoplatov - sẽ bắt tay vào việc chuẩn bị mưu sát Hitler.

Thông qua Nữ hoàng điện ảnh của Hitler

Để có thể xâm nhập sâu vào đội ngũ thân cận xung quanh Hitler, Miclashevski đã tìm cách liên hệ với diễn viên Olga Chekhova. Chekhova tới Đức vào năm 1922 và nhanh chóng đạt được những thành công rực rỡ trong điện ảnh.

Trong một báo cáo vào tháng 11/1945, chỉ huy Phòng 4 NKVD, Thiếu tướng Utenkhin đã viết: “Vào năm 1922, Olga Chekhova đã ra nước ngoài để học về nghệ thuật điện ảnh trước khi định cư tại Đức. Cô đã trở thành diễn viên nổi tiếng, đóng trong rất nhiều bộ phim tại Đức, Pháp, Áo, Tiệp Khắc và cả ở Hollywood. Vào năm 1936, Olga còn nhận được danh hiệu nghệ sĩ quốc gia của Đức”.

Trên thực tế, “nữ hoàng điện ảnh phát xít” là một điệp viên Xôviết và là một người bạn gái rất thân cận của Eva Braun, người tình của Hitler. Trong hồi ký của mình, Sudoplatov đã viết về điều này: “Nữ nghệ sĩ nổi tiếng Olga Chekhova (là vợ cũ của cháu nhà văn nổi tiếng Tsekhov) thông qua họ hàng của mình tại Zakavkaz đã liên hệ với Beria.

Bà thường xuyên có những mối quan hệ tiếp xúc với NKVD. Chúng tôi đã có một kế hoạch tiêu diệt Hitler, theo đó Radzivill (một điệp viên gốc Ba Lan) và Olga Chekhova cần phải tạo điều kiện cho người của chúng ta tiếp cận được với Hitler”.

Đến giữa năm 1942, việc bắt mối Miclashevski và Chekhova hoàn tất. Miclashevski đã gửi về Moskva một bức điện báo cáo rằng, khó có thể sử dụng được nữ diễn viên này vào việc tiêu diệt Hitler.

Tuy nhiên, trong một báo cáo khác, Miclashevski nói về triển vọng mưu sát Goerin, nhưng tình báo Xôviết không quan tâm đến khả năng này. Đến năm 1943, Miclashevski nhận được mệnh lệnh bất ngờ từ trung tâm, yêu cầu ngừng ngay chiến dịch tổ chức tiêu diệt Hitler.

Mệnh lệnh có lẽ được Stalin trực tiếp đưa ra. Về nguyên nhân này, Sudoplatov có giải thích như sau: “Stalin lo ngại rằng, nếu chỉ riêng Hitler bị tiêu diệt, các quan chức cao cấp khác trong chính quyền và giới quân sự phát xít sẽ tìm cách ký một hiệp ước hòa bình riêng với các nước đồng minh mà không có sự tham gia của Liên Xô.

Sudoplatov đã thực thi ngay chỉ thị của Stalin, cho dù đã hoàn tất kế hoạch. Đến năm 1944, Sudoplatov lại nêu ra vấn đề trên nhưng vẫn nhận được sự từ chối. Kết quả là kế hoạch tiêu diệt Hitler không được thực hiện, cho dù theo khẳng định của Sudoplatov, chiến dịch do Miclashevski đã lên kế hoạch triển khai hoàn toàn có đủ mọi cơ hội để thành công.

Cần nói thêm về số phận của nhân vật chính Miclashevski. Cuối năm 1944, anh sang Pháp và gia nhập đội ngũ lực lượng kháng chiến rồi bị thương tại đây. Cuối năm 1945, anh trở về Moskva, được tặng thưởng Huân chương Cờ đỏ và tiếp tục sự nghiệp thể thao của mình

Thái Quân (theo Spy World)
Logged
_new
Thành viên
*
Bài viết: 827



« Trả lời #54 vào lúc: 16 Tháng Tư, 2010, 10:14:04 am »

Theo: http://vnexpress.net/GL/Xa-hoi/2010/04/3BA1AAA5/

Công bố tài liệu mật của chính quyền Sài Gòn

Cuốn sách chứa những thông tin tuyệt mật, cung cấp một góc nhìn về cuộc chiến tranh Việt Nam giai đoạn 1973-1975 qua nguồn tài liệu của chính quyền Sài Gòn.

Nhân dịp kỷ niệm 35 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, NXB Chính trị quốc gia giới thiệu đến bạn đọc 12 ấn phẩm nhằm phục vụ cho những ngày lễ lớn. Nội dung của những ấn phẩm này bao gồm nhiều tư liệu quý giá, giúp độc giả tìm hiểu và nghiên cứu về cuộc kháng chiến chống Mỹ của dân tộc...
Ấn phẩm chứa các tài liệu về chính quyền Sài Gòn cũ lần đầu được công bố.



Trong đó, ấn phẩm "Về đại thắng mùa xuân 1975 qua tài liệu của chính quyền Sài Gòn" do Trung tâm lưu trữ quốc gia II thuộc Bộ Nội vụ tuyển chọn là những tư liệu lần đầu được công bố, chia sẻ một phần "bí mật" về động thái của giới cầm quyền Mỹ và chính quyền Sài Gòn trong cơn tuyệt vọng. Cuốn sách này cũng cung cấp một góc nhìn về cuộc chiến tranh Việt Nam giai đoạn 1973-1975 qua nguồn tài liệu của chính quyền Sài Gòn.

Theo Thứ trưởng Bộ Nội vụ Văn Tất Thu, đây là những tài liệu chứa thông tin tuyệt mật trong số 7.000 mét tư liệu mà quân giải phóng đã tiếp quản được khi chính quyền Sài Gòn cũ sụp đổ. Những tài liệu được xuất bản này chỉ là một con số rất nhỏ trong khối tài liệu lưu giữ.
Logged
rongxanh
Thành viên
*
Bài viết: 2085

Mơ về nơi xa lắm.


« Trả lời #55 vào lúc: 16 Tháng Tư, 2010, 09:10:45 pm »

Không hiểu tính 7000 m tư liệu, là thế nào nhỉ?

7000m3, 7000m2, hay chồng tư liệu cao 7000m?

Mà có bác nào biết sách này họ bán ở đâu không?
Logged
saoden
Thành viên
*
Bài viết: 1075



« Trả lời #56 vào lúc: 16 Tháng Tư, 2010, 09:12:58 pm »

Không hiểu tính 7000 m tư liệu, là thế nào nhỉ?

7000m3, 7000m2, hay chồng tư liệu cao 7000m?

Mà có bác nào biết sách này họ bán ở đâu không?

Có khi là 7000 mét phim bác ạ. Phim chụp tài liệu ý.
Logged
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #57 vào lúc: 16 Tháng Tư, 2010, 09:25:35 pm »

Cụ Giun qua 24 Quang Trung đi, chắc là phải có.
Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #58 vào lúc: 25 Tháng Tư, 2010, 05:16:40 pm »

Đợt vừa rồi NXB Chính trị quốc gia có ra 1 loạt sách, trong đó có 2 cuốn này:


Cuốn đầu có bộ bản đồ chiến dịch ĐBP và vài chiến dịch nữa trong KCCP. Cuốn 2 có bộ sơ đồ các trận Him Lam, Độc Lập, A1, C1, bản đồ hậu cần, thông tin... Chất lượng in có vẻ không bằng bộ của lão new.

Bác nào quan tâm thì nên mua (hoặc ăn trộm Grin). Giá cả tất nhiên không dễ chịu, 170k và 95k.

Tiện thể nếu bác nào muốn bán lại hay biết chỗ bán 2 quyển này xin PM em:
- ĐBP 1 góc địa ngục - Bernard Fall.
- ĐBP từ góc nhìn của người lính Pháp - Roger Bruge.
« Sửa lần cuối: 25 Tháng Tư, 2010, 05:39:07 pm gửi bởi chiangshan » Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
nkp
Thành viên
*
Bài viết: 80


« Trả lời #59 vào lúc: 25 Tháng Tư, 2010, 11:00:21 pm »

Không hiểu tính 7000 m tư liệu, là thế nào nhỉ?

7000m3, 7000m2, hay chồng tư liệu cao 7000m?

Mà có bác nào biết sách này họ bán ở đâu không?

Có khi là 7000 mét phim bác ạ. Phim chụp tài liệu ý.
Tài liệu VNCH và ở các trung tâm lưu trữ Hoa Kỳ,thường được chứa vào từng thùng giấy (như loại thùng chứa giấy in). Rồi tín tổng cộng chìều dài của những thùng đó ra khối đơn vị lưu trữ. Bên Hoa Kỳ, các trung tâm lưu trữ thừng dùng từ "linear feet of documents ... " để nói đến số lượng tài liệu bao nhiêu.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM