Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 03:56:37 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Điểm sách-Bình sách  (Đọc 66944 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
10con3
Thành viên
*
Bài viết: 586



« Trả lời #30 vào lúc: 22 Tháng Mười Một, 2007, 01:36:15 am »

30/4 : Chuyện những người tháo chạy - Kim Linh

Có điểm vô lý như vầy: đã biết Tay sai của THiệu như vậy, nhưng đám di tản này chúng nó đang chạy đi đâu? Cuốn này đọc đã lâu nhưng không thích.


Chuyển ý kiến của bác danngoc sang đây cho đúng chủ đề. 10con3
Logged

Mãi mãi đi theo Đảng và Bác Hồ vĩ đại
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #31 vào lúc: 22 Tháng Mười Một, 2007, 06:47:29 pm »

Tớ đang cầm trong tay Tuyển tập Phạm Tiến Duật - Phần 1 (Thơ - Trường ca) do "phụ thân" đem về cho, cuốn này mới in có 200 cuốn để kịp tặng cho bạn bè, người thân của nhà thơ Trường Sơn trước lúc ông đi về nơi rất xa...Đặc biệt, cuốn của tớ có "ấn triện" chữ ký của nhà thơ. Đọc để hiểu, để nhớ thêm về một thời "Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước mà lòng phơi phới dậy tương lai".
Mọi người mỗi khi nhắc đến Phạm Tiến Duật thường nhắc đến bài thơ "Tiểu đội xe không kính", bài thơ này gần như đã trở thành "thương hiệu" của ông, riêng tớ lại thích bài thơ rất ngắn của ông, bài "Nhớ". Nó chỉ có 4 câu nên dẫn luôn ra đây để các bạn cùng xem (trong tuyển tập dưới mỗi bài thơ là lời bình của chính tác giả):

NHỚ
Lời một chiến sĩ lái xe

Cái vết thương xoàng mà đưa viện
Hàng còn chờ đó, tiếng xe reo...
Nằn ngửa nhớ trăng, nằm nghiêng nhớ bến
Nôn nao ngồi dậy nhớ lưng đèo.

1969
Nhiều người bảo tôi dụng công ở hai dòng sau.
Thực thì không phải thế.
Cái khó mà tôi đã phải vượt qua là hai dòng đầu
.
Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
thanhlong
Thành viên
*
Bài viết: 199



« Trả lời #32 vào lúc: 01 Tháng Mười Hai, 2007, 01:41:43 pm »

Không thể chuộc lỗi
Falure to Atone

Tác giả: Allen Hassan
Người dịch: Lê Đình Bì, Nguyễn Văn Phước

Chúng ta chưa chuộc lỗi với những thiệt hại mà bom đạn và hóa chất của chúng ta đã gây ra tại việt Nam. Tôi hy vọng rằng, một ngày nào đó, chúng ta có thể giúp đất nước tươi đẹp này tẩy xóa hết những hóa chất độc hại, những bom mìn chưa nổ, và rồi tạ lỗi cùng nhân dân Việt Nam về tất cả những gì chúng ta đã gây nên. Tôi hy vọng là tất cả chúng ta sẽ không quá kiêu hãnh và ngạo mạ để có thể thốt lên bằng tiếng Việt "CHÚNG TÔI CHÂN THÀNH XIN LỖI"

Trên đây là những lời nhận định trong phần kết về những bài học chiến tranh trong tác phẩm tố cáo tội ác chiến tranh của Mỹ tại Việt Nam với tựa đề "KHÔNG THỂ CHUỘC LỖI" của bác sĩ Allen Hassan.

Năm 1968, bác sĩ Allen Hassan là một trong số gần 200 bác sĩ Mỹ hưởng ứng lới kêu gọi của Hiệp hội y học Mỹ trong chương trình Bác sĩ tình nguyện cho Việt Nam. Lên đường đến Việt Nam vào thời điểm vào tháng sau cuộc tổng công kích và nổi dậy của quân và dân Việt Nam trong Tết Mậu Thân, khi mà những cuộc trả đủa của chính quyền Việt Nam cộng hòa và quân đội Mỹ đã làm cho chiến sự ngày một ác liệt hơn, bác sĩ Allen Hassan đến Quảng Trị với nhiệm vụ của một bác sĩ dân sự chăm sóc và điều trị cho dân thường trong tỉnh.

Tỉnh lỵ Quảng Trị chỉ cách vĩ tuyến 17 khoảng 35 km đã trở thành trung tâm điểm của cuộc chiến từ hai phái. Do vậy mà tuy dân số thị xã Quảng Trị thời bấy giờ chỉ ước khoảng 35.000 dân nhưng đã có đến 87.000 lính thủy quân lục chiến thuộc Quân đoàn 1 trú đóng tại trung tâm thị xã và các khu vực lân cận. Và hiển nhiên, nơi đây đã trở tahnhf vùng giao tranh ác liệt cả ngày lẫn đêm với xe tăng, xe bọc thép, phi pháo, bom đạn rải thảm không chỉ nhắm vào đối phương mà phần lớn người dân thường phải gánh chịu những hậu quả tàn khốc của chiến tranh. Bệnh viện tỉnh Quảng Trị đã trở thành nơi thường xuyên tiếp nhận binh lính, các nạn nhân chiến tranh gồm phụ nữ, người già và trẻ em bị thương vong bởi bom đạn và các cuộc giao tranh, càn quét khốc liệt, đãm máu của quân lực Việt Nam cộng hòa và quân đội MỸ.

Đọc những trang viết mà bác sĩ Allen Hassan hồi tưởng lại tại thời điểm làm nhiệm vụ chữa trị, cứu người tại bệnh viện Quảng Trị, chúng ta luôn bắt gặp những cảm xúc thương cảm, bất lực xen lẫn niềm căm phẫn tột độ với tư cách một con người, một bác sĩ với lời thề Hippocrates trước nỗi đau của đồng loại và tội ác chiến tranh do người Mỹ nhân danh tự do, nhân danh niềm kiêu hãnh của nước Mỹ đã gây nên cho dân tộc và đất nước Việt Nam vốn nhỏ bé và hiền hòa này.

Sách do nhà xuất bản Trẻ xuất bản quý 2 năm 2007. Đọc cuốn sách chúng ta thấy được những sự thật về cuộc chiến tranh Việt Nam những "Sự thật chưa từng được tiết lộ của một bác sĩ người Mỹ trong chiến tranh Việt Nam"
« Sửa lần cuối: 01 Tháng Mười Hai, 2007, 02:04:28 pm gửi bởi thanhlong » Logged

Đừng hỏi Tổ quốc đã làm gì cho ta mà phải hỏi ta đã làm gì cho Tổ quốc hôm nay
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #33 vào lúc: 06 Tháng Mười Hai, 2007, 09:14:32 pm »

Hôm nay rỗi việc, lên thư viện mượn cuốn Sông dài như kiếm của Nguyễn Quang Hà về xem. Tên truyện dựa vào ý câu thơ nổi tiếng của Thần thi Cao Bá Quát viết về sông Hương: Trường giang như kiếm lập thanh thiên - Sông dài như kiếm dựng giữa trời xanh..
Nghe tên truyện đã có thể đóan được nội dung, nhỉ?
Nó là một lát cắt thời gian của Huế trong kháng chiến chống Mỹ, thông qua việc kể lại số phận, cuộc chiến đấu của nhân vật chính - Hưng. Hưng vốn là một sinh viên sư phạm Huế, rất tích cực tham gia trong phong trào học sinh, sinh viên, là chủ bút một tờ báo của Tổng hội sinh viên với bút danh Trường Giang.
Bị lộ, bị truy lùng ráo riết bởi cảnh sát VNCH, Hưng phải "nhảy núi" trong hoàn cảnh không có liên lạc với tổ chức, người lãnh đạo của anh - một thị ủy viên - bị hy sinh. Hoàn cảnh ấy đã dẫn đến cho anh biết bao sự nghi ngờ của tổ chức, trong đó có cả những nghi ngờ đầy ác ý của một số cá nhân. Tuy nhiên, với niềm tin trong sáng vào lý tưởng, vào cách mạng Hưng đã vượt lên những khó khăn ban đầu để trở thành một người lính, một người chỉ huy dũng cảm, mưu trí cùng với quân dân Huế giải phóng thành phố thân yêu của mình!
Cuốn sách này có cách viết dung dị, dễ đọc và có những nhân vật khá đặc sắc như Thành đội trưởng Thân Trọng Một hay đại đội trưởng Dư nhưng cũng có khá nhiều...sạn! Tuyến nhân vật phản diện mà đại diện là Phú Nhuận có vẻ được miêu tả kỹ hơn, thật hơn tuyến nhân vật chính diện. Một loạt các vị chỉ huy quân sự có tiếng thiện chiến như Phi Công Uyên, Dư thì lại chả thấy thể hiện gì ráo, để cho anh chàng sinh viên Hưng lên phương án tác chiến, điều binh, khiển tướng như...thật! Mối tình thơ mộng, đẹơ như tranh của Hưng và Hoàng Lan cũng có vẻ gì đó hư ảo, họ yêu nhau khi còn là sinh viên, gặp lại nhau ở chiến khu rồi mỗi người một ngả mà chàng thì chẳng thèm hỏi tin tức nàng đến một lần, dù nàng đã mang trong mình giọt máu của chàng. Cái kết cũng vậy, có chiều quá vội vã như kiểu "hết giờ, mời các bác vào nghỉ!", chẳng để lại cho người đọc một chút "vương vấn" nào! Trong cả cuốn sách, mình khóai nhất anh lính an ninh Lê Việt, khóai hơn cả nhân vật chính, mỗi tội là tác giả chỉ tả anh ta thỏang qua một chút, thấp thóang một tẹo rồi mất hút! Có vẻ rất...an ninh!:-D
Tóm lại, đây sẽ là cuốn sách đọc được nếu tác giả chăm chút cho "con" mình thêm một chút nữa!
Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
leopard
Thành viên
*
Bài viết: 34


« Trả lời #34 vào lúc: 10 Tháng Mười Hai, 2007, 08:58:52 am »

Những vòng đồng kí ức

Tớ chia sẻ với CaoSon. Tớ đọc như thấy 1 phần của bác trong câu chuyện đó
Ma bác CaoSon này, lính biên giới, sau khi giải ngũ, rất nhiều người sang nước ngòai làm ăn 1 thời gian để tìm cách củng cố hậu phương của mình hay sao ấy.
Sau khi giải ngũ, tớ cũng mò sang Trung Đông, tìm cách lo thêm cho nồi cơm của bà vợ tớ.
Bây giờ già rồi, mỗi lần nghe bài hát: Anh ở biên cương, nghe đài báo gió mùa đông bắc. Em thương anh nơi chiến hào gập rét. Còn anh thương em, đồng quê giá rét, em có lạnh ko?? Vẫn thấy cay mũi. Tớ gần chục năm nơi biên cương, giải ngũ rồi cũng mất mấy năm làm thuê bên xứ người.
Lính chúng mình sẵn đem thân ra chắn đạn, chắc cũng là vì những cái cay mũi đấy.
« Sửa lần cuối: 11 Tháng Mười Hai, 2007, 05:47:21 pm gửi bởi Tunguska » Logged
10con3
Thành viên
*
Bài viết: 586



« Trả lời #35 vào lúc: 19 Tháng Mười Hai, 2007, 11:22:35 am »

Có bác nào đọc cuốn "Bất khuất" của Nguyễn Đức Thuận chưa nhỉ ? Em nghe bác google nói cuốn này mới tái bản T7/2007.

Cuốn này em đang muốn đọc vì nghe bảo có nhiều người chê nó.


Tái bản tác phẩm "Bất khuất"

(LĐ) - NXB Thanh niên vừa tái bản tác phẩm "Bất khuất" (ảnh) nổi tiếng của đồng chí Nguyễn Đức Thuận. Tác phẩm này mới được tái bản sau khi xuất bản lần đầu năm 1967, với số lượng in 210.000 cuốn và gây tiếng vang rộng lớn trong và ngoài nước.
"Bất khuất" đã được dịch ra nhiều thứ tiếng và được coi như sách gối đầu giường, được đưa vào hệ thống sách giáo dục thanh thiếu niên lúc bấy giờ.
Logged

Mãi mãi đi theo Đảng và Bác Hồ vĩ đại
_new
Thành viên
*
Bài viết: 827



« Trả lời #36 vào lúc: 19 Tháng Mười Hai, 2007, 04:12:35 pm »

Có bác nào đọc cuốn "Bất khuất" của Nguyễn Đức Thuận chưa nhỉ ? Em nghe bác google nói cuốn này mới tái bản T7/2007.

Cuốn này em đang muốn đọc vì nghe bảo có nhiều người chê nó.


Tái bản tác phẩm "Bất khuất"

(LĐ) - NXB Thanh niên vừa tái bản tác phẩm "Bất khuất" (ảnh) nổi tiếng của đồng chí Nguyễn Đức Thuận. Tác phẩm này mới được tái bản sau khi xuất bản lần đầu năm 1967, với số lượng in 210.000 cuốn và gây tiếng vang rộng lớn trong và ngoài nước.
"Bất khuất" đã được dịch ra nhiều thứ tiếng và được coi như sách gối đầu giường, được đưa vào hệ thống sách giáo dục thanh thiếu niên lúc bấy giờ.


Chê vì cụ Nguyễn Đức Thuận có vẻ gom một số chi tiết của nhiều người vào cho một nhân vật, cách viết cũng lạc quan cách mạng nhiều quá nên các ông theo chũ nghĩa hiện thực không thích. Bỏ qua những điểm đó thì tớ đọc thì thấy cũng khá cuốn hút.
Cụ Thuận sau này (nghe kể) hay phải đi kể chuyện tù đày. Về công danh, cụ làm bên Mặt trận Tổ Quốc, chức chủ tịch.
10con3 thích thì PM cho tớ. Cheesy
Logged
10con3
Thành viên
*
Bài viết: 586



« Trả lời #37 vào lúc: 19 Tháng Mười Hai, 2007, 07:14:01 pm »

Cám ơn bác Liu, đi OFF chuyển cho tớ đê. Mà sách năm bao nhiêu thế ? Đọc thử mà thấy ngon thì đi mua cuốn mới về (vừa tái bản T7/2007 mà).

Trong số các đ/c chê cuốn này, có cả cụ Mười Hương đấy. Cái cuốn viết về cụ Mười Hương mà bác Liu cho tớ mượn, có nhắc khéo đến vụ này đấy, nhưng trong đó chỉ đề là "ông X" chứ không chỉ tên thật.
« Sửa lần cuối: 19 Tháng Mười Hai, 2007, 07:18:08 pm gửi bởi 10con3 » Logged

Mãi mãi đi theo Đảng và Bác Hồ vĩ đại
Ngocvancu
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 580



« Trả lời #38 vào lúc: 13 Tháng Giêng, 2008, 07:52:54 pm »

30/4 : Chuyện những người tháo chạy - Kim Linh

Có điểm vô lý như vầy: đã biết Tay sai của THiệu như vậy, nhưng đám di tản này chúng nó đang chạy đi đâu? Cuốn này đọc đã lâu nhưng không thích.


Chuyển ý kiến của bác danngoc sang đây cho đúng chủ đề. 10con3
Chuyện những người tháo chạy của Kim Lĩnh ở quyển 2 là xem được thôi,bắt đầu từ cửa Tư Hiền và kết thúc ở Long Bình
Logged
Gondorian
Thành viên
*
Bài viết: 27


Knight of Gondor


« Trả lời #39 vào lúc: 18 Tháng Ba, 2008, 10:38:03 am »

Các bác nhắc làm tớ lại nhớ lại cuốn này, "Cuộc truy tầm kho vũ khí". Hồi trước vớ được một cuốn rách cả đầu lẫn đuôi. Đọc đúng đến đoạn tiểu đội của mình tìm được ông coi kho, đào công sự chuẩn bị chiến trung đội biệt kích của Pháp thì rách mất phần còn lại mới đau cháu chứ. Các bác có up lên để anh em được thưởng thức nốt cái kết thì tốt quá (cái cuốn  TK1 phải cái kết thảm quá, viết gần đây thảo nào ảnh hưởng phim Hàn Quốc nhiều, kể ra sách kiểu hơi hơi Tarzan thế cứ làm cái kết mỹ mãn cũng chẳng mất gì, đọc lại đỡ hẫng, các bác nhể)

Cuốn này kết thúc hơi nhạt bác ạ. Đọc cứ thấy hẫng hẫng, chắc tại bác Đoàn Giỏi viết quyển này cho thiếu nhi Smiley
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM