Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 06:17:25 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Trận Đăk Tô - Tân Cảnh và chiến dịch Bắc Tây Nguyên 1972  (Đọc 142199 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
napoleon
Thành viên
*
Bài viết: 521


Không có gì là không thể


« Trả lời #60 vào lúc: 27 Tháng Hai, 2010, 11:00:41 pm »

Hôm về tết có chụp mấy tấm về 377 bằng mobile, gửi lên cho các bác xem:


Logged

Tôi có thể thất bại một trận đánh, nhưng tôi sẽ chiến thắng cả cuộc chiến tranh. Trí thông minh của con người được tính từ trán tới trời.
napoleon
Thành viên
*
Bài viết: 521


Không có gì là không thể


« Trả lời #61 vào lúc: 27 Tháng Hai, 2010, 11:03:21 pm »


Vết đạn của pháo tăng M41
Logged

Tôi có thể thất bại một trận đánh, nhưng tôi sẽ chiến thắng cả cuộc chiến tranh. Trí thông minh của con người được tính từ trán tới trời.
napoleon
Thành viên
*
Bài viết: 521


Không có gì là không thể


« Trả lời #62 vào lúc: 08 Tháng Năm, 2010, 11:21:11 pm »

Hôm nay lướt qua blog của bác Thanh thì thấy bài này bác viết về LS Toàn, bác ấy cũng có nhắc đến QSVN:  Grin
http://quangthanhbvpl.vnweblogs.com/
TRẢ TÊN ANH VỀ VỚI TRUNG ĐOÀN - Ký sự của Bùi Quang Thanh

quangthanhbvpl | 21 April, 2010 07:44
             TRẢ TÊN ANH VỀ VỚI TRUNG ĐOÀN

                                                                    Ký sự của  Bùi Quang Thanh


      Đọc xong dòng cuối  trên Quân sử Việt Nam về  trận đấu tăng "1 chọi 10" của kíp xe tăng mang số hiệu 377, tôi commen vào đây thông điệp: "Tôi là BQT, tác giả bài viết "Xe tăng 377 và những Anh hùng chưa được tôn vinh" đã in dịp tháng 8/2008 trên báo Bảo vệ pháp luật, tôi không ngờ bài viết có hiệu quả nhanh với công luận, với các đồng đội một thời đánh Mỹ như vậy và rất vui vì có đến 11 trang bàn luận trong Quân Sử VN xung quanh chiếc xe 377 Anh hùng. Tôi cũng hết sức xúc động vì ngày 09/2/2009 Đảng và Nhà nước đã truy phong danh hiệu AHLLVTND cho kíp xe tăng 377. Rất cám ơn các độc giả đã quan tâm những thông tin tôi đã tìm và viết trên đây. Tuy nhiên, phần cuối bài ký sự này tôi có đề cập đến Liệt sĩ Nguyễn Đức Toàn (quê Phú Thọ) - người mà mấy chục năm nay vẫn ghi danh trên tấm bia ở tượng đài Chiến thắng Đak Tô, bây giờ đã được thay bằng Liệt sĩ Hoàng Văn Ái (quê Hà Nội). Theo thông tin từ Trung đoàn tăng 273 (QĐ3) thì đơn vị đã cho người về xã Phù Ninh (huyện Phù Ninh, Phú Thọ) tìm hiểu nhưng không có ai là Nguyễn Đức Toàn bộ đội xe tăng thời ấy cả và trong danh sách liệt sĩ của Lữ tăng 273 (nay là E273) cũng không có tên anh Toàn (?). Vậy là Liệt sĩ Toàn không còn hồ sơ, tên tuổi nữa sao, bởi theo các đồng chí  của Anh thời ấy mà hiện giờ đang sống thì Nguyễn Đức Toàn là chiến sĩ của D297 thiết giáp, được bổ sung về xe 386 trước trận đánh vào Thị xã Kon Tum và mất tích ở đó. Tại sao không thấy có ai hồi âm về tin tức của anh Toàn?. Tôi vẫn nung nấu trong lòng sẽ trở lại vấn đề này, tìm hiểu, điều tra về Anh để đưa Anh trở về (dù chỉ một dòng tên) trong đội ngũ những liệt sĩ đã hy sinh vì Tổ quốc. Hy vọng các đồng đội của Anh Toàn và của tôi - đặc biệt là những cựu binh xe tăng thời ấy nhớ lại và cho tôi những thông tin quý giá. Xin gửi về địa chỉ của tôi... (BQT)


Điểm hẹn: Trại Cau


Tôi lên Trại Cau, cách Thành phố Thái Nguyên chừng 15km bằng xe của Tạp chí Kiểm sát vào một sáng chủ nhật. Cựu thiếu tá xe tăng Nguyễn Trọng Thanh trong Ban liên lạc Trung đòan xe tăng 273 điện mời đã mấy ngày trước đó, anh cho biết sẽ có cuộc gặp mặt lịch sử của hơn nửa ngàn cựu binh đơn vị nhân ngày kỷ niệm 50 năm Binh chủng xe tăng tại đây. Anh Trần Vân Quang cũng cho biết, nhiều anh em Ban liên lạc C7 xe tăng rất mong gặp tôi để trao đổi và cung cấp thêm một số thông tin quanh bài ký sự "Xe tăng 377 và những anh hùng chưa được tôn vinh" và làm sáng tỏ thêm một số bí ẩn của trận đánh và đồng đội họ. Và quả vậy, tại căn cứ cũ của Lữ tăng 273 thời Binh đoàn Tây Nguyên đang phòng thủ ải Bắc, tôi đã được gặp và trao đổi cùng những chiến sĩ cũ của Đại đội xe tăng số 7 Anh hùng - những người đã làm nên chiến thắng Đak Tô - Tân Cảnh mùa xuân 1972 - những người bạn chiến đấu thân thiết của kíp xe 377 một thời và mãi mãi. Bằng trí nhớ và cả những điều hình như lâu lắm không còn nhớ được bởi cuộc sống hiện tại lấp vùi, qua sự gợi mở của đồng đội, của sự kiện, của sâu thẳm ký ức, các anh đã dựng lại cho tôi một hình ảnh về chiến sĩ xe tăng Nguyễn Đức  Toàn.


Các Cựu chiến binh Trung đoàn tăng 273 tại Trại Cau nhân kỷ niệm 50 năm thành lập đơn vị

Tác giả - Nhà thơ Bùi Quang Thanh cùng những người lính tăng tham chiến ở Kon Tum 1972
Anh Nguyễn Văn Phùng, quê Quỳnh Phụ, Thái Bình, nguyên lính kỹ thuật của trung đội sữa chữa C7 cho biết: anh cùng anh Toàn được đào tạo với nhau ở Binh chủng tăng rồi cùng về tiểu đòan tăng 297 vào Tây Nguyên. Toàn quê ở Phù Ninh, Phú Thọ, đẹp trai, hiền lành và đánh bài tu lơ khơ rất giỏi. Sau trận đánh vào thị xã Kon Tum "Pha 1" (đêm 25/5/1972) anh Phùng vẫn còn gặp Toàn. Đại tá Cao Thi hiện công tác ở Cục Quân lực thuộc Bộ Tổng tham mưu, nguyên Trung úy xe tăng, là bạn thân của Nguyễn Nhân Triển, học cùng lớp ở Đoàn 10 thiết giáp với Liệt sĩ Nguyễn Đức Lượng (xe tăng 377) và cùng quê Lâm Thao với Cao Trần Vịnh khẳng định: Trước khi đánh Kon Tum, Toàn có đến chơi với chúng tôi và kể về trận Đak Tô. Theo anh Cao Thi, không phải ngẫu nhiên mà Nguyễn Đức Toàn "lạc" vào xe tăng 377 trên bia tưởng niệm ở Đăk Tô. Số là trước khi vào chiến trường Tây Nguyên, Trung đội trưởng Nguyễn Nhân Triển đã kịp cưới vợ. Vợ anh Triển rất trẻ và xinh đẹp. Dọc đường hành quân vào chiến trường, anh tìm mọi cách gửi thư về quê nhà; nỗi nhớ thương người vợ khôn nguôi thường làm anh đăm chiêu và anh trút tâm sự thương nhớ ấy sang bạn bè cùng đơn vị. Nguyễn Nhân Triền bị một số cán bộ đánh giá là "không an tâm"  về tư tưởng. Lúc này Nguyễn Đức Toàn đang là đối tượng Đảng được điều sang xe 377 một thời gian với vị trí pháo thủ 2. Trước trận đánh Đăk Tô - Tân Cảnh, Toàn được chuyển sang xe khác và sau này anh ấy hy sinh (mất tích) trong "Pha 2" của chiến dịch Kon Tum. Đại tá Cao Thi cũng cho biết, Cao Trần Vịnh lái xe 377 vốn người họ Trần từ đâu đến ngụ cư  ở làng Cao Xá (Lâm Thao); hầu hết cư dân làng này có họ Cao (có lẽ vì vậy mà có tên Cao Xá chăng?), mới xin đổi từ họ Trần sang họ Cao...

Tại cuộc gặp mặt C7 xe tăng này, tôi được giới thiệu với một đồng hương của Nguyễn Đức Toàn: nguyên Trung tá xe tăng Vũ Ngọc Quỳnh quê ở  Âu Cơ, Phú Thọ. Anh Quỳnh cho biết xã Phù Ninh của Toàn cách nhà anh 20 km. Toàn và anh cùng nhập ngũ ngày17/ 8/1970 nhưng để kỷ niệm ngày Cách mạng Tháng Tám thành công, đơn vị thống nhất lấy ngày nhập ngũ là 19/8. Họ được bổ sung vào Trung đoàn tăng 203 đóng tại Lương Sơn, Hòa Bình và cùng được cử đi học lớp H5 đào tạo cán bộ trung đội dài hạn. Tôi hỏi anh có biết anh Toàn hy sinh như thế nào không và hoàn cảnh gia đình Toàn ra sao thì Quỳnh cho biết: "Tôi chỉ biết tin Toàn mất tích trong trận Kon Tum và chưa về được để thăm gia đình anh ấy. Tôi vẫn sợ mình về, gia đình lại đau khổ thêm khi liên tưởng đến người thân của họ không trở về. Vì thế không phải không đến mà là không dám đến." Anh Trân Vân Quang chỉ Vũ Ngọc Quỳnh và nói với chúng tôi: "Ông này vẫn nặng nợ với Toàn lắm. Ngày 23 tháng 4 năm nay (2009), chúng tôi vào dự lễ đón danh hiệu AHLLVTND cho kíp xe tăng 377 và lên viếng nghĩa trang liệt sĩ Đăk Tô. Trong khi chúng tôi thắp hương thì Quỳnh chạy đi tìm mộ Toàn rồi hét toáng lên: Tìm được mộ thằng Toàn rồi chúng mày ơi! Khi chúng tôi chạy lên hỏi: Đâu? Ở đâu? thì Quỳnh bảo: Vừa mới thấy đây, tôi giơ máy ảnh lên chụp thì máy không hoạt động. Chạy xuống gọi các ông, giờ quay lại chẳng thấy đâu. Rõ ràng có tấm bia ghi Nguyễn Đức Toàn xã Phù Ninh, huyện Phù Ninh, Phú Thọ mà?. Cả 7 người chúng tôi tóe nhau ra tìm mỏi mắt vẫn chẳng thấy đâu cả. Anh em bảo Quỳnh nhìn gà hóa cuốc, riêng Quỳnh cứ ngẩn ngơ như người mộng du mãi..."

Hàn huyên khoảng một tiếng đồng hồ, chúng tôi tạm chia tay để vào dự Lễ kỷ niệm ngày Truyền thống của Trung đoàn xe tăng 273, ở đó đã hội tụ hơn 500 cán bộ, chiến sĩ trung đoàn, với rất nhiều tên tuổi khét tiếng một thời như Trung tướng AHLLVT Đoàn Sinh Hưởng, Thiếu tướng Trần Kỷ, ....

Thời gian quá ngắn ngủi, những người cựu binh xe tăng C7 tha thiết mời tôi về Hưng Yên sau 3 ngày nữa để gặp thêm nhiều anh em thời đó. "Ngày ấy mới là ngày riêng của lính C7 chúng tôi." - Nguyễn Văn Mỹ, nguyên Đại đội trưởng C7 trong chiến dịch đánh chiếm Thị xã Kon Tum (1972) nắm chặt tay tôi.

« Sửa lần cuối: 08 Tháng Năm, 2010, 11:27:28 pm gửi bởi napoleon » Logged

Tôi có thể thất bại một trận đánh, nhưng tôi sẽ chiến thắng cả cuộc chiến tranh. Trí thông minh của con người được tính từ trán tới trời.
napoleon
Thành viên
*
Bài viết: 521


Không có gì là không thể


« Trả lời #63 vào lúc: 08 Tháng Năm, 2010, 11:21:48 pm »

Cuộc hội ngộ ở làng Tiên Xá

Đường về làng Tiên Xá (xã Cẩm Xá, Mỹ Hào, Hưng Yên) đang mùa thu hoạch lúa. Ngõ nhà nào nhà nấy chất ngất những rơm, xe cộ đủ loại đan như mắc cửi. Thấy chiếc xe "80B biển xanh" đi vào làng, một số nông dân đặt mấy gánh lúa xuống đường như trêu ngươi, cố tình không cho chiếc xe lọt qua những gánh lúa. Mấy cựu chiến binh và tôi xuống thông cảm xin đường. Một số người ái ngại; nhiều người yên lặng; có người đàn ông đứng bên mai mỉa: "Họ về ăn cỗ nhà ông cục thuế đó mà. Vội gì tránh." Tôi hiểu ra, liền thanh minh: "Chúng tôi là bạn lính với anh Thành bộ đội xe tăng ạ". Vậy là thoáng chốc, mỗi người một tay, con đường trở nên quang rộng.

Đại tá Đỗ Quang Thành, nguyên Chánh Thanh tra Bộ Tư lệnh Thiết giáp là người được vinh dự tổ chức cuộc gặp gỡ của Cựu binh C7 lần này. Cuộc hội ngộ hôm nay có nhiều nhân vật đặc biệt, cả lính, cả quan: Nguyễn Lương Phước, nguyên chỉ huy đại đội 7 trong trận Đăk Tô - Tân Cảnh - chính anh Phước đã nhận lệnh từ Chỉ huy chiến dịch và trực tiếp điều Trung đội tăng của Nguyễn Nhân Triển lên tăng cường cho bộ binh đánh cứ điểm Đăk Tô 2; Đại tá Phạm Đức Thọ, Phó Giám đốc Bảo tàng lịch sử Quân sự Việt Nam; Đại tá Mạc Văn Bào (người dân tộc Tày) nguyên Phó Chỉ huy quân sự tỉnh Bắc Cạn. Anh Bào chạy xe máy hơn 300km từ quê xuống chiều qua. Các cựu chiến binh C7 đã từng xông pha lửa đạn trong suốt cuộc chiến 1972 đến ngày toàn thắng như: anh Biên, xe trưởng tăng 902 (1972) - một "ông già" mất gần hết cằm bên phải nên khuôn mặt méo mó, tội nghiệp. Các bạn anh kể rằng, trong trận Đắc Tô - Tân Cảnh, pháo của xe 902 bị hóc, Biên kiểm tra hãm lùi của pháo thì bất ngờ bị lò xo hãm lùi nặng hàng tấn bật ngược đánh vào mặt. Toàn bộ xương cằm của Biên bị văng ra, gãy và vỡ vụn. Biên ngất xỉu, đồng đội tưởng anh đã chết nên khiêng ra khỏi xe và tiếp tục cuộc chiến đấu. Biên được các chiến sĩ bộ binh phát hiện khi còn thoi thóp liền đưa vào trạm phẩu tiền phương cấp cứu. Anh Nguyễn Xuân Mai quê làng Nhiệm Trạch, Cẩm Xá, Mỹ Hào. Trong trận Kon Tum, anh Mai là pháo thủ, sau đó là Trưởng xe 376...


 Cuộc hội ngộ lính C7 xe tăng tại làng Tiên Xá

Câu chuyện về trận chiến ở Thị xã Kon Tum của các chiến binh xe tăng nở như ngô rang trước sự  chứng kiến của tôi, của người nhà và xóm giềng Đại tá Đỗ Quang Thành. Bằng những điều tai đã nghe, mắt đã thấy và trí tưởng tưởng con nhà lính, tôi cùng các anh sẻ chia những phút giây hào hùng của chiến thắng, cũng sẻ chia những mất mát của đồng đội, của nhân dân một thời máu lửa. Với các cựu binh C7, trận Kon Tum là một nỗi đau, một vết hận của thời oanh liệt, không riêng lính xe tăng mà cả các sư đoàn thiện chiến như F2, F10, F320...Qua lời kể của các anh, tôi hình dung những tổn thất vô cùng của bộ đội ta, cũng lọc ra được một bóng hình người lính xe tăng Nguyễn Đức Toàn, mập mờ mà rõ nét, xa xôi mà gần gũi, không hề vô danh.

 Đêm 25/5, C7 làm dự bị cho C12 vào "Pha 1" Kon Tum. Anh Hồng chính trị viên C7 bị thương, Nguyễn Xuân Mai được cấp trên chỉ định làm trưởng xe 376. Lúc này Nguyễn Đức Toàn là xạ thủ bắn 12,7 ly. Trận đánh diễn ra không như ý định của Bộ chỉ huy mặt trận. Do trinh sát địa hình không chính xác, do lực lượng xe tăng bố trí quá mỏng và phân tán, do hợp đồng binh chủng để đánh đô thị chưa quen ...vì vậy bộ binh 2 Trung đoàn của Sư 2 ngã như rạ trước cửa mở hướng tây bắc Thị xã Kon Tum bởi hỏa lực cực mạnh đã giăng sẵn của pháo binh và máy bay địch. Khó khăn lắm, tới gần sáng xe tăng mang số hiệu 903 (loại T59 của Trung Quốc) của Phạm Đức Thọ mới lách qua xác các tử sĩ tiến qua cửa mở. Bọn địch đã biến vào các công sự kiên cố, chỉ còn lửa đạn pháo rót tọa độ như căn từng cen ti met vào lực lượng công kích của ta. Thọ cùng Trung đội phó Huỳnh, lái xe Lập cho xe lùi vào một ngôi nhà để ẩn náu và quan sát địch thì bị bom na pan từ máy bay Utiti đánh trúng. Xe cháy, các anh thoát được ra ngoài. Gần như toàn bộ tăng của C7 tham chiến trận này bị cháy hết (lời Đại tá Phạm Đức Thọ).

Đêm 26/5, Đại đội trưởng Đức chuyển sang tăng 376 để trực tiếp chỉ huy đơn vị vì xe 902 của anh Đức bị hỏng ăng ten của hệ thống thông tin, anh Mai sang làm Trưởng xe 902 thay anh Biên bị thương nặng trong trận Tân Cảnh. Mờ sáng ngày 27/5, khi đánh vào Thị xã Kon Tum lần 2, Đại đội trưởng Đức hy sinh trên xe 376; anh Mai bị thương thủng gò má phải; xe tăng 902 cháy. Nguyễn Đức Toàn mất tích từ đêm 26/5 mà không một ai biết về tung tích của anh nữa...



Anh Biên và anh Mai với những vết sẹo khủng khiếp của chiến tranh trên mặt


Buổi gặp gỡ cựu binh C7 ở  Tiên Xá có một quyết định được Ban liên lạc thông qua: tìm bằng được tung tích anh Toàn, sau đó ban liên lạc sẽ cùng nhau lên thăm và tổ chức viếng Toàn tại nơi có thể. Nhiệm vụ này, một lần nữa được giao cho Vũ Ngọc Quỳnh, người có điều kiện nhất hiện nay và qua điện thoại, Trung tá Quỳnh hứa với mọi người sẽ thực hiện.

Trên đường trở về Hà Nội, Đại tá Thọ mời tôi và Trần Vân Quang ghé vào nơi làm việc của anh ở Bảo tàng Quân sự Việt Nam, ngay bên chân Cột cờ Hà Nội. Tại đây, vị Phó Giám đốc cơ quan này đã đưa cho tôi cuốn nhật ký chiến trường của anh rồi lẳng lặng đi pha nước mời khách. Cuốn nhật ký dày hàng trăm trang, được ghi chép chi chít bằng nhiều loại bút, mực khác nhau, chổ mờ phai vì thời gian, cũng nhiều trang còn rất đậm nét. Tôi lần theo thời gian của trận chiến để tìm một cái gì đó mà linh cảm mách bảo. Và đây rồi: một buổi chiều trên đất Nam Lào hầm hập nắng sau gần 4 tháng, ngày 10 tháng 8 năm 1972, Phạm Đức Thọ đã ghi những dòng nghẹn ngào vào trang nhật ký của mình: "Toàn thân yêu! Thế là tao đã mất mày người bạn chiến đấu thân thiết nhất của tao...". Trang nhật ký khoảng vài trăm chữ nhưng cũng đủ nói lên tình cảm thân thương của đôi bạn chiến đấu ấy và khẳng định với tôi sự hiện diện của Nguyễn Đức Toàn trong đơn vị xe tăng.


Trang nhật ký của Đại tá Phạm Đức Thọ
Khoảng một tuần sau ngày chia tay ở Mỹ Hào, Vũ Ngọc Quỳnh điện vào Đà Nẵng cho tôi. Anh reo lên trong máy:  "Tìm được gia đình Nguyễn Đức Toàn rồi anh ơi! Mãi tận xã Phú Lộc chứ không phải xã Phù Ninh như thông tin ta biết. Tôi đang ngồi với anh trai anh Toàn đây." Rồi liên tiếp anh Quang, anh Thọ, anh Lập...cũng phấn khởi điện báo cho tôi.  

Lần theo số điện thoại anh Quỳnh cung cấp, tôi gặp được anh Nguyễn Đức Chiến, nguyên Vụ trưởng Vụ Tổ chức biên chế nhà nước của Bộ Nội vụ, là  anh trai  liệt sĩ Nguyễn Đức Toàn. Gia đình các anh có 8 anh chị em, anh Chiến thứ 6, Toàn là con út. Khi Toàn vào bộ đội, anh Chiến đang là quản đốc phân xưởng ở mỏ Apatit trên Lào Cai. Khi anh Toàn chuẩn bị  vào nam, anh Chiến đã hai lần nhảy tàu về chia tay em ở Hà Nội. Suốt quãng thời gian Toàn sống trong quân ngũ đã gửi về cho anh Chiến 7 lá thư. Năm 1973, gia đình nhận được giấy báo tử mới biết Toàn đã hy sinh. Hơn mười năm sau, bố mẹ các anh lần lượt ra đi vì bệnh tật và nỗi nhớ thương đứa con út không trở về, bố dặn riêng anh Chiến: "Chỉ có con là có điều kiện đi tìm em về. Hãy thay bố mẹ lo chuyện này con nhé." Từ ấy đến nay, anh Chiến đã đi tìm rất nhiều lần, có cả thư tay của ông Trọng Xuyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng gửi Cục Chính sách và lãnh đạo Quân đoàn 3; có cả địa phương tỉnh Kon Tum, cả cách tìm theo tâm linh nhưng không có kết quả. Năm 2004, anh Chiến vào Quân đoàn 3, lần tìm được họ tên em mình trong danh sách liệt sĩ của đơn vị nhưng sai quê quán, anh đã xin phép được sửa và chính tay anh sửa tên quê trong trích ngang liệt sĩ Nguyễn Đức Toàn. Tuy nhiên tìm trên bia ghi tên các liệt sĩ ở nhà bia tưởng niệm của đơn vị lại không thấy, anh Chiến đã đề nghị bổ sung. Việc đơn vị đã bổ sung hay chưa, đến nay anh chưa biết. Qua Nguyễn Đức Chiến, tôi cũng được biết sau khi bố mẹ qua đời, bàn thờ liệt sĩ Toàn chuyền về nhà người anh cả là Nguyễn văn Chương để thờ phụng nhưng từ ấy không có ai trong chính quyền hay ngành Thương binh - Lao động đến thăm viếng nữa. Rồi qua email, anh Chiến gửi cho tôi bức thư cuối cùng mà đứa em út thân yêu đã gửi cho anh trên đường cùng đơn vị xe tăng tiến vào mặt trận Tây Nguyên, kèm bức chân dung đã được phục chế của liệt sĩ Nguyễn Đức Toàn.


Bức thư cuối cùng của Nguyễn Đức Toàn gửi anh trai Nguyễn Đức Chiến


Chân dung Liệt sĩ Nguyễn Đức Toàn (chưa tải lên được)

Không biết nên vui hay nên buồn khi tôi kết thúc những dòng viết này. Vui vì hình như tôi và đồng đội của Toàn đã làm một việc gì đó, ít ra cũng làm sáng tỏ thêm thân phận của một chiến binh trong cuộc chiến tranh giải phóng, cũng gợi cho đồng đội và bạn đọc hình dung lại một thời máu lửa và những mất mát hy sinh để có được chiến thắng hôm nay; sự hy sinh bí ẩn và thầm lặng của người lính xe tăng ấy, dù ít dù nhiều đã được xác định và chắc chắn, đồng đội của Anh hôm nay, đơn vị của Anh hôm nay có thể tự tin ghi tên Anh vào danh sách những người con quang vinh đã ngã xuống vì truyền thống Trung đoàn, Binh đoàn. Còn nỗi buồn thì...thật là khó nói. Tôi băn khoăn tự nghĩ, chính chúng ta chứ không phải ai khác, có thể làm ngắn bớt danh sách các hàng bia Vô Danh trên mộ chí của đồng đội ở các nghĩa trang liệt sĩ hôm nay; và vì vậy, chính chúng ta sẽ làm vơi đi những nỗi buồn mà chiến tranh để lại!

                                                                                       Hà Nội, 10/2009

                                                                                      Kon Tum, 3/2010

                                                                                                    BQT

« Sửa lần cuối: 08 Tháng Năm, 2010, 11:29:28 pm gửi bởi napoleon » Logged

Tôi có thể thất bại một trận đánh, nhưng tôi sẽ chiến thắng cả cuộc chiến tranh. Trí thông minh của con người được tính từ trán tới trời.
_new
Thành viên
*
Bài viết: 827



« Trả lời #64 vào lúc: 09 Tháng Năm, 2010, 01:33:06 pm »

Ồ, có cả vết đạn xuyên. Vậy đây là chiếc 377 thật hả bác Na.
Logged
napoleon
Thành viên
*
Bài viết: 521


Không có gì là không thể


« Trả lời #65 vào lúc: 09 Tháng Năm, 2010, 02:07:33 pm »

Ồ, có cả vết đạn xuyên. Vậy đây là chiếc 377 thật hả bác Na.
Đúng rồi bác ạ, 377 nằm lại ở Đăk Tô từ 1972 đến giờ rồi! Vị trí lúc hi sinh cách đường khoảng 40-50m, bây giờ là trước tiểu đoàn 304-BCHQS Kon Tum(xã Tân Cảnh, huyện Đăk Tô), sau đó mới đưa về đài chiến thắng Đăk Tô.
Logged

Tôi có thể thất bại một trận đánh, nhưng tôi sẽ chiến thắng cả cuộc chiến tranh. Trí thông minh của con người được tính từ trán tới trời.
Hungnt_E1F2
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1072


« Trả lời #66 vào lúc: 09 Tháng Năm, 2010, 05:15:12 pm »

Ồ, có cả vết đạn xuyên. Vậy đây là chiếc 377 thật hả bác Na.
Đúng rồi bác ạ, 377 nằm lại ở Đăk Tô từ 1972 đến giờ rồi! Vị trí lúc hi sinh cách đường khoảng 40-50m, bây giờ là trước tiểu đoàn 304-BCHQS Kon Tum(xã Tân Cảnh, huyện Đăk Tô), sau đó mới đưa về đài chiến thắng Đăk Tô.
Hiểu theo chỉ dẫn của bác quê Lixeta, thì chiếc tăng số hiệu 377 này là loại T59.
Logged
napoleon
Thành viên
*
Bài viết: 521


Không có gì là không thể


« Trả lời #67 vào lúc: 09 Tháng Năm, 2010, 05:25:01 pm »

Hiểu theo chỉ dẫn của bác quê Lixeta, thì chiếc tăng số hiệu 377 này là loại T59.
Đúng rồi bác ạ, trong phần đầu của topic này đã đề cập rồi!  Grin
Nhân tiện các bác xem thử loại đạn nào bắn vào cạnh nòng của khẩu đại liên trước mũi xe vậy?
« Sửa lần cuối: 09 Tháng Năm, 2010, 05:30:56 pm gửi bởi napoleon » Logged

Tôi có thể thất bại một trận đánh, nhưng tôi sẽ chiến thắng cả cuộc chiến tranh. Trí thông minh của con người được tính từ trán tới trời.
Hungnt_E1F2
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1072


« Trả lời #68 vào lúc: 09 Tháng Năm, 2010, 05:50:02 pm »

Đúng rồi bác ạ, trong phần đầu của topic này đã đề cập rồi!  Grin
Nhân tiện các bác xem thử loại đạn nào bắn vào cạnh nòng của khẩu đại liên trước mũi xe vậy?


Quê lixeta dạy cách phân biệt theo vết hàn miếng giáp mũi xe: vết hàn thẳng thế này là T59.
Logged
KingCobra18
Thành viên
*
Bài viết: 16


« Trả lời #69 vào lúc: 09 Tháng Năm, 2010, 06:16:44 pm »

Hiểu theo chỉ dẫn của bác quê Lixeta, thì chiếc tăng số hiệu 377 này là loại T59.
Đúng rồi bác ạ, trong phần đầu của topic này đã đề cập rồi!  Grin
Nhân tiện các bác xem thử loại đạn nào bắn vào cạnh nòng của khẩu đại liên trước mũi xe vậy?

Theo mình vết này là đạn xuyên của M41 vì lỗ xuyên vào khá to nhưng xung quanh "sạch sẽ", vết thứ hai (trên đầu số 7 ở giữa) chắc chắn là của đạn lõm (có thể là DKZ, M72 hoặc TOW), xung quanh có dấu vết của luồng xuyên.
Logged

Trời đêm không ánh sao
Vượt qua dây thép gai
Đoàn quân chân đất rút dao căm hờn làm thịt quân thù
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM