Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 08:31:46 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Theo vết xích xe tăng - Tập 2  (Đọc 75100 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #110 vào lúc: 25 Tháng Bảy, 2009, 08:55:01 pm »

Tâm sự một chuyến đi.

Đến thời không thếphải lo
Tìm nơi cắm đất vẫn chưa có gì!
cuộc đời binh nghiệp trường kỳ
Đời thường mới hiểu những gì khó khăn.
Lòng ta cảm thấy băn khoăn
Xa Binh chủng thép mà lòng vấn vương...

Về Hà Nội nghỉ ngơi một tháng, tôi bàn với nhà tôi và các con là ba, mẹ sẽ làm kinh tế để tăng nguồn thu nhập cho gia đình.Vì bệnh tật đã chớm thấy, vì còn nhiều cháu nhỏ và nhiều khoản chi không có tên khác.  Dựa vào mảnh vườn phía sau nhà ở đã trồng cây ăn quả trước khi nghỉ hưu, tôi tích cực chăm bón vườn táo, na, ổi, roi và bốn con lợn thịt. Phát triển chăn nuôi thêm 30 con gà công nghiệp, 25 con gà ri (gà ta), mua trước tết cổ truyền dân tộc, mỗi con gà trống giò 0,5 - 0 6kg một con, nuôi đến ngày 29 - 30 tháng Chạp (âm lịch) đem ra chợ bán sẽ thu lãi mỗi con 20 - 25 nghìn đồng. Hai năm đầu, mỗi lứa lợn thịt 4 con, mỗi con lãi 60 - 80.000 đồng sau tám tháng nuôi; Gà công nghiệp sau bốn tháng xuất chuồng, mỗi lứa lãi được 70.000 đồng; đặc biệt gà ta nuôi ba tháng trước tết âm lịch, mỗi con lãi 20.000 đồng.

Rất không may, cuối năm 1991, bà xã nhà tôi mua gà chợ về thịt, cả đàn gà công nghiệp, gà ta đều lây bệnh, năm bảy con đã bỏ ăn, buộc tôi phải thịt hết tất cả bỏ tủ lạnh để bán dần. Tôi dặn nhà tôi: “Gà mới chớm lây, bà thịt đừng vứt bỏ tim, gan, mề, mà mổ rửa sạch, xát muối, luộc kỹ”. Nhà tôi nói: ông ăn gà lây tôi không ăn. Tôi lại bảo: Mỗi bừa bà dành cho tôi một đĩa lòng nhắm với rượu thuốc thì tuyệt vời. Mỗi ngày nhắm lòng gà với rượu, tôi sẽ hô cuộc sống đời thường của lính xe tăng muôn năm. 

Nghe tin cơ quan Bộ Tư lệnh Binh chủng tổng kết cuối năm, tôi đạp xe vào cơ quan Hậu cần Binh chủng, gặp anh Lưu, Cục trưởng hậu cần và anh trợ lý quân nhu đề nghị giúp đỡ tôi mua số gà thịt để phục vụ hội nghị. Anh trợ lý quân nhu hỏi bác định giá mỗi kg bao nhiêu? Theo giá chợ mà tiếp phẩm hậu cần mua, mỗi kg tôi giảm cho anh 2.000 đồng. Trợ lý quân nhu đồng ý và chiều hôm đó, cho xe ra nhà tôi mua 45 con, còn khoảng 15 con, các bà nội trợ khu tập thể quân đội mua giúp mỗi người một coi. Bán hết đàn gà vừa mới bị lây, tôi và bà xã nhà tôi thở phào nhẹ nhõm. 

Nghỉ nuôi gà, trong chuồng lợn nhà tôi thường xuyên nuôi 4 con. Nhà tôi gọi người quen đến bán lợn.  Bán đợt lợn thịt Móng Cái được vài hôm, tôi dự định nghỉ chăn nuôi một thời gian, chuyển hướng sản xuất loại khác.

Đầu tháng 3 năm 1992, tôi lên Nông trường Tam Đảo thăm anh Huỳnh Tòng bạn cũ là kỹ sư chăn nuôi, giám đốc Trung tâm Lợn giống thuộc Bộ Nông nghiệp ở Tam Đảo. Qua chuyện trò thăm hỏi, anh Tòng bảo tôi, năm nay anh còn chăn nuôi lợn, gà nữa không?. Tôi trả lời: Gà công nghiệp, gà ta vừa bị lây, tôi đã nghỉ nuôi gà vài tháng nay, còn lợn vẫn nuôi 4 con, vừa bán cách đây một tuần.

Anh Tòng lại nói ở Trung tâm Lợn giống chúng tôi, năm nay có loại giống khá tốt, giống của Canada viện trợ cho Cuba và ta được nước bạn Cuba viện trợ cho loại giống này. Mỗi tháng một con tăng trọng 35 - 40 kg hơi, anh có nuôi, tôi bảo anh chị em bắt cho vài con về nuôi thử. Tôi nói: Bạn bè lâu ngày không gặp nhau, tôi lên thăm anh nên không mang tiền, nếu Trung tâm cho nợ thì anh giúp cho hai con tôi đem về nuôi thử.

Anh Tòng cười và nói, chỗ anh chị và tôi là bạn bè, tiền thanh toán sau cũng được. Sau bữa cơm trưa ở nhà anh Tòng, tôi bảo cậu lái xe: Cháu ra trại chăn nuôi mua cho hai bác con lợn. Mỗi con cân nặng 40kg. Tôi bắt tay tạm biệt anh Tòng và chào anh chị em ở Trung tâm lợn giống về Hà Nội. Về nhà, thả lợn vào chuồng, hai con ăn rất tốn. Sau hai tháng cân thử một con tăng trọng 60kg. Như vậy là mỗi con nặng khoảng một tạ. Nhưng sau khi bắt lợn, anh Tòng dặn tôi là Trung tâm giống nuôi mỗi con 2,5 tạ mới bán, anh nuôi khoảng 5 tháng hãy bán.

Sau hai tháng, thấy lợn lớn nhanh tăng trọng tốt, tôi bảo với bà lão nhà tôi, mình nên tiêm phòng cho lợn để đề phòng lợn bị ốm hoặc dịch, nhà tôi nói: Lợn của Trung tâm giống, khi đẻ ra đã được tiêm phòng rồi. Tôi nói: Từ khi lợn đẻ cho đến bây giờ đã bốn tháng, thuốc tiêm phòng chỉ có tác dụng 3 - 4 tháng thôi. Quá trình nuôi, ta phải tiếp tục tiêm - cẩn tắc vô áy náy. Thật vậy, mười ngày sau, một con lợn bỏ cám, nằm không ăn. Nhà tôi mua thuốc về tiêm và hái lá cúc tần nấu lên xát vùng bụng, vùng lưng cho lợn. Hai ngày nữa, con lợn ốm vẫn không khỏi, tôi bảo với bà xã nhà tôi là còn một loại thuốc “thần dược” nữa bà chưa dùng. nhà tôi hỏi loại thuốc gì, ông nói để tôi đi mua. Tôi bảo đó là loại thuốc “thần dược suôn phát đờ dao, đờ thớt”, cả nhà đều cười. Nhà tôi lại nói: Lợn ốm đang bối rối, ông còn đùa. Sáng ngày thứ ba, lợn vẫn ốm không ăn, nhà tôi phải gọi người mua lợn vào cân và giết cả hai con. con lợn khỏe cân được 105kg, con lợn ốm cân được 90kg, nhưng anh giết lợn chỉ mua con lợn khỏe, con lợn ốm nhà tôi đem ra chợ bán, còn mỡ rán để dành ăn dần.
Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #111 vào lúc: 25 Tháng Bảy, 2009, 08:55:24 pm »

Mang lợn ra chợ Đồng Xa bán cũng rất vất vả. Nhà tôi ngồi góc chợ nào cũng bị các cô bán thịt lợn đuổi như đuổi tà. Cuối cùng phải đem thịt ra hè phố bán với giá rẻ hơn giá chợ 2000đ mới bán hết.

Nghỉ chăn nuôi lợn khoảng 10 ngày, con gái tôi giới thiệu em trai một anh sĩ quan không quân tên là Hiển có nghề làm giò chả, đề nghị tôi cho cậu Hiển ở nhờ và hợp tác với nhà tôi làm giò chả để bán ở chợ Đồng Xa, thị trấn Mai Dịch. Tôi đồng ý và bảo con gái tôi nhắn cậu Hiển mang dụng cụ làm giò chả đến nhà tôi và mua thịt về làm giò chả. Năm ngày đầu, giò chả làm ra bán rất chạy và có lãi. Nhưng sau một tuần, cậu Hiển đem giò chả ra chợ Đồng Xa bán thì bị một chị bán giò chả ở chợ đổ hết xuống bờ mương, hai bên chửi nhau và Hiển đánh chị ta. Hôm sau chị ta thuê bọn đầu gấu đến nhà tôi để hành hung cậu Hiển. Tôi mở cổng nói: Đây là nhà của tôi, không phải nhà cậu Hiển. Các cháu muốn đánh nhau thì ngày mai tôi bảo cậu Hiển ra chợ Đồng Xa, vì hôm qua Hiển và vợ đã về Đan Phượng ở Hà Tây, có thể là gọi bà con họ hàng đến chợ Đồng Xa để tiếp các anh.  Tôi sẽ điện cho công an thị trấn Mai Dịch đến chứng kiến cuộc ẩu đả của các anh với họ hàng cậu Hiển. Bọn đầu gấu thấy thái độ cương quyết của tôi. nên nháy nhau chuồn vội.

Bọn đầu gấu đi rồi, tôi gọi cậu Hiển ở tầng II xuống, phân tích cho Hiển thấy phải trái, nên và không nên.  Tôi nói rõ: Đây là khu tập thể cán bộ quân đội nghỉ hưu, việc giữ gìn trật tự phải làm gương cho các khu dân cơ khác. Khuyên vợ chồng Hiển hết sức bình tĩnh, một sự nhịn chín sự lành, không bị kích động, không sĩ diện cá nhân, không tổ chức gọi người thân đến đánh nhau và ngay tối ấy tôi yêu cầu vợ chồng Hiển dọn dụng cụ làm giò chả và rút khỏi nhà tôi. 

Nghỉ chăn nuôi gà và sản xuất giò chả. Tôi nghĩ thua keo này, bày keo khác, dự định sản xuất bánh mì, tôi điện cho người em quen biết ở Thành phố Hồ Chí Minh mang thiết kế lò và kỹ thuật giúp tôi sản xuất bánh mì theo sản phẩm bánh mì Sài Gòn. Từ Thành phố Hồ Chí Minh bay ra Hà Nội, sau một ngày nghỉ ngơi, chú Lê Tấn trình bày bản thiết kế lò bánh mì và nguyên liệu phụ gia làm bánh. Ngày hôm sau, hai anh em đạp xe ra phố đê La Thành xem phế liệu sắt thép để mua đem về nhà thuê thợ hàn khung lò nhưng thấy giá sắt và công hàn lò quá đắt, nhẩm tính hai hộp lò khoảng gần ba triệu, khuôn dụng cụ làm bánh hết một triệu. Để có vốn làm lò bánh mì, tôi phải đem 3 chiếc áo bay Liên Xô, ba bàn là, một đồng hồ đeo tay, một bộ quân phục vải Gabađin mùa đông Liên Xô cũ và 2 chỉ vàng ra chợ Ngã Tư Sở bán được hơn một triệu đồng. Trong chuồng còn nuôi hai cơn lợn thịt, mỗi con 80 - 90kg cũng có thể bán để tập trung vốn làm lò và sản xuất bánh mì.

Đầu tháng 4 năm 1991, sau khi trao đổi với chú Lê Tấn, tôi quyết định hai anh em đến nhà máy sửa chữa xe tăng, xích Z153 thuộc Binh chủng Tăng - Thiết giáp.  Đến cổng nhà máy gặp trực ban, tôi đề nghị cho gặp giám đốc. Sau 15 phút, tôi gặp anh An Trình, đại tá giám đốc nhà máy Zi53, với tình cảm binh chủng, anh An Trình rất vui vẻ, thân tình giúp tôi. Sau nghi nghe tôi trình bày ý định sản xuất bánh mì và bản thiết kế lò bánh mì, anh An Trình đồng ý giúp đỡ hàn lò. Làm việc với anh kỹ sư về thiết kế lò xong, tôi ngồi chờ ý kiến tập thể của Ban Giám đốc Nhà máy Z153. Vì Ban giám đốc bận họp, đến 11 giờ, anh An Trình gặp tôi và nói: “Ban giám đốc nhà máy đồng ý giúp bác làm lò bánh mì đúng thiết kế và sau 5 ngày bác cử người đến nhận lò.

Tạm biệt anh An Trình, tôi lại gặp anh kỹ sư hỏi giá nguyên vật liệu và công hàn hết bao nhiêu tiền? Anh kỹ sư trả lời: Nếu tính nguyên vật liệu và công hàn, gò thì hết khoảng 2,2 đến 2,3 triệu đồng, nhưng cháu tin là nhà máy chỉ thanh toán tiền nguyên vật liệu, giá khoảng 1,5 - 1,6 triệu đồng. Vui mừng trước kết quả bước đầu, cảm ơn anh kỹ sư, tôi và chú em ra về với niềm vui vô hạn.

Năm ngày sau, hai con lợn trong chuồng đã bán, tôi tập trung tiền có khoảng hơn hai triệu đồng. Đúng hẹn, tôi và chú em đến nhà máy Z153 để nhận lò. Tuy tốp thợ phải tranh thủ làm cả ngày chủ nhật, nhưng vẫn còn một số chi tiết chưa xong. Gặp anh An Trình, tôi đề nghị cho nhận lò và thanh toán tiền, về nhà tôi sẽ thuê thợ hàn hàn tiếp. Đề nghị Giám đốc thông báo cho tài vụ đến thanh toán tiền. Anh An Trình nói: Thường vụ Đảng ủy và Ban giám đốc nhà máy đã trao đổi thống nhất thấy bác về hưu khó khăn, nên tặng bác cái khung lò bánh mì. Tôi gửi lại một số tiền bồi dưỡng cho anh thợ gò, hàn, nhưng tài vụ nhà máy không nhận. Tôi rất xúc động, cảm ơn, bắt tay tạm biệt anh An Trình, nhờ chuyển lời thăm anh Thủy, Bí thư Đảng ủy nhà máy anh chị em cán bộ, công nhân nhà máy. 

Ngày hôm sau, tôi thuê thợ hàn đến hàn tiếp một số chi tiết và thuê người ra ruộng lấy đất sét về đắp lò.  Chờ bốn ngày cho khung lò khô để đặt hai khung sắt lên. Sau đó tôi đạp xe ra Láng Hạ mua ba tạ bột mì của Pháp, Canada và một tạ bột mì Bình Đông của Việt Nam. Hôm sau nữa tôi lại đạp xe ra chợ Đồng Xuân, phố Hàng Đào tìm mua men của Pháp, loại men này làm bột mì nở rất tốt và bánh mì thơm, ngon. 
Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #112 vào lúc: 25 Tháng Bảy, 2009, 08:55:44 pm »

Theo hướng dẫn của chú em. Hàng đêm lúc 24 giờ, tôi thức dậy pha men nhào bột và đến 2 giờ đánh thức bà xã và chú em dậy làm bánh. Tôi nhóm lửa đốt lò.  Khoảng 3 giờ 30 phút thì chuyển bánh mì vào lò để nướng. Mẻ bánh mì đầu tiên ra lò, chú em và tôi lấy một bánh ăn thử, chú em tấm tắc khen bánh thơm ngon, vì chúng tôi làm bánh mì theo công thức bánh mì Sài Gòn, ngoài ba loại bột mì Pháp, Việt, Canada nhào với men Pháp có thêm Vitamin C, lòng đỏ trứng gà và tỷ lệ đường thích hợp.

Ngày đầu sản xuất 500 bánh mì. bán từ 6 giờ đến 7 giờ 30 phút hết bánh. Ngày thứ hai, thứ ba, sản xuất 600 cái bánh cũng bán hết. Nhưng ngày thứ tư sản xuất 800 bánh không bán hết phải đem ra chợ Đồng Xa để bán cũng không hết. Tôi nói với bà xã và chú em là nếu bánh mì hàng ngày không bán hết thì giải quyết theo nguyên tắc ưu tiên cho “động vật cao cấp” trước, vì chú và tôi có thể ăn bánh mì thay cơm, nếu người nhà không ăn hết thì dành cho động vật thấp cấp, đó là hai con lợn Móng Cái trong chuồng. Cả nhà đều cười. 

Điều mà tôi và chú em quan tâm là làm sao mỗi ngày sản xuất 800 - 1000 chiếc bánh trở lên và bán hết mới có lãi, nếu mỗi ngày chỉ sản xuất 500 - 600 bánh thì công suất của lò không phát huy hết và lãi ít.  Nửa tháng sản xuất bánh mì bán ở khu tập thể quân đội và chợ Đồng Xa, mỗi ngày chỉ được 600 - 700 bánh. Số bánh thừa thì người nhà ăn. Hai con lợn chưa được hưởng ưu tiên số 2, mà mới được hưởng những mẩu bánh mì thừa, bột mì dính chậu và khuôn. 

Để có thể sản xuất mỗi ngày trên 1.000 bánh, tôi suy nghĩ là phải mở rộng thị trường tiêu thụ. Tôi đem mười chiếc bánh mì đạp xe ra đường phố Giảng Võ, Hà Nội. đến các quầy hàng bán bánh mì ba tê giới thiệu bánh mì nhà tôi và biếu luôn mỗi quầy 2 cái, mời các cô nếm thử. Các cô bán bánh mì vừa ăn vừa bảo nhau, bánh mì của nhà bác thơm ngon, nếu buổi sáng bán cho khách ăn với ba tê thì tuyệt. Tôi nói: Bánh mì nhà tôi thuê thợ kỹ thuật ở Thành phố Hồ Chí Minh ra hướng dẫn kỹ thuật làm theo “công thức bánh mì Sài Gòn” bột mì ngoại của Pháp, Canada có thêm lòng đỏ trứng gà, vitamin C và tỉ lệ đường thích hợp, có thể ăn không có ba tê vẫn ngon”. Các cháu mua bánh mì nhà bác, chỉ cần ký hợp đồng, mỗi ngày các cháu mua bao nhiêu bánh, bác thuê xe xích lô mang tới, cuối ngày bác thanh toán tiền với các cháu.

Suy nghĩ một lúc, một cô nói: Bác ơi, bánh nhà bác ngon và thơm thật, giá như chúng cháu không ký hợp đồng với nhà máy bánh mì Nghĩa Đô và đặt cọc tiền một năm. Bây giờ mua bánh mì nhà bác thì phải cắt hợp đồng với nhà máy họ sẽ phạt, bác thông cảm cho. Tạm biệt các cô ở hai quầy hàng bán bánh mì, ba tê. Từ Giảng Võ đạp xe về nhà, tôi thấy khách sạn Hà Nội mới xây 11 tầng khang trang, to đẹp, tôi nghĩ khách sạn to đẹp này ắt có nhiều du khách ở và có thể hàng ngày cần một lượng bánh mì phục vụ khách, nên tôi đánh liều vào khách sạn. Đến khu để xe khóa xe đạp, bước vào thềm tầng I, gặp cô bảo vệ cô hỏi: Bác ơi, bác cần gặp ai, hay thuê phòng ngủ? Tôi trả lời: Giám đốc khách sạn mời bác đến chơi có tý việc, không báo cho cháu biết à? Rồi tôi đưa chứng minh thư quân đội cho cô bảo vệ xem và nói: Cháu chỉ hộ phòng làm việc của giám đốc. Cô bảo vệ mời tôi lên tầng II, rẽ phải đến phòng số 4.

Tôi gõ cửa, một thanh niên trạc 35 - 37 tuổi, mở cửa.  Tôi tự giới thiệu mình và đưa chứng minh thư cấp tướng cho anh giám đốc khách sạn xem (vì tôi chưa có chứng minh thơ nhân dân). Tôi nói luôn, tôi đã nghỉ hưu ở thị trấn Mai Dịch, huyện Từ Liêm, Hà Nội, nhà tôi sản xuất bánh mì theo công thức bánh mì Sài Gòn, ăn thơm ngon. Đi qua, tôi trông thấy khách sạn của anh có nhiều tầng, khang trang, thoáng đẹp, có thể có nhiều du khách nghỉ tại khách sạn nên tôi ghé vào thăm và có nhã ý chào hàng. Dứt lời tôi đưa biếu giám đốc khách sạn ba bánh mì và mời nếm thử. Anh giám đốc khách sạn lấy thuốc lá ba số và pha cà phê hòa tan mời tôi.

Nâng cốc cà phê nhắp một ngụm, tôi vui vẻ nói ngay: Nếu khách sạn anh hàng ngày cần bánh mì phục vụ khách, chúng ta ký hợp đồng với nhau. Hàng ngày khoảng 6 giờ sáng, tôi thuê xe xích lô mang bánh mì đến khách sạn, cuối tuần, chúng ta thanh toán tiền cũng được. Giám đốc khách sạn cười và nói: Bác ơi, khách sạn của Nhà nước mới xây xong đã khánh thành và mở cửa cho du khách thuê, nhưng hôm nay, khách sạn chỉ có 6 - 7 khách. Sáng họ không ăn điểm tâm, trưa không ăn cơm, có thể họ ăn ở ngoài phố. Vài ngày nay, nhân viên khách sạn ngồi chơi tán gẫu bác ạ. Tôi lại hỏi giám đốc khách sạn, giá ăn nghỉ ở khách sạn một ngày là bao nhiêu? Giám đốc trả lời: Nếu du kích nghỉ cả ngày đêm là 80.000 đồng/người; ăn điểm tâm một bát phở 5.000 đồng; một cốc cà phê 3.000 đồng; ăn cơm trưa và tối một bữa 15 - 18.000 đồng. 

Tạm biệt khách sạn Hà Nội, tôi đạp xe về nhà và hàng ngày vẫn tiếp tục sản xuất 700 chiếc.  Ba ngày sau, tôi lại đem bánh mì lên khách sạn Hoàng Long ở đầu cầu Thăng Long. Dắt xe đạp vào cổng, anh bảo vệ hỏi: Bố ơi, bố đi tắm hơi hay mát sa.  Tôi trả lời: Tôi đến gặp giám đốc khách sạn, chứ có mát xa, mát gần gì đâu. Anh bảo vệ nói: Giám đốc đi họp từ sáng chưa về. Tôi nói: Cho tôi gặp phó giám đốc hoặc anh cán bộ phụ trách cũng được. Anh ta nhanh nhảu bảo: Vâng, phó giám đốc chúng cháu có nhà. Bác cho cháu xem chứng minh thư. Tôi đưa chứng minh thư.  Anh bảo vệ xem và gọi điện rồi mời tôi vào phòng làm việc của phó giám đốc.

Sau khi xem chứng minh thư, phó giám đốc khách sạn tiếp tôi rất niềm nở. Tôi giới thiệu: sản phẩm bánh mì và mở túi lấy hai chiếc đưa cho phó giám đốc xem, mời ăn thừ. Cầm bánh mì, phó giám đốc ngửi và nếm, khen bánh thơm và ngon. Tôi nói: Mỗi ngày chúng tôi có thể sản xuất vài ngàn bánh, khách sạn cần bao nhiêu, hàng ngày chúng tôi cung cấp ngần ấy tại khách sạn, hôm sau thanh toán tiền cũng được Phó giám đốc mời thuốc lá, róc nước rồi nói: Bác ạ, khách sạn Hoàng Long có 50 giường, hiện nay có 7 khách quen cũ thuê phòng nghỉ, còn lại là “phòng không”. Lâu nay, chúng cháu đã ký hợp đồng với một anh thiếu tá nghỉ hưu mua bánh mì của anh ấy, vì vậy, cháu không thể ký hợp đồng mua bánh mì của bác, mong bác thông cảm.
Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #113 vào lúc: 25 Tháng Bảy, 2009, 08:56:03 pm »

Tạm biệt khách sạn Hoàng Long, trên đường đạp xe về nhà, tôi quan sát hai bên đường cao tốc, các quán bán nước, thuốc lá có treo túi bánh mì đang đung đưa theo chiều gió. Tôi dừng xe vào quán, mặc dầu không khát, tôi cũng gọi một chén nước chè, một điếu thuốc lá.  Ngồi nhấm nháp, tôi hỏi chủ quán: Bánh mì. cháu mua ở đâu và mỗi ngày bán được mấy chiếc? Cô chủ quán trả lời: Bánh mì, cháu mua ở nhà máy Nghĩa Đô mỗi ngày 20 chiếc, có ngày bán hết. nhưng hôm nay công nhân bảo dưỡng đường nghỉ, nên ế. Tôi lại hỏi: Bánh mì, cô không bán hết, cô cho người nhà ăn, hay ưu tiên cho lợn? Cô ta nói: Hàng ngày bánh mì không bán hết, nếu ăn thì vốn đâu mà bù vào. Những bánh không bán hết, cháu đem đến nhà máy đổi lấy bánh mới, họ có kỹ thuật làm bánh cũ giống như bánh mới mà khách mua không phân biệt được.

Về nhà, tối hôm đó, ngồi uống nước, tôi nói với chú em: Anh cảm ơn chú đã nhiệt tình giúp đỡ anh chị làm thành công lò bánh mì, bà con khu tập thể quân đội khen bánh mì của chúng ta thơm ngon. Song, còn kỹ thuật làm bánh cũ giống như bánh mì mới, chú chưa hướng dẫn cho anh chị. Chú em cười và nói: Hàng ngày bánh mì chị bán không hết, anh và em ăn hết, không thừa bánh nào. Ngày mai, anh để lại năm chiếc, để hôm sau em hướng dẫn kỹ thuật làm bánh mì cũ giống bánh mì mới. Đúng thiệt, tôi để lại 5 bánh của ngày hôm trước, chú em hướng dẫn tôi cho vào lò nướng, lấy ra ăn vẫn thơm ngon như bánh mì mới.

Hai tháng sản xuất bánh mì, ba tạ bột mì cũng sắp hết, tôi trao đổi với chú em và nhà tôi là hàng ngày công suất lò mới phát huy được 25% mà bánh mì cũng chỉ bán ở khu tập thể quân dội dược 500 bánh, còn 100 bánh phải bán ở chợ. Nếu mỗi ngày sản xuất 800 - 1000 sẽ không bán hết, chi bằng tạm thời nghỉ sản xuất bánh mì để nghiên cứu sản xuất loại khác. 

Năm ngày sau, tôi đi chợ Đồng Xa, thấy vài quầy bán táo khô của Trung Quốc. Tôi mua một kg táo hết 15.000 đồng, đem về nhà ăn và trao đổi với chú em: lò bánh mì của ta chuyển sang sản xuất táo khô có được không? Chú em trả lời: Lò bánh mì của anh chị có thể sản xuất táo khô giả táo Trung Quốc) được. Anh cũng biết làm ăn đấy! chú em nói tiếp, táo tươi mua về rửa sạch, ngâm nước vôi thắng đường, đun sôi, vớt ra, cho vào lò bánh mì sấy khô, có thể táo khô của ta ngon hơn Táo Trung Quốc.

Hôm sau nhà tôi đi chợ Bưởi, mua 10kg táo tươi đem về làm thử. Vì táo đầu mùa nên giá táo đắt mỗi ký 2.200 đồng. Táo tươi của ta làm giả táo khô Trung Quốc đem ra ăn thử rất ngon. Thấy kết quả tốt nhà tôi lại đi chợ mua táo tươi, nhưng giá táo vẫn còn cao 2.100 đồng một kg. Tính giá thành mỗi kg táo khô làm ra hết 8.000 đồng. Tuy táo khô của Việt Nam làm bằng đường mía, ngon, ngọt, hơn táo Trung Quốc làm bằng đường củ cải, nhưng người mua vẫn thích hàng ngoại hơn. Giá táo khô của Trung Quốc một kg 15.000 đồng, giá táo khô nhà tôi bán mỗi kg 10.000 đồng vẫn không đắt khách.

Đến tháng chạp năm Nhâm Thân (1992), trong nhà tôi đã có trên năm tạ táo khô. Nhà tôi đem táo khô ra chợ bán chỉ được một tạ. Tôi đạp xe vào Cục Hậu cần Binh chủng Tăng - Thiết giáp, gặp anh Lưu cục trưởng tâm sự về việc sản xuất giả táo Tàu (táo khô Trung Quốc), và nhờ anh giúp tôi tiêu thụ cho vài tạ. Bởi nghĩ sắp đến tết cổ truyền dân tộc, nhiều cán bộ, chiến sĩ, công nhân viên sẽ được về ăn Tết với gia đình. Anh lưu hỏi tôi định giá. Tôi trả lời: Giá nguyên liệu sản xuất mỗi kg táo khô là 8.000 đồng, đề nghị căng tin mua cho mỗi kg 10.000 đồng. Anh Lưu đồng ý và may quá căng tin Binh chủng tiêu thụ cho 200kg. Số táo khô còn khoảng 3 tạ, nhà tôi mang ra các cửa hàng bán thuốc tây các quán bán nước chè, gửi mỗi cửa hàng, mỗi quán 20kg, giá táo trước Tết cổ truyền Nhâm Thân (l992) là 10.000 đồng một kg, sau tết tôi hạ giá xuống 7 - 8.000 đồng kg. Có quầy hàng bán được 25%, có quầy không bán được. Số táo khô gửi ở các cửa hàng không bán hết nhà tôi phải thu về sấy lại.

Tết năm ấy tôi cứ luẩn quẩn nghĩ, làm thế nào để bán hết số táo khô còn lại? Sau nghĩ ra mỗi thang thuốc bổ thường có 8 - 15 quả táo khô, tôi cân 20kg táo chở bằng xe đạp đến các cửa hàng thuốc bắc Hà Nội chào hàng. Mong manh nghĩ may ra thì số táo khô còn lại sẽ bán hết. Đến cửa hiệu thuốc bắc, tôi giới thiệu táo khô nhà tôi ngon hơn táo Tàu. Chị bán hàng xem và ăn thử, xong thì nói: “Táo nhà bác ngọt hơn táo hợp tác xã bán cho cháu”. “Nhà tôi còn 200kg táo khô, chị mua hết, tôi sẽ hoa hồng” cho chị 8 - 10%”. Chị cửa hiệu thuốc bắc nói: Trong năm, cháu đã ký hợp đồng mua của hợp tác xã. Trông bác cháu thấy là người tử tế, bác đã đạp xe mang hàng đến, cháu chỉ mua số táo này thôi. Số táo ở nhà, bác thử đem ra chợ Đồng Xuân có thể bán được không. Bán 20kg táo, mỗi kg 6.000 đồng. Tôi lại đạp xe ra chợ Đồng Xuân và đến các cửa hàng bán tạp phẩm chào hàng và mời họ mua táo khô nhà tôi và đưa táo cho họ nếm thử. ăn táo, các cô bán hàng tạp phẩm khen ngon, sấy khô, nhưng họ chỉ trả mỗi kg 3 - 4.000 đồng.

Thấy các cô bán hàng tạp phẩm chợ Đồng Xuân ép giá và việc bán hơn hai tạ táo khô còn lại là rất khó khăn. Tôi nghĩ nên chăng, mang táo khô về quê, nhờ các cháu đem ra cửa hiệu thuốc bắc bán. Rất may là, chiều thứ bảy, ở chợ Đồng Xuân về. tôi đang băn khoăn tìm cách tiêu thụ số táo khô còn lại. Cả đêm tôi suy nghĩ và ngủ không ngon giấc. Sáng chủ nhật, Nguyễn Trung Tính, con rể tôi về thăm bố mẹ, trông thấy tôi đang cân lại táo và thay bao tải mới. Tính hỏi: Ba đưa bao tải ra làm gì thế này? Tôi trả lời: Hơn 2 tháng sản xuất táo khô, cả ngày sấy táo, đau lưng, mỏi gối, đạp xe đi bán táo vẫn không bán hết, lưng càng đau, thời oanh đã hết, sang thời liệt rồi con ạ!.

Tôi hỏi con rể: Tính ơi, nhà còn hơn hai tạ táo khô chưa bán được, con có quen ai bán hàng tạp phẩm ở chợ Đồng Xuân không? Nếu có, con nhờ họ tiêu thụ cho ba. Trung Tính nói: Con quen một bà bán tạp phẩm ở chợ Đồng Xuân để con nhờ bà ta bán giúp. Ba xem giá mỗi kg bao nhiêu. Tôi nói: giá thành làm ra, giá bán trước tết âm lịch, giờ phải chịu lỗ để thu vốn về, bán giá 6.000 đồng một kg. Tiện có xe máy, Tính mang táo ra chợ Đồng Xuân nhờ bà quen bán giúp. Trung Tính rất nhiệt tình, hăng hái chở hơn hai tạ táo khô ra chợ Đồng Xuân và được bà bán hàng tạp phẩm nhận hết số táo khô để bán. Tôi, bà xã nhà tôi chú em thở phào nhẹ nhõm.

Gần hai năm nghỉ hưu, trở về cuộc sống đời thường, tôi và nhà tôi rất tích cực tăng gia sản xuất: làm kinh tế gia đình, từ việc trồng cây ăn quả. chăn nuôi lợn gà đến việc sản xuất bánh mì, sản xuất táo khô, để tăng thu nhập cho gia đình, có thu được một số lãi như gà công nghiệp, gà trống ta, và lợn thịt... còn bánh mì và táo khô thì hòa vốn, công sức bỏ ra nhiều. 

Điều đáng quý rút ra từ lao động sản xuất của người lính xe tăng trong cuộc sống đời thường là bản thân và gia đình tôi đã học được kỹ thuật xây lò, sản xuất bánh mì thơm ngon, kỹ thuật sản xuất táo tươi thành táo khô, kinh nghiệm chăn nuôi gà ta, gà công nghiệp và lợn thịt tăng trọng cao mong giải quyết một phần khó khăn cho cuộc sống đời thường. Đời thường thật không bình lặng.
Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #114 vào lúc: 25 Tháng Bảy, 2009, 09:10:30 pm »




Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #115 vào lúc: 25 Tháng Bảy, 2009, 09:11:22 pm »




Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #116 vào lúc: 25 Tháng Bảy, 2009, 09:12:11 pm »


Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #117 vào lúc: 25 Tháng Bảy, 2009, 09:33:16 pm »

NHỮNG TẤM LÒNG VÀNG

Ban biên tập “Theo vết xích xe tăng” Tập 2 trân trọng cảm ơn những tấm lòng vàng đã tài trợ để ra được cuốn sách này:

- Ban liên lạc CCB xe tăng thành phố Đà Nẵng: 1.500.000đ.

- Trung đoàn xe tăng: 202: l.000.000đ.

- Đồng chí Hữu Thỉnh, Tổng biên tập báo Văn nghệ: 2.000.000đ.

- Đồng chí Hoàng Dự, Tổng biên tập báo Thể thao Việt Nam: 2.000.000đ.

-  Bà Lê Thị Ngọc Bích, độc giả tích cực cuốn “Theo vết xích xe tăng” tập 1, nguyên Hiệu trưởng trường Phổ thông cấp 1 Nguyễn Du, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội địa chỉ 8/B4 tập thể quân đội Mai Dịch (ĐT: 04.8371510) 1.000.000đ.

- Đồng chí Nguyễn Kháng Chiến, Giám đốc công ty TNHH An Thịnh. ĐT: 0912709709. (172 Hoàng Hoa Thám, Hà Nội - nguyên chiến sĩ Trung đoàn 202): 5.000.000đ

- Đồng chí Nguyễn Ngọc Hải, Giám đốc Công ty cổ phần Dầu Trung tu động cơ Halotec (164A Đội Cấn, quận Ba Đình Hà Nội - nguyên chiến sĩ Tiểu đoàn 66 Anh hùng): ĐT: 0913382188: 5.000.000đ

- Bà Đào Thị Mai Hoa, Thạc sĩ, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu sức khỏe cộng đồng và phát triển (COHED-127 phố Lò Đúc, Hà Nội - nguyên học trò nhà trẻ Trung đoàn 202 - 1965/1968 ĐT: 0913057979): 2.000.000đ -

- Đồng chí Lê Đức Tuân nguyên trợ lý Bản tin Thiết Giáp. ĐT: 04.8583556: 300.000đ

________________________________

THEO VẾT XÍCH XE TĂNG
(Tập hồi ức của nhiều tác giả)

NHÀ XUẤT BẢN HỘI NHÀ VĂN
65 - Nguyễn Du – Hà Nội
Tel & Fax: 8222135
E-mail: nxbhoinhavan@hanoi.vnn.vn

Chịu trách nhiệm xuất bản:
NGUYỄN PHAN HÁCH
Chịu trách nhiệm bản thảo:
NGUYỄN KHẮC TRƯỜNG

Biên tập: TẠ DUY ANH
Vẽ bìa: LÊ TRÍ DŨNG
Sửa bản in: LÊ ĐỨC TUÂN
______________________________________________
In 1.000 cuốn, Khổ 13x19 tại Nhà máy in Quân Đội. Giấy đăng ký KHXB: 03/584/XB-QLXB, ngày 13-5-2004. In xong và nộp lưu chiểu: Tháng 9-2004.


- HẾT TẬP II-
« Sửa lần cuối: 25 Tháng Bảy, 2009, 09:35:34 pm gửi bởi UyenNhi05 » Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM