Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 06:10:18 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Theo vết xích xe tăng - Tập 2  (Đọc 75097 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #70 vào lúc: 23 Tháng Bảy, 2009, 12:14:15 pm »

THẦN TỐC, THẦN TỐC HƠN NỮA!

Đại tá: Võ Ngọc Hải
Nguyên Chánh ủy Tăng - Thiết giáp B2



Tôi đang làm nhiệm vụ phó chủ nhiệm Chính trị Binh chủng Tăng - Thiết giáp thì ngày 22-1-1975 được quyết định vào B2 nhận công tác mới. Theo lệnh của Bộ Tư lệnh Binh chủng tôi lên đường vào Lữ 215 đóng tại Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh để cùng tổ chức xe tăng vào B2.

Công việc chuẩn bị hành quân của Đoàn 215 hết sức khẩn trương. Chỉ trong 38 ngày Lữ đoàn vừa ổn định tổ chức, trang bị và huấn luyện bổ sung một số khoa mục cần thiết. Tôi làm việc cả ngày lẫn đêm với Ban chỉ huy Lữ đoàn 215 và đồng chí tham mưu trưởng Đoàn 26, chỉ đạo công tác kỹ thuật, trực tiếp chỉ đạo công tác Đảng, công tác chính trị cho các phân đội. Một số việc làm gần đến ngày hành quân.

Ngày 13-3-1975 kiểm tra Tiểu đoàn 2, quân số 174 đồng chí, có 26 đảng viên. Đảng ủy có 7 đồng chí, 4 chi bộ. Có 6 đồng chí quyết tâm chưa cao, ý thức kỷ luật còn yếu, trang bị 26 xe PT - 85 (loại xe tăng lội nước, của Trung Quốc sản xuất, cỡ pháo 85mm) 25 xe hoàn chỉnh và một xe đang chuẩn bị.

13 giờ 30 ngày 13-3-1975 bàn kế hoạch hành quân. Ngày 15-3- 1975 tôi phổ biến chỉ thị công tác Đảng công tác chính trị cho các chính trị viên tiểu đoàn.  Nội dung gồm: Tiếp tục xây dựng, củng cố quyết tâm thật vững, càng hành quân càng cứng cáp (vì các đơn vị này vừa mới xây dựng). Thường xuyên quán triệt tư tưởng chỉ đạo hành quân, công tác chính trị bảo đảm kỹ thuật xe phải tốt. Tăng cường rèn luyện nâng cao trình độ mọi mặt trên đường đi “Biến đường hành quân thành thao trường luyện tập”. Phát huy sự lãnh đạo của các tổ chức Đảng nhất là các chi bộ đại đội), rèn luyện đảng viên. Làm tốt công tác chính sách. Nắm chắc tình hình tư tưởng nội bộ, kịp thời phát huy ưu điểm, ngăn ngừa tiêu cực, làm tốt công tác chính trị trong một số hoàn cảnh hành quân. Phát động đợt thi đua từ 14-3 đến hết 30-4-1975 “Vì miền Nam ruột thịt”.  Khẩu hiệu hành quân “Thần tốc”.

Ngày 14-3-1975, đúng 19 giờ 00 tôi làm việc với thủ trưởng Trung đoàn 206 để nhận một tiểu đoàn tăng cường cùng hành quân. Trung đoàn 206 mãi đến ngày 17-2-1975 mới nhận được nhiệm vụ. Như thế, Đoàn 275 gồm 2 tiểu đoàn của Lữ 215 và 1 tiểu đoàn của Trung đoàn -206 Quân khu 4, trang bị gồm xe tăng, xe thiết giáp và các xe bảo đảm.

Chúng tôi thông qua kế hoạch hành quân với tinh thần “đi thần tốc - kịp thời cơ”. Quãng đường hành quân dài 1.148 km từ Quảng Châu (Quảng Bình - đường 22) đến Bù Đốp (Sông Bé - đường 14). Chia làm 25 chặng, có 5 chặng trên đất Bắc: Quảng Châu, Sông Gianh, Ba Trại, Lệ Kỳ, Nam Long Đại. Nhập tuyến B tại Ngã tư Đất. 21 chặng đường Trường Sơn. Đến khi kết thúc cuộc chiến tranh đường hành quân có chiều dài 16.000 km với 5 tuyến dọc và 21 tuyến ngang.

Đơn vị hành quân theo 5 cung:

- Cung I: Quảng Châu - Lệ Kỳ: 157 km.

- Cung 2: Nam Long Đại - Bắc Sêvannong: 228 km.

- Cung 3: Canốt - Bắcvanong: 244km .

- Cung 4: Bắc San - Nam Sêrêpốc: 363km.

- Cung 5: Đắc Dam - Bù Đốp: 156km .

Đường Trường Sơn có ống dẫn dầu dài 3082 km, chia làm 12 trạm tiếp nhiên liệu: Sông Gianh, Nam Long Đại, Tân Lâm, Bắc Sêvanong, trạm giao liên 13, Bản Đam, Bắc San, KÔ Bắc, Bản Phi, Jasups, Dăcdam, Công Tôn. Đoàn đến trạm Long Đại dừng 2 ngày để cố định bổ sung dầu, đạn. . .
Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #71 vào lúc: 23 Tháng Bảy, 2009, 12:14:32 pm »

Chặng 5 làm thủ tục nhập tuyến, bổ sung cho mỗi người hành quân 1 kg đường, ½ kg sữa bột. Chặng 8 nghỉ 1 ngày bổ sung lương thực. Chặng 13 nghỉ 3 ngày: 2 ngày cho bảo dưỡng cấp 2, 1 ngày rút kinh nghiệm. Từ chặng 16 trở đi bổ sung dầu vào ban đêm.
   
Kế hoạch hành quân rất tỉ mỉ và thực hiện cơ bản đúng. Đoàn hành quân thần tốc, diễn ra -khá quy củ, chính quy. Chúng tôi thừa hưởng những kinh nghiệm hành quân đường dài bằng xích sang Lào, vào B2, B3 trước đó. Thông thường ra chiến trường (xa nhất là B2) đi bằng nhiều phương tiện, chở bằng tàu hỏa, chở trên xe chở xe tăng (xe maz) nhưng phân nửa đường đi phải bằng xích. Đường dài từ 750km đến 2000km tận gần phân nửa giờ máy nổ. Công tác kỹ thuật phải đặc biệt chú trọng.

Kinh nghiệm cho thấy trên đường Trường Sơn trung bình 300km một đại đội T54 phải tiêu hao mất 10 - 12 tấn khí tài, việc tiêu hao nhiên liệu cũng lớn. Do đó việc bảo đảm nhiên liệu, khí tài nổi lên hàng đầu để cho xe đi đến đích. Về nhiên liệu Đoàn 559 đảm bảo đầy đủ. Đến trạm cứ đưa phiếu ra lãnh không bao giờ thiếu hụt. Cám ơn bộ đội xăng dầu 559. Chiến công của xe tăng có phần đóng góp xứng đáng của các anh.

Ngày 15-3 Đoàn xuất phát. Tôi cùng bộ phận chỉ huy nhẹ trong đó có đồng chí Sửu - Tham mưu trưởng Đoàn M 26 Bộ Tư lệnh Thiết giáp (B2) đi trên một xe Vọt tiến (trung xa do Trung Quốc chế tạo) đi sau tiểu đoàn đầu. Hàng ngày các tiểu đoàn báo cáo bằng đài 15 W về cơ quan chỉ huy để xử trí.

Các đoàn đều có cán bộ kỹ thuật, trợ lý tác chiến tăng cường. Đi cuối đoàn có bộ phận thu dung, sửa chữa. Mỗi tiểu đoàn đều có khả năng sửa chữa thông thường. Có khi gặp trục trặc tôi phải quay lại xem xét và có biện pháp xử lý. Lượng thông tin hàng ngày đến phần nhiều là tình hình đường sá, cầu cống và kỹ thuật xe.

Mới đi một chặng mà Tiểu đoàn 1 có xe 955 ở bắc Thác Cóc vượt qua ngầm bị ngập nước. Cách Bản Đông 16 km xe 550 cháy cực bình điện.  Xe 962 đến Lệ Kỳ sửa chữa xong nhưng thiếu dầu nhờn cho bộ máy ly hợp chuyển động. Xe 432 (của đại đội trưởng Đại đội 12) cách trạm 13 khoảng 33 km bị cháy ổ bi “ghita”, xe 442 xe của tiểu đoàn trưởng) bị cháy đai hãm lớn ở khu vực H5 cách sông Bạt 20km, xe 968 mất 4 ốc ly hợp chuyển hướng. . .

Tôi không thể ghi ra đây hết mọi trường hợp nhưng tình hình từng xe hư hỏng đều được báo cáo về Sở chỉ huy và cho ý kiến xử trí. Nhật ký của tôi ghi dày đặc những sự cố đó. Có trường hợp khi đến nam Bản Đông thì gặp một cái cầu gỗ xe phải dừng lại không dám đi, sợ sập. Có 2 ý kiến: cứ chặt cây làm cầu vệt tăng cường để qua, ý kiến khác, cho chắc ăn làm ngầm bên cạnh, tốn công nhưng bảo đảm. Sau khi được điện tôi đến tại chỗ, họp bàn với anh em công binh nghiên cứu tìm cách khắc phục.

Tôi chui xuống cầu cùng với đại đội trưởng công binh thấy mồ cầu có chỗ rạn, cẩu mỏng manh làm sao chịu được trọng lượng chiến đấu 36 tấn của xe T54.  Chúng tôi quyết định sơ tán đội hình theo đường và làm ngầm vượt qua. Sau 5 tiếng đồng hồ anh em công binh mới làm xong. Xe đi đầu qua còn khó khăn, lại phải bạt bớt cho dốc thoải hơn, kè đá và gỗ vào chỗ đất xốp thì cả đoàn mới qua chót lọt.

Công tác bảo đảm đường sá hết sức quan trọng. Luôn luôn phải có công binh bên cạnh xe tăng. Công binh phải am hiểu tính năng của các loại xe tăng, thiết giáp để có cách bảo đảm kết quả nhất. Có một lần xe đến trạm K5 bắc T73 thì được báo cáo của một tiểu đoàn không có phiếu lãnh dầu nhờn tại trạm bắc Sê Sụ.

Tôi cử một cán bộ kỹ thuật lấy xe tô “vọt tiến” quay lại để kiểm tra cụ thể vì sao không lãnh được dầu nhờn, đồng thời đem phiếu dự trữ để dùng khi cần thiết. Phải quay lại trạm K5 bắc ngã ba đường 8 - bắc Sê Sụ mất gần 100km, phải vượt qua đèo Ăng Bun ở km 7 - 13 đường 22. Lái xe tỏ ra ngại và báo cáo là xe tô đến thời kỳ bảo dưỡng 2, phải nghỉ tại trạm để điều chỉnh, thay dầu mỡ nên không đi được đi trở lại xe sẽ phải nằm lại dọc đường. Tôi nghi ngờ về tình hình đó vì xe mới lãnh tại sao lại nhanh đến mức bảo dưỡng 2? Xem đồng hồ km tôi bảo lái xe là chưa đến thời kỳ bảo dưỡng 2 vì xe mới chạy được hơn 2000km, phải đến 2700 - 3000 km hành trình mới phải bảo dưỡng. Lái xe biết mình bịp chỉ huy không được nên đành phải đi.
Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #72 vào lúc: 23 Tháng Bảy, 2009, 12:14:52 pm »

Câu chuyện thật nhỏ nhặt nhưng lại cho tôi một bài học không nhỏ trong cuộc đời người cán bộ làm công tác Đảng ở một Binh chủng chiến đấu bằng phương tiện kỹ thuật. Người chiến sĩ lái xe tô kia vì ngại gian khổ phải đi về trên đoạn đường Trường Sơn 100km, đã che giấu sự ngại gian khổ bằng lý do kỹ thuật. Nếu người cán bộ lãnh đạo chỉ huy không am hiểu kỹ thuật sẽ gặp khó khăn ra sao trong trường hợp cả đoàn xe chỉ có 1 xe tô để chỉ huy. 

Không khí chiến thắng của chiến trường động viên, đoàn 275 nâng cao tốc độ, hành quân đi cả ban ngày trên một số chặng. Với tinh thần thần tốc, đoàn đến đích vượt kế hoạch thời gian với tỷ lệ 93% xe. Vừa đến nơi, đoàn lao vào chuẩn bị chiến đấu trong chiến dịch Hồ Chí Minh.

Sau 2 ngày giao nhận tại Bù Đốp, các tiểu đoàn hành quân tham gia chiến đấu ngay. Tiểu đoàn 1 hành quân theo đường Tráng Bom, Xuân Lộc.  Tiểu đoàn 2 theo đường Hậu Nghĩa - miền Tây (232). Tiểu đoàn 3 tăng cường cho Quân đoàn 4. Sau khi đại bộ phận đến đích tôi đến ngay Đoàn M 26 (Bộ Tư lệnh Thiết giáp B2). Anh Mười Tân (tức Bùi Tân) phó Chánh ủy đoàn đưa tôi gặp anh Lương Văn Nho tham mưu phó B2 tại Bộ tham mưu vào tối 16-4-l975.

Ngày 17-4-1975 tôi đến Cục Chính trị gặp anh Nguyễn Văn Quảng (Năm Phòng) Cục phó Cục Chính trì Miền, báo cáo tình hình và trao đổi công việc. Tôi không có giấy tờ gì giới thiệu của Tổng cục Chính trị mà chỉ điện cho B2. B2 đang đợi tôi. Sau đó tôi được bổ nhiệm Chánh ủy Bộ Tư lệnh Thiết giáp B2 (Đoàn 26), được chỉ định là Bí thư Đảng ủy. Anh Mai Văn Phúc, ra Bắc chữa bệnh vừa vào làm Tư lệnh.

Chúng tôi họp Đảng ủy Đoàn và phân công anh Mai Văn Phúc - Tư lệnh đi cánh Đông (Quân đoàn 4), Tôi - Chánh ủy cùng anh Thọ - Phó chủ nhiệm chính trị đi cánh Tây. Trước đó anh Phạm Hà Hải - phó Tư lệnh đoàn cùng anh Lê Như Hòa, Tham mưu phó đoàn đã đi cánh 232. Tôi đuổi theo và gặp nhau trên đường tiến quân.

Thế là vừa đến nơi, tôi đi ngay chiến dịch. Tôi tranh thủ ghé qua Cục Hậu cần Miền gặp anh Hai Vĩnh cục phó Cục Hậu cần Miền, báo tin sức khỏe mẹ nhưng anh Hai Vĩnh đã đi với cánh Quân đoàn 4.  Cơ quan chuẩn bị cho tôi một chiếc xe Jeep lấy ở Phước Long nhưng tình trạng kỹ thuật không đảm bảo, tôi đã đổi cho anh Phùng ở Tây Nguyên vào một chiếc xe khác tốt hơn. Tôi và anh Thọ - Phó thủ nhiệm cùng đi Anh em đã chuẩn bị cho tôi cái võng 2 lớp để chống lại muỗi ở Đồng Tháp Mười.

Từ căn cứ Minh Hòa tôi sang Samát đến Lò Gò nghỉ đêm tại ven rừng Nhúm Tây Ninh. Hôm sau đến Tà Nết (rừng mỏ vẹt Camphuchia). Chiều hôm đó có mấy người bạn Campuchia lấy nước thốt nốt tươi từ trên cây xuống cho chúng tôi giải khát. Bộ đội từ xa đến, bảy ngày phải đưa đơn vị đến vị trí tập kết chiến đấu trong khi đóng quân cách xe hàng trăm km. Tất bật chuẩn bị mọi mặt để kịp xuất phát.

Tôi và các anh Lê Như Hòa, Thọ đến một số phân đội để phổ biến kinh nghiệm. của số đơn vị xe tăng qua tấn công trong hành tiến từ Buôn Mê Thuộc vào. Đó là kinh nghiệm hành quân, chiến đấu rừng núi, còn đây là hành quân, tác chiến vùng đồng bằng nhưng dù sao cũng có nhiều bổ ích. Từng phân đội phải phát huy tính chủ động cao. 

Hướng cánh quân 232 có 3 tiểu đoàn xe tăng và 1 đại đội độc lập. Tổng cộng 80 xe, phần nhiều là xe tăng bơi và Thiết giáp, chia làm 2 mũi: Một mũi cùng với Sư đoàn Bộ binh 3 đánh chiếm bàn đạp phía đông sông Vàm Cỏ Đông, giải phóng tỉnh Hậu Nghĩa và ngoại Ô Sài Gòn. Một mũi cùng Sư đoàn bộ binh 9 thọc sâu vào Sài Gòn đánh chiếm trạm ra đa Phú Lâm, trường đua Phú Thọ, Bộ Tư lệnh biệt khu Thủ đô, Tổng nha cảnh sát và hợp điểm chiếm Dinh Tổng thống ngụy quyền, Một đại đội phôi thuộc cho Sư đoàn 5 vượt qua Đồng Tháp Mười cắt đường 4 không cho địch từ Sài Gòn về Mỹ Tho. Lần đầu đưa lực lượng lớn hành quân tác chiến vùng đồng bằng sông rạch, các đơn vị thiết giáp đã chủ động, đảm bảo kỹ thuật.

Đêm 27, rạng 28-4 bộ binh đánh địch ở An Hiệp trong 4 giờ liền không dứt điểm. Nhưng khi Đại đội 33 với 9 xe tăng, xe bọc thép M41 , M113, K63, PT85 bơi qua sông Vàm Cỏ bước vào chiến đấu, sau 2 giờ chiếm  được An Hiệp. Địch Xô nhau chạy về rừng Dầu Tân Mỹ, xe tăng đuổi theo diệt hơn 70 tên, bắt nhiều tù binh, 10 giờ 45 phút ngày 29-4- 1975, giải phóng hoàn toàn thị xã Hậu Nghĩa, sau đó tiến nhanh về Đức Hòa, cùng với đơn vị bạn giải phóng toàn tỉnh.
Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #73 vào lúc: 23 Tháng Bảy, 2009, 12:15:12 pm »

Đơn vị thọc sâu phối thuộc cho Sư đoàn 9 bí mật vượt qua sông Vàm Cỏ Đông, tiến theo đường 10, qua kênh Cầu Sáng đánh địch ở Tây Nam Sài Gòn. Chiếc xe tăng đi đầu của Đại đội 6 vừa tiến lên thì cầu sập, các xe tăng khác phải bơi qua sông chi viện cho bộ binh chiếm trạm ra đa Phú Lâm vào 8 giờ sáng ngày 30-4-1975, phát triển sang chiến trường đua Phú Thọ. 

Đại đội 3 quay lại theo đường 9A vượt qua cầu Bông, chi viện Trung đoàn 2 bộ binh Sư đoàn 9 diệt và đánh tan rã 2 tiểu đoàn biệt động ở Vĩnh Lộc. Sau đó tiến vào ngã tư Bảy Hiền vào lúc 8 giờ 30 phút cùng với xe tăng của Quân đoàn 3 đánh địch.

Đại đội tăng 5, lúc 10 giờ 15 phút ngày 30-4-1975 cùng bộ binh chiếm Biệt khu Thủ đô (nay là cơ quan Bộ chỉ huy Quân sự thành phô). Đến 11 giờ 42 phía Đại đội 5 tiến vào dinh Tổng thống ngụy quyền và hợp điểm với xe tăng Quân đoàn 2 ở đây.

Trước đó khoảng một giờ, hồi 10 giờ 45 phút, chiếc xe tăng số hiệu 843 thuộc Lữ đoàn 203 do đại đội trưởng Bùi Quang Thận Xông vào dinh Độc Lập và kéo lá cờ giải phóng lên đỉnh cột cờ. 12 giờ Đại đội 5 chiếm Tổng nha Cảnh sát ngụy.

Ở hướng Tây nam, ngày 28-4-1975 Đại đội 45 Tiểu đoàn Thiết giáp 23 thực hiện cuộc hành quân vô cùng gian khổ và dũng cảm vượt qua Đồng Tháp Mười. Trong 4 ngày xe tăng sa lầy 49 lần. Bộ binh, công binh cùng với nhân dân tích cực bảo vệ cho xe cơ động. Muốn tìm một đoạn tre về đóng cọe chống lầy có khi phải đi xa 4-5km. Có đoạn đường 6km phải lót bằng cánh cửa, cột nhà để xe tăng đi qua. Đại đội xe tăng bơi trên 20km trên sông Vàm Cỏ Tây và ngày 30-4-1975 đã nổ súng đánh tan một giang đoàn địch bắn chìm một tàu, thu toàn bộ giang đoàn gồm 14 chiếc, bắt sống chỉ huy và trên 170 lính ngụy.

Đây là một trận thủy chiến có một không hai trong lịch sử Binh chủng Tăng - Thiết giáp. Sau đó xe tăng hành quân tắt qua cánh đồng bất ngờ đánh chợ Thăng Yên, vượt kinh Ba Lèo, giải phóng Tân Hiệp, cùng trung đoàn bộ binh làm chủ Tân An - Bến Lứe.

Các đơn vị biệt động Sài Gòn phối hợp với các đơn vị Thiết giáp, nhân dân chủ động làm công tác liệt sĩ. Ngày 30-4-1975 trong trận chiến đấu tại ngã tư Bảy Hiền, liệt sĩ được đưa vào cánh đồng Tân Bình chôn cất.  Các mục tiêu phân công cho cánh Tây Nam đều thực hiện tốt. Chỉ tiếc là hành động chậm không kịp cắm cờ Dinh Tổng thống ngụy quyền.

Sau chiến dịch, ngày 6-7-1975 Đảng ủy và Bộ Tư lệnh cánh quân 232 nhận xét: “Trong chiến dịch Bến Cầu và chiến dịch Hồ Chí Minh. . . Đoàn 26 đã có quyết tâm cao, tinh thần tấn công tốt, ra sức khắc phục khó khăn.  Tuy chơa có kinh nghiệm chiến đấu bằng xe tăng ở chiến trường đồng bằng sình lầy, phải vượt sông sâu nhưng đã hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, phát huy vai trò đột kích của xe tăng tấn công các mục tiêu quan trọng”. 

Thế là sau 33 năm tôi trở lại Sài Gòn. Quang cảnh đã khác xưa, vùng ngã tư Bảy Hiền lúc bấy giờ còn trồng cao su. Vùng Tân Định đêm nằm còn nghe tiếng ếch nhái kêu, nay đường sá rộng rãi, nhà cửa mọc lên san sát. Nhân dân đổ ra đường, cờ Giải phóng rợp phố.  Xe tôi lướt nhanh qua các đường phố. Đại thắng nhưng Sài Gòn vẫn giữ được nguyên vẹn, không bị tàn phá vì bom đạn.

Sài Gòn với Bến Nhà Rồng, nơi Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước sẽ được xây dựng lại “Đàng hoàng hơn, to đẹp hơn”, xứng đáng với tên lịch sử “Thành phố Hồ Chí Minh”.

Nhân kỷ niệm ngày giải phóng miền Nam
Thành phó Hồ Chí Minh 30-4-2003.
V N.H
Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #74 vào lúc: 24 Tháng Bảy, 2009, 07:05:47 pm »

CHUYỆN VỀ MỘT CHIẾN SĨ LÁI XE TĂNG

Thiếu tá An Ngọc Phong
nguyên Phó chủ nhiệm chính trị
Trung đoàn xe tăng 206 - Quân khu 4


Mùa đông năm 1986, tôi có dịp vào thăm Thành phố Hồ Chí Minh, may mắn tôi gặp lại người chiến sĩ lái xe tăng của tiểu đoàn cũ, anh Lê Tuấn Khang. Năm ấy Khang đã là cán bộ của Trường Sỹ quan Hải quân. Năm 1999, về dự họp mặt nhân dịp kỷ niệm 40 năm ngày truyền thống Binh chủng Tăng  Thiết giáp ở cái nôi: Núi Đanh, Khang vắng mặt.

Qua bạn của Khang tôi được biết Khang bận vì đã mang hàm đại tá trên cương vị mới. Tôi rất mừng và thầm chúc cho anh, người chiến sĩ lái xe tăng năm xưa hoàn thành tết mọi nhiệm vụ. Tôi hoàn toàn tin như thế và nhớ lại câu chuyện người chiến sĩ lái xe tăng vô kỷ luật trên 30 năm về trước.

Năm 1972, tôi đang làm nhiệm vụ trợ lý Tuyên huấn ở Đoàn 10 (nay là Trường Sĩ quan Tăng - Thiết giáp) thì nhận được quyết định về công tác ở Trung đoàn 207, đơn vị mới thành lập trung đoàn 207 nay là Trường đào tạo Hạ sĩ quan Tăng - Thiết giáp). Ngày đó trung đoàn 207 có hai Tiểu đoàn: Tiểu đoàn 10 và Tiểu đoàn 11, cả hai tiểu đoàn đều được trang bị cả xe tăng T54 và xe lội nước K63. Trung đoàn đóng quân ở Cam Lâm. Làng thuộc huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc. Tôi về nhận nhiệm vụ Chính trị viên tiểu đoàn 11, Tiểu đoàn chúng tôi trú quân ở làng Hương Ngọc, xã Hương Sơn.

Năm 1972, cuộc tấn công chiến lược của quân và dân ta đang thắng lợi lớn trên khắp các chiến trường, đặc biệt tin tức về thắng lợi của các trận đánh có xe tăng tham gia như: ở Quảng Trị, Đắc Tô, Tân Cảnh ở Tây Nguyên, trận Xa Mát, trận Lộc Ninh ở miền Đông Nam Bộ, trận Tiên Phước trên chiến trường khu V .v.v... 

Các tin tức thắng trận của bộ đội xe tăng làm nức lòng cán bộ, chiến sĩ chúng tôi. Mọi người hối hả chuẩn bị xe, pháo, cả ngày lẫn đêm tiếng máy nổ xe tăng, tiếng búa đóng chốt xích chan chát như thôi thúc chúng tôi lên đường ra trận...

Trong không khí nhộn nhịp ấy, anh em đùa nhau:

- Thời cơ lên đường đến rồi, không mau chân thì khi vào tới nơi chỉ còn việc đi thu nhặt xe tăng của địch tháo chạy bỏ lại...

Một hôm đại tá Nguyễn Thế Lâm, Tư lệnh Binh chủng xuống kiểm tra tiểu đoàn. Đứng trước hàng quân đồng chí Tư lệnh hỏi:

- Đơn vị đã sẵn sàng nhận nhiệm vụ chưa?

Cả tiểu đoàn hô to:

- Tất cả đã sẵn sàng chờ lệnh! 

Đồng chí đại tá Tư lệnh trao cho tôi một phong thư dán kín và dặn tôi phải trao tận tay cho anh Mai Văn Phúc. Ngày đó anh Mai Văn Phúc đã được giao nhiệm vụ chỉ huy trưởng lực lượng xe tăng Nam Bộ (B2). 

Đối với tôi từ ngày tốt nghiệp Học viện xe tăng ở Trung Quốc về nước và công tác ở Trung đoàn xe tăng 202; đời anh Bộ đội cụ Hồ ai mà không mơ ước được đi chiến đấu, riêng tôi sao thấy mơ ước ấy nó xa vời thế, trên chục năm trời vẫn “hành quân” loanh quanh khu vực Núi Đanh với bao cái tên thân thương nhưng quá quen như: Thanh Lanh, Trung Mầu, Đồng Oanh, Xóm Mới, Trường bắn Cam Lâm, Bãi Lái...  Nay cầm bức thư, cùng tiểu đoàn xe tăng vào tận chiến trường Nam Bộ, thật còn gì sung sướng hơn, thật là tin vui như “mở cờ trong bụng”.

Tôi chưa biết “mở cờ trong bụng” nó ra sao, nhưng thời gian ấy tôi chỉ muốn đứng ở đỉnh núi Đanh mà hét thật to lên: thời cơ ra chiên trường đã đến rồi nằm trong tay rồi, trong tầm tay rồi...

Không khí lên đường thật nhộn nhịp, hào hùng...  nhiều chiến sĩ mới được bổ sung, các lớp bồi dưỡng chuyển Binh chủng cho cán bộ do trên bổ sung về mở liên tục ở Đoàn 10.

Trong đợt bổ sung quân ngày đó, có một chiến sĩ đã được đào tạo thành chiến sĩ lái xe tăng cấp I, tên là Lê Tuấn Khang. Khang quê ở thị xã Thanh Hóa, là sinh viên Đại học Kiến trúc năm thứ 4, nhà có hai anh em.  Khang là anh, em gái tên là Lê Thị Linh. Cả hai anh em đều xếp bút nghiên lên đường nhập ngũ.  Khang là chiến sĩ lái xe tăng, còn Linh là chiến sĩ thông tin.

Sau những ngày chuẩn bị khẩn trương, sôi nổi, ngày 12-12-1972 làm lễ xuất phát. Trước ngày lên đường đồng chí tiểu đoàn trưởng đưa cho tôi bản danh sách các chiến sĩ lái xe tăng đã được cấp trên chuẩn y cho đi vào chiến trường dịp ấy. Trong danh sách lại không có tên lái xe Lê Tuấn Khang, vì lý do Khang là con trai độc nhất của gia đình, hơn nữa Khang đã học năm thứ 4 đại học, nên trên để lại vì chính sách... 
Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #75 vào lúc: 24 Tháng Bảy, 2009, 07:05:57 pm »

Thật lòng tôi muốn để Khang đi, vì anh là một chiến sĩ lái xe tốt cả về kỹ thuật lẫn tư cách, lại tháo vát, thông minh, nhưng trên đã phê duyệt, tức là mệnh lệnh, biết làm sao được. Rồi công việc bận rộn đã hướng mọi chú ý của tôi vào việc hành quân. 

Tối ngày 12-12-1972 Tiểu đoàn Tăng - Thiết giáp chúng tôi hành quân ra bến Phà Mía (sông Hồng). Phà Tự hành của công binh đã đón đợi. Thực ra xe K63 của tiểu đoàn hoàn toàn có thể tự bơi qua sông, vì để tiết kiệm giờ máy nổ của xe nên chúng tôi qua sông bằng phà.

Phà qua sông, tôi ngồi trên tháp pháo xe tăng, gió và hơi nước từ mặt sông thổi tới. Mặc dầu là mùa đông, tôi vẫn thấy mát dịu nhìn lên trời trăng tỏa một màu vàng dịu, mờ mờ, ảo ảo... Tôi thấy đẹp quá, và thầm hát: “Đường ra trận mùa này đẹp lắm, Trường Sơn Đông n hớ Trường Sơn Tây…”

Lên Bến mía, chúng tôi hành quân vòng qua thị xã Sơn Tây lên Hòa Bình rồi vượt dốc Cun. Trên đường hành quân qua đồi núi chập chồng, dưới ánh trăng lúc mờ, lúc tỏ, những tia sáng đèn gầm của xe thiết giáp lúc sáng, lúc tắt... Một cảm giác yêu quê hương, đất nước tràn ngập trong lòng, tôi thấy Tổ quốc mình sao êm đềm, đẹp đẽ thế... nhưng tại sao quân xâm lược Mỹ lại đến đây tàn phá, reo rắc đau thương trên đất nước thanh bình này...

Tôi vỗ mạnh tay lên xe tăng tưởng như đang quất mạnh vào hông con mãnh hổ, bắt nó tăng nhanh tốc độ, xốc tới chiến trường... Nơi đó bao bàn tay đang vẫy gọi, bao giọt nước mắt đang chờ mong... Trên đường hành quân, tiểu đoàn chúng tôi đã vượt qua bao địa danh, mà chiến tích đã đi vào các bản trường ca bất tử như: Đèo đá đẽo, bến phà Xuân Sơn, bến phà Long Đại, ngã ba Đồng Lộc...  Đêm thứ 3 chúng tôi đã đến địa điểm tập kết là Nông trường cà phê Sông Hiếu.

Sáng sớm hôm sau đồng chí Chính trị viên Đại đội 1 đến gặp tôi, nhìn thái độ có vẻ lúng túng của anh nhất là qua lời báo cáo:

- Báo cáo Thủ trưởng lái xe Lê Tuấn Khang đã trốn trên xe K63, để theo đơn vị hành quân vào đây. Đồng chí ấy nhất định xin đi chiên đấu cùng đại đội. Tôi thấy hơi bực, tại sao một chiến sĩ đi theo đơn vị tới 3 ngày mới báo cáo. Trong tâm trí tôi lúc đó có hai lập luận giằng co, phản bác lẫn nhau: Ý thứ nhất. Lái xe Khang đã không chấp hành mệnh lệnh là hành vi “vô kỷ luật”, còn cán bộ mãi tới ba ngày mới báo cáo, là hành vi bao che.  Một ý khác phản bác lại: Thông thường trốn ở lại hậu phương nay trốn hậu phương để ra tiền tuyến chiến đấu, sẵn sàng xả thân vì Tổ quốc là việc làm rất đáng khen! Phải chăng đó là điều đáng trân trọng của những thanh mến có dũng khí, có lòng yêu nước? 

Vâng, cái lý lẽ thứ 2 đã chiến thắng, tuy không chấp hành mệnh lệnh là có thiếu sót, song phải trân trọng lòng yêu nước cao cả ấy, nên tôi giữ vẻ bình thản nhìn Khang. Thấy Khang cầm cuộn giấy trên tay tôi nói: Thế nào đã làm bản tự kiểm điểm rồi à?” Tôi cầm cuốn giấy ở tay Khang, một mẩu chì than ở tay Khang rơi xuống đất, tôi mở cuộn giấy ra và ngạc nhiên. Chẳng có dòng chữ nào cả, mà đó là một tập ký họa Khang vẽ, nào là cảnh: Đội hình xe thiết giáp hành quân dưới trăng, nào là cảnh vượt ngầm, sang phà, cảnh chiến sĩ xe tăng vui hát... Phía trên là cái tên: “Đường ra trận”. Tôi thấy yêu người chiến sĩ tài hoa ấy, nhìn vào mặt Khang thấy lấm lem dầu mỡ... Thấy tôi im lặng nhìn Khang, anh Huy - chính trị viên đại đội, đỡ lời cho Khang. Anh nói:

- Thưa thủ trướng trong quá trình hành quân, đồng chí Khang vẫn làm nhiệm vụ lái chính đấy ạ!.  Thế là rõ, toàn thể Đại đội 1, từ cán bộ đại đội đến chiến sĩ đều bảo vệ, bao che cho Khang hành quân cùng đại đội vào chiến trường.

Tôi thầm nghĩ, đơn vị có những cán bộ, những chiến sĩ như thế này chắc chắn nhiệm vụ nào cũng hoàn thành xuất sắc, song tôi vẫn cố giữ thái độ nghiêm, nhưng giọng nói đã dịu: “Thôi hai đồng chí hãy về đại đội tham gia bảo dưỡng xe, việc này Ban chỉ huy tiểu đoàn sẽ xem xét”.

Nhìn theo người chính trì viên đại đội ôm vai lái xe Khang đi về đại đội như đôi bạn, tôi thấy lòng mình ấm áp...

Do tình hình chiến trường có diễn biến mới nên nhiệm vụ của Tiểu đoàn cũng thay đổi. Chúng tôi nhận được lệnh: sáp nhập vào Trung đoàn xe tăng 206 của Quân khu IV mới thành lập.

Cũng từ ngày ấy vụ việc chiến sĩ lái xe tăng Lê Tuấn Khang trốn theo đơn vị, cũng để trôi theo thời gian, và thời gian chắc chắn là người phán xét công minh, chính xác. Tất cả chúng tôi đã gia nhập lực lượng: “ăn cơm bờ Bắc, đánh giặc bờ Nam”. Trong suốt thời gian ấy lái xe Khang vẫn là một chiến sĩ tốt, mọi nhiệm vụ được giao đều hoàn thành xuất sắc. Người chiến sĩ lái xe tăng “vô kỷ luật” ngày ấy, nay đã là đại tá lại nhận nhiệm vụ nặng nề: Chỉ huy trưởng một đơn vị Hải quân, có lẽ đó là điều cũng dễ hiểu phải không các bạn?

Tuyên Quang, ngày 2 tháng 9 năm 2003
A.N.P
(Thôn An Hoán, xã An Trường, huyện Yên Sơn , Tuyên Quang)
Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #76 vào lúc: 24 Tháng Bảy, 2009, 07:44:08 pm »

TÔI ĐI CÙNG LỮ ĐOÀN XE TĂNG 203
TRONG MÙA XUÂN TOÀN THẮNG

Đại tá Nguyễn Chí Tam –
nguyên phó Tư lệnh Kỹ thuật Quân đoàn 26
Phó tham mưu trưởng Binh chủng Tăng - Thiết giáp



Tháng 2-1975, đang làm hiệu phó trường Sĩ quan Tăng - Thiết giáp, tôi được gọi về Bộ Tư lệnh Thiết giáp giúp đỡ kiểm tra và chuẩn bị cho Lữ đoàn 215 đi làm nhiệm vụ. Sau ba tuần xuống Lữ đoàn, liên hệ với Quân khu 4, tỉnh Quảng Bình, Đoàn 559, một số binh trạm, quay lại Bộ Tư lệnh tôi xin phép nghỉ vài hôm.

Chiều về đến nhà, tôi đang chuẩn bị đi nằm thì nghe tiếng gọi ngoài cổng. Ra mở cổng, tưởng ai, hóa ra đồng chí Phí Văn Hải (thường gọi là Phi Hải, nay là Thiếu tướng nghỉ hưu ở Hà Nội), cán bộ đơn vị đến báo cáo cho biết phải về đơn vị ngay để cùng đi với Bộ Tư lệnh Binh chủng và một số cán bộ vào mặt trận Quảng Đà.

Chuẩn bị đồ đạc xong, tôi và đồng chí Phi Hải ra bờ sông. Đã qua nửa đêm phải nói khó với lái đò, ông mới vui vẻ chở chúng tôi qua sông. Xe Ô tô đã đợi ở bến đò, lên xe về đơn vị trời vẫn chưa sáng.  Sáng ra gặp Tư lệnh Đào Huy Vũ nhận nhiệm vụ.  Các anh em cùng đi đã chuẩn bị cho tôi mọi thứ như tăng, bạt, võng, quần áo, lương khô.

Đi chiến dịch lần này, đại diện Bộ Tư lệnh Binh chủng có hai anh Đào Huy Vũ, Tư lệnh ủy viên Thường vụ Đảng ủy và anh Đào Văn Xuân, Phó Chính ủy, phó Bí thư Đảng ủy và cán bộ 4 cơ quan: Tham mưu, chính trị, kỹ thuật, hậu cần. Đi cùng tôi có các đồng chí Cầu thông tin, Tính tác chiến, Chuyên cán bộ kỹ thuật, ngoài ra còn tổ cơ yếu, báo vụ.

Sáng 7 tháng 3, đoàn cán bộ lên đường, không ai nghĩ rằng đây là lần đi chiến trường cuối cùng trong cuộc chiến tranh chống Mỹ. Xe chạy cả ngày, nửa đêm 8 tháng 3 đến thung lũng A Lưới gặp Cơ quan Mặt trận đã ở đây. Sau khi giải phóng Huế, trước khi Lữ đoàn xe tăng 203 tấn công Phan Rang, tôi được Bộ Tư lệnh và Thường vụ Đảng ủy Binh chủng giao nhiệm vụ xuống làm trưởng phòng Tăng - Thiết giáp Quân đoàn 2, để làm tham mưu cho Bộ Tư lệnh Quân đoàn về sử dụng xe tăng trong chiến đấu.

Sau khi Lữ đoàn 203 hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ giải phóng Phan Rang và Phan Thiết, chiều 25 tháng 4 Lừ đoàn 203 nhận nhiệm vụ đánh tuyến phòng thủ ngoài của địch, tiến vào thành phố Sài Gòn. Lữ đoàn sử dụng Tiểu đoàn 2, phối thuộc cho các đơn vị bộ binh: Sư đoàn bộ binh 3 đánh chiếm Bà Rịa - Vũng Tàu; Sư đoàn 325 đánh chiếm Long Thành, thọc vào Phước Thiên, Nhơn Trạch; Sư đoàn 304 đột phá tuyến Nước Trong.  17 giờ ngày 26 tháng 4, sau khi pháo bắn chuẩn bị một phân đội xe tăng cùng bộ binh đánh vào Trường Thiết giáp ngụy.

Thế là 17 giờ ngày 26 tháng 4, bộ đội xe tăng đã được vinh dự cùng bộ binh và các đơn vị tham gia trận đánh mở màn chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.

Đêm 26 và ngày 27: Sư đoàn 325 giải quyết xong Long Thành bắt gần 300 tù binh. Sư đoàn 3 đã giải quyết xong Bà Rịa.  Sư đoàn 304 chưa giải quyết khu Nước Trong, vì địch ở đây rất đông: Lính dù, lính thủy đánh bộ, học viên các trường lục quân, thiết giáp... Ta, địch giành nhiều lần một trận địa.

Sáng ngày 28 các hướng Sư 325 và Sư 3 tiếp tục phát triển - Sư 3 sẽ chiếm Vũng Tàu, Sư 325 sẽ tiến về Nhưn Trạch, Tuy Hạ, phà Cát Lái, Sư 304 phát triển chậm và Trung đoàn 9 chiếm được Nước Trong đang đánh tiếp địch ở Ngã Ba, Trung đoàn 24 cũng tiến chậm.

Bộ Tư lệnh Quân đoàn chủ trương hướng Sư đoàn 325 sẽ dùng Trung đoàn 46 đánh, Trung đoàn 101 chiếm Tuy Hạ, Cát Lái. Trung đoàn 9 Sư đoàn 304 giải quyết bằng được cụm địch trước mắt, sau đó phát triển ra hướng sông Bôi cùng với Trung đoàn 24 phát triển ra cầu Xa lộ.

Lữ đoàn xe tăng 203 có nhiệm vụ: bố trí đội hình hàng dọc, nếu Sư đoàn 304 giải quyết xong sông Bôi, thì Lữ đoàn 203 và Trung đoàn 66 đánh chiếm Xa lộ Thủ Đức. Gặp địch phải đánh mở đường tiến vào Sài Gòn.
Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #77 vào lúc: 24 Tháng Bảy, 2009, 07:44:41 pm »

Trung đoàn 66 bổ sung bộ binh ngồi trên xe tăng, mỗi xe 10 người cho Đại đội xe tăng 5, số còn lại hành quân bằng Ô tô đi sau Lữ đoàn xe tăng 203.  Đội hình tiến quân của Lữ đoàn 203, Tiểu đoàn tăng 1 tiếp theo là Tiểu đoàn tăng 4, lữ bộ cùng các Tiểu đoàn pháo, Tiểu đoàn cao xạ, Tiểu đoàn công binh, Tiểu đoàn thiết giáp 5.

Sáng ngày 29 tháng 4 đến 10 giờ sáng, Trung đoàn 9 vẫn gặp khó khăn, Sư đoàn 24 giải quyết cũng không dứt điểm. Thiếu tướng Nguyễn Hữu An - Tư lệnh Quân đoàn ra lệnh cho tôi tổ chức ngay một bộ phận trinh sát tình hình phía trước. Chuẩn bị lên đường thì có lệnh dừng lại, Trung đoàn 9 và Đại đội xe tăng 5 đã diệt hết quân địch đang cản đường. Xe tăng ta đã bắn cháy bốn xe tăng M48 của ngụy bắt sống một xe M41. Tiến ra cầu sông Buông thì cầu đã bị địch phá sập. 

23 giờ đêm ngày 29 tháng 4, cầu sông Buông chữa xong. Lữ đoàn xe tăng 203 tiến lên theo đường 15 về Sài Gòn. Đội trinh sát đến ngã ba Đông Nam khu Long Bình gặp địch, ta nổ súng, địch bỏ chạy vào căn cứ.  Pháo binh địch bắn vào đội hình tiến công của Lữ đoàn.  Xe thiết giáp đến ngã ba Sa lộ - đường 15 dùng B40, B41 (súng bắn xe tăng cầm tay) diệt một xe M41, một xe bọc thép M113.

24 giờ ngày 29 tháng 4 Lữ đoàn tiến đến cầu sông Đồng Nai. Địch dùng pháo, xe tăng từ phía tây cầu bắn vào đội hình. Trên cầu 4 xe M113 của ngụy dàn hàng ngang bắn chặn. Xe tăng của ta tiêu diệt hết, xe địch bốc cháy lửa lan trên mặt cầu. Lữ đoàn triển khai chiến đấu điện về Quân đoàn xin pháo binh chi viện. Tư lệnh Quân đoàn bảo tôi “Phải đốc các anh Tài (Lữ trưởng) và Tùng (Chính ủy lữ) tiến nhanh không chần chừ”, anh viết thư tay cho lữ đoàn kèm theo bản sao thư tay của Tư lệnh Quân đoàn 2 - Nguyễn Hữu An).  Địch ngoan cố chống cự, đến 5 giờ toàn bộ lữ đoàn vượt qua.

Địch hai bên đường vẫn chống cự, ta diệt một xe chở đầy quân ngụy. Phân đội đi trước đánh quân địch ngăn chặn ở ngã ba Thủ Dầu Một.

5 giờ 30 xe tăng đến Thủ Đức. Địch bắn vào đội hình xe tăng. Lữ đoàn dùng các loại hỏa lực, cả pháo phòng không 37mm, hạ thấp nòng trực tiếp bắn thẳng vào quân địch. Ta diệt đài quan sát pháo binh địch đặt trên tháp nước Trường Cảnh sát Thủ Đức. Một xe thiết giáp K63-85 của ta sau khi tiêu diệt nhiều địch bị súng chống tăng của chúng bắn cháy. Tôi lên đến nơi đã cùng anh em cứu chữa thương binh và nhờ đồng bào giúp giải quyết tiếp.

Tiểu đoàn xe tăng 1 đuổi sát quân địch rút chạy. Địch chạy dạt sang hai bên đường, các xe đi sau của lữ đoàn quay súng sang hai bên đường diệt nhiều địch.  Đến gần cầu Rạch Chiếc ta diệt thêm một xe M48.  Từng tốp địch vứt vũ khí trang bị ra hàng. Dọc đường ngổn ngang xe pháo địch.

Khoảng 7 giờ 30 tháng 4 phân đội đi trước đến cầu Sài Gòn. Địch cho cả xe tăng, pháo binh ngăn chặn quyết liệt Tiểu đoàn xe tăng triển khai chiến đấu, Tiểu đoàn trưởng Ngô Nhỡ nhô người ra cửa tháp pháo quan sát và bị địch bắn, anh đã hy sinh. Bốn xe tăng của ta lần lượt bị trúng đạn, một số chiến sĩ bị thương và hy sinh. Ta tập trung hỏa lực bắn trả nhưng khó trúng vì cầu hình cong.

Khoảng 7 giờ 45 ta diệt nhiều ụ súng và bộ binh địch trên cầu. Trên sông Sài Gòn tàu chiến địch xuất hiện. Đại đội 3 và 4 triển khai bắn tàu địch, đến 9 giờ 30 Đại đội tăng 3 vượt cầu, Đại đội tăng 4 xen vào đội hình Đại đội tăng 3. Đến cầu Thị Nghè, hai xe tăng M41 của địch ra ngăn chặn, ta diệt ngay 1 chiếc.

Xe tăng ta tiếp tục tiến, Đại đội 4 đã vượt lên trước Đại đội 3, tiến đến dinh Tổng thống ngụy. Xe 843 của đại đội trưởng Bùi Quang Thận, đi trước không húc sập cửa và không dùng pháo xe tăng bắn, dừng lại trước cổng phụ vì đã nhìn thấy nhiều người lố nhố ở trong sân. Đại đội trưởng Đại đội xe tăng 4 Bùi Quang Thận rút cờ giải phóng ở trên xe 843 chạy thẳng vào dinh. Xe 390 của chính trị viên Vũ Đăng Toàn đi sau húc đổ cửa chính tiến vào sân, thấy Bùi Quang Thận chạy vào dinh, xe 390 dừng lại yểm hộ. Một số xe sau cũng lần lượt vào sân dinh Độc Lập.

Bùi Quang Thận được một người dẫn lên sân thượng, hạ cờ ngụy, kéo cờ giải phóng lên, lúc đó khoảng hơn 11 giờ.
Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #78 vào lúc: 24 Tháng Bảy, 2009, 07:45:57 pm »

Chính ủy Bùi Văn Tùng tiến vào chỗ Dương Văn Minh bị giữ, buộc Dương Văn Minh phải tuyên bố đầu hàng vô điều kiện và dẫn Minh ra Đài Phát thanh Sài Gòn tuyên bố đầu hàng. Anh Bùi Văn Tùng đã thay nặc Quân giải phóng tiếp nhận đầu hàng của Tổng thống Sài Gòn Dương Văn Minh.



Chiều 30 tháng 4 tôi vào dinh Tổng thống ngụy, vào chỗ văn phòng tôi nhặt một cặp lưu công văn đệ trình Tổng thống, cũng chẳng có thời gian xem những công văn gì, tôi bỏ công văn ở bàn lấy cái cặp làm vật lưu niệm. Lên chỗ phòng có lẽ là phòng khánh tiết, tôi nhìn thấy các Bộ trưởng, Thủ tướng của chính quyền ngụy ngồi nằm la liệt trong phòng.

Chiều 30 tháng 4 các xe tăng vào dinh Tổng thống đã rút ra ngay trước cửa dinh. Đồng bào đã vây quanh các xe tăng, bao nhiêu câu hỏi đồng bào đặt ra nào là miền Bắc có được tự do không? Có no không? Nào là phải lấy vợ chung à? Cưới chung à? Có được tự do lấy vợ không? Sao nói Quân giải phóng trên rừng khổ lắm, ăn không no, mặc không lành? Tôi ôn tồn giải thích.  Những người có mặt reo lên “Có thế chứ, có thế chứ...”.

Chúng tôi mỗi người nhận được một túi quà có một khăn mặt, một miếng xà phòng thơm, một bàn chải và một hộp thuốc đánh răng, kèm theo mảnh giấy đề “Thân tặng những chiến sĩ đầu tiên vào giải phóng Sài Gòn”. Chuyện trò không dứt, có một người đến nói nhỏ vào tai tôi: “Các bác, các chú cũng phải đề phòng địch đấy”. Tôi cảm ơn, nhắc cán bộ đơn vị chú ý.

Đồng bào vẫn vây chặt quanh xe, có lẽ cả đêm ấy quân, dân, đều không ngủ. Đêm đó, tôi cũng không ngủ, mà ngủ làm sao được, nghĩ mông lung, nghĩ đến những lần hành quân vào B, dọc đường gặp đồng bào thường hỏi: “Chú ơi, bao giờ miền Nam giải phóng”. Ngày đó tôi làm sao trả lời trước, nhưng các cụ, các ông, các bà, các cháu ơi! Hôm nay mọi người đã được câu trả rồi đó. Ngày 30 tháng 4 năm 1975 miền Nam thân yêu đã hoàn toàn giải phóng rồi!”.

Ngày 1 tháng 5, Lữ đoàn 203 rút về căn cứ Long Bình. Đoàn cán bộ tập trung trong sân bay Biên Hòa, ở đúng chỗ phái đoàn liên lạc của ta ở. 

Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, Bộ Tổng Tư lệnh đã sử dụng xe tăng với lực lượng lớn nhất ở tất cả các hướng chiến dịch. Tôi nhớ lại lời dặn của anh Nguyễn Hữu An, Tư lệnh Quân đoàn 2 khi tôi quay lại đón 2 tiểu đoàn xe tăng nằm lại ở Đà Nẵng: “Cố đưa xe tăng vào càng sâu càng tốt. Nó vào chậm, giờ nổ súng của Quân đoàn có thể bị chậm lại”.

Tôi viết bài này để nhớ tới anh, một người chỉ huy tài năng và những đồng đội dũng cảm của tôi - những người lính xe tăng, thiết giáp. Những con người đã góp phần xây dựng nên sáu chữ vàng chói lọi: “Đã ra quân là đánh thắng”.

Thị xã Sơn Tây
30-4-2003
(ĐT. 034. 836780)
Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #79 vào lúc: 24 Tháng Bảy, 2009, 08:18:07 pm »

ĐỐI MẶT VỚI XE TĂNG M48 CỦA ĐỊCH

Bùi Đức Thống,
nguyên trung đội trưởng Trung đội 1,
Đại đội 1, Tiểu đoàn 1, Lữ đoàn xe tăng 273


Đầu năm 2003, tôi và anh Phong có dịp vào thăm thành phố Hồ Chí Minh, chúng tôi đến Hoóc Môn, Củ Chi, nơi tiểu đoàn xe tăng chúng tôi đã chiến đấu trên trục đường 14, tiến vào đánh chiếm sân bay Tân Sơn Nhất và Bộ Tổng tham mưu ngụy quyền Sài Gòn, trong chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử (4-1975). 

Chúng tôi mắt đẫm lệ khi thắp hương cho các liệt sĩ của tiểu đoàn hy sinh trong chiến đấu ngày ấy.  Đứng trước những nấm mộ nơi các anh yên nghỉ tôi nhớ đến từng anh. Anh Trường chính trị viên Đại đội 1. Anh Tự, Đại đội trưởng Đại đội 1. Anh Khoát lái xe tăng. Anh Thắng pháo thủ xe tăng. Các anh đã anh dũng hy sinh ngay trên đường phố Sài Gòn trước giờ toàn thắng, tôi bồi hồi nhớ lại những ngày chiến đấu cách đây gần 30 năm... 

Tiểu đoàn xe tăng chúng tôi nguyên là Tiểu đoàn 297 thuộc Lữ đoàn xe tăng 203, Bộ Tư lệnh Tăng Thiết giáp, sau khi tham gia chiến dịch đường số 9  Nam Lào, cuối năm 1971, đơn vị được điều vào Mặt trận Tây Nguyên (B3) khi trung đoàn xe tăng Tây Nguyên được thành lập, mang tên: Trung đoàn 273, Tiểu đoàn 297 được đặt tên là Tiểu đoàn 1 nằm trong biên chế của trung đoàn.

Trên Mặt trận Tây Nguyên tiểu đoàn đã tham gia các trận đánh: Giải phóng Đắc Tô, Tân Cảnh trong chiến dịch xuân hè 1972. Các trận: Buôn Mê Thuộc, Cheo Reo, Phú Bổn, Tuy Hòa mùa xuân 1975.



Sau trận Tuy Hòa tiểu đoàn được lệnh tiến quân vào tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh. Trong chiến dịch Hồ Chí Minh, Lữ đoàn 273 nằm trong biên chế Quân đoàn 3 và vinh dự được đảm nhiệm mũi tiến công quan trọng: đánh chiếm sân bay Tân Sơn Nhất và Bộ Tổng tham mưu quân ngụy Sài Gòn.

Vào hồi 4 giờ 30 phút ngày 29’4-1975 tiểu đoàn được lệnh xuất kích. Bầu trời như rực lửa. sau khi Đại đội xe tăng 9 đánh chiếm được Củ Chi - Cầu Bông, chiếm mặt đường 14 bỏ qua các mục tiêu khác trên đường tiến quân lao thẳng tới mục tiêu chủ yếu: Sân bay Tân Sơn Nhất.

Trên quãng đường 60km tiến quân, anh Nguyễn Xuân Trường, chính trị viên đại đội luôn nhắc chúng tôi bám sát đội hình, tăng tốc độ tiến quân. Đến 14 giờ Trung đội xe tăng 1 chúng tôi đến căn cứ Quang Trung.  Căn cứ này có 13 nghìn tên. Tại đây địch chống cự rất quyết liệt.

Trời bỗng đổ mưa, nhưng chúng tôi vẫn thấy oi bức, cái nóng hừng hực của trận đánh, nhưng mưa nặng hạt đã hạn chế tầm nhìn qua kính chỉ huy, do đó các trưởng xe đều phải mở cửa chỉ huy, nhô người khỏi tháp pháo để quan sát... mũ công tác bị ướt đẫm nên hệ thống thông tin qua mạng vô tuyến trong xe bị nhiễu, đội hình tiến công bị chậm lại.

Trước tình hình khó khăn ấy, chính trị viên đại đội Nguyễn Xuân Trường đã chỉ huy xe tăng của mình vọt lên dẫn đầu đội hình đại đội, anh mở cửa chỉ huy, nhô mình ra ngoài tháp pháo vẫy tay ra hiệu cho Trung đội 1 chúng tôi khẩn trương tiến quân.

Thấy hành động của người lãnh đạo của Đảng như vậy (anh là Bí thơ Chi bộ), chúng tôi thấy rõ việc phải làm vào cái thời điểm khó khăn và khẩn trương ấy, nhưng đúng lúc ấy anh Trường đã trúng đạn của quân thù. Người thanh niên quê lụa Hà Tây, dũng cảm tháo vát ấy đã anh dũng hy sinh. Anh vẫn đứng trên ghế chỉ huy và phần thân trên gục trên tháp pháo... Một “dáng đứng Việt Nam” thật oai hùng...

Căm thù quân giặc và vô cùng xúc động về tấm gương dũng cảm của anh - người Bí thư Chi bộ Đảng. Qua máy nói xe tăng, tôi hét lên “Xe tăng lao lên! Hãy trả thù cho anh Trường”.       

Tập trung hỏa lực tiêu diệt ổ đề kháng Quang Trung, xốc tới sân bay Tân Sơn Nhất. Trời vẫn đổ mưa rào, tầm nhìn vẫn bị hạn chế song không thể ngăn cản nổi sức tiến công của xe tăng, tiếng gầm rú của động cơ xe tăng vang lên, có lẽ các lái xe đã “đạp chân dầu hết cỡ”.

Phải chăng tiếng gầm rú của động cơ xe tăng và đạn pháo xe tăng nổ vang trời vào lúc đó là tiếng thét căm hờn đang dồn nén trong con tim chúng tôi đã bùng lên dữ dội. Căn cứ Quang Trung đã bị đập tan tành, quân địch hoảng loạn quẳng súng đạn, mũ, áo, giày dép tháo chạy toán loạn.

Đến 1 giờ Đại đội xe tăng 1 chúng tôi đã đến gần sân bay Tân Sơn Nhất. Chúng tôi được lệnh “Tạm dừng, triển khai đội hình chiến đấu’ mưa đã tạnh, trên bầu trời máy bay ngụy di tản, tiếng rền vang như kêu khóc, chúng tôi chờ đợi các trận đánh hôm sau: 30-4-1975.
Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM