Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 02 Tháng Mười Hai, 2023, 06:03:07 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Theo vết xích xe tăng - Tập 2  (Đọc 74655 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #100 vào lúc: 25 Tháng Bảy, 2009, 12:57:30 am »

Có nhiều anh em nghe ra, nhưng vẫn có người phản đối, tôi giải thích thêm: Khi chiếc xe bò bị lầy, con bò khỏe thế mà ta quất roi nó cũng không kéo được cái xe lên. Nhưng nếu ta lấy tay vần bánh xe phụ nó thì lập tức xe lên được. Hoặc chiếc Ô tô lầy nổ máy, cài số xe không lên được, nhưng cho maniven vào, cài số 2, anh em tài xế ra sức quay, chiếc xe từ từ lên được. Tất nhiên phải làm thêm các động tác như ta vẫn làm: Vét bùn đất trước bánh xe, lát cây, chèn đất cứng vào...

Vẫn còn anh em phản đối cho làm tôi lắm lý sự. Tôi kiên quyết: Tôi chỉ huy xe này, là xe chiến đấu, chứ không phải xe chở khách. Anh em nếu không ủng hộ thì mời xuống lội bộ, để ba lô tôi chở cho. Không khí có vẻ căng thẳng, tôi quay ra năn nỉ: Đây là tôi suy nghĩ và quyết định như vậy, nếu anh em phản đối thì tôi phiền anh em chiều tôi một lần thử xem. Nếu kết quả tốt thì làm tiếp còn không thì thôi, có mất cái gì đâu. Cái khó nó ló cái khôn mà. Nếu cái khó nó ló cái ngu thì tôi xin chịu phạt. Anh em vui vẻ hưởng ứng. 

Cứu xong xe lần này, tôi quyết tâm thực hiện ý định ấy.  Tôi lại ngồi trước mũi xe quan sát, khi chiếc xe chạy chầm chậm lại, tôi hô to: Tất cả nhảy xuống đẩy xe.  Anh em đồng loạt làm theo, chiếc xe anh ạch một lúc rồi vượt qua khỏi, tôi cho xe chạy lên chỗ đất cứng dừng lại đón anh em, anh em chạy theo cười nói vui vẻ: Hoan hô Gia Cát. Từ bấy giờ chúng tôi cứ làm theo cách ấy, quả thật xe đỡ lầy hơn...

Đã là ngày 29-4 mà chúng tôi vẫn loay hoay giữa đồng lầy. Cái “sáng kiến” của tôi cũng không thể áp dụng được nữa. Mới sáng ra xe đã mắc lầy. Một bãi lầy mênh mông, không có lối nào mà tránh. Chắc chắn lúc đơn vị qua đây cũng vất vả lắm. Chúng tôi lại giở bài bản cũ ra làm. Sức đã kiệt, nước ngọt đã hết, cá khô cũng đã hết, chỉ còn gạo với muối. Tôi phân công anh em tập trung lát đường, lắp và tháo gỗ tự cứu, một vài anh em thì đi bắt cá, nấu cơm.

Anh em phát hiện ra một cái rãnh sâu khoảng đến đầu gối, dài chừng 20m ở gần bãi lầy. Hai người cầm hai cái thùng xuống mò từ hai đầu lại. Chỉ một loáng được lưng thùng toàn cá lóc, cá trê, cá rô. Anh em xúm lại xem đúng là cá Đồng Tháp Mười nay mới được tận mắt chứng kiến. Còn nước thì chỉ cần lấy cái xẻng xắn vài nhát vào chỗ đất mềm, chừng 5-10 phút sau, nước rỉ ra đầy hố trong vắt.  Chúng tôi thi nhau cầm bát sắt vục uống. Nhưng ọe...  ọe không sao uống được, nước vừa chua, vừa tanh lợm cả cổ. Chúng tôi nghi nấu chín chắc chắn đớ hơn.  Nhưng càng bất ngờ hơn khi nồi eơm mở ra, gạo Campuchia trắng vậy mà cơm biến thành màu tím ngắt ăn cũng không được. May mà có nồi cá to ăn trừ bữa.  Ăn xong lại vào cứu xe.

Có anh trinh sát đơn vị cử về tìm chúng tôi, anh bạn động viên: ráng lên chỉ còn hơn một km nữa là đến kinh Xàng rồi. Tôi cử người ra kinh tìm thuyền dân xin nước ngọt, còn anh em vẫn tiếp tục cứu xe, điều nghiên đường, tôi thấy qua được chỗ này là ổn. Phía trước đất cứng, vệt xe rất nông, không thấy dấu vết lầy nữa.

Điều mà tôi lo lắng, suy nghĩ đã xảy ra: Phía chân trời trước mặt xuất hiện một tốp máy bay và bom nổ.  Rồi lại một tốp khác, chúng tôi lấy cỏ phủ lên thân xe.  Đấy là phản ứng tự nhiên thôi, chứ trên trời nhìn xuống chắc chắn là kẻ địch thấy rõ chúng tôi mồn một.  Bom lại nổ, nhưng cách xa chúng tôi. Lạ quá, trình độ ném bom của chúng sao mà xoàng thế. Tôi để ý thấy chúng bay rất cao và cứ thế ném bom chứ không nhào xuống như máy bay Mỹ ném bom miền Bắc. Ném xong chúng bay thẳng chứ không quay lại. hay là chúng bỏ chạy sang Thái Lan, ném bom đi cho nhẹ, chứ không còn tinh thẩn chiến đấu nữa. Mặc kệ nó, việc nó nó làm, việc chúng tôi chúng tôi làm, không nghĩ đến nó nữa. 

Trời sập tối chúng tôi qua khỏi được bãi lầy. Như vậy cả ngày hôm nay chúng tôi chỉ đi được hơn 30m, một kỷ lục thế giới về tốc độ tiến quân của xe tăng. Chả là xe lầy chúng tôi cứu xe 5 lần, mỗi lần xe tiến được một thân xe, các bạn tính xem, có phải là hơn 30m không. Nói vậy thôi chứ chiều nay, anh em thoải mái ăn một bữa cơm cá kho muối thật ngon. Đang bữa ăn, đồng chí Két bảo tôi: Sáng mai cậu bảo anh em ngụy trang xe, điều nghiên đường rồi cho xe vượt kinh Xàng trước. Sang bên kia kinh nghỉ ngơi, chờ xe cậu Ty. Tôi chấp hành vui vẻ.

Xe Ty không làm theo “sáng kiến” của tôi nên bị lầy cách xe tôi chừng gần một km, tức là cách bờ kinh gấp 2 lần xe tôi. Sáng ra đồng chí Két chạy sang chỗ xe Ty, tôi cùng anh em cho xe vượt kinh. Gỗ chống lầy của xe Ty đã gãy, anh em sang lấy gỗ của xe tôi, lại gẫy nốt.  Không biết xe lầy nặng đến đâu vì tôi không ra chỗ đấy.  Đồng chí Phạm Hùng Tấn, trợ lý kỹ thuật được tiểu đoàn cử về đón. Đồng chí cho ghe vào gần Tuyên Nhơn cưa được một cây cột điện gỗ dầu to tướng mang ra. Tôi bảo: Không được đâu anh Tấn ơi, cây này to quá, đứt xích thì mệt lắm đấy, nhưng anh Tấn bảo lấy đâu ra gỗ bây giờ, cứ làm thôi. Y như rằng, một lúc sau có anh em a bảo tôi: xe anh Tỵ đứt xích rồi.

Thủ trưởng Két ra lệnh cho anh đưa xe lại kéo. Tôi bực mình vì nói không nghe nên chần chừ chưa muốn đi và bảo: Ông về nói anh em ra lát đường đi, lát dài chừng 30m, lát xong tôi cho xe sang, bây giờ tôi sang dừng ở đâu, lại lầy nữa thì khổ. Vậy là tôi và chính trị viên phó nảy sinh mâu thuẫn. Bây giở nhắc lại cho vui chứ những chuyện như vậy xảy ra lúc đói, lúc mệt là chuyện bình thường.

Khi xe anh Ty qua kinh xong, chúng tôi bảo nhau, rửa xe đi cho nhẹ, vả lại cho oai một tý. Đồng thời chúng tôi thay quần áo mới mặc cho đẹp, nhưng có điều phèn dính tay chân như nhựa chuối, rửa cách mấy cũng không sạch. Sau này về Sài Gòn cả tháng sau các vết phèn mới hết.

Bờ kinh thẳng tắp, rộng hơn 10m, trải đất đỏ phẳng lỳ. Đã 4 ngày lặn ngụp với bùn, nay lên lộ như được cởi trói, không ai bảo ai mà đều chung ý nghĩ chạy lẹ lẹ tý cho sướng. Xa xa trước mặt, giữa đường đất đỏ, nổi lên mấy đám cỏ. Xe Ty chạy trước lách sang trái, lách sang phải. Tôi thắc mắc chưa kịp phản ứng gì thì chiếc xe tôi đã lướt tới ngay trước mặt cách mấy mét là một hố bom rộng chừng 4 mét cỏ mọc xung quanh. Nếu thắng lại thì ~ theo quán tính xe sẽ chúi mũi xuống hố bom thì chỉ còn ~ cách dùng “cần cẩu bay” mới đem được xe lên. Theo phản xạ tự nhiên tôi làm động tác tăng ga và miệng hét to “”Tăng ga, Tăng ga?...” Rất may, Sơn cũng có phản xạ như tôi, chiếc xe nghiêng hẳn sang trái, đồ đạc trong xe đổ loảng xoảng, nhưng xe qua được.
Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #101 vào lúc: 25 Tháng Bảy, 2009, 12:57:40 am »

Tôi cho xe dừng lại, cả 4 anh em đều nhảy xuống xe, quay lại xem (lúc này số anh em theo xe đã lên xuồng đi trước). Vết xích bên phải bám chừng 1/3 vào thành hố bom. Vết xích bên trái hoàn toàn lướt trên mặt nước. Tôi bảo Lục tháo ăng ten xuống đo thử độ sâu, không thấy đáy hố, thật hú vía. Chúng tôi lên xe đi tiếp. Đến rạch Ba Thằng Minh dừng lại làm công tác chuẩn bị bơi. Chúng tôi kiểm tra và sửa lại chỗ nhét giẻ. Tôi cho tháo hết sàn xe dựng lên để có gì thì dễ xử lý. Xe xuống rạch, nước rỉ vào từng tia bằng ngón tay. Chúng tôi, một mặt lấy cây lấy giẻ chèn lại, một mặt mở cả hai máy hút nước sàn xe.

Mới đầu thì lo lắm, lo làm sao bơi liên tục được 40-50 km, nhưng lâu quen dần. Hóa ra xe xuống nước rất vững chúng tôi thoải mái đi lại trong xe xe không hề tròng trành. Nước chỉ cách nóc xe chừng 20cm nhưng không sao, chỉ khi nào bơm nước phía sau bơm ra dòng nước mạnh, tức là nước trong xe đã nhiều, chúng tôi mới mở bơm nước phía trước. Chả mấy chốc chúng tôi đã ra đến ngã ba sông. Chỗ này là thôn Trà Cú, cách Tuyên Nhơn chừng 5-6km. Chúng tôi xuôi dòng đuổi theo đơn vị. 

Chúng tôi, những người lính xe tăng B2, không ai có thể ngờ rằng chỉ vài chục phút nữa chúng tôi gập hai Giang thuyền của địch cũng đang xuôi theo dòng sông vàm Cỏ Tây tháo chạy. Về mặt chiến thuật đánh địch đang trong hoàn cảnh hành quân, và gập địch bất ngờ, ta thường gọi là “Trận tao Ngộ chiến”, nhưng nhiều anh em lại rất thích cái tên: “Trận thủy chiến”. Vì xe tăng.  Thiết giáp là xe chiến đấu sử dụng đánh địch trên mặt đất còn ở đây lại bơi trên sông và đánh địch cũng ở trên sông. Hơn nữa đối với Binh chủng Tăng - Thiết giáp trong suốt cuộc chiến tranh chống Mỹ, đã tham gia 15 chiến dịch lớn đánh 211 trận, thì trận đánh địch trên sông Vàm Cỏ Tây lần ấy cũng là trận đánh độc nhất, nên anh em còn gọi một cái tên nữa cũng hay hay: “Trận thủy chiến không tiền, khoáng hậu của Binh chủng xe Tăng Việt Nam.”

Màn đêm buông xuống, dòng sông mênh mang, ghe thuyền ngược xuôi:. Nhân dân qua lại nhìn xe tăng bơi trên sông đều tỏ ra ngạc nhiên, nhiều chiếc ghe chạy sát lại gần chúng tôi xem xe tăng và chào bộ đội. Trăng hôm nay lên muộn, dòng sông mờ mờ ảo ảo. Bỗng chúng tôi thấy nhiều chiếc ca nô to, cao, hình thù giống nhau, chạy song song với chúng tôi xuống phía hạ lưu. Chiếc nào cũng phủ bạt kín mít, tắt đèn tối om. Nhân dân ghé vào bảo: “Các chú ơi, địch đấy, sao không bắn!”. Chúng tôi hỏi: “Địch đâu?” Nhân dân trả lời: “Những chiếc tàu to phủ bạt, không đèn là địch, các chú đừng bắn nhầm ghe của dân: “Như vậy đội hình của địch lẫn vào đội hình của ta.

Tiểu đoàn ra lệnh cho những xe đi đầu phát tín hiệu cho các “ca nô” dừng. Bọn địch lờ đờ như không biết, tăng tốc chạy xuôi. Tiểu đoàn ra lệnh nổ súng bắn chỉ thiên, chúng càng chạy nhanh. Không thể để chúng chạy thoát. Những xe đi đầu được lệnh dùng 12,7 bắn tàu địch. Bọn địch cũng dùng đại liên và M79 bắn trả. Tiểu đoàn ra lệnh dùng súng phòng không 23mm và 14,5mm nhằm vào chiếc đi đầu. Từng loạt đạn đỏ lừ găm vào tàu địch. Đội hình địch rối loạn, trước sau đều thấy xe tăng ta. Chiếc tàu trúng đạn từ từ chìm xuống lòng sông. Lực lượng địa phương của ta cũng dùng ghe ập tới, buộc địch đầu hàng.

Ta hướng dẫn cho số ca nô còn lại ghé vào mạn phải sông Vàm Cỏ Tây thuộc địa bàn ấp Tân Đông, áp giải bọn chúng lên bờ. Chúng khai nhận đây là 2 giang đoàn thủy quân của chúng đóng tại Tuyên Nhơn, lợi dụng trời tối định chuồn ra biển. Chúng đâu có ngờ gặp đoàn xe tăng của ta đang bơi trên sông. Toàn bộ những tên trên chiếc tàu bị bắn chìm đã bị tiêu diệt, trong đó có một tên thiếu tá.  Bắt sống 170 tên, cũng có một tên thiếu tá. Thu toàn bộ 19 ca nô chiến đấu. Bên ta hy sinh một chiến sĩ. Đến giờ toàn thắng mà máu chiến sĩ xe tăng vẫn đổ... Tiểu đoàn giao cho bộ đội địa phương giải quyết số tù binh và chiến lợi phẩm.

Chúng tôi lại xuống sông tiếp tục hành quân. Bình minh đã tỏa sáng chân trời trước mặt. Nhìn đoàn xe tăng - thiết giáp bơi giữa dòng, chiếc nọ cách chiếc kia 200-300m, nòng súng vươn cao, cờ Mặt trận Giải phóng phấp phới trên cột ăng ten trông vừa kiêu hãnh vừa ngộ nghĩnh. Quang cảnh ấy không chỉ những người lính xe tăng chúng tôi, mà tôi tin nhân dân hai bên bờ sông đều sung sướng và tự hào.

Chúng tôi đổ bộ lên phía trái chân cầu Long An, Thành phố Sài Gòn- Gia Định đã giải phóng. Chiến dịch Hồ Chí Minh đã toàn thắng. Xe cộ tấp nập trên cầu không khí hân hoan náo nhiệt. Mười con mãnh hổ sau bốn ngày đầm dưới bùn lầy và một ngày vùng vẫy trên sông, nay xếp thành một dãy dưới chân cầu, nòng súng vươn cao vẫy chào nhân dân đang đứng đông nghìn nghịt hai bờ sông.

Chúng tôi lên đường, ngắm nhìn thành phố đỏ rợp cờ hoa, ngắm nhìn xe cộ Nhân dân tràn ra đường chào đón bộ đội, ngắm nhìn xe tăng. Một bác chừng 70 tuổi, tóc bạc, dáng người chất phác thấy tôi và Túng (cơ yếu) đeo súng K54 đứng ở vệ đường, bác lại chào và nói: Các chú Cách mạng giỏi lắm, các chú đã làm được những điều kỳ diệu, các chú đã đưa xe tăng từ Bắc vào Nam, các chú đã đi hàng ngàn cây số, các chú đã đánh thắng cả Pháp cả Mỹ... Các chú có thể cho phép tôi chiêm ngưỡng đôi dép cao su của các chú được không. Nói xong bác ngồi xụp xuống trước mặt, tôi vội vàng ngồi bệt xuống đường, tháo dép cho bác xem. Bác nói: “Đôi dép cao su, đôi dép Bác Hồ, đôi dép Bình Trị Thiên khói lúa, đôi dép Cách Mạng, đôi dép chiến thắng...”. Tôi đỡ lởi bác: “Thưa bác chúng cháu chỉ là lớp người cầm súng đi bảo vệ thành quả Cách mạng của nhân dân thôi ạ...”.

Mới đó mà đã gần 30 năm trôi qua, bạn hữu của tôi đa số đã trở về sống đời thường. Các anh nay ở đâu, nếu có dịp hãy cùng ôn lại những phút giây hào hùng đã in đậm trong trí óc chúng ta như những dấu son không bao giờ phai nhạt. Nếu trong cuộc sống có lúc nào gặp khó khăn, mong các anh đừng nản lòng và hãy nghĩ lại những giây phút hào hùng đó.

TP Hồ Chí Minh 30-4-2003
L.C.L
(ĐT. 08.8916787)
Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #102 vào lúc: 25 Tháng Bảy, 2009, 04:15:43 pm »

KỶ NIỆM VỚI NGƯỜI VẼ “XE TĂNG VƯỢT TRỌNG ĐIỂM”

Lê Đức Tuân
Trợ lý Bản tin Binh chủng 1972


Năm 1972 sau chiến dịch giải phóng Quảng Trị tôi nhận lệnh về Bộ Tư lệnh Thiết giáp làm trợ lý bản tin. Để lại xe pháo cho đồng đội, dặn nhau “Oánh tiếp, oánh đến cái tróc của Mỹ ngụy”

Ngồi trên xe tô phủ bạt chở chiến lợi phẩm làm bảo tàng và di vật của liệt sĩ, 5 giờ chiều một ngày tôi về đến sân kho hợp tác làng Gô, xã Kim Long, huyện Tam Dương, Vĩnh Phú, nơi cơ quan Chính trị Bộ Tư lệnh sơ tán. 

Vừa xuống xe nhiều người quen cũ chạy đến, Hoàng Ngọc Quý giới thiệu Lê Trí Dũng, hai bạn chưa phân thắng bại trong séc bóng bàn cùng trao vợt cho tôi, “ưu tiên” không cần xếp hàng.

Hồi đó chúng tôi đều chưa có vợ, lại đồng hương, cùng ban, cùng phòng nên chóng thân nhau. Tôi biết Lê Trí Dũng là một trong quân số hàng đại đội sinh viên, giáo viên đại học, nhiều người học ở Liên Xô, Trung Quốc, Hunggari, Triều Tiên... vừa vào Binh chủng. Rồi Mỹ buộc phải ngưng ném bom phá hoại miền Bắc chúng tôi về ở doanh trại.

Để động viên sĩ khí “Đã ra quân là đánh thắng” Bộ Tư lệnh chỉ thị phải có một áp phích cỡ lớn ở cổng Bộ Tư lệnh (km 6 đường lên Tam Đảo nay là trường Sỹ quan Tăng - Thiết giáp), Lê Trí Dũng phải thực hiện mọi khâu từ phác thảo, thể hiện đến lắp ráp...Tôi thương Dũng quá, cứ đi công tác về lại ra giữ thang cho Dũng leo trèo đo đạc, suy tính. 

Thời đó, để tăng chất lượng bữa ăn mỗi sĩ quan ở cơ quan phải đảm bảo chỉ tiêu mỗi tháng 10kg rau xanh tự tăng gia, 10kg củi cành. Lo công viện của mình tối ngày, hễ được nghỉ lại phải tính đi rừng, cuốc đất, phân tro. Tuổi còn trẻ “đói kinh niên”. Dũng nhanh trí đề xuất ‘bịa” ra các khoản phải ngốn hết 5kg bột mì Liên Xô loại I cho bức tranh dài 6m, cao hơn 2m. Chờ đúng dịp nhiều bạn thân ở nhà, đói thì tán ăn, Dũng “mật báo” cho chúng tôi rồi bỏ ra 2kg bột nấu cháo cá. Chúng tôi xì xụp nửa đêm đông, dưới một nhà tầng không mái (ngói mái nhà đã dỡ đi làm mái nhà che xe tăng sơ tán ở ngoài đồi), nhìn đi ngó lại toàn những sĩ quan chọn, đứng ngồi “ăn hồ thợ vẽ” mà cười đến giờ.

Hết chiến tranh, người thì “ba sao không bằng một sào ruộng khoán”, tôi thay sắc áo, Dũng về cày trên giảng đường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp. Rồi Dũng “có riêng” một cô kỹ sư hóa làm ở nhà máy da Thụy Khuê có một cháu trai ở hồi tầng hai nhà B1 Kim Liên, tôi đến thăm biết Dũng vẫn cần mẫn, tìm mật đời vẽ tranh. Tranh nhiều lắm nó “nằm vùng” trên gác xép, nóc trạn.

Đùng một cái Dũng thả ngàn ngựa ra thế giới người.  Tôi mừng như việc của mình đến khoe với Dũng những báo, những chí viết về Dũng, bất ngờ nghe Dũng bảo:

- Đọc để soi sửa mình, để sống như thời vẽ “ngựa sắt vượt cổng trời” thôi anh ạ!

Cận tết Nhâm Ngọ (2002) tôi nhận được bài viết “Đường đến dinh Độc Lập” của thượng tá Nguyễn Khắc Nguyệt, cán bộ phòng huấn luyện Binh chủng Tăng - Thiết giáp thấy được quá. Trong bài ấy có một chi tiết tôi ngờ ngợ, buộc phải hỏi lại Nguyệt: Liệt sĩ Duyệt có phải là sinh viên năm thứ hai Đại học Nông nghiệp I, người Hà Nội. Hồi ở Quảng Trị có tham gia lớp của Lê Trí Dũng không?

Tôi điện cho Dũng đề nghị “truy tìm” trong “bảo tàng” ảnh chụp và vẽ của riêng Dũng thời 1973 ở Cửa Việt, Quảng Trị. Dũng sốt sắng mò mẫm cả đêm. Đến với tôi hai đứa chụm đầu chỉ chỏ, nhớ lại, Dũng khẳng định một bức ảnh bé tí (ảnh mẫu ma két) có người chiến sĩ trẻ măng ngồi ở tiền cảnh trên tháp pháo xe tăng, rất ấn tượng... lại Dũng phải xuất xe vài lần, mỗi lần hàng chục km tìm Nguyệt để xác minh nhân vật ảnh trong bề bộn các hợp đồng bằng điện thoại vẽ bìa báo tết, vẽ minh họa.

28-4-2002 ngày giỗ lần thứ 27 của trung sĩ Nguyễn Kim Duyệt (chiến sĩ đại đội xe tăng đầu tiên vào chiếm dinh Độc Lập ngụy) có họa sĩ Lê Trí Dũng (cùng binh nhì hôm 30-4-1975) Nguyễn Khắc Nguyệt đến nhà Duyệt (32 đường Đại La, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) mang theo “tấm ảnh quý nhất” như gia đình Duyệt nói.  Song gia đình chưa biết bức ảnh đó do Dũng chụp và lại chính Dũng cúp, tách phóng to đến cỡ 18 x 24 ở một hiệu vi tính.

Ngày giỗ Duyệt năm ấy làm ấm lòng người mẹ đẻ ra Duyệt đã trên 80 tuổi, bà ôm tấm ảnh Duyệt đang giơ bút đo đất, ngắm trời để lấy tỉ lệ cho bức vẽ tập thực hành sau một trận đánh chống tái chiếm của ngụy. Lớp học ấy là một trong nhiều lớp bồi dưỡng năng khiếu, tạo nguồn sau chiến tranh của thầy giáo, thượng sĩ Lê Trí Dũng!

L.Đ.T
(ĐT. 04. 8583556)
Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #103 vào lúc: 25 Tháng Bảy, 2009, 05:05:20 pm »

NHỮNG KỶ NIỆM TRONG MỘT CHUYẾN ĐI

Âu Gia Huyến
Nguyên trợ lý Tuyên huấn -
Bộ Tư lệnh Tăng - Thiết giáp


Hôm ấy, 26 tháng 2 năm 1974, tôi được anh Lê Lộng trưởng ban Tuyên huấn Bộ Tư lệnh Thiết giáp cho đi cùng đoàn của Bộ Tư lệnh vào nắm tình hình mọi mặt các đơn vị xe tăng ở chiến trường. Tôi được giao nắm tình hình hoạt động tuyên huấn và thu thập những hình ảnh, những hiện vật ở chiến trường của Binh chủng về cung cấp cho Bảo tàng. Đồng chí Lê Quang Độ tham mưu Phó binh chủng làm Trưởng đoàn có đại diện của các cơ quan Tham mưu, Chính trị, Kỹ thuật của Binh chủng.

Vừa ra khỏi chiến tranh phá hoại dọc đường đi từ Hà Nội đến Quảng Bình qua các trọng điểm nổi tiếng là ác liệt: Ngã ba Đồng Lộc; phà Long Đại mà anh em thường gọi là Phà long đầu: Cổng trời... đoàn đều dừng lại xem xét tình hình rút kinh nghiệm. Đoàn đi một mạch từ Quảng Trị đến Lộc Ninh (B2) làm việc xong mới quay ngược ra các đơn vị 133 và B4.

Từ Quảng Trị vào mùa khô, ngồi trên xe Ô tô rất mệt và bụi làm nghẹt thở. Xe trước cách xe sau khoảng 10m dã không thấy nhau. Chúng tôi phải đeo khẩu trang bên ngoài phủ thêm một khăn mặt để thỉnh thoảng hé ra thở rồi lại bịt vào. Đoạn nào ít bụi đã cảm thấy sướng. Xe qua ngã ba Đông Dương, đoàn dừng lại nghiên cứu. Đây là tọa độ lửa. Năm 1972 đoàn xe tăng vào B2 đến đây còn phải dừng lại tạo thêm cho đường mòn một lối đi mới.

Khi vào tới B2 đến cơ quan chỉ huy xe tăng là Bù Đốp - một khu vực vừa được giải phóng.  Đến nơi tôi sang cơ quan tuyên huấn, tuy mới thành lập nhưng đã có tờ tin nội bộ. Ngắn gọn nhưng phản ánh được tình hình đơn vị. Tối hôm sau tôi cùng đoàn ra xem phim. Hôm ấy lại chiếu phim về xe tăng. Đang xem một đồng chí lái xe đơn vị hét toáng lên: “Vợ tớ! Vợ tớ”.

Mọi người ngơ ngác nhìn về phía đồng chí lái xe đang chỉ lên phim cười nói vui vẻ. Thì ra hai vợ chồng trước dây cùng ở cơ quan Bộ Tư lệnh, cưới nhau chưa được bao lâu anh đi chiến trường. Chị ở lại cơ quan.  Đoàn làm phim đến yêu cầu đơn vị cử một số bộ đội cả nam và nữ đóng giả dân quân, chặt cây lát đường, chống lầy cho xe tăng. Mấy năm chưa gặp mặt vợ giờ ở chiến trường nhìn thấy vợ trên phim thật hả hê sung sướng.

Mấy hôm sau chúng tôi đi thăm căn cứ Lộc Ninh. Hàng rào và mìn vẫn còn nguyên. Vào đồn, súng đạn, xe cộ của địch hỏng còn ngổn ngang. Tôi và đồng chí Bùi Duy Hưng qua một cái bể khoảng 3m2 không có nắp, không có nước, thấy hai xác người, một nam, một nữ vẫn còn nguyên bộ xương cạnh nhau.  Đến B2 chúng tôi tìm được: 1 khẩu 12, 1 ly trên xe tăng đã bắn rơi máy bay Mỹ: Một kẹp sắt mạ và bơm tiêm của đồng chí Trần Văn Huấn y tá của Trạm quân y xe tăng cứu sống một thương binh nặng...; Chiếc tông đơ của một đơn vị xe tăng đã cắt tóc cho cả một Buôn từ cụ già đến em nhỏ tóc tài bù xù chưa cắt bao giờ nay bộ đội đến cắt tóc cho trông khuôn mặt rạng rỡ hẳn lên. Cả bản ai cũng khen. 

Đến B3 (chiến trường Tây Nguyên) giấy ở đây khó khăn hơn nhưng anh em cũng ra được những bản tin phản ảnh được tình hình đơn vị. Ở đây có một câu chuyện thật cảm động quân y xe tăng, cứu sống cháu A Hoàng 6 tuổi. Khi gia đình cháu đưa cháu đến trạm xá của bộ đội xe tăng, gia đình đã đem theo cả vải liệm. Vì cho rằng ít có khả năng sống. Sau khi khám mới biết cháu bị xuất huyết não, gần một tháng điều trị cháu đã khỏi. Hôm đồng chí Sảo quân y sĩ đưa tôi đến thăm cháu, cháu đã ra chào chúng tôi. Tuy tiếng Kinh cháu chưa nói rõ nhưng tiếng chào vẫn đủ cho tôi hiểu, gia đình vô cùng cảm ơn.

Khi đoàn thăm các đơn vị phía trước, xuống một đại đội chỉ cách địch 15km đường chim bay. Đại đội chăm lo đời sống tinh thần và vật chất cho anh em rất tốt.  Hàng tuần có tổ chức văn nghệ. Từng xe thi đua tăng gia bảo đảm rau xanh. Có xe còn nuôi được cả gà. Đại đội còn có một cối xay bột làm bánh cuốn. Hình như vùng này bánh cuốn là món ăn phổ biến. Ngay ở thị trấn Tân Cảnh lúc đó cũng có rất nhiều hàng bánh cuốn. Một hôm chúng tôi vào một hàng bánh cuốn (vùng mới giải phóng đã tiêu tiền Bắc). Không biết vì chúng tôi ở Bắc mới vào nên gia đình chiêu đãi hay sao mà bánh cuốn vừa rẻ, vừa ngon.

Có một chuyện cũng khó quên: khi đoàn ở Tây Trường Sơn xuống Đông Trường Sơn phải qua dốc đá. Gọi là dốc đá vì dốc cao, đi lại lâu ngày thành đường đá tự nhiên, nhẫn thín gặp trời mưa rất trơn lái xe chưa có kinh nghiệm, xe từ từ xuống dốc, càng xuống càng lao nhanh, phanh không ăn, mọi người nín thở.

Một đồng chí nói: Đưa xe giáp vào vách núi để giảm độ trơn. Lái xe thức tỉnh đưa xe sát vách núi. Cũng may đã gần hết dốc, độ cua rộng lại có một vế đường đá đỡ trơn. Thế mà xe phải chạy hơn 100m mới dừng lại được, anh em hú vía,  đến mừng lái xe và dừng lại nghỉ hơn một tiếng đồng hồ. 

Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #104 vào lúc: 25 Tháng Bảy, 2009, 05:05:29 pm »

Từ B3 ra qua Tân Cảnh có một đoạn chúng tôi phải đi vào ban đêm, anh em ở đây nói là đi đêm cho an toàn. Vì ở đây có một đồn địch nằm trên đỉnh núi cao, ở sâu trong vùng giải phóng, cách đường khoảng 2 km theo đường chim bay, địch nhìn rất rõ. Mấy hôm trước một xe tô của ta đi ban ngày bị chúng bắn mấy phát pháo. Nhưng may không việc gì. Đi qua nơi đó ban đêm còn trông rõ ánh điện. Địch tiếp tế cho đồn này toàn bằng máy bay lên thẳng.

Khi chúng tôi tiến qua khu vực này thì gặp một đơn vị xe tăng của ta tiến vào, diệt vị trí này. Anh em nói là đáng lẽ không phải dùng xe tăng nhưng đơn vị mới ở Bắc vào muộn tham gia để rút kinh nghiệm, mặt khác cũng đỡ thương vong cho bộ binh. Sau này được biết đơn vị tham gia diệt đồn đó như đi diễn tập. Đại đội lên vị trí triển khai nã pháo vào đồn khi xe tăng xông vào địch chống cự yếu ớt rồi xin hàng.

Đoàn ra đến gần Asô - A lưới gặp đại đội xe tăng của Lê Văn Phượng (người thị xã Sơn Tây) lúc đó Phượng là đại đội phó kỹ thuật. (Ngày giải phóng Sài Gòn xe của Phượng là xe đầu tiên vào húc cổng Dinh Độc Lập). Lúc ấy Phượng đang cùng anh em bảo dưỡng xe. Phượng tâm sự:

- Đại đội hành quân xa vào đến đây bộ phận hành động của bị hỏng nhiều quá không biết nay mai giải phóng Sài Gòn xe có tham gia được không. Câu nói rất tự nhiên tưởng như tếu lại thành hiện thực, toát lên sự ước muốn lo lắng.

Đến Làng Vây đoàn dừng lại vào thăm chiến trường xưa. Lúc này cỏ đã mọc cao, những dấu tích lô cốt và hầm hào của địch vẫn còn. Con sông Sê Pôn chảy qua làng Trài cách cứ điểm Làng Vây gần 2km nơi mà Đại đội 9 xe tăng đã làm nên bất ngờ khi tham gia đánh Làng Vây làm cho địch hoảng sợ.

Rời Làng Vây chúng tôi ra Đông Hà mảnh đất vừa được giải phóng năm 1972. Những nơi xung yếu Lữ đoàn Tăng 203 đã có mặt sẵn sàng nhận lệnh chiến đấu. Đến thăm tiểu đoàn Ngô Văn Nhở người đã ngã xuống khi đang chỉ huy tiểu đoàn vượt cầu Sài Gòn vào chiếm Dinh Độc Lập). Trông anh cao ráo lại có chiếc răng bịt vàng nên cười càng tươi. Khi trước ở Trung đoàn 202 xe tăng đầu tiên (1959 - 1965) anh là trung đội phó phụ trách bí thư chi đoàn, tôi là trợ lý thanh niên Trung đoàn lấy chi đoàn anh xây dựng điểm hình.

Lâu ngày gặp nhau tay bắt mặt mừng: anh anh em em rất vui. Anh kể nhiều chuyện chiến đấu năm 1972 của đơn vị kể cả chuyện anh được về thăm nhà mới vào, bây giờ tiểu đoàn chuẩn bị đợt huấn luyện nâng cao trình độ cho các thành viên trong xe. Sẵn sàng chiến đấu cao nhưng trên vẫn sắp xếp cho một số cán bộ, chiến sĩ về nghỉ phép. Trừ số anh em mới vào.

Một hôm, khoảng 10 giờ tôi đến một đại đội, ngạc nhiên thấy một giải hoa 10 giờ đỏ rực chạy dài trước cửa đại đội bộ, hỏi ra mới biết anh em đem tận ngoài Bắc vào chỉ sau mấy tháng mà đã có hoa đẹp như thế.  Các đại đội ở đây đều xây dựng nếp sống như ở ngoài Bắc.

Ở Trung đoàn 203 tôi còn được nghe câu chuyện về Chính ủy Bùi Văn Tùng người “áp tải” Dương Văn Minh đến Đài Phát thanh Sài Gòn đọc lời đầu hàng Quân giải phóng (ngày 30 tháng 4 năm 1975), năm 1971 là chính trị viên Tiểu đoàn 177 đóng quân ở Quảng Trị. Vợ anh vào chơi thăm anh. Vừa vào đến nơi thì tiểu đoàn được lệnh vào sâu. Không lẽ lại để chị ra. Cán bộ Bộ Tư lệnh cùng đi với tiểu đoàn cho ý kiến: Thôi cứ để chị đi theo đơn vị. Khi nào thấy không thể đi sâu hơn được nữa thì gửi chị ra. Bấy giờ xe ra dễ hơn xe vào.  Lúc đầu chị cũng hơi ngại nhưng được các đồng chí trong đơn vị động viên sau chị cũng vui lòng. Sau đó chị về sinh cho anh được một cháu giai, cả đơn vị mừng cho anh chị.

Đoàn chúng tôi đến thăm khu căn cứ quân sự Cồn Tiên. Đây là khu quân sự điển hình của Mỹ ngụy gần giới tuyến quân sự tạm thời. Lô cốt và hào giao thông ở đây phần lớn là bằng bê tông hàng rào kẽm gai tầng tầng lớp lớp, các loại mìn ken dầy đặc, tưởng con chuột cũng không lọt qua được. Mở màn chiến dịch Quảng Trị năm 1972 Pháo binh ta đã trút bão lửa xuống đồn này làm chúng hoảng sợ buộc phải rút chạy.

Cán bộ đưa đoàn chúng tôi đi luôn nhắc nhở mọi người phải đi theo đúng đường mòn đã quy định, nếu muốn giải quyết việc riêng phải quay lại theo đường mòn ấy. Vì các căn cứ quân sự ở đây gài rất nhiều mìn, hầu như ngày nào cũng có tiếng mìn nổ. Ngay ngày hôm trước trên con đường đất ôtô chạy đi chạy lại nhiều lần mà một xe tô vẫn vấp phải mìn làm hỏng xe.

Rời Quảng Trị đoàn trở về Binh chủng, chuyến đi ấy là Kỷ niệm không thể quên của tôi. Nhân kỷ niệm 45 năm truyền thống Binh chủng tôi ghì lại một vài chuyện sinh hoạt và chiến đấu của cán bộ chiến sĩ Binh chủng Thiết giáp những ngày còn chiến tranh.

Â.G.H
(ĐT. 04.8732559)
Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #105 vào lúc: 25 Tháng Bảy, 2009, 05:18:18 pm »

ĐỒNG ĐỘI TÔI Ở ĐẠI ĐỘI SỬA CHỮA XE TĂNG

Ma Vân ( Ma Thị Bích Việt - Nghệ sĩ ưu tú)
Nguyên thợ sửa chữa xe tăng
Trường sĩ quan Tăng – Thiết giáp

C11 (đại đội sửa chữa) Đoàn 600 (tiền thân của trường Sỹ quan Tăng - Thiết giáp), Bộ Tư lệnh Tăng - Thiết giáp nằm dưới chân núi Tam Đảo. Dưới những ngọn đồi như bát úp, xa xa là làng Gô và làng Quế. Những ngày đầu nhập ngũ sao mà nhớ quê đến thế. Tôi nhớ làng Do Nghĩa, Sơn Vi nhớ cây đa bến nước, sân đình nơi tuổi thơ chơi chốn tìm rồi chơi đánh trận giả, quân xanh quân đỏ, cánh con gái chúng tôi ở quê hương cũng leo trèo thoăn thoắt chẳng kém gì bọn con trai. Có hôm chơi xong rủ nhau đi trèo ổi, thằng bạn tôi rơi tõm xuống chuồng lợn còn bị lợn “hôn” cả lên mặt, liếm cả vào mồm, bọn tôi được một trận cười hả hê...

Keng, keng, keng tôi giật mình vì tiếng kẻng báo thức. Lồm cồm dụi mắt tất cả phòng tân binh nữ như một cái lò xo ai cũng vội vã hối hả gấp chăn màn đúng quy định để chạy ra sân tập thể dục. Điểm danh, tôi còn đỡ vì dù sao ở nhà cũng quen lao động. Mẹ mất sớm bố đi công tác biền biệt chị em tự làm nuôi nhau. Chứ còn như Thúy cô bạn tôi thì khổ quá, nhà ở trên phố huyện từ bé đến lớn chỉ biết cắp sách đến trường, việc nhà đã có chị và mẹ, bây giờ nó cứ cuống cả lên, gấp màn thì thòi lòi ra ngoài, chăn không bao giờ vuông được đi giày thì vội quá cứ chân phải đi nhầm chân trái, dây giày chưa chạy đã tuột hết cả ra. Được cái tính nết hiền lành dịu dàng nên ai cũng thương.

Tôi hồi đó người nhỏ vào loại nhất của đơn vị, mãi cuối năm mới được nhường chức đó cho một bạn ở thành phố Việt Trì tên là Tuyết.

Ba tháng luyện quân cuối cùng cũng qua đi Ngày bắn đạn thật tôi không dám hỏi xem mình được bao nhiêu điểm vì yếu lĩnh thì thuộc lầu lầu nào là: tỳ vai, áp má, nín thở, bóp cò. ấy thế nhưng khí vừa nằm xuống bệ, tỳ vai, áp má thì tim cứ đập như trống làng. Thành thử 1 trong 3 đi tìm hươu, còn 2 viên thì lại đỗ ở vòng ngoài. Chán quá kiểu này mà vào chiến trường là “đứt”, loanh quanh thế nào chúng tôi được phân về C11 toàn là lính thợ. Tôi được học cơ công, sau học thêm tiện còn Thành, Thảo được học điện, Đông học nguội, Thanh, Ngân và một số làm chị nuôi...

Hồi đấy nhớ nhất trung đội trưởng Nhen. Ông là người dân tộc ở tỉnh Cao Bằng, nghe đâu lấy vợ lâu rồi cứ đi suốt nên 40 tuổi vẫn chưa có con được. Ông thương cánh lính mới chúng tôi lắm, có hôm làm tiện trên xe công trình ở tận bên kia quả đồi. Giờ giải lao mải chơi đánh Ô ăn quan, ăn gian cãi nhau cả giờ, về bị trung đội trưởng vác roi ra tận nơi, dượt đuổi cả anh Vui thầy giáo của bọn tôi sợ một sợ trật hút chết.  Chúng tôi sợ quá chỉ sợ bị kỷ luật. May mà ông chỉ nhắc nhở ở trung đội. Thế là thoát chỉ bị một tuần đi lấy phân lợn về tưới rau.

Hồi đó ở trung đội tôi có một anh bạn làm ở đội thợ gầm tức là chuyên sửa chữa hỏng hóc ở gầm xe tăng thích đi chiến trường quá, anh này tên là Hùng người cũng ở Cao Bằng, da trắng như da con gái Hà Nội, môi: đỏ người cao trông rất thư sinh, học hết 10 thì đi bộ đội nghe nói anh trai còn dạy ở một trường đại học danh tiếng ở Hà Nội.

Ối giời, cái chiêu chốn đi chiến trường của anh mới gây xôn xao và tức cười làm sao. Anh hẹn với bạn là lính lái xe tăng bên Đại đội 6: Khi nào mày hành quân đến chỗ quẹo gần núi Đinh thì dừng lại giả vờ sửa lá ngụy trang để tao có thời gian chạy tới và lao lên thành xe bám vào đó mày đậy bạt vào là xong. Ai ngờ, đáng lẽ hành quân 10 giờ đêm thì để giừ bí mật lùi lại 3 tiếng đến 1 giờ sáng đoàn xe mới bí mật hành quân. Đợi mãi không thấy đoàn “ngựa sắt” đâu cả, anh chàng ngủ thiếp đi lúc nào không biết, đến lúc tỉnh dậy thì một toán linh đi lao động bắt gặp đưa về, thế là làm bản kiểm điểm kỷ luật cho xuống nhà bếp nấu cơm.  Các bạn thừ tưởng tượng xem một chàng thơ sinh trắng trẻo đẹp trai như thế, bắn đạn thật đạt 29, 30 điểm vào loại nhất nhì thời đấy ấy thế mà phải xuống bếp nấu cơm thì đau khổ quá.

Đã thế cánh con gái lại hay trêu, Anh Hùng ơi cho chúng em xin thêm miếng cháy nào, hay là “còn cái.bánh chịu nặng” nào không? Hồi ấy chuyên phải ăn bánh gối, cái bánh tròn tròn cứng như cái bánh xe tăng nên chúng tôi gọi là bánh chịu nặng, bánh làm bằng bột mì đen, không có bột nở., lúc ấy mặt, anh chàng cứ đỏ lự lên trông rất tội nghiệp và cũng thật đáng mến.

Đùng một cái lại nghe tin dữ, anh chàng lại chốn đi chiến trường lần 2 mà đợt này anh chàng lại hẹn bạn ở tận dốc Láp, Vĩnh Yên cơ, chưa lên được xe thì tổ Kiểm soát quân nhân của đơn vị đã “xúc” về đơn vị, lần này thì chết hẳn. Anh chàng bị đưa ra phân tích phê phán trước cả đại đội xoay quanh ý thức tổ chức kỷ luật. Thấy vậy tôi suy nghĩ, một con người có trình độ văn hóa, bắn giỏi, có ý muốn được trực tiếp cầm súng ra mặt trận, điều đó đáng chân trọng vô cùng. Tại sao lại không được coi là người tốt.

Tôi liều mình đứng dậy xin có ý kiến, mọi người ai cũng ngạc nhiên. Một cô lính mới biết gì mà nói. Thế nhưng tôi đã nói một lèo những suy nghĩ của mình để bênh vực anh.  Tôi đã mang danh “nhà hùng biện” từ đấy (chuyện cãi thủ trưởng) nói động cơ chốn đi chiến trường của đồng chí Hùng là không sai, đồng chí Hùng chính là một người lính dũng cảm, muốn được đương đầu, được thử sức ngoài mặt trận trong khi ở địa phương tôi thấy còn có những kẻ đào ngũ, sợ chết. Vì sao mà anh Hùng phải chốn đi, vì đơn vị của chúng ta là đơn vị sửa chữa khi cử người đi mặt trận thường cử những người lớn tuổi có kinh nghiệm. Còn anh Hùng rất trẻ chỉ vì nôn nóng nên đã hành động sai xin hãy xử lý kỷ luật đồng chú Hùng bằng lao động, không ghi vào lý lịch.

Không ngờ tôi cũng đã nói được những diều cần nói, có nhiều tiếng bàn tán dì dầm tán thưởng. Một tiếng thở phào của đại đội trưởng ổng hứa sẽ báo cáo lên cấp trên xét thêm ý kiến của tôi, không ngờ cấp trên thông cảm, sau đó xét nguyện vọng chính đáng của anh Hùng và đã đưa anh Hùng sang một đơn vị khác học lái xe tăng để tăng cường cho chiến dịch khi cần thiết.

Bây giờ sau 30 năm gặp lại anh Hùng thấy anh đeo quân hàm đại tá trong lòng tôi lại dâng lên một cảm xúc về một người chiến sĩ xe Tăng - Thiết giáp dũng cảm của C11 chúng tôi xưa kia. Anh đã dám làm dám vượt trở ngại thực hiện điều anh mơ được đi chiến đấu trên xe tăng.

M.T.B.V
(ĐT. 04. 8236830)
Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #106 vào lúc: 25 Tháng Bảy, 2009, 08:18:33 pm »

MỘT TRẬN ĐÁNH ĐỘC ĐÁO

Bùi Xuân Vinh
Nguyên lái xe C33 và C35
Đoàn M26 - Thiết giáp Đông Nam Bộ



Tôi có may mắn được gặp lại Thiếu tướng Mai Văn Phúc, nguyên Tư lệnh Đoàn M26 Tăng Thiết giáp Quân giải phóng miền Đông Nam Bộ B2 (1971-1975).  Sự hội ngộ thật tình cờ mà như có sự sắp đặt của trời đất sau 26 năm tôi rời Binh chủng.

Đó là dịp cuối tháng 8 năm 2003, Thiếu tướng cùng với một số cựu chiến binh vốn là cán bộ Tăng - Thiết giáp B2 (mặt trận miền Đông Nam Bộ) đã “chống gậy” lần về thăm anh em cựu chiến binh tăng thiết giáp B2 tại nhà anh Đào Xuân Tá, nơi đã thành điểm hẹn của anh em đoàn M26 thiết giáp B2 đang sinh sống tại Hà Nội.

Người Tư lệnh tuổi đã 78, gặp lại anh em trong sự xúc động ông nói: “Cuốn sử về Tăng - Thiết giáp B2 còn dang dở, anh em có tài liệu gì còn lưu lại được, những sự kiện mà mình đã tham gia chứng kiến xin bổ xung cho Ban liên lạc”.

Mấy hôm sau tôi nhận được thơ mời của ông với nội dung: “Mong Vinh thu xếp vào thăm lại chiến trường xưa và giúp cho Ban liên lạc biên soạn cuốn sử truyền thống lực lượng Tăng thiết giáp Quân giải phóng miền Đông Nam Bộ trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước”. 

Được Tổng biên tập Tạp chí Công Nghiệp (nơi tôi đang công tác) tạo điều kiện, tôi vào Thành phố Hồ Chí Minh theo lời mời của ông. Sau ba ngày dự hội thảo với Ban biên soạn và Ban liên lạc, tôi đã nhập vào đoàn cựu chiến binh Tăng - Thiết giáp B2 gồm: Đại tá Lê Như Hòa, đại tá Nguyễn Duy Tôn, đại tá Võ Vân Thọ, thượng tá Phạm Văn Cán (anh hùng LLVTND), trung tá Huỳnh Cừu, trung tá Nguyễn Văn Lợi... đã “ngang dọc” miền Đông, tìm về những địa danh đã đi vào lịch sử như: Bà Chiêm, Gò Đậu, Long Nguyên, Cà Tum, Sa Mát, Thủ Đức, Phước Vĩnh, Tác Ních, Đồng Soài, Bà Đen, Dầu Tiếng, Lộc Ninh, An Lộc, Phước Long, Bù Bông, Kiến Đức, Xuân Lộc, Hậu Nghĩa, Biên Hòa và dinh Độc Lập (nay đổi thành dinh Thống Nhất).

Có thể nói đó là chuyến đi “lần theo vết xích xe tăng” gần 30 năm về trước. Nguồn tư liệu thực tế (địa danh và nhân chứng) đã giúp cho tôi rất nhiều trong công tác biên soạn. Về tới Ban liên lực, tôi đã hoàn thành bản thảo cuốn sử với sự bổ cứu của các anh Năm Hùng, Ba Tôn, Hai Hòa và trực tiếp của Thiếu tướng Mai Văn Phúc. 

Trong chiến công của lực lượng Tăng - Thiết giáp Nam Bộ, tôi xin kể đến chiến công trận Sa Mát.

Đầu năm 1972 cục diện chiến trường miền Đông Nam Bộ đã có sự thay đổi. Sau khi chuốc lấy thất bại nặng nề của cuộc càn “Lam Sơn 719” đánh ra vùng đường 9 Nam Lào (tháng 3- 1971) và cuộc càn “Toàn thắng l-71” đánh lên vùng biên giới Việt Nam - Campuchia (tháng 5-1971) thì Mỹ đã phải rút 40 vạn quân ra khỏi miền Nam. Nhưng thực chất là Mỹ vẫn duy trì một bộ phận lục quân chỉ huy kèm với sự chi viện tôi đa của không quân cho quân ngụy Sài Gòn.  Mặt khác, ngụy Sài Gòn đôn quân bắt lính, thực hiện chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” của Mỹ. 

Bộ Chính trị Trung ương Đảng đã đưa ra chủ trương: “Tranh thủ thời cơ phát triển thế chiến lược tiến công mới trên toàn chiến trường miền Nam và chiến trường ba nước Đông Dương bằng cuộc tấn công chiến lược mới, dự kiến vào mùa xuân 1972, nhằm giành thắng lợi quyết định trong năm bầu cử Tổng thống ở Mỹ, buộc Mỹ phải chấm dứt chiến tranh bằng thương lượng trên thế thua” (trích “Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam” trang 109 và 110)

Thực hiện chủ trương đó của Bộ Chính trị, quân và dân ta đã tích cực chuẩn bị lực lượng tiến công trên ba hướng chính: Hướng thứ nhất, mặt trận Quảng Trị - Thừa Thiên. Hướng thứ hai, mặt trận Tây Nguyên.  Hướng thứ ba, mặt trận miền Đông Nam Bộ.  Cũng như hai mặt trận Trị - Thiên và Tây Nguyên, mặt trận Đông Nam Bộ là địa bàn chiến lược nên địch dồn quân phòng ngự kiên cố, lúc nào cũng thường trực 3 sư đoàn bộ binh mạnh (Sư 5, Sư 18, Sư 25) với hàng chục chiến đoàn, lữ đoàn dù, thiết đoàn tăng thiết giáp v.v... dưới sự yểm trợ tối đa của không quân Mỹ.
Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #107 vào lúc: 25 Tháng Bảy, 2009, 08:18:53 pm »

Bộ chỉ huy chiến dịch nhận định tình hình địch trên chiến trường miền Đông Nam Bộ vẫn còn khá mạnh về quân số và vũ khí. Tuy địch rút vào thế co cụm trong các cứ điểm phòng ngự vững chắc, nhưng được hỏa lực không quân Mỹ chi viện, nên rất khó đánh và cuộc chiến rất ác liệt. 

Tham gia chiến dịch Nguyễn Huệ xuân 1972, Đoàn M26 có hai lực lượng: Lực lượng xe Tăng - Thiết giáp chiến lợi phẩm gồm một đại đội, đó là Đại đội 33, tham gia đánh mở màn chiến dịch theo hướng nghi binh, đánh vào cứ điểm Sa Mát (l-4-1972); Lực lượng Tăng - Thiết giáp của ta từ miền Bắc vào, gồm một tiểu đoàn, đó là Tiểu đoàn 20, đánh trên hướng chính của chiến dịch là trận đánh vào Chi khu Lộc Ninh (6-4-1972) và sau đó phát triển theo quốc lộ 13 xuống An Lộc vào Sài Gòn. Trên hướng chính với chiến thắng Lộc Ninh (6-4-1972) là trận thắng giòn giã, đã được nhiều nhà nghiên cứu lịch sử quân sự tổng kết và đánh giá cao (xem cuốn Một số trận đánh của bộ đội Tăng - Thiết giáp Việt Nam” Nxb QĐND - HN 1998). Tôi muốn kể về trận Sa Mát, hướng phụ.

Sa Mát là một cứ điểm đồn trú của quân ngụy Sài Gòn nằm trên lộ 22 cách biên giới Việt Nam - Campuchia chưa đầy 2km. Cứ điểm này địch bố trí một tiểu đoàn thiếu, có công sự phòng ngự kiên cố. Cứ điểm Sa Mát chỉ cách Chi khu Thiện Ngôn khoảng 5km. Bởi vậy Sa Mát trở thành cứ điểm án ngữ sự xâm nhập của lực lượng chủ lực ta đối với Chi khu Thiện Ngôn và cả hệ thống phòng ngự dọc lộ 22 bảo vệ tỉnh lỵ Tây Ninh. Đại đội Tăng - Thiết giáp 33 có nhiệm vụ phối thuộc với một bộ phận của Sư đoàn bộ binh số 5 chủ lực Miền đánh vào Sa Mát, mở màn chiến dịch Nguyễn Huệ.

Đây là lần đầu tiên, Đại đội 33 đại diện cho lực lượng Tăng - Thiết giáp Nam Bộ xuất xe đánh trận đầu tiên. Đối với Đại đội 33 thì trận đánh này có ý nghĩa hết sức quan trọng: Là lần đầu tiên ở mặt trận miền Đông Nam Bộ, ta dùng xe địch đánh địch. Bởi vậy cán bộ chiến sĩ Đại đội 33 hạ quyết tâm phải: “Đánh thắng ngay trận đầu ra quân”. Thế nhưng thực trạng của bốn chiếc xe tăng - thiết giáp lấy được của địch rất tồi tệ.

Chiếc xe tăng M41 - 1A Đại đội 33 thu được của địch trong trận chống càn “Toàn thắng l-71” khi chúng đánh lên biên giới Campuchia (tại Đầm Be). Chiếc xe này pháo không có kính ngắm, muốn bắn phải ngắm trực tiếp qua nòng pháo.

Chiếc xe tăng M24 thì pháo không có kim hỏa, nên không sử dụng được pháo, chỉ sử dụng được súng đại liên 12,7 ly gắn trên nóc xe. Còn chiếc xe tăng M51 thì pháo lại không có khóa nòng, nên chỉ sử dụng được súng 7,62 ly. Chiếc xe bọc thép bánh hơi AM8 thì hỏng lốp.

Trong bốn chiếc xe này thì ba chiếc M24, M51, AM8 do Pháp chế tạo từ những năm trước chiến tranh thế giới thứ II, còn chiếc M41-AL do Mỹ chế tạo. Ba chiếc M24, M51, AM8 Đại đội 33 thu được trong trận chống càn Chen-la 2 giữa năm 1971. Thông tin liên lạc (đài vô tuyến, hữu tuyến điện) của 4 xe đều bị hỏng.  Riêng tình trạng kỹ thuật máy thì chiếc xe tăng M24 chạy được khoảng hơn 30 phút là máy nóng, nằm ì, phải dừng xe chờ cho máy nguội mới đi được. Thực trạng này là phổ biến với xe chiến lợi phẩm, vì khi tháo chạy, địch đã tìm mọi cách phá xe, biết ta có lấy được cũng khó sử dụng.

Cái khó nữa là cán bộ chiến sĩ ta chưa quen kỹ thuật xe địch. Nhưng không phải khó khăn như vậy mà Đại đội 33 chùn bước. Nhận được lệnh chiến đấu, toàn đại đội đã bí mật tổ chức hành quân từ căn cứ Tà Pao xuống Ka Rết dài hơn 100km. Từ Ka Rết “bò” dần về Phun Chi Mon, cách Sa Mát độ 3km. Đây là cuộc hành quân lịch sử, đưa “xe tăng địch đánh địch” trên chặng đường dài hơn 100 kém trong điều kiện kỹ thuật xe rất tệ hại. Đại đội 33 vừa đi vừa phải “lôi” nhau, vì chiếc xe M24 chạy được một đoạn lại giở chứng nằm ì. Chiếc xe bọc thép bánh lốp AM8 chạy được nửa đường thì lốp hỏng hoàn toàn, gục nghiêng xuống bờ ruộng. Đại đội cho người ngụy trang và canh giữ xe, Còn 3 chiếc vẫn tiếp tục lên đường, trong hoàn cảnh đi đêm, theo đường bí mật, vừa đi vừa xóa vết xích, cứ vậy nhích dần về điểm ém quân là Phun Chi Mon.

Để đảm bảo yếu tố bí mật tuyệt đối, cung cấp xăng dầu kịp thời, đơn vị hậu cần tiếp liệu đã bí mật dùng xe bò chở xăng dầu bằng can nhựa, đi ban đêm, đặt sẵn thành trạm ém chờ, khi xe tới là có xăng dầu bổ sung kịp thời. Sau những đêm bí mật hành quân theo tuyến đường cắt rừng do công binh và trinh sát dẫn lối, Đại đội 33 đã “ém” quân tại vị trí xuất phát cách Sa Mát 3 cây số, địch vẫn không hay biết gì.
Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #108 vào lúc: 25 Tháng Bảy, 2009, 08:19:40 pm »

Đến giờ hiệp đồng nổ súng, cả ba chiếc xe của Đại đội 33 đồng loạt lao thẳng vào cứ điểm Sa Mát. Cả ba chiếc xe đã tiến công địch với khí thế dũng mãnh, bất ngờ, đánh địch bằng mọi thứ vũ khí có trên xe. Chiếc xe M41-LA không có kính ngắm thì pháo thủ ngắm trực tiếp bắn bất kể loại đạn nào, dù đạn xuyên hay đạn nổ.  Chiếc xe M24 pháo không có kim hỏa, không sử dụng pháo được thì bắn bằng đại liên 12,7 ly gắn trên nóc xe và kết hợp gầm rú uy hiếp địch. Chiếc xe M51 pháo không có khóa nòng thì bắn bằng đại liên kẹp nòng 7,62 ly. Riêng chiếc M51 là loại xe gắn 2 máy nổ, anh em đã nghĩ cách là đạp hết ga cho tiếng nổ thật to, tạo thêm uy lực để uy hiếp địch.

Cả ba xe không có thông tin liên lạc thì quy ước: Xe M41 đi đầu lao vào là ba xe cùng lao, áp sát uy hiếp địch. Còn trong từng xe, các thành viên quy ước với nhau rằng “thúc” vào lưng là cho xe ‘tiến”, “vỗ” vào vai phải là cho xe “sang phải”, “vỗ” vào trái cho xe “sang trái”, vỗ đỉnh đầu là cho xe “dừng lại”. 

Do lối đánh táo bạo và dũng mãnh, đưa sát xe vào mục tiêu trong khoảng cách 70 đến 80 mét để bắn trực tiếp.  Đây là một trận đánh có một không hai của Đại đội 33 của Binh chủng Tăng - Thiết giáp Việt Nam. Được bộ binh Sư đoàn 5 hợp đồng chặt chẽ, nên quân địch ở cứ điểm Sa Mát chống trả không được bao lâu, nhất là khi xe tăng xuất hiện, xông thẳng, bắn trực tiếp vào những lô cốt đề kháng. Chỉ huy trưởng cứ điểm Sa Mát vội điện kêu cứu Chi khu Thiện Ngôn là: “Có xe tăng Việt.cộng, xin chỉ thị thượng cấp.”.

Tên chỉ huy trưởng Chi khu Thiện Ngôn hạ lệnh cho cấp dưới “Có xe tăng Việt cộng thì được thực hiện phương án 2, còn không phải vậy thì mai mời ông ra Tòa án binh”. Từ đài kỹ thuật của sở chỉ huy trận đánh, ta đã bắt được tín hiệu ấy.  Lực lượng bộ binh Sư đoàn 5 và Đại đội tăng thiết giáp 33 thừa cơ dứt điểm, làm chủ trận địa. Địch sống sót tháo chạy về Chi khu Thiện Ngôn, hoang mang lo sợ và tung tin. “Quân giải phóng đã có xe tăng, mà lại là xe của Mỹ của Pháp.”.

Trận đánh Sa Mát đã gây tiếng vang lớn, đặc biệt là Đại đội 33 đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ “Ra quân trận đầu đánh thắng”. Một chiến công độc đáo, đầy sáng tạo của Tăng - Thiết giáp miền Đông Nam Bộ trong hoàn cảnh cực kỳ khó khăn. Trong hoàn cảnh ấy, nếu như thiếu quyết tâm đánh địch và thắng địch, thì những chiếc xe “năm cha ba mẹ” kia không làm nên trận Sa Mát táo bạo, độc đáo, với lối đánh “giáp lá cà” chưa từng có trong lý luận cũng như trong lịch sử của Binh chủng Tăng - Thiết giáp Việt Nam “lấy xe địch đánh địch”.

Chỉ huy trận đánh là Đại đội trương Nguyễn Đức Thuận. Thành viên của ba xe gồm 11 đồng chí: Nguyễn Khắc Đồn (trưởng xe M41-LA), Nguyễn Văn Quý (Trưởng xe M24), Phạm Thanh Cải trưởng xe (M51) và 8 thành viên lái xe pháo thủ: Dương Văn Hòe, Nguyễn Văn Hùng, Nguyễn Văn Bình, Chu Minh Xuyến, Phạm Văn Hé, Phạm Văn Sĩ, Đặng Quang Minh, Nguyễn Văn Tính.

Chiến thắng, Đại đội 33 được tặng thưởng Huân chương Chiến công Giải phóng hạng Ba.  Trong trận đánh này, xe M41-LA (có số xe 026M số xe đầu tiên mang phiên hiệu Đoàn M26) được tặng Bằng khen. Chiếc xe này bị súng chống tăng M72 của địch bắn thủng vỏ thép mặt vát phía trước, lái xe Chu Minh Xuyến bị thương. Toàn Đại đội 33 rút về căn cứ an toàn. Riêng hai chiếc xe M51 và M24 bị hư hỏng nặng, không thể khôi phục được trong điều kiện chiến trường lúc đó, nên đơn vị đã hủy xe trước khi rút khỏi trận địa. Hai chiếc xe chiến lợi phẩm M51 và M24 đã hoàn thành sứ mạng lịch sử của nó.

Với trận đánh Sa Mát đã chứng minh truyền thống của Tăng - Thiết giáp miền Đông Nam Bộ là đi từ “Không đến có, lấy xe địch đánh địch, dũng mãnh tiến công, trận đầu đánh thắng”.

Miền đông Nam Bộ, tháng 10-2003
B.X.V
(ĐT. 04. 7611926)
Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #109 vào lúc: 25 Tháng Bảy, 2009, 08:54:28 pm »

CHIẾN SĨ XE TĂNG VỀ ĐỜI THƯỜNG

Thiếu tướng: Lê Xuân Kiện


Tháng 4 năm 1990, Thượng tướng Đoàn Khuê, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Tổng Tham mưu trưởng gặp mặt mười tướng phổ biến quyết định của Nhà nước cho nghỉ hưu. Sau khi Cục phó Cục Cán bộ đọc quyết định nghỉ hưu của mười tướng, trong đó có tên tôi, Anh Đoàn Khuê hỏi, ai có ý kiến nguyện vọng thì phát biểu. Tôi xin nói: Sau khi nhận quyết định nghỉ hưu, đề nghị Bộ cho tôi đi miền Nam thăm quê ngoại và chuẩn bị làm kinh tế trở về cuộc sống đời thường. 

Được anh Đoàn Khuê đồng ý cho tôi đi thăm gia đình ở miền Trung và miền Nam. Ngày 20 tháng 4 năm 1990, tôi và nhà tôi đi Nghệ An thăm quê nội và đi Quảng Ngãi, Thành phố Hồ Chí Minh thăm quê ngoại với ý định là nếu điều kiện thuận lợi, tôi sẽ chuyển gia đình từ Hà Nội vào miền Nam sinh sống. 

Để có đất làm kinh tế lâu dài, tôi đã đi một số tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long và các tỉnh Tây Ninh, Đồng Nai, Biên Hòa. Gần một tháng đi miền Nam tìm đất cắm chân, tôi gặp anh Tiến người bạn ở Thành phố Hồ Chí Minh nói rõ ý định tìm đất làm kinh tế và chuyển gia đình vào Nam sinh sống. Anh Tiến rất nhiệt tình giúp đỡ và nói với tôi là anh ấy có thể xin cho tôi hai hecta đất đỏ Bazan chưa khai phá ở Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai để tôi làm kinh tế.

Sau khi tôi và anh Tiến đi xem đất, chúng tôi sơ bộ tính toán, đất đỏ bazan chưa khai phá, nếu trồng cà phê, hồ tiêu thì phát triển tốt, nhưng phải san ủi, khai phá. Chi phí cho san ủi đất, thuê máy ủi, máy cày, ôtô, máy phun nước, giống cà phê, hồ tiêu cần vốn 15 - 18 triệu đồng. Tôi nói với anh bạn: Vốn bỏ ra lớn tôi không có khả năng. Anh Tiến bạn tôi nói: Tôi biết, người lính trở về cuộc sống đời thường có nhiều khó khăn, vất vả, vốn liếng không có, anh phân vân suy nghĩ là đúng. Tôi có thể giúp anh vay bạn bè được 10 triệu, còn 8 - 10 triệu anh phải lo. Tôi nói với anh Tiến: Cảm ơn nhiệt tình giúp đỡ của anh, để tôi suy nghĩ, tính toán sẽ trả lời anh sau. 

Ở Thành phố Hồ Chí Minh, tôi vào thăm các anh trong cơ quan tiền phương Bộ Quốc phòng. Trông thấy tôi Thượng tướng phó Tổng tham mưu trưởng - anh Hiền gọi tôi đến, bắt tay rất thân tình, cười và nói luôn: “Tướng các Tư lệnh Binh nhung đã nghỉ hưu rồi, cậu chưa nghỉ à?”

Tôi cười và nói: “Hôm nay tôm đến nhà rồng” trước hết tôi thăm các anh và các anh trong cơ quan tiền phương của Bộ. Anh Hiền chỉ ghế cho tôi ngồi và mời tôi uống nước, hút thuốc lá. Khoảng mười phút sau, tôi báo cáo với anh Hiền, tôi đã nhận quyết định nghỉ hưu, bàn giao xong, tôi sẽ nghỉ. Đề nghị anh giúp cho tôi một suất đất ở đường Cộng hòa, hoặc cho tôi một biệt thự gần đường để tôi chuyển gia đình vào miền Nam sinh sống - anh Hiền vui vẻ cười và bảo tôi sang làm việc cụ thể với chánh phó văn phòng của Bộ. 

Tạm biệt anh Hiền, tôi đến gặp đồng chí phó văn phòng tiền phương của Bộ và đề nghị giúp đỡ cho tôi một suất đất, hoặc một biệt thự ở Tân Sơn Nhất để tôi có thể chuyển gia đình vào Thành phố Hồ Chí Minh.  Anh phó văn phòng bắt tay tôi và nói: Sao ngày 30 tháng 4 nam 1975 và những năm sau này, tôi vẫn gặp anh ở Tiền phương Bộ, bây giờ anh mới xin đất, xin nhà, muộn lắm rồi, trâu chậm uống nước đục rồi ông ơi?  Đất ở đường Cộng Hòa đã cấp hết cho cán bộ, chỉ còn vài biệt thự, nhưng bị hư hỏng. Nếu anh cần nhà ở, tôi sẽ báo cáo Bộ cấp cho anh một biệt thự, anh phải bỏ tiền ra sửa chữa mới ở được. Tôi cùng trợ lý doanh trại của văn phòng Bộ đi xem nhà thì thấy biệt thự 2 tầng rộng rãi đã hỏng mái và cách xa đường cái hơn một km. 

Nhẩm tính số tiền sửa chữa lớn mà tôi không có khả năng tài chính, tôi đành cảm ơn văn phòng và không nhận biệt thự đã hỏng. Do khó khăn về tài chính để khai phá đất ở Xuân Lộc - Đồng Nai và sửa chữa biệt thự đã hư hỏng ở Tân Sơn Nhất, tôi phải bỏ ý định chuyển gia đình vào Năm và nói với bà xã nhà tôi và cậu lái xe là từ nay, mỗi buổi sáng tập thể dục, tôi phải hô khẩu hiệu “Mai Dịch, Từ Liêm - Hà Nội muôn năm?”.

Kết thúc chuyến đi vào miền Nam tìm đất cắm chân để phát triển kinh tế không đạt kết quả, tôi đã viết mấy câu thơ với tiêu đề:
Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM