Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 07:55:43 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Cương vực lãnh thổ Việt Nam qua các thời kỳ  (Đọc 70167 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
menthuong
Thành viên
*
Bài viết: 411


Nhất tướng công thành vạn cốt khô


« Trả lời #20 vào lúc: 10 Tháng Mười, 2009, 09:58:13 pm »

  3, Cương giới lãnh thổ Đại Việt trong kỷ nguyên độc lập:

   Năm 938, Ngô Quyền lãnh đạo nhân dân Văn Lang – Âu Lạc đánh bại quân Nam Hán xâm lược, chấm dứt hơn 1000 năm đô hộ của các triều đại phong kiến phương Bắc, đưa đất nước bước vào kỉ nguyên độc lập tự chủ, cương vực lãnh thổ nước Văn Lang – Âu Lạc về cơ bản được khôi phục. Các triều đại phong kiến Việt Nam kế tiếp nhau về sau từ Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần, Hồ, Lê Sơ, Trịnh - Nguyễn đã không ngừng bảo vệ cương giới và phát triển mở rộng lãnh thổ của đất nước.

  a, Thời kỳ tự chủ Khúc – Ngô – Đinh - Tiền Lê
   
   Năm 905, nhân lúc nhà Đường suy yếu, Khúc Thừa Dụ khởi binh đánh chiếm thành Tống Bình, quan quân đô hộ nhà Đường rút chạy về nước. Khúc Thừa Dụ tự xưng là Tiết Độ sứ. Nhà Đường buộc phải công nhận Khúc Thừa Dụ là người đứng đầu nước Việt. Họ Khúc cai quản đất nước tự chủ từ năm 905 đến năm 938, “đóng đô” ở Đại La (Tống Bình đổi thành), lãnh thổ thuộc quyền cai quản của chính quyền mới được mở rộng hơn trước, được chia thành năm cấp hành chính là lộ, phủ, châu, giáp và xã. Năm 907, Khúc Thừa Dụ chết, Khúc Hạo lên thay. Năm 917, Khúc Hạo chết, Khúc Thừa Mỹ lên thay.

   Cũng trong năm 905, nhà Đường đổ, nhà Hậu Lương thành lập ở Trung Quốc. Năm 917, Lưu Nham không quy phục nhà Hậu Lương, thành lập tiểu quốc Nam Hán trên vùng đất Quảng Châu. Năm 923, quân Nam Hán đánh chiếm thành Đại La, bắt được Khúc Thừa Mỹ, rồi tiến quân xuống phía nam cướp phá.

   Năm 931, Dương Đình Nghệ kéo quân từ Thanh Hoá ra bao vây công phá, chiếm lại được thành Đại La, quân Nam Hán thua phải rút chạy về nước. Dương Đình Nghệ được suy tôn làm Tiết Độ Sứ, tiếp tục sự nghiệp của họ Khúc.

   Năm 937, Kiều Công Tiễn giết Dương Đình Nghệ, giành quyền Tiết Độ Sứ. Ngô Quyền là con rể của Dương Đình Nghệ (được cha giao cai quản Ái châu) đã tập hợp lực lượng, tiến quân ra Giao Châu trừng trị Kiều Công Tiễn. Kiều Công Tiễn bị giết, nhưng trước đó vì quá khiếp sợ đã sai người sang Nam Hán cầu cứu. Nhân cơ hội này, vua Nam Hán đã sai quân xâm lược nước Việt. Mùa đông năm 938, đại binh Nam Hán tiến vào sông Bạch Đằng, bị Ngô Quyền đánh tan.

   Năm 939, Ngô Quyền lên ngôi vua, đóng đô ở Cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội). Ngô Quyền làm vua được 5 năm thì mất (939 - 944), truyền ngôi vua cho con trưởng là Ngô Xương Ngập. Người em vợ Ngô Quyền là Dương Tam Kha cướp ngôi và tự xưng là Dương Bình Vương. Từ đó diễn ra sự tranh chấp giữa các con của Ngô Quyền là Ngô Xương Ngập và Ngô Xương Văn với Dương Tam Kha. Năm 950, Ngô Xương Văn (em Ngô Xương Ngập) lật đổ Dương Tam Kha, giành lại ngôi vua, xưng là Nam Tấn Vương, Ngô Xương Ngập xưng là Thiên Sách Vương (lúc này nước ta có hai vua), đóng đô ở Cổ Loa.
 
   Năm 954, Ngô Xương Ngập chết. Năm 955, Ngô Xương Văn chết. Đất nước rơi vào tình trạng chia cắt, hỗn loạn. Nổi lên mười hai vùng đất biệt lập do mười hai thủ lĩnh đứng đầu, đem quân đánh chiếm lẫn nhau, sử cũ gọi là “loạn mười hai sứ quân”:

  - Ngô Xương Xí giữ Bình Kiều (Nông Cống, Thanh Hoá);

  - Đỗ Cảnh Thạc giữ Đỗ Động Giang (Thanh Oai, Hà Tây);

  - Trần Lãm giữ Bố Hải Khẩu (thị xã Thái Bình);

  - Kiều Công Hán giữ Phong Châu (Bạch Hạc, Vĩnh Phú);

  - Nguyễn Khoan giữ Tam Đái (Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc);

  - Ngô Nhật Khánh giữ Đường Lâm (Phúc Thọ, Hà Tây);

  - Lý Khuê giữ Siêu Loại (Thuận Thành, Bắc Ninh);

  - Nguyễn Thủ Tiệp giữ Tiên Sơn (Bắc Ninh);

  - Lữ Đường giữ Tế Giang (Văn Giang, Hưng Yên);

  - Nguyễn Siêu giữ Tây Phù Liệt (Thanh Trì, Hà Nội);

  - Kiều Thuận giữ Hởi Hồ (Cẩm Khê, Phú Thọ);

  - Phạm Bạch Hổ giữ Đằng Châu (Hưng Yên).

   Loạn 12 sứ quân không chỉ dẫn đến đất nước bị chia cắt mà còn gây ra rất nhiều khó khăn cho cuộc sống của nhân dân. Vì vậy, cuộc đấu tranh để thống nhất đất nước lại trở thành một nhu cầu sống còn của dân tộc. Sứ mệnh lịch sử đó được trao cho Đinh Bộ Lĩnh.

   Nổi lên ở đất Hoa Lư từ đầu những năm 50 của thế kỉ X, lực lượng của Đinh Bộ Lĩnh nhanh chóng mạnh lên nhờ sự hưởng ứng của nhân dân. Đến cuối năm 967, Đinh Bộ Lĩnh dẹp xong loạn 12 sứ quân. Năm 968, Đinh Bộ Lĩnh lên làm vua, hiệu là Đinh Tiên Hoàng, đổi tên nước thành Đại Cồ Việt, đóng đô ở Hoa Lư (Ninh Bình), chia nước thành mười “Đạo”. Đất đai lãnh thổ không có gì thay đổi lớn so với thời Ngô Vương. Từ năm 970, vua Đinh đã cử sứ thần sang giao hảo với nhà Tống. Năm 973, vua Tống phong Đinh Bộ Lĩnh là Giao Chỉ Quận Vương. Trong nhiều năm, quan hệ giữa Đại Cồ Việt và nhà Tống hoà hiếu tốt đẹp.

Như bản đồ vẽ thì vùng Lào Cai tôi ở hiện nay thộc vương quốc nào (mặc dù Tân Hưng, tức Hưng Hóa và Tuyên Quang vẫn còn).
Logged

lonesome
Moderator
*
Bài viết: 1244


« Trả lời #21 vào lúc: 16 Tháng Mười, 2009, 11:19:35 am »

Thời đại Đá cũ và dấu vết Người Vượn ở Việt Nam


Trong buổi bình minh của lịch sử, Việt Nam là một trong những quê hương của loài người. Người ta đã phát hiện thấy người vượn ở Bình-Gia (Lạng Sơn), nhiều công cụ thuộc buổi đầu thời kỳ đồ đá cũ ở núi Đọ, núi Quan Yên (Thanh Hoá). Đó là dấu vết xưa nhất hiện nay ta biết về giai đoạn bầy người nguyên thủy trên đất nước ta.Thời ấy cách ngày nay hàng mấy chục vạn năm.

Bấy giờ, mực nước biển Đông thấp gần trăm mét so với ngày nay. Vì vậy, đất nước ta khi ấy qua bán đảo Ma-lai-xi-a còn nối liền với các đảo Gia-va, Xu-ma-tơ-ra, Ca-li-man-tan của In-đô-nê-xi-a. Các kết quả nghiên cứu địa chất và khí hậu học còn cho biết trong thời kỳ này xen kẽ những kỳ khô hạn là những kỳ mưa nhiều khiến khí hậu Việt Nam ẩm và mát hơn bây giờ một chút. Trong rừng rậm, trên thảo nguyên, có nhiều đàn voi răng kiếm, gấu mèo, tê ngưu, lợn lòi, hổ, báo, hươu, nai, đười ươi, vượn, khỉ, cầy, chồn...sinh sống. Những bầy người nguyên thuỷ sống dựa vào hang đá, lùm cây, đi dọc bờ suối, bờ sông tìm kiếm thức ăn bằng hái lượm và săn bắt.

Người ta đã phát hiện được ở núi Đọ hàng vạn công cụ đồ đá cũ; người Việt cổ khai thác đá gốc (ba-dan) ở sườn núi, ghè đẽo thô sơ, tạo nên những công cụ chặt, rìu tay, nạo...bỏ lại nơi chế tác những mảnh đá vỡ, thuật ngữ khảo cổ gọi là mảnh tước. Với những đồ đá đó, người nguyên thủy có thể chặt cây, vót gậy tre, lao gỗ, xẻ thịt, đập vỡ xương thú săn bắt được... Loại hình công cụ nghèo nàn, kỹ thuật ghè đẽo thô sơ là đặc điểm của thời kỳ đồ đá cũ. Di tích núi Đọ là bằng chứng về sự có mặt của những chủ nhân sớm nhất trên lãnh thổ Việt Nam vào thời kỳ tổ chức xã hội loài người đang hình thành.

Cách ngày nay khoảng ba, bốn vạn năm, vào thời kỳ bộ tộc nguyên thuỷ, cư dân bản địa đã đông đúc hơn. Người ta đã phát hiện được dấu tích con người cùng với những hóa thạch động vật cổ ở hang Hùm (Yên Bái), hàng Thung Lân (Ninh Bình). Đó là những thị tộc, bộ lạc sống trong hang động miền núi đá vôi. Tuy nhiên, cũng đã có những thị tộc, bộ lạc tiến ra sinh sống ở miền đồi trung du vốn là miền phù sa cổ của sông Hồng với rừng rậm phủ dày. Những hiện vật đá cuội ghè đẽo thô sơ thuộc cuối thời đại đồ đá cũ hoặc đầu thời đại đồ đá giữa tìm thấy ở di chỉ Sơn Vi (Phú Thọ) là những minh chứng chắc chắn cho giả thuyết này.

Văn hóa đá cuội ghè được tiếp nối với hai nền văn hóa Hòa Bình (thuộc thời đại đồ đá giữa) và văn hóa Bắc Sơn (thuộc buổi đầu thời đại đồ đá mới) cách ngày nay khoảng một vạn năm. Ở các nền văn hoá này, bên cạnh kỹ thuật chẻ đẽo, người nguyên thủy đã phát minh kỹ thuật mài, tạo nên những chiếc rìu Bắc Sơn (rìu tứ giác mài lưỡi) nổi tiếng. Văn hóa Bắc Sơn là một trong những di chỉ văn hóa có rìu mài sớm trên thế giới. Cũng trong thời kỳ này người ta còn phát hiện được những đồ gốm đầu tiên được nặn bằng tay.

Việt Nam là đất nước của hàng trăm loại tre, nứa. Tre, nứa đóng vai trò rất quan trọng trong nền văn hóa nguyên thủy cũng như trong đời sống người Việt Nam sau này. Chúng được dùng làm gậy, lao, cung tên, đồ đan lát, thừng bện... Do bị thời gian huỷ hoại nên đến nay không còn chứng tích công cụ tre, nứa của người Việt cổ; tuy nhiên ta vẫn có thể tìm thấy dấu vết của tre, nứa trên các hoa văn đồ gốm sơ kỳ.

Cùng những thị tộc, bộ lạc ở miền núi, trung du trên đất nước Việt Nam khi ấy, còn có những tập đoàn người nguyên thủy sinh sống ở miền ven biển Đông. Họ là chủ nhân của các nền văn hóa Quỳnh Văn (Nghệ An), Sa Huỳnh (Quảng Ngãi). Trải qua mấy nghìn năm, đống vỏ sò điệp do họ vứt ra sau những bữa ăn đã chất cao thành gò, rộng hàng trăm mét vuông. Người nguyên thủy sinh sống ở ven bờ biển còn khai thác đá gốc (thạch anh) làm công cụ. Họ chôn người chết trong những mộ huyệt tròn đào giữa đống sò điệp và chôn theo người chết một vài công cụ đá, đồ trang sức bằng vỏ ốc xuyên lỗ...

Với đồ đá, đồ tre gỗ, đồ đựng bằng đất nung, các thị tộc nguyên thủy đi săn và hái lượm có hiệu quả hơn. Ngoài việc mò cua, bắt ốc, chủ nhân các nền văn hóa Hòa Bình, Bắc Sơn còn săn được nhiều thú như lợn rừng, hươu nai, trâu bò rừng, tê ngưu, voi... Chủ nhân các nền văn hóa Hòa Bình, Bắc Sơn, Quỳnh Văn đã biết nuôi chó, trồng một số cây ăn quả, cây cỏ củ, rau đậu, dưa... . Từ cuộc sống hái lượm những sản vật sẵn có của tự nhiên, người nguyên thủy Việt Nam sớm bước vào cuộc sống sản xuất nông nghiệp. Bên cạnh nghề săn, nghề đánh cá phát đạt, nghề nông đã ra đời cùng với việc chăn nuôi gia súc nhất là trên các vùng châu thổ của các con sông lớn.

Nhiều nhà nông học khẳng định bán đảo Đông Dương là quê hương của cây lúa. Ở đây có nhiều loại lúa hoang hiện còn tồn tại ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, bà con trong vùng thường gọi là lúa ma hoặc lúa trời. Dấu vết con người thời kỳ nguyên thủy có thể tìm thấy ở mọi miền trên đất nước Việt Nam từ vùng cực Bắc đến cực Nam. Họ để lại những di tích hang động và di tích ngoài trời ở miền núi, đồng bằng kể cả ở những vùng đất thấp sình lầy Nam Bộ trước khi hình thành nhà nước Việt Nam đầu tiên. Như vậy là vào thời đại đồ đá, trên nhiều vùng ở nước ta đã xuất hiện những nền văn hóa nguyên thủy đặc sắc, trong đó bên cạnh nền kinh tế hái lượm đã bắt đầu phát triển nền kinh tế sản xuất nông nghiệp lúa nước.

Con người đã xuất hiện khá sớm trên đất Việt Nam. Cho đến nay, các nhà khảo cổ học đã tìm thấy dấu vết của người vượn Homo erectus trong một số hang động ở Lạng Sơn và Nghệ An. Ðặc biệt là ở hậu kỳ thời đá cũ (văn hoá Sơn Vi cách ngày nay 10.000 - 23.000 năm), con người đã phân bố khá rộng và khá đông trên đất Việt Nam.

Văn hoá Sơn Vi

Văn hoá Sơn Vi mang tên xã Sơn Vi, huyện Lâm Thao tỉnh Phú Thọ, do các nhà khảo cổ Việt Nam phát hiện và xác lập danh pháp vào năm 1968. Đến nay, hơn 140 địa điểm VHSV được phát hiện, phân bố chủ yếu trên các đồi gò trung du, một số di tích hang động Bắc Việt Nam. Công cụ đều làm từ đá cuội sông suối, ghè đẽo một mặt là chính, vết ghè trên một rìa cạnh tạo ra công cụ mũi nhọn, rìa lưỡi dọc, rìa lưỡi ngang, phần tư viên cuội, hai hoặc ba rìa; cùng với một số công cụ mảnh tước kém định hình. Cư dân VHSV chưa biết đến kĩ thuật mài công cụ đá và làm gốm, hoạt động kinh tế chủ yếu là săn bắn và hái lượm, chưa biết trồng trọt và chăn nuôi. VHSV có niên đại cuối Cánh Tân (Late Pleistocene), tồn tại trong khoảng từ 23.000 đến 11.000 năm cách ngày nay. VHSV khác văn hoá Hoà Bình, có trước văn hoá Hoà Bình và phát triển sang văn hoá Hoà Bình, thuộc hậu kì thời đại đá cũ.


(Sưu tầm trên Wattpad, hình ảnh lấy tại đây)
Logged
menthuong
Thành viên
*
Bài viết: 411


Nhất tướng công thành vạn cốt khô


« Trả lời #22 vào lúc: 18 Tháng Mười, 2009, 09:35:54 pm »

Chuyên đề "Cương vực lãnh thổ Việt Nam qua các thời kỳ" rất bổ ích cho những người cần tìm hiểu và ham hiểu biết về lịch sử nước nhà.

Cần chú ý rằng: mấy nghìn năm qua, cùng với sự thay đổi về chính trị, quân sự, kinh tế thì hệ thống tổ chức phân chia, cách thức đặt tên các đơn vị hành chính Việt Nam thay đổi nhiều lần.

 Do vậy địa giới, địa danh các đơn vị hành chính có liên quan đến việc tìm hiểu lịch sử cũng lắm đổi thay và rất phức tạp. Từ Lộ 路, Trấn 鎭, Xứ 処, Tỉnh 省, Phủ 府, Châu 州,Mường 𤞽, Huyện 縣, Tổng 总, Xã 社 đến Động 峒,Làng 廊, Thôn 村, Sách 柵,Bản 本, Xóm 𥯎, Trại 赛 nhiều lần tách nhập, thêm, bớt, thay đổi tên gọi và lại diễn ra trong những khoảng thời gian khác nhau theo từng triều đại, thậm chí theo từng năm.

Trên thực tế nhiều địa danh đã đi vào quá khứ, nhiều địa danh bị biến âm, bị kết hợp...hoặc có địa danh tuy "tái xuất" nhưng lại mang ý nghĩa khác hẳn.

Nên chăng bậc cao minh nào có kiến thức cần nêu đề cương chi tiết vấn đề này ra để cùng tìm hiểu, trao đổi.

Mong thay!
Logged

asmodis
Thành viên

Bài viết: 1


« Trả lời #23 vào lúc: 09 Tháng Giêng, 2010, 01:59:05 am »

Tự nhiên em google nó ra cái topic này. Tiếc là bác dongadoan không tiếp tục nốt nữa. Mấy vấn đề này, theo em thì cũng chỉ cho biết thôi. Quan trọng là bảo vệ những gì chúng ta đang có hiện nay, chứ bây giờ mà đi đòi lại đất đã mất từ mấy trăm đến cả nghìn năm trước thì...
Cái bản đồ bác lấy ở đâu ra vậy. Tôi đã xem sách của Đào Duy Anh và nhiều nhà lịch sử chuyên về cổ sử, không ai đề cập hay có bất cứ bản đồ nào vẽ ranh giới Âu Lạc ra tận Quảng Châu cả, nhìn bàn đồ của bác hóa ra Hongkong thuộc âu lạc à. Theo tôi biết đaih giới Âu Lạc chỉ quanh vùng đồng bằng sông Hồng và trung du Bắc Bộ, có thể đến Cao bằng.
Cái lý thuyết về một nước Văn Lang của Hùng vương đến tận hồ Động Dình (tỉnh Hồ Nam, TQ, là quê của Mao Trạch Đông) chỉ có giá trị truyền thuyết, không có giá trị lịch sử đâu. Các bác nên xem sách của Đào Duy Anh:
Đất nước Việt nam qua các đời  online ở http://www.songhuong.com.vn/main.php?cid=40,44&id=15&case=2&left=40,18
Theo tôi tham khảo các bản đồ lịch sử Việt Nam, ranh giới xa nhất về phía bắc của Việt Nam là tới các sông Tây Giang, Quảng Tây vào thời họ Khúc. Hợp Phố, Quảng Châu vẫn thuộc Giao Chỉ hay Giao Châu cho đến đời Tam Quốc. Có thể nước Văn Lang bao gồm cả Hợp Phố.
Thêm nữa không có chuyện Thục phán đánh quân Tần đâu, huyền thoại như chuyện Hùng vương đánh giặc Ân-Thương vậy.

Tặng bác này cái bản đồ để bác thấy sông Tây Giang nó nằm ở chỗ nào của Trung Quốc ngày nay (Bác xem lại xem cái vùng đất gọi là "đến sông Tây Giang" nó nằm trong tỉnh nào của TQ bây giờ nhé!)

Bản đồ hệ thống sông Châu Giang. Tây giang ở đây viết là Xi, được coi như là hợp lưu của các sông Tầm giang (Xun trên bản đồ), Quế giang (Gui trên bản đồ) và Hạ giang (He trên bản đồ).
-- Nguồn: wikipedia.org --
Logged
1thoang
Thành viên
*
Bài viết: 14



« Trả lời #24 vào lúc: 12 Tháng Giêng, 2010, 12:58:25 am »

Nếu nói " đến sông Tây Giang" có khi chỉ là muốn đề cập đến châu thổ sông Tây Giang thôi thì sao hả bác?
Logged

... sau sự việc này tôi cũng không post bài nữa (nếu BQT thấy tôi post thì cứ xóa luôn, không cần phải đọc )...
quy_deptrai
Thành viên

Bài viết: 1


« Trả lời #25 vào lúc: 03 Tháng Bảy, 2010, 06:53:01 pm »

Bài viết của bác hay quá. Phát huy nữa nha bác.

thanks nhiều.
Logged
menthuong
Thành viên
*
Bài viết: 411


Nhất tướng công thành vạn cốt khô


« Trả lời #26 vào lúc: 04 Tháng Bảy, 2010, 07:24:39 am »

Tự dưng Đồng Tư lệnh lại chưa tiếp tục chủ đề này và mới dừng đến công lao đấu tranh giành giữ chủ quyền lãnh thổ của nhà Lý. Trong khi chờ đợi, đưa vào cuốn "đất nước Việt Nam qua các đời" và "Lịch sử bang giao Đại Việt" tôi đưa những hiểu biết của mình về công lao mở mang lãnh thổ của triều đại mà sắp tới chúng ta kỷ niệm 1000 năm Thăng long sẽ được nhắc đến nhiều!

Năm 1069, vua Lý Thánh Tông Nhật Tôn (李聖宗日尊, 1054-1072) thân chinh mang 10 vạn quân vào đánh Chiêm Thành, bắt được vua Chiêm Thành bấy giờ là Chế Củ 制矩 và nhiều quan quân, dân chúng Chiêm. Chế Củ buộc phải dâng đất của ba châu Bố Chính 布政, Địa Lý 地理 và Ma Linh 痲令 cầu hòa. Vua Lý Thánh Tông đặt tên cho vùng đất mới này là trại Tân Bình, lãnh thổ Đại Việt thêm vùng đất nay là Quảng Bình và bắc Quảng Trị. Những dân Chiêm bị bắt được đưa đi khai khẩn những vùng đất hoang ở xa, trong đó có châu Đăng nay là Lào Cai . Chính dịp Nam tiến này, Lý Thánh Tông đã giải phóng khỏi kiếp nô lệ đối với Thảo Đường, người Trung Quốc đang bị bắt và giam tại Chiêm Thành đưa về Đại Việt. Vị sư này đã được vua cho mở đạo tại chùa Khai Quốc vào năm 1069, lập ra dòng Thiền tông thứ ba của Phật giáo Việt nam. Sau đó, vào năm 1075, trước khi “tiên phát chế nhân” đánh Tống, Thái úy Lý Thường Kiệt (太尉李常傑, tên thật là Ngô Tuấn; 1019–1105) đã kéo quân vào đánh Chiêm, vẽ địa đồ 3 châu mà Chế Củ đã dâng và 3 châu ấy chính thức nội thuộc Đại Việt từ đây. Ông còn Nam chinh đánh Chiêm lần nữa vào năm 1104 lấy lại 3 Châu trên mà vua Chiêm được phản tướng Lý Giác dâng nộp cho vua Chiêm Thành là Chế Ma Na (Jaya Indravarman 2, 1086-1113). Như vậy Danh tướng Lý Thường Kiệt mặt Bắc kéo quân sang đất Tống đánh Khâm Châu, Liêm Châu (thuộc tỉnh Quảng Đông, 1075), trong nước phá Tống trên phòng tuyến  Như Nguyệt (1076) mặt Nam thì 2 bận bình Chiêm (1075 và 1104). Đây là bước Nam tiến đầu tiên, đất đai nhà Lý đã kéo xuống đến sông Thạch Hãn.

Từ sau trận đánh của Lý Thường Kiệt vào năm 1104, các vua Chiêm trở nên thần phục Đại Việt hơn, đây là giai đoạn Chiêm Thành và Đại Việt có mối giao hảo tốt đẹp.
Logged

menthuong
Thành viên
*
Bài viết: 411


Nhất tướng công thành vạn cốt khô


« Trả lời #27 vào lúc: 04 Tháng Bảy, 2010, 10:53:18 pm »

Bản đồ nước ta thời Lê Thánh Tông trong cuốn "Chế độ phong kiến Việt Nam":

« Sửa lần cuối: 04 Tháng Bảy, 2010, 11:30:58 pm gửi bởi menthuong » Logged

linhtapsu
Thành viên
*
Bài viết: 51


« Trả lời #28 vào lúc: 05 Tháng Bảy, 2010, 04:52:02 pm »

Thời vua Lê Thánh Tông thì Đại Việt đã chinh phạt tới tận Miến Điện ! Nhìn bản đồ của bác menthuong thì nước ta thời đó phần phía bắc rộng thật ,  em vẫn có 1 chút thắc mắc chút xíu , theo em được biết thì tới tận năm 1895 theo " Công ước Pháp _Thanh 1895 " thì 1 phần lớn tỉnh Lai Châu và Điện Biên mới thuộc về nước ta còn trước đó thuộc quyền quản lý của tỉnh Vân Nam !
Logged
menthuong
Thành viên
*
Bài viết: 411


Nhất tướng công thành vạn cốt khô


« Trả lời #29 vào lúc: 07 Tháng Bảy, 2010, 05:58:00 am »

1. Cái bản đồ này tôi đưa lên thôi, nó ở cuốn "Lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam" do Phan Huy Lê biên soạn và Nhà xuất bản Giáo dục Hà Nội xuất bản 03/1960

2, Đúng là: Tại vùng Tây Bắc, năm 1841, trước sự đe dọa của người Xiêm, triều đình nhà Nguyễn kết hợp ba châu Ninh Biên, Tuần Giáo và Lai Châu bên bờ tả ngạn sông Mekong thành phủ Điện Biên. Năm 1880, phó lãnh sự Auguste Pavie nhân danh triều đình Việt Nam phong cho Đèo Văn Trí chức tri phủ cha truyền con nối tại Điện Biên; sau khi giúp người Pháp xác định khu vực biên giới giữa Việt Nam với Trung Quốc và Lào, Đèo Văn Trí được cử làm quan đạo Lai Châu, cai quản một lãnh thổ rộng lớn từ Điện Biên Phủ đến Phong Thổ, còn gọi là xứ Thái.

Năm 1885, Pháp (khi đó đang bảo hộ Việt Nam) đã gây ra với Trung Hoa cuộc chiến tranh Pháp-Thanh nhằm tranh giành ảnh hưởng ở Bắc Kỳ. Kết thúc, Pháp thắng và theo công ước Pháp-Thanh 1885, khu vực ở Tây Bắc gồm Lai Châu, Điện Biên và một phần Lào Cai thuộc về xứ Bắc Kỳ (trước đó khu vực này cũng là vùng đệm giữa các triều đại Trung Hoa và Việt Nam, có thời thuộc về Nam Chiếu 南詔,738-902).

Nhưng TL chưa dẫn dắt đến thời điểm này nên cứ theo bản đồ đã in menthuong đưa lên thôi!
Logged

Trang: « 1 2 3 4 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM