Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 08:43:43 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Hồi kí tàu Không số trên con đường mang tên Bác...  (Đọc 59000 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
hatuyenha
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2403


« Trả lời #20 vào lúc: 24 Tháng Bảy, 2009, 06:28:30 am »

Vừa đọc nước mắt rơi thành giọt,thương quá.Bạn Taukhongsô@ thân mến các bạn đã tổng kết được ai là người đi được nhiều nhất các chuyến tàu này không ?"Bạn Thạnh sắp cưới vợ" của bài trên có phải là bác Thạnh của topic này không ?Đã tổng kết xem tổng số  chuyến  thành công và tổng số tàu phải "anh dũng hi sinh" chưa ?
Nhân ngày thương binh liệt sỹ,xin thắp một nén tâm hương tưởng nhớ các anh và mong các anh siêu thoat.
Cám ơn bạn  Ahuuls@ đã đưa được một hồi ký cảm động.
« Sửa lần cuối: 24 Tháng Bảy, 2009, 06:31:00 am gửi bởi hatuyenha » Logged
Haitanphongthu
Thành viên
*
Bài viết: 117


« Trả lời #21 vào lúc: 24 Tháng Bảy, 2009, 08:39:16 am »

Bây giờ ở Đồ sơn cái bến tàu ko số ngày xưa gọi là bến Nghiêng ,có bia tưởng niệm.Ông nhà văn HQ Đình Kính là bạn thân ông già em .Ông ấy viết Sóng chìm đoạt giải đó. Nghe ông ấy kể chuyện cũng hay lắm
Logged
Tunguska
Global Moderator
*
Bài viết: 519



« Trả lời #22 vào lúc: 24 Tháng Bảy, 2009, 08:48:43 am »

Theo tôi thiển nghĩ, chúng ta nên đề nghị quản trị đưa topic "Hồi kí tàu không số trên đường mang tên Bác" về với topic "Đường Hồ Chí Minh trên biển" ở box "Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước" cho tập trung nội dung, khỏi phân tán

Chủ đề ở box Xẻ dọc Trường Sơn là để đưa tư liệu, sách báo, tranh ảnh... đã được xuất bản. Còn chủ đề này dành cho các hồi ức gốc, nguyên bản chú ạ Smiley
Logged
tau khong so
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 146



« Trả lời #23 vào lúc: 24 Tháng Bảy, 2009, 12:09:24 pm »

Bây giờ ở Đồ sơn cái bến tàu ko số ngày xưa gọi là bến Nghiêng ,có bia tưởng niệm.Ông nhà văn HQ Đình Kính là bạn thân ông già em .Ông ấy viết Sóng chìm đoạt giải đó. Nghe ông ấy kể chuyện cũng hay lắm

-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
 
          Đài tưởng niệm bến tàu không số

Logged
OldBuff
Moderator
*
Bài viết: 3053


Vì nhân dân quên mình


« Trả lời #24 vào lúc: 25 Tháng Bảy, 2009, 01:15:56 pm »

Hôm nay xóm em tổ chức gặp mặt nhân ngày 27/7. Sau màn diễn văn tưởng nhớ các anh hùng liệt sĩ là buổi giao lưu giữa thương, bệnh binh và thân nhân một số gia đình TB/LS trong xóm. Bác Hải chỗ các bác Tàu không số dù bận công tác tới muộn nhưng vẫn góp mặt.
Logged

Thượng tôn công lý - Chế áp cường quyền
haanh
Thượng tá
*
Bài viết: 5795


HOT nhất forum


« Trả lời #25 vào lúc: 25 Tháng Bảy, 2009, 01:51:22 pm »

hehe , mấy đồng nghiệp ngoài đó mần hoành tráng quá hé , em cũng là bệnh binh nè ( bệnh nghiền mế mai ) mà chẳng ai mời  Grin
Logged

NAM QUỐC SƠN HÀ NAM ĐẾ CƯ .
OldBuff
Moderator
*
Bài viết: 3053


Vì nhân dân quên mình


« Trả lời #26 vào lúc: 25 Tháng Bảy, 2009, 02:39:55 pm »

hehe , mấy đồng nghiệp ngoài đó mần hoành tráng quá hé , em cũng là bệnh binh nè ( bệnh nghiền mế mai ) mà chẳng ai mời  Grin

Bệnh của bác thì ai dám mời, dám chữa Grin
Logged

Thượng tôn công lý - Chế áp cường quyền
TRIEU XUAN HOAN
Thành viên
*
Bài viết: 14


« Trả lời #27 vào lúc: 28 Tháng Bảy, 2009, 07:10:27 pm »

     Chào Đại gia đình Quan su Viet nam, chào gia đình Tàu không số đã có thêm Bác Thạnh, Bác Vệ lên tiếng. các Bác cho em hỏi thăm: các Bác có biết Bác Nguyễn Văn Thanh thuyền trưởng tàu 608 Nhật Lệ hiện giờ đang sống ở đâu không, Bác Thanh là người Cà Mau, hình như là lấy vợ Hải Phòng thì phải? Sau giải phóng Bác về Cà Mau hay đang ở nơi đâu, mong Bác lên tiếng để bọn lính đàn em có dịp được tiếp kiến.
      Bọn em thuộc lớp lính bổ sung về Đoàn 125 năm 1972 tại cảng Hậu Thủy (căn cứ A2)-Lính Sinh viên. cám ơn các Bác và kính chúc các Bác sức khỏe./.
Logged
hodacthanh
Thành viên
*
Bài viết: 8


« Trả lời #28 vào lúc: 30 Tháng Bảy, 2009, 10:59:13 am »

MỞ ĐƯỜNG VÀO BẾN VŨNG RÔ
   
Chuyến đi Cà Mau thắng lợi vừa về đến Hải Phòng ngày 1 tháng 11 năm 1964. Cán bộ chiến sĩ tàu 41 đang họp rút kinh nghiệm và tranh thủ nghỉ ngơi sau những ngày vật lộn với sóng to gió lớn thì được lệnh: “Đưa tàu về cảng Đồ Sơn để nhận nhiệm vụ”. Lúc đó là 16 giờ ngày 10 tháng 11 năm 1964 tôi trao đổi với thuyền phó Hồng Lỳ và chính trị viên Trần Hoàng Chiếu “tranh thủ cho anh em ăn cơm sớm để lên đường”. Đêm mùa đông lạnh buốt và sương mù nên đến 19 giờ tàu mới tới cảng Đồ Sơn. Tàu cập bến, tôi và CVT Chiếu được xe chở về Sở chỉ huy quân chủng. Tại phòng họp đã có mặt Tư lệnh quân chủng Nguyễn Bá Phát, chính ủy Hoàng Trà, Đoàn trưởng Đoàn Hồng Phước, chính ủy Võ Huy Phúc, chủ nhiệm chính trị Võ Hành và các sĩ  quan Tham mưu chuyên trách  vận chuyển B. Bộ Tổng Tham mưu có Phó Cục trưởng tác chiến B Phan Hàm, Cục trưởng bảo vệ Kinh Chi và một người nữa là đồng chí Trần Ngọc Quang - người quê Phú Yên cùng đi với tàu tôi lần này.
   Một tấm hải đồ tỉ lệ lớn trải rộng trên bàn trước mặt Tư lệnh. Nhìn trên đó người ta thấy dày đặc những mũi tên xanh đỏ cùng những ký hiệu minh họa tình hình có liên quan công tác vận chuyển được thu thập qua các nguồn tin mới nhất đáng tin cậy.
   Buổi họp giao nhiệm vụ sơ bộ chuyến đi bắt đầu. Đã nhiều lần nhận nhiệm vụ nhưng không biết sao lần này lòng tôi thấy hồi hộp rộn ràng. Mặc dù Tư lệnh chưa nói nhưng qua tấm hải đồ mà mọi ký hiệu tình hình đều tập trung vùng biển Phú Yên. Như đoán được ý nghĩ trong lòng tôi, nên sau khi Trưởng phòng Quân báo Kim Sang báo cáo tình hình địch trên biển miền Nam nói chung và tập trung ở vùng biển Nam Trung Bộ, trên bờ thì khu vực tỉnh Phú Yên, Tư lệnh nói: “Năm 1963 tàu X chở 20 tấn vũ khí chi viện khu 5 vào bến Lộ Diêu tỉnh Bình Định. Lần đó tàu đến nơi, chuyển được hàng nhưng vì sóng to gió lớn nên không về hậu phương được, anh em phải phá tàu đi bộ về. Hiện nay nhu cầu vũ khí ở chiến trường khu 5 rất bức thiết. Tỉnh ủy các tỉnh ven biển khu 5 đã cử người mang thư ra Trung ương xin chi viện vũ khí đang chờ chúng ta. Theo chỉ thị của Trung ương lần này ta đưa hàng vào Vũng Rô. Ngừng một lát đồng chí nói tiếp: - “Vì sao cấp trên và Thường vụ Đảng ủy quần chúng chọn Vũng Rô làm bến ? Vũng Rô là vũng có độ nước sâu, tàu ra vào không lệ thuộc thủy triều; lại nằm kế sát đường sắt và quốc lộ 1, nơi địch rất sơ hở, nếu ta biết lợi dụng yếu tố bí mật bất ngờ thì ta sẽ thắng”. “Bên cạnh những ưu điểm đó, Vũng Rô là nơi dễ bị kẻ địch bao vây, chỉ cần một tàu đứng chặn giữa Mũi Điện và Hòn Nưa là tàu ta khó thoát. Bộ đã điện cho khu 5 chuẩn bị đón. Tàu các đồng chí vào có thể gặp bến đón hoặc không gặp, nhưng dù gặp hay không gặp thì đồng chí Trần Ngọc Quang cũng phải ở lại nắm tình hình tổ chức bến rồi ra sau. Bộ Tham mưu và thủ trưởng Đoàn chuẩn bị chu đáo để Bộ Tư lệnh Quân chủng có thể giao nhiệm vụ chính thức cho tàu. Từ giờ phút này tàu 41 cách li với các đơn vị trong Đoàn và bên ngoài”.
   Những ngày tiếp theo biết bao công việc bận rộn. Cán bộ tàu chúng tôi bò lăn ra nghiên cứu hải đồ, tính toán thủy triều, nhận dạng mục tiêu, tìm hướng đi tránh rađa Cù lao Ré và Chóp chài. Chính trị viên tàu lo công tác Đảng công tác chính trị.
   Vừa chuẩn bị mọi mặt vừa đón tiếp số anh em quân giải phóng quê ở Phú Yên bổ sung về tàu làm thủy thủ. Đó là các đồng chí Lê Kim Tự, Lê Xuân quê ở Hòa Hiệp, và đồng chí Trần Mỹ Thành quê ở Xuân Thịnh. Các anh vừa trải qua 3 tháng vượt Trường Sơn ra Bắc, thời gian nghỉ ngơi dưỡng sức chưa được bao lâu nay xuống tàu làm nhiệm vụ chở vũ khí bằng con đường mòn Hồ Chí Minh trên biển để về lại quê hương. Tàu có 21 đồng chí, hầu hết là anh em quê ở Phú Yên và Bình Định và một số ít anh em ở các tỉnh khác. Trừ 4 đồng chí có vợ con ở miền Nam và đồng chí Trần Ngọc Quang vừa mới có người yêu, số còn lại chưa một ai được “nếm mùi yêu đương” .............
   
Logged
hodacthanh
Thành viên
*
Bài viết: 8


« Trả lời #29 vào lúc: 30 Tháng Bảy, 2009, 11:00:38 am »

(Tiếp)
Một đêm nằm bên cạnh tôi, anh Quang tâm sự: “Từ hôm được tin cấp trên báo cho mình đi theo tàu cậu về lại quê hương chiến đấu mình mừng quá không sao ngủ được”. Tôi nói khích vào: “Chớ không phải nhớ người yêu không ngủ được à?” “Cái đó cũng có” - anh Quang nói. “Phải chăng lúc này mình cũng như cậu chưa đụng đến chuyện yêu đương thì sướng biết bao nhiêu. Tập “công văn tình cảm” của cô ấy cất kỹ dưới đáy ba lô và theo mình đi khắp nơi mãi đến chiều hôm qua sau một cuộc đấu tranh dằn vặt mình đã đốt hết rồi. Bây giờ mình thật sự yêm tâm. Khi nào gặp lại cô ấy cậu hãy nói giúp mình vì sao mình ra đi mà không để lại cho cô ấy một tín hiệu gì. Tất cả vì sự an toàn và thắng lợi của chuyến đi”.
   Mùa gió chướng về, mùa hoạt động của những con “tàu không số” đã tới. Buổi giao nhiệm vụ chính thức chuyến đi mở đường vào bến Vũng Rô cho tàu 41 được tiến hành ngắn gọn. Sau khi nghe tôi báo cáo tình hình chuẩn bị chuyến đi và báo cáo bổ sung của Trưởng phòng Quân báo về tình hình địch ở khu vực bến, Tư lệnh quyết định phương án và thời gian xuất phát của tàu. Đồng chí nhấn mạnh “Đây là bến mới, có thể lực lượng địa phương tổ chức đón và bốc hàng có khó khăn. Để bảo đảm bí mật sử dụng lâu dài bến mới này, thời gian cho phép tàu vào bến khoảng từ 23 đến 24 giờ và nhất thiết phải rời bến trước 3 giờ sáng.”
   Buổi giao nhiệm vụ kết thúc, mọi người ra về. Tôi và anh Quang được Tư lệnh Quân chủng gặp riêng. Đi bách bộ dọc hành lang Sở chỉ huy đồng chí ân cần dặn chúng tôi phải hết sức cố gắng tập trung lãnh đạo chỉ huy để chuyến đi thắng lợi. Siết chặt tay, đồng chí chúc chúng tôi lên đường thắng lợi. Gặp anh Sáu và các anh ở bến gởi lời thăm.”
   Buổi chiều cuối cùng tàu chuẩn bị xuất phát, cấp trên cho xe chở đến 3 người khách. Anh Võ quê ở Bình Định, anh Long, anh Kiến quê ở Quảng Nam. Các anh nhận nhiệm vụ vào tăng cường cho bến.
   24 giờ ngày 16/11/1964 tàu rời bến Bãi Cháy. Các đồng chí Tư lệnh Quân chủng, Đoàn trưởng và chính ủy Đoàn ôm hôn thắm thiết cán bộ chiến sĩ của tàu. “Chúc tàu 41 hành trình thuận buồm xuôi gió. Bộ Tư lệnh chờ tin thắng lợi của các đồng chí báo về”. Tình cảm hậu phương lớn làm ấm lòng các chiến sĩ trên đường về tiền tuyến lớn.
   Trăng trung tuần tháng 11 tỏa sáng một vùng bát ngát mênh mông. Sau trận gió mùa Đông Bắc biển lặng sóng, con tàu lướt nhẹ êm ru. Giữa cảnh trời nước mênh mông trăng thanh gió mát, trừ các cán bộ và thủy thủ trực canh còn lại tập trung trên boong tàu uống trà trò chuyện và ca hát. Các đồng chí khách trải chiếu nằm trên hầm hàng nói cười sảng khoái. Anh Kiến nói với tôi: “Mình đi ra trận như là đi du lịch thế này thì còn gì bằng. Các ông lính hải quân thật là sướng”. Đúng là như thế, giữa mùa Đông, mùa của gió chướng cấp 7 cấp 8 mà có một đêm biển lặng như thế này là hiếm. Riêng chúng tôi những người lính biển hiểu rất rõ biển lặng hôm nay là giao thời của những trận gió mùa Đông Bắc, nó chỉ có trong chốc lát. Và trong hoạt động của Đoàn “tàu không số” chúng tôi thì ngược lại, “biển lặng là thời tiết xấu” khó tránh các trạm rađa và các tàu tuần tiễu của địch.
   Gần sáng, biển bắt đầu lên tiếng. Con tàu được sóng biển nâng lên và đột nhiên hạ xuống giữa 2 đợt sóng của gió mùa. Tốc độ tàu giảm, tàu lắc lư như người say chao đảo. Trong khoang ngủ thủy thủ, đồ đạc văng tung tóe. Đó đây một vài người nôn mửa. Không chỉ có khách mà có cả người của tàu. Càng về trưa, sóng càng lớn không nấu cơm được phải ăn bằng lương khô.
   Tàu hành trình được 2 ngày thì có điện của Sở chỉ huy: “Dừng lại ở vùng đảo của bạn chờ lệnh”. Tranh thủ thời gian chúng tôi tiếp tục huấn luyện các phương án chiến đấu. Thời gian chờ đợi nặng nề trôi.
   18 giờ ngày 26/11/1967 tàu vượt qua “giới tuyến tạm thời” trên biển. Tuy là giới tuyến tạm thời nhưng với chúng tôi thì đây là tuyến chiến đấu. Tôi ra lệnh nâng cấp sẵn sàng chiến đấu và tăng cường quan sát. Thuyền phó Hồng Lỳ trực tiếp đến từng giường của các đồng chí khách phổ biến tình hình. Tôi đang loay hoay đo đạc xác định vị trí tàu thì nghe phía sau có người hô to: “Xin tạm biệt hậu phương lớn hẹn ngày trở lại”. “Xin chào miền Nam tiền tuyến lớn chúng tôi đang về theo tiếng gọi của quê hương”. Đó là anh Võ - người khách duy nhất trên tàu không say sóng. Anh đang giơ tay vẫy chào tạm biệt miền Bắc và giang tay ôm lấy miền Nam trong giây phút bồi hồi xúc động khi biết tàu qua giới tuyến tạm thời.
   Tàu vẫn hành trình theo kế hoạch, thông tin liên lạc giữa tàu và chỉ huy sở vẫn được giữ vững. Khoảng 12 giờ trưa đồng chí cơ yếu đưa cho tôi bức điện, nội dung: “Bộ Tư lệnh vùng 1 Duyên hải Ngụy phái 2 tàu chiến hộ tống một phái đoàn Mỹ đi thị sát rađa cù lao Ré, tàu 41 khi qua vùng biển Đà Nẵng - Lý Sơn phải chú ý. Tình hình bến rất êm”.
   Đêm trên vùng biển miền Trung, ảnh hưởng gió mùa Đông Bắc có giảm chút ít nhưng vẫn còn sóng cấp 5 cấp 6. Xa xa một vài chiếc ghe lưới chuồn chập chờn trên sóng biển.
   Ngày 28/11/1964 ngày hành trình cuối cùng của tàu. Ba ngày đêm qua, ngoài sự chịu đựng sóng gió, tàu 2 lần cơ động tránh tàu tuần tiễu của địch. Khoảng 5 giờ sáng 1 máy bay của Ngụy từ 1 căn cứ trên đất liền (có lẽ Phù Cát hoặc Đông tác) bay đến lượn trên tàu nhiều lần ở độ cao 50 - 100m. Sau khi hội ý cán bộ tàu, tôi cho một thủy thủ mang cờ ba que kéo lên đỉnh cột, đồng thời cho anh em mang những con cá ướp đá và những bó mực khô đã chuẩn bị sẵn cùng với những chai rượu giơ cao như vẫy gọi như mời chào “người bạn đường trên biển” xuống nhậu.
   Sau mấy lần quần lượn trên tàu, lúc cắt ngang lúc bay dọc theo tàu - có lẽ để xác định hướng đi của tàu - rồi bay thẳng về hướng đất liền. Không khí trên tàu sôi động hẳn lên. Mỗi người theo đuổi một ý nghĩ. Số anh em mới đi chuyến đầu và khách rất lo lắng. Cảm giác “đi chiến trường như đi du lịch không còn nữa”. Tôi nói với anh Võ: “ở trên bộ khi gặp địch còn có thể tìm chỗ ẩn nấp hoặc khi không thể tránh được thì nổ súng và chẳng may phải hy sinh không sớm thì muộn đồng đội sẽ tìm đến đưa thi hài về chôn cất. Còn ở đây trên biển cả mênh mông, con tàu như chiếc lá trên mặt nước, tìm chỗ ẩn nấp chỉ bằng cách tự giấu tung tích của mình để đạt đến đích cuối cùng là đưa vũ khí vào đến chiến trường và trong trường hợp buộc phải chiến đấu thì phải đánh đến cùng và khi có nguy cơ rơi vào tay địch thì sử dụng khối bộc phá ngàn cân làm nổ tung tàu sao cho không còn một dấu vết”.
   -“Báo cáo thuyền trưởng, mạn phải 300 có hai tàu xuất hiện!” tiếng đồng chí trực canh trên đài quan sát cắt ngang câu chuyện chúng tôi. Tôi cầm chiếc ống nhòm của đồng chí trực canh trao cho và quan sát. Hai chấm đen rõ nét dần ở cuối đường chân trời. Một ý nghĩ thoáng trong đầu. Sau phát hiện của máy bay chúng có thể cho tàu chiến tiếp cận kiểm tra. Phải cảnh giác sẵn sàng đối phó. Tôi cho anh em thay số hiệu tàu, sửa lại vàng lưới đánh cá ngụy trang đồng thời bí mật chuẩn bị vũ khí khi cần chủ động đánh địch.
   Hai tàu địch tiếp cận tàu ta cách một hải lý thì giảm tốc độ. Boong tàu lố nhố một đám sĩ quan binh lính địch đang chỉ chỏ nói cười. Trên cabin tàu một tên sĩ quan đang dùng ống nhòm quan sát tàu ta. Khoảng 10 phút sau một chiếc tách đội hình tăng tốc độ chạy vòng phía sau, sang mạn trái tàu rồi cả hai chạy song song với tàu ta một khoảng cách nhất định. Thời gian trôi đi, căng thẳng và chờ đợi, sự chờ đợi của 2 khả năng: đánh nhau nếu chúng phát hiện tàu ta chở vũ khí tiếp tế cho Việt cộng ở miền Nam hoặc bỏ đi nếu ta thành công trong chiếc vỏ ngụy trang giả dạng tàu đánh cá nước ngoài. Rốt cuộc phần thắng thuộc về người chủ động. Sau 2 giờ hộ tống kèm cặp xác minh, 2 tàu Ngụy đã kéo còi tăng tốc độ quay về hướng khác. Không khí trên tàu như bị nén chặt giờ đây được mở val giảm sức căng mặt ngoài của bình chứa. Mọi người thở phào nhẹ nhõm.
   -Phải tranh thủ ăn chút ít gì để lấy sức đêm nay vào bến! Đồng chí Lộc thuyền phó Hậu cần, người thường được anh em gọi là “thần giữ của” lúc này cũng xuôi lòng bởi những lời tán tụng của anh em.
   Có một điều thú vị phải qua nhiều lần khảo nghiệm mới nhận biết được: Đó là khi đang say sóng mà gặp tình hình căng thẳng như gặp địch, tàu gặp tai nạn hoặc tàu đi lâu ngày nhìn thấy đất liền … thì cơn say biến đâu mất nhường lại cho sự  tỉnh táo bình thường. Các đồng chí say sóng nhất giờ đây cũng ăn được chút ít.
   Tàu tiếp tục hành trình. 12 giờ ngày 28/11/1964 tàu chuyển hướng vào bến. Không khí chuẩn bị trên tàu rất khẩn trương và bận rộn.
   14 giờ thì phát hiện lờ mờ rặng núi phía đất liền. Tình hình vẫn yên tĩnh. Thỉnh thoảng có một hai lần chiếc máy bay bay qua hướng đi của tàu. Trời tối dần. Lúc này tàu ta đã nằm trong bán kính chiếu sáng của đèn Mũi Nậy rồi mà vẫn chưa nhìn thấy ánh chớp. Bao nhiêu giả thuyết đặt ra: “có thể vị trí tàu ta sai lệch! Có thể đèn Mũi Nậy không có hoặc bị hỏng máy phát điện …
   Tàu vẫn tiếp tục đi theo hướng đã định. 22 giờ tàu cách bờ núi 1 hải lý. Chúng tôi dùng đèn pin phát tín hiệu nhận nhau. 5 phút rồi 10 phút vẫn không thấy tín hiệu trả lời.
   Bĩnh tĩnh, cảnh giác và thận trọng. Tôi cho tàu giảm tốc độ và tránh xa các mõm núi đá. Lưới ngụy trang trên các ụ súng máy được tháo gỡ ra để sẵn sàng chiến đấu. Phía mạn trái tàu một hòn đảo hiện ra rõ dần. Hòn Nưa! Đúng là Hòn Nưa rồi. Cửa Vũng Rô đã ở trước mặt. Tôi cho tàu chạy từ từ vào giữa vịnh và thả trôi. Bốn bề yên tĩnh. Phía Đèo Cả thỉnh thoảng một vài ánh đèn le lói rồi vụt tắt. Chiếc xuồng ba lá được thả xuống, đồng chí thuyền phó cùng 2 chiến sĩ mang theo vũ khí chèo vào phía bờ tìm bắt liên lạc với bến. Tàu thả trôi chờ đợi. Thời gian nhích dần chậm chạp.
   Mười phút, hai mươi phút rồi ba mươi phút trôi qua. Bỗng phía bờ có ánh đèn pin chớp lên rồi vụt tắc. Anh Quang dùng đèn pin phát tín hiệu nhận nhau và được phía bờ đáp lại đúng như quy định. Toàn tàu thật sự yên lòng mình đã vào đúng bến Vũng Rô.
   Một chiếc ghe máy kéo theo chiếc xuồng ba lá cập mạn. Các anh lên tàu. Phút gặp gỡ đầu tiên vui mừng xúc động. Chúng tôi ôm chầm lấy nhau 2 hàng nước mắt chảy ròng nghẹn ngào không nói nên lời.
   Ôi rất gần mà bấy lâu xa cách
   Chỉ mấy ngày đường - vạch giới tuyến chia đôi
   Mà hôm nay tôi đã đến đây rồi
   Bằng con đường Hồ Chí Minh trên biển
   Chính trị viên Chiêu ngẫu hứng đọc mấy câu thơ. Anh Sáu và các anh ở bến bắt tay anh em trên tàu. Siết chặt tay anh mà lòng tôi không cầm được nước mắt. Không ngờ anh Sáu (ngoài kia tôi được chỉ thị vào gặp anh Sáu Râu) lại chính là anh Trần Suyền - ông Tú đầu tiên và duy nhất ở quê tôi và ở cách nhà tôi không quá 30 phút đi bằng xe đạp.
   Sau phút bồi hồi xúc động tôi trình bày với các anh là “theo lệnh cấp trên tàu tôi chỉ được ở lại đến 3 giờ sáng là phải rời khỏi bến”. Tàu trọng tải hàng 80 tấn vũ khí và một số trang bị khác làm sao huy động người bốc dỡ kịp để tàu ra. Cầm tay tôi, anh Sáu nghẹn ngào nói: “Chúng tôi tổ chức đón tàu các đồng chí từ mấy đêm nay, đêm nào cũng mong được gặp, đêm nay gặp rồi sao cứ bàng hoàng xúc động vừa mừng lại vừa lo, mừng vì ước mong đã thành sự thật, còn lo vì con tàu lớn quá, khối lượng hàng nhiều làm  sao bốc dỡ trong mấy tiếng đồng hồ cho xong!”
   Thấu hiểu rõ nổi bâng khuâng suy nghĩ của các anh ở bến, tình cảm quê hương trong lòng chúng tôi thôi thúc phải tìm mọi cách để giải quyết. Chi ủy họp cùng cán bộ thuyền có đồng chí Quang tham dự. Vấn đề đặt ra là “Nếu cho tàu ra khỏi lãnh hải chờ tối mai vào hoặc ở lại bến ngụy trang thật kín, tối mai bốc hết hàng rồi tàu ra!” Ý kiến trao đổi khá sôi nổi, ý kiến tôi là ta cho tàu ở lại bến”. Điều quan trọng là làm sao ngụy trang che mắt được kẻ địch. Chi ủy viên - máy trưởng nói “Như vậy có trái lệnh của cấp trên là tàu phải rời bến trước 3 giờ sáng không?” Bây giờ chỉ có một điều duy nhất làm cơ sở cho việc quyết định cho tàu ở lại hay ra là căn cứ vào chỉ lệnh giao nhiệm vụ cuối cùng của cấp trên “cho phép chi ủy - chi bộ và cán bộ tàu tùy tình hình cụ thể mà quyết định và chịu trách nhiệm trước cấp trên.”
   Cuộc họp kết thúc. Tôi gặp anh Sáu báo cáo là tàu sẽ ở lại bến để tối mai bốc hết hàng rồi ra và đề nghị các anh tìm chỗ dấu và ngụy trang tàu. Tôi cho chuyển bức điện cuối cùng “Tàu ở lại bến bốc hàng xong tối mai ra” kết thúc liên lạc với Sở chỉ huy.
   4 giờ sáng hoàn thành xong việc dấu và ngụy trang tàu kín đáo. Cùng với bến chúng tôi cho lực lượng chốt chặn các vị trí cần thiết. Lệnh chiến đấu được ban hành phong tỏa chặt các hướng ra vào Vũng Rô và nghiêm cấm việc đốt lửa nấu ăn trong khu vực tàu đậu. Tất cả ăn lương khô và uống nước suối. Việc khó khăn nhất là làm sao giải thích để ghe của ngư dân không vào suối lấy nước dễ bị lộ. Anh Sáu bảo tôi yên tâm, việc đó đã giao cho bảo vệ bến và xã đội trưởng Hòa hiệp rồi.
   Mặt trời đi qua chậm chạp trên đỉnh đầu. Không gian yên tĩnh. Thỉnh thoảng một vài chiếc máy bay bay qua vùng trời Vũng Rô theo hướng Nam - Bắc, tiếng xình xịch của một đoàn tàu hỏa, tiếng rú ga sang số của những đoàn xe quân sự nặng nề leo dốc Đèo Cả nghe chối tai. Trên tàu lúc này còn lại tôi, thuyền phó và máy trưởng  - tổ rời tàu cuối cùng nếu phải chiến đấu, điểm hỏa phá hủy tàu.
   
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM