Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 06:20:39 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Mình là lính e55 ( e732 )  (Đọc 282913 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
ahuuls
Thành viên
*
Bài viết: 453


Hoa hồi Xứ Lạng


« Trả lời #10 vào lúc: 20 Tháng Bảy, 2009, 10:47:57 am »

Giáo chủ Thiên Quí, cựu binh E55, F310 đây:  Grin

http://....../baivo/TaiLieu/TieuSuLNTQ.htm
hehe , mẹ kiếp , em xin lỗi vì bức xúc quá ,cái thằng giáo chủ này nó bị điên , hồi xưa phải đẩy nó xuống BB vác hỏa lực cho biết thế nào là lễ độ . Đảng và NN nuôi nó ăn học để giờ nó quẹt mỏ .
Theo em tay này có vấn đề về thần kinh các bác ạ.Xưa nay đạo ,giáo trở thành công cụ cho các chính thể nào đấy mỵ dân thôi .Tay này dựa vào cái gì để khẳng định đến 2015 thì Việt nam...đổi quốc hiệu ,thật vớ vẩn.Chắc hắn bị phốt vụ gì mới phải vượt biên chứ người bình ai như vậy đâu?
Logged

Thư ký hỏi sếp :chữ sếp viết sờ nặng hay xờ nhẹ
sếp trả lời :Tao là xếp thích sờ gì mà chẳng được
baoleo
Moderator
*
Bài viết: 1500


« Trả lời #11 vào lúc: 20 Tháng Bảy, 2009, 11:15:59 am »

Các bài liên quan tới tay Giáo chủ-là lạc đề.
Vậy sau 12h nữa, các bài này sẽ được lưu vào kho.
Mong các bác không lạc đề vào các vấn đề nhậy cảm.
Mõ kính cáo.
Logged
tribeco
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 973



« Trả lời #12 vào lúc: 27 Tháng Bảy, 2009, 09:11:23 pm »

Nhân ngày 27/7, chép lại bài thơ mà tụi mình đều thuộc nằm lòng, chép tặng nhau khi rời quân ngũ:

 GỞI BẠN BÈ LÀM XONG NGHĨA VỤ

Mai mầy về thành phố dang rộng tay

Đón mầy và đón bao thằng đã làm xong nghĩa vụ


Mai mầy về bình yên trong giấc ngủ

Có nhớ bạn bè biên giới ướt sương đêm

Có nhớ tụi tao khao khát hôn lên mái tóc mềm

Của con gái một thời thương nhớ nhất


Mầy về mùa mưa, quần áo không lấm lem bùn đất

Dép sa-bô gô trên phố chiều vàng

Quen tính hay đi mầy cỡi xe đạp lang thang

Có nhớ tụi tao cởi trần đi phục.

Hãy mở mắt ra nhìn đời trong đục

Nhìn thật bao dung và cũng thật ra người

Hãy nhớ trong gian lao tụi mình vẫn cười

Trong thiếu thốn vẫn kiên trì khắc phục

Đừng chùn chân nếu chạm vào tiêu cực

Dấu ấn chiến trường nào dễ phôi phai.


Mai mầy về với người yêu trong tay

Hãy hôn dùm tao những nụ hôn đời lính

Hãy nói đùm tao trong phút giây trầm tĩnh

Rằng : cảm ơn nàng đã yêu lính biên cương


Gặp cô gái nào mầy thấy dễ thương

Hãy chào dùm tao nụ cười mong nhớ

Mầy đã trải qua những đêm nằm trăn trở

Cái riêng trong lòng đã chia sẻ cho nhau

Vết thương nào không quằn quại cơn đau

Lại mơ thấy đôi tay mềm chăm sóc

Tụi mình con trai lúc lòng chùng, chực khóc

Đâu phải yếu mềm khi vuốt mắt bạn thân.


Mai mày về đi dưới phố cây xanh

Nếu gặp nắng đừng đưa tay che vội

Hãy nhớ tụi tao trầm mình trong nắng đội

Khát dòng sông như khát thuở thanh bình

Phố lên đèn, ánh điện sáng lung linh

Có nhớ tụi tao bên này đêm-bóng -tối

Mấy tháng ròng giọt dầu hôi không biết tới

Nên rất trẻ thơ muốn trăng sáng bốn tuần.


Mầy về ra nông trường, vào xưởng máy hay cơ quan

Hãy làm việc bằng tinh thần người lính

Cái thiếu ở chiến trường mày đâu cần làm sổ tính

Hãy làm thật nhiều sản phẩm giúp tụi tao.


Mai mầy về thành phố rợp cờ sao

Tao lại nhớ năm xưa tụi mình đi phấn khởi

Buổi tụi mình lên đường, chưa có bài Em vẫn đợi

Nên tay cô gái nào đứng vẫy mãi theo xe

Và thư đến với tụi mình trong rừng khộp, rừng le

Thành sức mạnh trên đau lê xuất kích

Mầy đi xi-nê có nhớ những lần bám địch

Nòng thép dài thay tay mát bàn tay.


Tiễn mày về, gió lốc, bụi mù bay

Cho tóc rợp bám đầy đường ít nắng

...

Trích - Phạm Sỹ Sáu
« Sửa lần cuối: 28 Tháng Bảy, 2009, 01:12:40 am gửi bởi tribeco » Logged

như chưa hề cầm súng...
mrdonkey
Thành viên

Bài viết: 4


« Trả lời #13 vào lúc: 27 Tháng Bảy, 2009, 09:37:25 pm »

Thơ hay quá anh ạ , em đọc mà nhớ lại 1 thời đi sinh hoạt Hướng Đạo ghê , mặc dù cái khổ cực chỉ bằng 1/1000 các anh thôi....
Logged
tribeco
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 973



« Trả lời #14 vào lúc: 28 Tháng Bảy, 2009, 09:21:37 am »

Thơ hay quá anh ạ , em đọc mà nhớ lại 1 thời đi sinh hoạt Hướng Đạo ghê , mặc dù cái khổ cực chỉ bằng 1/1000 các anh thôi....
Nhà thơ Phạm Sĩ Sáu là người lính trực tiếp chiến đấu ( có lúc anh là lính sư 5 ) nên thơ anh có cái nhìn  về cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam như nó vốn có, bằng đôi mắt người lính, không tô vẽ. Đó là nhưng trang thơ thấm đẫm tình đồng đội, tình yêu đất nước, yêu con người – không ranh giới dân tộc Việt – Khơ me.  Chính vì vậy  lính làm nghĩa vụ quốc tế bọn mình rất cảm thơ anh.
@ mrdonkey:Lời động viên của bạn làm mình phấn chấn,  đêm qua vào mạng tìm lại các bài thơ của Phạm Sỹ Sáu ôn lại kỉ niệm xưa, tình cờ tìm được mấy tư liệu thấy hay hay nên post bài này, hơi lạc chủ đề một chút ( mong bác Trung tá BaoLeo thông cảm )
**********
BÀI PHÁT BIỂU CỦA NHÀ THƠ PHẠM SỸ SÁU TẠI HỘI NGHỊ NHÀ VĂN 3 NƯỚC CAMPUCHIA – LÀO – VIỆT NAM LẦN THỨ HAI.
 Phnôm Pênh, ngày 19 tháng 2  năm 2009

Kính thưa ngài Bộ trưởng Văn hóa và  Nghệ thuật Vương quốc Campuchia,
Kính thưa các nhà văn và quý vị tham dự Hội nghị
 Vào những ngày này cách đây 30 năm, tôi cũng có mặt trên đất nước Campuchia xinh đẹp nầy, không phải với tư cách nhà văn mà là một chiến sĩ quân tình nguyện Việt Nam trong đoàn quân, cùng với các đơn vị vũ trang cách mạng Campuchia tiến về giải phóng những phum làng xa xôi ở vùng Tây Bắc Campuchia.
Cụ thể là ở khu vực phía tây huyện Sisophon, tỉnh Bat-đom-boong (nay là huyện Ou Chrov, tỉnh Bầntia Miênchây). Chúng tôi đến khu vực Ni-mít thuộc xã Kốp lần đầu vào ngày 14/1/1979 và lần thứ hai vào ngày 15/2/1979 sau khi đã tham gia giải phóng thị trấn Pailin (nay là thành phố Pailin) trên tỉnh lộ 10 Bat-đom-boong trong đêm giao thừa xuân Kỷ Mùi 1979.
 Trong những năm tháng làm chiến sĩ quân tình nguyện tại Campuchia, tôi đã có thời gian ở khu vực phía tây huyện Sisophon khoảng 5 năm. Thời gian đủ để biến một mảnh đất xa lạ trở thành vùng đất thân quen, và trở thành phần không thể tách rời trong những sáng tác của tôi. Những Poi Pét, Đăng-cum, Pre-ao, Sophi, Kút-tờ-soát, Tà-kông Krao, Đông Aranh, Phnôm Melai… là những địa danh quen thuộc không chỉ đối với lính tình nguyện mà còn là những địa danh thân thương đối với những thân nhân ở quê nhà Việt Nam.
Sau ngày 25-09-1989 – ngày người lính tình nguyện Việt Nam cuối cùng rời khỏi đất nước Campuchia trở về Tổ quốc Việt Nam, tôi may mắn có được 3 lần trở lại đất nước Ăngkor – một lần bằng đường không và hai lần bằng đường bộ (không kể lần nầy).
 Từ trên máy bay nhìn xuống hay từ mặt đất nhìn ngang, ở đâu tôi cũng bắt gặp những hình ảnh thân thương tưởng chừng như máu thịt. Những dòng sông con suối, những cánh rừng phum làng, những ngọn núi cánh đồng – tất cả thật thân quen, thật gần gũi.
Sự xa cách về địa lý chính trị dường như không còn nữa khi tôi có dịp đi qua những phum làng một thời chưa xa tôi và đồng đội có dịp đặt chân qua. Một thời tuổi trẻ chúng tôi đã chen vai sát cánh cùng quân và dân Campuchia bảo vệ cuộc sống yên bình trong phấp phỏng chiến tranh và bất an rình rập.
Giờ đây có dịp trở lại vùng đất của một thời tuổi trẻ chiến chinh trong khung cảnh hòa bình thật sự, bên cạnh những đồng đội cựu chiến binh cùng gia đình họ, tôi mới cảm nhận đầy đủ những năm tháng giữ nước từ xa và giúp bạn là tự giúp mình.
 Mỗi chặng đường qua, mỗi ngày vừa tới trên những hành trình trở lại, tôi cảm nhận đầu đủ hơn tiếng gọi bạn bè và tình cảm mà nhân dân Campuchia – những púc me không cùng dân tộc đã xem chúng tôi như những đứa con thân yêu. Trong mênh mông đồng lúa, trong nhộn nhịp phố thị, trong tĩnh lặng phum xa, trong uy nghi đền tích… đâu đâu tôi cũng cảm nhận những ánh mắt trìu mến của những đồng đội thân thương đã khuất và của bà con Campuchia hôm nay.
Được nhận giải văn học Sông Mê-kông lần thứ hai ngay trên đất nước Chùa Tháp vừa bước qua kỷ niệm 30 năm ngày thoát khỏi họa diệt chủng Pol Pốt, tôi thật sự xúc động. Đây không chỉ là sự ghi nhận về mặt văn học những đóng góp của tôi trên văn đàn với tư cách nhà thơ, mà hơn thế nữa, là sự ghi nhận về những năm tháng tình nguyện của thế hệ trẻ Việt Nam sau năm 1975, thế hệ những người “đi giữ nước mà mang trong lòng nhớ nước”.
Tôi mong sao chiến tranh chỉ còn là kỷ niệm, nó sẽ còn sống trong những tác phẩm văn học về một thời chưa xa. Tôi mong một đất nước như Campuchia đã lớn dậy trong cuộc hồi sinh thần kỳ sẽ bước tiếp chặng đường phát triển của mình trong vinh quang và hữu nghị.
Xin chúc nhân dân Campuchia có thêm nhiều nhà văn  có những sáng tác về công cuộc hồi sinh, xây dựng và phát triển, bên cạnh đó là những tác phẩm viết về năm tháng đã qua – những năm tháng mà tình hữu nghị giữa nhân dân ba nước Campuchia-Lào-Việt Nam không chỉ được xây dựng và gìn giữ bằng sức lao động mà cả bằng máu nữa.
 Chân thành cảm ơn đã lắng nghe.
 ( nguồn : phongdiep.net )
*********************
Phạm Sỹ Sáu & tiếng lòng hướng về những cánh rừng biên giới

Chiến tranh đã lùi xa vào quá khứ. Đại quân tình nguyện cũng đã hồi hương từ lâu. Tập đoàn diệt chủng Pol Pot- Ieng Sary kẻ bị tiêu diệt, kẻ chết thảm trong rừng già và những tên đồ tể còn lại phải ra trước vành móng ngựa quốc tế đền tội ác. Tuy vậy, trong ký ức những người lính trực tiếp tham chiến, nhất là những người - lính - thi - sĩ, thì cuộc chiến tranh khốc liệt ấy vẫn là nỗi ám ảnh khôn nguôi. Khi cửa rừng biên giới Tây Nam khép lại thì đời sống tâm linh lại mở ra trong họ những kỷ niệm thiêng liêng xa xót. Như những câu thơ mang tính dự báo của Phạm Sỹ Sáu từ năm 1981:
“Cái riêng trong lòng đã chia sẻ cho nhau
Vết thương nào không quằn quại cơn đau”
Ngồi tư lự với tôi trong quán cà phê, nhớ về thời đã qua, nhà thơ Phạm Sỹ Sáu chua xót:
- Điều tôi đau khổ nhất là không hiểu sao cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam bị lãng quên. Khi trở lại thăm Campuchia, đến thắp hương những đền thờ tưởng niệm hàng triệu người diệt chủng, mới thấy được vai trò của quân tình nguyện Việt Nam là quyết định trong việc ngăn chặn bàn tay diệt chủng của Pol Pot. Thế giới cũng đã công nhận điều đó. Trong khi ở trong nước, mới 30 năm mà đã bị lãng quên, ngỡ như cuộc chiến này còn xa hơn cuộc chiến chống Mỹ, chống Pháp.
- Anh có thử lý giải vì sao cuộc chiến khốc liệt và cao cả như thế mà bị lãng quên, thưa anh?
- Tôi có cảm giác hình như do một sự mặc cảm nào đó. Trong khi rõ ràng đây là cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới và giúp bạn với tinh thần nghĩa vụ quốc tế, hy sinh xương máu rất nhiều. Thắng lợi từ cuộc chiến này là tiền đề cho sự hồi sinh và phát triển của nước bạn Campuchia lẫn nước ta.
- Chuyển sang vấn đề thi ca, với tư cách nhà thơ mặc áo lính thuộc thế hệ thứ ba, anh nhìn nhận ra sao về sự đóng góp của hai thế hệ trước mình. Theo anh, những nhà thơ nào là đại diện tiêu biểu cho mỗi thế hệ?
- Những nhà thơ quân đội thế hệ trước đã khắc họa được hình ảnh người lính kiểu mới trong thời đại mới. Đó là những chiến sĩ chiến đấu vì lý tưởng, vì mục tiêu độc lập, tự do cho Tổ quốc. Theo tôi, thế hệ nhà thơ quân đội chống Pháp tiêu biểu có Quang Dũng, Trần Mai Ninh, Hữu Loan, Hoàng Cầm, Chính Hữu. Thế hệ chống Mỹ thì các nhà thơ mặc áo lính nổi bật khá nhiều: Thu Bồn, Phạm Tiến Duật, Nguyễn Đức Mậu, Thanh Thảo, Nguyễn Duy, Hữu Thỉnh, Nguyễn Khoa Điềm, Văn Lê,…
- So với hai thế hệ trước thì các nhà thơ quân đội thế hệ thứ ba hơi khiêm tốn.
- Đúng vậy. Sau khi đất nước vừa hòa bình thống nhất năm 1975 thì lại xảy ra hai cuộc chiến tranh ngắn ở biên giới phía Bắc và Tây Nam. Vì thời gian ngắn nên nó thiếu vắng hình dáng văn học. Chưa có một dòng văn học rõ ràng. Người lính làm nghĩa vụ quân sự có thời hạn. Các cây bút xuất thân từ trong chiến tranh thường mang tính tự phát, đội ngũ lại khiêm tốn. Trang viết mang hơi thở chiến trường, mới ở dạng phác thảo, ghi nhận chứ chưa có đủ độ lùi về thời gian, độ chín về suy ngẫm để xây dựng hình tượng người lính như giai đoạn trước.
- Anh có thể cho biết rõ nét hơn về đội ngũ những nhà thơ mặc áo lính tình nguyện trên các mặt trận.
- Những nhà thơ mặc áo lính thế hệ thứ ba ở Quân khu 7 có Thành Nguyễn và tôi, Quân khu 9 có Lê Mạnh Tuấn và Huỳnh Kim, Quân đoàn 4 có Nguyễn Quốc Trung, Quân khu 5 có Lê Minh Quốc và Đoàn Tuấn. Riêng Lê Minh Quốc và Đoàn Tuấn sau khi xuất ngũ trở về đời sống dân sự thì mới viết nhiều. Bên cạnh đó, có những nhà thơ thế hệ chống Mỹ tiếp tục cầm súng và viết về chiến tranh Tây Nam như Thu Bồn, Ngân Vịnh, Văn Lê, Trần Thế Tuyển, Lam Giang,… Ngoài ra, còn đông đảo đội ngũ nhà thơ từ hậu phương đi thực tế ngắn hạn chiến trường để viết.
- Cho tới nay chưa có một sự tổng kết nào về văn học chiến tranh biên giới. Phải chăng do không có gì đáng kể để tổng kết hay còn vì lý do nào khác?
- Dù các nhà văn nhà thơ mặc áo lính thuộc thế hệ thứ ba hơi ít, nhưng dòng văn học về cuộc chiến tranh biên giới khá phong phú, số lượng người viết khá nhiều, do sự tham gia nhiệt tình của đội ngũ cầm bút các thế hệ. Sở dĩ chưa có một sự tổng kết về văn học chiến tranh biên giới là do ý thức chung của toàn xã hội.
Giống như thơ Phạm Tiến Duật thời chống Mỹ, thơ Phạm Sỹ Sáu chinh phục lòng người bởi đời sống tươi rói của chiến trường, mà ở đó không chỉ có đạn bom, không chỉ có bắn giết nhau, mà còn có tình yêu và lòng khát khao vô bờ về một cuộc sống bình thường của người lính. Trong bộ phim tư liệu Phạm Sỹ Sáu- Điểm danh đồng đội do VTV3 thực hiện cuối năm 2003, một đồng đội của anh là nhà thơ Lê Minh Quốc cho rằng thơ Phạm Sỹ Sáu là biên niên của những người lính trong chiến tranh biên giới Tây Nam. Điều đó chẳng cường điệu chút nào. Cho tới nay nhà thơ Phạm Sỹ Sáu đã xuất bản các tập thơ: Hãy mở lòng ra mùa thu tới (1973), Khúc ca vào chiến dịch (1982), Điểm danh đồng đội (1988), Chia tay cửa rừng (2002), Khúc ca đồng đội (2008) và trường ca Ra đi từ thành phố (1994). Trong sổ tay của nhiều người, nhất là những người lính Tây Nam, tôi đã gặp những bài thơ thời chiến của Phạm Sỹ Sáu được ghi chép một cách trân trọng: Điểm danh đồng đội, Gửi bạn bè làm xong nghĩa vụ, Thơ lính tặng những người con gái chưa quen, Trước đền Ăngco Vat, Với Poi Pét mùa mưa,…
- Sử dụng một thể thơ cũ để diễn đạt một tư tưởng mới, mà thành công, cũng là một sự sáng tạo, một cách làm mới thơ. Về nội dung, thơ anh đã ghi nhận và thể hiện được cuộc sống chiến đấu khốc liệt lẫn chiều sâu nội tâm cũng không kém phần “khốc liệt” của những người lính làm nghĩa vụ quốc tế.
- Giống như đời sống của người lính trên chiến trường, thơ tôi nhiều từ ngữ thô ráp, nhiều chi tiết trần trụi. Cho tới bây giơ, tôi cảm thấy mình còn mắc món nợ lớn với đồng đội, nhất là những người đã mãi mãi ngã xuống. Thơ tôi vẫn hướng về những cánh rừng biên giới, về những miền đất xa xôi của chiến trường xưa…
- Dù xương máu đổ ra không ít nhưng hình như cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam và phía Bắc ít được nhắc đến như hai cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ. Anh có cảm giác như vậy không?
- Tôi có cảm giác cuộc chiến tranh biên giới dễ bị lãng quên. Dù mới trôi qua gần mười lăm năm nhưng nó đã mất hút trong tiềm thức nhiều người. Vì vậy, đội ngũ cầm bút về cuộc chiến tranh này ít, dù số người trực tiếp cầm súng rất đông, xương máu đổ ra rất nhiều.
- Bây giờ bình tâm nhìn lại, anh thấy có sự khác biệt gì giữa cuộc chiến tranh này so với hai cuộc chiến chống Pháp và chống Mỹ? Đâu là sự khó khăn lớn nhất mà người lính tình nguyện phải vượt qua cả vật chất lẫn tinh thần?
- Đây là một cuộc chiến tranh khốc liệt nhưng không ác liệt. Kẻ địch không mạnh. Nhưng quân ta hy sinh nhiều. Một phần vì chủ quan. Một phần do còn hậu phương để lui về. Tiến một trăm mét thì có thể hy sinh. Lùi một trăm mét lại sống cuộc sống hòa bình. Cuộc đấu tranh tư tưởng của người lính trên chiến trường đối với bản thân mình mạnh mẽ hơn thế hệ chống Pháp và chống Mỹ. Hai thế hệ trước chỉ có một con đường là tiến thẳng ra mặt trận, vì hậu phương cũng là tiền tuyến. Còn đối với người lính tình nguyện ở Campuchia, hậu phương tuy có khó khăn khổ nhọc nhưng không đổi bằng mạng sống. Hơn nữa, nếu anh không can đảm, đủ bản lĩnh trên chiến trường mà “quay” về thì dư luận cũng không gay gắt. Cái lớn của người lính trong cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam lẫn phía Bắc là vượt qua chính mình để chấp nhận điều đó.
- Vâng, có thể nói chỉ những người lính trực tiếp tham chiến như anh mới cảm nhận được điều đó. Thuở còn trên chiến trường, có vị chỉ huy nào còn để lại trong anh sự cảm phục?
- Những vị chỉ huy ở Bộ tư lệnh Mặt trận 479 và Sư đoàn 5 mà tôi giữ nhiều ấn tượng sâu sắc là Trung tướng Hồ Quang Hoá, Thiếu tướng Anh hùng Trần Đối, Thiếu tướng Huỳnh Văn Bê, Đại tá Nguyễn Đức Bao. Ở cấp trung đoàn và tiểu đoàn tôi rất mến phục các anh Nguyễn Trùng Dương, Nguyễn Cao Sang, Xuân Oanh…
- Từ năm 2003, anh bắt đầu hành trình trở lại thăm chiến trường xưa. Ấn tượng mạnh khi mỗi lần anh trở lại đất nước Chùa Tháp là gì?
- Tôi rất ngạc nhiên trước sự thay đổi, chuyển biến đi lên mạnh mẽ của một đất nước từng bị chìm đắm trong chiến tranh dai dẳng. Trên mỗi mét đất tôi như cũng gặp lại tuổi trẻ mình cùng đồng đội trong mưa bom bão đạn. Đi lại những con đường mà ngày xưa đã đi tôi vẫn không cảm thấy lạ lẫm.
Từ Battambang đi Sisophon, Poi Pet, Siem Reap có những đoạn đường tôi cứ nghẹn ngào không thể nói nên lời, đang đọc thơ mà nước mắt tuôn trào. Nhìn cuộc sống thanh bình, nhộn nhịp của những vùng đất hai mươi năm trước còn là chiến trường khốc liệt nhất, tôi bồi hồi nhớ về sự hy sinh vô giá của bạn bè đồng đội. Máu xương của những người lính tình nguyện đã đổ xuống đây khá nhiều để có được như ngày hôm nay. Tôi đứng trước niềm vui lớn mà cũng là nỗi buồn lớn!
             PHAN HOÀNG ( trích )
      Nguồn: vietimes.vietnamnet.vn
********
Bìa tập thơ "Khúc ca đồng đội". Mình cũng chưa có. Chắc phải tìm mua.
« Sửa lần cuối: 28 Tháng Bảy, 2009, 09:37:06 am gửi bởi tribeco » Logged

như chưa hề cầm súng...
yta262
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1694


y tá e262, f302, MT479


« Trả lời #15 vào lúc: 28 Tháng Bảy, 2009, 11:06:15 am »

Dù xương máu đổ ra không ít nhưng hình như cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam và phía Bắc ít được nhắc đến như hai cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ. Anh có cảm giác như vậy không?
-------

Câu hỏi này rất thú vị! Yta cũng hơi cay cú về giai đoạn cận sử này. Đọc lịch sử dân tộc, hình như ít khi nào dân tộc Việt phải lưỡng đầu thọ địch như trong giai đoạn năm 78-79, phía Nam 10 vạn quân Pôn Pốt, phía Bắc 60 vạn quân TQ áp sát biên giới, vậy mà chỉ trong vòng 3 tháng, tất cả 70 vạn quân bị đánh trí mạng bỏ chạy, 1 về TQ, 1 lưu lạc qua Thái để ở nhờ. QĐNDVN đã làm được việc này, lại còn giúp cho dân tộc Khmer hồi sinh sau nạn diệt chủng, chiến công này có vĩ đại không các bạn? Vậy mà ít được ai nhắc đến, dù ai cũng biết? Có thể nói lịch sử ví như 1 tác phẩm nghệ thuật. Đợi đến khi nghệ sĩ chết lâu rồi thì tác phẩm để lại cho đời sau mới có giá trị. Van Goh thời còn sống không có 1 xu dính túi, tác phẩm bán đắt nhất chỉ đủ trả tiền cho 1 bữa ăn. Vậy mà sau khi ông ta đã nằm xuống, người ta mới dành giật mua tranh và rồi mới tưởng nhớ tới 1 nghệ sĩ tài danh đã qua đời  Huh
« Sửa lần cuối: 28 Tháng Bảy, 2009, 11:13:28 am gửi bởi yta262 » Logged

Đạn bom ơi ... lòng tham ơi ... khí giới nào diệt nổi dân ta ...
trachvandung
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 747



« Trả lời #16 vào lúc: 28 Tháng Bảy, 2009, 11:20:37 am »

Tôi có bản số hoá "Khúc ca đồng đội" Bác nào muốn tôi gửi tặng
Logged
tuaans
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 3774


« Trả lời #17 vào lúc: 28 Tháng Bảy, 2009, 01:30:59 pm »

Có cái này phải không bác?  Roll Eyes
http://docs.google.com/Doc?docid=0ARcEsfL-hqnvZGNnN243NHdfNGY1N2ozNThm&hl=en
Logged
tribeco
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 973



« Trả lời #18 vào lúc: 28 Tháng Bảy, 2009, 02:38:24 pm »

  Grin Đúng rồi bác ạ,
Trang gốc nó ở đây :
http://phongdiep.net/default.asp?action=article&ID=6250
http://phongdiep.net/default.asp?action=article&ID=6178
http://phongdiep.net/default.asp?action=article&ID=6463
http://phongdiep.net/default.asp?action=article&ID=6464
Logged

như chưa hề cầm súng...
trachvandung
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 747



« Trả lời #19 vào lúc: 28 Tháng Bảy, 2009, 03:19:01 pm »

Bìa tập thơ "Khúc ca đồng đội". Mình cũng chưa có. Chắc phải tìm mua.


Các bác đã biết link chỉ việc tải về in ra mà nghiền làm gì phải mua
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM