Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 11:39:23 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Mình là lính e55 ( e732 )  (Đọc 283239 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
tribeco
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 973



« Trả lời #290 vào lúc: 20 Tháng Năm, 2010, 01:09:05 pm »

- Bản đồ Cambodia Map
  Nguồn : http://www.tuaans.110mb.com/Maps/CamMap.htm  ( do bác H3Hung sưu tầm giới thiệu )



    Bản đồ có độ phân giải chất lượng cao, có thể tải tuần tự từ mỗi ô ( ví dụ ô trong ảnh:   ND 48-15 ) về máy của mình .
    Bản đồ chi tiết, to rõ :kích thước mỗi ô khoảng 5000x3800_ 5MB.
    Vì vậy nếu tải bình thường rất chậm có khi bị gián đoạn. Cách khắc phục: dùng chương trình download chuyên nghiệp; tribeco đã thử dùng chương trình IDM để tải ( Internet Download Manager ): rất nhanh!.   Wink
    Các cựu binh sử dụng nó để tìm lại các địa danh xưa thì mát trời ông địa  Grin Grin Grin
« Sửa lần cuối: 20 Tháng Năm, 2010, 10:38:18 pm gửi bởi tribeco » Logged

như chưa hề cầm súng...
minhchau_d2e551978
Thành viên
*
Bài viết: 46



« Trả lời #291 vào lúc: 21 Tháng Năm, 2010, 03:22:26 pm »

        Trước khi chuyển đến các bạn đồng đội ở d2, e55 một câu chuyện bên lề trong  trận đánh giải vây trung đoàn 316 tại bờ đông của sông Mê Kông vào đầu tháng 1 năm 1978, tôi xin được trãi lòng với những kỷ niệm của một thời để nhớ, mặc cho năm tháng có qua đi, cuộc sống đã có bao biến đổi và ký ức chiến tranh đã lùi xa hơn 30 năm qua. Đây có thể sẽ là mẫu chuyện sau cùng của tôi kể về những hoạt động chiến đấu của d2, e55 trước khi trung đoàn rời Svay cheăk để vào chiến dịch.

                         LỜI HỨA DÀNH CHO NHỮNG NGƯỜI NẰM XUỐNG
                                               ____________

         Câu chuyện này diễn ra một tuần sau trận d2 “phá vây” trên “Đồi không tên”.
         …Không biết mình có còn tồn tại hay không? sau những ngày chiến đấu sắp tới, nhưng trong suốt chặng đường chiến đấu của chiến dịch phản công ở Mặt trận Tây Nam, lúc nào tôi mang theo bên mình lời hứa với những người đã nằm xuống trên ngọn đồi “không tên” kia, rằng tôi và những người đồng đội, bạn bè của họ sẽ không để họ phải ở lại một mình trên đồi.
         Sau hai ngày đêm bị bao vây và chịu đựng hàng loạt đạn pháo, cối của địch. Khi ngày thứ hai sắp đi qua, cũng là lúc tiểu đoàn 2 phải tự mình quyết định việc rời khỏi ngọn đồi này trước khi trời tối… Thời gian lúc đó tôi đoán vào khoản 3 giờ chiều, sau khi nghe các chiến sĩ trinh sát của tiểu đoàn báo cáo về tình hình địch ở các hướng dưới chân đồi, tiểu đoàn quyết định cho một số chiến sĩ nuôi quân cùng với trinh sát tiểu đoàn len qua các kẻ hở trong vòng vây của bọn lính Pôn Pốt để tìm cách bắt liên lạc với các đơn vị đang trụ dưới chân đồi để tìm cách nhận lương thực và nước uống cho bộ đội còn đang bị kẹt lại trên đồi. Không có nước, nhiều đồng chí sáng nay đã phải uống nước tiểu của chính mình.
         Kế hoạch tưởng chừng như có thể thực hiện được như dự kiến, nhưng không! bọn địch nham hiểm đã phát hiện được kế hoạch của ta ngay từ đầu, nhưng chúng không vội chặn đánh, mà âm thầm chuẩn bị trận địa mai phục bằng mìn và hỏa lực đại liên để chờ đánh chặn và tiêu diệt các chiến sĩ nuôi quân của ta khi mang thực phẩm và nước uống trở ngược lên đồi… Nằm trên đồi nghe tiếng mìn nổ, tiếng đạn đại liên nổ điên cuồng và những loạt AK chống trả yếu ớt ! tôi biết đồng đội của mình đang lâm nguy mà lòng dạ nóng như lữa đốt… Khi chúng tôi đẩy lùi được toán lính phục kích xuống núi thì hầu như trong toán công tác không còn sống sót, chỉ có những chiến sĩ trinh sát bằng phản ứng nhanh nhẹn đã vượt qua được lưới đạn của ổ phục kích, nhưng không ai trong số họ lại không có thương tích, số chiến sĩ còn lại  hầu như bị giết bởi những phát súng bắn gần và lưỡi lê… Tôi ôm Hoằng thằng bạn chơi với nhau từ thưở nhỏ trong tay mà người nhuốm đầy máu của nó!.. trong hơi thở yếu ớt của một người đang hấp hối nó căn dặn tôi : “Anh em trên núi rất khát, mày cố mang nước lên cho anh em …!” nói chưa dứt câu nó gục chết ngay trên tay tôi. Nhìn chiếc balô đựng lương khô và những chiếc bình tong đựng nước lỗ chỗ vết đạn vẫn còn được nó nắm chặt trong tay … nước mắt tôi chảy ra mà lòng thì tràn đầy căm hận!
         Buổi chiều ngày thứ hai, kể từ lúc bị vây, sức cơ động chiến đấu của cán bộ, chiến sĩ d2 gần như cạn kiệt hoàn toàn, do nhiều lần phải xuống, rồi lại dùng sức trèo lên đỉnh đồi vì không thể vượt qua được hàng rào hỏa lực của bọn lính Pôn Pốt khi chúng hoàn toàn làm chủ trận địa. Lần thứ hai các chiến sĩ trinh sát còn lại của tiểu đoàn, tiếp tục tìm kiếm hướng bố trí được xem là mõng nhất của địch để dùng xung lực đánh đòn quyết chiến nhằm  phá vòng vây để đưa các đồng chí chỉ huy tiểu đoàn bộ về cánh rừng phía Tây của “Đồi không tên” và cũng để có điều kiện chăm sóc, cứu chữa cho các đồng chí thương binh. Đối với những chiến sĩ đã hy sinh tiểu đoàn phân công cho các chiến sĩ thuộc các đơn vị trợ chiến  tham gia phối thuộc hỗ trợ để mang về tuyến sau, theo hướng bộ binh sẽ tiến hành đột kích.
         … Sau khi nhận được quyết định sau cùng của BCH trung đoàn, khoản 5 giờ chiều, các trung đội bộ binh của c7 và c8 (Riêng c6 ngay từ khi trận đánh mới bắt đầu diễn ra đã bị chặn đánh và đẩy lùi về phum, nên bị chia cắt hoàn toàn với đội hình chiến đấu của tiểu đoàn còn kẹt lại trên đồi…!) theo trinh sát dẫn đường, chia thành hai mũi dùi thẳng vào đội hình định để phá vây.
Với quyết tâm cao độ của tiểu đoàn, bọn địch buộc phải nới lõng vòng vây và chỉ cần chờ như thế các trung đội bộ binh nhanh chóng tổ chức việc bảo vệ cho tiểu đoàn bộ và bộ phận vận tải đưa thương binh rời khỏi trận địa. Rất may là trên đường rút khỏi trận địa d2 đã nhận được chi viện ngoài dự kiến của một tiểu đoàn đặc công được bố trí ở ngọn đồi phía sau tiếp giáp với trận địa “Đồi không tên”.
         …Thật đúng là họa vô đơn chí! trong lúc chuyển thương ra khỏi trận địa, do trời đã sụp tối nên hai chiếc cáng cuối cùng do các chiến sĩ c9, d2 đảm trách bị lạc hướng đi ngày vào bãi mìn của địch …! Mìn nổ … làm cho cả 04 đồng chí cáng thương bị trọng thương do mìn KP2 của địch, trong đó có hai đồng chí bị thương quá nặng nên đành phải nằm lại bên cạnh những đồng đội đã hy sinh. Ngay trong đêm được lệnh của trung đoàn chúng tôi bí mật tìm đường trở lại vị trí các đồng chí tử sĩ và thương binh để tìm cách giải cứu nhưng bất thành vì trời quá tối, còn chúng tôi thì đã hoàn toàn kiệt sức.
         Sáng hôm sau, vào lại nơi các chiến sĩ hy sinh để đưa tử sĩ xuống chân đồi, nhưng chưa kịp mang thi hài các liệt sĩ ra khỏi bãi mìn thì pháo địch đã dập đúng vào vị trí của các tử sĩ nằm lại, nguyên nhân là do chúng tôi đã để cho lựu đạn cài dưới xác các tử sĩ phát nổ khi đang tìm cách kéo ra ngoài bãi mìn, vậy là đành phải nhìn anh em hy sinh lần thứ hai và để anh em nằm lại… rất buồn!. Rất may là ở nhóm còn lại, các chiến sĩ trinh sát d2 đã bảo đảm được bí mật khi tiếp cận vị trí nơi anh Trung “khàn” tiểu đoàn trưởng hy sinh, nên nhờ vậy mà anh đã được yên nghĩ trên đất mẹ một ngày sau đó. Trước khi rút ra theo lệnh của tiểu đoàn để tránh thêm thương vong, tôi cố ghi vào trí nhớ của mình vị trí nằm lại của những người đã hy sinh để không nhằm lẫn việc nhận thi hài nếu mai này tôi còn sống sót và có cơ hội quay về đây!
         Ba hôm sau, tôi đoán là ngày 26 tháng 12 năm 1978, trung đoàn 55 rút khỏi “Đồi không tên”, kết thúc những ngày chiến đấu đầy hy sinh gian khổ ở Svay Cheăk để bắt đầu cho những trận đánh vang dội làm nên danh tiếng của một trung đoàn anh hùng trong chiến tranh biên giới Tây Nam của Tổ quốc.
Tái bút :
          Tôi may mắn thực hiện được lời hứa của mình khi được sư đoàn 303 chọn đi cùng với anh Sơn đại đội trưởng đại đội 8 và 6 cán bộ, chiến sĩ  thuộc d trinh sát và d Công binh của sư đoàn. Trong chuyến công tác đặc biệt trở lại “Đồi không tên” vào đầu năm 1980, có lẽ được đồng đội hy sinh tại đây “phù hộ” nên tôi đã có đến 3 lần gặp may : lần thứ nhất  tôi đã rất may mắn khi dẫn đoàn công tác về đúng vị trí nơi 3 liệt sĩ của d2 còn nằm lại mà không phải dò tìm lâu (các anh khen, tôi có khiếu làm lính trinh sát vì có trí nhớ tốt, còn tôi thì linh cảm mách bảo rằng do được anh em thương nên phù hộ); cái may lần thứ hai là sau khi nhận được đầy đủ hài cốt của các liệt sĩ trên đường xuống núi, tôi dẫn cả tổ đi lạc, tuy bị lạc nhưng lại lạc nhằm vào trận địa đánh nhau của đặc công ta với lính Pôn Pốt vào năm 1978 nên dù chẳng cần đánh nhau cũng thu được chiến lợi phẩm gồm : 01 khẩu M79; 01 AK 47 và 01 khẩu K54; cái may thứ ba là cái may buồn cười nhất… số là trong lúc dò tìm đường xuống chân núi tôi đã vô ý đá mạnh vào một sợi dây thép nhỏ màu xanh lá… làm tung lên … quả lựu đạn M67 đã được bọn lính Pôn Pốt trước đây cài để chặn đường lên núi của bộ đội đặc công ta… theo phản xạ, tôi phóng người chộp lấy quả lựu đạn để ném ra xa… nằm xuống chờ tiếng nổ… nhưng chờ mãi vẫn không nghe có tiếng nổ, hóa ra quả lựu đạn được gài bởi một thằng địch lười, nên nó đã không thay cái chốt lựu đạn bằng một cái kim gài nên khi chôn lâu trong đất chốt gài đã rĩ sét không thể tuột ra được! Mừng cho tôi thoát chết, nhưng sau khi nghe tôi giải thích hành động phóng mình theo quả lựu đạn, rồi bóp chặt nó trong tay để nó khỏi bung “muỗng” và nổ …không ai trong tổ công tác nhịn được cười vì cái cách “xử lý” quá hài hước của tôi.
         Ngày hôm sau, khi tìm đường lên núi ở một hướng khác để tìm thi hài các đồng chí trinh sát của sư đoàn một quả mìn nhảy KP2 đã nổ! vậy có thêm một chiến sĩ Công binh hy sinh, rất may là các thành viên khác khi lên núi đã giữ đúng cự ly về quãng cách nên không ai bị thương … có lẽ chỉ có ở đây mới nói được hết sự tàn bạo và nguy hiểm của cuộc chiến .


Logged
phumtarop
Thành viên
*
Bài viết: 221


1978 - một thời để nhớ...


« Trả lời #292 vào lúc: 28 Tháng Năm, 2010, 01:25:11 pm »

        Trước khi chuyển đến các bạn đồng đội ở d2, e55 một câu chuyện bên lề trong  trận đánh giải vây trung đoàn 316 tại bờ đông của sông Mê Kông vào đầu tháng 1 năm 1978, tôi xin được trãi lòng với những kỷ niệm của một thời để nhớ, mặc cho năm tháng có qua đi, cuộc sống đã có bao biến đổi và ký ức chiến tranh đã lùi xa hơn 30 năm qua. Đây có thể sẽ là mẫu chuyện sau cùng của tôi kể về những hoạt động chiến đấu của d2, e55 trước khi trung đoàn rời Svay cheăk để vào chiến dịch.

                         LỜI HỨA DÀNH CHO NHỮNG NGƯỜI NẰM XUỐNG
                                               ____________

         Câu chuyện này diễn ra một tuần sau trận d2 “phá vây” trên “Đồi không tên”.
         …Không biết mình có còn tồn tại hay không? sau những ngày chiến đấu sắp tới...
         ... một quả mìn nhảy KP2 đã nổ! vậy có thêm một chiến sĩ Công binh hy sinh, rất may là các thành viên khác khi lên núi đã giữ đúng cự ly về quãng cách nên không ai bị thương … có lẽ chỉ có ở đây mới nói được hết sự tàn bạo và nguy hiểm của cuộc chiến .


    Chiến tranh là vậy đó,mất mát và hy sinh... ?! chỉ có những người lính,mà phải là lính xong pha ngoài trận mạc mới cảm nhận hết được ý nghĩa của "nó".Sau 30/04/1975 cứ nghỉ là anh em mình được an sống trong hoà bình.Vậy mà chiến tranh đã xảy ra ở hai miền đất nước vì ngoại xâm (biên giới Tây Nam 1978 và phía Bắc 1979).Lúc ấy anh em mình còn trẻ lắm...Trong suốt chiếu dài lịch sử dựng nước và giử nước của cha anh, Ít ra thì chúng ta những người "lính một thời" củng cảm thấy an tâm khi đã góp mặt trong công cuộc bảo vệ tổ quốc.
    Giờ về rồi làm "phó thường dân",anh em mình "già" hết rùi,không còn vác nặng balô súng đạn hai ba mươi kg trên vai để hành quân một ngày 30Km,không thể lội suối băng rửng liên tục được nữa rồi...hy vọng lớp trẻ ngày nay sẽ khoẻ hơn,giỏi hơn anh em mình ngày xưa,chắc tay súng để giữ gìn biên cương tổ quốc,nhất định không để bọn ngoại xâm có đường quay về.
Logged
haanh
Thượng tá
*
Bài viết: 5795


HOT nhất forum


« Trả lời #293 vào lúc: 28 Tháng Năm, 2010, 08:15:13 pm »

hehe 1 anh lính của sư 303 khi được em cho xem những bài viết này đã xúc động lắm . Bác ấy là lính của E33 cùng tham gia với E55 những trận đánh vào thời điểm này . Bác ấy hỏi các bác E55 còn nhớ anh em E33 không ?
Logged

NAM QUỐC SƠN HÀ NAM ĐẾ CƯ .
minhchau_d2e551978
Thành viên
*
Bài viết: 46



« Trả lời #294 vào lúc: 29 Tháng Năm, 2010, 04:58:08 pm »

        Theo thông tin tham khảo, tôi được biết ngoài e77 của Đoàn La Ngà Quân khu 7, trung đoàn 316 của sư đoàn 2, trung đoàn 33 là một đơn vị độc lập làm nhiệm vụ bảo vệ bờ biển đặc khu Vũng Tàu – Côn Đảo được hợp nhất với trung đoàn 55 của sư đoàn 5 để hình thành sư đoàn bộ binh 303 thuộc Quân khu 7. Sau chiến dịch giải phóng Phhnum Pênh cùng với sư đoàn 303 trung đoàn 33 chuyển quân ra chi viện cho mặt trận biên giới phía Bắc, nhưng chỉ đứng chân ở Tỉnh Hà Nam Ninh cũ.

         Trong quãng thời gian từ tháng 11 năm 1978 đến quãng tháng 3 năm 1979, trong đội hình chiến đấu của d2, e55 chúng tôi chưa có một trận đánh nào phối hợp cùng e33. Chỉ nhớ tháng 11/1978 khi tiến vào khu vực rừng dầu của Phum Svay cheak, d2 e55 đã thay cho một bộ phận của e33 đảm trách một khu vực phòng ngự ở phía Nam lộ 13 và đến đầu năm 1979 một lần nữa d2, e55 lại về thay cho e33 đứng chân trên địa bàn huyện Stueng Trang của tỉnh Kampong Cham nằm bên bờ đông sông Mê Kông để làm nhiệm vụ truy quét và đánh phá các căn cứ quân sự của tàn quân Pôn Pốt trong các cánh rừng cao su bạt ngàn nằm về phía tây của huyện Stueng Trang, cùng thời điểm này d1 hoặc d3 được bố trí đứng chân ở huyện Krouch chhmar phía bờ tây sông Mê Kông.

         Nhìn cách xây dựng hệ thống hầm, hào chiến đấu của e33, về phương diện chủ quan tôi đánh giá đây là một trong những đơn vị có nhiều kinh nghiệm với chiến thuật tổ chức phòng ngự chiều sâu, hoàn toàn khác với sở trường của e55 đơn vị chủ lực của f303 với khả năng cơ động nhanh và thiện chiến trong cách đánh vận động tấn công cấp tiểu đoàn. Do khác nhau về nhiệm vụ và địa bàn đứng chân nên chưa có dịp giao lưu cùng các bạn của e33, rất mong nhận được sự quan tâm và chia sẻ của các bạn về những ngày chiến đấu bên nhau trong đội hình f303. Minh Châu D2, E55
   
Logged
phumtarop
Thành viên
*
Bài viết: 221


1978 - một thời để nhớ...


« Trả lời #295 vào lúc: 30 Tháng Năm, 2010, 01:35:01 am »

        Theo thông tin tham khảo, tôi được biết ngoài e77 của Đoàn La Ngà Quân khu 7, trung đoàn 316 của sư đoàn 2, trung đoàn 33 là một đơn vị độc lập làm nhiệm vụ bảo vệ bờ biển đặc khu Vũng Tàu – Côn Đảo được hợp nhất với trung đoàn 55 của sư đoàn 5 để hình thành sư đoàn bộ binh 303 thuộc Quân khu 7. Sau chiến dịch giải phóng Phhnum Pênh cùng với sư đoàn 303 trung đoàn 33 chuyển quân ra chi viện cho mặt trận biên giới phía Bắc, nhưng chỉ đứng chân ở Tỉnh Hà Nam Ninh cũ.


        Thông tin của bác M.châu là chính xác. sư đoàn 303 bộ binh của QK7 được thành lập khi chiến tranh biên giới Tây Nam nổ ra, gồm có 03 trung đoàn khinh chiến và 01 trung đoàn pháo chưa tính các đơn vị trợ chiến trực thuộc.Khi sư đoàn 303 được điều sang chiến trường K,để giữ bí mật phiên hiệu các đơn vị tác chiến cấp trung đoàn được thay đổi theo thứ tự : Trung đoàn 33 ( E731 ),trung đoàn 55 ( E732 ),trung đoàn 316 ( E733) và trung đoàn 77 pháo binh ( E734 ).

        Khi lực lượng của sư 303 sang K thì trung đoàn 33 qua sau cùng.mình còn nhớ trong các cuộc hành quân E55 vừa đi vừa đánh từ ngã ba Kchay lên đến cầu sông Té ( lộ 13 Nam Svay Cheak ) thường gặp đội hình hành quân của E316,nhưng không gặp đội hình của E33 ,có lẻ do cắt rừng hành quân từ Snuol cặp theo Đông lộ 13 thẳng tiến nên đến Svay Cheak trước E55, Trung đoàn 33 chắc chắn đã đụng độ với F260 của Pot sau khi E316 bị tập kích.
Logged
phumtarop
Thành viên
*
Bài viết: 221


1978 - một thời để nhớ...


« Trả lời #296 vào lúc: 30 Tháng Năm, 2010, 02:20:45 am »

       
         Trong quãng thời gian từ tháng 11 năm 1978 đến quãng tháng 3 năm 1979, trong đội hình chiến đấu của d2, e55 chúng tôi chưa có một trận đánh nào phối hợp cùng e33. Chỉ nhớ tháng 11/1978 khi tiến vào khu vực rừng dầu của Phum Svay cheak, d2 e55 đã thay cho một bộ phận của e33 đảm trách một khu vực phòng ngự ở phía Nam lộ 13 và đến đầu năm 1979 một lần nữa d2, e55 lại về thay cho e33 đứng chân trên địa bàn huyện Stueng Trang của tỉnh Kampong Cham nằm bên bờ đông sông Mê Kông để làm nhiệm vụ truy quét và đánh phá các căn cứ quân sự của tàn quân Pôn Pốt trong các cánh rừng cao su bạt ngàn nằm về phía tây của huyện Stueng Trang, cùng thời điểm này d1 hoặc d3 được bố trí đứng chân ở huyện Krouch chhmar phía bờ tây sông Mê Kông.    


        Bác châu nhắc lại mình mới nhớ. Vào đầu năm 1979 mình có đi phối thuộc với D2 hành quân truy quét tàn quân của sư 260 và 603  dạt từ Kratíe và Chhlong về ở khu vực huyện "Đầm Be" rừng cao su bạt ngàn,lúc đó vùng trách nhiệm của D1 phum Krouch chhmar ở phía Bắc D2 ,còn tiểu đoàn 3 ở xã Kompong Treas bờ Đông sông Mékong.Nói chung là E55 hoạt động ở Huyện "Đầm Be" để thay chân cho trung đoàn 33 được điều sang hoạt động ở bờ Tây sông Mékong (thuộc huyện Chamkar lue-Kampongcham ) sát bên vùng trách nhiệm của E55. Và củng ngay sau đó trung đoàn 33 đã bị F603 của Pot vây hãm ở phum Ampil cách thị trấn Chamkar lue hơn 10Km và E55 được điều từ Đầm Be sang để giải toả.sau cái vụ này E55 được sư đoản điều về Boskhanor và D2 đồn trú luôn tại khu vực Chamkar caosu gần thi trấn Chamkar lue. 
« Sửa lần cuối: 31 Tháng Năm, 2010, 05:35:15 am gửi bởi phumtarop » Logged
minhchau_d2e551978
Thành viên
*
Bài viết: 46



« Trả lời #297 vào lúc: 01 Tháng Sáu, 2010, 06:50:16 am »

                    CÂU CHUYỆN CỦA MỘT NGƯỜI LÍNH TÌNH NGUYỆN
                                    VỚI TÊN LÍNH ĂNG KA
                                               ________
      Sau hơn hai tháng tranh chấp quyết liệt giữa E55 với các đơn vị thuộc sư đoàn 260 của Pôn Pốt ở khu vực phía Nam của “Đồi không tên” trên đường 13, ngày 26 tháng 12 năm 1978, trung đoàn 55 được lệnh rời Svay cheăk chấm dứt những chuổi ngày đầy gian khó và hy sinh giữa cái nắng như thiêu đốt trong những cánh rừng dầu. Theo đường 13, cùng với các cánh quân của sư đoàn 5 chúng tôi tiến về thị xã Kratié mục tiêu đầu tiên của chiến dịch phản công biên giới Tây Nam…

      Chiều ngày 28 tháng 12 năm 1978, sau 2 ngày đêm, hành quân xuyên rừng những đơn vị sau cùng của D2, E55 tiếp cận trận địa lúc mặt trời vừa khuất sau những rặng cây phía bên kia bờ Tây sông Mê Kông. Dưới ánh nắng chiều còn sót lại, từ ngoại vi của thị xã chúng tôi có thể quan sát được sinh hoạt của một số tên lính Pôn Pốt bên trong thị xã, điều đó cho thấy bọn địch bên trong thị xã chưa nhận biết được sự có mặt của quân ta đang dần khép chặt vòng vây bên ngoài thị xã, chúng tôi mừng thầm vì yếu tố bất ngờ sẽ là một lợi thế cho chúng tôi khi chiến dịch sẽ chính thức bắt đầu vào rạng sáng mai.

      …Tiếng gà gáy sáng vọng ra từ bên trong Phum báo hiệu giờ nổ súng đã đến… 6 giờ sáng ngày 29 tháng 12 năm 1978, dưới sự yểm trợ của trọng pháo, các cánh quân của E55 và các trung đoàn bộ binh của sư đoàn 5 đồng loạt nổ súng tấn công thị xã Kratié, một thành phố cổ kính, xinh đẹp và sung túc bên dòng Mê Kông … Trước khí thế tiến công như vũ bảo của quân tình nguyện Việt Nam, lực lượng của quân Khhme đỏ trấn giữ thị xã Kratié nhanh chóng bị đánh tan tác và cùng rút chạy về phía Nam thị trấn Chhlong.

      Đang trên đà tiến công truy kích bọn tàn binh của Pôn Pốt, trung đoàn 55 nhận được lệnh khẩn từ sở chỉ huy sư đoàn, ra lệnh cho đơn vị ngay lập tức hành quân ngược về bờ đông của sông Mê Kông để ứng cứu cho trung đoàn 316 đang gặp khó khăn tại đây. Theo dự báo, E55 sẽ có những trận đánh vô cùng ác liệt tại đây với quyết tâm thực hiện cho bằng được nhiệm vụ giải vây cho trung đoàn 316 và tiêu diệt phần sinh lực còn lại của các sư đoàn 260 và 603 của Pôn Pốt… Ngay sau khi được nhận thêm khẩu phần lương khô và bổ sung cơ số đạn các loại, các tiểu đoàn bộ binh của E55 triển khai hành quân ngay trước khi hoàng hôn buông xuống.

      Sau gần một ngày đêm hành quân thần tốc, các cánh quân của  trung đoàn 55 đã nhanh chóng tiếp cận trận địa phía bờ Đông của sông Mê Kông, bị phản kích bất ngờ từ hai bên sườn địch nhanh chóng thay đổi chiến thuật, tổ chức lực lượng co cụm phòng ngự, thiết lập các ổ kháng cự ở các vị trí xung yếu trên trục đường chính dẫn vào phum Prêk chămlak, theo kế hoạch tác chiến của trung đoàn, đây cũng sẽ là hướng tiến công chính của trung đoàn 55 vào thị trấn Chhlong.

      Trận đánh diễn ra vào lúc mờ sáng… 5 giờ 40 phút các đại đội của tiểu đoàn bộ binh 1 và 2 đã áp sát trận địa… 6 giờ 05 phút sau loạt cối 82ly của các đại đội trợ chiến bắn cấp tập vào trung tâm của đội hình địch, trên hướng tấn công của mình các đại đội bộ binh của D2 khép chặt vòng vây, dùng hỏa lực mạnh của DKZ, B40, B41 và thượng liên 12ly 7 công kích dữ dội vào các điểm đề kháng của bọn lính Pôn Pốt trên dọc bờ sông. Trên hướng tiến công của đại đội 8, tiểu đội do tôi đảm trách chỉ còn cách các công sự của bọn lính Pôn Pốt khoản 150m. Sau hai đợt xung phong bất thành do không thể vượt qua cánh đồng phía trước mặt dưới làn đạn đại liên được bắn như rãi trấu từ một công sự nổi được thiết lập ngay cửa ngõ của con đường chính dẫn vào phum Prêk chămlak … đã có một số chiến sĩ ta bị thương vì trúng đạn đại liên của địch! Sau phút hội ý chớp nhoáng của BCH đại đội 8 với chỉ huy trung đội của các mũi tấn công, một tổ xung kích gồm có tôi và 2 chiến sĩ được trang bị súng chống tăng B41 và M72 nhận nhiệm vụ tiêu diệt ổ đề kháng và khẩu đại liên của địch, để tạo cửa mở cho đại đội 8 xung phong đánh chiếm mục tiêu.
Để giúp chúng tôi thuận lợi trong việc tiếp cận mục tiêu, trung đội 8 và 9 của C8  làm nhiệm vụ nghi binh liên tục nổ súng chế áp và kêu gọi bọn địch đầu hàng nhằm làm lạc hướng chú ý của địch, lợi dụng vào địa hình mấp mô với những hàng cây thấp mọc ven sông chúng tôi khẩn trương vận động để tiếp cận mục tiêu … khoảng cách được thu ngắn dần từ 150m, còn 80m, rồi 40m từ vị trí này chúng tôi đã có thể quan sát toàn bộ mục tiêu và cũng đã có được một góc bắn tốt để ngay loạt đạn đầu tiên phải khoan thủng cho bằng được cái công sự nổi đang gây khó dễ cho các đại đội bộ binh đang phải trụ lại bên kia cánh đồng dưới những bờ đất thấp.

     Yêu cầu của Ban chỉ huy đại đội là phải hành động thật khẩn trương để không làm lộ ý định chiến đấu. Một phút để chúng tôi thống nhất hành động… tất cả đã vào đúng vị trí … sau cái phất tay làm hiệu lệnh… bằng một thái độ bình tĩnh đến lạnh lùng và khả năng tác xạ chính xác, xạ thủ B41 Lê Văn Trợ từ vị trí ẩn nấp vươn mình đứng dậy lấy nhanh đường ngắm… khai hỏa đưa quả đạn B41 cắm ngay bên cạnh cửa hầm… sức công phá của quả đạn đã khiến khẩu đại liên ngay lập tức im tiếng, không để cho bọn lính Pôn Pốt kịp hoàn hồn, tiểu đội phó Nguyễn Việt Thu bật dậy nã ngay một quả M72 vào giữa đám khói bụi, ngoài kia đồng đội của chúng tôi hò reo đầy phấn khích, tiếng thét xung phong vang dậy cả cánh đồng. Cả tổ xung kích đồng loạt rời vị trí lao lên phía trước … giữa đám khói bụi chưa kịp tan, chúng tôi phát hiện có 3 tên lính áo đen vừa vọt ra khỏi hầm chạy theo 2 hướng …vượt qua những loạt đạn bắn đuổi của trung đội 7, C8 hai tên lính đầu tiên đã may mắn thoát được qua phía bên kia hàng tre ven phum. Tôi phóng mình nhảy qua một đoạn mương bám sát tên còn lại đang chạy ngoằn nghoèo phía trước… bằng một động tác kỷ thuật của tư thế quỳ bắn, sau hai loạt điểm xạ tôi thấy tên địch khẻ loạng choạng rồi ngả chúi người về phía trước theo đà chạy của nó. Không để cho tên lính áo đen kịp phản ứng tôi lao nhanh đến và đạp mạnh lên cánh tay cầm súng của nó, vết thương trên đùi đang làm cho tên địch bị mất khá nhiều máu… sau tiếng thét “diệt” nòng súng khẩu AK trên tay tôi đã kề sát mang tai tên địch, ngón tay trỏ đã miết sát vào cò súng, đúng lúc ấy…!? tôi nghe một giọng nói run rẩy cất lên “xin đừng giết tôi”! tôi khẻ đưa nòng súng ra khỏi đầu nó, rồi nắm vai, lật nó ngã ngữa ra mặt đất, tôi nhìn thẳng vào mắt nó và như đọc thấy trong đó sự sợ hải chen lẫn sự cầu xin, tôi gằn giọng quát nó bằng một câu khẩu lệnh tiếng Khhmer được học vội trước lúc sang “K”,  “Lớt đay lơn” nó giơ ngay hai tay lên đầu, đưa mắt sợ sệt nhìn tôi rồi bằng một giọng nói rành rọt bằng tiếng Việt nó nói “xin anh đừng giết em, vì mẹ em là người Việt Nam”, đến lúc ấy tôi mới để ý đến gương mặt của tên lính áo đen. Một gương mặt trẻ măng, tôi đoán nó khoản 16 hay 17 tuổi gì đó, một mái tóc suôn và nước da trắng xanh. Tôi dịu giọng trấn an nó rồi xé ngay chiếc băng cá nhân mang theo bên mình băng vội vết thương trên đùi nó. Đỡ cho nó ngồi tựa vào lòng mình tôi chia cho nó những ngụm nước ít ỏi còn lại trong bình tong của mình.

      …Trước lúc bàn giao tên tù binh về tiểu đoàn bộ tôi hỏi nó “Nếu là người Việt Nam sau mày lại cầm súng tàn sát dân mình…!” nó nhìn tôi bằng đôi mắt đỏ hoe rồi nói “cả nhà em đã bị bọn Ăngka bỏ đói và giết chết từ sau ngày Phnum Pênh được giải phóng, riêng em chúng bắt em cầm súng theo chúng, nếu không em cũng sẽ bị Ăngka bỏ đói và bị đập đầu như ba và má của em…”.
…Sau những khoảnh khắc ngắn ngũi để lòng mình chùng xuống trước câu chuyện của tên tù binh đáng thương, tôi xoa đầu động viên nó rồi nhanh chân chạy vội theo đồng đội tiếp tục cuộc truy kích bọn tàn binh đang tìm cách bơi qua bên kia sông dưới lưới lữa của các loại hỏa lực đang được bộ đội ta trút xuống đầu những tên đồ tể không còn nhân tính.

      …Ba ngày sau, trên đường hành quân tiến đánh thị trấn Chhlong, lúc đội hình đi ngang qua hậu cứ của tiểu đoàn, tôi bất ngờ gặp lại nó, tên tù binh dễ thương, có cùng ngôn ngữ với tôi. Nhìn nó đứng bên rìa đường dõi mắt nhìn theo đoàn quân, tôi biết nó đang tìm tôi. Đoàn quân đã đi xa, khi ngoái nhìn lại phía sau tôi vẫn thấy nó đứng đó vẫy tay tiển tôi vào trận. Nhìn dáng nó đứng liêu xiêu bên đường chỉ với một cành tre nhỏ làm gậy, tôi mừng thầm, vì được biết vết thương tôi gây ra cho nó sẽ không làm nó bị mất chân, không gây cho nó nhiều đau đớn và làm cho nó bị tàn tật, tôi thật lòng mong cho nó sớm lành vết thương, để nó có được đôi chân khỏe mạnh mà tìm về quê ngoại, một miền quê yên lành bên dòng sông Vàm Cỏ Đông như nó đã từng nghe mẹ nó kể như thế về quê ngoại yêu thương.
   
      Năm nào cũng vậy, cứ mỗi khi cùng gia đình đón những ngày đầu năm mới dương lịch, tôi lại dành cho mình những giây phút riêng tư để nhớ về những kỷ niệm của hơn 30 năm trước, cái ngày mà nhân dân Kampuchia được giải phóng khỏi họa diệt chủng của bè lũ PônPốt – IêngXary. Với niềm tự hào của một chiến sĩ tình nguyện quân Việt Nam tôi kể lại câu chuyện này như một minh chứng sinh động về tính nhân văn của cuộc chiến, một cuộc chiến tranh bắt buột, được tiến hành vì hòa bình của đất nước và vì sự hồi sinh của một dân tộc anh em. 
                                                                                                                                                                           Phan Minh Châu
                                                                                                                                                                               C8. D2, E55
Logged
nguoi ham mo
Thành viên
*
Bài viết: 107


« Trả lời #298 vào lúc: 01 Tháng Sáu, 2010, 09:17:30 am »

                    CÂU CHUYỆN CỦA MỘT NGƯỜI LÍNH TÌNH NGUYỆN
                                    VỚI TÊN LÍNH ĂNG KA
                                               ________
     


Rất cảm động
Logged
bschung
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 870


"Mùa sang khấp khểnh tôi về...! "


« Trả lời #299 vào lúc: 01 Tháng Sáu, 2010, 04:25:43 pm »

Trích dẫn từ: link=topic=7742.msg228615#msg228615 date=1275358650
                    CÂU CHUYỆN CỦA MỘT NGƯỜI LÍNH TÌNH NGUYỆN
                                    VỚI TÊN LÍNH ĂNG KA
                                               ________
     

  Không biết trong hơn 20 sư đoàn quân polpot đó,có bao nhiêu tên lính mang 2 dòng máu Việt-k như tên tù binh may mắn này ! và nếu như nó không bị thương,bi bắt tại trận như thế,liệu nó có lại tiếp tục nhận một khẩu đại liên ,tiếp tục bắn vào các "anh em cô cậu" bên ngoại của nó không ?
 Polpot bắt lính trẻ con như thế (năm 1975 cu cậu chắc 12-13 tuổi ),và dạy cách giết người không gớm tay,không mảy may súc động,hoặc trực tiếp chứng kiến cảnh giết chóc hàng ngày ,thì thực sự có còn nhân tính !
  Tên lính này phải nói là :Đại đại hồng phúc khi gặp người lính đầy tính nhân đạo và giầu lòng trắc ẩn như bác minhchau, không biết rồi số phận người tù binh này sau này ra sao ,sau này bác có biết,có nge kể gì về anh ta không !
Logged

Nhân sinh bất như ý sự thường bát-cửu
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM