Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 10:26:24 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Vasily Grossman - Nhà văn nơi chiến trường  (Đọc 55269 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
huytop
Thành viên
*
Bài viết: 919


« Trả lời #50 vào lúc: 08 Tháng Ba, 2015, 02:27:58 pm »

       “Chúng ta phải chân thành cảm ơn pháo binh và những người lính. Các pháo đài của họ thật là tệ hại.”

       Sự thiếu hụt các công trình phòng thủ tại Stalingrad là vấn đề duy nhất được tất cả các chỉ huy cao cấp đồng ý. Chuikov phát hiện ra rằng các chiến lũy có thể bị xô đổ dễ dàng chỉ bằng xe tải. Gurov chỉ huy Chính trị Tập đoàn quân 62 nói rằng chẳng có một pháo đài nào tồn tại trong thực tế, và Tham mưu trưởng Krylov thì nói những cái được gọi là pháo đài đó thật nực cười. “Trong việc phòng thủ Stalingrad,” Chuikov sau này kể với Grossman, “Các viên sư trưởng trông cậy vào máu hơn là vào dây thép gai”.

      Chuikov đã trở thành người mà Grossman hiểu rất rõ trong suốt cuộc chiến, viên tướng này cũng thích giảng giải về kinh nghiệm trước đây của ông và vai trò của ông ở Stalingrad. “Tôi đã chỉ huy một trung đoàn khi còn ở tuổi 15,” ông kể cho Grossman về thời ông tham gia Nội chiến Nga. “Tôi cũng từng là chỉ huy nhóm cố vấn cho Tưởng Giới Thạch,” Chuikov nói thêm khi đang kể về năm 1941. Ông không đề cập đến chuyện việc ở Trung Quốc chứ không có mặt trong mùa hè thảm họa khi cuộc chiến bắt đầu là một thuận lợi lớn.

     Tập đoàn quân của Chuikov không chỉ mất tinh thần và thiệt hại nặng. Chỉ còn lại dưới 20.000 người, Tập đoàn quân này yếu hơn hẳn đối phương cả về quân số lẫn trang bị tại các khu vực then chốt ở trung tâm Stalingrad. Tại đây quân Đức có bốn sư bộ binh, hai sư thiết giáp và một sư cơ giới đánh từ phía tây tới nhằm hướng sông Volga. Hai mục tiêu then chốt của chúng là Mamaev Kurgan, một chiến lũy thời cổ của người Tartar nằm trên đồi cao 102m (thường gọi là Điểm cao 102), và bến phà qua sông Volga nằm ngay gần Quảng trường Đỏ (của Stalingrad). Chuikov tới bến phà này vào đêm 12/9 ngay sau khi được Yeremenko và Khrushchev bổ nhiệm làm chỉ huy Tập đoàn quân 62.

     Nhờ ánh sáng từ những ngôi nhà đang cháy, ông tới được Mamaev Kurgan nơi sở chỉ huy Tập đoàn quân 62 vừa được thiết lập tạm thời. Tình hình đã trở nên tuyệt vọng hơn cả những gì ông từng lo sợ. “Tôi nhìn Mamaev Kurgan mà như trong mơ,” Chuikov sau này kể với Grossman như vậy.

     Dưới quyền chỉ huy của ông lúc này chỉ còn một đơn vị duy nhất chưa hề bị sứt mẻ là Sư 10 Bộ binh NKVD của Đại tá Sarayev, nhưng các đơn vị của nó nằm rải rác và Sarayev, một sĩ quan nằm trong hệ thống ngành dọc của NKVD, ko sẵn sàng đưa người của mình nằm dưới sự quản lý của Hồng quân. Gurov, chỉ huy Ctrị Tập đoàn quân của Chuikov, đã phê phán kịch liệt sư đoàn NKVD này.

    “Sư đoàn của Sarayev nằm rải rác trên toàn mặt trận và vì thế trên thực tế chẳng chịu sự quản lý nào. Sư đoàn của Sarayev đã không hoàn thành nhiệm vụ. Nó chẳng bảo vệ các vị trí phòng thủ đã được giao, cũng không giữ gìn được trật tự trong thành phố.”

    Trong những năm trước, chẳng viên chỉ huy quân đội nào đủ can đảm đối mặt với một sĩ quan của Beria. Nhưng Chuikov đang đối mặt với thảm họa rồi, ông không e ngại chuyện đó nữa. Hiển nhiên ông đã đe dọa Sarayev về cơn giận dữ của Stalin nếu thành phố thất thủ sẽ dẫn đến điều gì. Sarayev đã tuân lệnh và bố trí một trong các trung đoàn của mình án ngữ trước bến phà sống còn theo đúng chỉ thị.

    Chỉ sau này Grossman mới phát hiện Chuikov cũng là một viên chỉ huy sẵn sàng nện thuộc cấp khi nổi điên. Thực ra Chuikov là người tàn nhẫn, sẵn sàng hành quyết từ một lữ trưởng không hoàn thành nhiệm vụ đến một lính trơn lùi bước trong trận đánh, nhưng lòng dũng cảm của ông thì khỏi phải bàn.

    “Một chỉ huy cần phải hiểu rằng thà mất đầu còn hơn cúi người tránh một viên đạn Đức. Binh lính sẽ ghi nhận những điều đó.”

     “Nhiệm vụ đầu tiên là phải làm cho các chỉ huy dưới quyền thấm nhuần tư tưởng rằng con quỷ không quá đáng sợ như cách nó được vẽ ra.”

      “Trước hết là bạn đã ở đây, và chẳng có đường nào thoát trừ phi bạn mất đầu hay mất chân … Mọi người đều biết ai quay đầu chạy sẽ bị bắn tại chỗ. Cái đó còn đáng sợ hơn bọn Đức nhiều … Vâng, cũng còn nhiệt huyết Nga nữa. Chúng tôi đã chọn một chiến thuật phản công. Chúng tôi tấn công lại khi chúng đã mỏi mệt vì tấn công chúng tôi.”

      Trong các cuốn hồi ký của mình, Chuikov thẳng thắn thừa nhận khi bảo vệ Stalingrad ông đã tuân theo nguyên tắc “Thời gian là xương máu”. Ông phải ngăn quân Đức lại bằng mọi giá và điều đó có nghĩa là ném các trung đoàn và sư đoàn vừa mới tới vào các trận đánh ác liệt trong thành phố ngay khi họ vừa đặt chân sang bờ đông và họ phải sẵn sàng xung trận khi vẫn còn ở trên phà qua sông.

      Cuộc tổng tấn công vào thành phố của Tập đoàn quân VI Đức mở màn ngay trước bình minh ngày 13/9. Chuikov thậm chí không đủ thời gian để gặp các chỉ huy đơn vị trong đội hình Tập đoàn quân vì Sư 295 Bộ binh Đức đã tiến thẳng đến Mamaev Kurgan. Hai sư bộ binh khác nhằm hướng nhà ga trung tâm và bến phà. Chuikov có lẽ chỉ có thể quan sát những gì đang diễn ra từ dưới hào bằng kính tiềm vọng.

     Tối hôm đó, Tổng hành dinh của Quốc trưởng (Führer) chúc mừng Sư 71 Bộ binh Đức đã tiến thành công vào trung tâm thành phố. Stalin tại Kremlin cũng nghe được tin này khi Yeremenko gọi điện thoại thông báo đồng thời cảnh báo rằng một cuộc tấn công lớn khác có lẽ sẽ được quân Đức tiếp tục tiến hành vào ngày mai. Stalin quay sang nói với tướng Vasilevsky. “Lệnh cho Sư 13 Cận vệ của Rodimtsev ngay lập tức vượt sông Volga và tìm xem còn đơn vị nào khác có thể gửi tiếp đi không.” Zhukov lúc này đang ở đó nghiền ngẫm bản đồ khu vực chiến sự cũng được lệnh bay trở lại Stalingrad ngay lập tức. Không ai còn nghi ngờ rằng thời điểm khủng hoảng đã đến.
Logged
huytop
Thành viên
*
Bài viết: 919


« Trả lời #51 vào lúc: 08 Tháng Ba, 2015, 02:32:07 pm »

        Sở chỉ huy Tập đoàn quân của Chuikov giờ lại hóa thành nằm ngay trên tuyến đầu sau cuộc tấn công hôm trước vào Mamaev Kurgan. Vì vậy sớm hôm sau sở chỉ huy phải chuyển về phía nam, tới đường hầm qua đèo Tsaritsa nơi Yeremenko và Khrushchev vừa rời khỏi. Gurov nói với Grossman: “Khi chúng tôi rời khỏi Điểm cao 102, chúng tôi mơ hồ cảm thấy đó là điều tồi tệ nhất. Chúng tôi không rõ tất cả sẽ kết thúc như thế nào.”

     Trận đánh ngày 14/9 diễn ra một cách tồi tệ đối với phía phòng thủ. Sư 295 Bộ binh Đức chiếm đồi Mamaev Kurgan đúng như Chuikov đã lo ngại, nhưng mối đe dọa lớn nhất đến từ trung tâm thành phố, nơi một trong các trung đoàn NKVD của Sarayev bị ném vào một cuộc phản công đánh vào nhà ga trung tâm. Trong ngày hôm đó nhà ga này đã đổi chủ nhiều lần.

     Một sự kiện nổi bật tạo nên huyền thoại Stalingrad sau này là cuộc vượt sông Volga dưới làn đạn của Sư 13 Bộ binh Cận vệ do tướng Aleksandr Rodimtsev chỉ huy (9). Sư đoàn này đã nhanh chóng kiệt sức bởi cuộc vận động chiến này. Grossman mô tả lại cuộc tiến quân và cuộc đổ bộ lên bờ sông Volga qua lời kể của những người tham gia; ”Con đuờng ngoặt về hướng tây nam và chúng tôi bắt đầu gặp những cây thích và liễu. Những vườn táo trĩu quả trải ra xung quanh. Và khi sư đoàn đi về phía Volga, chúng tôi nhìn thấy những đám khói đen bốc cao. Ko ai có thể nhầm lẫn nó với bụi, đám khói hung hãn, chuyển động nhanh, lấp lánh ánh lửa và đen như hỏa ngục: đó là khói từ những kho nhiên liệu đang cháy bốc lên từ khu vực phía bắc thành phố. Một mũi tên lớn đóng trên cành cây ghi “Điểm vượt sông”, nó chỉ thẳng ra sông Volga … Sư đoàn không thể đợi tới đêm để vượt sông. Mọi người nhanh chóng tháo các bọc chứa vũ khí đạn dược, cả các bọc đường và xúc xích nữa.

    Chiếc sà lan lắc lư trên sóng, các chiến sĩ sư đoàn bộ binh cảm thấy hoảng vì thấy quân địch ở khắp nơi, trên trời, bờ bên kia, trong khi họ phải đối đầu với chúng mà không có cảm giác thoải mái vì được dẫm chân lên mặt đất. Không khí trong vắt đến phát sợ, bầu trời trong xanh đến phát sợ, mặt trời sáng rực rỡ một cách không thương xót còn mặt nước trôi bên dưới thì có vẻ quỷ quyệt và rất thiếu tin cậy. Chẳng ai cảm thấy mừng vì không khí trong lành được, hơi mát của con sông như chọc vào lỗ mũi làm người ta phát bực, hơi thở mềm mại và ẩm ướt của Volga chạm vào làm những con mắt đỏ vằn máu. Các chiến sĩ trên các con phà, sà lan và xuồng máy đều im lặng. Ôi trời, sao lại có thứ không khí ngột ngạt và những đám rác dày đặc trên mặt sông thế này nhỉ? Tại sao thứ khói xanh từ các hộp tạo khói ngụy trang lại trong veo thế nhỉ? Mọi cái đầu đều quay hết bên này đến bên kia với vẻ lo lắng. Mọi người đều liếc nhìn lên bầu trời”.

     “Nó đang bổ nhào, quân chấy rận!” Ai đó hét lên.

      Bất thần, một cột nước cao màu xanh nhạt vọt lên cách chiếc sà lan độ 50m. Ngay sau đó là một cột nước nữa dựng lên rồi vỡ tan ra gần hơn nhiều, rồi cột thứ ba. Bom nổ ngay trên mặt nước, mặt sông Volga sủi ngầu bọt. Đạn bắt đầu bắn trúng thành sà lan, những người bị thương bật khóc khe khẽ dù đã cố dấu việc bị thương đó, sau đó là những phát đạn súng trường rít trên mặt nước.

      Một khoảnh khắc khủng khiếp khi một viên đạn pháo lớn bắn trúng sườn một chiếc phà nhỏ. Ánh chớp lửa nhoáng lên, khói đen trùm lên chiếc phà, rồi sau đó mới nghe thấy tiếng nổ, ngay tiếp theo là tiếng thét thất thanh như thể tiếng thét đó sinh ra từ tiếng nổ vậy. Hàng nghìn người đã nhìn thấy những chiếc mũ sắt xanh của những người đang bơi quanh những mảnh gỗ vụn dập dềnh trên mặt nước.

     Chuikov đã nói với Rodimtsev ai vượt được sang bờ tây trong chiều ngày 14/9 sẽ được nhận huân chương, đây là một hành động cực kỳ liều lĩnh vì quân của Rodimtsev sẽ phải bỏ lại toàn bộ trang thiết bị nặng, chỉ mang theo lựu đạn và vũ khí cá nhân. Rodimtsev đã kể lại chuyện này cho Grossman trong giai đoạn sau của trận đánh.

     “Chúng tôi bắt đầu vượt sông vào 17h00 ngày 14/9, chuẩn bị vũ khí ngay trong lúc hành tiến. Một chiếc sà lan bị phá hủy (vì bom) khi đang vượt sông; 41 người chết còn 20 người sống sót.”

      Đã có rất nhiều bài viết về cuộc đổ bộ lên bờ sông Volga của Sư 13 Bộ binh Cận vệ, họ đã lao thẳng vào quân Đức khi chúng đã tiến chiếm được một đoạn bờ sông dài khoảng 200m. Nhưng Grossman còn được nghe về một nhiệm vụ đặc biệt giao cho một nhóm nhỏ gồm sáu chiến sĩ của sư đoàn; ”Trung úy công binh Chermakov, các trung sĩ Dubovy và Bugaev cùng ba lính Hồng quân Klimenko, Zhukov và Messereshvili nhận lệnh cho nổ tòa nhà kiên cố Ngân hàng Nhà nước. Mỗi người mang theo 25kg thuốc nổ họ đã sang được bờ bên kia và cho nổ tung tòa nhà.

     Chắc hẳn đã có những biểu hiện hèn nhát trong cuộc vượt sông này nhưng các báo cáo chính thức của phía Soviet luôn lấp liếm chuyện đó.

     Bảy binh sĩ người Uzbek đã bị tuyên án tự gây thương tích cho bản thân. Tất cả đều bị bắn.

      Kỳ công của Sư 13 Bộ binh Cận vệ đã thu hút sự chú ý lớn lao của giới truyền thông Soviet và cả thế giới. Rodimtsev đã khiến Chuikov ghen tức phát điên khi trở thành vị anh hùng nổi tiếng thế giới. Grossman tuy vậy lại quan tâm tới lòng dũng cảm của những người lính và sĩ quan cấp thấp hơn là những cuộc kèn cựa giữa các cấp chỉ huy. Ông đã thuyết phục được sở chỉ huy sư đoàn của Rodimtsev trao cho mình những báo cáo từ cấp dưới và ông đã mang theo chúng trong ba lô suốt cuộc chiến tranh. Ông đã trích lại các báo cáo này trong bài viết “Tsaritsyn - Stalingrad” và trong cuốn tiểu thuyết “Vì Chính Nghĩa” (For a Just Cause). Báo cáo - Thời gian:11h30, 20/9/1942

      Gửi: Đại úy Cận vệ Fedoseev - Tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn một;”Xin báo cáo tình hình như sau: quân địch định bao vây đại đội tôi bằng cách tung một số lính trang bị tiểu liên đánh vào sau lưng chúng tôi. Tuy nhiên mọi cố gắng của chúng đều thất bại mặc dù quân chúng đông hơn nhiều. Các binh lính và sĩ quan của tôi đã thể hiện lòng can đảm và chủ nghĩa anh hùng khi đối mặt với bọn chó phát xít. Bọn Fritz sẽ không bao giờ thành công chừng nào chưa dẫm được lên xác tôi. Các chiến sĩ Cận vệ không bao giờ rút lui. Nhiều binh lính và sĩ quan đã hy sinh như những người anh hùng nhưng quân địch đã không thể phá vỡ được tuyến phòng ngự quân ta. Hãy để cả nước biết rằng Đại đội 3 Bộ binh thuộc sư 13 Bộ binh Cận vệ sẽ không để một tên chó má nào vượt qua được chừng nào Đại đội trưởng còn sống. May ra chúng sẽ chỉ qua được khi nào Đại đội trưởng chết hay bị thương nặng. Hiện Đại đội trưởng Đại đội 3 đang bị stress, cảm thấy không được khỏe, tai điếc đặc, chóng mặt, chảy máu cam và cụt cả hai chân. Mặc dù vậy những chiến sĩ Cận vệ, cụ thể ở đây là các Đại đội 2 và 3, sẽ ko rút lui. Chúng tôi sẽ chết như những người anh hùng vì thành phố của Stalin. Hãy để đất nước Soviet hóa thành mồ chôn quân địch. Đại đội trưởng Đại đội ba Kolaganov đã tự tay giết hai tên lính súng máy Fritz, chiếm được khẩu súng máy và các giấy tờ mà chúng tôi trình sở chỉ huy tiểu đoàn kèm theo đây.  

        Kolaganov (đã ký)

         Tập đoàn quân 62 trong tình trạng thua kém triền miên về mặt lực lượng so với đối phương đã cố gắng làm những gì tốt nhất có thể, họ đã đã thiết lập được một vành đai phòng thủ nhỏ chưa từng thấy dọc theo bờ tây Volga. Rodimtsev nói với Grossman: "Chúng tôi chiến đấu mà không có lực lượng dự bị. Một tuyến phòng thủ mỏng dính, đó là tất cả những gì chúng tôi có."

        Yeremenko cũng nói: "Tôi đang vã mồ hôi hột đây, bọn Đức ép rất mạnh mà quân ta thì được bố trí một cách thật là ngu ngốc. Tôi lúc nào cũng cảm thấy nóng ran người mặc dù vốn rất khoẻ mạnh. Chúng tôi vừa mới cho quân ăn ngay trong trận đánh xong. Thế đấy."

        Gurov chỉ huy Chính trị Tập đoàn quân 62 chỉ ra một thực tế: "Có những ngày chúng tôi phải chuyển đi tới 2000 - 3000 người bị thương."

        Krylov tham mưu trưởng Tập đoàn quân 62 thì nói về phương thức điều hành trận đánh của quân Đức.

        "Chúng tin rằng sử dụng hoả lực vượt trội sẽ làm quân ta choáng váng. Những trang bị nặng của chúng tỷ lệ nghịch với khả năng của những lính bộ binh Đức bình thường. Các sĩ quan chỉ huy cấp trung của quân Đức hoàn toàn thiếu khả năng sáng tạo.
« Sửa lần cuối: 08 Tháng Ba, 2015, 02:44:21 pm gửi bởi huytop » Logged
huytop
Thành viên
*
Bài viết: 919


« Trả lời #52 vào lúc: 08 Tháng Ba, 2015, 02:37:05 pm »

       "Những ngày đầu tháng chín đặc biệt khó khăn, mọi thứ bắt đầu trở nên hỗn loạn. Vào các buổi tối tôi có thể phải tự mình đi truyền lệnh cho các binh sĩ còn ban ngày tôi chỉ làm cái việc đếm từng phút chờ đến khi đêm xuống."

       Người Đức biết rất rõ rằng điều cần thiết duy nhất là phải phá vỡ chiến tuyến của Tập đoàn quân 62 dọc theo sông Volga, sử dụng cả pháo binh lẫn Luftwaffe (Ko quân). Đó là lý do dẫn tới vô số cuộc tấn công qua lại để giành giật Mamaev Kurgan, ngọn đồi mà từ đó có thể bắn thẳng tới bất kỳ vị trí nào trên mặt đất bằng phẳng xung quanh. Các binh sĩ vận tải đường sông mà trong đó rất nhiều người vốn là dân thuyền chài Volga đã phải đối mặt với nguy hiểm nhiều không kém các frontoviki (lính tuyến đầu) trên bờ tây.

      Sĩ quan phụ trách bến phà, trung tá Puzyrevsky, đã ở đây từ hai tuần nay. Người tiền nhiệm của ông, đại uý Eziev, đã hy sinh vì sà lan trúng bom. Perminov, chỉ huy quân lực, đã ở đây được 57 ngày. Tiểu đoàn phó Ilin đã được máy bay đem đi sau khi bị thương nặng.

       Smerechinsky là sĩ quan phụ trách bến phà trước Eziev cũng đã hy sinh. Tiểu đoàn trưởng, người đã chỉ huy việc thiết lập điểm vượt sông Volga này, hy sinh vì trúng mảnh bom. Sholom Akselrod, chỉ huy trung đội kỹ thuật, hy sinh vì sà lan trúng thuỷ lôi. Politruk (Chính ủy) Samotorkin bị thương vì mìn, politruk Ishkin bị một quả đạn pháo tiện mất một chân.

      Đối với các đơn vị tăng cường đang được tập trung ở phía đối diện bờ tây, 1300m nước bề rộng con sông đủ để làm bất cứ ai cũng phải kinh. Nhưng Chuikov với kiểu bông đùa quái ác đặc trưng đã chỉ ra rằng vượt sông mới chỉ là bắt đầu.

     "Khi tiến vào đây, các binh sĩ thường bảo: "Ta đang vào địa ngục." Và sau khi đã ở đây 1 - 2 ngày, họ nói: "Không, đây không phải địa ngục, đây là nơi còn tệ hơn địa ngục gấp 10 lần." Điều đó tạo nên lòng căm thù cao độ đến mức phi nhân tính nhằm vào bọn Đức. Vài lính Hồng quân được giao áp giải một tù binh nhưng hắn đã không bao giờ đến được đích, tên tù binh xấu số đã chết vì sợ hãi. "Mày có muốn uống chút nước sông Volga không?" Họ hỏi, rồi ấn mặt hắn xuống nước 10 - 12 lần."

     Sự đau khổ có vẻ đã trở thành số phận của toàn nhân loại. Cuối tháng đó, Grossman nhận được thư vợ, Olga Mikhailovna, kể về cái chết vì bom của Misha, con riêng của bà. Ông đã viết một bức thư trả lời vụng về hy vọng làm nhẹ bớt sự tuyệt vọng của vợ.

     “Vợ của anh, những gì tốt đẹp nhất của anh. Hôm nay anh đã nhận được thư em mà ai đó vừa mang từ Moscow tới, nó làm anh đau đớn sâu sắc. Đừng để tinh thần suy sụp nhé Lyusenka. Đừng tuyệt vọng nhé.
   
       Có rất nhiều điều đau khổ xung quanh ta, anh đã thấy nó rất nhiều. Anh đã từng thấy những bà mẹ mất chồng và ba con trong cuộc chiến này. Anh đã thấy nhiều người vợ mất chồng, mất con. Anh đã thấy những phụ nữ có con nhỏ bị chết trong các trận oanh tạc, và tất cả những phụ nữ đó đều không để mình tuyệt vọng. Họ vẫn làm việc, trông đợi chiến thắng, họ ko để mất tinh thần. Họ đã tiếp tục sống dù điều đó rất khó khăn. Hãy mạnh mẽ như họ, người yêu của anh, giữ vững ... Em còn có anh và Fedya, em còn tình yêu và cuộc sống của em có ý nghĩa với nhiều người. Anh đã được đề nghị tặng thưởng Huân chương Sao Đỏ lần thứ hai nhưng cũng như trước, điều đó chẳng có ý nghĩa gì. Anh đã lấy một bức thư từ một người lính đã hy sinh; nó được viết bằng nét chữ trẻ con nguệch ngoạc, cuối thư là những lời sau: "Con nhớ bố rất nhiều. Hãy trở về thăm con, con mong được nhìn thấy bố làm sao, dù chỉ một giờ cũng được. Con đang viết bức thư này mà nước mắt rơi. Bố, về thăm con đi."

      Grossman cũng viết cho bà vú già nói tiếng Đức của mình, Zhenni Genrikhovna Henrichson, người mà nhiều năm sau ông đã đưa vào cuốn tiểu thuyết "Cuộc đời và Số phận".

      Chắc bà đã biết về nỗi đau khủng khiếp: Misha đã chết. Tai hoạ đã giáng xuống gia đình ta, Zhenni Genrikhovna ạh. Hãy viết thư cho tôi theo địa chỉ mới: Binh trạm 28, Đơn vị 1, V. S. Grossman (Đừng ghi nơi tôi ở trong mục địa chỉ). Bà có nghe gì về bố tôi không? Ông đang ở đâu? Tôi không có địa chỉ để viết thư cho ông.

       Grossman ở điểm này đã cho thấy ông không hề biết gì về việc người cháu trai, Yura Benash, một trung uý trẻ đang ở Stalingrad đã cố gắng liên lạc với ông sau khi đọc được những bài báo, đã hy sinh trong một trận đánh.

      Nỗi đau của người mẹ bị mất con trai sau này được thể hiện trong "Cuộc đời và Số phận" như sau:

      Ludmila Nikolaievna đi tới cái nấm đất nhỏ và đọc tên cùng chức vụ của con trai mình ghi trên tấm ván gỗ.  Cô thấy rõ tóc mình dựng đứng dưới lớp khăn trùm đầu, như thể có ai đó đang xọc những ngón tay băng giá vào đấy. Cạnh đấy, bên phải và bên trái, trải dài cho tới tận hàng rào, là từng hàng những nấm đất xám tương tự, không trồng cỏ, không có hoa, chỉ có một cọc gỗ nhô thẳng lên phía trên nấm đất. Ở đầu mỗi cọc gỗ ấy là một tấm gỗ dán ghi tên người chết. Có rất nhiều tấm gỗ, sự dày đặc và đơn điệu của chúng làm ta liên tưởng tới cả một cánh đồng lúa mì…

       Đấy là nơi cuối cùng cô đã tìm thấy Tolia. Biết bao lần cô thử hình dung ra xem nó đang ở đâu, nó đang làm gì và đang nghĩ về chuyện gì - thằng bé của cô đang ngủ gà ngủ gật, tựa người vào vách chiến hào; nó đang đi dọc theo con đường; nó đang uống trà, một tay cầm cái cốc, tay kia là miếng đường; nó đang chạy trên cánh đồng dưới làn đạn… Cô muốn có mặt bên cạnh con, nó chắc đang cần có cô – cô sẽ rót trà vào cốc cho nó, sẽ nói “ăn thêm bánh mì con nhé”, cô sẽ tháo giầy cho nó và rửa ráy đôi chân phồng rộp, cô sẽ quấn khăn quanh cổ cho nó… Mỗi lần như vậy nó lại biến mất, và cô không thể tìm thấy nó. Giờ đây cô đã tìm thấy Tolia của mình, nhưng nó không còn cần tới cô nữa”.

       Ở xa xa có thể nhìn thấy những nấm mộ với thập giá bằng đá hoa cương từ thời trước cách mạng. Những tấm bia đá đứng như một đám người già, không cần đến ai nữa, dửng dưng với tất cả, một số đã ngả sang một bên, một số khác bất lực tựa đầu lên những thân cây.

       Dường như bầu trời không còn không khí nữa, như thể người ta đã rút hết không khí, và trên đầu cô chỉ còn lại cái vòm đầy bụi khô khốc trống rỗng. Còn cái bơm lặng lẽ đầy sức mạnh ấy, đang hút hết không khí khỏi vòm trời, cứ hút mãi, hút mãi không ngừng, và Ludmila bị hút mất đi không chỉ có bầu trời mà cả niềm tin và hy vọng, dưới vòm trời khổng lồ mất hết không khí chỉ còn lại một nấm đất nhỏ bé đóng băng xám xịt.

     Tất cả những gì sống động đối với cô - mẹ, Nadia, cặp mắt của Viktor, bản tin chiến sự, tất cả đều thôi không tồn tại.

     Mọi sự sống đều trở nên bất động. Sự sống trong toàn bộ cõi đời này chỉ còn là Tolia. Nhưng sao xung quanh nó lại im lặng như vậy. Nó có biết rằng mẹ nó đã đến đây…

     Ludmila từ từ khuỵu xuống hai đầu gối, thật nhẹ nhàng như để con trai mình không bị quấy rầy, cô sửa lại tấm bảng ghi tên nó, nó luôn nổi cáu mỗi khi cô đưa tay sửa cổ áo khoác cho nó trong lúc đưa nó tới trường.

   - Mẹ tới đây rồi, còn con, có lẽ, con đã nghĩ rằng mẹ sẽ không tới…

     Cô nói bằng một giọng khe khẽ, sợ rằng những người phía sau hàng rào nghĩa trang kia sẽ nghe thấy.

     Mấy chiếc xe tải đang chạy qua trên đường, cơn gió là là mặt đất cuốn bụi trên những tấm đá hoa cương đen và trên mặt đường nhựa, cuộn lại rồi tung đi xa… Rầm rập tiếng ủng lính, tiếng phụ nữ cầm xô đi vắt sữa, tiếng người vác những bao tải, trẻ con chạy tới trường trong lớp áo lót bông vatnik, đầu đội cái mũ lông quân đội. Nhưng những sinh hoạt thường ngày dường như đang bị phủ trong một màn sương mù.
     
     Sự im lặng như đang bao trùm tất thảy.
Logged
huytop
Thành viên
*
Bài viết: 919


« Trả lời #53 vào lúc: 08 Tháng Ba, 2015, 02:41:05 pm »

      Cô nói với con trai, nhớ lại từng chi tiết trong cuộc đời đã qua của nó, những ký ức chỉ tồn tại duy nhất trong tâm trí của cô, tràn đầy tiếng trẻ con la hét, tiếng khóc, tiếng lật những trang truyện tranh loạt soạt, tiếng thìa gõ vào cạnh đĩa, tiếng lào xào của chiếc radio tự chế, tiếng cót két của ván trượt tuyết, tiếng mái chèo kẽo kẹt trên mặt hồ nước của khu an dưỡng mùa hè, tiếng sột soạt của giấy gói kẹo, lấp loáng lướt qua những khuôn mặt, đôi vai và bộ ngực trẻ con. Nước mắt của cô, những khoảnh khắc thất vọng, tính tốt tính xấu của cô, bị kích động bởi sự tuyệt vọng, trở thành hiển hiện, lồi ra, lồ lộ. Không còn những hồi ức về quá khứ, mà chỉ còn những lo lắng đời thường đang bao quanh lấy cô.

     Tại sao nó cứ đọc suốt đêm dưới thứ ánh sáng tồi tệ, nó muốn còn trẻ như thế mà phải đeo kính hay sao…Nó đang nằm đây, mặc cái áo rubakha vải thô lùng thùng, để chân trần, tại sao người ta không cho nó cái chăn, mặt đất đóng băng hết rồi, còn ban đêm sương giá lạnh thế này.

      Đột nhiên máu mũi Ludmila tuôn ra. Chiếc khăn trùm đầu trở nên nặng nề và ướt sũng. Đầu óc cô quay cuồng, mắt mũi nhòa đi, trong phút chốc cô nhận ra mình đang sắp ngất. Cô nhắm mắt lại, và khi mở mắt, cái thế giới vốn gây ra những đau khổ của cô đã biến mất, chỉ còn lại đám bụi xám bị gió cuốn đang cuộn lại phía trên những nấm mộ: thoạt tiên là một nấm, sau đó thêm một nấm mộ nữa bắt đầu bốc khói.

      Thứ nước trường sinh, thứ nước từng chảy ra từ băng tuyết và đem Tolia trở về từ bóng tối, nay đã hết, đã biến mất; một lần nữa lại tan đi cái thế giới mà trong một lúc đã phá vỡ gông xiềng, muốn biến bản thân nó thành hiện thực, cái thế giới được hình thành từ nỗi tuyệt vọng của người mẹ. Nỗi tuyệt vọng ấy, cũng giống như Chúa, nâng trung úy lên từ nấm mộ và đổ đầy trên vòm trời những ngôi sao mới.

      Trong những giây phút ấy, anh ta là người duy nhất tồn tại trên đời, và bởi vì anh ta mà mọi thứ khác có mặt và tồn tại.

      Nhưng sức mạnh vĩ đại của người mẹ không ngăn được vô số những con người, biển cả, con đường, mặt đất, thành phố đang xóa nhòa dần Tolia khỏi cõi đời.

      Cô đưa khăn lên chấm mắt, mắt cô khô nhưng tấm khăn sũng máu. Cô nhận ra mặt mình đang lấm đầy máu và ngồi xuống, khòng lưng cam chịu - hành động nhỏ đầu tiên vô tình cho thấy cô đã chấp nhận thực tế là Tolia không còn tồn tại.

      Những người trong bệnh viện bất ngờ trước vẻ bình tĩnh và những câu hỏi của cô. Họ không hiểu rằng, cô không thể chấp nhận một điều hiển nhiên là Tolia không còn hiện diện trong số những người sống nữa. Tình yêu của cô dành cho con mạnh mẽ tới mức sức mạnh của nó có thể làm bất cứ điều gì để cô vẫn cảm thấy rằng – con trai cô còn sống. Cô thật điên rồ, không ai nhận thấy điều này. Cuối cùng cô đã tìm thấy Tolia. Giống như con mèo cái, sau khi tìm thấy con mèo con đã chết của mình, vẫn mừng rỡ liếm liếm cái xác.

      Linh hồn có thể chịu đựng đau khổ rất lâu, năm này qua năm khác, đôi khi hàng thập kỷ, và chậm chạp, hết viên đá này đến viên đá khác, xây nên một nấm mồ của mình, tự mình hình thành nhận thức của bản thân về sự mất mát vĩnh viễn, khuất phục trước sức mạnh của những gì đã xảy ra.

      Sau khi đã làm xong công việc, đám lính của tiểu đoàn lao công bỏ đi; mặt trời sắp sửa lặn và bóng những tấm ván bia mộ đang ngả dài dần. Ludmila chỉ còn lại một mình. Cô suy nghĩ rằng, cái chết của Tolia cần phải được thông báo cho những người ruột thịt, cho cha của nó trong trại lao động. Người cha thật, cha đẻ của nó. Nó đã nghĩ tới chuyện gì trước khi được phẫu thuật? Người ta cho nó ăn uống thế nào, có đút bằng thìa không? Nó có ngủ được chút nào không, ngủ nghiêng người hay ngả lưng? Nó vẫn thích uống nước chanh pha với đường. Bây giờ nó đang nằm ra sao, tóc nó có húi cao không?
            
      Có lẽ, nỗi đau tinh thần không thể chịu đựng nổi đã khiến mọi điều xung quanh cô càng lúc càng u ám hơn. Suy nghĩ về sự đau khổ mất mát nối tiếp vô tận làm cô nghẹn thở - Viktor sẽ chết, con trai của con gái cô sẽ chết, còn cô sẽ mãi mãi đau đớn.

      Và khi nỗi buồn khổ trở nên quá mức khiến trái tim cô không thể kiềm chế được, một lần nữa nó làm tan biến ranh giới giữa thực tế với cái thế giới mà linh hồn của Ludmila đang lang thang bên trong, và cái vĩnh viễn tạm lùi bước trước tình yêu của cô.

     Tại sao, cô suy nghĩ, tại sao phải thông báo về cái chết của Tolia cho cha đẻ của nó, cho Viktor, cho tất cả những người ruột thịt, trong khi bản thân cô vẫn chưa biết chắc. Tốt hơn là hãy cứ chờ, có khi mọi chuyện sẽ hoàn toàn khác hẳn.

     Cô thì thầm nói:

    - Mình đừng nói với ai, vẫn chưa biết tin gì hết, tất cả sẽ tốt đẹp thôi mà.

     Ludmila phủ vạt áo bành tô của mình lên trên chỗ đôi chân của Tolia. Cô gỡ khăn khỏi đầu và che lên đôi vai con.

     - Các ngài ơi, không thể để thế này, tại sao không cho nó cái chăn. Đôi chân phải được giữ ấm chứ.

      Cô mê đi, trong trạng thái mơ ngủ vẫn tiếp tục nói chuyện với con trai, trách nó tại sao thư nó viết ngắn thế. Cô rướn người, sửa lại cái khăn bị gió thổi lật qua một bên.

     Thật tốt khi cả hai được ở cạnh nhau, không bị ai quấy rầy. Không có ai yêu nó. Mọi người vẫn nói là nó xấu, nó có đôi môi dầy nhô ra, nó cư xử kỳ quặc, nó vội vàng thiếu suy xét, nó hay tự ái. Và cũng chẳng có ai yêu cô, những người thân chỉ thấy được mỗi nhược điểm của cô… Con trai tội nghiệp của mẹ, nhút nhát, vụng về, thằng bé con tốt bụng… Nó là người duy nhất yêu cô, và giờ đây, giữa đêm tối, tại nghĩa trang, nó là người duy nhất bên cô, nó sẽ không bao giờ rời bỏ cô, rồi khi cô đã thành một bà già không còn ai cần đến, nó vẫn sẽ yêu cô… làm sao nó thích ứng được với cõi đời này. Nó không bao giờ đòi hỏi điều gì, cả thẹn, vụng về; thầy cô nói rằng ở trường nó hay trở thành đề tài trêu chọc, bọn bạn chòng ngẹo nó, đùa nhại nó, và nó òa khóc như đứa trẻ. Tolia, Tolia, đừng bỏ mẹ lại một mình.

       Một ngày mới lên – những tia nắng đỏ thắm, lạnh giá lấp lóa phía trên thảo nguyên vùng Volga. Một chiếc xe tải rồ máy chạy ngang con đường lộ. Sự điên rồ tan đi. Cô ngồi bên nấm mộ con trai. Thân xác Tolia đã nằm dưới lớp đất. Nó không còn nữa. Cô nhìn lại những ngón tay lấm lem của mình, khăn trùm đầu phất phơ trên mặt đất, đôi chân tê dại, cô nhận thấy mặt mình cũng lấm bẩn. Cổ họng cô ngứa ran.

       Nhưng cô không sao. Nếu ai đó nói với cô rằng chiến tranh đã kết thúc, rằng con gái cô đã chết, bên cạnh cô xuất hiện một cốc sữa ấm, một mẩu bánh mì nóng, cô cũng sẽ không đụng đậy, sẽ không vươn tay ra. Cô ngồi yên, không còn âu lo, không còn nghĩ ngợi gì. Mọi thứ đều không còn quan trọng, cô không cần nữa. Chỉ còn một chiếc bàn ép đang đè lên trái tim, ép chặt hai bên trán. Những người trong bệnh viện, một bác sĩ mặc áo choàng trắng đang nói điều gì đó về Tolia, cô thấy họ mở miệng nhưng không nghe thấy lời của họ. Bức thư rơi từ túi áo bành tô xuống đất, bức thư mà cô nhận được của bệnh viện, cô không buồn nhặt lên để phủi cho sạch bụi. Cô không còn nghĩ về chuyện Tolia lúc hai tuổi, vụng về ngã dúi dụi, kiên trì lẽo đẽo bước theo con châu chấu đang nhảy thoăn thoắt từ chỗ này sang chỗ khác, không còn nghĩ về chuyện mình quên hỏi cô y tá xem buổi sáng trước khi phẫu thuật, trong ngày cuối cùng của đời nó, nó nằm như thế nào, nghiêng một bên hay ngả lưng. Cô đã trông thấy ánh sáng ngày mới, cô không thể không thấy.

      Cô đột ngột nhớ lại: Tolia mừng sinh nhật ba tuổi, buổi chiều mọi người uống trà với bánh ngọt và nó hỏi: “Mẹ ơi, tại sao trời lại tối, hôm nay sinh nhật của con cơ mà?”

       Cô trông thấy những cành cây, những tấm bia đá lấp lánh dưới ánh mặt trời, tấm bảng ghi tên con, chữ “SHAPOSHN” được viết to rõ, còn chữ “IKOV” được chỉnh cho nhỏ lại, chữ này sát khít chữ kia. Cô không còn suy nghĩ, không còn ý chí nữa. Cô chẳng còn gì.

       Cô đứng dậy, nhặt bức thư lên, phủi sạch đất bám trên áo choàng bằng bàn tay tê dại, phủi sạch tay mình, chùi đôi giầy, rũ cái khăn trùm đầu thật lâu cho tới khi nó trắng trở lại. Cô đội lại khăn lên đầu, lấy viền khăn lau bụi trên lông mày, chùi đôi môi, chùi má cho sạch vết máu. Không cần nhìn quanh, cô đi về phía cái cổng rào, không nhanh mà cũng không chậm.

      Không phải các sư đoàn vượt sông đều gian khổ như sư đoàn cận vệ bên trên , thậm chí là khá dễ dàng . Có lẽ Grossman muốn mô tả một trường hợp đặc biệt nhất chăng ?

              …………………………….............................

     (1)Nikita Sergeyevich Khrushchev (1894 - 1971), 1 chính uỷ trongcuộc Nội chiến Nga, gia tăng thế lực bằng cách ủng hộ Stalin chống lại Trotsky. Ông phụ trách phần lớn công việc xây dựng đường tàu điện ngầm Moscow và đóng vai trò là một trong những người đứng đầu cuộc đánh trí thức Ukraina trong thời kỳ Đại Thanh trừng. Năm 1939, ông trở thành Chủ tịch ĐCS Ukraina và đến năm 1941 tổ chức cuộc sơ tán các nhà máy về phía đông khi quân Đức xâm lược. Sau chiến tranh và sau cái chết của Stalin năm 1953, ông đã đứng đầu một việc táo bạo là chống Beria và nắm quyền lực. Ông đã lên án Stalin tại Đại hội Đảng lần thứ 20 năm 1956 nhưng những cố gắng của ông trong việc mở rộng tự do lại trái ngược với một số hành động khác ví dụ như cuộc đàn áp những người Hungary nổi dậy năm 1956
              
      (2) Kerosinka (tức là đèn dầu hay bếp dầu) là tên lóng loại máy bay hai tầng cánh bọc vải bạt Polikarpov U-2 vốn thường chỉ dùng để bay huấn luyện hay phun thuốc trừ sâu. Chúng bị gọi là kerosinka vì có thể bắt cháy rất nhanh. Tại Stalingrad, chúng thường được lái bởi những cô gái trẻ từ 18 - 20 tuổi. Họ bay vượt qua chiến tuyến trong đêm, tắt máy rồi thả những trái bom nhỏ vào chiến tuyến Đức. Những quả bom này không có hiệu quả mấy nhưng đó là chiến thuật gây lo lắng và mất tinh thần quân Đức. Bọn Đức gọi những chiếc máy bay này là "máy xay cafe" và những nữ phi công trẻ là "phù thuỷ đêm"

     (3)Chắc để thông báo cho các binh sĩ Hồng quân trên tiền tuyến không bắn vào họ.

     (4) Suslik: chuột hay sóc sống ở thảo nguyên

     (5)Tựa gốc: "Униженные и оскорбленные" truyện của Fyodor Dostoevsky viết năm 1861, dịch nguyên nghĩa là "Bị tổn thương và bị lăng nhục". Tác giả dịch thoáng tí để giữ tên bản dịch tiếng Việt đã rất nổi tiếng của tác phẩm này.

    (6) Có nghĩa là “Hãy nắm lấy mọi thứ có thể trong cuộc đời khi còn cơ hội.”

    (7) Sư 45 Bộ binh chuyển thành Sư 74 Bộ binh Cận vệ ngày 1/3/1943 để tưởng thưởng cho những đóng góp của họ tại Stalingrad. Sư đoàn nằm trong đội hình Tập đoàn quân 62, sau này là Tập đoàn quân 8 Cận vệ cho đến hết chiến tranh.

    (Cool Tướng Vasily Ivanovich Chuikov (1900 - 1982) chỉ huy Tập đoàn quân 4 trong cuộc xâm lược Ba Lan năm 1939, sau đó chỉ huy Tập đoàn quân 9 trong chiến tranh Xô - Phần. Từ năm 1940 - 1942, ông là tùy viên quân sự tại Trung Quốc. Sau trận Stalingrad, Tập đoàn quân 62 do ông chỉ huy được chuyển thành Tập đoàn quân 8 Cận vệ và ông tiếp tục chỉ huy nó trên suốt các chặng đường chiến tranh cho đến thắng lợi cuối cùng tại Berlin, nơi ông đã tiếp nhận Văn bản Đầu hàng từ tướng Đức Hans Krebs.Từ năm 1949 đến 1953 ông là Tham mưu trưởng các lực lượng vũ trang Soviet tại Đông Đức, từ 1960 - 1961 ông là Thứ trưởng Bộ Quốc phòng.

     (9) Sư 13 Bộ binh Cận vệ được thành lập ngày 19/1/1942 từ Sư 87 Bộ binh. Tướng Aleksandr Ilyich Rodimtsev (1905 - 1977) đã từng được tặng Sao Vàng Anh hùng Liên Xô cho thành tích khi làm cố vấn quân sự trong cuộc Nội chiến Tây Ban Nha, đặc biệt là cho những đóng góp của ông trong Trận Guadalajara năm 1937, trong trận này các sư đoàn áo đen của Mussolini đã bị đánh cho thua chạy tán loạn.
Logged
huytop
Thành viên
*
Bài viết: 919


« Trả lời #54 vào lúc: 09 Tháng Ba, 2015, 05:46:32 pm »

                                                                                            MƯỜI LĂM


                                                                                  HỌC VIỆN STALINGRAD

       Chính Chuikov là người đã nghĩ ra thành ngữ Học viện Stalingrad về Chiến tranh đường phố. Ý định của Chuikov là giữ quân Đức trong tình trạng liên tục bận rộn. Ông lệnh cho binh sĩ đào hào gần vị trí địch hết mức có thể vì điều này sẽ làm Luftwaffe (Không quân Đức), lực lượng nắm ưu thế tuyệt đối vào ban ngày, khó khăn hơn trong việc phân biệt giữa hai đạo quân đang đối đầu nhau. Chuikov khoe với Grossman:

      “Trong các trận không kích quân ta và quân Đức nhiều khi chạy lao vào nhau và ẩn núp trong cùng một hố. Bọn Đức không thể tấn công tuyến đầu quân ta từ trên không. Ở Nhà máy Tháng Mười Đỏ chúng đã tự hủy diệt nguyên một sư đoàn của chính chúng”.

        Grossman nhấn mạnh phương thức đánh áp sát này trong một bài viết lúc gần kết thúc trận đánh.

       Đôi khi các chiến hào của tiểu đoàn đào cách quân địch chỉ 20 m. Người lính gác có thể nghe thấy tiếng bước chân của quân địch trong hào của chúng và tiếng chúng cãi nhau khi chia đồ ăn. Anh còn có thể nghe thấy tiếng dậm chân của tên lính gác Đức trong đôi ủng rách của hắn suốt đêm. Mọi thứ ở đây đều có thể là một vật chuẩn, mỗi hòn đá cũng có thể là một mốc giới.

       Cách để tiêu hao dần quân Đức là tổ chức những đợt tấn công đêm quy mô nhỏ khiến chúng không thể ngủ được và đâm ra sợ bóng đêm, sử dụng những kỹ năng thợ săn của cánh lính gốc Sibêri. Các tay bắn tỉa cũng là một vũ khí tinh thần lợi hại giúp nâng cao sĩ khí của quân đội Soviet.

      Chuikov có lẽ cũng là người sẵn sàng phung phí mạng sống binh sĩ như các tướng lĩnh Soviet khác, đặc biệt là trong những ngày đầu khi ông ra lệnh mở những đợt phản công nối tiếp nhau nhằm kìm hãm đà tiến của quân Đức – nhưng ông cũng nhanh chóng nhận ra lợi điểm của lối đánh áp sát, sử dụng những đơn vị nhỏ trang bị lựu đạn, tiểu liên, dao, xẻng đã được mài sắc và súng phun lửa. Phương thức chiến đấu hung hiểm này thích hợp với các cuộc đụng độ trong hầm ngầm, dưới cống rãnh và trong các đống đổ nát của các công trình, nó được người Đức gọi là Rattenkrieg (Chiến thuật Chuột cống). Sau đó Chuikov có kể với Grossman khi trận đánh vẫn còn đang diễn ra:

      “Chiến đấu tại Stalingrad là một niềm tự hào đối với mỗi người lính Nga. Các chiến sĩ ta đã chiếm và sử dụng vũ khí đạn dược Đức, quân ta không chỉ chịu đựng các cuộc tấn công, quân ta còn phải tấn công lại. Rút lui có nghĩa là tiêu. Nếu bạn lùi lại, bạn sẽ bị bắn. Ngay cả tôi nếu làm thế, tôi cũng bị bắn ... một người lính nếu đã qua được ba ngày tại đây sẽ được xếp vào diện kỳ cựu. Ở đây con người ta chỉ sống từng ngày. Các vũ khí cận chiến chưa bao giờ được sử dụng như cách chúng được dùng ở Stalingrad ... và người của tôi không còn sợ xe tăng tí nào nữa, họ đều trở nên cực kỳ tháo vát, ngay cả các giáo sư cũng không thể nghĩ ra nổi các mánh khóe như họ. Họ có thể đào những cái hầm tốt đến mức bạn không hề phát hiện ra là có người trong đó dù đang dẫm ngay trên đầu họ. Có khi lính của tôi ở ngay tầng trên, vài tên Đức ở tầng dưới vặn máy hát, quân ta đục một lỗ trên sàn rồi bắn súng phun lửa qua đó ... “Oh, xin báo cáo, thưa đồng chí, không hiểu gọi cái kiểu đánh này là gì nữa!”

       Grossman bị mê hoặc vì cách mà những người lính theo dõi, học hỏi và hoàn thiện các kỹ năng mới để diệt địch. Ông đặc biệt quan tâm đến những người lính bắn tỉa và đã đi đến chỗ biết rất rõ hai ngôi sao bắn tỉa của Stalingrad. Người thứ nhất là Vasily Zaitsev được lăng xê thành ngôi sao sáng nhất của hệ thống tuyên truyền Soviet - trở thành nhân vật do Jude Law đóng trong bộ phim “Enemy at the Gates” - vốn là một thủy thủ Hạm đội Thái Bình Dương có căn cứ tại Vladivostok, trở thành lính sư 284 gồm toàn dân Sibêri do tướng Nikolai Batyuk chỉ huy (1). Người thứ hai là Anatoly Chekhov, Grossman đã làm phụ tá cho anh trong một vụ bắn tỉa để quan sát công việc của anh, là lính Sư 13 Bộ binh Cận vệ do Rodimtsev chỉ huy. Có lẽ chính vì sự đố kỵ của Chuikov với Rodimtsev mà những chiến công của Chekhov đã không được báo giới nhắc đến nhiều như những chiến công của Zaitsev.

        Rodimtsev kể cho Grossman về Chekhov khi hai người gặp nhau vào tháng mười. “Lính Hồng quân Chekhov đã giết được 35 tên phát xít trong chiến đấu. Tôi muốn cho anh ta nghỉ phép, anh ta đã giết được số lính Đức đủ để thưởng phép đến hết đời.” Grossman sau đó đã đi phỏng vấn Chekhov.

        Anatoly Ivanovich Chekhov sinh năm 1923. “Gia đình tôi chuyển tới Kazan năm 1931, tôi đã đi học tại đó trong bảy năm. Sau đó bố tôi nghiện rượu và bỏ mẹ tôi cùng hai người chị em gái. Tôi phải bỏ học mặc dù là học sinh đứng đầu lớp. Tôi thích môn địa lý, nhưng tôi vẫn phải thôi học ... Có một thông báo xuất hiện vào ngày 29/3/1942, và tôi tình nguyện vào học trường huấn luyện bắn tỉa. Thực ra tôi chưa từng bắn cái gì khi còn nhỏ, thậm chí kể cả súng cao su. Kinh nghiệm bắn súng đầu tiên của tôi là lần bắn bằng khẩu súng trường cỡ nòng nhỏ. Tôi đạt 9/50 điểm. Viên trung úy huấn luyện tỏ ra rất giận dữ: “Mục tiêu quá dễ dàng nhưng cậu bắn quá tệ. Chúng tôi ko thể làm gì với cậu.” Nhưng tôi không mất tinh thần. Tôi bắt đầu học lý thuyết và các loại vũ khí. Sau đó trước tiên tôi luyện bắn với một khẩu súng trường thích hợp - nhắm vào ngực và vào đầu. Rồi tôi được cho ba viên đạn và bắn trúng mục tiêu. Từ đó tôi trở thành người bắn giỏi nhất trường. Tôi tình nguyện ra mặt trận; “Tôi muốn chính tay mình diệt địch. Đầu tiên tôi nghĩ đến điều đó khi đọc báo, tôi muốn nổi tiếng. Tôi đã học cách phán đoán khoảng cách bằng mắt, tôi không cần một dụng cụ quang học nào. Cuốn sách ưa thích của tôi áh? Thực ra tôi đọc không nhiều. Cha tôi nghiện rượu và ở gia đình tôi mọi thứ đều tan hoang, thậm chí đôi khi tôi còn không phải làm việc nhà. Tôi chẳng bao giờ có được góc của riêng mình”.

       “Tôi tham gia vào cuộc tấn công sáng ngày 15/9 đánh lên đồi Mamaev Kurgan ... Tôi đã có cảm tưởng đây không phải là một cuộc chiến, tôi thường dạy cho tiểu đội mình môn ngụy trang trên chiến địa và bắn. Chúng tôi hét lên “Urra!” và chạy lên khoảng 200m. Sau đó súng máy địch khai hỏa nhưng không làm chúng tôi dừng công việc được. Tôi trườn đi như đã được dạy và bị trượt một cái, tôi đã rơi vào một cái bẫy. Có ba ổ súng máy và một chiếc xe tăng quanh tôi. Tôi đã tự giao cho mình một mục tiêu, vì vậy tôi không quay lại nhìn phía sau, tôi biết tiểu đội sẽ không bỏ rơi tôi. Tôi bắn thẳng luôn ở khoảng cách chỉ 5m vào mấy tên lính súng máy Đức đang nằm bên sườn và hạ cả hai tên. Sau đó ba khẩu súng máy, một chiếc tăng và một khẩu cối bắn đầu bắn vào tôi cùng lúc. Tôi và bốn lính trong tiểu đội nằm dưới một hố bom từ 9h sáng tới 8h tối ... Sau đó tôi được thăng chức chỉ huy một trung đội cối”.

      “Khi tôi được giao một khẩu súng bắn tỉa, tôi chọn vị trí trên tầng năm của một tòa nhà. Có một bức tường và bóng của nó che chở cho tôi. Khi mặt trời lên tôi trườn xuống tầng dưới. Từ đó tôi có thể nhìn thấy ngôi nhà của bọn Đức cách đó chừng 100m, tại có những tên lính sử dụng tiểu liên và lính súng máy, chúng ở đó suốt cả ngày, ngồi dưới tầng hầm. Tôi bò tới đó vào bốn giờ sáng, lúc đó trời bắt đầu hửng sáng.
Logged
huytop
Thành viên
*
Bài viết: 919


« Trả lời #55 vào lúc: 09 Tháng Ba, 2015, 05:49:41 pm »

       Tên Fritz (Đức) đầu tiên chạy ra lấy nước cho chỉ huy rửa mặt. Mặt trời lúc này đang mọc, hắn chạy phía bên sườn tôi. Tôi không nhìn nhiều vào mặt những tên Đức chạy ra mà chú ý đến quân phục. Bọn chỉ huy mặc quần, jacket, đội mũ và không đeo thắt lưng, lính trơn đi ủng.

      “Tôi ngồi trên bậc cầu thang, súng trường đặt sau một lò nướng để khói sẽ được gió cuốn chạy dọc theo bức tường chờ đến khi chúng đi ra. Tôi hạ chín tên trong ngày đầu tiên và 17 tên trong hai ngày. Chúng đưa phụ nữ tới, tôi hạ luôn hai người trong số năm phụ nữ (2). Sang ngày thứ ba tôi nhìn thấy một cái lỗ châu mai! Một tên bắn tỉa. Tôi rình và bắn, hắn ngã xuống và gào khóc bằng tiếng Đức. Bọn Đức phải dừng chuyển mìn tới và đi lấy nước. Tôi đã diệt được 40 tên Đức trong tám ngày.

      “Khi trời nắng, bóng của bức tường sẽ động đậy nếu tôi di chuyển, vì vậy khi đó tôi không bắn. Một tên bắn tỉa mới xuất hiện bên một cửa sổ để mở ... Tên bắn tỉa này đã dồn tôi đến tận chân tường, hắn đã bắn tôi bốn lần, nhưng trượt. Tất nhiên phải bỏ vị trí này thì thật là tiếc. Vậy là chúng đã không bao giờ uống nổi nước sông Volga. Chúng cần nước, tài liệu, đồ ăn và đạn dược ... riêng nước là chúng phải uống thứ nước bẩn thỉu chở bằng xe lửa tới. chúng đi lấy nước bằng xô vào mỗi buổi sáng.

      Bắn một tên địch đang chạy với tôi còn dễ hơn, dễ hơn cho cả tay tôi lẫn mắt tôi, thà hắn đứng yên bắn còn khó hơn. Tên đầu tiên xuất hiện, hắn bước đi khoảng 5m. Tôi ngắm bắn hắn chệch một chút về phía trước, độ 4cm trước mũi hắn”.

      “Khi lần đầu tiên được giao khẩu súng bắn tỉa, tôi đã không thể thuyết phục bản thân giết một mạng sống: Một tên Đức yên một chỗ nói chuyện suốt bốn phút, và tôi đã để hắn đi thoát. Khi tôi giết tên đầu tiên, hắn ngã xuống ngay, một tên khác chạy ra cúi xuống tên vừa chết, tôi hạ nốt ... Khi giết người lần đầu cả người tôi run lên: người đàn ông đó chỉ muốn ra lấy chút nước! ... Tôi cảm thấy kinh hoàng: Mình đã giết một con người! Sau đó tôi nhớ ra những người đó là ai và bắt đầu giết chóc chúng không áy náy”.

      “Tòa nhà đối diện đã sụp đổ chỉ còn lại từ tầng hai trở xuống. Vài tên Đức ngồi trên bậc cầu thang, số khác trên tầng hai. Đây đó có những chiếc két sắt, tất cả tiền bên trong đã bị cháy. (3)

      “Có vài cô gái đang sống trên đồi Kurgan. Họ đốt lửa để nấu nướng. Mấy sĩ quan Đức trông chừng họ”.

      “Thỉnh thoảng bạn được nhìn thấy chuyện này: Một tên Fritz đang đi thì một con chó cách hắn một vài bước nhằm vào hắn mà sủa, hắn bèn giết chết con chó. Nếu bạn nghe thấy tiếng chó sủa trong đêm thì có nghĩa là bọn Fritz đang làm gì đó, đi lang thang chẳng hạn, và làm chó sủa”.

      “Tôi đã trở thành một thứ quái vật của loài người: Tôi giết, tôi căm thù như thể đó là những việc bình thường trong đời. Tôi đã giết bốn chục mạng người, ba là bắn vào ngực, còn lại đều trúng đầu. Khi bạn bắn, cái đầu hắn lập tức giật ra sau hoặc sang bên, hắn buông rơi vũ khí và gục xuống ... Pchelintsev cũng vậy, anh ta cũng đã rất lấy làm tiếc khi giết tên thứ nhất và thứ hai, “Tôi phải làm sao đây?”.

       “Tôi đã giết hai sĩ quan, một trên đồi, tên còn lại bên cạnh tòa nhà Ngân hàng Nhà nước. Hắn khoác áo trắng, tất cả đám lính Đức đều dậm chân đứng nghiêm chào hắn. Hắn đang đi kiểm tra chúng, khi hắn muốn băng qua phố tôi bắn hắn trúng giữa sọ, hắn ngã lăn ra ngay lập tức, giơ cả hai chân đi giày sĩ quan lên.

       “Thỉnh thoảng tôi rời khỏi hầm vào buổi tối, nhìn quanh và trái tim ca hát. Tôi thích đi dạo độ nửa giờ trong thành phố mà vẫn sống. Tôi đi ra và nghĩ: Sông Volga thật êm đềm, vậy sao những điều khủng khiếp này lại xảy ra ở đây. Chúng tôi có một người là dân Stalingrad gốc, tôi thường hỏi anh ta đâu là những câu lạc bộ, nhà hát và đi tản bộ bên bờ Volga thì thế nào.”

       Ban biên tập tờ Krasnaya Zvezda có lẽ tin tưởng vào bài viết gửi theo đường điện tín nói trên hơn là bản thông cáo báo chí dài 400 trang được gửi tới từ Stavka, Bộ Tổng tham mưu trực thuộc điện Kremlin. Grossman đã thuyết phục được tổ điện báo viên của Phương diện quân Stalingrad chuyển bài viết về Moscow. Họ đồng ý với lời yêu cầu giữa trận đánh Stalingrad này vì người yêu cầu, tức là Grossman, đã chứng minh được ông quan tâm đến những gì họ làm đến thế nào. Ortenberg là người đầu tiên nhận ra hiệu quả và cả rủi ro trong các đề tài mà Grossman bỏ công viết ra. “Chắc chắn là Grossman đã theo sát Chekhov,” Ortenberg viết, “và đã chia sẻ khó khăn nguy hiểm với anh ta trong chiến đấu, Grossman đã thành công trong việc xây dựng một hình tượng chiến binh đầy ý nghĩa, đào sâu vào thế giới bên trong anh ta với đầy đủ suy nghĩ cũng như tình cảm.”

      Những chiến công của các tay bắn tỉa được kể lại và khâm phục gần giống như với một cầu thủ bóng đá. Mỗi sư đoàn đều tự hào về ngôi sao của mình, và những người lính Siberi trong Sư 284 Bộ binh đều tin rằng họ có được ngôi sao sáng chói nhất, Vasily Zaitsev, trong đội hình của mình. Tuy nhiên áp lực đối với bộ máy tuyên truyền phải thổi phồng thành tích đạt được của những người dẫn đầu phong trào thi đua giết giặc trong trận chiến đô thị này khiến những kết quả họ đạt được có phần hơi đáng ngờ.

       Zaitsev là thứ cần được bảo tồn, các binh sĩ sư đoàn nói về anh: “Zaitsev của chúng tôi là người khiêm tốn và cầu tiến. Anh ấy đã giết 225 tên Đức.” (4) Các tay bắn tỉa khác do anh đào tạo được gọi là “thỏ con”. (5) Batyuk nói: “Họ nghe lời anh ta ngoan ngoãn như những chú chuột nhỏ. Khi anh ta hỏi: “Tôi nói có đúng không, các đồng chí?” Mọi người đều trả lời: “Vâng, thưa đồng chí Vasily Ivanovich.”
      Có một đoạn văn ấn tượng trong sổ ghi chép của Grossman dù nó khó được kiểm chứng: “Murashev và trực ban y tế Zaitsev bị kết án tử hình. Murashev vì tự bắn vào tay còn người kia vì đã bắn một phi công nổi tiếng khi anh ta bị rơi máy bay và phải nhảy dù. Cả hai đều được giảm án, và giờ cả hai đều là những tay bắn tỉa hạng nhất ở Stalingrad. (Murashev mới có 19 tuổi).

       Vasily Zaitsev là tay bắn tỉa nổi tiếng duy nhất mang tên này ở Stalingrad và không có tài liệu nào khác cho biết anh ta từng là trực ban y tế hay từng bắn hạ một “phi công nổi tiếng” đang nhảy dù. Có lẽ Grossman là người duy nhất ghi chép lại câu chuyện này trước khi bộ máy tuyên truyền Soviet viết lại về cuộc đời của Zaitsev thành một huyền thoại.

      Giống như những tay bắn tỉa khác, Zaitsev có vẻ tự hào khi trút hận thù lên bất kỳ phụ nữ Nga nào hợp tác với bọn Đức.

      Zaitsev đã bắn hạ một phụ nữ và một sĩ quan Đức: “Chúng ngã đè lên nhau.”

      Nhiều lính bắn tỉa hàng đầu tại Stalingrad, bao gồm cả Chekhov và Zaitsev, đã báo cáo về các cuộc đọ sức tay đôi với các tay bắn tỉa Đức. Không có gì ngạc nhiên là những cuộc chống bắn tỉa này được xem như bằng chứng cho biết ai là người giỏi nhất.

      Một cuộc đấu một chọi một giữa Zaitsev và một tên bắn tỉa Đức: “Hắn đã hạ ba người của ta. Hắn chờ đợi trong 15 phút nhưng phía chiến hào quân ta vẫn không có ai xuất hiện, vì vậy hắn nhô người lên. Tôi nhận thấy hắn vẫn để súng trên mặt đất, vì vậy tôi đứng thẳng dậy. Hắn nhìn thấy tôi và chợt hiểu. Tôi siết cò!”
Logged
huytop
Thành viên
*
Bài viết: 919


« Trả lời #56 vào lúc: 09 Tháng Ba, 2015, 05:53:09 pm »

        Những cuộc đọ sức ngắn ngủi nhưng chết chóc này có lẽ là một trong những thứ sau này được hệ thống tuyên tuyền Soviet ưa thích sử dụng. Nó được bơm thổi lên đến mức như một câu chuyện sử thi trong truyện dài về cuộc đấu tay đôi giữa Zaitsev và nhân vật không xác định “Thiếu tá Koenig”, người đứng đầu “Trường bắn tỉa Berlin”, một ngôi trường cũng chưa được xác định. Nhân vật này đã bay tới Stalingrad để truy tìm và tiêu diệt Zaitsev, tuy nhiên không có ghi chép nào tương tự như vậy từ phía Đức. Lời kể của Zaitsev rằng cả hai người đã đứng thẳng lên cũng hết sức khó tin. Lính bắn tỉa của cả hai bên đều đi từng cặp, và một lính bắn tỉa sau khi giành thắng lợi trong cuộc đối đầu mà lại tự cho phép mình có một cử chỉ khinh suất như vậy sẽ bị bắn hạ ngay lập tức.

      Tướng Chuikov được xem là người đã đánh bóng câu chuyện này trong các cuốn hồi ký của ông, có lẽ ông là người muốn và giỏi lăng xê huyền thoại này nhất, đặc biệt là do Zaitsev thuộc sư đoàn của Batyuk chứ không phải sư đoàn của Rodimtsev. Câu chuyện khiến Grossman bị hấp dẫn và có một chút thay đổi, ông đã viết lại nó trong cuốn “Cuộc đời và Số phận” dù trong cuốn tiểu thuyết này hầu hết những gì ông viết về cuộc đụng độ giữa các tay bắn tỉa đều giống với những ghi chép thời chiến của ông trong cuộc mít tinh giữa các tay bắn tỉa. Cuộc đối đầu mà Zaitsev đã chỉ kể lại rất sơ sài trong cuộc mít tinh này cuối cùng đã được Grossman viết trong cuốn tiểu thuyết là diễn ra trong “vài ngày”. Grossman lần này đã viết theo đúng bài của hệ thống tuyên truyền.

      Các cuốn hồi ký sau này của Zaitsev (đương nhiên hầu hết là viết với sự hỗ trợ của các chuyên gia tuyên truyền Soviet) cũng kể lại một cách hấp dẫn như thế về cuộc đấu tay đôi kéo dài nhiều ngày này, nhưng rút cục cũng thiếu sức thuyết phục. một chiếc máy ngắm Đức hiện được trưng bày tại Bảo tàng Quân đội tại Moscow với tấm biển ghi “Lấy được từ xác một thiếu tá Đức”. Tất cả chỉ là lời kể, chưa có bất cứ một báo cáo nào xác nhận về cuộc đấu tay đôi nổi tiếng này được gửi từ bộ phận phụ trách Chính trị Phương diện quân Stalingrad về Moscow trong thời gian trận đánh diễn ra, mặc dù mọi chi tiết về các hoạt động của lính bắn tỉa đều được báo cáo để có thể sử dụng cho mục đích tuyên truyền.

      Đại tá Batyuk cũng tự hào không kém về các ngôi sao khác của ông:

     “Trong sư đoàn tôi, chúng tôi có tay bắn tỉa giỏi nhất Phương diện quân Zaitsev; pháo thủ súng cối giỏi nhất Bezdidko, pháo thủ chống tăng giỏi nhất Shuklin, chỉ huy pháo đội hai, anh ta đã hạ 14 chiếc tăng chỉ bằng một khẩu pháo đặt trong công sự. Trường hợp Bezdidko được nhấn mạnh: “Anh ta bắn trúng mọi thứ bằng một khẩu cối vì anh ta cũng chỉ có mỗi một khẩu đó.”

      “Ở đây ai cũng vui thích với tay xạ thủ cối hạng nặng “bắn tỉa” huyền thoại Bezdidko. Khi bọn Đức pháo kích bằng súng cối vào sở chỉ huy, sư trưởng bảo: “Ôi bọn chó đẻ, Bezdidko, sao ta không dạy chúng cách bắn thế nào nhỉ?” Và Bezdidko, người không bao giờ ngắm trượt, người có khả năng bắn chính xác đến từng centimet, mỉm cười và nheo mắt ngắm. Anh chàng Bezdidko có giọng nói du dương êm ái và nụ cười láu cá đặc Ukraina này đã được ghi nhận là hạ 1.305 tên Đức trong sổ thành tích, anh ta thường trêu chọc Shuklin, viên chỉ huy gầy nhẳng của Pháo đội 2.”

      Bezdidko cũng xuất hiện trong buổi mít tinh của các tay bắn tỉa được kể lại trong cuốn “Cuộc đời và Số phận” và đoạn văn tả cuộc nói chuyện này hầu như ko thay đổi gì so với ghi chép gốc.

     “Thưa đồng chí đại tá, tôi đã hạ được năm tên Fritz hôm nay và dùng hết bốn quả đạn.”

     “Bezdidko, nói cho mọi người nghe anh đã phá hủy cái nhà thổ dã chiến của bọn Đức như thế nào.”

     “Tôi chỉ coi nó như một boongke,” Bezdidko khiêm tốn trả lời.

      Một số cải tiến đã tỏ ra không được thành công lắm. Zaitsev đã thử lắp ống ngắm bắn tỉa cho súng trường chống tăng, nghĩ rằng có thể nhờ đó bắn trúng vào lỗ châu mai boongke địch, nhưng chất lượng đạn thiếu ổn định khiến chẳng bao giờ có 2 viên đạn bắn được vào cùng một mục tiêu. Grossman ghi lại một sáng kiến khác trong thực tế còn kém hoàn hảo hơn.

     Suy nghĩ của các binh sĩ Hồng quân cuối cùng xoay sang súng trường chống tăng ... dùng một cái bánh xe, buộc chặt vào cọc để có thể xoay 360 độ, họ đã bắn trúng bảy chiếc máy bay.

     Đại úy tiểu đoàn trưởng Ilgachkin có một vấn đề: không bao giờ có thể bắn trúng một chiếc máy bay bằng súng trường thường. Anh ta bèn làm một tính toán lý thuyết dựa trên tốc độ giả định của đạn súng trường chống tăng là 1.000m/giây, lập thành bảng, bổ sung thêm thông tin về những nơi máy bay có thể bay qua, vị trí bắn và khoảng cách. Bảng làm xong anh ta lập tức bắn trúng một chiếc máy bay. Sau đó anh đóng một cái cọc xuống đất để làm trục, đặt lên đó một bánh xe và gắn khẩu súng trường chống tăng lên các nan bánh xe. Batyuk cũng kể lại bọn Đức đã dùng radio để than vãn hoặc đơn giản là đùa cợt như thế nào.

     "Ê Rus (bọn Nga), ăn tối chưa? ... Tao đã xơi phó mát, tao cũng đã xơi cả trứng nữa, Rus ạh. Nhưng không phải là hôm nay, hôm nay tao chưa ăn gì."

    "Ê Rus, tao đang định đi lấy nước. Có bắn thì bắn vào chân tao nhé, đừng bắn vào đầu. Tao còn có con, tao còn có mẹ."

    "Ê Rus, chúng mày có muốn đổi một thằng Ukbek lấy một thằng Rumani không?" (6)

     Batyuk nối tiếng trong giới binh sĩ với biệt danh "Batyuk đạn bắn không thủng" vì là một trong những vị chỉ huy tỏ ra hoàn toàn không sợ nguy hiểm.

     Batyuk: "Trong cái boongke này, cánh cửa thường bật vào trong và đổ ập lên bàn". Khi bọn Đức nã pháo vào hầm chỉ huy pháo binh, Batyuk đứng ngoài cửa hầm mình vừa cười vừa giả vờ chỉnh đường đạn cho chúng: "Lệch phải chút, lệch trái chút."

     Pháo binh, như Chuikov đã nhận thấy ngay khi trận đánh bắt đầu, có lẽ là niềm hy vọng duy nhất. Khi khu vực còn giữ được trên bờ Tây trở nên quá nhỏ để triển khai pháo hạng nặng giữa những toà nhà đổ nát, Chuikov đã cho rút toàn bộ đại bác và lựu pháo trên 76mm qua bờ đông. Điểm mấu chốt là các sĩ quan tiền sát pháo của mỗi pháo đội vẫn ở lại, lẩn lút trong những toà nhà cao y như lính bắn tỉa. Họ thay phiên nhau bám mục tiêu để gửi các thông tin chi tiết về cho pháo đội của mình bằng radio hoặc bằng đường liên lạc hữu tuyến. "Pháo binh trên mặt trận chẳng khác gì diều hâu," tướng Yeremenko chăm chú nhìn Grossman mà nói, nhưng ông cũng không định nói láo về mối nguy hiểm thường trực do "friendly fire"  (quân ta bắn quân mình). "Ở Stalingrad, khi pháo binh ta bắn trúng quân nhà họ chỉ biết cười chua chát: "Chúng tôi đã đến đây, mặt trận thứ hai cuối cùng cũng đã mở.""

      Chiến thuật chính của Chuikov để giảm sức tấn công trong các cuộc xung phong ồ ạt của người Đức là thiết lập các "tuyến đê" bằng các toà nhà có quân phòng thủ bên trong. Các nhóm xung kích sẽ tập kích trong đêm vào mục tiêu định trước, sau đó cũng cố vị trí chiếm được.
Logged
huytop
Thành viên
*
Bài viết: 919


« Trả lời #57 vào lúc: 09 Tháng Ba, 2015, 05:58:26 pm »

       Đánh chiếm một ngôi nhà. Nhóm xung kích gồm mười người, theo sau là nhóm tăng cường, họ mang theo lương thực và đạn dược dùng cho sáu ngày. Chiếm xong họ đào hào để phòng trường hợp bị bao vây.

      Tiếp tế cho các đơn vị tuyến đầu hoặc bị cô lập là vấn đề chính. Tập đoàn quân 62 thường sử dụng những chiếc máy bay hai tầng cánh U-2, phần lớn do các nữ phi công trẻ lái. Họ thường tắt máy, lượn êm trên chiến hào Đức để thả bom hoặc trên các vị trí quân Nga để thả đồ tiếp tế.

      Suốt đêm, đám U-2 thả lương thực xuống cho quân ta. Chúng tôi đánh dấu tuyến đầu bằng những cây đèn dầu mà những người lính thắp dưới đáy hào. Đại đội trưởng Khrennikov một lần quên làm điều đó và bất thần nghe một giọng khàn đục vọng xuống từ trên bầu trời đêm: "Hey, Khren! (7) Mày có thắp đèn lên không thì bảo?" Đó là tiếng viên phi công, lúc đó anh ta đang tắt máy. Khrennikov kể anh đã phát hoảng vì nghe có tiếng gọi đúng tên mình từ trên trời.

      Tướng Rodimtsev nói với Grossman:

      Sư đoàn tôi và bọn Đức đóng trong những tòa nhà liền kề nhau y như những quân cờ trên một bàn cờ ... họ sống trong hầm, các căn phòng hay đường hào ... bốn người lính đã giữ được một căn nhà trong 14 ngày, cứ luân phiên hai người đi kiếm lương thực, hai người còn lại canh giữ ngôi nhà ... Việc trinh sát trở nên cực kỳ phức tạp ... Mọi khẩu đội chống tăng đều chiến đấu đến khi thương vong đến người cuối cùng ... Tâm trạng mọi người tuy đều mệt mỏi nhưng tinh thần vẫn cao ...

     Rận – chúng tôi dùng những chiếc bếp dầu hoặc bàn là để trục chúng ra. Cách này có thể giải thoát chúng tôi khỏi lũ rận.

      Và một lần nữa, phong trào chửi bới trêu chọc lẫn nhau lại được phát động mạnh giữa các chiến hào hoặc thậm chí giữa các phòng trong cùng một ngôi nhà, chúng thường bắt đầu bằng câu đùa theo người Đức là rất hài hước: “Rus, đưa mũ cho tao, tao sẽ cho mày khẩu tiểu liên!”

      Grossman hơi bối rối vì “sự lo lắng kỳ lạ” của các binh lính và sĩ quan khi nói chuyện với mình. Chúng có vẻ rất khác thường nếu so sánh với những nỗi lo của người bình thường. “Ngoài kia họ đang nói gì về ta?Họ nghĩ gì về ta? Có quá ít sự chia sẻ.

      Các tướng lĩnh đặc biệt là Yeremenko thích phán về chiến tranh và đời lính nhưng họ thường lái chủ đề về bản thân họ.

      “Người trẻ có ít kinh nghiệm sống, họ giống như trẻ con. Họ chết tại nơi họ được đưa tới ... Những người lính thông minh nhất có độ tuổi từ 25 đến 30. Những người lính già hơn thường không khỏe mạnh và hay lo lắng dằn vặt về gia đình của họ. Tôi cũng khổ sở với cái chân này. Tôi đã bị quá sức hồi ở Smolensk, và sau đó là ở Phương diện quân Bryansk. Một lần ở Phương diện quân Tây Nam tôi đã không ngủ suốt năm ngày.

       “Vâng, khi hai viên tướng đánh nhau, một nhất định sẽ trở thành người khôn và kẻ kia hóa thành thằng ngu. Mặc dù thực ra cả hai đều ngu,” ông vừa nói thêm vừa cười.

      Chính ủy Tập đoàn quân 62 Gurov thường nói chuyện rất lôi cuốn.

      “Những người lính đều giống nhau, chỉ có các chỉ huy là khác.”

      Nếu có một nơi nào các vị chỉ huy Soviet chỉ có khả năng tác động rất nhỏ lên các hoạt động, nơi đó chính là bến phà sống còn qua sông Volga. Mọi thứ ở đây đều do các binh sĩ tiểu đoàn vận tải đường sông quyết định - phần lớn họ là dân thuyền chài và thủy thủ đến từ Yaroslavl trên sông Volga.

      Tướng Rodimtsev nói cho Grossman hay quan điểm chính thống – đương nhiên là lạc quan; “Chúng tôi đã trưng dụng tất cả tàu thuyền trên con sông này, giờ chúng tôi đã có cả một hạm đội: 27 tàu cá và tàu có động cơ. Chúng tôi đã kéo được một chiếc xuồng lớn từ dưới đáy sông Volga lên, nó bị chìm vì một phát đạn bắn thẳng. Sư đoàn tôi được tiếp phẩm đầy đủ: có thức ăn nóng, đồ lót, sôcôla và sữa đặc. Việc sơ tán người bị thương được tiến hành một cách mẫu mực. Chúng tôi có đủ nhu yếu phẩm cho ba ngày.”

    Tuy nhiên Grossman đã có đủ thời gian tiếp xúc với cánh thủy thủ, những người bị bắt lính, để vẽ nên một bức tranh chính xác hơn.

      Sông Volga tại đây rộng 1.300m ... một con thuyền vừa trúng đạn, nó chở theo bột mì. Binh sĩ Voronin không mất bình tĩnh. Anh đổ hết một bao bột mì ra, nhét vỏ bao vào một lỗ thủng và bịt những lỗ thủng khác bằng thứ hồ làm từ bột mì trộn với nước.

      Chiếc thuyền bị thủng tất cả 77 lỗ, anh lính đã trám tất cả các lỗ đó trong một ngày. Mông của hạ sĩ Spiridonov đã bị xé nát, anh ta đang hỏi xin một ít rượu. Hai thương binh nặng Volkov và Lukyanov trốn viện, đi bộ suốt 30km thì bị bắt đưa trở lại quân y viện, khi bị đẩy lên ô tô để đưa về cả hai đều gào lên: “Chúng tôi sẽ không bỏ tiểu đoàn.”

      Khi Eziev và Ilin bị thương, lính Hồng quân Minokhodov đã kéo cả hai ra khỏi sà lan và băng bó cho hai người. Bản thân Minokhodov cũng bị thương vào lưng. Sau đó Minokhodov chạy trở lại một km, tới thê đội hai để báo cho họ biết tiểu đoàn trưởng đã bị thương rồi ngất đi luôn. Giờ tất cả đang ở quân y viện cùng nhau.

      Trung sĩ Vlasov 48 tuổi, trông già xọm, đến từ Yaroslavl. Khi sà lan bị thủng vì một phát đại bác, ông nhờ một người giữ chặt hai chân còn mình bịt lỗ thủng bằng áo mưa rồi đóng đinh xung quanh. Có 400 tấn đạn đang chở trên sà lan. Vlasov vốn là giám đốc một nông trang tập thể, ông có hai con trai cũng đang ở mặt trận, vợ ông ở nhà chăm sóc ba đứa con còn lại.

      Sau khi được Chính trị viên huấn thị, Vlasov đã bắn một tên hèn: người lái xuồng máy Kovalchuk.

      Kovalchuk đã được lệnh chở các binh sĩ tới Nhà máy Tháng Mười Đỏ. Bị pháo kích dữ dội, hắn đã hoảng sợ và chở họ lên một hòn đảo rồi nói: “Mạng sống với tôi quan trọng hơn ... Các anh có thể tống tôi đi hoặc bắn tôi, nhưng tôi vẫn sẽ không làm việc này nữa. Tôi già rồi.” Hắn đã dễ dàng hoảng sợ, và hắn chửi, hắn chửi không từ một ai, và hắn nói về tướng lệnh như thế này: “Bọn tướng tá xuống địa ngục hết đi!”

      Tiểu đoàn tuyên án tử hình Kovalchuk trước hàng quân. “Trong khi hàng trăm hàng nghìn chiến sĩ đang chiến đấu vì Stalingrad, hắn đã phản bội Tổ quốc,” Ctrị viên tuyên bố. “Ai sẽ bắn hắn?” Vlasov bước lên phía trước. “Để tôi, thưa đồng chí Chính trị viên.”

      Kovalchuk khuỵu xuống, hắn kêu: “Tha cho tôi, đồng chí Chính trị viên, tôi sẽ sửa chữa.” Chính trị viên ôm chặt Vlasov trước toàn thể đại đội.

     Chính trị viên tiểu đoàn rõ ràng rất kính trọng Vlasov.

    “Điều khủng khiếp nhất mà tôi từng trải qua là khi một chiếc sà lan trúng đạn, trên đó đang có khoảng 400 người. Thật đáng sợ, tiếng kêu khóc vang lên. “Chúng ta đang chìm, chúng ta sẽ chết hết!”Rồi Vlasov đến bên tôi nói: “Nó đã sẵn sàng, đồng chí Chính trị viên.” (Có nghĩa là chiếc sà lan đã được dặm vá xong.) Ngay sau đó một ngọn lửa bùng lên. Một thằng lính, quân chó đẻ ấy chứ, lấy một chai KS (Cool ra uống và làm nó bốc cháy. Chúng tôi dập đám cháy bằng cách trùm một tấm bạt lên. Bất cứ lúc nào đám lính tráng cũng có thể bắt đầu nhảy nhót trên mặt nước được! Ông lão Muromtsev kia cũng khá. Ông ấy đã phát hiện ra hai lỗ thủng và bịt chúng lại. Ai cũng có lúc sợ, đúng không? Tôi cũng thế, mọi người đều có thể bị nỗi sợ cuốn đi, nhưng một số người giữ được sự sợ hãi trong tầm kiểm soát. Giờ chúng tôi đều có khả năng đó, khi đó người ta trở nên lặng lẽ và nói: “Chỉ hơi buồn tí thôi!”

       Grossman đã có một cuộc phỏng vấn Vlasov.

      Pavel Ivanovich Vlasov, 48 tuổi, đến từ Yaroslavl, gia đình có năm người con. Một trong các con trai ông là một pháo thủ súng cối cận vệ. Vlasov tham gia lực lượng dự bị động viên từ tháng 8/1941, bắt đầu với công việc gác kho; “Chúng tôi đã ở đây, trên dòng sông Volga này từ hôm 25/8. Sà làn thì lớn, chở khoảng 400 tấn đạn. Trận pháo kích bắt đầu khi chúng tôi đang xếp hàng lên sà lan nhưng chúng tôi không quan tâm đến nó. Lúc đó tôi đang ở mũi tàu, đó là vị trí của tôi. Quân địch nổ súng, tôi thò đầu ra quan sát. Có một lỗ thủng trên boong và một lỗ nữa bên sườn tàu dưới mớn nước một mét, những tấm gỗ vỡ vụn ra. Chúng tôi nghe thấy tiếng nước tràn vào, mọi người bắt đầu kêu khóc. Tôi vồ lấy một tấm bạt và lao vào trong khoang. Có ánh sáng rọi vào đủ để nhìn vì boong tàu đã vỡ. Tôi nhồi tấm bạt vào cái lỗ to rồi cởi áo mưa nhồi tiếp vào. Với những lỗ nhỏ chúng tôi bịt lại từ bên ngoài. Họ nắm chân tôi thả xuống để tôi mò tìm lỗ thủng.

       Về tay lái xuồng máy hèn nhát. “Đó là dạo đầu tháng mười, chúng tôi nhận lệnh vượt sông qua bờ bên kia (bờ tây) và sửa chữa một bến đỗ. Anh ta đưa chúng tôi lên một hòn đảo và bảo: “Với tôi, mạng sống quan trọng hơn.” Chúng tôi bắt đầu chửi anh ta bằng những lời tục tĩu nhất.

      “Chính trị viên nhận được một bản báo cáo về chuyện này và chúng tôi được lệnh tập hợp toàn tiểu đoàn. Chính trị viên đọc lệnh và Kovalchuk đã không xử sự đúng mực. Anh ta kêu xin cho anh ta về đơn vị cũ, nhưng tại đó anh ta vốn đã bị xử tội nặng rồi: anh ta kể anh ta đã bị bỏ rơi. Tôi có cảm giác nếu có thể tôi sẽ xé xác anh ta thành từng mảnh mà chẳng cần xét xử gì hết. Sau đó Chính trị viên nói: “Ai sẽ bắn anh ta?”
Logged
huytop
Thành viên
*
Bài viết: 919


« Trả lời #58 vào lúc: 09 Tháng Ba, 2015, 06:04:47 pm »

       Tôi bước lên khỏi hàng và Kovalchuk sụm xuống. Tôi lấy khẩu súng trường của một đồng đội và bắn.”

       “Ông có cảm thấy tiếc cho anh ta không?”

      “Tiếc là tiếc thế nào?”

     “Tôi nhận được giấy gọi nhập ngũ vào đêm 28/8/1941. Tôi không uống nhiều như mọi người thường làm, tôi không có thói quen đó. Tôi cũng không viết nhiều trong thư gửi về nhà: “Tôi vẫn còn sống,” và tôi hỏi han về việc nhà thôi. Bọn trẻ không phải đứa hư, tôi không hiểu chúng đối mặt với việc vắng tôi như thế nào, nhưng chúng đã giúp tôi vững lòng khi ở đây. Có rất nhiều việc phải làm, ai cũng phải làm việc cả ngày lẫn đêm. Mùa vụ trồng lanh là thứ cần tập trung cao độ. Bạn cần phải rẫy cỏ dại, rồi lại rẫy cỏ dại, rồi nhổ lanh bằng tay, phơi khô, đánh đống, sau đó trải ra đập rồi chở đi ... Nhìn chung công việc ở đây kv nặng nhọc bằng ở nhà, mặc dù tôi đã từng phải đi ba ngày liền không ngủ khi làm một cây cầu. Nếu bạn thực sự mệt mỏi bạn cứ ngủ, nếu đã không ngủ một đêm bạn sẽ được ngủ đêm tiếp theo.

       "Súng phòng không quân ta không hoạt động tốt, cho tới giờ tôi mới chỉ thấy họ hạ được ba máy bay địch. Họ không đáng được ca ngợi.

       "Đám thanh niên tuân lệnh tôi. Đôi khi tôi hơi nghiêm khắc với chúng nhưng điều đó là cần thiết. Nếu ai đó trở thành khâu yếu thì không tốt chút nào, dù đó là ở nhà hay trong chiến tranh. Tôi không có nợ nần gì, nếu tôi bị giết, sẽ không có khoản nợ nào chưa được trả đủ ... Ai nấy đều tự mang theo toàn bộ tư trang của mình: Một cái ca, một cái nồi, một cái thìa. Tiền được gửi về cho gia đình, chẳng có gì để mua ở đây cả.

      "Ở vị trí của tôi giờ chỉ còn Moshchav và Malkov, chẳng còn ai khác. Những người khác đều đã chết hoặc bị thương ...

      "Chúng tôi bắt cá để ăn, bọn Đức đã đánh thuốc nổ chúng giúp chúng tôi. Tôi vừa bắt được một con cá tầm và sau đó là một con cá chép đỏ. Giờ chúng tôi nấu súp." (9)

       "Đám chó hoang hiểu biết về máy bay rất rõ. Lũ chó hoàn toàn không tỏ dấu hiệu gì khi những chiếc máy bay bay qua, thậm chí dù chúng gầm rú ngay trên đầu. Nhưng lũ chó sẽ sủa ngay lập tức nếu máy bay Đức lượn xuống, chúng tru lên và chạy tìm chỗ núp, thậm chí khi chiếc máy bay còn đang bay rất cao."

      "Bom và đạn pháo không làm văng miểng khi nổ dưới nước. Chỉ khi nào trúng đạn trực tiếp mới đáng sợ. Hôm qua một tàu cá đã trúng đạn, viên đạn xuyên tới tận đáy và làm 75 người bị thương."

       Trong bài viết "Bến phà Stalingrad", Grossman viết: “Mặt đất quanh bến phà bị cày xới bằng thứ sắt thép của bọn quỷ dữ ... Súng của bọn Đức nổ không ngừng dù chỉ một phút ... Giữa hai bến phà, giữa Stalingrad và bờ bên kia sông là 1.300m nước Volga. Những chiến sĩ tiểu đoàn phà nhiều lần nghe thấy trong những khoảnh khắc yên tĩnh ngắn ngủi những tiếng hô kéo dài. Tiếng hô vọng lại từ phía xa: "A-a-a ... ", đó là tiếng hô bùng lên quân ta đang phản công.

       Lịch làm việc của bọn Đức: Pháo bắn đến nửa đêm. Từ nửa đêm đến hai giờ sáng - yên lặng. Từ hai giờ đến năm giờ sáng - chúng lại bắn tiếp. Từ năm giờ sáng đến giữa trưa - yên lặng. Luftwaffe (Ko quân Đức) hoạt động từ chín giờ sáng đến năm giờ chiều đều đặn như một công việc thường ngày. Chúng nhắm vào bờ sông, không phí bom để ném xuống nước.

       "Việc vượt sông tiến hành từ 6h tối đến 4h30 sáng ... (một người kể) Chúng tôi ngụy trang thuyền bè, giấu chúng dưới những tán cây bên bờ sông. Chiếc tàu hơi nước "Donbass" thì giấu trong một chiếc sà lan đã bị phá huỷ ... Sẽ rất khó khăn nếu có trăng, trời lúc đó thì đẹp đấy, nhưng tiên sư cái trời đẹp ấy chứ." (Nguyên văn: Damn the beauty).

       Một thợ hàn ở bến phà bờ tây đã nhận thấy anh ta phải vá víu những vết thương trên chính thân thể mình còn nhiều hơn cả vá những chiếc tàu đang tham chiến kia.

       Thợ hàn Kosenko là người rất tốt, các lính tiền tuyến hay đến gặp anh ta để nhờ vả, có khi là vá víu một khẩu Katyusha. "Anh làm tốt hơn ở ngoài mặt trận." Hai cỗ xe tăng lao về chỗ anh từ mặt trận. "Nhanh lên, chúng tôi phải trở lại đánh tiếp." Anh sửa lại và hai cỗ xe quay lại chiến đấu.

      Cuộc sống thường ngày. Lính vận tải tự làm bánh, banya (nhà tắm hơi) và đồ để bắt rận. Banya được đào sâu xuống đất, lính tráng khoái tới đó cầm theo mấy cành bulô nhỏ. Họ có thể ở đấy suốt nếu được. Ống khói banya đã bị nổ toác. Bánh được làm trong một bếp lò kiểu Nga, cũng đào xuống đất. Thứ bánh mì làm từ đây thật tuyệt vời, vẫn còn hơi ấm. Nhưng cuối cùng lò bánh cũng bị một quả bom đập vụn! Bếp ăn của Đại đội hai cũng xơi một phát đạn ngay chốc. "Tôi có thể báo cáo điều gì đây? Bếp dã chiến đã nổ tung cùng với shchi (súp củ cải) bay tung toé àh?"

      "Cứ thế đi, rồi đi nấu bữa tối khác."

      Mặc dù Grossman chỉ là một phóng viên nhưng rõ ràng trong trường hợp cần thiết ông cũng hăng hái tham gia vào công việc của những người lính.

     Một xe chở đạn Katyusha phát hoả, có cả tá xe cộ xung quanh nó. Chúng tôi phải kéo nó ra xa.

     Nhưng trên hết, ông rất vui mừng khi biết các bài viết của mình có ý nghĩa rất lớn với những người lính.

    Tất cả họ đều rất thích bài viết nhỏ của tôi về những người lính đến từ Yaroslavl. Họ đi vênh vang như những con công: "Đó là bài viết về chúng ta!"

                    ……………………………………………….

      (1)Sư 284 Bộ binh trở thành Sư 79 Bộ binh Cận vệ ngày 1/3/1943 để tưởng thưởng cho những đóng góp của đơn vị này tại Stalingrad

      (2) Không có phụ nữ phục vụ trong quân đội Đức tại tiền tuyến, vì vậy chắc đó là những thường dân Nga được tuyển mộ hoặc bị bắt buộc phục vụ cho quân Đức. Theo lệnh của Stalin, họ bị coi là phản quốc kể cả do bị ép buộc mà phải phục vụ tại các hỏa điểm của quân Đức.

      (3) Trong bài báo trên tờ Krasnaya Zvezda, Grossman đã thêm vào một số chi tiết: “Thỉnh thoảng mọi thứ bỗng trở nên câm lặng, có thể nghe thấy cả tiếng những mảnh vữa rơi trong căn nhà đối diện nơi bọn Đức đang đóng, nghe được tiếng chúng nói chuyện hoặc bước đi. Và thỉnh thoảng bom đạn nổ dữ dội đến mức phải ghé vào tai đồng đội mà gào to hết mức có thể, vậy mà đồng đội vẫn ra hiệu: “Tôi không thể nghe thấy gì hết.

    (4) Không thể kiểm chứng được số thành tích của các lính bắn tỉa Stalingrad, đặc biệt là của Zaitsev, vì chỉ có căn cứ là báo cáo của chính họ. Zaitsev chỉ trở thành lính bắn tỉa từ ngày 21/10, hôm đó anh ta liên tiếp bắn hạ được 3 tên địch. Đại tá Batyuk kể đã nhìn thấy việc đó và ra lệnh cho anh làm lính bắn tỉa. Vì vậy làm thế nào mà Zaitsev đã đạt được thành tích to lớn đến vậy khi mà giai đoạn ác liệt nhất của trận đánh đã qua là điều rất khó nói.
 
     (5) “Zaitsev” tiếng Nga có nghĩa là thỏ rừng, vì thế các tay bắn tỉa do Zaitsev đào tạo được gọi là Zaichata, tức là “Thỏ con”.

     (6) Dân Uzbek có tiếng là những người lính kém tin tưởng nhất trong Hồng quân trong khi quân Đức cũng công khai xem thường những đồng minh Rumani trong các Tập đoàn quân Rumani 1 và 3, các tập đoàn quân này giúp bảo vệ sườn tây bắc và sườn nam của Tập đoàn quân VI Đức tại Stalingrad.

     (7) "Khren" trong tiếng Nga có nghĩa là cây cải ngựa nhưng nó thường bị đọc trái đi thành lời chửi gần giống với "ĐM" (nguyên văn "motherfucker"). Vì thế khi người phi công quát: "Hey, ĐM mày!" Khrennikov cảm thấy kinh ngạc vì nghĩ tay phi công gọi đúng tên anh ta.

     (Cool KS là một hỗn hợp công nghiệp có chứa cồn chưa tinh lọc.

     (9) Acipenser ruthenus, tên khoa học của cá tầm nước ngọt, và Leuciscus idus, tên khoa học của cá chép đỏ hay còn gọi là cá orfe.
Logged
huytop
Thành viên
*
Bài viết: 919


« Trả lời #59 vào lúc: 10 Tháng Ba, 2015, 07:29:09 am »

                                                                                  MƯỜI SÁU


                                                              NHỮNG TRẬN ĐÁNH TRONG THÁNG MƯỜI

       Sở chỉ huy của tướng Chuikov chỉ đóng trong đường hầm Tsaritsa chưa tới một tuần cho tới khi quân Đức mở một cuộc tấn công nữa đánh thẳng vào trung tâm Stalingrad. Chuikov và ban tham mưu phải chuyển đi khoảng bốn km về phía bắc tới Nhà máy Tháng Mười Đỏ. Khu vực nhà máy ở phía bắc Stalingrad này nhanh chóng bị người Đức xem là mục tiêu của các cuộc tấn công. Cuộc tấn công lớn đầu tiên diễn ra vào ngày 27/9. Các cuộc tấn công đều được bắt đầu bằng màn oanh tạc của hàng đàn Stuka, loại máy bay được lính Hồng quân đặt tên là "máy rít" hay "nhạc công" vì tiếng rít mà chúng tạo ra khi bổ nhào xuống mục tiêu.

      Chiến sự ở cánh bắc này cũng tuyệt vọng như các nơi khác vì tại đây Sư 16 Thiết giáp Đức đã chiếm Rynok, Spartakovka và đang tiến thẳng tới nhà máy sản xuất máy kéo này từ phía bắc. Lữ đoàn 149 của Bolvinov - có lẽ là đơn vị tốt nhất - được đặt dưới quyền chỉ huy của Gorokhov (chỉ huy lữ đoàn 124), vai trò của Bolvinov bị đẩy xuống hàng thứ yếu. Nhưng Bolvinov vẫn tiếp tục làm những gì cần thiết. Ông cũng trườn bò, miệng ngậm lựu đạn, từ hoả điểm này đến hoả điểm khác, và mọi lính Hồng quân đều yêu mến ông.

      Đối với tất cả các sở chỉ huy các cấp trên bờ tây, vấn đề rắc rối chính là thông tin liên lạc. Dây thông tin đứt suốt vì mảnh đạn và cả vì bị vướng vào những người chạy qua lại. Chuikov kể lại cho Grossman cảm giác về sự bất lực và lo lắng.

     "Đó là thứ cảm giác ngột ngạt nhất trên đời. Súng nổ khắp xung quanh, bạn lệnh cho những giao liên đi ra xem cái gì đang xảy ra, và họ bị giết sạch. Khi đó sự căng thẳng làm bạn run rẩy khắp người ... Những lúc đáng sợ nhất là khi bạn ngồi đây như một thằng ngốc trong khi trận đánh diễn ra sục sôi xung quanh, vậy mà bạn chẳng thể làm được gì."

      Sự đe doạ trực tiếp nhất đến với sở chỉ huy của Chuikov vào ngày 2/10. Sở chỉ huy Tập đoàn quân 62 đặt trên triền sông Volga ngay sau những bồn chứa của một kho nhiên liệu mà ai nấy đều cho rằng đã rỗng. Thật là một nhầm lẫn tai hại. Bọn Đức đã nhắm chính xác vào những bồn chứa này và đột nhiên cả sở chỉ huy chìm trong lửa, như Chuikov sau này để lại cho Grossman. "Dầu chảy xuống sông Volga xuyên qua sở chỉ huy. Mặt sông bốc cháy. Chúng tôi chỉ cách mép nước độ 15m. Con đường thoát duy nhất là lao thẳng về phía quân địch ...

       Những bồn nhiên liệu đang cháy, bốc thành những cột khói cao tới 800m. Và trên sông Volga mọi thứ đang nổi trên mặt nước đều bốc cháy rồi chìm xuống sông. Mọi người lôi tôi lên khỏi con sông đang bốc lửa và chúng tôi đứng trên mép nước cho tới sáng. một số người đang ngủ đã chết cháy ... có tới bốn mươi người chết chỉ riêng tại sở chỉ huy." Tham mưu trưởng của Chuikov kể lại câu chuyện của riêng ông.

       Sau đó sở chỉ huy chuyển tới một đường hầm nằm cạnh nhà máy Chiến luỹ (Barrikaky) và ở đó từ ngày 7 đến ngày 15/10. Tại đó chúng tôi lại phải chịu áp lực từ hướng tấn công chính của địch và buộc phải chuyển đi tiếp, tới đường hào lớn Banny. Sở chỉ huy Sư 284 Bộ binh đóng trong đường hầm sau khi chúng tôi rời đi rồi cũng phải chuyển đi nốt, ra bờ sông. Ở đây người ta thường nghe nói về đường hào lớn Banny như thế này:

     "Sở chỉ huy Tập đoàn quân biến mất rồi!"

     "Biến đi đâu?"

     "Không thấy chuyển ra bờ sông, nó chuyển ra gần chiến tuyến hơn rồi."

      Ngày 6/10, tướng Đức Paulus tung hai sư đoàn đánh vào Nhà máy Máy kéo khổng lồ nằm ở phía bắc Stalingrad. Paulus chịu áp lực nặng nề của Hitler yêu cầu phải kết liễu ngay cái túi phòng ngự của quân Soviet trên bờ tây. Cùng lúc đó, Yeremenko cũng bị Stalin giục phải mở cuộc phản công để đẩy lùi quân Đức. Chuikov từ chối thực hiện mệnh lệnh phi thực tế này. Ông chỉ vừa đủ sức giữ được những gì đang có, và đó hoàn toàn là nhờ pháo hạng nặng đặt trên bờ đông đã liên tục nã đạn câu qua đầu quân của ông vào các vị trí có thể tập trung xuất phát xung phong của quân Đức, phá huỷ mọi ý định chuẩn bị tấn công của chúng.

      Trận tấn công vào Nhà máy Máy kéo Stalingrad là một chương kịch tính của Trận Stalingrad. Những chiếc xe tăng của Sư 14 Thiết giáp Đức đã lao thẳng vào các phân xưởng như những con ác quỷ thời tiền sử, xích của chúng nghiền nát những mảnh kính vỡ rơi từ các cửa sổ trên cao xuống. Phần còn lại của Sư 112 Bộ binh Soviet và Sư 37 Bộ binh Cận vệ của Đại tá Zholudev đã ko thể chặn được cuộc tấn công, thế nhưng mặc dù tuyến phòng ngự đã bị phá vỡ, họ vẫn tiếp tục chiến đấu trong những vị trí đơn lẻ. (1)

     Sư đoàn của Zholudev, chính ủy là Shcherbina. Địa điểm: Nhà máy Máy kéo. Chỉ huy sở bị chôn vùi sau một tiếng nổ. Mọi thứ bỗng trở nên lặng ngắt, mọi người đều ngồi đờ ra đó một lúc lâu, rồi họ bắt đầu hát: "Lyubo, bratsy, lyubo." (Sự sống là điều tuyệt vời nhất.) Một trung sĩ đào bới xác những người bị vùi lấp ngay dưới lửa đạn. Anh ta đào như một người điên, đào cuống đào cuồng, miệng sùi cả bọt mép. Một giờ sau anh ta cũng chết vì trúng đạn pháo. Một tên Đức đã để cướp cò khẩu tiểu liên của hắn. Hắn chui vào một đường ống và để súng nổ khi nghe thấy tiếng pháo và cối bắn, thế là người ta phát hiện và lôi hắn ra. Cả người hắn đen kịt, lính tráng xé xác hắn ra thành từng mảnh.

      Khi bọn Đức chiếm được một phân xưởng, bọn chúng còn kích cả một chiếc tăng hỏng lên cao để bắn qua cửa sổ.

     Grossman một lần nữa lại vượt sông sang bờ Tây ngay khi chiến sự bùng nổ trở lại với một cuộc tấn công nữa quân Đức. Ông viết cho Tổng biên tập tờ Krasnaya Zvezda để báo cáo về sự di chuyển của mình.

     Thưa đồng chí Ortenberg, tôi khởi hành ngày 11 với Vysokoostrovsky (một phóng viên khác của tờ Krasnaya Zvezda) và vượt sông sang Stalingrad ngay trong đêm đó. Tôi đã có các cuộc phỏng vấn chi tiết với các binh lính, sĩ quan và với tướng Rodimtsev.

     Grossman tình cờ nghe được hai người lính nói chuyện trên đường tới bến phà qua sông Volga:

     "Đã lâu tôi chưa được ăn một bữa ăn nóng."

     "Ừ, chúng ta sẽ sớm được uống máu nóng của chính mình ngoài kia," người kia trả lời. Sư 13 Bộ binh Cận vệ của Rodimtsev cũng hầu như tan nát vì cuộc tấn công bất thình lình. Ngày 1/10, một bộ phận Sư 295 Bộ binh Đức đã lẻn qua các đường cống thoát nước đánh vào cánh phải của Rodimtsev và gần như đã cắt đứt được sư đoàn của ông khỏi phần còn lại của Tập đoàn quân 62. Những chiến binh cận vệ của Rodimtsev đã phản ứng lại bằng những cuộc phản công ác liệt nhưng cũng chỉ vừa đủ để đẩy bọn Đức lui lại. Grossman đã ở cùng sư đoàn trong hai ngày 12 và 13/10.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM