Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 08:04:29 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Vasily Grossman - Nhà văn nơi chiến trường  (Đọc 55267 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
danngoc
Thành viên
*
Bài viết: 948

Đã bị khóa vĩnh viễn


« Trả lời #30 vào lúc: 29 Tháng Bảy, 2009, 01:57:30 pm »

Suốt cuộc chiến, nỗi ám ảnh chính của nhiều binh sĩ Hồng quân là làm thế nào để kiếm được rượu hoặc bất kỳ thứ gì giông giống rượu.

Trung đội phó Anokhin và hạ sĩ Matyukhin uống những thứ đựng trong chai thuốc chống chất độc Yperite. Trung đội phó chết ngay, hạ sĩ chết trên đường đến bệnh viện.

Grossman ghi lại các ví dụ về ngôn ngữ trong các báo cáo quân sự chính thức.

Podus, chỉ huy trạm cấp phát thuốc, thực hiện hành vi tham ô cồn của trạm thuốc, pha loãng số cồn còn lại bằng nước lã.

Rượu cũng là nguyên nhân của phần lớn các vụ vi phạm về dâm ô và yêu đương, có lẽ 1 phần vì nó làm giải toả tâm hồn khỏi những đè nén nhu cầu tình dục trong thời đại Stalinist, khi 1 lời gợi ý mang tính quấy rối cũng bị xem là "chống Đảng".

Trung uý Boginava rời bỏ trung đội của anh ta trong đêm để tới chỗ 1 cô gái tên là Marusya, cô này cự tuyệt không làm bất kỳ điều gì với anh ta. Boginava đòi cô phải cưới anh ta và doạ bắn cô.

Cũng có nhiều lúc các quan điểm cao thượng, chân thật và có văn hoá được bộc lộ, dù rằng điều đó thường được các chính trị viên định hướng thành lòng căm thù giặc và tình yêu đất nước Liên Xô.

1 buổi hoà tấu được thực hiện tại Đại đội Súng máy 1 ... lính Hồng quân tổ chức các buổi biểu diễn nhạc kịch trong các tiểu đoàn của họ. Sân khấu của vở kịch "Ở trang trại Fyodorovka" đang được dựng ... 1 buổi thuyết trình về triết học cũng được tổ chức cho các sĩ quan.

1 đội văn công Hồng quân ... "Buổi hoà nhạc của đội văn công này là 1 phát đạn chính xác nhằm vào bọn phát xít." Đội văn công này đã hoạt động từ 2 tháng trước, họ học hát cùng với các binh sĩ những bài hát kiểu như "Ôi, có 1 thằng cha đang gào lên bên đường". Kalisty, 1 người trước làm việc tại toà án, hát: "Ôi, Dnepr, Dnepr, sông cứ trôi xa, nước trong như nước mắt." Khi bài hát cất lên, không chỉ có thính giả khóc mà người hát cũng khóc. Các binh sĩ thành viên đội văn công - bộ binh, pháo binh, lái tăng - ăn mặc tồi tàn, 1 trong số họ vừa trải qua 1 lần suýt chết cóng. Họ tới đây dưới làn đạn và thường biểu diễn ngay trước 1 trận đánh mới. Tại làng Dubrova, người xem phải chạy thật nhanh, từng người 1, đến chỗ biểu diễn văn nghệ trong rừng. 1 bà già tên là Vasilisa Nechivoloda tới và khiêu vũ với Kotlyarov trong tiếng đàn accordeon. Bà đã 75 tuổi. Sau buổi biểu diễn bà nói: "Cám ơn các con trai, hãy sống thật nhiều, thật nhiều năm nữa để đánh bọn phát xít nhé."

Các dân làng không phải lúc nào cũng thân thiện.

Bà chủ căn nhà bị Đại đội 6 trưng dụng làm nơi đóng quân tỏ ra thù địch với những người lính - bà ta đổ tro vào trà của họ, nấu bếp khiến trong nhà ngập ngụa khói.

Chỉ huy trung đoàn pháo là Thiếu tá Ivanov, khi thời tiết bắt đầu trở lạnh, pháo được bôi mỡ và tra dầu vào các bộ phận. 1 tốp săn tăng được thành lập và luyện tập. Tiểu đoàn của Chính uỷ Malyshev có 1 dàn đồng ca tuyệt vời. Họ tự làm 1 cái nhà tắm hơi (banya).

Báo cáo Ctrị mới nhất: "Trong trận đánh tại làng Zaliman, 1 lính Hồng quân bị thương đã lọt vào vườn sau nhà công dân Yakimenko. Galya Yakimenko đã chăm sóc y tế cho anh ta. 1 tên Đức phát xít xông vào vườn bắn chết cả người lính và Galya, hắn còn định bắn vào cậu con trai 14 tuổi nhà Yakimenko. Hàng xóm là cụ Semyon Belyavtsev đã vớ lấy 1 cây gậy phang vào đầu tên phát xít. Binh sĩ Petrov kịp lao tới bắn chết hắn."

Trong hầu khắp các đơn vị Soviet, thương vong do tai nạn súng ống ở mức rất cao.

Thiếu uý Evdokimov (sinh năm 1922, trình độ văn hoá lớp 10, Đoàn viên Komsomol) làm thiếu uý Zorin bị thương vào bụng. Đó là 1 tai nạn, thiếu uý Evdokimov sau đó định tự sát nhưng không thành công.

Phía Soviet thường thổi phồng thương vong của đối phương đến mức quá quắt.

"Đồng chí Myshkovsky đã chiến đấu như 1 anh hùng và tiêu diệt 1 trung đội phát xít bằng súng máy. Anh đã hy sinh sau khi bị thương nhiều chỗ."

"Naum Moiseevich Malomed đã chiến đấu dũng cảm và cùng trung đội của mình chiếm được nhiều vũ khí địch, Malomed đã hy sinh. Pháo thủ súng cối Sivokon đã đập tan quân thù không khoan nhượng. Đồng chí Trung đoàn trưởng Avakov đã được chôn cất vào hồi 15h, ông đã hy sinh như 1 vị anh hùng, toàn thể đơn vị nói lời vĩnh biệt vị chỉ huy, có cả cư dân địa phương tham dự lễ tang."

"Chính uỷ Usachev ném lựu đạn vào bọn Đức và khởi xướng 1 cuộc xung phong bằng lưỡi lê. Usachev đã hy sinh như 1 vị anh hùng."

Khi nghe báo cáo từ mặt trận, Sư trưởng Pesochin nói với giọng du dương: "Ôi, lạy Chúa tôi."

Việc quay lại Zaliman và nhiều làng khác đã làm Grossman suy nghĩ nhiều hơn về cuộc sống dưới ách chiếm đóng của bọn Đức. Những tin đồn từ phía bên kia chiến tuyến gây lo lắng cho mọi người.

Các cô gái sống trong các làng bị chiếm đóng phải quấn giẻ rách lên người và bôi tro lên mặt.

Đó là cách để bọn lính Đức không chú ý tới họ.

Phụ nữ Đức cũng phải dùng biện pháp tương tự vào năm 1945 để hy vọng thoát khỏi bị Hồng quân hiếp. Grossman cũng như nhiều người khác đôi khi đã tác động tạo nên ấn tượng xấu về sự chiếm đóng của đối phương.

6 cô gái xinh đẹp của làng Zaliman đã bỏ đi theo bọn Đức.

Đó rất có thể chỉ là 1 lời đồn đại độc ác. Hầu hết các cô gái hấp dẫn đều bị bắt phục vụ tại các nhà chứa của Wehrmacht (quân đội Đức quốc xã), 1 số phận còn tệ hơn là bị hãm hiếp vì như vậy là họ bị hiếp thường xuyên. Các cô gái trẻ phải giả bộ thích thú việc đó hoặc đối mặt với những hình phạt hà khắc.

Đối với phần lớn người dân đã bắt nhịp được với tình trạng chiến tranh, sống sót là tất cả. Tuy nhiên đôi khi 1 chú nhóc nông dân tỏ ra tỏ ra láu cá để có được những thứ tốt hơn.


1 chú bé phát hiện dấu vết của bọn Đức, đêm xuống, cậu ta báo lại mọi thứ cho trung đoàn trưởng đang ở trong 1 izba. "Cho tôi 1 ít vodka, tôi lạnh," cậu ta nói bằng giọng khàn khàn. Trung đoàn trưởng đang ăn tối, ông bắt đầu nói lớn: "Vanya, Vanya, có ít thịt gà này." Cậu bé được cho 1 ít vodka và thịt gà, sau đó mẹ cậu ta thình lình xuất hiện và quật cho cậu 1 trận ra trò. Hoá ra cậu ta đã bịa ra mọi chuyện.

Grossman góp nhặt những chi tiết vụn vặt từ các chính trị viên để hoàn thành bài báo. Nhiều khi là từ các cuộc thẩm vấn tù binh hoặc các thư từ, tài liệu thu được, nhưng không phải tất cả đều chính xác.

1 bức thư của lính Đức: "Đừng lo buồn. Vì càng sớm xuống lỗ ngày nào tôi càng đỡ phải chịu khổ ngày đó."

Câu cuối như thể đã trở nên thông thường trong các binh lính Đức chán ngán chiến tranh, những từ ngữ này xuất hiện nhiều đến mức đáng ngờ trong các thư từ mà nhà cầm quyền Soviet tuyên bố thu được. Tuy nhiên chúng không bao giờ xuất hiện trong các bộ sưu tập thư chiến trường thu được tại Đức. Có lẽ các chính trị viên nghe được ở đâu đó những điều này rồi tuyên bố họ tìm thấy trong những bức thư. Grossman sau đó trích dẫn lại 1 cách thường xuyên như 1 ví dụ lặp đi lặp lại, tuy nhiên điều này còn phải nghiên cứu cẩn thận.

"Chúng tôi thường nghĩ: "Rồi, giờ thì nước Nga chắc chắn sẽ đầu hàng," nhưng tất nhiên bọn dốt nát đó quá ngu để hiểu điều đó."

Cũng trong 1 bức thư: "Tình hình lương thảo không đến nỗi tệ. Hôm qua chúng tôi thịt 1 con lợn nặng 150kg cho 7 người ăn. Chúng tôi đã bỏ đi 30kg mỡ."

1 bức thư khác: "Chúng tôi hấp bánh táo. Lúc đầu chúng tôi cho quá nhiều bột, sau đó là quá nhiều khoai tây. Tổng cộng chúng tôi làm được 47 cái bánh táo, đủ cho 3 người chúng tôi. Giờ tôi đun cải bắp và táo. Tôi không biết mùi vị của chúng sẽ ra sao nhưng dù sao chúng tôi cũng không có phiếu thực phẩm. Chúng tôi lấy mọi thứ từ dân địa phương. không có thời gian để viết thư, chúng tôi nấu nướng suốt ngày. Cuộc sống quân đội thật tốt đẹp. 4 người chúng tôi thịt 1 con lợn sữa để ăn với nhau. Tôi tìm thấy nhiều mật ong ở đây, đó chính xác là thứ tôi cần."

1 bức thư của 1 cô gái Đức: "Em đang dần phát điên, về đi, tình yêu của em. Em mong anh sẽ sống sót vì chiến tranh chẳng là gì cả với em nếu anh không còn. Tạm biệt, kho báu của em, tạm biệt. Mizzi."

Hitler tuyên bố với binh lính của hắn (trong 1 bản báo cáo lấy được từ 1 tên Đức bị bắt): "Các binh sĩ của tôi! Tôi yêu cầu các bạn không lùi 1 bước khỏi những vùng đất các bạn đã chinh phục được bằng máu của chính các bạn. Hãy đốt cháy các làng mạc Nga để soi đường cho các đơn vị dự bị của tôi đang tiến tới và truyền niềm vui cho họ. Các binh sĩ của tôi, tôi đã làm mọi thứ vì các bạn, giờ các bạn hãy làm những gì có thể cho tôi."
Logged

Chết vì ghét người!
huytop
Thành viên
*
Bài viết: 919


« Trả lời #31 vào lúc: 06 Tháng Ba, 2015, 10:52:32 pm »

           (Mình tiếp cho bác Danngoc vậy )      



                                                                               CHÍN


                                          CUỘC CHIẾN TRANH TRÊN KHÔNG Ở KHU VỰC PHÍA NAM
                                


      Trong ngày đầu năm mới 1942, Grossman lại viết thư cho vợ trong tâm trạng phởn phơ vì quân Đức đang rút lui trên khắp các mặt trận Lyusenka yêu quý nhất của anh, chúng ta hãy chúc mừng năm mới: em ở Chistopol, anh ở mặt trận ... Tương lai đã trở nên rõ ràng với chúng ta. Cảm giác tin tưởng và mạnh mẽ lan truyền trong toàn thể quân đội, và mỗi ngày trôi qua lại đem chiến thắng đến gần hơn ....Mười ngày sau, ông lại viết một bức thư khác.

      Các bài viết của anh hiện đã được đăng thường xuyên hơn, và Tổng biên tập đã trở nên tốt bụng hơn với anh. Anh mới nghe về cái chết của Gaidar (1) hôm qua. Anh ấy đã hy sinh trong một trận đánh ...Lyusenka, em có nhớ Gaidar? Bạn bè chúng ta đang ở đâu? Anh vẫn không thể tin vào sự thật là Vasya Bobryshev đã chết. Anh vừa đọc bức thư cuối cùng của anh ấy mới đây xong, và tim anh đau nhói. Anh thường nhớ tới Roskin với tâm trạng đau khổ. Anh nghĩ về Mẹ. Anh vẫn không tin là Mẹ đã mất, anh không thể chấp nhận điều đó. Nỗi đau về Mẹ vẫn sẽ túm chặt lấy anh sau này ...

     Đến cuối tháng một, Grossman đến thăm một sân bay ở Svatovo, đó không phải là một chuyến đi dễ dàng trong tiết trời mùa đông lúc đó.

     Có bão tuyết khi chúng tôi rời Zaliman đi Svatovo. Con đường biến mất dưới lớp tuyết. Chúng tôi sớm bị kẹt đến mức vô vọng. May mắn thay, một chiếc tank đi qua đã nhận thấy chúng tôi. Chúng tôi trèo lên ngồi trên xe tăng và nó đưa chúng tôi quay về lại Zaliman, kéo theo cả chiếc ô tô của chúng tôi.

      Ông kể lại chuyến đi này trong bức thư sau đó gửi cho cha:”Ở đây trời vẫn lạnh buốt. Con vừa bị một trận bão tuyết giữa thảo nguyên và một chiếc xe tăng đã cho con đi nhờ về làng nếu không con có thể chết cóng ngoài đó. Có rất nhiều việc ở đây và công việc thật hấp dẫn. Tinh thần của con đang rất cao. Chỉ là con hơi lo lắng cho tất cả những người con yêu quý, tất cả đã phải sơ tán mỗi người một nơi. Con thường mơ về Mẹ. Điều gì đã xảy ra với Mẹ? Mẹ còn sống không?”.

    Trong suốt cuộc chiến, Grossman luôn bị hấp dẫn bởi những tay chuyên gia. Trong giai đoạn đầu, các phi công chiến đấu là những người thu hút ông nhất; sau đó khi ở Stalingrad, các tay bắn tỉa gây cảm hứng với ông; và trong sáu tháng cuối cùng của cuộc chiến là những lính xe tăng.

    Đầu tháng 2, ông tới thăm trung đoàn không quân chiến đấu Hồng quân yểm trợ cho Phương diện quân Tây Nam đóng tại sân bay Svatovo, phía bắc Donets. Trung đoàn được trang bị các máy bay chiến đấu Yak. Trong thời kỳ đầu cuộc chiến, không quân Soviet mặc dù có số lượng lớn nhưng không thể đọ nổi kỹ thuật hơn hẳn của không quân Đức (Lufwaffe) đối thủ, vì vậy một số phi công đã phải chọn cách đâm thẳng vào máy bay Đức. Chỉ một số ít thoát được sau những vụ như vậy.

    Salomatin: "Đâm thẳng - đó là tính cách Nga, là cách giáo dục Soviet." Mikhail Stepanovich Sedov, sinh năm 1917: "Đâm thẳng không phải hành động anh hùng. Anh hùng nghĩa là bắn hạ chúng càng nhiều càng tốt." Skotnoi: "Cái kiểu anh hùng gì mà lại mang một chiếc máy bay đầy đạn nhưng không tìm cách bắn (máy bay địch) mà đến nỗi phải đâm chúng?" Skotnoi không nói nhiều, anh đang rất buồn. "Tôi sẽ rất bối rối khi tới các câu lạc bộ. Tôi quá nhát để nói chuyện với các cô gái."

      Một số phi công mà Grossman phỏng vấn, đặc biệt là các chỉ huy đơn vị, bị các nguyên tắc của Đảng giới hạn chặt chẽ nên không bao giờ đưa ra bất kỳ bằng chứng nào về các vụ tai nạn rơi máy bay hoặc hỏng động cơ, dù chỉ là để nêu lên vấn đề. Trong một số giai đoạn của cuộc chiến, không quân Hồng quân mất số máy bay do tai nạn nhiều gần như do chiến đấu với địch.

      Thiếu tá Ivan Sidorovich Fatyanov: "Người của tôi làm việc theo từng cặp. Họ thậm chí sẽ bỏ qua con mồi để bám sát đồng đội. Lòng tin vào người đi cùng là điều quan trọng nhất. Chúng tôi giúp đỡ những người khác khi họ gặp vấn đề. Truyền thống đó đã có từ trước và chúng tôi bao giờ cũng tuân theo. Chúng tôi tin tưởng vào những gì được trang bị cho chúng tôi. Chẳng bao giờ có chuyện động cơ hoặc bản thân chiếc máy bay làm ai đó bị rơi."

        Với đề tài về bọn Đức: "Chúng yểm hộ những chiếc Junker tiến tới, tách ra và tấn công. Nhưng chúng không thể chống cự khi tình hình thay đổi mau lẹ. Không có nhiều tình đồng đội giữa chúng với nhau. Các cặp máy bay ta dễ dàng xé toang đội hình chúng. Chúng bỏ chạy hết tốc lực. Chúng có thể chạy tán loạn trước một đối thủ lanh lợi nhưng không bao giờ bỏ qua một chiếc máy bay ta đã bị thương. Tôi không dám nói tôi là người giàu kinh nghiệm." (Anh ta tỏ ra khiêm tốn.)

        Một viên tướng không quân đang nói chuyện trên điện thoại mặt trận về bom, việc cất cánh các máy bay ném bom, việc bắt đầu công kích, …. Bất thần ông nói: "Một đứa trẻ đang khóc ở đâu đó sát chiến tuyến bên kia, chắc là trong một izba." Grossman xem ra đã bị hấp dẫn bởi những tiểu tiết trong các ghi chép của mình.

       Aleksandr Vasilievich Martynov, sinh năm 1919: "Mọi người có thể nhận ra toàn bộ tính cách của một phi công theo cách anh ta di chuyển chiếc máy bay. Tôi có thể nhìn thấy đâu là tên địch mạnh mẽ và kiên trì. Bọn Đức cũng tìm những người khờ khạo, chúng sẽ hạ gục họ từ phía sau. Là một phi công, bạn sẽ nhận ra tính cách đồng đội của mình là như thế nào, và toàn bộ bản chất anh ta được thể hiện theo cách anh ta lái cỗ máy. Trong một trận không chiến, rất khó phân biệt giữa các phi công với nhau ... Tôi phải bảo vệ đồng đội của mình hơn là bắn hạ bọn Đức khát máu ... Bạn nhìn thấy một tên Fritz (tiếng lóng chỉ quân Đức), cách hắn lúc lắc đầu, và bạn cho chúng xơi vài viên đạn nóng bỏng!

       Cận chiến trên không hơi khó khăn với bọn Fritz, đó là kiểu đánh nhau đến giọt máu cuối cùng. Quân địch không thích đánh nhau trên cùng một mặt phẳng, ngang hoặc nghiêng, chúng thường cố đánh trên một trục thẳng đứng. Chúng làm mọi thứ một cách êm ru, tránh những cú nghiêng cánh gấp. Điều đó có nghĩa là chúng có thể thoát khỏi một mặt phẳng chỉ bằng một cú lượn. Chúng bắn mà không ngắm kỹ.

      "Hợp tác tốt giữa các cặp đôi đảm bảo cho thành công. Bạn bay theo người dẫn đầu và anh ta ra tín hiệu khi cần tách ra ... Tôi đã từng bị trúng đạn trên không bởi pháo cao xạ, máy bay cháy và tôi bị thương. Khi máy bay cháy tôi chưa cảm thấy sợ, không có thời gian để sợ. Đức tính tốt của một phi công giỏi là:

                 1) Biết rõ cỗ máy và các thiết bị kèm theo của bạn để có thể sử dụng được chúng.
                 2) Tin tưởng và yêu quý cỗ máy của bạn.
                 3) Dũng cảm, có cái đầu lạnh và trái tim nóng.
                 4) Có tình đồng đội tốt.
                 5) Thể hiện đức tính vì người khác trong chiến đấu, hết lòng vì Đất Mẹ, và căm thù giặc.

       Cuộc đụng độ đầu tiên của tôi là với một chiếc Heinkel. Tôi công kích nó 12 lần, nó biến thành một cục khói đen. Lần đầu này tôi có hơi sợ, tôi trở về với nhiều vết đạn. Khi bị trúng đầy vết đạn, tôi bay như một con chim cút già nua."

       Salomantin giải thích tại sao anh ta ko chờ muộn hơn để tham chiến một trận đánh khác: "Tôi muốn là phi công chính, đó là lý do tôi lại bắt đầu tham chiến. Chẳng vinh dự gì khi tôi là người bay sau. Tôi muốn hạ bọn Đức dù phải trả giá bằng mạng sống của mình."

        Salomatin sau đó kể về Demidov, đồng đội của anh vừa hy sinh trong một trận không chiến. Mọi người đã tưởng nhớ anh ta trong tiệc rượu ăn mừng việc được tặng thưởng huân chương. Phong tục của Hồng quân là bỏ chiếc huân chương mới được tặng thưởng vào cốc vodka, uống một hơi hết chỗ rượu đó để cuối cùng là ngậm được chiếc huân chương giữa hai hàm răng:"Demidov, người đồng đội vừa hy sinh, thường truyền sự can đảm của anh cho mọi người. Baranov đã khóc oà lên khi chúng tôi được nhận huân chương. Cốc đầu tiên là cho Stalin, cốc thứ hai là cho người đồng chí đã hy sinh Demidov."

         Đại uý Zapryagalov: "Ngày đầu tiên của trận chiến tại Chernovitsy, còi báo động reo vang ngay từ 4h sáng. Chúng tôi chạy vào sân bay. Tôi cất cánh khi bom đang nổ. Sau này tôi phải tiến hành các vụ cất cánh khác từ sân bay đã bị bom phá huỷ."  "Cái chính là chúng tôi tin tưởng. Chúng tôi chẳng nghi ngờ gì là sẽ được đồng đội giúp đỡ khi gặp vấn đề. Chúng tôi không phải những người bắt đầu truyền thống đó nhưng chúng tôi sẽ tuân thủ tuyệt đối nó. Đức là một nước rất mạnh về kỹ thuật."

        Boris Nikolayevich Eryomin, 29 tuổi: "Nguyên tắc quan trọng nhất là phải hợp tác với người cùng cặp và có tinh thần đồng đội. Chúng tôi hợp tác với nhau và biết rõ đặc điểm của người kia. Martynov, chỉ huy phó, bay cùng Korol và dạy anh ta. Cặp đôi thứ hai gồm Balashov và Sedov. Tôi bay cùng Skotnoi.

       "Ai cũng có thể nhìn thấy luồng đạn lửa bắn ra từ chiếc máy bay màu đen của địch. Chiếc Messerschmitt có thân dài, trông giống như một cây thương. Tôi quan sát, thấy cái mũi cánh quạt màu vàng của nó thì nghiêng cánh, nhưng hơi muộn. Tôi thấy hắn khai hoả vào tôi và ánh lửa xanh bùng lên, ngay khi đó Martynov lao vào hắn, và hắn rơi. Thật thú vị, tất nhiên, bạn sẽ thực sự say mê khi nhìn thấy cảnh đó.

      "Chúng tôi phải bảo vệ đám "mòng biển", bên trong chúng đều là những người tốt." (2)

      "Tôi cất cánh cùng Salomatin khi còi báo động kêu và hạ được một máy bay địch. Cảm giác thật sung sướng. Bạn chỉ toàn bay theo một phương pháp đó thôi: "Ah, sẽ tốt hơn nếu theo cách đó, sẽ tốt hơn nếu theo cách đó."

      "Chỉ huy giải thích điều đó với tôi, và tôi hiểu điều anh ta muốn ở tôi. Chúng tôi đã thống nhất trước từ ở dưới đất - nếu anh lắc cánh - đó có nghĩa là chuẩn bị vào công kích đi."

       Trung uý Salomatin (người bay yểm trợ cho Sedov, sinh năm 1921: "Chiếc máy bay dẫn đầu của địch tiến thẳng về phía tôi, nhưng tôi không xoay máy bay ra hướng khác. Hắn sững lại rồi xoay đi. Đâm thẳng vào hắn lúc này có thể lợi được một chút, nhưng chẳng đáng, chỉ khi nào một chọi một thôi. Một người có thể sợ nếu bị cả đám máy bay địch tấn công, nhưng khi quân ta có cả một phi đội, bạn sẽ quên tất cả mà chỉ thực sự bị kích động bởi ý nghĩ: "Chúng đang bay đi ném bom quân ta!"

       Về đâm máy bay: "Sẽ là rất có lợi khi đổi một chiếc tiêm kích lấy một chiếc Junker nhưng tôi sẽ chẳng trao cho ai danh hiệu Anh hùng Liên Xô vì một hành động kiểu đó. Ai mà chẳng làm thế được. Tôi đã suy nghĩ rất nhiều về chuyện đâm máy bay, về chuyện xé tan máy bay địch bằng cánh quạt. Nó có thể gây ra nhiều thiệt hại.

       "Tôi xông vào chúng và lao thẳng vào giữa đám máy bay Đức, gần như chạm cánh vào một chiếc trong số chúng. Tôi thoát qua hướng về phía mặt trời mà chúng hông hề bắn. Tôi lại suýt nữa húc phải một chiếc khác và bắn hạ hắn ở khoảng cách chỉ 25m. Sau đó tôi quay lại và bắt đầu nã đạn vào bất kỳ chiếc máy bay Đức nào.

       "Chuyến bay thứ hai - tên dẫn đầu chỉ cách tôi có 2m ngay dưới bụng và tôi bị luồng gió từ chiếc máy bay của hắn tạt vào. Tôi bổ nhào và thoát được khỏi 9 chiếc Messer. Tôi tăng tốc để hạ một chiếc Messer đang bám đuôi một trong những chiếc Yak của ta (Trung úy Skotnoi đang lái chiếc này), nhưng không thể làm được điều đó ngay. Máy bay của Skotnoi chao đi, nhưng tôi đã kịp đưa hai chiếc Messer ra đi. Skotnoi hạ cánh xuống đất. Tôi lượn hai vòng để tìm vì rõ ràng địch không giết được anh ta. Tôi thấy anh ta còn sống và giơ tay vẫy."

      Skotnoi: "Chúng tôi lao vào trận đánh mặt đối mặt. Hắn bắn thủng bộ tản nhiệt máy bay của tôi nhưng tôi đã bắn cháy hắn. Tôi tới giúp Eryomin. một chiếc Messerschmitt bắn trúng bình xăng và ống dẫn nhiên liệu của tôi. Lửa bùng lên trong buồng lái, khói ngập ngụa. Tôi mất độ cao. Sedov bay quanh bảo vệ tôi. Tôi không bị bỏng, chỉ có đôi ủng là bị cháy. Tôi nhảy ra, vẫy tay với Sedov (ý nói anh ta có thể đi). Chiếc máy bay của tôi cháy bùng lên."

       -------------------------------------------

   (1)Arkady Gaidar, nhà văn nổi tiếng và được yêu thích chuyên viết cho trẻ em. Từng là Trung đoàn trưởng vào năm 18 tuổi trong cuộc Nội chiến Nga. Năm 1941, sau khi phát xít Đức xâm lược, ông ra chiến trường làm phóng viên chiến tranh.

   (2)Mòng biển (chaechka): cách gọi âu yếm một loại máy bay, thực tế theo cuốn "Polikarpov I", trang 15, một chiếc máy bay chiến đấu loại nhỏ có cánh kiểu chim mòng biển không bao giờ có cơ hội đối chọi đơn độc được với một chiếc Messerschmitt 109.

« Sửa lần cuối: 06 Tháng Ba, 2015, 11:00:31 pm gửi bởi huytop » Logged
huytop
Thành viên
*
Bài viết: 919


« Trả lời #32 vào lúc: 07 Tháng Ba, 2015, 09:01:56 am »

                                                                                             MƯỜI


                                                                           Ở DONETS CÙNG SƯ ĐOÀN ĐEN


      Grossman đi cùng Tập đoàn quân 37 đóng gần Serverrnyi Donets, cách Kharkov 40km về phía đông nam. Họ đối mặt với Tập đoàn quân VI Đức, lực lượng do Tướng Friedrich Paulus chỉ huy, đây cũng là lực lượng mà Grossman sẽ chạm trán ở Stalingrad.

      Tới thăm Sư trưởng, Đại tá Zinoviev, Anh hùng Liên Xô, sinh năm 1905 và là một nông dân. “Tôi là một muzhik,” ông nói về bản thân như vậy. Ông gia nhập Hồng quân năm 1927 và phục vụ trong lực lượng biên phòng đóng ở Trung Á, làm đại đội trưởng trong Chiến dịch Phần Lan, đã từng trải qua 57 ngày trong vòng vây quân Đức (kỳ công mà nhờ đó ông được nhận danh hiệu Anh hùng Liên Xô).

       “Điều đáng sợ nhất,” Zinoviev nói với tôi, “là khi chúng đang bò tới. Bạn bắn chúng bằng súng máy, cối và đại bác, bạn nghiền nát chúng, nhưng chúng cứ bò tới. Và bây giờ tôi phải cố thuyết phục binh lính của mình: “Bò đi!” Dù đã từng học tại Học viện Quân sự Frunze nhưng ông vẫn khó nói năng được một cách trôi chảy. Ông tỏ ra rụt rè và hay vấp váp trong ngôn từ, ông xấu hổ vì điều đó như một người bình thường.

      Sư đoàn gồm phần lớn là các thợ mỏ, tất cả đều đến từ Donbass. Bọn Đức gọi họ là “Sư đoàn Đen”. Các thợ mỏ không muốn rút lui. “Chúng tôi sẽ không để một tên Đức nào vượt qua Donets.” Họ gọi Sư trưởng của mình là “Chapaev của chúng ta”. (1)

       Trong trận đánh đầu tiên Sư đoàn đã bị khoảng 100 xe tăng Đức tấn công. Các thợ mỏ đã chặn đứng cuộc tấn công đó. Khi bọn Đức chọc thủng một cánh Sư đoàn, Sư trưởng phi ngựa dọc chiến tuyến hô: “Tiến lên, những người thợ mỏ!”

      “Thợ mỏ không lùi!” Binh lính gầm lên đáp lại.

     “Họ ngủ trong rừng khi nhiệt độ là âm 35 độ C. Họ không sợ xe tăng. “Ở trong mỏ còn đáng sợ hơn,” họ nói vậy.”

     Niềm tin của Sư trưởng là: “Điểm mấu chốt ở đây là chính những người lính Hồng quân. Họ ngủ trên tuyết và tự làm cho cuộc sống trở nên thoải mái. Không dễ để một người thỏa mãn với cuộc sống của mình. Ai cũng muốn được sống, kể cả các vị anh hùng. Uy tín đến từ các cuộc nói chuyện hàng ngày. Một người lính phải biết và hiểu rõ nhiệm vụ của mình. Cần phải nói chuyện với binh lính, hát và nhảy với họ. Uy tín ko phải dễ mà có, phải rất khó khăn mới đạt được. Tôi đã học được điều đó hồi còn ở lực lượng biên phòng. Tôi biết các binh sĩ tin tôi, tôi biết họ sẽ hoàn thành mọi mệnh lệnh của tôi dù phải trả giá bằng mạng sống. Khi cần phải chiếm một thị trấn hoặc chặn một con đường, tôi biết rằng họ sẽ làm.”

     Giá buốt kinh khủng, mưa tuyết gào rú, ko khí băng giá đến mức mọi người phải cố kìm nén hơi thở. Lỗ mũi đặc nghẹt, răng gõ lập cập vì lạnh. Bọn Đức bị chết cóng nằm lăn lóc trên đường tiến của quân ta, xác của chúng hoàn toàn không bị đụng tới. Quân ta không giết chúng mà là cái lạnh. Trò đùa quái ác của tự nhiên đã sắp đặt chân, tay, đầu gối những tên Đức chết cóng, biến chúng thành những bức tượng kỳ quái. Có tên chết đứng với nắm đấm giơ lên, tên khác với các ngón tay xòe rộng. Một số tên trông như đang chạy, đầu ngả lên vai. Chúng đi những đôi ủng rách rưới, khoác shinelishki (áo choàng) mỏng, chúng lót giấy trong áo nhưng điều đó cũng không giúp chúng giữ ấm được. Đêm xuống, cánh đồng phủ tuyết chuyển thành màu xanh lơ dưới ánh trăng, thân xác đen sì của những tên Đức chết cóng vẫn ở nguyên trên tuyết xanh như tượng những tên hề.

     Nhìn lại lần nữa, những xác lính Đức vẫn đứng đó. Một tên chỉ mặc mỗi áo lót và một cái áo len mỏng lót giấy.

     Trong một ngôi làng vừa được giải phóng, xác của năm lính Đức và một lính Hồng quân nằm trên quảng trường giữa làng. Quảng trường trống không, chẳng có ai để hỏi điều gì đã xảy ra, nhưng cũng chẳng cần hỏi ai để dựng lại tấn kịch. Một tên Đức bị giết bằng lưỡi lê, một tên khác bằng báng súng, tên thứ ba cũng bằng lê, hai tên còn lại bị bắn. Và người lính quân ta, người đã giết tất cả chúng, bị bắn từ phía sau.

      Grossman thích làm việc với chỉ vài đồng sự hoặc một mình, nay phải tham gia vào một nhóm lớn các phóng viên chiến tranh.

      Trong izba có hàng tá người, thật là lộn xộn, sở chỉ huy đang được thiết lập. Một cô gái xinh đẹp khoác chiếc áo choàng quá rộng so với cô ta, đội một chiếc ushanka (mũ lông) to đến sụp cả xuống mắt, chân đi một đôi valenki (ủng dạ) khổng lồ. Nhưng có thể nhận ra nét ngọt ngào, mảnh dẻ của cô gái này dưới những thứ xấu xí toàn màu xám mà cô trùm lên người. Cô đứng đó với ánh mắt thất thần, chẳng biết ngồi vào đâu. Cô gái cầm một cái túi xách màu đỏ, thứ đã từng được thấy trong những ngày tốt đẹp, trông vô cùng buồn bã giữa khung cảnh xám xịt của môi trường quân đội xung quanh. Một chú lính đùa nghịch vỗ mông cô một cái rất mạnh, cô bỗng òa khóc. “Tha lỗi cho tôi, Lidochka,” chú lính nói. “Tôi là một thợ mỏ nên tay tôi hơi mạnh.”

     Nhớ hồi còn hòa bình, chúng tôi lúc nào cũng phải đi những đôi dép cao su xấu tệ bọc ngoài giầy khi vào các lâu đài. Giờ khoảng 50 phóng viên ảnh và phóng viên viết ngủ trong một izba, và nó suốt ngày lộn xộn – “Valenki của ai đây? Xà cạp, găng, mũ của ai đây? (2)

     Mọi thứ trông y hệt như với những dân thường thời bình, điều này không bao giờ xảy ra với cánh lính tráng. Người chủ izba kể cho chúng tôi bọn Đức đã bỏ chạy khỏi làng khi bị quân ta pháo kích như thế nào. Chúng mang theo tư trang mà không kịp đóng gói; chúng đã quá sợ, một số tên ngã xuống tuyết và khóc rống lên.

     “Một tên Đức đã ở đây, hắn mang theo một con mèo từ Poltava (sở chỉ huy Tập đoàn quân VI Đức). Con mèo rất thân thiết với hắn. Khi hắn bước vào nhà, con mèo chạy tới bên hắn và cọ vào ủng của hắn. Hắn cho con mèo ăn mỡ, chỉ toàn là mỡ. Và khi quân địch bỏ chạy, hắn mang cả con mèo theo, hắn quá yêu con mèo đó.”

     “Bác sĩ sư đoàn đóng ở đây. Ông ta làm việc suốt đêm, như trâu như bò. Ông ta viết rất nhiều và rồi gào vào điện thoại như một con quạ:

     “Kamyshevakha! Kamyshevakha!” Rồi ông lại viết, chẳng cần ánh sáng. Ông ta đúng là làm như trâu, và ông cũng hay quát to khi ra lệnh: “Tại sao người Nga im lặng vậy?” Ông ta thích hỏi vậy khi tôi chẻ củi vào các buổi sáng, việc này đặc biệt giúp tôi tỉnh ngủ.”

      Một phụ nữ kể với chúng tôi: "Nó là một con bò cái trẻ khoẻ, bọn Đức bắt nó đi vì chúng muốn ăn cái gì đó giàu chất béo."

      Chỉ huy pháo binh ra lệnh: "Nhằm thẳng vào lũ trai lơ đang bỏ chạy kia, bắn!"

      Đại tá Zinoviev cho Grossman xem qua nhật ký chiến trường của Sư đoàn trong mấy tháng trước đó.

      Tháng 10 : Bí thư Đoàn Eretik buộc phải ném lựu đạn nhưng anh đang gần chết vì nhiều vết thương và ko đủ sức. Quả lựu đạn nổ ngay trên tay anh, giết chết anh và mấy tên Đức.

       Một chiếc máy bay hỏng được mấy con bò kéo đi. Binh lính mang theo viên chỉ huy bị thương của họ là Muratov đi liền 12km.

      Lính Hồng quân Petrov nói: "Tại mặt trận quân ta được lãnh đạo tồi."

      Một nhóm trinh sát gồm sáu người do Trung uý Drozd dẫn đầu đã không quay về. Drozd sau đó được tìm thấy với hai vết lưỡi lê đâm. Anh ta đã chết và khẩu súng ngắn cũng đã biến mất nhưng giấy tờ ,tiền vẫn còn trong người. Các binh sĩ còn lại không tìm thấy xác. (3)

      Turilin và Likhatov xé thẻ Đảng (4). Gulyaev tuyên bố: "Tại sao phải đào hào, chúng thật vô dụng."

      Lính Hồng quân Tikhy (5) hiếp cô chủ nhà nơi anh ta nghỉ đêm. Sợ bị trừng phạt, Tikhy lao ra khỏi nhà, lấy súng, nhảy lên một con ngựa và chạy đi đâu không rõ. Việc tìm kiếm Tikhy đến giờ vẫn không mang lại kết quả gì.

     Binh lính phàn nàn rất nhiều vì hoàn toàn không nhận được thư từ gì.

     Một tờ giấy viết tay được ném từ trên máy bay xuống thị trấn Yampol: "Trong buổi lễ sáng ở thành phố Jerusalem, người ta đã nghe thấy lời của Đấng Cứu Thế. Những ai cầu nguyện, dù chỉ một lần, sẽ được tai qua nạn khỏi."

       Thiếu uý Churelko quát các binh sĩ: "Lũ lợn! Chúng mày không thích tao vì tao là dân Digan!" Sau đó anh ta nhảy lên ngựa và định phi lên tuyến đầu. Mọi người giữ anh ta lại, anh ta còn định tự bắn mình.

       Lính Hồng quân Duvansky cưỡi bò và quật con bò bằng báng súng. Khi anh ta đang quất bò thì báng súng gẫy, khẩu súng bật lại làm Duvansky bị thương. Anh ta được đưa vào bệnh viện và sau đó ra toà án binh.

      Đảng viên Evseev làm mất sổ ghi chép. Mấy người lính tìm được cuốn sổ đó, bên trong kẹp một bài kinhcầu nguyện chép tay.

     Các trinh sát Kapitonov và Deiga (có lẽ là đi trinh sát ở sau lưng địch) cải trang bằng quần áo thường dân và tham gia một buổi họp tại đó bọn Đức tổ chức bầu Starosta (trưởng làng tại các vùng quân Đức chiếm đóng) (6). Bọn Đức quát: "Những tên kia không phải người địa phương, đứng dậy!" Họ đứng dậy và bị bắt.

      Thực đơn tại một bếp ăn dã chiến của bọn Đức. Buổi sáng - bữa điểm tâm: cà phê, thường là không đường, và bánh mì phết mỡ lợn. Bữa chính gồm một món súp củ cải đỏ hoặc súp thịt. Bữa tối: cà phê và bánh mì. Bữa chính hai món tức là thêm món thịt được cấp cho chúng mỗi tuần một lần.

      Hưởng ứng bản báo cáo của Đồng chí Stalin, y tá Rud đã hiến 250ml máu còn y tá Tarabrina là 350ml.

     Trong bữa sáng ở dãy nhà dành cho sở chỉ huy, một cục băng đã được tìm thấy trong súp.

     Binh sĩ Nazarenko đã đưa hai thương binh nặng khỏi hoả tuyến và sau đó giết chết 10 tên lính phát xít, một hạ sĩ quan và một sĩ quan Đức. Khi có người bảo: "Cậu là một một anh hùng," anh ta trả lời: "Thế mà anh hùng á? Tới Berlin - đó mới là anh hùng!" Anh ta thêm: "Ai cũng cảm thấy ổn khi đi cùng Chính uỷ Chernyshev trong trận chiến! Ông đã bò tới bên tôi ở nơi trận chiến đang ác liệt, cười và khích lệ tôi."

      Ba tên lính tiểu liên Đức bị vây trong một cánh đồng với vài đụn rơm. Lúc đó là ban đêm. "Đầu hàng đi!" Quân Soviet quát. Không có tiếng trả lời. Thì ra những kẻ đứng đó đã chết, người dựa và những đụn rơm và đông cứng. Nhìn bề ngoài thì chắc có tay nghịch ngợm tai ác nào đó đã đặt chúng ở đấy từ ban ngày.

     Grossman nhặt nhạnh những gì có thể từ những bản báo cáo chính thức, tiếp tục viết về cả các chi tiết chỉ mang tính minh hoạ và vụn vặt thu được trong các buổi phỏng vấn về cuộc sống quân đội.

     Các vị sư trưởng thường nói: "Tôi đang ở ..." "Tôi đang trên tuyến đầu." Câu nói thường xuyên của họ là: "Đơn vị bạn tụt lại đã kéo chúng tôi theo." "Ôi, quân bạn, quân bạn." "Chiến lợi phẩm đó là của tôi." "Đó là những người lính phòng không của tôi, họ đã bắn hạ máy bay Đức nhưng nó rớt xuống khu vực của đơn vị bên cạnh, thế là đơn vị bên cạnh tuyên bố chính họ mới bắn rơi cái máy bay đó." "Bao giờ cũng có vấn đề với các đơn vị bạn."

       Nếu một sư đoàn chọc thủng được chiến tuyến địch, sư trưởng của nó sẽ nói: "Đơn vị bên cạnh đã ngăn chúng tôi tiến xa hơn." Và viên sư trưởng của sư đoàn đã rớt lại sau thì nói: "Họ nói thì dễ lắm. Trong khi tôi chịu gánh nặng chính của trận đánh thì đương nhiên họ sẽ dễ dàng đánh thốc lên."
 
« Sửa lần cuối: 07 Tháng Ba, 2015, 09:12:19 am gửi bởi huytop » Logged
huytop
Thành viên
*
Bài viết: 919


« Trả lời #33 vào lúc: 07 Tháng Ba, 2015, 09:11:40 am »

      Một buổi sáng lạnh lẽo, các izba toả khói như tàu chiến vào cảng. Không có gió dù chỉ là thoảng qua. Hàng tá cột khói dựng thẳng đứng trên tuyết trắng nối giữa mặt đất và bầu trời xanh thẳm.

      Ngay sau khi trận đánh kết thúc, một đám phụ nữ lao ra đồng, xông vào các chiến hào của bọn Đức để lấy lại chăn và gối của họ.

     Trong một ngôi làng người Ukraina, những ngôi nhà kiểu khata vẫn được sơn trắng sau sự ra đi của bọn Đức giống như sau một bệnh dịch truyền nhiễm nguy hiểm tàn phá ngôi làng.

     Khi bọn Đức tiến vào một ngôi nhà, con mèo đã bỏ ra sống bên ngoài trong suốt ba tháng (những câu truyện kiểu này lan truyền ở khắp các làng mạc). Có lẽ những con mèo cảm nhận được người lạ hoặc biết mùi của bọn Đức.

      Đọc giữa các hàng ghi chép của Grossman có thể thấy những dân làng đã từng sống ở vùng Đức chiếm đóng tỏ ra lo lắng về việc họ sẽ bị nhà cầm quyền Soviet đối xử như thế nào. Nhiều người trong số họ đã hủy giấy tờ tuỳ thân và muốn được xác nhận lại rằng họ sẽ không bị trừng phạt. Buổi sáng, Kuzma Ogloblin trở lại ngôi làng vừa được giải phóng. Ông từng là chủ tịch soviet của làng và đã đi theo du kích. Mặt ông sa sầm vàlộ vẻ sắt đá, ông mặc chiếc áo khoác da cừu và vũ trang bằng một khẩu súng trường. Trong izba đầy người, Ogloblin nói: "Đừng sợ gì cả, hãy quay lại với đời sống. Các bạn cần giao nộp bất kỳ đôi ủng Đức nào. Ví dụ như bản thân tôi đã từng tấn công một chiếc ô tô Đức bằng lựu đạn, trong xe có 300 đôi ủng, và mặc dù tôi cần ủng, tôi vẫn không lấy dù chỉ một chiếc. Các bạn muốn giấy tờ cho cái gì? Tất cả chúng ta đều biết nhau. Đừng sợ gì cả, cứ sống thôi! Bọn Đức đã gây ra chuyện này, chúng sẽ không quay trở lại."

      Trở lại Voronezh, đêm tại bệnh viện dã chiến, chúng tôi gặp một nữ bác sĩ. Trời tối đen, chỉ có ánh sáng mờ phát ra từ than cháy trong bếp lò. Nữ bác sĩ tỏ ra nhiều lời, bà ta đọc thơ và giảng triết lý. "Xin lỗi, ờ, tóc chị vàng phải ko?" Rozenfeld hỏi. "Không, tóc tôi hoàn toàn trắng," bà ta trả lời. Tất cả lặng im một cách bối rối.

      Một người bị thương: "Đồng chí đại uý, chúng tôi vừa có một cuộc tranh luận kịch liệt ở đây. Tôi nói cho đồng chí nghe được không?

      "Cái gì, cái gì?" Đại uý gắt gỏng.

      "Àh, chúng tôi tranh cãi xem nước Đức có còn tồn tại sau cuộc chiến này không?"

       Những người bị thương yêu cầu được cung cấp báo và vồ lấy chúng từ tay các hộ lý: họ cần chúng để cuốn thuốc hút.

      Một đoàn tàu bệnh viện đỗ lại dọc đường, xung quanh toàn là tàu quân sự. Mỗi khi có một Ulyana, Galya hay Lena muốn trèo sang một toa hàng có sưởi (teplushka), các chú lính lập tức xuất hiện để "giúp đỡ" các cô y tá trèo vào. Những tiếng la hét và cười đùa vang lên khắp sân ga.
 
      Chúng tôi chào tạm biệt bệnh viện dã chiến. Tôi nhớ là trên đường ra mặt trận tôi đã tạt qua thăm viên sĩ quan chỉ huy tại đây như thế nào. Tôi đang đói và được mọi người đặt trước mặt một phạng súp củ cải đỏ nhà làm kiểu Ukraina tuyệt vời. Ngay khi tôi vừa đưa muỗng đầu tiên lên miệng thì thì Bukovsky gào lớn: "Nhanh lên! Chạy thôi. Tàu sắp chạy." Tôi lao theo anh ta nhưng phạng súp đó vẫn ám ảnh tôi hàng tuần lễ.

     Chúng tôi chuyển sang một đoàn tàu dân sự. Nó đông nghẹt. Một nhân viên soát vé nói với một người đàn ông mặc áo khoác đen: "Nhường ghế cho những người lính đi, hôm nay họ ở đây nhưng ngày mai họ có thể mất mạng rồi." Một anh lính người Uzbek đang hát ông ổng bằng tiếng Uzbek, cả toa đều nghe thấy tiếng anh ta. Thứ tiếng của anh ta với chúng tôi nghe thật buồn cười, cách phát âm cũng kỳ cục. Các chú lính Hồng quân nghe anh ta chăm chú, hơi tỏ ra ngượng nghịu vì phải cố nhịn cười.

       Grossman một lần nữa được nghe chuyện về vùng địch tạm chiếm; ”Một ông lão chờ đợi bọn Đức tới. Ông trải khăn lên bàn, bày lên đó nhiều món ngon. Bọn Đức tới và cướp sạch ngôi nhà, ông lão treo cổ tự tử”.

      Trung đoàn trưởng Kramer đã đánh nhau kịch liệt với bọn Đức. Khi ông đổ bệnh trong một trận đánh, sốt 40 độ C, mọi người đổ ít nước sôi vào trong một cái thùng, viên trung đoàn trưởng to béo trèo vào thùng và khoẻ lại.

      Cuộc tổng tấn công vào tháng một được Stalin cương quyết tiến hành trái với lời khuyên của Zhukov đã không thể tiếp tục đúng như những người có đầu óc thực tế đã lo ngại. Quân đội Đức chưa đến mức sụp đổ như những gì Stalin tuyên bố sau thành công của các cuộc phản công gần Moscow tháng 12. Grossman tình cờ ghi lại vài báo cáo chiến sự thời WW1 mang một sắc thái khó chịu nghe rất quen thuộc (với tình hình hiện nay). Những lời phê phán ẩn dưới cách trình bày về các cuộc tấn công năm xưa trong các cuốn sổ ghi chép của ông cũng nguy hiểm như ghi chép lại những ý kiến trái chiều về các "sự kiện bất thường."

      Theo lệnh của tướng chỉ huy pháo binh Ivanov gửi cho chỉ huy các Tập đoàn quân 7, 8, 9 và 11: "26/1/1916. Hầu như toàn bộ các cuộc tấn công của quân ta trong các trận đánh trước đều theo cùng một kiểu: Binh lính chọc thủng một vị trí trên chiến tuyến địch, buộc các lực lượng còn lại trên tuyến đầu của địch bỏ các chiến hào và công sự, đuổi theo chúng một cách không kiểm soát để rồi bị tấn công ngược trở lại bởi đơn vị địch bên cạnh hoặc quân dự bị của chúng, rút lui không chỉ về tuyến vừa mới chiếm được mà thường là rút về tận tuyến trước khi tấn công vì tuyến mới chiếm được không có hoả lực yểm hộ với thiệt hại to lớn ... Đó chỉ là một chiến thắng chiến thuật không đem lại kết quả chiến lược nào giống như một thứ đồ chơi đẹp và đắt giá nhưng vô dụng." Những quan sát của vị tướng năm xưa và những gì đang được thực hiện ở khu vực Zaliman mùa đông này giống nhau một cách đáng ngạc nhiên.

       Thêm một chút về cảnh nghèo túng của nhân dân, sự bần hàn buồn nhưng đẹp đẽ. Những người bị thương được đãi một mẩu cá trích và 50g vodka nếu bị nhiều vết thương một lúc và được nằm giường có ga. Các phi công chiến đấu đang biểu diễn một kỳ tích - họ uống trong những chiếc cốc vốn những chai thuỷ tinh bị đập gãy cổ chai một cách thô bạo. Những chiếc ủng da cừu (unty) của họ không có gót. một chính trị viên nói với một hạ sĩ quan quân nhu: "Đám phi công này cần được cấp những đôi ủng mới, chân họ sẽ cóng mất."

      Viên hạ sĩ quan lắc đầu: "Chúng tôi chẳng có đôi nào mà cấp."

      "Thế này là tốt rồi,"

      Viên phi công nói. "Tôi vẫn đủ ấm."

      Việc thiếu thốn trang thiết bị phần lớn là do hậu quả của các cuộc rút chạy thảm hại năm 1941, khi đó rất nhiều quân trang quân dụng và kho tàng đã bị bỏ lại trên đường rút. Chỉ có một cách để kiếm được đồ thay thế là đút lót vodka cho các sĩ quan quân nhu, một giải pháp mà lính tráng rất ghét.

         …………………………………………….    

      (1)Vassili Ivanovich Chapaev (1897 – 1919) là anh hùng của Hồng quân trong cuộc Nội chiến Nga, nổi tiếng vì đã bảo vệ được phòng tuyến sông Ural, nhưng đã chết đuối trên con sông này khi cố bơi vào bờ với một viên đạn găm vào vai.

     (2)Hồng quân cũng như quân đội Nga Sa hoàng ko tin tưởng vào bít tất. Binh lính quấn xà cạp và đi ủng ra ngoài. Có một niềm tin mãnh liệt rằng xà cạp có tác dụng ngăn giá rét tốt hơn nhiều.

    (3)Rõ ràng các binh sĩ đó bị nghi ngờ giết sĩ quan chỉ huy hoặc bỏ rơi anh ta.

   (4) Thường thì lý do xé thẻ Đảng là vì sợ bị hành quyết nếu bọn Đức bắt được.

   (5) Tikhy có nghĩa là "im lặng" trong tiếng Nga.

   (6) "Trinh sát" trong Hồng quân gồm cả trinh sát quân sự như nghĩa thông thường của từ này và điệp viên tình báo quân đội ở cấp địa phương. Điều đó cho thấy các điệp viên này không được huấn luyện và thiếu sáng tạo.
Logged
huytop
Thành viên
*
Bài viết: 919


« Trả lời #34 vào lúc: 07 Tháng Ba, 2015, 10:57:30 pm »

                                                                                            MƯỜI MỘT

                                                                        VỚI LỮ ĐOÀN TĂNG CỦA KHASIN

        Sau khi cuộc tổng tấn công tháng 1/1942 của quân Soviet kết thúc một cách thảm hại, Grossman bắt đầu phản ánh tâm trạng thay đổi như chong chóng của người Nga. Họ đã đi từ sự hoài nghi thất vọng trong mùa hè khủng khiếp năm 41 đến sự sợ hãi vào mùa thu khi quân Đức tiến sát Moscow, tiếp theo đó là sự lạc quan cuồng nhiệt trong cuộc tổng phản công quanh khu vực thủ đô, và giờ đây lại là sự chán nản.

       Một người Nga phải lao động cật lực, cuộc sống của anh ta cũng rất khó khăn, nhưng trong thâm tâm anh ta không nhận thức rõ sự khó khăn vất vả đó. Trong chiến tranh, tôi chỉ thấy có hai kiểu phản ứng với những gì xảy ra xung quanh: hoặc cực kỳ lạc quan, hoặc hoàn toàn bi quan. Hai kiểu tâm trạng này thay đổi từ thái cực này sang thái cực kia một cách nhanh chóng, bất ngờ và dễ dàng. Không có tâm trạng trung dung giữa hai thái cực đó. Không ai sống với suy nghĩ rằng cuộc chiến sẽ kéo dài mà chỉ cố gắng hết tháng này qua tháng khác để có thể đi tới chiến thắng, thậm chí cả những người nói rằng họ rất không tin vào chiến thắng. Chỉ có hai loại cảm nghĩ: thứ nhất - địch bị đánh bại; thứ hai - địch không thể bị đánh bại.

      Grossman bị ảnh hưởng hết sức sâu sắc bởi tinh thần hy sinh chân chính của những người lính bình thường và những sĩ quan trên tuyến đầu, ông tỏ ra hết sức xúc động khi viết về đề tài này.

      Trong chiến tranh, một người đàn ông Nga như khoác một tấm áo trắng tinh. Anh ta có thể sống trong tội lỗi nhưng anh ta đã chọn chết như một vị thánh. Tại mặt trận chỉ có những suy nghĩ và tâm hồn trong sạch như những thầy tu khổ hạnh.

      Ở hậu phương người ta sống trong những luật lệ khác và chúng có lẽ không bao giờ phù hợp được về mặt đạo đức với những gì diễn ra ở mặt trận. Luật của mặt trận là sự sống còn, là cuộc đấu tranh sinh tồn. Những người Nga chúng ta không biết làm thế nào để sống như một vị thánh, chúng ta chỉ biết làm thế nào để chết như một vị thánh. Mặt trận chứng kiến những cái chết Nga thần thánh, ở hậu phương là một tội lỗi đối với một người Nga.

      Tại mặt trận có những lúc phải chịu đựng, nhẫn nhục và khuất phục trước những nghịch cảnh không thể tưởng tượng được. Đó là sự chịu đựng của những người mạnh mẽ. Đó là sự chịu đựng của một quân đội vĩ đại. Sự vĩ đại của tâm hồn Nga thật phi thường.

      Mặt khác, Grossman tỏ ra cực kỳ khó chịu với những lời tuyên truyền cố lấp liếm sự kém cỏi của lãnh đạo quân đội Soviet trong sáu tháng vừa qua.

      Huyền thoại của Kutuzov về việc vạch chiến lược cho năm 1812. Những xác chết đẫm máu của chiến tranh bị che phủ dưới một lớp tuyết trắng của những lời nói quy ước về tư tưởng, chiến lược và nghệ thuật chiến tranh. Có những người đã thấy cuộc rút lui khi những người khác phải nằm xuống và bị che phủ dưới bức màn giống như vậy. Đó là huyền thoại về Cuộc Chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại lần thứ nhất và giờ là lần thứ hai.(1)

      Khi còn ở Phương diện quân Nam với Tập đoàn quân 37, Grossman đã thăm lữ đoàn tăng do Đại tá Khasin chỉ huy. Tại đây ông đã bỏ ra khá nhiều thời gian với Đại uý Kozlov, một sĩ quan người Do Thái.

     Tại lữ đoàn tăng của Khasin. Đại uý Kozlov, chỉ huy tiểu đoàn bộ binh cơ giới, đang triết lý về cuộc sống và cái chết khi nói chuyện với tôi ban đêm. Anh ta là một chàng trai trẻ với hàm râu mảnh, trước chiến tranh học nhạc tại Nhạc viện Moscow. "Tôi thường tự nhủ mình có thể bị giết bất cứ lúc nào, hôm nay hay ngày mai. Khi tôi nhận thức rõ điều đó, tôi trở nên dễ sống hơn, mọi thứ trở nên đơn giản và thậm chí không hiểu sao còn rất rõ ràng rành mạch. Tâm trạng tôi rất bình thản. Tôi xung trận mà chẳng sợ gì cả vì tôi chẳng có mong chờ gì. Tôi hoàn toàn tin tưởng rằng một tay chỉ huy một tiểu đoàn bộ binh cơ giới sẽ phải chết, rằng hắn không thể sống sót. Nếu tôi không có niềm tin vào cái chết chắc chắn đó, tôi sẽ cảm thấy tồi tệ và có lẽ không thể cảm thấy thoải mái, bình tĩnh và can đảm trong chiến đấu.

      Kozlov kể cho tôi nghe hồi năm 1941, ban đêm anh ta thường hát những trích đoạn aria từ các vở opera trong một khu rừng gần Bryansk ngay trước chiến hào quân Đức. Thường thì bọn Đức cũng nghe anh ta hát một lúc rồi bắt đầu nã súng máy vào nơi phát ra tiếng hát. Có lẽ chúng không ưa giọng hát của anh.

     Kozlov nói với tôi, theo quan điểm của anh ta, người Do Thái không chiến đấu tốt lắm. Anh bảo họ chiến đấu chỉ như những người bình thường trong khi với một cuộc chiến như thế này người Do Thái lẽ ra phải chiến đấu như một kẻ cuồng tín.

     Mũi nhọn của sự thù ghét chủng tộc trực tiếp nhằm vào người Do Thái chính thống, những người thực tế cũng rất phân biệt chủng tộc và tin tưởng mù quáng vào sự thuần khiết về chủng tộc. Giờ đang có hai thái cực: một bên là những kẻ phân biệt chủng tộc đang triệt hạ thế giới, bên kia là những người Do Thái thuần chủng, những người bị tập trung triệt hạ nhất trên thế giới;”một người thường sợ những gì họ không quen, họ có thể quen với mọi thứ trừ cái chết, có lẽ vì họ chỉ chết có một lần”.

     Chiến tranh là một nghệ thuật, trong đó các yếu tố như toan tính, kiến thức và kinh nghiệm kết hợp với cảm hứng, may rủi và cả những điều hoàn toàn vô lý (Pesochin nói trong trận đánh ở Zaliman). Các yếu tố này tương hợp với nhau, nhưng đôi khi chúng lại trở nên xung đột nhau. Nó giống như một khúc nhạc biến tấu không ai nghĩ ra nổi nếu không có kỹ thuật đỉnh cao.

    Trăng mọc trên bãi chiến trường phủ tuyết.

     Grossman tiếp tục thu thập những chủ đề đặc sắc cùng những chi tiết minh họa khác.

     Lính lái xe tăng hạng nặng Mikhail Pavlovich Krivorotov, 22 tuổi, thân hình to lớn, mắt xanh, từng lái máy liên hợp gặt đập tại một nông trường quốc doanh (2) ở Bashkiria từ khi mới 20 tuổi, nhập ngũ tháng 12/1940. “Trước đây tôi chưa từng nhìn thấy một chiếc tăng nào, và không ngờ là tôi thích chúng ngay từ cái nhìn đầu tiên. Những cỗ xe tăng thật là đẹp. Tôi là 1 lái xe kiêm thợ máy. Máy xe cùng với hỏa lực của nó biến nó thành một cỗ máy vàng, cực mạnh.
Logged
huytop
Thành viên
*
Bài viết: 919


« Trả lời #35 vào lúc: 07 Tháng Ba, 2015, 11:02:27 pm »

     “Địch có pháo và cối, quân ta vượt qua một con mương và xông vào làng. Tôi hét: “Pháo ở cánh trái!” Chúng tôi tiêu diệt khẩu pháo đó và vài khẩu súng máy. Sau đó một phát đại bác bắn trúng sườn trái, chiếc xe tăng bốc cháy. Kíp lái nhảy khỏi xe còn tôi vẫn ở lại trong chiếc tăng đang cháy và hạ được pháo đội địch. Tôi chỉ có cảm giác hơi nóng ở lưng dù mọi thứ chìm trong lửa. Cỗ xe tăng thực sự từng là một cỗ máy nhanh nhất, tôi thấy tiếc vì phải bỏ nó, rất tiếc. Tôi trèo lên tháp pháo và nhảy khỏi cửa nóc như một mũi tên. Nhiên liệu và lớp sơn vẫn còn đang cháy.”

      Marusya, điện đài viên. Ai cũng tán tỉnh cô, ai cũng biết cô. Cô gọi mọi người bằng đầy đủ họ tên và mọi người đều gọi cô là: “Marusya, Marusya!” Nhưng chưa một ai thấy mặt cô. Abashidze, một đồng chí vui tính, đoàn viên Komsomol, tiểu đoàn trưởng và là một kẻ thô tục. Anh ta nói chuyện một cách tục tĩu, xấc láo, vô lễ với bà chủ nhà. Khi anh ta hỏi xin lửa từ một người đang hút thuốc, anh ta bảo: “Tôi có thể sờ đầu cái dụng cụ sung sướng của anh không?”

       Giờ mọi người không nói ai đó “bị giết” nữa mà nói “anh ấy đã đóng ván”. “Bạn của tôi đã đóng ván, anh ấy thật là một thằng cha tuyệt vời.” (3)

       Một ngày mới quang đãng và tươi đẹp. Các trận không chiến đang diễn ra trên những mái nhà trong làng. Quang cảnh khủng khiếp - những con chim sơn chữ thập màu đen và sao đỏ. Mọi nỗi sợ hãi, mọi suy nghĩ, mọi điều khủng khiếp xuất hiện trong tâm trí và trái tim con người vào những khoảng khắc cuối đời của chiếc máy bay, khi đôi cánh của nó dường như đang thể hiện ra tất cả những cử động, những suy nghĩ trong đôi mắt, cánh tay và vầng trán người phi công ấy (người phi công bị bắn rơi, ở đây tác giả cố tình không muốn nói là phe nào để thể hiện sự tàn nhẫn và vô nghĩa của chiến tranh).

      Chúng bay rất thấp, ngay sát trên mái nhà. Một trong số đó đâm đầu xuống đất. Năm phút sau - lại một chiếc khác. Một người chết ngay trước mắt mọi người, một thanh niên khỏe mạnh, anh ta đã rất muốn sống sót. Anh ấy sẽ bay, sẽ rùng mình, sẽ sợ hãi ra sao nếu chiếc máy bay ấy không bị trúng đạn. Đó là những phát đạn bắn trượt vào một trái tim người đang bay phía trên cánh đồng tuyết trắng. Bản tính sói độc và cáo già của những chiếc Messer chóp mũi màu vàng.

      Cánh phi công nói: “Đời chúng tôi như tấm áo của bọn trẻ con – ngắn và dính đầy cứt.” (4)

      Nghịch lí kỳ cục – đám Messer hầu như không được hỗ trợ khi đối đầu với những chiếc máy bay kiểu chim mòng biển quân ta vì những chiếc mòng biển quá chậm chạp. Niềm vui của một nhà quay phim khi quay được tấn bi kịch trên không: “Tôi chỉ cần tút sửa lại những dấu chữ thập, thế là xong!”   

      Xác viên phi công nằm suốt đêm trên một quả đồi đẹp đẽ phủ đầy tuyết, trời rất lạnh và sao rất sáng. Bình minh lên khiến quả đồi chuyển thành màu hồng, và người phi công vẫn nằm đó trên ngọn đồi hồng.

      Không có gì ngạc nhiên, Grossman đã bị mê hoặc bởi câu chuyện lạ thường về một người chính trị viên đã vươn cổ ra ngăn cản một vụ án xử oan khủng khiếp; Chính trị viên cao cấp Mordukhovich, một người Do Thái nhỏ thó đến từ Mozyr, là chính trị viên một tiểu đoàn pháo. một lính của tiểu đoàn ông vốn là một công nhân người Tula cao lớn, tên anh ta là Ignatiev. Anh này cực kỳ dũng cảm, một trong những người lính tốt nhất của tiểu đoàn. Chính trị viên có việc phải đi một thời gian và trong lúc ông vắng mặt, Ignatiev bị lạc lại phía sau và gia nhập một đơn vị khác đang chiến đấu trong một trận phòng thủ.

     Khi trận đánh tạm lắng, Ignatiev được gửi trở lại đơn vị cũ và khi đang trên đường về đơn vị anh bị đội tuần tra của NKVD chặn lại. Anh ta bị bắt như một kẻ đào ngũ, bị đưa ra tòa án quân sự và bị tuyên án tử hình. Lúc này, chính trị viên Mordukhovich đã quay về đơn vị và biết được số phận dành cho anh. Mordukhovich lao tới gặp chính ủy sư đoàn và nói với ông Ignatiev là một người lính tuyệt với như thế nào. Chính ủy sư đoàn lấy tay ôm đầu: “Giờ tôi không thể làm gì được nữa rồi!” Ignatiev bị đưa đi xử bắn, nhóm hành quyết gồm một đặc vụ, một sĩ quan từ sở chỉ huy, hai lính và chính trị viên phó. Họ dẫn anh ta tới bên một cái cây nhỏ, viên sĩ quan rút súng ngắn chĩa vào sau gáy Ignatiev. Súng hóc đạn. Ignatiev quay lại nhìn đằng sau, thét lớn rồi chạy vào rừng. Nhóm hành quyết bắn theo anh ta nhưng trượt, anh ta biến mất. Bọn Đức chỉ ở cách đó có 3km, Ignatiev đã lang thang ba ngày trong rừng rồi nhân lúc không ai trông thấy quay trở lại tiểu đoàn và tới hầm của Mordukhovich.

      Mordukhovich nói: “Tôi sẽ che dấu cậu, đừng lo!”

      Mordukhovich đưa cho Ignatiev một ít thức ăn nhưng anh ta chỉ run lên và khóc như mưa chứ chẳng thể ăn được gì. Mordukhovich tới nói chuyện với chính ủy sư đoàn, lúc đó thì Mordukhovich đã che giấu Ignatiev suốt năm ngày rồi. “Người này đã quay lại với vẻ cam chịu, anh ta nói với tôi: “Tôi thà chết trong tay người mình còn hơn chết vì tay bọn Đức.”” Chính ủy sư đoàn lên gặp chính ủy quân đoàn, rồi chính ủy quân đoàn lại lên gặp chỉ huy tập đoàn quân. Bản án được bãi bỏ. Giờ Ignatiev đi theo Mordukhovich suốt ngày đêm.

      “Tại sao anh cứ đi theo tôi?”

      “Tôi sợ bọn Đức có thể giết ông mất, đồng chí chính trị viên ạh. Tôi phải bảo vệ ông.”  Tuy vậy, một số câu chuyện có lẽ hơi giống với một chuyện tưởng tượng ở thành phố hơn là chuyện thật ngoài mặt trận.
Logged
huytop
Thành viên
*
Bài viết: 919


« Trả lời #36 vào lúc: 07 Tháng Ba, 2015, 11:07:37 pm »

      Một người lính bị cáo buộc đào ngũ đã thoát khỏi phiên tòa khi bọn Đức tấn công. Những người áp giải anh ta trốn vào bụi, kẻ đào ngũ chộp lấy một khẩu súng trường của nhóm áp giải và hạ hai tên Đức, bắt sống tên thứ ba và lôi hắn đi cùng đến tòa án. “Anh là ai?”Mọi người hỏi.“Tôi đến để được xét xử.”

      Những người bị kết án shtrafroty, tức là đưa vào các đại đội trừng giới, thường được gọi là smertnik (người chết), vì chẳng ai lãnh án đó mà hy vọng sống sót được. Họ được Nhà nước Soviet cho cơ hội rửa sạch tỗi lỗi bằng máu của chính mình, nhiều trường hợp đã chứng tỏ sự can đảm phi thường; Một smertnik tên là Vladimir Karpov thậm chí còn được nhận phần thưởng cao quý nhất: danh hiệu Anh hùng Liên Xô. Đương nhiên anh này không phải là Chính trị phạm vì những người phạm tội này, theo lệnh của Stalin, không bao giờ được nhận bất kỳ loại danh hiệu gì.

     Đại đội của các smertnik gồm những người thay cho việc phải chấp hành bản án thì được đưa lên tuyến đầu. Chỉ huy là một trung uý đã bị kết án tử hình vì tự làm mình bị thương.

      Những thành viên trong cái đại đội ghê sợ này người đầy lông lá, mặt mũi tê cứng và đầy những vết phát cước màu hồng vì giá lạnh âm 40 độ C. Họ mặc những áo choàng rách rưới. Họ ho như cuốc kêu, tiếng ho như thể phát ra từ đâu đó trong bụng, khàn đục,nghe như tiếng chó sủa. Ai nấy đều râu ria xồm xoàm.

      Sử dụng hoả lực pháo, súng máy và cả xích xe, những người lính tăng đã chọc thủng được tuyến công sự địch và đưa được một phân đội xe tăng có bộ binh tùng thiết tới Volobuevka. Phân đội này do Thượng sĩ Tomilin chỉ huy. Trận đánh kết thúc sau tám tiếng đồng hồ đánh nhau. Phân đội xe tăng - bộ binh của Tomilin đã chiếm được 12 căn nhà, bản thân Tomilin hạ được mười tên phát xít. Nhóm của Trung sĩ Galkin hạ được 30 tên, tấn công sáu ngôi nhà và công sự bê tông, tiêu diệt sở chỉ huy tiểu đoàn địch bằng lựu đạn. Đến sáng họ hội quân với các đơn vị quân ta đang tiến tới ở ngoại vi phía nam Volobuevka. Khi dẫn các binh sĩ xung trận, Tomilin đã hét: "Cố lên nào, quân ăn cướp, tiến lên!"

       Trích từ nhật ký chiến trường của Trung đoàn Lựu pháo Cận vệ 7;”Ngày 12/1, hạ sĩ Ivanov và trinh sát Ofitserov nhìn thấy bảy người trên một sườn đồi. Thì ra đó là bọn phát xít, chúng đang định dìm một người xuống một lỗ băng. Bọn phát xít hoảng sợ vì những loạt đạn của các chiến sĩ ta và bỏ chạy, để lại người y sĩ gần đông cứng. Anh ta đã tê liệt vì sợ.

      Ngày 13/1, thiếu uý Belousov được lệnh đi bắt liên lạc với cánh bộ binh. Anh phải vượt qua một con mương rất lớn cùng một khu rừng. Trong khi đang trượt tuyết xuyên rừng, anh phát hiện đường dây nối giữa hai trạm truyền tin của bọn Đức. Trạm gần nhất không có ai canh. Belousov bỏ đồ trượt tuyết và cắt đường dây, sau đó đi vào rừng, tìm thấy một cuộn dây rỗng và phá hỏng 70m dây điện thoại tại đó”.

      Grossman tiếp tục ghi chép về các lối ăn nói và thuật ngữ kỳ lạ. Vodka được gọi là "Sản phẩm 61" vì đó là vị trí của nó trong danh sách những thứ được cấp.

      Bữa ăn tại một Trung đoàn Lựu pháo Cận vệ 7. Từ lóng "nạp" (put into shape) được sử dụng liên tục. "Tôi sẽ chỉ nạp khi có bàn ghế tử tế." "Tôi sẽ nạp ít thịt cừu."Tôi sẽ nạp ít bắp cải muối chua." Một cuộc không kích của 28 máy bay địch. Không có một pháo thủ nào rút lui. "Họ đã tự hàn chết mình vào pháo.Một chính trị viên thuộc tiểu đoàn Cận vệ 5 đã phát điên sau khi chịu một trận không kích và một trận tấn công bằng xe tăng của địch. Những biểu tượng to tướng được vẽ trong các chiến đồ dành cho các chỉ huy tiểu đoàn; một chính trị viên đã cắt bỏ các vạch trên cầu vai”.(5)

      Ban đêm, Đại tá Tarasov chỉ huy Trung đoàn pháo binh Cận vệ nằm trên sàn izba đọc cuốn Faust. Ông đeo một cái kính kẹp mũi (kính không có gọng) luôn được ông lau sạch bằng một miếng da. Đại tá Tarasov kể chuyện ông đã "phủi áo bọn Đức" như thế nào, câu chuyện đã cho thấy tinh thần của một người lính pháo binh. Bộ binh thông báo bọn Đức ăn trưa khi có một hiệu kèn. Bếp dã chiến của chúng đã bị phát hiện vì có khói bốc ra. Tarasov ra lệnh: "Tập hợp số liệu, nạp đạn và thông báo khi đã sẵn sàng!" Bọn Đức bị nã pháo bằng hoả lực tập trung, đám pháo binh nghe thấy nhiều tiếng kêu thét; Một tù binh Đức trên một tàu hoả bệnh viện. Hắn cần được tiếp máu thì mới sống được. Hắn gào thét: "Nein, Nein!" (6) (Hắn không muốn được tiếp bằng máu Slavơ). Vậy là hắn chết ba giờ sau đó.

      Binh lính bắt đầu bỏ chạy khỏi chiến trường, một chính trị viên tiểu đoàn hai tay cầm hai khẩu súng ngắn gầm lên: "Các anh định chạy đi đâu, lũ trụy lạc, đi đâu? Tiến lên, vì Đất Mẹ, vì Chúa Jesus, Đ.mẹ! Vì Stalin, lũ trụy lạc!" Binh lính quay trở về và chiếm lại vị trí phòng thủ cũ. Một người lính tóc quăn, không rõ họ, đã đánh xe ngựa vòng qua hậu phương quân Đức trong 12 ngày. Anh ta giấu một khẩu cối và đạn dưới đống rơm chất trên xe, lôi ra bắn rồi lại giấu trở lại dưới đống rơm. Khi gặp bọn Đức anh ta hát vang, chúng chưa bao giờ nghi ngờ anh. Khi đã đi xa khỏi bọn chúng anh lại lôi khẩu cối ra bắn vào chúng.

      Phóng viên ảnh Ryumkin đang nguyền rủa đám pháo binh của trung đoàn pháo cận vệ vì đã khai hỏa vào sáng sớm khiến chụp họ không ăn ảnh.

     Trung uý Matyushko chỉ huy một chi đội xung kích, nhiệm vụ của họ là tiêu diệt bọn Đức đang chiếm giữ mấy ngôi nhà. Chi đội đánh vào làng, xông vào mấy ngôi nhà đó. Matyushko nói: "Người của tôi toàn là lũ trộm cướp. Trận chiến trong những ngôi làng này giống một trận đánh cướp." Đôi khi họ bóp chết bọn Đức bằng tay không; Tiếng một trung sĩ vẳng ra từ trong khói lửa: "Đừng bắn vào đây, tôi đã chiếm nhà này rồi."

      Một thành viên đội xung kích vào nhà và nhìn lướt nhanh qua những người ngồi trong đó bằng ánh mắt tối sầm. Mọi người đều hiểu nó đã trở thành một thói quen, thói quen của một kẻ chuyên xông vào nhà để giết chóc. Trung uý Matyushko cũng vậy, anh vừa giải thích về cách nhìn lướt đó vừa cười: " một mình hắn có thể giải quyết tất cả chúng ta đấy!"

      Chúng tôi tiến vào Malinovka cùng tiểu đoàn bộ binh cơ giới do Đại uý Kozlov chỉ huy. Các ngôi nhà đang bốc cháy. Bọn Đức đang gào thét, chúng sắp chết. một trong số chúng, cả người hắn cháy sém đen thui, đang bốc khói. Những chiến sĩ ta đã không ăn uống gì hai ngày nay, họ chỉ nhai bột kê khô cô đặc khi hành quân. Lính tráng kiểm tra một hầm kho đã bị phá huỷ và ngay lập tức thu được một ít khoai tây, họ lèn chúng vào ấm cùng với tuyết rồi đặt trên than hồng tìm thấy trong một izba đang cháy dở.

      Thế quái nào mà lại có nguyên một con ngựa chết trong hầm kho? Thật không thể hiểu nổi! Trong cái hầm này còn có cả một thùng bắp cải muối chua đã vỡ. Lính tráng đang ăn rào rào với vẻ tham lam. "Tốt cả, không có thuốc độc." Cũng trong hầm người ta đang băng bó cho một phóng viên ảnh bị thương, anh ta tựa vào xác con ngựa.  "Sau đó máy bay ta oanh kích khu vực và thả bom xuống đầu chúng tôi (một thành viên của tiểu đoàn bộ binh cơ giới kể). Tiểu đoàn trưởng Kozlov còn đang phải chống lại một cuộc tấn công của xe tăng địch. Anh ta trông có vẻ rất sung sức và say máu. Những cỗ xe tăng bị đánh lui sau một cuộc tấn công chớp nhoáng.

      Quân đoàn Cô dắc Cận vệ 3 đang hành quân ra mặt trận. Binh lính chất các trang thiết bị của sở chỉ huy lên một chiếc xe tải, cuộn lại những dây thông tin. Buổi tối giá băng đẹp không thể tả được. Không khí thinh lặng và trong trẻo, củi cháy lách tách trong bếp dã chiến. Những chàng kỵ binh đang dắt ngựa đi. Giữa phố, một cô gái đang vừa hôn một anh lính Cô dắc vừa khóc, họ mới lập gia đình với nhau ba ngày trước. Đối với người con gái làng Pogorelovo gần Kursk này, anh ta đã trở thành những gì thân thiết nhất với cô.

      Một pháo thủ tuyệt vời của tiểu đoàn, người đã chiến đấu từ ngày đầu của cuộc chiến, đã hy sinh vì trúng mảnh đạn khi đang cười. Và anh đang nằm chết đằng kia, vẫn cười. Anh nằm đó suốt cả ngày, và rồi một ngày nữa. Không ai muốn chôn anh, mọi người đều tỏ ra lười biếng vì mặt đất đóng băng cứng như đá. Anh đã có những người đồng chí tồi, họ không muốn chôn những người chết! Họ bỏ những người chết lại mà đi, không có đội chôn cất nào, chẳng ai quan tâm vụ đó.Tôi báo cáo với sở chỉ huy tiền phương về việc này bằng một bức điện mã hoá. Bọn dân Châu Á đáng ghét này mới nhẫn tâm làm sao! Làm sao người ta có thể thường xuyên nhìn thấy những lính dự bị tiến ra chiến trường hay các lực lượng tăng cường đi qua những vùng chiến địa cũ giữa những xác chết không được chôn cất. Ai có thể đọc được điều gì đang diễn ra trong tâm hồn những người đang tiến lên để thay chỗ những kẻ đang nằm khắp mặt tuyết kia?

       Cuộc hành quyết một kẻ phản bội. Khi bản án còn đang được tuyên, lính công binh đã đào cho hắn một cái huyệt bằng cuốc chim. Đột nhiên hắn nói: "Bước sang bên đi, các đồng chí. một viên đạn lạc có thể trúng vào các anh."  "Tháo ủng ra," họ nói với hắn. Hắn tháo chiếc ủng thứ nhất rất khéo léo bằng ngón cái chân kia, chiếc ủng còn lại hơi mất thời gian một chút, hắn phải nhảy lò cò mất một lúc.

      Từ tính dị thường của khu vực Kursk là một vấn đề với các chi đội pháo binh và hoả tiễn - nó làm đảo lộn la bàn và các thiết bị khác. Từ tính dị thường này đã chơi cho các pháo đội hoả tiễn Katyusha một vố, khiến những dàn Katyusha chơi cho cánh bộ binh một trận. Chúng đã bắn trúng vào tuyến đầu quân ta.

     Buổi sáng, người ta đặt một cái bàn trải khăn đỏ trên đường làng phủ tuyết. Lính tăng trong lữ đoàn của Khasin tập hợp thành hàng và buổi lễ trao huân chương bắt đầu. Tất cả những người được tặng thưởng huân chương đều đã chiến đấu liên tục trong thời gian dài.
Logged
huytop
Thành viên
*
Bài viết: 919


« Trả lời #37 vào lúc: 07 Tháng Ba, 2015, 11:11:27 pm »

       Họ đứng thành hàng trông như một hàng công nhân xưởng nấu luyện gì đó: mặc áo khoác rách rưới, quần áo bóng dầu mỡ, họ có những đôi bàn tay lao động đen nhẻm và những khuôn mặt thợ thuyền điển hình. Mọi người xếp hàng bước tới bàn nhận huân chương, tuyết rơi dày khiến bước chân họ nặng nề và lạch bạch. "Chúc mừng anh được nhận phần thưởng Nhà nước cao quý này!" "Phục vụ Liên Xô!" Họ trả lời bằng giọng khàn khàn của người Nga, người Ukraina, người Do Thái, người Tatar, người Gruzia. Đó chính là tinh thần Quốc tế Lao động thời chiến.

       Đêm xuống chúng tôi nói chuyện trong tình trạng không được tỉnh táo lắm với Kozlov, chỉ huy tiểu đoàn bộ binh cơ giới. Anh kể tôi nghe về người anh hùng đã nhận hai huân chương lúc sáng mà tôi đang để mắt đến, chỉ huy trinh sát lữ đoàn, theo anh thì người này chẳng phải là anh hùng gì. Điều đó làm tôi bị shock vì tôi không thể tưởng tượng còn ai anh hùng hơn người tôi vừa nhìn thấy lúc sáng trên đường làng.

      Kozlov đưa cho tôi một cái huân chương chữ thập sắt mà anh ta đã lấy từ xác một tên sĩ quan Đức. Tên sĩ quan nằm đó, Kozlov kể, hắn bị thương nặng, đang lờ đờ và có cả trăm thùng đựng băng đạn tiểu liên xung quanh. Những người lính bắn hắn và tìm thấy một tấm bưu thiếp khiêu dâm trong túi hắn.

     Sáng ra, Kozlov và Bukovsky quyết định thi bắn súng ngắn. Họ bước ra sau một gian nhà kho và đính tấm bia bắn lên một cây lê già. Họ nhìn tôi một cách thương hại và ban ơn - một kẻ thường dân chẳng có tí kinh nghiệm nào. Có lẽ hoàn toàn do ngẫu nhiên, tất cả các phát đạn của tôi đều bắn trúng hồng tâm. Những tay cựu binh - Kozlov và Bukovsky - không bắn trúng bia dù chỉ một phát. Điều này tôi nghĩ không phải do ngẫu nhiên.

     Trong izba, Khasin đang đứng, vây quanh là ban tham mưu, đôi mắt ốc nhồi của ông tối sầm, mũi ông khoằm và hai má xanh rì râu mới cạo. Trông ông như một người Ba Tư. Tay ông di trên bản đồ trông như móng vuốt của một loài ác điêu khổng lồ. Ông giải thích cho tôi về cuộc đột kích vừa qua của lữ đoàn tăng. Ông rất thích từ "vòng cua" và dùng từ này suốt: "Những chiếc tăng đang di chuyển theo đường vòng cua."

     Tại sở chỉ huy tiền phương tôi được nghe kể lại rằng gia đình của Khasin đã bị giết ở Kerch, tại đó bọn Đức đã tiến hành một vụ thảm sát thường dân. Hoàn toàn tình cờ, Khasin xem những tấm ảnh chụp các xác chết trong hố chôn tập thể và nhận ra vợ con ông. Tôi đang nghĩ xem ông có cảm giác gì khi dẫn những chiếc xe tăng vào trận đánh? Thật khó có thể đánh giá chính xác con người này vì còn có một nữ bác sĩ trẻ ở cùng ông trong izba của ban tham mưu, cô ta đang ra lệnh cho ông với vẻ thô tục và xấc xược. Mọi người đều nói cô ta không chỉ điều khiển viên đại tá mà còn điều khiển cả lữ đoàn tăng của ông. Cô ta xía vào mọi mệnh lệnh và thậm chí còn sửa cả bản danh sách những người xứng đáng trao huân chương gửi lên cấp trên.

      Các cuộc phỏng vấn binh sĩ tiểu đoàn bộ binh cơ giới: Mikhail Vasilievich Steklenkov, thân hình gầy gò, tóc vàng, sinh năm 1913, bỏ học năm lớp 5 để đi làm. "Chúng tôi chẳng bao giờ cảm thấy buồn chán, chúng tôi ngồi cùng nhau ca hát, chẳng có lúc nào để buồn cả! Ai nấy quên đi bản thân khi nghĩ về quê hương. Bọn Đức đầu độc cha tôi bằng khí độc trong cuộc Chiến tranh Đế quốc (WW1). Tôi được gửi tới trường Quân - Chính ở Ivanovo hôm 23/7. Chuông báo động vang lên các học viên xếp hàng và chúng tôi được nhận những gì chúng tôi nghĩ là mình xứng đáng, và chúng tôi lên đường. "Họ hỏi tôi: "Sao mày lúc nào cũng có vẻ sung sướng thế?" Tại sao mà tôi phải buồn nhỉ? Bà chủ nhà hỏi: "Sao mày cứ hát mãi thế? Chúng ta đang trong thời chiến cơ mà!" Tôi trả lời: "Nhưng giờ chính là lúc tốt nhất để hát."  "Tôi có một kíp pháo thủ thật là dũng cảm, họ sẽ không bao giờ rời khẩu pháo. Tôi nằm xuống và quan sát xem có máy bay ném bom không. Tôi sẵn sàng trườn đi nếu cần ... Chỉ khi nào lấy thuốc lá chúng tôi mới phải chạy ... Tôi phụ trách một khẩu 45mm chống tăng. Bắn thẳng bằng khẩu này thật thú vị ...

     "Có cái gì còn sống được sau cuộc chiến này? Nếu tôi còn sống, tôi sẽ về nhà, còn nếu không thì cũng có gì là quá đặc biệt đâu? Tôi đã không có thời gian lấy vợ trước khi cuộc chiến bắt đầu. Khi nào chúng tôi không còn phải chiến đấu nữa tôi sẽ bắt đầu cảm thấy nhàm chán." Anh chàng này có những vết phát cước vì lạnh ở cả tay lẫn chân nhưng không hề nói gì về điều đó.

     "Tôi chẳng sợ gì những viên đạn - quỷ bắt nó đi - thậm chí nếu nó có giết chết tôi. Chúng tôi bắn, và tôi cảm thấy ổn."

      Ivan Semyonovich Kanaev, sinh năm 1905 ở ở Ryazan, đã lập gia đình và có bốn con.

      "Tôi đi nghĩa vụ ngày 3/7. Tôi đang chẻ củi thì bưu tá mang lệnh động viên tới. Chúng tôi ca hát, uống rượu và tránh làm những điều gở. Tôi được huấn luyện ở Dashki để trở thành một lái xe. Mẹ và vợ tôi đã đến thăm tôi ở đó. Các vị chỉ huy rất tốt và chấp thuận cho tôi đi nghỉ phép. Tôi đã có sáu ngày phép.

      "Khi chúng tôi được đưa đến sát mặt trận thì thấy sợ. Tôi cảm thấy ổn hơn ngay khi trận đánh bắt đầu. Tôi xung trận như người ta vào việc, trong một nhà máy chẳng hạn. Mới đầu thì kinh thật, nhưng giờ tôi chẳng còn sợ những viên đạn nữa. Phải là một quả đạn cối hay bom mới quật ngã được tôi. Tôi cũng đã tham gia một cuộc tấn công giáp lá cà bằng lưỡi lê nhưng bọn Đức không chờ đợi điều đó. Chúng tôi hét "Ura!" và chúng bật dậy bỏ chạy. "Thật tốt nếu có được một đồng đội vui nhộn, anh ta khơi mào những cuộc trò chuyện hoặc hát hỏng theo cách rất buồn cười.
Logged
huytop
Thành viên
*
Bài viết: 919


« Trả lời #38 vào lúc: 07 Tháng Ba, 2015, 11:16:56 pm »

      "Khẩu súng trường này là vũ khí cá nhân của tôi, nó không bao giờ làm tôi thất vọng. Tôi đã đánh rơi nó xuống bùn ở Bogdukhanovka. Tôi nghĩ nó sẽ hỏng mất, nhưng không, ơn Chúa, nó vẫn hoạt động được.

      "Giờ tôi đã bớt thấy nhớ nhà, chỉ có điều tôi muốn thấy mặt lũ con, nhất là đứa út. Tôi chưa bao giờ gặp lại chúng. Thực ra thì tôi cũng nhớ quê, tôi có một người bạn, Selidov, chung tôi đã nhập ngũ và chiến đấu bên nhau từ ngày đầu”.

       "Chúng tôi đã hành quân 50km trong đúng một ngày. Điều này không quá khó khi chân cẳng mọi người đều tốt”.

       "Túi đồ cá nhân của tôi: trước hết là ít bánh mì để ăn, một quyển sổ, một bộ đồ lót, xà cạp dự trữ. Chúng tôi kiếm được một ít chiến lợi phẩm ở Petrishchevo. Có đủ thứ, đủ cho thậm chí cả đến đời cháu chắt tôi, nhưng tôi chẳng lấy gì. Tôi cần chúng làm gì? Dù sao thì tôi cũng sẽ bị giết thôi. Tôi đã có thể chọn lấy hàng tá đồng hồ đeo tay ấy chứ. Điều đó có thể là do bản tính của tôi, tôi cảm thấy ghê tởm khi phải chạm vào những thứ tư trang của quân địch. Các đồng đội sẵn sàng sờ vào chúng nhưng cá nhân tôi sợ cầm đến những thứ đó.Những cỗ xe tăng địch áh? Sao cơ? Tất nhiên tôi đã nhìn thấy chúng”.
 
      "Trận chiến mặt đối mặt. một tên Đức làm tôi bị thương và tôi giết hắn. Hắn đã nhảy vọt tới và tôi nghĩ tôi muốn để hắn sống nên hô: "Halt!" (Giơ tay lên). Hắn bắn vào tôi làm tôi bị thương ở tay. Tôi ngắm bắn, hắn ngã xuống. một phụ nữ mang cho tôi một nồi sành đầy sữa. Tôi dùng nốt chỗ băng cá nhân để băng vai cho một cậu bé bị thương”.

       "Đừng bao giờ bỏ chạy dưới hoả lực súng cối. Nếu bạn bỏ chạy, đó sẽ là dấu chấm hết cho bạn! Khi một tên địch bắn bạn bằng súng máy, hắn thường không bắn chính xác cho lắm. Bạn có thể nằm xuống rồi chạy tới một vị trí khác. Khi hắn ngừng, xông lên! Nếu bạn bỏ chạy hắn sẽ hạ bạn!”.

       "Máy bay áh, bạn có thể làm gì àh? Tất cả sẽ tản ra. Nhưng pháo kích bằng súng cối thì tôi thấy thật đáng sợ, đó là vũ khí hiệu quả nhất của địch.

       "Hồi còn ở nhà tôi đã từng sợ cả tiếng cót két phát ra từ bản lề cửa, còn bây giờ tôi chẳng sợ gì nữa. Ở Petrishchevo, tôi đã hạ một tên lính súng máy Đức khiến hắn lộn từ trên mái nhà xuống. Chúng tôi đang xông lên thì phải nằm xuống. Tôi thấy rất lạnh và phải giãy giãy đôi chân. Aiiee, aiiee, tôi chết cóng mất. Tôi ngắm bắn bằng khẩu súng trường. Hắn câm họng tức thì. Sau đó tôi kiểm tra lại thì thấy viên đạn găm đúng chân mày hắn. Tôi đã hạ được độ 15 tên địch”.

      "Thời tiết thực sự tốt để xung trận ở Morozovka. Địch đang rút lui và quân ta đang truy kích. Tôi có phải là kẻ đến xâm lược chúng đâu? Chúng tôi đang chiến đấu trên quê hương mình.

     "Đã nghe nhiều về dân địa phương chưa, thật là một lũ bần tiện, ai mà tha thứ cho họ được cơ chứ? một phụ nữ đã hỏi xin và tôi đưa cho bà ta kim chỉ của tôi. Trong một trận đánh tôi bị mất dây buộc áo khoác, tôi còn giữ một cái sơ cua nhưng chẳng có gì để khâu nó lại trong khi trong túi vẫn còn đầy cúc áo.

      "Chốt hạ là quân ta sẽ đi đến chiến thắng, chỉ là tôi không biết bằng cách nào. Địch đã không thắng được dạo mùa hè phải không? Chúng là những chiến binh giỏi, nhưng hèn.

      "Anh biết không, tôi đã từng bị thương ở chỗ khó nói, và tôi sợ sẽ có điều gì đó mất mát khi trở về với vợ. Bác sĩ khám cho tôi và bảo: "Thằng khốn này may nhá! Mọi thứ vẫn ổn!"

      "Thật tốt nếu xung trận vào lúc bình minh. Nó giống như lúc bạn đi làm vậy. Trời còn hơi tối nhưng mọi người vẫn nhìn rõ mọi thứ nhờ những viên đạn vạch đường, và đến khi quân ta xông vào làng thì trời đã sáng rõ.

      "Tôi đã mất sự thèm muốn phụ nữ. Ah, nhưng tôi thích ngắm những đứa bé, dù chỉ một ngày, và sau đó tôi sẽ lại chiến đấu cho đến ngày cuối cùng”.

       "Hồi còn ở làng chúng tôi có khi phải lao động nặng nhọc còn hơn ở đây. Chỉ khi có thử thách gay go nào đó thì cuộc sống mới khó khăn hơn hồi ở làng. Ở đây tôi đã trở thành một kẻ to mồm. Ai cũng phải ngủ trong tiếng đại bác và cối bắn. Ai cũng có thể ngáy ngay trên mặt đất, giữa bãi chiến trường. Tôi đã phải chịu cái rét ghê người của mùa đông năm nay.

      "Một người lính có những nghĩa vụ đạo đức: ai cũng từng phải lôi không chỉ người bị thương mà cả người chết trong trận đánh. Khi tôi bị điếc tai trong một trận đánh, một anh lính đồng đội đã tới giúp tôi và dẫn tôi ra khỏi chỗ đánh nhau”.

      "Những viên đạn không trúng được vào những người dũng cảm," Kanaev nói. Tất cả những người khác đã nằm xuống, nhưng anh ta vẫn đứng. "Hỡi các binh sĩ, theo tôi!" Ở gần Bogodukhov anh ta đã dẫn đầu một đội xung phong. Anh ta không phải người hèn. "Đừng lo, đồng chí chính uỷ!" Anh ta kêu lên. "Chúng tôi không có ai bị thương."

      Đối chiếu với những gì Đại uý Kozlov nói:

      "Cần phải rất can đảm để ngắm và bắn trong một trận đánh. 60% quân ta chưa từng bắn phát nào trong các trận đánh (7). Chúng tôi chiến đấu nhưng phải cảm ơn những tay đại liên, tiểu đoàn cối và sự can đảm của vài người đơn lẻ. Tôi đề nghị làm sạch những khẩu súng trường trước mỗi trận đánh và kiểm tra lại sau đó. Nếu ai không bắn - hắn được xem như đào ngũ”.

     "Tôi không ngại phải nói rằng chúng tôi chưa từng tham chiến một trận giáp lá cà bằng lưỡi lê vào. Chỉ nhìn là biết, chúng tôi làm gì có lưỡi lê. Thực tế tôi sợ mùa xuân hơn. Bọn Đức có thể sẽ bắt đầu thử tấn công lại khi thời tiết ấm lên."

      Nỗi lo sợ của Đại uý Kozlov là rất thực tế. Hitler đang chuẩn bị một cuộc tổng tấn công về phía nam nhằm chiếm vùng dầu mỏ Caucasus, trong khi đó Stalin lại tin rằng Wehrmacht sẽ tấn công Moscow lần nữa. Cuộc tấn công hè 1942 của quân Đức, vì sự cố chấp mù quáng của Hitler, đã dẫn tới trận chiến Stalingrad.

                            ………………………………………….

      (1) Cuộc chiến tranh chống đạo quân xâm lược Pháp của Napoleon năm 1812 cũng từng được người Nga gọi là Chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại. Kutuzov khi đó là chỉ huy quân Nga đã rút lui, bỏ cả Moscow.

     (2) Mỗi nông trường quốc doanh là một sovetskoe khozyaistvo (nông trường Soviet), lao động sống tập trung trong những khu nhà lớn thường là hai tầng, trong khi đó nông trang tập thể được thành lập trên cơ sở một làng hoặc một khu dân cư nhỏ.

     (3) Cách nói trái đi của việc đặt ai đó vào quan tài và đóng nẹp

     (4)Câu nói này trở nên phổ biến cả trong binh lính Đức và Hồng quân.
 
      5) "Vạch" hay "tà vẹt", như cách gọi của dân nhà binh, là biểu thị cho cấp bậc. Các hạ sĩ quan dùng phù hiệu có hình khối vuông (cube).

     (6) "Nein! Nein!" - "Ko! Ko!

     (7) Việc Kozlov tin rằng phần lớn binh sĩ không hề bắn trong mỗi trận đánh cũng giống với học thuyết gây tranh cãi "tỷ lệ bắn" của Thống chế S. L. A. Marshall trình bày trong cuốn "Men Against Fire" (1947). Marshall cho rằng từ 75% đến 85% binh sĩ trong trận chiến không hề sử dụng vũ khí của mình để bắn vào đối phương. Các căn cứ trong nghiên cứu của Marshall đã bị Giáo sư Roger Spiller nghi ngờ trong 1 bài báo ấn hành vào mùa đông năm 1988 trên tờ RUSI Journal, nhưng cơ bản học thuyết này có lẽ vẫn rất đúng.
Logged
huytop
Thành viên
*
Bài viết: 919


« Trả lời #39 vào lúc: 08 Tháng Ba, 2015, 09:47:14 am »

                                                                                MƯỜI HAI
 
                                       
                                                                  "SỰ THẬT TÀN NHẪN CỦA CHIẾN TRANH"

      Vasily Grossman viết cho cha đầu tháng ba về hiệu ứng mất phương hướng trong mùa đông thời chiến.

       Đôi khi con có cảm giác mình đã mất quá nhiều thời gian đi loanh quanh trên những chiếc xe tải, ngủ trong chuồng gia súc hoặc những ngôi nhà cháy dở, như thể con chưa từng sống kiểu sống nào khác thế này. Hay kiểu sống khác đó chỉ là một giấc mơ? Con đã đi liên miên suốt mùa đông, đã nhìn thấy quá nhiều thứ đủ cho cả một đời người. Con đã trở thành một người lính thực thụ. Con biết chắc giọng nói đã trở nên khàn đục vì makhorka và cái lạnh, và vì một số lý do tóc trên thái dương bên phải của con đã bạc trắng.

       Hôm sau ông lại viết.

      Mùa đông đã trở lại nơi chúng con đang ở, cái lạnh thật khốc liệt ... Và con thèm được sưởi ấm dưới ánh nắng. Con phát mệt vì cứ phải lấy tay sờ hết mũi đến tai để xem chúng có còn ở chỗ cũ không hay rụng mất rồi. Mặt khác con đã sụt được 16kg, đó là điều rất tốt. Cha có nhớ cái bụng béo ị của con không?

      Trong chuyến trở về Moscow đầu tháng tư, Grossman tới gặp Ortenberg. Ortenberg viết về cuộc nói chuyện giữa hai người không lâu sau đó. "Vasily Grossman tới gặp tôi và nói không rào trước đón sau: "Tôi muốn viết một cuốn tiểu thuyết." Anh ta thông báo luôn trước khi tôi có cơ hội trả lời: "Tôi sẽ cần hai tháng nghỉ phép để viết nó." Tôi không có gì lo lắng với yêu cầu của anh ta, dù rõ ràng là anh ta chờ đợi điều đó. Lúc này đang là quãng thời gian tạm lắng ở mặt trận và tôi chấp thuận yêu cầu của anh."

     Grossman viết cho cha mình ngay sau đó.

     Con đã được cho nghỉ hai tháng để làm công việc sáng tạo, từ 10/4 đến 10/6. Con đang sướng điên người, cảm thấy mình chỉ giống như một cậu học trò. Chuyến trở về Moscow lần này gây cho con ấn tượng mạnh - thành phố, những phố xá và quảng trường, tất cả chúng giống như khuôn mặt những người bạn thân quen.

     Con đã làm vài việc để nâng cao năng lực tài chính của mình: Con đã ký hợp đồng với một nhà xuất bản cho cuốn sách nhỏ về những câu chuyện ngắn và bài viết ngoài mặt trận của con. Hôm nay con sẽ gửi cha ít tiền ... Căn hộ của con thật lạnh lẽo. Zhenni Genrikhovna đã quá yếu.

     Con không đi bất cứ đâu trong thời gian lưu lại đây. Tổng biên tập đã chất cả đống việc lên người con và con ngồi làm việc cả ngày lẫn đêm. Thực ra điều đó cũng không tệ lắm vì những người ở ban biên tập khá nồng hậu, họ đã mời con ăn kasha tại đó. Con đã trở nên rất dị ứng với thức ăn ngoài mặt trận.

     Con sẽ viết một cuốn tiểu thuyết trong thời gian lưu lại Chistopol. Con đang không được khoẻ cho lắm, quá mệt mỏi và ho nhiều. Con bị cóng khi bay qua mặt trận trên một chiếc máy bay mở toang cửa.

     Grossman đã không phung phí chút thời gian nào để bố trí chuyến đi tới Chistopol. Ở đó dù lại được sống bên vợ, ông vẫn làm việc nhiều giờ mỗi ngày để viết cuốn tiểu thuyết về năm 1941 thảm hoạ, cuốn sách mà ông quyết định lấy tên là "Nhân dân bất diệt". Cuốn sách rút tỉa từ những ghi chép ngoài mặt trận của ông đã cực kỳ thành công  với độc giả là những người lính Hồng quân.

     Grossman, một trí thức Do Thái đến từ một thế giới khác, đã không chỉ chứng minh lòng can đảm của mình ngoài mặt trận mà trên tất cả là tính chính xác và lòng nhân ái trong cách quan sát của ông. Mặc dù chưa hoàn thành toàn bộ công việc viết sách vất vả, Grossman đã nóng lòng trở lại mặt trận. Thực tế ông đã viết cho cha từ Chistopol ngày 15/5 rằng ông sẽ đi trong tuần đầu tiên của tháng sáu.

     Chiến sự lại bắt đầu ngoài mặt trận, con nghe radio suốt. Mặt trận là nơi có câu trả lời cho mọi câu hỏi và mọi số phận.

     Ba ngày trước đó, Nguyên soái Timoshenko đã mở cuộc tấn công với 640.000 quân vào mấu lồi Barvenkovo ở phía nam Kharkov. Cuộc tấn công này đã trở thành thảm họa. Lúc này cụm Tập đoàn quân Nam của Wehrmacht đang chuẩn bị mở Chiến dịch Fridericus, bước đệm cho cuộc tổng tấn công mùa hè mang tên Chiến dịch Blue nhằm mục tiêu là Stalingrad và hướng tới Caucasus. Kết quả là cuộc tấn công thiếu sáng tạo của quân Soviet đã đẩy bản thân họ vào vị trí giữa cái búa là Tập đoàn quân Thiết giáp I của Kleist và cái đe là Tập đoàn quân VI của tướng Paulus. Hai Tập đoàn quân Soviet đã bị bao vây tiêu diệt gần như hoàn toàn trong có hơn một tuần. Quân Đức bắt sống gần 250.000 tù binh. Khao khát được ra mặt trận của Grossman xuất hiện nhanh và cũng tan biến nhanh chóng, ông quay lại với công việc viết tiểu thuyết;”Ở đây con đang rất tập trung vào công việc (ông viết cho cha ngày 31/5). Hình như con chưa bao giờ làm việc chăm chỉ đến thế trong đời. Hôm kia con đã đọc cho  Aseev nghe những gì con viết và anh ấy rất thích nó”.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM