Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 11:02:27 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Vasily Grossman - Nhà văn nơi chiến trường  (Đọc 55271 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
danngoc
Thành viên
*
Bài viết: 948

Đã bị khóa vĩnh viễn


« Trả lời #10 vào lúc: 09 Tháng Bảy, 2009, 01:53:53 pm »

Grossman càng ngày càng lo sợ và vỡ mộng vì nhận rõ sự thiếu chuẩn bị của Hồng quân. Ông bắt đầu nghi ngờ, mặc dù các sĩ quan im lặng trước mọi vấn đề, rằng người phải chịu trách nhiệm chính trong thảm hoạ này là chính Stalin.

Khi chiến tranh bùng nổ, rất nhiều lãnh đạo cao cấp và tướng lĩnh đang đi nghỉ ở Sochi. Nhiều đơn vị thiết giáp đang lắp đặt dở động cơ mới cho xe tăng, nhiều đơn vị pháo binh ko có đạn, nhiều trung đoàn ko quân ko có nhiên liệu. Khi các cú điện thoại từ tiền tuyến dồn dập gọi về các sở chỉ huy cao cấp thông báo rằng chiến tranh đã bắt đầu, 1 số câu trả lời họ nhận được là như thế này: "Đừng có nhố nhăng!" Thông tin này đã gây ngạc nhiên theo cách đáng sợ và xấu nhất của từ này.

Thảm hoạ xảy ra trên khắp các mặt trận từ Biển Đen cho đến Biển Baltic đối với cá nhân Grossman có tầm quan trọng đặc biệt, như trong 1 bức thư ông viết gửi cha ngày 8/8 đã bộc lộ:

Cha thân yêu, con đã đến nơi hôm mùng 7 (tháng Cool ... Con rất tiếc là đã ko đem theo cái chăn nào, đắp áo mưa mà ngủ thật chẳng hay ho gì. Con luôn luôn lo lắng cho số phận của mẹ. Mẹ đang ở đâu? Điều gì đã xảy ra cho bà? Hãy cho con biết ngay khi có tin tức gì về mẹ.

Grossman cũng ra thăm chiến tuyến và có những ghi nhanh về những gì quan sát thấy.

Tôi xin kể về cách mà những người mù, sau khi Minsk bị thiêu cháy, rời khỏi khu nhà dành cho người tàn tật của họ, họ đi bộ thành hàng dài dọc theo đường ô tô, người nọ buộc vào người kia bằng khăn tắm.

1 phóng viên ảnh nhắc: "Hôm qua tôi đã thấy 1 số người chạy loạn trong tình trạng rất tốt."

1 người lính Hồng quân nằm trên bãi cỏ sau trận chiến, nói 1 mình: "Súc vật và cây cỏ tranh đấu để sinh tồn. Loài người đánh nhau vì quyền lợi."

Phép biện chứng của chiến tranh - kỹ năng ẩn nấp giúp bảo toàn mạng sống, kỹ năng chiến đấu đem lại sự sống.

Những câu chuyên ngắt quãng. Tất cả những ai đã thoát được đều ko thể ngừng kể về những vòng vây siết chặt lại như thế nào, và tất cả những câu chuyện đó đều đáng sợ.

1 phi công thoát về từ chiến tuyến địch chỉ còn mỗi bộ đồ lót trên người nhưng vẫn ko rời khẩu súng ngắn.

Những con chó được huấn luyện đặc biệt đeo chai cháy chống tăng (Molotov cocktail) bị tung vào những cỗ xe tăng địch và bùng cháy (*).

Bom đang nổ. 1 viên tiểu đoàn trưởng vẫn nằm trên cỏ, chẳng buồn đi tìm chỗ núp. Tay chính trị viên hét lên với anh ta: "Đồ lười. Sao anh ko chí ít là tìm chỗ núp trong mấy bụi rậm đằng kia?"
1 sở chỉ huy đặt trong 1 khu rừng. Máy bay lượn vòng vòng ngay trên nóc. Các sĩ quan bỏ hết mũ ra vì vành mũ phản chiếu ánh sáng và chụp báo lên đầu. Buổi sáng tiếng máy đánh chữ gõ rào rào khắp nơi. Khi chiếc máy bay xuất hiện, lính tráng chùm áo choàng xám lên những cô đánh máy vị họ toàn mặc những bộ đồ màu mè. Núp dưới những bụi cây, những nhân viên văn thư vẫn tiếp tục tranh cãi về các hồ sơ.

1 con gà của sĩ quan tham mưu nào đó vẫn đi loanh quanh trên mặt đất bị đào xới, mực dính trên cánh của nó.

Có rất nhiều nấm ăn được trong rừng - thấy nhiều đến phát chán (**).

(*) Những con chó này được huấn luyện theo nguyên lý Pavlov. Thức ăn cho chúng luôn được đặt dưới những chiếc xe tăng, vì vậy hễ thấy 1 chiếc xe thiết giáp nào là chúng lại chạy xuống dưới gầm xe. Chất nổ được buộc trên lưng chúng với 1 thanh kíp dài sẽ kích nổ khối thuốc ngay khi con chó chạm tới gầm chiếc xe mục tiêu.

(**) Ghi chép này có lẽ đã truyền cảm hứng cho Grossman viết đoạn văn sau trong cuốn "Nhân dân bất diệt" (The People Immortal): "Bogaryov thấy 1 bụi nấm trên cỏ. Chúng đứng đó, thân trắng mập, và anh nhớ đến cảm giác khi đi hái nấm cùng vợ 1 năm về trước. Họ đã sướng phát điên vì tìm được rất nhiều nấm, chưa bao giờ anh cảm thấy may mắn đến thế hồi trước chiến tranh."


Các chính trị viên đều đã được lệnh ra mặt trận. Có những người muốn đi và có những người ko chịu đến vị trí của mình 1 cách dễ dàng. 1 số đơn giản là tuân lệnh, 1 số khác tìm cách luồn lách. Tất cả giờ ngồi thành vòng tròn, mỗi người có thể nhìn thấy tất cả những người khác và những ai định luồn lách sẽ bị tất cả lật tẩy.

Trên con đường dài, xe ngựa, người đi bộ đi thành dãy. Bụi bốc thành đám vàng khè trên đường. Khuôn mặt của những người già và phụ nữ. Lái xe Ivan Kuptsov ngồi trên lưng con ngựa của anh ta chạy cách đó khoảng 100m. Khi việc rút lui bắt đầu và 1 khẩu pháo sắp bị mất vì 1 pháo đội Đức nã đạn vào họ, thay vì lao xuống vệ đường anh ta phi thẳng đến chỗ khẩu dã pháo và cứu nó khỏi bị sa lầy. Khi chính trị viên hỏi anh làm thế nào mà có can đảm đối mặt với cái chết để thực hiện kỳ công đó, anh trả lời: "Tôi có 1 tâm hồn bình thường, bình thường như 1 cây đàn balalaika. Nó ko sợ chết. Chỉ những tâm hồn cao cấp mới sợ chết."

1 người lái máy kéo khiêng tất cả những người bị thương lên xe anh ta rồi chở họ tránh sang 1 bên, kể cả những người bị thương nặng trịch vì mang theo vũ khí.

(Theo lời) Trung uý Yakovlev, 1 tiểu đoàn trưởng, bọn Đức tấn công đơn vị anh đều trong tình trạng hoàn toàn say xỉn. Những tên bị bắt đều nồng nặc mùi rượu và mắt chúng vằn máu. Tất cả các cuộc tấn công của chúng đều bị đánh bật. Binh lính muốn cáng Yakovlev đi vì anh đã bị thương nặng nhưng anh gào lên: "Tôi vẫn nói được và còn có thể ra lệnh. Tôi là 1 Đảng viên và tôi ko thể rời trận địa."

1 buổi sáng ngột ngạt, trời lặng gió. 1 ngôi làng hoàn toàn bình yên - đẹp và bình lặng với cuộc sống làng quê - lũ trẻ chơi đùa, người già và phụ nữ ngồi trên những chiếc ghế dài. Thật tệ là chúng tôi tới đúng lúc 3 chiếc Junker xuất hiện. Bom nổ. Tiếng gào thét. Lửa đỏ cùng khói trắng và khói đen. Chúng tôi lại đi qua ngôi làng này lần nữa tối đó. Những người dân mắt thất thần, kiệt sức. Phụ nữ mang theo đồ đạc. Những cột khói bốc cao giữa khung cảnh đổ nát. Và hoa - hoa ngô và mẫu đơn - vẫn bình thản khoe sắc.

Chúng tôi đi dưới làn đạn tới gần 1 nghĩa địa. Chúng tôi trú ẩn dưới những tán cây. 1 chiếc xe tải đậu ở đó, trong xe có xác 1 lính thông tin bọc trong 1 tấm vải dầu. Những người lính Hồng quân khác đang đào huyệt cho anh ta gần đó. Khi có 1 trận ko tập của máy bay Messer Đức, đám lính nhảy xuống huyệt núp. Viên trung uý quát: "Cứ đào đi, nếu ko chúng ta ko thể xong trước khi trời tối." Korol núp sau 1 ngôi mộ mới chôn trong khi những người khác chạy mỗi người 1 nơi. Chỉ có người lính thông tin đã chết là nằm thẳng dẵng và đạn súng máy rít trên người anh ta.
Logged

Chết vì ghét người!
danngoc
Thành viên
*
Bài viết: 948

Đã bị khóa vĩnh viễn


« Trả lời #11 vào lúc: 09 Tháng Bảy, 2009, 01:59:30 pm »

Grossman và Knorring tới thăm Trung đoàn Ko quân Chiến đấu 103 của Hồng quân đóng gần Gomel. Grossman mau chóng phát hiện ra những người lính Hồng quân trên mặt đất có cảm xúc hết sức lẫn lộn với lực lượng ko quân. Cánh ko quân đã nhanh chóng trở nên nổi tiếng vì tấn công bất kỳ thứ gì di động, cả bạn lẫn thù. 1 câu đùa phổ biến của lính tráng khi thấy máy bay quân ta là: "Quân ta! Quân ta! Mũ sắt của tôi đâu rồi?"

Tôi đi với Knorring tới sân bay Zyabrovsky gần Gomel. Chính uỷ Chikurin của Ko quân Hồng quân, 1 đồng chí to béo chậm chạp, đã cho chúng tôi mượn chiếc xe ZIS của ban tham mưu. Ông ta nguyền rủa bọn (phi công chiến đấu) Đức: "Chúng săn đuổi mọi xe cộ, kể cả xe tải và xe con dân sự. Thật đúng là 1 lũ hooligan, quân ô nhục!"

Cũng tại trung đoàn này còn có 2 đồng chí khác, cả 2 đều đã được tặng thưởng huân chương. Họ đã từng bắn hạ 1 máy bay quân ta và bị trừng phạt. Sau khi lĩnh án họ bắt đầu làm việc tốt hơn để lấy công chuộc tội.

Ghi chép trong cuộc phỏng vấn 1 phi công:

"Đồng chí trung tá, tôi đã bắn hạ 1 chiếc Junker-88 vì đất mẹ Soviet."

Về bọn Đức:

"Có những tên phi công cũng ko tệ, nhưng nhìn chung chúng là lũ cứt đái. Chúng ko chịu đấu tay đôi trừ phi bị dồn đến đường cùng."

"Ko có chỗ cho sự lo sợ - chỉ có căm hận. Và khi bạn nhìn thấy chúng bốc cháy, tâm hồn bạn trở nên thư thái."

"Ai sẽ bỏ chạy? Nó hay tôi? Tôi thì ko rồi. Tôi và chiếc máy bay đã nhập làm 1 đến mức ko còn cảm giác tách biệt gì nữa."

1 lính Hồng quân trẻ lắp đặt pháo sáng cho sở chỉ huy (sân bay) đã để nó bắn trúng lưng tham mưu trưởng.

Sở chỉ huy đặt trong 1 toà nhà vốn là Cung Thiếu nhi. 1 tay phi công to lớn quấn đầy người súng ngắn, bao đạn và những thứ tương tự đứng nổi bật cạnh cửa ra vào toa lét nữ.

Các toà nhà trong sân bay đã bị bom phá huỷ, sân bay cũng bị bom cày xới. Các máy bay Ilyushin và MIG được giấu dưới những tấm lưới nguỵ trang. Ô tô chạy quanh sân bay để chở nhiên liệu cho máy bay. Có cả 1 xe tải chuyên chở bánh trái và 1 xe nữa chuyên chở những cái phích đựng đồ ăn. Những cô gái bận áo liền quần trắng cho các phi công ăn bữa tối. Đám phi công ăn uống rất thất thường và có vẻ miễn cưỡng. Các cô gái phải dỗ cho họ ăn. 1 số máy bay được giấu trong rừng.

Thật thú vị khi Nemtsevich (chỉ huy trung đoàn ko quân) kể cho chúng tôi nghe về đêm đầu tiên của cuộc chiến, về sự kinh hoàng, bỏ chạy. Ông đã lái 1 chiếc xe tải chở vợ con các sĩ quan chạy suốt 1 ngày 1 đêm. Trong 1 ngôi nhà ông phát hiện nhiều sĩ quan đã bị đâm chết. Có lẽ họ đã bị bọn thám báo giết khi đang ngủ. Chỗ này quá gần tiền tuyến. Ông kể trong cái đêm bọn Đức bắt đầu cuộc xâm lược ông đã gọi điện cho 1 số doanh nghiệp ko quan trọng và phát hiện ra rằng hệ thống thông tin ko hoạt động ... Khi đó ông đã bực mình nhưng ko quá chú ý đến chuyện đó.

Nemtsevich nói với tôi là máy bay Đức ko hề xuất hiện trên khu vực sân bay của ông từ 10 ngày nay. Ông khẳng định kết luận của mình: bọn Đức ko còn nhiên liệu, bọn Đức ko còn máy bay, chúng đã bị bắn hạ sạch. Tôi chưa từng nghe bài diễn văn nào như thế - thật là 1 con người lạc quan. Đặc trưng những lời ông nói là cả cái tốt lẫn cái xấu cùng 1 lúc. Nhưng dù bất cứ giá nào ông cũng ko bao giờ nói về chiến lược.

Chúng tôi ăn trưa trong căng tin nhỏ ấm cúng. Có 1 cô phục vụ xinh đẹp và Nemtsevich phải rên lên vì thèm muốn mỗi khi nhìn cô. Ông nói chuyện với cô với giọng nịnh bợ, rụt rè, van xin, cô đáp lại với vẻ mỉa mai. Đó là thắng lợi ngắn ngủi của 1 người phụ nữ trước 1 người đàn ông, có lẽ chỉ trong vài ngày thậm chí vài giờ, trước khi trái tim cô gái tuyên bố "đầu hàng". Thật kỳ lạ khi nhìn viên trung đoàn trưởng ko quân đẹp trai và nam tính trở nên rụt rè ngoan ngoãn trước quyền lực của đàn bà. Hiển nhiên đây là 1 tay săn gái vĩ đại.

Chúng tôi qua đêm trong 1 căn nhà lớn, nhiều tầng. Nó hoang vắng, tối tăm, đáng sợ và buồn. Hàng trăm phụ nữ và trẻ em đã sống ở đây chỉ trước đây 1 thời gian ngắn, đó là gia đình của các phi công. Đêm đó chúng tôi bị đánh thức bởi tiếng rền trầm đục đáng sợ và chạy ra đường. Nhiều phi đội máy bay ném bom Đức đang bay về phía đông qua đầu chúng tôi, trái ngược với những lời Nemtsevich nói trong suốt ngày hôm nay rằng chúng ko có xăng và đã bị tiêu diệt.

Có tiếng động cơ khởi động, bụi bốc lên, và gió - thứ gió đặc biệt do cánh quạt máy bay tạo ra, thổi trên mặt đất. Máy bay lao lên trời chiếc này nối tiếp chiếc kia, lượn 1 vòng rồi bay mất. Ngay sau đó sân bay trở nên trống rỗng và câm lặng giống như 1 lớp học mà học sinh đã bỏ học hết. Giống như trong 1 ván bài: trung đoàn trưởng ném toàn bộ thời vận của mình lên trời, trên bàn chẳng để lại gì. Ông đứng đó, 1 mình, mắt nhìn trời, và bầu trời trước mắt ông hoàn toàn trống rỗng. Ông sẽ trở thành 1 kẻ cùng khổ hoặc có được mọi thứ. Đó là 1 cuộc chơi nơi tiền đặt cược là sự sống và cái chết, thắng lợi và thất bại. Tôi luôn có cảm giác mình như đang xem 1 cuốn phim chứ ko phải nhìn thực tế. Các sự kiện nghiêm trọng đến quá liên tục và nhanh chóng.

Cuối cùng, sau cuộc tấn công thành công vào đội hình bọn Đức, những chiếc máy bay chiến đấu quay về và hạ cánh. Trên chiếc máy bay dẫn đầu có 1 miếng thịt người bị kẹp vào bộ tản nhiệt. Đó là vì 1 chiếc máy bay yểm trợ cho phi đội ném bom địch bị trúng đạn nổ tung đúng lúc chiếc máy bay này bay qua. Poppe, người lái chiếc đi đầu, gỡ miếng thịt ra bằng 1 cái giũa. Mọi người gọi 1 ông bác sĩ tới, ông ta kiểm tra khối thịt nhầy nhụa máu đó 1 cách cẩn thận rồi thông báo: "Thịt Aryan!" Mọi người cười vang. Vâng, nó thật là 1 thời kỳ tàn nhẫn - thời kỳ của sắt thép - nó đã tới!
Logged

Chết vì ghét người!
danngoc
Thành viên
*
Bài viết: 948

Đã bị khóa vĩnh viễn


« Trả lời #12 vào lúc: 09 Tháng Bảy, 2009, 02:04:03 pm »

HAI

CUỘC RÚT LUI TỒI TỆ


Cảm tưởng chung trong những tháng đầu tiên của cuộc chiến tranh Xô - Đức là quân phát xít di chuyển liên tục, tiến rất nhanh và dùng lực lượng thiết giáp hợp vây từng mảng quân Nga rồi quét sạch họ. Về phía quân Soviet có những lúc họ tê liệt hoạt động, ko có phát ngôn gì trước sự hỗn loạn, những lời đồn thổi mà chỉ chờ đợi trong khi các mệnh lệnh ko tới được nơi cần tới hoặc bị huỷ bỏ giữa chừng. Grossman, Troyanovsky và Knorring cũng rút theo mặt trận. Grossman 1 lần nữa ghi lại mọi điều tai nghe mắt thấy vào sổ tay, 1 cuốn sổ nhỏ hình vuông giống vở làm bài tập toán của trẻ em.

Tới mặt trận. Tiếng gầm của đại bác mỗi lúc 1 to. Sự lo lắng và căng thẳng tăng dần. Pháo, đạn dược và những cỗ xe ngựa kéo đi trên con đường rộng rải cát trắng, bụi bốc lên lấp lánh vàng dưới ánh hoàng hôn, 2 bên đường là thông đỏ. Bộ binh đang hành quân. 1 sĩ quan trẻ người đầy bụi và mồ hôi cài 1 bông thược dược vàng lớn đi dưới ánh nắng đang tắt dần. Tất cả đều đi về hướng tây.

Trên mặt trận, cuộc chiến tranh chiến hào đang diễn ra, mỗi buổi sáng bọn Đức lại gọi to: "Zhuchkov, đầu hàng đi." Zhuchkov sưng sỉa đáp: "ĐM chúng mày." (Maseo: Sorry các bác, bản gốc nó đúng như thế - FUCK)

1 lính Hồng quân râu ria lởm chởm. Sĩ quan hỏi: "Sao cậu ko cạo?" Lính trả lời: "Tôi ko có dao cạo." Sĩ quan: "Tốt thôi, anh sẽ đi trinh sát với bộ râu của anh." Lính: "Tôi sẽ cạo râu ngay hôm nay, thưa đồng chí chỉ huy."

Ganakovich - 1 người tuyệt vời - rít tẩu thuốc, truyền sự thư thái cho mọi người. Thỉnh thoảng anh ta có vẻ buồn và thích ngồi 1 mình, anh ngồi suy nghĩ lâu, rất lâu. Anh sử dụng 1 thứ ngôn ngữ đầy màu sắc: "Vậy đấy, tôi nhớ cánh kỵ binh hồi 1914. Họ ăn cắp gà và hãm hiếp phụ nữ thậm chí ở cách xa chiến tuyến tới 200km."

Đánh nhau đêm. Đại bác nã từng loạt. Dã pháo gầm, đạn rít, đầu tiên giống tiếng còi xé tai, sau đó giống tiếng gió. Mìn nổ. Vô số vệt đạn sáng trắng. Điệu nhảy clacket của súng máy và súng trường là náo nhiệt nhất. Pháo sáng của bọn Đức màu xanh lá và trắng, thứ ánh sáng bất lương, ko giống như ánh sáng ban ngày. Súng nổ loạn xạ, chẳng ai nhìn hoặc nghe thấy gì nữa. Thật là 1 guồng máy náo loạn.

Buổi sáng, trên chiến địa những mảnh đạn dẹt như những cái đĩa hất tung đất xung quanh. Mặt nạ hơi độc, túi đạn nhét trong những lỗ nhỏ do lính đào ngay trong trận đánh bên thành ụ súng máy hoặc cối. Sẽ là ko tốt nếu đào những cái lỗ này quá gần người khác. Ai đó có thể thấy chúng có vẻ lộn xộn nhưng 2 lỗ - có nghĩa là có 2 người bạn, 5 lỗ - cả 1 tổ đang ở cùng 1 chỗ. Máu. 1 người bị giết sau đống cỏ khô, tay nắm chặt, đầu ngửa ra sau như bức tượng "Thần chiết trên chiến địa". Anh ta có cả 1 cái túi nhỏ đựng markhorka (thuốc lá đen) và 1 hộp diêm.

Dưới đáy hào của bọn Đức phủ đầy rơm. Rơm giữ lại hình dáng những kẻ đã nằm trên đó. Cạnh hào có những đồ hộp rỗng, vỏ cam, chai vang và brandy, báo, tạp chí. Ko có dấu vết gì của đồ ăn tại những ụ súng máy, chỉ có rất nhiều đầu mẩu thuốc lá và những gói thuốc lá nhiều màu. Ai cũng muốn chùi sạch tay sau khi chạm vào bất kỳ thứ gì của bọn Đức - báo, ảnh chụp, thư từ.

Sư trưởng, 1 đại tá cao và cáu bẳn, đầu đội mũ lính trơn. Ông ta nhẹ nhàng gây chú ý cho cánh phóng viên về sự sung sướng và kích động lồ lộ trên khuôn mặt những người bị thương trở về từ trận đánh, ông chỉ tay với nụ cười mỉa: "Đặc biệt là những kẻ bị thương vào tay trái."

Binh lính thường tự bắn vào tay trái trong 1 cố gắng khờ dại để khỏi phải chiến đấu. Thực tế là những vết thương kiểu như vậy trong bất kỳ trường hợp nào cũng mặc nhiên bị coi là tự gây thương tích cho mình nhằm trốn tránh chiến đấu. Những người lính đó sẽ phải đối mặt với án tử hình ngay tại chỗ do bộ phận đặc vụ của NKVD thực hiện (sau đổi thành lực lượng phản gián SMERSh). 1 số phẫu thuật viên của Hồng quân đã liều tìm cách cứu sống những người lính trẻ này bằng cách cắt luôn cả cánh tay trước khi bộ phận đặc vụ tới kiểm tra vết thương của mọi bệnh nhân mới.

1 tù binh Đức được canh giữ ở bìa rừng - 1 tên nhóc tóc đen trông rất khổ sở. Hắn quàng cổ bằng 1 cái khăn màu trắng và đỏ. Hắn đã bị phát hiện khi đang định trốn. Cảm giác chung của binh lính khi đứng trước hắn là ngạc nhiên, như thể hắn là 1 vật kỳ lạ, hết sức kỳ lạ so với những thứ xung quanh như cây dương, cây thông hay những cánh đồng đã thu hoạch hết.

1 cảm giác nguy hiểm chợt đến. Chỗ này mới trông có vẻ rất đáng sợ nhưng rồi bạn nhớ ra rằng nó cũng an toàn chẳng kém gì 1 căn hộ ở Moscow.

1 bãi tha ma. Chiến sự đã di chuyển xuống dưới thung lũng, ngôi làng đã cháy rụi. 12 chiếc máy bay ném bom Đức lao vọt qua từ bên trái. Nghĩa địa vẫn im ắng. Có tiếng gà mái quang quác từ ngôi làng đang bốc khói. Chúng vẫn nằm trong ổ, Petlyura nói miệng mỉm cười tinh quái: "Tôi sẽ tìm ra vài quả trứng cho anh trong mấy giây nữa." Ngay lúc đó 1 chiếc Messerschmitt tấn công với tiếng rít đặc trưng và Petlyura phi vào núp giữa những ngôi mộ, quên luôn những quả trứng.

Grossman sau đó hay tin Utkin, 1 nhà thơ nổi tiếng, đã bị thương ngay gần khu vực này (*).

Buổi sáng, chúng tôi tới bệnh viện dã chiến thăm Utkin, các ngón tay anh ta bị mảnh đạn giật phăng mất. Đó là 1 ngày u ám và có mưa. Có khoảng 900 thương binh trong 1 khu vực chật hẹp vốn là 1 rừng dương thưa. Khắp nơi là những mảnh quần áo rướm máu, mẩu thịt, tiếng rên rỉ, tiếng gào tắc nghẹn, hàng trăm đôi mắt đau đớn và buồn thảm. 1 "nữ bác sĩ" trẻ tóc đỏ đã khản cả giọng - cô đã phải làm việc suốt đêm. Mặt cô trắng nhợt - như thể cô sẽ lả đi bất kỳ lúc nào. Utkin đã được xe của ban tham mưu đưa đi, cô bác sĩ cười: "Khi tôi tiến hành cuộc phẫu thuật, anh ta đã đọc 1 bài thơ cho tôi nghe." Giọng cô chỉ vừa đủ để nghe thấy, cô phải hỗ trợ khả năng nói của mình bằng cử chỉ. Những người bị thương vẫn đang được đưa tới, họ đều ướt vì máu và nước mưa.

(*) Nhà thơ Iosif Utkin (1903 - 1944) tình nguyện tham gia Hồng quân tháng 6/1941 và bị thương. Sau khi lành vết thương ông quay lại mặt trận làm phóng viên quân đội. Nhiều bài thơ thời chiến của ông đã được phổ nhạc. Ông hy sinh trong 1 vụ rơi máy bay năm 1944 khi đang quay về Moscow từ mặt trận.
Logged

Chết vì ghét người!
danngoc
Thành viên
*
Bài viết: 948

Đã bị khóa vĩnh viễn


« Trả lời #13 vào lúc: 09 Tháng Bảy, 2009, 02:09:17 pm »

Cũng giống như mọi người Nga khác, Grossman cũng đề cập đến những đứa trẻ mồ côi do chiến tranh, cuộc đời của vô số đứa trẻ vô tội đó đã bị huỷ hoại.

Khi viên đại tá hành quân từ Volkovysk, ông tìm thấy 1 chú bé 3 tuổi trong rừng. Ông đã ẵm nó hàng trăm km qua đầm lầy và rừng rú. Tôi nhìn thấy 2 ông cháu trong sở chỉ huy, đứa bé tóc vàng ngái ngủ ôm chặt cổ đại tá. Tóc viên đại tá màu đỏ và quần áo ông như 1 mớ giẻ rách (*).

Vụ bắt tên tù binh Đức là 1 câu chuyện hài hước. Đơn giản là ai đó ra buộc chân 1 con ngỗng và phát hiện ra hắn. Trong thực tế lính Hồng quân thường buộc dây vào chân các loại gia cầm rồi để chúng tự chạy tìm thức ăn giữa những cái cây hoặc chui vào những bụi rậm. Tên Đức thò ra khi nghe tiếng ngỗng kêu và rơi vào bẫy.

Trong tuần thứ 3 của tháng 8, 1 phần Cụm thiết giáp số 2 của tướng Heinz Guderian tiến về phía nam đánh thọc sườn lực lượng Soviet tại mấu lồi Gomel. Cuộc tiến công của quân Đức buộc Hồng quân phải bỏ thành phố và ngay sau đó là phần đất cuối cùng của Belorussia cũng rơi vào tay quân thù. Grossman đã bất ngờ gặp người đứng đầu Đảng CS Belorussia bên lề 1 cuộc họp giữa Uỷ ban Trung ương của ông và những sĩ quan quân đội cao cấp (**). Grossman đã ghi lại sự việc này trong cuốn tiểu thuyết viết 1 năm sau đó.

Ai có thể tả được sự đau đớn trong buổi họp tổ chức tại khu rừng này, mảnh đất tự do cuối cùng của Belorussia. Tiếng gió thổi từ Belorussia tới xuyên qua hàng triệu phiến lá sồi nghe sao mà trang nghiêm và buồn bã. Các vị Dân Uỷ (Bộ trưởng) và các thành viên Uỷ ban Trung ương mặc quân phục mặt đầy vẻ buồn bã. Những lời họ nói đều ngắn gọn ... Mọi thứ thật đen tối. Pháo binh khai hoả. Những vệt lửa dài xuyên qua màn đêm hướng về phía tây.

(*) Grossman đã sử dụng đoạn viết này trong cuốn "Nhân dân bất diệt", khi con trai chính uỷ đã được cứu theo cách tương tự.

(**) Ortenberg viết sau này: "Ngày hôm sau (21/9) chúng tôi đã có thể đề nghị các vị lãnh đạo dành nhiều thời gian hơn cho các độc giả của báo: Vasily Grossman và Pavel Troyanovsky đã gửi 1 lô thứ mà họ lựa chọn được từ Gomel. Chúng bao gồm cả 1 bài phỏng vấn Tổng Bí thư Đảng CS Belorussia về sự can đảm của những chiến sĩ du kích.


Trong cuốn sổ ghi chép gốc, Grossman viết:

Trong phiên họp Uỷ ban Trung ương Đảng CS Belorussia - trên mảnh đất cuối cùng của Belorussia ... Những vấn đề gai góc nhất đều được hạ quyết tâm, ko 1 từ ko cần thiết nào được nói ra ... Ponomarenko (*) nói với chỉ huy Hồng quân: "Anh ko thể dùng thứ ngôn ngữ tởm lợm như vậy khi nói về 1 thành viên Uỷ ban Trung ương." Viên tướng hoảng hồn: "Tôi ko chửi ông ấy, tôi đang phê phán chung chung thôi."

Mệnh lệnh đưa ra là pháo kích Novo - Belitsa và Gomel suốt đêm đó. Bầu trời rực lửa. Cuộc nói chuyện kìm nén trong lều chỉ huy. Tiếng viên chỉ huy: "Nếu anh nhớ, đó là trong tác phẩm "Đường tới Arzrum"." Tiếng ai đó trả lời: "Những người Karaim ko phải Do Thái, họ đến từ Khazar." (**)

Lũ chó chạy khỏi Gomel đang bốc cháy lao qua cầu 2 bên thành xe.

Trong 1 trận bom, 1 ông già trèo lên khỏi hào để lấy lại mũ và cả đầu lẫn cổ của ông bị tiện bay.

(*) Panteleimon Kondratyevich Ponomarenko (1902 - 1984), Bí thư thứ nhất Đảng CS Belorussia từ năm 1938 đến năm 1947, bị quản thúc tại Moscow trong thời kỳ phát xít Đức xâm lược 1941 - 1944, tại đó ông vẫn giám sát các tổ chức du kích. Ponomarenko, 1 người ủng hộ nhiệt thành chủ nghĩa Stalinist, có lẽ là 1 fan nhạc jazz vì ông đã lập ra Nhà hát Jazz Quốc gia Belorussia tại Minsk năm 1940. Sau Đại chiến ông làm đại sứ Soviet tại nhiều nước và có quan hệ mật thiết với KGB.

(**) "2 phóng viên quân đội và 1 thợ ảnh ngồi trên 1 khúc cây đổ gần túp lều làm bằng cành cây nơi Uỷ ban Quân sự đang đóng ... Họ nghe thấy tiếng viên chỉ huy từ trong lều: "Nếu anh nhớ, đó là trong tác phẩm "Đường tới Arzrum" ..." - "Đường tới Arzrum" là 1 bài vè của Pushkin viết năm 1836, 1 năm trước khi ông chết trong 1 cuộc quyết đấu.


Tin tức về thất bại ngày càng tăng của quân đội loang ra dân chúng. Grossman, Troyanovsky và Knorring phóng về phía nam tránh các mũi tấn công của lực lượng thiết giáp do Guderian chỉ huy. Chuyến đi đưa họ tới vùng cực đông bắc Ukraina. Cả nhóm thoát về phía nam theo con đường cái từ Kiev đi Chernigov, sau đó rẽ về hướng đông đến Mena. Tại cả 2 nơi đó các sĩ quan tham mưu Hồng quân đều ko nhận rõ tính nghiêm trọng của tình hình như Grossman đã chứng kiến.

Tại Điện Kremlin, Stalin vẫn ko chịu đối mặt với sự đe doạ thực tế. Các đơn vị thiết giáp của Guderian từ Gomel đang tấn công về phía nam, tức là có thể cắt đứt thủ đô Kiev của Ukraina từ phía bắc, đến lúc người đứng đầu Soviet thừa nhận mối nguy hiểm thì đã quá muộn. Nó trở thành thất bại lớn nhất trong lịch sử quân đội Soviet. Tại Kiev, Hồng quân đã mất hơn nửa triệu quân, hoặc chết hoặc bị bắt. Grossman và các đồng sự chỉ vừa kịp thoát khỏi cái bẫy đó trước khi các Sư 3, 4 và 17 Thiết giáp Đức phóng về phía nam từ Gomel tới đông Ukraina. Sư 3 Thiết giáp Đức đã chiếm cây cầu chủ chốt bắc qua sông Desna gần Novgorod - Seversky ngày 25/8.

Troyanovsky mô tả lại chuyến đi: "Chúng tôi đã phóng và phóng qua những đống đổ nát hoang tàn. Những đống đổ nát mang tên Chernigov, Borzna, Baturin đều còn đang âm ỉ cháy ... Mỗi khi có 1 trận ko kích, P. I. Kolomeitsev đều giơ khẩu súng ngắn của anh ta bắn về hướng những chiếc máy bay phát xít. Ngay cả những tay hoàn toàn dân sự như Oleg Knorring và Vasily Grossman cũng dùng súng trường của họ để bắn máy bay." Tuy thế Grossman cũng lo lắng ko kém cho tấn thảm kịch của những người xung quanh.

Những người dân đang kêu khóc. Cả những người đang đi lẫn những người đang đứng bên hàng rào nhà họ, họ bắt đầu khóc ngay khi bắt đầu nói. Và ai nấy đều muốn khóc theo. Có quá nhiều đâu khổ!

1 ngôi nhà trống. Các gia đình ở thuê đã bỏ đi 1 ngày trước, người chủ cũng bỏ đi nốt. Cụ già hàng xóm có gặp họ trước khi đi: "Và con cún sẽ ở lại à?"

"Nó ko muốn đi."

Và ngôi nhà vẫn ở lại nơi nó luôn luôn đứng đó. Cà chua xanh chín dần trên nóc nhà, hoa khoe sắc trong vườn. Trong phòng có vài chiếc bình và cốc nhỏ, vài cây vả trồng trong chậu, 1 cây chanh và 1 cây cọ. Mọi nơi, mọi thứ vẫn còn cảm nhận được bàn tay chăm sóc của chủ nhân.
Bụi. Bụi trắng, bụi vàng, bụi đỏ. Bụi bốc lên theo bước chân những con cừu, lợn, ngựa, bò và theo bánh xe chở những người chạy loạn, chở lính Hồng quân, xe tải, xe con nhà binh, tăng, pháo và xe kéo pháo. Bụi bốc lên, quay cuồng, nhào lộn khắp Ukraina.

Heinkel và Junker bay suốt đêm. Chúng tung cánh giữa những vì sao như những đàn ruồi. Ko khí đã đen tối lại bị bao trùm thêm bởi tiếng rít của chúng. Bom rơi. Những làng mạc bốc cháy khắp nơi. Bầu trời đêm tháng 8 như được thắp sáng. Khi các vì sao biến mất hay có tiếng sấm, mọi người mới đầu thì sợ hãi nhưng sau đó cười: "Đó là do trời, do trời thực sự."

1 bà già nghĩ sẽ gặp được đứa con trai trong hàng người vẫn đang chậm chạp lê bước trong bụi đất mù mịt. Bã đã đứng đó đến tối rồi lại gần chúng tôi: "Các anh lính, cầm lấy mấy quả dưa chuột này, ăn đi, mời các anh." "Các anh lính, uống sữa đi." "Các anh lính, táo này." "Các anh lính, pho mát nhé." "Các anh lính, cầm lấy đi." Và bà khóc, những người phụ nữ khác cũng khóc, mắt vẫn nhìn những chàng trai đi qua trước mặt.

Cô gái Orinka người làng Dugovaya trông thật đau khổ, ngước đôi mắt ngây thơ đen láy nhìn mọi người. Chân cô đã đen sạm, quần áo rách nát. Chúng tôi mời cô mấy quả táo lấy từ vườn nông trang tập thể của cô. Vâng, khu vườn đó chính là của cô. Ông lão coi vườn im lặng nhìn chúng tôi hái táo cho cô.

1 khẩu pháo lớn đang được kéo đi khiến bụi màu vàng sẫm bốc mù mịt. 2 lính Hồng quân ngồi trên nòng pháo, mặt họ cũng đen nhẻm những bụi. Họ đang uống nước đựng trong mũ sắt.
Logged

Chết vì ghét người!
danngoc
Thành viên
*
Bài viết: 948

Đã bị khóa vĩnh viễn


« Trả lời #14 vào lúc: 09 Tháng Bảy, 2009, 02:12:45 pm »

Grossman chỉ rời Ukraina trước các đơn vị thiết giáp của Guderian 1 bước. Ông ko còn hồ nghi gì nữa về số phận mẹ mình, bà đã rơi vào tay giặc ở Berdichev, gần 500km sau lưng ông về phía tây nam. Từ Shchors (thành phố được đặt theo tên 1 anh hùng Bolshevik thời Nội chiến), Grossman, Troyanovsky và Knorring tới Glukhov rồi theo đường cái đi về hướng đông bắc tới Orel.

Nghĩ về những thành phố mà mình đã đến nay bị chiếm đóng cũng giống như nhớ về những người bạn đã chết. Thật vô cùng buồn. Chúng trở nên vừa xa vừa gần 1 cách đáng sợ, cuộc sống tại đó như trong "1 thế giới khác".

Nói chuyện với dân làng, mọi loại người, từ thô lỗ đến chân thành. Hôm nay 1 phụ nữ trẻ giọng the thé đã kêu lên: "Chúng tôi làm sao có thể nghe lệnh bọn Đức? Làm sao chúng tôi chấp nhận được những điều tồi tệ này?"

Dưa chuột. 4 người đàn ông đã lấy chúng khỏi 1 kho rau quả và mang ra sân trong 1 trận bom. Họ khóc vì sợ hãi, uống đến say rồi kể lại vào buổi tối theo kiểu hài hước rất Ukraina họ đã sợ hãi thế nào rồi lại cười đùa ra sao. Họ nhắm rượu với mật ong, salo (mỡ lợn), tỏi và cà chua. 1 người trong số họ bắt chước tiếng rít của bom rơi và tiếng nổ rất tài.

B. Korol dạy họ cách sử dụng lựu đạn. Họ nghĩ họ sẽ làm du kích khi bọn Đức chiếm đóng nhưng tôi có linh cảm từ cuộc nói chuyện này rằng họ đã sẵn sàng làm việc cho bọn Đức. 1 người trong số họ, người muốn trở thành 1 nhà nông học tại vùng này, nhìn Korol như thể anh ta là 1 thằng khờ.

Mặt mũi và thần sắc mọi người. Trong 3 ngày chúng tôi đi xuyên Belorussia, Ukraina và đến Orel. Quãng thời gian khó khăn này đã bộc lộ những phẩm chất tốt đẹp nhất của con người. Họ tốt và cao thượng. Đó là đặc điểm chung đối với người ở cả 3 đất nước nhưng cũng có những nét riêng rất khác biệt. Người Nga mạnh mẽ và kiên trì nhất. Gương mặt người Ukraina buồn và quý phái, họ ranh mãnh và hơi thiếu trung thực. Người Belorussia câm lặng và buồn rầu trước những đau khổ.

Orel. Lái xe trong đêm. Phanh xe chúng tôi ko còn hoạt động. Chúng tôi dừng lại 1 cách khó khăn trước 1 nhóm người chạy loạn. 1 phụ nữ hét lên. Họ là những người Do Thái tị nạn.

Tới Orel, thành phố ko có ánh đèn. Trước chiến tranh người ta có thể nhìn thấy ánh đèn thành phố thậm chí từ vùng nông thôn xa xôi. Bây giờ, nó tối đen. Khách sạn. Giường! Chúng tôi được tháo giày và cởi quần áo mà ngủ lần đầu tiên trong suốt chuyến đi. Có thể gọi điện nói chuyện với Moscow. Được nói chuyện thoải mái với những người bạn, gia đình và đồng nghiệp đã giúp chúng tôi thoát khỏi những dư vị buồn.
Logged

Chết vì ghét người!
danngoc
Thành viên
*
Bài viết: 948

Đã bị khóa vĩnh viễn


« Trả lời #15 vào lúc: 10 Tháng Bảy, 2009, 09:04:22 am »

BA

TẠI PHƯƠNG DIỆN QUÂN BRYANSK



Ortenberg ko cho Grossman và Troyanovsky chút thời gian nghỉ ngơi nào ở Orel sau cú thoát chết của họ. Họ được lệnh quay lại làm việc tại Phương diện quân Bryansk, nơi đang phải hứng chịu toàn bộ sức mạnh của Chiến dịch Typhoon khi tướng Đức Von Bock chỉ huy Cụm Tập đoàn quân Trung tâm mở cuộc tấn công về hướng Moscow.

Phóng xe tới mặt trận. 2 lính Hồng quân đang ở trong 1 khu vườn tươi tốt vô chủ, đó là 1 buổi sáng tĩnh lặng, chỉ có họ ở đó, những người lính truyền tin. "Các đồng chí sĩ quan, tôi sẽ rung cây táo này lấy vài quả cho các anh ngay bây giờ." Những quả táo rụng lịch bịch trên mặt đất của khu vườn hoang. Khu nhà của chủ quét vôi trắng trông thật buồn tẻ, 2 chủ nhân mới tới cũng lại bỏ đi. Và rồi ngay sau đó lại có 1 chủ nhân khác, 1 người lính có khuôn mặt rạng rỡ nhưng bẩn thỉu, anh ta nhanh chóng nhặt cả 1 đống táo trong tay.

1 bà già nói: "Ai biết Chúa có tồn tại hay ko. Tôi cầu xin Người, đó ko phải việc khó, chỉ cần cúi đầu trước Người 2 - 3 lần và ai biết đâu đấy, có thể Người sẽ chấp nhận lời cầu khấn."

Trong 1 izba (nhà nhỏ làm bằng gỗ súc - Maseo) bỏ ko, mọi thứ đã được mang đi, ngoại trừ những tượng thánh. Điều này rất ko giống với phong cách những người nông dân của Nekrasov (*), những người luôn giữ gìn những tượng thánh mỗi khi có đám cháy, dù phải bỏ lại tất cả mọi tài sản khác trong ngọn lửa.

1 đứa trẻ khóc suốt đêm. Nó bị 1 vết áp xe ở chân. Mẹ nó suỵt cho nó im, trấn an nó: "Con yêu, con yêu." Và đến đêm thì trận đánh nổ ra ngay ngoài cửa sổ nhà 2 mẹ con.

Thời tiết xấu - u ám, mưa, sương mù - mọi người đều ướt và lạnh nhưng ai cũng có vẻ sung sướng. Thế này thì ko sợ máy bay Đức. Ai cũng nói với vẻ hài lòng: "Thật là 1 ngày đẹp trời."

Việc tiến quân của bọn Đức khiến ngày càng nhiều nông dân nhận thấy cần biến những súc vật nuôi của mình thành thịt muối và xúc xích để dễ bề cất dấu.

Những con lợn bị làm thịt. Tiếng chúng kêu nghe sởn tóc gáy.

Cuộc hỏi cung 1 kẻ phản bội diễn ra trên bãi cỏ trong 1 ngày mùa thu quang đãng, yên tĩnh dưới ánh mặt trời ấm áp. Hắn có bộ râu rậm và mặc 1 cái áo khoác rách bằng vải thô màu nâu, đầu đội 1 cái mũ nông dân lớn. Chân hắn bẩn và để trần tới bắp chân, trông hắn như 1 nông dân trẻ mắt xanh nhạt. 1 tay hắn sưng phồng, tay kia nhỏ nhắn - trông như tay phụ nữ, với những móng tay sạch sẽ. Hắn nói tiếng Ukraina, kéo dài từng từ với giọng êm ái. Hắn đến từ Chernigov, hắn đã bị lạc vài ngày trước và bị bắt trên chiến tuyến đêm qua khi định quay về phía bên kia trong bộ trang phục nông dân trông như phường tuồng. Thật tình cờ hắn bị bắt bởi chính những đồng đội cũ, những người lính cùng đại đội với hắn, giờ họ đang đứng trước mặt hắn. Bọn Đức đã mua chuộc hắn chỉ bằng 100 Mark (tiền Đức - Maseo). Hắn được bọn chúng cử quay lại phía quân ta để xác định vị trí các sở chỉ huy và các sân bay. "Nhưng chỉ được 100 Mark thôi," hắn dài giọng. Hắn nghĩ tính khiêm tốn của con số đó sẽ giúp hắn có nhiều sự tha thứ hơn. "Việc này cũng làm tôi khó nghĩ lắm, tôi biết, tôi biết." Hắn ko còn là người nữa, tất cả mọi chuyển động, nụ cười, ánh nhìn, lời nói, hơi thở của hắn - tất cả tạo cảm giác đang ở cạnh 1 xác chết. Hắn cũng có vấn đề với trí nhớ.

"Tên vợ mày là gì?"

"Tên vợ tôi á, tôi nhớ chứ, Gorpyna"

"Còn con mày?"

"Tôi cũng nhớ tên nó, Pyotr." Hắn ngẫm nghĩ 1 lúc rồi thêm: "Dmitrievich. 5 tuổi." "Tôi muốn cạo mặt 1 cái," hắn tiếp. "Mọi người đang nhìn tôi, tôi cảm thấy ngượng." Hắn đập đập tay vào bộ râu. Hắn bứt 1 cọng cỏ, bốc đất, bẻ vụn 1 mẩu gỗ, liên tục ngọ nguậy 1 cách nhanh nhẹn và điên dại, như thể việc luôn làm 1 cái gì đó sẽ cứu được hắn. Khi hắn nhìn những người lính với súng trường trong tay, đôi mắt hắn vằn lên như 1 con thú trong cơn sợ hãi.

Sau đó viên đại tá tát vào mặt hắn. Gầm lên mà mắt đẫm lệ: "Thực sự thì mày đã làm cái gì thế này?" Anh lính cảnh vệ cũng quát vào mặt hắn: "Mày đã hại cả con mày rồi! Làm sao nó sống được với nỗi nhục này!"

"Chẳng lẽ các ông ko biết chính tôi cũng ko hiểu tôi đã làm gì sao, các đồng chí?" Tên phản bội nói, mặt hướng về cả viên đại tá và người cảnh vệ cứ như họ có thể đồng cảm với vấn đề của hắn. Hắn đã bị bắn ngay trước mặt đại đội nơi hắn từng phục vụ chỉ 1 thời gian ngắn trước đó.
Thiếu tá Garan đã nhận được 1 bức thư từ vợ hắn. Khi đó ông đang bận việc và đã lạnh lùng quẳng nó sang 1 bên mà ko buồn mở. Sau đó ông có đọc bức thư và mỉm cười nói: "Đến tôi còn chẳng biết vợ con mình sẽ sống hay chết nữa; tôi đã chia tay gia đình ở Dvinsk. Và giờ thằng con viết thư cho tôi thế này: "Con đã trèo lên mái nhà khi bọn Đức ko kích và bắn máy bay bằng 1 khẩu súng ổ quay." Nó có 1 khẩu súng ổ quay bằng gỗ."

(*) Nikolai Alekseevich Nekrasov (1821 - 1878), nhà thơ. Người mẹ Ba Lan của ông đã dạy ông về sự khốn khổ của tầng lớp nông dân Nga, nó trở thành chủ đề chính trong các tác phẩm của ông đặc biệt là các bài thơ "Trên đường", "Quê hương" và "Rét Mũi Đỏ".
Logged

Chết vì ghét người!
danngoc
Thành viên
*
Bài viết: 948

Đã bị khóa vĩnh viễn


« Trả lời #16 vào lúc: 10 Tháng Bảy, 2009, 09:05:57 am »

Grossman viết cho cha rằng ông vẫn rất lo lắng cho mẹ và con gái Katya. Ông ko biết Katya thực ra đã được gửi tới trại hè Thiếu niên Tiền phong ở miền đông.

Sức khoẻ của con tốt, cảm giác dễ chịu và tinh thần lên cao. Chỉ có điều là con suốt ngày đêm lo cho mẹ và Katyusha, con cũng rất muốn được nhìn thấy mọi người thân. Có thể con sẽ được ở Moscow vài ngày trong vòng 3 tuần tới. Con sẽ được tắm rửa và ngủ tử tế mà ko phải đi ủng trên giường - điều đó với con bây giờ là siêu tiện nghi.

Sau đó 1 thời gian ngắn Grossman cũng viết thư cho vợ. Bức thư này đề ngày 16/9, giống như thư của mọi người lính tiền tuyến khác, chỉ có rất ít thông tin ngoại trừ việc cho thấy người gửi nó vẫn còn sống vào ngày bức thư được gửi đi.

Lyusenka thân yêu,

Anh đang được thấy nhiều điều thú vị. Anh suốt ngày di chuyển từ địa điểm này qua địa điểm khác, cuộc sống ở mặt trận là như vậy. Em có đang viết thư cho anh ko? 1 giọt dầu từ rầm nóc hầm đã rơi vào tấm thiệp khi anh đang viết.

Hãy đọc tờ Krasnaya Zvezda, anh có độ 2 - 3 bài được đăng mỗi tháng. Chúng cũng là những lời chào của anh gửi cho em.

Vasya của em.

2 ngày trước đó, tờ Krasnaya Zvezda vừa mới đăng bài viết mới nhất của ông. Bài viết mang tựa đề "Trong hầm địch - nơi ở của bọn phát xít".

Những chiến hào, những hoả điểm, những boongke của binh lính và sĩ quan Đức. Quân địch đã từng ở đây. Có rượu vang và brandy Pháp; ô liu Hy Lạp; nước ép cam từ "nước đồng minh" của chúng - tên nô lệ ngoan ngoãn mang tên Italy; 1 bình mứt đóng mác Ba Lan; 1 hộp lớn hình oval cá hộp do Na Uy tiến cống; 1 xô mật ong từ Tiệp Khắc. Và những mảnh đạn của 1 viên đạn pháo Nga nằm giữa bữa tiệc của bọn phát xít.

Hầm của binh lính là 1 hình ảnh khác: ở đây người ta chẳng thể tìm thấy những hộp sô cô la rỗng hay cá sardine ăn dở. Chỉ có những hộp đậu ép và những khoanh bánh mì nặng như được đúc bằng thép. Cầm những khoanh bánh mì đó mới thấy chúng nặng, đặc và có mầu sắc hệt nhựa đường. Những chiến sĩ Hồng quân cười nói: "Thế đấy, người anh em, nó đúng là bánh mì đấy!"
Logged

Chết vì ghét người!
danngoc
Thành viên
*
Bài viết: 948

Đã bị khóa vĩnh viễn


« Trả lời #17 vào lúc: 10 Tháng Bảy, 2009, 02:59:28 pm »

BỐN

VỚI TẬP ĐOÀN QUÂN 50



Trong thời gian làm việc tại Phương diện quân Bryansk tháng 9/1941, Grossman đã tới thăm sở chỉ huy Tập đoàn quân 50. Tập đoàn quân này có 7 sư đoàn bộ binh, chỉ huy là thiếu tướng Mikhail Petrov (*). Sở chỉ huy đặt trong 1 izba (nhà nhỏ làm bằng gỗ súc).

Trong izba là thành viên Hội đồng Quân sự (tức chính uỷ) Shlyapin và Tổng Chỉ huy Petrov. Petrov có cái mũi to và ngắn, khoác áo choàng cấp tướng bẩn thỉu và đeo ngôi Sao Vàng (Anh hùng Liên Xô) mà ông được nhận vì thành tích trong cuộc Nội chiến Tây Ban Nha. Ông đang dài dòng giải thích về cách làm bánh xốp, cách nhào bột và sự khác nhau giữa bánh mì làm từ lúa mì với bánh mì làm từ lúa mạch. Petrov là người rất dữ tợn và cũng rất dũng cảm. Ông kể cho chúng tôi nghe ông đã thoát khỏi vòng vây bằng cách đi bộ mà vẫn mặc nguyên quân phục và đeo Sao Vàng vì ko muốn cải trang làm thường dân. Ông đã đi 1 mình, ăn mặc 1 cách phô trương và mang 1 cây gậy để đuổi lũ chó. Ông nói với tôi: "Tôi luôn mơ được tới Châu Phi, đi 1 mình qua những khu rừng nhiệt đới với 1 cây rìu và 1 khẩu súng trường." Ông yêu mèo, nhất là mèo con, và hay chơi với chúng.

Chỉ huy Tập đoàn quân 50 Petrov nói với 1 phụ nữ trong 1 ngôi làng vừa được tái chiếm từ tay bọn Đức: "Vậy cô nghĩ thế nào về bọn Đức?"

"Chúng ko phải người xấu", cô ta trả lời. Viên tướng chửi cô ta liền.

Có 1 viên sĩ quan đang ăn chút gì đó. Người phụ nữ nói với anh ta: "Ông ấy thật thối tha."

Người nấu bếp của viên tướng trước chiến tranh từng làm việc trong 1 nhà hàng cũng ở trong izba. Anh ta chê đồ ăn trong làng. Những phụ nữ trong làng rất tức, họ gọi anh ta là Timka thay vì Timofei. Sự xuất hiện của anh ta luôn làm họ kinh hoàng.

Timka: "Khi phải ra tiền tuyến, mỗi khi lái xe tới đó tôi thường uống 1 cốc cồn công nghiệp, thế là tôi chẳng còn quan tâm đến điều gì nữa. Đạn rít xung quanh còn tôi vẫn vừa hát vừa múc thức ăn cho binh sĩ. Oh, họ yêu tôi, lính tráng mới yêu tôi làm sao." Timka diễn lại động tác chia thức ăn đó như múa balê, miệng hát. Trông như thể anh ta hôm nay cũng vừa làm 1 cốc vậy.

Sĩ quan tuỳ tùng: Sĩ quan tuỳ tùng của Shlyapin cao, đẹp trai, anh ta là trung uý Klenovkin. Sĩ quan tuỳ tùng của Petrov thì lùn như trẻ vị thành niên nhưng có bắp vai khổng lồ và tấm lưng cánh phản. Tay "trẻ vị thành niên" này có thể hất đổ cả cái izba này chỉ bằng 1 cú huých vai. Anh ta đeo đầy người những súng ngắn, tiểu liên và lựu đạn. Trong túi anh ta có kẹo ăn cắp từ bàn thiếu tướng đồng thời có hàng trăm viên đạn để bảo vệ mạng sống cho ông ta.

Petrov ngắm tay tuỳ tùng của mình ăn rất mau lẹ, bốc tay thay vì dùng nĩa. "Nếu anh ko chịu học chút văn hoá," viên tướng quát, "tôi sẽ tống anh ra tuyến đầu. Anh phải ăn bằng nĩa, ko phải bằng tay!"

2 sĩ quan tuỳ tùng của thiếu tướng và chính uỷ ngồi phân loại đồ lót của 2 vị chỉ huy, định để mượn những thứ ngoại cỡ - sĩ quan tuỳ tùng của chính uỷ lựa đồ của thiếu tướng và ngược lại. Khi vượt qua 1 con suối nhỏ, tướng quân sẽ nhảy qua, chính uỷ thì cứ thế bước qua rồi lau ủng sau. Sau đó sĩ quan tuỳ tùng của thiếu tướng cũng nhảy qua còn sĩ quan tuỳ tùng của chính uỷ bước qua rồi lau ủng.

(*) Thiếu tướng Mikhail P. Petrov (1898 - 1941)

Buổi tối trong ánh nến. Petrov nói năng rất cộc cằn. Ông phản ứng lại đề nghị của 1 viên sư trưởng xin hoãn cuộc tấn công vì thiếu quân: "Nói với ông ta tôi sẽ hoãn nếu ông ta chỉ còn mỗi 1 mình." Sau đó chúng tôi chơi domino rất lâu - Petrov, Shlyapin, 1 cô y tá bầu bĩnh xinh đẹp tên là Valya, và tôi. Viên chỉ huy tập đoàn quân đập quân domino xuống mặt bàn bôm bốp và dùng bàn tay che quân bài như 1 tay cờ bạc chuyên nghiệp. Hết lần này đến lần khác 1 viên thiếu tá từ ban chỉ huy hành quân chạy sang để đưa báo cáo.

Sáng ra, khi ăn sáng Petrov tỏ ra ko đói. Ông làm 1 ly vodka: "Bộ trưởng cho phép điều đó," ông cười nói. (Tiêu chuẩn cho phép uống 100g vodka mỗi ngày).

Trước khi tới sư đoàn tiền tiêu, tướng quân chơi với lũ mèo. Đầu tiên ông tới sở chỉ huy sư đoàn, sau đó tới 1 trong các trung đoàn. Chúng tôi rời khỏi xe và đi bộ trên đất ướt, chân kẹt trong bùn. Petrov văng vài từ tiếng Tây Ban Nha, tiếng ông vang vọng khắp trời đất, khắp vùng đất ẩm ưới này. (*)

Trung đoàn đang chiến đấu. Họ đã thất bại trong việc chiếm 1 ngôi làng. Tiếng súng máy và tiểu liên nổ ầm ĩ, đạn rít. Chỉ huy tập đoàn quân gay gắt khiển trách trung đoàn trưởng: "Nếu anh ko chiếm được cái làng này trong 1 giờ nữa, anh sẽ phải giao chức trung đoàn trưởng cho người khác và tham gia tấn công như binh nhì." Trung đoàn trưởng trả lời: "Rõ, thưa đồng chí chỉ huy Tập đoàn quân." Tay trung đoàn trưởng run bần bật. Chẳng ai dám đứng thẳng mà đi ở đây cả, ai cũng phải chạy lom khom hoặc bò bằng cả 4 chân từ hố này sang hố khác. Họ sợ ăn đạn, trong khi ở đây chả có phát đạn nào bắn tới. Tất cả họ núp trong bùn lầy và những vũng nước. Shlyapin thẳng người lên đi loanh quanh như đi dạo trên đường làng và quát đám lính: "Cứ cúi xuống đi, lũ nhát gan, cứ cúi xuống đi!"

Khi chúng tôi tới trung đoàn thứ 2, sở chỉ huy của nó chẳng có ai. Chỉ có 3 con mèo sạch sẽ trong căn nhà trống cùng nhiều vũ khí và tượng thánh.

Sau bữa tối, tay kiểm sát viên quân sự tới từ sở chỉ huy hậu cứ Tập đoàn quân 50. Tất cả chúng tôi uống trà với mứt mâm xôi trong khi kiểm sát viên báo cáo những vấn đề còn tồn tại: những người tỏ ra hèn nhát, những kẻ đào ngũ - trong số đó có Pochepa, 1 thiếu tá già - cũng như trường hợp các nông dân bị tố cáo tuyên truyền cho bọn Đức . Petrov gạt cốc sang 1 bên. Ở góc văn bản ông phê chuẩn án tử hình bằng bút đỏ với chữ ký nhỏ tý như của trẻ con.

Kiểm sát viên báo cáo 1 vụ việc khác: 1 phụ nữ đã ép những người nông dân chào đón bọn Đức bằng bánh mì và muối.

"Thế bà ta là ai?" Petrov hỏi.

"1 bà gái già," tay kiểm sát viên cười.

Petrov cũng cười. "Vậy à, do bà ta là 1 gái già nên tôi sẽ chuyển chỗ ở cho bà ta trong vòng 10 năm." Và ông viết 1 bản án nữa. Sau đó ông uống thêm chút trà. Tay kiểm sát viên nói lời tạm biệt. "Nhắc họ gửi cái ấm samovar của tôi tới đây, tôi đang để nó ở sở chỉ huy," Petrov nói với kiểm sát viên. "Tôi luôn cần có nó ở gần bên mình."

Grossman rõ ràng kính trọng Chính uỷ cấp lữ đoàn Nikolai Alekseevich Shlyapin hơn Petrov nhiều.

Shlyapin là người thông minh, mạnh mẽ, bình tĩnh, to lớn và chậm rãi. Mọi người đều cảm nhận được sức mạnh tiềm ẩn bên trong ông.

Cuộc viếng thăm sở chỉ huy Tập đoàn quân 50 sau này đã cung cấp nhiều điều quan trọng cho công việc của Grossman. Trong những cuộc nói chuyện dài, Shlyapin kể cho Grossman câu chuyện về những kinh nghiệm mà ông có được ở Sư 94 Bộ binh vào mùa hè thảm hoạ khi bọn Đức xâm lược. 1 tháng sau khi chiến tranh bùng nổ, sư đoàn của ông trở thành 1 phần của Phương diện quân Tây bị đánh tan tác, chỉ huy là tướng Pavlov. Phần còn lại của sư đoàn cố thoát khỏi vòng vây ở Belorussia rút về phía đông tới Vitebsk, tại đó họ bị Sư 20 Thiết giáp Đức tấn công vào cuối tháng 7. Họ phải rút vào rừng, sau đó chiến đấu để mở đường máu thoát ra. Miêu tả của Shlyapin chắc chắn mang màu sắc khác hẳn công thức chung Soviet lúc đó là phóng đại sức mạnh cũng như thương vong của địch trong khi những hành động thực tế và anh hùng của các viên chỉ huy cấp trên của Shlyapin thường lại bị buộc tội. Grossman đã sử dụng những ghi chép từ các cuộc nói chuyện này để viết cuốn "Nhân dân bất diệt" vào năm sau. Cái chết của Shlyapin 1 tháng sau cuộc gặp gỡ giữa 2 người đã khiến Grossman thêm quyết tâm lưu danh người chính uỷ này.

Shlyapin kể cho tôi mọi thứ khi cả 2 nằm trên 1 đống cỏ trong chuồng gia súc. Xung quanh tiếng đạn trái phá gầm thét. Phía cuối chuồng gia súc cô nàng Valya (**) đang bật máy hát và chúng tôi cùng nghe bản "Chiếc khăn xanh nho nhỏ" (***). Những cây dương mảnh dẻ run rẩy trong tiếng nổ, đường đạn vạch ngang bầu trời.

Cuối tháng đó, Grossman cuối cùng cũng nhận được tin cha rằng con cái ông, Katya, vẫn an toàn.

Cha kính yêu, con đã nhận được 1 loạt bưu thiếp cùng lúc, 2 trong số đó là từ cha. Đây là lần đầu tiên con nhận được tin tức sau 2 tháng. Con rất mừng là Katya vẫn ổn, nhưng giờ nỗi lo lắng của con về mẹ lại tăng gấp đôi ... Con đang rất nóng lòng gặp cha nhưng điều đó nằm ngoài khả năng của con cho đến khi các sếp triệu hồi con về.

(*) Tướng Petrov từng là 1 trong các "cố vấn" đi theo đội quân "Operatsii X" của phe Cộng hoà trong cuộc Nội chiến Tây Ban Nha.

(**) Valya có lẽ là "vợ ngoài mặt trận" của tướng Petrov. Grossman sau này có phun ra sự thật phổ biến trong giới sĩ quan cao cấp là họ thường chọn những cô gái xinh đẹp trong sở chỉ huy và bệnh viện dã chiến để làm vụ này.

(***) "Chiếc khăn xanh nho nhỏ" là 1 bài hát nổi tiếng, nội dung bài hát là lời người yêu 1 chiến sĩ hứa ko bao giờ quên anh khi anh ra mặt trận. Cô gái quàng 1 chiếc khăn xanh xinh xắn và dùng nó để vẫy chào người yêu. Nhạc G. Peterburgsky, lời Yakov Galitsky. Thật thú vị nếu xét rằng Stalin vẫn luôn công kích những người Do Thái như những "kẻ ko Tổ quốc" trong khi phần lớn những bài ca yêu nước phổ biến ở Liên Xô trong thời gian WW2 lại có tác giả là người Do Thái.
Logged

Chết vì ghét người!
danngoc
Thành viên
*
Bài viết: 948

Đã bị khóa vĩnh viễn


« Trả lời #18 vào lúc: 10 Tháng Bảy, 2009, 03:05:59 pm »

NĂM

TRỞ LẠI UKRAINA


Ngày 20/9, Grossman và Troyanovsky quay trở về hướng nam 1 lần nữa tới Glukhov ở cực đông bắc Ukraina, đó là nơi họ đã từng đi qua khi chạy khỏi Gomel.

Việc Stalin ko chịu đối mặt với nguy cơ Kiev bị vây đã tạo điều kiện cho Cụm Thiết giáp số 2 của Guderian hội quân được với Cụm Thiết giáp số 1 của Kleist gần Lokhvitsa. Phương diện quân Tây Nam của tướng Kirponos gồm các Tập đoàn quân 5, 21, 26 và 37 đã bị cắt rời. Bạn chí thân của Stalin, Nguyên soái Budenny đã thoát được, Nikita Khrushchev và tướng Timoshenko cũng vậy. Khoảng 15.000 quân cũng thoát được khỏi vòng vây quân Đức nhưng nửa triệu quân còn lại buộc phải chịu số phận khủng khiếp là phơi mình trước cái đói, bệnh tật trong các trại tù binh của bọn Đức.

Mặc dù tình hình quân sự như vậy, phần lớn người Ukraina ko muốn sơ tán về phía đông tới lưu vực sông Volga. Bản thân Grossman mặc dù sinh ra và lớn lên ở Berdichev, 1 thị trân Ukraina, nhưng coi những nông dân Ukraina gần như người nước ngoài vì ông ko hề có bất kỳ quan hệ gì với cuộc sống nông thôn.

Những người Ukraina đã trải qua cuộc nội chiến ác liệt cầy sới qua đất đai của họ, sau tất cả những cái đó lại đến nạn đói khủng khiếp gây ra bởi chính sách của Stalin triệt nông dân giàu có và địa chủ kulak, tập thể hoá nông nghiệp cưỡng bức. Vì vậy, nhiều người Ukraina đã chuẩn bị đón chào quân Đức như những người giải phóng. Grossman sau đó phát hiện ra rằng cảnh sát tình nguyện người Ukraina thậm chí còn tham gia tích cực vào việc vây bắt người Do Thái ở Berdichev, bao gồm cả mẹ ông và các bạn bè, và dự phần vào việc tàn sát họ.


Trên mặt đất gió ù ù thổi, lạnh, có vẻ tuyết sắp rơi. Những phụ nữ khoác áo tang, vẻ mặt lạnh lùng. Họ đang làm loạn. Họ ko muốn rời khỏi đây để tới nước Cộng hoà Đức tại Volga (*) cùng con cái mình. Vài người dắt theo dăm sáu đứa nhỏ.

Những người phụ nữ giơ cao liềm. Những cái liềm phản chiếu ánh sáng đục mờ xám xịt của mùa thu. Mắt họ đẫm lệ. 1 lúc sau họ lại cười và chửi rủa, rồi lại giận giữ và tỏ vẻ đau khổ. Họ kêu lên: "Thưa trung uý, 1 ông cụ có 2 con trai đã treo cổ hôm qua. Ông ấy ko muốn tới Cộng hoà Đức tại Volga. Bọn Đức có thể cũng sẽ tống chúng tôi tới đó hay tới bất cứ đâu. Chúng tôi sẽ ko đi, chúng tôi sẽ chết ở đây. Bất kỳ quân rắn độc tệ hại nào tới ép chúng tôi rời khỏi nhà sẽ phải nói chuyện với những cái liềm này."

Lúc sau lại có người nói: "Nếu bà ko có 1 người đàn ông cho mình, có thể lấy 1 con mèo mà gừ gừ với nó suốt đêm."

"Nhìn lên trời xem, lũ sếu đang bay về phía nam. Còn chúng tôi, chúng tôi sẽ đi về đâu? Các đồng chí, hãy giúp chúng tôi."

Ôi, đàn bà! Những ánh mắt phụ nữ thật đáng sợ - sống động, sôi nổi, giận dữ, ấu trĩ, bạn có thể thấy như có cả 1 tên giết người trong họ. Những phụ nữ này đã mang cả bánh cho những người đàn ông của họ ở Kursk, cách đây 200km.

Bí thư RAIKOM (Đảng uỷ) địa phương nói: "Tới gặp tôi đi, các bạn. Tôi có rượu mạnh và những phụ nữ ko quá già."

Đêm thứ 2, chuông điện thoại reo vang. Mới đầu tôi nghĩ nó là dành cho tôi. Bọn Đức đã bị đẩy lui. Chúng tôi nhóm lửa trong bếp lò. Ánh lửa lò khơi lên nỗi đau của ai đó. 1 cô gái xinh xắn với đôi mắt đen láy thông minh nói khẽ: "Anh đang ngồi trên chỗ của bố em đấy." Các cô gái, họ căm thù Hitler, kẻ đã mang những chàng trai của họ đi, cả âm nhạc, khiêu vũ và ca hát.

Binh lính hành quân trong bóng tối. Một cô gái chạy tới quan sát họ: "Để tìm xem có anh tôi không". Trông cô như một con búp bê với gương mặt tròn, cặp mắt xanh và đôi môi xinh xắn. Cũng đôi môi đó đã nói những lời sau đầy về một bé gái mới lên một tuổi đang khóc nhè: "Giá nó chết đi thì tốt hơn. Bới đi một miệng ăn."

1 thương binh được mang tới đây đêm qua. Anh ta thở hổn hển và khóc. 2 người phụ nữ khóc cùng anh ta suốt đêm, họ đang cắt những cái băng dính đầy máu cho anh. Anh bắt đầu thấy đỡ hơn. Cánh đàn ông sợ phải mang anh tới bệnh viện trong đêm, vì thế anh phải nằm đây tới khi trời sáng.

Những edinolochnik (nông dân cá thể) đang sơn trắng khatas (nhà kiểu Ukraina) của họ nhìn chúng tôi với ánh mắt thách thức: "Đó là để đón lễ Phục sinh."

Hàm ý đằng sau những dấu hiệu dị thường trong mùa thu năm đó cho thấy họ đang chuẩn bị chào đón 1 sự kiện vui mừng bậc nhất. 1 số sử gia giải thích rằng người Đức với dấu hiệu chữ thập đen sơn trên chiến xa được xem là người đem nền tự do Thiên chúa giáo tới cho người dân vốn bị chèn ép bởi chế độ Soviet vô thần. Nhiều người Ukraina đã chào đón quân Đức bằng bánh mì và muối, nhiều cô gái Ukraina đã vui vẻ làm vợ lính Đức. Thật khó để đánh giá mức độ của hiện tượng này bằng phương pháp thống kê thông thường nhưng nên lưu ý Abwehr, Cục Tình báo Quân đội Đức, đã cho biết có thể gây dựng 1 đội quân gồm hàng triệu người Ukraina nhằm chống lại Hồng quân. Tuy nhiên đề xuất này đã bị Hitler thẳng thừng bác bỏ, hắn cảm thấy ghê tởm viễn cảnh những người Slavơ sẽ chiến đấu trong bộ quân phục Đức.

Trong làng Kamenka có 1 ngôi nhà với 3 phụ nữ làm chủ. Họ nói thứ tiếng pha trộn giữa tiếng Ukraina và tiếng Nga. Họ đi xem những lính Đức bị bắt. 1 trong số đó, tên đeo kính, là 1 hoạ sĩ. Tên kia là sinh viên, hắn vừa mới dậy, đùa với lũ trẻ 1 lúc rồi lại nằm xuống. Người phụ nữ già hỏi luôn mồm: "Thật sự thì người Đức tin vào Chúa chứ?" Bên ngoài nhiều lời đồn đại về tình hình các vùng bọn Đức chiếm đóng đang lan truyền trong làng. "Các starosta (**) đang chia ruộng đất ra thành từng mảnh," và nhiều tin đồn tương tự.

Chúng tôi mất cả buổi tối để giải thích cho họ bọn Đức thực sự là như thế nào. Họ nghe, thở dài, mắt láo liên nhưng ko chịu cho biết suy nghĩ thật trong đầu. 1 bà già thản nhiên nói: "Cái gì đã qua chúng tôi thấy rồi, cái gì sẽ tới chúng tôi cũng khắc thấy."

Đầu người lái 1 chiếc xe tăng hạng nặng bị thổi bay bởi 1 phát đại bác, chiếc tăng cứ thế đi tiếp vì xác anh ta đè lên chân ga. Chiếc tăng đi xuyên qua rừng, húc đổ cây cối rồi tiến thẳng vào ngôi làng chúng tôi đang ở. Người lái tăng ko đầu vẫn ngồi nguyên trong xe.

(*) Nước Cộng hoà Đức tại Volga (Volga German Autonomous Soviet Socialist Republic): 1 nước cộng hoà tự trị nằm ở lưu vực sông Volga trong thành phần Liên bang Soviet, tồn tại từ năm 1918 tới năm 1941 với phần lớn cư dân là người Đức di cư sang Nga từ năm 1897 (số liệu năm 1939 là 366.000 người gốc Đức, chiếm 60% dân số). Khi Đức xâm lược Nga năm 1941, người Đức bị coi là kẻ thù dân tộc nên Stalin đã ra lệnh xoá sổ nước cộng hoà này, chuyển toàn bộ người gốc Đức tới Kazakhstan và Siberia. - Maseo

(**) Starosta: trưởng lão. Thời Nga Sa hoàng có những starosta của nhà thờ và starosta của làng. Đó thường là những nông dân giàu nhất hoặc có uy tín nhất. Người Đức tái lập hệ thống này, dùng chức danh starosta như trưởng làng. "Chia ruộng đất thành từng mảnh" có nghĩa là phân chia lại các nông trang tập thể đáng ghét, trả ruộng đất cho người cày theo đơn vị hộ cá thể.

Logged

Chết vì ghét người!
danngoc
Thành viên
*
Bài viết: 948

Đã bị khóa vĩnh viễn


« Trả lời #19 vào lúc: 10 Tháng Bảy, 2009, 03:10:09 pm »

Trong thời gian làm việc quanh khu vực Glukhov, Grossman đã được biết về Trung đoàn 395 Bộ binh do Thiếu tá Babadzhanyan chỉ huy đã liều mạng chiến đấu trên 1 vùng đất nhỏ hẹp bên bờ tây sông Kleven. "Grossman đã quyết định viết về trung đoàn anh hùng này," Ortenberg viết, "và muốn vượt sông để gặp Babadzhanyan. Cục Chính trị ko cho phép điều đó mặc cho Grossman phản đối. Sau này khi Grossman hỏi thăm về số phận Trung đoàn 395, ông được kể rằng trung đoàn đã hoàn thành nhiệm vụ 1 cách dũng cảm nhưng chịu thiệt hại rất nặng, và trung đoàn trưởng Thiếu tá Babadzhanyan cũng nằm trong số những người hy sinh. Grossman đã mô tả lại điều này trong tác phẩm "Nhân dân bất diệt" với tên người trung đoàn trưởng được giữ nguyên."

Grossman cũng viết về những sự kiện xảy ra ngay sau chiến tranh vì với ông Thiếu tá Babadzhanyan đã trở thành biểu tượng cho phẩm chất sẵn sàng vượt qua nghịch cảnh của người lính Hồng quân.


Lần đầu tiên chúng tôi, những phóng viên quân đội, nghe thấy cái tên Babadzhanyan là ở Ukraina trong những ngày khó khăn tháng 9/1941, khi chúng tôi đang ở gần Glukhov. Lúa mì chín nẫu, nặng trĩu trên đồng, hoa quả rụng, cà chua thối trong vườn rau, dưa chuột và cải bắp héo rũ, những bắp ngô ko được thu hoạch khô quắt lại trên thân cây. Những khoảng trống trong rừng phủ 1 thảm hoa, nấm mọc dưới gốc cây và lẫn trong cỏ.

Cuộc sống con người trở nên đáng sợ trong mùa thu Ukraina rạng rỡ này. Ban đêm bầu trời đỏ rực bởi hàng tá đám cháy khắp nơi, ban ngày tấm màn xám của khói bốc lên che khuất chân trời. Phụ nữ bồng con trong tay, người già, những bầy cừu, bò và ngựa của nông trang tập thể chìm trong màn bụi đang đi về phía đông trên những con đường tỉnh lộ, bằng xe kéo hoặc đi bộ. Những chiếc máy kéo gầm lên chói tai. Tàu hoả chất đầy máy móc, động cơ, nồi hơi của các nhà máy đi về phía đông suốt ngày đêm.

Hàng ngàn máy bay Đức liên tục bay vù vù trên trời, mặt đất rên rỉ dưới bánh xích những cỗ chiến xa Đức. Những xích sắt đó đã bò qua đầm lầy và sông ngòi, nghiến nát mặt đất và những thân người. Bọn sĩ quan Đức được huấn luyện bài bản dẫn các tiểu đoàn và trung đoàn phát xít tiến về phía đông, xuyên qua khói bụi.

Babadzhanyan lần đầu tiên nhìn thấy lính Đức là vào mùa hè năm 1941, khi quân ta rút khỏi Smolensk. 1 viên sĩ quan Đức má đỏ gay bảnh bao, vì muốn tránh bụi đất đang bốc lên dưới hàng ngàn chiếc ủng và bánh xe, đã rời khỏi con đường. Ko ai nghe 1 tiếng súng tắc nghẹn vì tiếng bánh xe lăn, tiếng ngựa hí, tiếng gầm của động cơ xe. Viên sĩ quan Đức ngã xuống 1 bụi rậm và vài phút sau, Babadzhanyan đã cầm trong tay giấy tờ lấy từ xác hắn. Trong số giấy tờ có 1 quyển sổ bìa da mới, trang đầu là những từ tiếng Đức và lời dịch tiếng Nga: "Mày là tù binh"; "Giơ tay lên"; "Làng này tên gì?"; "Còn bao nhiêu km nữa thì tới Moscow?"

Babadzhanyan nhìn những khuôn mặt xám xịt mệt mỏi của nhóm trinh sát, nhìn những căn nhà xám xịt trong ngôi làng nhỏ bé và ko có khả năng phòng vệ, nhìn dòng chảy ko dứt của lính Đức, và bỗng chốc, trong đau đớn, giận dữ và lo lắng, rút mẩu bút chì đỏ trong túi ra viết những chữ lớn vào cuốn sổ: "Chúng mày sẽ ko bao giờ thấy được Moscow! 1 ngày kia chúng tao sẽ hỏi: "Còn bao nhiêu km nữa thì tới Berlin?", ngày đó sẽ tới!"

Tình hình lúc đó hết sức tuyệt vọng khiến cho mọi người, kể cả Grossman, đều sung sướng tin vào bất kỳ lời đồn đại nào về tình trạng xuống tinh thần của bọn Đức và những vấn đề chúng đang gặp phải. Phần lớn các câu chuyện đó, thường là chuyện bọn SS và Gestapo bắt lính Đức chiến đấu, đều rất thiển cận, nói chỉ để mà nói.

Những tên Đức mà Tiểu đoàn dự bị 159 bắt được nói tâm trạng chung của lính Đức là muốn bỏ cuộc. Phần lớn xác chết của lính và cả nhiều hạ sĩ quan Đức được tìm thấy đều có truyền đơn và báo Nga trong mình. 5 tờ báo Soviet đã được tìm thấy trong người 1 unteroffizier (*), tờ mới nhất là báo ngày 27/7. Bên cạnh đó còn tìm thấy 1 bản tóm tắt kết quả của 2 tháng tấn công nước Nga và những tờ báo Đức. Các con số được gạch chân bằng bút đỏ để so sánh.

1 tiểu đoàn Đức què quặt được bổ sung bằng lính Gestapo và SS cho đủ quân số. Chúng chỉ được dùng làm đơn vị dự bị.

Trong 1 trận pháo kích bằng súng cối vào Novaya, nhiều tên Đức đã nhảy xuống 1 con suối. Hàng chục tên đã chết đuối trong đó có cả 1 sĩ quan. Lính trinh sát báo cáo đã nghe thấy nhiều tiếng rú khủng khiếp.

Hơn 1.500 tên Đức bị thương nặng đã được ghi nhận, tất cả chúng đã được đưa về Đức. Có báo cáo về những bệnh viện dã chiến lớn ở khu vực Kletnya, trong các bệnh viện này có tới hơn 4.000 thương binh Đức. Bọn Đức còn chưa kịp đem chúng đi thì đã lại có những thương binh mới đổ tới.

Nhiệm vụ trinh sát vào ngày 11. Trung sĩ Nikolaev và lính Hồng quân Dedyulya dẫn 6 người đi tóm 1 "cái lưỡi" (**). Nikolaev nghe được từ dân địa phương về sự di chuyển của xe cộ trong vùng. Nhóm trinh sát tổ chức 1 cuộc mai phục trong khu rừng ven đường. Họ ném lựu đạn vào 3 tên lính mô tô đi sau cùng. Dedyulya hạ 2 tên và bắt sống tên còn lại, hắn tên là Alvin Gunt.

Grossman được nghe câu chuyện vui về 1 chiếc xe thiết giáp Đức bị bỏ lại bên vệ đường. 1 ông nhóc "với 1 khối vuông" (tức thiếu uý) đang ngồi tên đó.

"Anh sẽ bị bắn mất," 1 viên trung uý cảnh báo.

"Nhưng ai bắn?" Ông nhóc trả lời. "Bọn Đức sẽ nghĩ đây là xe của chúng còn quân ta sẽ bỏ chạy khi nhìn thấy nó." 1 câu chuyện cười buồn.

Bầu trời là của bọn Đức, trong hàng tuần lễ chúng tôi chẳng nhìn thấy cái máy bay ta nào.

(*) Unteroffizier: Cấp hạ sĩ quan trong quân đội Đức tương đương trung sĩ, thường chỉ huy 1 tổ gồm 9 - 10 người thực hiện 1 nhiệm vụ nào đó - Maseo

(**) "Cái lưỡi" là tiếng lóng của Hồng quân chỉ lính địch, thường là lính gác hoặc anh nuôi, bị 1 nhóm trinh sát bắt để thẩm vấn.

Logged

Chết vì ghét người!
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM