Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 06:18:23 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Vasily Grossman - Nhà văn nơi chiến trường  (Đọc 55265 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
danngoc
Thành viên
*
Bài viết: 948

Đã bị khóa vĩnh viễn


« vào lúc: 09 Tháng Bảy, 2009, 11:14:47 am »

Nhân việc forum chúng ta xuất hiện rất rất nhiều CCB với những góc nhìn của riêng mình về chiến tranh, em xin rón rén quất thêm cuốn này cho đủ bộ sưu tập. Cũng nhân dịp đêm qua vừa đọc xong hồi ký của Đặng Nhật Minh, tự nhiên thấy buồn buồn vì tụi Nga ... nó chỉ có 4 năm chiến tranh, lại bị Stalin dùng chì và lửa thử thách đến thế, vậy mà vẫn có những hồi ký chân thực như của Vasily Grossman lưu lại.

Bản gốc của sách do em cung cấp cho dịch thật Maseo, và được Maseo ủy quyền sử dụng toàn bộ bản dịch của y ta.

Phớt lờ những quy định của CW Bern. May thay quansu là forum phi lợi nhuận.

Trân trọng giới thiệu.

Lưu ý: Những đoạn in nghiêng (italic) là chú thích của sách và của bác Anthony Beevor. Các bác có thể bỏ qua không xem những đoạn này. Những đoạn còn lại là bản dịch tiếng Anh của hồi ký Vasily Grossman. Do không đủ điều kiện nên em không thể kiểm tra bản dịch này có khớp nguyên mẫu hay không. Qua so sánh 1 số đoạn trong bản gốc tiếng Nga của cuốn Cuộc đời và Số phận, cùng bản tiếng Nga bút ký Địa ngục Treblinka, em có thể khẳng định là sai lệch có tương đối.
« Sửa lần cuối: 10 Tháng Bảy, 2009, 03:46:04 pm gửi bởi ptlinh » Logged

Chết vì ghét người!
danngoc
Thành viên
*
Bài viết: 948

Đã bị khóa vĩnh viễn


« Trả lời #1 vào lúc: 09 Tháng Bảy, 2009, 11:21:14 am »

VASILY GROSSMAN - A WRITER AT WAR

Sách viết về người phóng viên Soviet đi cùng Hồng quân trong suốt WW2, từ năm 1941 đến 1945.
Biên dịch: ANTONY BEEVOR (Tác giả cuốn sách Best-selling "Stalingrad") và LUBA VINOGRADOVA
Vasily Semenovich Grossman (1905 - 1964) được xem như 1 vị anh hùng của WW2. "Cuộc đời và số phận" (Life and fate), cuốn tiểu thuyết của ông viết vào năm 1960 về trận chiến Stalingrad, đã bị tuyên bố là mối đe dọa đối với Nhà Nước Soviet và bị KGB tịch thu. 20 năm sau, cuốn sách được bí mật chuyển khỏi Liên Xô bằng microfilm để xuất bản và được hoan nghênh rộng rãi ở Phương Tây.

Các tác phẩm đã được xuất bản bằng tiếng Anh của Grossman:
- LIFE AND FATE (Cuộc đời và Số phận)
- FOREVER FLOWING (Trôi mãi trôi hoài)

Bản quyền cuốn sách này thuộc về Ekaterina Vasilievna Korotkova Grossman và Elena Fedorovna Kozhichkina.

Bản dịch tiếng Anh, lời tựa và lời nói đầu thuộc bản quyền của Antony Beevor và Luba Vinogradova.

Nhà xuất bản Vintage Book thuộc Random House, Inc. (New York) phát hành tại Mỹ tháng 3/2007.

Logged

Chết vì ghét người!
danngoc
Thành viên
*
Bài viết: 948

Đã bị khóa vĩnh viễn


« Trả lời #2 vào lúc: 09 Tháng Bảy, 2009, 11:24:21 am »

LỜI TỰA

Vasily Grossman xác lập 1 chỗ đứng vững chắc trong lịch sử văn học thế giới nhờ kiệt tác "Cuộc đời và Số phận", 1 trong những cuốn tiểu thuyết Nga hay nhất trong thế kỷ 20. 1 số nhà phê bình thậm chí xếp cuốn sách này cao hơn cả cuốn "Bác sĩ Zhivago" của Pasternak hay những cuốn tiểu thuyết của Solzhenitsyn.

Cuốn sách "Vasily Grossman - Nhà văn chiến tranh" này căn cứ vào những cuốn sổ ghi chép trong thời chiến của Grossman cũng như các bài viết của ông được lưu trữ tại Cục Lưu trữ Quốc gia Nga về Văn học Nghệ thuật. Chúng tôi cũng sử dụng 1 số thư từ do con gái ông và con trai riêng của vợ ông lưu giữ. Phần lớn nguyên liệu tạo nên các tác phẩm của ông nằm trong những cuốn sổ ghi chép trên cũng như các bài báo của ông. Grossman, phóng viên đặc biệt của tờ báo Hồng quân Krasnaya Zvezda (Sao Đỏ), đã chứng tỏ sự am hiểu sâu sắc và đã tận mắt chứng kiến những gì diễn ra tại tiền tuyến Soviet trong khoảng thời gian từ năm 1941 đến 1945. Ông đã bỏ ra hơn 1.000 ngày trên mặt trận, sự sắc bén trong quan sát của ông, tính nhân văn và trí tuệ của ông là bài học vô giá đối với bất kỳ nhà văn hay nhà sử học nào.

Vasily Grossman sinh tại thị trấn Berdichev (Ukraina) ngày 12/12/1905. Bedichev là 1 trong những cộng đồng Do Thái lớn nhất ở Trung Âu và Grossman được hưởng 1 sự giáo dục rất tốt. Vasily vốn được đặt tên là Iosif, nhưng cũng như nhiều gia đình đã bị đồng hóa với dân bản địa khác, gia đình Grossman cũng Nga hóa tên họ. Cha của ông, tên khai sinh là Solomon Iosifovich, đã đổi tên thành Semyon Osipovich.

Cha mẹ Grossman chia tay khi ông còn nhỏ, ông đã sống tại Thụy Sỹ với mẹ trong 2 năm trước khi WW1 bùng nổ. Năm 1918, ngay sau Cách mạng Tháng 10, ông quay lại Berdichev. Đất nước Ukraina và nền nông nghiệp trù phú của nó đã bị hủy hoại trước hết bởi sự chiếm đóng của quân Đức do Thống chế Von Eichhorn chỉ huy, vùng nông thôn đã bị phá trụi (*). Sau đó, khi quân Đức rút đi vào tháng 11 vì Cách mạng Tháng 10 bùng nổ, cuộc Nội chiến Nga lại bắt đầu với những trận đánh giữa Bạch vệ và Hồng quân. Những người Ukraina theo chủ nghĩa quốc gia và chủ nghĩa vô chính phủ chống lại cả 2 bên. Quân Bạch vệ và quân theo chủ nghĩa quốc gia, đôi khi cả Cận vệ Đỏ, trút lòng hận thù mù quáng vào các cuộc tàn sát người Do Thái khắp Ukraina. 1 số nguồn tin nói rằng khoảng 150.000 người Do Thái, tương đương khoảng 1/3 số dân Do Thái, đã bị giết trong cuộc Nội chiến. Nạn đói diễn ra liên tục từ năm 1920 đến 1922 cũng khiến hàng trăm nghìn người chết chỉ riêng tại Ukraina.

Thống chế Hermann Von Eichhorn (1848 - 1918). Theo những điều khoản Hiệp ước Brest - Litovsk mà Nga phải ký dưới sự Đức ép buộc thô bạo của người Đức, nhiệm vụ của Eichhorn trong năm 1918 là quản lý việc thu hoạch trụi mùa màng tại Ukraina để cung cấp cho các thành phố Đức đang thiếu đói vì bị quân Anh phong toả. Chính sách này đương nhiên gây căm phẫn trong những người Ukraina và Eichhorn đã bị ám sát vào tháng 7/1918.

Grossman theo học Đại học Moscow năm 1923, tại đó ông học ngành hóa học. Ngay từ lúc đó, Grossman đã thể hiện niềm đam mê đối với quân đội. "Nếu chỉ nhìn thoáng qua, cha tôi hoàn toàn là 1 người dân thường", Ekaterina Korotkova, con gái duy nhất của ông nói. "Ai cũng có thể thấy ngay điều đó trong cái cách ông cúi lom khom hay cách ông đeo kính, tay ông cũng rất vụng về lóng ngóng. Lần đầu tiên ông thể hiện sự thích thú với quân đội là khi còn học đại học, ông đã viết trong 1 bức thư rằng nếu không bị gọi nhập ngũ ông cũng sẽ tình nguyện.

Năm 1928, khi mới 23 tuổi và vẫn còn là sinh viên, ông cưới người bạn gái ở Kiev, Anna Petrovna Matsuk, thường gọi là Galya. Kết quả của mối quan hệ này là 1 bé gái ra đời tháng 1/1930. Họ đặt tên con là Ekaterina, hay Katya, theo tên mẹ của Grossman. Năm 1932, 10 năm sau cuộc Nội chiến là nạn đói tồi tệ do con người tạo ra, chiến dịch chống địa chủ (kulak) và tập thể hóa nông nghiệp cưỡng bức của Stalin là nguyên nhân gây ra nạn đói giết chết hơn 7 triệu người (*). Các bậc cha mẹ phát điên vì đói đến mức ăn thịt chính con cái mình, đó là hình ảnh mang tính biểu tượng về những gì diễn ra trong nạn đói này đã được mô tả trong tác phẩm thơ đáng nhớ "Thế kỷ chó sói" (The wolfhound century) của Osip Mandelstam. Nếu Grossman ko chứng kiến tận mắt hiện thực ghê sợ này thì chắc chắn cũng đã nghe về nó hoặc nhìn thấy những hậu quả, thí dụ như những người ăn xin gầy trơ xương bên các toa tàu hi vọng các hành khác nhân từ quẳng cho họ 1 mẩu bánh mì. Ông đã mô tả lại nạn đói ở Ukraina trong cuốn tiểu thuyết cuối cùng của mình, "Trôi mãi trôi hoài" (Forever Flowing), trong đó có đoạn xử tử 1 phụ nữ bị tố cáo đã ăn thịt 2 đứa con.

Hậu quả chính sách tàn bạo của Stalin đối với khu vực này, theo những gì chính bản thân Grossman nhận thấy, là phần lớn người Ukraina đã vui mừng chào đón đoàn quân xâm lược Đức 1 thập kỷ sau đó. Những người theo chủ nghĩa Stalinist đã lan truyền 1 tin đồn rằng những người Do Thái chịu trách nhiệm về nạn đói này. Đó có lẽ là 1 trong những yếu tố khiến sau này những người Ukraina rất tích cực hợp tác với quân Đức trong việc thảm sát người Do Thái.
« Sửa lần cuối: 10 Tháng Bảy, 2009, 05:01:02 pm gửi bởi danngoc » Logged

Chết vì ghét người!
danngoc
Thành viên
*
Bài viết: 948

Đã bị khóa vĩnh viễn


« Trả lời #3 vào lúc: 09 Tháng Bảy, 2009, 11:26:34 am »

Cuộc sống gia đình của Grossman thường xuyên bị ngắt quãng bởi ông luôn phải ở Moscow nên đã không kéo dài. Galya bỏ đứa con gái cho mẹ chồng nuôi vì Kiev là trung tâm của nạn đói và đứa trẻ sẽ có cơ hội sống sót hơn khi ở 1 nơi xa xôi là Berdichev. Trong các năm sau này, Katya cũng vẫn thường quay về sống với bà nội.

Việc viết lách bắt đầu cuốn hút Grossman hơn việc học nhưng ông cần 1 việc làm. Trong năm học cuối 1930, ông tới Stalino (nay là Donetsk) ở miền đông Ukraina làm kỹ sư mỏ. Donbass, khu vực bị bao bọc bởi khúc ngoặt gấp của hạ lưu sông Don và Donets là nơi ông đã quay lại trong thời gian chiến tranh, đó là những gì được viết trong các cuốn sổ ghi chép. Năm 1932 Grossman lợi dụng việc mình bị chẩn đoán sai là mắc bệnh lao mãn tính để được chuyển khỏi Stalino về Moscow. Tại đây ông xuất bản cuốn tiểu thuyết đầu tiên, "Gluck auf" (Chúc may mắn), viết khi còn ở mỏ than. Tiếp sau đó là cuốn "Stepan Kolchugin". Mặc dù cả 2 cuốn tiểu thuyết đều viết theo tư tưởng Stalinist phổ biến trong các tác phẩm thời kỳ đó nhưng văn phong hết sức thuyết phục. Truyện ngắn "Ở thị trấn Berdichev" xuất bản tháng 4/1934 đã được Mikhail Bulgakov (*) khen ngợi. Maxim Gorky (**), bậc lão làng của văn học Soviet, mặc dù nghi ngờ khả năng của Grossman khi thấy ông đi theo chủ nghĩa xã hội hiện thực, vẫn cổ vũ cho công việc sáng tác của nhà văn trẻ này. Grossman có thần tượng là các nhà văn Chekhov và Tolstoy, không bao giờ tỏ ra là 1 tên bồi bút theo chủ nghĩa Stalinist mặc dù ban đầu ông tin rằng chỉ có chủ nghĩa Csản Soviet mới có thể chặn đứng hiểm họa của chủ nghĩa phát xít và chủ nghĩa bài Do Thái.

(*) Mikhail Afanasievich Bulgakov (1891 - 1940), tác giả tiểu thuyết "Cận vệ Trắng" (The White Guard, 1924) được chuyển thể thành nhạc kịch "Thời đại của gia đình Turbin" (The Day of the Turbins, 1926) do Nhà Hát Moscow trình diễn. Thật phi lý, vở kịch mô tả 1 cách hết sức nhân văn giới sĩ quan và trí thức Nga Sa hoàng này lại trở thành 1 vở kịch được Stalin ưa thích. 1 kiệt tác khác của ông, "Giáo sư và Margarita" (The Master and Margarita), dù đã bị sửa chữa nhưng vẫn ko được xuất bản ngay cả khi ông đã qua đời.

(**) Gorky hay Maksim là bút danh của Aleksei Maksimovich Peshkov (1868 - 1936), nhà văn và nhà viết kịch. Gorky là người ủng hộ Cách mạng Tháng 10 và từng là bạn của Lenin, tuy vậy quan điểm độc tài của những người Bolshevik làm ông khó chịu nên đã bỏ sang Tây Âu năm 1921. Stalin bằng các thủ đoạn nịnh bợ đã khéo léo thuyết phục được ông trở về Liên Xô năm 1920, tại đây ông được tiếp đón long trọng. Thành phố Nizhni Novgorod đã được đổi tên thành Gorky để vinh danh ông. Sau khi trở về Gorky trở thành 1 công cụ của chế độ, ông tuyên truyền cổ động cho chủ nghĩa xã hội hiện thực vào tháng 10/1932. Ông là vị cha già của nền văn học Soviet cho đến khi mất.
« Sửa lần cuối: 10 Tháng Bảy, 2009, 05:02:38 pm gửi bởi danngoc » Logged

Chết vì ghét người!
danngoc
Thành viên
*
Bài viết: 948

Đã bị khóa vĩnh viễn


« Trả lời #4 vào lúc: 09 Tháng Bảy, 2009, 12:16:28 pm »

Tháng 3/1933, người họ hàng đồng thời là người ủng hộ Grossman nhiệt thành, Nadezhda Almaz, bị bắt vì theo chủ nghĩa Trotskist. Grossman bị cơ quan mật vụ OGPU (sau này trở thành NKVD) thẩm vấn. Cả Almaz và Grossman đều có quan hệ với nhà văn Victor Serge (*), người sau này bị trục xuất vào năm 1936 và trở thành 1 người cánh tả chỉ trích Stalin nhiều nhất ở Paris. Cả 2 người đã cực kỳ may mắn. Nadya Almaz bị đi đày, nhận 1 án cải tạo ngắn nhờ đó cô thoát khỏi thời kỳ Đại Khủng bố (Great Terror) diễn ra vào cuối thập kỷ đó. Grossman cũng không bị đụng tới. Số phận ông có lẽ đã rất khác nếu các cuộc thẩm vấn diễn ra vào 3 hay 4 năm sau.

Cuộc sống của 1 nhà văn, đặc biệt là 1 nhà văn chất phác và ngây thơ về Ctrị như Grossman, đã không dễ dàng gì trong mấy năm sau đó. Thật kỳ lạ là ông đã sống sót qua được các cuộc thanh lọc, 1 thứ mà sau này Ilya Ehrenburg (**) mô tả chẳng khác gì 1 trò xổ số. Ehrenburg đã nhận xét về sự vụng về và chân thật tự nhiên của Grossman: "Anh ta quá tốt và hết mình vì bạn bè", ông viết, "nhưng đôi khi có thể cợt nhả cả với những phụ nữ 50 tuổi kiểu như: "Chị có vẻ già đi nhiều so với tháng trước". Tôi biết đặc điểm đó của anh ta và không lấy làm bực mình khi anh ta bất ngờ nhắc: "Anh có vẻ viết lách tệ hơn vì lý do nào đó thì phải.""

Năm 1935, khi cuộc hôn nhân của ông với Galya đã chấm dứt nhiều năm, Grossman bắt đầu 1 mối quan hệ mới với Olga Mikhailovna Guber, 1 phụ nữ to béo lớn hơn ông 5 tuổi. Cũng như Galya, Lyusya, như cách ông gọi bà, là người Ukraina. Boris Guber, chồng bà và cũng là bạn văn của ông, biết được vợ mình say mê Grossman nhưng không quá cố gắng chống lại việc đó. Là 1 người Nga gốc Đức sinh trưởng trong 1 gia đình nề nếp, Guber đã bị bắt và xử tử năm 1937 trong thời kỳ "Yezhovshchina" (***) điên loạn, tức thời kỳ thanh lọc như cách gọi sau này.

Cùng năm đó, Grossman trở thành thành viên Hội Nhà Văn, 1 tổ chức cung cấp 1 cái mác đảm bảo để những thành viên có thể ngẩng cao đầu. Tuy nhiên tháng 2/1938 thì Olga Mikhailovna bị bắt, có lẽ do đã từng là vợ của Guber. Grossman vội tới thuyết phục các nhà chức trách rằng giờ cô ta là vợ ông dù vẫn giữ tên Guber (phụ nữ Nga lấy chồng thì cải theo tên chồng - Maseo). Ông cũng nhận nuôi 2 con trai của Guber để giúp chúng khỏi bị đưa vào trại trẻ mồ côi dành cho con cái các "kẻ thù của nhân dân". Bản thân Grossman cũng bị thẩm vấn ở Lubyanka ngày 25/02/1938. Mặc dù đã được công nhận không phải là tội phạm chính trị, ông vẫn phải chứng minh mình hoàn toàn không có quan hệ gì với Guber trong khi vẫn phải khéo léo để không phải phản bội bất cứ ai. Ông cũng chấp nhận rủi ro lớn khi viết thư cho Nikolai Yezhov, người đứng đầu NKVD, dũng cảm dẫn lời Stalin để chứng minh rằng vợ mình không hề chia sẻ bất kỳ tội lỗi nào đã bị quy cho người chồng cũ. Olga cũng được an toàn nhờ sự dũng cảm của Guber, ông đã không lôi cô vào cuộc dù đã gần như bị buộc phải làm điều đó trong những cuộc thẩm vấn tàn bạo.

Đó là khoảng thời gian các giá trị đạo đức bị làm nhục sâu sắc. Grossman cũng chẳng dám giúp ai như tất cả mọi người. Ông đã đứng trước sự lựa chọn nhưng rồi vẫn ký vào 1 bản tuyên bố ủng hộ việc đưa ra toà về tội phản quốc những người Bolshevik cựu trào và những người "Trotskist - phát xít". Nhưng ông không bao giờ quên được sự ghê sợ với chúng và đã bộc lộ những áp lực ghê gớm của giai đoạn này trong những đoạn văn quan trọng nhất của cuốn "Cuộc đời và số phận".

Tình trạng khủng bố tồi tệ qua đi có vẻ như nhờ vào việc Stalin ký được hiệp ước với Hitler năm 1939. Grossman đã có thể đi nghỉ suốt mùa hè năm đó ở Biển Đen cùng vợ và các con riêng của vợ tại nhà nghỉ của Hội Nhà Văn. Họ cũng có 1 kỳ nghỉ tương tự vào 5/1941 nhưng ông đã quay lại Moscow 1 tháng sau và có mặt tại Moscow vào thời điểm quân Đức xâm lược Liên Xô ngày 22/6/1941. Như phần lớn các nhà văn khác ông tình nguyện tham gia Hồng quân nhưng Grossman chưa được nhận vì mặc dù mới 35 tuổi nhưng ông hoàn toàn không đủ sức khoẻ để đi lính.

Những tuần lễ tiếp theo trở nên hết sức khó chịu đối với Grossman, không chỉ bởi những chiến thắng tưng bừng của người Đức mà còn vì những lý do cá nhân. Ông sống tại Moscow cùng người vợ thứ 2 trong 1 căn hộ nhỏ, với lý do chỗ ở, bà vợ làm ông phát ngấy không dám đề nghị đưa mẹ ông rời Berdichev lên Moscow sống cùng để có 1 nơi trú ẩn an toàn hơn. 1 tuần sau, khi ông nhận thấy Berdichev đã trở nên nguy hiểm thì đã quá muộn để chuyển mẹ mình đi thoát. Trong mọi trường hợp, vợ ông không chịu ép mình dưới 1 bà già lẫn cẫn. Grossman, vì lỡ chuyến tàu để tới đưa mẹ về nhà mình, đã tự trách cứ bản thân trong suốt phần đời còn lại. Trong cuốn "Cuộc đời và số phận", nhà vật lý Viktor Shtrum cũng bị tra tấn tinh thần vì phạm sai lầm đúng như vậy.

(*) Victor Serge (1890 - 1947), bút danh của Viktor Kibalchich. Sinh tại Bỉ, là con trai của 1 sĩ quan đội Cận vệ Hoàng gia đã chuyển sang đi theo cách mạng, mẹ là người Bỉ. Serge là 1 người đồng thời theo chủ nghĩa vô chính phủ Pháp, chủ nghĩa tự do và chủ nghĩa xã hội, ông đã tới Nga năm 1918 để tham gia Cách mạng Tháng 10 nhưng cảm thấy khó chịu với chủ nghĩa độc tài Bolshevik. Ông trở nên nổi tiếng với cuốn tự truyện "Ký ức Cách mạng" (Memoirs of a Revolutionary, 1945) và các tiểu thuyết "Men in Prison", "Birth of our Power" và "The Case of Comrade Tulayev".

(**) Iliya Grigorievich Ehrenburg (1891 - 1967), nhà văn, nhà thơ, nhà báo viết cho tờ Krasnaya Zvezda trong thời gian WW2. Sau đó ông làm việc cùng với Grossman trong Uỷ ban người Do Thái chống phát xít để viết cuốn Sách Đen về những tội ác chống người Do Thái, tuy nhiên cuốn sách đã bị chính quyền Stalin tịch thu ngay sau Đại chiến. Ehrenburg là người đặc biệt thính nhạy để thoát khỏi những mối nguy hiểm do chính sách của Stalin.

(***) Đặt theo tên của người đứng đầu NKVD lúc đó là Nikolai Ivanovich Yezhov (1895 - 1939), thường được biết với cái tên "Quỷ Lùn" vì dáng người nhỏ thó và còn thọt chân. Yezhov lên thay Genrikh Yagoda (1891 - 1938) đứng đầu NKVD theo bổ nhiệm của Stalin vào tháng 9/1936. Đến tháng 12/1938 ông ta bị Lavrenty Beria thay thế và phải chịu trách nhiệm vì đã làm quá mức yêu cầu của Stalin. Giống như vị tiền nhiệm của mình là Yagoda, ông ta cũng bị kết án phản quốc và bị xử tử.
« Sửa lần cuối: 10 Tháng Bảy, 2009, 05:05:02 pm gửi bởi danngoc » Logged

Chết vì ghét người!
danngoc
Thành viên
*
Bài viết: 948

Đã bị khóa vĩnh viễn


« Trả lời #5 vào lúc: 09 Tháng Bảy, 2009, 12:20:41 pm »

Những cuốn sổ bắt đầu được ghi chép từ ngày 5/8/1941 khi Grossman được tướng David Ortenberg, Tổng Biên tập báo Krasnaya Zvezda, gửi ra mặt trận. Mặc dù đó là 1 tờ báo của Hồng quân nhưng mọi người còn đọc nó say sưa hơn cả tờ Izvestia trong suốt thời gian chiến tranh. Stalin khăng khăng đòi kiểm duyệt mọi trang viết trước khi in, điều đó khiến Ehrenburg, đồng sự của Grossman, thường đùa rằng nhà độc tài Soviet này chính là độc giả nhiệt thành nhất của ông.
Ortenberg rất lo rằng Grossman sẽ ko thể sống sót nổi trước sự khắc nghiệt của mặt trận nên đã tìm cho ông những người đồng đội trẻ trung và có kinh nghiệm quân sự để đi cùng. Grossman thường đùa cợt về tình trạng thiếu sức khoẻ để tham gia quân đội và chưa kinh qua huấn luyện quân sự của mình nhưng điều đó diễn ra ko lâu. Trước sự kinh ngạc của những người đồng đội, gã tiểu thuyết gia cận thị đã giảm cân rất nhanh chóng, chịu đựng mọi gian khổ cùng họ và đánh bại họ trong 1 cuộc thi bắn súng ngắn.

"Con sẽ kể cho cha về bản thân con," ông viết cho cha mình tháng 2/1942. "Con hầu như lúc nào cũng di chuyển trong suốt 2 tháng vừa rồi. Có những hôm có khi còn nhiều hơn cả 10 năm hoà bình trước đây cộng lại. Con đã trở nên thanh mảnh, con tự cân mình trong phòng tắm hơi (banya) và thấy chỉ còn 74 kg. Bố có nhớ trọng lượng khủng khiếp của con 1 năm trước ko - 91 kg? Tim con giờ tốt hơn nhiều ... Con đã trở thành 1 lính tuyến đầu (frontoviki) đầy kinh nghiệm. Chỉ 1 tiếng động là con có thể nói ngay cái gì đang diễn ra và ở đâu."

Grossman học mọi thứ về quân sự: chiến thuật, trang bị, vũ khí - và những tiếng lóng của cánh nhà binh là thứ ông đặc biệt say mê. Ông làm việc rất chăm chỉ như ông đã viết rằng ông chỉ có rất ít thời gian cho mọi thứ khác. "Trong suốt cuộc chiến", ông viết sau này, "cuốn sách duy nhất mà tôi đọc là "Chiến tranh và Hoà bình", tôi đã đọc nó 2 lần." Trên tất cả, ông đã chứng minh lòng dũng cảm phi thường ngay tại mặt trận trong khi phần lớn phóng viên chiến trường đều chỉ loanh quanh tại các sở chỉ huy. Grossman, hiển nhiên là 1 thành viên người Do Thái trong giới trí thức Moscow, đã thực sự thắng lợi trong việc giành được sư khâm phục của những người lính Hồng quân bình thường nhất. Đó là 1 kỳ công đặc biệt. Ở Stalingrad ông đã được gặp Chekhov, lính bắn tỉa số 1 của Tập đoàn quân 62 và đã được anh ta chấp nhận cho đi yểm trợ, tại ổ phục kích của Chekhov ông đã được xem anh ta bắn hạ 1 tên Đức và sau đó lại 1 tên nữa.

Ko giống như phần lớn nhà báo Soviet rất hăm hở dẫn lại những khẩu hiệu Ctrị, Grossman bền bỉ đi theo con đường của riêng mình trong kỹ thuật phỏng vấn. Sau này ông cho biết: "Chỉ cần nói chuyện 1 cách lãnh đạm với 1 người lính trong lúc nghỉ là anh ta sẽ tuôn ra mọi thứ có trong đầu, thậm chí chẳng cần đến 1 câu hỏi." Lính trơn bao giờ cũng chiếm số lượng đông nhất và có thể nhanh chóng tìm ra cách chăm sóc bản thân, những mẹo vặt và cả những sai lầm. Grossman chân thật với những sai lầm cũng như với những điều tốt đẹp, và những người lính kính trọng điều đó. "Tôi thích họ", ông viết. "Tôi thích học hỏi từ cuộc sống. Đôi khi những người lính bắt tôi phải tuân lệnh. Tôi biết toàn bộ cuộc sống quân ngũ, ban đầu đó là việc rất khó khăn."

Grossman ko chỉ đóng vai trò 1 nhà quan sát vô cảm. Sức nặng trong những trang viết của ông bắt nguồn từ cảm xúc của chính ông đã có ngay từ năm 1941 đen tối. Sau này ông viết về "nỗi đau buốt nhói, những điềm gở dễ nhận thấy về thương vong sắp tới, hiện thực bi thảm rằng số phận những người mẹ, người vợ, người con đã trở nên gắn chặt với số phận những trung đoàn bị bao vây hay những đội quân đang rút lui. Làm sao có thể quên được những ngày đó - Gomel và Chernigov chìm trong lửa, Kiev sụp đổ, những đoàn xe rút chạy, những trái hoả tiễn màu xanh lá cây chứa hơi độc bay qua những khu rừng và sông ngòi lặng câm?" Grossman đi theo những đồng đội của mình và đã được chứng kiến Gomel bị phá huỷ, sau đó họ chạy về phía nam khi Quân đoàn Thiết giáp 2 của tướng Đức Guderian tung 1 mũi tấn công theo 1 vòng tròn rộng để bao vây Kiev. Quân Đức đã bắt sống hơn 600.000 tù binh trong 1 thắng lợi giòn giã chưa từng thấy.

Đầu tháng 10, Grossman được giao đi theo sở chỉ huy Tập đoàn quân 50 của tướng Petrov. Mô tả của ông về viên tướng này, người sẵn sàng đấm các thuộc hạ, vừa uống trà và ăn mứt mâm xôi vừa ký lệnh xử bắn, nghe như 1 chuyện châm biếm đáng sợ đối với Hồng quân, nhưng cực kỳ chính xác. Sự chân thật đến mức khó chịu của ông là 1 mối nguy hiểm. Nếu mật vụ NKVD đọc được những cuốn sổ ghi chép này ông sẽ bị tống vào chỗ giam giữ bọn Gulag. Grossman ko phải là Đảng viên, điều đó lại có tác dụng làm giảm sự nghi ngờ đối với vị trí của ông.

Grossman lại 1 lần nữa suýt bị các đơn vị thiết giáp của Guderian bao vây khi ông tới thành phố Orel nơi sau đó Phương diện quân Bryansk bị vây. Ông đã mô tả chuyến đi đó như 1 câu chuyện thú vị nhất trong những lần thoát chết của mình. Grossman và các đồng sự trở lại Moscow trong tình trạng kiệt sức, chiếc xe "Emka" lỗ chỗ vết đạn là minh chứng cho những nguy hiểm mà họ đã phải trải qua. Nhưng Ortenberg đã lệnh cho họ quay lại mặt trận. Đêm đó, để tìm tới 1 sở chỉ huy tập đoàn quân, họ tí nữa đã lái xe vào 1 vị trí quân Đức. Là 1 người Do Thái, số phận của Grossman nếu vậy đã cáo chung.

Vào mùa đông năm 1941 đó, sau khi quân Đức rút lui khỏi ngoại vi Moscow, Grossman được lệnh theo dõi chiến sự xa hơn về phía nam, tại vùng đông Ukraina gần Donbass, nơi ông đã biết rất rõ trong những năm trước chiến tranh. Ông bắt đầu chuẩn bị cho 1 cuốn tiểu thuyết vĩ đại về năm đầu tiên của cuộc chiến, cuốn sách sau đó được đăng suốt đầu mùa hè năm 1942 trên tờ Krasnaya Zvezda dưới dạng truyện dài kỳ. Mạch truyện dồn dập như đời thực của 1 frontoviki, lính tiền tuyến Hồng quân, và danh tiếng của Grossman nổi như cồn khắp Liên Xô, ông cũng nhận được sự kính trọng trong giới văn chương.

Tháng 8/1942, Tập đoàn quân 6 Đức tiến về phía Stalingrad, Grossman được lệnh tới thành phố đang bị đe doạ này. Ông đã có thời kỳ phục vụ với tư cách nhà báo lâu dài nhất tại đây, trong trận phòng thủ thành phố. Ortenberg, người có quan hệ ko mấy tốt đẹp với ông, cũng công nhận tài năng phi thường của ông: "Tất cả các phóng viên tại Phương diện quân Stalingrad đều kinh ngạc với những gì Grossman đã làm với tướng Gurtiev, 1 viên sư trưởng thầm lặng và kín đáo người Siberi. Họ đã nói chuyện với nhau 6h liền ko nghỉ, tướng Gurtiev đã nói ra tất cả những gì Grossman cần biết, trong 1 thời điểm ác liệt bậc nhất (của trận chiến). Tôi biết chính thói quen ko bao giờ ghi chép bất kỳ điều gì trong suốt cuộc phỏng vấn đã giúp Grossman khiến mọi người bộc lộ tâm sự. Ông sẽ viết lại tất cả sau đó, khi đã quay về sở chỉ huy hoặc Izba (nhà nhỏ xây bằng gỗ súc - Maseo) của cánh phóng viên. Khi mọi người đã đi ngủ, Grossman dù rất mệt mỏi vẫn ngồi viết lại tỉ mỉ mọi thứ vào những cuốn sổ của ông. Tôi biết việc đó và đã từng xem vài cuốn sổ ghi chép khi tới Stalingrad. Tôi thậm chí phải nhắc ông quy định tuyệt đối cấm giữ nhật ký và dặn ông ko bao giờ được viết những thông tin gì được coi là bí mật vào đó. Ko chỉ đến khi ông chết tôi mới có cơ hôi đọc những gì ông viết. Các ghi chép đều cực kỳ xúc tích. Điểm đặc trưng của cuộc sống trong chiến tranh là có thể hiểu rõ mọi thứ chỉ trong 1 vài từ, giống như tấm giấy ảnh hiện lên mọi hình ảnh khi được in tráng. Trong các cuốn sổ ghi chép của ông mỗi người có thể tìm thấy nguyên vẹn sự thật." Đó là Stalingrad nơi mà Grossman đã mài giũa khả năng mô tả của mình: "Mùi vị thường thấy ở tuyến đầu - đó là cái mùi trộn lẫn giữa mùi của nhà xác và của lò rèn."

Với Grossman, trận Stalingrad chắc chắn là 1 trong những kinh nghiệm sống quan trọng nhất. Trong cuốn "Cuộc đời và Số phận", sông Volga là 1 sợi chỉ đỏ xuyên suốt cuốn sách, nó chính là huyết mạch giao thông chính để nước Nga bơm nhựa sống cho Stalingrad. Grossman, giống như nhiều đồng chí của mình, nhiệt thành tin rằng chủ nghĩa anh hùng của các chiến sĩ Hồng quân tại Stalingrad sẽ ko chỉ giúp nước Nga chiến thắng mà còn làm thay đổi xã hội Soviet mãi mãi. Chiến thắng bọn phát xít được tạo nên bởi sự đoàn kết mạnh mẽ giữa mọi người, họ tin rằng NKVD, các cuộc thanh trừng, các phiên toà và bọn địa chủ Gulag sẽ chỉ còn là lịch sử. Các sĩ quan và binh lính trên mặt trận, với sự tự do của người ko còn gì để mất, nói bất kỳ điều gì họ muốn, thoải mái phê phán cuộc tập thể hoá nông nghiệp tàn khốc, sự ngạo mạn của những vị tai to mặt lớn và sự khoác lác trơ trẽn của hệ thống tuyên truyền Soviet. Sau này Grossman mô tả chúng trong cuốn "Cuộc đời và Số phận" thông qua phản ứng của chính uỷ Krymov: "Từ khi đến Stalingrad, Krymov đã có 1 cảm giác kỳ lạ. Đôi khi đó là suy nghĩ anh ta như thể đang ở trong 1 vương quốc nơi Đảng ko tồn tại; đôi khi đó lại là cảm giác như thể anh ta đang hít thở bầu ko khí của những ngày đầu tiên sau Cách mạng Tháng 10." 1 số ý kiến lạc quan và khát vọng xuất hiện với sự khuyến khích ngấm ngầm của chính nhà cầm quyền Soviet, nhưng ngay sau khi chiến cuộc đã rõ ràng, Stalin bắt đầu siết chặt mọi thứ trở lại như cũ.

Nhà độc tài Soviet, người luôn giữ mối quân tâm sát sao tới giới văn sĩ, bắt đầu tỏ vẻ ko thích Grossman. Ilya Ehrenburg cho rằng Stalin nghi ngờ Grossman hơi quá ngưỡng mộ chủ nghĩa quốc tế kiểu Lenin (gần với chủ nghĩa Trotskist, đó là 1 tội lỗi). Nhưng cũng còn lâu người đứng đầu nhà nước Soviet mới thực sự ghét Grossman vì ông ko bao giờ công kích sự sùng bái cá nhân đối với nhà độc tài này. Stalin gần như ko xuất hiện trong các tác phẩm Grossman viết trong quãng đời làm báo, lần duy nhất có nhắc đến ông là trong tác phẩm "Cuộc đời và Số phận" viết sau khi nhà độc tài đã qua đời, trong đó Stalin gọi 1 cú điện thoại lúc nửa đêm cho nhân vật Viktor Shtrum. Đó là 1 đoạn văn đáng nhớ và đáng sợ bậc nhất trong bất kỳ cuốn tiểu thuyết nào, có lẽ được lấy cảm hứng từ cú điện thoại có thật mà người đứng đầu điện Kremlin gọi cho Ehrenburg vào 1 đêm tháng 4/1941.

Tháng 1/1943, Grossman được lệnh rời Stalingrad. Ortenberg đã giao Konstantin Simonov theo dõi đoạn kết kịch tính của trận đánh này. Nhà báo trẻ bảnh trai Simonov là 1 đại anh hùng theo con mắt Hồng quân và phần lớn sự trọng thị đó có được là nhờ ông là tác giả bài thơ "Đợi anh về" (*). Bài thơ này được viết năm 1941 ngay sau khi chiến tranh nổ ra, khi ông phải chia tay mối tình lớn của mình, nghệ sĩ Valentina Serova. Bài thơ và bài hát phổ từ lời bài thơ này trở thành thiêng liêng với nhiều người lính Hồng quân, với ý chính là chỉ có tình yêu và sự chung thuỷ của những người vợ hay người yêu mới có thể giữ được mạng sống cho người lính. Nhiều người đã giữ những bản chép tay bài thơ này trong nếp gấp túi ngực như 1 lá bùa may mắn.

(*) Konstantin (Kyrill Mikhailovich) Simonov (1915 - 1979), nhà thơ, nhà viết kịch, tiểu thuyết gia và nhà báo của tờ Krasnaya Zvezda. Sau này Simonov viết cuốn tiểu thuyết về Trận Stalingrad mang tựa đề "Ngày và Đêm" (Days and Nights) theo phong cách Hemingway, xuất bản năm 1944. Mặc dù là 1 người dũng cảm bẩm sinh, Simonov, như những gì Grossman kể lại sau này, tỏ ra thiếu dũng khí trong các mối quan hệ với nhà cầm quyền Soviet.

Grossman, người đã ở Stalingrad lâu hơn bất kỳ phóng viên nào khác, cảm thấy quyết định đó như 1 sự phản bội. Ortenberg đã gửi ông tới Kalmykia, gần 300km về phía nam Stalingrad, nơi vừa được giải phóng khỏi ách chiếm đóng của bọn Đức. Điều này trong thực tế lại cho Grossman 1 cơ hội nghiên cứu về vùng đất này trước khi các tiểu đoàn cảnh vệ NKVD của Lavrenty Beria tới tiến hành các hành động trả thù bằng cách trục xuất 1 số lượng lớn dân địa phương còn nhiều hơn cả những người được xem là trung thành với chính quyền nhân dân. Ông ghi chép lại về ách chiếm đóng của bọn Đức và mức độ cộng tác với quân địch nhiều đến mức đáng buồn của cư dân địa phương, số người bộc lộ sự chấp nhận và bị cám dỗ bởi quân địch đến mức gần như thời nội chiến.

Trong năm sau ông có mặt tại Trận Kursk, trận đấu tăng lớn nhất trong lịch sử, trận đánh đã chấm dứt khả năng quân đội Đức (Wehrmacht) có thể mở 1 cuộc phản công lớn cho đến trận Ardennes tháng 12/1944. Tháng 1/1944, khi đi theo Hồng quân tiến về phía tây xuyên qua Ukraina, Grossman cuối cùng đã tới Berdichev. Tại đó nỗi lo sợ của ông đối với số phận mẹ mình và những người thân thiết đã thành hiện thực. Họ đã bị giết tại 1 trong những vụ đại thảm sát người Do Thái đầu tiên, chỉ ngay sau vụ đại tàn sát ở hẻm núi Babi Yar, ngoại vi Kiev. Vụ tàn sát người Do Thái tại thị trấn nơi ông sinh ra và lớn lên khiến ông tự trách mình còn nhiều hơn khi ko đón được mẹ năm 1941. Cú shock tăng thêm khi ông phát hiện ra chính những người hàng xóm Ukraina cũng đóng vai trò trong việc bức hại người Do Thái. Grossman đã kiên quyết tìm ra càng nhiều càng tốt những vụ thảm sát người Do Thái (Holocaust), 1 đề tài mà chính quyền Soviet cố gắng bưng bít. Phương châm của những người theo chủ nghĩa Stalinist là người Do Thái ko được xem là 1 nạn nhân đặc biệt. Những tội ác chống lại họ phải được đặt trong tổng thể những tội ác chống Liên Xô.

Ngay sau khi Hồng quân tiến vào đất Ba Lan, Grossman là 1 trong những phóng viên đầu tiên tới trại tập trung chết chóc Majdanek gần Lublin. Sau đó ông tới lò sát sinh Treblinka, đông bắc Warsaw. Bài viết "Địa ngục mang tên Treblinka" là 1 trong những tác phẩm văn học quan trọng nhất về nạn thảm sát người Do Thái và được trích dẫn trong phiên toà Nuremberg.

Khi tiến vào Berlin năm 1945, Grossman được sắp xếp đi theo Tập đoàn quân 8 Cận vệ, tiền thân là Tập đoàn quân 62 lừng danh ở Stalingrad, và ông 1 lần nữa dành thời gian bên vị chỉ huy của nó, tướng Chuikov. Grossman thật sự đau đớn nhận ra mình đã ghi lại những hành động tội lỗi của Hồng quân cũng nhiều chẳng kém những hành động anh hùng, trên hết là những vụ hiếp dâm hàng loạt phụ nữ Đức. Mô tả của ông về vụ cướp bóc Schwerin đã gây tác động mạnh và sự thương tâm đối với tất cả những người chứng kiến sự việc. Tương tự, những cuốn sổ ghi chép của ông tại Berlin khi ông ở đó theo dõi cuộc chiến trong thành phố và thắng lợi cuối cùng, đáng được mọi độc giả quan tâm. Thực sự Grossman đã nhìn thấy nhiều điều về cuộc chiến tại mặt trận phía Đông hơn bất kỳ ai và những ghi chép của ông là vô giá. "Tôi nghĩ rằng ai chưa trải qua tất cả sự cay đắng của mùa hè năm 1941," ông viết, "sẽ ko bao giờ có thể đánh giá đầy đủ sự vui mừng trước chiến thắng của chúng tôi". Đó ko phải lời khoe khoang, đó đơn giản là sự thật.

Những trang viết trong các cuốn sổ ghi chép của ông cùng với 1 số bài viết và trích đoạn trong các bức thư được trình bày trong cuốn sách này ko chỉ là nguyên liệu viết văn của 1 tác giả vĩ đại. Hơn thế nữa nó còn là câu chuyện của 1 nhân chứng hàng đầu về sự ác liệt của mặt trận phía Đông, có lẽ lời đánh giá chính xác nhất về nó là câu nói của chính Grossman: "Sự thật tàn nhẫn của chiến tranh".
Logged

Chết vì ghét người!
danngoc
Thành viên
*
Bài viết: 948

Đã bị khóa vĩnh viễn


« Trả lời #6 vào lúc: 09 Tháng Bảy, 2009, 01:28:31 pm »

LỜI NGƯỜI DỊCH

Việc dịch thuật từ tiếng Nga hướng tới mục tiêu có 1 bản dịch Anh ngữ dễ đọc nên có đôi chút cô đọng hơn so với bản gốc, 1 số từ ko cần thiết hoặc lặp lại có thể bị bỏ đi. Điều này đặc biệt hay gặp trong các văn bản mang tính hành chính trang trọng của quân đội Nga, nhưng chúng tôi có dịch nguyên bản đối với những đoạn Grossman rõ ràng có ý giễu cợt phong cách truyền thống để truyền đạt hết sự hấp dẫn. Chắc chắn trong các thuật ngữ của Hồng quân ko có các từ như "tankist", "artillerist" (lái tăng, pháo thủ - Maseo) trong các văn bản chính thức. Các tên riêng tiếng Nga và từ viết tắt sẽ được liệt kê trong phần Chú giải.

Khi nói về đối phương, Hồng quân thường gọi là "nó" chứ ko phải là "bọn chúng". Điều này có thể gây khó khiểu trong nhiều trường hợp, vì vậy chúng tôi tránh dịch đúng từng chữ mà thay bằng "bọn chúng" hoặc "bọn Đức".

Chúng tôi cố gắng cung cấp thông tin đến mức chi tiết về phần lớn các nhân vật được liệt kê trong cuốn sách, tuy nhiên đã ko thể tiếp cận được thông tin về các đồng sự của Grossman ở tờ Krasnaya Zvezda vì hồ sơ cá nhân của họ vẫn được bảo mật do tờ báo là 1 đơn vị trực thuộc quân đội.

Điều khó khăn nhất, đặc biệt khi phải làm việc với những đoạn viết rời rạc, là đạt được sự cân bằng giữa việc thêm thắt các đoạn viết giúp người đọc bình thường hiểu được và sự tôn trọng đối với ghi chép gốc. Chúng tôi đã cố gắng giữ lại mọi ghi chú nhưng trong 1 số trường hợp phải đưa vào trong ngoặc đơn thay vì đưa vào chú thích cuối trang.



CHÚ GIẢI


Phương diện quân: cấp tổ chức quân đội Soviet tương đương Cụm Tập đoàn quân, ví dụ Phương diện quân Trung tâm, Phương diện quân Tây hay Phương diện quân Stalingrad. Mỗi Phương diện quân ở giai đoạn cuối WW2 do 1 đại tướng hoặc nguyên soái chỉ huy và thường gồm từ 4 đến 8 tập đoàn quân.
Frontoviki: lính Hồng quân có kinh nghiệm chiến đấu thực tế trên tuyến đầu.
GLAVPUR (Glavnoye politicheskoye upravleniye): bộ phận phụ trách công tác Ctrị trong Hồng quân, trong phần lớn thời gian diễn ra cuộc Chiến tranh Vệ Quốc Vĩ đại do Aleksandr Shcherbakov đứng đầu. Đó là 1 tổ chức của Đảng + sản điều khiển các sĩ quan Ctrị và các Chi bộ - hệ thống Chính uỷ đầu tiên được thiết lập trong thời kỳ Nội chiến Nga để theo dõi các cấp chỉ huy mà nhiều người trong số đó vốn là sĩ quan quân đội Nga Sa hoàng để đảm bảo rằng họ ko bí mật hợp tác với quân Bạch vệ. Chính uỷ hay Chính trị viên ko trực thuộc NKVD nhưng làm việc với NKVD trong những trường hợp có nghi ngờ chống đối.
Sao Vàng: cách gọi dân dã của danh hiệu Anh hùng Liên Xô.
Anh hùng Liên Xô: phần thưởng cao nhất của Liên Xô cho sự phục vụ dũng cảm và phẩm chất đặc biệt, gồm 1 cái cuống bằng vàng buộc ruy băng đỏ treo 1 ngôi sao bằng vàng.
Izba: nhà của nông dân hoặc cabin làm bằng gỗ xúc, thường gồm 1 đến 2 phòng. Khung cửa sổ thường được trang trí bằng những hình chạm khắc.
Komsomol: tên viết tắt của Đoàn TNCS, các thành viên có tuổi đời khoảng đôi mươi, vì vậy có rất nhiều chi đoàn Komsomol hoạt động trong Hồng quân. Trẻ em thì tham gia vào Đội Thiếu niên Tiền phong (Young Pioneers).
Muzhik: nông dân Nga chính hiệu.
NKVD (Narodnyi Komissariat Vnutrennikh Del - Dân uỷ Nội vụ): tiền thân là mật vụ Cheka và OGPU.
Đặc vụ NKVD: Được đưa vào biên chế Hồng quân làm nhiệm vụ phản gián, đó là 1 tổ chức của những người theo chủ nghĩa Stalinist chuyên tìm những kẻ phản quốc và gián điệp. Công việc của họ cũng bao gồm điều tra về những hành động hèn nhát cũng như các "sự vụ bất thường" - tất tật những gì được cho là chống lại nhà nước Soviet - và đóng vai trò đội hành quyết nếu cần. Mùa xuân năm 1943 các đơn vị đặc vụ này được đổi thành lực lượng SMERSh, cách viết tắt của Stalin đối với từ Smert shpionam - Cái chết cho bọn gián điệp.
OBKOM: từ viết tắt của Đảng uỷ 1 vùng.
Sĩ quan chính trị hay chính trị viên, chính uỷ: xem GLAVPUR.
RAIKOM: từ viết tắt của Đảng uỷ địa phương.
Stavka (Tổng hành dinh): hội đồng tướng lĩnh, tên này vốn dành cho các chỉ huy quân Nga Sa hoàng trong WW1 được Stalin dùng lại. Ông ta - đương nhiên - là người đứng đầu.
Ushanka: kiểu mũ lông Nga phổ biến có vành che quanh đầu.
Valenki: loại ủng lớn làm bằng dạ, chuyên dùng đi tuyết.
Logged

Chết vì ghét người!
danngoc
Thành viên
*
Bài viết: 948

Đã bị khóa vĩnh viễn


« Trả lời #7 vào lúc: 09 Tháng Bảy, 2009, 01:31:24 pm »

PHẦN MỘT

CÚ SỐC CỦA CUỘC XÂM LƯỢC

1941




MỘT

THỬ LỬA


Cuộc xâm lược của Hitler vào Liên Xô bắt đầu vào buổi sớm ngày 22/6/1941. Stalin ko thể tin rằng mình có thể bị lừa nên đã bỏ qua hơn 80 tin tức cảnh báo. Mặc dù người đứng đầu Soviet ko tỏ ra suy sụp sau đó, ông đã hoàn toàn mất phương hướng khi nhìn nhận rõ sự thật, thể hiện qua giọng nói vụng về khi đọc bản thông cáo do Ngoại trưởng Vyacheslav Molotov thảo trên đài phát thanh vào buổi trưa hôm đó. Những người dân Liên Xô đã tỏ ra cứng rắn hơn các nhà lãnh đạo, họ xếp hàng tình nguyện ra mặt trận.

Vasily Grossman, 1 người cận thị, béo phì, đi bộ phải chống gậy đã tỏ ra thất vọng khi bị trạm tuyển quân đuổi ra. Chắc ông cũng chẳng lấy gì làm ngạc nhiên nếu xét đến tình trạng thể chất bất hợp lý của mình. Gossman mới chỉ giữa đầu băm, vậy mà các cô gái ở căn hộ bên cạnh đã gọi ông là "chú".

Trong vài tuần tiếp theo ông đã thử xin vào làm đủ loại công việc có liên quan đến chiến tranh. Nhà chức trách Soviet lúc này thu được quá ít thông tin về những gì thực sự xảy ra ở tiền tuyến. Chẳng ai nói được gì về lực lượng Đức ngoài việc chúng có hơn 3 triệu quân, chia cắt Hồng quân bằng những mũi thiết giáp thọc sâu, sau đó bắt sống hàng trăm ngàn tù binh trong các vòng vây. Chỉ có tên những thành phố được liệt kê trong các bản tin chính thức cho biết quân địch đã tiến nhanh đến mức nào.

Grossman đã trù trừ ko giục mẹ mình rời bỏ thị trấn Berdichev ở Ukraina về ở với ông. Người vợ thứ 2 của ông, Olga Mikhailovna Guber, đoan chắc với ông rằng họ chẳng còn phòng nào cho bà mẹ. Sau đó, trước khi Grossman biết được chuyện gì đang thực sự xảy ra, Tập đoàn quân 6 Đức đã chiếm được Berdichev ngày 7/7. Quân địch đã tiến hơn 350km chỉ trong có hơn 2 tuần.

Grossman đã ko cứu được mẹ mình, điều đó đè nặng ông trong suốt phần đời còn lại, thậm chí ngay cả sau khi ông khám phá ra rằng bà đã ko chịu sơ tán vì chẳng còn ai khác chăm sóc cho 1 đứa cháu họ. Grossman cũng vô cùng lo lắng cho số phận của Ekaterina, hay Katya, con của ông với người vợ đầu. Ông ko hề biết rằng cô bé đã được đưa khỏi Berdichev để đi nghỉ hè.

Tuyệt vọng vì chẳng được ai giúp cho tham chiến, Grossman đến quấy rầy cả Tổng Cục Ctrị Hồng quân, thường được biết tới với cái tên viết tắt GLAVPUR, thậm chí ngay cả khi ông ko phải là Đảng viên. Tổng biên tập tương lai của ông, David Ortenberg, 1 chính uỷ có hàm tương đương cấp tướng, sau này kể lại cách mà ông được nhận vào làm cho tờ Krasnaya Zvezda, tờ báo của quân đội Soviet được đọc nhiều hơn bất kỳ tờ báo nào khác trong suốt thời gian chiến tranh (*):


Tôi còn nhớ Grossman đã gây rối khi lần đầu tiên xuất hiện ở ban biên tập. Đó là vào cuối tháng 7, tôi tạt qua Tổng Cục Ctrị và được nghe kể rằng Vasily Grossman đang yêu cầu họ cho mình ra mặt trận. Tất cả những gì tôi biết về nhà văn này là ông ta đã viết tiểu thuyết "Stepan Kolchugin" về vùng Donbass.

"Vasily Grossman à?" Tôi nói. "Tôi chưa từng gặp anh ta, nhưng tôi biết Stepan Kolchugin. Hãy giao anh ta cho tờ Krasnaya Zvezda."

"Được thôi, nhưng anh ta chưa bao giờ phục vụ trong quân đội, anh ta chẳng biết gì về quân đội cả. Liệu anh ta có phù hợp với tờ Krasnaya Zvezda ko?"

"Mọi thứ sẽ đâu vào đấy," tôi nói, tôi cố thuyết phục họ. "Anh ta hiểu biết về tâm hồn con người."
Tôi ko để họ yên cho đến khi Dân uỷ phụ trách Tổng Cục ký lệnh nhập ngũ cho Vasily Grossman gia nhập Hồng quân và cử anh ta về tờ báo của tôi. Đó là 1 vấn đề. Anh ta mới là cấp binh nhì, hoặc như Ilya Ehrenburg thường đùa về trường hợp của cả anh ta và Grossman, "binh nhì chưa được huấn luyện". Cũng ko thể thăng anh ta lên cấp sĩ quan hay chính uỷ vì anh ta ko phải Đảng viên. Nhưng cũng thật khó mà để anh ta mặc quân phục binh nhì vì anh ta sẽ phải dành tới 1 nửa thời gian để giao thiệp với các nhân vật cao cấp. Tất cả những gì chúng tôi có thể làm là xếp anh ta vào ngạch sĩ quan hậu cần. 1 số nhà văn của chúng tôi như Lev Slavin, Boris Lapin và thậm chí nhiều khi là cả Konstantin Simonov cũng trong tình trạng tương tự. Cái phù hiệu màu xanh lá trên cổ áo họ thường gây nhiều rắc rối vì lính cứu thương cũng mang phù hiệu giống như vậy, điều đó luôn gây ra nhầm lẫn. Dù gì đi nữa, ngày 28/7/1941 tôi cũng đã ký lệnh: "Sỹ quan hậu cần cấp 2 Vasily Grossman được cử làm phóng viên đặc biệt của tờ Krasnaya Zvezda với mức lương 1.200 rup/tháng".

Ngày hôm sau Grossman trình diện tại ban biên tập. Anh ta nói với tôi rằng mặc dù lệnh điều động này thật bất ngờ nhưng anh ta rất hạnh phúc về việc đó. Vài ngày sau anh ta trở lại sau khi đã được trang bị đầy đủ và vận bộ đồng phục sĩ quan. (Áo khoác của anh ta nhăn nhúm, kính đeo trễ trên mũi, và khẩu súng ngắn đeo trên chiếc thắt lưng ko cài nổi trong chẳng khác gì 1 chiếc rìu.)

"Tôi đã sẵn sàng khởi hành ra mặt trận ngay hôm nay," anh ta nói.

"Hôm nay á?" Tôi hỏi. "Nhưng anh có bắn được cái đó ko?" Tôi chỉ vào khẩu súng ngắn đeo bên hông anh ta.

"Ko."

"Còn súng trường?"

"Ko, tôi ko biết bắn cả 2 thứ."

"Vậy làm sao mà tôi cho anh ra mặt trận được? Mọi thứ đều có thể xảy ra ở đó. Ko, anh sẽ phải ở lại ban biên tập trong vài tuần."

Đại tá Ivan Khitrov, chuyên gia về chiến thuật và là 1 cựu sỹ quan quân đội, trở thành huấn luyện viên của Grossman. Ông ta đưa Grossman tới 1 trường bắn của 1 đơn vị quân đội đóng tại Moscow để dạy bắn.

(*) David I. Ortenberg, lấy bút danh phi Do Thái là Vadimov khi viết cho tờ Krasnaya Zvezda.
Logged

Chết vì ghét người!
danngoc
Thành viên
*
Bài viết: 948

Đã bị khóa vĩnh viễn


« Trả lời #8 vào lúc: 09 Tháng Bảy, 2009, 01:40:03 pm »

Ngày 5/8, Ortenberg chấp thuận cho Grossman ra mặt trận. Ông sắp xếp cho Grossman đi cùng Pavel Troyanovsky, 1 phóng viên đầy kinh nghiệm, và phóng viên ảnh Oleg Knorring. Grossman miêu tả khá chi tiết về chuyến khởi hành của họ.

Chúng tôi được lệnh đi về hướng Phương diện quân Trung tâm. Chính trị viên Troyanovsky, nhà quay phim Knorring và tôi sẽ tới Gomel. Troyanovsky có khuôn mặt đen sạm mỏng dính và cái mũi to đã từng được tặng thưởng huân chương "Vì thành tích trong chiến trận". Anh ta đã được thấy nhiều thứ mặc dù chưa già, thực tế anh ta trẻ hơn tôi cả chục tuổi. Mới đầu tôi đã nghĩ Troyanovsky là 1 người lính thực thụ, 1 người sinh ra để chiến đấu, nhưng hoá ra anh ta mới ra trường và làm phóng viên cho tờ Pionerskaya Pravda (tờ báo của Đội Thiếu niên Tiền phong) từ cách đây chưa lâu. Tôi cũng phải nói rằng Knorring là 1 phóng viên ảnh giỏi. Anh ta cao, trẻ hơn tôi 1 tuổi. Tôi già hơn cả 2 người kia nhưng ở bên họ tôi chỉ là 1 đứa bé trong những vấn đề liên quan đến chiến tranh. Họ đã tiếp đón tôi ko chê vào đâu được và cảnh báo tôi về sự kinh khủng đang chờ đón.

Chúng tôi sẽ khởi hành ngày hôm sau bằng tàu hoả. Chúng tôi ngồi toa ghế mềm tới Bryansk rồi từ đó đi tiếp bằng bất kỳ phương tiện gì mà Chúa gửi đến cho chúng tôi. Trước chuyến đi chúng tôi được Chính uỷ Lữ đoàn Ortenberg thông báo vắn tắt, ông nói chuyến đi đã được sắp đặt sẵn. Lần đầu tiên ông và tôi gặp nhau là ở GLAVPUR, Ortenberg đã phỏng vấn tôi và cuối cùng nói trước đây ông cứ tưởng tôi là 1 nhà văn chuyên viết sách thiếu nhi. Điều đó làm tôi rất ngạc nhiên, tôi đâu có nói là tôi đã từng viết cuốn sách nào cho thiếu nhi đâu. Khi chúng tôi tạm biệt nhau tôi bảo: "Tạm biệt, Chính uỷ Boev." Ông ta bật cười: "Tôi ko phải Boev, tôi là Ortenberg." Vâng, đó là 1 hành động trả đũa, tôi vờ nhầm ông ta với Cục trưởng Cục Xuất Bản của GLAVPUR.

Tôi nhậu nhẹt suốt ngày hôm đó như những tân binh vẫn làm trước khi lên đường ra mặt trận. Cha tôi tỏ ra bối rối, cả Kugel, Vadya, Zhenya và Veronichka nữa. Veronichka nhìn tôi bằng đôi mắt buồn rười rượi, như thể tôi là Gastello vậy (*). Tôi đã rất xúc động. Cả gia đình ca hát và nói chuyện 1 cách buồn bã, đặc quánh 1 ko khí u sầu. Đêm đó tôi nằm 1 mình suy nghĩ, tôi có khá nhiều thứ, nhiều người để suy nghĩ về.

Ngày chúng tôi lên đường là 1 ngày thú vị, nóng và có mưa. Nắng và mưa thay thế nhau 1 cách đột ngột, mặt đường ướt sũng, chỗ lấp lánh chỗ xám đen lại. Ko khí nóng bức, ngột ngạt và ẩm ướt. 1 cô gái xinh đẹp tên là Marusya tới tiễn Troyanovsky. Cô ta làm ở ban biên tập (của tờ Krasnaya Zvezda) nhưng cô nhìn anh ta ra đi như thể anh ta đang tuột khỏi vòng tay cô chứ ko phải theo lệnh của Tổng Biên tập. Knorring và tôi cố tỏ vẻ lịch sự, chúng tôi tránh ko nhìn vào chỗ họ.

Sau đó chỉ còn lại 3 chúng tôi (trên sân ga). Tôi có nhiều kỷ niệm với ga xe lửa Bryansky, đó là nơi tôi xuống trong lần đầu tiên đến Moscow. Rất có thể chuyến đi từ đây ngày hôm nay sẽ là chuyến cuối cùng. Chúng tôi uống nước chanh và ăn mấy cái bánh ghê tởm trong quán cà phê ga.
Đoàn tàu rời ga. Tất cả những cái tên nhà ga dọc đường đều rất quen thuộc. Tôi đã đi qua chúng nhiều lần khi còn là sinh viên, để về với mẹ ở Berdichev hay để đi nghỉ. Lần đầu tiên sau thời gian dài tôi đã có thể ngủ ngon trên toa ghế mềm này sau những trận oanh tạc vào Moscow.

(Sau khi tới Bryansk) chúng tôi nghỉ đêm ngay tại sân ga. Chỗ nào cũng đầy lính Hồng quân, nhiều người trong số họ ăn mặc rất tồi tàn, rách rưới, rõ ràng họ đã từng "ở đó". Những người Abkhazia trông có vẻ tệ nhất, nhiều người còn đi chân ko.

Chúng tôi đã phải ngồi suốt đêm. Máy bay Đức xuất hiện trên nhà ga, gầm rú trên bầu trời, đèn pha phòng ko chiếu khắp nơi. Tất cả chúng tôi lao về phía những khu đất bỏ hoang càng xa nhà ga càng tốt. May thay, bọn Đức ko ném bom chúng tôi ở đây, chúng chỉ làm chúng tôi sợ hãi 1 phen. Sáng ra chúng tôi nghe tin tức từ Moscow qua đài phát thanh, đó là tin về 1 hội nghị do Lozovsky (Cục trưởng Thông tin Soviet) chủ trì. Âm thanh rất tồi, chúng tôi phải lắng nghe, Lozovsky sử dụng rất nhiều cách ngôn thành ngữ như thường lệ, nhưng chúng chẳng làm chúng tôi có cảm giác nhẹ nhàng hơn.

Chúng tôi tới khu bốc dỡ hàng hoá để tìm 1 đoàn tàu. Họ tống chúng tôi lên 1 đoàn tàu bệnh viện tới Unecha (nằm giữa Bryansk và Gomel). Chúng tôi lên tàu, nhưng ngay sau đó mọi sự bất ngờ trở nên hỗn loạn. Mọi người bắt đầu chạy, súng nổ ầm ĩ. Thì ra có 1 máy bay Đức đang nã súng máy xuống nhà ga. Tôi cũng bị nhiễm sự hoảng loạn của đám đông.

Tới Unecha, chúng tôi đi tiếp trên 1 tàu hàng. Thời tiết rất tốt nhưng những người bạn đồng hành nói thế là xấu, và tôi hiểu ra. Những hố bom đen ngòm ở khắp nơi dọc theo đường tàu, có thể thấy cả những cái cây bị nổ tung. Hàng ngàn nông dân, cả đàn ông lẫn đàn bà, đang đào hào chống tăng.

Chúng tôi lo lắng nhìn trời và quyết định sẽ nhảy khỏi tàu nếu có vấn đề gì xấu. Đoàn tàu đang chạy rất chậm. Khi tới Novozybkov lại có ko kích, 1 quả bom rơi ngay trước sân ga, đoàn tàu ko thể đi tiếp được nữa. Chúng tôi nằm trên cỏ chờ đợi, thích thú vì hơi ấm và cỏ xanh vây quanh nhưng vẫn quan sát bầu trời. Ai biết điều gì sẽ xảy ra nếu máy bay Đức lại kéo tới bất ngờ?

Chúng tôi bật dậy vào nửa đêm, có 1 tàu bệnh viện đang trên đường tới Gomel. Chúng tôi túm tay vịn khi đoàn tàu chạy qua, nhảy lên bậc lên xuống rồi đập cửa xin đi nhờ, chí ít thì cũng xin cho ngồi nhờ trên sàn toa. Bất đồ 1 phụ nữ nhìn thấy và quát: "Nhảy khỏi tàu ngay! Cấm đi bằng tàu bệnh viện!" Người phụ nữ này là 1 bác sĩ có nhiệm vụ làm giảm sự đau khổ của con người cơ đấy. "Thứ lỗi cho chúng tôi, nhưng đoàn tàu đang chạy hết tốc lực, làm sao chúng tôi nhảy ra được?" Tất cả chúng tôi có 5 người đang bám vào tay vịn, tất cả đều là sĩ quan và tất cả đều năn nỉ cho lên, dù chỉ đứng trong 1 xó cũng được. Cô ta ko nói ko rằng bắt đầu đá chúng tôi thật lực với đôi ủng vĩ đại của mình, đấm chúng tôi, cố gắng làm chúng tôi tuột khỏi tay vịn. Mọi thứ có vẻ tồi tệ: nếu có ai đó tuột tay thì cả lũ đi đời. May thay chúng tôi chợt nhận ra mình ko phải đang bám vào tàu điện Moscow và chuyển từ phòng ngự sang phản công. Vài giây sau 1 góc toa đã thuộc về chúng tôi và con mẹ chó cái với quân hàm bác sĩ vừa gào lên sợ hãi vừa bỏ chạy biến. Đó là lần đầu tiên tôi nếm mùi chiến đấu.

Chúng tôi tới được Gomel. Đoàn tàu dừng cách ga rất xa vì vậy chúng tôi phải khổ sở đi bộ dọc đường ray trong đêm. Ai nấy lê bước dưới sức nặng của đống hành lý vượt qua đường tàu. Tôi bị đập đầu vào hành lý và vấp ngã; cái vali khốn nạn trở nên nặng kinh khủng.

Cuối cùng chúng tôi cũng đến được nhà ga. Nó đã bị phá huỷ hoàn toàn. Chúng tôi hết thốt lên "Ah" lại đến "Oh" khi nhìn đống đổ nát. 1 công nhân hoả xa đi qua cho biết nhà ga đã bị phá huỷ ngay trước cuộc xâm lược để xây 1 cái mới to đẹp hơn.

(*) Đại uý Gastello, anh hùng phi công nổi tiếng, đã từng tham gia cuộc Nội chiến Tây Ban Nha, chỉ huy 1 phi đội thuộc Trung đoàn 207, Sư 42 Ko quân. 1 khẩu súng phòng ko Đức đã bắn vỡ bình xăng chiếc máy bay của anh ngày 26/6/1941 ở khu vực Molodechno. Chiếc máy bay bắt đầu bốc cháy, Gastello đã lao thẳng máy bay vào hàng chiến xa Đức đang chạy trên đường. Vụ nổ đó đã phá huỷ hàng tá xe cộ, binh lính và xe tăng địch. Gastello được truy tặng danh hiệu Anh hùng Liên Xô.
Logged

Chết vì ghét người!
danngoc
Thành viên
*
Bài viết: 948

Đã bị khóa vĩnh viễn


« Trả lời #9 vào lúc: 09 Tháng Bảy, 2009, 01:44:52 pm »

Gomel! Thật buồn giờ chỉ còn là 1 thành phố xanh ngắt im lìm, trong những công viên xinh đẹp chỉ còn những cụ già đang ngồi trên ghế đá, những cô gái xinh đẹp đi bộ dọc các con phố, trẻ em chơi trên những đống cát được để sẵn để chống bom cháy ... Chỉ lát nữa thôi mây đen sẽ che lấp mặt trời, cơn bão đang tới có thể thổi tung cát bụi và cuốn đi tất cả họ. Bọn Đức chỉ còn cách đây chưa tới 50km.

Gomel chào đón chúng tôi bằng tiếng còi báo động ko kích. Dân địa phương nói rằng ở đây có thói quen kéo còi báo động ngay cả khi chẳng có máy bay Đức nào và ngược lại, kéo còi báo yên đúng vào lúc bom bắt đầu rơi.

Gomel đang bị oanh tạc. Tiếng rú rít ko dứt của bom, của lửa, của phụ nữ ... Mùi gắt bốc ra từ 1 hiệu thuốc bị trúng bom trong 1 lúc át cả mùi lửa cháy.

Hình ảnh Gomel rực cháy có thể thấy cả trong đôi mắt những con bò bị thương.

Khói bao phủ khắp nơi, những thợ sắp chữ phải làm việc dưới ánh sáng phát ra từ những toà nhà đang cháy.

Chúng tôi qua đêm với 1 nhà báo học việc. Các bài báo của anh ta sẽ chẳng bao giờ được đưa vào nơi lưu giữ các tác phẩm văn học. Tôi đã từng đọc bài của anh ta trên tờ báo của Phương diện quân. Đó toàn những thứ rác rưởi, những câu chuyện đại loại như "Ivan Pupkin đã 1 đòn chết 5 tên Đức".

Chúng tôi tới gặp người biên tập, chính uỷ cấp trung đoàn Nosov, ông ta bắt chúng tôi chờ 2 tiếng đồng hồ. Chúng tôi phải ngồi đợi trong 1 hành lang tối tăm và cuối cùng được gặp và nói chuyện với Đức Sa hoàng này trong vài phút. Tôi nhận ra 1 điều rằng người đồng chí này, nói 1 cách nhẹ nhàng, ko được thông minh sáng láng cho lắm và cuộc phỏng vấn ông ta ko đáng giá dù chỉ 2 phút chờ đợi.

Sở chỉ huy Phương diện quân Trung tâm là chặng dừng chân đầu tiên của Grossman, Troyanovsky và Knorring. Phương diện quân Trung tâm, chỉ huy là tướng Andrei Yeremenko, vừa được thành lập vội vàng sau sự sụp đổ của Phương diện quân Tây vào cuối tháng 6 (*). Vị chỉ huy kém may mắn của Phương diện quân Tây, tướng D. G. Pavlov, trở thành bung xung hứng hộ sai lầm của Stalin trong việc từ chối chuẩn bị chiến tranh. Theo đúng phong cách thông thường của Stalin, Pavlov - chỉ huy lực lượng xe tăng Soviet trong cuộc Nội chiến Tây Ban Nha, bị kết tội phản quốc và bị xử bắn.

Sở chỉ huy được đặt tại Lâu đài Paskevich. Đó là 1 khu công viên tuyệt đẹp với 1 cái hồ có cả thiên nga. Rất nhiều hào ngang dọc được đào khắp nơi. Chỉ huy bộ phận Ctrị Phương diện quân, Chính uỷ cấp lữ đoàn Kozlov, tiếp nhận chúng tôi. Ông nói Hội đồng Quốc phòng đang trong tình trạng báo động vì những tin tức đến vào ngày hôm qua. Quân Đức đã chiếm Roslavl và tập hợp 1 lực lượng tăng khổng lồ ở đó (**). Chỉ huy của chúng là Guderian, tác giả cuốn sách "Achtung! Panzer!" ("Chú ý! Thiết giáp!" - Maseo) (***).

Chúng tôi đọc lướt 1 đống báo của Phương diện quân. Tôi nhìn thấy 1 dòng tít: "Quân địch bị thiệt hại nặng vẫn tiếp tục hèn nhát tiến lên."

Chúng tôi ngủ trong phòng thư viện của câu lạc bộ "Komintern", chân vẫn đi ủng, mặt nạ phòng độc và túi quân trang dùng làm gối. Chúng tôi đã ăn tối ở căng tin sở chỉ huy, nó nằm ngay trong công viên, trong 1 cái rạp nhiều màu vui mắt. Họ cho chúng tôi ăn ngon, như thể chúng tôi đang ở "dom otdykha" (nhà nghỉ Soviet) trước chiến tranh vậy. Có kem chua, phomát thậm chỉ cả kem làm món tráng miệng.

(*) Tướng A. I. Yeremenko (1892 - 1970) từng tham gia vào chiến dịch chia phần Ba Lan năm 1939. Sau các trận đánh quanh Gomel tháng 8/1941, ông trở thành chỉ huy Phương diện quân Briansk, mùa thu năm đó ông bị thương nặng vào chân và suýt bị các đơn bị thiết giáp của Guderian bắt sống khi chúng đánh thọc sườn lực lượng của ông. Sau này ông trở thành Tổng tư lệnh Phương diện quân Stalingrad, tại đó Grossman đã phỏng vấn ông.

(**) Roslavl cách họ khoảng 200km về phía tây bắc, do đó khu vực quanh Gomel bị hở sườn 1 cách nguy hiểm. Điều này biến Gomel trở thành 1 mấu lồi.

(***) Tướng Heinz Guderian (1888 - 1953) là chỉ huy Cụm Thiết giáp số 2 (sau là Tập đoàn quân 2 Thiết giáp). Grossman đã 2 lần tí nữa bị lực lượng của ông ta bắt.
Logged

Chết vì ghét người!
Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM