Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 08:22:40 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Người đã cứu Mát-xcơ-va - Robert Guillain  (Đọc 49875 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
LuuHuongSoai
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1111



« Trả lời #50 vào lúc: 07 Tháng Chín, 2009, 10:35:14 pm »

Còn về Vu-kê-lích, tôi nhớ rất rõ một sự cố cũng rất dễ lộ liễu khi người ta biết anh thực sự là ai sau này. Tại văn phòng thông tấn xã, một lần, tôi muốn đốt như tôi vẫn thường làm một mẩu giấy trong đó tôi đã ghi chép về tình hình chính trị. Vì tôi vụng quá nên suýt nữa nướng cả ngón tay mà tờ giấy chỉ cháy có một nửa. Vu-kê-lích cười vang lên và nói một câu mà bây giờ tôi vẫn nhớ: “Ngài Ghi-lanh, ngài làm một gián điệp tồi! Tôi sẽ cho ngài xem người ta phải làm như thế nào!” Anh cầm lấy tờ giấy trắng giống như của tôi, tóm lấy một góc anh châm lửa đốt vào góc đối diện của hình chữ nhật theo chiều dài của nó. Tờ giấy cháy từ từ song song với chiều tay anh cầm và anh đốt hết mảnh giấy cho đến khi chỉ còn tàn than rồi anh vò nát trong các ngón tay…
Một tài năng khác nữa của Vu-kê-lích là chụp ảnh rất giỏi, tài năng này gắn với hoạt động bí mật của anh, anh nói rằng anh rất say mê môn nghệ thuật này mặc dù anh có thể gây ra nghi ngờ. Một lần tôi tới thăm nhà anh, anh chỉ cho tôi buồng tối do anh xây dựng trong một căn phòng hẹp, thường dùng cho người hầu gái trong các ngôi nhà Nhật Bản chỉ đặt vừa vặn hai chiếc chiếu. Buồng tối được trang bị để in phóng ảnh hay để chụp tài liệu. Anh đưa cho tôi một vài bức ảnh của anh làm. Đấy là những bức chụp lại các tranh khắc gỗ hoặc tranh khỏa thân vẽ từ thời nước Nhật xa xưa. Loại ảnh này, trước đây rất phổ biến trong dân gian Nhật vốn ít ưa khổ hạnh nhưng ngày nay cảnh sát lại cấm chỉ. Vu-kê-lích giải thích cho tôi rằng cảnh sát càng ngăn cấm thì các tranh này càng có tiếng tăm và một đồng nghiệp Nhật của hãng Đô-mây đã kín đáo đặt anh làm vì họ nghe tin anh làm tốt việc đó. Ngày nay tôi nghĩ rằng chẳng qua anh kiếm cớ hoặc định che giấu ngụy trang công việc của anh. Trong trường hợp có lục soát khám xét chắc chắn anh sẽ gặp phiền phức nhưng ít ra anh cũng có đáng lưu ý về việc đã có những thứ đó trong nhà. Nhưng các phương tiện đó thực tế cần dùng cho anh vào việc khác: việc chụp lại tài liệu hoặc sản xuất các bức ảnh cực nhỏ cho mạng lưới tình báo của Ri-hác.
Logged

Hiên ngang trước cửu trùng
Lạnh lùng nhìn trần thế
LuuHuongSoai
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1111



« Trả lời #51 vào lúc: 07 Tháng Chín, 2009, 10:35:30 pm »

Thỉnh thoảng tôi có đến thăm nhà anh nằm trên ngọn đồi Ushigômê phía trên ga xe lửa Ichigaya Mitsưkê. Nhà anh đã cũ nhưng rất điển hình Nhật Bản, xây trên sườn đồi trong xuống một khu phố yên tĩnh có nhiều cây cối xanh um. Vào mùa ấy, các ngọn đồi Tô-ky-ô xanh tươi và đẹp làm sao! Chiếu trải khắp nơi, còn đồ đạc thì rất ít, anh sống độc thân trong nhà này và cũng theo lối sống Nhật Bản. Anh có thuê một người phụ nữ giúp việc mỗi buổi sáng một vài tiếng. Anh khoe với tôi về cái lợi không có ai trong nhà vì thuê một người hầu gái thì không khác gì mời cảnh sát ở nhà, anh không muốn vậy.
Thực ra anh đã có vợ, nhưng vợ anh đang sống cách ly và đang xin ly dị tại tòa án, anh không giấu tôi điều ấy. Khi tôi mới đến Nhật, tôi có đôi lần gặp vợ anh, một người Đan Mạch tóc vàng óng ánh tên là Ê-đít. Chị là giáo sư thể dục có bằng cấp hẳn hoi và sống bằng việc giảng dạy thể dục. Bây giờ chị ở tại khu Mêgurô với con trai khoảng tám tuổi, rất xinh xắn tên là Pôn.
Logged

Hiên ngang trước cửu trùng
Lạnh lùng nhìn trần thế
LuuHuongSoai
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1111



« Trả lời #52 vào lúc: 07 Tháng Chín, 2009, 10:35:47 pm »

Nếu có ai bảo rằng Vu-kê-lích là cộng sản chắc chắn là tôi không tin. Thực ra ngay sau khi tôi đến nhận nhiệm vụ tại Nhật, anh có tự giới thiệu với tôi rằng trong thời kỳ trai trẻ, anh đã có thời gian ở Nam Tư và là đoàn viên thanh niên cộng sản, lúc anh đang học ở Zagreb. Anh vừa cười vừa giải thích cho tôi rằng ở tuổi hai mươi những người đồng hương xứ Crô-a-si như anh đều cứng đầu cứng cổ. Khi anh nhập ngũ trong quân đội Nam Tư, anh cũng là người lính bất trị. Nhưng anh lại nói rằng khi anh ở tuổi trung niên thì anh đã chín chắn và khôn ngoan ra. Tôi sẵn lòng tin anh nói vì anh trông có vẻ một người có tư tưởng tự do, rất điệu và nói chung là quá nhiều lời để khó có thể là đảng viên cộng sản. Ngôn ngữ thông thường của anh không mang dấu vết gì của từ ngữ và lý luận mác-xít. Tuy nhiên điều đó không ngăn cản anh biểu thị trước mặt tôi công khai những quan điểm khá “thiên tả” về chính trị và kinh tế. Tôi chỉ coi anh là đảng viên xã hội. Anh cũng chính là người giới thiệu cho tôi đọc cuốn sách của Ết-ga Xnâu viết: Sao đỏ trên đất Trung Hoa, nói về Mao Trạch Đông và những ngày chung sống với đảng cộng sản Trung Quốc năm 1936. Không biết anh lấy cuốn sách ở đáu vì cuốn này bị cấm lưu hành ở Nhật. Anh đọc nó và kèm theo những lời bình luận miệng theo thói quen cũ có những lời bình luận rất đáng chú ýe theo như lời tiên đoán, tôi vẫn nhớ đến bây giờ vì làm tôi suy nghĩ rất nhiều: “Nước Trung Hoa khi thoát khỏi chiến tranh sẽ là một Trung Hoa cộng sản và chính là người Nhật đã đưa họ đến con đường ấy”.
Logged

Hiên ngang trước cửu trùng
Lạnh lùng nhìn trần thế
LuuHuongSoai
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1111



« Trả lời #53 vào lúc: 07 Tháng Chín, 2009, 10:36:10 pm »

Nhắc lại những ký ức thời thanh niên, Vu-kê-lích đã nói về gia đình anh tại Nam Tư. Anh sinh năm 1904. Người cụ bốn đời là nhà quân sự thời Napôlêông, cụ được Hoàng đế Áo phong tước hiệu, do đó có chữ Đe đệm theo tên tiếng Pháp hoặc Von tiếng Nam Tư. Ông nội anh là một nhà thơ nổi tiếng tên là Lavoslav. Người cha là Milivoj von Vu-kê-lích đã từng là sỹ quan trong quân đội Áo trong chiến tranh thế giới thứ nhất và sau đó trong quân đội Nam Tư, sau khi có Hòa ước Véc-say. Đến cuối đời ông làm giáo sư đại học tại học viện quân sự Nam Tư và vì nghề viết văn vốn là nghề trong gia đình nên ông đã viết nhiều tiểu thuyết dưới bút danh Mi-kan Lô-vinác. Vu-kê-lích đã kể lại cho tôi vì sao anh không hợp ý với cha, anh là người tiến bộ còn người cha lại là quân nhân và bảo thủ. Chính vì thế anh đã tới Pa-ri năm 1936 để hoàn chỉnh hiểu biết tiếng Pháp và sinh sống. Nhờ sự quen biết anh đã vào làm việc tại công ty điện lực Pháp và do những kiến thức tốt về kinh tế nên anh trở thành thư ký của Tổng giám đốc. Người giám đốc này lại chính là anh của đại tá Đơ La Rốc-cơ, thủ lĩnh tổ chức phát xít Thập tự lửa ở Pháp. Điều đó có thể coi là bằng chứng rằng anh không phải đảng viên cộng sản.
Thế tại sao anh lại đến Nhật? Theo anh nói thì đó là do thú phiêu lưu và ý nguyện làm báo chí. Châu Á lôi kéo anh và nước Nhật đang là vấn đề thời sự lớn từ khi có vụ Mãn Châu quốc. Vu-kê-lích có nhiều quan hệ trong giới báo chí thế giới: với tờ báo Pôlitika của Nam Tư, tờ tạp chí VU của Pháp. Anh có thể làm nhà báo ở Nhật còn Ê-dít sẽ làm giáo sư thể dục được chứ. Thế là họ xuống tầu của Pháp năm 1933 để đi Nhật và đổ bộ lên Yôkôhama. Họ đến cư trú tại Tô-ky-ô và lúc đầu sinh sống bằng cách dạy thể dục và tiếng Pháp cho người Nhật và các bài báo viết cho tờ báo Pôlitika. Vu-kê-lích còn đưa cho tôi xem một cách tự hào tờ tạp chí VU của Pháp trong đó có một bài rất thành công của anh, đó là bài ký sự nhan đề “Hòn đảo của những người tự tử”. Trong những năm ấy, người ta hay tự tử như vậy ở Nhật. Rất nhiều cặp tình nhân thất vọng đã chọn cái đảo Ôshima ở ngoài khơi Tô-ky-ô làm nơi tự tử và từ giã cõi trần buồn chán. Điều đặc biệt là trên đảo ấy có một ngọn núi lửa đang hoạt động suốt ngày đêm gầm thét. Những cặp trai gái đã tìm đến đây, trèo lên miệng núi lửa sôi sục và ôm nhau nhảy xuống đó kết thúc cuộc đời. Bải báo của anh không những rất hay mà còn kèm theo một bức ảnh, bức ảnh rất tài tình do chính tay anh chụp ghi lại cảnh một thanh niên Nhật đang nhảy thẳng vào miệng núi lửa.
Logged

Hiên ngang trước cửu trùng
Lạnh lùng nhìn trần thế
LuuHuongSoai
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1111



« Trả lời #54 vào lúc: 08 Tháng Chín, 2009, 09:30:08 pm »

Nhà báo kiêm nhiếp ảnh Nam Tư và người vợ Đan Mạch của anh cũng chịu đựng một cuộc sống rất khó khăn ở Nhật, họ kiếm được quá ít tiền để đủ sống, tuy nhiên họ chẳng có ý định bắt chước thanh niên Nhật nhảy vào miệng núi lửa tự tử. Cho đến mãi tháng năm năm 1935 mọi việc mới khá hơn, do anh được tuyển dụng vào làm cộng tác viên cho phóng viên thông tấn của HAVAS, đó là nhà báo nổi tiếng của Pháp Giooc-giơ An-sô. Nhà báo này muốn phát triển cơ quan thông tấn đặc biệt là tán phát các tin tức của HAVAS tại Nhật thông qua hãng thông tấn Đô-mây của Nhật theo thỏa thuận hai bên hợp tác. Ông cần một người trợ lý và nhà báo Nam Tư này từ Pa-ri tới, lại nói thông thạo tiếng Anh và tiếng Đức ngoài tiếng Pháp và tiếng Nhật cộng với kiến thức rộng rãi về các vấn đề chính trị và kinh tế đã được ông đánh giá cao. Cuộc sống từ đó trở nên dễ chịu hơn cho gia đình Vu-kê-lích với số lương tháng đều đặn, mặc dù chưa phải là cao lắm. Mặc dù thế cặp vợ chồng này không hòa thuận với nhau được nữa, họ quyết định sống cách ly và sau đó xin ly dị nhau trước tòa vào thời gian trước khi tôi đến Nhật năm 1938.
Tất cả những lời tâm sự của Vu-kê-lích với tôi về quá khứ của anh nói chung rất hợp lý, phù hợp với thực tế. Nhưng nó lại còn rất xa với sự thực thầm kín.
Logged

Hiên ngang trước cửu trùng
Lạnh lùng nhìn trần thế
LuuHuongSoai
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1111



« Trả lời #55 vào lúc: 08 Tháng Chín, 2009, 09:30:27 pm »

Quả thực, trong thời thanh niên anh đã bỏ chủ nghĩa cộng sản nhưng sau đó anh lại tham gia vào mấy năm sau. Cũng đúng là anh đã đến Nhật vì thú phiêu lưu nhưng đến đây chính là theo lệnh một cơ quan trực thuộc Quốc tế cộng sản, cơ quan chỉ đạo phong trào cộng sản thế giới. Cũng đúng là anh đã làm bạn với nhà báo Ri-hác Sóc-giơ, nhưng không phải là tình cờ mà do lệnh của cơ quan bí mật.
Chỉ mãi sau này, khi vụ Ri-hác bị phát hiện rồi, tôi mới biết được những gì thiếu trong câu chuyện tâm sự anh kể cho tôi nghe. Đầu tiên là câu chuyện anh đến Pa-ri mà anh tránh đi sâu. Nếu năm 1926 anh đến đất Pháp – lúc đó anh 22 tuổi là cùng với bà mẹ và chính là theo quyết định của bà. Bà tên là Vin-ma Vôn Vu-kê-lích vì sợ con trai bị bắt nên đã rời khỏi Nam Tư. Mặc dù bà có tư tưởng rất tiến bộ nhưng bà tìm mọi cách cho con bà từ bỏ chủ nghĩa cộng sản. Bà muốn rằng đưa anh đến Pa-ri, sống một cuộc đời khác, từ bỏ luôn cả người chồng quân nhân mà bà không còn yêu nữa và không thể chung sống được. Bà có một số vốn liếng của riêng do hồi môn bố mẹ để cho nên có thể sống đàng hoàng ở Pa-ri được với bốn người con: Brankô Vu-kê-lích là trưởng và ba em, một trai hai gái nữa.
Logged

Hiên ngang trước cửu trùng
Lạnh lùng nhìn trần thế
LuuHuongSoai
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1111



« Trả lời #56 vào lúc: 08 Tháng Chín, 2009, 09:30:51 pm »

Việc Vu-kê-lích cưới Ê-đít bốn năm sau thực sự cũng chưa phải chín chắn lắm. Đầu tiên là một cuộc gặp gỡ trên bãi biển tắm, lúc anh còn ngốc nghếch trong khi Ê-dít lớn tuổi hơn nên khôn ngoan nhiều. Sau đó hai người có quan hệ ít lâu nhưng rồi cũng nhanh chóng xa nhau. Ít lâu sau, Ê-đít trở lại báo tin này sắp có con. Cô bảo anh: “Ở Đan Mạch nơi thành phố tôi ở, người ta rất nghiêm khắc, anh hãy cưới tôi đi trước khi sinh đứa con. Sau này nếu anh không muốn chung sống nữa, tôi sẵn sàng ly dị”. Anh đã nhận lời và cưới nhau tại Pháp, trước khi sinh cháu Pôn một ít tại Đan Mạch vào tháng ba năm 1930. Người bố vẫn ở Pa-ri. Nhưng me anh muốn biết mặt cháu nội và con dâu nên Ê-đít ở lại Pa-ri với con và chung sống với nhau. Nhưng cuộc tình duyên không tiến triển vui vẻ hạnh phúc nên họ thường xa cách nhau. Năm 1931, Vu-kê-lích phải về Nam Tư để thực hiện muộn mằn nghĩa vụ quân sự của anh.
Năm 1932, khi trở lại Pháp, sau năm năm xa rời mọi hoạt động chính trị, anh lại tiếp xúc với những người cộng sản. Anh chỉ làm nghĩa vụ quân sự có bốn tháng vì anh đã khéo thu xếp để được xuất ngũ sớm. Nhưng đúng lúc này, cuộc khủng hoảng kinh tế tiếp tục gây hậu quả, công ty điện lực Pháp không nhận anh trở lại làm việc, anh bị thất nghiệp. Tình cờ anh gặp lại hai người bạn cũ, những người mác-xít chạy trốn sự khủng bố ở Nam Tư và được cử tới Pa-ri làm nhiệm vụ cho một cơ quan tin tức của cộng sản.
Logged

Hiên ngang trước cửu trùng
Lạnh lùng nhìn trần thế
LuuHuongSoai
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1111



« Trả lời #57 vào lúc: 08 Tháng Chín, 2009, 09:31:09 pm »

Nhờ có một cuốn nhật ký của anh bằng tiếng Anh, viết trong nhà tù Nhật Bản đến được tay tôi mười năm sau tôi biết thêm về anh. Theo tài liệu này được xếp trong hồ sơ vụ án của anh, anh đã giải thích những hoàn cảnh anh trở lại phục vụ cho lý tưởng cộng sản. Hai người bạn anh gặp lại lúc đó ở Pa-ri, Krạ và Bulak là những người bạn chí thiết xưa ở Zagreb, cùng lứa tuổi và cùng chính kiến. Họ khuyên anh cộng tác với họ và đầu tiên anh đã nhận lời viết cho họ một báo cáo về tình hình quân đội Nam Tư lúc đó đang có nhiều bất mãn như anh biết trong thời gian tại ngũ. Sau đó anh còn gặp gỡ nhiều nhà hoạt động ngoại quốc khác muốn thẩm tra anh kỹ hơn. Anh cũng chẳng dễ tán thành ngay và các nhà hoạt động kia cũng chưa thuyết phục ngay được anh. Anh còn nhiều nghi ngờ, đặc biệt là về cuộc cách mạng thế giới sắp tới như họ nói. Anh ghi lại trong nhật ký những dòng sau đây: “Tôi nghĩ rằng nước Nga sau cùng sẽ biến thành một chế độ tư bản nhà nước, do một giai cấp gồm bọn quan liêu và quân phiệt điều khiển. Tôi chỉ trích sự thiếu thông minh một cách lố bịch của Quốc tế cộng sản qua những bài xã luận của tờ báo Nhân đạo lúc đó. Tôi nói rằng tôi không đủ tư cách để làm một người tình báo… Tôi đã thôi hoạt động cộng sản năm 1926 theo lời mẹ tôi và tôi thấy mẹ tôi nói có nhiều điểm đúng với sự thực. Vào thời ấy, cách mạng đã thất bại ở Bun-ga-ri, Đức, Ý, Áo và Hung-ga-ri. Ở Nam Tư, chẳng có việc gì hơn là ngồi đợi cảnh sát đến bắt… Tại Trung Hoa, sự tan vỡ giữa đảng cộng sản và Tưởng Giới Thạch đã làm chìm nghỉm hy vọng của Tôn Dật Tiên vào những người kế vị ông…”
Logged

Hiên ngang trước cửu trùng
Lạnh lùng nhìn trần thế
LuuHuongSoai
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1111



« Trả lời #58 vào lúc: 08 Tháng Chín, 2009, 09:31:32 pm »

Những người thuyết phục anh đã giải thích cho anh rằng Liên Xô là một tiền đồn bất khả xâm phạm và chính vì cách mạng các nơi bị thất bại lại càng phải cần giúp và bảo vệ Liên Xô lúc này. Những điều nghi ngờ, những dao động của anh là dễ thấy của một người cởi mở và tự do, anh cũng có lý do để trở lại hoạt động.
Anh viết: “Dù cách mạng có thể không thực hiện được trong thời đại chúng ta, ít ra cũng có một nước đã vượt được khó khăn đi lên chủ nghĩa xã hội và tiếp tục tồn tại như là người đầu tiên mở đường cho chủ nghĩa xã hội trong tương lai. Lý tưởng đó tôi nghĩ rằng có thể thay thế lý do vì sao tôi đã tham gia phong trào cộng sản năm 1924 khi chúng tôi muốn có một cuộc cách mạng ở Nam Tư và vùng Ban-căng như một mắt xích của cách mạng thế giới… Như vậy nếu chúng tôi có thể bảo vệ được Liên Xô khỏi một cuộc chiến tranh trong khoảng mười năm tới thì nước này có thể xây dựng một chế độ xã hội chủ nghĩa vững chắc về kinh tế, văn hóa và quốc phòng mà không một nước tư bản nào có thể đánh bại được… và tôi cũng mong ước rằng đến một ngày nào đó, vì sự đóng góp của tôi, tôi được phép tới thăm Liên Xô để thưởng thức cuộc sống hòa bình và văn minh trong xã hội xã hội chủ nghĩa.”
Và để tóm tắt những động cơ của mình, anh viết thêm: “Sự thành công của việc xây dựng xã hội chủ nghĩa và bảo vệ hòa bình, đó là những hy vọng nồng cháy nhất và là chính nghĩa sáng chói đáng để người ta gắn bó với tổ chức này.”
Logged

Hiên ngang trước cửu trùng
Lạnh lùng nhìn trần thế
LuuHuongSoai
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1111



« Trả lời #59 vào lúc: 09 Tháng Chín, 2009, 01:39:09 pm »

Nhưng tổ chức này là gỉ? Trực thuộc cơ quan nào và cơ chế tổ chức ra sao? Anh thú nhận trong nhật ký của mình rằng anh sang Nhật làm việc nhưng không hiểu gì nhiều về tổ chức ấy: “Tôi chỉ nghe nói ở Pa-ri rằng mục đích của tổ chức này là bảo vệ Liên Xô chống xâm lược của nước ngoài – đó là nhiệm vụ chủ yếu của Quốc tế cộng sản – và để thu tin tức có ích cho mục đích ấy cũng như cho các hoạt động chung của phong trào cộng sản”. Đúng là anh chẳng biết gì nhiều nhưng quả thực vậy vì đây là tổ chức bí mật.
Anh cũng biết rất tồi về điều kiện sinh sống ở Nhật. Nếu anh bị bất ngờ lúc đầu về những thiếu thốn tiền bạc là vì những người đã phái anh đi sang đó đã tính toán sai mức sống dựa theo những tin đã quá cũ. Vì thế khi anh đến ở ngôi nhà Bunka gần ga Ôchanômizư, nơi người ta chỉ định anh phải đến thì hai vợ chồng anh sống thực tế trong cảnh cùng khổ cho đến khi Ri-hác Sóc-giơ đến Nhật
Một sự bất ngờ cuối cùng nữa là Ri-hác theo quy định phải đến gặp anh vào tháng tám, nhưng hai tháng sau mới đến. Cái anh thanh niên Nam Tư hai mươi chín tuổi này đi phiêu lưu sang nước Nhật xa xôi muôn dặm chung quy vẫn là một đảng viên cộng sản khá thiếu kinh nghiệm và ngốc nghếch.
Logged

Hiên ngang trước cửu trùng
Lạnh lùng nhìn trần thế
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM