Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 18 Tháng Tư, 2024, 08:28:27 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Người đã cứu Mát-xcơ-va - Robert Guillain  (Đọc 49937 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
LuuHuongSoai
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1111



« Trả lời #30 vào lúc: 01 Tháng Chín, 2009, 11:11:13 pm »

Sự bất đồng trên lĩnh vực ngoại giao dẫn đến sự lộn xộn tương tự trên chiến trường. Về câu hỏi muôn thuở: tiến lên bắc hay xuống phía nam, quân Nhật đã đáp lại bằng cách lao vào cả hai hướng cùng một lúc. Quả vậy sang mùa xuân, quân Nhật đã phát triển thêm xuống phía nam sau khi chiếm Quảng Đông bằng cuộc đổ bộ vào đảo Hải Nam, địa điểm kiểm soát vịnh Bắc Bộ, cuộc hành quân này trở thành mối đe dọa trực tiếp và đầu tiên của Nhật đối với Đông Dương thuộc Pháp. Sau đó là cuộc đánh chiếm đảo Hoàng Sa, nơi đến lúc này vẫn treo lá cờ Pháp. Nhưng rồi đột nhiên, mùa hạ lại lôi kéo cả nước Nhật về hướng bắc. Một sự kiện nghiêm trọng tại biên giới lại nổ ra với những trận đánh dữ dội tại nơi tận cùng của Mãn Châu giữa quân Nhật và quân Liên Xô.
Địa danh nơi xẩy ra xung đột lần này là Nômônhan, đấy là một thị trấn cách xa Changkufeng trên bản đồ về vùng tây bắc Mãn Châu Lý trên biên giới Ngoại Mông. Giá trị chiến lược khá lớn: kiểm soát được vùng này có thể mở đường cho quân Nhật tiến vào hồ Bai-kal thuộc miền trung Xi-bia của Liên Xô. Hình như đấy là đội quân Quan Đông đã hành động đầu tiên vào đầu tháng năm. Chắc chắn là những kẻ chủ trương tiến lên bắc đã không hiểu hết bài học nhận được trước đó trong trận Changkufeng và định giành lấy một vị trí chiến lược nữa. Và cũng chắc chắn rằng người Nga, trái với người Nhật, đã rút được bài học từ trận Changkufeng và trong mười tháng qua đã tăng cường thêm lực lượng. Những lời cảnh cáo trước của Ri-hác sau khi tướng Li-út-xkhốp chạy trốn đã có một ảnh hưởng quyết định. Chẳng bao lâu sau các thông cáo của Nhật cho thấy các trận đánh quyết liệt hơn nhiều so với năm 1938 và cũng đau đớn hơn cho quân Nhật. Chính tại Nômônhan, nơi trận đánh diễn ra người ta được chứng kiễn những trận đánh lớn bằng xe tăng và những trận giao chiến trên không cả hàng trăm máy bay lần đầu tiên trong lịch sử. Không khí căng thẳng càng tăng thêm ở Tô-ky-ô. Người ta hỏi nhau đây có phải là trận chiến tranh Xô-Nhật lần thứ hai đã bắt đầu xẩy ra nhằm mục tiêu giành quyền sở hứu vùng đông Xi-bia?
Logged

Hiên ngang trước cửu trùng
Lạnh lùng nhìn trần thế
LuuHuongSoai
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1111



« Trả lời #31 vào lúc: 02 Tháng Chín, 2009, 11:57:24 pm »

Các cơ quan thông tin của quân đội Nhật đã ra quyết định mời các thông tấn có mặt tại Tô-ky-ô cử đại diện ra mặt trận viết tin tức tại chỗ. Tôi xin ý kiến tổng xã tại Pa-ri và cử Vu-kê-lích đi. Anh đi vào cuối tháng sau, coi vẻ rất khoái về chuyến đi này. Hơn nữa sau này tôi được biết thêm rằng chuyến đi ấy của Vu-kê-lích còn cần thiết cho Ri-hác nữa. Vu-kê-lích cũng năm hay sáu phóng viên đại diện cho các hãng thông tấn khác được đưa đến thủ đô Mãn Châu là Tân Kinh rồi từ đó đi Sát-cáp-nhĩ và Nômônhan. Đến 14 tháng bảy anh trở về Cáp-nhĩ-tẫn và bốn ngày sau trở về Tô-ky-ô.
Từ vùng phụ cận Nômônhan, Vu-kê-lích gửi cho tôi những tin tức mặt trận, vì bị cơ quan kiểm soát báo chi của quân đội Nhật kiểm duyệt chặt nên tin tức cũng không hơn gì những thông cáo Nhật Bản. Từ Tô-ky-ô tôi lại chuyển tin ấy về Pa-ri. Tuy nhiên những thông cáo chính thức ấy không phải không có ý nghĩa gì. Một hôm, các thông cáo chính thức của Nhật công bố một trận đánh trên không đã xảy ra trong ngày và không quân Nhật đã bắn rơi bốn mươi hoặc năm mươi máy bay Liên Xô. Đấy là một con số rất lớn và ở Tô-ky-ô, nhất là trong tòa nhà nhiều tầng Đăng-sư của giới báo chí, chẳng ai tin con sô máy bay bị bắn rơi ấy, mọi người đều cười. Nhưng chúng tôi lại càng cười rũ rượi khi Vu-kê-lích điện về một tin:
“… Tôi đã theo dõi bằng ống viễn kính trận không chiến nói trong thông cáo. Trận đánh bằng mày bay đã diễn ra trên vùng thảo nguyên Mông Cổ, có rất nhiều máy bay trên không… Về phần tôi, tôi chỉ nhìn thấy hai máy bay rơi tất cả.”
Logged

Hiên ngang trước cửu trùng
Lạnh lùng nhìn trần thế
LuuHuongSoai
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1111



« Trả lời #32 vào lúc: 02 Tháng Chín, 2009, 11:57:53 pm »

Tôi liều lĩnh đưa tin này về Pa-ri và nghĩ rằng quân đội Nhật không vừa ý về tin này. Đúng như thế, Vu-kê-lích vừa về đến Tô-ky-ô thì chúng tôi nhận được giấy triệu tập đến Tổng hành dinh của Nhật. Cơ quan cao nhất của chủ nghĩa đế quốc Nhật đóng tại một khu nhà cũ bằng gỗ xây dựng từ thời kỳ Minh trị, trên ngọn đồi Mi-gia-kê-gia-ka trước Hoàng cung. Chúng tôi được đại tá A-ki-ya-ma, vụ trưởng báo chí thông tin tiếp. Đầu cắt trọc, mặt lạnh và rắn như nhà võ sĩ đạo, thân hình gầy còm như một nhà tu khổ hạnh, thật là một sỹ quan điển hình của quân đội hoàng gia. Ông đại tá có vẻ rõ ràng là không bằng lòng, ông cố gắng nén cơn giận điên người bằng việc kiềm chế cử chỉ và lời nói của mình. Ông ta nói rằng chúng tôi đã thóa mạ quân đội Nhật, đã chế giễu không quân Nhật, reo rắc sự nghi ngờ vào sự chuẩn xác của bản thông cáo chính thức. Viên đại tá đã cảnh cáo chúng tôi rằng trong tương lại nếu còn tái phạm, dù là một chút thôi, chúng tôi sẽ bị trục xuất khỏi nước Nhật. Ri-hác Sóc-giơ rất bằng lòng với chuyến đi của Vu-kê-lích sang Mãn Châu như điều chúng ta được biết khi bốn năm sau anh bị bắt. Đấy là cơ hội để có thể quan sát trực tiếp tình hình trong khu vực chiến lược này, trung tâm của mối đe dọa đối với Liên Xô tại Viễn Đông. Ri-hác đã giao nhiệm vụ cho người phụ ta của mình trong chuyến đi này là không được liên lạc với phía Liên Xô tại chỗ mà chỉ cố gắng lắng nghe, hỏi han và quan sát với sự sắc sảo của riêng anh về mọi thứ tại mặt trận, về ý đồ của đạo quân Quan Đông và không khí chung của chiến dịch này. Giữa tháng bảy, khi trở về chắc Vu-kê-lích đã báo cáo hết cho Ri-hác nghe, có thể cũng không khác nhiều lắm những điều Vu-kê-lích nói cho tôi nghe. Anh không mang về những tin giật gân nhưng không kém phần quan trọng do chỗ anh miêu tả đầy đủ ý nghĩa của tình hình và đưa ra những kết luận đúng đắn. Qua các tin tức anh có thể có được, anh cho rằng quân Nhật không có ý định đánh sâu vào Mông Cổ. Sự biến Nômônhan cũng giống vụ Changkufeng có thể không vượt quá quy mô của kiểu “chiến tranh bỏ túi”. Nước Nhật lao vào chiến dịch này có vẻ chỉ nhằm thăm dò kỹ hơn sức mạnh của Hồng quân. Cũng có thể Nhật muốn qua chiến dịch này chống Liên Xô phô bầy ra một hành động chính trị với nước Đức rằng một mặt có sự nguy hiểm cho Nhật từ phía bắc, mặt khác Nhật có thiện chí làm một thành viên tích cực trong ván cờ của chủ nghĩa phát-xít quốc tế. Cuối cùng rõ ràng là đạo quân Quan Đông đã vấp phải sức mạnh của những lực lượng quan trọng của Liên Xô được trang bị rất tốt, đặc biệt là nhiều đơn vị xe tăng hiện đại. Vu-kê-lích đã miêu tả quân Nhật có phần lúng túng khi lao vào một vụ lôi thôi đầy khó khăn và có thể đã bước đầu thất bại.
Logged

Hiên ngang trước cửu trùng
Lạnh lùng nhìn trần thế
LuuHuongSoai
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1111



« Trả lời #33 vào lúc: 02 Tháng Chín, 2009, 11:58:19 pm »

Chiến dịch này tuy nhiên không kết thúc ngay, nó còn tiếp tục trong hạ tuần tháng bảy, trong cả tháng tám đến đầu tháng chín. Điều này đối với chúng tôi tại văn phòng hãng thông tấn HAVAS trở thành một đề tài hấp dẫn trong chuyện trò và dự đoán với nhau. Không loại trừ việc người Nga trong khi bận bịu ở châu Âu đã chộp lấy cơ hội củng cố các vị trí của họ tại Viễn Đông để giáng cho người Nhật một bài học đích đáng nặng hơn vụ Changkufeng, vì bài học cũ chưa đủ cho Nhật. Nhưng cũng không thể có chuyện họ, người Nga lấy cớ rằng họ bị quân Nhật tiến công để tiến lên chiếm toàn bộ hoặc một phần Mãn Châu. Với họ, Âu châu vẫn là ưu tiên tuyệt đối, Hít-le đang đe dọa Liên Xô tại phía tây quá rõ ràng nên Xít-ta-lin không thể tự cho phép mình lao vào một cuộc phiên lưu ở phía đông. Sự thù địch của Hít-le đối với Xit-ta-lin đang là thế tốt nhất để che chở cho Nhật Bản.
Tháng tám năm 1939 rất nóng và giống như năm trước, tôi thỉnh thoảng vẫn tìm cách chuồn khỏi thủ đô để nghỉ mát bên bờ biển. Tôi đã thuê một căn nhà nhỏ tại Chi-ga-sa-ki, nhưng năm nay cũng vậy cuộc “chiến tranh bỏ túi” tại biên giới Mãn Châu – Mông Cổ đã không cho phép tôi vắng mặt được lâu. Một ngày chủ nhật, đúng ngày 14 tháng 8 tôi vẫn có thể nghỉ cả ngày tại bãi biễn trong khi Vu-kê-lích thường trực tại nhà. Chiều tối hôm đó khoảng 10, trở về đến Tô-ky-ô bằng xe lửa, tôi xuống ga Xin-ba-shi và đi thẳng về văn phòng cơ quan thông tấn xem có tin tức gì hay dở trong ngày. Tôi choáng người khi phát hiện thấy trong tập tin điện Vu-kê-lích gửi cho hãng HAVAS tại Pa-ri vào buổi trưa hôm đó một tin kinh người nếu tin đó đúng sự thực, một tin không thể tưởng tượng nổi. Bản tin điện phát đi ấy rất ngắn đánh trên giấy vàng, đến nay tôi vẫn còn giữ được, viết như sau:
“Theo một nguồn tin đáng tin cậy tại Tô-ky-ô cho biết, một cuộc thương lượng Đức – Liên Xô đang diễn ra tại Béc-lin” và “Mát-xcơ-va có thể đi đến một sự thỏa thuận sắp tới về một Hiệp định không xâm lược lẫn nhau giữa Hít-le và Xít-ta-lin” Tôi nhảy xổ đến máy điện thoại, giật lấy ống nói và gọi ngay cho Vu-kê-lích và báo cho anh biết tôi sẽ đến nhà anh ngay lập tức để nói chuyện về bản tin điện của anh ta. Tôi không dám nói rõ tin gì vì nói trên dây nói thì nguy hiểm quá, cảnh sát Nhật sẽ làm lôi thôi.
Logged

Hiên ngang trước cửu trùng
Lạnh lùng nhìn trần thế
LuuHuongSoai
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1111



« Trả lời #34 vào lúc: 03 Tháng Chín, 2009, 11:59:30 pm »

Tôi được biết ngay sau đó rằng Vu-kê-lích đã lấy tin đó từ Ri-hác Sóc-giơ. Tôi đã nghĩ đến khả năng ấy và vì vậy tin điện phát đi càng có giá trị vững chắc và nghiêm trọng. Tôi nói với anh: “dù sao tôi muốn rằng anh đợi tôi từ bãi biển Cha-ga-sa-ki trở về rồi hãy phát tin thì vẫn hơn.”
Vu-kê-lích cãi lại rằng một tin tầm cỡ lớn như vậy thì khó có thể chờ đợi được, và hơn nữa anh gửi cho Tổng xã không phải để công bố mà để báo tin thôi. Anh đã phát tin theo thông lệ với ký hiệu nghề nghiệp viết tắt là FYI, nghĩa là để thông tin không phổ biên rộng nhằm báo động cho Tổng xã biết và các cơ quan có liên quan tìm hiểu thêm và hoàn chỉnh tin đó. Tôi tìm cách truy tìm thêm chi tiết cụ thể về tin của Ri-hác cho và hỏi thêm suy nghĩ đánh giá của anh. Nhưng Ri-hác không cho biết thêm chi tiết nào, còn anh nghĩ gì thì Ri-hác cũng tỏ ra kinh hoàng như chúng tôi vậy. Thực là rõ ràng nếu có cuộc đàm phán này có thật thì sẽ làm rung chuyển đến tận cội rễ. Nói cho cùng thì sáng kiến phát tin nói trên của Vu-kê-lích đã thông báo là đúng, dù sao thì cũng là việc đã rồi. Chúng tôi chỉ còn việc ngồi chờ lịch sử tiếp diễn trong những ngày sau đó. Tuy nhiên chúng tôi cũng thảo luận sôi nổi đến nửa đêm khả năng của sự kiện không thể ngờ được này, một hiệp định giữa Hít-le với Xít-ta-lin, về nguyên nhân và hậu quả của nó.
Logged

Hiên ngang trước cửu trùng
Lạnh lùng nhìn trần thế
LuuHuongSoai
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1111



« Trả lời #35 vào lúc: 04 Tháng Chín, 2009, 12:00:02 am »

Tại Tổng xã HAVAS ở Pa-ri, bản tin đã gây ra cảm xúc mạnh và, đáng lẽ không công bố như ký hiệu FYI đã gởi, ông tổng giám đọc lại quyết định công bố tức thì. Do sự chênh lệch múi giờ nên bản tin này, vừa ngắn gọn vừa choáng váng đã được phát đi khắp nơi cũng trong ngày chủ nhật ấy. Bản tin của HAVAS từ Tô-ky-ô trở thành một tin giật gân, theo tiếng nhà nghề của giới báo chí là Scoop nghĩa là một tin độc đáo, duy nhất và được phát đi đầu tiên. Theo tôi biết thì sự thực đó là tin được tiết lộ đầu tiên về cuộc đàm phán bí mật giữa Béc-lin và Mát-xcơ-va. Sau này tôi còn được một phóng viên Thụy Điển cho biết rằng tại Béc-lin, ngay trong ngày đó Gơ-ben bộ trưởng tuyên truyền giận điên lên đã cho triệu tập một cuộc họp báo chí khẩn cấp vào buổi chiều. Mặc dù là ngày chủ nhật nhưng Gơ-ben đã cho gọi tất cả phóng viên nước ngoài kể cả những người đang nghỉ ngơi tại các vùng quê hay đang tắm tại các hồ đầm lân cận về họp. Trước đông đảo các phóng viên, Gơ-ben nói về dư luận lẩm cẩm ở Tô-ky-ô mà hãng HAVAS đã dùng nó để phát tin và bằng phong cách quen thuộc, ông ta sỉ vả và nhận xuống bùn đen những kẻ đã loan tin sai lạc. Ông ta thẳng thừng bác bỏ cái “tin vịt” tung ra từ Tô-ky-ô.
Tại Pa-ri, bản tin của hãng HAVAS đã gây ra sự lúng túng và lo ngại cho chính phủ Đa-la-đi-ê. Khả năng có một hiệp định giữa Béc-lin và Mát-xcơ-va thật tai hại và phỉ báng cho Pháp vì chính lúc đó cũng tại Mát-xcơ-va đang có một cuộc đàm phán bí mật giữa người Nga với một đoàn đại biểu quân sự Pháp – Anh mới đến đó vài ngày trước nhằm đi đến thỏa thuận với Xít-ta-lin một hiệp ước hợp tác quân sự chống lại Đức. Có phải Xít-ta-lin đã đánh lừa chính phủ Pháp hay phản lại các nước phương Tây? Hay là Xít-ta-lin chơi trò bắt cá hai tay? Không một ai dám tin vào kết quả tai hại như vậy vì nếu đúng thế thì Hít-le không còn lo ngại gì ở mặt tây có thể hoàn thành cuộc chinh phạt toàn châu Âu tại phía tây một cách tự do. Trong khi chờ đợi, phải thu nhỏ đến hết mức có thể làm được cái tin đáng bực mình phát đi từ Tô-ky-ô và phải làm thế nào để các giới báo chí không thổi phồng nó lên thêm. Hãng HAVAS lại không chịu đưa thêm một chi tiết nào tiếp theo, không bình luận và cũng không cải chính. Nội các Đa-la-đi-ê vẫn còn hy vọng có được một thỏa thuận với Xít-ta-lin mà họ nghĩ tới quá muộn, đã quyết định công bố cho mọi người biết sự có mặt của một đoàn đại biểu Pháp – Anh tại Mát-xcơ-va và một dự án hợp tác quân sự với Liên Xô. Ông lại còn nói thêm rằng cuộc đàm phán đang tiếp tục một cách đáng hài lòng. Đấy cũng là một cách cải chính hoặc bóp chết cái tin phát từ Tô-ky-ô.
Logged

Hiên ngang trước cửu trùng
Lạnh lùng nhìn trần thế
LuuHuongSoai
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1111



« Trả lời #36 vào lúc: 04 Tháng Chín, 2009, 12:00:23 am »

Cũng trong tuần lễ ấy, những dư luận bi quan bắt đầu lan tràn về điều đang diễn ra ở Mát-xcơ-va và người ta không phải chờ lâu. Ngày chủ nhật 24 tháng 8, một tuần lễ sau khi bản tin được phát đi từ Tô-ky-ô được công bố, bỗng nhiên nổ ra trên trời châu Âu một tin quan trọng, lần này chính thức từ Béc-lin phát đi. Chính Gơ-ben đưa ra tin này một cách rùm beng điều mà hắn ta đã cải chính một tuần lễ trước : Liên Xô và nước Đức đệ tam đế chế đã thỏa thuận ký kết một hiệp ước không xâm lược nhau trong một ngày gần đây. Ba ngày sau hiệp ước được ký kết. Những tên hiếu chiến được thả lỏng cương. Chiến tranh đã bùng nổ ngay sau đó một tuần.
Để đánh giá được đầy đủ cú sốc kinh khủng do hiệp ước Xô - Đức gây ra cho nước Nhật cần phải nhắc lại rằng vào lúc mà hai tên yêu quái ấy bắt tay nhau thì quân đội Nhật đang bị sa lầy tại Nômônhan với quân đội Liên Xô trong một chiến dịch ngày càng không thuận lợi và đẫm máu. Trận chiến đấu tiếp diễn đến trung tuần tháng chín và đã làm cho quân Nhật thiệt hại khoảng năm mươi ngàn người chết và bị thương. Một sự thất bại rõ ràng. Mát-xcơ-va tha hồ thông báo đã tiêu diệt quân Nhật tại Mông Cổ trong khi Tô-ky-ô kiểm duyệt tin một cách nghiêm khắc đồng thời đành chịu lui binh, chịu thiệt hại nặng.
Logged

Hiên ngang trước cửu trùng
Lạnh lùng nhìn trần thế
LuuHuongSoai
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1111



« Trả lời #37 vào lúc: 06 Tháng Chín, 2009, 12:34:49 am »

Cũng phải nhắc lại rằng từ đầu năm, nôi các Hiranuma luôn luôn được nghe người Đức thúc giục nhanh chóng thắt chặt tình hữu nghị và cộng tác Đức – Nhật bằng việc ký kết liên minh quân sự. Đùng một cái người bạn hôm trước nay đã trở thành người bạn của kẻ thù của Nhật đó là những người Nga mà chính Hít-le đã từ lâu chửi rủa ầm ỹ ! Cả tướng Ô-shi-ma, đại sứ của Nhật tại Béc-lin cũng không được thông báo chút nào. Là người bạn thân thiết của quốc xã nhưng ông ta không hề hay biết gì.
Tại Tô-ky-ô, đại sứ Ốt cũng chẳng nói gì ! Người Nhật cảm thấy mình bị lừa bịp, bị lăng mạ và bị phản bội một cách thảm hại. Tệ hại hơn nữa, người Nhật phát hiện ra rằng họ đột nhiên rơi vào tình thế nguy hiểm. Được hoàn toàn an toàn lúc này tại mặt trận phía tây có còn gì cản trở Xít-ta-lin chuyển lực lượng sang châu Á và đánh xốc vào mặt trận Nômônhan, vào Mãn Châu hoặc nơi khác ? Hít-le đã cho Xít-ta-lin rảnh tay để tiến công Nhật nếu Liên Xô muốn.
Logged

Hiên ngang trước cửu trùng
Lạnh lùng nhìn trần thế
LuuHuongSoai
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1111



« Trả lời #38 vào lúc: 06 Tháng Chín, 2009, 12:35:41 am »

Trong một bức thư viết cho gia đình, tôi đã nói : Tại đây các bộ não người ta đều sôi lên ! Chúng con đang sống trong một không khí chờ đợi kinh khủng. Tại văn phòng thông tấn, người trợ lý của con chưa bao giờ nói nhiều như thế, anh ta dự đoán sôi nổi về tình hình. Mùa hè đang tàn dần và những người đi tắm biển muộn mằn đang tranh thủ lần chót ra biển đùa với nước trong xanh. Nhưng mọi người hầu như bị tê liệt và nín thở về quyết định của Hít-le, kẻ điên khùng đang lái hành tinh của chúng ta. Cảnh quan duyên dáng của Nhật vẫn còn đó chào mời người ta sống trong hạnh phúc và hòa bình nhưng đã mang vẻ giả dối hơn mọi nơi khác rồi ?
Tôi còn nhớ một vài lập luận của Vu-kê-lích trong những khi say sưa bình luận. Một trong những luận điểm ấy là từ nay Liên Xô đối với Nhật đã rõ ràng là một lực lượng đáng gờm, Nhật phải dè chừng không còn dám thử vuốt râu hùm nữa. Một lập luận thứ hai của anh là các mối quan hệ Đức – Nhật từ nay sẽ không còn có thể tin cậy được nữa vì nó đã bị một đòn nặng khó có thể chữa lành hoàn toàn. Hít-le đã đánh lừa và chơi sỏ nước Nhật, hắn không thể nào có được một sự hợp tác đầy đủ và chân thực. Tất cả những ý kiến ấy của anh đều được các sự kiện chứng minh và khẳng định là đúng.
Logged

Hiên ngang trước cửu trùng
Lạnh lùng nhìn trần thế
LuuHuongSoai
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1111



« Trả lời #39 vào lúc: 06 Tháng Chín, 2009, 12:36:08 am »

Rất lý thú là những ý kiến của Vu-kê-lích chỉ là tiếng vang phản lại những ý kiến của Ri-hác và nhiệm vụ của họ đặt ra là tuyên truyền những ý kiến ấy để góp phần bảo vệ Liên Xô. Những lập luận của Vu-kê-lích cũng trùng hợp với báo cáo của Ri-hác gửi bí mật cho Mát-xcơ-va lúc ấy, rất có thể là như vậy. Trong tình hình quyết định của lịch sử, khi chiến tranh thế giới thứ hai đã nổ ra, nước Nhật đã thực sự bị phân chia, xâu xé giống như một kỵ sĩ bị ngã ngựa không đủ sức để tham gia trận đánh. Cộng thêm vào những khó khăn gặp phải tại Trung Hoa, nước Nhật chịu thêm hai đòn liền : một do Hít-le phản bội ký kết hiệp ước với Liên Xô và một đòn do Xít-ta-lin giáng cho tại Nômônhan phải bại trận. Và lúc này, ý kiến chủ chốt tại Tô-ky-ô có thể tóm tắt là: “Hãy để mặc cho bọn người điên và bịp bợm ấy đánh nhau và giết lẫn nhau, chúng ta những người Nhật không tham gia vào những trò điên loạn ấy nữa!”
Ngày 24 tháng 8, nội các Hiranuma họp hạn chế và quyết định từ bỏ dự án liên minh Nhật – Đức. Ngày 25 tháng 8, thủ tướng Nhật đệ đơn lên vua Chiêu Hòa xin từ chức. Ngày 1 tháng 9, Hít-le tiến quân vào Ba Lan. Ngày 3 tháng chiến, nước Pháp và nước Anh tuyên bố nhảy vào vòng chiến.
Và Tô-ky-ô ngay tức khắc đã thông báo cho các cường quốc Anh, Pháp, Hoa Kỳ, Đức, Ý qua đường ngoại giao cấp đại sứ biết rằng Nhật sẽ là nước trung lập, hoặc chí ít ra cũng quyết tâm đứng ngoài cuộc chiến tranh.
Logged

Hiên ngang trước cửu trùng
Lạnh lùng nhìn trần thế
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM