Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 11:53:51 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Một số kỷ niệm trên chiến trường K ( phần 4 )  (Đọc 279177 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
rongxanh
Thành viên
*
Bài viết: 2085

Mơ về nơi xa lắm.


« Trả lời #550 vào lúc: 22 Tháng Tư, 2010, 03:00:13 pm »



Hôm đánh vận động lên chốt phum Bờ lao, hắn bắn B40 mà cắt tút bay phụt về phía sau làm đổ cả bức tường bằng bê tông đấy Grin

Thảo nào, em nghe kể, lão ở trên đỉnh núi Hồng, bắn đạn gì đấy bị ảnh hửong đến tận bây giờ...
Logged
ongbom_f2
Thành viên
*
Bài viết: 912


« Trả lời #551 vào lúc: 22 Tháng Tư, 2010, 10:36:05 pm »

Thật ra là sư đoàn 8 hay quân đoàn 8 hả bác?
Thì f8 thuộc quân đoàn 8 họat động tại địa bàn QK8, sau này bộ thấy sao mà nhiều 8 thế nên cắy bớt QK8 bác à. Vì thế Q.Đ 8 mới là quân cơ động của bộ... Cheesy

Bác này không ở quân y F8 đâu! Tôi nghe nói hắn là C trưởng trinh sát của Fbb8 đó! Grin
Hôm đánh vận động lên chốt phum Bờ lao, hắn bắn B40 mà cắt tút bay phụt về phía sau làm đổ cả bức tường bằng bê tông đấy Grin

Cái vụ " khe " Blao ..đao , thì em không biết, dưng mà lão taydoc kể với em là khi GP cái tỉnh "Rách nát ta ra đi" ,do bố trí đội hình xa mục tiêu nên lúc khai hỏa, B bị đuối tầm , lão ấy phải cởi quần đùi nhét vào "đít" súng B để tăng tầm. Grin
Sau khi lão taydoc ấn cò khẩu B của lão ấy, khổ nỗi là lão ấy xạ kích theo kiểu bắn ứng dụng của cối 6 , trong khi đuôi khẩu B chĩa vào mép hầm sau lưng lão nên mới có cơ sự ngày hôm nay : lão Taydoc thù cái quần đùi ( quần lót ) thề không bao giờ dùng đến nó.
 Cry
« Sửa lần cuối: 22 Tháng Tư, 2010, 10:56:11 pm gửi bởi ongbom_f2 » Logged
cuong.tran
Thành viên
*
Bài viết: 58


« Trả lời #552 vào lúc: 23 Tháng Tư, 2010, 06:37:26 am »

Như thế này bạn ơi !
Khoảng tháng 3/1979 E20 CANDVT lên thay cho D1E95 là đơn vị giữ Chùa. D1 về án ngữ khu vực Kamtuot và truy quét khu vực Anlong veng. Cuối năm 1979 D1 trở lại Chùa và giữ ngôi Chùa này cho đến khi ta rút hết quân về nước bạn ạ.

D2 lên giữ chùa thay cho D1, rút D1 đi oánh nhau. Sau D2 giữ chùa bị Pot oánh cho sính vính, lại phải kêu D1 lên giữ!

Thời gian này là thời gian nào vậy bạn ! Bạn phải nói thì tôi mới biết được.
Như tôi đã nói thì sau năm 1984 thì tôi không rõ.
Chiến tranh thì mọi điều có thể xảy ra. Nhưng theo tôi việc anh em D2 giữ chùa không vững phải kêu D1 lên giữ là điều khó xảy ra. Nói về kinh nghiệm giữ chốt thì anh em D2 không thua gì anh em D1. Sự từng trải giữ 428 của anh em D2 không phải là chuyện dễ.
Nhưng chiến tranh thì ...

Tức là sau 84 thì bác không rõ tình hình cái chùa này ai giữ phải không ạ?
Thôi ta cứ nói chuyện từ 84 trở về trước nhé!
Chắc là bác biết anh 10 tiểu đoàn trưởng D1 chứ nhỉ?
Logged
h_lananh
Thành viên
*
Bài viết: 45


« Trả lời #553 vào lúc: 23 Tháng Tư, 2010, 08:28:46 pm »

Chắc là bác biết anh 10 tiểu đoàn trưởng D1 chứ nhỉ?
Trịnh Minh Hổ người Hoài Nhơn Bình Định, nguyên là D trưởng D10 đầu tiên khi mới thành lập năm 1979 ? Nếu thế thì biết và biết rất rõ. Tứ năm 1984 trở về sau thì nghe anh em nói lại thôi.
Có người gọi Thủ trưởng Hổ là anh Mười ( 10) nhưng không biết có phải không?
« Sửa lần cuối: 23 Tháng Tư, 2010, 08:57:50 pm gửi bởi h_lananh » Logged
cuong.tran
Thành viên
*
Bài viết: 58


« Trả lời #554 vào lúc: 24 Tháng Tư, 2010, 06:02:23 am »

Cái này thì bác đúng!
Hehehe, lính thì bố thằng nào dám gọi anh 10 là "Mười Hổ"! Sau lưng thì cứ gọi thé thôi Grin Bây giờ gặp bác ấy cũng chỉ kêu anh Mười mà thôi.
Bác h_lananh là lính của D1 hay là sĩ quan đồng nghiệp với anh Mười ở E95 vậy, có thế nào để đàn em biết mà thưa thốt!
Chuyện của d2 giữ chốt khu 428 thì nói sau ...
Chúc bác 1 kỳ nghỉ lễ, lên mạng vui vẻ!  Grin
Logged
tai_lienson
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1231


« Trả lời #555 vào lúc: 24 Tháng Tư, 2010, 04:13:42 pm »

CHUYỆN Ở TƯC SÓC ( tiếp )
    Hôm sau chúng tôi được lệnh cơ động về đứng chân   ở dọc con suối  cách chỗ thằng Hòe bắn B41 độ 100m ,Con suối lớn rộng chừng 2-3 chục mét chảy từ Thái về đến đây   uốn cong  một bên là  núi ,một bên là   thung lũng nhỏ bằng phẳng ,đoạn này  có  ghềnh đá nổi  qua lại hai bờ dễ dàng , ở những vũng sâu có   đá to nổi lên giữa dòng  nước chảy xiết , , bên kia bờ dốc đứng toàn lau sậy lính ta phải cuốc thành bậc để trèo,  .
  Chúng tôi bố trí 2 b ở  bờ tây  suối ,còn a cối cùng 1 B và ban chỉ huy ở bờ đông  nằm trên đường mòn nối về phum ,Điều lạ là nơi sơn cùng thủy tận này lại có một nền nhà bằng xi măng rộng  không biết trước đây là nhà gì ?? nhà dân thì không phải ,có lẽ là nền nhà biên phòng chăng ??  xung quanh nền nhà còn sót lại những vạt sắn còi cọc
   .Lúc bấy giờ là đã quá nửa  tháng 4/79 chúng tôi  chiếm Tức sóc  mới được dăm bảy ngày , lính trong C quá nửa bị sốt rét , số khỏe thay nhau đi  lùng sục và tìm các vũng ném cá , đào sắn nấu  canh , mấy ngày lùng sục liên tục  không có địch, chúng tôi chủ quan ,chỉ căng lán ở không đào hố chiến đấu ,một số anh còn mắc võng nằm
   Một đêm vào quãng gần sáng đang ngủ tôi giật mình vì những loạt  đạn liên hồi từ hướng A cối .Anh Thao bảo tôi  cùng thằng Huỳnh  liên lạc chạy  đến đó nắm tình hình . Đến nơi.,thằng Tuệ báo lại là đang gác nghe loạt soạt tiếng đào sắn nó quyét  mấy loạt AK ,  anh em cũng dậy bắn ,Nghe ngóng thấy yên tĩnh , tôi bảo Phúc atr cho người vào vườn sắn kiểm tra. TRăng hạ tuần sáng vằng vặc  như ban ngày soi rõ từng bụi cây ngọn cỏ ,vị trí địch đào sắn chỉ cách chỗ ngủ của A cối độ vài  chục mét,1 xác Pốt nữ áo đen nằm sấp tay  phải cầm dao găm ,tay trái cầm gốc sắn ,gần đó  là mấy tay nải  đựng tư trang và khẩu cạc bin của đồng  bọn bỏ chạy vứt lại. Đây có lẽ bọn này từ Thái về đang tìm cách vào nội địa , chúng đã vượt qua được các vọng gác của ta an toàn  và chúng cũng không biết có quân ta ở đây
     Cầm khẩu  cạc bin   quay về  đang trao đổi  với các anh trong BCH thì tiếng súng  rộ lên bên kia suối rồi im bặt Tôi và anh Thanh CTV  xách súng  ra đứng trên  bờ suối nhìn sang ,Anh Thao cho cối bắn sang bờ tây ngăn chặn ,
       Dưới ánh trăng  thấy lính ta đang lội dưới suối từ thượng nguồn xuống .tôi tụt vội xuống suối hô anh em về vị trí vì  đi như vậy quá nguy hiểm .anh Thanh và một số anh ở B 8 cũng tụt xuống suối theo tôi Vừa lúc có tiếng trẻ con khóc toáng ở giữa dòng , một em bé đang ngồi trên tảng đá to giữa vũng nước sâu chảy xiết gào thét . , đang  tính cách cứu  thì  một người đang  đi thứ hai đội hình bên kia  đã bơi ra ôm lấy em,anh không quay về bờ bên kia mà ôm em bé bơi luôn sang bờ bên tôi .Đến chỗ cạn anh  đứng lên , tôi  vừa nhận ra là Hiển Btr B 7 thì cũng vừa lúc một loạt đạn thẳng căng  ở bờ bên kia bắn sang .Hiển trúng đạn gục xuống mép suối trong lòng vẫn ôm em bé . Tôi và hai ,ba anh nữa lao đến xốc Hiển  và em bé lôi vào sau một tảng đá , để anh em băng cho Hiển, tôi gào lên hô anh em bên kia lùi lại .Không kịp  ,người đi đầu phát hiện ra vị trí địch đã lao lên , gần tới đám  lau bên bờ  một loạt đạn trong đó bắn ra ,anh đổ sập xuống .
 Anh em đi phía sau chạy lùi lại
            Phát hiện ra vị trí địch ,tôi chạy tới chỗ anh Thanh, thấy anh Thao cũng ở đó
,anh Thanh cầm B40 bảo :để tôi nện mấy phát , anh Thao ngăn :phải đưa người ra đã hãy bắn ,
tôi nói  :phải dùng hỏa lực kiềm chế địch rồi cho người bò vào đưa anh em ra ,
    Phúc xạ thủ B40 bị anh Thanh tranh mất súng -quê Quảng Trạch ,Bình trị Thiên  xung phong :để em bò vào lấy cho ,
 .Tôi nói : Để hắn bò vô được đó   
 .Với Phúc tôi tin tuyệt đối, Phúc bổ sung về c tôi hồi tháng 12/78,.trong trận bị lọt vào chốt địch ngoài bờ đập Phúc đã can đảm bò  dưới làn đạn 12,7 của địch  cõng được 3 tử sỹ ra .
    Anh Thao bố trí 2 khẩu trung liên kê trên đá ,ý anh định cho bắn lên cao , anh Thanh lại đặt B40 xuống tranh khẩu trung liên với thằng Thường ( cũng lính Quảng bình ).Anh Thanh người Mường quê xã Dân chủ , Kỳ Sơn Hòa Bình vốn là lính E 144 bảo vệ Lăng đi học Sq chính trị 3 tháng mới bổ sung về c tôi ngoài Tà sanh thay anh Trường làm CV ,đây là trận đầu giáp mặt địch của anh .
  Chỗ địch đang trốn là cụm lau sậy rộng độ trên chục mét mọc từ mép  nước kéo đến trên đất bằng bên kia đối diện với chúng tôi , ở giữa là gềnh đá ,
  Chúng tôi đồng loạt  nhằm vào ngọn lau nổ súng ,cùng lúc Phúc phóng mình qua gềnh xốc tử sỹ trên vai chạy về , sự việc chỉ trong chớp mắt .
    Phúc dặt tử sỹ xuống bên cạnh ,tôi chết sững người hóa ra là Nguyễn văn LÝ atr, Lý là con  trai một của bí thư Đảng ủy một xã ở  huyện Can Lôc Nghệ Tĩnh ,nhập ngũ 11/78 mới ở D bộ bổ sung xuống  Khi thằng Tự liên lạc sau trận Phum Vên khiếp quá xin  xuống BB, thấy Lý là con một chúng tôi đưa Lý lên thay , mới qua mấy trận Lý lại nằng nặc xin xuống BB, tôi và anh Thanh động viên mãi hắn không nghe ,cách  đó vài  hôm có 3 atr đi học quân chính chúng tôi quyết cho Lý xuống B9  làm atr, Thật  xót lòng
Đưa được tử sỹ ra ,anh Thanh lại dùng  B40 cùng mấy anh khác   bắn vào bụi lau liên tiếp đến gần chục quả .Chờ một lúc khói tan thấy  bụi lau tan tành chúng tôi rút về
   Lúc này trời cũng vừa hừng đông,vận tải D xuống đưa Hiển và Lý đi, Hiển bị 2 phát xuyên ngang hông ,trước khi được cáng đi Hiển nắm tay tôi thều thào hỏi : có ai bị nữa không , tôi nuốt nước mắt cố nói:  không có ai cả mày cứ  yên tâm đi điều trị 
       ..lThế là  từ ngày thành lập C( 11/77)  gần 100con người chỉ còn lại tôi và thằng Khiêu quản lý ,Hiển là người cuối  cùng ra đi , Hiển quê ở Sơn tiến Hương sơn Nghệ tĩnh  , nhập ngũ 8/76, hắn cùng chúng tôi làm gạch xây dựng kinh tế ở Thành Vinh ,Khi vào  nam trồng lúa ,thành lập C hắn biên chế cùng A tôi , đã cùng tôi ăn rau muống dại suýt chết ở chân đồi Tức Dụp Tri tôn ,An giang , đã cùng tôi chia sẻ miếng thịt chuột sống  khi bị vây ở Sa mát , đã cùng tôi vui vẻ cười sau những trận thắng dòn giã ở Mi motts . Tháng 11/78 khi làm hồ sơ kết nạp Đảng Hiển khai: ông nội :NGuyễn văn Hiển, cha :Nguyễn văn Hiển ,họ tên tôi Nguyễn văn Hiển làm cho tổ chức không hiểu ra làm sao , hồ sơ bị trả đi trả lại,Hiển vẫn khai vậy , Hiển nói ở quê mọi người gọi ông nội , bố Hiển  và Hiển đều là Hiển ,.Lúc đó tôi là C phó chưa là đảng viên nhưng là bí thư chi đoàn nghe anh Trường CV phàn nàn ,tôi nói với anh Trường : anh quê Nghệ Tĩnh mà không hiểu phong tục quê hương là dân làng lấy tên con đầu để gọi bố chứ không gọi tên tục . Anh Trường hiểu ra báo cáo lên D , mấy ông người ngoài Bắc cũng hiểu và hồ sơ của Hiển được chấp nhận .Hiển chậm ,ít nói nhưng gan lỳ .trong trận 22/12/78 chốt ở Cầu 15,cứ Ông Hùng ,khi tiêu diệt mấy tên trước chốt còn  một tên bỏ chạy Hiển nhảy lên khỏi hào đuổi theo để bắt sống , Sợ nguy hiểm cho Hiển tôi phải nhảy lên chạy theo gọi lại.
  Sau này tôi nghe nói Hiển ra đến phẫu E thì hy sinh..Anh đã hy sinh để cứu một đứa con của kẻ thù thoát chết khỏi dòng nước hung dữ .
     KHi trời sáng rõ tôi và anh Thanh cùng một tổ xuống suối kiểm tra hiện trường .bụi lau tan nát ,trongđó có đến 7 xác Pốt nằm co quắp đủ kiểu tất cả chỉ độ 12-13 tuổi ,chúng đều dùng AR15, có 2 tên đang sống nhìn chúng tôi ngơ ngác , trong tay chúng vẫn cầm súng .Tôi hô "Lowcs đay lơn" chúng ngoan ngoãn vứt súng dơ tay đi theo. đoạn suối  thượng nguồn cũng có một xác P nam ,nó bị anh em B7 bắn chết khi đêm
   Còn em bé:  , đưa 2 tên P con và đống súng lên bờ chúng tôi mới nhớ tới em,em đang ngủ ngon lành ở A cối , đến bây giờ tôi vẫn nhớ tóc em  buộc nơ như mọi em bé trên trái đất ,em mặc váy đầm màu trắng có những nụ hoa đỏ lấm tấm khác hẳn mọi màu sắc trên con người ở K khi đó .Có lẽ em là con một nhân vật cao cấp của P mới được ưu  tiên như vậy. Nuôi em và 2 thằng oắt được một ngày , có xe vào chúng tôi gửi cả 3 ra trung đoàn .  Nghe nói Em bé được giao cho bà  Xô PHi  nuôi ,,bà Xo phi khi đó độ trên dưới 40  tuổi bị  C tôi bắt khi ở ngoài Cang hót , bà tình nguyện dẫn đường cho E tôi luồn vào đánh Tà Sanh . Em bé bây giờ còn sống cũng đã là  35-36 tuổi .không biết em có nhớ  được  đêm hãi hùng  và cảnh được bộ đội VN cứu ngày xưa không /
   
,
 



 
   
 
« Sửa lần cuối: 24 Tháng Tư, 2010, 04:20:18 pm gửi bởi tai_lienson » Logged

Lính trung đoàn tình nguyện quân 866 - qua những miền tây - (một khẩu súng giữ đất trời ba nước, một dấu chân in khắp nẻo Đông Dương)
quyenkh
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1581


« Trả lời #556 vào lúc: 24 Tháng Tư, 2010, 07:41:04 pm »

@ Tai lienson bác lính 76 vậy là đàn anh mình rồi , khi ấy bác B trưởng em chỉ là chiến sỹ , hướng Tà Sanh - SamLo6p1 em vào sau tháng 12/79 lận cơ , gớm mấy bác đi trước quán triệt quá để lớp đàn em vào chẳng còn chi  Grin
Làm nhà xong các bác đốt hết thừa thãi báo hại tụi em phải nhặt nhạnh từng cái đinh rỉ sét về làm nhà , may mấy đám khoai môn các bác vứt củ nhỏ để đàn em sau còn thứ mà gây giống .
Em hỏi bác Tài khi rút ra bác theo đường nào , theo em vô Tà Sanh - sam Lốp chỉ có một con đường độc đạo , nơi ấy chấm hết cho khu vực Tà Sanh - Sam Lốp để đến một Phum hơi lớn à nhe dân cư đông lắm .
Logged
tai_lienson
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1231


« Trả lời #557 vào lúc: 25 Tháng Tư, 2010, 08:57:38 am »

Khi đánh Tà sanh bọn tôi luồn từ hướng đông bắc bác ạ ,ở hướng đó vẫn có đường ô tô chạy được ,như vậy tăng , pháo mới bò vào , còn từ Tà sanh vô Tức sóc chỉ có con đường độc đạo qua mấy khúc suối , từ Tức Sóc sang Thái là đường mòn theo bờ suối .
 Xung quanh Tà sanh Tức sóc là  núi cao hiểm trở . Bên Sam lốt cũng vậy , Bọn tôi bàn giao khu vực cho F 5, vậy là bác cứ hỏi tội F 5 không nhường lại cho các bác  ,chứ hồi bọn tôi phum bản vẫn sầm uất
KHi rút ra bọn tôi hành quân bộ đến phum Tà sanh lên ô tô  theo đường lộ ra ngã ba An đông ( bây giờ tôi mới biết qua lời các bác ) hai bên đường vẫn có  phum nhà sàn rất to .Rẽ phảI VỀ bÁT TAN BĂNG .Lần đầu tiên tôi thấy sông ở BTB ,sông cạn nước đục ngầu 2 bên bờ kè đá với hàng cây xanh rất đẹp .Nước chỉ lội đến ống chân nhưng chị em vẫn xuống tắm . Bọn tôi dừng độ 2 tiêng ở đó để đón anh em bị thương các  trận trước ra viện rồi về một vườn cam ngoại ô nghỉ 1 ngày gửi quân tư trang Lại hành quân theo đường 5 về Puốc sát tham gia chiến dịch 4 đánh Lếch , Rô viêng để có chỗ cho bác làm thủ đô 2o nhà
Logged

Lính trung đoàn tình nguyện quân 866 - qua những miền tây - (một khẩu súng giữ đất trời ba nước, một dấu chân in khắp nẻo Đông Dương)
Hungnt_E1F2
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1072


« Trả lời #558 vào lúc: 25 Tháng Tư, 2010, 10:42:32 am »

Khi đánh Tà sanh bọn tôi luồn từ hướng đông bắc bác ạ ,ở hướng đó vẫn có đường ô tô chạy được ,như vậy tăng , pháo mới bò vào , còn từ Tà sanh vô Tức sóc chỉ có con đường độc đạo qua mấy khúc suối , từ Tức Sóc sang Thái là đường mòn theo bờ suối .
 Xung quanh Tà sanh Tức sóc là  núi cao hiểm trở . Bên Sam lốt cũng vậy , Bọn tôi bàn giao khu vực cho F 5, vậy là bác cứ hỏi tội F 5 không nhường lại cho các bác  ,chứ hồi bọn tôi phum bản vẫn sầm uất
KHi rút ra bọn tôi hành quân bộ đến phum Tà sanh lên ô tô  theo đường lộ ra ngã ba An đông ( bây giờ tôi mới biết qua lời các bác ) hai bên đường vẫn có  phum nhà sàn rất to .Rẽ phảI VỀ bÁT TAN BĂNG .Lần đầu tiên tôi thấy sông ở BTB ,sông cạn nước đục ngầu 2 bên bờ kè đá với hàng cây xanh rất đẹp .Nước chỉ lội đến ống chân nhưng chị em vẫn xuống tắm . Bọn tôi dừng độ 2 tiêng ở đó để đón anh em bị thương các  trận trước ra viện rồi về một vườn cam ngoại ô nghỉ 1 ngày gửi quân tư trang Lại hành quân theo đường 5 về Puốc sát tham gia chiến dịch 4 đánh Lếch , Rô viêng để có chỗ cho bác làm thủ đô 2o nhà
Như vậy f10 QĐ3 của bác Tài đánh chiếm BTB, Tà sanh, Sam lot sau đó bàn giao lại cho Q16 f5 QK7? tôi mới hỏi chuyện anh bạn bên Q16 cũng nói là có nhận lại địa bàn BTB từ QĐ3 trong khoảng 3.1979, đúng không bác Tài?
Bác Quyenkh: đọc mấy bài trên của bác Tài, năm 79-80 thấy bác Tài là cán bộ c đấy chứ.
Logged
songvedem
Thành viên
*
Bài viết: 129



« Trả lời #559 vào lúc: 26 Tháng Tư, 2010, 11:34:54 am »


hehe , không bằng lính f8 đâu , Taydoc còn nhảy xuống biển bơi từ Kokong về Phú Quốc nữa kia  Grin Grin
-------------

anh Hà ANh thông cảm, cụ Tây Độc bơi xa quá nên bị uông nước nhiều, lại còn uất ức bị thua trận nên trí nhớ có phần giảm sút
Logged

Bỏ lại sau lưng nước mắt nhạt nhòa dĩ vãng
Bỏ lại sau lưng nỗi đau làm tim ta tan nát
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM