Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 07:47:45 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Sưu tầm thơ thiếu nhi... ngày xưa  (Đọc 450969 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
altus
Moderator
*
Bài viết: 1782



« Trả lời #40 vào lúc: 08 Tháng Bảy, 2009, 06:10:58 am »

Bài này hơi ít chất thơ. Nhưng phù hợp với tiêu chí của diễn đàn. Xin các bác 01 ngoại lệ.  Wink

Chú Kim mua cho Tí khẩu súng gỗ.

Tí mừng lắm.

Tí cảm ơn chú Kim.
Logged
altus
Moderator
*
Bài viết: 1782



« Trả lời #41 vào lúc: 08 Tháng Bảy, 2009, 06:17:44 am »

Cúi mãi mỏi lưng
Viết mãi mỏi tay
Thể dục thế này
Là hết mệt mỏi

***
Bùi như lạc
Đặc như bí
Đỏ như gấc
Trắng như bông
Nhanh như sóc
Chậm như sên
Chui rúc kêu rên
Là thằng giặc Mỹ!

***

Con cáo đuôi bông
Bộ lông hung hung
Hàm răng nhọn hoắt
Ban ngày lẩn mặt
Trong bụi trong hang
Tối đến vào làng
Bắt gà bắt vịt
Dân làng đã biết
Rình tóm được ngay
Đòn gánh cành cây
Phang cho kỳ chết
Thế là đáng kiếp
Con cáo biếng lười
Ngày ngày rong chơi
Đêm đêm ăn trộm

Logged
lonesome
Moderator
*
Bài viết: 1244


« Trả lời #42 vào lúc: 08 Tháng Bảy, 2009, 09:31:19 am »

Có những bài ngày nay đọc lại mới nhớ là ngày xưa mình từng ê a ...

Tình bạn


Gà cùng Ngan Vịt
Chơi ở bờ ao
Chẳng may té nhào
Gà rơi xuống nước
Không chậm nửa bước
Ngan Vịt nhảy theo
Rẽ đám rong bèo
Vớt gà lên cạn...
Logged
panphilov
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 780



« Trả lời #43 vào lúc: 08 Tháng Bảy, 2009, 06:06:37 pm »

Em nhớ bài này, hình như ở sách tập đọc lớp 2 thì phải:

Hôm qua em đến trường
Mẹ dắt tay từng bước
Hôm nay mẹ lên nương
Một mình em đến lớp

Hương rừng thơm đồi vắng
Nước dưới khe thì thầm
Cọ xòe ô che nắng
Râm mát đường em đi

Em nhớ hồi đó chỉ học có đoạn này, ảnh minh họa là một em bé dân tộc đang bước trên các viên đá để đi qua suối trên đường đến trường. Còn trong bài hát thì có thêm đoạn:

Trường của em be bé
Nằm lặng giữa rừng cây
Cô giáo em tre trẻ
Dậy em hát rất hay

Cách đây gần 3 năm em có đọc trên báo Công an Nhân dân (online) bài viết về bài thơ Đi học và tác giả của nó Liệt sĩ Minh Chính. Xin copy ra đây để mọi người hiểu hơn về bài thơ cũng như tác giả.

Tác giả của bài thơ “Đi học” là một liệt sỹ
[/color][/b]

Bài thơ nổi tiếng “Đi học” được Minh Chính viết từ năm 1959, bằng mực Cửu Long xanh đen trên giấy thếp, khi anh mới mười lăm tuổi. Bên dưới bài thơ có ghi “Kỷ niệm thăm Thản”. Thản ở đây là Trạm Thản, một vùng đồi địa thế đẹp có rất nhiều cọ và gần nhà anh.
Nhà thơ - Liệt sĩ Minh Chính

“Hôm qua em tới trường/ Mẹ dắt tay từng bước/ Hôm nay mẹ lên nương/ Một mình em tới lớp...”. Trong vài thập niên trở lại đây, không một cô cậu học trò nào trên đất nước Việt Nam lại không biết đến những câu thơ đó trong bài thơ “Đi học” được in trong sách Tiếng Việt lớp hai.

Điều mà tôi dám chắc lại càng được khẳng định hơn khi những câu thơ có vẻ đẹp trong vắt đó được nâng cánh trên những giai điệu mang âm hưởng dân ca Tày - Nùng của nhạc sĩ Bùi Đình Thảo, đã trở thành quen thuộc với không chỉ trẻ em. Nhắc đến Bùi Đình Thảo, người ta nhớ ngay ông là một nhạc sĩ nổi tiếng với những ca khúc dành cho tuổi thơ. Nhưng với tác giả bài thơ “Đi học”, ngoài cái tên Minh Chính, người ta hầu như không biết gì thêm...

Tôi cũng nằm trong số những người này, cho đến trước mùa thu 1996. Năm đó NXB Giáo dục chủ trương xuất bản cuốn “Thơ chọn với lời bình” (2 tập), gồm những bài thơ hay nhất được chọn từ chương trình văn cấp tiểu học kèm theo các lời bình. Trong 6 bài thơ mà tôi nhận viết lời bình, có bài “Đi học” của Minh Chính. Công việc trôi chảy, nhưng đến khi NXB yêu cầu làm tiểu sử sơ lược về các tác giả để in kèm tác phẩm được chọn thì tôi gặp trở ngại...

Tôi không có thông tin gì về tác giả Minh Chính, ngoài một lần đã lâu lắm tình cờ được nghe láng máng qua đài phát thanh: Minh Chính là một anh bộ đội và bài thơ “Đi học” được gửi từ chiến trường ra NXB Kim Đồng. “Đi học” được chọn in trong một tuyển thơ dành cho thiếu nhi và đến lúc ấy, người ta vẫn chưa biết tác giả ở đâu để gửi nhuận bút và sách biếu! Chừng ấy chưa đủ “dựng” đôi dòng tiểu sử. Tôi và các biên tập viên NXB Giáo dục đã mất khá nhiều thời gian để “tìm” Minh Chính mà không ra.

Bản thảo đầu tiên của bài thơ Đi học

Tôi không quan tâm lắm đến việc hỏi nhạc sĩ Bùi Đình Thảo, phần vì không rõ ông đang ở đâu, phần vì tôi tin là ông cũng chỉ biết bài thơ đã được công bố mà không rành về tác giả của nó (nhạc sĩ đã mất một năm sau đó ở Hà Nam, tháng 12/1997). Nhưng thật lạ, vào giữa lúc đã tưởng chừng phải bó tay thì trí nhớ của tôi chợt lóe lên. Tôi bỗng nhớ có một lần nào đó, một nhà thơ trẻ ở Phú Thọ bảo rằng tác giả “Đi học” còn có một người bạn gái đang làm việc ở trên đó.

Vậy là bắt đầu một hướng kiếm tìm. Cuối cùng thì tôi cũng gặp được chị H. - nhà giáo ưu tú, lúc ấy đang giữ cương vị Phó giám đốc Sở Giáo dục Vĩnh Phú. Từ chị H., tôi được gặp em trai của anh Minh Chính - Giám đốc một nhà máy đang nổi đình đám lúc bấy giờ ở miền trung du. Cũng nhờ chị H. mà tôi được tiếp xúc với nhiều kỷ vật của Minh Chính do cụ thân sinh anh tin cậy cho xem: hai tập thơ khá dày của anh do cụ tự tay chép lại để lưu giữ, nhiều bản thảo thơ rời và thư riêng mang bút tích của anh, bản nhạc do anh sáng tác, một vài tập thơ mỏng in ở chiến trường có bài của Minh Chính, và cả Thẻ đoàn viên của anh (thẻ mang số 1614002, ghi: “Ngày vào đoàn: 29/12/1963. Nhận dạng: cao 1m63, sẹo bên dưới trái cằm” )... cùng rất nhiều ký ức về anh còn nguyên vẹn trong tâm trí những người thân yêu.

Tôi đã kể lại chi tiết hành trình “đi tìm” Minh Chính trong một bài báo đã được giải thưởng cuộc thi phóng sự của tờ Tiền phong Chủ nhật. Đây là đoạn kết của bài báo nói trên: “Tôi kể lại hành trình đi tìm tác giả bài thơ “Đi học” không phải với ý định đánh giá một tài năng hay không phải tài năng (...). Đây cũng là dịp để tôi được biết thêm một trong rất nhiều gương mặt của một thế hệ tuyệt đẹp - những người đã sẵn sàng hy sinh tất cả: tình yêu, học hành, những say mê ước vọng của bản thân - để cầm súng ra trận. Nếu không có sự dở dang nghiệt ngã ấy, nhiều người trong số họ rất có thể sẽ trở thành những tài năng, những người nổi tiếng. Nhưng họ đã ra đi và mãi mãi không trở về. Tự hào thay và cũng đau đớn thay!”.

Gia đình Minh Chính, cả hai bên nội, ngoại đều có truyền thống về dạy học và văn chương. Năm đời bên nội có người làm đốc học, gần nhất là chú ruột anh - ông Hoàng Trung Tích, một trong những vị Trưởng ty Giáo dục nổi tiếng của miền Bắc những năm chống Mỹ. Bác ruột anh là nhà thơ, dịch giả Nhượng Tống, người mà tên tuổi đã gắn với những áng văn dịch bất hủ từ nền văn học Trung Hoa.

Họ Hoàng, sinh ra ở quê nhà ý Yên (Nam Định) năm 1944, nhưng suốt tuổi thơ và thời cắp sách, Minh Chính lại gắn bó với miền cọ Trung du (thôn Tiên Phú, xã Phú Hộ, huyện Phong Châu, tỉnh Phú Thọ). Đây là nơi gia đình anh đã dừng chân trên con đường kháng chiến. Bố anh từng làm Trưởng ty Túc mễ (lương thực) của chính quyền Việt Minh, sau này cụ là Phó ty Nông nghiệp tỉnh Vĩnh Phú cho đến khi nghỉ hưu. Trong 6 anh em trong gia đình thì Minh Chính là người có thiên hướng văn chương rõ nhất. Một trong những bài thơ thời “con nít” trường làng của anh còn giữ lại được là bài “Học làm thơ”: Cô giáo dạy con làm thơ/ Con viết “tiếng ru của mẹ...” /Ngoài hiên sương muối phủ mờ/ Con vui như đàn chim sẻ/ Cô giáo gọi lên khẽ nói/ “Bài hay, em được điểm mười”/ Rồi hai cô cháu cùng cười/ Hôm nay chấm bài cho mẹ...

Có một điều bất ngờ là bài thơ nổi tiếng “Đi học” được Minh Chính viết từ năm 1959, bằng mực Cửu Long xanh đen trên giấy thếp, khi anh mới mười lăm tuổi. Bên dưới bài thơ có ghi “Kỷ niệm thăm Thản”. Thản ở đây là Trạm Thản, một vùng đồi địa thế đẹp có rất nhiều cọ và gần nhà anh. Bản thảo lần đầu ấy, bài thơ có 4 khổ như sau: Cọ xòe ô che nắng/ Râm mát đường em đi/ Hương rừng thơm đồi vắng/ Nước suối trong thầm thì/ Hôm qua em tới trường/ Mẹ dắt tay từng bước/ Hôm nay mẹ lên nương/ Một mình em tới lớp/ Đường xa em đi về/ Có chim reo trong lá/ Có nước chảy dưới khe/ Thì thào như tiếng mẹ/ Dù bom rơi đạn nổ/ Em vẫn học vẫn hành/ Vẫn ngắm màu cờ đỏ/ Rạo rực giữa rừng xanh”.

Bài thơ được sửa chữa lại sau đó, vào năm nào không rõ, nhưng chắc chắn phải sau năm 1964, khi chiến tranh phá hoại của Mỹ đã lan ra miền Bắc. Tôi đoán vậy vì thấy bên lề bản thảo có nhiều gạch xóa và những câu thơ gợi không khí của chiến tranh. Đây là một số câu thơ rời được viết thêm bên lề: “Trường của em be bé/ Nằm lặng dưới dặng cây/ Chiến hào chạy giữa lớp/ Chẳng sợ gì máy bay”; “Cô giáo em tre trẻ/ Dạy em hát rất hay”; “Mũ rơm thơm em đội/ Hương cốm chen hương rừng”; “ Mỗi lần em tới lớp/ Là một lần lớn thêm”... Cũng trong lần sửa chữa này, Minh Chính đã dùng gạch chéo xóa bỏ đoạn thơ cuối trong lần viết đầu và ta có thể dễ dàng nhận thấy anh đã sắp xếp lại các câu thơ, đảo lại trật tự các khổ thơ để có một bản chính thức đã quen thuộc với bạn đọc bây giờ.

Và như vậy cũng có nghĩa là bài thơ “Đi học” đã được sửa chữa khi tác giả của nó đã trở thành một người lính. Năm 1963, khi đang là học sinh Trường cấp 3 Hùng Vương (Phú Thọ), Minh Chính đã tạm gác con đường đèn sách, tình nguyện nhập ngũ. Anh là lính bộ binh, hai lần đi B. Lần thứ nhất là năm 1966, vào chiến trường B2 và lần thứ hai là năm 1969. Hoàn cảnh chiến trường ác liệt, lại là một Thượng úy Đại đội trưởng của Sư đoàn 312, nhưng Minh Chính vẫn làm được nhiều thơ.

Anh bắt đầu in thơ trên một số tờ báo từ năm 1964: “Đường về quê mẹ”, “Dòng sông Công”, “Mùa nhãn”, “Qua trường cũ”, “Cô gái lái đò trên sông Cam Lộ”... Thơ anh không hiếm câu hay và chúng nằm trong phong cách chung của thơ ca quãng giữa giai đoạn chống Mỹ, ngời lên niềm tin và lý tưởng của một thế hệ thanh niên mặc áo trận ra đi từ các mái trường XHCN... Tiếc rằng, những bài thơ đó đã thất lạc khá nhiều. Chúng thất lạc ngay tại chiến trường và thất lạc trên đường anh gửi ra các tờ báo miền Bắc.

Cuối năm 1969, Minh Chính trở lại chiến trường lần thứ  hai. Trước khi đi, anh gom những bài thơ còn giữ được gửi lại người thân. ở Quảng Trị một thời gian, đơn vị anh tiếp tục vào sâu hơn để sang chiến trường K. Tại đây, vào một ngày của tháng 3/1970, anh đã ngã xuống dưới những bóng cây thốt nốt giữa lúc mới 26 tuổi đời. Khi đó, anh không thể biết rằng một năm sau bài thơ “Đi học” sẽ được ra mắt bạn đọc lần đầu tiên ở Hà Nội

Đi học

(Bản in trong sách giáo khoa)

Hôm qua em tới trường
Mẹ dắt tay từng bước
Hôm nay mẹ lên nương
Một mình em tới lớp.

 
Trường của em be bé
Nằm lặng giữa rừng cây
Cô giáo em tre trẻ
Dạy em hát rất hay.

 Hương rừng thơm đồi vắng,
Nước suối trong thầm thì…
Cọ xòe ô che nắng
Râm mát đường em đi.
  Trần Hòa Bình.
[/i]

Link: http://vnca.cand.com.vn/vi-VN/tulieuvanhoa/2006/12/51618.cand
Logged

''Chúng tôi đánh giặc và làm thơ"
beyeu_HG
Thành viên
*
Bài viết: 7



« Trả lời #44 vào lúc: 09 Tháng Bảy, 2009, 03:18:33 pm »

Bài thơ này từ lớp 4  Grin

Ông bị đau chân


Ông bị đau chân
Nó sưng nó tấy
Đi phải chống gậy
Khập khiễng khập khà
Bước lên thềm nhà
Nhấc chân khó quá
Thấy ông nhăn nhó
Việt chơi ngoài sân
Lon ton lại gần
Âu yếm nhanh nhảu
Ông vịn vai cháu
Cháu đỡ ông lên
Ông bước lên thềm
Trong lòng vui sướng
Quẳng gậy cúi xuống
Quên cả đớn đau
Ôm cháu xoa đầu
Hoan hô thằng bé
Bé thế mà khỏe
Vì nó thương ông.

P/S : Bây giờ mà ông bị đau chân thì đã có Tulamin  Cheesy



Cô giáo lớp em

Sáng nào em đến lớp

Cũng thấy cô đến rồi

Đáp lời: “Chào cô ạ!”

Cô mỉm cười thật tươi


 Cô dạy em tập viết

Gió đưa thoảng hương nhài

Nắng ghé vào cửa lớp

Xem chúng em học bài.

 
Những lời cô giáo giảng

Ấm trang vở thơm tho

Yêu thương em ngắm mãi

Những điểm mười cô cho.

« Sửa lần cuối: 09 Tháng Bảy, 2009, 03:22:02 pm gửi bởi beyeu_HG » Logged


Hà Giang trong trái tim tôi !
_new
Thành viên
*
Bài viết: 827



« Trả lời #45 vào lúc: 09 Tháng Bảy, 2009, 09:40:00 pm »

Topic này hay quá. Đọc trong phòng kín mà sau mỗi bài thơ cảm giác như có một làn gió trời mát rượi thổi qua. Thích thật.

Em xin góp bài thơ về .... Điện Biên Phủ.  Cheesy Grin

Đêm gió nam lồng lộng
Ngồi trên chõng tre êm
Bố kể chuyện Điện Biên
Bộ đội mình chiến thắng
Lũ tây bị bắt sống
Ta giải đi từng đàn
Tướng Đờ Cát xin hàng
Bốt đồn đều san phẳng
Cờ quyết chiến quyết thắng
Tung bay trên nóc hầm
Chiều mồng bảy tháng năm
Một chiều hè lịch sử!
 Cheesy
Logged
altus
Moderator
*
Bài viết: 1782



« Trả lời #46 vào lúc: 09 Tháng Bảy, 2009, 09:50:12 pm »

Anh em mèo trắng
Vác giỏ đi câu
Em ngồi bờ ao
Anh ngồi sông cái
Gió hiu hiu thổi
Sông hát êm ru
Đôi mắt lơ mơ
Mèo anh ngủ thiếp
Lòng thầm thì nhắc
"Có em câu rồi"
Mèo em lặng ngồi
Nhìn bầy thỏ bạn
Rong chơi múa lượn
Vui đến là vui
Mèo nghĩ: "Ồ, thôi!
Anh câu cũng đủ"
Vui như hoa nở
Mèo nhập cuộc chơi
Lúc ông mặt trời
Xuống núi đi ngủ
Đôi mèo hối hả
Quay về lều tranh
Giỏ em giỏ anh
Không con cá nhỏ
Cả hai nhăn nhó
Nhịn đói meo meo
Logged
altus
Moderator
*
Bài viết: 1782



« Trả lời #47 vào lúc: 09 Tháng Bảy, 2009, 09:51:03 pm »

Mùa hè nóng nực
Ra lắm mồ hôi
Lúc học lúc chơi
Áo quần bụi bám
Nước này mát lắm
Ta phải bảo nhau
Tắm rửa gội đầu
Cho người sạch sẽ
Logged
altus
Moderator
*
Bài viết: 1782



« Trả lời #48 vào lúc: 09 Tháng Bảy, 2009, 09:54:14 pm »


Tổ ong lủng lẳng trên cành,
Trong đầy mật nhộng, ngon lành lắm thay!
Cáo già nhè nhẹ lên cây,
Định rằng lấy được ăn ngay cho giòn.
Ong thấy cáo muốn cướp con,
Kéo nhau xúm lại vây tròn cáo ta.
Châm đầu, châm mắt cáo già,
Cáo già đau quá phải sa xuống rồi.
Ong kia yêu giống, yêu nòi,
Đồng tâm, hợp lực đuổi loài cáo đi.
Logged
altus
Moderator
*
Bài viết: 1782



« Trả lời #49 vào lúc: 09 Tháng Bảy, 2009, 09:58:12 pm »

Tuổi mười bốn những ước ao
Buổi đầu cầm súng biết bao là mừng
Mẹ ơi súng đẹp quá chừng
Con đi đánh giặc mẹ đừng lo chi
Mẹ cười: Thiệt giống cha mi
Chẳng ăn chi cả cứ đi đánh hoài
Sớm hôm củ sắn củ khoai
Khi đi trinh sát, khi gài mìn, chông
Khi ra xung trận giữa đồng
Khi lăn dưới lửa thoát vòng giặc vây
Súng này càng bắn càng hay
Một tay em chấp mười tay quân thù!
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM