Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 06:08:11 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Bạn biết gì về cộng đồng các dân tộc Việt Nam và Thế giới ?  (Đọc 165719 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
hanoixanh
Thành viên
*
Bài viết: 56


« Trả lời #430 vào lúc: 06 Tháng Tám, 2011, 06:30:02 am »

Trái đất này là của chúng mình .
Logged
thichtamtinh
Thành viên

Bài viết: 3


« Trả lời #431 vào lúc: 06 Tháng Tám, 2011, 10:32:57 pm »

em đang xin về công tác tại quảng Ngãi, bác nào có tài liệu học tiếng Hre, Cadong.. thì cho em xin, hoặc chỉ em chổ kiếm tài liệu cũng được. Cảm ơn trước  các bác.
Logged
hanoixanh
Thành viên
*
Bài viết: 56


« Trả lời #432 vào lúc: 22 Tháng Mười, 2011, 02:22:18 am »

Bóng đá ! môn thể thao mà hầu hết nam giới từng tham gia ,khi bé những quả bưởi quả bòng cũng thành bóng . Lớn lên khi sống ở nước ngoài người Việt tại thành phố Regensburg cũng hay tổ chức bóng đá chủ nhật hàng tuần khi tiết trời ấm áp . Với vui khỏe là chính nên các bậc tiền bối U40,50 thi đấu nhiệt tình hướng dẫn và dìu dắt các cháu 15,20 tuổi bước dầu dành những thắng lợi ...
Logged
MUCTAU
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 534


« Trả lời #433 vào lúc: 21 Tháng Tám, 2013, 02:37:14 am »

Ngày lễ Xíp xí.
Khác với người Kinh cúng Tiết Vu lan vào rằm tháng Bảy Âm lịch. Một số dân tộc vùng Tây Bắc Việt nam lấy ngày mười bốn làm ngày cúng ông bà tổ tiên ( cúng ma nhà ). Không bị ảnh hưởng của tín ngưỡng đạo Lão, đạo Phật. Họ không cúng Thánh Thần , không cúng bố thí chúng sinh, không cầu Phật tha thứ cho người chết như tích chuyện Mục Kiều Liên bên Tàu.  Họ không đốt tiền vàng, đồ mã cho người chết. ( Đã chia của thật khi mai táng ). Đối với họ, đây  là ngày vui chơi, ăn uống, thăm hỏi và họ gọi là lễ Xíp Xí. Theo tiếng một số dân tộc bản địa Xíp là mười, Xí là bốn. Ngiã là ngày mười bốn ( Tháng Bảy Âm lịch ).
  Vào ngày này, những ai xa nhà đều cố về đoàn tụ với gia đình. Có chuyện anh chủ thầu xây dựng cầm đội thợ người Tây Bắc vào Nam thi công. Để giữ thợ ở lại công trình, anh ta tăng lương cho thợ 10 ngày Trung tuần tháng Bảy Âm lịch. Ngoài ra còn ‘’ chậm lương ‘’ để thợ không có tiền về quê. Tuy vậy, đội  thợ của anh vẫn quyết ra về. Họ tay không ra bến xe thuê nguyên một chuyến về quê với điều kiện về tới nhà mới có tiền trả cho nhà xe. Đó cũng là kinh nghiện bố trí  thời gian làm việc của các ông chủ thuê nhân công là người miền núi Tây Bắc. Là ngày lễ quan trọng trong năm nên mâm cơm của họ cũng được chuẩn bị rất tươm tất. Ngoài rượu, xôi nếp, thịt lợn, trâu, bò ….thì thứ không thể thiếu được là thịt vịt hoặc thịt ngan ( vịt xiêm ). Tùy theo từng gia đình, họ có thể cúng gia tiên vào lúc nào trong ngày cũng được. Thường thì cúng vào chiều tối để ban ngày còn…đi chơi ! Điểm vui chơi của họ thường là các thị trấn, thị tứ. Đây cũng là các bãi chợ. Dù đúng phiên hay không thì hôm ấy mọi người vẫn tập trung vui chơi, mua bán tấp nập. Từ sáng sớm, khắp bản xa bản gần, già trẻ, trai gái đã líu ríu rủ nhau xuống núi trong những bộ trang phục đẹp nhất. Đây cũng là dịp để trai gái làm quen, hò hẹn. Cũng là dịp mua sắm quần áo, đồ dùng. Mua quà biếu người già, tặng trẻ em. Mọi người giao lưu thăm hỏi với nhau, đôi khi có hát hò, múa khèn. Cũng như những buổi xuống chợ phiên, đàn ông  gặp bạn thờ mời nhau chén rượu. Người cha cho vợ con ăn , uống những món ở bản không có.
Tùy theo thời tiết, tùy theo điều kiện kinh tế mỗi năm. Cuộc vui chơi có thể kéo dài tới xế chiều hoặc quá trưa đã vãn. Mọi người ra về với những hẹn hò Xíp Xí năm sau.


Dao sắc, thớt chắc. Nhà hàng sẵn sàng đón thực khách từ sớm.



Công an giao thông  cũng rải quân từ sớm.



Cả nhà xuống chợ.





Sơn nữ xuống chợ .



 

 

   


 
   

Thẳng cũng xuống chợ. Cong cũng xuống chợ.



Âú nhi cũng mang bình sữa xuống chợ.



 Cậu học trò này không chú ý nghe thầy dặn.  Xíp Xí cũng đến lớp nên phải về một mình.

  
Logged
chiensivodanh
Thành viên
*
Bài viết: 383


MẶT TRẬN DÂN TỘC GIẢI PHÓNG MN-VN


« Trả lời #434 vào lúc: 21 Tháng Tám, 2013, 01:23:24 pm »

Người đẹp ,quần áo đẹp-cầu kỳ,Nhưng ngặt nỗi lại đi đôi dép nhựa tổ ong làm hỏng cả bộ vía . tại sao các cô không đi giày ba ta hoặc đôi hia đôi hài cho dễ hành tiến và gọn gàng . Đúng là người dân ít người ,cần phải khai hóa thêm .

Trích thơ Bàn Tài Đoàn :
                   Xưa con khóc đòi cơm chấm muối
                   Mẹ tìm đâu ra muối con ơi .
                   Nín đi lát nữa cha về chợ
                   Mua đầy lu muối dỗ con tôi "!"

                  Cánh liếp xác xơ vừa kẹt mở
                  con tôi thôi khóc đón cha về
                  Kìa sao im lặng cha không nói
                  Con hỏi muối đâu cha lắc đầu
                  Không đủ tiền người giàu không bán.

               ...Từ khi cán bộ cụ Hồ đến
                 Chợ nhiều dầu ,thuốc lắm vải hoa...

                 Cụ bảo dân ta mở đường to lên đỉnh Đồng Văn
                ...Xóa đi cái đói nghèo .....
               

« Sửa lần cuối: 21 Tháng Tám, 2013, 01:45:44 pm gửi bởi chiensivodanh » Logged

DinhLongGiang
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 783



« Trả lời #435 vào lúc: 21 Tháng Tám, 2013, 05:16:35 pm »

Người đẹp ,quần áo đẹp-cầu kỳ,Nhưng ngặt nỗi lại đi đôi dép nhựa tổ ong làm hỏng cả bộ vía . tại sao các cô không đi giày ba ta hoặc đôi hia đôi hài cho dễ hành tiến và gọn gàng . Đúng là người dân ít người ,cần phải khai hóa thêm .



Bác CSVD ơi, nếu các thiếu nữ này mà đổi đôi di động đang cầm trên tay hay đôi vòng bạc đang đeo trên cổ để thành đôi hia, đôi hài thì chắc là cũng được thôi. Nhưng vì các cô từ trên núi cao xuống chợ, đường đi lắm đèo, nhiều suối trơn trượt, đi dép tổ ong nó mới bám chắc vào rêu vào đá để các cô vượt hàng chục cây số đến chợ. Chứ các cô đi hia, đi hài có mà trượt chân oành oạch làm bẩn hết quần áo đẹp. Khi đến chợ ai mà ngắm, xấu hổ chết Grin
Logged
chiensivodanh
Thành viên
*
Bài viết: 383


MẶT TRẬN DÂN TỘC GIẢI PHÓNG MN-VN


« Trả lời #436 vào lúc: 21 Tháng Tám, 2013, 05:52:04 pm »

Tại bác Đinh đấy nhé ! Mời bác đọc bài thơ về Hà giang của người dân tộc DAO đỏ .



   
Ðường lên Ðồng Văn

        Một tỉnh Hà giang gồm bảy huyện
        Ðồng Văn là một huyện xa xôi
        Ðồng Văn có rất nhiều dân tộc
        Ngày xưa chỉ có khổ nghèo thôi.

        Ðời người nghèo khổ trăm ngàn thứ
        Thiếu gạo ăn, muối càng thiếu dữ
        Hạt muối đắt như thể hạt vàng
        Thèm muối không tiền chẳng dám ngàng.

        Ai có tiền chỉ mua nổi một chén
        Ði mua phải đến tận Hà giang
        Hà giang! năm ngày đường xa xôi
        Mua muối chỉ là ước mộng thôi

        Những ai có nhiều tiền mua bán
        Cho ngựa đi thồ lấy thay người
        Người hầu không đi theo ngựa bước
        Chống gậy thêm chân ngược cổng trời

        Khát nước kiếm đâu ra một giọt
        Lã chã mồ hôi, nghỉ mấy hồi
        Ngựa làm nô lệ lưng thồ nặng
        Ðường gập ghềnh non nước rợn người

        Núi đá chênh vênh coi chừng số phận
        Trượt chân lăn xuống vực như chơi
        Về đến Ðồng Văn chưa thấy chết
        Mới biết ta còn sống đấy thôi

        Bây giờ đồi núi đã thay đổi
        Ðổi thay đường dốc hóa đường bằng
        Ðường này Chính phủ Cụ Hồ mở
        Mở thành đường tốt cho người dân

        Có ai muốn về Hà giang đấy
        Có ai muốn đến Ðồng Văn chơi
        Ra đường lên xe đi vui sướng
        Còn muốn ngồi thêm đã tới nơi

        Xưa kia đi mấy ngày vất vả
        Nay chỉ một ngày đã đến nhà
        Ngày xưa không biết đèn dầu hỏa
        Ngày nay trăm thứ đều có cả

        Cửa hàng mậu dịch của Chính phủ
        Hàng trăm mặt hàng đều có đủ
        Muốn mua thứ gì cũng tha hồ
        Khách đến lúc nào cũng bán cho

        Xưa trải bao đời mà chẳng thấy
        Nay chỉ một năm thấy đủ điều
        Người nghèo được đi xe mới lạ
        Nghĩ lại đổi thay quả cũng nhiều

12- 1963
Logged

phaphai
Thành viên
*
Bài viết: 330


« Trả lời #437 vào lúc: 21 Tháng Tám, 2013, 07:59:57 pm »

Công an giao thông  cũng rải quân từ sớm.


Cái nhà nghỉ Phố núi này thường là địa điểm tập kết của tụi em trước khi leo Khau Phạ!
Logged
phaphai
Thành viên
*
Bài viết: 330


« Trả lời #438 vào lúc: 21 Tháng Tám, 2013, 08:12:23 pm »

Không lên đấy thì cũng không biết trẻ con cũng bẫy én như dưới này

Logged
MUCTAU
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 534


« Trả lời #439 vào lúc: 23 Tháng Tám, 2013, 11:39:06 pm »

Ngày lễ Xíp Xí ( Tiếp theo )

Hôm nay Xíp Xí các em được nghỉ học.

   


Một người đàn ông thổi và bán khèn. Khèn của ông làm chắc chắn và đẹp. Tiếng rất trong. Chẳng mấy người thiết tha với tiếng khèn của ông.Tiếng khèn đang bay bổng mời gọi chuyển sang trầm buồn như lời ai vãn.



Người miền núi quen sống vào bàn tay lao động của mình. Vốn không ưa sự may rủi . Liệu còn giữ được nết đẹp đó bao lâu nữa khi những đứa trẻ với ánh mắt đầy háo dõi vào bàn '' cò quay'' ?

 

Những Đàn bà xúm xít chọn mua dụng cụ dùng trang trí hoa văn thổ cẩm. Nó có công dụng như một ngòi bút chứa mực để vạch lên tấm vải đã tráng sáp ong tạo nên những nét vẽ.







Hàng điện thoại cầm tay rất đắt khách. Bán chạy nhất là hàng Trung quốc, Mobile Q.




Chủ hàng phải tăng thêm nhân công để tải nhạc, ảnh vào máy cho khách.


 

Đĩa hình cũng rất đông khách. Mặc dù '' không rõ nguồn gốc '' , cũng chẳng kiểm nội dung nhưng phim, ảnh được thuyết minh bằng tiếng của mình là đồng bào thích.


 


 Hàng quà bánh, giải khát sớm chiếm được cảm tình của trẻ con.





Cả nhà thưởng thức những món ăn trong bản không có.





Đàn ông gặp nhau thì cứ phải '' chổng đít '' mới vui.





Xíp Xí chưa tàn mà đôi bạn trẻ đã đưa nhau ra chỗ vắng ngắm những vạt lúa xanh ngắt dưới thung. Họ đã '' đồng ý nhau rồi ''. Chờ có lúa, có trâu nữa thôi. Một kiểu làm kỷ niệm nào !










Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM