Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 02:03:03 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Nhìn lại quá khứ - Tấn thảm kịch và những bài học về Việt Nam  (Đọc 89259 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« vào lúc: 30 Tháng Sáu, 2009, 05:45:34 pm »


Tên sách: Nhìn lại quá khứ-Tấn thảm kịch và những bài học về Việt Nam
Tác giả: Robert S.McNamara
Người dịch: Hồ Chính Hạnh-Huy Bình-Thu Thuỷ-Minh Nga
Người hiệu đính: Sơn Thành Thuỷ
Nhà xuất bản: Chính trị Quốc gia
Năm xuất bản: 1995
Số hoá: ptlinh, chuongxedap




LỜI NHÀ XUẤT BẢN

Tháng 4 năm 1995, hai mươi năm sau khi cuộc chiến tranh Việt Nam kết thúc, Nhà xuất bản Random (Random House) đã cho ra mắt bạn đọc Mỹ cuốn sách: “Nhìn lại quá khứ: Tấn thảm kịch và những bài học về Việt Nam” của cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert S. McNamara.

Sau gần 30 năm im hơi lặng tiếng, kể từ khi rời khỏi Lầu Năm Góc, ông cựu Bộ trưởng Quốc phòng McNamara, người đã tham gia trong Chính phủ của Tổng thống Kennơđi và Tổng thống Giônxơn đã buộc phải cho ra đời cuốn sách mà theo lời ông nói: “Đây là cuốn sách tôi định không bao giờ viết ra”. Nhưng rồi cuối cùng ông vẫn tin rằng cần phải viết ra. Và, ông đã lý giải điều này là vì “cảm thấy đau lòng khi chứng kiến sự chỉ trích cay độc và thậm chí là sự khinh miệt của rất nhiều người Mỹ nhận xét về các thể chế chính trị và những người lãnh đạo...”.

Trong cuốn sách của mình, lần đầu tiên sau bao năm trăn trở, bức bối, ông đã phải công khai thừa nhận rằng: “Chúng tôi ở trong các chính quyền Kennơđi và Giônxơn, tham gia vào các quyết định về Việt Nam... Chúng tôi đã sai lầm, sai lầm khủng khiếp”. Có thể nói rằng đây là lời thú nhận chưa từng có trong lịch sử nước Mỹ. Cũng trong cuốn sách này, ông cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ còn nêu ra cụ thể những nguyên nhân dẫn tới thất bại trong cuộc chiến tranh Việt Nam và những bài học nước Mỹ cần rút ra qua cuộc chiến tranh này.

Chính vì vậy, ngay khi mới ra đời, cuốn sách đã gây chấn động dư luận Mỹ và trở thành một trong những cuốn sách bán chạy nhất ở Mỹ trong những tháng đầu năm 1995.

Để giúp bạn đọc có thêm tư liệu nghiên cứu về cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta, nhất là nguồn tư liệu từ phía Mỹ, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia cho dịch và xuất bản cuốn sách trên. Cuốn sách này được dịch từ nguyên bản tiếng Anh.

Xuất phát từ vị trí và lập trường riêng của mình, cho nên những đánh giá nhận định của ông McNamara có thể khác, thậm chí trái ngược với những đánh giá, nhận định của chúng ta. Nhưng chúng tôi hy vọng cuốn sách sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin bổ ích, giúp chúng ta hiểu sâu hơn về cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc ta.

                                                                                                                            Tháng 5 năm 1995
                                                                                                                 NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA
« Sửa lần cuối: 09 Tháng Hai, 2021, 01:40:44 pm gửi bởi ptlinh » Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #1 vào lúc: 30 Tháng Sáu, 2009, 05:47:43 pm »


LỜI NÓI ĐẦU

Đây là cuốn sách tôi định không bao giờ viết ra. Mặc dù trong hơn gần một phần tư thế kỷ qua, người ta đã liên tục thúc ép tôi nói ra những quan điểm của mình về Việt Nam, nhưng tôi đã do dự vì sợ rằng mình có thể bị coi là kẻ vì động cơ cá nhân, tự bào chữa hoặc có ý đồ trả thù - điều mà tôi muốn tránh bằng mọi giá. Có lẽ, tôi do dự cũng còn là vì thấy quá khó khăn khi phải nhìn thẳng vào những sai lầm của chính mình. Song có cái gì đó đã làm tôi thay đổi thái độ và muốn nói ra. Không phải tôi đáp lại mong muốn đưa ra câu chuyện riêng của mình, mà là muốn nêu ra trước nhân dân Mỹ tại sao Chính phủ và những người lãnh đạo của họ đã xử sự như họ đã làm và chúng ta có thể học được gì từ kinh nghiệm đó.

Những cộng sự của tôi trong chính quyền Kennedy và Johnson là một nhóm người đặc biệt, họ là những bầy tôi giàu lòng yêu nước, đầy thiện chí, thông minh, trẻ tuổi và khoẻ mạnh của Hoa Kỳ. Tại sao nhóm người đó - “những người giỏi nhất và thông minh nhất” ấy - như sau này chúng tôi được biết đến trong cái cụm từ mỉa mai đầy nghĩa xấu - lại mắc sai lầm về Việt Nam?

Câu chuyện đó vẫn chưa được nói ra.

Nhưng tại sao lại bây giờ? Tại sao sau chừng ấy năm im lặng, nay tôi lại tin rằng tôi nên nói ra? Có rất nhiều lý do; lý do chủ yếu chính là vì tôi cảm thấy đau lòng khi chứng kiến sự chỉ trích cay độc và thậm chí là sự khinh miệt của rất nhiều người Mỹ nhận xét về các thể chế chính trị và những người lãnh đạo của chúng ta.

Có nhiều nhân tố góp phần dẫn đến tình trạng này: cuộc chiến tranh Việt Nam, vụ Warter Gate, các vụ bê bối và tình trạng tham nhũng. Nhưng, suy nghĩ kỹ tôi không cho rằng các nhà lãnh đạo chính trị của nước Mỹ đã bất lực hay không có ý thức trách nhiệm và không quan tâm đến lợi ích của những người dân đã bầu họ và trông cậy ở họ. Tôi cũng không cho rằng họ lại kém cỏi hơn các nhà lãnh đạo ở các nước khác hay các đồng sự của họ ở khu vực tư nhân. Tất nhiên, bản thân họ cho thấy còn xa mới đạt tới mức hoàn hảo, vả lại nhân vô thập toàn. Họ đã phạm sai lầm nhưng hầu hết đó là những sai làm chính đáng.

Đó là những gì làm cho tôi đến nay vẫn bối rối đến đau lòng khi bàn về Việt Nam. Tôi biết rằng tới hôm nay có nhiều nhà lãnh đạo chính trị và học giả ở Mỹ cũng như ở nước ngoài vẫn cho rằng cuộc chiến tranh Việt Nam đã thực sự giúp ngăn chặn chủ nghĩa cộng sản lan truyền ở Đông và Nam Á. Một số người còn lập luận rằng cuộc chiến tranh Việt Nam đã đẩy nhanh việc kết thúc chiến tranh lạnh. Nhưng tôi lại còn biết rằng cuộc chiến tranh đó tàn phá nước Mỹ ghê gớm. Tôi không hề nghi ngờ điều đó. Không một chút nào. Tôi muốn nhìn lại Việt Nam với những nhận thức mới chứ, không hề muốn làm mờ đi những sai lầm trong đánh giá của bản thân tôi và của người khác, cùng cái giá quá đắt phải trả cho những sai lầm đó. Tôi muốn chỉ cho mọi người biết mức độ của các áp lực cũng như sự hiểu biết của chúng ta ở thời điểm đó.

Tôi muốn đặt Việt Nam trong toàn cảnh.

Chúng tôi ở trong các chính quyền Kennedy và Johnson, tham gia vào các quyết định về Việt Nam, đã hành động theo những gì chúng tôi coi là các nguyên tắc và truyền thống của dân tộc này. Chúng tôi đã ra các quyết định dưới ánh sáng của các giá trị đó.

Nhưng chúng tôi đã sai lầm, sai lầm khủng khiếp. Chúng tôi mắc nợ các thế hệ tương lai trong việc giải thích tại sao lại sai lầm như vậy.

Tôi thực sự tin rằng chúng tôi đã mắc sai lầm không phải về nhận thức các giá trị và mục đích, mà là về phán đoán và khả năng. Tôi thận trọng khi nói điều này vì tôi biết nếu những nhận xét của tôi lộ ra là để biện minh hay hợp lý hoá những gì tôi và những người khác đã làm, thì các nhận xét đó sẽ mất đi độ tin cậy hơn và chỉ làm tăng thêm sự chỉ trích cay độc của dân chúng. Chính sự chỉ trích cay độc đó làm cho người Mỹ lưỡng lự trong việc ủng hộ các nhà lãnh đạo của minh hành động khi cần thiết, nhằm đối phó và giải quyết các vấn đề trong và ngoài nước.

Tôi muốn người dân Mỹ hiểu tại sao chúng tôi phạm những sai lầm như thế và rút ra bài học từ những sai lầm đó. Tôi mong được nói rằng: “Đây là cái có ích mà chúng ta có thể rút ra từ cuộc chiến tranh Việt Nam và có thể vận dụng cho thế giới hôm nay và mai sau”. Đó là cách duy nhất để dân tộc ta có thể hy vọng đẩy quá khứ về phía sau. Nhà viết kịch Hy Lạp cổ đại Aeschylus có viết: “Phần thưởng cho nỗi khổ đau là kinh nghiệm”. Hãy để cho điều đó trở thành di sản lâu dài của cuộc chiến tranh.

Không phải dễ dàng khi đặt những con người, những quyết định và những sự kiện vào đúng chỗ trong trò chơi xếp hình Việt Nam. Khi quyết định nên xây dựng dàn bài cuốn hồi ký này như thế nào, tôi đã cân nhắc phải cố gắng miêu tả lại một cách toàn diện quãng thời gian bảy năm làm Bộ trưởng Quốc phòng của tôi. Điều này chắc chắn sẽ mang lại cho bạn đọc toàn bộ bối cảnh của các sự kiện và các quyết định mà tôi miêu tả. Nhưng thay vào đó, tôi đã chọn chỉ viết về Việt Nam với một cách đề cập cho phép tôi lần theo quá trình tiến triển của các chính sách của chúng tôi một cách mạch lạc mà nếu làm theo cách khác thì sẽ không có được.

Tôi làm như thế e có thể bị coi là quá giản đơn hoá vấn đề. Một lý do khiến cho các chính quyền Kennedy và Johnson không đưa ra được một cách đề cập theo trình tự và hợp lý cho những vấn đề cơ bản trong cuộc chiến tranh Việt Nam chính là vì chúng tôi phải đối phó với cả một mớ các vấn đề phức tạp khác - nhiều đến mức chóng mặt. Nói một cách đơn giản là chúng tôi bị cuốn hút vào một trận bão của các vấn đề trong khi mỗi ngày chỉ có 24 tiếng đồng hồ. Và thường thì chúng tôi không có thời gian để suy nghĩ cho chính xác.

Tình trạng nan giải này không chỉ là duy nhất đối với các chính quyền mà tôi đã phục vụ, hoặc chỉ đối với nước Mỹ. Nó đã tồn tại ở mọi thời đại và ở hầu hết các nước. Tôi chưa hề thấy một cuộc nghiên cứu chu đáo nào về vấn đề này. Trước đây nó đã tồn tại; ngày nay nó đang tồn tại và nó phải được nhìn nhận và có kế hoạch giải quyết khi đứng ra lập một chính phủ.

Tôi cho rằng những người viết hồi ký rất hay dựa vào những ký ức của mình. Dù ý định của họ có ngay thực đến mấy thì điều này luôn đưa họ tới chỗ chỉ nhớ lại những gì họ muốn nhớ - những gì họ mong đã xảy ra - chứ không phải là những gì đã thực sự xảy ra. Tôi đã cố giảm tới mức tối đa cái nguy cơ thực tế đó của con người bằng cách dựa vào những hồ sơ cùng thời bất cứ lúc nào thấy có thể được. Tuy nhiên, để tránh trình bày một cách máy móc hàng loạt các văn kiện và chứng cớ có liên quan, tôi đã cố gắng sắp xếp tài liệu sao cho trung thành với lịch sử. Đối với những ai cho rằng tôi đã quá nhấn mạnh khía cạnh này mà lờ đi khía cạnh khác thì tôi chỉ xin nói rằng sự miêu tả này đã tiến gần tới sự thật nhất mà tôi nhận thấy trên cơ sở của những thông tin tôi có được cho tới ngày hôm nay. Mục đích của tôi chẳng phải là để biện minh cho những sai lầm, cũng chẳng phải để đổ lỗi, mà là để nhận ra những sai lầm mà chúng tôi đã phạm phải, để hiểu được tại sao chúng tôi lại phạm những sai lầm đó và suy nghĩ xem làm thế nào có thể tránh được những sai lầm đó trong tương lai. Việt Nam và sự dính líu của tôi ở đó đã ảnh hưởng sâu sắc tới gia đình tôi, nhưng tôi không đi sâu vào tác động của điều đó đối với gia đình tôi và bản thân tôi. Thật ra tôi rất ngại nói về thời kỳ này, tôi chỉ là một cá nhân. Có nhiều phương cách mang tính xây dựng hơn để đề cập đến kinh nghiệm của dân tộc ta về Việt Nam, chứ không phải đi tìm hiểu lòng kiêu hãnh, những thành đạt, những nỗi thất vọng và thất bại của riêng tôi.

Khi ngẫm nghĩ về Việt Nam, tôi thường nhớ tới những vần thơ trong một bài thơ mà cách đây 30 năm, trong những ngày hoan hỉ sau khi Tổng thống Kennedy vừa nhậm chức, Marg đã làm cho tôi chú ý. Những vần thơ đó rút ra từ bài thơ “Little Gidding” của T.S. Eliot:

“Không ngừng đi khám phá
và mục tiêu cuối cùng
phải là nơi xuất phát
mới lần đầu nhận ra”.


Tôi vẫn chưa ngừng tìm kiếm, vả lại tôi cũng chưa hiểu hết nơi đó, nhưng giờ đây sau khi tôi đã tự bộc bạch và tự khám phá ra chính mình, thì tôi tin rằng tôi nhìn Việt Nam rõ hơn rất nhiều so với những năm 60. Đó thực sự là điểm xuất phát.

Điều đó đã xảy ra như thế nào? Những bài học gì có thể rút ra từ kinh nghiệm của chúng tôi?
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #2 vào lúc: 30 Tháng Sáu, 2009, 06:03:32 pm »


1

CUỘC HÀNH TRÌNH CỦA TÔI ĐẾN WASHINGTON
NGÀY 9/6/1916 - 20/1/1961


“Trong rừng hai ngả phân đôi
Biết đâu nẻo đất phương trời mà theo,
Chọn rồi - ngả ít người vào
Sự đời đổi khác, ai nào có hay”

ROBERT FROST “Con đường không đi



Một trong những ngày đáng tự hào nhất của đời tôi là các ngày ngay sau lễ nhậm chức của F. John Kennedy. Vào lúc 4 giờ chiều ngày 21/1/1961, tôi cùng chín thành viên nội các khác có mặt tại phòng Đông của Nhà Trắng để làm lễ tuyên thệ. Chúng tôi đứng thành một vòng bán nguyệt dưới dàn đèn chùm pha lê và đối diện với ngài Chánh án Earl Warren trong bộ y phục màu đen. Tôi và các thành viên nội các khác cùng đồng thanh tuyên thệ trước sự chứng kiến của Tổng thống Kennedy và phu nhân, các nhà lãnh đạo Quốc hội và các thành viên trong gia đình của chúng tôi. Sau đó, Tổng thống bước lên và chúc mừng chúng tôi.

Giờ đây, tôi là Bộ trưởng Quốc phòng thứ 8 và là Bộ trưởng Quốc phòng trẻ nhất từ trước đến nay. Mặc dù mới vừa tròn 44 tuổi, songtôi chưa phải là người trẻ nhất trong nội các. Tổng thống mới 43 tuổi; còn Robert Kennedy thì 35 tuổi. Cũng giống như những thành viên khác, tôi đã lớn lên trong những năm giữa các cuộc chiến của Chiến tranh thế giới thứ II. Tổng thống Kennedy biết rằng tôi sẽ đem lại cho quân đội kỹ thuật quản lý của giới kinh doanh giống như điều mà tôi và các đồng nghiệp của tôi ở trường Harvard đã làm khi còn là những sĩ quan kiểm soát thống kê trong cuộc chiến tranh đó. Tôi xúc động khi được gọi trở lại phục vụ cho đất nước.

Con đường dẫn tôi đến phòng Đông bắt đầu từ San Francisco. Ký ức đầu tiên của tôi là một thành phố tràn ngập trong niềm hân hoan. Đó là ngày 11/11/1918 - ngày đình chiến. Khi đó tôi mới 2 tuổi. Thành phố lúc này không chỉ ăn mừng sự kết thúc của Chiến tranh thế giới thứ I, mà còn chào mừng niềm tin mạnh mẽ của Tổng thống Woodrow Wilson rằng nước Mỹ và các nước đồng minh của Mỹ đã thắng cuộc chiến tranh này để kết thúc mọi cuộc chiến.

Tất nhiên, họ đã lầm. Thế kỷ XX đang trở thành thế kỷ đẫm máu nhất từ trước đến nay trong lịch sử loài người: 160 triệu người đã bị giết chết trong các cuộc chiến tranh trên toàn cầu.

Năm 1922 tôi vào học lớp 1. Khi đó rất thiếu lớp học do sự bùng nổ về trẻ em sau Chiến tranh thế giới thứ I. Lớp học của tôi là một cái lán gỗ. Các tiện nghi trong lớp thì nghèo nàn, nhưng giáo viên thì thật tuyệt vời. Cứ vào cuối tháng, cô giáo ra bài kiểm tra, và trên cơ sở kết quả bài kiểm tra đó cô sắp xếp lại chỗ ngồi của học sinh. Học sinh nào đạt điếm cao nhất được ngồi ở hàng đầu của dãy bàn ngoài cùng bên tay trái.

Tôi đã quyết tâm phải chiếm chỗ ngồi đó. Lớp học phần lớn là các học sinh người Anglo-saxon theo Đạo Tin lành, song những học sinh ganh đua với vị trí số một của tôi lại là những học sinh người Hoa, Nhật Bản và Do Thái. Sau mỗi tuần miệt mài học tập, tôi dành ngày thứ bảy và chủ nhật để vui chơi với những đứa bạn hàng xóm, trong khi đó những đối thủ của tôi lại đến các trường dân tộc để học tiếng mẹ đẻ, hấp thụ những nền văn hoá phức tạp và cổ xưa và rồi trở lại trường vào thứ hai với quyết tâm đánh bại đứa bạn người Ailen cùng lớp.

Tôi vui sướng mà nói rằng họ rất ít khi làm được điều đó. Tôi mong muốn đạt được vị trí xuất sắc trong học tập vì thực tế là cả bố và mẹ tôi đều không ai được vào trường cao đẳng (bố tôi chỉ mới học hết lớp 8 ). Thế là bố mẹ tôi cương quyết bắt tôi phải học. Quyết tâm của họ đã định hướng cuộc đời tôi.

Con người ta khi nhìn lại quãng đời của mình - trường hợp của tôi là nhìn lại 78 năm - có thể nhận ra những sự kiện quan trọng đã ảnh hưởng đến việc họ trở thành con người như thế nào và tại sao họ lại tin như họ đã tin. Tôi muốn đề cập đến ba sự kiện:

Một là, cuộc Đại suy thoái. Năm 1933, tôi tốt nghiệp phổ thông. Vào lúc đó đúng 25% đàn ông ở nước Mỹ bị thất nghiệp. Bố một người bạn học của tôi đã tự sát chỉ vì ông không thể nào nuôi sống được gia đình. Một người bạn khác, con gái một gia đình giàu có, đã gia nhập Đảng Cộng sản.

Những cuộc bãi công quyết liệt của công nhân nổ ra thường xuyên. Trong thời gian nổ ra các cuộc tấn công của ngành hàng hải ở vùng duyên hải phía Tây vào năm 1934 và 1936, người ta đặt súng máy trên các nóc nhà dọc khu cảng ở San Francisco để ngăn chặn xảy ra đụng độ ở các bến tàu. Có lần, trên phố Macket, tôi chứng kiến một phu khuân vác dồn một người đàn ông vào góc tường vì cho rằng ông này là kẻ phá hoại cuộc đình công. Người phu khuân vác đấm ngã người đàn ông, đè chặt một đầu gối người này vào vỉa hè, còn gót chân để trên lòng đường, rồi cứ thế giẫm mạnh lên ống chân làm gãy xương chân người đó. Cảnh bạo lực đó đã làm tôi kinh hoàng.

Tôi đã trực tiếp hiểu được nguyên nhân khơi mào tình trạng bạo lực khi tôi đến văn phòng giúp tìm việc làm của công đoàn vào mùa hè năm 1935 để xin một việc làm trên tàu biển nhằm kiếm tiền cho khoá học sáu tháng tiếp theo của tôi ở trường đại học. Tôi đã đi biển như một thủy thủ bình thường trên con tàu chở hàng SS Peter Kerr. Tiền công là 20 đôla một tháng; trên tàu không có hệ thống nước ngọt dùng cho nơi ăn ở của thủy thủ; giường ngủ thì rệp nhiều đến mức sáng dậy tôi đã đếm được 19 vết cắn ở một bên chân; còn thức ăn thì không thể nuốt nổi. Sức vóc tôi rất khỏe, thế mà cũng đã tụt mất 13 pao (5,8 kg) trong chuyến đi đó. Chuyển đi đã làm tôi cảm thông với tình trạng khốn khổ của người lao động không có tổ chức mà cho đến bây giờ vẫn còn để lại ấn tượng trong tôi. Là người điều hành trong ngành công nghiệp ôtô, tôi thán phục các nhà lãnh đạo công đoàn như Walter Reuther và khi ở Lầu Năm Góc tôi đã tìm cách tuyển Jack Conway - một quan chức của Liên hiệp các công nhân ngành ôtô, làm trợ lý Bộ trưởng phụ trách công tác nhân sự.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #3 vào lúc: 30 Tháng Sáu, 2009, 06:13:31 pm »


Các sự kiện thứ hai và thứ ba lại liên quan tới nhau - đó là việc tôi vào học ở Trường Đại học California ở Berkeley và cuộc gặp của tôi với Margaret. Tôi đến California vì đó là trường đại học loại một duy nhất mà tôi có thể có đủ tiền để theo học. Học phí là 52 đôla một năm. Berkeley đã mở ra một thế giới hoàn toàn mới mẻ đối với tôi - đó là thế giới của lịch sử, các ý tưởng, các giá trị đạo đức và tinh thần, học vấn và phát triển trí tuệ. Ông hiệu trưởng Robert Golder Sproul và Monroe Deutsch đã làm được điều tưởng không thể có được là: mặc dù trường hoàn toàn phụ thuộc vào một Quốc hội bang bảo thủ và chịu sự khống chế của các nghị sĩ vùng nông thôn để có ngân sách cho trường, song Sproul và Deutsch đã tạo được một bầu không khí tự do tranh luận và tự do trí thức. Bốn năm học ở đó đã làm cho tôi tiếp cận với những khái niệm về công lý, tự do và sự cân bằng giữa quyền lợi và nghĩa vụ mà cho đến nay tôi vẫn còn nhớ rõ.

Những quan niệm đó cũng định hình tương lai của tôi theo một cách khác. Trong tuần lễ đầu tiên của tôi ở khu ký túc xá của trường đại học, tôi đã gặp Margaret Mc. Kinstry Craig, một cô gái trẻ, hoạt bát, duyên dáng và thông minh, là người vùng Alameda thuộc bang California.

Bảy năm sau chúng tôi cưới nhau. Margaret đã đem đến sự cân bằng sức mạnh và niềm vui cho cuộc đời tôi. Margaret đã bù đắp cho tôi trên mọi phương diện. Margaret thông minh một cách bẩm sinh: cô thân mật, cợt mở, hiền lành, hoà nhã và được mọi người yêu quý. Nếu không có Marg, có lẽ tôi đã trở thành nhỏ bé.

Tôi chọn kinh tế học là môn học chính, còn triết học và toán học là thứ yếu vì trong đầu tôi chưa có ý niệm cụ thể nào về nghề nghiệp. Nên xét tới hoàn cảnh lịch sử, giờ đây có thể hiểu được là tại sao khi đó môn kinh tế học hấp dẫn như vậy. Tuy nhiên. những giây phút mang tính định hướng trong quá trình học tập của tôi lại rơi vào các buổi học về triết học và toán. Các khoá học về luân lý học buộc tôi phải xác định những giá trị của mình, còn môn lôgic học đem lại cho tôi cách tư duy chặt chẽ và chính xác. Và các thầy giáo dạy toán dạy tôi rằng phải xem toán học như là một quá trình tư duy, một thứ ngôn ngữ dùng để diễn đạt phần lớn, nhưng chắc chắn không phải là tất cả hoạt động của con người.

Đó là một sự khám phá. Cho đến bây giờ, tôi vẫn coi việc xác định số lượng là một thứ ngôn ngữ để tăng thêm tính chính xác cho việc lý giải thế giới. Tất nhiên, không thể vận dụng điều đó đối với những vấn đề thuộc về đạo đức, thẩm mỹ và tình yêu, nhưng nó lại là một thứ công cụ mạnh mẽ thường bị lãng quên. Chúng ta tìm cách giải quyết tình trạng nghèo đói, thâm hụi tài chính hoặc thất bại trong các chương trình y tế của nước Mỹ.

Một sự kiện khác nữa có tác động lớn đối với đời tôi, mặc dù lúc đó tôi ít khi nhận thấy, là việc tôi tham gia Quân đoàn huấn luyện sĩ quan dự bị (ROTC). Trường Berkeley là một trường công được cấp đất và kinh phí hoạt động, vì vậy hồi đó tất cả các nam sinh viên đều phải tham gia ít nhất hai năm huấn luyện quân sự. Tôi đăng ký theo học chương trình huấn luyện hải quân lựa chọn trong bốn năm nhưng bị từ chối vì mắt kém. Do đó tôi đã phục vụ hai năm trong lục quân thuộc Chương trình ROTC.

Có điều tôi nhận thấy là không có ai coi trọng giới quân sự cả. Tôi và các bạn cùng lớp xem nó như là một thứ nghi lễ vô dụng, không thích hợp với thế giới của chúng tôi. Vào cái ngày duyệt binh cuối cùng sau khi đã phải diễu binh trước mặt ông hiệu trưởng, chúng tôi quẳng ngay những khẩu súng trường chết tiệt đó. Tất nhiên chỉ trong vòng ít năm thôi, chúng tôi có quá đủ lý do để thán phục thế hệ các sĩ quan quân sự chuyên nghiệp như George Marshall, Hap Armold, Max Taylor và Dwight Eisenhower, vì họ đã kiên trì đến cùng cuộc đời binh nghiệp vào lúc chẳng ai thèm quan tâm đến nó.

Dù có hay không có suy thoái, những người như Max Taylor đều có thể xuất ngũ và xây dựng được cơ nghiệp vào lúc trước Chiến tranh thế giới thứ II. Nhưng họ đã lựa chọn con đường phụng sự quốc gia. Và khi thời cơ đến, họ đã cứu nguy cho quốc gia đó. Chúng ta sẽ đời đời biết ơn họ.

Học xong ở Berkeley, tôi vào học ở trường Cao học Harvard về quản lý kinh doanh để cố học lấy những kỹ năng cơ bản cần thiết để kiếm một việc làm. Nhiều người theo học môn này xem ra đều cho rằng mục đích của kinh doanh chỉ là để làm ra tiền. Nhưng có một số người khác như giáo sư Ross G. Walker dạy môn kiểm soát tài chính và giáo sư Edmund P. Learned dạy môn tiếp thị lại có cái nhìn rộng hơn. Họ dạy rằng các nhà lãnh đạo kinh doanh có nghĩa vụ phục vụ xã hội cũng như các cổ đông của họ, và rằng một công ty có thể chủ tâm tìm kiếm lợi nhuận, nhưng đồng thời cũng phải làm tròn bổn phận đối với xã hội. Tôi nhớ đến một câu nói về điều này mà có thể Walk và Learned đều thích: “Không có gì mâu thuẫn giữa một trái tim mềm yếu với một cái đầu cứng rắn”. điều này đã trở thành nguyên tắc chỉ đạo đời tôi.

Tôi yêu thích Harvard chừng nào thì tôi cũng nhớ California như vậy. Ngay sau khi tốt nghiệp năm 1939, tôi trở về San Francisco và kiếm được một việc làm với mức lương 125 đôla một tháng. Mùa hè năm sau đó ông chủ nhiệm khoa Wallace Donham ở trường kinh doanh đã đề nghị tôi trở lại trường làm giáo viên trung cấp của khoa.

Ông cần tôi trả lời ngay vì năm học mới chỉ còn sáu tuần nữa là bắt đầu. Nhưng tôi nói một mình tôi không thể quyết định được điều này. Tôi giải thích là tôi đang theo đuổi một cô gái và nếu tôi thuyết phục được cô ta lấy tôi thì tôi sẽ quay về Harvard; còn nếu không thì - câu trả lời là không. Lúc này Margaret đang nghỉ học và cùng với mẹ và dì lái xe đi du lịch quanh nước Mỹ. Tôi lần theo và tìm được họ tại YWCA ở thành phố Baltimore và tại đó, qua nói chuyện điện thoại, Margaret đã chấp nhận lời cầu hôn của tôi. Trên đường quay về California, nhận thấy chẳng còn mấy thời gian để chuẩn bị cho đám cưới, nên từ thị trấn Red Wing, Minnesota, Margaret đã đánh điện cho tôi: “EM PHẢI ĐẶT IN THIẾP MỜI ĐÁM CƯỚI LOẠI IN NỔI NGAY TỪ GIỜ - TÊN ĐỆM CỦA ANH LÀ GÌ?” Tôi điện trả lời: “STRANGE”, đó là tên họ của mẹ tôi thời con gái. Margaret điện trả lời: “ KHÔNG SAO, DÙ HỎI NHƯ VẬY LÀ KỲ CỤC. TÊN ĐỆM CỦA ANH LÀ GÌ?”*.

Chúng tôi thuê căn hộ một phòng ở Cambrige và trong hơn một năm trời, chúng tôi đã sống hạnh phúc bên nhau hơn cả điều mà chúng tôi mơ ước, mặc dù hàng ngày chúng tôi phải rửa bát đĩa ngay trong bồn tắm. Đứa con đầu lòng của chúng tôi sinh ngày 31/10/1941.
_________________________________
* Đây là sự hiểu lầm của Margaret về chữ Strange do điện trả lời của Mc Namara quá ngắn gọn. Strange là tên họ đệm của người, song chữ Strange trong tiếng Anh lại có nghĩa là xa lạ, kỳ cục - ND
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #4 vào lúc: 30 Tháng Sáu, 2009, 06:14:20 pm »


Cuộc tấn công bất ngờ của Nhật Bản vào Trân Châu Cảng xảy ra năm tuần sau đó. Đầu năm 1942, trường kinh doanh đã ký một hợp đồng với không quân Mỹ đào tạo các sĩ quan kiểm soát thống kê. Không quân Mỹ lúc đó đang phát triển mạnh về quy mô. Trước đó, cuộc tấn công chớp nhoáng bằng không quân bắt đầu diễn ra ở châu Âu, không lực Mỹ lúc đó chỉ có gần 1.800 máy bay và 500 phi công. Đến khi Hitle xâm lược Pháp vào tháng 5/1940, Tổng thống Roosevelt yêu cầu phải sản xuất ít nhất 50.000 máy bay một năm. Hầu như chỉ trong có một đêm, quân đội Mỹ nhận thấy phải làm thế nào nắm cho được một trong những ngành công nghiệp lớn nhất và phức tạp nhất của nước Mỹ, và thế là họ quay sang Trường Harvard để tìm kiếm sự giúp đỡ.

Người đứng đầu chương trình kiểm soát thống kê của không quân là một sĩ quan trẻ, táo tợn, đặc biệt có tài tên là Charles B. “Tex” Thornton. Anh ta cộng tác chặt chẽ với Robert A. Lovett, trợ lý Bộ trưởng Chiến tranh phụ trách không quân. Lovett dường như không biết xoay xở ra sao. Trước đó, anh ta từng là một chủ ngân hàng đầu tư nổi tiếng ở New York. Anh ta hiểu rõ để quản lý tốt thì thông tin có tính chất quyết định như thế nào. Nhưng lực lượng không quân anh ta tiếp nhận lại nhỏ bé và thiếu thông tin đến mức anh ta hầu như không có các số liệu để lên kế hoạch và kiểm soát các hoạt động.

Thornton nhanh chóng lập ra một hệ thống kiểm soát thô sơ. Chẳng bao lâu sau mỗi khi không quân cất cánh, những nhân viên được phân công theo dõi các đơn vị có thể ghi lại các số liệu như tình trạng máy bay (sẵn sàng chiến đấu, có thể sửa chữa được, không còn khả năng vận hành, tình hình của phi công, những hình thức huấn luyện đã qua, số thương vong, nhu cầu thay thế) và tình hình hoạt động (số lần bay, loại phi vụ, mục tiêu đã bắn phá, mức độ thành công, thiệt hại về người và trang bị...). Tổng hợp các báo cáo đó, các vị chỉ huy có thể có được một bức tranh mới nhất về các hoạt động - và cả những yếu kém - của không lực Hoa Kỳ trên toàn thế giới. Thornton không có ý định xây dựng một vương quốc của các nhân viên. Tầm nhìn của anh sâu sắc hơn thế nhiều. Anh ta nghĩ rằng hệ thống này và các dữ liệu nếu được dùng một cách thông minh có thể giúp giành thắng lợi trong cuộc chiến. Đó là nguyên tắc chỉ đạo của việc kiểm soát thống kê và làm cho nó trở nên lý thú khi được coi là một phần trong công việc của nhóm.

Với mong muốn đóng góp vào cuộc chiến này, tôi và một số đồng nghiệp đã chấp nhận lời mời của Trưởng khoa Donham tham gia giảng dạy trong chương trình. Đầu năm 1943. Bộ Chiến tranh đề nghị tôi và một giáo sư trẻ khác là Myles Mace sang làm việc trực tiếp với Quân đoàn không quân số 8 của Mỹ vừa mới được thành lập tại nước Anh. Mặc dù lúc đầu chúng tôi sẽ làm việc với tư cách là những cố vấn dân sự cho Bộ Chiến tranh. nhưng họ nói rõ rằng sau này sẽ đề nghị để chúng tôi được hưởng các chế độ như sĩ quan quân đội.

Myles và tôi được miễn quân dịch vì hai lý do - chúng tôi đang giảng dạy tại một trường quân đội và cả hai chúng tôi đều mới lập gia đình - nhưng chúng tôi đều đồng ý đi sang Anh làm việc. Có lẽ tôi không bao giờ và không thể tình nguyện được nếu không có sự ủng hộ nhiệt thành của Marg - mặc dù phải hy sinh chịu đựng. Nếu tôi bị chết, tình hình tài chính của Marg sẽ rất khó khăn. Đó là mối quan tâm trực tiếp của tôi vì theo kế hoạch tôi sẽ bay đi London trên chiếc Pan American Clipper, và các đồng nghiệp của tôi giục tôi nên mua bảo hiểm sinh mạng vì chuyến bay rất nguy hiểm (quả thực, chiếc máy bay này trong chuyến bay sau đó đã bị rơi ở Lisbon). Tôi phải vay ông trưởng khoa trường kinh doanh 100 đôla để đóng phí bảo hiểm cho hợp đồng bảo hiểm 10.000 đôla.

Ba năm tiếp sau đó, tôi đã phục vụ tại Anh, Kansas, Ấn Độ, Trung Quốc, Washington, D.C. Thái Bình Dương và Ohio. Mặc dù các phương pháp của Thornton không được áp dụng triệt để lắm, nhưng có những lúc chúng đã có tác động quan trọng. Khi rời quân ngũ vào tháng 1/1946 với quân hàm trung tá, tôi đã được Tướng Amold - Tham mưu trưởng Không quân - tặng thưởng Huân chương quân công (Legion of Merit) vì đóng góp của tôi vào Chương trình.


Vào ngày kỷ niệm chiến thắng phát xít Nhật tháng 8/1945, cả Marg và tôi đều phải nằm ở Quân y viện Không quân ở Dayton, bang Ohio vì mắc chứng bại liệt. Bệnh của tôi nhẹ hơn và khoảng sáu tuần sau đó thì tôi ra viện. Còn bệnh của Marg nặng đến mức bác sĩ bảo rằng cô ấy sẽ không nhấc nổi cánh tay hoặc chân lên được. Mùa thu năm ấy, ông trưởng khoa của Trường Y Harvard giúp tôi chuyển Marg đến Bệnh viện trẻ em ở Baltimore, một trong những bệnh viện chỉnh hình tốt nhất. Nhờ sự chăm sóc trong những tháng sau đó, nhờ sinh lực và ý chí mạnh mẽ của bản thân mà Marg đã vượt qua. Nhưng tiền chữa bệnh thì rất đắt.

Trong khi đó Tex Thornton lại có một dự án mới: tập hợp một nhóm các cựu chiến binh từng làm trong văn phòng của anh ta cùng nhau làm ăn ở ngoài dân sự. Ý của anh ta là tìm một công ty lớn có nhu cầu tổ chức lại và hiện đại hoá sẽ thuê anh ta và nhóm của anh vào làm việc: theo hợp đồng cả gói. Đó là một kế hoạch táo bạo đầy cá tính của Tex. Khi Tex đề nghị tôi tham gia với tư cách người chỉ huy thứ hai của nhóm, tôi đã trả lời dứt khoát là không. Tôi nói, Marg và tôi muốn trở lại sống ở Harvard.

Tex cứ theo tôi mãi. Cuối cùng anh ta đã làm tôi phải chú ý khi anh ta nói thẳng rằng: “Bob, anh biết đấy, anh không thể trở về Harvard được đâu. Anh sẽ không bao giờ có đủ tiền để trả viện phí cho Margaret”. Đến lúc đó, Tcex cho rằng anh ta đã tìm được người nhận thuê nhóm làm việc: đó là Henry Ford II - người vừa kế tục ông mình là nhà sáng lập Công ty ôtô Ford làm chủ tịch Công ty này. Tôi vẫn nghĩ kế hoạch của Tex thật viển vông, song tôi nói với Tex là tôi sẽ xem xét nếu chúng tôi cùng đến trụ sở của Công ty Frord ở bang Michigan, gặp cậu Frord trẻ tuổi đó và trực tiếp nghe anh ta nói rằng anh ta cần chúng tôi và có kế hoạch dùng chúng tôi một cách có hiệu quả.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #5 vào lúc: 30 Tháng Sáu, 2009, 06:16:27 pm »


Vài tuần sau, vào tháng 11/1945, vẫn trong bộ quân phục, mấy chúng tôi lái xe đi suốt con đường tới thị xã Dearborn ở bang Michigan. Chúng tôi gặp Henry và ông phó Chủ tịch phụ trách quan hệ công nghiệp. Ông John Bugas. John là nhân viên Cục điều tra liên bang (FBI) phụ trách văn phòng của Cục ở thành phố Detroit. Ông già Ford đã thuê John vào đầu những năm 40 để bảo vệ cho các cháu mình là Henry Frord II và anh em của Henry. (giống như bao người giàu có khác, ông Ford II rất lo sợ sau vụ bắt cóc đứa trẻ nhà Lindbergh mấy năm trước).

Công ty là nơi khá phức tạp. John sau này có kể một chuyện về Harry Bennett, một trong số võ sĩ quyền anh của Hải quân Mỹ. Tay này cũng bắt đầu từ việc làm vệ sĩ cho đám cháu của ông Ford, thế rồi được lên chức và có một văn phòng lớn ở tầng trệt trong toà nhà chính của Công ty. Nhưng anh ta vẫn không thay đổi phong cách của mình. Anh ta thích giữ một khẩu súng lắp đầy đạn trong ngăn kéo bàn làm việc để thỉnh thoảng khi có người đến gặp, anh ta có thể rút súng bắn vào tường qua vai của khách. Năm 1943, Henry trẻ quyết định loạt Bennett ra khỏi Công ty và yêu cầu John sa thải anh ta. John suy nghĩ cách thực hiện điều đó thế nào. Trước khi đi xuống văn phòng của Bennett. John đeo bao súng ngắn của FBI đề phòng Bennett bắn lại để phản đối. Sự ra đi của Bennett đã diễn ra êm thấm.

Khi cuộc chiến tranh kết thúc, John cho rằng chẳng có mấy ai có thể cạnh tranh với anh ta trong cuộc chạy đua tranh giành chức vụ chóp bu của Công ty. Hồi đó chỉ có một vài người tốt nghiệp cao học trong số 1.000 quan chức điều hành cao cấp của Công ty Ford. Vì vậy khi nhóm chúng tôi xuất hiện, anh ta nghĩ chúng tôi là những kẻ cạnh tranh. Anh ta chẳng hài lòng chút nào. Trong buổi chúng tôi gặp Henry, anh ta ngồi im lặng một hồi rồi nói: “Này Henry, nếu anh muốn những người này...”.

Henry cắt ngang: “John, liệu tôi phải nói với anh bao nhiêu lần rằng tôi muốn thuê những người này? Mọi việc đã thoả thuận xong rồi”.

Đối với John, việc đó chưa phải là đã xong. Cuối tháng 1/1946 khi chúng tôi đến trình diện tại trụ sở ở Dearborn để làm việc, John đã đưa chúng tôi đến văn phòng tuyển người làm tại nhà máy River Rouge khổng lồ của Công ty Ford, cách đó khoảng một dặm. Tại đó, họ yêu cầu chúng tôi phải làm các bài kiểm tra trong hai ngày. Họ ra đủ kiểu bài kiểm tra mà tôi chưa từng nghe đến bao giờ: kiểm tra trí thông minh, quá trình thành đạt, tính cách và năng lực lãnh đạo - danh sách các bài kiểm tra còn dài nữa. Rõ ràng, John đang xoi mói để tìm ra những sai sót nhằm chứng minh rằng Henry đã sai lầm.

Làm xong các bài kiểm tra, tôi nghĩ rằng chúng tôi đều đã làm tốt. Theo giải thích của một nhà tâm lý học công nghiệp, kết quả của tôi khá cao và Công ty đã đưa tất cả chúng tôi vào làm việc ở các vị trí điều hành. Nhưng mãi sau này tôi mới rõ là cả nhóm chúng tôi đã làm tốt các bài kiểm tra như thế nào. Bốn người trong chúng tôi đạt điểm 100/100 về khả năng lý giải và tư duy, còn cả mười người đều đạt điểm 100/100 về bài kiểm tra thực hành.

Như vậy ý đồ của John đã bị phá hỏng1.

Vì chúng tôi làm việc có đầu óc và lại trẻ tuổi, nên được mệnh danh là nhóm “Whiz Kids” (những người thành đạt rất nhanh). Nền văn minh công nghiệp ôtô làm chúng tôi choáng ngợp chừng nào thì chúng tôi cũng làm cho nền văn hoá riêng của Công ty Ford bị sốc chừng ấy. Hầu hết mọi người trong nhóm chúng tôi đều tránh khung cảnh xã hội ở thành phố Detroit. Các quan chức điều hành cao cấp của Công ty luôn sống ở những vùng ngoại ô giàu có như Grosse Point hoặc Bloomfield Hills; nhưng riêng hai chúng tôi lại chọn đến sống ở Ann Arbor, nơi có Trường Đại học Michigan để có thể nuôi dạy con cái trong môi trường học tập.

Quan điểm chính trị của chúng tôi cũng không phải là tiêu biểu cho các nhà quản lý của Công ty Ford. Một trong các công việc của John Bugas mà sau này tôi được biết là đi quyên tiền trong số các nhà quản lý chóp bu của Công ty Ford cho đảng Cộng hoà. Tôi từ chối đóng góp. Vào đầu những năm 50, khi tôi trở thành người phụ trách Ford Division - bộ phận lớn nhất của Công ty, tôi cũng lại từ chối khi anh ta đề nghị tôi kêu gọi quyên góp trong số khoảng 1.100 các ủy viên ban quản trị có mức lương cao nhất thuộc bộ phận tôi phụ trách.

Thay vào đó, tôi gửi cho mỗi người một lá thư nói rằng chúng ta sống trong một chế độ dân chủ, chế độ chính trị dựa trên hệ thống mạnh mẽ gồm hai đảng với sự đóng góp tài chính của các cá nhân và tôi hy vọng họ cũng như tôi, có thể đóng góp cho đảng này hoặc đảng kia. Bức thư của tôi nói tiếp rằng nếu họ muốn đóng góp cho Đảng Dân chủ thì họ có thể gửi cho một ông nào đấy, còn đóng góp cho Đảng Cộng hoà thì nộp cho ông Bugas. Không ai biết được họ ủng hộ đảng nào, còn tôi thì mong họ ủng hộ đảng nào cũng được. Những chuyện như thế này làm cho nhiều uỷ viên ban quản trị chẳng yêu quí gì tôi.

Sự bất đồng cũng không quan trọng. Tôi có được một loại hợp đồng không viết thành văn với Henry Ford II là nếu tôi mang lại lợi nhuận cho Công ty thì tôi có thể sống theo kiểu mà tôi thích. Nhóm Whiz Kids đã hoàn thành công việc ông ta thuê chúng tôi làm. Trong vòng 15 năm sau, sáu người trong nhóm chúng tôi đã trở thành những uỷ viên điều hành cao cấp (trong đó có hai người làm chủ tịch). Trong thời gian đó, Công ty lớn mạnh nhanh chóng và giành lại được một mảng thị trường lớn trước đây bị rơi vào tay Công ty General Motors. Giá trị vốn tăng lên mạnh.

Tex Thornton không còn ở trong nhóm nữa. Anh ta làm việc chưa đầy hai năm thì bị sa thải do cãi nhau với Lewis Crusoe, Phó Chủ tịch phụ trách tài chính. Tôi cũng có thể bị sa thải bất cứ khi nào, đặc biệt vì quan điểm của tôi khác với quan điểm của phần lớn những người trong Công ty và trong ngành công nghiệp về những vấn đề có nhiều tranh cãi như an toàn lao động, sử dụng thiết kế chức năng tiết kiệm trong vận hành và giảm ô nhiễm. Nhưng tôi biết cách cộng tác với các đồng sự của mình, và tôi đã được đề bạt liên tiếp bởi vì tôi làm việc có kết quả.
___________________________________
1. John A. Byrne, Whiz Kids (New York: Doubleday, 1993), tr. 98.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #6 vào lúc: 30 Tháng Sáu, 2009, 06:19:29 pm »


Mùa hè năm 1960. Ernest Breech, người thứ hai sau Henry Ford II đang chuẩn bị nghỉ hưu. Tháng sáu, Henry, John Bugas và tôi đi Cologne, Tây Đức để thăm một Công ty của chúng tôi ở đó. Chúng tôi trở về khách sạn vào khoảng 2 giờ sáng. Thang máy dừng lại ở tầng của John và tôi. Phòng của Henry ở tầng trên. Khi chúng tôi chuẩn bị bước ra khỏi thang máy thì Henry nói: “Bob, lên làm cốc rượn nhé!”

- “Tôi không muốn uống. Tôi đi ngủ đây, - tôi nói.

- “Henry, tôi sẽ uống với anh”, - John nói.

- “Tôi không mời anh”. Henry nói với John. “Tôi mời Bob”.

Tôi lên phòng và lúc đó Henry chính thức đề nghị tôi làm Chủ tịch Công ty. Tôi nói sẽ nghĩ về chuyện đó, tôi phải nói chuyện với Marg và sẽ trả lời ông ta trong vòng một tuần. Một tuần sau, tôi nhận lời. Tôi được Hội đồng Quản trị bầu chính thức vào cuối tháng 10.


Sáng sớm thứ năm ngày 8/12/1960, bảy tuần sau khi tôi thành Chủ tịch của Công ty Ford, tôi rời Ann Arbor đi xe tới văn phòng ở Dearborn. Trên đường đi tôi ghé vào nhà máy River Rouge. Khoảng 10 giờ 30, khi tới trụ sở cơ quan, cô thư ký của tôi là Virginia Marshall, đưa cho tôi một danh sách dài các cú điện thoại nhắn tin. Tôi ra lệnh cho cô ta phải tìm cách để tôi trả lời tất cả các cú điện thoại đã gọi đến, kể cả những lời kêu ca phàn nàn, thế rồi không nhìn vào bản danh sách, tôi đưa trả lại cho cô ta và nói “Hãy bắt đầu từ trên xuống!”.

Khoảng nửa giờ sau, cô thư ký thông báo: “Ông Robert Kennedy đang ở đầu dây”. Tôi chưa bao giờ gặp ông ta (bảy năm rưỡi sau tôi phải khiêng quan tài ông ta đến nghĩa trang quốc gia Arlington) và chưa hiểu vì sao ông ta lại gọi cho tôi, thì ông đã nói ngay: “Tổng thống đắc cử sẽ lấy làm cảm kích nếu ông có thể gặp em rể chúng tôi là Sargent Shriver”. Tôi nói rất vui mừng, mặc dù tôi không hề biết Sargent là ai và cũng chẳng có một chút ý niệm gì là tại sao ông ấy muốn gặp tôi. Tôi đề nghị cuộc gặp vào thứ ba tuần sau.

“Không được, không được!” - Robert Kennedy nói. “Anh ấy cần gặp ông trong ngày hôm nay”. Tôi nói bây giờ đã gần 11 giờ rồi. Ông ta đáp: “Ông cứ định thời gian và anh ấy sẽ đến”. Thấy vậy tôi bèn nói “Bốn giờ”. Đúng bốn giờ. Sarge đến văn phòng của tôi. Mở đầu câu chuyện, ông ta nói: “Tổng thống đắc cử chỉ thị cho tôi đến mời anh giữ chức Bộ trưởng Ngân khố”.

- “Ông mất trí đấy à. Tôi không đủ khả năng đảm nhận chức vụ đó” Tôi nói.

- “Nếu anh cứ giữ lập trường như vậy, tôi được uỷ quyền nói rằng Jack Kennedy muốn anh làm Bộ trưởng Quốc phòng”

- “Sao vô lý thế. Tôi không làm được đâu” Tôi trả lời.

- “Thôi được, ít ra thì Tổng thống đắc cử chỉ mong anh đồng ý gặp ông ta tại Washington vào ngày mai”. Sarge nói.

Tôi không thể từ chối được.

Phòng của Henry Ford ngay cạnh phòng tôi. Sau khi Sarge ra về, tôi đi sang định kể cho ông ta nghe nội dung cuộc gặp, trù tính sẽ bảo đảm với ông ta rằng sẽ chẳng có điều gì xảy ra. Nhưng Henry đã đi New York mất rồi. Tôi yêu cầu máy bay của Công ty đưa tôi đến New York để thông báo cho ông ta, trước khi tôi gặp Tổng thống vào ngày hôm sau. Henry sững sờ khi nghe tôi nói, nhưng tôi nhấn mạnh là sẽ không có gì thay đổi sau chuyến đi của tôi tới Washington.

Hôm sau, tôi gặp Tổng thống đắc cử Kennedy tại nhà riêng ở phố N tại Georgetown. Các phóng viên nhiếp ảnh, đài phát thanh, vô tuyến truyền hình đứng chật đường phố trước ngôi nhà gạch đỏ ba tầng. Nhân viên mật vụ đưa những vị khách không được tiết lộ theo lối sau vào nhà.

Chúng tôi gặp nhau, bắt tay. Khi Tổng thống hỏi liệu tôi có thể giữ chức Bộ trưởng Quốc phòng được không, tôi đã trả lời như tôi đã nói với Sarge: “Tôi không xứng đáng”.

- “Ai xứng đáng?”, ông hỏi lại.

Tôi đã không nhận ra rằng ý của ông hỏi không phải để tìm câu trả lời. Tôi gợi ý Thomas Gates, Bộ trưởng Quốc phòng đương nhiệm. Quả thực, trên đường đi Georgetown sáng hôm đó, tôi có dừng lại ở Lầu Năm Góc để tìm hiểu xem liệu Tom - người tôi quen từ hồi ở Công ty giấy Scott, khi đó cả hai chúng tôi đều là giám đốc vào những thời gian khác nhau, có muốn tiếp tục phục vụ trong chính quyền mới hay không. Anh ta cho biết muốn tiếp tục ở lại.

Tổng thống cho qua điều đó mà không nhận xét gì. Ông bác ý kiến của tôi nói rằng tôi không đủ năng lực, lưu ý một cách tỉnh khô rằng theo ông ta biết thì không có một trường lớp nào đào tạo các Bộ trưởng Quốc phòng cả và cũng không có trường lớp nào đào tạo ra các Tổng thống. Ông yêu cầu tôi chí ít hãy xem xét đề nghị của ông và gặp lại vào thứ hai tuần lễ sau đó.

Tôi đồng ý nhưng nói rằng tôi tin là câu trả lời sẽ tương tự.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #7 vào lúc: 30 Tháng Sáu, 2009, 06:20:27 pm »


Làm sao Tổng thống đắc cử Kennedy lại giao cho tôi một chức vụ trong nội các? Tôi không chắc chắn lắm nhưng tin là có hai người liên quan chính đến chuyện này là Bob Lovett, người biết tiếng tôi ở Công ty Ford và công việc của tôi thời trong quân đội và John Kenneth Galbraith, nhà kinh tế theo trường phái tự do trường Harvard. Tôi gặp Ken, người giờ đây đã là bạn thân của tôi trong một chuyến đi dã ngoại của anh ta đến Detroit hồi giữa những năm 50. Lúc đó, Ken đang nghiên cứu về cách quản lý liên hiệp công ty. Anh ta đã tìm gặp tôi bởi vì anh ta có nghe nói một thành viên Ban Quản trị ở Detroit là một người lập dị. Từ lâu tôi đã thán phục văn phong của anh ta và ngày nay vẫn cứ cười thầm mỗi khi nghĩ về câu xôi chấm xôi anh ta viết trong cuốn Xã hội phồn vinh.

Sau này Ken nói anh ta đề xuất tên tôi vì nghĩ rằng Tổng thống cần một nhà kinh doanh có những ý nghĩ sáng tạo. Việc tham gia đảng phái hầu như không liên quan gì đến chuyện này. Cũng như nhiều người, có thế Ken nghĩ tôi là người của Đảng Cộng hoà. Báo chí có đôi lúc đã gọi tôi là như vậy vì hồi 21 tuổi, khi đăng ký danh sách cử tri ở California, tôi đã nghĩ mình là người của Đảng Cộng hoà chẳng có lý do nào khác ngoài việc cha tôi là người của đảng đó.

Marg và tôi đã dành dịp nghỉ cuối tuần để bàn về vấn đề này. Chúng tôi nói với ba đứa con rằng nếu tôi rời khỏi Công ty Frord, chuyện tài chính cửa chúng tôi trong tương lai sẽ đổi khác hẳn. Thu nhập chính của tôi không lớn, nhưng tôi có số cổ phiếu lớn chưa dùng đến và một khoản tổng thu nhập hàng năm hơn 400.000 đôla (tương đương với 2 triệu đôla hiện nay). Nếu chấp thuận đề nghị của Tổng thống đắc cứ, tôi sẽ được hưởng một khoản tiền lương hằng năm là 25.000 đôla.

Bọn trẻ không quan tâm gì đến điều đó. Marg thì chỉ muốn những gì tôi muốn mà thôi. Vì vậy, vào ngày chủ nhật chúng tôi ngồi với nhau trong phòng làm việc của tôi và nhất trí là tôi nên chấp nhận lời đề nghị chừng nào tôi thấy mình có thể làm tốt công việc đó.

Chúng tôi nói chuyện với nhau một lát về điều gì cần phải làm tiếp sau đó. Có hai việc: tôi phải có quyền lựa chọn những cá nhân có năng lực nhất vào nắm giữ những cấp bậc cao trong Bộ Quốc phòng, bất kể người đó thuộc đảng phái chính trị nào – để bù lại sự thiếu kinh nghiệm của tôi. Đồng thời cũng phải làm rõ rằng tôi sẽ không dùng thời gian làm việc để tham gia các hoạt động xã giao ở Washington. Tôi hoàn toàn không biết sẽ phải làm thế nào để người ta hiểu rõ hai điều kiện đó. Xét cho cùng, ai lại đi thương lượng với một vị tổng thống đắc cử về một hợp đồng làm việc bao giờ.

Trong lúc nói chuyện, tôi để ý thấy ngoài trời tuyết đang rơi dày. Chợt trong đầu tôi loé lên một ý kiến. Tôi nghĩ: “Tại sao mình lại không gọi điện cho Tổng thống đắc cử nói với ông ta rằng thời tiết xấu sẽ buộc mình phải hoãn chuyến đi Washington trong một - hai ngày và rằng trong lúc chờ đợi, mình sẽ gửi thư giải thích quan điểm của mình”.

Tôi quay số máy mà Tổng thống đã cho, nhưng ông không có mặt ở Washington. Cuối cùng, tôi lần tìm gọi được cho ông ở bãi biển Palm. Vị Tổng thống đốc cử hoàn toàn thoải mái về việc hoãn cuộc gặp, cho biết ở Washington tuyết cũng đang rơi và ông cũng không thể trở về Washington vào ngày mai được.

Tôi nghĩ cách làm thế nào để gửi bức thư đến tay ông ta. Cuối cùng, tôi quyết định mang nó theo mình khi tôi gặp ông ta vào thứ ba. Tôi lại vào ngôi nhà ở phố N bằng lối cửa sau. Vị Tổng thống đắc cử và Robert Kennedy đang ngồi ở ghế salông. Tôi ngồi đối diện họ và mở đầu câu chuyện bằng cách nói rằng tôi đã viết ra giấy những suy nghĩ của mình và có lẽ cách nhanh nhất để đi vào vấn đề này là để Tổng thống đắc cử đọc lá thư của tôi. Ông đã đọc, không nhận xét gì và đưa cho ông em Robert liếc qua lá thư rồi trả lại. Tổng thống đắc cử hỏi: “Chú thấy thế nào?” – “Em cho thế thật là tuyệt” - Robert Kennedy nói. Tổng thống đắc cử nói: “Anh cũng nghĩ vậy. Nào hãy cùng đi công bố điều đó!”. Ông lấy ra một tập giấy màu vàng và thảo một bản tuyên bố. Sau đó, chúng tôi tiến ra hiên phía trước và phát biểu trước ống kính truyền hình và giới báo chí. Thế là Marg và bọn trẻ hiểu rằng chúng tôi sẽ đến Washington.

Henry và bà mẹ ông ta, bà Edsel Ford sững sờ khi biết về quyết định của tôi. Tôi giải thích rằng mặc dù tôi cam kết trung thành với họ và Công ty ô tô Ford, nhưng tôi không thể đặt lợi ích của họ lên trên nghĩa vụ của tôi phải phục vụ quốc gia khi được yêu cầu. Họ chấp nhận điều đó, nhưng bà Ford thì rất buồn. Bà cho rằng ông bố chồng của bà là Henry Ford đã gây ra cái chết cho chồng bà vì đã để ông ấy làm việc trong một môi trường kinh doanh quá căng thẳng đến mức giết chết ông ấy. Đúng là như vậy. Bà kiên quyết không để cho con trai mình chịu số phận tương tự. Bà trông đợi ở tôi là một lá chắn bảo vệ cho người con trai của bà.

Vài ngày sau khi đồng ý nhận công việc mới, tôi trở lại Washington và bắt tay vào việc tuyển chọn số quan chức cấp cao cho Bộ Quốc phòng. Vì chưa cần chỗ ở, văn phòng, thư ký và nhân viên nên tôi chuyển đến một căn hộ của Công ty ô tô Frord ở khách sạn Shoreham. Chúng tôi không nhận được khoản trợ cấp nào cho giai đoạn chuyển tiếp này. Tôi bắt đầu lên danh sách những người có thể đáp ứng những tiêu chuẩn của tôi về trí thông minh, trình độ học vấn và kinh nghiệm làm việc. Tôi cũng gọi cho Lovett, Galbraith và John Mc Cloy, một luật sư ở New York và là một nhân vật nổi tiếng của Eastem Establishment đề nghị họ giới thiệu người. Đối với mỗi tên người mà họ hoặc người khác giới thiệu, tôi làm cái “card” nhỏ, ghi lên đó tất cả mọi thông tin tôi biết được về từng người. Sau nhiều lần kiểm tra chéo và với sự giúp đỡ của Sarge Shriver và đồng sự của anh là Adam Yarmolinsky (người sau này trở thành Trợ lý đặc biệt của tôi tại Lầu Năm Góc), tôi đã chọn một số người để phỏng vấn. Sau các cuộc phỏng vấn tôi quyết định kiến nghị với Tổng thống đắc cử những người sẽ đưa ra Quốc hội bổ nhiệm. Tổng thống Kennedy không bác bỏ một ai trong số những người tôi đưa ra. Sau quá trình chọn lọc này đã xuất hiện một đội ngũ những người xuất sắc nhất từ trước đến nay để phục vụ cho Bộ Quốc phòng. Trong số họ, có năm người sau này đã trở thành bộ trưởng là Harold Brown, Joseph Califano, John Connally, Paul Nitze và Cyrus Vance.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #8 vào lúc: 30 Tháng Sáu, 2009, 09:07:23 pm »


Quá trình tuyển chọn người làm cho mọi người hiểu thêm về tôi cũng như hiểu thêm về Tổng thống đắc cử Kennedy, bởi vì ông ta đã giữ lời hứa là việc bổ nhiệm vào những vị trí chủ chốt do tôi chịu trách nhiệm và chủ yếu dựa trên công trạng.

Ngay sau khi đến Washington, tôi nghe tin Franklin Roosevelt (Jr.)*, sẽ được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Hải quân. Tôi chưa hề gặp con người này, nhưng những gì mà tôi nghe được về ông ta làm tôi nghĩ rằng ông ta không xứng đáng giữ chức vụ này. Do vậy, tôi không để ý đến các tin tức đó. Tôi không bao giờ nghĩ rằng Franklin D. Roosevelt (Jr.), vì muốn tiếp nối sự nghiệp của cha, đã dàn xếp xong với Tổng thống đắc cử Kennedy, rồi chính ông ta hoặc một trong số bạn học của ông đã tiết lộ chuyện này cho báo để biến nó thành sự thật.

Bốn - năm ngày sau khi đã chấp nhận một số đề nghị bổ nhiệm của tôi. Tổng thống đắc cử gọi điện cho tôi nói:

- “Bob, chưa thấy anh kiến nghị đưa ai vào chức Bộ trưởng Hải quân. Công việc tiến triển đến đâu rồi?”

- “Ngài nói rất đúng. Tôi vẫn chưa tìm được người thích hợp” - Tôi đáp lời.

- “Anh đã nghĩ về trường hợp Franklin Roosevelt (Jr.) chưa ?”

- “Tôi có nghe nói đến tên ông ta, nhưng ông ta là một tay ăn chơi và hoàn toàn không phù hợp” - tôi trả lời.

- “Thế anh đã gặp ông ta chưa?”

Khi tôi trả lời là chưa thì Tổng thống đắc cử nói: “Anh có nghĩ là nên gặp ông ta trước khi đi đến một quyết định cuối cùng không?” Tôi đồng ý sẽ làm điều đó.

Tôi nhớ đã đọc ở đâu đó là Rooscvelt đã từng đi buôn ôtô Fiat, bởi vậy tôi tra tìm Fiat trong những trang vàng của cuốn danh bạ điện thoại. Tôi gọi cho ông ta, tự giới thiệu và mời ông ta đến chỗ tôi. Tôi cảm thấy ông ta gần như buông rơi ống nghe. Sau cuộc gặp, tôi gọi điện cho Tổng thống đắc cử.

Với giọng nôn nóng chờ đợi, Kennedy hỏi: “Anh thấy thế nào?”. “Tôi nghĩ ông ta là một tay ăn chơi và hoàn toàn không phù hợp với công việc đó”, tôi đáp.

Sau một hồi im lặng. Tổng thống đắc cử hỏi: “Bob, anh có theo dõi cuộc bầu cử sơ bộ của Đảng Dân chủ ở bang Tây Virginia không?”.

Tôi nói với ông rằng vì lúc đó đang ở Detroit nên tôi chỉ biết sơ qua về chiến dịch bầu cử này, nhưng đương nhiên tôi công nhận rằng thắng lợi của ông trong cuộc bầu cử sơ bộ ở Tây Virginia là một bước ngoặt trên con đường đi tới Nhà Trắng. Chính trong cuộc bầu cử đó, với việc đánh bại Hubert Humphrey, một người theo Đạo Tin lành, ông đã chấm dứt một đức tin cho rằng tín đồ Đạo Cơ đốc không thể thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống được.

- “Được”, ông nói nhanh, “Thế anh có biết là nó diễn ra như thế nào không?”.

Khi tôi trả lời không biết, ông nói: “Franklin Roosevelt (Jr.), đã đóng vai trò quan trọng trong thắng lợi của tôi đấy”. (Sau đó tôi mới biết là Roosevelt đã tung ra tin đồn nói rằng Humphrey đã trốn tránh quân dịch trong thời gian Chiến tranh thế giới thứ II).

- “Tốt thôi,”, tôi nói, “tuy thế ông ta cũng vẫn không thể là Bộ trưởng Hải quân được”.

Một bầu không khí im lặng bao trùm mà tôi tưởng sẽ không bao giờ kết thúc. Cuối cùng, Tổng thống đắc cử thở dài và nói: “Tôi nghĩ tôi sẽ phải lo cho ông ta bằng một cách nào đó vậy”. (Sau đó ông đã bổ nhiệm Roosevelt làm Thứ trưởng Bộ Thương mại). Những cuộc trao đổi như vậy khiến cho tôi cảm thấy yêu mến Kennedy như tôi đã từng yêu mến ông ta.
___________________________________
* Jr. - viết tắt của Junior, nghĩa là “ con” trong tiếng Anh.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #9 vào lúc: 30 Tháng Sáu, 2009, 09:09:31 pm »


Tôi vẫn chưa quyết định được người giữ chức Bộ trưởng Hải quân cho đến khi tôi đưa gia đình đi trượt tuyết vào dịp Lễ Giáng sinh. Tuy vậy, tôi đang tiến gần tới quyết định đó. Cuối cùng, tại Aspen, tôi đã quyết và gọi điện cho Tổng thống đắc cử. Lần này ông ta lại đang ở Florida. Tôi thông báo rằng sau khi điều tra kỹ lưỡng, tôi đã quyết định chọn John B. Connally (Jr.).

- “Ôi hay đấy”, ông nói, “Có thể tôi chưa hề nghĩ tới ông ta. Tuy vậy ở đây có hai người có thể biết Connally rõ hơn tôi. Hãy nói với họ ý kiến của anh, nghe ý kiến của họ, tôi sẽ gọi lại”.

Tôi hỏi tên những người đó thì ông nói: phó Tổng thống đắc cử Johnson và Chủ tịch Hạ viện Rayburn.

Tôi đã quá ngờ nghệch đến nỗi không nhận ra là Kennedy đang đùa. Johnson và Rayburn đều là người bang Texas giống như Connally và cũng đều gần gũi với Connally như với cha đẻ của Connally vậy. Trên thực tế, năm 1960, tại Đại hội Đảng Dân chủ ở Los Angeles, Connally đã tổ chức chiến dịch vận động tại Hội trường cho Johnson để tìm cách đánh bật Kennedy khỏi ghế ứng cử viên của Đảng Dân chủ. Một số người cho rằng chính Connally đã tung tin nói JFK* đã mắc phải căn bệnh Addison.

Khi Johnson và Rayburn nhấc ống nghe lên, họ đã không để lộ điều gì cả. Họ lắng nghe câu chuyện của tôi, nói cho tôi nghe ý kiến của họ, rồi chuyển ống nghe cho Tổng thống đắc cử. Tổng thống nói: “Bob, tôi rất hài lòng”. Mãi sau này tôi mới nghĩ ra.

Tổng thống đã không bao giờ có lý do để phàn nàn về sự lựa chọn của tôi. Connally đã trở thành một trong những người ủng hộ mạnh mẽ nhất cho Tổng thống và tôi. Chúng tôi thấy tiếc khi ông xin từ chức hai năm sau đó để ra ứng cử thành công chức Thống đốc bang.

Đến bây giờ có một điều vẫn làm cho tôi hết sức ngạc nhiên là sự ngờ nghệch của tôi dường như đã không làm Tổng thống Kennedy khó chịu, ngay cả khi nó gây rắc rối cho ông. Trong chiến dịch bầu cử năm 1960, cái gọi là khoảng cách về tên lửa được coi là một vấn đề quan trọng; Kennedy buộc tội Tổng thống Eisenhower đã không quan tâm đến các tuyến phòng thủ hạt nhân của chúng ta, và kết quả là Liên Xô đã giành được ưu thế về số lượng vũ khí tiến công hiện đại nhất là loại tên lửa đạn đạo vượt đại châu mang đầu đạn hạt nhân (ICBMs). Lời buộc tội trên đây dựa trên bản báo cáo của tình báo không quân do Thượng nghị sĩ Stuart Symington (Đảng Dân chủ - bang Missouri, nguyên Bộ trưởng Không quân) tiết lộ cho Kennedy biết. Có điều họ không biết là Cục tình báo Trung ương (CIA) đã không đồng ý với kết luận của lực lượng không quân. (Khi đó chưa có cơ chế nào để các đánh giá trái ngược nhau đến như vậy).

Ngay khi mới bước vào Lầu Năm Góc, tôi đặt ưu tiên hàng đầu là phải xác định cho được quy mô của khoảng cách đó và tìm biện pháp để thu hẹp. Thứ trưởng Roswell Gilpatric và tôi đã mất mấy ngày cùng với Trợ lý Tham mưu trưởng tình báo không quân đích thân xem lại hàng trăm bức ảnh chụp các trận địa tên lửa của Liên Xô vốn được coi là cơ sở cho bản báo cáo của lực lượng không quân. Thật là khó mà giải thích được, nhưng cuối cùng chúng tôi đã kết luận CIA đã đúng còn không quân thì sai. Khoảng cách là có nhưng nó lại có lợi cho nước Mỹ.

Ngay sau đó, ngày 6/2/1961. Arthur Sylvester, thư ký báo chí của tôi nói: “Bob, ông vẫn chưa gặp giới báo chí của Lầu Năm Góc đâu nhé, ông phải gặp họ đi”. Tôi nói với anh ta là tôi không quen biết giới báo chí ở Washington và hoàn toàn chưa được chuẩn bị để gặp họ.

- “Đừng lo”, anh ta nói, “họ là những người dễ chịu và sẽ xử sự tốt với anh thôi”. Thực ra họ là những con cá mập như chính bản thân họ đã thừa nhận.

Tôi nhượng bộ và đồng ý gặp giới báo chí vào đầu giờ buổi chiều hôm đó tại phòng họp bên cạnh phòng làm việc của tôi. Phóng viên đứng chật ních trong căn phòng đóng kín cửa và Arthur đã nêu ra các nguyên tắc cơ bản cho cuộc họp báo. Tôi hiểu là cuộc họp báo này không được công bố, nhưng trước đó Arthur đã nói rõ là nó “có lý do” có nghĩa là phóng viên có thể đưa lên báo những điều họ nghe được miễn là họ đừng có quy hẳn điều đó cho tôi. Lúc đó, tôi không biết được sự khác biệt này.

Câu hỏi đầu tiên là: “Thưa Ngài Bộ trưởng, ngài đã giữ cương vị này được ba tuần. Ngài có cần nói gì về khoảng cách tên lửa không?”.

Tôi trả lời rằng tôi đã coi đây là ưu tiên số một trong chương trình công tác của tôi và cũng đã rút ra được kết luận rằng nếu như có tồn tại một khoảng cách về tên lửa, thì nó lại có lợi cho chúng ta.

Các nhà báo ùa ra cửa lao tới các máy điện thoại. Tôi vẫn còn nhớ những đầu đề của các bản tin đầy kích động trên tờ Washington Evening Star số ra buổi chiều hôm đó. Sáng hôm sau. tờ The New York Times đưa tin nổi bật ngay trên trang nhất. Những đảng viên Đảng Cộng hoà trong Quốc hội và trên khắp nước Mỹ đã tổ chức một chiến dịch phản đối mạnh mẽ. Lãnh tụ phe thiểu số tại Thượng viện là Everett Dirksen (Đảng Cộng hoà - bang Illinois) đã yêu cầu tôi từ chức và với một giọng nhạo báng ông ta đòi tổ chức lại cuộc bầu cử Tổng thống.

Tôi đến gặp Tổng thống Kennedy. Tôi nói: “Thưa ngài Tổng thống, tôi tới đây là để giúp đỡ Ngài, vậy mà tất cả những điều tôi đã làm lại xúi giục đòi Ngài phải từ chức. Tôi hoàn toàn sẵn sàng từ chức”

- “Ồ thôi đi, Bob, hãy quên điều đó đi”. Kennedy nói mà không hề tỏ ra giận dữ chút nào. “Chúng ta đang trong một tình trạng hỗn độn dễ sợ, nhưng cũng có lúc chúng ta nhỡ mồm chứ. Hãy quên ngay đi. Lời nói gió bay mà”. Cuối cùng đúng là như vậy, nhưng tôi không bao giờ quên thái độ độ lượng mà Tổng thống tha thứ cho sự ngu ngốc của tôi.
___________________________________
* John F. Kennedy - ND
Logged
Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM