Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 02:06:44 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Trại Đa-vít (Davis Camp) Sài Gòn  (Đọc 292052 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
bob
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 924


« Trả lời #570 vào lúc: 16 Tháng Mười Một, 2013, 02:04:30 pm »

 

Sư đoàn 10 tiến vào Tân Sơn Nhất

    


 Tấm hình trên rất "hoành tráng" ! Phải không các bác. Xin thưa: cũng là dàn dựng sau ngày 30/4/1975 để ghi lại cảnh "sư đoàn 10 tiến vào Tân sơn nhất". Cái đám khói ngút trời trong ảnh là có thật, bác nào còn ở trong trại Đavít hôm ấy chắc chắn không quên. Vì kho đèn dù ấy ngay cạnh trại đavit. Chả là mấy anh lính của c tôi 'bí mật" lẻn vào tháo...lây dù... gây cháy! Ban quân quản thành phố lúc ấy phải điều động mười mấy xe cứu hỏa tới chữa cháy mà cũng không dập tắt được. Cháy suốt một ngày đêm hôm sau chỉ còn trơ cái khung nhà bằng sắt đen xì. Mấy hôm sau c tôi nhận nhiệm vụ cơ động di chuyển... khi hành quân được 200m ngay trên đường băng, Tôi ra lệnh hạ ba lô kiểm tra quân tư trang. mấy chàng "khảo cổ" đèn dù không dấu được mấy miếng dù ca rô còn trắng tinh (mới lấy trong kho). Đành lúng túng nhận lỗi...!
Logged
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #571 vào lúc: 17 Tháng Mười Một, 2013, 03:45:05 pm »





Tiến vào Tân Sơn Nhất

@bob:Thế 2 ảnh trên bác thấy thế nào?
Logged

Tomqb3
Thành viên
*
Bài viết: 302


« Trả lời #572 vào lúc: 18 Tháng Mười Một, 2013, 03:29:46 pm »

Chào bác Giang @ ! chúng ta đêu là những người lính đã có được may mắn đi đến hệt cuộc chiến tranh ! các sự kiện diễn ra ngày 30-4-75 đã cách đây gần 40 mươi năm ,người nhớ người quên ,nhớ chi tiết này lại quên chi tiết khác là chuyện bình thường ,qua trao đổi các tình tiết chỉ bổ sung cho sự nhớ lại của chúng ta đi đến thực hơn ! tôi thấy sau khi tôi đưa bức ảnh ba chiếc xe tăng của quân ta bị bắn cháy ở Lăng cha Cả sáng 30-4 -75 thấy bác trả lời : “ Hơ !....” giá bác bỏ chữ Hơ đi thì chúng ta trao đổi thêm với nhau có lẽ thoải mái hơn ,lính hơn !
 Tuy vậy !  Qua dòng com ngắn ngủi đó tôi hiểu là bác và chắc còn nhiều bác nữa chưa tin đấy là tấm ảnh thực được chụp ở Lăng cha Cả ,chỉ cách trạm gác đầu tiên vào sân bay TSN có mấy chục mét ! hơn nữa các bác tham gia “mổ xẻ từng cái ốc những chiếc xe đó   ” trong bức ảnh  thì hình như chưa thấy có bác nào là người có mặt ở đó tại thời điểm sang 30-4-75 khi trận  chiến ác liệt diễn ra trên một đoạn ngắn từ ngã tư Bẩy hiền đến cổng sân bay TSN tham gia ! nhưng với tôi thì hình ảnh ba chiếc xe tăng của ta bị bắn cháy một chỗ ,ngọn lửa bốc cao ngùn ngụt,hình ảnh mấy anh em chiến sĩ kéo nhau ra vỉa hè băng bó cho nhau thì tôi không bao giờ quên !
 Còn chi tiết : ‘…có một đoàn tăng đánh băng qua sân bay ra ngã tư Bẩy Hiền ” thì người viết hồi kí đã nhầm hướng tấn công của trung đoàn tăng 273 quân đoàn 3 ,mà lúc đó có lẽ là lúc đơn vị xe tăng 273 đã cùng với các chiến sĩ trung đoàn 24 sư 10 QĐ3 đã hoàn  thành nhiệm vụ đánh chiếm sân bay  TSN chạy ra tiếp ứng cho chỉ huy quân đoàn đang tiến về Dinh Độc Lập !
 Xin có mấy dòng tham gia cùng bác ! chào bác !       



Logged
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #573 vào lúc: 20 Tháng Mười Một, 2013, 04:49:49 am »

... tôi thấy sau khi tôi đưa bức ảnh ba chiếc xe tăng của quân ta bị bắn cháy ở Lăng cha Cả sáng 30-4 -75 thấy bác trả lời : “ Hơ !....” giá bác bỏ chữ Hơ đi thì chúng ta trao đổi thêm với nhau có lẽ thoải mái hơn ,lính hơn !
 Tuy vậy !  Qua dòng com ngắn ngủi đó tôi hiểu là bác và chắc còn nhiều bác nữa chưa tin đấy là tấm ảnh thực được chụp ở Lăng cha Cả ,chỉ cách trạm gác đầu tiên vào sân bay TSN có mấy chục mét ! hơn nữa các bác tham gia “mổ xẻ từng cái ốc những chiếc xe đó   ” trong bức ảnh  thì hình như chưa thấy có bác nào là người có mặt ở đó tại thời điểm sang 30-4-75 khi trận  chiến ác liệt diễn ra trên một đoạn ngắn từ ngã tư Bẩy hiền đến cổng sân bay TSN tham gia ! nhưng với tôi thì hình ảnh ba chiếc xe tăng của ta bị bắn cháy một chỗ ,ngọn lửa bốc cao ngùn ngụt,hình ảnh mấy anh em chiến sĩ kéo nhau ra vỉa hè băng bó cho nhau thì tôi không bao giờ quên !

A thì ra bác có mặt ở đó à. Thế mà bác không lên tiếng sớm để anh em cứ phải suy luận mãi. Thực ra thì tôi nói cũng chẳng có ý gì đâu. Nếu không phải, bác bỏ quá cho. Anh em bình luận về tấm ảnh ấy ở đây:

http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php/topic,13527.msg207717.html#msg207717
http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php/topic,6345.msg98868.html#msg98868
(và nhiều bài trả lời ở phía sau nữa)

Bác kể chi tiết về tình hình lúc đó cho mọi người nghe nhé.
« Sửa lần cuối: 20 Tháng Mười Một, 2013, 08:07:27 pm gửi bởi Giangtvx » Logged

Tomqb3
Thành viên
*
Bài viết: 302


« Trả lời #574 vào lúc: 20 Tháng Mười Một, 2013, 09:04:21 am »

Chào bác Giang !bác nói vậy tôi cũng thấy nhẹ cả người ! còn bác bảo tôi kể lại tình tiết hôm ấy thì cái gì nhớ được tôi đã kể ké trong trang MVH topic “kí ức một thời ” trang 20 phần 1 của bác Bob rồi ,bác qua đó đọc ,nhớ thêm được gì ta lại cùng trao đổi ! chào bác .       

Logged
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #575 vào lúc: 22 Tháng Mười Một, 2013, 06:13:41 am »



LỜI KỂ CỦA LINH MỤC CHÂN TÍN VỀ CHUYẾN ĐI VÀO TRẠI ĐA-VÍT

        Ngày 29/4, tôi đến, Dương Văn Minh nói: ”Yêu cầu linh mục là thành phần thứ 3 cùng với giáo sư Châu Tam Luân và luật sư Trần Ngọc Liễng đi vào Tân Sơn Nhất để gặp phái đoàn Bắc Việt và Việt cộng một lần cuối cùng” bởi vì ông Dương Văn Minh nói là buổi sáng ấy đã có 1 phái đoàn của Dương Văn Minh gửi vào để thương thuyết thì phái đoàn trong ấy nói rằng 5 giờ chiều phải giải tán tất cả các lực lượng của chính phủ. Chiều đó đã gần 6 giờ, ông Dương Văn Minh nói là bây giờ thôi thì cha với lại 2 người mà gọi là thuộc thành phần thứ 3 ấy đi vào Tân Sơn Nhất xin thương thuyết một lần nữa xem sao cho nên là tôi đi. Rất nguy hiểm.

        Vô đó thì gặp Bùi Tín (theo lời kể của Trần Ngọc Liễng thì người ra tiếp là Bùi Thiện(?) ) . Bây giờ ấy thì ông ấy chống chính quyền cộng sản nhưng hồi đó ông ấy là người đón tiếp chúng tôi trong đó. Chúng tôi đến chỉ yêu cầu đừng bắn pháo vào thành phố Sài Gòn này để thành phố Sài Gòn này khỏi bị tan nát. Trước sau các anh cũng lấy cái thành phố này, bắn pháo vào làm cái gì. Tướng lĩnh của Cộng hòa đã rút, từ 28 đã đi rồi, không ai lãnh đạo, chỉ có quân dân binh. Do đó mà cái chuyên đấu tranh thì chắc là không còn đấu tranh đâu. Chỉ thời gian ngắn là quân binh đầu hàng thôi, Vậy thì thành phố Sài Gòn này chúng ta được bình an. Rồi sau đó thì tương lai sẽ đến. Nhưng mà đừng đạp phá và giết người dân ở thành phố này. Sau đó thì tướng Tuấn này có điện thoại ra cho ông Võ Nguyên Giáp lúc đó là làm bộ trưởng quốc phòng thì ông ấy đồng ý.

        Chúng tôi tính về lúc 7,8,9 giờ, tôi về thì lúc đó pháo dữ lắm. Chúng tôi ở trong hầm. Khi im pháo rồi thì chúng tôi nghĩ là chắc lên được. Chúng tôi định về thì anh Võ Đông Giang bảo là không được. Bây giờ là lúc pháo xong rồi là bộ đội vô và ông ra ngoài đường thì rất dễ chết do đó trở lại cả đêm dưới hầm. Rồi cho đến mãi trưa hôm sau Dương Văn Minh mới tuyên bố đầu hàng. Ăn cơm trưa xong rồi thì đến các cũng làm gà làm vịt nọ kia mời phái đoàn thành phần thứ ba. Sau đó thì chúng tôi xin về. Ra gần cổng Phi Long thì là lính bắn. Chúng tôi có cờ trắng và giấy của phái đoàn nhưng các anh nói bên anh còn bắn nhau. Tuy là đầu hàng đấy nhưng mà ra còn nguy hiểm. Khoảng 5, 6 giờ chúng tôi mới về.

Logged

bob
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 924


« Trả lời #576 vào lúc: 22 Tháng Mười Một, 2013, 09:08:11 am »



LỜI KỂ CỦA LINH MỤC CHÂN TÍN VỀ CHUYẾN ĐI VÀO TRẠI ĐA-VÍT

        Chúng tôi tính về lúc 7,8,9 giờ, tôi về thì lúc đó pháo dữ lắm. Chúng tôi ở trong hầm. Khi im pháo rồi thì chúng tôi nghĩ là chắc lên được. Chúng tôi định về thì anh Võ Đông Giang bảo là không được. Bây giờ là lúc pháo xong rồi là bộ đội vô và ông ra ngoài đường thì rất dễ chết do đó trở lại cả đêm dưới hầm. Rồi cho đến mãi trưa hôm sau Dương Văn Minh mới tuyên bố đầu hàng. Ăn cơm trưa xong rồi thì đến các cũng làm gà làm vịt nọ kia mời phái đoàn thành phần thứ ba. Sau đó thì chúng tôi xin về. Ra gần cổng Phi Long thì là lính bắn. Chúng tôi có cờ trắng và giấy của phái đoàn nhưng các anh nói bên anh còn bắn nhau. Tuy là đầu hàng đấy nhưng mà ra còn nguy hiểm. Khoảng 5, 6 giờ chúng tôi mới về.



  “Khoảng 10 giờ sáng, Thiếu tướng Hoàng Anh Tuấn và Đại tá Võ Đông Giang tiễn ba vị khách ở lại qua đêm ra cổng. Trên đường gặp một đơn vị Quân giải phóng tiến vào Trại Đa-vít. Đồng chí chỉ huy đứng nghiêm chào và báo cáo với Thiếu tướng Hoàng Anh Tuấn: "Tôi là Sơn, Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 6, Trung đoàn 24, Sư đoàn 10, Quân đoàn 3, xin phép Thiếu tướng cho triển khai bộ đội bảo vệ khu vực Trại Đa-vít". Đồng chí Hoàng Anh Tuấn gật đầu chào và tươi cười đáp: "Xin chúc mừng chiến công của các đồng chí. Các đồng chí cho triển khai nhiệm vụ theo phương án đã định". Ba vị khách lúc đó được tận mắt chứng kiến khí thế hùng dũng của đoàn quân chiến thắng. Linh mục Chân Tín xúc động giang rộng hai tay nói lớn: "Đây là giờ phút sung sướng nhất của dân tộc chúng ta". Sau đó, ba vị khách nhận giấy giới thiệu của Đoàn ta gửi các trạm kiểm soát Quân giải phóng, yêu cầu các trạm tạo điều kiện thuận lợi để ba ông trở về Sài Gòn an toàn. Họ xúc động nói lời cảm ơn, rồi vội vã ra về.”

 - Xem hai đoạn này bob thấy có gì đó không ổn lắm!?
Logged
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #577 vào lúc: 22 Tháng Mười Một, 2013, 03:12:24 pm »

...
 - Xem hai đoạn này bob thấy có gì đó không ổn lắm!?

        Chào bác bob! Vâng đúng là có gì đó không ổn lắm bác ạ. Bây giờ xin nói thêm với bác bob và các bác khác thế này.

        Nếu đọc kỹ, so sánh 3 bài (anh Đào Chí Công, Luật sư Trần Ngọc Liễng, Linh mục Chân Tín) thì thấy rằng:

        - Những nét lớn cơ bản là trùng khớp như thảnh phần đoàn (Liễng, Luân, Tín), thời gian vào trại (chiều tối 29/4), được Võ Đông Giang tiếp, ở lại đêm dưới hầm, hôm sau về, ... có thể coi đó là những thông tin chính xác, chấp nhận được.

         - Những thông tin không trùng khớp, lệch nhau, thậm chí trái ngược nhau như các mốc thời gian, người tiếp, cách thức đón tiếp, ... Những thông tin này chúng ta dùng để tham khảo. Rất khó (hoặc không thể) xác định ai là người đưa ra các thông tin sát với thực tế hơn.

        Để rõ hơn, chúng ta có thể xét các tác giả:

        - Đại tá Đào Chí Công viết bài giấy trắng mực đen, đăng trong "Trại Đa-vít 823 ngày đêm", Trang 246, T3, NXB QĐND, 2013.

        - Trần Ngọc Liễng phát biểu trên băng ghi hình thực hiện tại TP HCM năm 2005 nên chỉ có thể đăng lại nguyên văn.

        - Linh mục Chân Tín  phát biểu trên băng ghi hình thực hiện ở nước ngoài (chưa rõ nước nào). Mặc dù băng hình có nền tạp âm nhiễu lớn (tiếng còi xe ô tô và những tiếng ồn trong sinh hoạt đời thường) nhưng cơ bản vẫn nghe được. Bài viết chỉ cắt bỏ một vài từ nghe không rõ. Do vậy nội dung bài nói vẫn được đảm bảo.

        Đào Chí Công - sĩ quan QĐNDVN - "cộng sản nòi"; Trần Ngọc Liễng - Thành phần trung dung, thực sự là thành phần thứ ba; Linh mục Chân Tin, tiếng là thành phần thứ ba nhưng thực chất lại là một người chống cộng triệt để "mấy chục năm nay tôi chưa bao giờ ngừng chống cộng" như lời ông ta nói trong chính đoạn băng ghi hình nói trên.

         Như thế, bản thân mỗi người đã có sẵn 1 cái "lăng kinh" chính trị. Chính lăng kính này ảnh hưởng không nhỏ tới nội dung quan điểm các bài nói, bài viết mà họ đưa ra sau này. Thí dụ như anh Đào Chí Công trong bài của mình đã mô tả việc tiếp đoàn và tiễn đoàn trở về rất mực thước và tôn trọng nhưng trong bài nói của cả ông Liễng và ông Tín thì lại không phải như vậy. Hoặc là chi tiết "Linh mục Chân Tín xúc động giang rộng hai tay nói lớn: "Đây là giờ phút sung sướng nhất của dân tộc chúng ta"" - như anh Công mô tả. Với 1 người có tư tưởng chống cộng như ông Chân Tín cái hành động ấy khó mà có thể xảy ra. (Hay lúc đó ông ấy sợ quân ta quá nên đóng kịch vậy, sau này ra hải ngoại lờ tịt đi?).

        Về người đón tiếp các ông Luân, Liễng, Tín: Theo ông Liễng là trung tá Bùi Thiện còn theo ông Chân Tín là trung tá Bùi Tín. Có thể ông Chân Tín nói đúng vì 2 lý do:
1/ Bài nói của ông Liễng thực hiên năm 2005 ở TP HCM. Lúc này Bùi Tín đã đào thoát và mọi người không ai muốn nghe tới ông ta nữa (nên ông Liễng có thể "được" đạo diễn thế). Tôi còn nhớ là có lần khi làm video clip cho đoàn (dài gần 2 tiếng đồng hồ) do sơ suất nên trong một đoạn phim tư liệu, Bùi Tín chỉ xuất hiên khoảng hơn chục giây nhưng các anh lãnh đạo vẫn yêu cầu cắt bỏ bằng được mặc dù lúc đó đã lên thành đĩa rồi!
2/ Lúc đó Trung tá Bùi Tín thực sự có mặt trong trại Đa-vít và trong trại cũng không có ai là trung tá Bùi Thiện (kể cả bí danh).

        Do "lăng kính" + "thời gian" (1/3 thế kỷ) nên bây giờ khó biết đâu là sự thật.

        Ở những bài sau, tôi sẽ đưa những phát biểu hồi tưởng của chính các nhân chứng lịch sử (những người trong trại Đa-vít). Ngay giữa các bài hồi tưởng này, các bác nhà ta trong cùng một việc cũng nhớ ... không giống nhau  Grin

        Vậy chúng ta tham khảo, lượm được thông tin đến đâu thì lượm thôi!

  
« Sửa lần cuối: 22 Tháng Mười Một, 2013, 03:50:35 pm gửi bởi Giangtvx » Logged

Tomqb3
Thành viên
*
Bài viết: 302


« Trả lời #578 vào lúc: 22 Tháng Mười Một, 2013, 06:45:06 pm »

* Chào bác Giang ,bác Bob ! lại thấy cái ông Bùi Tín xuất hiệt ở trại Đavít trong các ngày 29-30-4-75 thì tài thật ! tôi có thể đảm bảo với các bác là :trong hai ngày trên và cả trước đó nữa , ông BT lúc nào cũng ở sở chỉ huy của QĐ3 ,chỉ có từ lúc hơn 9h ngày 30-4 sau khi TTDVM đọc bản nhật lệnh cho binh sĩ VNCH giữ nguyên vị trí ,chờ bàn giao (chưa là lời tuyên bố đầu hàng ) chỉ huy quân đoàn 3 thấy tình hình phát triển thuận lợi mới tổ chức một mũi tiến vào dinh ĐL do đại tá Phí Triệu Hàm phó chính ủy QĐ chỉ huy ,khi đó tất cả các phóng viên báo QĐND cùng lên xe tiến vào dinh ,nhưng mũi của QĐ3 đã đến chậm !         
Logged
bob
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 924


« Trả lời #579 vào lúc: 22 Tháng Mười Một, 2013, 09:38:09 pm »

* Chào bác Giang ,bác Bob ! lại thấy cái ông Bùi Tín  xuất hiệt ở trại Đavít trong các ngày 29-30-4-75 thì tài thật ! tôi có thể đảm bảo với các bác là :trong hai ngày trên và cả trước đó nữa , ông BT lúc nào cũng ở sở chỉ huy của QĐ3 ,chỉ có từ lúc hơn 9h ngày 30-4 sau khi TTDVM đọc bản nhật lệnh cho binh sĩ VNCH giữ nguyên vị trí ,chờ bàn giao (chưa là lời tuyên bố đầu hàng ) chỉ huy quân đoàn 3 thấy tình hình phát triển thuận lợi mới tổ chức một mũi tiến vào dinh ĐL do đại tá Phí Triệu Hàm phó chính ủy QĐ chỉ huy ,khi đó tất cả các phóng viên báo QĐND cùng lên xe tiến vào dinh ,nhưng mũi của QĐ3 đã đến chậm !        

- Chào già tom@. Bác nói đúng rồi. Nhà báo Bùi Tín (khi đến đơn vị tôi giới thiệu là Thành tín) sau ngày 30/4/1975 (khoảng 1 tuần) cùng một đoàn nhà báo, nhà văn (khoảng trên dưới 10 người), từ Hà nội mới vào, tên gì gì đó tôi không nhớ, có đến trại Đa-vit. lúc ấy c tôi đóng quân ngay bên canh trại. Có một đồng chí của đoàn ta ở trại Đa vít dẫn cả đoàn phóng viên sang gặp đơn vị tôi giới thiệu là: để lấy tin, viết bài... Tôi và anh Hoàng Văn Năm C trưởng tiếp đoàn. Chúng tôi báo cáo sơ qua tình hình đơn vị tham gia từ Buôn ma thuật...đến Nha trang...rồi Sài gòn - gia dịnh...gặp phái đoàn ta ở trại đa - vit...Trong các trận đánh ae ta dũng cảm thế nào, hy sinh mất mát..v..v!  Một vài anh nói: - Chỉ vài ngày sẽ có bài về đơn vị "trên báo"! Rồi các anh có hỏi: "- Các đ/c có thu được nhiều chiến lợi phẩm không?". Tôi nhanh nhảu: có! - các anh đề nghị cho xem...Tôi lại nhanh nhảu dẫn các anh vào kho xem " nào máy ảnh, catxet, radio, đồng hồ các loại'...Mỗi anh chọn cho mình một thứ rồi xin "làm kỷ niệm". Tôi và anh Năm bàn nhau thống nhất "kính biếu" luôn. Sau cuộc gặp "lịch sử" ấy! Tôi cứ ngóng xem có báo nào viết về đơn vị mình không?!- Chờ dài cỗ...Mãi đến tận bây giờ cũng chẳng thấy gì...!!! Hì hì.."Cả tin thật"!!! Grin
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM