Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 03:16:32 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Truyền thuyết Việt Nam - sưu tầm  (Đọc 79165 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
donghai
Thành viên
*
Bài viết: 169


Vì nước quên thân - Vì dân quên mình


WWW
« Trả lời #40 vào lúc: 13 Tháng Bảy, 2009, 10:35:57 am »

Chử Đồng Tử - Tiên Dung

Ngày xưa, vua Hùng Vương thứ ba có một người con gái nhan sắc như tiên, đặt tên là Tiên Dung. Tiên Dung rất đẹp, song tự nguyện không lấy chồng, chỉ ham thích phong cảnh, thường đi du lịch khắp nơi trong nước. Được vua cha nuông chiều, mỗi năm vào độ mùa xuân Tiên Dung ngồi thuyền du ngoạn, có khi ra tận ngoài biển, lắm lúc mê cảnh đẹp quên về.

Thuở ấy, ở làng Chử Xá (thuộc tỉnh Hưng Yên ngày nay) có người tên là Chử Cù Vân và con trai tên là Chử Đồng Tử. Hai cha con thương mến nhau rất thắm thiết. Nhà họ Chử vốn nghèo lại càng thêm sa sút sau một trận cháy, trong nhà chỉ còn mỗi một chiếc khố. Hai cha con phải thay phiên nhau mà mặc mỗi khi ra ngoài. Khi người cha bị bệnh nặng sắp mất, dặn con giữ khố lại, còn cứ chôn mình xác trần. Chử Đồng Tử không nỡ để cha chết trần truồng, dùng chiếc khố độc nhất liệm cha mà đem chôn. Từ đó Chử Đồng Tử không có gì che thân, đợi đến đêm mới đi ra câu cá, ban ngày thì dầm nửa người dưới nước, đến gần thuyền để bán cá hoặc xin ăn.

Một hôm, thuyền rồng chở công chúa Tiên Dung đến vùng đó. Nghe tiếng chuông trống, đàn sáo lại thấy cờ quạt, người hầu rầm rộ, Chử Đồng Tử hoảng sợ, chui vào bụi lau ở bãi cát bờ sông, nấp mình xuống đó rồi phủ cát lên che người.

Thuyền rồng ghé vào bờ, Tiên Dung lên chơi trên bãi, thấy cảnh thanh tú, sai người hầu quây màn ở bụi lau để làm nơi cho mình tắm, đúng ngay vào chỗ Chử Đồng Tử nấp. Đến khi Tiên Dung xối nước, cát trôi để lộ thân hình trần truồng của người trai lạ. Nàng ngạc nhiên hỏi chuyện mới rõ tình cảnh của Chử Đồng Tử, nghĩ ngợi bảo chàng:
"Tôi đã định không lấy chồng, nay tình cờ gặp anh thế này, chắc do là trời xui khiến. Anh dậy mà tắm rửa đi!"

Rồi Tiên Dung lấy quần áo trao cho Chử Đồng Tử mặc để cùng xuống thuyền ăn uống. Người ở trên thuyền hiểu chuyện, cho là một cuộc gặp gỡ lạ lùng. Tiên Dung nghĩ là duyên tiền định, đòi kết làm vợ chồng. Chử Đồng Tử cho là phận mình thấp hèn, không dám nhận lời, Tiên Dung nói:

"Đây là do trời tác hợp, sao anh lại từ chối"?

Rồi hôn lễ giữa nàng công chúa với anh chàng trần như nhộng cử hành ngay trên sông.

Tin đưa về kinh đô, Hùng Vương giận dữ nói với triều thần: "Con gái ta không kể danh tiết, hạ giá lấy kẻ nghèo hèn, còn mặt mũi nào mà trông thấy ta nữạ Từ nay mặc cho nó muốn đi đâu thì đi, không được về cung". Tiên Dung biết vua cha tức giận, sợ không dám về, bèn cùng chồng mở chợ Hà Thám, đổi chác với dân gian. Lâu dần mở mang thành chợ lớn, gọi là chợ Hà Thám, có phố xá khách buôn nước ngoài lui tới giao thương ngày càng phồn thịnh.

Một hôm có khách buôn bán đến rủ Tiên Dung đem vàng cùng ra nước ngoài mua hàng về bán sẽ có lãi tọ Tiên Dung mới bảo chồng rằng: "Chúng ta lấy nhau là do trời định, cơm áo cũng do trời cho. Vậy việc này âu cũng là trời xui khiến, chúng ta nên làm".

Chử Đồng Tử bèn cùng khách buôn nọ ra đị Đến một hòn núi giữa biển gọi là núi Quỳnh Tiên, thuyền ghé lấy nước ngọt, Chử Đồng Tử vui chân trèo lên cái am nhỏ trên núi gặp một đạo sĩ trẻ tên là Phật Quang. Chuyện trò ý hợp tâm đầu, Chử Đồng Tử theo lời Phật Quang giao vàng nhờ khách buôn đi mua hàng còn mình thì ở lại đây học đạo.

Đến khi thuyền trở lại, Chử Đồng Tử theo về đất liền. Khi từ giã, Phật Quang tặng Chử Đồng Tử một cái gậy, một cái nón và bảo:

"Đây là vật thần thông".

Về đến nhà Chử Đồng Tử truyền đạo lại cho vợ. Tiên Dung giác ngộ bèn bỏ việc buôn bán để cùng chồng đi tìm thày học đạo.

Một hôm trời tối, hai vợ chồng đi đã mệt mà chưa thấy nhà cửa đâu, mới dừng bước lại, cầm gậy che nón nằm dưới mà nghỉ. Vào khoảng nửa đêm, tự nhiên chỗ ấy nổi lên thành quách, cung điện bằng châu ngọc và kho tàng đầy đủ của cải, màn gấm chiếu hoa, không thiếu một thứ gì. Lại thêm tiên đồng ngọc nữ, tướng sĩ lính hầu xum xít quanh hai vợ chồng.

Sáng hôm sau, dân ở quanh vùng đều lấy làm kinh dị, mang hương hoa thực phẩm đến xin làm tôị Họ vào thành thấy các quan văn võ, lính tráng tấp nập đông đảo như một nước riêng.

Hùng Vương được tin báo cho là con gái làm loạn, vội phái quân đi đánh. Đoàn quân sĩ nhà vua gần tới nơi, bộ hạ Tiên Dung xin ra chống cự, nàng cười mà bảo rằng:

"Tất cả mọi việc đều do ở trời chứ không phải tự tạ Ta đâu dám cự lại phụ vương. Sống hay chết đều nhờ ở trời, dẫu ta có bị phụ vương giết cũng không dám oán hận".

Trời đã tối, quân của Hùng Vương không kịp tấn công, dừng lại đóng ở bãi Tự Nhiên, cách đối phương một con sông lớn. Đến nửa đêm trời bỗng nổi bão, sóng gió cuồn cuộn, nhổ cây ở bãi, đại quân của Hùng Vương rối loạn. Trong chốc lát thành quách cung điện và bộ hạ của hai vợ chồng Tiên Dung đều bay cả lên trờị Sáng hôm sau, người ta kinh dị thấy chỗ đó đã hóa thành một cái đầm lớn. Dân chúng bèn lập đền thờ để cúng tế hàng năm, gọi đầm ấy là đầm Nhất Dạ (Một đêm), thuộc phủ Khoái Châu (Hưng Yên).

Về sau, Triệu Quang Phục chống nhau với quân nhà Lương, lấy đầm này làm chỗ ẩn nấp để đánh nhau trong mấy năm trờị Đêm đêm quân của Quang Phục cỡi thuyền độc mộc tiến ra đánh úp làm cho quân giặc mỗi ngày một hao tổn. Một hôm Quang Phục lập đàn cầu thần phù hộ, bỗng thấy Chử Đồng Tử cỡi rồng giáng xuống hứa giúp diệt giặc, rồi trao cho Quang Phục một chiếc móng rồng bảo gắn vào mũ để làm bùa thiêng.

Trận đó quả nhiên đại thắng, Quang Phục giết được tướng nhà Lương, quân giặc tan vỡ. Họ Triệu tự lập làm vua, tức là Triệu Việt Vương.


                                                                       Đ.Hải
                                                             Sưu tầm từ Internet
Logged

Đông Hải

             

                Tổ quốc ta, dân tộc của chúng ta.
                Tuổi ấu thơ  hùng anh cho chí tuổi già.
tuaans
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 3774


« Trả lời #41 vào lúc: 13 Tháng Bảy, 2009, 10:43:21 am »

Tớ thì thấy quai quái cái chuyện nguồn gốc dân ta!
- Lạc Long quân thấy Âu Cơ đẻ ra bọc 100 trứng bèn phán "yêu quái" rồi đem vứt ra cánh đồng Tương. Mưa nắng, chúng nở thành trăm người con. Cả đám chạy về kêu: "Cha ơi, mẹ ơi!"

Bác nào giải thích cho nhà em cái niềm tự hào "đồng bào" cái đi!

@donghai đọc Lĩnh Nam chích quái chưa vậy?
Logged
donghai
Thành viên
*
Bài viết: 169


Vì nước quên thân - Vì dân quên mình


WWW
« Trả lời #42 vào lúc: 13 Tháng Bảy, 2009, 05:42:29 pm »



[/quote]@donghai đọc Lĩnh Nam chích quái chưa vậy?[/quote]


Em cũng dã từng xem rồi. Có dẫn chứng gì hay bác nói thử để anh em cùng bàn bạc.
Logged

Đông Hải

             

                Tổ quốc ta, dân tộc của chúng ta.
                Tuổi ấu thơ  hùng anh cho chí tuổi già.
tuaans
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 3774


« Trả lời #43 vào lúc: 13 Tháng Bảy, 2009, 05:45:28 pm »

Hehe, đoạn văn trên là tui mô tả lại!

Còn đây là trong Truyện Hồng Bàng Thị (LNCQ):
... Long Quân lấy âu Cơ rồi đẻ ra một bọc, cho là điềm bất thường, vứt ra cánh đồng; qua sáu bảy ngày, bọc vỡ ra một trăm quả trứng, mỗi trứng nở ra một con trai, mới đem về nhà nuôi ...
Logged
donghai
Thành viên
*
Bài viết: 169


Vì nước quên thân - Vì dân quên mình


WWW
« Trả lời #44 vào lúc: 13 Tháng Bảy, 2009, 06:07:10 pm »

http://lichsuvietnam.info/index.php?option=com_content&task=view&id=105&Itemid=22

Đúng là trong truyện "Chuyện Hồng Bàng" có đoạn:
5. Âu Cơ ở với Lạc Long Quân giáp một năm, sinh ra một bọc trứng, cho là điềm không hay nên đem bỏ ra ngòai đồng nội; hơn bảy ngày, trong bọc nở ra một trăm trứng, mỗi trứng là một con trai, bà đem về nuôi nấng, không cho ăn, cho bú mà tự nhiên trường đại, trí dũng song tòan, ai cũng úy phục, bảo nhau đó là những anh em phi thường.

  Chứ ông anh lại sáng tác thêm đoạn "Lạc Long quân thấy Âu Cơ đẻ ra bọc 100 trứng bèn phán "yêu quái" rồi đem vứt ra cánh đồng Tương. Mưa nắng, chúng nở thành trăm người con. Cả đám chạy về kêu: "Cha ơi, mẹ ơi!" " cũng hơi buồn cười!
   Nhưng nói gì đi nữa thì Lĩnh Nam chích quái Hay nói chung là các Truyền thuyết thì đều không chú trọng nhiều về yếu tố lịch sử, mà phản ánh lịch sử qua một cách nhìn độc đáo: những câu truyện trong lịch sử dựng nước và giữ nước của ông cha ta được khúc xạ qua lời kể của nhiều thế hệ để rồi kết tinh thành những hình tượng nghệ thuật đặc sắc, nhuốm màu thần kì mà vẫn thấm đẫm cảm xúc đời thường .

        Nên cái niềm tự hào "đồng bào"! mà ông anh hỏi có khi nhân dân nhà mình tự hào vì Lạc long quân và âu Cơ đạt được kỉ lục thế giới về đẻ nhiều đó (100 người con mà).!.
« Sửa lần cuối: 13 Tháng Bảy, 2009, 06:10:41 pm gửi bởi donghai » Logged

Đông Hải

             

                Tổ quốc ta, dân tộc của chúng ta.
                Tuổi ấu thơ  hùng anh cho chí tuổi già.
donghai
Thành viên
*
Bài viết: 169


Vì nước quên thân - Vì dân quên mình


WWW
« Trả lời #45 vào lúc: 14 Tháng Bảy, 2009, 05:42:24 am »

Bánh Dầy Bánh Chưng

 

 
 
     Ngày xưa, đời Vua Hùng Vương thứ 6, sau khi đánh dẹp xong giặc Ân, vua có ý định truyền ngôi cho con.

     Nhân dịp đầu Xuân, vua mới họp các hoàng tử lại, bảo rằng: "Con nào tìm được thức ăn ngon lành, để bày cỗ cho có ý nghĩa nhất, thì ta sẽ truyền ngôi vua cho".

     Các hoàng tử đua nhau tìm kiếm của ngon vật lạ dâng lên cho vua cha, với hy vọng mình lấy được ngai vàng.

     Trong khi đó, người con trai thứ 18 của Hùng Vương, là Tiết Liêu (còn gọi là Lang Lèo) có tính tình hiền hậu, lối sống đạo đức, hiếu thảo với cha mẹ. Vì mẹ mất sớm, thiếu người chỉ vẽ, nên ông lo lắng không biết làm thế nàọ

     Một hôm, Tiết Liêu nằm mộng thấy có vị Thần đến bảo: "Này con, vật trong Trời Đất không có gì quý bằng gạo, vì gạo là thức ăn nuôi sống con ngườị Con hãy nên lấy gạo nếp làm bánh hình tròn và hình vuông, để tượng hình Trời và Đất. Hãy lấy lá bọc ngoài, đặt nhân trong ruột bánh, để tượng hình Cha Mẹ sinh thành"

     Tiết Liêu tỉnh dậy, vô cùng mừng rỡ. Ông làm theo lời Thần dặn, chọn gạo nếp thật tốt làm bánh vuông để tượng hình Đất, bỏ vào chõ chưng chín gọi là Bánh Chưng. Và ông giã xôi làm bánh tròn, để tượng hình Trời, gọi là Bánh Dầỵ Còn lá xanh bọc ở ngoài và nhân ở trong ruột bánh là tượng hình cha mẹ yêu thương đùm bọc con cáị

     Đến ngày hẹn, các hoàng tử đều đem thức ăn đến bày trên mâm cỗ. Ôi thôi, đủ cả sơn hào hải vị, nhiều món ngon lành. Hoàng tử Tiết Liêu thì chỉ có Bánh Dầy và Bánh Chưng. Vua Hùng Vương lấy làm lạ hỏi, thì Tiết Liêu đem chuyện Thần báo mộng kể, giải thích ý nghĩa của Bánh Dầy Bánh Chưng. Vua cha nếm thử, thấy bánh ngon, khen có ý nghĩa, bèn truyền ngôi Vua lại cho Tiết Liêu con trai thứ 18.

    Kể từ đó, mỗi khi đến Tết Nguyên Đán, thì dân chúng làm bánh Chưng và bánh Dầy để dâng cúng Tổ Tiên và Trời Đất.

                                                                               Đ.Hải
                                                                     Sưu tầm từ Internet
Logged

Đông Hải

             

                Tổ quốc ta, dân tộc của chúng ta.
                Tuổi ấu thơ  hùng anh cho chí tuổi già.
donghai
Thành viên
*
Bài viết: 169


Vì nước quên thân - Vì dân quên mình


WWW
« Trả lời #46 vào lúc: 15 Tháng Bảy, 2009, 07:06:04 pm »

   
Sự tích Hồ Gươm
   Vào thời giặc Minh đặt ách đô hộ ở nước Nam, chúng coi dân ta như cỏ rác, làm nhiều điều bạo ngược, thiên hạ căm giận chúng đến xương tuỷ. Bấy giờ ở vùng Lam Sơn, nghĩa quân nổi dậy chống lại chúng, nhưng trong buổi đầu thế lực còn non yếu nên nhiều lần nghĩa quân bị thua. Thấy vậy, đức Long Quân quyết định cho nghĩa quân mượn gươm thần để họ giết giặc.
   Hồi ấy ở Thanh Hóa có một người làm nghề đánh cá tên là Lê Thận. Một đêm nọ, Thận thả lưới ở một bến vắng như thường lệ. Khi kéo lưới lên, thấy nằng nặng, Lê thận chắc mẩm được một mẻ cá to. Nhưng khi thò tay vào bắt cá, chàng vhỉ thấy có một thanh sắt. Chàng vứt luôn thanh sắt xuống nưởcoif lại thả lưới ở một chỗ khác.
    lần thứ hai cất lưới lên cũng thấy nặng tay, thận không ngờ thanh sắt vừa vứt lại chui vào lưới mình. Chàng lại ném xuống sông. Lần thứ ba, vẫn thanh sắt ấy mắc vào lưới. Lấy làm lạ, Thận đưa thanh sắt cạnh mồi lửa nhìn xem. Bỗng chàng reo lên:
   - Ha ha! Một lưỡi gươm!
   về sau Thận gia nhập đoàn quân khởi nghĩa lam Sơn. Chàng hăng hái, gan dạ, không nề nguy hiểm. một hôm chủ tướng Lê Lợi cùng mấy người tùy tòng đến nhà Thận. Trong túp lều tối om thanh sắt hôm đó tự nhiên sáng rực lên ở xó nhà. Lấy làm lạ, Lê Lợi cầm lên xem và thấy hai chữ "Thuận thiên" khắc sâu vào lưỡi gươm. song mọi người vẫn không biết đó là vật báu.
   Một hôm, bị giặc đuổi, Lê Lợi và các tướng rút lui mỗi người một ngả. Lúc đi qua một khu rừng, Lê Lợi bỗng thấy có ánh sáng lạ trên ngọn cây đa. Ông trèo lên xem mới biết là một chuôi gươm nạm ngọc. Nhớ đến lưỡi gươm ở nhà Lê Thận, Lê Lợi giát chuôi vào lưng.
   Ba ngày sau, Lê Lợi gặp lại mọi người trong đó có Lê thận. Lê lợi mới đem chuyện bắt được chuôi gươm kể lại cho họ nghe. Khi đem tra gươm vào chỗi thì thấy vừa như in.
   lê Thận nâng gươm ngang đầu nói với lê Lợi:
   - Đây là ý trời phó thác cho minh công làm việc lớn. Chúng tôi nguyện đem xương thịt của mình theo minh công, cùng với thanh gươm thần này để báo đền Tổ quốc!
   
   Từ đó nhuệ khí của nghĩa quân ngày một tăng. Trong tay Lê Lợi, Thanh gươm thần tung hoành khắp các trận địa, làm cho quân Minh bạt vía. Uy thế của nghĩ quân vang khắp nơi. Họ không phải trốn tránh như trước nữa mà xông xáo đi tìm giặc. Họ không phải ăn uống khổ cực như trước nữa, đã có những kho lương mới chiếm đựơccủa giặc. Gươm thần mở đường cho họ đánh tràn ra mãi, cho đến lúc không còn bóng một tên giặc nào trên đất nước.
   
  một năm sau khi đuổi giặc Minh, một hôm Lê Lợi - bấy giờ đã làm vua - cưỡi thuyền rồng dạo quanh hồ Tả Vọng. Nhân dịp đó, Long Quân sai Rùa vàng lên đồi lại gươm thần. Khi thuyền tiến ra giữ hồ, tự nhiên có một con rùa lớn nhô đầu và mai lên khỏ mặt nước. Theo lệnh vua thuyền đi chậm lại. Đúng ở mạn thuyền, vua thấy lưỡi gươm đeo bên mình tự nhiên động đậy. Còn rùa vàng không sợ người, nhô đầu lên cao nữa và tiến lại về phía thuyền vua và nói: " Xin bệ hạ hoàn lại gươm cho Long quân!"
 
   Vua hiểu ra bèn rút gươm hướng về phía rùa vàng.  Nhanh như cắt, rùa há miệng đớp lấy thanh gươm và lặn xuống nước. Gươm và rùa từ từ chìm xuống nước, người ta vẫn thấy vật gì ánh sáng lé loi dưới mặt hồ.

  Từ đó, hồ tả Vọng bắt đầu mang tên là hồ Gươm hay hồ hoàn kiếm.

                                                                SGK-Ngữ văn 6/T1/tr39
Logged

Đông Hải

             

                Tổ quốc ta, dân tộc của chúng ta.
                Tuổi ấu thơ  hùng anh cho chí tuổi già.
lonesome
Moderator
*
Bài viết: 1244


« Trả lời #47 vào lúc: 16 Tháng Bảy, 2009, 09:48:16 am »

Đa số bài của bác DH nên được gọi là truyện cổ tích trên nền truyền thuyết thì hơn. Các truyền thuyết bác gửi lên đều có trong Lĩnh Nam Chích Quái hoặc Việt Điện U Linh rồi, người ta dựa trên đó vẽ rồng thêm mắt rồi khoác cho cái vỏ truyền thuyết thôi chứ có phải là truyền thuyết đâu.
Logged
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #48 vào lúc: 17 Tháng Bảy, 2009, 09:10:10 am »

Các bác đã bao giờ nghe chuyện về hai con ngựa Vạn lý kỳ và Thiên lý mã chưa?

Ở Trung Quốc có nhiều sự tích về những con ngựa chạy cực nhanh, ngày phi ngàn dặm, gọi là thiên lý mã. Ở Việt Nam thì hơi ít, mãi đến đời Tây Sơn mới nghê chuyện về 5 con ngựa quý của các tướng lĩnh Tây Sơn, nổi tiếng nhất là con ngựa bạch của Nguyễn Nhạc và con ngựa của đô đốc Nguyễn Văn Tuyết.

Hồi năm Ngọ (tức khoảng 6 năm trước), em có đọc trên số báo xuân một truyền thuyết về 2 con ngựa nổi tiếng là Vạn lý kỳ và Thiên lý mã. Đặc biệt con Vạn lý kỳ thì theo tên tức là giống ngựa một ngày có thể đi vạn dặm, vượt cả thiên lý mã. Tiếc là hồi chuyển nhà, sách báo cũ mất cả, giờ chỉ kể theo trí nhớ, nên tên tuổi các nhân vật và tên làng quê bị sót, chỉ còn nhớ tình tiết thôi.

Chuyện rằng, có một người văn võ toàn tài, thời Lê Trung Hưng thi đỗ tiến sĩ, rồi sau được cử vào Nam giúp chúa Nguyễn (như vậy chắc là thời chưa có chiến tranh Trịnh-Nguyễn). Nhờ có tài hoa nổi trội, ông được chúa Nguyễn tin yêu. Nhưng sau có bề tôi của chúa ghen ghét, mà gièm pha ông với chúa. Chúa Nguyễn tin nên định lập kế ngầm giết ông. May có người thiếp của chúa biết mưu ấy, lại thầm cảm phục ông, nên báo tin cho ông, và bảo ông rằng chúa có 2 con ngựa quý là Thiên lý mã và Vạn lý kỳ, ông hãy trộm con Vạn lý kỳ mà bỏ trổn. Ông biết không thể thanh minh cùng chúa, lại không nỡ để vị phu nhân ấy ở lại có thể bị tội, nên ăn cắp con ngựa của chúa và chở theo người phu nhân, chạy về hướng bắc. Trời sáng, gần đến sông Gianh, chợt nghe có tiếng truy binh. Nhìn lại thì thấy một viên tướng cưỡi con Vạn lý kỳ cùng một toán quân đuổi theo. Thì ra đêm tối, ông đã lấy trộm nhầm con Thiên lý mã. Trước mặt là sông chắn, sau có truy binh. Thế cùng, ông múa đao quay lại, chém viên tướng ấy và đánh tan toán quân, đoạt được cả con Vạn lý kỳ. Rồi ông ra bắc, trở thành danh tướng của chúa Trịnh. Vị phu nhân nọ trở thành vợ ông. Nhưng sau bà mất sớm. Vị tướng đưa bà về quê mình chôn cất. Sau ông cầm quân Trịnh giao chiến với quân Nguyễn. Nghĩ đến ân tình xưa của chúa, có những lần ông vây được quân Nguyễn, lại ngầm mở đường thả cho đi. Bản thân ông cũng có một lần bị quân Nguyễn vây hãm; viên tướng cầm đầu của quân Nguyễn biết về câu chuyện của ông, cũng thầm thông cảm, đã mở cho ông một "Hoa Dung tiểu lộ". Sau này ông mất, cũng đưa về chôn cạnh vợ. Nghe đồn trước mộ của hai người có hai cái gò hai bên, chính là mộ của hai con danh mã Vạn lý kỳ và Thiên lý mã đã từng theo ông rong ruổi khắp nơi. Cuộc đời ông rất kỳ lạ, trước là tiến sĩ của vua Lê, rồi sủng thần của chúa Nguyễn, cuối cùng là danh tướng của họ Trịnh, lại có được hai con thần mã hiếm thấy.

Trong truyện em nhớ có tên làng quê nơi có điển tích này, tiếc là không nhớ nổi tên làng ấy là gì. Nhưng có lẽ đó là chuyện có từ xưa rồi chứ không phải mới sáng tác gần đây (tuy rằng về phương diện lịch sử thì chuyện này không thể có thật Grin). Đã search trên google từ khóa "Vạn lý kỳ" mà không thể tìm được kết quả mong muốn. Mong các cao thủ nào có thông tin thì bổ sung đầy đủ cho câu chuyện của em.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
donghai
Thành viên
*
Bài viết: 169


Vì nước quên thân - Vì dân quên mình


WWW
« Trả lời #49 vào lúc: 17 Tháng Bảy, 2009, 03:46:22 pm »

Tiền, Hậu Lý Nam Đế Và Triệu Việt Vương

Phần 1
     Thời nhà Lương đô hộ nước ta (502 - 540) khi Tiêu Tư sang làm Thức sử, y đã thi hành chính sách tận thu vô cùng hà khắc tàn bạo, làm cho dân tình điêu đứng, lòng người oán hận.

     Ở huyện Thái Bình (thời ấy đơn vị huyện bằng cả tỉnh bây giờ) có Lý Bí vốn nhà nối đời làm hào trưởng, tiếng tăm lừng lẫy khắp vùng. Đai Việt sử ký toàn thư ghi rằng tổ tiên của Ngài là người phương Bắc, là dân chạy loạn sang đây từ thời Tây Hán, rồi sinh con đẻ cái, lập nghiệp ở Thái Bình. Nhưng cũng trang ấy, sách ấy lại ghi tiếp "được bảy đời thì thành người Nam".

     Câu chuyện truy nguồn gốc lai lịch như vậy kể ra cũng là tỉ mỉ, chu đáo, nhưng thực ra cũng không cần thiết lắm. Đến bảy đời thì dòng máu đã pha trộn, lại tiếng nói, phong tục, tập quán, đến suy nghĩ và cung cách làm ăn sinh sống ... cũng là người bản xứ rồi.

     Vả lại, quan quân nhà Lương sang cai trị, thực tế cũng đã coi Ngài như một người bị đô hộ, không khác gì những người bản xứ khác. Câu ghi tiếp của Đại Việt sử ký toàn thư như vậy cũng là xác đáng.

     Lý Bí là người có nhiều tài năng và chí khí hơn người. Từ văn chương chữ nghĩa cho đến côn quyền cung kiếm, Ngài đều thông tỏ. Tính tình của Ngài lại quảng bác, độ lượng, nên bạn bè xa gần đều rất mến mộ.

     Thấy bọn quan lại nhà Lương chỉ chăm vơ vét bóc lột của nả để mang về nước, còn mọi nỗi khổ nhục thì đ è lên đầu lên cổ dân chúng, và các tầng lớp xã hội khác cũng đều bị chúng khinh rẻ, nên Ngài đã nuôi saÜn ý định liên kết với các anh hùng hào kiệt, để chờ khi thời cơ đến là khởi sự, đánh đuổi chúng đi.

     Từ nhiều đời trước, chính sách cai trị của phương Bắc đại đế là cử một viên Thái thú hoặc Thứ sử đứng đầu, cùng với bộ máy cai trị và quân đội, kéo sang. Viên Thứ sử cũng là tổng chỉ huy quân đội này đóng ở thành Long Biên (nay là vùng gần thị xã Bắc Ninh) cắt đặt người của chúng vào các chức vụ ở quận, huyện, châu. Quân đội cũng được chia ra, phần lớn tập trung ở quận và các nơi trọng yếu, số còn lại thì đến các huyện, châu.

     Một số người bản xứ cũng được tham gia vào bộ máy cai trị đó, nhưng tất nhiên chỉ là những cấp bậc thấp và tại các địa phương. Ở đây, một mặt là do chúng thiếu người, nhưng mặt khác là chính sách lừa mị, dùng người Việt trị người Việt của kẻ xâm lược.

     Cũng như nhiều hào trưởng bản xứ lúc bấy giờ, Lý Bí được nhận một chức quan nhỏ tại địa phương. Nhận thấy Ngài là người tài giỏi, lại có uy tín, nếu để lâu tất không có lợi, nên Thứ sử Tiêu Tư đưa Ngài vào tận châu Cửu Đức (nay huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh) làm chức giám quân.

     Ở làng của Ngài ở Thái Bình, có môït người bạn từ hồi còn nhỏ là Tinh Thiều rất hay chữ và có chí tiến thủ. Tinh Thiều ngày đ êm miệt mài đ èn sách, những mong có dịp đến Kinh đô nhà Lương thi tài, rồi được hiển đạt như Lý Cầm, Lý Tiến ở tờii nhà Hán. Lý Cầm, Lý Tiến trước kia là người bản xứ, học hành giỏi giang đỗ đạt rồi làm quan bên Tàu, vẫn được dùng làm miếng mồi nhử mà các viên quan cai trị đời sau, dến khi Giao châu, thường tung ra để mê hoặc giới trí thức và quan lại người bản xứ.

     Sau khi chữ nghĩa đã "chứa đầy bụng" rồi, theo lời "khích lệ" của huyện lệnh trưởng Thái Bình, và sau đó là của Thứ sử Tiêu Tư, Tinh Thiều liền khăn gói lên đường, đến tận Kinh đô nhà Lương để được tiến cử.

     Nào ngờ công lặn lội đường xa,lại mệt mỏi đói khát dã hóa thnàh công cóc! Lại bôï thượng thư lúc bấy giờ là Sái Tôn, khi thử văn tài của Tinh Thiều thì niềm nở, luôn khen miệng "Hay!" hoặc "Khá", nhưng hôm sau, khi gọi đến để bổ nhiệm, trì trở mặt lạnh lùng mà mỉa rằng:

     - Ta xem họ Tinh nhà ngươi xưa nay chưa có ai tài giỏi được làm quan cả. Tài của nhà ngươi ở đất Trung nguyên này xe chở đấu đong không thiếu. Nhưng ta thương tình nhà ngươi đường xa công khó đến đây, vậy ta ban cho chức môn lang ở thành Quảng Dương, cầm giấy nàu ngày mai đến đấy mà nhận.

     Tinh Thiều nghe mà không tin ở tai mình. Máu dồn lên mặt, hai má đỏ bừng. Bao nhiêu công phu đ èn sách vất vả lặên lội đến đây để làm thằng canh cổng và chạy việc sai vặt ư? Quân lừa phỉnh, lũ đểu giả, sỉ nhục người ta tàn tệ đến thế là cùng!

     Ngày hôm sau, Tinh Thiều lẳng lặng ra về, giận đến tím ruột bầm gan và nung nấu ý chí sẽ có ngày "ăn miếng trả miếng" với bọn quan quân đô hộ.

     Tinh Thiều về quê, nhưng lúc ấy Lý Bí đã vào châu Cửu Đức. Tìm vào đến tận nơi, Tinh Thiều gặêp lại Lý Bí rồi lại ở đấy cùng Lý Bí bàn tính công việc và chuẩn bị lực lượng khởi nghĩa.

     Dưới danh nghĩa tuyển mộ thêm binh lính - một trong công việc mà Lý Bí vẫn thường làm, hai người đã liên hệ rồi tập hợp được những người võ nghệ cao cường lại cùng chí hướng, về châu lỵ. Khi đã đủ lực lượng, trong đ êm tối, theo lêïnh của Lý Bí, các vị hảo hán tấn công bất ngờ. Viên quan trị nhậm cùng bộ hạ người Lương trở tay không kịp, bị giết ngay tại trâïn.

     Thanh thế của nghĩa quân mỗi ngày mỗ lớn. Chỉ trong vòng một tuần, các châu mục xung quanh đã kéo về nhiệt liệt hưởng ứng. Quân số đông tới hàng vạn. Mọi người đồng ý tôn phù Lý Bí lên làm chủ tướng.

     Từ Cửu Đức, Lý Bí chia quân đi đánh các ngả. Cả vùng đất phía nam thuộc hai quận Cửu Chân và Nhật Nam (trước kia) về tay nghĩa quân.

     Từ phía nam, Lý Bí kéo đại binh ra Bắc. Ở huyện Chu Diên (thuộc vùng Phả Lại ngày nay) có vị tù trưởng là Triệu Túc, vốn cũng là người hào kiệt, lại nghe danh biết tài của Lý Bí từ lâu, đã đem toàn bộ binh trong địa hạt của mình cai quản, đến hợp với quân của Lý Bí để đánh Long Biên (vùng thị xã Bắc Ninh).

     Bấy lâu, do chỉ lo vơ vét bóc lột cho thật nhiều, mà  đến nỗi để trễ nãi việc binh, nên khi nhận được tin cấp báo quân của Lý Bí dang tiến đến gần, Thứ sử Giao Châu Tiêu Tư sợ quá, chỉ còn cách thu gom của cải cho vào hòm siiểng, rồi tống vội lên xe, chuồn thẳng về Quảng Châu ...

     Lại sợ chạy không kịp, Tiêu Tư bèn cho một tốp lính chở một số vàng bạc ngược đường đến gặp Lý Bí, để "xin Ngài tha tội". Đó là mưu mẹo trí trá của Tiêu Tư hòng đánh lạc hướng nghĩa quân, nhưng đó cũng còn là một việc làm vô tiền khoáng hậu của quân xâm lược trên đất Đại Việt.

     Lý Bí cùng tướng sĩ vào thành Long Biên, không phí một mũi tên nào. Sự việc đó xảy ra vào năm 541 và  đã kết thúc một thời kỳ dài 314 năm (227 - 540) nước ta thuộc Ngô, Tấn, Tống, Tề, Lương.

     Ở trong thành Long Biên, Lý Bí củng cố lực lượng và ổn định tình hình, bởi Ngài vàmọi người đều hiểu rằng quân Lưong nhất định sẽ kéo sang.

     Quả vậy, ngay năm sau vua Lương sai Tôn Quýnh, Lư Tử Hùng dẫn quân sang xâm chiếm. Quýnh, Hùng lấy cớ mùa xuân chướng khí đang bốc, xin đợi đến mùa thu, nhưng Thứ sử Quảng Châu và Tiêu Tư cũng đang ở đấy, giục phải lên đường ngay. Bọn Tôn Quýnh, Lư Tử Hùng đ ành phải thúc lính đi, nhưng mới đến Hợp Phố thì đội quân đã tan rã, phần vì đau ốm, phần vì tâm lý bọn lính đều sợ phải bỏ xác ở Giao Châu, nên trốn biệt. Quýnh và Hùng bị vua Lương bắt uống thuốc độc tự tử.

     Bọn thống trị phương Bắc vốn thâm hiểm, từ trước đến đây và từ đây về sau, mỗi khi định đánh ĐaÏi Việt thì bao giờ cũng tìm cách xúi giục Chiêm Thành mang quân ra trợ chiến, để đánh từ hai phía.

     Đầu mùa hạ năm 543 quân Lâm Ấp (Chiêm Thành) vào cướp đất Nhật Nam. Lý Bí sai Lý Phục Nam, Phạm Tu vào đánh tan chúng ở Cửu Đức. Quân Lâm Ấp phải rút chạy về nước.

     Đất nước thái bình, ở hai đầu giặc gi4 đều tan. Đặc biệt tin quân Lương chưa đến biên giới đã vỡ, làm cho dân tình trong nước hết sức hào hứng phấn khởi, lòng tự tôn dâng tộc dâng cao.

     Thể theo nguyện vọng của mọi người, Lý Bí lên ngôi Hoàng đế vào đầu mùa xuân năm 544. Ở phương Bắc có Đế, vậy phương Nam ta cũng phải có Đế.

     Ngài xưng là Nam Việt Đế với ý thức từ nay nêu gương cho các đời sau, rồi làm lễ đăng quang, đặt niên hiệu là Thiên Đức (nghĩa là Đức của Trời) và  đặt tước hiệu cho các quan.

     Quốc hiệu (tên nước) Ngài lấy là Vạn Xuân, ý muốn mong cho xã tắc từ nay lưu truyền đếnmuôn thuở. Rồi cho dựng điện Vạn Thọ để làm nơi triều hội. Ngài phong Lý Phục Man làm Thái úy, Triệu Túc làm Thái phó, Tinh Thiều làm tướng văn, Phạm Tu làm tướng võ ...

     Sau khi giết Tôn Quýnh, Lư Tử Hùng, vua Lương lại càng tức giận khi hay ting ở Giao Châu, Lý Bí đã cưng "Đế".

     Tháng 6 - 545 vua Lương phong Dương Thiêu làm Thứ sử Giao Châu, Trần Bá Tiên làm Tư mã, mang đại binh đi đánh nước Vạn Xuân. Lại sai Thứ sử Định Châu là Tiêu Bột đem quân trợ chiến, đến hội với quân trợ chiến, đến hội với quân của Thiêu, Tiên cở Giang Tây. Tiêu Bột lo sợ tìm cách thoái thác, Dương Thiêu cũng ngần ngại, chỉ có Trần Bá Tiên muốn lập công, nên hùng hổ dẫn đại binh đi.

     Hay tin, Lý Nam Đế dẫn các tướng cùng ba vạn quân đi chặn quân Trần Bá Tiên ở mạn Phả Lại. Thủy binh của Trần Bá Tiên đã được huấn luyện nên rất thiện chiến, khiến cho quân Lý Nam Đế chặn không được, phải rút về sông Cái mạn của sông Tô Lịch (sau là chỗ xây thành Đại La), rồi lại rút vào thành Gia Ninh, cố thủ. Quân Lương đuổi theo vây thành.
Logged

Đông Hải

             

                Tổ quốc ta, dân tộc của chúng ta.
                Tuổi ấu thơ  hùng anh cho chí tuổi già.
Trang: « 1 2 3 4 5 6 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM