Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 16 Tháng Tư, 2024, 11:32:12 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: 1 2 3 4 5 6 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Truyền thuyết Việt Nam - sưu tầm  (Đọc 79255 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
donghai
Thành viên
*
Bài viết: 169


Vì nước quên thân - Vì dân quên mình


WWW
« vào lúc: 29 Tháng Sáu, 2009, 05:38:22 am »

Hai Bà Trưng

 
     Hai Bà Trưng Trắc, Trưng Nhị là hai chị em ruột, con gái vị Lạc tướng ở huyện Mê Linh (nay là vùng Sơn Tây cũ và tỉnh Vĩnh Phú), thuộc dòng dõi Hùng Vương.

     Hai Bà là những phụ nữ tài cao đức trọng và có đảm lược hơn người. Năm 19 tuổi, bà Trưng Trắc kết duyên cùng ông Thi Sách, con trai Lạc tướng huyện Chu Diên (nay là Hà Nam và Nam Hà), cũng là một người bất khuất, có ý chí quật cường.

     Thuở ấy, dân ta sống dưới ách đô hộ của người Hán vô cùng cực khổ.

     Nhà Đông Hán chia nước ta thành quận huyện. Đứng đầu mỗi quận là một viên Thái thú người Hán, còn dưới mỗi huyện phần lớn vẫn để các Lạc tướng người Việt trông coi, theo chính sách "dùng tục cũ mà cai trị".

     Nhưng "dùng tục cũ" cũng chỉ là cái vỏ và chẳng được bao lâu. Bọn cai trị vốn lòng tham không đáy, càng ngày càng vươn dài cánh tay xuống bên dưới bóp hầu bóp cổ dân ta. Nào xuống biển mò ngọc trai, lên rừng săn sừng tê, ngà voi. Rồi tô, thuế. Còn chiếm cả đất lập trang trại. Lại độc chiếm luôn sản xuất và buôn bán muối ...

     Các Lạc tướng cũng bị đối xử tàn tệ. Hạch sách, vòi vĩnh, cấm đoán, xỉ mắng đủ điều.

     Hai gia đình Lạc tướng thông gia với nhau , vốn căm thù sâu sắc bè lũ xâm lược, cùng nhau bàn định rồi chuẩn bị lực lượng, tập hợp dân chúng, rèn đúc vũ khí ... Nhưng sắp đếùn ngày khởi nghĩa thì công việc bại lộ. Thi Sách bị viên Thái thú Tô Định tàn ác, kẻ mới sang thay Tích Quang, giết chết.

     Không hề nao núng, Hai Bà Trưng vẫn tiếp tục sự nghiệp mà Thi Sách đã để lại. Tháng 3 năm 40 (theo dương lịch), Hai Bà phất cờ khởi nghĩa ở Mê Linh.

     Trước đó trên mọi miền đất nước, đã có những cuộc nổi dậy lẻ tẻ. Nay nghe tin hai Bà, vốn là dòng Hùng Vương dấy nghiệp, đều nhất tề đứng lên, Mê Linh đã trở thành nơi tụ nghĩa của đồng bào cả nước.

     Từ Mê Linh, nghĩa quân tiến đánh Luy Lâu (thuộc Thuận Thành, Hà Bắc) là thủ phủ của chính quyền Đông Hán ở Giao Chỉ. Thành Luy Lâu bị hạ, Tô Định phải cắt tóc cạo râu, ăn mặc giả làm con gái, tìm đường lẻn trốn về Nam Hải (thuộc Quảng Tây, Trung Hoa).

     Từ Luy Lâu, nghĩa quân tiến đánh nhiều phủ huyện khác, phối hợp với lực lượng nổi dậy ở các địa phương. Bọn quan lại ở Đông Hán hoảng sợ, có nơi mới chỉ nghe tin nghĩa quân đang đến, đã phải bỏ lại cả của cải, ấn tín, giấy tờ ... để cốt chạy tháo thân về nước.

     "65 huyện thành", nghĩa là toàn bộ nước ta hồi đó đã sạch bóng quân xâm lược. Bà Trưng Trắc được tất cả các tướng sĩ và quân lính suy tôn lên làm vua, đóng đô ở Mê Linh. Bà Trưng Nhị và các tướng lĩnh khác đều được phong tước, chia nhau ra giữ các miền xung yếu. Hai năm liền, mọi người cả nước được miễn tất cả các khoản sưu thuế.

     Đất nước độc lập, nhưng tính về so sánh lực lượng giữa ta và địch thì hãy còn quá chênh lệch. Sau khi thống nhất Trung Hoa, tất cả các chư hầu xung quanh đều phải phục tùng nhà Hán, và đế chế Hán lúc bấy giờ ở vào thời kỳ thịnh đạt nhất của nó.

     Tin Hai Bà Trưng khởi nghĩa và xưng vương đã làm chấn động cả vương triều Hán. Hán Quang Vũ vô cùng tức giận, lập tức hạ lệnh bắt các quận miền Nam (Trung Hoa) lo trưng tập binh mã, sắm sửa thuyền bè khí giới, sửa sang đường sá, tích trữ lương thảo ... để chuẩn bị đánh chiếm lại nước ta.

     Tháng 4 năm 42, vua nhà Hán phong Mã Viện làm "phục ba tướng quân" đem hai vạn quân cùng hai nghìn thuyền xe, vừa thủy vừa bộ, từ Hợp phố (Quảng Đông) tiến thẳng vào vùng Lãng Bạc (Tiên Sơn, Hà Bắc). Mã Viện là viên tướng già có nhiều mưu gian kế hiểm, và thuộc vào loại sừng sỏ nhất của nhà Hán thời đó. Một tay y đã từng đánh dẹp người Khương và đàn áp các cuộc khởi nghĩa trong nước.

     Hai Bà Trưng cùng các tướng lĩnh xuất phát từ Mê Linh xuống Lãng Bạc chống giặc. Tại đây một cuộc chiến đấu ác liệt đã diễn ra. Cuối cùng quân ta yếu thế hơn phải rút lui về Cẩm Khê (Yên Lạc, Vĩnh Phú). Mã Viện đem quân đuổi theo. Tại Cẩm Khê và các vùng lân cận lại diễn ra nhiều cuộc chiến đấu ác liệt nữa, kéo dài gần một năm sau. Hai bên đều bị hao binh tổn tướng. Nhưng quân giặc do đông hơn, lại có nguồn chi viện thường xuyên, còn quân ta lực lượng ít hơn, lại bị chặn các nẻo đường tiếp tế. Cuối cùng, do lực lượng quá chênh lệch, quân ta đã thất bại.

     Khi chạy tới vùng cửa sông Hát, thấy không còn cứu vãn nổi tình thế được nữa, Hai Bà Trưng thà chết chứ nhất định không chịu rơi vào tay giặc, đã cùng nhảy xuống sông tự tử. Đó là ngày mồng 6 tháng 2 Âm lịch, (Dương lịch là tháng 3 năm 43).

     Các tướng lĩnh khác như các bà Lê Chân, Thánh Thiên, Bát Nàn ... ở các mũi chiến đấu khác, khi sức cùng lực kiệt, cũng đều tự vận theo gương Hai Bà.

     Cuộc khởi nghĩa chính đã thất bại, nhưng tại nhiều nơi khác, quân ta vẫn còn tiếp tục chiến dấu. Mãi tới tháng 11 năm 43 Mã Viện vẫn còn phải mở đường qua Tạc Khẩu (Yên Mô, Ninh Bình) để vào quận Cửu Chân (Bắc Trung Phần) đàn áp tướng Đô Dương.

     Hai Bà Trưng là những hậu duệ trực tiếp của các vua Hùng, còn mẹ của Hai Bà, bà Man Thiện, cũng là cháu chắt bên ngoại của vua Hùng. Bà góa chồng sớm nhưng đã nuôi dạy hai con gái thành những trang anh hùng kiệt xuất, mở đầu cho lịch sử chống ngoại xâm vẻ vang của dân tộc. Khi hai con gái và con rể chuẩn bị khởi nghĩa, bà đã không quản đường xa mệt mỏi, đi lại khắp nơi để hẹn ước với nghĩa quân các địa phương. Cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng sở dĩ mau chóng thắng lợi là vì các lực lượng trong nước đều nhất tề đứng đậy một lần, làm cho quân giặc trở tay không kịp. Với danh nghĩa là vợ một vị Lạc tướng lẫy lừng, đã đảm đang quán xuyến mọi công việc sau khi chồng chết, nên lời nói của bà được mọi người trong nước tin tưởng và hưởng ứng nhiệt liệt.

     Hiện nay ở làng Nam Nguyễn thuộc Huyện Ba Vì (Hà Tây) còn ngôi mộ của Bà mà mọi người trong vùng vẫn gọi là mả Dạ. "Dạ" là tiếng Việt cổ, để chỉ một bà già được kính trọng.

     Thiên Nam ngữ lục, áng sử ca dân gian cuối thế kỷ thứ 17, đã ghi lại lời Bà Trưng Trắc trên đàn thề trước nghĩa quân ở Mê Linh để chuẩn bị xuất trận như sau: Một xin rửa sạch nước thù Hai xin nối lại nghiệp xưa họ Hùng Ba kẻo oan ức lòng chồng Bốn xin vẹn vẹn sở công lênh này. Đó là tính chất chính nghĩa của cuộc khởi nghĩa, là ý chí nguyện vọng của cả dân tộc lúc bấy giờ.

     Các tướng lĩnh trong cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng có rất nhiều, đặc biệt, phần lớn là các tướng nữ.

     Theo điều tra chưa đầy đủ hiện nay ở nhiều làng thuộc Bắc Phần và Bắc Trung Phần có thờ thần Thành Hoàng nguyên là các tướng lĩnh của Hai Bà Trưng ngày trước như:

     -Bà Lê Chân ở Hải Phòng.

     -Bà Bát Nàn ở Thái Bình.

     -Bà Thánh Thiên, Diệu Tiên, Vĩnh Huy, Liễu Giáp, Ả Tắc, Ả Di ở Hà Bắc.

     -Bà Bảo Chân, Nguyệt Thai, Nguyệt Độ ở Hải Hưng.

     -Vợ chồng Đào Lý, Nàng Tía, Quốc Nương, Khỏa Ba Sơn, Ông Đống, Ông Nà, ở ngoại thành Hà Nội.

     -Chu Thước, Đỗ Năng Tế, Hoàng Đạo, Liên Quang Cai ở Hà Tây.

     -Ba anh em họ Trương ở Quảng Ninh.

     -Năm mẹ con bà Lê Thị Hoan ở Thanh Hóa, v.v ...

     Nhân dân Tày, Nùng ở Việt Bắc đến nay vẫn còn nhớ nhiều truyền thuyết về tổ tiên xưa của họ đã từng tham gia vào cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng.

     Từ bao đời nay, Hai Bà Trưng đã trở thành biểu tượng cho lòng yêu nước, ý chí quật cường bất khuất của toàn dân tộc.

     Ở Hà Nội, Hà Tây, và nhất là ở Vĩnh Phú, đều có lập đền thờ Hai Bà.

     Tên của Hai Bà được đặt cho quận, đường phố, và trường học khắp cả nước ...

                                                                                 Đ.Hải
                                                                         sưu tầm từ Internet
« Sửa lần cuối: 30 Tháng Sáu, 2009, 05:55:10 am gửi bởi dongadoan » Logged

Đông Hải

             

                Tổ quốc ta, dân tộc của chúng ta.
                Tuổi ấu thơ  hùng anh cho chí tuổi già.
donghai
Thành viên
*
Bài viết: 169


Vì nước quên thân - Vì dân quên mình


WWW
« Trả lời #1 vào lúc: 29 Tháng Sáu, 2009, 05:44:06 am »

Đức thánh Tản Viên
 

Phần 1:
     Trong tâm thức dân gian của người Việt, Tản Viên là một trong bốn vị Thánh bất tử (Tiên Dung Chử Đồng Tử, Gióng, Tản Viên, Liễu Hạnh ). Đây là vị Thánh biểu đạt cho những khả năng to lớn và vĩnh viễn của cộng đồng trong lao động sáng tạo ra nguồn của cải vô tận và trong chiến đấu chống thiên tai (lũ lụt) để bảo vệ cuộc sống chung.

     Tuy nhiên, đã có hai quan niệm và cách giải thích nguồn gốc của vị Thánh này:

     - Các học giả thời phong kiến (các sử gia, các nhà trước tác) cho Tản Viên là "hạo khí anh linh của trời đất sinh ra" (Kiều Phú, trong Lĩnh Nam chích quái), hoặc cho "Tản Viên là một trong 50 người con theo cha xuống biển của Lạc Long Quân, Âu Cơ" (Đúng ra thì phải là chắt khoảng đời thứ 19). chàng "từ biển đi vào, qua cửa Thần phù, ngược sông Hồng đến Long Đỗ (Hà Nội), Trấn Trạch, rồi ngược sông Lô, đến Phúc Lộc giang". Từ đấy, " nhìn thấy núi Tản Viên cao vời, xinh đẹp, lại thêm phía dưới dân chúng thuần phác, thái bình", nên chàng "đã làm một con đường thẳng như kẻ chỉ, từ Bạch Phiên Tân lên thẳng phía nam núi Tản Viên, tới động An Uyên, thì lập diện để nghỉ ngơi" (Trấn Thế Pháp, cũng trong "Lĩnh Nam chích quái", nhưng là một di bản). Các tác giả " Lịch triều hiến chương" (Phan Huy Chú) và "Việt sử thông giám cương mục" ... cũng đều có những quan niệm tương tự.

     - Trong khi đó theo quan niệm của mọi người, được thể hiện qua các bản thần thích thần phả ở các làng trong vùng Truyền thuyết Sơn Tinh, Thủy Tinh (Hà Tây, Hà Nội, Vĩnh Phú) thì Thánh Tản Viên lại là người có thực, xuất thân từ tần lớp nghèo khổ trong dân chúng.

     Chúng tôi nhận thấy, quan niệm này phù hợp với những quan niệm chung đã có về các Thánh bất tử trong tâm thức dân gian, bởi vì chính quan niệm ấy đã tạo nên một hình tượng "Thánh Tản Viên" có tính nhất quán và hoàn chỉnh mà nếu so sánh thì cách quan niệm của các học giả thời phong kiến chỉ là rất phiến diện.

      Dưới đời Hùng Vương thứ mười tám, ở động Lăng Xương bên bờ sông Đà có vợ chồng ông Nguyễn Cao Hạnh, bà Đinh Thị Điên làm nghề đốt than. Đã đứng tuổi rồi mà ông bà vẫn chưa có con, nên đêm ngày mong ước, cầu nguyện có một đứa con trai nối dõi ...

     Một hôm bà vào rừng kiếm củi, đến trưa thấy nóng bức bèn tìm đến một hồ nước nhỏ ở cạnh để tắm. Nào ngờ đang tắm, bà bỗng thấy một con rồng từ trên cao cũng xà xuống đấy. Thế là bà mang thai, nhưng đến 14 tháng sau, mới sinh ra một đứa con trai trên tảng đá Thạch Bàn (Nay thuộc xã La Phù, Vĩnh Phú). Ông bà vô cùng sung sướng, đặt tên là Tuấn, vì thấy nó mặt mũi trông cũng khôi ngô, sáng sủa.

     Khi Nguyễn Tuấn lên 6 tuổi thì ông bố già yếu rồi mất. Còn lại hai mẹ con, bà Đinh Thị Điên thấy cảnh làm ăn cơ cực bèn dắt con sang mé chân núi Ngọc Tản (Ba Vì) nương nhờ trong nhà bà họ Ma.

     Bà họ Ma này vốn là một tù trưởng giàu có. Chồng chết, không có con, nhưng cơ ngơi nhà bà rất lớn, gồm tất cả sông núi, ruộng đất, khe lạch ở vùng Ngọc Tản. Nhà bà lại có rất nhiều gia nhân, đầy tớ và bà cũng là người có saÜn tấm lòng từ bi, đại lượng, nên được mọi người hết sức quý trọng.

     Lúc đầu, hai mẹ con bà Đinh Thị Điên ở trong nhà bà họ Ma làm gia nhân. Vì bà là người hiền lành, chất phác, lại chăm chỉ công việc, nên được bà họ Ma mến mộ và hay trò chuyện. Chú bé Nguyễn Tuấn, vừa khôi ngô lanh lợi, lại vừa lễ phép, siêng năng, nên cũng được bà hết sức quý mến. Dần dà bà họ Ma nhận Nguyễn Tuấn làm con nuôi, và đối xử với chú hệt như con đẻ.

     Khi Nguyễn Tuấn đến tuổi trưởng thành thì bà Đinh Thị Điên già yếu rồi qua đời. Chàng ở hẳn với mẹ nuôi, và chăm nom, phụng dưỡng bà chẳng khác nào mẹ đẻ. Lúc ấy, chàng là một chàng trai sức vóc, lại đảm đang, tài tuấn hơn người, nên được bà họ Ma quý mến, tin tưởng, và giao cho cai quản tất cả công việc, từ trong nhà đến ngoài đồng bãi. Ít lâu sau, bà họ Ma già yếu rồi cũng qua đời. Trong lúc lâm chung, trước mặt đông đủ gia nhân, đầy tớ, bà trối trăng lại: giao tất cả sản nghiệp cho con nuôi là Nguyễn Tuấn cai quản. Sau khi làm ma và chôn cất cho bà mẹ nuôi xong, Nguyễn Tuấn nghiễm nhiên trở thành một vị tù trưởng. Tuy nhiên, địa vị này đã không làm cho bản chất của chàng thay đổi.

     Không như nhiều kẻ nghèo khó sau này, khi được giàu sang thì lập tức quên ngay nguồn gốc xuất xứ, mặt mày vênh vênh váo váo và đối xử tàn nhẫn với đồng loại cứ y như một sự trả thù, trái lại, Nguyễn Tuấn lại là một chàng trai cực kỳ tốt bụng và hay thương người. Trong trang trại, chàng bãi bỏ hẳn chế độ gia nhân, đầy tớ: Từ đây mọi người sẽ cùng ăn cùng làm, còn chàng chỉ là người đứng mũi chịu sào, vừa làm lụng vừa lo toan quán xuyến công việc, mà thôi. Ai siêng năng chăm chỉ được chàng khuyến khích, động viên. Ai khó khăn, cơ nhỡ được chàng chăm sóc, giúp đỡ. Ai chây lười hoặc làm điều gì sai trái thì chàng khuyên nhủ, bảo ban. bản thân chàng là một tấm gương sáng, ai nhìn vào cũng thấy. Do vậy, trong khắp trang trại rộng lớn mà chàng cai quản, mọi người coi nhau như ruột thịt, nhường cơm sẻ áo cho nhau, và tuyệt nhiên không có những chuyện như chây lười, trộm cắp, hoặc chửi bới, gây gổ đánh nhau.

     Đối với những việc hiếu nghĩa, chàng lại càng đặc biệt coi trọng. Mộ phần của cả ba bố mẹ được chàng thường xuyên chăm sóc gọn gàng, sạch sẽ. Ngày tuần ngày tiếp, ngày kỵ ngày giỗ ... chàng đều đến thắp đèn nhang và dâng lễ vật chu đáo. Trước vong linh của người quá cố, bao giờ chàng cũng đều tóc để xõa, chắp hai tay, khấn vái thật là trang trọng, thành kính.

     Vào đầu năm mới, hay sau các kỳ thu hoạch lúa, hoa màu và đi săn về, chàng đều cùng mọi người làm lễ tạ trời đất, thổ thần, thổ địa, và cầu mong cho sự yên ấm thịnh vượng đời đời.

     Lòng thương người của chàng đã làm cho mọi người thật sự cảm phục, kính nể. Còn lòng hiếu nghĩa của chàng thì được mọi người hết sức ca ngợi, noi gương. Tiếng lành đồn xa: những đức tính của chàng được nhiều nơi đến, và đã cảm ứng tới cả đất trời.

     Một lần, vào đầu năm mới, Ngọc Hoàng Thượng Đế đang cùng triều thần ngồi bàn soạn công việc trần gian ở nơi thượng giới. Chợt thấy mùi khói nhang bay lên từ phía núi Tản. Ngài cho gọi hai vị Nam Tàu Bắc Đẩu lại để hỏi han cho rõ sự tình. Khi được tâu bày, Ngài cảm động, phái thần Thái Bạch Kim Tinh xuống núi Tản để dạy cho chàng chủ trại võ nghệ và các phép thuật thần tiên.Thần Thái Bạch y lệnh, ngay ngày hôm đó xuống trần và ở lại trong thời hạn một năm. Nhờ có thầy dạy võ, Nguyễn Tuấn đã trở thành một người chẳng những võ nghệ cao cường, mà các thuật pháp cũng thực cao siêu chưa từng thấy.

     Trước khi bay về trời, thần Thái Bạch còn ban cho chàng một chiếc gậy thần có đầu sinh và đầu tử. Một khi đầu sinh chỉ vào người hay vật đang ốm thì lập tức khỏi bệnh, chỉ vào người hay vật đã chết cũng lập tức sống lại. Còn đầu tử thì ngược với đầu sinh, chẳng những người hay vật đang sống phải chết, mà ngay cả núi non cũng phải lở, thành quách cũng phải đổ.

     Khi đã có thuật pháp và gậy thần trong tay, Nguyễn Tuấn giao nhà cửa, ruộng nương lại cho mọi người, còn mình thì chu du thiên hạ, cứu nhân đôï thế. Bàn chân chàng đặt lên khắp mọi miền quê hương đất nước, chẳng thiếu một nơi nào. Theo địa giới ngày nay, từ Nghệ An, Thanh Hóa trở ra, đến Nam Hà, Hà Tây, rồi Hà Nội, Hà Bắc, Vĩnh Phú ... chỗ nào chàng cũng có mặt . Chàng cứu chữa được rất nhều người, lại bảo ban khuyên nhủ đưọc nhiều kẻ xấu, kẻ ác quay về con đường lương thiện.

     Vốn tính tình hào hiệp, độ lượng, nên đi đến đâu chàng cũng đều có bạn thân hoặc anh em kết nghĩa. Cao Sơn, Quí Minh ở Tam Nông, Vĩnh Phú, Bảo Công ở núi Sài (Quốc Oai, Sơn Tây), Trần Khánh ở An Duyên (Thường Tín, Hà Tây), Bảo Ngà ở Vụ Bản (Nam Hà), Tuấn Cương, Quế Hoa ở Bạch Hạt (Vĩnh Phú) ... sau này đều là những tướng lĩnh tài ba của Nguyễn Tuấn cả. Còn những người được chàng cứu sống và thân nhân của họ thì nguyện saÜn sàng đi theo chàng để làm bộ hạ thân tín, đã kể như rất đông và nơi nào cũng có.

     Một ngày kia, trên đường về nhà, chàng đi ngang qua làng Ma Xá, ven sông Tích (huyện Ba Vì), gặp một đám trẻ chăn trâu đánh chết con rắn nước lớn rồi bỏ đi. Chàng lại gần chợt nghĩ rắn nước chỉ quen mò tép thì làm gì nên tội, nên thương tình, cầm đầu gậy sinh chỉ vào cho rắn sống lại. Chẳng ngờ rắn lại là rắn thần, là con cả của Long Vương đội lốt đi chơi xa, nên trong đêm ấy chàng được một vị sứ giả của Long Vương mặc quần trắng áo trắng, lại đội mũ đi giày cũng trắng, đến trao cho một quyển sách ước, để tạ ơn. Chàng vô cùng vui sướng. Nhân dịp trở về nhà sau mấy năm xa cách, chàng đi thắp hương ba cha mẹ, rồi đến thăm hỏi chữa trị cho mọi người trong trang trại, xong, chàng liền mở sách ước, xin một bữa tiệc thật thịnh soạn để tiếp đãi mọi người. Trong bữa tiệc, ai nấy dều vui vẻ, lại được thưởng thức những thứ của ngon vật lạ xưa kia chưa từng có bao giờ, nên chuyện trò cứ vui như mở hội. Cuối buổi tiệc, chàng dứng dậy, nói với mọi người rằng từ nay chàng sẽ đổi tên là Nguyễn Tùng. "Tùng" là cây tùng, chàng giải thích, là bao giờ cũng ngay thẳng quyết chẳng có sự thiên vị nào. Tùng cũng còn có nghĩa là "tòng", là từ nay làm điều gì cũng đều nhất nhất tuân theo lẽ phải và sự công bằng, bởi vì không lẽ, khi đã có gậy thần và sách ước trong tay, lại có thể tùy tiện muốn làm gì cũng được hay sao?

     Sau bữa tiệc, chàng hỏi han mọi người cách thức làm ăn sinh sống bấy lâu này, rồi mọi người bàn định công việc và giảng giải những cách làm ăn mới mà do đi ra ngoài, chàng đã học được. Từ đấy, chàng ở lại trang trại, cùng làm ăn sinh sống với mọi người. Tuy nhiên, thỉnh thoảng chàng cũng đi thăm thú và cứu chữa cho dân chúng ở các vùng lân cận. Mọi người do được chứng kiến những gì xảy ra từ các năm trước và gần đây, trong bữa tiệc nên đều một mực còn gọi chàng là "Đức Thánh Tản", là "Thánh Tản Viên", hay còn gọi là"Sơn Tinh" nữa. Và cái tên ấy cứ truyền ra xa, đến tận mọi miền đất nước, và còn mãi, cho đến ngày này ...

     Chính vào thời gian Sơn Tinh ở chân núi Ngọc Tản cùng mọi người làm ăn sinh sống ấy, thì ở Kinh đô Phong Châu, tại ngã ba Hạc Trì, công chúa Mỵ Nương, con gái yêu của vua Hùng thứ 18, đang cùng nhà vua và các vị đại thần đứng trên lầu cao tuyển kén phò mã ...

     Vua Hùng thứ 18, hiệu Hùng Duệ Vương, vốn là người thuần phát nhân hậu, nhưng Ngài hiếm hoi chỉ sinh mỗi một cô con gái. Nàng tên là Mỵ Nương, càng lớn lên, nhan sắc lại càng lộng lẫy xinh đẹp.

     Vua Thục nước láng giếng bấy giờ là Thục Phán, vốn nuôi tham vọng thôn tính nước Văn Lang từ lâu, nay thấy Mỵ Nương đã lớn, bèn sai sứ giả đến cầu hôn. Thục Phán tính rằng: nếu lấy được Mỵ Nương thì sau này khi Hùng Duệ Vương già yếu tất sẽ phải nhường ngôi lại cho con rể, và như vậy thật là một công đôi việc!"

     Khi sứ giả đến, Hùng Vương có ý phân vân. Mặc dù biết rõ ý định của Thục Phán nhưng nhà vua vẫn muốn gả Mỵ Nương cho, vì nghĩ rằng Thục Phán vốn cùng gốc gác Lạc Long Quân, Âu Cơ, hơn nữa, gả bán như thế cũng là môn đăng hộ đối: Chẳng gì con gái cũng là hoàng hậu của một nước kia mà!

     Tuy nhiên, đến khi đưa ra để các triều thần tham nghị, thì lại có mấy vị Lạc hầu không đồng tình, cho rằng như thế là mất nước. Một vị đứng lên:

     - Muôn tâu bệ hạ. Xưa kia ta và Thục tuy cùng chung một gốc, nhưng từ mấy đời nay, biên giới cương vực thật đã rõ ràng. Bệ hạ gả công chúa như thế, chẳng khác nào ta dâng nước không cho Thục. Bệ hạ bao nhiêu năm trị vì đất nước, há không cho rằng tất cả thần dân đều là con cái trong nhà cả hay sao? Vả lại nước ta, đất rộng người đông, hẳn chẳng thể thiếu nhân tài? Nay theo thiển ý của hạ thần, bệ hạ nên kén lấy một người trong nước tài cao đức trọng để làm phò mã cho công chúa. Rồi ra, sẽ tuyển mộ binh mã, củng cố lực lượng. Như thế, cương vực lãnh thổ của ta sẽ được lưu truyền, mà dân chúng đời đời cũng chẳng bao giờ quên ơn Bệ hạ ...

     
« Sửa lần cuối: 30 Tháng Sáu, 2009, 05:55:33 am gửi bởi dongadoan » Logged

Đông Hải

             

                Tổ quốc ta, dân tộc của chúng ta.
                Tuổi ấu thơ  hùng anh cho chí tuổi già.
donghai
Thành viên
*
Bài viết: 169


Vì nước quên thân - Vì dân quên mình


WWW
« Trả lời #2 vào lúc: 29 Tháng Sáu, 2009, 05:50:05 am »

Truyền thuyết đức thánh Tản Viên - Phần 2


     Vua Hùng im lặng lắng nghe, rồi gật đầu tỏ ý tán thưởng, và Ngài quyết dịnh thôi không gả Mỵ Nương cho Thục Phán nữa. Theo lệnh Ngài, mấy ngày sau, nội cung và quân lính phải dựng một lầu cao ở ngã ba Hạc Trì, để công chúa kén chồng. Ngài lại cho sứ giả đi khắp trong nước truyền lệnh rằng: Tất cả trai tráng chưa thành gia thất, hễ ai có tài cán gì, hãy cứ đến Hạc Trì để thi thố.
     
      Thế là, hầu như tất cả anh tài trong nước đều đã có mặt ở Hạc Trì sau đó. Thật lắm người có tài! Tuy nhiên, đã gần hết một tuần mà chưa có ai lọt vào mắt xanh của nhà vua và công chúa cả. Nhưng đến sáng ngày thứ mười, ngay từ buổi sáng sớm, lại bỗng một lúc, có đến hai chàng trai vào xin ứng tuyển. Một chàng xưng tên là Sơn Tinh, quê ở chân núi Ngọc Tản, còn một chàng xưng tên là Thủy Tinh, quê ở miền biển. Nhà vua nhìn cả hai chàng, thấy đều lực lưỡng, khỏe mạnh và mặt mũi cũng đều khôi ngô tuấn tú. Tuy nhiên, chàng Sơn Tinh thì hiền lành, còn chàng Thủy Tinh lại có vẻ dữ tợn. Nhà vua trong bụng ưng chàng Sơn Tinh hơn, nhưng vẫn bảo cả hai chàng sẽ lần lượt trổ tài của mình.
   
       Chàng Sơn Tinh trổ tài trước. Chàng làm lễ bái kiến rồi đi một bài quyền, trông thật đường đường là một võ tướng, một trang phong lưu tuấn kiệt. Xong bài quyền, chàng cầm lấy gậy thần, múa tít, trông bên ngoài chỉ thấy loang loáng như ánh chớp, còn người thì chẳng thấy đâu. Chắc là chàng vừa múa gậy vừa nhẩm sách ước, nên tự nhiên có trái núi hiện ra. Rồi trái núi biến mất, để thay vào đó, lần lượt là đồi đất, rừng cây, khúc sông, cánh đồng ... cho đến cả lâu đài, thành quách. Tất cả vừa thoắt hiện rồi lại thoắt biến, như có phép lạ thần thông vậy ...

     Nhà vua, các đại thần và công chúa đều vui mừng ra mặt. Còn dân chúng đứng xem thì sung sướng nhảy lên reo hò như sấm dậy, khiến cho chàng Thủy Tinh chân tay bồn chồn, và thái độ giận dữ hiện cả ra bên ngoài. Biết ý, nhà vua phẩy tay cho chàng Sơn Tinh lui ra, thế là ngay lập tức, chàng Thủy Tinh nhảy tới.

     Chàng vừa nóng vội vừa tức giận đến nỗi quên cả làm lễ bái kiến, mà cứ thế, tay cầm một dãi lụa trắng, múa đi loang loáng. Tài nghệ của chàng quả thực cũng chẳng kém gì Sơn Tinh: Người ta chỉ thấy một vầng hào quang màu trắng, còn người thì dường như đã biến đi mất tăm. Xong bài múa, chàng Thủy Tinh đứng nguyên, tay phất dãi lụa. Thế là, mây đen ở đâu ùn ùn kéo đến, rồi sấm chớp đùng đùng, và mưa đổ nước xuống như trút. Tất cả mọi người đều bị ướt sũng, và tiếng ta thán nổi lên như ong, thế nhưng chàng Thủy Tinh mặt vẫn lạnh băng, lại còn khái chí cười lên khanh khách, như thể vừa trả xong một món nợ thù.

     Trên lễ đài, nhà vua đứng bật dậy toan nói điều gì. Biết ý, chàng Thủy Tinh lập tức phất mạnh dãi lụa, thế là tự nhiên mưa dứt, bầu trời mặt đất quang đãng như thường.

     Chẳng biết nhà vua nghĩ gì, nhưng có thể đoán được ý của Ngài định gả công chúa cho ai, qua lời nghiêm phán sau đây:

     - Ta xe tài năng của hai chàng, thấy đều xứng đáng là rể ta cả. Thế nhưng, ta chỉ có một con gái nên chẳng biết sẽ gả cho ai là hay hơn bây giơ ø ... Thôi hai chàng hãy trở về nhà chuẩn bị đồ sính lễ, nếu ngày mai ai đến trước, ta sẽ gả công chúa cho. Đồ sính lễ quý thế nào ta chẳng biết, nhưng nhất thiết phải có "voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao". Đấy là cái lệ mà các bậc tiên vương từ ngày trước đã định ra, ta đâu dám trái!
      Nghe thấy thế, cả hai chàng vội hướng lên lễ đài làm lễ cáo biệt, rồi lập tức về nhà chuẩn bị ...

     Chàng Thủy Tinh tuy pháp thuật cao cường, nhưng vốn xuất thân từ miền biển, nên chỉ có thể kiếm được rất nhiều ngọc trai, đồi mồi, rồi đến tổ yến sào và vàng bạc, chứ voi, ngựa, gà thì chàng bị chậm.

     Trong khi đó, chàng Sơn Tinh pháp thuật cao cường cũng chẳng kém, lại ở miền rừng núi và có sách ước, nên chỉ trong đêm ấy, mọi thứ chàng đều chuẩn bị xong. Vàng, bạc, ngọc đá các màu tha hồ. Mật gấu, gan tê rồi chim muông lạ và hoa quả quý có đủ. Mọi người trong trại và bạn bè xung quanh kéo đến chỉ việc đóng các thứ vào rương hòm, rồi cho lên xe và lùa voi, ngựa đi cho đúng hướng mà thôi.

     Mờ sáng hôm sau, đoàn rước dâu của Sơn Tinh đã có mặt tại Kinh đô Phong Châu. Chàng vào làm lễ ra mắt, được vua Hùng đón tiếp nồng hậu và nhận làm con rể. Ngay sáng hôm đó, sau khi tiến hành xong các nghi lễ, chàng Sơn Tinh đưa công chúa Mỵ Nương trở về núi Tản.

     Đoàn rước dâu của Thủy Tinh, từ cửa sông Hồng đi ngược lên, rồi vào sông Đà đến miền Phong Châu. Các rương hòm đựng đồ sính lễ nổi bập bềnh trên mặt nước do bọn ba ba, thuồng luồng vừa đội vừa bơi. Sóng lớn đập vào hai bên bờ, như đang xảy ra bão lớn. Chàng Thủy Tinh định bụng, sau khi lên bờ sẽ đi tìm bắt voi ngựa, gà ...

     Nào ngờ, khi chàng cùng đoàn bọn họ ngược lên vùng núi Tản, đã thấy đoàn rước dâu của Sơn Tinh trở về. Chàng điên tiết thét toáng lên một hồi, làm cho đám thuộc hạ sợ quá lặn sâu xuống nước, các rương hòm vì thế liền bị chìm nghỉm. Vô cùng tức giận, chàng giật phắt dãi lụa vẫn quấn tròn trong túi áo, rồi vung lên, vừa múa vừa phẩy xuống liên hồi, làm cho sấm chớp nổi lên đùng đùng và mưa đổ nước xuống như trút. Nước sông Đà dâng cao, rồi dâng cao mãi. Chẳng mấy chốc, cả một vùng quanh núi Tản , chỉ thấy mênh mông những nước ...
     Chàng Sơn Tinh rước dâu về đến nhà, định dựng rạp mở tiệc ăn mừng thì bỗng đâu cơn mưa ập tới. Rồi mưa mỗi lúc một to và nước dâng lên cao, khiến chàng phải đưa Mỵ Nương và mọi người trèo ngược lên các đỉnh núi. Từ đỉnh núi, chàng thấy cơ man nào là giải, mập, ba ba, thuồng luồng, đang lũ lượt bò lên. Lại nghe thấy cả tiếng của Thủy Tinh vang rền lên như sấm, hò hét bôï hạ xông vào. "À, hóa ra Thủy Tinh đánh đòn ghen định cướp Mỵ Nương đây. Được! Ta sẽ cho chúng biết thế nào là nghĩa lý".

     Chàng liền mở sách ước, đọc đến đâu thì thấy từng dãy đồi núi hiện ra, làm cho mức nước bị chặn ngay lại. Rồi chàng múa gậy thần, nhảy từ đỉnh núi này sang đỉnh núi khác, lại quay đầu gậy chỉ vào đám giải, mập, ba ba, thuồng luồng, làm cho chúng quay ra chết, xác chồng lên xác, rơi trở lại, và trôi lềnh bềnh trên mặt nước sông Đà, do nhiều quá, đã làm một khúc sông bị tắc nghẽn lại.

     Vừa đau đớn, vừa căm giận đến tím ruột, bầm gan, chàng Thủy Tinh vừa liên hồi quát lên những tiếng sấm hối thúc quân lính, vừa hóa phép, dùng lưỡi tầm sét và những luồng chớp nhằm vào Sơn Tinh mà đánh. Nhưng làm sao đánh trúng được Sơn Tinh! Gậy thần của chàng làm cho lưỡi tầm sét của Thủy Tinh bị bật văng ra xa, chỉ thấy vô số cây cối bị đổ, đất đá sụt lở, rơi xuống nước ầm ầm, còn chàng thì vẫn bình an vô sự.
     Quân lính của Thủy Tinh càng xông lên bao nhiêu lại càng bị chết bấy nhiêu. Nước mưa của Thủy Tinh càng làm dâng lên thì càng bị đồi núi của Sơn Tinh chặn lại và đồi núi cứ vươn lên, cao hơn mực nước. Rồi chàng vừa hóa phép, vừa cùng mọi người xây đắp cho đồi núi kết thành một dải, hiên ngang và vững chãi như lũy như thành, bủa vây luồng nước và quân lính của Thủy Tinh, chỉ còn để cho một đường rút lui duy nhất là lui ra biển. Cả một vùng rộng lớn, còn lại đến bây giờ, nào núi Chẹ, núi Đùng, rồi núi Mom, gò Cháy, ... đều là những đồi núi do Sơn Tinh và mọi người xây đắp, để chặn luồng nước của Thủy Tinh!

     Nhưng chàng Thủy Tinh đâu có dễ dàng cam chịu thất bại như vậy. Chàng vừa tung những lưỡi tầm sét cá hiểm, vừa cất giọng ồm ồm tập dợt quân sĩ ở Đầm Đượng (Ba Vì) để củng cố lực lượng. Chàng Sơn Tinh cùng mọi người lập tức tiến đến, dùng chông đá, lưỡi sắt vừa chặn lối, vừa bủa vây. Một trận đánh kinh hàng diễn ra ở đây. Cuối cùng quan của Thủy Tinh thất bại, phải chia ra làm 16 ngã để rút chạy.
     Khi tàn quân chạy về đến xã Minh Quang, chàng Thủy Tinh cho quân lính đào Ngòi Lạt, dẫn nước từ sông Đà vào để đánh úp Sơn Tinh ở phía sau núi Tản. Lập tức Sơn Tinh cho mỗi người một cái lạt, rồi cùng ném xuống đấy. Thế là trong chớp mắt, lạt đã biến thành tre, rồi tre liên kết với nhau thành từng lũy dày đặc, ngăn dòng nước của Thủy Tinh.

     Quân lính sống sót của Thủy Tinh chạy đến xã Tản Lĩnh, ở đó có một hồ nước lớn. Thủy Tinh cho hội quân, gọi là ao Vua. Nhưng ngay sau đó, Sơn Tinh cùng mọi người đã có mặt. Mỗi người cầm một nắm hạt mây rắc xuống xung quanh hồ, và cũng chỉ trong chớp mắt, một rừng mây hiện ra, trùng trùng lớp lớp, vây chặt quân lính của Thủy Tinh vào giữa.

     Những tên lính gan góc, liều lĩnh nhất của Thủy Tinh, mặc dầu sầy vẩy, bầm da, hay toạc đầu, gãy vây, vẫn liều chết chui qua đám gai mây nhọn sắc, vượt ra đến ngoài sông Đà. Khi đến Đầm Gà ở huyện Kỳ Sơn (Hòa Bình), đang trong đêm tối, Thủy Tinh định củng cố lực lượng phản công thêm một lần nữa, nhưng lại nghe thấy tiếng vỗ tay rồi tiếng gà gáy của Sơn Tinh, chàng ta tưởng là trời sáng, nên hoảng sợ, bèn vội vàng cho quan lính giải tán, mỗi tên mỗi ngã, cùng bơi đi thục mạng. Tàn binh cuối cùng của Thủy Tinh xuôi theo sông Đà, ra sông Hồng, tản đi các ngã, hoặc đi mãi ra biển ... và thế là chấm dứt trận đầu giao phong giữa hai chàng Sơn Tinh và Thủy Tinh.

     Mặc dù Thủy Tinh biết rằng yêu thuật và bộ hạ của mình chẳng những không hạ thủ được Sơn Tinh, cướp được Mỵ Nương, mà trái lại, còn phải chuốc lấy thất bại thảm hại. Nhưng chàng ta vẫn nuôi mối ghen tức và lòng thù hận đến mãi muôn đời.
     Năm nào cũng vậy, cứ vào khoảng tháng sáu, tháng bảy và tháng tám âm lịch khi có khi muộn hơn hoặc sớm hơn một tháng, chàng lại nổi cơn thịnh nộ, gào thét vang trời rồi làm mưa làm bão xuống địa bàn mà chàng Sơn Tinh cùng đồng bào của chàng đang sinh sống. Vì vâïy, năm nào cũng như năm nào, các con cháu chút chít, hậu duệ của chàng Sơn Tinh, đều phải cùng nhau tập hợp lại, xây đắp và củng cố những con đê cao ngăn chặn dòng nước lụt mà chàng Thủy Tinh cố tình gây hại. Chẳng có năm nào Sơn Tinh thất bại, cũng như chẳng có năm nàoThủy Tinh thất bại hoàn toàn. Chính vì vậy mà các hậu duệ của chàng Sơn Tinh sinh sôi phát triển đông đàn dài lũ, có rất nhiều cánh đồng phì nhiêu, làm ra những nguồn của cải vô cùng vô tận, để duy trì nòi giống của mình.
     Thế nhưng, cũng có năm, do chểnh mảng không đề phòng kỹ lũ mối cánh, tay sai tận tụy của Thủy Tinh, nên đã có một hoặc vài đoạn đê bị vỡ, để cho nước lũ của Thủy Tinh tràn vào đồng ruộng, gây ra thiêït hại. Tuy nhiên, đấy chỉ là những thất bại nội bộ. Tựu trung, con cái cháu chắt của Sơn Tinh, vẫn đời đời chiến thắng Thủy Tinh.
     Sơn Tinh cùng Mỵ Nương tuy phải hàng năm chống đỡ với Thủy Tinh, nhưng họ vẫn sống yên ổn và hạnh phúc ở núi Tản. Con cái cháu chắt của họ rất đông, tỏa ra các miền xung quanh, và đến sinh sống cả ở nhiều miền xa xôi khác nữa. Người con gái đầu tên gọi La Bình, lúc nhỏ thường được bố cho đi thăm thú các nơi. Đến tuổi trưởng thành, La Bình trở thành một phụ nữ tài giỏi và thông tuệ khác thường. Khi Sơn Tinh, Mỵ Nương về già, được Ngọc Hoàng thượng đế triệu về Thiên đình, trao cho phép trường sinh bất tử, trông nom nhiều công việc giúp Ngài, thì La Bình ở lại, cũng được ban phép trường sinh, trở thành bà Chúa Thượng ngàn, trông nom tất cả 81 cửa rừng của nước Nam ta ...

     
« Sửa lần cuối: 30 Tháng Sáu, 2009, 05:57:01 am gửi bởi dongadoan » Logged

Đông Hải

             

                Tổ quốc ta, dân tộc của chúng ta.
                Tuổi ấu thơ  hùng anh cho chí tuổi già.
donghai
Thành viên
*
Bài viết: 169


Vì nước quên thân - Vì dân quên mình


WWW
« Trả lời #3 vào lúc: 29 Tháng Sáu, 2009, 05:52:37 am »

Truyền thuyết đức thánh Tản Viên - Phần 3


Nhưng đó là chuyện về sau ...

     Còn lúc bấy giờ, khi vừa chiến thắng xong Thủy Tinh hiệp đầu thì cũng vừa lúc hay tin Thục Phán điểm binh mã sang đánh Văn Lang. Thục phán hiện đang là vị vua trẻ tuổi, dũng mảnh can trường và đầy duệ khí. Nhưng đấy cũng là một người nông nổi, sau này sẽ để mất nước về tay Triệu Đa ø ... Khi quân của Thục Phán rầm rầm tiến đến Phong Châu, vua Hùng phải tức tốc triệu hội Sơn Tinh về Kinh, giao cho cầm quân chống Thục. Mặt khác, nhà vua cũng cho sứ giả đi khắp nước, truyền lệnh tòng quân. Chỉ trong vòng một tuần, số quân lính đã đông tới hàng vạn. Các bè bạn cũ và anh em kết nghĩa của Sơn Tinh cũng có mặt. Sơn Tinh giao cho Cao Sơn, Quí Minh hai người anh em kết nghĩa tài ba nhất, chỉ huy đạo quân tiên phong, còn tự mình đi thống lĩnh trung quân. Các tướng: Bảo Công chỉ huy tả quân, Trần Khánh chỉ huy hữu quân, tỏa ra hai gọng kiềm, còn các tướng khác, vốn là họ hàng con cháu vua Hùng, như Lang Bút, Lang Mao, Lang Lôi ... được giao cài chông, đặt bẫy phục kích quân Thục.

     Khi quân của Thục Phán tiến vào Phong Châu thì thế trận của Sơn Tinh cũng bày đặt xong. Ý định của Sơn Tinh là đánh cho Thục Phán một trận thua nhớ đời, không còn bao giờ dám đem quân tới xâm lấn nữa. Vì vậy, chàng đã không mở sách ước và gậy thần ra, bởi vì nếu không, Thục Phán và quan quân đã bị tiêu diệt hoàn toàn rồi.

     Tuy vậy, trận chiến đấu giữa hai bên vẫn cứ diễn ra vô cùng dữ dội. Lúc đầu, quân Thục chạm trán với đạo quân tiên phong của Cao Sơn , Quí Minh đã bị tổn thất khá lớn. Về sau, khi gặp trung quân của Sơn Tinh thì hoàn toàn bị núng thế, Thục Phán phải vừa đánh vừa rút lui. Sau một hồi, các cánh quân khác của Sơn Tinh cũng đồng thời ập tới bao vây.Thế là quân Thục Phán đại bại, Thục Phán phải mở đường máu mới khỏi bị bắt làm tù binh. Quân Sơn Tinh tiếp tục truy đuổi. Tuy không bắt được Thục Phán nhưng cũng bắt được hai tướng là Hùng Nỗ và Đà Gia, sau khi đuổi vào đến tận làng Hội Thống (thuộc Nghi Xuân Hà Tĩnh ngày nay).
     Cuộc chiến tranh Hùng Thục chấm dứt, Thục Phán phải cầu hòa, từ đấy vĩnh viễn từ bỏ ý đồ xâm lược. Sơn Tinh được vua Hùng hết sức quý mến, rồi nhà vua quyết định nhường ngôi cho chàng, vì cảm thấy mình đã già yếu. Từ chối mãi không được, cuối cùng Sơn Tinh đành phải nhận lời ...
     Sau khi lên ngôi trị vì đất nước, Sơn Tinh hết lòng chăm lo đến đời sống của dân chúng. Tuy nhiên, do bận nhiều công việc triều đình, nên chàng cũng không trực tiếp đến được nhiều nơi. Rồi lại còn phải lo chống những toán giặc nhỏ hay sách nhiễu ở các vùng biên giới, như giặc Hồ Xương, giặc Hồ Tôn, giặc Man và giặc mũi đỏ. Dưới thời chàng trị vì, đất nước luôn được thái bình và như thế, kéo dài suốt ba năm ...
     Vốn bản tính không thích làm vua mà chỉ muốn sống cuộc đời dân giã, nên khi nghe trong đám Lạc hầu LaÏc tướng dòng dõi các vua Hùng, có người dị nghị, cho rằng chàng không phải Hoàng tộc mà cũng được làm vua, thì chàng hoàn toàn tự ái, một mực đòi trả lại ngôi báu cho vua Hùng thứ mười tám.
     Không thuyết phục được Sơn Tinh nên nhà vua lại đành phải vời các triều thần đến để thương nghị. Sau khi bàn soạn kỹ lưỡng, mọi người cho rằng nên nhường ngôi cho Thục Phán là hơn. Thục Phán tuy có ngông ngạo gây chiến, nhưng dù sao cũng là cháu chắt của các vua Hùng và nay cũng đã biết hối lỗi rồi.
     Sau khi nhường ngôi báu cho Thục Phán, Sơn Tinh cùng Mỵ Nương lại trở về vùng núi Ngọc Tản. Vua Hùng thỉnh thoảng cũng về đấy ở với con rể và con gái. Còn Thục Phán sát nhập hai nước Thục và Văn Lang thành nước Âu Lạc, rồi xưng An Dương Vương. An Dương Vương lúc đầu xây dựng cung miếu ở vùng núi Nghĩa Lĩnh (Vĩnh Phú), sau đó một thời gian mới chuyển xuống Loa Thành (Đông Anh, Hà Nội). Để ghi nhớ sự kiện Sơn Tinh nhường ngôi cho mình, và cũng để tỏ lòng biết ơn, An Dương Vương cho lập ở Nghĩa Lĩnh một cột đá thờ rất lớn, rồi tới các ngày tuần tiết, đều tự đến đây thắp đèn hương dâng lễ vật và đọc lời thề nguyện.

     Sau khi nhường ngôi, Sơn Tinh cùng Mỵ Nương trở lại vùng núi Tản, lúc ấy họ còn rất trẻ. Vừa lo xây dựng kinh tế và chăm sóc đời sống của các thành viên trong trang trại, Sơn Tinh vẫn còn nhiều thời gian để đi thăm thú các vùng xung quanh. Đi đến đâu chàng cũng mang những điều hiểu biết của mình, do thu thập được ngay từ hồi trai trẻ chưa lấy vợ, để chỉ bảo cho dân chúng.
     Đến vùng Cẩm Đái (huyện Ba Vì) chàng rất ngạc nhiên thấy mọi người ở đây vẫn còn chưa biết cách lấy lửa, do vậy vẫn đang phải sống trong cảnh tối tăm. Sơn Tinh cho gọi tất cả các cụ già thổ dân lại, rồi bày cho họ cách lấy lửa như thế nào.

     Trước các cặp mắt sững sờ và đầy thán phục của các cụ, chàng làm các động tác thật chuẩn xác và điêu luyện, khiến cho từ đấy mọi người cứ một mực gọi chàng là thần và thưa bẩm thật là cung kính. Sự thực thì những động tác này cũng khá đơn giản và ai học xong cũng đều có thể làm ngay được.
     Trước hết, cần có một đống bùi nhùi khô và hai ống nứa hay hai ống giang già cũng thực khô. Đặt hai ống vào giữa đống bùi nhùi rồi kéo nhanh chúng cọ xát vào nhau vài lần, thế là thành lửa!

     Đến vùng rừng Mãng (nay là xã Sơn Đông, Ba Vì) Sơn Tinh thấy đám đông thợ săn đang chạy theo một con thú. Người ném đá người phóng lao, rồi reo hò vây đuổi mà cũng không bắt được nó. Con thú chạy nhanh quá. Chàng gọi mọi người lại, bày cho họ cách làm hầm đặt chông rồi ngụy trang ở trên hoặc gài bẫy để bắt các loại thú lớn. Đối với thú nhỏ hoặc gà rừng, công phượng ... thì cũng gài bẫy đặt mồi hoặc căng lưới để bủa vây mà bắt khi chúng bị sa lưới.

     Khi qua vùng sông Tích. Thấy cả môït vùng rộng lớn đất đai phì nhiêu (nay là xã Liệp Tuyết, Quốc Oai) mà tịnh không có cây lúa nào, chỉ thấy lau lách mọc đầy. Sơn Tinh cho gọi dân làng lại, bày cho họ cách đắp bờ giữ nước rồi phát hoang cỏ dại. Tiếp đến, chàng lại cho họ một ít hạt giống dao mang theo saÜn bên mình, và bày cho họ cách gieo mạ. Đến khi mạ lên xanh, chàng lại cho họ làm theo mình: nhổ mạ rồi chia ra từng vài dảnh một, cấy xuống các thửa ruộng đã be bờ, vơ cỏ, cày cuốc trước kia.

     Đến mùa thu hoạch, dân làng cho người đi mời chàng đến để dự tiệc mừng. Thấy mọi người chỉ biết ăn uống và chuyện trò, cười đùa không có trò vui nào cả, Sơn Tinh gọi trai gái làng lại, bày cho họ cách múa hát. Trước khi về nhà, chàng lại dặn hàng năm cứ đến sau kỳ thu hoạch thì lại mở hội và múa hát mừng mùa như thế này. Lâu dần rồi thành lệ, bây giờ ở đấy gọi là hội múa Rô.

     Cũng ở vùng sông tích, nơi mà Sơn Tinh vẫn thường hay qua lại, tôm cá có rất nhiều, nhất là vào những tháng lũ lụt, nước sông dâng lên cao. Bấy lâu, dân chúng trong vùng này mới chỉ biết mò cá bằng tay hoặc cùng lắm dùng nom để úp. Sơn Tinh, cho biết cách kiếm cá bằng lưới đan của người vùng biển, nên đã bày lại cho dân ở đây. Trước hết chàng bảo mọi người đi tìm cây gai là loại cây có ỏ mềm và dai về trồng. Đến kỳ cây lớn, chàng bảo họ tước lấy vỏ cây và xé nhỏ ra thành những sợi nhỏ và bền. Đem đan các sợi này vào nhau tạo thành các loại vó và lưới, sẽ đánh bắt được nhiều cá.

     Nhờ các loại lưới và vó ấy của Sơn Tinh mà dân ở vùng sông Tích đánh bắt được rất nhiều cá các loại. Sau này, để tưởng nhớ công ơn của chàng, ở vùng này có tục đánh cá thờ hàng năm để cúng. Tất nhiên, đấy phải là các loại cá quý hiếm và thật lớn, bởi vì lòng thành kính đòi hỏi phải được biểu lộ ra như vậy.
     Công ơn dạy dân biết thêm nhiều nghề mới để sinh sôi phát triển của Sơn Tinh kể ra còn thêm nhiều nữa, mà trên đây là một ví dụ.
     Ở khắp vùng truyền thuyết Sơn Tinh, chỗ nào cũng thấy ghi công đức của chàng, và lưu truyền đến tận ngày nay.
     Lại kể về nàng Mỵ Nương, vợ của chàng Sơn Tinh khả kính, cũng là người đã để lại nhiều công đức với dân chúng và được lưu truyền.
     Ấy là việc nàng dạy cho các bà các cô trong vùng núi Tản quê chồng biết nghề chăn tằm và ươm tơ dệt lụa, để may quần áo. Trước đó, nghề này mới chỉ lưu truyền ở vùng Phong Châu, vốn là Kinh đô của nước Văn Lang cũ. Đây là nghề tuy rất thiết yếu, nhưng chỉ các bà Hoàng hậu, công chúa và cung tần thân tín mới được chỉ dẫn cách thức và các bí quyết hành nghề. Lụa là, do vậy, mới chỉ được dùng trong hoàng tộc và nhà các đại thần (Lạc hầu, Lạc tướng), còn dân chúng và quân lính chỉ mới biết dùng các loại vải bằng xô gai lấy từ vỏ cây mà thôi.

     Mỵ Nương vốn là nàng công chúa của vua cha và hoàng hậu, nên ngay từ bé đã rất thành thạo nghề chăn tằm và ươm tơ dệt lụa. Nàng dạy lại cho các bà các cô ở vùng này biết được ghề đó. Những nương dâu bạt ngàn mọc lên ở ven sông. Nhà nào cũng có người chăn tằm, dệt lụa. Lụa ở vùng này, ngay từ thời đó, đã nổi tiếng khắp cả nước. "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây", hàng năm Mỵ Nương đều cho chọn một vài xúc lụa đẹp nhất, để đưa về Kinh, cung tiến vua cha và hoàng hậu.

     Dân chúng trong vùng vốn chăm chỉ, lại thấm nhuần sâu sắc ý thức ơn nghĩa, nên vẫn duy trì đến mãi sau này hội tiến lụa có từ thời Mỵ Nương vậy. Đám rước diễu hành theo thứ tự: Một người đầu mang nong ké, vừa đi vừa múa hát. Theo sau là những cô gái óng ả mặc toàn đồ tơ lụa, tay cắp rổ lá dâu, cũng vừa đi vừa múa hát. Thứ đến là một chiếc kiệu chất đầy lụa quý, do16 chàng trai lực lưỡng ăn mặc đẹp đẽ, khiêng. Dân chúng theo sau, vừa đi vừa reo hò để hôï tống.

     Sự tích, và nhất là công đức của Sơn Tinh Mỵ Nương đến nay vẫn còn được lưu truyền và in rất đậm trong tâm thức dân gian của người Việt. Cả một vùng truyền thuyết rộng lớn với nhiều nghi lẽ hội hè đã nhắc lại quá khứ vinh quang của hai ông bà. Ngoài danh vị " Thánh bất tử", hai ông bà còn được tôn xưng là "Đệ nhất danh sư" trong "Bách nghệ tổ sư" của nước Nam ta.

     Cao Biền là viên quan cai trị gian ngoa xảo quyệt, biết thiên văn địa lý lại tinh thông tướng số. Khi vua Đường sai sang dẹp quân Nam chiếu rồi ở lại làm Tiết độ sứ (866 - 874), y đã từng đi khắp nơi trong nước ta, thấy chỗ nào "địa linh" là tìm cách yểm bùa để diệt "nhan kiệt". Pháp thuật của y là bắt một người con gái mười bảy tuổi chưa chồng, đem mổ bụng vứt ruột đi, rồi lấy cỏ bấc nhồi vào, đoạn, mặc quần áo cho tử thi, đặt ngồi trên ngai. Y đem các thứ đó đến huyệt định yểm, rồi tế bằng trâu bò và đọc thần chú. Hễ khi thấy tử thi động đậy, tức là thần linh ở đấy đã nhập vào tử thi, là y dùng kiếm chém đầu để diệt, tức là đã trừ yểm xong.

     Khi đến chân núi Tản Viên, y cũng làm như thế, vì biết ở đây có vị thánh bất tử linh thiêng vào bậc nhất của nước Nam. Nhưng khi tế lễ, đọc thần chú, bắt quyết ... Biền thấy tử thi cứ trơ trơ ra chẳng cử động gì.

     Đấy chính lúc Thanh Tản Viên cưỡi ngựa trắng ngồi trên mây bay ngang qua, nhìn thấy. Để tỏ ý khinh bỉ trò khôi hài của Biền, Ngài bèn nhổ xuống một bãi nước bọt, rồi bỏ đi, không thèm nói năng.

     Cao Biền thấy vậy cả sợ, bèn dẹp ngay trò quỷ thuật lại, rồi than rằng: "Linh khí phương Nam không thể lường được. Vượng khí ở đây không bao giờ dứt. Ta phải về thôi". Về sau, quả nhiên Cao Biền được lệnh phải triệu hồi về nước, rồi chết sau đó mấy tháng.

                                                                                           Đ.Hải
                                                                                 sưu tầm từ Internet
« Sửa lần cuối: 30 Tháng Sáu, 2009, 05:57:16 am gửi bởi dongadoan » Logged

Đông Hải

             

                Tổ quốc ta, dân tộc của chúng ta.
                Tuổi ấu thơ  hùng anh cho chí tuổi già.
donghai
Thành viên
*
Bài viết: 169


Vì nước quên thân - Vì dân quên mình


WWW
« Trả lời #4 vào lúc: 29 Tháng Sáu, 2009, 07:02:31 pm »

An Dương Vương (Ngọc Trai, Giếng Nước)

 
      Thục Phán, sau khi Hùng Vương thứ 18 trị vì đất nước, tiếp tục xưng vương, đặt tước hiệu là An Dương.

     An Dương Vương có người con gái tên gọi Mỵ Châu, thực là một trang giai nhân tuyệt sắc. Nàng được vua cha rất mực nâng niu, chiều chuộng, và lúc bấy giờ cũng đã bước vào tuổi lấy chồng.

     Là vị vua hết sức chăm lo đến việc triều chính, nên sau khi mở mang bờ cõi, An Dương Vương đã nghỉ ngay đến việc củng cố và phòng thủ quốc gia, mà trước hết phải xây dựng một Kinh đô mới, để làm kế bền vững lâu dài.

     Thấy Phong Châu không thích hợp nữa, An Dương Vương tìm đến miền Cổ Loa (thuộc Đông Anh, Hà Nội ngày nay) để chọn đất xây dựng Kinh đô . Khi chọn xong, Ngài truyền lệnh đi khắp cả nước, triệu tập đinh tráng, thay phiên nhau về Cổ Loa đắp lũy xây thành.

     Thời ấy, vì không hiểu kết cấu nền móng, lại chưa biết sản xuất gạch nung và sử dụng vôi vữa, nên thành xây đến đâu bị đổ đến ấy, vì lượng đất quá lớn đã đè xuống nền đất mềm phía dưới.

     Cả triều đình họp lại, nhưng chẳng ai tìm ra được kế sách gì. Nhà vua sai lập đàng tràng, rồi tự mình trai giới đủ mười ngày, sau đó bày biện lễ vật cầu cúng.

     Nghi lễ thật trọng thể. Lễ vật thật chu đáo.Có đủ thịt tam sinh đến sôi chè, hoa quả và các thứ cao lương mỹ vị. Rượu bày ra lũ lượt hàng vò. Đèn nến thắp sáng trưng. Khói hương trầm nghi ngút.

     Nhà vua mặc đại lễ phục, tóc để xõa, chắp hai tay, nghiêm trang đứng trước đàn tràng, đọc lời cầu khẩn.

     Đêm hôm ấy, An Dương Vương nằm mộng, thấy một cụ già râu tóc bạc phơ, đi từ phía biển lên, báo cho biết: Sáng mai sẽ có thần Kim Quy là sứ giả của thần Thanh Giang đến giúp.

     Sáng hôm sau, theo lệnh nhà vua, tất cả văn võ bá quan cùng thị vệ đứng trực ở ngoài cổng thành. Đúng đầu giờ Thìn, từ phía biển, một rùa vàng rất lớn hiện ra, rồi vươn cao đầu, tiến vào. Bốn thị vệ vội vàng quỳ xuống, đặt chiếc mâm bằng đồng cực lớn cho rùa trèo lên, rồi khiêng vào trong trướng phủ.

     Nhà vua ra tận ngoài thềm để đón thần Kim Quy (rùa vàng) và thi lễ rất mực cung kính. Sau khi chủ khách tề tựu trong phòng, thần lên tiếng trước:

     - Thành sở dĩ không xây cao được là do có nhiều loài yêu quái đến quấy phá. Ở dưới thủy cung, thấy dân chúng và quân lính mệt nhọc, lại có lời thỉnh cầu của nhà vua, nên Đức Thanh Giang đã phái tôi đến đây để trị giúp Ngài. Tôi sẽ vì quân dân Âu Lạc mà ra tay tiểu trừ bằng hết lũ yêu quái này. Yêu quái diệt xong, chẳng mấy chốc nhà vua sẽ có thành trì thật như ý.

     An Dương Vương vô cùng mừng rỡ, sai đặt tiệc chiêu đãi thần thật đặc biệt, rồi đích thân dẫn thần đến ở trong một cung thật kín đáo đã được trang hoàng lộng lẫy. Trước khi chia tay, thần hẹn nhà vua sau ba ngày nữa sẽ quay lại.

     Trong ba ngày, thần Kim Quy đã làm ra không biết cơ man nào là bùa pháp! Chúng được xếp làm ba đống lớn xung quanh chỗ thần nằm. Đống thứ nhất, nhỏ nhất, xếp ở bên ngoài, được nhuộm màu đỏ. Đống thứ hai, ở giữa, nhiều gấp bốn lần, được nhuộm màu xanh. Đống thứ ba, ở trong cùng, lại nhiều gấp mươi lần của đống thứ nhất, được nhuộm màu vàng.

     Từ trước đến nay, có lẽ chưa ai khám phá ra được điều bí mật nằm ở bên trong mỗi đạo bùa pháp ấy! Tuy nhiên, nhìn bên ngoài có thể thấy chúng là hình vặn thừng, như những bùa pháp mà các thầy phù thủy, thầy cúng vẫn làm ngày nay. Chứa đựng bên trong bùa pháp có lẽ là chút vảy, chút móng hay một chút gì đó trong cỏ thể của thần, nhưng đó chỉ là những điều phỏng đoán. Chỉ biết trong ba ngày mà thần làm được nhiều bùa như vậy thì quả là một kỳ tích!

     Đúng sáng thứ tư, An Dương Vương đến trước cung thất. Thần Kim Quy thong thả "bước" ra. Thần dẫn nhà vua ra khỏi trướng phủ, đến khu thành trì xây dựng cũ. Thần lắc đầu, rồi ra hiệu cho nhà vua theo mình. Thần lại bảo nhà vua mang theo năm mươi lính hộ vệ, mỗi người ôm một bó cọc tre gồm năm mươi chiếc, đi theo. Hễ thần Kim Quy đi tới đâu là An Dương Vương và lính hộ vệ lại đi tới đó và được đánh dấu bằng những chiếc cọc.

     Hết ngày thứ nhất, thần và nhà vua trở về trướng phủ. Thần bảo nhà vua chuẩn bị một vạn cọc tre để đóng xuống bốn xung quanh những cọc đã đánh dấu. Mỗi cọc tre sẽ là một gốc tre già, thẳng và lớn, dài đúng năm thước (bằng 2m bây giờ), ở đầu dưới có vạc nhọc. Trước khi đóng xuống đất, bùa phép mầu đỏ sẽ được "yểm" vào trong đốt cuối cùng, ở chỗ có vạc nhọn.

     Từ ngày thứ hai trở đi, giai đoạn " thi công" lần nhất bắt đầu. Hàng vạn tráng đinh và binh lính đi làm cọc tre, rồi gánh đất đá đổ lên những phần đất đã đóng cọc. Chỏ ba ngày sau, mộ bức tường đất hình vòng tròn hiện ra.

     Giai đoạn "thi công" lần thứ hai liền được tiếp tục. Bốn vạn tráng đinh và binh lính được huy động làm bốn vạn cọc tre, ở phần vạn nhọn sẽ "yểm" bùa pháp màu xanh vào. Trong ba ngày này, thần Kim Quy lại dẫn An Dương Vương và hai trăm lính hộ vệ, mỗi người ôm một bó cọc năm mươi chiếc, đi theo. Hễ thần "đi" đến đâu, là nhà vua và quân lính lại đi tới đó, rồi cọc nhọn đánh dấu. Cọc tre đã "yểm" bùa màu xanh liền được đóng tiếp vào bốn xung quanh, rồi theo đó, đất đá lại được gánh, đổ xuống và nện chặt. Bảy ngày nữa, lại một tường hình tròn, ở bên ngoài và ôm lấy bức tường lần trước hiện ra.

     An Dương Vương cho tráng đinh và binh lính nghỉ ngơi ba ngày đề lấy sức, chuẩn bị bước vào giai đoạn "thi công" lần cuối. Cũng trong ba ngày đó, đinh tráng và cả dân cúng nữa, lại được huy động thêm, vì lần này số nhân lực sẽ phải cần đến rát nhiều.

     Đến ngày thứ tư, tức là ngày thứ mười sáu, kể từ khi bắt đầu "thi công", mười vạn tráng đinh, binh lính và dân chúng đã có mặt, mỗi ngưòi làm một cọc tre có "yểm" bùa màu vàng. Trong lúc mọi người làm cọc thì thần Kim Quy lại dẫn An Dương Vương cùng năm trăm lính hộ vệ vẫn mang theo mỗi người năm mươi cọc nhỏ, đánh dấu. Mỗi khi cọc nhỏ đóng xong, thì cọc lớn có có "yểm" bùa, liềm được đóng vào bốn xung quanh, và đất đá cũng được đỗ xuống, nện chặt.

     Lần này, vì số lượng nhiều gấp hai lần rưỡi lần thứ hai, nên thời gian "thi công" phải mất nhiều hơn. Nhưng cũng chỉ mười bốn ngày sau, búc tường đất thứ ba cũng hoàn thành, ở bên ngoài và bao quanh bức tường lần trước.

     Thế là thành đã được xây xong, vì lũ yêu quái đã bị bùa pháp và cọc nhọn tiêu diệt rồi.! Tính ra, chỉ trong vòng chưa đầy một tháng mà đã xây dựng được ba bức tường coa chu vi lớn như thế (có dấu vết còn lại đến ngày nay) thì quả là một lỳ tích ở vào thời bấy giờ. Qua sự kiện này cũng còn có thể thấy thêm: quân dân ta trong thời kỳ nước Âu Lạc, khi cần thì có thể tập trung được một lực lượng hùng hậu như thế nào.

     Thành lúc ấy chưa có tên gọi, vì vùng đất Cổ Loa cũng chưa có tên, nhưng do có ba lớp tường đất, mà lớp bên trong, theo thứ tự, lại có hơn lớp bên ngoài, nên từ xa nhìn vào, thành giống hình một vỏ ốc khổng lồ. Tên "thành Ốc" do vậy mà có. Các nhà chép sử đời sau gọi và viết là "Loa thành" cho sang trọng hơn, nhưng thực ra chỉ là phiên âm từ từ Việt sang từ gốc Hán. Về sau này, khi vùng đất Cổ Loa có tên gọi, thì thành cũng được mang tên là thành Cổ Loa.

     Khi xây thành xong, An Dương Vương vô cùng sung sướng, cho binh lính và dân chúng ăn mừng suốt ba ngày liền. Lại khoản đãi thần Kim Quy rất hậu tình và chu đáo. Thế nhưng cũng đã đến lúc phải chia tay. Nhà vua đặt tiệc thật lớn để tiễn thần, có đông đủ văn võ bá quan cùng tham dự.

     Trong hai tiệc hệ trọng mà từ trước đến nay An Dương Vương vẫn thường bận tâm lo lắng, là xây thành và có vũ khí thật lợi hại, thì một việc đã xong, nhưng còn việc kia, liệu có thể nhờ cậy thêm ở thần được chăng? Vì vậy, trước lúc chia tay, nhà vua đã nói với thần:

     - Thật muôn đội ơn thần, nếu không có thần cất công khó nhọc thì dân cúng Âu Lạc này biết đến bao giờ mới có thể xây xong thành được. Tuy thế, nhưng chẳng dám dấu thần, nếu vạn nhất sau này có xảy ra giao chiến, quân giặc bủa vây đông đúc, tên nỏ trong thành bắn ra không xuể, thì liệu có cách nào, xin thần cũng dạy bảo cho quân dân Âu Lạc được nhờ.

     Thần Kim Quy mỉm cười: Điều An Dương Vương lo lắng thần cũng đã biết từ lâu. Thần cúi xuống tước một chiếc móng vuốt ở mé bàn chân phải, đưa cho nhà vua bảo:

     - Nhà vua khỏi phải nói, ta cũng đã hiểu. Nay ta tặng nhà vua vật này để dùng làm lẫy nỏ. Chỉ cần đem nỏ có lẫy này bắn ra vài phát là phá tan được quân giặc. Tuy thế cũng không thể chủ quan, lơ là việc canh phòng vàcủng cố lực lượng.

     An Dương Vương cung kính cúi đầu, rồi chấp hai tay lại vái thần, cử chỉ có phần còn rất lưu luyến. Thấy vậy, thần Kim Quy lại bảo:

     - Thôi, ta còn nhiều việc khác phải lo. Nhà vua hãy ở lại trong coi việc nước, cốt sao cho được trên thuận dưới hòa. Nếu mai sau, rủi có xảy ra chuyện gì chẳng lành, thì cứ gọi ba lần "Sứ giả Thanh Giang" là ta sẽ đến giúp.

     An Dương Vương và cả triều thần lại cung kính chắp tay, cúi đầu từ biệt. Thần Kim Quy thong thả quay trở ra phía biển.

     Nhà vua đưa chiếc vuốt đang cầm trên tay cho Cao Lỗ, viên Đại tướng phó tổng chỉ huy quân đội, bảo đi làm nỏ, tra lẫy đúng như lời thần đã dặn.

     Khi nỏ làm xong, đem ra bẳn thử, mỗi phát có đến hàng ngàn mũi tên vun vút bay đi. An Dương Vương vô cùng thích chí reo lên:

     - Thế là từ nay trở đi, ta chẳng có điều gì phải lo lắng nữa.

     Hồi ấy ở phương Bắc đang là cuối thời nhà Tần. Sau khi Tần Thủy Hoàng mất, Tần Nhị Đế lên thay, tình hình trong nước rối ren. Một viên tướng tài ba mưu lược đang trấn giữ phần đất phía Nam, tên gọi Triệu Đà, nhân cơ hội xưng Đế và lập ra nước NamViệt, vị trí ở phía Bắc nước Âu Lạc. Để chuẩn bị lực lượng đương đầu với "Trung nguyên" nếu cần, Triệu Đà mở mang bờ cõi xuống phía Nam, bằng việc bất ngờ cất quân sang đánh Âu Lạc.

     Quân Triệu Đà ùn ùn kéo đến, vây kín xung quanh mấy lớp Loa Thành.

     Sắp saÜn nỏ thần ở giữa cửa chính, chờ khi quân địch kéo vào vừa tầm, An Dương Vương hạ lệnh cho Cao Lỗ giương tên bắn. Hàng ngàn mũi tên vun vút lao ra, quân giặc chết như ngã rạ.

     Ở phía sau, Triệu Đà cung kiếm hò hét, đốc thúc lính liều chết xông vào, hết lớp này đếân lớp khác. Nhưng từ phíaLoa Thành, từng loạt tên lại nối tiếp bay ra, khiến cho quân giặc xác chồng lên xác, không thể tiến thêm một bước.

     Triệu Đà vô cùng tức tối, nhưng thấy tình thế không thể làm gì được, bèn hạ lệnh cho các tướng rút binh.

     Về nước, Triệu Đà xuống lệnh an dân, rồi lập tức cho quân cơ mật giả làm thường dân, sang dò la tin tức bên Âu Lạc. Hai tháng sau, bọn lính này đã về báo cho Triệu Đà đầy đủ các tin tức.

     Triệu Đà tính rằng, bên phía Âu Lạc có Loa Thành kiên cố, quân lính canh phòng nghiêm mật, lại có thứ vũ khí lợi hại là nỏ thần, thì trước mằt y không thể làm gì được. Vậy thì sẽ dùng kế, mà kế hay nhất lúc này chỉ là có thể giả vờ cầu hòa. Bởi thế, kh nghe tên lính bẩm báo tới việc An Dương Vương có con gái đến tuổi lấy chồng, và tục lệ của Âu LaÏc, con trai phải ở rể bên nhà vợ trong vòng ba năm đầu, thì y vô cùng mừng rỡ, nét mặt hớn hở, miệng luôn lẩm bẩm " Thời cơ đến rồi! Thời cơ đã đến với ta rồi!"

     Triệu Đà cũng có một người con trai đã lớn, tên gọi Trọng Thủy. Chẳng cần suy nghĩ lâu la, y đã định ngay ra mưu kế. Ấy là việc y sẽ cho Trọng Thủy sang Âu LaÏc xin giảng hòa và cầu hôn, ở lại Trọng Thủy sẽ tìm hiểu những việc quân cơ rồi tìm cách triệt phá nỏ thần, sau đó, y sẽ cất sang đánh.

     Đã thừa hiểu kế sách này chẳng mới mẻ gì, và cũng chẳng dễ dàng lừa được triều đình Âu Lạc. Tuy thế, suy đi tính lại, y thấy chẳng có cách nào hay hơn.

     "Điểm mấu chốt của kế sách này phải chiếm được lòng tin của đối phương, bởi vậy, những người thực hiện phải thật mềm mỏng, khéo léo, lại phải thật kín đáo, kiên trì nhẫn nhục.

     Thời đấy, thời Đông Chu Liệt Quốc vừa qua, chẳng đã có chuyện Phù Sai, Câu Tiễn đó sao? Dùng khổ nhục kế đến như Câu Tiễn, thì ai gặp cũng phải mủi lòng rồi bị mắc lừa, chứ chẳng cứ gì Phù Sai."

     Nghĩ vâïy, Triệu Đà sai chuẩn bị lễ vật thật hậu hĩnh, lại chọn một viên quan văn khôn ngoan, lọc lõi nhất làm sứ giả. Đoạn y cho gọi viên quan này cùng Trọng Thủy đến để bàn soạn, giao nhiêïm vụ. Xong xuôi, chính tay Triệu Đà viết biểu cầu hòa, lời lẽ thật khiêm nhường, một mực xin lỗi về việc đã xảy ra can qua, rồi cuối cùng, xin An Dương Vương đại xá, cho Trọng Thủy ở lại làm giai tế để được đêm ngày hầu hạ dưới gối, ngõ hầu từ nay hai nước hòa hiếu đời đời ...

     Để thật chắc chắn, trước hôm sứ giả và Trọng Thủy lên đường sang Âu Lạc, Triệu Đà còn cho gọi hai người lại, dặn đi dặn lại từng ly từng tí mới thôi.

     Nói cho đúng, Trọng Thủy không phải là kẻ có đủ nhẫn tâm để thi hành quỷ kế này, như ở phần kết cục sẽ rõ. Tuy vậy, dẫu là cha con, nhưng còn là đạo quân thần, nên mặc dù trong bụng không muốn, Trọng Thủy vẫn phải lên đường.

     Khi lính canh vào báo có sứ giả của Nam Việt muốn vào ra mắt, thì An Dương Vương và các đại thần còn trên bàn tiệc. Từ ngày đánh quân Triệu Đà tan tác đến nay, nhà vua cho rằng không có kẻ địch nào dám đụng tới Âu Lạc, nên thỉnh thoảng lại bày ra tiệc tùng hoặc đi săn, để vui chơi cho thỏa thích. Nay nghe nói sứ giả Nam Việt đến, nhà vua cho la chuyện chẳng đáng bận tâm, nhưng Đại tướng Cao Lỗ đã đứng dậy nói:

     - Tâu Bệ hạ. Thần nghe nói Triệu Đà là kẻ túc mưu đa trí, y phái người đến chắc là đã có quỷ kế. Xin Bệ hạ cho đuổi sứ giả đi để tránh hậu họa.

     An Dương Vương cả cười bảo Cao Lỗ ngồi xuống, rồi đáp:

     - Ừ, cứ cho là Triệu Đà đã có quỷ kế, nhưng sức hắn thì làm gì được ta? Nếu ta đuỏi sứ giả, e sẽ bị hắn chê là hẹp lượng. Thôi cứ để cho chúng vào, xem ăn nói thế nào. Vả lại, ta cũng muốn cho chúng thấy thế nào là oai phong của triều đình Âu Lạc, để chúng còn về mà bảo nhau đừng đến nhòm ngó nữa.

     Nói đoạn, An Dương Vương sai thiết triều. Sứ giả Nam Việt và Trọng Thủy được dẫn vào, dâng lên tờ biểu do chính tay Triệu Đà viết. Lại đang lên rất nhiều lễ vật của phương Bắc. Cử chỉ của hắn thật nhũn nhặn, cung kính. Lời lẽ của hắn thật ngọt ngào lễ phép.

     Sau khi đọc xong tờ biểu, An Dương Vương ngắm nhìn Trọng Thủy: Một chàng trai khôi ngô, nho nhã, cử chỉ nói năng lễ độ. Lại là con trai trưởng của Triệu Đà. Nhà vua gật đầu tỏ ý hài lòng rồi cho lính hầu dẫn hai người về phòng riêng tạm nghỉ.

     Nhà vua hỏi ý kiến các triều thần. Lần này lại Cao Lỗ đứng dậy nói trước:

     - Tâu Bệ hạ. Theo ý thần, đây là kế lừa gạt của Triệu Đà. Ta nên đuổi chúng về và không nhận lễ vật.

     Các triều thần khác cũng lần lượt đứng lên. Tựu trung ý kiến chia làm hai phía: nhận và không nhận.

     
« Sửa lần cuối: 30 Tháng Sáu, 2009, 05:52:07 am gửi bởi dongadoan » Logged

Đông Hải

             

                Tổ quốc ta, dân tộc của chúng ta.
                Tuổi ấu thơ  hùng anh cho chí tuổi già.
donghai
Thành viên
*
Bài viết: 169


Vì nước quên thân - Vì dân quên mình


WWW
« Trả lời #5 vào lúc: 29 Tháng Sáu, 2009, 07:05:28 pm »

An Dương Vương ngồi im lặng, chú ý lắng nghe. Trong thâm tâm nhà vua, khi tiếp sứ giả và trông thấy Trọng Thủy, Ngài đã thiên về bên nhận. Nhà vua là người rất mực chiều chuộng con gái nên cũng muốn tìm cho nàng một nơi xứng đáng: Hoàng hậu của nước láng giềng. Lại nữa, hai nước hòa hiếu thì cũng tránh được nạn binh đao. Còn nếu vạn nhất xảy ra chiến tranh thì lúc ấy, chỉ càn vài phát nỏ thần ... Nghĩ vậy, nhà vua đứng dậy phán:

     - Ta đã nghe rõ lời các khanh, bên nào cũng đều có lý đúng cả. Nay Nam Việt là nước lớn, lại đích thân Triệu Đà viết biểu cầu hòa và cho con tai trưởng cầu hôn, thế là đủ biết kẻ địch đã biết lễ độ, chịu bước nhún nhường. Ta nhận cho họ cũng là cía đạo của nước lớn. Nhược bằng, nếu họ trở mặt thì sức ta đây cũng chẳng ngại gì. Chúng sẽ phải tơi bời như lần trước ...
 Các quan cúi đầu lạy tạ. Nhà vua ra lệnh bãi triều. Mấy hôm sau, khi chọn được ngày lành, nhà vua sai chăng đèn kết hoa, chuẩn bị tiệc tùng để cho con giá sánh duyên cùng Trọng Thủy.

     Trở thành giai tế nước Âu Lạc, trong thời gian đầu, trong lòng Trọng Thủy khấp khởi mừng thầm. Y được vua cha, mẫu hậu đối xử thâm tình, coi như con đẻ. Lại được công chúa Mỵ Châu yêu mến cũng thực hết lòng. "Thế là trúng kế của Nam Việt Vương rồi", y thầm nghĩ. Nhưng ngặt vì lúc ấy, triều đình Âu Lạc hãy còn cảnh giác. Lại nữa, bản thân y, nếu có muốn hành động thì cũng chưa thông tỏ đường đất, làm sao có thể điều tra các việc quân cơ và đánh tráo nỏ thần ngay được? Y đành phải chờ thời cơ thêm vậy.

     Và thời cơ ấy luôn luôn vẫn cứ đến, ngày mỗi thêm gần. An Dương Vương cho y được dự các buổi tiệc tùng, đi săn. Mẫu hậu cũng thường đến vấn an. Mỵ Châu coi y là người chồng "lý tưởng", mười phân vẹn mười. Còn các đại thần, lúc đầu nhiều vị cũng xét nét, nhưng về sau cũng quen mặt y dần ...

     Thế nhưng, lúc này lại chính là lúc Trọng Thủy thấy công việc mà y được giao phó, là khó thực hiện hơn lúc nào hết.Mọi người ở đây đối xử với y thân tình, độ lượng như vậy, làm sao y có thể phản bội họ được? Xứ sở này là quê hương thứ hai của y, còn thân thuộc hơn cả nơi y đã sinh ra, làm sao có thể để cho nạn can qua dày xéo? Không phải là kẻ nhẫn tâm như Triệu Đà, nên Trọng Thủy thấy thực khó xử. Những cơn vui buồn thất thường, do vậy, thường đến với y. Dưới cái vẻ nho nhã bề ngoài, trong lòng y lúc nào cũng là một cơn giông bão.

     Tuy ngồi ở nhà, nhưng Triệu Đà vẫn luôn luôn biết những hành vi của Trọng Thủy tại Kinh đô Âu Lạc, qua tin tức của nhiều tên "sứ giả" đi quà cáp thăm hỏi về bẩm báo. Những lần đầu y thấy hài lòng, nhưng càng về sau, thấy thời hạn sắp hết mà Trọng Thủy chưa có điều tra gì quan trọng, lại chưa đánh tráo được nỏ thần, thì y thấy thực sự sốt ruột. Viết một bức mật thư lời lẽ thật gay gắt, giục phải hành động ngay lập tức, Triệu Đà giao cho một tên "sứ giả" nữa lên đường.

     Khi nhận được bức mật thư này, Trọng Thủy thấy vô cùng choáng váng. Đây là thời điểm tình cảm của y và công chúa Âu Lạc đang vào giai đoạn mặn nồng. Thế rồi ... nhiều ngày, đêm tự đấu tranh, dày vò, giằng xé, cuối cùng Trọng Thủy vẫn thấy phải đi theo con đường mà cha y đã lựa chọn, bởi vì dầu sao quân lệnh cũng là như sơn!

     Trong khi đó, bên phía triều đình Âu Lạc, vẫn chẳng ai hay bết gì về bức mật thư, cũng như những điều đã diễn ra trong lòng Trọng Thủy. Y được tự do đi lại khắp nơi trong Loa Thành. An Dương Vương chẳng mấy lúc không cho y cặp kè, còn Mỵ Châu thì hoàn toàn tin tưởng, biết được điều gì cũng nói cho y biết cả, và thế là, thời điểm bị "đánh tráo nỏ thần" đã sắp đến gần ...

     Nguyên tướng quân Cao Lỗ, một vị tướng dũng cảm, tài ba và cương trực, từ trước đến nay là phó chỉ huy quan đội, là cánh tay đắc lực, thân cận nhất của An Dương Vương thì vẫn luôn đề cao cảnh giác. Ngay từ đầu, Ngài đã biết quỷ kế của Triệu Đà, kịch liệt phản đối cuộc hôn nhân Nam Việt Âu LaÏc, và khi sự việc đã "lỡ" rồi, tức là Trọng Thủy đã ở lại Loa Thành thì Ngài vẫn theo dõi từng nhất cử nhất động của y. Khi thấy Trọng Thủy có những biểu hiện đáng ngờ, như việc tự do đi lại trong Loa Thành hay vô cớ xuất hiện ở những nơi tháp cao ... thì Ngài đem điều dị nghị của mình nói lại với An Dương Vương, nhưng nhà vua khoát tay bảo rằng, chẳng cần phải đề phòng kỹ càng đến như thế.

     Đến khi thấy mối quan hệ giữa An Dương Vương và Trọng Thủy càng ngày trở nên khắng khít thì Ngài giận dữ, tỏ ý khó chịu ra mặt, và điều này làm phật ý nhà vua. Mối tình cảm thâm giao giữa ho, ngoài mối quan hệ vua tôi, vì thế, cũng đã đến hồi kết thúc.

     Một hôm, ngay giữa triều đình, tướng quân Cao Lỗ đã nói thẳng những suy nghĩ của mình, yêu cầu (tất nhiên là dưới dạng tâu trình) nhà vua không nên để Trọng Thủy được tự do đi lại và lúc nào cũng được cận kề. Nhưng vừa nghe thấy như thế, An Dương Vương đã nổi trận lôi đình. Ngài lớn giọn quát mắng Cao Lỗ là đồ vô lễ dám sàm tấu, rồi sau đó, hạ lệnh cách chức, lột mũ áo, đuổi thẳng về quê.

     Hỡi ôi là số phận của viên tướng tài da dũng cảm, lúc nào cũng môït lòng một dạ trung thành với sơn hà xã tắc! Bị nhục đến như thế thì thử hỏi còn mặt mũi nào đứng trong trời đất nữa? Bởi vậy, ngay lập tức, Ngài rút gươm ra khỏi vỏ, rồi đưa chéo một đường qua cổ và ngã vật xuống ...

     Sau khi Cao Lỗ chết, An Dương Vương cũng có phần hối hận, Ngài không cho Trọng Thủy được cặp kè như trước, nhưng nghi ngờ y thì Ngài vẫn hoàn toàn không. Bởi vậy, nỏ thần, từ trước đến nay do tướng quân Cao Lỗ giữ, thì bây giờ, Ngài trao nó lại cho Mỵ Châu. An Dương Vương chỉ sinh có mỗi Mỵ Châu là phận gái, vậy nhà vua có thể trao vật đó cho ai, ngoài người con gái được nâng niu và thân cận nhất của Ngài?

     Khi biết Mỵ Châu đang nắm trong tay bảo vật quốc gia thì Trọng Thủy đối xử với nàng cũng tận tụy hơn lúc nào hết. Đây chính là thời điểm sau khi y nhận được bức mật thư, rồi tự đấu tranh, hạ quyết tân thực hiện bằng được lời quân vương giao phó.

     Do Mỵ Châu đã thực sự tin tưởng, chẳng mảy may nghi ngờ, nên y cũng chẳng khó khăn gì, khi được nàng cho xem bảo vật. Rồi nàng còn truyền cả cho y cách thức làm nỏ, tra lẫy, cách làm tên và cách bắn. Là con gái một của vua Âu Lạc, vốn xuất thân võ biền, thì việc Mỵ Châu am hiểu và sử dụng thành thạo cung nỏ, cũng là điều hiển nhiên dễ hiểu.

     Vốn là kẻ sáng dạ, khéo tay, nên những ngày Mỵ Châu vắng nhà để đi săn bắn cùng vua cha. Trọng Thủy đã chế tạo xong một chiếc lẫy nỏ giả, giống y như thật. Đoạn, y đem tháo chiếc lẫy thật ra khỏi nỏ, và lắp lẫy giả vào. Sau đó, ngay lập tức, y phá hủy tại chỗ chiếc lẫy thật, rồi xóa hết mọi dấu vết. Công việc xong xuôi, y thở phào nhẹ nhõm. Đến lúc Mỵ Châu đi săn bắn trở về, y ra tận cổng đón, giọng điệu cử chỉ còn ngọt ngào, ân cần hơn cả mọi ngày.

     Chỉ mấy ngày sau, tin tức về công việc hệ trọng nhất mà Trọng Thủy tiến hành ở triều đình Âu lạc xong xuôi, đã về dến tai Triệu Đà. Y vô cùng mừmg rỡ, rồi vội nhẩm tính: Còn gần một năm nữa mới đủ thời hạn ba năm để Trọng Thủy gửi rể trở về.

     Bản thân Triệu Đà trong lòng lúc nào cũng nung nấu ý đồ thôn tính Âu Lạc, nên y muốn Trọng Thủy về nước ngay để tiện việc xuất binh, bởi vậy y nghĩ ra một mưu kế khác, ấy là kế giả ốm ...

     Một hôm, có viên sứ giả Nam Việt đến triều đình Âu Lạc dâng lên tờ biểu: Triệu Đà đang ốm nặng, xin An Dương Vương cho Trọng Thủy về nước gấp để nghe di mệnh. Tờ biểu lời lẽ vô cùng lâm li thống thiết, do viên quan tài giỏi nhất của triều đình Nam Việt thảo ra, ở dưới có chữ ký run rẩy của Triệu Đà và dấu quốc ấn vuông đỏ chót.

     Sau khi đọc xong tờ biểu, An Dương Vương rồi cả triều đình Âu Lạc chẳng một ai tỏ vẻ nghi ngờ. Khi tin ấy được báo tới Trọng Thủy, thấy y thở dài thườn thượt, lại nước mắt dàn dụa, thì mọi người lại càng tin là thực.

     Nhưng sự thực thì hoàn tàn ngược lại. Trọng Thủy biết đây là kế lừa gạt đã được mật báo trước, và mấy hôm nay, trong lòng y lúc nào cũng thấy thấp thỏm không yên. Y biết sự việc này thế nào rồi cũng đến, bởi vậy khi ngồi soát xét lại toàn bôï cuộc tình duyên với nàng công chúa Âu Lạc, thấy nàng mười phân vẹn mười, thì y bắt đầu hối hận. Nàng yêu thương y và y cũng thực sự yêu thương nàng. Bởi vậy, nếu như được quyền lựa chọn thì chắc chắn y sẽ ở lại với nàng, ở lại mãi mãi xứ sở tươi đẹp và giàu lòng hiếu khách này. Càng nghĩ y càng thấy buồn bã, bối rối. Bởi vậy, khi hay tin có sứ giả chính thức đến, thì y cầm lòng chẳng được, nước mắt lã chã tuôn rơi. Y khóc cho cuộc chia ly sắp tới gần ...

     Tuy vậy, là trang nam nhi, lại là người rồi sẽ kế vị ngai vàng, nên Trọng Thủy không thể than khóc như đàn bà, con gái. Y hắng giọng cho thật hết xúc động, lại sửa cả tư thế, trang phục cho thật chững chạc, rồi vào bệ kiến An Dương Vương, xin được về nước để túc trực bên người cha đau yếu ... Lời tấu trình của Trọng Thủy được An Dương Vương và cả triều đình Âu Lạc chấp thuận. Mỵ Châu lúc ấy cũng có mặt. Nàng xin phép vua cha cho được về Nam Việt cùn chồng. Nhà vua đang phân vân thì một vị đại thần đã đứng dậy tham kiến:

     - Tâu bệ hạ. Thần trộm nghĩ theo lẽ thường thì phận nữ nhi là phải theo chồng. Nhưng phong tục của Âu Lạc ta, lấy vợ phải gửi rể đủ ba năm, lúc ấy người vợ mới được theo về nhà chồng. Nhưng nay thời hạn ấy chưa đến, nếu ta cho công chúa về thì bàn dân thiên hạ chắc sẽ nhìn vào, còn đâu là thể thống quấc gia. Vả lại, lúc này chưa biết bệnh tình Nam Việt Vương thế nào. Nếu Ngài qua khỏi thì Trọng Thủy về ít bữa rồi lại sang đây, công chúa đi theo rồi quay về làm gì cho mệt. Còn nếu NamViệt Vương có mệnh hệ nào, Trọng Thủy sẽ được nối ngôi. Lúc ấy đường đường là nhà vua đi đón Hoàng hậu, nghi lễ chắc sẽ đầy đủ hơn nhiều ... Dám mong bệ hạ minh xét.

     An Dương Vương vừa gật gật đầu: Lời tâu ấy quả nhiên hợp ý Ngài: Con gái Ngài đã sắp sửa trở thành Hoàng hâïu! Ngài an ủi Mỵ Châu mấy câu, rồi bảo nàng hãy nán lòng chờ. Đoạn, Ngài sai chuẩn bị xe cộ, hành lý để Trọng Thủy lên đường về nước. Ngài cũng không quên sai chuẩn bị lễvật thật chu đáo để làm quà tặng cho Nam Việt Vương.

     An Dương Vương vừa dứt lời thì Trọng Thủy đã phủ phục đầu xuống đất lạy tạ, đoạn y xin phép về nhà riêng để từ biệt vợ. Lúc chỉ còn hai người, vẻ trang trọng nam nhi của y hoàn toàn biến mất, để thay vào đó là vẻ mặt ủ rủ héo hon. Y sụt sùi khuyên vợ hãy nán lòng chờ, nhưng trong thâm tâm thì y hiểu giờ phút vĩnh biệt đã điểm.

     Y biết chỉ ít bữa nữa chiến tranh nhất định sẽ xảy ra, nhưng y lại muốn sẽ còn gặp được Mỵ Châu vẹn toàn sau cuộc chiến kết thúc. Y mân mê chiếc áo lông ngỗng mà sứ giả, theo mật kế của Triệu Đà, vừa mới mang sang đây. Y hoàn toàn hiểu đây là chiếc áo oan nghiệt, chiếc áo sẽ giúp cho quân Triệu Đà tìm ra dấu vết của An Dương Vương, nhưng lại nói với Mỵ Châu những lời hệt như viên sứ giả đã dặn:

     - Sắp đến mùa đông rét mướt rồi, tôi xin gửi nàng chiếc áo ấm này, nàng hãy vui lòng ở lại. Đường xá xa xôi cách trở nhưng chẳng lúc nào lòng tôi nguôi quên nhớ nàng. Vạn nhất nếu có sự chẳng lành, sau này đi tới đâu, nàng hãy nhớ nhổ từng chiếc lông vứt xuống. Ấy là dấu vết để tôi tìm gặp lại nàng.

     

 

Logged

Đông Hải

             

                Tổ quốc ta, dân tộc của chúng ta.
                Tuổi ấu thơ  hùng anh cho chí tuổi già.
donghai
Thành viên
*
Bài viết: 169


Vì nước quên thân - Vì dân quên mình


WWW
« Trả lời #6 vào lúc: 29 Tháng Sáu, 2009, 07:06:40 pm »

Tuy mưu kế đã được sắp đặt từ trước, nhưng vừa nói nước mắt Trọng Thủy vừa lã chã tuôn rơi. Mỵ Châu vừa khóc cũng vừa ghi nhớ những lời chồng căn dặn, hoàn toàn không mảy may nghi ngờ một điều gì.

     Vừa thấy lính canh vào báo Trọng Thủy đã về đến trước kinh thành, lập tức Triệu Đà hạ lệnh xuất quân tiến đánh Âu Lạc. Lúc Trọng Thủy lên đường cầu hôn cũng là lúc Triệu Đà bắt tay vào việc chuẩn bị xe cộ, thuyền bè, lương thực và tuyển mộ thêm binh lính. Mộng làm bá chủ của một giang sơn rộng lớn không lúc nào khuây, khiến cho y chẳng thể để chậm trễ thêm ,dù chỉ lấy một phút. Mấy hôm nay Triệu Đà hối hả chuẩn bị xuất binh. Y tính rằng việc tiến đánh Âu Lạc ngay lúc này, sẽ có hai điều lợi lớn: An Dương Vương bị bất ngờ và Trọng Thủy đã được an toàn.

     Trong khi ấy, bên phía triều đình Âu Lạc, từ nhà vua dến quan lại và binh lính, chẳng một ai hay biết điều gì. Họa chỉ có tướng quân Cao Lỗ, nhưng lúc ấy Ngài cũng mồ yên mã đẹp rồi.

     Khi quân canh phòng biên giới chạy về cấp báo, thì An Dương Vương và triều đình đang còn mải mê săn bắn. Nhà vua vội vàng thúc ngựa hối hả chạy về Kinh đô , nhưng tất cả đều đã muộn. Tại các vị trí then chốt, đã thấy lố nhố quân Nam Việt, còn phía Âu Lạc, quân tướng vẫn chưa sắn sàng chiến đấu. An Dương Vương hạ lệnh mang nỏ thần ra giữa cửa chính bắn như lần trước, nhưng khi chuẩn bị xong, thì quân Nam Việt đã tới bao vây dày đặc. Một viên tướng trẻ thay Cao Lỗ trước kia, lắp tên và giương nỏ lên bắn, nhưng sau tiếng "Pựt", chỉ thấy có một mũi tên lao đi.

     "Nỏ thần mất linh ứng rồi", bên phía Nam Việt, quân lính vừa hô vừa ồ ạt xông lên, đông như kiến cỏ. Trong tình thế vô cùng khẩn cấp, An Dương Vương đang trên mình ngựa liền tuốt kiếm dẫn các tướng sĩ xông ra, đánh giáp lá cà. Quân Âu Lạc địch không nổi vội vã quay đầu tháo chạy.

     Nhưng tại các vị trí khác, quân Âu Lạc, do không kịp phòng thủ đã bị quân Nam Việt dùng thang trèo lên tường thành, tấn công vào. Nhiều vị trí bị thất thủ. Quân Nam Việt từ nhiều hướng, tràn vào nội thành. An Dương Vương cùng các tướng sĩ vội quay đầu ngựa, trở về cứu ứng, nhưng không kịp. Thế trận đã nghiêng hẳn về phía Nam Việt.

     Tại cửa chính, rồi nhiều cửa khác, quân Nam Việt tiếp tục tràn đến. An Dương Vương cùng các tướng sĩ tả xung hữu đột, nhưng vẫn không cứu vãn nổi tình thế. Nhà vua vội thúc ngựa phi thẳng vào nội cung, lúc ấy Mỵ Châu vẫn còn chưa hết bàng hoàng, đang ngồi ôm chiếc lông ngỗng. Thường ngày, nàng là người con gái vui tươi, linh hoạt, thỉnh thoảng cũng cưỡi ngựa khoát cung tên theo vua cha đi săn bắn, nhưng mấy hôm nay, do nỗi nhớ chồng nên nàng buồn bã, ngồi một mình. An Dương Vương dừng ngựa bảo con gái:"Theo ta", và khi thấy nàng đã ngồi ở đằng sau thì Ngài quay trở ra, múa kiếm xông vào quân địch. Các tướng sĩ, từ nãy vẫn đang chiến đấu, thấy vậy vội vã thúc ngựa lại, rồi cùng ngài hợp sức để phá vòng vây.

     Quả nhiên, không có tên tướng nào bên Nam Việt có thể địch lại lưỡi kiếm của An Dương Vương. Ngài phi ngựa tới đâu là quân giặc phải giãn ra tới đó. Các tướng sĩ theo Ngài cũng chiến đấu vô cùng dũng cảm. Vòng vây bị phá. An Dương Vương cùng các tướng phi ngựa hướng về phía nam.

     Lúc ấy trời bắt đầu tối. Quân Nam Việt hò hét đuổi theo, nhưng được một hồi sau thì mất dấu vết. Theo lệnh Triệu Đà, chúng đốt đuổi rồi đem soi khắp các ngã đường, hễ chỗ nào có lông ngỗng rơi xuống, là chúng lại hò hét chạy tới. Cứ như thế, cuộc rượt đuổi kéo dài đến hết đêm. Ngày hôm sau, rồi những ngày sau cuộc ruợt đuổi vẫn còn tiếp tục. An Dương Vương thấy vậy, bèn hạ lệnh cho các tướng lĩnh tản đi mỗi người mỗi hướng, để đánh lạc hướng quân địch. Nhưng lạ thay, khi chỉ còn lại hai cha con Ngài, thì ngoảnh lại, ở phía xa xa, vẫn thấy quân Nam Việt đang hò hét xông tới. Nghĩ lại phải phóng ngựa chạy tiếp ...

     Lúc ấy, có lẽ đã đến ngày thứ mười, sau nhiều ngày đêm vất vả, đói khát, hai cha con An Dương Vương đã chạy tới ngang dãy núi Mộ Dạ (thuộc Diễn Châu, Nghệ An bây giờ) ở sát bờ biển. Ngay lập tức, Ngài hiểu rẳng địa giới nước Âu Lạc chỉ còn lại mấy bước chân. Ngoảnh lại, nhà vua thấy quân Nam Việt vẫn còn đang truy đuổi. Tự biết mình đã thế cùng lực kiệt, chẳng còn cách nào để khôi phục giang sơn, lại nhớ đến lời dặn của Thần Kim Qui trước kia, Ngài bèn hô to lên ba lần :"Sứ giả Thanh Giang", để chờ hiển ứng.

     Ngay lập tức mặt biển ở trước mắt Ngài bỗng nổi lên những quầng sóng lớn, rồi Thần Kim Quy sừng sững hiện ra. Thần cất tiếng, nói như ra lệnh :

     - Còn chờ gì nữa, quân giặc đang ở ngay sau lưng nhà vua đó!

     An Dương Vương chợt như sực tỉnh. Ngoảnh lại, nhà vua thấy chiếc áo Mỵ Châu vẫn mặc nay đã xác xơ, và một bên tay nàng, vẫn còn giữ lại mấy chiếc lông ngỗng. "Hóa ra con gái cưng chiều rước giặc đuổi theo cha mình là thế này đây ", cơn giận giữ của Ngài bỗng chốc lên đến cực điểm. Ngài quắc mắt, rảy Mỵ Châu xuống chân ngựa, miệng thét lớn "Đồ phản bội", rồi vung kiếm chém ngang thân nàng. Mỵ Châu gục xuống chết ngay tại chỗ, chẳng kịp một lời trăn trối, giãi bày.

     Thần Kim Quy đã chứng kiến tất cả. Thần hiểu rằng An Dương Vương kiêu dũng có thừa, nhưng chưa đủ cơ trí để gánh vác quốc gia. Thần thương cho quân dân Âu Lạc, vất vả biết bao để xây dựng Loa Thành, lại vất vả biết bao để rèn đúc vũ khí, chế tạo, cung nỏ ... vậy mà, rút cục, vẫn còn thiếu một bậc minh quân. Thôi, đành chờ đến cơ hội khác vậy. Nghĩ vậy, thần gật đầu cho An Dương Vương theo mình, rồi quay ra ngoài khơi, rẽ nước thành một đường lớn , để nhà vua phóng ngựa theo sau.

     Trọng Thủy cùng một tốp lính, lần theo dấu lông ngỗng, chạy đuổi theo Mỵ Châu là để cốt được gặp nàng, còn việc bắt An Dương Vương, y hoàn toàn không mong muốn. Cứ mỗi lần tìm thấy dấu vết, Trọng Thủy lại khấp khởi mừng thầm, nhưng cũng mỗi lần như thế, bọn lính lại hò nhau đuổi tiếp để tranh công, mà y không có cách gì ngăn cản được.

     Đến chân núi Mộ Dạ, ở ngay chỗ giáp biển, Trọng Thủy thấy xác nàng Mỵ Châu cùng chiếc áo lông ngỗng xác xơ nằm giữa vũng máu, thì y hiểu rằng niềm hy vọng thế là đã hết. Trọng Thủy vội vã nhảy xuống ngựa, ôm lấy xác nàng, vừa vật vã vừa rống lên những hồi thảm thiết. Bọn lính tần ngần đứng lại, rồi sau khi hiểu rõ, chúng lựa lời an ủi và giúp y khâm liệm cho nàng. Đoạn, tất cả đoàn người ngựa quay đầu, phi nước đại theo hướng bắc, mang theo xác nàng Mỵ Châu bất hạnh.

     Dòng dã chục ngày sau, đoàn người ngựa mới về tới Loa Thành. Khi nhận được tin, Triệu Đà dẫn đoàn tùy tùng ra tận ngoài cổng thành để đón. Sau khi Trọng Thủy tấu trình về việc An Dương Vương mất tích, chỉ còn tìm thấy xác nàng Mỵ Châu, thì Nam Việt Vương trong lòng vô cùng hả hê, nhưng ngoài miệng y lại thốt ra những lời lâm ly, thống thiết. Y lại sai làm lễ an táng thật trọng thể cho Mỵ Châu, mà trong thâm tâm, y coi như một ân nhân, nhưng trên thực tế nàng lại hoàn toàn không phải như vậy.

     Sau lễ an táng Mỵ Châu, Trọng Thủy sống vật vờ như kẻ mất hồn. Y hiểu rất rõ y là một kẻ phản bội.

     Nhớ lại những ngày tháng êm đềm ở triều đình Âu Lạc, được vua cha, mẫu hậu, triều thần sủng ái, y thấy hổ thẹn trong lòng. Đối với họ, y chỉ còn là một kẻ hèn hạ nhuốc nhơ ghê tởm. Nhớ đến nàng Mỵ Châu lộng lẫy, yêu kiều, người con gái hết lòng yêu thương và chung thủy với y đến tâïn giờ phút chót, y lại càng thêm đau xót. Chính y đã đẩy nàng vào cái chết thảm khốc. Lại cũng chính y, vì y, mà khi chết đi, nàng còn phải chịu tiếng là kẻ phản bội lại xứ sở của mình. Càng nghĩ, Trọng Thủy càng cảm thấy cuộc đời y chỉ còn là nhục nhã, chẳng mặt mũi nào để sống trên đời. Đối với y, giờ đây mỗi hiện vật, mỗi kỷ niệm như một lời nguyền rủa. Một lời nguyền rủa nặng nề như trái núi, còn lại đến muôn đời.

     Chiếc ngai vàng mà mai sau y sẽ được kế vị kia, chỉ là chiếc ngai vàng đẫm máu, là hiện thân của sự phản trắc, lừa gạt. Bởi vì đã chẳng có lương tri thanh thản của một con người, thì càng ở trên cao sẽ càng cảm thấy chông chênh nguy hiểm, vì mọi người đều nhìn vào với cặp mắt nghê tởm.

     Càng nghĩ, Trọng Thủy càng chỉ thấy hận thêm Triệu Đà, một người cha thật tàn nhẫn, quỷ quyệt, đã đẩy y vào nông nỗi này. Thành quách, bạc vàng châu báu mà làm chi, khi tình yêu và lương tri đều bị cướp mất? Trọng Thủy âm thầm vật vã suốt mấy ngày trời, không ăn uống, không chuyện trò với ai. Mấy ngày sau, người ta tìm thấy xác y ở một cái giếng trong Loa Thành. Y đã lấy cái chết để rửa nỗi nhục.

     Cuộc đao binh Nam Việt Âu Lạc cuối cùng đã dẫn đến việc Triệu Đà mở đường cho sự cai trị của phương bắc gần suốt một thiên niên kỷ, gây ra biết bao đau khổ cho mọi người ta. Trong thời gian ấy, nhiều cuộc khởi nghĩa đã nổ ra, mà cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng là một sự khởi đầu ...

     Bài học cảnh giác cụ thể sau sự kiện Trọng Thủy đến đất Âu lạc có lẽ là việc tục gởi rể từ đó đã không còn ở cộng đồng của người Việt. Tuy vây, câu chuyện tình Mỵ Châu - Trọng Thủy lại được hậu thế lưu truyền như một sự cảm thông. Rốt cuộc, họ cũng chỉ là những nạn nhân của một mưu đồ đầy tham tàn, bạo ngược.

     Vì Mỵ Châu vô tình bị chết oan nên máu của nàng, theo nước mưa rồi chảy xuống biển, đã kết thành ngọc ở trong lòng những con trai, do ăn phải. Người ta bắt được những con trai ấy, đem tách lấy ngọc, nhưng màu sắc lấp lánh chưa thấy hiện rõ lên nhiều.

     Nhớ đến cái giếng mà Trọng Thủy tự tử ở Loa Thành, người ta đem múc nước giếng lên để rửa ngọc, thì lạ thay, tất cả sắc màu của ngọc đều rực sáng lấp lánh, như có thêm một vẻ đẹp mới mẻ, diệu kỳ.

     Thế là từ đó trở đi, hễ ai lấy được ngọc trai, lại đem về múc nước ở giếng Loa Thành lên để rửa cho đẹp. Về sau, để cho tiện, người ta múc nước ở giếng Loa Thành cho vào các chai, lọ, rồi đem đến những nơi có ngọc. Những khách phương bắc sang buôn ngọc ở nước ta từ thời Triệu Đà, đã rất thành thạo về việc này, nên đi đến đâu, họ cũng kè kè một lọ nước lấy từ giếng Loa Thành, để rửa và thử ngọc.

     Những chuỗi ngọc trai được chế tác tại phương nam, từ xưa, đã rất làm vừa lòng các hoàng hậu, công chúa và cung tần mỹ nữ của các triều đình phương bắc. Vì vậy, trong các đồ cống nạp của nước ta trước kia, bao giờ cũng có ngọc trai và các hũ nước lấy từ giếng ở Loa Thành. Việc cống nạp nước giếng Loa Thành, mới nghe tưởng chuyện lạ, nhưng hóa ra lại có thật, được ghi cả vào Đại Việt sử ký toàn thư. Mãi đến cuối thời Lê, việc cống nạp ấy mới bị bã bỏ, do công của Nguyễn Công Hãng, một vị chánh sứ tài ba.

     Truyền thuyết Ngọc trai Giếng nước này, hay còn gọi Mỵ Châu - Trọng Thủy, có phần liên quan dến truyền thuyết Loa thành mà chúng tôi đã thử đồng tái hiện, từ trước đến nay dã được nhiều thế hệ nhắc tới, cảm xúc, phẩm bình. Dưới đây, chỉ xin chọn một bài thơ (theo điệu vân thê) của th sĩ Tản Đà (1888 - 1939) mà chúng tôi cho là thể hiện đạt nhất mối thương tâm của mọi người với hai nhân vật Mỵ Châu Trọng Thủy:

Môït đôi kẻ Viêït người Tần,
Nửa phần ân ái, nửa phần oán thương,
Vuốt rùa chàng đổi máy,
Lông ngỗng thiếp đưa đường,
Thề nguyền phu phụ,
Lòng nhi nữ,
Việc quân vương,
Duyên nọ tình kia dở dở dang,
Nệm gấm, vó câu,
Trăm năm giọt lệ,
Ngọc trai giếng nước,
Nghìn thu khói nhang.

      Chúng tôi cũng băn khoăn tự hỏi: Bây giờ khi dùng ngọc trai liệu có ai còn đem nước giếng Loa Thành để rửa nữa không? Lại nữa, trải qua mấy ngàn năm lịch sử, không biết ngọc trai và giếng nước ấy có còn linh thiêng như xưa nữa không?

     Nhưng cho dù có câu trả lời như thế nào, thì cái còn lại muôn đời vẫn cứ là truyền thuyết về ngọc trai nước giếng, mà mỗi người mỗi thế hệ đều có thể tưởng tượng và tái hiện lại những cách thức riêng của mình.
                           
                                                                                Đ.Hải
                                                                     Sưu tầm từ Internet

**** Bác cho em cái nguồn nhé   Wink......
« Sửa lần cuối: 29 Tháng Sáu, 2009, 08:36:57 pm gửi bởi caytrevietnam » Logged

Đông Hải

             

                Tổ quốc ta, dân tộc của chúng ta.
                Tuổi ấu thơ  hùng anh cho chí tuổi già.
lonesome
Moderator
*
Bài viết: 1244


« Trả lời #7 vào lúc: 29 Tháng Sáu, 2009, 11:57:28 pm »



**** Bác cho em cái nguồn nhé   Wink......

http://my.opera.com/hunganh215/blog/2007/10/20/ngoc-trai-gieng-nuoc
Logged
lonesome
Moderator
*
Bài viết: 1244


« Trả lời #8 vào lúc: 29 Tháng Sáu, 2009, 11:58:24 pm »

http://my.opera.com/hunganh215/blog/index.dml/tag/Truy%E1%BB%81n%20thuy%E1%BA%BFt
Logged
lonesome
Moderator
*
Bài viết: 1244


« Trả lời #9 vào lúc: 29 Tháng Sáu, 2009, 11:58:38 pm »

http://my.opera.com/hunganh215/blog/index.dml/tag/Truy%E1%BB%81n%20thuy%E1%BA%BFt
Logged
Trang: 1 2 3 4 5 6 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM