Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 05:22:22 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Lịch sử Quân sự Việt Nam - Tập 11  (Đọc 125749 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #180 vào lúc: 19 Tháng Bảy, 2009, 09:59:16 pm »

Nhưng ta lại tiến hành chiến lược chiến tranh nhân dân, kết hợp tác chiến của chiến tranh nhân dân địa phương với tác chiến của chiến tranh nhân dân các binh đoàn chủ lực, kết hợp đánh lớn, đánh vừa với đánh nhỏ trên khắp ba vùng chiến lược, kết hợp quân sự với chính trị, binh vận, sáng tạo nhiều cách đánh “thiên biến vạn hoá” buộc đối phương phải đánh theo cách đánh của ta.

Địch muốn phân tán lực lượng ta để tiêu diệt ta, ngược lại, ta lại bao vây đánh căng kéo chúng, buộc chúng phải dàn mỏng bị động, đối phó. Địch dùng hoả lực mạnh để chế áp, sát thương ta, nhưng ta lại sử dụng chiến thuật đánh gần, áp sát “bám thắt lưng Mỹ mà đánh”, nên sức mạnh vốn có của Mỹ là hoả lực, binh khí, kỹ thuật hiện đại và sức mạnh cơ động bị ta hạn chế.

Trong các trận đánh ở thung lũng Ya Trăng ~plâyme) trong các ngày 15, 16, 17-11-1965, mặc dù Mỹ đã dùng cả máy bay B52 yểm hộ chiến thuật cho bộ binh, lính Mỹ đã bị giết 300 tên, bị thương nhiều gấp 3-4 lần số chết. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mắc Namara đánh giá “đây là trận giao tranh lớn đầu tiên giữa hnh Mỹ với hnh Bắc Việt Nam . . . Nhiều binh sĩ Mỹ đã chiến đấu can đảm và anh dũng. Nhưng quân Bắc Việt Nam đã lựa chọn địa điểm, thời gian và thời lượng tham chiến (ý nói quyền chủ động chiến thuật, chiến dịch)” 1.
 
Và, do đó Yạ Trăng “sẽ được coi là một trong những nơi mà người lính chiến đấu Mỹ bị ném vào một cuộc thử thách gay gắt nhất của chiến tranh”, và “tướng Mỹ đã phải đánh theo cách đánh mà kẻ thù lựa chọn, chứ không phải theo cách đánh của chúng tà” 2.

Như vậy là từ chủ động vạch kế hoạch chiến lược chủ động áp đặt cách đánh, chủ động gây ra chiến tranh và tăng cường cuộc chiến tranh đó tới mức cao nhất, nhưng, đế quốc Mỹ phải đương đầu với cả một dân tộc đã kinh qua cuộc kháng chiến chống Pháp, được tổ chức và vũ trang tốt, có quyết tâm rất cao, nên chúng dần rơi vào thế bị động toàn diện: bị động về chiến lược, bị động chiến trường, bị động vềi chiến dịch và cách đánh, bị động giữa phân tán và tập trung, giữa tiến công tìm diệt và phòng ngự...

Trong chiến tranh, bên nào nắm quyền chủ động thì bên đó nắm chắc phần thắng trong tay. Đây là một trong những quy luật giành thắng lợi. Trong suốt 21 năm kháng chiến, ta luôn tìm cách nắm quyền chủ động và giữ quyền đó trong mọi tình huống, nên từng bước đánh thắng các chiến lược và mọi thủ đoạn của địch. Ta càng đánh càng mạnh, càng mạnh càng thắng to. Mỹ và chính quyền Sài Gòn càng đánh càng bị động, suy yếu và cuối cùng phải chịu thua.

Sở dĩ, Đảng ta, nhân dân ta chuyển yếu thành mạnh, biến những khó khăn thành những thời cơ thuận lợi là vì ta có chính nghĩa. Đây là điều kiện cực kỳ quan trọng đầu tiên. 

Có chính nghĩa, Đảng ta mới dựa được vào dân, được dân tin, dân mến, quy tụ được toàn dân kết thành một khối thống nhất vững bền trong Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Mặt trận dân tộc giải phóng, kiên quyết chiến đấu chống đế quốc Mỹ xâm lược.

Có chính nghĩa, nên Đảng ta và nhân dân ta nắm.  bắt được quy luật khách quan, đánh giá đúng tương quan lực lượng của địch, tạ trong sự phát triển, phát huy được mặt  mạnh, hạn chế được mặt yếu của mình, bình tĩnh, chủ động, tin tưởng vào tương lai và sáng tạo trong chủ trương, đường lối và phương châm, phương pháp cách mạng và kháng chiến.

Có chính nghĩa, nên được nhân dân tiến bộ trên thế giới kể cả nhân dân Mỹ, đặc biệt là nhân dân các nước xã hội chủ nghĩa đồng tình ủng hộ về tinh thần, vật chất, góp phần cho nhân dân ta tạo sức mạnh tổng hợp đánh thắng địch. 

Trong suất cuộc chiến tranh, nhờ chính nghĩa mà Việt Nam không đơn độc, cuộc chiến đấu ngày càng ác liệt, bạn bè quốc tế càng nhiệt tình ủng hộ, quân, dân ta càng vừng mềm tin, ý chí chiến đấu càng kiên cường.

Trái lại, Mỹ và đội quân tay sai Mỹ tiến hành một cuộc chiến tranh phi nghĩa. Phi nghĩa nên chính quyền Mỹ và Sài Gòn phải bưng bít sự thật, phải công bố những thông tin giả để lừa dối nhân dân, quân đội Mỹ, lừa dối đồng minh phương Tây và thế giới.


________________________
1. Mc Namara: Nhìn lại quá khứ - tấn thảm kịch và bài học về Việt Nam, Sđd, tr.223.
2. Thời báo Niu Oóc, ngày 21-11-1965.
Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #181 vào lúc: 19 Tháng Bảy, 2009, 10:00:18 pm »

Nhưng những người cầm quyền nước Mỹ không thể bưng bít sự thật, lừa dối mọi người được mãi. Lính Mỹ bị đẩy sang Việt Nam cầm súng bắn giết những người dân mà họ không có thù hận gì, dần dần nhận ra rằng họ bị chính phủ họ lừa dối. Họ không biết mình chiến đấu vì mục đích gì? Cho ai?... Sự thật về cuộc chiến tranh Việt Nam được những cựu chiến binh và linh Mỹ, những nhà báo chân chính vạch trần, tố cáo trước công luận, đã thức tỉnh nhân dân và thanh niên Mỹ.

Do đó, đã có hàng vạn thanh mền Mỹ đốt thẻ quân dịch, trốn ra nước ngoài, không phịu đi lính sang Việt Nam và hàng trăm cuộc biểu tình, tuần hành của nhân dân Mỹ phản đối cuộc chiến tranh của chính quyền Oasinhtơn, đòi chấm dứt chiến tranh, đòi hoà bình cho Việt Nam...

Tính chất phi nghĩa của cuộc chiến tranh làm cho chính phủ và những chiến lược gia Mỹ không nắm được quy luật khách quan, duy ý chí, không đánh giá đúng mình, đúng người, do đó không đề ra được chính sách phù hợp, đường lối vạch ra chắp vá, bị động, luôn luôn bị tác động bởi mâu thuẫn giữa sự giàu có về kinh tế, sức mạnh quân sự, nhưng do phi nghĩa và đặc điểm của thời đại chi phối, lại phải tiến hành xâm lược bằng chủ nghĩa thực dân kiểu mới, nên đế quốc Mỹ không thể sử dụng hết sức mạnh quân sự của chúng trên một chiến trường cách xa nước Mỹ nửa vòng trái đất. Mâu thuẫn giữa mục đích “giấu mặt, trá hình” để áp đặt chủ nghĩa thực dân kiểu mới, nhưng buộc phải tiến hành chiến tranh, nên nhanh chóng bị lộ mặt, bị nhân dân Mỹ và nhân dân thế giới phản đối. Chiến tranh càng kéo dài thì đế quốc Mỹ càng bị cô lập.

Bị chi phối và tác động của những mâu thuẫn đó, những nhà cẩm quyền nước Mỹ luôn bị động, không đề ra được đường lối, phương châm, phương pháp tiến hành chiến tranh có hiệu quả, luôn luôn mắc sai lầm về chiến lược, chiến dịch, chiến thuật, nên dẫn chúng đến thất bại. Đường lối quân sự của Mỹ “nặng về vật chất và kỹ thuật quân sự, coi nhẹ yếu tố tâm lý và chính trị”, nghĩa là một “đường lối trực tiếp và không khôn khéo nên Hà Nội và Việt cộng luôn ở thế mạnh hơn so với Mỹ” 1
 
Sức mạnh của chiến tranh là sức mạnh của nhiều yếu tố con người, vũ khí, kỹ thuật, chính trị, tinh thẩn, văn hoá, hậu phương và quốc tế, tổ chức, cách đánh, v.v.. Đảng ta, nhân dân ta biết rõ điều đó, cho nên đã khéo kết hợp các yếu tố trên thành hệ thống thững nhất để tạo sức mạnh tổng hợp của chiến tranh nhân dân, thực hiện tư tưởng chiến lược tiến công, sử dụng bạo lực cách mạng với hai lực lượng, lực lượng chính trì của quần chúng và lực lượng vũ trang nhàn dân, tiến hành khởi nghĩa từng phần ở nông thôn và từ khởi nghĩa phát triển thành chiến tranh cách mạng, kết hợp đấu tranh quân sự với đấu tranh chính trị và ngoại giao; đánh địch bằng ba mũi giáp công trên cả ba vùng chiến lược. 

Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta diễn ra trong bối cảnh thế giới chia làm hai phe đối kháng, các mối quan hệ chiến lược, các mâu thuẫn giữa hai phe và các nước lớn rất phức tạp. Tình hình đó tác động, chi phối hoặc ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp, ít hoặc nhiều đến việc hoạch định đường lối, chiến lược và phương châm, phương pháp tiến hành kháng chiến của ta. Nếu Đảng cẩm quyền, người lãnh đạo quốc gia không vững tay chèo, trí tuệ không sáng suốt, vượt trội, dễ phạm phải sai lầm: Một là, run sợ choáng ngợp trước sức mạnh của kẻ thù không dám chống lại; hai là, chủ quan, liều lĩnh đánh bừa không tính đến hậu quả tai hại khôn lường.

Bình tĩnh và sáng suốt, kiên định và mưu lược, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh không mắc những sai lầm đó, mà biết lắng nghe, tiếp thu ý kiến của bạn bè nhưng vẫn giữ vững tinh thần độc lập, tự chủ, biết tính toán một cách khoa học giữa sự kết hợp hài hoà lợi ích dân tộc quốc gia với lợi ích quốc tế, biết kiềm chế địch không cho chiến tranh lan rộng làm cho tình hình Đông Dương và Đông Nam á thêm phức tạp, bạn bè thêm lo lắng, bận tâm; biết hy sinh để bảo vệ bè bạn và phe xã hội chủ nghĩa.

Trên tinh thần đó, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề ra đường lối kháng chiến và chiến lược tiến hành chiến tranh độc lập, tự chủ, mạng đậm nét truyền thống chống ngoại xâm và bản sắc văn hoá dân tộc, đề ra phương pháp cách mạng và các bước đi phù hợp với khả năng của nhân dân, tiềm lực của đất nước.


_________________________
1. Tổng kết cuộc chiến tranh Việt Nam của Bộ Quốc phòng Mỹ, Bản đánh máy, lưu tại Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, t.6, tr.7-8.
Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #182 vào lúc: 19 Tháng Bảy, 2009, 10:03:28 pm »

Đó là đường lối giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, thực hiện đồng thời hai nhiệm vụ chiến lược cách mạng: cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân ở miền Nam.

Đó là, chiến lược chiến tranh nhân dân, toàn dân, toàn diện với tư tưởng chiến lược tiến công, đánh địch bằng cả hai lực lượng, ba thứ quân trên cả ba vùng chiến lược; kết hợp chặt chẽ chiến tranh nhân dân các binh đoàn chủ lực với chiến tranh nhân dân địa phương, kết hợp tiến công với nổi dậy, kết hợp phương châm đánh lâu dài, thắng địch từng bước với tạo thời cơ mở cuộc Tổng tiến công giành thắng lợi quyết định trong thời gian tương đối ngắn, kiềm chế và thắng địch ở miền Nam, bảo vệ miền Bắc và phe xã hội chủ nghĩa.

Khi nửa triệu quân Mỹ nhảy vào miền Nam, Đảng ta và Hồ Chủ tịch đề ra chiến lược “đánh cho Mỹ cút” rồi “đánh cho ngụy nhào”; lượng được sức mình, ta không đề ra đánh tiêu diệt quân Mỹ, mà đánh bại ý chí của chúng, ta không tiêu diệt sạch quân ngụy, mà chỉ đánh cho chúng nhào. Thực tiễn cuộc kháng chiến diễn ra đúng như vậy... Đây là đường lời, chiến lược, phương châm, phương pháp kháng chiến đầy sáng tạo và độc đáo chưa có tiền lệ trong lịch sử các cuộc chiến tranh chống xâm lược, giành độc lập trên thế giới trước đó. 

Trên cơ sở dường lối chiến lược độc lập, tự chủ, nhân dân ta đã chủ động mở đầu cuộc kháng chiến, chủ động chuyển các giai đoạn chiến lược dể đưa cuộc kháng chiến tiến tới, chủ động kết thúc cuộc chiến tranh bằng phương pháp mỏ cuộc tổng tiến công đánh thẳng vào các đô thị lớn kết hợp với nổi dậy của quần chúng nông thôn. giành toàn thắng. 

Đường lối độc lập, tự chủ còn biểu hiện toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta chăm lo xây dựng hậu phương chiến lược miền Bắc vững mạnh, làm chỗ dựa cho tiền tuyến lớn miền Nam, động thời tích cực xây dựng, phát triển hậu phương trực tiếp ở chiến trường để làm chỗ đứng chân, xây dựng lực lượng quân sự, chính trị, tích trữ lương thảo cho cuộc kháng chiến. Nhờ đó, dù dịch ra sức dành phá các tuyến hành lang, các vùng hậu cứ, quân và dân ta ở miền Nam vẫn giữ vừng nhịp độ và cường độ các cuộc tiến công. .

Thắng lợi của kháng chiến chống Mỹ, cứu nước có nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan, nhưng xét cho cùng là thắng lợi của con người Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh:

Quyết định thắng lợi của chiến tranh có nhiều nhân tố, nhưng nhân tố cơ bản nhất là con người... Địch thua ta chủ yếu vì nó không đối phó nổi với hàng chục triệu bộ óc không bao giờ ngừng tìm tòi sáng tạo phương thức, phương pháp đánh nó trong mọi tình huống, đánh nó theo muôn hình vạn trạng1.

Con người Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh là con người phát triển toàn diện ở tầm cao và chiều sâu mới của tâm hồn trong sáng, cốt cách nhân ái, bản sắc văn hoá Việt Nam, là những con người được giáo dục, rèn luyện, giác ngộ lý tưởng cách mạng, hoà quyện tính giai cấp và dân tộc, truyền thống và hiện đại. Nhưng, nhân tố con người chỉ đóng vai trò quyết định của cuộc kháng chiến khi được Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo, rèn luyện, tổ chức. Cho nên, nói: “Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ là thắng lợi của con người cũng có nghĩa là thắng lợi của sự nghiệp bồi dưỡng và phát huy nhân tố con người mà Đảng ta đã nâng lên tầm chiến lược” 2 .

Nguyên nhân thắng lợi bao trùm-nguyên nhân của mọi nguyên nhân- và cũng là bài học kinh nghiệm chiến thắng cuộc xâm lược của đế quốc Mỹ là sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh được thể hiện tập trung là đánh giá so sánh lực lượng chính xác, đề ra đường lối kháng chiến và cách mạng đúng đắn, sáng tạo, tổ chức toàn dân đánh giặc chặt chẽ, linh hoạt, mưu trí, sáng tạo.

Quá trình lãnh đạo cuộc kháng chiến, Đảng ta luôn kiên trì chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, luôn luôn đổi mới và tự chỉnh đốn, coi đó là cơ sở để tạo nên sức mạnh tổng hợp của cuộc kháng chiến, là kim chỉ nam định hướng đúng đắn cho Đảng ta vạch ra đường lối, chiến lược, phương pháp thắng địch từng bước, tiến lên đánh thắng hoàn toàn đế quốc Mỹ xâm lược và bè lũ tay sai.


______________________
1. Nghị quyết Bộ Chính trị, ngày 3-11-1973.
2. Ban chỉ đạo Tổng kết chiến tranh trực thuộc Bộ Chính trị: Tổng kết cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Thắng lợi và bài học, sđd tr.273
« Sửa lần cuối: 19 Tháng Bảy, 2009, 10:06:59 pm gửi bởi UyenNhi05 » Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #183 vào lúc: 19 Tháng Bảy, 2009, 10:07:19 pm »

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1 . Giô dép A.Amtơ: Lời phán quyết về Việt Nam, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1985.

2. Ban chỉ đạo Tổng kết chiến tranh trực thuộc Bộ Chính trị: Tổng kết cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước-Thắng lợi và bài học, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1976.

3. Ban chỉ đạo Tổng kết chiến tranh trực thuộc Bộ Chính trị: Chiến tranh cách mạng Việt Nam 1945-1975-Thắng lợi và bài học, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000.

4. Ban Tổng kết-Lịch sử Bộ Tổng tham mưu: Thống kê số liệu chiến tranh trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975), Tài liệu lưu tại Ban Tổng kết-Lịch sử Bộ Tổng tham mưu.

5. Ban Tổng kết-Lịch sử Bộ Tổng tham mưu: Tổng kêí Bộ Tổng tham mưu trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1997.

6. Ban Tổng kết chiến tranh B2: Quá trình cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ và quy luật hoạt động của Mỹ-nguy trên chiến trường B2, Tài liệu lưu tại Viện Lịch sử quân sự Việt Nam.
7. Ban Tổng kết chiến tranh B2: Báo cáo Tổng kết kinh nghiệm cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước trên chiến trường Nam Bộ và cực Nam Trung Bộ, Tài liệu lưu tại Viện Lịch sử quân sự Việt Nam.

8. Ban Tổng kết chiến tranh Thành uỷ Thành phố Hồ Chí Minh: Cuộc chống Mỹ, cứu nước ở Sài Gòn-Gia Định, Thành phố Hồ Chí Minh, 1991.

9. Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Tây Ninh, Bộ Tư lệnh Quân khu 7: Chiến thắng Tua Hai và phong trào đồng khởi ở miền Đông Nam Bộ, kỷ yếu Hội thảo khoa học, Nxb. quân đội nhân dân, Hà Nội, 1999.

10 Lý Ban : Vấn đề ngoại thương của Việt Nam dân chủ cộng hoà, Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1960.

11. Nguyễn Thị Bình và tập thể tác giả: Mặt trận dân tộc giải phóng, Chính phủ Cách mạng lâm thời tại Hội nghị Pa ri về Việt Nam, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001.

12. Bộ Tư lệnh Quân chủng Phòng không: Lịch sử Quân chủng Phòng không, t.2, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1993.

13. Bộ Tư lệnh Quân chủng Không quân: Lịch sử Quân chủng không quân, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1993.

14. Bộ Tư lệnh Quân chủng Hải quân: Lịch sử Hải quân nhân dân Việt Nam, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1985.

15. Bộ Tư lệnh Binh chủng Đặc công: Lịch sử Đặc công, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1987.

16. Bộ Tư lệnh Binh chủng Pháo binh: Lịch sử Pháo binh Quân đội nhân dân, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1991 .

17. Bộ Tư lệnh Binh đoàn 12-Viện Lịch sử quân sự Việt Nam: Đường Hồ Chí Minh, một sáng tạo chiến lược của Đảng, kỷ yếu Hội thảo khoa học. Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1999.

18. Bộ Tư lệnh Quân khu 5-Viện Lịch sử quân sự Việt Nam: Vành đai diệt Mỹ trên chiến trường Khu V-một sáng tạo của chiến tranh nhân dân Việt Nam, kỷ yếu Hội thảo khoa học, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2002.

19. Bộ Tư lệnh Quân khu 4-Viện Lịch sử quân sự Việt Nam: Mặt trận giao thông vận tải trên địa bàn Quân khu 4 trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, kỷ yếu Hội thảo khoa học, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2001.

20. Bộ Tư lệnh Quân khu 5: Khu V - 30 năm chiến tranh giải phóng, t.2, t.3, Nxb. Đà Nẵng, 1989. 

21. Bộ Tư lệnh Quân khu 7 : Miền Đông Nam Bộ kháng chiến, t.2, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1993.

22. Bộ Tư lệnh Quân khu 9: Quân khu 8-30 năm kháng chiến, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1996.

23. Bộ Quốc phòng Mỹ: Tóm tắt tổng kết chiến tranh Việt Nam, Tài liệu lưu trữ Viện Lịch sử quân sự Việt Nam.

24. Lê Hữu Chính: Kinh tế thương nghiệp Việt Nam dân chủ cộng hoà, t.1, Nxb. Giáo dục, Hà Nội, 1962.

25. G.Côncô: Giải phẫu một cuộc chiến tranh, t.1, t.2, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1991.
Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #184 vào lúc: 19 Tháng Bảy, 2009, 10:07:53 pm »

26. Lý Thực Cốc: Mỹ thay đổi lớn chiến lược toàn cầu, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996.

27. Chiến trường Trị-Thiên Huế  trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Nxb. Thuận Hoá, Huế, 1985.

28. Cục Thống kê: Ba năm khôi phục kinh tê, phát triển văn hoá 1955-1957, Hà Nội, 1959.

29. Lê Duẩn: Dưới lá cờ vẻ vang của Đảng, vì độc lập tự do, vì chủ nghĩa xã hội, tiến lên giành những thắng lợi mới, Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1970.

30. Lê Duẩn: Về chiến tranh nhân dân Việt Nam, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1993.

31. Nguyễn Anh Dũng: Về chiến lược quân sự toàn cầu của đế quốc Mỹ, Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1990.

32. Phạm Văn Đồng: Thắng lợi vĩ đại, tương lai huy hoàng, Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1975.

33. Phạm Văn Đồng: Vì sao Mỹ thất bại trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1986.

34. Võ Nguyên Giáp: Vị trí chiến lược của chiến tranh nhân dân địa phương, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1973.

35. Võ Nguyên Giáp: Chiến tranh giải phóng dân tộc và chiến tranh bảo vệ Tổquôc, Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1979.

36. Võ Nguyên Giáp: Đường lối quân sự của Đảng là ngọn cờ trăm trận trăm thắng của chiến tranh nhân dân ở nước ta, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1973.

37. Trần Văn Giàu: Miền Nam giữ vững thành đồng, t.1, t2, t.3, t.4, t.5, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1964-1978.

38. V.Gaiduk: Liên bang Xôviêt và cuộc chiến tranh Việt Nam, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội, 1998.

39. L.B. Giônxơn: Cuộc đời làm Tổng thông của tôi, Nxb. Buy sét Saxten, Pari, 1972.

40. L.B. Giônxơn: Về cuộc chiến tranh xâm lược miền Nam và cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc Việt Nam, VNTTX phát hành, Hà Nội, 1972.

42. Phong Hiền: Chủ nghĩa thực dân kiểu mới Mỹ ở miền Nam Việt Nam, Nxb. Thông tin lý luận, Hà Nội, 1984.

43. Lâm Quang Huyên: Cách mạng ruộng đất ở miền Nam Việt Nam, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1985.

44. Nguyễn Tiến Hưng: Từ Toà Bạch ốc đền Dinh Độc Lập, Nxb. Trẻ, thành phố Hồ Chí Minh, 1990.

45. Hậu phương miền Bắc cung cấp người, vật chất cho chiến trường miền Nam từ 1959-1975, lưu trữ Bộ Quốc phòng, số 791 .

46. George C.Heenring: Cuộc chiến tranh dài ngày nhất của nước Mỹ, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1998.

47. Hội đồng biên soạn Lịch sử Nam Trung Bộ: Nam Trung Bộ kháng chiến (1945-1975), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1994.

48. Henry Kissinger: Những năm ở Nhà Trắng, (Hồi ký), Thư viện Quân đội sao lục, Hà Nội, 1982.

49. Khu VI kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002.

50. Cao Văn Luận: Bên dòng lịch sử, Nxb. Trí Đăng, Sài Gòn, 1972.

51. Cao Văn Lượng: Lịch sử cách mạng miền Nam Việt Nam giai đoạn 1954-1960, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1991.

52. Cao Văn Lượng, Phạm Quang Toàn, Quỳnh Cư: Tìm hiểu phong trào đồng khởi ở miền Nam Việt Nam, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1981.

53. Lưu Văn Lợi: 50 năm ngoại giao Việt Nam (1954- 1995), Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội, 1996.

54. Lưu Văn Lợi, Nguyễn Anh Vũ: Các cuộc thương lượng Lê Đức Thọ-Kítxinhgiơ, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội, 1996.

55. Lưu Văn Lợi, Nguyễn Anh Vũ: Tiếp xúc bí mật Việt Nam-Hoa Kỳ trước Hội nghị Pa ri, Viện Quan hệ quốc tế ấn hành, Hà Nội, 1990.

56. Lực lượng vũ trang Tây Nguyên trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1981.

57. Hồ Chí Minh: Với các lực lượng vũ trang nhân dân, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1976.
Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #185 vào lúc: 19 Tháng Bảy, 2009, 10:08:32 pm »

58. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996-2000.

59. Mười tám năm chống Mỹ, cứu nước thắng lợi, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1974.

60. Một số văn kiện Đảng về chống Mỹ, cứu nước , Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1985.

61. Hoàng Linh - Đỗ Mậu: Tâm sự tướng lưu vong, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội, 1991.

62. Mai cơn Mách: Cuộc chiến tranh mười ngàn ngày, Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1990.

63. R.Mc Namara: Nhìn lại quá khứ - Tấn thảm kịch và bài học Việt Nam, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995.

64. R.Mc Namara, Jame SG.Blight: Cuộc tranh cãi không dứt, Tổng cục II (Bộ Quốc phòng) dịch, lưu trữ tại Viện Lịch sử quân sự Việt Nam.

65. W.Oétmolen: Tường trình của một quân nhân, Thư viện quân đội dịch, Hà Nội, 1982.

66. Đặng Phong: 21 năm viện trợ Mỹ ở Việt Nam, Viện Nghiên cứu thị trường giá cả ấn hành, Hà Nội, 1991.

67. Pi tơ A.Pu lơ: Nước Mỹ và Đông Dương từ Rudơven đến Níchxơn, Nxb. Thông tin lý luận, Hà Nội, 1986.

68. Quân khu III-Lịch sử kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975), Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1986.

69. Quân khu IV-Lịch sử kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975), Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội. 1994.

70. Quân khu V-Thắng lợi và những bài học trong kháng chiến chống Mỹ, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1981.

71. Trần Văn Trà: Những chặng đường lịch sử của B2 thành đồng, t.1, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1992.

72. Trần Văn Trà: Những chặng đường lịch sử của B2 thành đồng, t.2 Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1982.

73. Bùi Công Trừng: Miền Bắc trên con đường tiên lên chủ nghĩa xã hội, Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1961.

74. Bùi Đình Thanh, Nguyễn Công Bình, Cao Văn Lượng: Tám năm đấu tranh anh dũng và gian khổ của đồng bào miền Nam, Nxb. Sử học, Hà Nội, 1962. 

75. Đoàn Thêm: Việc từng ngày hai mươi năm qua (1945-1965), Nam chí Tùng thư, Sài Gòn, 1966.

76. Tây Bắc-Lịch sử kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1994.

77. Trận đánh 30 năm, ký sự lịch sử (2 tập), Nxb. Quân đội nhân dân. Hà Nội, 1994.

78. Thủ đô Hà Nội kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Nxb. quân đội nhân dân, Hà Nội, 1991.

79. Tài liệu mật Bộ Quốc phòng Mỹ về cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam (2 tập), TTXVN dịch và phát hành, Hà Nội, 1971.

80. Tài liệu mật Lầu Năm Góc (nhiều tập), Trung tâm Thông tin Khoa học kỹ thuật dịch, Hà Nội, 1980. 

81   Mắc xoen Ta lo: Tiếng kèn ngập ngừng, Thư viện Quân đội dịch, Hà Nội, 1965.

82. Thành uỷ-Uỷ ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, Viện Lịch sử quân sự Việt Nam: Cuộc Tổng tiên công và nổi dậy Mậu Thân 1968, kỷ yếu Hội thảo khoa học, Nxb.  quân đội nhân dân, Hà Nội, 1998.

83. Thành uỷ Thành phố Hồ Chí Minh: Lịch sứ Sài Gòn - Chợ Lớn-Cia Định kháng chiến (1945-1975), Nxb. Thành phố Hồ Chí Minh. 1994.

84. Tổng cục Hậu cần: Lịch sử hậu cần Quân đội nhân dân Việt Nam, t.2, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1999.

85. Tổng cục Thống kê: 30 năm phát triển kinh tế, văn hoá của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1978.

86. Tổng cục Thống kê: Niên giám thông kê mười năm xây dựng nền kinh tế xã hội chủ nghĩa, Hà Nội, 1970.

87. Phạm Thành Vĩnh: Các văn tự bán nước của Ngô Đình Diệm hay là những hiệp nghị xâm lược và bất bình đẳng của đế quôc Mỹ về Việt Nam, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1963.

88. Viện Kinh tế học: Cách mạng ruộng đất Việt Nam, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1968.
Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #186 vào lúc: 19 Tháng Bảy, 2009, 10:09:47 pm »

89. Viện Kinh tế học: 45 năm kinh tế Việt Nam, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1990.

90. Viện Lịch sử Đảng: Những sự kiện lịch sử Đảng, t.3, t.4, Nxb. Thông tin lý luận, Hà Nội, 1982-1985.

91. Viện Lịch sử Đảng: Lịch sử biên niên Xứ uỷ - Trung ương Cục miền Nam, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002.

92. Viện Lịch sử quân sự Việt Nam: Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước 1954-1975-Những sự kiện quân sự, Hà Nội, 1988.

93. Viện Lịch sử quân sự Việt Nam: Cuộc chiến tranh xâm lược thực dân mới của đế quốc Mỹ ở Việt Nam, Hà Nội, 1991.

94. Viện Lịch sử quân sự Việt Nam: Lịch sử Quân đội nhân dân Việt Nam, Nxb. Quân đội nhân dân, t.2, Hà Nội, 1994.

95. Viện Lịch sử quân sự Việt Nam: Lịch sử kháng chiến chống Mỹ, cứu nước 1954-/975, tập 1, 2, 3, 4, 5, 6; Nxb.  Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996-2003.

96. Viện Lịch sử quân sự Việt Nam: Mấy uấn đề chỉ đạo chiến lược trong 30 năm chiến tranh giải phóng, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1999.

97. Viện Lịch sử quân sự Việt Nam: Hậu phương chiến tranh nhân dân Việt Nam, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1997 .

98. Viện Lịch sử quân sự Việt Nam: Đại thắng mùa xuân 1975, nguyên nhân và bài học, kỷ yếu hội thảo khoa học, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1995.

99. Viện Mác-Lênin-Viện Lịch sử Đảng: Bước mở đầu thời kỳ lịch sử vẻ vang, kỷ yếu hội thảo khoa học, Nxb. Thông tin lý luận, Hà Nội, 1987.

100. Viện Mác-lênin-Viện Lịch sử quân sự Việt Nam: Nghiên cứu văn kiện Đảng về chống Mỹ, cứu nước, Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1986.

101. Viện Mác-lê nin: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, t 2, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995.

102. Viện Sử học: Sức mạnh chiến thắng của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1985.

103. Viện Sử học: Lịch sử Việt Nam 1954-1965, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1995.

104. Việt Bắc-30 năm chiến tranh cách mạng, t.2, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1992.

105. Việt Nam con số và sự kiện, Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1990.

106. Văn hoá, văn nghệ miền Nam dưới chế  độ Mỹ-nguy Nxb. Văn hoá, Hà Nội, 1979.

107. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, t 16-35, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002-2003.

108. Văn kiện đại hội, t.1, Hà Nội, 1960.

109. Lê Quốc Sản: Cuộc đọ sức thần kỳ. Nxb. quân đội nhân dân, Hà Nội, 1991.

110. Trường Sơn: Cuộc hành trình năm ngàn ngày đêm, Nxb. Văn nghệ thành phố Hồ Chí Minh, 1992. 

111. Nây Sihân: Sự lừa dối hào nhoáng-Giôn Pôn Van và nước Mỹ ở Việt Nam, Nxb. Thành phố Hồ Chí Minh. 1990. 

112. H.Y. Schanđơlơ: Sự nghiệp của một tổng thống bị đổ vỡ L.Giônxơn và Việt Nam, Nxb. Thành phố Hồ Chí Minh, 1999.

114. Sức mạnh Việt Nam, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1976.


- HẾT TẬP 11 -
« Sửa lần cuối: 19 Tháng Bảy, 2009, 10:20:42 pm gửi bởi UyenNhi05 » Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM