Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 10:40:21 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Lịch sử Quân sự Việt Nam - Tập 11  (Đọc 125743 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #170 vào lúc: 19 Tháng Bảy, 2009, 07:58:43 pm »

Trung đoàn đặc công 116 đánh chiếm và giữ cầu xa lộ Biên Hoà, Bộ Chỉ huy tiếp vận và kho xăng dầu Long Bình. Trung đoàn đặc công 113 đánh chiếm cầu Ghềnh, cầu Biên Hoà, căn cứ Chiến đoàn 15 thiết giáp, Trung tâm tiếp vận Hốc Hà Thức. Trung đoàn đặc công 115 đánh chiếm cầu Tân An và chi khu quân sự Tân An, cầu Rạch Cát, chiếm giữ đầu cầu Bình Phước ở phía tây, chiếm cầu Mới (Gò Cấp) và Trung tâm phát tín Quán Tre. Trung đoàn đặc công 117 tiến công Liên đoàn 8 biệt động quân ở Tân Tạo, đánh chiếm cầu Bà Hom. Trung đoàn đặc công 429 đánh chiếm trạm ra đa Phú Lâm, chiếm các ấp ở Bình Đông, căn cứ Kỷ Thủ ôn, cầu Nhị Thiên Đường (trên đường 5). Trung đoàn 10 làm chủ Phước Khánh, ngã ba Động Tranh, chốt chặn đường bộ, đường sông, bắn chìm nhiều tàu giặc, không cho địch chạy ra cửa sông Nhà Bè tẩu thoát.

Khi các đơn vị đặc công đánh chiếm và giữ các đầu mối giao thông vào Sài Gòn, thì các đơn vị biệt động thành tiến công căn cứ pháo binh Cổ Loa, căn cứ thiết giáp Phù Đổng, chiếm cầu An Phú Đông. Đội biệt động Z31 phối hợp với Trung đoàn 1 Gia Định giải phóng xã Xuân Thới Thượng, phát triển tiến công, giải phóng Tân Thới Nhất. 

Cũng trong ngày 27 và ngày 28-4, Tiểu đoàn 8 và Z22 đánh chiếm cầu Rạch Chiếc. Pháo binh chiến dịch đánh phá tê liệt sân bay Biên Hoà. Bộ Tư lệnh Quân đoàn 3 nguỵ buộc phải chạy về Gò Vấp để tránh bị tiêu diệt.  Qua hai ngày chiến đấu, vành đai phòng thủ Sài Gòn trên bốn hướng về cơ bản đã bị quân ta đánh nát, các cửa vào nội đô đã mở.

Trước tình thế này, ngày 28-4-1975, Trần Văn Hương phải nhường chức Tổng thống nguy quyền cho Dương Văn Minh. Minh vừa tuyên bố nhậm chức, không quân ta do Đại uý phi công Nguyễn Thành Trung dẫn đường dùng 5 máy bay A37 lấy được của Mỹ, ném bom sân bay Tân Sơn Nhất, gây nỗi hoang mang, lo sợ cho cả Mỹ và Sài Gòn. Đây là trận chiến đấu hiệp đồng tuyệt đẹp, biểu hiện sinh động sự phát triển của nghệ thuật quân sự Việt Nam giai đoạn kết thúc chiến tranh.

Tân Sơn Nhất về quân sự là căn cứ lớn của địch để cơ động lực lượng, ném bom, yểm trợ cho quân lực Việt Nam cộng hoà hành quân càn quét hoặc hành quân phản kích hoàn toàn bị tê liệt, trói chặt lực lượng địch trong nội đô, không ứng cứu cho nhau được.

Tổng thống Mỹ G.R.Pho bắt buộc phải huỷ bỏ chiến dịch di tản bằng máy bay có cánh cố định, chuyển sang chiến dịch mang mật danh Người liều mạng bằng máy bay lên thẳng đầy mạo hiểm.

Từ giờ phút này, trên bầu trời Sài Gòn ngày cũng như đêm, từng đàn máy bay lên thẳng Mỹ từ biển Đông bay vào, vội vã hạ xuống các mái nhà bằng cao tầng trong thành phố, bốc những người Mỹ và người Việt Nam từng làm tay sai cho Mỹ. 

Cuộc tiến công của ta phát triển rất thuận lợi, mặc dù trên cả bốn hướng đông, bắc, tây bắc, tây nam, cuộc chiến đấu diễn ra vô cùng ác liệt. Đồng chí Lê Duẩn theo dõi sát tình hình cuộc tiến công đã điện cho Bộ Chỉ huy chiến dịch chỉ đạo cho các cánh quân của ta trên các hướng không được dừng lại; thừa thắng phải đánh mạnh hơn nữa, liên tục tiến công, thực hiện ngoài đánh vào, trong đánh ra, đê bẹp hoàn toàn sức kháng cự của địch, bắt chúng phải đầu hàng không điều kiện, thực hiện đúng ý đồ của Bộ Chính trị là giải phóng Sài Gòn-Gia Định trước ngày 1-5-1975. 

Theo tinh thần đó, 5 giờ ngày 29-4-l9?5, quân ta trên các hướng đồng loạt nổ súng đánh chiếm bàn đạp vùng ven Sài Gòn-Gia Định.

Cũng vào giờ phút này, thấy không thể cứu vãn được Sài Gòn sụp đổ, các phi công ngụy đã lái 23 chiếc máy bay F5E và 28 máy bay A37 chạy sang Thái Lan. Theo sự sắp đặt trước của Mỹ, khi những chiếc máy bay hạ cánh, chạy trên đường băng và dừng lại, lập tức những nhân viên Mỹ đã chở sẵn chạy đến sơn lên máy bay lá cờ Mỹ thay cho lá cờ ba sọc của nguỵ quyền Sài Gòn.

Và 244 máy bay, 35 tàu chiến Nam Việt Nam treo cờ Mỹ chạy trốn sang Philíppin. Những chiếc máy bay và tàu chiến đó tức khắc thuộc về Mỹ.
« Sửa lần cuối: 19 Tháng Bảy, 2009, 09:46:20 pm gửi bởi UyenNhi05 » Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #171 vào lúc: 19 Tháng Bảy, 2009, 07:59:00 pm »

Trên hướng tây bắc, 2 giờ 30 phút ngày 29-4, Sư đoàn 320-Quân đoàn 3 triển khai xong lực lượng bao vây căn cứ Đồng Dù. Các cụm pháo binh của trung đoàn 40, 675 của quân đoàn tập trung bắn phá căn cứ Đồng Dù, yểm trợ cho bộ binh mở cửa đột phá, tiến công tiêu diệt Trung đoàn 50 và Sư đoàn bộ Sư đoàn 25, bắt tên Chuẩn tướng Lý Tòng Bá.

Sư đoàn 316-Quân đoàn 3 đánh chiếm căn cứ Trảng Bàng, tiêu diệt và bắt làm tù binh trung đoàn 46 và 49, Sư đoàn 25 nguỵ. Lợi dụng căn cứ Đồng Dù đã bị Sư đoàn 320 vây chặt và tiến công, Trung đoàn đặc công 198 luồn sâu vào bên trong, đánh chiếm cầu Bông trên đường số 1, cầu Sáng trên đường 15 là hai con đường độc đạo chạy giữa cánh đồng lúa Hậu Nghĩa và Củ Chi vào Sài Gòn, đánh tan Tiểu đoàn 87 biệt kích dù. Đại đội 10-Trung đoàn 64-Sư đoàn 320 cùng với đặc công chốt giữ cầu.

Lúc này, mũi thọc sâu binh chủng hợp thành Sư đoàn 10-Quân đoàn 3 nhanh chóng vượt qua Đồng Dù, bỏ qua các ổ đề kháng vòng ngoài đánh chiếm bàn đạp Hoóc Môn, thành Quan Năm, Trung tâm huấn luyện Quang Trung. Một đơn vị của Sư đoàn 10 phối hợp với Trung đoàn 1 Gia Định đánh chiếm cầu Tham Luông.

21 giờ ngày 29-4, Sư đoàn 10-Quân đoàn 3 đến ngã ba Bà Quẹo, và đề nghị trên cho đánh sân bay Tân Sơn Nhất ngay trong đêm. 

Tin quan trọng này được cấp báo lên Bộ Chỉ huy chiến dịch Hồ Chí Minh.

23 giờ Bộ Chỉ huy chiến dịch lệnh cho Sư đoàn 10 dừng lại chờ hiệp đồng chung và giao cho Quân đoàn 8 đánh chiếm Bộ Tổng tham mưu nguy, coi đó là nhiệm vụ chính thức của quân đoàn, không phải nhiệm vụ phát triển hiệp đồng như đã giao trước đây.

Ở hướng bắc, Quân đoàn 1, Sư đoàn 312 đã bao vây Phú Lợi, tiêu diệt một bộ phận tàn binh của Sư đoàn 5 nguỵ từ Bến Cát chạy về Bình Dương. Sư đoàn 320B tiến đến phía bắc Lái Thiêu 3 km.

Tại khu vực Búng nằm trên đường 13, địch rút chạy về Lái Thiêu, Quân đoàn 1 đã bao vây, đánh bắt khoảng 7.000 tên. Cánh quân phía bắc còn cách Sài Gòn khoảng 30 km.

Ở hướng đông, lúc 6 giờ 45 phút, Sư đoàn 325-Quân đoàn 2, đánh chiếm Nhơn Trạch, thành Tuy Hạ, phát triển đến Cát Lái lúc 24 giờ. Cùng lúc, ta đưa pháo 130 mm vào Nhơn Trạch, bắn phá sân bay Tân Sơn Nhất. Sư đoàn 304-Quân đoàn 2 đánh chiếm căn cứ Nước Trong, ngã ba Long Bình lúc 10 giờ 40 phút. Sau đó, phát triển tiến công địch trên quốc lộ 5 và đánh địch phản kích ở nam Long Bình. 

Binh đoàn thọc sâu của Quân đoàn 2 vừa đánh địch, mở đường, vừa hành tiến đến phía bắc cấu xa lộ Đồng Nai lúc 24 giờ bắt liên lạc với Đoàn đặc công 116 đang giữ cầu.

Sư đoàn 3-Quân khu 5 tiến công giải phóng thành phố Vũng Tàu lúc 16 giờ 15 phút.

Sư đoàn 6-Quân đoàn 4 được tăng cường Trung đoàn 209 của Sư đoàn 7 bộ binh, đánh chiếm căn cứ thiết giáp của Sư đoàn 18 nguỵ lúc 17 giờ, phát triển tiến công vào Biên Hoà. Cuộc chiến đấu ở đây vô cùng ác liệt, vì địch ở Hố Nai ngoan cố chống cự.

Đoàn đặc công 116 vừa giữ cầu xa lộ Đồng Nai, bảo đảm đường tiến quân của binh đoàn thọc sâu Quân đoàn 2, vừa đánh chiếm cầu Ghềnh lần thứ hai và chặn cửa sông Nhà Bè, diệt một số mục tiêu địch ở ngoại vi Sài Gòn. 

Sư đoàn 341-Quân đoàn 4, tiến công căn cứ Bộ Tư lệnh Quân đoàn 3 ngụy ở Biên Hoà, nhưng địch đã chạy về Gò Vấp trước đó. Sư đoàn 341 phát triển tiến công đập tan nhiều ổ đề kháng của địch, tiến đến ngã ba Hố Nai, gặp chướng ngại vật nguy hiểm, phải vòng qua phía bắc đánh xuống Biên Hoà, diệt một tiểu đoàn địch ngăn chặn ở ga Long Lạc, tiến vào sân bay Biên Hoà, chiếm căn cứ Sư đoàn 3 không quân. 
Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #172 vào lúc: 19 Tháng Bảy, 2009, 09:48:20 pm »

Trung đoàn 270 của Sư đoàn 341 phối hợp với Sư đoàn 6 bộ binh đánh chiếm căn cứ tiếp vận Hốc Bà Thức, sau đó vòng qua Hố Nai đánh chiếm khu kho Long Bình.

Thời gian này, sư đoàn 7 binh đoàn thọc sâu của Quân đoàn 4 tiến theo quốc lộ 1 đánh diệt một tiểu đoàn thuỷ quân lục chiến và một bộ phận của Trung đoàn 82-Sư đoàn 18 nguỵ ra ngăn chặn, phá huỷ 40 xe tăng, xe bọc thép và xe GMC, sau đó phát triển vào Tam Hiệp, phối hợp với đơn vị bạn giải phóng thành phố Biên Hoà.

Ở hướng tây nam, Sư đoàn 3-Đoàn 232 đánh chiếm quận lỵ Đức Hoà, bức địch rút khỏi Đức Huệ, giải phóng thị xã Hậu Nghĩa, mở thông sông Vàm Cỏ Đông. Sư đoàn 9 đánh chiếm ngã ba Vĩnh Lộc, một bộ phận của sư đoàn phát triển đánh địch về hướng Bà Quẹo.

Các trung đoàn 24 và 88 độc lập cùng với Sư đoàn 5, Sư đoàn 8-Quân khu 8 tiếp tục đánh cắt đường 4, đường 10, phát triển tiến công địch ở Cẩn Giuộc và Hưng Long, cầu Nhị Thiên Đường. Các đơn vị đặc công diệt Liên đoàn 8 biệt động quân ở Tân Tạo, Bà Hom, đánh chiếm Trung tâm ra đa Phú Lâm. Bộ đội địa phương huyện Bình Chánh đánh chiếm phân chi khu Tân ục, Tân Hoà, quận Tân Bình.

Đêm 29 rạng ngày 30-4, từng đoàn máy bay lên thẳng Mỹ bật đèn sáng, bay rối loạn trên bầu trời Sài Gòn; rồi đổ xuống mái nhà bằng cao tầng sứ quán Mỹ và 12 mái nhà cao tầng khác trong thành phố, chở người di tản tháo chạy vội vã. Lúc này, Dương Văn Minh cử một phái đoàn gồm các ông Nguyễn Văn Diệp, Nguyễn Đình Đầu, Nguyễn Văn Hạnh, Tô Văn Cáng vào Trại Đa vít tiếp xúc với Phái đoàn liên hiệp quân sự của ta.

19 giờ cùng ngày, phái đoàn thứ hai do ông Nguyễn Ngọc Liễng 1 dẫn đầu vào Trại Đa vít thăm dò ngừng bắn, bàn giao chính quyền cho Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam. Đoàn ta tiếp họ và giới thiệu tuyên bố ngày 26-4 của Chính phủ ta cho họ rõ. Họ hứa về báo cáo với Dương Văn Minh và sẽ thực hiện Tuyên bố ngày 26-4 của Chính phủ Cách mạng lâm thời. Các sứ giả của Chính quyền Sài Gòn cảm ơn đoàn ta và cáo từ ra về. 

Lúc này, pháo nòng dài 130 mm của ta bắt đầu bắn vào sân bay Tân Sơn Nhất, Bộ Tổng tham mưu, nếu để họ ra về sẽ không an toàn, cán bộ ta mời họ ở lại Trại Đa vít cho đến khi chiến dịch Hồ Chí Minh kết thúc thắng lợi. 

Cũng trong ngày 29-4, lúc 16 giờ, Trung tướng Nguyễn Hữu Có đến nhà riêng của Dương Văn Minh. Minh đang ăn cơm với Lý Quý Chung. Minh nói: “Anh tới trễ quá, tôi đã chỉ định Trung tướng Vĩnh Lộc làm Tổng Tham mưu trưởng rồi.  Anh đi ngay đến Bộ Tổng tham mưu, Vĩnh Lộc đang ở đấy, anh giúp được việc gì thì giúp”.

Nguyễn Hữu Có hỏi: “Tình hình này đã có giải pháp gì chưa?”. Minh trả lời: “Mai có giải pháp tốt đẹp vào hồi 8 giờ”. Ngay sau đó, Nguyễn Hữu Có đến Bộ Tổng tham mưu gặp Vĩnh Lộc và các tướng tá trong Bộ Tổng tham mưu, thăm hỏi xã giao xong, 17 giờ Nguyễn Hữu Có họp với Chuẩn tướng Nguyễn Hữu Hạnh, phụ tá cho Vĩnh Lộc, Đại tá Nguyễn Khắc Tuân giúp việc cho Lộc, Đại tá Thanh phụ trách Tổng Hành dinh, Đại tá Nguyễn Ngọc Thân nhân viên Phòng I.

Thanh báo cáo: Các trưởng phòng Bộ Tổng tham mưu đã chạy hoặc đi lo gia đình, binh lính ước lượng còn 200 người (thường ngày có 5 đại đội Tổng Hành dinh), chẳng còn ai để chỉ huy. Nguyễn Ngọc Thân, Trưởng phòng I báo cáo không nắm được các đơn vị, đề nghị: “ngày 30 ra lời kêu gọi trên đài phát thanh là mọi quân nhân phải về trình diện tại đơn vị gốc kể cả Bộ Tổng tham mưu”.

18 giờ, Nguyễn Hữu Có gọi điện cho Bộ Tư lệnh Quân đoàn 3 nguỵ, không gặp tướng Toàn, chỉ gặp Chuẩn tướng Lê Trung Tường, Tham mưu trưởng quân đoàn. Tường cho biết: Bộ Tư lệnh Quân đoàn hiện ở Gò Vấp. Khoảng 11 giờ, Toàn có đáp máy bay xuống Bộ Tư lệnh, nhưng ngay sau đó đi Vũng Tàu. Tường bảo: “Không còn chỉ huy được nữa, binh lính thấy chạy lung tung”.


__________________________
1. Họ là những nhân sĩ, trì thức có cảm tình với cách mạng. 
Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #173 vào lúc: 19 Tháng Bảy, 2009, 09:49:20 pm »

19 giờ, Nguyễn Hữu Có nói chuyện với Lê Minh Đảo, Tư lệnh Sư đoàn 18 đang đóng ở nam cầu sông Đồng Nai. Đảo cho biết: “Còn 2 tiểu đoàn giữ ngã tư xa lộ và đường đi Long Thành. Sư đoàn 18 thương vong hơn một nửa quân số, tinh thần hoang mang”. Giọng Đảo lạc đi: “Việt cộng 3 sư đoàn đang tiến, thế không đánh được không giữ được quá 8 giờ ngày 30-4”.

Nguyễn Hữu Có lại gọi điện cho tướng Khôi, Tư lệnh Lữ đoàn 3 kỵ binh. Khôi báo cáo: “Thiết giáp đã hết đạn, hết xăng, hứa sẽ chiến đấu, nhưng không có đạn, có xăng để rút”.

21 giờ, Nguyễn Hữu Có gọi điện cho Nguyễn Khoa Nam, Tư lệnh Quân đoàn 4 phụ trách các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Nam nói: “Các đơn vị Quân đoàn 4 còn nguyên, biết Cao Văn Viên đã chạy, Nam hứa sẽ tuân lệnh Bộ Tổng tham mưu-. Nhưng ngay sau đó y đã trốn ra ngoài để di tản. 

23 giờ, Nguyễn Hữu Có gọi điện cho tướng Niêm, Tư lệnh Sư đoàn 22 ở Long An, nhưng Niêm đã chạy lúc 14 giờ; gọi cho Sư đoàn 5 và Sư đoàn 25 đều mất liên lạc.

Nguyễn Hữu Có gọi điện nói chuyện với Nguyễn Văn Huân ở Trung tâm huấn luyện Quang Trung. Huân báo cáo: “Lái Thiêu đã bị tràn ngập, địch đang tiến về hướng Sài Gòn có khoảng 80 xe môtôva chở quân và thiết giáp, pháo binh đã đi qua Trung tâm huấn luyện Quang Trung.

Có hỏi :

- Anh có nhìn nhầm không?

- Không nhầm? Huân trả lời” 1.
 
Nguyễn Hữu Có và Vĩnh Lộc vẫn cho là Huân nhìn nhầm Sư đoàn 25 ở Đồng Dù đang di chuyển-.

Nắm xong tình hình, Nguyễn Hữu Có thấy bi đát, không còn hy vọng, vì mấy sư đoàn trấn thủ vòng ngoài đã mất hết, không còn gì để đánh, để thương lượng. Vĩnh Lộc ngoan cố ra lệnh cho thiết giáp, lính dù chặn ở Gò Vấp, ngã tư Bảy Hiền, không quân ném bom từ ngã tư Bảy Hiền đến trại huấn luyện Quang Trung. Nói xong, Vĩnh Lộc chuồn khỏi Bộ Tổng tham mưu, di tản.

4 giờ sáng ngày 30-4, Nguyễn Hữu Có điện báo cáo tình hình cho Dương Văn Minh và hỏi có giải pháp gì không?  Dương Văn Minh trả lời: “8 giờ sáng có giải pháp rồi, hoà hợp, ngừng bắn. Cứ yên tâm và vui vẻ đi ngủ đi”.

Nguyễn Hữu Có cảm nhận tình hình nguy kịch đến nơi rồi, không thể yên tâm được, liền gọi Nguyễn Hữu Hạnh đi gặp Dương Văn Minh để trình bày tình hình. Lúc này Có thấy Minh hơi hoảng hốt, lặng lẽ mặc áo quần rồi cùng Nguyễn Hữu Có, Nguyễn Hữu Hạnh đến Phủ Thủ tướng tìm Vũ Văn Mẫu. 

Mẫu báo cáo: “Đại sứ Pháp vẫn bảo đảm liên lạc với Mặt trận”. Dương Văn Minh gọi điện cho Thích Trí Quang, hỏi: “Thưa Thầy! Người Thầy cho đi liên lạc với Mặt trận đã về chưa?

- Chưa về! Quang trả lời.

- Vấn đề sáng nay như vậy chưa có kết quả? Minh hỏi.

- Không xong! Quang trả lời.

- Tôi tin nơi Thầy, bây giờ Thầy nói vậy tôi biết tin ai, còn đánh gì nữa, giải pháp gì nữa? Minh nói.


_______________________
1. Lời khai của Tướng Nguyễn Hữu Có, nguyên Phó Thủ tướng kiêm Tổng trưởng Quốc phòng Quân lực Việt Nam cộng hoà (nguỵ) đã về hưu, tài liệu lưu trữ bảo mật Bộ Tham mưu Quân đoàn 3.
Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #174 vào lúc: 19 Tháng Bảy, 2009, 09:51:04 pm »

- Tôi tu hành chỉ biết về chính trị, còn quân sự Đại tướng quyết địnnh lấy? Quang trả lời” 1.

Lúc này, hãng thông tấn Mỹ báo tin Đại sứ Mỹ Ma tin đã lên máy bay chuồn khỏi Sài Gòn.

Dương Văn Minh đặt mạnh ống nghe xuống máy, ngồi lại trong phòng, đưa ra ý kiến “Tuyên bố thành phố bỏ ngỏ”, rồi chỉ thị cho Vũ Văn Mẫu viết Tuyên bố kêu gọi đơn phương ngừng bắn và bàn giao chính quyền cho cách mạng. Chuẩn tướng, phụ tá Tổng tham mưu trưởng Nguyễn Hữu Hạnh viết nhật lệnh ra lệnh cho quân đội Sài Gòn ở nguyên vị trí, hạ vũ khí không được chống cự, tìm cách tiếp xúc với Quân giải phóng.

Thế là, chút hy vọng mỏng manh của Mỹ và bọn tay sai miền Nam đã tan biến!

5 giờ 30 phút ngày 30-4-1975, Bộ Chỉ huy chiến dịch Hồ Chí Minh phát lệnh Tổng công kích đánh vào nội đô thành phố Sài Gòn-Gia Định. Đài Tiếng nói Việt Nam trong buổi phát thanh sáng đã truyền đi bài xã luận của báo Nhân dân, trong đó có đoạn “Đồng bào cả nước ta hướng về Sài Gòn-Gia Định, chờ đón tin thắng trận oanh liệt và tỏ lòng tin vững chắc rằng quân và dân thành phố anh hùng này nhất định làm tròn nhiệm vụ vẻ vang đối với Tổ quốc” 2

Từ bốn hướng, quân ta ồ ạt tiến đánh năm mục tiêu then chốt đã định và cùng với nhân dân tiến công và nổi dậy giành toàn thắng cho chiến dịch.

Ở hướng tây nam, Sư đoàn 9-Đoàn 232, sau khi chiếm bàn đạp Vĩnh Lộc, phát triển vào ngã tư Bảy Hiền, đánh chiếm Bộ Tư lệnh biệt khu Thủ đô. Một bộ phận của Sư đoàn 9 chiếm khu Tân Tạo, Trạm ra đa Phú Lâm, phát triển đến Trường đua Phú Thọ (15 giờ) .

Sư đoàn 5 đánh tiêu diệt và làm tan rã Sư đoàn 22 và Liên đoàn 6 biệt động quân, giải phóng thị xã Tân An, chi khu Thủ Thừa. Trung đoàn 16 đánh chiếm cầu An Lạc, cầu Bình Điền, phát triển diệt địch cùng nhân dân giải phóng Quận 5, Quận 6. Trung đoàn 24 và bộ đội đặc công đánh chiếm cầu Nhị Thiên Đường, cầu Chữ Y, chiếm Bộ Tư lệnh cảnh sát quốc gia lúc 10 giờ 30 phút. Trung đoàn 88 đánh chiếm cầu ông Thìn, ngã ba An Phú, phát triển diệt địch, chiếm khu Nhà Bè.

Bộ đội đặc công vùng ven cùng nhân dân đánh địch, làm chủ quận Tân Bình, quận Bình Chánh và đặc khu Rừng Sát. 

Trên hướng tây bắc, Quân đoàn 3, Trung đoàn 24, Sư đoàn 10 bắt đấu đột phá tiêu diệt địch ngăn chặn ở ngã tư Bảy Hiền. Máy bay địch đội bom xuống đường phố từ cổng số 5 sân bay đến ngã ba Bà Quẹo, yểm trợ cho quân dù phản kích.

Đánh tan lực lượng địch cố thủ ở ngã tư Bảy Hiền, Trung đoàn 24 và 1 tiểu đoàn xe tăng của Trung đoàn tăng, thiết giáp 273 phát triển tiến công vào cổng số 5. Địch ngăn chặn quyết liệt, 3 xe tăng T54 của ta bị bắn cháy, nằm cản giữa đường. Trung đoàn 24 tăng cường cho mũi tiến công pháo 85 mm, đánh tan quân địch, mở thông cổng số 5.

Tám giờ 45 phút, chiến sĩ biệt động Sài Gòn Nguyễn Thị Trung Kiên dẫn đường, Trung đoàn 24 và xe tăng quân đoàn chia làm hai mũi đánh vào sân bay Tân Sơn Nhất, tiêu diệt quân địch kháng cự, chiếm Bộ Tư lệnh dù, Bộ Tư lệnh Sư đoàn 5 không quân, bắt liên lạc với phái đoàn quân sự hai bên của ta tại Trại Đa vít.

11 giờ 30 phút, Trung đoàn 24 hoàn toàn làm chủ sân bay Tân Sơn Nhất, và kéo lá cờ chiến thắng lên đỉnh cột cờ trong sân bay.

Trung đoàn 24 đang diệt địch ở cổng số 5, đột phá vào sân bay, Trung đoàn 28-Sư đoàn 10 và Tiểu đoàn 2 xe tăng-Trung đoàn 273 đánh chiếm Bộ Tổng tham mưu nguy. Chiếc xe tăng mang số hiệu 815 do Đại đội phó Đỗ Hồng Kỳ chỉ huy cùng tổ cắm cờ Trần Lựu, Nguyễn Duy Tân của Đại đội 10 tiến vào Tổng Hành dinh quân nguỵ, cắm lá cờ của Chính phủ Cách mạng lâm thời lên đỉnh cột cờ ở giữa trước ngôi nhà Bộ Tổng tham mưu đúng 11 giờ 30 phút.


______________________
1. Lời khai của Tướng Nguyễn Hữu Có, nguyên Phó Thủ tướng kiêm Tổng trưởng Quốc phòng Quân lực Việt Nam cộng hoà (nguỵ) đã về hưu, tài liệu lưu trữ bảo mật Bộ Tham mưu Quân đoàn 3.
2. Xã luận báo Nhân dân, số ra ngày 30-4-1975.
Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #175 vào lúc: 19 Tháng Bảy, 2009, 09:51:48 pm »

Các chiến sĩ Trung đoàn 28 chia nhau kiểm soát các phòng làm việc của ngôi nhà, thu toàn bộ con dấu, cờ, ấn kiếm của Bộ Tổng tham mưu nguỵ. Liền sau đó, Trung đoàn 48-Sư đoàn 320B đánh chiếm trận địa pháo, sân bay lên thẳng gần cổng số 2, chiếm khu Thông tin, Tổng Cục tiếp vận . . . phát triển đến nhà làm việc của Bộ Tổng tham mưu, cắm cờ ở góc trái toà nhà, cùng với Trung đoàn 28 phát triển chiếm nhà ở Nguyễn Văn Thiệu, Trần Thiện Khiêm, làm chủ toàn bộ khu vực dinh thự Bộ Tổng tham mưu nguỵ.

Lúc này, Trung đoàn 64-Sư đoàn 320-Quân đoàn 3 đã nhanh chóng phát triển sang Quận 1, hợp đồng với đơn vị bạn đánh chiếm Dinh Độc Lập. Nhưng Trung đoàn 64 đến nơi, đơn vị bạn đã chiếm xong Dinh Độc Lập, Dương Văn Minh và nội các Vũ Văn Mẫu đã tuyên bố đầu hàng cách mạng vô điều kiện, Trung đoàn 64 dùng một đại đội đánh chiếm khu cơ xá sĩ quan Mỹ.

Quá trình chiến đấu ở đây, 4 chiến sĩ của Trung đoàn 64 đã anh dũng ngã xuống, 12 chiến sĩ khác bị thương. Đó là những giọt máu cuối cùng của cán bộ, chiến sĩ ta đổ xuống đường phố Sài Gòn, góp phần cho chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng. 

Hướng bắc, Quân đoàn 1, Sư đoàn 312 diệt căn cứ Phú Lợi, phát triển tiến công làm tan rã Sư đoàn 5 nguỵ, giải phóng tỉnh Bình Dương. Binh đoàn thọc sâu của Quân đoàn 1, Sư đoàn 320B tiến công địch ở Lái Thiêu lúc 6 giờ 30 phút, sau đó phát triển đánh chiếm khu vực cầu Vĩnh Bình, cầu Bình Phước, mở đường cho Trung đoàn 48 và Tiểu đoàn 66 xe tăng thuộc Lữ đoàn 202 tiến vào nội đô. Trung đoàn 48 trên dường tiến đánh diệt Lữ đoàn 3 ky binh tại cầu Bình Triệu, vượt qua ngã tư Phú Nhuận, theo đường Võ Tánh tiến vào cổng số 2 và 3, phối hợp với Trung đoàn 28-Sư đoàn 10-Quân đoàn 3 tiến công, làm chủ toàn bộ Bộ Tổng tham mưu nguỵ.

Hướng đông, 7 giờ sáng ngày 30-4, Sư đoàn 6-Quân đoàn 4 cùng với Trung đoàn 3-Sư đoàn 34 1 tiến công chiếm Bộ Tư lệnh Quân đoàn 3 nguy, Bộ Tư lệnh Sư đoàn 3 không quân, sân bay Biên Hoà, đánh tan quân địch ngăn chặn ở Hố Nai.

Sư đoàn 341, Quân đoàn 4, đánh chiếm sân bay Biên Hoà, sau đó phát triển sang Thủ Đức, một bộ phận vượt cầu Ghềnh, tiến vào nội đô.

Sư đoàn 7-Quân đoàn 4 sau khi đánh tan địch ngăn chặn ở Tam Hiệp, phát triển vào nội đô đánh chiếm Bộ Chỉ huy thuỷ quân lục chiến, căn cứ hải quân, Bộ Quốc phòng, cảng Bạch Đằng, Đài Phát thanh. 

Sư đoàn 3-Quân khu 5 giải phóng Vũng Tàu lúc 9 giờ, phát triển tiến công chiếm Cần Giờ.

Sư đoàn 325-Quân đoàn 2, sau khi đánh chiếm Nhơn Trạch, Thành Tuy Hạ, Cát Lái trong ngày 29, đã tổ chức vượt sông Sài Gòn, tiến công địch, giải phóng Quận 9 và Thủ Thiêm.

Binh đoàn thọc sâu Quân đoàn 2 do Sư đoàn 304 và Lữ đoàn xe tăng 203 vượt cầu xa lộ Đồng Nai, đánh tan quân địch ngăn chặn, thần tốc tiến về hướng Dinh Độc Lập.

Giữa lúc cuộc tiến công và nổi dậy của quân và dân ta đang phát triển sôi nổi với nhịp độ một ngày bằng 20 năm, thì lúc 9 giờ 30 phút, Đài Phát thanh Sài Gòn phát tuyên bố thành phố bỏ ngỏ, kêu gọi đơn phương ngừng bắn, bàn giao chính quyền của Dương Văn Minh và nội các Vũ Văn Mẫu cho cách mạng.

Nhưng Bộ Chính trị và Quân uỷ Trung ương điện khẩn cấp, chỉ đạo “Tiếp tục tiến công vào Sài Gòn theo kế hoạch, tiến quân với khí thế hùng mạnh nhất, giải phóng và chiếm toàn bộ thành phố, tước vũ khí quân địch, giải tán chính quyền các cấp của địch, đập tan triệt để mọi sự chống cự của địch” 1 .


_______________________
1. Trích điện số 149/TK lúc 10 giờ ngày 29-4-1975 của Bộ Chính trị và Quân uỷ Trung ương gửi Bộ Tư lệnh chiến dịch Hồ Chí Minh, lưu tại Cục Cơ yếu Bộ Tổng tham mưu, Hồ sư số 215/ĐB.
Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #176 vào lúc: 19 Tháng Bảy, 2009, 09:52:42 pm »

Tiếp tục cuộc tiến công, Đại đội xe tăng của binh đoàn thọc sâu Quân đoàn 2 do Đại đội trưởng Bùi Quang Thận chỉ huy, dẫn dầu đội hình tiến chiếm Dinh Độc Lập. Xe tăng 390 do Nguyễn Văn Tập lái đã húc đổ cánh cổng sắt, tiến sát thềm nhà Dinh Độc Lập. Bùi Quang Thận cầm cờ chạy lên tầng thượng của Dinh, giật bỏ lá cờ ba que, treo cờ Mặt trận dân tộc giải phóng lên dình cột cờ cao nhất của Dinh Độc Lập, lúc này đúng 11 giờ 30 phút ngày 30-4-1975.

Đồng thời với Bùi Quang Thận cắm cờ, Đại uý Trung đoàn phó Trung đoàn 66 bộ binh Phạm Xuân Thệ cùng một số cán bộ, chiến sĩ đơn vị được Nguyễn Hữu Hạnh dẫn đường tiến vào phòng Khánh tiết. Dương Văn Minh và nội các Vũ Văn Mẫu đã tề tựu đông đủ chờ sẵn.

Tiếp sau Phạm Xuân Thệ là Trung tá Bùi Tùng, Chính uỷ Lữ đoàn xe tăng 203 và Nguyễn Tuấn Tài, Lữ đoàn trưởng cũng vào phòng Khánh tiết. Dương Văn Minh vội đứng dậy: “Chúng tôi đang đợi các ông đến để bàn giao”. Ta tuyên bố. Các ông đã bị bắt; cá ông không còn gì để bàn giao; các ông phải tuyên bố đẩu hàng không điều kiện.  Dương Văn Minh chấp nhận, đến Đài Phát thanh đọc bản tuyên bố đầu hàng không điều kiện. Trung tá Bùi Tùng đọc lời chấp nhận đầu hàng của Tổng thống nguỵ quyền Dương Văn Minh.

Chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng!

Cùng với cuộc Tổng tiến công giải phóng Sài Gòn-Gia Định và các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long trên đất liền, Bộ chính trị, Quân uỷ Trung ương và Bộ Tổng tư lệnh chỉ đạo cho hải quân và Quân khu 5 tiến hành giải phóng các đảo và quần đảo do quân đội Sài Gòn chiếm đóng ở biển Đông. Đây là phần đất rất quan trọng có vi trí chiến lược về quân sự và kinh tế không thể tách rời Tổ quốc Việt Nam.

Chấp hành mệnh lệnh của Bộ Tổng tư lệnh, Bộ Tư lệnh Quân khu 5 đã chỉ đạo lực lượng vũ trang phối hợp với du kích và nhân dân tiến công và nổi dậy giải phóng Cù Lao-Chàm, Cù Lao Ré ngày 30-4. Ngày 1-4, nhân dân đảo Cù Lao Xanh nổi dậy giải phóng đảo. Ngày 10-4, bộ đội đặc công tỉnh Khánh Hoà và một tiểu đoàn của Trung đoàn 19, Sư đoàn 968 giải phóng đảo Hòn Tre. Và, đến ngày 27-4, ta giải phóng Cù Lao Thu (Khánh Hoà) và toàn bộ các đảo ven biển Trung Bộ.

Trước tình hình cuộc tiến công của ta phát triển thuận lợi giải phóng toàn bộ Tây Nguyên và các tỉnh đồng bằng miền Trung, ngày 9-4-1975, Bộ Tổng tư lệnh ra lệnh cho Quân khu 5 và hải quân dùng lực lượng thích hợp chớp thời cơ đánh chiếm, giải phóng các đảo thuộc quần đảo Trường Sa, nếu để chậm, quân đội các nước khác chiếm, tình hình trở nên rất phức tạp không chỉ trên mặt trận quân sự, mà cả mặt trận đấu tranh chính trị và ngoại giao.

Vì vậy, tiến công địch trên biển Đông cũng phải thần tốc, táo bạo, bất ngờ, chắc thắng. Bộ Tổng tư lệnh dự kiến cuộc chiến đấu trên biển có thể sẽ gay go, ác liệt, vì ở đó có Hạm đội 7 Mỹ và tàu chiến các nước đang hoạt động. Trong chiến đấu, yêu cầu cán bộ, chiến sĩ ta phải hết sức bình tĩnh xử trí tốt các tình huống, phải dũng cảm, mưu trí và sáng tạo, đánh đúng đối tượng. 

Bộ Tổng tư lệnh gợi ý thời cơ đánh chiếm đảo khi địch rút toàn bộ hoặc rút đại bộ phận thì đánh chiếm ngay. Nếu quân nước ngoài chiếm thì kiên quyết đánh chiếm lại.

Ngày 23-4, Quân uỷ và Bộ Tổng tư lệnh điện tiếp cho Bộ Tư lệnh Quân khu 5:

1. Tích cực chuẩn bị, có thời cơ đánh chiếm các đảo còn lại của ngụy miền Nam đang chiếm, sau đó tổ chức phòng thủ.

2. Hiện nay các đảo của Tưởng, của Phi đang chiếm đóng khu vực Nam Sa, chỉ theo dõi nắm tình hình hoạt động ở các đảo đó. Trường hợp quân Tưởng và quân Phi chiếm trước một số trong bốn đảo của nguỵ miền Nam trước khi ta đến, thì cần đánh chiếm lại. Trường hợp bộ đội bạn đã chiếm trước thì ta chủ trương lên xen kẽ như điện của anh Văn trước đây.
Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #177 vào lúc: 19 Tháng Bảy, 2009, 09:54:07 pm »

3. Đối với các đảo khác trong khu vực Nam Sa nếu chưa có ai chiếm mà ta thấy chiếm có lợi thì chiếm ngay và cắm cờ xác định chủ quyền” 1

Sự chỉ đạo đánh chiếm lại các đảo ở biển Đông của Quân uỷ Bộ Tổng tư lệnh kịp thời, cụ thể, phù hợp với chính sách đối nội và đối ngoại của Đảng trong giai đoạn kết thúc chiến tranh, đã tạo thuận lợi cho bộ đội ta đánh chiếm đảo không gặp trở ngại gì lớn.

Hải quân của ta chuẩn bị đánh chiếm các đảo rất kỹ. Các tàu vận tải quân sự 673, 674, 675 thuộc Trung đoàn đặc công hải quân 126 do Trung đoàn trưởng Mai Năng chỉ huy được nguỵ trang giả dạng tàu đánh cá, bí mật xuất phát và tiếp cận các đảo. Tàu 673 do Nguyễn Ngọc Quế, Đội trưởng Đội 1 chỉ huy dùng xuồng và phao cao su bí mật đổ bộ lên đảo.

Đúng 4 giờ 30 phút ngày 14-4, ta nổ súng tiến công địch. Sau 45 phút chiến đấu, ta diệt và bắt 39 tên thuộc Tiểu đoàn bảo an 371 quân đội Sài Gòn, giải phóng đảo Song Tử Tây. Chiến sĩ Lê Xuân Phát kéo cờ Tổ quốc lên cột cờ trên đảo, xác định chủ quyền của Tổ quốc.

Ngày 25-4, quân ta đánh chiếm đảo Sơn Ca. Ngày 27-4, giải phóng đảo Nam Yết, Sinh Tồn. Ngày 28-4 ta giải phóng đảo Trường Sa và An Bang. Toàn bộ quân địch trên các đảo bị bắt làm tù binh. Bộ đội ta đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, được Quân uỷ Trung ương khen ngợi “hoàn thành nhiệm vụ có ý nghĩa chiến lược”.

Kể từ ngày tiếng súng tiến công vào Buôn Ma Thuộc mở đẩu cho cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975, quân và dân các tỉnh miền Đông Nam Bộ, đồng bằng sông Cửu Long liên tục tiến công và nổi dậy, phối hợp và chia lửa với Tây Nguyên, miền Trung, làm cho địch phải bị động đối phó trên nhiều hướng chiến lược.

Cuộc tiến công và nổi dậy của quân, dân miền Đông, miền Tây, miền Trung Nam Bộ đã trói chặt Quân đoàn 4 nguy tại chỗ, diệt và làm tan rã chúng, cùng với toàn bộ lực lượng bảo an, dân vệ, đập tan chính quyền ấp, xã, huyện, tỉnh của địch, thực hiện phương châm: “tỉnh giải phóng tỉnh, huyện giải phóng huyện, xã giải phóng xã”. 

Ngày 30-4-1975, chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng, nguy quyền trung ương tuyên bố đầu hàng cách mạng vô điều kiện cũng là lúc quân, dân ta ở miền Đông Nam Bộ, đồng bằng sông Cửu Long tiến công và nổi dậy giải phóng hoàn toàn các tỉnh Long An, Bình Dương, Tây Ninh, Cần Thơ, Trà Vinh, Sóc Trăng, Rạch Giá, Bạc Liêu, đảo Phú Quốc. 

Ngày 1-5-1 975, quân và dân ta tiếp tục tiến công và nổi dậy, giải phóng các tỉnh Mỹ Tho, Gò Công, Vĩnh Long, Chương Thiện, Cà Mau, Long Xuyên, Kiến Tường, Sa Đéc, Côn Đảo và Châu Đốc.

Như vậy, đến ngày 1-5-1975, toàn bộ các tỉnh, thành phố trên đất liền, các đảo và quấn đảo ở biển Đông trên toàn miền Nam Việt Nam được hoàn toàn giải phóng. 

Thắng lợi hoàn toàn và trọn vẹn của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975 là thắng lợi vĩ đại nhất, có ý nghĩa lịch sử cực kỳ to lớn và tầm vóc thời đại sâu sắc.

Từ nay giang sơn gấm vóc Việt Nam được thu về một mối, chấm dứt vĩnh viễn ách thống trị và hoạ chia cắt đất nước của chủ nghĩa thực dân, dế quốc, mở ra một trang sử mới cho Tổ quốc và dân tộc Việt Nam: độc lập, tự do, thống nhất, trường tồn và phát triển, cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội. 

Thắng lợi này là thắng lợi của đường lối chính trị giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội và đường lối quân sự, ngoại giao đúng đắn của Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh, thắng lợi của chiến lược chiến tranh nhân dân và nghệ thuật quân sự Việt Nam biết thắng địch từng bước, tạo thời cơ thuận lợi mở cuộc Tổng tiến công và nổi dậy đè bẹp quân địch, kết thúc chiến tranh theo ý định của mình. 


________________________
1. Điện số 991/TK cậu Vũ gửi anh Hai Mạnh, anh Hoàng ngày 23-4-1975, ký tên Thái, lưu tại Viện Lịch sử quân sự Việt Nam.
Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #178 vào lúc: 19 Tháng Bảy, 2009, 09:55:56 pm »

Thắng lợi của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975 là sự kết tinh những truyền thống anh hùng, phẩm chất cách mạng trong sáng của quân và dân Việt Nam được tôi luyện trong suốt thế kỷ đấu tranh giành độc lập dân tộc, mà tập trung là hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược; thắng lợi của trí tuệ Việt Nam và nền văn hoá Việt Nam “bắt nguồn từ lòng yêu thiên nhiên, yêu con người, yêu nước, yêu độc lập, tự do, hoà bình, từ lòng nhân ái, trọng chính nghĩa, ghét gian tà, thấm đượm chủ nghĩa nhân văn cao cả và chủ nghĩa anh hùng cách mạng, lại biết tiếp thu những tinh hoa của nền văn hoá thế giới” 1 để bồi đắp cho mình.
 
Đại thắng mùa Xuân năm 1975 mà đỉnh cao là chiến dịch Hồ Chí Minh là kết quả của những năm tháng cả nước lao động cần cù và sáng tạo, tích luỹ của cải vật chất và sức người cho cuộc tổng tiến công. Hậu phương lớn miền Bắc anh hùng đã vì tiền tuyến, mà thắt lưng buộc bụng “thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người”, cùng với tiền tuyến lớn miền Nam ra trận, chung sức đánh giặc. 

Đó còn là thắng lợi to lớn của sức mạnh đoàn kết dân tộc, sức mạnh đấu tranh của nhân dân thế giới ủng hộ Việt Nam, chống Mỹ, sức mạnh của phe xã hội chủ nghĩa giúp đỡ về tinh thần, vật chất, phương tiện, kỹ thuật, chuyên gia đặc biệt sự giúp đỡ có hiệu quả của Liên Xô, Trung Quốc là chỗ dựa vững chắc của nhân dân Việt Nam tăng thêm mềm tin và sức mạnh cho kháng chiến thắng lợi.

Thắng lợi của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975 khẳng định: Trong thời đại ngày nay, một dân tộc đất không rộng, người không đông, kinh tế còn kém phát triển, song biết đoàn kết chặt chẽ, kiên quyết chiến đấu, mưu trí sáng tạo, dưới sự lãnh đạo của một đảng Mác-Lênin, có đường lối và phương pháp cách mạng đúng đắn, sáng tạo, được nhân dân thế giới đồng tình ủng hộ, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức lạnh thời đại thì hoàn toàn có khả năng đánh thắng mọi kẻ thù xâm lược dù đó là những tên đế quốc đầu sỏ giàu mạnh hơn mình gấp bội.


KẾT LUẬN

Việt Nam đánh thắng đế quốc Mỹ là một bất ngờ lớn đối với nhân loại trong thế kỷ XX. Bất ngờ vì nước Mỹ một siêu cường, một đế quốc giàu mạnh nhất thế giới trên nhiều bình diện, một sen đầm quốc tế chưa từng bị thua trận lần nào trong các cuộc chiến tranh do Mỹ khởi xướng hoặc tham gia trước đó, nay bị Việt Nam một nước nhỏ và nghèo vừa ra khỏi cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp, chưa kịp hồi phục, đánh bại.

Việt Nam thắng Mỹ, Chính phủ Mỹ cũng đã thừa nhận họ thua trận, nhưng không cắt nghĩa được căn nguyên vì sao họ thua. Nó giống như một câu chuyện huyền thoại, vượt ra ngoài trí tưởng tượng của nhiều người. Bất ngờ hơn nữa là cuộc chiến tranh diễn ra trong hoàn cảnh nước Việt Nam bị chia cắt, kinh tế nghèo nàn, trang bị vũ khí lạc hậu lại đánh thắng một nước Mỹ siêu cường thống nhất, hơn 200 triệu dân, có nền khoa học-công nghệ phát triển cao, có kho vũ khí dự trữ khổng lồ, hiện đại và tinh xảo, có đội quân đông.

Cuộc chiến đấu của nhân dân Việt Nam chống xâm lược Mỹ nổi rõ đặc điểm là “không cân sức”. Lúc đầu nhiều người cho rằng Việt Nam khó có thể đương đầu nổi, vì trứng không thể chọi với dá được. Mỹ ý thức rõ điều chúng hơn hẳn đó nên khi các nhà báo Pháp nói với các sĩ quan Mỹ là “họ đã thử sức ở đây, nhưng không ăn thua”, thì các sĩ quan Mỹ trả lời một cách tự mãn rằng: “Chúng tôi không phải là quân đội của một cường quốc châu Âu đang suy tàn bị Đức đánh bại năm 1940. Chúng tôi là quân đội của Hoa Kỳ. Các ông cứ đi mà xem... chúng tôi không bao giờ thua trong các cuộc chiến tranh” 2.

Năm đời Tổng thống Mỹ kế tiếp nhau điều hành cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam cũng đều chung một suy nghĩ như các sĩ quan Mỹ. Chính Giônxơn, Tổng thống Hoa Kỳ trong bài phát biểu tại Trường đại học Giôn Hốpkin ở bang Bantimo ngày 7-4-1965, cũng khẳng định: “Chúng ta sẽ không bị thất bại... chúng ta sẽ không rút lui và công khai dưới bóng một thoả hiệp vô nghĩa... Và, chúng ta phải chuẩn-bị cho một cuộc chiến vẫn tiếp diễn lâu dài” 3.


___________________________
1. Ban chỉ đạo Tổng kết chiến tranh-Trực thuộc Bộ Chính trị: Chiến tranh cách mạng Việt Nam 1945-1975-Thắng lợi và bài học, Nxb. Chính trị quốc gia. Hà Nội, 2000, tr.440.
2. Neil Sheehan: Sự lừa dối hào nhoáng-John Paul Van và nước Mỹ ở Việt Nam, Nxb. Thành phố Hồ Chí Minh, 1990, t.2, tr.4.
3. Mc Namara: Nhìn lại quá khứ - tấn thảm kịch và bài học về cuộc chiến tranh Việt Nam , Sđd, tr. 185.
Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #179 vào lúc: 19 Tháng Bảy, 2009, 09:57:48 pm »

Chính vì đánh giá đối phương quá thấp, đánh giá mình quá cao và tin tưởng sẽ chiến thắng một cách dễ dàng, nên đế quốc Mỹ áp dụng và thực thi chiến lược “đánh nhanh, thắng nhanh” như thực dân phản động Pháp trước đây. Ngay khi đưa quân xâm lược Việt Nam, các nhà vạch chiến lược Hoa Kỳ đều thống nhất với kế hoạch chiến lược ba giai đoạn của tướng Oétmolen, mà giai đoạn cuối cùng sẽ kết thúc vào năm 1967, quân đội Mỹ sẽ chiến thắng, rút quân về nước.

Nào ngờ cuộc chiến tranh lại kéo dài, nước Mỹ phải huy động sang Việt Nam hơn 2 triệu 500 ngàn lượt lính Mỹ tham chiến, chi phí trung bình mỗi năm xấp xỉ 30 tỷ đô la. Từ chủ động gây ra cuộc chiến tranh, chủ động áp dụng các chiến lược, Mỹ trở thành bị động, lúng túng, từ chiến lược “đánh nhanh, thắng nhanh”, phải “leo thang” từng bước, đánh kéo dài và đẩy cuộc chiến tranh xâm lược đến đỉnh cao và vượt quá những cuộc chiến tranh thông thường về số quân, vũ khí, trang bị hiện đại và chi phí. Tham vọng của đế quốc Mỹ là tiêu diệt lực lượng cách mạng, bình định miền Nam, biến nơi này thành căn cứ quân sự của Mỹ để ngăn chặn chủ nghĩa cộng sản xâm nhập xuống Đông Nam châu á, răn đe phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.

Để thực hiện âm mưu đó, đế quốc Mỹ đã tiến hành cuộc chiến tranh đơn phương thời Aixenhao, áp đặt chủ nghĩa thực dân kiểu mới ở miền Nam. Bị thất bại trong cuộc chiến tranh đơn phương, đế quốc Mỹ liền tiến hành chiến lược chiến tranh đặc biệt, rồi leo thang thành chiến tranh cục bộ, chiến tranh Việt Nam hoá thời Kennơđi, L. Giônxơn, R.  Nichxơn.

Đồng thời với cuộc chiến tranh trên bộ ở miền Nam, đế quốc Mỹ đã gây ra cuộc chiến tranh không quân, hải quân chống miền Bắc Việt Nam. Chúng đã ném xuống Việt Nam 15 triệu tấn bom, đạn và hơn 100 triệu lít chất độc hoá học, hòng biến Việt Nam thành hoang mạc, không còn sự sống. 

Bom đạn của Mỹ đã buộc nhân dân Việt Nam phải cầm súng chiến đấu chống xâm lược Mỹ để bảo vệ thành quả của cách mạng đã giành được trong cuộc Tổng khởi nghĩa Tháng Tám năm 1945 và chín năm kháng chiến chống thực dân Pháp, khôi phục sự thống nhất, toàn vẹn của Tổ quốc đúng với nguyện vọng và ý chí của toàn dân Việt Nam. 

Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, với tinh thần Không có gì quý hơn độc lập, tự do, quân và dân Việt Nam chấp nhận cuộc đụng đầu lịch sử đối với đế quốc Mỹ, dẫu biết phải hy sinh nhiều của, nhiều người, đất nước sẽ bị tàn phá, nhưng nhân dân Việt Nam quyết không sợi “Còn non, còn nước, còn người. Thắng giặc Mỹ ta sẽ xây dựng hơn mười ngày nay?” 1.

Bước vào cuộc kháng chiến thống Mỹ, cứu nước, so sánh lực lượng giữa ta và địch lúc đầu là cuộc chiến đấu không cân sức ta phải “lấy ít địch nhiều”, “lấy yếu đánh mạnh”, “lấy đoản binh thắng trường trận”. Quy luật chiến tranh là mạnh được yếu thua, không có chuyện may rủi. Quá trình kháng chiến ta tìm mọi cách phát huy tiềm lực của đất nước, của nhân dân thành sức mạnh dân tộc, kết hợp với sức mạnh của thời đại, của quốc tế thành sức mạnh tổng hợp để đánh thắng địch.

“Biết địch, biết ta, trăm trận, trăm thắng” cũng là một trong những quy luật giành thắng lợi trong chiến tranh. Vận dụng quy luật này, Đảng ta, nhân dân ta biết rõ mình và cũng nhìn thấu được bản chất, khả năng của đối phương, nên trong quá trình kháng chiến đã hạn chế được điểm mạnh của địch, khoét sâu mâu thuẫn và điểm yếu của chúng, dần dần tạo cho mình thế chủ động chiến trường, chủ động về chiến dịch, chiến đấu, làm cho địch luôn luôn ở thế bị động.

Đế quốc Mỹ ỷ vào sức mạnh, tiến hành chiến lược đánh nhanh, thắng nhanh. Quân và dân ta không bị hút vào chiến lược và cách đánh của Mỹ, mà bình tĩnh, chủ động thực hiện chiến lược đánh lâu dài, biết thắng địch từng bước, tạo thời cơ mở cuộc Tổng tiến công giành thắng lợi quyết định. Địch sử dụng những cuộc hành binh chính quy, kết hợp với không quân, pháo binh, xe tăng tiến công trận địa để diệt chủ lực ta.


___________________________
1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.12, tr.511.
Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM