Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 02:58:50 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Từ chiến trường khốc liệt  (Đọc 89714 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #170 vào lúc: 15 Tháng Sáu, 2010, 06:35:51 pm »

NGÀY THỨ SÁU

Một phóng viên trẻ tự do người Anh được đưa tới khách sạn đêm hôm đó, và Sadoun giới thiệu tôi với cậu ta ở bữa sáng. Tên cậu ta là Bruce Cheesman. Cậu ta trông gầy và hoảng sợ. Tôi đã hỏi Sadoun về cậu ta đêm hôm trước sau khi một nhà sản xuất CNN nói với tôi cậu ta đã được thông báo mất tích. Sadoun nói anh ta tìm thấy cậu ta trong tù; cậu ta bị bắt đêm hôm chiến tranh bắt đầu khi đi lang thang quanh Baghdad tìm điện thoại. Cậu ta bị nhầm là một phi công Mỹ bị bắn hạ. Sadoun miêu tả cậu ta như nạn nhân của "một sự hiểu lầm". Tôi gian lận quy định một chút và để Cheesman gọi điện cho bố mẹ của mình. Cậu ta nói với tôi tống giam cậu ta là tội ác. Cậu ta nhẵn túi và mất hộ chiếu. Tôi đưa cho Cheesman chìa khóa vào phòng dự trữ của CNN và nói cậu ta ăn ở đó.

Naji, Giám đốc Thông tin tổng hợp tới khách sạn cùng một tin choáng váng. Chính phủ ông ta đã quyết định cho phép CNN mang vào đĩa vệ tinh truyền hình di động, cho phép chúng tôi lưu giữ hình ảnh và những tin, bài trực tiếp từ chiến trường. Thiết bị nặng đó vẫn đang ở Amman và sẽ được chở qua sa mạc nguy hiểm bị đánh bom. Tôi lo lắng CNN sẽ không tìm được ai mạo hiểm cho chuyến đi vất vả đó. Nhưng họ đã tìm được.

Sự ẩn dật của tôi để chứng kiến nhiều hơn về chiến tranh đã được đền đáp. Ala'a lái xe đưa tôi đi qua phía Tây Baghdad. Anh ta bắt đầu giảng dạy tôi về việc ném bom của đồng minh, nhưng quận Mansur giàu có mà chúng tôi đang lái xe qua không có dấu hiệu gì tàn phá. Các cửa hàng và công việc kinh doanh đều đóng cửa nhưng chúng tôi đi qua rất nhiều quầy rau và hoa quả tấp nập. Xe ô tô xếp hàng ở những trạm xăng mở cửa. Xe tải chở nước đầy các can. Xe cộ trở lại thành phố chất đầy hành lí. Cú sốc đầu tiên của cuộc chiến dường như đang lắng xuống.

Vùng ngoại ô nghèo hơn cũng không bị ảnh hưởng nhưng khi qua cầu bắc qua đường trong khu liên hiệp nông công nghiệp ở Abu Garib, tôi nhìn thấy từ xa những gì còn lại của một tòa nhà lớn. Chúng tôi lái xe dọc con đường cao tốc chính Jordan tới đó, đi vào con đường bụi qua bức hình lớn Saddam Hussein dỗ một đứa trẻ đau buồn bị mờ.

Biển chỉ dẫn nhỏ ở cổng vào có một dòng chữ qua loa "Nhà máy sản xuất sữa trẻ em," bằng tiếng Anh và tiếng Ảrập. Công trình khó được coi là một tòa nhà. Những bức tường bằng phiến nhôm và mái bị rơi xuống mặt đất, phản ánh nắng mặt trời ban ngày khắc nghiệt vào mặt chúng tôi. Dầm mái nhà bằng thép cong và đen lại. Máy móc ở dưới là đống lộn xộn kim loại nấu chảy.

Ala'a dang tay ra trong cử chỉ xác nhận. Đây là bằng chứng của ruột trận đánh bom bừa bãi, chỉ là nhà máy sản xuất sữa trẻ em trong vùng nông thôn, anh ta nói với tôi. Mục đích của nó là vì sức khỏe trẻ em Iraq. "Tổng thống Bush của anh đã nói ông ta sẽ không đánh bom các mục tiêu dân sự, vậy hãy nhìn đi".

Ala'a giới thtệu vài nhân viên là phóng viên quay phim Tin truyền hình Thế giới, Mohammed, và nhà sản xuất của anh ta, Michel Haij di chuyển tự do quanh đống đổ nát. Các nhân viên đó nói rằng nhà máy sản xuất hai mươi tấn thức ăn cho trẻ con mỗi ngày, và bị tàn phá trong trận tấn công thứ hai và chủ nhật trước. Họ nói không ai bị thương vì 300 công nhân đã làm xong ca tối của họ. Họ chỉ về phía đổ nát cho tôi xem những máy làm thìa nhựa cùng hàng nghìn các ống hút trên sàn nhà. Có những chiếc xe bằng sắt chở đầy bột sữa dọc một bức tường. Tôi nhìn thấy các túi bị đốt thành tro.

Có một số tài liệu nằm ở đó. Tôi bí mật nhặt lên bỏ vào túi của mình. Một là kế hoạch bằng biểu đồ đầy đủ của công trình được gọi "Nhà máy sữa trẻ em Iraq" do những nhà xây dựng vẽ ra, Công nghệ Sodeteg của Pháp. Sản phẩm sữa được trình bày trong các tài liệu khác như năng lượng đường và chiết xuất mạch nha. Hàng rào dây thép gai xung quanh khu vực. Một tháp canh bằng gỗ vắng vẻ nằm ở góc. Nó giống như một nhà máy sản xuất vô tội. Tôi vác đầy tay các gói bột để phát cho những đứa trẻ ở khách sạn bởi chúng kêu ca không có sữa.

Lúc 8 giờ 30 tối ngày 23-1, tôi phát bản tin đầu tiên về sự tàn phá của nhà máy. Tôi đưa ra chi tiết những gì nhìn thấy và trích lời các nhân viên khi nói rằng đó là nguồn cung cấp thức ăn cho trẻ em duy nhất ở Iraq. Tôi không thấy bằng chứng nào cho thấy nhà máy đã được sử dụng vì bất kì mục đích nào khác. Phát thanh viên Patrick Emory không hỏi tôi câu nào về câu chuyện đó. Anh ta quan tâm hơn tới những cuộc tấn công tên lửa Scud của Iraq vào Tel Aviv.
Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #171 vào lúc: 28 Tháng Sáu, 2010, 08:48:02 am »

NGÀY THỨ BẢY

Tôi lạnh giá thức dậy sau khi nghỉ đêm đầu tiên trong phòng khách sạn của chính mình từ lúc cuộc chiến bắt đầu. Sadoun để tôi ở tầng trên vì việc ném bom dường như xa khu vực khách sạn. Tôi thích thú với chiếc đệm mềm, nhún nhảy của chiếc giường đơn nhưng tôi để chăn rơi xuống đất và bên ngoài những cửa sổ mở là tiếng rú vang của trận ném bom ở xa và gió mùa đông lạnh.

Tôi đốt nến trong phòng tắm đổ nước khoáng đóng chai vào bồn và cạo râu trong ánh sáng lập lòe. Tôi cố gắng giữ sạch sẽ hàng ngày dù có bất cứ chuyện gì xảy ra. Điều đó đòi hỏi phải bước vào bồn tắm trống không và chà xà phòng, đổ những bình nước lạnh hơn lên mình. Là người duy nhất trong cả tầng khách sạn, tôi cảm thấy tự do hít thở.

Tôi tìm kiếm tất cả các phòng, mở lấy khăn sạch nhưng ai đó đã làm điều đó trước tôi. Vẫn không có dịch vụ dọn phòng. Ga trải giường của tôi bẩn thỉu. Tôi đang hết cả quần áo sạch. Tôi giặt tất và quần áo lót bằng nước suối và cũng dội toilet bằng nguồn dự trữ đang hết dần. Yêu cầu kinh khủng nhất từ một người khách ghé thăm phòng là, "Anh có thể làm ơn cho tôi dùng nhà vệ sinh một lát được không?”

Tôi hết áo sơ mi và bổ sung bằng một số trang phục rẻ tiền từ nguồn kinh phí eo hẹp từ cửa hàng một đô la của chính phủ. Chúng tôi cũng phải đấu tranh với việc ăn cắp đèn pin thường xuyên. Khi nhìn ra ngoài cửa sổ, tôi thấy các vị khách đang tập trung uống nước ở bồn trang trí trong vườn khách sạn và giặt quần áo của họ trong bể bơi. Sáng kiến hay.

Tôi đi vào phòng ăn sáng được chuyển sang bên cạnh cho an toàn. Một số phục vụ người Pakistan trong những áo khoác màu trắng đứng lo lắng. Không có thực đơn. Thức ăn được xếp trên bàn gồm: trứng luộc, vài lát bánh mì ôi, vài quả cam héo và hộp Jelly ổi. Những người phục vụ rót cà phê nhạt từ chiếc bình bằng thép. Tôi có kho lớn dự trữ thức ăn thô tùy ý sử dụng và bổ sung khẩu phần bữa sáng đạm bạc với pho mát, bánh qui.

Tôi ngồi chung bàn với Said, một doanh nhân người Palestin từ Jordan đã ở lại để chăm sóc nhà máy phân bón của ông ta ở ngoại ô Baghdad. Said biết thành phố rất rõ và có mối liên hệ tại công ty nước Zulal. Ông ta bán cho tôi 40 bình nước uống. Ông ta tới cùng nhiều thùng pho mát dê Pháp ướp bằng dầu ô liu tăng thêm vị cho các bữa ăn của chúng tôi. Người lái xe mới của tôi, Sabah, mua cho tôi những ổ bánh mì phải nhai kỹ, không có men mà vợ anh ta làm nóng lại mỗi buổi sáng. Bữa trưa và bữa tối đạm bạc như bữa sáng. Khẩu phần chính là loại thịt hầm không nhận biết được, tráng miệng là bánh lăng bị ôi.

Cuộc chiến đã được một tuần. Một nhà sản xuất của CNN nói với tôi trên điện thoại, Lầu Năm góc thừa nhận không có kết thúc nhanh chóng và rằng chiến dịch đánh bom sẽ tiếp tục. Tôi đi thăm dò Baghdad cùng Ala'a, người làm phiên dịch cho tôi những thông cáo quân đội của chính phủ ca thán các đợt tấn công nhiều hơn vào khu công nghiệp và than khóc về việc mất nhà máy sản xuất sữa cho trẻ em.

Mọi người đi quanh khu chợ chính gần miếu thờ Khazmir, mua hoa quả, rau và những lát thịt tươi. Người dân đã thích nghi với khủng hoảng và không còn sợ là mục tiêu bị ném bom nữa. Khi tiếng còi cảnh báo của lực lượng phòng không không quân rú lên, họ hầu như không còn bị kích động. Vụ nổ từ bên kia sông làm chấn động cả chợ nhưng mọi người dường như không ngạc nhiên hơn một chiếc xe bị nổ.

Sadoun cầm bản tin tường thuật về chuyến đi và bắt đầu kiểm duyệt. Tâm trạng anh ta xen kẽ giữa cái búng đồng ý và sự khắt khe. Anh ta đang đọc phần viết về chuyến thăm trung tâm thành phố. Tôi đã viết rằng hệ thống nước "đang bắt đầu hoạt động trở lại". Anh ta quay sang tôi, giơ bút lên "Anh mong đợi tôi bỏ qua cái đó không?", tôi bảo vệ rằng nó vô hại.

"Đó không phải là vấn đề an toàn, đó là ngữ pháp," anh ta trách mắng tôi, “anh đặt phó từ giữa “to" và động từ nguyên thể". Anh ta sửa nó bằng một nét vẩy. Tôi nhớ Sadoun tự hào là người tốt nghiệp văn học Anh của Trường Đại học Scotland.

Mặc dù Sadoun khó khăn với thông tin quân sự, kiểm duyệt phần tham khảo với việc phòng thủ không quân của Baghdad và những dự đoán chúng tôi có về sự tàn phá bom với thành phố, tôi cảm thấy có lí do để đấu tranh với công việc của mình. Tôi đã nắm rõ điện thoại vệ tinh và làm tin thường xuyên về CNN. Và tôi vượt qua giới hạn kiểm duyệt với những lời đáp không chính thức với các câu hỏi từ Atlanta.
Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #172 vào lúc: 28 Tháng Sáu, 2010, 08:49:35 am »

NGÀY THỨ TÁM

Trong bản tin BBC lúc bình minh, người phát ngôn của Nhà Trắng, Marlin Fitzwater gọi tôi là kẻ nói dối. Tổng thống đã xem phóng sự của tôi về nhà máy sản xuất sữa trẻ em và Fitzwater nói rằng họ không hài lòng. Ông ta nói đó là "nơi sản xuất vũ khí sinh học".

Fitzwater tuyên bố sản xuất sữa trẻ em là sự trơ tráo; ông ta miêu tả CNN như "ống dẫn thông tin đánh lạc hướng đối phương của Iraq".
Những bài tin đầu tiên của CNN về các cuộc tấn công Baghdad đáp ứng sự đồng ý của chính quyền Mỹ bởi vì sự quan sát của chúng tôi về độ chính xác đánh bom đã giúp ích cho chính sách của Mỹ. Bây giờ tôi lại đang nhìn thấy mặt tiêu cực, và rõ ràng Nhà Trắng đang thay đổi giọng.

Tôi gặp Sadoun tại bữa điểm tâm sáng và anh ta che tay vui vẻ. "Anh đã làm cho người Mỹ tức giận hả?” anh ta cười. Tôi nói với anh ta CNN sẽ buộc tôi đưa ra bằng chứng xác thực nhà máy đó là đúng với những gì tôi nói. Anh ta đảm bảo: Mọi người ở Baghdad đều biết đó là nhà máy sữa trẻ em. Người Pháp đã xây dựng và điều hành nó trong nhiều năm.

Dùng bữa sáng với tôi, Said nói chen vào: - Peter, tôi đã ở đó vài lần. Nó sản xuất bột sữa.

Đêm hôm trước tôi đã cho anh ta một gói sữa tìm thấy ở nhà máy. Anh ta xé góc, đổ nó vào cốc cà phê và nhâm nhi.

Tôi nói với Sadoun những hình ảnh chúng ta gửi đi vẫn không đủ. Tôi cần tài liệu thuyết phục về lịch sử của nhà máy.

Tôi cũng đã nhân cơ hội này yêu cầu Sadoun cho tôi thoải mái hơn khi làm tin. Tôi cần tự do trên điện thoại để đáp lại những câu hỏi từ các phát thanh viên CNN, không giới hạn thời gian để nói về câu chuyện. Tôi nói phải chứng kiến nhiều hơn những gì đang diễn ra trong thành phố và vùng ngoại ô bởi vì chiến dịch đánh bom đang tiếp diễn hơn một tuần và tôi phải chủ yếu phát thanh từ Iraq.

Sadoun ôm lấy vai tôi. Anh ta cười thân thiện. Tôi nhớ một người Ảrập nói rằng kẻ thù của kẻ thù của mình là bạn của mình. Anh ta ghét Nhà Trắng, Nhà Trắng ghét tôi và do vậy tôi được chấp nhận. Anh ta nói: "Peter, người Mỹ cho rằng họ là các chuyên gia ném bom chính xác phải không? Họ cho rằng họ chỉ phá hủy các mục tiêu quân sự. Ồ hôm nay tôi sẽ đưa anh đi vòng quanh Baghdad và chỉ cho anh thấy".

Tôi lái xe cùng Ala'a và các nhà báo khác tới quận Iwadhi ở phía tây bắc, nơi có khu phố kinh doanh sầm uất nằm trong đống đổ nát. Có một hố bom sâu 15 thước bên vỉa hè. Những cửa kính bị đập trong một giáo đường gần đó nhưng những người dân địa phương nói không có ai bị thương.

Chúng tôi tới thăm quận Suma ở phía bắc nơi được nói là bị tấn công hai lần. Cách Khách sạn al-Rashid nửa dặm, chúng tôi lái xe tới con đường nhỏ nơi có ba ngôi nhà riêng bị phá hủy, một số người dân được cho là bị thương. Trong vòng hai giờ, chúng tôi nhìn thấy ba ví dụ về những sự tàn phá mà người dân hứng chịu. Chúng tôi lái xe qua vài tòa nhà truyền thông và các bộ bị tàn phá trước đó trong cuộc chiến và làm tin về sự tàn phá đó. Đối với tôi những trận tấn công không quân chính xác hơn những gì Sadoun muốn tôi tin.

Khi tôi trở về vào buổi trưa làm bài tin đầu tiên trong ngày, phát thanh viên Rick Moore đề cập tới lời phàn nàn liên tục của Nhà Trắng về câu chuyện nhà máy sữa trẻ em và hỏi "Có phải anh bị nhầm lẫn không?". Tôi xác nhận mình chỉ làm tin những gì tôi nhìn thấy. Chúng tôi được phép đi bộ quanh khu vực bị tàn phá và kiểm tra kĩ lưỡng. Tôi nói sẽ lo lắng nếu có chất sinh học và hóa học được sản xuất ở đó bởi vì như vậy tôi đã bị nhiễm độc. Tôi nhắc anh ta chúng tôi được phép quay hình thêm về sự tàn phá đó, thiết bị đang trên đường đến từ Amman, Jordan và có thể được các chuyên gia kiểm duyệt đồng ý.

Khi anh ta hỏi thông tin về nhà máy sữa trẻ em đáng tin cậy như thế nào, tôi nói chúng tôi hỏi mọi người đã gặp nhưng không thể đảm bảo tính xác thực về câu trả lời của họ. Tôi nói với anh ta: "Tôi đã học được ở Việt Nam chỉ tin vào những gì nhìn thấy. Tôi có sự hoài nghi bẩm sinh vì tôi là một nhà báo. Tôi chỉ có thể xác nhận những gì mắt tôi có thể nhìn". Rick nhấn mạnh có phải tôi bị ép phải nói những gì không có và đang bị chỉ dẫn làm tin theo hướng của Iraq không? Tôi nói rằng đó không phải là vấn đề. Người Iraq hầu hết đều quan tâm tôi không đưa ra thông tin có lợi cho phía đồng minh.

Rick kết thúc khi nói: "Chúng tôi yêu cầu khán giả nhớ rằng bản tin của Peter từ Baghdad dựa vào những công bố chính thức của Chính phủ Iraq và bất kì quan sát cá nhân nào anh ta có thể đưa ra. Tất nhiên mọi hoạt động của anh ta đều được giới hạn bởi Chính phủ Iraq và anh ta không được tiếp cận độc lập với những nguồn tin bên ngoài".

Kết thúc buổi đó, tôi cảm thấy thậm chí tổ chức thông tin của chính mình cũng nghi ngờ khả năng đánh giá thực tế của mình. Tôi lo lắng sức ép chính trị từ phía Chính phủ Mỹ có thể quyết định những gì tôi đang làm. Tôi đã kinh nghiệm với những chuyện tương tự ở Việt Nam và Trung Mỹ.

Sadoun lắng nghe tôi và dường như bối rối. Anh ta nói, "Họ muốn bằng chứng hả? Ngày mai tôi sẽ đưa anh đi. Chúng ta sẽ đi tới nơi nào đó để cho anh thấy sự tàn phá bừa bãi. Anh sẽ có bằng chứng của mình".
Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #173 vào lúc: 28 Tháng Sáu, 2010, 08:51:01 am »

NGÀY THỨ CHÍN

Chúng tôi chở đầy đồ cho chuyến đi dài về phía bắc, "ra khỏi Samara", như Sadoun giải thích. Samara là vị trí khảo cổ học quan trọng, một trung tâm văn hóa của người Mesopotan cổ. Nó cũng nổi tiếng là trung tâm lớn công nghệ hóa học Iraq.

Như thường lệ Ala'a đi cùng. Chúng tôi trở thành bạn sau khi tôi hành động như người trung gian giúp đỡ anh ta và cô tiếp tân xinh đẹp ở Khách sạn al-Rashid thuyết phục gia đình giàu có của cô ta đồng ý mối quan hệ của họ. Ala'a đang cố gắng nâng cao vốn tiếng Anh của mình và sử dụng nhanh bất kì một cụm từ không quen thuộc nào. Ngày hôm trước tôi đã bổ sung từ “đá vào mông" vào vốn từ của anh ta.

Con đường phía bắc đưa chúng tôi ra khỏi vùng ngoại ô ngổn ngang của Baghdad dọc theo con sông Tigris về phía Mosul. Đó là một ngày ẩm ướt, âm u và không lí tưởng cho tấn công không quân. Trong giờ đầu tiên, chúng tôi đi qua nhiều cộng đồng dân cư bên đường nhỏ, không nơi nào có dấu hiệu đánh bom tàn phá. Những người dân buôn bán tại các quầy bánh mì, hoa quả và chân dung Saddam Hussein trong quân phục, bộ quần áo Ảrập và bộ đồ phương Tây xuất hiện ở các quảng trường và trên đường.

Vùng nông thôn bằng phẳng với những nông trang và rừng cây rợp bóng. Tại một đoạn đường giao nhau, tôi nhìn thấy một xe tải hộ tống tên lửa Scud và máy phóng tốc độ tăng tốc hướng tây về khu vực gần Israel. Ala'a chạm ngón tay trên miệng trong lời cảnh báo im lặng. Xe tăng và xe tải quân đội rú vang đi qua chúng tôi tiến về Baghdad và tôi đoán hệ thống phòng thủ thủ đô đang được tăng cường thêm các đơn vị từ phía bắc. Điều đó cũng có nghĩa đây là thông tin quân đội mà tôi không được phép tiết lộ.

Sau hai giờ, mặt đất đầy cát mặc dù tôi có thể nhìn thấy những ngọn đồi trùng trùng phía xa. Khi chúng tôi đi qua Samara có vết tích đào bới khảo cổ, dặm dài những ụ đất khai quật và những bức tường cổ và hào đổ nát. Phía sau là lớp khói đen cuồn cuộn ở chân trời phía đông.

Chúng tôi nhanh chóng ở vùng đất đầy bụi rậm và đá bán sa mạc. Các tòa nhà hỗn hợp nằm dọc đường đi tới phía tây đang cháy âm ỉ. Ala'a miêu tả nó như một "cơ sở đào tạo kĩ thuật". Từ xa vài dặm, tôi nhìn thấy một cộng đồng dân cư bên sườn đồi dốc cằn cỗi. Đó là thị trấn Al Dour, Ala'a nói, là nơi sinh sống của lực lượng lao động của viện kĩ thuật. Chúng tôi tiến vào trung tâm thị trấn. Các ngôi nhà xây bằng gạch bê tông màu xám và trông khá mới.

Chúng tôi lái xe về hướng tây nam và rẽ vào một góc phố, một số tòa nhà thành phố bị san bằng trong trận động đất và chúng tôi không thể đi qua các con đường. Tôi đi bộ qua những ngôi nhà mái đổ nát, tường bị sập và rễ cây bật gốc. Tôi đếm tổng số 23 nhà bị tàn phá trước khi dừng lại. Có một hố bom trước một toà nhà. Đằng trước một giáo đường bị oanh tạc nặng nề là một hố sâu gần 30m và dài khoảng 50m. Tại một đường giao nhau có bốn hố bom khá gần nhau như thể xếp thành một nhóm. Chúng sâu tới mức trông giống như vụ khai quật móng một tòa nhà cao chọc trời .

Ata'a đi xung quanh nhóm người dân địa phương nói với tôi có 24 người dân bị giết trong vụ đánh bom. Những gia đình có người thân bị giết nhìn tôi đầy hận thù. Nếu tôi tới Al Dour một mình thì có lẽ đã bị tấn công thô bạo. Các quan chức địa phương nói rằng vụ đánh bom xảy ra vào sáng sớm ngày 21-1, ngày thứ năm của cuộc chiến. Không có nơi tránh bom trong thị trấn bởi họ tin khu vực dân cư không có gì phải sợ. Chúng tôi được đưa tới một nghĩa trang địa phương có 24 ngôi mộ mới chôn.

Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #174 vào lúc: 28 Tháng Sáu, 2010, 08:51:10 am »

Các quan chức khẳng định không có mục tiêu quân sự ở Al Dour và một người nói với tôi: "Hãy nhìn về chân trời. Anh sẽ chẳng nhìn thấy gì". Tôi đã nhìn thấy khói bốc lên từ "cơ sở đào tạo kĩ thuật" vài dặm phía nam. Dường như theo tôi có thể Al Dour bị đánh bom tình cờ bởi máy bay của đồng minh tấn công căn cứ quân sự.

Trong đống đổ nát của một ngôi nhà tôi tìm thấy bản copy bìa mềm bị rách cuốn tiểu thuyết Hội chợ phù hoa của Thackeray. Trang đầu viết tên Raeda Abdul Aziz, người chết trong vụ tấn công, những người hàng xóm nói rằng, cậu bé đó 19 tuổi đang học Văn học Anh tại Đại học Baghdad. Cậu ta có rất nhiều ghi chú ở lề và trong một tờ giấy riêng cậu ta viết: "Rebecca Sharp không phải là người tốt bụng và độ lượng. Cô ta nói rằng cả thế giới đối xử với cô ta tồi tệ. Nhưng thế giới đối xử với con người như họ xứng đáng được hướng. Thế giới là một tấm gương. Nếu bạn nhìn nó tức giận thì nó sẽ nhìn lại bạn tức giận. Nếu bạn cười với nó... nó sẽ là người bạn tốt bụng và nhân hậu".

Tôi cầm cuốn tiểu thuyết méo mó đì như một vật kỉ niệm nhưng không có ý định đề cập nó trong bản tin truyền hình của mình. Tôi biết sẽ phải đấu tranh với trái tim mình rất nhiều khi làm tin về cuộc đánh bom gây tranh cãi về người dân Iraq trong không khí không ủng hộ hiện tại.

Sadoun không thay đổi gì trong câu chuyện của tôi, thậm chí tôi đã viết xe tải đi lại nhiều trên đường. Holliman truyền hình bản tin buổi tối và tôi miêu tả đầy đủ mức độ tàn phá và phần tin về những người sống sót. Trong phần bình luận đầu tiên, anh ta nói với tôi nhiều người Mỹ nghĩ tôi đang bị lừa bịp.

Người xem sẽ phải quen khi nghe những bản tin giống như vậy về Al Dour, tôi đáp lại. Bạn không thể trút xuống hàng nghìn tấn bom trên một đất nước với 17 triệu dân mà không mong đợi tổn thương dân thường. Tôi nói vào năm 1966 Harrison Salisbury của tờ Thời báo New York được đưa tới những nơi ở miền Bắc Việt Nam, nơi các cộng đồng dân cư bị đánh bom và người dân bị thương trong những đợt tấn công không quân của Mỹ. Anh ta bị bình luận rất nhiều khi làm tin về mức độ tàn phá.

Tôi nói bây giờ tôi hy vọng tất cả chúng ta đều hiểu quy luật của chiến tranh, nhưng Holliman xen vào, "Không có cách nào, điều này chỉ là sự kiện dàn trước cho bạn chứng kiến phải không? Ý tôi là nó không thực sự xảy ra phải không, Peter?".

Tôi muốn đấm vào mũi anh ta nhưng không thể, ít nhất tôi muốn hét lên lời báng bổ nhưng quy định truyền hình đã kìm tôi, tôi nói chậm rãi, "Không thể nào là một sự kiện dàn xếp, John. Tôi đã nhìn thấy sự tàn phá của bom qua 17 cuộc chiến diễn ra trong vòng 30 năm qua. Nó đáp ứng đầy đủ cấp độ và sự hiện diện của một trận đánh bom. Những người dân xác nhận điều đó. Đây không phải là sự dàn xếp".

Holliman hỏi tôi có ý kiến mới nào về việc làm tin chiến tranh từ phía kẻ thù không. Tôi đáp lại tôi hy vọng người Mỹ đủ tinh tế để biết những người dân vô tội đang bị tổn thương trong cuộc chiến và Nhà Trắng có thể thanh minh điều đó trong bức tranh rộng hơn về cuộc chiến. "Tôi nghĩ chút nhỏ nhặt chúng tôi đóng góp ở đây có giá trị".

Anh ta hỏi tôi đánh giá những nỗ lực chiến tranh lớn hơn nhưng tôi không thể đưa ra. Tôi nói tôi không biết chiến tranh sẽ đi xa ra sao ngoài điểm quan sát bị giới hạn của mình. Tôi không thể xác nhận Lầu Năm góc tuyên bố rằng đồng minh có sức mạnh không quân đánh bại lực lượng Iraq. Từ những tờ báo địa phương, tôi trích lời Saddam Hussein nói rằng sự tàn phá mà đất nước phải gánh chịu sẽ chứng minh cho một chiến thắng toàn vẹn. Tôi nghĩ điều này có nghĩa những mất mát của ông ta là to lớn.

Khi Holliman hỏi liên tiếp các câu hỏi, mưa dột qua chiếc ô của Sadoun làm ướt áo anh ta và tôi đang khàn giọng. Tôi cũng đói. Tôi nói với John liên lạc sắp cắt, tiếng ồn quá tải và tắt tín hiệu. Một điều thuận lợi khi một mình một câu chuyện là không ai ở xung quanh để cãi lại những quyết định như vậy.
Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #175 vào lúc: 28 Tháng Sáu, 2010, 08:52:48 am »

NGÀY THỨ MƯỜI

Atlanta nói với tôi, Bob Simon của CBS và đội của anh ta mất tích tại vùng chiến ở Kuwait. Họ được cho là bị quân đội Iraq bắt giữ. Tôi chạm trán Bob ở Jerusalem một tháng trước, anh ta nói với tôi báo chí bị hạn chế rất ngặt nghèo ở chiến trường Ảrập, anh ta phải láu hơn họ để có được tin. Tôi đề cập trường hợp của anh ta với Naji và nhờ xác nhận.

Tôi cũng thúc ép Naji cứu xe tải CNN cùng hệ thống truyền hình vệ tinh di động bị tắc ở biên giới Jordan trong tuyết dày. Đội truyền hình CNN tập hợp gọi về Atlanta nói rằng họ lạnh và hoảng sợ. Naji gửi hai phái viên có quyền hạn mang họ trở vào nhưng họ không tìm thấy đội. Tôi giục các nhân viên thứ lại lần nữa.

Tom Johnson nói với tôi xe tải có chữ CNN sơn màu đỏ tươi trên nóc và đảm báo các nhân viên sẽ an toàn. Họ trông hoài nghi nhưng vẫn đi, tôi chất đầy thức ăn cho họ từ phòng dự trữ và cho họ vài trăm đô la tiền đi lại.

Hôm nay Naji không cạo râu và mệt mỏi. Ông ta nói tôi trông như đang thưởng thức cuộc chiến. Ông ta đúng. Tôi làm tin hàng ngày và câu chuyện thú vị rất nhiều với chính tôi. Hãng WTN gửi băng qua người đưa thư mỗi sáng cho CNN sử dụng, hình ảnh kết hợp với phần tin điện thoại của tôi. Tôi nói với Naji, CNN muốn tôi phóng vấn các quan chức cao cấp của chính phủ, ngoài các cơ quan tuyên truyền. “Thế cậu muốn ai, Saddam Hussein hả?". Ông ta bật cười. Tôi hỏi ông ta tại sao không 

"Thật may là có tôi đấy", Naji nói, "Vị lãnh đạo đó còn nhiều việc quan trọng hơn để làm". 

Ông đề nghị tôi chuyến đi về phía nam tới An Najaf, một thành phố Hồi giáo linh thiêng, trung tâm Hồi giáo quan trọng thứ ba sau Mecca và Medina. Ông ta cho rằng An Najaf đã bị "đánh bom dã man".

Vào ngày thứ tư trong chuyến đi, chúng tôi được đưa tới những vùng có dân cư bị tàn phá trong chiến tranh. Tôi không phàn nàn vì mỗi nơi là một câu chuyện thảm họa. Đó vốn là những gì tạo nên chiến tranh. Tôi yêu cầu tới thăm những vị trí quân sự bị tàn phá nhưng lời đề nghị của tôi đã bị từ chối vì vấn đề an ninh.

Tôi không bận tâm những bài tin của tôi viết về một phía chiến tuyến của câu chuyện. Mỗi ngày chỉ huy tối cao liên minh ở Ảrập tuyên bố danh sách các mục tiêu quân sự Iraq đã bị tiêu diệt, thậm chí đưa ra băng hình ngư lôi những vụ tấn công thành công cho truyền thông. Nhưng họ không đề cập tới những tổn thất của dân thường. Tôi biết các quan chức Iraq tin mối quan tâm của họ được đáp ứng bằng cách nhấn mạnh vào nạn nhân vô tội của chiến tranh. Tôi cảm thấy phần tin của mình đáp ứng hơn cả mục tiêu tuyên truyền của họ.

Khi những chỉ trích của CNN và của Arnett ngày càng tăng thì những người giám sát càng trở nên dễ bao hơn, họ nới lỏng sự kìm kẹp hơn một chút. Tôi biết mình đang trượt trên băng mỏng.

Trong chuyến đi 300 dặm tới An Najaf, tôi nhận thấy nhiều xe tăng và những người đi mua sắm vào thứ bảy tấp nập trong các khu chợ, những nông dân đang làm việc trên các cánh đồng lúa mì và các trang trại chà là. Dù đánh bom thì trung tâm An Najaf vẫn sống động.

Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #176 vào lúc: 28 Tháng Sáu, 2010, 08:52:57 am »

Ngồi ghế phía sau trên đường trở về, tôi viết bài trên giấy khổ rộng, kẹp đèn pin dưới cằm. Màn đêm buông xuống vừa khi chúng tôi tới ngoại ô phía nam Baghdad, một trận tấn công không quân lớn bắt đầu ở khu công nghiệp về phía bên trái đường cao tốc. Nó gần tới mức người lái xe của chúng tôi tắt đèn, đi theo ánh sáng của trận chiến chống trả máy bay. Ala'a giục anh ta, và lo lắng như tôi để thoát khỏi nguy hiểm. Nhưng ở trong trung tâm thành phố vẫn có tiếng vang chói tai của những đợt bom tấn công - một đợt tấn công khác vào nhà máy lọc dầu Dora và tiếp tục đợt tấn công vào sân bay Muthand của chính phủ gần khách sạn.

Tiền sảnh của Khách sạn al-Rashid tối và trống không. Sadoun ở trong boong ke kí phần tin của tôi mà không thay đổi gì. Anh ta nói với người giám sát khác đang quan sát cuộc gọi của tôi về Atlanta và nói rằng anh ta "quá mệt".

Chúng tôi kéo vali điện thoại nặng ra vườn. Trong cái lạnh, tôi gặp rắc rối với việc điều chỉnh hệ thống âm thanh. Người quay phim, Mohammed của WTN, đã giúp tôi. Bobbie Battista ở bàn phát thanh và cô ta giữ tôi trên điện thoại khoảng 15 phút với các câu hỏi gây nhiều khó chịu cho người giám sát, anh ta muốn trở lại nơi trú ẩn vì nghe tiếng bom rơi nhiều hơn, tôi có thể nói chuyện thoải mái hơn bình thường.

Bobbie hỏi tôi có nghe cuộc nói chuyện nào về hòa bình từ những người chúng tôi gặp không. Tôi nói có những bằng chứng bất hạnh về cuộc chiến, một quan điểm tôi đã nghe thấy trong các cuộc đối thoại với những người dân Iraq ở trong khách sạn và trên đường. Một người bán thảm trong thành phố đã lặng lẽ nguyền rủa ngày Saddam xâm chiếm Kuwait vì việc buôn bán quá tệ.

Tôi nói với Battista nhiều người Iraq đang lắng nghe những quan điểm của phía đồng minh trên các buổi phát thanh sóng ngắn từ BBC và Đài tiếng nói VOA. Cô ta hỏi tôi "có phát triển quan hệ, để nói chuyện với những người giám sát của mình không?". "Cô muốn điều đó giống như hội Stockholm phải không", tôi cười, "Khi những người bị bắt giống hệt những người đang giam giữ họ hả?" có lẽ Atlanta nghĩ tôi đã mất sự lạnh lùng của mình.

Có phải các nhà sản xuất đã không lắng nghe buổi phát hình của tôi và đoán gì đó khác chăng? Tôi hy vọng các nhà bình luận của mình sẽ không đánh đồng sự nhã nhặn của tôi với những người giám sát là không trung thành. Nếu tôi thực sự được những người Iraq tin tưởng, tôi đã không cần người giám sát.

Đêm đó Sadoun nói anh ta đã nhận được tin đầu tiên từ người vợ mang bầu và mẹ vợ. Khi trận dội bom bắt đầu, họ đã trốn tới nhà một người họ hàng ở ngôi làng xa xôi. Họ an toàn. Naji cũng gửi gia đình ông ta về vùng nông thôn và lo lắng vì không nhận được tin tức gì từ họ. Gia đình của Jalil hài lòng cùng anh ta trong boong ke. Họ chuyền nhau thức ăn, hát những bài hát vào đầu buổi tối và cười rất nhiều khi trận bom ở xa.

Sau vài chai Scoth và cô-nhắc của tôi, những người giám sát trở nên huyên náo. Sadoun nói anh ta lúng túng với sự đáp trả của Mỹ về việc xâm chiếm Kuwait của Iraq. Anh ta hành động vì bị tổn thương "Trong hàng chục năm chúng tôi nhìn người Mỹ như những người bạn và hãy xem giờ các bạn đã làm gì với chúng tôi", anh ta phản ứng. "Nước Mỹ sẽ không bao giờ lấy được lòng tin trở lại ở Iraq".

Tôi cố gắng cắt ngang điệu bộ tự mãn của Sadoun. Tôi nói nước Mỹ và thế giới tức giận với Saddam Hussein và chính ông ta là người chịu trách nhiệm. Bây giờ Iraq đang phải trả giá cho chính sách "bên miệng hố chiến tranh" của ông ta và điều đó thật đáng xấu hổ. Anh ta lắng nghe mà không có nhiều sự phẫn nộ. Một trong những người giám sát trẻ hơn chen ngang, "Sadoun sẽ kiểm duyệt anh nếu anh nói điều đó trên hình". Sadoun vẩy ngón tay to lớn của mình vào tôi và cười “đừng thử, thưa ông Peter".

Tôi hỏi xem họ cảm nhận như thế nào về Saddam Hussein. Họ đáp lại với sự cảm thông. Ông ta là người thống trị, quyền lực tối cao và chỉ đơn giản là vậy. Một số người đã nhìn thấy ông ta trong các buổi diễu hành. Không ai trong những người giám sát đã gặp ông ta, họ ở những vị trí quá thấp. Tôi có cảm nhận thậm chí ít người trong số họ nằm trong Đảng Ba'ath xã hội chủ nghĩa, một tổ chức chính trị mà Saddam điều hành đất nước qua đó.

Trên đường về phòng, tôi đi lang thang qua tiền sảnh. Bầu trời cao quang đãng. Tôi mở cửa trước và nhìn thấy hình dáng to lớn của một chiếc xe đỗ ở đường lát xe vào nhà. Khi mắt tôi đã quen vớt ánh sáng, tôi nhận ra đó là một dàn phóng tên lửa Scud nằm ngay ở sân trước. Nếu Lầu Năm góc biết thì khách sạn al-Rashid sẽ biến mất. Tôi đóng cửa và nhón chân đi về phòng.
Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #177 vào lúc: 28 Tháng Sáu, 2010, 08:54:15 am »

NGÀY THỨ MƯỜI MỘT

Sadoun hối hả tới chỗ tôi ở tiền sảnh trong buổi chiều muộn ngày thứ mười một của cuộc chiến và nói tôi phải chuẩn bị để phỏng vấn một "VIP". Anh ta từ chối tiết lộ chi tiết, giục tôi đi thay áo thể thao và áo khoác da bằng bộ đồ trang trọng hơn. Tôi mặc chiếc quần len tối màu và áo khoác thể thao màu xám. Tôi đã không mang bộ vest nào tới chiến trường. Tôi đoán cuộc phỏng vấn là với Jassim, Bộ trưởng Thông tin. Tôi viết vội vài câu hỏi để hỏi ông ta.

Khi trở lại tiền sảnh, tôi được bốn người đàn ông trong trang phục tối màu, mái tóc cắt ngắn hộ tống, khiêng tôi lên tầng trên. Tôi ra hiệu cầu cứu nhưng Ala'a phản kháng, anh ta nói rằng tôi không nên lo lắng và theo sau từ khoảng cách xa.

Bên trong căn phòng trống, bốn người đàn ông nói tôi cởi quần áo để khám xét. Tôi nghi ngờ không ai khác ngoài Saddam yêu cầu kiểm tra an ninh ngặt nghèo như thế. Khi tôi đang theo đuổi ý nghĩ ấy, họ lấy từng phần quần áo của tôi và kiểm tra kĩ càng, lần ngón tay theo các đường khâu áo khoác, lộn túi quần và ngó vào bên trong quần áo lót của tôi. Họ gõ vào đế giày, tháo bút bi và lục ví. Họ kiểm tra cả cơ thể không quần áo của tôi.

Sau khi tôi mặc quần áo, họ đề nghị tôi rửa tay bằng thuốc tẩy uế trong bồn rửa và tôi đoán điều đó vì tôi sẽ bắt tay lãnh đạo của họ. Tôi không bị yêu cầu rửa miệng, làm tôi tin sẽ không phải hôn ông ta. Họ đặt cuốn ghi chú, ví và bút của tôi vào một túi nhựa để trả lại sau và đưa tôi xuống tiền sảnh.

Trong khi chờ đợi, tôi nghe thấy giọng nói quen thuộc từ lối vào tiền sảnh. Tôi nhận ra khuôn mặt tỏa sáng của Vito Maggiolo, nhà sản xuất CNN từ Washington mà tôi đã làm việc cùng ở Leban và Nic Robertson. Họ đã hộ tống thiết bị truyền hình CNN từ Jordan. Tôi biết chắc hẳn đó là chuyến đi khủng khiếp đày đọa và tôi muốn chào họ nhưng tôi được cảnh báo giữ im lặng, không được nói với bất kì ai, vì vậy tôi nói: "Đừng tới gần, đừng nói chuyện với tôi". Vito nhìn tôi như thể tôi bị điên.

Một trong những lính gác giật tay áo tôi và ra hiệu cho tôi đi. Ở lối vào khách sạn, một chiếc BMW màu đen đời mới đang chờ sẵn, động cơ đã khởi động, cửa mở. Tôi bước vào bên trong và chào người lái xe. Không đáp lại, anh ta lập tức đi tới con đường 14 tháng 7.

Tôi ngồi phía sau trong sự thoải mái của chiếc xe và thưởng thức khoảnh khắc hiếm hoi đó. Một cuộc phỏng vấn với người đàn ông đáng sợ nhất thế giới. Chúng tôi lái xe qua cầu Cộng hòa vào đại lộ Qadisiya ở phía bắc đi qua trung tâm viễn thông đã bị tiêu diệt. Không có chiếc xe nào khác trên đường. Chúng tôi sang đường Palestine và người lái xe nhìn qua vai xem chúng tôi có bị bám theo không. Chỉ có vài chiếc xe trên đường. Ngay sau đó, chúng tôi vào khu dân cư sinh sống ở phía tây bắc thành phố, nơi tôi chưa từng tới. Từ những biển hiệu trên đường tôi biết đó là quận Cairo.

Trong ánh sáng chập choạng, tôi nhìn thấy hai bên đường có những ngôi nhà bằng gỗ hai tầng có hoa và cây xanh ở vườn phía trước. Chúng tôi dừng lại ở một căn nhà. Không khí thanh bình hơn tưởng tượng. Người lái xe mở cửa và một người đi về phía tôi, chỉ tôi vào trong và không nói một lời.

Tôi đi qua lối hành lang tối vào một căn phòng lớn sáng ánh đèn ti vi. Ba máy quay hướng vào căn phòng được trang trí sang trọng. Nó giống như dàn cảnh trong phim của Hollywood. Bức tường trắng được trang trí các hình màu vàng, những chiếc bình lớn được bày ở các góc. Trên một tấm thảm sang trọng in biểu tượng chính thức của Iraq có hai chiếc ghế thoải mái trải lụa đa-mát trắng.

Vài người đàn ông trong phòng, gồm có Bộ trường Jassim. Một người được giới thiệu là thư kí riêng của Saddam, một người khác là họ hàng của ông ta. Họ thờ ơ. Tất cả đều mặc trang phục quân đội. Tôi nhận ra người phiên dịch từ băng hình mà tôi đã xem từ các cuộc phỏng vấn. Anh ta nói họ đã xem tôi trên CNN.

Saddam Hussein được mong chờ trong giây lát, nhưng sau khoảng nửa giờ ông ta vẫn chưa tới. Để phá vỡ sự yên lặng, tôi hỏi Jassim về Bob Simon người vẫn bị mất tích, và ông ta bùng nổ sự tức giận, nghi ngờ tôi quan tâm tới một nhóm người Mỹ hơn là tôi quan tâm tới số phận của Iraq.

Saddam Hussein, tôi đã nghe nói thậm chí còn khó đoán biết hơn. Nhưng tôi không bị hăm dọa, tôi đoán tôi được triệu đến vì có lí do và tôi sẽ sống sót qua thử thách đó. Về mặt tâm lí, tôi có một lợi thế. Ông ta là kẻ trốn chạy. Ông ta là mục tiêu của những máy bay ném bom chứ không phải tôi. Tôi cảm thấy tôi có thể chủ động trước ông ta.
Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #178 vào lúc: 28 Tháng Sáu, 2010, 08:55:03 am »

Cửa mở và Saddam Hussein bước vào một mình. Ông ta mặc một bộ đồ xanh thẫm, một áo choàng mỏng và mũ len xám. Ông ta cao hơn những trợ lý xung quanh. Ngay sau đó ông ta xin lỗi và đi ra chuẩn bị cho buổi phỏng vấn. Người phiên dịch đi cùng ông ta để thay bộ đồ thường phục.

Khi Saddam trở lại, ông ta tiến tới phía tôi và giơ tay ra. Ông ta bắt tay chặt, trông thoải mái. Bộ râu của ông ta được tỉa gọn gàng và mái tóc đen thưa được cắt tỉa hoàn hảo. Tôi nhớ tới hình ảnh Hollywood cổ về những người Latin yêu nhau. Ông ta có thể đã thử giọng cho một vai, có lẽ là người đóng thế cho Cesar Romeo. Bộ đồ của ông ta được may cao cấp và đeo cà vạt hoa đỏ thẫm thời trang.

Qua người phiên dịch, Saddam hỏi tôi tại sao ở lại Baghdad. Tôi nói tôi làm những điều như vậy vì kiếm sống. Ông ta mỉm cười thân thiện. Đó là một loại công việc nguy hiểm, ông ta nói, có lẽ đây là lần cuối cùng tôi phải làm. Tôi nhớ ông ta đã từng nói đấy là nguồn gốc của mọi cuộc chiến.

Tôi nói với ông ta thế giới rất muốn nghe những gì ông ta nói.

“Anh có mang theo một danh sách dài các câu hỏi tới đây không đấy?", ông ta hỏi. Tôi nói tôi sẽ hỏi những gì thế giới muốn câu trả lời. Đó là một lời nhận xét khoa trương và tôi lập tức hối hận điều đó, nhưng dường như ông ta không để ý. Ông ta cầm tay tôi và hướng tôi về phía dàn cảnh. "Hỏi tôi những gì anh muốn", ông ta nói.

Tôi biết phỏng vấn Saddam Hussein ở giữa cuộc chiến này sẽ là điều gây tranh cãi. Những người từng nhận xét quyết định của CNN ở lại Baghdad và tức giận chúng tôi đã chỉ ra những hậu quả đánh bom của đồng minh sẽ càng tức giận hơn. Tôi quyết tâm càng không thoả hiệp với Saddam càng tốt.

CNN chắc chắn sẽ phát toàn bộ cuộc phỏng vấn đó. Mọi lời tôi thốt ra sẽ được nghiên cứu kĩ lưỡng. Tôi không gọi Saddam bằng chức danh trang trọng. Tôi bắt đầu trực tiếp vào mỗi câu hỏi hoặc hầu hết là dùng từ “ông". Sau này tôi mới biết người phiên dịch bắt đầu các câu hỏi của tôi bằng tiếng Ảrập: "Thưa ngài", "Lãnh đạo cao quý" hay "Người vĩ đại".

Tôi quan sát thấy ném bom đã đẩy Baghdad vào bóng tối, và chỉ huy tối cao Mỹ đã tuyên bố họ sẽ giành chiến thắng. Saddam đáp lại rằng ánh sáng chói chang nhất vẫn đang chiếu sáng, ánh sáng trong tâm hồn người dân, và các đồng minh không gặt hái chiến thắng từ việc đánh bom, xấu hổ vì bắt đầu những cuộc tấn công từ đầu.

Câu trả lời của ông ta dài dòng, quanh co. Tôi biết không thể cố gắng dừng được, để xem xét các chiến thuật khác nhau nhưng tôi biết phải có những trả lời đáng giá hơn từ phía ông ta. Tôi nhận xét chỉ trong vài ngày ném bom, Iraq phải gánh chịu nhiều sự tàn phá hơn là trong 8 năm chiến tranh của nó với Iran. Saddam coi khinh điều đó. Người dân và quân đội của ông ta vẫn quyết tâm chiến đấu.

Tôi muốn biết số phận của lực lượng không quân ông ta đã rót toàn bộ cho cuộc chiến Iran và việc sử dụng dầu của ông ta như một loại vũ khí ở Kuwait. Ông ta lờ đi trong các câu trả lời của mình. Những hạn chế phiên dịch làm tôi khó khăn thúc ép ông ta trả lời chính xác.

Tôi cố gắng khiêu khích khi hỏi về quyết định của ông ta sử dụng các phi công đồng minh bị bắt như lá chắn con người tại các căn cứ chiến lược và mặc dù chính ông ta chỉ trích Hiệp định Giơnevơ nhưng cách xử sự của ông ta không tuân theo các thỏa thuận chỉ đạo trong chiến tranh. Saddam lật ngược câu hỏi, đổ lỗi cho phương Tây về quy định nhân đôi hạn chế những người dân mang nguồn gốc Iraq trong đất nước của họ khi chiến tranh bắt đầu, sau đó phàn nàn về cách đối xử tù nhân của ông ta.

Tôi cảm thấy việc gây áp lực có hiệu quả. Saddam phàn nàn Tổng thống Bush kêu gọi đối thoại giải quyết khủng hoảng chỉ như cái vỏ cho việc xây dựng chiến tranh của ông ta mà thôi. Ông ta quả quyết với giọng cay đắng bị lừa khi thả tự do cho 5 nghìn vị “khách" phương Tây và Nhật mà chính quyền Iraq đã giữ ở Baghdad trong vài tuần khi cuộc khủng hoảng vẫn đang diễn ra". Những kẻ đạo đức giả chính trị ở Phương Tây đã nói gì vào thời điểm đó? Họ nói rằng bắt giữ người nước ngoài sẽ dẫn tới chiến tranh. Họ nói để họ đi sẽ ngăn chặn chiến tranh xảy ra. Chúng tôi hối hận đã thả họ. Nhưng nếu chúng tôi giữ 5 nghìn người phương Tây và Nhật ở đây thì Bush có tấn công Baghdad không?".
Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #179 vào lúc: 28 Tháng Sáu, 2010, 08:55:56 am »

Tôi cảm thấy tôi đang tiến tới. Saddam đang trở nên phát điên. Ông ta thoát ra khỏi sự hùng biện hơn, bộc lộ mình hơn. Tôi ép tiếp ông ta về những kế hoạch chiến tranh. Đó sẽ là vấn đề then chốt của buổi phỏng vấn. Tôi nói có nhiều suy đoán về chiến tranh bộ sắp tới và nỗi sợ hãi về những kho vũ khí huyền thoại và khả năng chống trả của ông ta. Ông ta nghĩ chiến tranh bộ sẽ diễn ra bao lâu? Bao nhiêu tổn thương ông ta mong đợi sẽ giáng vào kẻ thù của mình?

Saddam dường như thích câu hỏi đó, nhưng khi trả lời nó, ông ta tiết lộ nhiều hơn một chút mà sẽ làm cho những người nghe thấy nhận định ông ta trong sự khinh miệt. Ông ta khoác lác: "Người Iraq sẽ chiến đấu theo cách sẽ giành chiến thắng mang lại cho họ sự thán phục của nhân loại". Nhưng ông ta đe dọa: "Rất nhiều máu sẽ đổ xuống, rất nhiều máu".

Ông ta dang tay ra miêu tả mức độ của nó và cảnh báo: “chúng tôi nói đến máu của tất cả các phía- Mỹ, Anh, Pháp, Saudi và tất nhiên máu của Iraq. Và không để các tay chính trị không có định kiến lừa đảo các bạn một lần nữa khi chia trận chiến giữa trên không và mặt đất - chiến tranh là chiến tranh". Ông ta mỉm cười: "Họ không nói điều này là cuộc chiến chỉ tính bằng ngày sao? Họ đã sai khi đánh giá và sẽ lại sai tiếp".

Tôi đề cập đến nỗi sợ hãi lớn nhất của những người chống đối ông ta, những vũ khí hủy diệt lớn của ông ta. Trước đó ông ta từng đe dọa tàn phá một nửa đất nước Israel bằng thứ vũ khí đó, nhưng ông ta đã không sử dụng nó trong những cuộc tấn công bằng tên lửa Scud vào Tel Aviv. Lực lượng đồng minh ở vùng Vịnh đã chuẩn bị cho các cuộc tấn công hóa sinh. Cuối cùng ông ta có mớ kho vũ khí lợi hại của mình không?

Saddam dừng lại: "Chúng tôi sẽ sử dụng vũ khí tương đương với những vũ khí chống lại chúng tôi. Chúng tôi đã cho các bạn thấy chúng tôi chân thật với những lời nói của mình như thế nào. Các bạn thử chúng tôi, chúng tôi đáp lại như đã hứa".

Ông ta nói nước đôi, do vậy tôi đưa đẩy: "Các lực lượng đa quốc gia đã nói rằng họ sẽ không sử dụng vũ khí hóa học chống lại ông. Có phải điều đó có nghĩa nếu họ không sử dụng thì ông cũng không?".

"Những gì tôi nói là chúng tôi nên sử dụng những loại vũ khí tương đương với những vũ khí chống lại chúng tôi", ông ta đáp lại. Dường như ông ta đang rút lại lời đe dọa của mình, do vậy tôi đẩy thêm chút nữa. Tôi nói rằng tên lửa Scud của Iraq được gọi là El Hussein có thể mang theo đầu đạn hạt nhân, sinh học, hóa học. "Có phải đến lúc này, ông đã sử dụng những loại vũ khí này?".

Saddam lưỡng lự một lúc. "Chúng tôi là một dân tộc tuân theo những giá trị truyền thống. Tất cả những lợi thế không quân anh thấy đã không đánh bật chúng tôi ra khỏi lộ trình của một chiến trường cân bằng. Chúng tôi vẫn giữ được vị trí cân bằng của mình. Chúng tôi đã sử dụng tên lửa với các đầu đạn thường".

Có phải ông ta thất vọng Israel đã không đáp lại trực tiếp với các cuộc tấn công tên lửa của ông ta, chuyển đổi phân cực lớn hơn của thế giới Ảrập. Saddam trả lời bằng điệp khúc cũ, đó là "Những người theo chủ nghĩa phục quốc Do Thái trong hành lang chính quyền Mỹ dẫn tới cuộc chiến tranh đang được trả lương".

Nếu những cơ sở sản xuất hạt nhân của ông bị tiêu diệt, như Lầu Năm góc tuyên bố? Tôi hỏi. Ông ta giả vờ phẫn nộ và cho tôi một bài giảng nhỏ về an ninh. "Anh muốn tôi nói về điều này, mặc dù Chính quyền Mỹ đưa ra những hạn chế, thậm chí những thông tin đơn giản nhất về cá nhân những người lính ở Ảrập phải không? Họ hạn chế những chi tiết đơn giản nhất về chiến dịch quân sự của họ. Và họ nói họ là dân chủ. Anh miêu tả Iraq như sự độc tài thì làm sao anh có thể mong đợi chúng tôi đưa ra chi tiết quan trọng này?".

Lờ đi câu hỏi của tôi Saddam tự mình độc thoại về đạo đức của người Iraq. "Điều gì là quan trọng với cá nhân người Iraq để duy trì sự nguyên vẹn, âm thanh về lòng trung thành, âm thanh về sự tự tin, âm thanh về lòng tin. Bất kì những kẻ xâm lược tàn phá gì, miễn là người Iraq vẫn còn nguyên, còn nghe được và còn sống, thì sau đó họ có thể xây dựng lại tốt hơn những gì đã bị tiêu diệt".
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM