Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 07:44:24 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Trong mưa núi  (Đọc 25743 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
tuaans
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 3774


« Trả lời #20 vào lúc: 01 Tháng Bảy, 2009, 11:34:01 am »

Tôi rời Ban tuyên huấn ngày 29-10-61, tới trạm 100 của anh Quyền mất một tiếng rưỡi. Tán chuyện cà rà một hồi, hóa ra anh Quyền cao tuổi đời và tuổi Đảng này là bà con xa của tôi mà tôi không biết! Sáng hôm sau, đi tới trạm đồng chí Chung mất hai tiếng, đợi đến chiều vì không có giao liên dẫn. Tôi chỉ cách B.24 (Đảng ủy Trà Mi) có một con sông và 20 phút đường, nhưng không thể đùa với chông thò. Rốt cuộc, một đồng chí giao liên chỉ dẫn cho tôi tự đi: bè giấu dưới bụi cây chỗ bờ sông, "từ đây tới B.24 có một đường thôi". Kết quả là tôi tìm mãi cái bè không hề tồn tại, cuối cùng lôi ra một thuyền thúng trét dầu rái đã toác miệng, lát sau kiếm thêm được một thanh tre bổ đôi có thể làm chèo. Thuyền ngấm nước, xoay tròn, trôi theo sông một quãng rồi cũng cặp bờ bên kia. Tôi hì hục kéo thuyền lên cao tránh nước lũ, ngã trầy đầu gối. Rồi do dự đi theo một lối mòn hoàn toàn khác với lời tả, có rất nhiều ngã ba ngã tư. Đi tới, thấy rậm quá lại lùi. Cố tìm vết chân nhung mưa đã xóa sạch. Sau hai giờ dò dẫm, tôi đi liều theo một đường ít mòn, đột ngột gặp một cụm nhà núp dưới cây: đến đích! Một kinh nghiệm về sau còn nhiều lần lặp lại: hễ nghe chỉ dẫn "có một đường thôi" cần phải hỏi lại ngay: " Ngoài con đường đó, có những chỗ rẽ nào không được đi!. Không hỏi kỹ, nếu sau đó anh xóc chông quay lui, cậu giao liên sẽ trố mắt rất thật thà: "Chớ anh vô rẫy làm chi?". Họ không biết cách chỉ đường, thế thôi. Nếu anh hỏi đường xa hay gần, họ có thể ước lượng: "Đây tới đó chừng giập miếng trầu, chín nồi cơm, một tiếng hú, một quăng dao, một khâu rựa...". Cái khâu rựa này rất khoa học ở chỗ nó là vòng tròn, đi không bao giờ tận cùng giống như khi anh lạc rừng!

Tôi đến Đảng ủy Trà Mi vào lúc đang hội nghị. Rất may, anh Lế (tức là Tự) phụ trách vùng Cót Nú Dút còn ở đấy sẽ dẫn tôi về tận xã.

Một điều may nữa là nhiều đồng chí nhận ra tôi.

Thì ra đây là cuộc họp của Đảng ủy hai huyện Trà Mi và Phước Sơn ghép chung, gọi tắt là Trà Sơn. Các anh Phước Sơn quen gia đình tôi và còn nhớ mặt tôi. Anh Tỉa có mái tóc bạc trắng tiếp tôi thềm nở, tự giới thiệu là Học ở thôn Mỹ Lưu, gần nhà tôi hồi chống Pháp. Anh thân mật gọi tôi bằng chú, hẹn sẽ kể nhiều chuyện về đồng bào Thượng ở huyện Phước Sơn. Còn có anh Thông to béo, cao lớn, da trắng hồng rất khác mọi người, anh Hoàng gầy và sạm, để tóc gọng kính như lái buôn.

Vào lúc các anh nghỉ trưa và tối, tôi hỏi được nhiều chuyện lý thú về Phước Sơn. Trong đó nổi bật lên vụ kiện lật tề ác rầm rộ của đồng bào Thượng gồm các dân tộc Cà-dong, Xtră, Cà-doạt ( ). Đây là cuộc tiến công chính trị chống Mỹ-ngụy đầu tiên của tây Quảng Nam ngay sau khi địch đến tiếp quản năm 1954. Cán bộ ta chưa đánh giá đúng mức thắng lợi này cho nên ít tuyên truyền rộng rãi, tuy nó cho thấy trình độ chính trị khá cao, và trí thông minh sắc sảo của đồng bào Thượng.

Hồi Pháp thuộc, khu vực rừng núi rộng lớn của Phước Sơn còn nằm trong huyện Quế Sơn, chưa tách riêng. Huyện lỵ Quế Sơn đóng tít gần chợ Đông Phú, đi lên hướng tây nam chùng hai chục cây số qua đò băng truông mới đến vạn ( ) Phước Sơn, làng Kinh cuối cùng giáp với vùng Thượng. Tới đây thường nghe ầm ĩ bầy voi rừng rống thi sức bên kia sông Trường, ban đêm hay mất ngủ vì nhũng tiếng đồng la ( ) và hú hét đuổi cọp vào bắt heo tận chuồng, mỗi sáng dậy thường có tin beo gấm vào bấm chết chó trong bếp nhà này và trăn đất đến ngủ khoanh dưới giường nhà kia. Bởi thế bọn quan quân huyện Quế Sơn chẳng mấy khi mò lên tới cái làng bị gọi là "ở dưới đít mọi" này. Có dạo Pháp đóng một đồn binh ở bến đò Tân An mé dưới vạn Phước Sơn năm cây số, bắt phu đắp đường 16 đi qua vạn, xây cầu xi-măng vượt sông ở xóm Bà Huỳnh, thuốn lên vùng Thượng, định thông lên đường 19 tới Kon Tum, về sau gặp nhiều trắc trở phải bỏ cả đồn lẫn đường.

Dù lắm thú dữ và sốt rét, vạn Phước Sơn vẫn là một làng trù phú ven núi, một cửa khẩu giao lưu giữa Kinh và Thượng như bến Hiên, bến Giằng. Đường 16 chỉ có ô tô thưa thớt lên tới bến đò Tân An cách 5 cây số mé dưới, không quan trọng bằng đường sông: ghe chở quế từ Phước Sơn theo sông Trường xuôi xuống gặp nguồn Thu Bồn, xuôi mãi qua Hòn Kẽm Đá Dừng, Phú Gia, Trung Phước. "Kể từ Quảng Huế ra di - Kiểm Lâm, Lệ Trạch, Vân Ly, Đa Hòa...", cứ thông thống trên dòng sông dài đẹp chảy bao quanh đồng bằng Quảng Nam mà đi Phố, đi Hàn ( ).

Dân vạn Phước Sơn làm ruộng rẫy, đánh cá, bứt mây, đốn củi săn thú, nhưng kiếm ăn nhiều nhất nhờ nguồn lợi từ núi cao rót xuống. Những vườn quế, rừng quế từ Phước Sơn trở lên nối liền với Trà Mi, Trà Bồng thành một vùng quế lớn nhất nước ta, là kho báu không cùng.

Ngoài ra còn chè, mít, trẩu, thịt rừng, mật ong, gỗ mây tre nứa, những hạt ươi bay ngâm nước đường nở bung ra uống mát rượi, và đặc biệt là thứ thuốc hút để nguyên lá vàng hườm rất thơm ngon mà người Thượng xâu lại bán từng giỏ lớn.

Kẻ giàu cứ việc ở nhà mà "buôn mọi"' cho người Thượng vay trước, họ sẽ cõng quế và các thứ khác xuống trả chi li. Các chủ tiệm người Hoa thạo nhất kiểu buôn này.

Đàn ông nghèo có sức khỏe thì vay vốn "đi mọi"' mua trâu thịt và các thứ hàng đổi, leo bốn năm ngày đường lên các làng Thượng trên cao còn nhiều rừng quế lâu năm, đổi quế cây, ở lại đấy lột vỏ phơi khô luôn. Họ cõng về trên lưng hai hoặc ba thớt ( ) quế nặng hết cỡ, cân bán luôn cho nhà buôn, chưa trừ hết nợ đã sà vào quán rượu sòng bạc, mặc cho vợ con ở nhà ăn sắn thay cơm. Cháy túi rất nhanh, họ lại bươn lên núi cõng quế, hoặc đi chân sào đò dọc chở quế xuống tận cảng biển. Đến tuổi nào đó bị sốt rét kiệt sức hay ngã gẫy xương hộc máu, họ mới quay về với ruộng rẫy, khi nhậu lai rai ba hột sẽ kể những kỷ niệm thời trẻ dọc ngang xuôi ngược.

Nếp làm ăn xô bồ ấy bị sa sút rất nhiều từ khi chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ, tàu biển không đến chở quế xuất khẩu nữa. Mất dần đi những vụ quế rộn rịp với hương quế thơm nồng tỏa lan khắp những dốc đèo từ núi cao về vạn, tỏa tiếp dọc sông Thu Bồn xuống tới cảng và còn bay xa nữa trên sông các đại dương...

Đến thời kháng chiến chống Pháp, vạn Phước Sơn lại đông vui như trước, hơn trước nữa, nhưng lần này không phải nhờ nguồn lợi rừng núi là chính. Đồng bào từ vùng bị chiếm bắc Quảng Nam tản cư lên, vỡ đất hoang nhiều.

Binh công xưởng Cao Thắng dời về sản xuất vũ khí trong nhũng vườn quế rậm lá, từng đoàn dân quân gánh vỏ đạn và bom thối đến đổi mìn và lựu đạn mang đi. Bộ đội hay qua lại, đêm hát vang xóm. Đường sông Thu Bồn bị địch chặn khúc dưới, muối biển và hàng hóa đồng bằng vẫn lên theo đường 16. Ủy ban định giá đổi hàng cho đồng bào Thượng, không để họ bị bóc lột như thời trước.

Các làng Thượng rước thầy lên dạy chữ và bày thuốc nam, giảm cúng vái rất nhiều. Thanh niên Thượng đi Vệ quốc quân ngày càng đông. Vùng tây Quế Sơn được tách thành một huyện riêng, lấy cái tên quen thuộc của vạn Phước Sơn đặt cho huyện mới. Kể ra, cái tên Núi Quế đặt cho Phước Sơn mới thật đúng chỗ!   Trước Cách mạng tháng Tám, tôi theo người lớn đi mua ná Thượng làm vũ khí cho du kích Việt Minh, đã lên các làng Trà Nô, Gia Ngân thuộc vùng Phước Sơn.

Hầu hết dân các làng ấy nói được tiếng Kinh. Làng ở chung tùng nóc lớn, chia mỗi gia đình một bếp gồm một hay hai buồng riêng. Tới hồi chống Pháp tôi cũng qua lại vài lần vùng này, học được một ít tiếng Thượng theo kiểu phát âm Việt hóa của người Kinh, mỗi lần nói thử lại bị đồng bào cười trêu ầm ầm! Một dạo tôi đến làng Trà Nô vào mùa suốt lúa, hỏi đổi heo. Một anh nuôi hai con heo muốn đổi, ghé miệng chỗ kê sàn, kêu một tràng: "ngụt... ụt ụt ụt...". Trong bầy heo ba bốn chục con kiếm ăn lang thang ngoài bìa rừng, chỉ có hai con ụt ịt chạy thẳng về ngay dưới bếp của chủ, ngóc đầu eng éc đòi ăn. Họ dạy heo tài thật! Sau một lát tôi mới để ý thấy phụ nữ đi vắng cả.

Hỏi ra mới biết hồi ấy chỉ có phụ nữ địu con trên lưng đi suốt lúa. Họ nấu cơm giã gạo đến khuya, mờ sáng dậy còn nấu cho người và heo ăn xong mới ra rẫy. Đàn ông giữa ngày mùa cứ đi đặt bẫy kiếm thịt rừng, cắm câu đặt đó bắt "thịt nước", rình bắn công hay gà rừng là thứ "thịt bay". Chồng nghe lời cán bộ, muốn đi suốt lúa cũng bị vợ cản: việc của đàn bà. Đi đường, vợ dịu con và cõng nặng đến mấy cũng mặc, chồng chỉ cầm ná vác dáo và đeo cái gùi mỏng áp lưng, hình như do thói quen sẵn sàng chiến đấu chống thú dữ và các bộ lạc thù địch. Đáp lại khi kiếm được thịt cá, người chồng nhường cái đầu và những miếng ngon nhất cho vợ theo lệ xưa.

Trong việc đổi chác, họ thường theo ý thích mà không cần biết giá cả do ủy ban định ra. Cần muối, cho một gà lấy một chén muối. Cuốn vở cũng một gà. Cái rựa tốt hay cái nồi đồng cũng một gà nốt, cùng lắm thì bù thêm cái chuông đép ( ) đựng trầu thuốc đang dùng! Lắm lúc cán bộ phải chen vào tính toán hộ, buộc thương lái trả thêm để họ khỏi thiệt, hoặc nói tỉ mỉ để họ hiểu "mình ưng cái nồi năm, mình phải cho con heo". Mãi về sau họ mới quen với đồng tiền và giá hàng.

Tuy vậy, ai tưởng họ khờ dại thì lầm to. Người Thượng khắp nơi luôn luôn có ưu thế đặc biệt là kiểu giả dại, giả ngộ, thường dùng để chống chọi với địch. Người Phước Sơn cũng vậy. Họ đã bỏ tục mê tín rất nhiều, khi địch tới thì vấp phải không biết bao nhiêu lệ kiêng cữ. Việc bé xé ra to, lắm khi thằng địch làm thế bí phải mua trâu đền vì phạm cữ, nếu không muốn đền mạng. Chúng lắc đầu bảo nhau: "Ông vua cũng thua đứa liều!". Cả làng chuyền tay đọc báo cách mạng, khi địch bắt được thì tờ báo biến thành "cái giấy chi của trung châu không biết".

Anh cơ sở đi qua đồn, đáng lẽ phải đưa giấy thông hành của địch lại vô ý rút đưa lầm giấy giới thiệu của ta, vẫn cãi bay được vì "người Thượng không có chữ ni!". Đang lúc hội nghị chi bộ có cán bộ Kinh mặc khố ngồi chung, địch ập vào, chỉ thấy dân làng bàn mở hội cúng cơm mới chung quanh ché rượu cần.

Theo lời kể của anh Tỉa (Học) phó bí thư Đảng ủy Trà Sơn, và anh Nung huyện ủy viên người Thượng, tôi ghi lại vụ kiện lật tề năm 1954-55, tiếp một ít về cuộc nổi dậy 1960 mở đầu từ xóm ông Tỉa thuộc làng Trà Nô.
Logged
tuaans
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 3774


« Trả lời #21 vào lúc: 01 Tháng Bảy, 2009, 11:35:05 am »

V. LÝ LẼ CỦA NGUỜI PHUỚC SƠN

Người Phước Sơn đã nhiều phen nổi dậy đánh Pháp và Nam triều hồi trước Cách mạng tháng Tám. Một chiếc máy bay quân sự của Pháp rơi xuống núi. Đồng bào cà-doạt tháo lấy được một đại liên, một súng lục, mấy cây súng trường, mừng lắm, tin rằng trời cho súng đánh Tây. Tập mãi rồi bắn được súng. Họ rào làng, cắm chông, dựng một chòi canh thật cao và đặt đại liên trên ấy. Kèm theo đó là các lễ cúng liên miên, cầu cho đạn bắn không thủng da.

Pháp nghe tin, đưa đến một trung đội lính. Đồng bào đánh giặc theo kiểu hào hiệp, đợi coi địch có bắn mình mới bắn lại, mình không làm xấu trước. Loạt đạn đầu tiên quật nhào cả nhóm đại liên trên chòi. Pháp phá cổng vào làng. Anh chỉ huy cuộc nổi dậy cầm súng lục hình như cũng đợi xem nó có bắn mình không, bị giết luôn.

Đến đây dân làng mới chống cự bằng súng trường và ná tên. Pháp chết một, bị thương ba tên, giết dân tới hơn ba chục rồi rút. Những người sống sót đánh trâu cõng của đi xuyên rừng núi suốt nửa tháng đến ở vùng khác, Pháp gọi không về. Các làng chung quanh đang rục rịch nổi dậy, thấy thế phải tạm ngừng.

Ít lâu sau, một thầy cúng Thượng bỗng tung ra tin: ai uống nước ngâm đồng xu thì đạn bắn không lủng. Các làng đổ tới mua, có nơi đổi trâu lấy nước thần. Uống xong họ kéo nhau đi đánh, vẫn chết cả loạt. Phong trào "Nước xu" tắt luôn.

Tới gần Cách mạng tháng Tám, Việt Minh huyện Quế Sơn cho người lên kêu gọi lập du kích, sắm dáo gươm tên ná. Lần này toàn dân thắng, người Thượng cũng thắng, mừng không kể xiết.

Ở vùng Phước Sơn có thằng Dầu, còn gọi là Đốc Đeo. Hắn được Pháp cử làm đốc man, cai quản vùng tây huyện Quế Sơn, rất hung bạo và tham của, thù ghét Việt Minh ra mặt.

Cách mạng mới thành công, thằng Dầu xuống vùng kinh ở vạn Phước Sơn coi thử, về nói các làng: "Mỗi người phải nộp cho Việt Minh năm ang gạo, một mặt đồng la, mười cánh ná cỡ một sải, ai thiếu thì lấy đầu!". Đồng bào hoảng hốt trước cái lệnh quái gở ấy. Hỏi đám thương lái, họ nói không đúng vậy đâu. Đồng bào biết thằng Dầu muốn vét của, cử anh Nung và mấy người nữa xuống huyện Quế Sơn kêu kiện. Việt Minh cho cán bộ về các làng nói điều tốt đẹp, dân rất mừng mà Dầu rất tức.

Nhân có một số Quốc dân đảng núp bóng đạo Cao đài ở Quế Sơn rục rịch cướp lại chính quyền, Dầu cũng rèn nhiều gươm để nổi loạn.

Anh Nung đi dự lễ ra mắt ủy ban trở về, ghé vào một nhà thấy có bó chè to, chủ nhà nói của ông Dầu gửi.

Anh nghi, hỏi xin vài lá, sờ thử thấy có lưỡi gươm giấu bên trong. Lưỡi guơm Cà-doạt mỏng và rộng bản như mã tấu, cắm cán dài chùng hai gang, cuối cán có đốc nhọn lắp mũi sắt, khi phạt chéo có thể chém sả một người làm đôi. Nung cho người em đi báo chính quyền gấp. Ủy ban gọi thằng Dầu đến hỏi, hắn chối quanh một lát rồi nổi khùng: "Tao rèn gươm để lấy đầu tụi bây đó. Lấy một lưỡi này tao rèn một trăm lưỡi khác!". Thợ rèn được gọi đến, bảo ông Dầu thuê rèn và đã nhận tám lưỡi gươm.

Ủy ban huyện bắt Dầu về giáo dục một tháng, hắn vẫn bướng, phải đưa về giam tại Tam Kỳ, cả bốn tháng rưỡi. Được lệnh tha về, hắn còn hằn học nhưng sợ oai chính quyền ta, không dám làm gì. Dân làng nhân dịp ấy mới tố cáo tất cả những vụ cướp giật của Dầu khi làm đốc man: bắt nộp trâu, heo, quế, bắt phát rẫy trỉa rẫy không công, nhất là chiếm một nà ( ) lớn của làng làm của riêng. Ủy ban xử kiện, buộc hắn phải trả nợ cho làng.

Hắn căm tức nhưng đành chịu nhịn, về sau còn nhận vào Liên Việt lấy lệ.

Sau đình chiến 1954, cán bộ ta đến giảng giải cho Dầu, hắn đáp: "Tôi hiểu hết rồi, đã biết nói tôi cũng không làm việc cho địch, các ông lo dạy dỗ bọn ngu dốt trong làng kia". Cán bộ ta cả tin, ở trong núi vẫn liên lạc đều với hắn. Đợi khi ngụy quyền xem chừng đã vững, Dầu lén gọi lính địch lên rình sẵn, mời hai cán bộ người Kinh đến ăn uống, nửa chừng lính ập vào bắt gọn. Hắn chỉ cho lính bắt luôn anh Nung và mấy người nữa, giải về quận.

Vào nhà tù anh Nung cãi không ngớt' "ông Dầu nuôi người Kinh rồi ông Dầu bắt, tôi không dính dáng chi hết". Địch buộc nhóm tù Thượng đánh hai cán bộ Kinh, họ cãi lại: "Kinh lên dạy chữ, không hại ai. Phép dân tộc tôi cấm đánh ngươi mô không thù oán".

Ngày nào họ cũng kêu đói, đòi ăn ba bữa có thịt rừng, thịt nước. Địch chưa dám làm dữ, sau 20 ngày phải thả các anh về.

Nhờ có công bắt cán bộ, thằng Dầu được Mỹ-Diệm cử làm "miền phó miền Thượng du quận Quế sơn", tức là khu vục huyện Phước Sơn. Hắn ra mặt dẫn lính đi lùng cán bộ. Hắn lại chiếm đất nà của làng, bắt dân làm rẫy không công, buộc phải giao tất cả quế, thuốc, mây làm ra trong vùng để hắn đứng giữa bán cho thương lái ăn lời. Ai vay tiền vay trâu cũng phải lễ tạ để được hắn chứng nhận.

Hồi ấy ta chưa chủ trương diệt bọn gian ác. Đồng bào 20 làng Thượng trong vùng căm giận đòi giết Dầu, cán bộ ta khuyên nên kiện lật đổ hắn. Ta cho nhiều đoàn đại biểu liên tiếp xuống kiện với ngụy quyền quận, bị lính cản vẫn cố vào đưa đơn cho bằng được, nói rất hăng.

Quận phải hẹn ngày xử kiện ở vạn Phước Sơn. Đồng bằng còn đang rối, địch không dám gây sự với dân Thượng ngay.

Đúng ngày, địch cho một trung đội đến gác nhà họp.

Bảy mươi đại biểu của hai chục làng Thượng kéo tới, dáo gươm sáng quắc. Lính buộc để vũ khí bên ngoài, họ không chịu "Phép người Thượng đi đâu cũng mang gươm dáo, không giết ai hết".

Tên quận trưởng cho Dầu lên nói, đồng bào la hét đuổi xuống, dọa đâm. Từng đại biểu lên kể tội Dầu, người nói thẳng tiếng Kinh, người nói tiếng dân tộc và được dịch lại. Anh Dê, một cơ sở của ta, đúng ra dịch rất hay, uốn nắn những ý lệch và nhấn mạnh thêm các lý lẽ đúng.

Đồng bào Kinh đến nghe xử kiện cũng tắm tắc khen anh Dê "hùng hồn như ông Nê-ru ở Liên hợp quốc", rất phục Cách mạng khéo dạy người Thượng, bởi tất cả đều đoán biết Đảng ta lãnh đạo vụ này.

Một chị lên vạch thằng Dầu nhét khăn vào miệng hiếp chị nhiều lần. Ông già nói hắn lấy chiêng của ông đánh thử và xách đi luôn. Ngay việc hắn hại cán bộ cách mạng cũng đưa ra tố, chỉ nói là giết người vô tội. Bọn lính địch nghe một hồi đều lắc đầu ghê tởm Dầu, nói nhỏ với đồng bào: "Cứ làm tới tới đi, đừng sợ chi hết!".

Quận trưởng nhiều lần cố bênh Dầu mà đuối lý, lại sợ dân nổi loạn, đến giữa buổi phải chịu cách chức hắn.

Đồng bào đòi giao hắn cho dân để đâm trừ nợ. Quận bí kế, hẹn bỏ tù, đồng bào đòi tù vài ba chục năm. Rốt lại, quận trưởng tuyên án tù bốn tháng.

Tiếp đó, buộc địch trả sông núi cho người Thượng.

Theo lệ cũ, những người đánh cá hay lấy mây tre gỗ trong khu vục làng nào đều phải hàng năm góp tiền mua trâu trả cho làng ấy. Ngụy quyền đặt ra thuế nhập lâm, mỗi người một lần đi rừng phải nộp 5 đồng không trả xu nào cho làng. Đồng bào Thượng chống thứ thuế mới này, bắt địch làm theo tục xưa. Đồng bào Kinh cũng chống thuế để đỡ bị địch lục soát và đòi hối lộ, họ biết Đảng ta lãnh đạo người Thượng đòi quyền chứ không cố ý đòi tiền. Cãi khá lâu rồi địch chịu lui: ai đánh cá lấy gỗ vùng Thượng sẽ phải trả thuế bằng trâu cho các làng. Chúng mới hứa miệng thế thôi.

Gay go nhất là lúc cử miền trưởng và miền phó mới. Bàn với nhau ở nhà, cán bộ ta chỉ đạo phải kiên quyết không cho đặt tề cấp miền. Dằng co với địch mãi đến chiều không xong. Cơ sở lẻn ra rừng hỏi cán bộ, ta quyết định đồng ý cử vì chưa đến lúc xóa hẳn được bộ máy tề.

Đồng bào bầu miền trưởng là ông Quản Nhơn, một ông già Kinh lương thiện lên làm ăn vùng Thượng đã lâu năm, và một đồng chí cơ sở Thưởng cao tuổi làm miền phó.

Tuy vậy, sau vụ kiện đồng bào và cán bộ đều kém vui. Đồng bào nghĩ Đảng biểu xóa tề mà không xóa được là dở. Cán bộ họp kiểm điểm, thấy ta bộc lộ lực lượng, khiêu khích địch mà lại không đạt yêu cầu đề ra là chống lập tề vùng núi. Về sau, qua trao đổi nhiều lần và nhiều cấp Đảng bộ mới đánh giá lại cuộc đấu tranh ấy là thắng lợi lớn, đúng phương châm do Trung ương đề ra là "có lý, có lợi, có chừng mực".

Thằng Dầu đổ nhưng còn bướng. Khi tên tỉnh trưởng Quảng Nam nghe tin chộn rộn, lên thị sát vùng tây Quế Sơn hắn cứ nghênh ngang đến dự hội đâm trâu và nói với tỉnh trưởng: "Vùng này theo Cộng sản hết". Cả đám hội ầm ầm lên: "Mời tỉnh trưởng tới làng tôi coi, hễ có Cộng sản thì cứ giết, không có Cộng sản thì chúng tôi đâm thằng Dầu!". Bọn ngụy quyền chán ngấy thằng tay sai hay gây sự, phải bỏ tù hẳn bốn tháng như đã hứa, rồi thải hắn luôn. Sau hắn ốm chết không ai để ý.
Logged
tuaans
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 3774


« Trả lời #22 vào lúc: 01 Tháng Bảy, 2009, 11:35:48 am »

Hai làng Gia Ngân và Trà Nô tiếp tục đi kiện dấn tới đòi ngụy quyền thực sự bỏ thuế nhập lâm và trả tiền thuế lại cho dân. Đuối lý, chúng phải mua tại chỗ ba con trâu của thương lái, giao đồng bào dắt về.       
Được đà thắng lợi, đồng bào huyện Phước Sơn trong những năm 1954-59 đen tối nhất vẫn lên xuống hợp pháp hoàn toàn nhưng không nộp xu thuế nào cho địch, không để chúng bắt một ai đi lính, nắm chắc được cả mâm tề.

Năm 1959 Mỹ - Diễm mở "chiến dịch Thượng du vận", đưa lính về tận các làng, người Thượng cãi thắng được hết. Cán bộ ta vẫn bám sát cơ sở, chỉ đạo từng cuộc đấu lý gay go...

Lý lẽ của người Thượng đang trải qua một lần thử thách rất lớn: sau khi nổi dậy chém lính địch, còn có thể trở lại sống hợp pháp với địch nữa hay không? Cho đến năm 1961 này, Đảng bộ huyện Phước Sơn chưa có câu trả lời dứt khoát. Chân lý không bao giờ đến gọn gàng như quả thị rớt bị bà già trong truyện xưa.

Huyện Trà Bồng Ở Quảng Ngãi vùng lên đánh địch từ tháng 8-1959, ghi trang đầu trong tập lịch sử đấu tranh võ trang chống Mỹ của Liên khu 5. Mỹ-Diệm định giập tắt mầm chống đối từ trong trứng, ra tay khủng bố rất ác các dân tộc vùng núi. Trong "chiến dịch cộng đồng kiến thiết" đầu năm 1960 tại Phước Sơn, chúng cấm dân ở rẫy, buộc về tập trung hết trong làng, thu sạch gươm dáo ná tên, nghi ai là bắt đi thủ tiêu luôn. Nhiều gia đình bỏ chạy vào núi, bị địch cướp lúa và đồ đạc, đốt nhà, bắt đánh cả họ hàng. Đồng bào bàn uất ức: nó không chịu nghe lý lẽ, nó giết hết dân, làm sao đây? Xóm ông Tía thuộc làng Trà Nô nổi dậy trước tiên.

Một buổi sáng đồng bào mài rựa đi phát rẫy, lính chặn không cho đi. Đó là giọt nước làm tràn cốc căm giận. Đồng bào nhào tới chém chết sạch sáu lính địch, lấy năm súng, rùng rùng dời làng vào núi sâu ( ). Các xóm khác và làng khác thấy vậy cũng bỏ làng cũ rút đi xa. Địch tung quân càn quét mạnh, sục núi ráo riết. Mặc kệ nó.

Làng Gia Ngân đốt sạch nhà ở, xuống đốt luôn cơ quan của địch, lập căn cứ đầy chông thò chống địch.

Cán bộ ta thấy thời cơ chưa thích hợp, khuyên đồng bào trở về sống hợp pháp. Địch chẳng kể hợp pháp hay không, cứ làm dữ bắt đánh hàng loạt, chặt đầu một người ở hợp pháp trong làng. Ba đại diện xã ( ) thực sự là tề đấy, xuống quận kêu kiện bị bắt giam luôn cả ba trong hai tháng.

Ta viết nhiều thư gửi ngụy quyền và dán dọc những con đường địch càn quét: "Nhân dân chúng tôi không muốn đánh quốc gia, nhưng lính quốc gia lên phá hại quá quắt buộc chúng tôi phải chống". Người Thượng chưa nổ súng bao nhiêu, địch đã chết liên tiếp 35 tên và bị thương rất nhiều vì chông thò. Trong thế bí, chúng viết thư trả lời: nếu dân trở về ở với quốc gia thì sẽ thả ba ông đại diện xã và những người bị bắt khác. Rồi chúng buộc lòng phải thả thật. Máy bay rải truyền đơn gọi dân quay lại vùng đất đã bỏ.

Đồng bào nghe lời cán bộ trở về làng cũ, nhưng vẫn chưa hết lo ngại, nghe tin địch lên lại chạy vào núi. Địch cố dồn dân ra ở ven sông để kiểm soát, đồng bào nói dối là quay vào nơi cũ cõng lúa, biến mất sạch. Cứ ú tim tìm bắt như vậy khá lâu.

Hồi ấy ta chưa có vùng căn cứ rộng lớn, vùng Thượng nổi dậy bị hoàn toàn cô lập, đời sống gặp vô vàn khó khăn vì chưa kịp chuẩn bị gì cả. Lâu nay chỉ ham kiếm vòng, chiêng, ché, nay lại thiếu muối, vải, rựa, không khác mấy so với đồng bào Kor khởi nghĩa ở Trà Bồng. Đảng bộ Phước Son chủ trương giữ thế hợp pháp cho dân. Hợp pháp để mở thêm mũi tiến công chính trị, phóng thêm quả đấm thứ hai, chứ không phải chỉ mua muối. Đồng bào buồn chảy nước mắt, bảo nhau "Đảng biểu về làng cũ để giữ con đường cán bộ lên xuống, làm rẫy nuôi anh em, phải về thôi. Về chịu đòn cũng là làm cách mạng!".

Họ chưa hiểu hết phương châm của Đảng, vẫn cứ về.

Địch dỗ ngọt, xoa dịu đôi chút, lại cố truy cho ra người của ta gài trong số dân làng trở về. Anh Nghêm, cơ sở về sống hợp pháp, đã làm đúng lời hứa "về chịu đòn cũng là làm cách mạng".

Hai người dân bị tra tấn không chịu nổi, khai ra anh Nghêm. Địch tìm, anh không trốn, cứ để cho bắt. Địch đánh rất ác, bảo nộp súng, cờ, ảnh, tài liệu Đảng. Chị vợ nhắc anh bằng tiếng Thượng trước mặt địch: "Đảng bày anh làm chi mấy năm nay, bây giờ cứ rứa mà làm.

Hễ khai thì không còn vợ chồng chi nữa!". Anh chịu tra suốt bảy ngày đêm nát người, không khai. Vào tù, bị giam chung với hai người đã khai, anh giảng giải hơn thiệt cho họ hàng ngày, họ khóc hối lỗi. Trong tám lần đưa anh ra tra điện, địch đều cho hai người kia xem mà khiếp, nhưng cả ba đều vững. Địch bắt hai người khai đánh Nghêm, họ nói: "Cùng giống nòi không đánh được".

Khi lính địch đưa Nghêm đi chỗ vắng định thủ tiêu, anh giật dây chạy, bị đạn bắn theo rách thịt bên cổ. Chạy thoát xa anh tự cởi trói, nhai cỏ đá dịt vào cổ cầm máu, băng rừng suốt từ vùng thấp lên vùng cao hơn hai ngày đêm, trong bụng chỉ một mối lo: "Chẳng biết Đảng có hiểu mình không, hay là tưởng mình khai không cho công tác nữa. Đúng rứa thì mình về làm việc xóm làng cũng được!" Ta cho người đón vợ con anh lên vùng cao, tạm ở làng khác.

Địch không lần ra đầu mối cơ sở, phải thả số bị giam về để gọi dân ra hàng. Hai người khai bị bà con trong làng họp phê bình một trận rồi thôi, lại sống chung như xưa.

Giữa những ngày chông chênh như thế, bộ đội tỉnh Quảng Nam đánh diệt đồn quận ly Hiệp Đức vào đêm 19-10-1960, đánh tiếp nhiều trận nữa trên vùng núi, phá vỡ toang hàng rào đồn bót bao vây các làng Thượng. Địch rút bỏ một loạt cứ điểm khác. Vùng giải phóng rùng núi mở rộng thênh thang, các căn cứ nối liền với nhau. Vùng Thượng không còn bị cô lập nữa.

Đến nay toàn huyện Phước Sơn đều bất hợp pháp cả chỉ trừ hai làng bị dồn chưa phá ra được. Vấn đề đưa dân ra hợp pháp đang được bàn cãi. Nếu làm được, lý lẽ của người Thượng chắc chắn sẽ sắc bén hơn nhiều sau bấy nhiêu lần tôi luyện! Cán bộ ta luôn luôn nhắc một điều: lòng trung thành lạ lùng của người Thượng đối với Đảng. Chẳng kể sướng hay cực, chiến hay hòa, sống với địch hay rút vào núi, hễ cái gì của Đảng đều tốt, của địch đều xấu cả.

Bởi họ nhớ bọn thống trị ngày xưa quá tàn tệ với "mọi", cho nên người Thượng ghi nhận chi li nhũng việc tốt mà Đảng đã làm cho họ. Nhớ thù để trả thù, nhớ ơn để đền ơn, cả ơn lẫn thù đều rạch ròi quyết liệt.

Hãy nói một việc thôi. Trước cách mạng, mỗi năm mất mùa rẫy người Thượng hay xuống núi làm thuê, chỉ được trả mỗi ngày công vài lon bắp hay một vốc khoai với nhúm muối cầm hơi. Chính phủ Cụ Hồ vừa lập đã định giá ngay mỗi ngày công ít nhất là hai ang ( ) khoai khô hay một ang bắp hột khô. Người Thượng ngạc nhiên.

"Lạ, cán bộ Kinh không bênh người Kinh mà đi bênh người Thượng!". Lúc thiếu rìu rựa, đang năn nỉ thương lái đổi đắt, cán bộ đã cõng các thứ ấy lên tận làng để cho không hoặc đổi rất rẻ. Cùng với những việc làm cao quý khác cán bộ của Đảng được dân coi là người bao giờ cũng tốt bụng nếu chưa phải bao giờ cũng đúng.

Người Thượng không biết nuốt lời. Vùng giáp ranh có câu thời cũ truyền lại: "Nói như mọi thắt gút". Họ thắt một gút để ghi dấu một lời hứa. Một anh cơ sở Thượng tính nết rất lầm lì, chỉ hứa gọn với cán bộ: "Cắt cổ tôi cũng không khai. Khai với địch làm chi?". Về sau lộ, bị địch cứa cổ lần đầu anh không khai, sau chúng nổi điên chặt đầu anh đem cắm cọc.

Em nhỏ Cà-doạt nghe nói địch bắt được người cách mạng thường đem dìm xuống nước, nghĩ. "Mình phải tập thử, hễ chịu được thì làm cách mạng được". Em lặn xuống suối một lúc, trồi lên: "Chưa ăn thua". Em buộc đá vào chân, lặn, một lát lại đạp chân ngoi lên: "Tại mình cột hòn đá nhẹ quá". Em tự trói chân vào khối đá to kềnh, ôm đá nhảy xuống chỗ sâu, khi ngột thì không sao lên được nữa. Một cán bộ đi qua lặn xuống cứu em sống. Tất nhiên là em làm cách mạng được! Khi Mỹ-Diệm mới đến, một số cán bộ ta lo lắng.

"Đồng bào Thượng chịu khổ từ xưa, nay địch dỗ dành mua chuộc e rằng dễ mắc mồ". Quả thật địch cố vung tiền của ra mua đấy, nhưng người Thượng không chịu bán lương tâm.

Địch gọi dân đến phát gạo. Dân không đến. Chúng đưa lính đi lùa dân tới, buộc cõng gạo về chia nhau. Đồng bào nấu thử gạo phát, bắt lính ăn trước: "Sợ các ông bỏ thuốc độc giết dân tôi". Bọn lính bàn với nhau: "Lỡ họ trúng gió đau bụng chết, lại bắt mình trả đầu thì khốn".

Chúng ăn nồi cơm ấy, dặn đồng bào đợi lính đi khỏi làng hãy nấu gạo phát, khiến bà con càng nghi ghê gớm. Hôm sau một bà nấu ăn thử, tình cờ trúng bao gạo có mùi dầu máy. Bà ăn xong chảy nước dãi không ngớt, cố nôn ọe ra, kêu làng: "Đừng ai ăn gạo tụi nó, tao bị say rồi đây!" Mỹ-Diệm phát thuốc tây bắt phải lấy. Đồng bào nhận về nhưng không uống: "Thuốc Cụ Hồ kia mới lành bệnh!".

Thêm vài người uống lầm thuốc bị ngộ độc, dân càng gờm, đem thuốc cho cán bộ ta cả. Khi họ ốm, cán bộ dùng thuốc ấy chữa lành bệnh, nói là thuốc của địch dạo nọ, họ quyết không tin.

Tới đồng tiền của Mỹ-Diệm cũng không nhử được họ, tuy họ rất quen mua bán bằng tiền. Một đại diện xã suốt năm không đi lĩnh lương, cán bộ bảo đi vẫn cứ lần lữa mãi. Tên quận trưởng muốn ăn bớt, cho bốn lính lên bắt về quận lăn dấu tay, đưa ô-tô về tỉnh truy lĩnh, chia cho đại diện mười ngàn đồng. ông này không thèm nhận, chỉ rút một tờ 500 đồng ra quán uống chầu rượu rồi về, nói với cán bộ: "ăn thứ gì của nó cũng mắc cổ hết, còn mang tội với Cụ Hồ nữa!".

Thêm một tin cuối cùng nữa dành cho tôi: một tiểu đội trưởng du kích người Kinh ở vạn Phước Sơn mà tôi quen hồi chống Pháp, về sau làm gián điệp cho Mỹ-Diệm, thường lên rình mò vùng Thượng. Bỗng dưng hắn biến mất. Địch đi tìm, gia đình hắn tìm, không thấy tăm hơi đâu cả. Cán bộ ta hỏi, đảng viên Thượng cũng như đồng bào đều nói lơ lửng:. "Đi rừng đi núi, làm sao khỏi có lần trượt chân...". Cho đến nay huyện ủy Phước Sơn cũng chỉ đoán là hắn bị một đồng bào khử. Rừng núi lặng lẽ nuốt chửng thêm một tên phản bội...
Logged
tuaans
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 3774


« Trả lời #23 vào lúc: 01 Tháng Bảy, 2009, 11:36:26 am »

VI. QUA VÙNG CÀ - DONG

Ngày 2-11-61, tôi rời Đảng ủy Trà Mi-phước Sơn đi xuống vùng ba xã Cót Nú Dút theo hai anh Ca (tức Sơn Ca) và Lê (túc Tự).

Tưởng rằng đường về đồng bằng chỉ tuột dốc liên hồi, té ra số dốc leo lên không sao đếm hết. Vẫn cái ấn tượng như hồi đi dọc Trường Sơn: con đường cứ chọn sườn nào đỉnh nào cao nhất mà rướn lên, đến tận cùng mới chịu rẽ xuống.

Đường giao liên Trường Sơn được phát dọn sửa sang nhiều những dốc quá trơn được cuốc thành bậc và đóng cọc ngáng cây như cầu thang. Đường từ vùng cao Trà Mi xuống vùng trung và vùng thấp vốn phải giữ kín che mắt máy bay, sau mấy tháng mưa càng bị cỏ cây phủ rậm rì, rất nhiều tranh, đế, lau lách, thêm những dây ngấy lắm gai bò ngang dọc, xé rách da đùi và tấm choàng nhựa.

Ngay tấm choàng cũng là tội nợ. Khoác nó khi leo dốc rất nóng nực, mồ hôi tháo ra ướt áo quần, bốc qua cổ tỏa hơi nóng lên mặt ngùn ngụt. Tháo bỏ nó lại bị nước trời đổ xuống ướt hết ba-lô lẫn súng đạn.

Có quãng dài chúng tôi lội hẳn trong lòng con suối lũ. Đá trơn, nước sâu và đục không thấy đáy. Các anh trượt vài lần, tôi mang nặng hơn và vừa sốt rét dậy, run chân ngã liên tiếp. Khó nhất là khi leo ngược đồi tranh.

Lá tranh dài sũng nước từ trên đổ rạp xuống như hom đó, chúng tôi vạch rẽ cái hom đó ấy mà ngoi lên. Tranh cứa rát đỏ hai tay, lũ vắt đen tha hồ "xin tí tiết" trên cặp chân đã trôi sạch những thứ bôi chống vắt, mắt nhìn xuống không thấy gì. Chỉ khi nào vắt lá chui vào cắn đau nhói bên trong áo quần mới bớt một tay ra gỡ vất đi.

Giống vắt lá này thân gầy, săn cứng, màu xanh biếc, đo nhanh thoăn thoắt và thích leo cao luồn sâu. Chúng chọn rất đúng chỗ đường rậm để sinh nở thành bầy. Một vết cắn của vắt lá có khi chảy máu mấy giờ liền. Thuốc hút hay giấy quyến đắp vào đều trôi, mạng nhện không có, một lần tôi bí kế phải ấn viên thuốc tím vào cho cháy thịt, sau sẽ thành sẹo.

Đến chỗ nghỉ, tôi cởi nịt súng ngắn, giũ áo lót quần đùi: bốn năm con vắt no như quả sim chín rơi xuống chân. Áo loang máu, quần đùi vải đen cứng lại như tẩm hồ bột. Sau mươi phút ngồi thở, gió quạt mạnh vào quần áo ướt đẫm lại khiến tôi lạnh run, còn mệt cũng phải xốc ba-lô đi tiếp cho ấm. Mùa rét đến rồi.

Chúng tôi đi qua trường Văn hóa dân tộc gần làng Tắc Bó (có người gọi là Tắc Pỏ), nơi cán bộ Thượng về học bổ túc văn hóa. Phải đi gấp theo các anh, không dừng được. Trưa, qua trạm trực ở làng Tắc Veng. Chiều đến trạm đồng thí Bôn, một trạm mới dựng chưa có phên che, anh em giao liên hỏi tôi xin muối và dầu đổ bật lửa vì đứt đường tiếp tế. Tôi sẽ đi tiếp theo giao liên, còn hai anh Ca và Lê tách riêng vào làng hẹn gặp tôi ở ấp Năm xã Nú.

Sáng ra mưa càng dữ. Tôi đi với giao liên theo con đường của nhân dân, quanh co nhưng không quá rậm.

Gần trưa đến xóm ông Ngôông, trạm trục. Giao liên trạm dưới không thấy lên, chắc vì lụt.

Cậu Tiến gửi 6 bì công văn cho tôi, quay về trạm.

Cậu đội cái mũ nhựa Mỹ, lớp lồng bên trong mũ sắt, không ngại bộ đội bắn lầm vì địch chưa càn tới vùng này.

Tôi ở lại nhà anh Ngôn, tên anh gần giống tên ông già làng.

Đây đã đến vùng trung huyện Trà Mi, thuộc khu vực người Cà-dong, (phát âm là K-yoong). Mỗi gia đình Cà-dong ở riêng một nhà, không làm nóc chung chia nhiều bếp như Cà-doạt hoặc Kor. Nhà anh Ngôn khá rộng. Bên cạnh có ba nhà khác nữa họp thành một xóm nhỏ trên sườn đồi trống hoang, đồng bào đang tính suốt lúa xong sẽ dời xóm vào chỗ rậm, tránh máy bay ném bom.

Hai bếp trong nhà đốt lửa ngày đêm để sấy thóc.

Thóc ướt tãi kín tấm cót đen bóng kê trên giàn bếp rộng, nửa giờ đảo một lần, vài giờ thay lớp thóc khác. Tôi hong áo quần và ba-lô ướt trên bếp, nhận phần việc đảo thóc.

Chỉ sau nửa tiếng tôi đã thành người nhà, đến con chó đa nghi cũng không còn dòm dòm ngửi ngửi nữa.

Ở đây theo "sống mới", đàn ông đàn bà đều đi suốt lúa. Rẫy chưa suốt xong gặp mưa dầm gió bấc, lúa rụng nhiều bà con sốt ruột quá. Nhưng nay đã đến tháng lạnh, lội cả ngày trong rẫy ướt không chịu nổi. Anh Ngôn đội một kiểu nón phẳng đan bằng tre như cái nia hình vuông, che người và cái teo trước bụng được phần nào, mượn tấm choàng của tôi, liều đi suốt. Một giờ sau anh trở về     với nửa teo thóc, khắp thân nổi da gà, run lẩy bẩy, hơ lửa một lúc mới nói được.

Cả nhà đành ngồi làm việc vặt bên bếp lửa, tán chuyện dài dài. Hai đứa con cõng nhau qua chơi nhà bên, chỉ cách mấy bước chân.

Trên bếp treo một soong chè tươi đặc sánh, thỉnh thoảng tôi nhấp một ngụm. Vợ chồng anh Ngôn và bà mẹ nhai trầu bỏm bẻm không ngớt, tùng lúc lại giở ống clôk ( ) ra, trút dúm vôi hay thuốc lá bột vào lòng bàn tay, ngửa cổ trút vào mồm, xong lại làm thoăn thoắt. Bà với chị đan teo suốt lúa, ít góp chuyện vì biết ít tiếng kinh. Anh Ngôn ở gửi rể nhà này nói sõi hơn, thích đùa quấy, luôn tay gọt tre làm bẫy chim bẫy sóc, có lúc vót chông nứa.

Anh gầy và đen, trời rét chỉ mặc một cái khố hẹp xoắn lại như vỏ đỗ. "Nghèo quá, mình có cái khố thôi, vợ mình không có áo". Chị vợ cởi trần thật, tôi tưởng do phong tục như những vùng tôi đã ở hồi chống Pháp, sau mới biết mình lầm. Chỉ riêng bà mẹ có áo mặc.

Bao nhiêu là câu hỏi tò mò chen giỡn cợt. Anh Ngôn chỉ cái giàn bếp khá to và chắc đang sấy lúa, có mấy khúc chân nai treo lủng lẳng ám khói, rủ tôi:
- Mình lạnh, một người nằm trên ngủ, một người ngồi dưới thổi lửa, mình đổi với nhau, hè! Đến cặp kính cận thị của tôi.
- Cái chi mà anh mặc cái ni?
- Tui đeo cái ni vô mắt, ngó qua bên núi thấy con chim nhỏ, ngó xuống suối thấy con cá chút chút.
- Của cách mạng cho? Cụ Hồ cho?
- Ờ, Cụ Hồ cho.

Họ chuyền tay nhau cái kính, đeo thử, chép miệng:
- Mình không quen, không thấy chi. Mình tập lâu chắc coi được, ngó thấy con heo con nai họ tới ăn sắn rẫy mình.

Chị Ngôn hồi trẻ chắc rất đẹp. Da trắng, mũi dọc dừa, má tròn, môi bậu (nay đã đen quết trầu). Cổ chị đeo kiềng trắng, hình như bằng đồng mạ kền, cùng một mớ chuỗi cườm đỏ. Chung quanh mỗi cổ tay những bảy tám cái vòng kim loại trắng kêu xủng xoẻng theo mỗi cử động.

Vòng đeo tai khá to. Búi tóc nhỏ sau gáy, mớ tóc xõa trên trán cắt ngắn thành rèm như một kiểu tóc Nhật mới đây. Chị hiểu tiếng kinh ít, chỉ nghe và cười tủm tỉm, thỉnh thoảng then một câu tiếng dân tộc. Tôi để ý tiếng Cà-dong phát âm bằng hầu thanh nhiều.

Nghe bà mẹ kêu nhức đầu, tôi biếu vài viên at-xpi-rin.

Lập tức cả nhà hỏi xin liên tiếp: muối, dầu lửa, kim chỉ, áo quần, cả một miếng đi mưa ít ít (tấm nhựa nhỏ). Tôi biếu thêm vài thứ, sau phải nói nhẹ nhàng là tôi không có nhà cửa ruộng rẫy, chỉ có cái ba-lô. Cách mạng phát đồ dùng để đi công tác nhiều năm, không thể cho được nữa. Anh Ngôn dịch lại, mọi người gật đầu, từ lúc ấy không hề xin lần nào nữa. Sau mới biết họ tưởng tôi là "trung châu mới lên", thường đem hàng đổi lấy gạo, gà, heo. Xin xong họ sẽ cho lại, ấy chỉ là hình thức đổi chác theo ý thích mà không cần tính giá.

Tôi ngồi ghi bên cửa sổ. Nhìn ra, thấy đất quanh nhà bị heo ủi gà bới sục bùn đỏ bầm, vài ngọn cây cau gội mưa mờ ảo trên nền trời đục, một sườn núi mới sụt lở còn đỏ tươi chưa hiện sẫm màu cỏ. Cách quãng độ mười, mười lăm phút, mưa lại quạt xuống rào rào một cơn nặng hạt hơn, chắc vì bên trên lớp bong bóng heo phủ trời kia có những bè mây đọng nước đang trôi dạt theo gió, bị các đỉnh núi cắt rời khi luồn lách qua các đèo cao. Bà mẹ sang hàng xóm để lại tấm dồ, chị Ngôn lấy đắp cho con, cả nhà chỉ có một tấm ấy.

Buổi tối lửa đốt to hơn. Cậu Bhăng qua chơi: "Mình đi tìm ử con heo rừng, tìm căn cứ chiến khu họ, không thấy chi". Độ 16-17 tuổi, da trắng, tóc rất dày cắt vành tròn quanh đầu như cái mũ nồi, mày rất rậm. Tiếp ba bốn người nữa đến.

Hình như cả xóm nhận ra tôi từ miền Bắc vào, không nói gì, nhưng cứ hỏi tôi chuyện các dân tộc miền Bắc. Tất nhiên ngoài đó sướng hơn...
- Sướng răng? Đủ muối ăn không? Có ăn lạt không?
- Chắc họ muốn cái khố có cái khố liền...
- Họ ngồi con ngựa đi núi, là con chi? Hííí... phải con đó không?

Họ bảo tôi nói thử tiếng Thái. Tôi tạm thay bằng tiếng Lào cũng gần giống thế, nói một tràng, hát một bài. Cả nhà cười:
- Nước tui ở đây thôi. Tới núi đó mình chịu chết. Cha mẹ anh ở núi mô?

Sang chuyện kiêng cữ, tôi gặng hỏi cẩn thận để tránh va chạm. Bà con ngơ ngác rất thật tình rồi đáp:
- Cữ chi nữa! Đảng nói bỏ hết cữ rồi. Cúng bỏ hết. Một năm, ăn lúa mới cúng gà một lần, chừng này thôi. Cúng cũng không cắm lá cữ, ai vô làng vô nhà đ¬ược hết.

Hỏi tới lệ chia của cho người chết, ngày xưa khá tốn kém.
- Còn chia. Của họ phải chia cho họ chớ. Kinh cũng chia của đó. Chia cái rương gỗ to, người chết nằm vô đem chôn, nhiều tiền. Người dân tộc mình không chia rương mà chia đồ nhỏ nhỏ, ít tiền.
Logged
tuaans
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 3774


« Trả lời #24 vào lúc: 01 Tháng Bảy, 2009, 11:37:03 am »

Anh Ngôn kể vì sao họ thiếu thốn:
- Chưa đánh Mỹ - Dịm, mình nuôi cán bộ Bốn với một cán bộ nữa trong nhà hai năm, hễ quốc gia lên họ ra rẫy, mình đem cơm. Hồi mình đánh Mỹ - Dịm, Đảng biểu mua nhiều muối, rựa. Mình có mua ít ít. Đờn bà ưng mua đồ đeo trên mình cho tốt, mình hết tiền. Sau mình ủng hộ Đảng ba ang muối. Còn muối nhiều mình ăn nhiều nhiều không để dành, bây giờ lạt muối bốn tháng rồi. Ai cho muối mình không dám ăn nhiều, hễ ăn mặn vô mình bị sưng hết tay chân...

Riêng vải mặc và chăn đắp họ không ngại, nếu nhiều gạo và heo gà có thể đổi cho vùng cao sẵn nghề dệt sợi bông, sợi gai. Không thèm của "quốc gia". Đây cách quận ly Trà Mi già một buổi đường thôi, địch không dám lên vì chông bẫy dày đặc, người Thượng không muốn xuống đấy.

Đêm về khuya. Cả nhà nằm vây quanh bếp lửa giữa sàn, chỉ bà mẹ và cháu nhỏ nhất được đắp tấm dồ, còn lại ba người đều nằm trần trụi. Chốc chốc lại một người thức dậy thổi lửa, ngồi sưởi một lát, từ từ cúi đầu ngủ gật, giật mình tỉnh lại khi tóc gần cháy, ghé miệng thổi lửa phù phù lần nữa rồi nằm xuống co quắp. Những mảng da thịt trần bị lấm xám mốc vì cọ trên sàn nhà. Con chó cũng lẻn vào chen chỗ nằm ấm trên tro. Anh Ngôn không nói quá khi bảo chỉ có cái khố.

Đêm ấy tôi trằn trọc trên võng, rất mệt nhưng ngủ không yên. Đang thiu thiu chợt nghe tiếng thổi lửa, cảm thấy hơi ấm tỏa vào nửa người bên phải, tôi lại hé tấm đắp nhìn cảnh ngủ ngồi nhọc nhằn của bà mẹ, anh Ngôn hay chị vợ, lại nhoi nhói trong lòng nỗi xót xa vì bà con quá túng thiếu, nỗi áy náy khi thấy mình còn quá sang trọng. Nếu không có qui định rất nghiêm ngặt của cơ quan - áo quần miền Bắc đem vào phải để dành dùng đủ ít nhất hai năm - tôi sẽ vui biết mấy khi xổ tung cái ba-lô ra, đem chia hết, chia ngay đêm nay!

Hôm sau tôi không dám đi đâu xa, ngồi chờ giao liên trạm đồng chí Tang từ dưới lên, và mất luôn một ngày đợi suông nữa. Giao liên từ trạm trên xuống trong mưa, đợi chán lại về không.

Qua hàng xóm, tôi gặp một em nhỏ lở chân. Em chạy chơi trong nhà, bị sụp lọt chân qua sàn toạc một miếng to ở gối, nay bị loét rất thối. Tôi pha thuốc tím rửa, cạo xun pha-mít vào, băng kỹ, nhờ anh Ngôn dịch để dặn cha mẹ cách chữa. Biếu vài viên kháng sinh mà trong bụng lo lo: hộp thuốc miền Bắc mang vào được qui định dùng trong một năm, hết sẽ không được phát, mà dọc Tr¬ường Sơn tôi đã vung tay quá trán...

Cậu Bhăng ướt sũng lập cập về gọi lúc 7 giờ sáng: "Họ nằm rồi! Họ nằm rồi!". Lát sau tôi mới hiểu là được thịt.

Mưa dầm lạnh, heo rừng thường cắn bứt lau lách, tranh, cây bắp đem dựng thành ủ, một kiểu ổ nằm bề cao đến rốn người, có lót dưới và che trên, hơi giống cái hầm kèo chữ A, chui vào ngủ. Sáng thật sớm hai anh em Bhăng cầm dụ đi theo dấu chân và dấu bứt cây cỏ, tìm ra chỗ heo ngủ, nghe tiếng nó ngáy mà chọn chỗ đâm vào. Heo vọt chạy. Họ theo dấu máu thấy nó ngã, còn phải để yên đấy vài tiếng vì heo có thể tỉnh lại và xốc nanh rất ác. Họ đi suốt mấy buổi sáng, nay mới đâm được. Bà mẹ cười:
- Anh Bốn ni có ma. Lâu không được heo, anh về được heo.

Vừa lúc cậu Út (hay Úk?) con trai bà mẹ, em chị Ngôn ghé qua nhà. Cậu chừng 20 tuổi, giao liên, về thăm nhà một hôm. Kiếm đâu được cả nịt to và ba-lô Mỹ hình chữ nhật. Khá cao lớn, cân đối, mặt khôi ngô. Con gái anh Ngôn "chừng năm sáu mùa rẫy" cũng có khuôn mặt rất xinh, đã quen tôi nên thường sán lại chơi, địu đứa em một tuổi hay quấy khóc trên lưng bằng tấm vải rách.

Cháu hát ru em bằng các bài Tạm biệt hướng đạo và Vừng trời đông lời Cà-dong, bài Ca ngợi anh hùng Núp lời Kinh. Cả hai chị em đều không có áo quần, tránh đi xa bếp lửa ấm.

Tôi sợ hụt giao liên nên không đi với trai làng. Lát sau anh Ngôn bảo tôi sang nhà hai anh em Sưu và Bhăng coi con heo đã khiêng về, dặn: "Vừa coi vừa làm nghe?".

Nhà bên ấy định dời vào chỗ rậm tránh bom nên không sửa sàn sửa mái, để sàn toác và mái dột nhiều. Một con heo chiếc khá to, nanh mới nhú độ hai phân, lông đen pha những sợi trắng. Hai mũi dụ đâm nó lút đến cán, nó quật đến quằn một lưỡi phải đập thẳng lại. Chủ nhà đã rạch và lột một mảng da lưng từ gáy đến cuối mông còn để nguyên lông, treo trên cao như bày chiến lợi phẩm, ước dài đến một mét tư.

Sưu là anh ruột Bhăng, chừng 18-19 tuổi, điềm đạm hơn anh Ngôn, nói chững chạc như diễn thuyết. Hỏi ra mới biết Sưu học trường Văn hóa dân tộc 5 tháng vừa về sẽ đi bổ túc để thành giáo viên dạy chữ. Sắp làm thầy có khác! Bhăng cũng giục tôi làm. Hình như lệ làng ai cũng phải mó vào mới được hưởng, và họ đều muốn tôi cùng hưởng. Bà con ở đây cắt thịt theo kiểu kê đứng lưỡi dao trên thành nia, dùng chân giữ cán dao, hai tay cầm miếng thịt mà cứa, chẳng biết tại sao. Tôi mài dao và kê tấm gỗ làm thớt, thái nhanh hơn nhiều, họ trông thấy và làm theo cả. Thịt thái miếng to nhiều mỡ, đun đầy một nồi năm. Sưu mở gói muối trong mảnh nhựa bỏ vào nồi chừng một nửa, hy sinh đãi cả xóm.

Tôi xin một mảnh mỡ sáp để rán lấy mỡ nước lau súng ngắn. Đứng lên định về, bị cậu út gọi giật: "Để ông già cúng đã!". Anh Ngôn và Bhăng liếc tôi, lúng túng vì trót khoe bỏ hết lệ cúng rồi. Sưu nói nhỏ với tôi: "Ông già cúng phép, cúng chơi thôi. Tui không cúng".

Ông già làng cởi bộ áo quần bà ba, chỉ mặc khố, ngồi xổm ở góc nhà trong cùng. Trước mặt ông, bày cái nia đựng đầu con heo nguyên lông, một tảng thịt tươi, một khay gỗ trên đặt bát thịt nướng thái nhỏ với một đĩa gan lòng, một đĩa trầu cau. Ông vừa khấn vừa xé vụn xác cau bỏ trên lá trầu, chỉ độ vài ba phút. Xong, ông đưa cho hai người đâm heo mấy miếng gan và thịt ăn trước, đến ông ăn, đến cả xóm. Các ông cỡ trung niên còn xé vụn thịt thả qua kẽ sàn nhà, khấn mấy câu nữa trước khi ăn. Theo "sống mới", xóm này không ai ủ rượu cần, chỉ uống nước chè và nước chín sau bữa. Mọi người đều ăn bằng chén đũa và thìa công cộng, kể cả trẻ em.

Bà con đẩy tôi vào chung mâm với ông già làng, nơi có thịt mềm và ít mỡ, dọn nhiều gan. Tôi nhớ câu chuyện của một số thanh niên Thượng ra tham quan miền Bắc trở về khoe ngày nào cũng được ăn gan, đó là món quý mà dân làng chỉ chia nhau ăn khi được con thịt lớn. Cậu Út cắt túi mật heo, nướng sơ trên bếp, bóp chảy ra được lưng bát thứ mật màu vàng trong như mật ong có váng mỡ, đưa mỗi người uống một hớp: "Ăn cay với đắng thay muối đây!". Chất cay thì không thiếu, cả một bát to ớt tươi bà con nhai rau ráu từng quả một.

Gạo rẫy mới ghế sắn ngon tuyệt: hạt cơm đỏ nở to bằng đậu đen, nhai hơi giòn mà lại rất dẻo. Nồi thịt rừng nêm muối vừa ăn. Tôi chén đẫy, không làm khách. Bhăng còn bóp thử bụng tôi, kêu chưa no.

Mỗi nhà được chia một đùi heo. Tôi được miếng nạc làm lương khô, "cho lại" Bhăng một ít giấy viết. Giàn bếp sấy lúa và củi nhà anh Ngôn bây giờ lủng lẳng những miếng thịt, da, mỡ treo để xông khói. Thêm một con cú lúi mắc bẫy của anh Ngôn đang treo cạnh phên, bằng con chó con một tháng. Hình nó giống chuột nhưng đẫy đà hơn, lông xám tro, mõm ngắn như sóc, bốn răng cửa rất to nhe ra màu nâu. Tôi xào nồi lương khô cứ húc đầu mãi vào các thứ chất tươi, còn phải tránh con chó ướt sũng cứ sán vào sưởi lửa, liếm tôi làm thân xong lại rùng lông làm văng bùn tứ tung. Mèo ở đây mất giống hàng chục năm nay, mới sẩm tối chuột đã bò ra kiếm ăn giữa sàn nhà.

Cô Ki Nghiêng đến chơi ban đêm cùng nhiều bà con. Cô mặc bà ba đen, tóc cắt ngắn như gái Trung Quốc, nếu không đeo cườm và vòng tay thì hệt người Kinh. Cô hút thuốc chớ không ăn trầu thuốc, tự giới thiệu: "Tui em anh Xắc" chắc tưởng cán bộ nào cũng quen anh Xắc cả. Cô hát nhiều bài hát khá đúng nhạc. Khi hát bài Dưới bóng cây Kơ-nia, cô ngồi múa một mình với hai bàn tay xoay ngoắt lên cuối câu hát. Tôi khen giỏi, cô lắc đầu: "Không giỏi chừng mô". Bà mẹ ghép luôn: "Ưng bắt chồng anh Bốn rồi đó".

Trông cô trắng trẻo xinh xắn trong ánh lửa, hát hay múa dẻo, tôi tính sẽ giới thiệu cho một đoàn văn công nào đó về tuyển. Không ngờ sáng hôm sau gặp lại, tôi thấy mặt cô rỗ hoa, khắp người bị lác ( ) ăn trắng xóa. Biết bao nhiêu đồng bào Thượng đang khổ sở vì bệnh lác này!

Bà con kéo tới chơi đông. Ai cũng bảo rất muốn nghe đài nhưng tôi không có máy và cũng thèm nghe đài như họ. Chuyện dài dài, thi hát coi ai nhiều bài hơn. Có lúc anh em trẻ nói tiếng Cà-dong, đố tôi một từ nào đó và cười khúc khích, chắc là tiếng bậy. Tôi giở những tiếng Cà-tu và Ya-rai còn dính ruột ra đố lại để thoát bị động, tỏ ra tôi ở núi đã lâu chớ không phải là "trung châu mới lên". Tám giờ tối, anh em cậu Sưu còn kéo tôi qua ăn thịt thêm một chầu trước khi ngủ.

Đến sáng ngày thứ ba mắc kẹt tại đây, trời vẫn mưa kiểu cũ: mưa bụi tuôn đều, mười phút lại đổ một trận nặng hạt. Có lúc hừng nắng đủ đánh lừa cho bà con sửa soạn ra rẫy, năm phút sau lại xối nước ào ào, rất mất dạy! Sưu và Bhăng rủ tôi sang ăn heo bữa sáng nữa. "ăn cho hết để đâm con khác". Nhưng tôi có thêm hai nơi mời. Nhà anh Ngôn dọn cơm sáng, có thịt con cú lúi bắt hôm qua. Mới ngồi vào đã có cháu ông già làng đến gọi tôi, anh Ngôn giục đi vì đó là dấu hiệu quý trọng. Tôi đành ăn phép ( ) đủ ba nơi để khỏi mất lòng mọi người.

Đến tám giờ sáng, xóm nhỏ lại rộn rịp vì anh Nứu đâm thêm một con heo nữa. Bà mẹ trố mắt nhìn tôi: "Thiệt anh Bốn có con ma lớn lớn. Anh ở đây miết được thịt miết".
Logged
tuaans
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 3774


« Trả lời #25 vào lúc: 01 Tháng Bảy, 2009, 11:37:29 am »

Tôi mới quen anh Nứu hôm qua, một người trạc ba mươi, gầy và bụng hơi to. Sáng nay hình như đàn ông cả xóm đều lặng lẽ dậy lúc ba giờ, mình trần chân trụi, gội mưa đi tìm heo. Anh Ngôn và Út đến sáu giờ đã về, lạnh không chịu nổi. Anh Nứu một mình đi lâu, đâm được, đợi heo chết mới tước vỏ cây buộc nó cõng về, cầm theo cây dụ bị quật gãy cán. Heo để ở nhà Sưu. Con này chưa có nanh, độ 30 cân, chỉ bằng già nửa con hôm qua.

Người đâm heo còn tốn thêm gạo muối nấu mời cả xóm, thịt đem chia đều, chỉ nhận phần thưởng tinh thần là chính.

Tôi sợ bội thực hay Tào Tháo đuổi, nhưng bị gọi mãi cũng phải sang "vừa coi vừa làm" như hôm qua. Con heo này ít mỡ, ngon thịt hơn, tôi ăn chán còn được biếu phần, làm thêm lương khô.

Đến trưa vẫn không thấy giao liên lên, tôi cứ theo cậu Út đi đến trạm đồng chí Tang dưới kia, không muốn lỡ hẹn với các anh cán bộ Trà Mi.

Dọc đường, chúng tôi ghé vào xóm ông Thiên (hoặc Thiêng?), uống chè nóng. Một xóm kiểu xưa chưa dời vào bí mật, còn nguyên hàng rào cao độ 1 mét 80 ken dày chung quanh, nẹp rất chắc. Cổng vào có hình một hành lang dài, cuối hành lang lắp cánh cổng gỗ dày, trên trần hành lang cũng lát nhũng cây bằng cỡ bắp chuối, từ ngoài nhìn vào như một cái cũi khá sâu, người làng có thể đứng trên cũi để canh gác và đâm những kẻ muốn phá cửa.

Nhiều nhà gỗ to trong xóm. Nhà ông Thiên đang luộc thóc: đổ thóc vào đầy cái nồi bảy, rưới nước đun độ nửa tiếng, đổ ra cót cho ráo nước rồi mới sấy khô. Tôi tưởng đồng bào làm cốm nếp, không đúng. Vì sợ rụng nhiều nên phải suốt lúa còn xanh, đem về luộc thêm cho chín hẳn.

Qua khỏi xóm ông Xiếc là tới trạm. Đồng chí Tang trạm trưởng ốm nặng đã khiêng đi bệnh xá. Anh Lê bị mắc lụt không đi trước được, còn ở đây.

Ngày 6-11-61, anh Lê và tôi theo giao liên đi gấp hai tiếng rưỡi thì tắc đường. Sông Cà-nâng lên to quá cầu bị gãy trôi. Chúng tôi có thể gói ba-lô vào tấm tăng nhựa bơi qua được, nhưng hai đồng chí giao liên Thượng không biết bơi, họ lớn lên trong vùng không có sông. Chúng tôi vượt sông xong cũng không thể tự dò đường đi tiếp vì nhiều chông thò. Đành lui lại đợi nước rút. Trời nắng gắt và đổ mưa xối xả, rất tùy hứng.

Chúng tôi nghỉ trong một chòi nhỏ xíu, dựng ở bìa một rẫy lúa nhỏ vừa suốt xong, thóc còn để một ít trong chòi đợi chủ đến cõng nốt. Phải bám gần đường giao liên xuyên rừng, không thể rẽ vào các làng xóm ở xa đường.

Đến sẩm tối, thêm ba đồng chí từ dưới lên tự bơi qua sông và ghé vào chòi chúng tôi nghỉ đêm. Năm cái võng buộc thành hai hàng, khói um ngạt thở. Hai người nhận ra tôi là bạn học cũ ở Hội An và Qui Nhơn: cậu Thủy (tức Xướng) bác sĩ dân y, và cậu Di (tức Ngô Lê Tân ( )) chuyên sửa điện đài. Nhóm này vừa xong một đợt công tác đồng bằng, nay trở về Liên khu bộ. Tôi nao nức hỏi chuyện đồng bằng trong khi họ soạn các thứ nấu bữa tối: dầu lạc, thịt heo nhà, mắm nục nấu cô, toàn hương vị trung châu! Thắp cả đèn dầu hỏa và mở đài nữa, thế là sang lắm so với núi cao.

Ngô Lê Tân là con người độc đáo. Vẫn cao lênh nghênh như ngày xưa, đặc biệt là khuôn mặt dài và giọng Bình Định nguyên chất rất dễ nhận ra tuy chúng tôi xa nhau đã 16 năm (còn cậu nhận ra tôi nhờ cặp kính cận đeo từ nhỏ). Tân trụ bám miền Nam sau 1954, đi sửa điện đài khắp nơi trong Liên khu. Đeo bên sườn một cây súng bị gọi oan là ngắn: nó là kiểu Víc-ke cỡ 9 ly có nòng dài thượt như tiểu liên nhưng lại nhẹ hơn côn 12, nhờ nó cậu đã hạ được vô số con thịt trong những năm lưu động. Tới đâu Tân cũng làm trò ảo thuật, đồng bào Thượng khen nức nở "Anh ni một mình lấy được cái đồn lớn. Ảnh cắt đầu cắt tay rồi làm dính lại đưọc!". Dáng người hiền lành mộc mạc nhưng lại sẵn những câu đùa "tửng tửng" khiến anh em cười no. Cậu cõng một cái gùi Thượng cỡ lớn, khi tôi nhấc giúp thì bị lạng chúi vì quá nặng.

Sáng sau nhóm Thủy và Tân ngược lên. Nước sông đã rút, bị một trận mưa lớn lại dâng cao, chúng tôi chưa đi được. Cũng may cho tôi, vì qua một đêm đau xương nhừ tử đến giữa buổi sáng tôi lạnh run lập cập suốt ba tiếng, lại nóng ngạt thở trong hai tiếng. Sáu phát tiêm mông ở K-40 chỉ chặn sốt rét được 23 ngày. Lần này tôi lên cơn nặng hơn, dài hơn, nôn thốc tháo và nhức đầu ghê gớm. Nếu ra đi chắc tôi đã buộc võng nằm lại giữa rừng. Từ đây đến xã Nú đi mất 4-5 tiếng qua quãng núi hoang vắng, không xóm, không rẫy, ngăn cách hai vùng trung và thấp của Trà Mi.

Đồng chí Hùng giao liên từ trạm trên xuống tìm cách "xoi đường" qua sông suối lũ. Nhỏ người, đen trũi, vui tính nói tiếng Kinh khá sõi. Cùng đi có một cô khách mắc lụt: cô Liễu (tức Rinh) ngươi Kor Ở xã Cót, chưa đến 20 tuổi, nấu ăn cho bộ đội tỉnh, lên vùng cao xay lúa giã gạo nay trở về đơn vị ở gần đồng bằng. Mặc bà ba đen, kẹp tóc đuôi gà, không đeo vòng và cườm như người Thượng khác. Hỏi tuổi, cô nói hú họa "một chục hai", cười tít cặp mắt rất đen.

Anh Lê và Hùng xuống bờ sông, tìm bứt mây song để dăng qua sông, người không biết bơi có thể ôm phao níu dây lần qua được. Không kiếm ra mây. Bốn chúng tôi dồn lại trong chòi rẫy đợi nước rút, đều bồn chồn: gạo hết, muối còn nửa thìa, riêng tôi chỉ có một tí pa-lu-đrin quá yếu không đủ chặn sốt.

Hôm sau nước sông rút vừa đủ lội, ba người lên đường, tôi đi không nổi vì sắp lên tiếp cơn khác. Tôi gửi anh Lê bao gạo rỗng, tiền Sài Gòn, cuốn vở K.40 phát để ghi chép, cả một hào đôi bạc thật mang theo đánh gió. Anh sẽ mua hoặc đổi lấy gạo, muối, kí-ninh vàng hoặc một thứ thuốc nào cắt cơn mạnh, gửi theo giao liên mang lên gấp. Họ đi khỏi, tôi lại "lên chức ông trùm", xổ cả tấm tăng nhựa ra đắp mà vẫn run.

Tôi nằm bẹp mất tám ngày đêm. Vợ chồng anh Khứu chủ rẫy đến cõng thóc tươi trong chòi về làng bí mật.

Nhà ở và kho thóc của họ bị Mỹ-Diệm đốt, rẫy bị heo rùng phá, không có gạo mang theo để cho tôi mượn, chỉ biếu một nắm lá chè xanh. Họ nhờ tôi ban đêm hú hét thật nhiều, đuổi heo rừng vào phá sắn non và bo bo chưa cắt trong rẫy.

Giao liên hai ngày một lần đi lướt qua đây, ghé vào rẫy hoặc đi thẳng luôn, đều không mang gạo theo. Không thấy anh Lê gửi các thứ tôi nhờ mua đổi theo đường giao liên. Gay go đây. Tôi còn nửa lon gạo, mỗi ngày nấu cháo một nhúm với lương khô heo rừng húp cho tan những viên thuốc sốt đắng lè mà tôi cố uống tăng liều để mau cắt cơn.

Tôi bị sốt rét từ khoảng 13-14 tuổi trở đi, đã uống vô số gói Phát lãnh tán của ta và kí-ninh trắng, vàng, xanh của tây, chưa hề gặp kiểu sốt nào quái quỷ như lần này: một ngày lên hai cơn rạch ròi lúc bảy giờ sáng và năm giờ chiều. Khi hơi tỉnh, tôi nằm ôn lại nhũng tài liệu y tế đã tự tìm đọc ở miền Bắc: thứ kí-sinh trùng hung hãn nhất thường chỉ gây mỗi ngày một cơn, sao đợt sốt rét này lại quái ác đến thế? Uống thuốc nhiều quá, mỗi lần nuốt thêm vài viên lại buồn nôn kinh khủng, tôi cố bịt mồm nuốt khan để đẩy nước cháo và thuốc xuống dạ dày, ba bốn giờ sau còn muốn nôn.

Tôi kiệt sức đến nỗi cố đứng lên lại ngã xuống, hai mắt cá đau nhúc như xương ống chân mọc gai nhọn đâm lút vào hai bàn chân. Vẫn cứ phải dậy để gội mưa đi đồng bên ngoài rẫy, xuống suối xa lấy nước, kiếm củi về chẻ sấy để đốt sưởi ban đêm. Tôi cố đi lại còn để bớt nhức đầu, để "lướt sốt". Đem về được một bi-đông nước tôi thường vã mồ hôi đầm đìa, lại trùm chăn nằm thở, lát sau thấy đầu và thân thể dễ chịu hơn. Rút được kinh nghiệm cho những đọt sốt rét về sau: khi lạnh thì cứ run và rên tự nhiên để giảm bớt cảm giác lạnh buốt từ tủy xương lạnh ra (tất nhiên trừ khi nằm sát nách địch, phải ngậm tăm), chuyển sang sốt hãy cố ngủ thiếp đi chứ đừng cưỡng cơn mê, khi tỉnh dậy nên lập tức lau mồ hôi và thay áo quần khô trước khi nằm nghỉ, đến khi ráo mồ hôi trên da thì nên cố dậy đi lại, làm việc nhẹ.

Hai đồng chí giao liên ghé vào rẫy (tôi cố ý treo áo quần ngay cửa chòi, báo có người ở), cho biết họ cùng đi với lực lượng, đến quãng cắt ngang "đường hợp pháp" từ Trà Mi đi Trà Bủ cùng nhau vây bắt được một tên biệt kích Thượng do đồn Trà Mi phái đi nhổ chông phá thò.

"Người đó tên là Vụ, mập lắm. Tụi tui đi một mình chắc chém hắn rồi". Bộ đội trói hắn giải đi đường khác. Địch phá chông thò, rõ là sắp càn xuyên núi. Tôi nằm đây gần đường mòn dễ bị đánh úp, nhưng nếu treo tăng buộc võng trong rừng sâu thì giao liên mang gạo, muối, thuốc lên sẽ tuột qua tay mất.

Tôi dịch và chép mấy đoạn nhật ký ghi giữa những lúc ngót cơn.

Ngày 12
Đêm, căng tấm nhựa che cửa. Đốt lửa to, lửa không đượm lâu, củi mục ngún nhiều hơn cháy. Cũng đuổi bớt được lũ muỗi, hâm được nước uống và tí cháo dành lại để kèm theo hai viên thuốc cuối cùng trong ngày. Đèn pin rất quý khi tôi nôn mửa, đi tiểu, hoặc dậy thổi lại ngọn lửa tàn. Trùm kín đầu trong khăn, bọc chân bằng áo đi đường. Hú trong đêm xua heo rừng. Đêm đầu tôi hơi lo khi nghĩ tới giặc mùa, phải đóng giả cuộc nói chuyện giữa một người ốm và một người khỏe, với súng các bin để sẵn.

Đây khác vùng cao: ít bọ mắt và ba vỏ (ruồi vàng) hơn, nhiều bồ hong, ruồi, muỗi, mạt gà. Vẫn còn vùng trung.

Ngôn ngữ Thượng:
- Cái dụ mình sắm đâm heo, cái thò mình làm bẫy nai, cái ná để bắn con chim, mình có muốn giết chi ai.Nó làm quá mình mới đánh chớ.
- Cái bọn theo quốc gia dại, không nghĩ tới con cháu, chết rồi con cháu còn chửi.
- Giùm suốt lúa, giùm làm chòi, họ cho lúa khoai ăn.
- Chưa có vợ, tui!
Logged
tuaans
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 3774


« Trả lời #26 vào lúc: 01 Tháng Bảy, 2009, 11:37:47 am »

Ngày 13
Sáng dậy đi đồng leo dốc thử, mới 10 mét đã mỏi nhừ. Cảm giác chân tay đòi hoạt động là giả tạo (đêm nằm thấy ngứa ngáy các cơ bắp chân).

Rừng hay rẫy buổi sáng nhiều sương đọng, đi mươi phút đã bị quệt ướt như dầm mưa. Chim cu, gà rừng cũng ngại ăn sớm ướt cánh, sáng ra ít gặp, tìm bắn không có.

Nhớ hôm Khứu đi qua, hỏi ngay: "Ông tối qua thấy chiêm bao chi? Hỏi cho biết ở rẫy tui chiêm bao tốt xấu".

Đây gọi ông cả.

- Rừng đêm: tiếng mõ đuổi heo bằng nước kêu cọ-rọọọt như con chim lạ. Con gì bay kêu to: cú... ọọọ (là cú vọ? Con cú vốn kêu cú một tiếng ngắn thôi), chiếu pin cú không bay. Người đi êm đến đâu dế cũng ngừng kêu đến đó, lỗ dế như lỗ chân lông của đất rỉ ra tiếng re re đều khắp.

- Khi đốt lửa, nhớ kiểu xây dụng cơ sở 1957-58: "Thổi lửa có than, vùi tro để đấy". Nhưng vùi lâu vài tiếng là tắt ngấm. Rấm trấu lại có khói, lộ. Đằng nào cũng phải thổi lên ngọn lửa 1959 - Gây cơ sở cũng như nhen bếp lửa càng nôn nóng càng chậm, phải kiên nhẫn chẻ vụn củi mồi. Triết lý đã cũ nhưng hay quên.

- Triển vọng đói. Xóm ông Thiên sâu cắn lúa, xóm ông Ngôông rẫy nơi cao bị bão rụng nhiều. Ở đây heo rùng phá nát, húc nậy rào mà vào thò gài chi chít phía ngoài không mắc. Khứu có tìm đâm, gặp ủ nhưng đâm hụt chỉ trúng lá. Có con đâm bị thương nhiều lần vẫn đến ăn. "Heo rẫy biết mùi các ông không dám ăn, tới đằng xa nó chạy. Tụi tui đuổi không chạy, tránh một chút thôi, đi tới mô nó tránh đó thôi, như lừa con heo nhà".

Nhớ khi ở Lào, nhân dân nói: "Súng anh em ăn người rồi, không ăn được thịt đâu".

Trong khi viết, tôi giết con rận đầu tiên ở miền Nam. Trắng, dài, đẹt, bò chậm trên quần ngoài chỗ trống. Sau 4 tháng mưa ắt không tránh khỏi rận.

- Võng nằm lửa nhiều: khói hun thành những đường sọc dọc, bẩn đen như ghét bám, ở hai đầu võng nhiều hơn, khúc giữa ít và thưa vì nằm căng rộng, khói rải đều.
- Hai giờ chiều: cuối cùng gạo, muối, ki-na-crin đã đến! Anh Lê giới thiệu tôi với anh Mười ở ấp Năm xã Nú. Tốt rồi! Cố ăn cho lại sức mà đi.

Ngày 14
Đêm, thật chán khi ở một mình không ánh sáng trong căn chòi này, nơi ban ngày có thể làm việc thoải mái mà không ai quấy rầy. Khi giấc ngủ khó khăn chưa đến, những mơ mộng sáng tác của tôi được thả lỏng không chịu ngưng lại, tạo nên nhũng cơn mất ngủ làm kiệt sức.

Đêm qua, tiếng suối róc rách bay theo một hướng gió nào đó giống hệt tiếng người, khiến tôi phải dậy thắt nịt súng ngắn đeo túi dết, xỏ dép, sẵn sàng vừa chạy vọt ra vừa bắn. Một biệt kích đi nhổ chông báo hiệu địch sắp càn.

Những tiếng chim lạ kêu cũng gây cảm giác khó chịu, không nói được tại sao.

Đêm nay tôi hy sinh nửa ve dầu lửa cuối cùng để viết mấy dòng, chỉ nhằm chờ giấc ngủ đến. Một lãng phí cần thiết. Tôi liếc nhìn ngấn dầu hạ xuống mà đau lòng.

Không đám nghĩ đến những tác phẩm đang thai nghén, sợ quá mệt và mất ngủ. Những con gián con đáng nguyền rủa xúm lại đông đúc chung quanh đèn, chúng có cái vẻ đểu cáng, hèn hạ và bẩn thỉu đến nỗi tôi tìm cách đốt chúng mà không ăn thua. Hãy so chúng với một số người ở dáng đi, lối kiếm ăn, sự bất khả xâm phạm nhờ quá nhơ bẩn. Lũ muỗi cũng không muốn bỏ qua dịp tốt, tôi phải trùm kín đầu và cổ. Viết đêm nay là trò chơi trẻ con, kiểu giết thì giờ của người ốm. Giải trí một lần này thôi.

Mai tôi sẽ đi theo giao liên trực, nhờ họ mang hộ ba-lô. Ở chỗ anh Mười ấp Năm, ít nhất đêm còn có thể nói chuyện dông dài với đồng bào Thượng, góp nhặt vốn sống. Tôi không còn biết rảnh rỗi, phiền thế! Nếu ai giam tôi vào xà-lim một năm thì sao. Có thể tôi hóa điên. Hoặc tôi bước ra với một sức tự chủ ghê gớm. Số phận một đồng chí nằm nhiều năm dưới hầm còn khá hơn. có việc để làm, vẫn bận rộn.

- Bên ngoài, một mảnh trăng thượng tuần khiêm tốn, một cánh diều sáng chỉ tô màu hơn là chiếu soi. Tấm voan xanh lá nhạt trùm trên lá cây. Một quả núi xa coi khinh thứ ánh sáng tiểu thư ấy, đứng thành khối đen sa sầm. Rồi sương mù dâng lên và tãi ra thành tấm vải phủ màu trắng xốp, xóa chân trời, xóa những đồ thị hình sin của các đỉnh núi, trời và đất không còn ngăn cách nữa.

Lũ gián con bò chung quanh đèn, bóng của chúng cũng bò trên mặt giấy của tôi. Quấy mãi! - Người cách mạng thường nhớ đến quá khứ trong khi ốm, vì ốm mới nằm im nghỉ việc, mới không bị cuốn vào những xô bồ hằng ngày, chịu để đầu óc dừng lại một chỗ.

Trừ những lúc kể khổ hay tương tự, người ta thường thấy lại những cảnh tươi sáng của quá khứ nhiều hơn, cả anh em con nhà công nông cũng vậy. Nhớ nhà, ít ai nhớ cảnh vợ chồng lủng củng. Vì sao? Vì con người luôn luôn khao khát hạnh phúc. Trong gian khổ hôm nay họ mơ ước hạnh phúc ngày mai, nhưng trong khi chưa tưởng tượng được ngày mai ra sao, họ tạm chọn trong quá khứ những giờ phút tươi đẹp nhất, dù ít ỏi đem ghép lại thành ngày tháng của tương lai.

Vì bức tranh cuộc sống bao giờ cũng chen lẫn tối và sáng, đen và trắng. Tùy mỗi người, mỗi quãng đời mà thấy đen nhiều hay trắng nhiều. Những màu của sự quên lãng cũng là màu đen, cho nên khi bức tranh hôm nay đã lùi vào quá khứ ta quay nhìn lại chỉ còn thấy toàn chỗ trắng.

Vì gian khổ và khó khăn trong hiện tại cũng đủ nhiều rồi, người ta chỉ cần ôn lại những thử thách của quá khứ để thêm tin ở sức mình. Còn khi mơ ước, người ta chỉ muốn nhớ lại thật nhiều nét đẹp, thật nhiều mẩu hạnh phúc để cộng vào và làm to thêm phần sung sướng nhỏ bé của hiện tại...
Logged
tuaans
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 3774


« Trả lời #27 vào lúc: 01 Tháng Bảy, 2009, 11:38:17 am »

VII. NGƯỜI KOR LÀM LÚA NUỚC

Tôi bám theo một đoàn dân công Thượng và một tiểu đội lực lượng Kinh đội mũ tai bèo về vùng dân tộc Kor trong một chiều nắng ráo, mát rượi.

Nhớ nhất là lúc gặp ba cô gái trẻ từ dưới lên, tiếp một cô thứ tư. Tất cả đều xinh tươi, mặc quần đen áo màu, trên ngực đeo huy hiệu đoàn viên Thanh niên lao động còn mới tinh. Các cô vừa leo dốc nên mặt đỏ hồng lấm tấm mồ hôi, càng đẹp. Anh em lực lượng ngắm không chớp mắt, bảo là các cô văn công mới tuyển.

Rời đường giao liên, tôi rẽ theo lối mòn một mình tìm đến ấp Năm xã Nú. Ốm dậy vẫn đi vững, có lẽ vì quá thèm lên đường. Gió chiều thổi lộng trên sườn núi, quét rung rinh qua vạt rẫy đã suốt còn rơm rạ vàng tươi đứng nguyên. Rẫy ở cao, đầy những tảng đá xám, có nhiều thân cây nằm ngang lối đi khiến tôi thấy lạ. Lúa mọc vất vả ngoi lên từ những kẽ đá nứt, chắc năng suất thấp.

Không khí không pha mùi lá mục ẩm nữa, rất ngọt ngào.

Đồng bào Kor đang chặt củi ngửng đầu cười, chào đón, hỏi thăm. Tôi ấm lòng ngay, mến ngay.

Đến làng, tôi càng thấy lạ. Nóc bí mật nằm chìm dưới tán cây được dựng theo một kiểu rất lạc hậu: một nhà dài, thấp, mái lợp lá mây xuống sát đất, kín bưng như những kho muối tạm ở bờ biển đợi xe đến chở, chỉ chừa hai cửa rất hẹp ở hai đầu, một số chỗ vạch lá mây để lách người ra vào ở bên sườn dọc.

Ở đây số đông phụ nữ mặc váy vải đen không thêu, chỉ đeo một ít cườm mà không thấy có những vòng nặng ở tay, cổ, tai. Đàn ông mặc kiểu Kinh, chỉ vài ông già đóng khố choàng đồ như vùng trên.

Tôi hỏi anh Mười, cán bộ xã. Một em nhỏ dẫn tôi chui qua cửa đầu nhà, vào một thứ hang dài tối om. Đánh bật lửa lên, tôi nhận ra một hành lang ở giữa, bên trái là dãy sạp tre chia sơ sài thành những ngăn hở để thóc, bên phải cũng một dãy sạp tre có phên the thành nhiều buồng rất kín cho người ở. Nóc này độ hai chục bếp, mỗi bếp có một cửa rất hẹp xuyên qua sườn dọc. Em dặn ngay tôi: người ngoài nấu ăn không được dùng bếp trong buồng, phải nấu chỗ sạp để thóc. Quái, cán bộ ta thường khen ấp này tiến bộ lắm kia mà! Tôi đặt ba-lô, lách ra ngoài ngay cho dễ thở. Trời còn sáng. Đồng bào đi rẫy về xúm lại nghe tôi báo tin ta đã bắt thằng Vứ biệt kích, nhiều người biết tên này. Làm quen nhau rất nhanh. Các cô ở đây vừa chào vừa đưa tay ra bắt rất tự nhiên, chỉ thiếu lời xưng tên nữa là đúng lối làm quen của người Nga. Anh Mười sang ấp Sáu chia thịt một con trâu bị thò đâm vừa về, chia lại cho tôi luôn một cân làm lương khô, nói rành mạch hệt người Kinh. "Mỗi ký trị một ang sáu lon lúa, anh ở đây hăm bốn lon, là ba mươi lon cả thảy. Để tôi hỏi lại giá lúa rồi tính ra tiền, anh trả sau".

Anh đọc thư anh Lê và dặn: "Đừng nấu cơm, để ăn chung với gia đình tôi". Có lẽ vì đã nghe nhiều lời chê kiểu nhà bịt bùng ở đây, anh Mười giải thích luôn: "Đồng bào thiếu mền đắp, phải lợp nhà thiệt kín cho bớt lạnh, bớt muỗi".

Tôi nấn ná bên ngoài đến sẩm tối mới vào nhà, tập hít khói củi ngạt thở cay mắt, tập nhìn trong ánh lửa chập chờn, chừng nửa giờ mới quen dần. Chưa hiểu tại sao họ không làm những cửa chống lên sập xuống cho ánh sáng và không khí lọt vào. Mới ốm dậy, đi đường mệt quá, ăn xong bữa cơm lạt muối tôi treo võng ngủ luôn.

Ngày hôm sau Mười đi vắng, anh Hương là anh ruột Mười đãi cơm với thịt trâu có muối. Áng chùng muối chỉ dành cho khách nên chị vợ dọn riêng mâm cho chồng với tôi ăn trước, kêu bận ăn sau.  Hai anh em đều có vẻ buồn buồn. Lát sau anh Liễu nói riêng với tôi: anh Hương có bốn đứa con đều chết dần cả, cháu cuối cùng mới một tháng cũng quặt quẹo, chảy máu mũi; anh Mười thì vợ ốm một tháng nay mà không chịu nói ốm gì. Tôi để ý thấy chị Mười mặc bà ba đen ngồi lặng trong góc tối nhất, ai hỏi gì chỉ cúi mặt xuống đáp rất khẽ. Chắc bệnh phụ khoa nên chị xấu hổ. Nhà tối mịt, buồng kín như hộp thế này, tha hồ cho các thứ vi trùng sinh sôi nẩy nở! Anh Hương kể bằng tiếng Kinh chỉ hơi sai dấu: - Đây lạt muối tại chủ quan. Năm ngoái năm tê, hồi tính phá khu dồn chạy lên núi, cán bộ đã dặn mua thiệt nhiều muối để dành. Mỗi nhà có chuẩn bị mươi ang, mười lăm ang, bỏ giỏ đem vô rừng treo trên cây, cả năm không đi thăm, muối chảy nước hết. Đựng trong thùng thiếc, muối ăn lủng nát đáy, cũng hết trơn. Ăn lạt từ tháng bảy, nuốt không nổi, mệt đuối, sau mới quen lần lần.

Ấp Năm mới thoát khu dồn năm ngoái, chạy lên ở gần ấp Sáu xã Nú, đùm bọc nhau mà sống. Rẫy phát gặp chỗ đất xấu lắm đá, suốt lúa chẳng được bao nhiêu.

Địch chưa dám đuổi theo lên đây, mới bắn pháo lớn từ ven núi lên. Hồi chống Pháp làng ở sâu trong vùng tự do, chưa hề nghe tiếng đại bác dù vẳng từ xa đến. Hôm đạn pháo rơi nổ trong rừng lần đầu, đồng bào hoảng sợ, tưởng quân bộ nó kéo tới nơi rồi, chạy lung tung. Cả du kích cũng hoảng. Sau mấy anh lực lượng bày cho nghe tiếng nổ đầu nòng dưới xa, tiếng rít hú của trái đạn tới gần, mới biết là lính địch không lên.

Trong nóc, đến 8 giờ sáng vẫn còn tối như bưng. Tôi ra dạo quanh một vòng, làm quen với thanh niên và trẻ em. Phần lớn đồng bào nói sõi tiếng Kinh. Tôi giở sổ tay ra hỏi và ghi tiếng Kor để học (tài liệu viết là Kor, đồng bào ở đây phát âm là Kol, chưa hiểu vì sao. Có thể phần lớn dân tộc Kor ở huyện Trà Bồng phát âm khác chăng?).

Các em rất thích, xúm vào bày rối rít, tôi nghe loạn ù.

Vì được bố trí bám khu vục này, tôi không muốn lướt ngang như vùng Cà-dong, cố học tiếng làm vốn. Đợi khi lại sức tôi sẽ đi rừng đi rẫy với dân làng.

Bên cạnh nóc chính còn có nóc thứ hai mới làm xong, nhỏ hơn, sạch và sáng vì làm sàn cao, các buồng cũng thoáng hơn. Anh Liễu gọi tôi sang đấy làm việc cho dễ, tới bữa lại về nóc lớn ăn chung với hai anh em Hương, Mười. Sắp nối dài thêm nóc cho mấy gia đình tản lạc đang muốn về ở chung ấp cũ với họ hàng.

Khi đến Đảng ủy Trà Mi - Phước Sơn, các anh nghe tôi bảo sắp về vùng Cót Nú Dút, đã dặn tôi tìm hiểu phong trào làm lúa nước do ấp Năm xã Nú mở đầu. Sáng nay tôi gợi chuyện, anh Mười giới thiệu anh Liễu là người hiểu sâu việc này hơn cả. Liễu hẹn đi công tác về sẽ kể tỉ mỉ.

Tôi ngồi cạnh cửa sổ ghi trên đầu gối, kín đáo xem một bà cụ đan chiếu. Chiếu ở đây giống vỉ buồm, mỏng và nhẹ.

Bà ngồi duỗi hai chân, dựa cột. Lá ca-đơr (dứa dại) đã tước thành những dải dài một sải, rộng độ nửa phân.

Tay trái bà nắm một đầu dải, tay phải cầm cái kẹp bằng thanh tre tươi bẻ gập đôi, kẹp từng dải lá vuốt cho phẳng, lại kê nó trên đầu tóc bạc và dùng hai tay kéo qua lại nhiều lần đến khi nó dẹt và mềm hẳn mới đem đan. Từng cử chỉ đều chậm chạp tuy việc không nặng. Tính cả thì giờ đi cắt lá dứa, tước, phơi, áng chừng 3 đến 4 ngày mới xong một tấm chiếu đủ một người nằm, và nằm không lâu bền gì.

Lại hiện lên trước mắt tôi cảnh lao động nguyên thủy kinh người của đồng bào Thượng mà tôi đã thấy rất nhiều lần: mỗi chiều về sau một ngày phơi mưa nắng làm rẫy, người vợ địu con trước bụng, dành lưng cõng một gùi củi rất nặng đủ nấu và sưởi, đèo thêm mớ rau và bó củ sắn: người chồng cầm dáo đeo ná, cõng một gùi to lèn chật nhũng ống nước hoặc vác một thân cây khô để sưởi ban đêm. Cả hai chậm chạp bấm mười ngón chân, dò từng bước trên con đường mòn lởm chởm sỏi đá, leo dốc ngược gần 80 độ, về làng. Bao giờ đồng bào vùng núi mới bớt vất vả? Ở đây nghe nói người Kor đã từng giàu tấy lên nhờ ruộng nước. Định canh định cư là rất cần, nhưng kiếm ruộng đâu giữa núi non lởm chởm này.

Cuối ngày đầu tiên ở ấp Năm, tôi đã bập bẹ: "Gô Sơ-no Xoi Kol kí kí!" (tôi nói tiếng Kor một ít).

Anh Liễu mới 25 tuổi, khá đẹp trai, cao dong dỏng.

Mặt trắng với những nét thẳng, khỏe, trán vuông và cao, tóc cắt gọn kiểu thể thao. Anh nói tiếng Kinh đúng giọng và từ ngữ. Hồi chống Pháp anh đã học trường cấp II của ta ở huyện lỵ Trà Mi, hình như tới lớp sáu. Mới gặp có thể tưởng anh là thầy thuốc hay thầy giáo từ thành phố về đây thực tập. Cha anh Liễu là ông Tựu, đại biểu quốc hội tỉnh Quảng Nam, người mở đầu phong trào làm lúa nước của người Kor vùng này. Anh có em trai là Phương đi lực lượng, em gái là Mai nữ y tá đang công tác trong huyện.

Vợ chồng anh Liễu ở một buồng trong nóc nhỏ, thường đi rẫy và công tác vắng nhà. Qua thăm anh, tôi thấy có hai cái mai ba ba treo trên cửa buồng, tưởng là treo vì một phong tục nào đó. Anh cười, bày luôn một loại thuốc nam: - Hễ anh bị sốt rét kinh niên tới mức lờn thuốc, cứ đốt mai con ba ba, hòa nước, uống vài lần là lành. Hay là lên rừng bứt trái lừng, nuốt chừng năm bảy trái như uống thuốc phòng, cũng bớt sốt nhiều. Cây lùng thân tròn, dài, dẻo, vỏ trơn, thường chẻ để đan bồ lúa đó. Trái nhỏ bằng đầu ngón út, lớp ngoài trắng trắng... Đau bụng thì hỏi xin củ pa-gạc-rik, túc là ngải đắng đồng bào hay trồng, đem sắc uống. Khi bị thương máu chảy nhiều, tìm lá xơt nhám nhám, tròn như đồng tiền, hình như người Kinh kêu là lá đồng tiền đó, nhai đắp thì cầm máu. Về sau muốn vết thương mau liền da, lấy lá pa-gạc-cọt dân cũng thường trồng, thân với lá hơi to hơn ngải đắng, đem giã nhỏ bỏ vô ống nứa xanh nấu chung với nước đái con nít cho sôi chín, để nguội bôi chỗ bị thương...

Anh Liễu dành hẳn một ngày rưỡi để kể chuyện ấp Năm tự nguyện làm ruộng và định cư. Từng lúc anh Hương, anh Mười và những người khác ghé qua chơi, góp vào nhiều mẩu kỷ niệm của thời vui no ấy.
Logged
tuaans
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 3774


« Trả lời #28 vào lúc: 01 Tháng Bảy, 2009, 11:38:42 am »

Người Kor ở huyện Trà Bồng (tây Quảng Ngãi) đông nhất ở lan ra ba xã thuộc Quảng Nam là Cót Nú Dút.

Hồi đánh Pháp, chỉ trừ một số thanh niên đi vệ quốc quân có trải qua bom đạn, còn ba xã Kor này nằm sâu trong hậu phương tự do, không hề bị địch phá phách. Tự do sướng thật, nhung chưa đủ cơm ăn áo mặc. Rẫy xấu, rừng nghèo, làng phải đổi chỗ luôn vẫn không thoát đói.

Ông Tựu đi công tác nhiều nơi, thấy người Kinh làm ruộng ông rất thích.

Gần xã Nú có một thung lũng gọi là nà ông Phố, đất phẳng, có sông Làng Gạch chảy qua, bỏ hoang từ lâu.

Bề rộng độ nửa cây số, bề dài từ 3-4 cây số. Từ đấy vượt qua một dãy núi bình phong mất độ vài tiếng là đến xã Phương Đông của người Kinh. Các cụ già kể rằng đời xưa, lâu lắm rồi ngươi Kinh đã từng vượt núi lên đấy làm ruộng nước, lập thành bảy làng. Do hiềm khích sao đó, người Thượng kéo xuống đánh, hai bên chém giết nhau nhiều năm. Sau người Kinh bỏ nà ông Phố rút xuống trung châu như cũ. Đến nay đào giếng tới lút đầu người còn tìm thấy những dấu đình, miếu, bình vỡ, gươm nát, đã bị những cơn lũ lụt bồi đất lấp kín, cây cỏ mọc rậm rì, tiếng đồn có rất nhiều ma.

Năm 1948, ông Tựu rủ dân làng xuống nà ông Phố trồng trọt thử. Không ai chịu đi, còn con ông đừng liều với ma. Ông cứ xuống dựng chòi ở tạm, phát cây, trỉa thử một đám lúa rẫy, thấy đất rất tốt.

Qua năm sau ông vẫn làm rẫy bắp, nhưng chọn chỗ ít gốc rễ cố vỡ một mảnh đất làm lúa nước thử coi. Cùng với hai người nữa, ông đẽo cây làm mai, đào mương dẫn nước suối vào. Cả làng cười các ông này điên. Mặc kệ, cứ làm. Có nước đến, ba người đào bỏ những gốc nhỏ, dùng cây rựa nạy từng mảnh đất lên, lấy mũi rựa xoi xoi cho đất bở tơi ra thành bùn để bắc mạ. Rắc hạt giống xuống bùn, không biết làm sao cho nó chìm, họ phải đào đất chỗ khác cõng đến, rắc phủ lên trên xuống mạ. Được mạ rồi họ đem cấy. Lớp bùn ruộng quá nông, cây mạ đổ nghiêng ngửa, họ chọc lỗ như trỉa rẫy để cắm cho mạ đứng. Lóng ngóng vậy mà nhờ đất tốt, lúa cứ mọc. Không làm cỏ lúa vẫn tốt bốc, xanh um. Cả làng bắt đầu trầm trồ khen. Chẳng thấy ông Tựu bị tai nạn hay đau ốm gì cả, dân làng không còn sợ ma rừng ma rẫy trả thù, sợ làm ruộng bị thối chân nữa.

Dân làm rẫy là chính, làng cử người xuống trung châu mua lưỡi cuốc về vỡ ruộng thử. Đêm về, lại không nhớ ngươi Kinh đóng cuốc ra sao, họ cắm một khúc cây ngắn như cái nạo cỏ dùng trên rẫy, cúi xuống cuốc ruộng rất đau lưng và văng bùn đầy mặt. Cán bộ Kinh đi qua trông thấy, bày cho làm cán dài, đứng cuốc thật dễ. Cuốc ruộng xong đến đào mương, dẫn nước về ruộng. Vụ ấy chưa biết làm cỏ, lúa vẫn trúng hơn rẫy nhiều.

Làng bắt đầu ham ruộng hơn rẫy. Các gia đình lâu nay chỉ lo sắm chiêng, ché, nồi đồng, nay đổ của ra mua trâu cày lưỡi cày lưỡi cuốc dưới trung châu. Người Kinh được mời lên bày cách đắp bờ, gieo mạ, nhất là cày bừa bằng trâu. Người dạy cứ cày, người thứ hai dắt trâu, người thứ ba đi bên cạnh nắm hờ vào chuôi cày, nhẩm cho thuộc cách gọi trâu, một lát đổi cho nhau mà tập.

Ủy ban chia mỗi gia đình một khoảnh đất tách rời để phát, đốt, dọn gốc, cuốc vỡ. Ham quá, bà con vòng công với nhau làm suốt đêm trăng. Các khoảnh dần dần giáp liền bờ. Bà con đổi qua lại những mảnh ruộng lẻ cho tròn gọn từng khoảnh, san bớt bờ ruộng cho dễ cày bừa.

Xuống đồng làm ruộng, ắt không bỏ nhà cửa đồ đạc trên núi được. Làng để vườn trên ấy, dời nhà về ở gần ruộng. Nhà sàn gỗ, chỉ cần tháo dỡ ra cho trâu kéo về chỗ mới, dựng lại là xong. Về sau, khi Chánh phủ kêu gọi định canh định cư, dân ấp Năm chỉ cười: "Xong từ lâu rồi!".

Đến mùa gặt lớn dầu tiên, bà con vẫn suốt bằng tay.

Lúa ruộng dai, khó suốt. Lại đi mua liềm hái về tập gặt và học xếp nhà lúa cho trâu đạp. Ban đầu họ còn cõng lúa từng bó trên lưng, dần đã tập gánh được hai bó, chỉ đau vai trong mấy ngày đầu chưa quen thôi. Theo kiểu người Kinh, họ làm luôn vụ lúa thứ hai trong năm, vẫn cứ trúng! Từng gia đình Kor bấm tay tính thử: trước kia làm rẫy rất cực, trỉa một ang giống chỉ thu về 13 đến 14 ang lúa, nhà cố làm hết sức 15 ang giống rẫy được 200 ang lúa vẫn không đủ ăn. Nay vỡ ruộng dù tốn công đấy, nhưng các mùa sau rất nhàn, một ang giống được 30 đến 50 ang lúa. Nhà nào chịu khó làm cỏ, vãi phân trâu còn được nhiều hơn. Có nhà gặt tới 700-800 ang, làm kho chứa không kịp, ăn không hết, mỗi lần xuống vùng Kinh lại cõng lúa theo bán, đổi. Có khi người Kinh cũng lên mua tại chỗ.

Mê lúa nước lắm rồi! Các ấp trong xã Nú lần lượt xuống núi. Một số ông già làng, thầy đồng, thầy cúng cố ngăn cản, không cản nổi. Các xã khác kéo đến vỡ ruộng, đào mương theo lời cán bộ kêu gọi, thật ra trong bụng cũng lo tới trễ sẽ hết đất tốt, trâu chậm uống nước đục mà! Nà ông Phố càng đông dân, việc giữ lúa chống heo nai chim chuột càng dễ chứ sao! Ông Tựu được dân rất tin, bầu làm chiến sĩ thi đua nông nghiệp của tỉnh, mỗi bận đi họp lại đem về rất nhiều hiểu biết mới, bày cho các xã ấp làm theo.

Thôi làm rẫy, bà con cũng bỏ luôn những lệ cúng vái kiêng cữ lâu đời gắn liền với nghề rẫy, từ nhát rựa đốn cây đầu tiên đến khi rước ma lúa về kho. Còn những tục cúng của nghề ruộng thì người Kinh đã bỏ hết, muốn cúng cũng chẳng ai bày. Mấy ông thầy cúng không còn biết gọi thứ ma gì về ăn nữa, đành đi cấy gặt với dân! Đồng bào vẫn ở chung cho vui, chia mỗi gia đình một cửa theo nếp sống đã quen, nhưng dựng nóc rất to, buồng thật rộng, có thêm nhiều nhà đất để xếp cày bừa, chứa thóc. Trâu và heo dần dần có chuồng ở, chúng mập khỏe hơn và làm ra lắm phân bón ruộng.
Cởi được cái gút cơm gạo, làng bắt đầu giàu. Khi giàu sao mà cứ giàu thêm lên mãi. Đã sướng thì sướng đủ cách! Thịt rừng vô số mà chẳng cần đi xa, bởi lũ heo nai bám theo ruộng vườn kiếm ăn. Ủa ban cấp giấy cho làng mua một cây súng và nhiều đạn để giữ lúa. Làng còn sắm thêm mươi cái bẫy kẹp heo nai bằng sắt loại 7-8 ký, thứ này giữ được con mồi sống cho mình ăn, không giết chết bỏ thối như bẫy thò đâm. Gây đàn chó săn ngày càng đông, học kiểu đuổi thú dồn vào lưới rồi đâm như người Kinh. Có ngày làng kiếm được vài ba con thịt lớn, ăn tươi chán rồi sấy, đem biếu cán bộ bộ đội từng gánh, còn xương da vất cho chó. Ngán thịt rừng đã có thịt nước.

Sông Làng Gạch chảy qua nà rất sẵn cá, đồng bào đánh lưới làm đăng, đơm đó, ăn không hết lại muối, sấy, đem đi bán.  Sẵn lương thực, số heo gà nuôi tăng vọt. Trâu bầy thả ăn rong trên núi có, trâu thục xỏ mũi cày có. Thêm nguồn lợi vườn cũng thật là lớn. Làm ruộng, khỏi dời làng. Không dời làng thì làm vườn rất dễ.

Những vườn quế lâu nam trên núi không phải chăm bón gì, khi cần tiêu món lớn mới bán. Mua những thứ áo quần, chăn màn, rìu rựa, mắm muối... đã có trầu và thuốc lá trên các gò đồi gần nhà, trồng vào lúc rảnh rỗi.

Thuốc lá trồng tháng chạp âm, đến tháng hai bán lứa thuốc chân rẻ tiền, tháng tư-năm bẻ sạch lấy thuốc tốt. Xâu cuộng lá vào sợi mây treo phơi, tùy tốt xấu mà tính chừng 60 đến 100 lá vào một nắm. Một lưỡi rựa tốt đổi 5 nắm thuốc, một cặp bà ba tốt chừng 10 đến 15 nắm. Một gia đình thu hằng năm ba bốn trăm nắm thuốc là thường.

Trầu trồng dễ hơn, người Kinh thường lên mua óa ( ), tự hái gánh về. Dân làng phát bỏ nhũng bụi cây thấp dưới rừng già, chừa cây to lại, dọn sạch sẽ quanh gốc và cho trầu bò lên cây rừng. Trồng tháng tám, chùng vài năm hái được, mỗi năm hái hai ba lứa. Bó thành từng bó 12 lá cho dễ tính. Một rựa tốt đổi chừng 200 trầu (bó trầu). Mỗi nhà một năm làm thêm được ít nhất bảy tám ngàn trầu.

Hồi mới Cách mạng, việc đổi chác còn qua thương lái, họ hay ép giá. Về sau ở xã Phương Đông lập một hợp tác xã mua bán, giá đúng hơn, đồng bào thích xuống đó mua và đổi. Kho muối ở đấy rất to, nhưng dân làng ăn mắm cá nục cá cơm là chính, chỉ mua muối về để muối thịt cá. Mỗi nhà đổi chùng 600 trầu hay 15 nắm thuốc lấy 3 ang muối là thừa dùng quanh năm.

Khá giả rồi, làng sắm giấy bút, rước thầy trung châu lên dạy chữ, chưa có chữ Kor thì học chữ phổ thông. Làng tự nuôi thầy và trả lương cao, không phải chờ Chánh phủ.

Trẻ em học ban ngày, người lớn học đêm. Mới học còn ngại khó, khi lõm bõm biết đọc rồi mới ham kinh khủng, một cuốn vở đổi con gà mái to cũng đổi ngay. Số đông dần dần lên lớp hai rồi lớp ba trong chương trình tiểu học hồi kháng chiến. Số trẻ có mấy người đi huyện lỵ Trà Mi học cấp hai, sẽ về dạy lại khi thầy trong làng hết chữ. Ấp và xã còn cử người đi học y tá, học trồng thuốc nam, học thêm nghề ruộng.

Đến 1954, vùng người Kor này đã hoàn toàn đổi mới.

Ai đi vắng nhiều năm, quay về thăm nơi cũ sẽ không còn gặp làng gặp rẫy. Xuống nà ông Phố mà xem, lại tưởng mình lạc vào một vựa thóc nào đó rất giàu có của trung châu với ruộng trải rộng, vườn xanh um, kênh mương chằng chịt. Bước vào các nóc mới biết đây là bà con người Kor, rất giống mà cũng rất khác lần gặp rước đây.

Mỹ-diệm đến.

Một làng như ấp Năm, một xã như xã Nú, nằm lọt trong thung lũng có núi vây quanh, phải là nơi ẩn náu tuyệt vời của Việt Cộng nằm vùng. Chúng đoán không sai...

Ban đầu địch chưa dám gây thù oán, đưa quân lên làm "Thượng du vận" tại chỗ. Bọn này bị hù dọa không dám sục rừng, được binh vận ráo riết trong những ngày ở làng, chẳng giở được ngón nghề gì. Mỗi lần định ra tay bắt bớ lại bị níu tay chắc cứng. Lạt mềm buộc chặt là thế.
Logged
tuaans
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 3774


« Trả lời #29 vào lúc: 01 Tháng Bảy, 2009, 11:39:16 am »

Chúng lựa mãi mới được thằng Châu người Thượng, đặt làm tề. Thằng này quá tham, bắt ngay số trâu cày mà chính quyền ta bán cho đồng bào trước khi đi tập kết để thu về tất cả số tín phiếu ( ) còn lại trong dân. Nó báo với quận đó là trâu cộng sản gửi lại. Đồng bào ầm ầm kéo di kiện đòi trâu, kiện lật đổ luôn thằng Châu, thay nó bằng người của ta.

Hết mẹo này đến kế khác không ăn thua, địch quyết làm dữ, cho lính lùa dân xuống khu đồn gần quận lỵ Trà Mi. Ai không đi, bắn bỏ! Dằng co mãi không được, đồng bào phải ra đi, nhưng trước đó đã thu xếp để sau này trở về nà ông Phố. Trâu và cày bừa đem gửi các làng chưa bị dồn, làm kho giấu lúa, bẫy kẹp, súng, dao, cuốc, trong rừng sâu. Khi đã vào khu dồn, làng vẫn cử người bí mật về trồng lúa trên ruộng cũ. Địch càn qua thấy ruộng cấy, bắt dân làng khác tra hỏi, họ nhận là do họ làm. Người xã Nú về gặt, được bao nhiêu đem giấu biến bấy nhiêu.

Dân vừa đi, lính địch đã cướp, đốt, bắn trâu ăn thịt, phá sạch vườn cây đập nước. Chỉ nói riêng các kho thuốc lá để dành bán quanh năm, đến mấy chục ngàn nắm. Chúng cướp mỗi tên một gánh nặng lặc lè, xong châm lửa đốt sạch cả nhà lẫn thuốc.

Sống trong khu dồn thật khốn khổ. Địch khoanh cho một mảnh rừng nhỏ để làm rẫy, không đủ cho con nít ăn. Chúng đặt hội đồng mới, kiểm soát từng bước ra vào, lục lọi tận buồng, đêm đi rình liên miên, bắt người tra đánh.

Gì thì gì, đồng bào vẫn giữ liên lạc và tiếp tế đều đều cho cán bộ ta, lén mua được cả những thứ địch cấm rất ngặt: nhựa đi mưa, vải ka-ki, thuốc tây, pin, muối mắm, có lần khiêng đến giao cả cái nồi bảy to tướng mua của thương lái! Họ nổi lên đấu tranh hết vụ này đến việc khác, đòi địch phát gạo, muối, vải. Chúng chịu phát một ít rồi thôi, bắt dân đi làm thuê tự kiếm ăn, khi mua thứ gì phải trình thẻ cử tri, ghi sổ, cấm mua thêm. Ai đời ở vùng Kinh mà mỗi tháng một người thỉ mua được một lon muối, không đủ mặn, kiện mãi mới lên được hai lon.

Chưa bao giờ khó sống đến thế! Còn may là dân làng chung một bụng cả, không ai khai báo với địch, trở mặt phản bà con.

Đến 1960, căn cứ miền núi mở rộng dần, cán bộ ta hướng dẫn đồng bào sửa soạn phá đồn. Bà con móc nối với thương lái và cả nhân viên ngụy quyền, mua thật nhiều muối và các thứ cần dùng. Bọn này giao hàng trong rừng, dân làng cõng đi giấu sẵn trên núi. Chưa có kinh nghiệm và thiếu người trông nom, muối chảy nước, đồ đạc bị mưa ngấm và mối ăn hỏng nhiều. Khỉ, chim, chuột, sóc phá lúa gạo cũng chẳng vừa.

Những thứ gửi lại năm xưa không còn mấy nỗi, bởi các làng chung quanh ít bị địch nghi hơn cũng lần lượt bị dồn cả. Số trâu nhà thả ăn rong, con nào thoát đạn địch cũng biến thành trâu rừng, không bắt được nữa. Vườn quế, trầu, chè, bị địch chặt phá và voi rừng dẫm. Sót lại của thời giàu có chỉ còn một cây súng gỉ, vài cái bẫy kẹp, mấy lưỡi cày, vậy thôi.

Làng không đợi lực lượng về đánh, bí mật ra đi ban đêm. Lên đến vùng núi này năm ngoái, bà con che lều ở tạm với nhau, vội vã phát rừng trỉa bắp trồng khoai để ăn với lúa giấu còn lại. Năm nay làm mùa lúa rẫy đầu tiên, lại bị gió bão hỏng nặng. Ốm đau, lạt muối, rét lạnh sắp đói cơm đến nơi rồi. Tính kéo nhau xuống cấy ruộng cũ, nhưng địch càn và đại bác bắn nhiều quá, đồng bào đành đứng trên sườn núi nhìn xuống, chảy nước mắt...

 Nhưng quay về ở với địch thì không ai nghĩ tới. Dứt khoát, dù chết đói cũng phải chết trên đất tự do! Câu chuyện lúa nước khiến tôi hiểu thêm những con người ở ấp Năm. Khi mới đến, tôi cảm thấy ngay dân làng có lối cư xử rất cởi mở và đầy tự trọng. Tôi nghĩ rằng do họ được giáo dục chính trị nhiều, sau thấy không đơn giản như thế. Do chính trị thật đấy, nhưng ở đây không chỉ là tài liệu, hội họp, mà là thứ chính trị ngấm vào tim óc người dân theo chén cơm đầy, chữ viết đẹp.

Đó là thứ chính trị đã biến thành nếp nghĩ, cảm xúc, thành phong tục mới trong làng và thói quen mới trong mỗi người. Kiểu cởi mở ấy là của người quen giao thiệp rộng, và lòng tự trọng của người biết mình không thua kém ai về sản xuất, văn hóa và công lao đối với cách mạng.

Các cụ già nhất trong làng moi trí nhớ của mình không thể tìm ra một mẩu kỷ niệm nào giống như cuộc đổi đời đã xảy ra từ khi người Kor đi theo Đảng. Các già làng đầy oai quyền trên vùng núi phải chịu ngồi yên bên bếp lửa, nghe con cháu bày cách làm ăn mới, nếp sống mới, tôi biết đó là điều vô cùng khó. Họ hiểu cái thời mình dạy con cháu làm rẫy và cúng ma đã qua rồi, tuy vẫn âm thầm mong nó trở lại. Rõ ràng ở đây tay lái của xã ấp chuyển hẳn sang chi bộ, chi đoàn. Ủy ban, xã đội, tất nhiên là trải qua lắm dằng xé va chạm bên trong.

Tôi thăm dò tâm lý nhiều lần và nhiều cách. Khi thử gợi những hiềm khích dân tộc ở nơi khác, bà con ngẩn ra suy nghĩ rồi nói gọn: - Ở mô họ dại, đây không làm xấu rứa! - Vậy sao có chuyện chém người Kinh ở nà ông Phố? - À... hồi xưa thiếu chi cái bậy bạ. Ông già ngồi gốc tê, Chánh phủ Cụ Hồ dạy miết mới thôi nghề cúng. Bây giờ tinh thần bà con đây tiến bộ hết. Bảy người đi lực lượng rồi, còn đi thêm nhiều nữa.

Tới tín ngưỡng. Cánh trai trẻ chống mê tín hăng, các bà các chị tán thành dè dặt hơn. Các ông già bà lão nín lặng, hẳn là chưa thông mà phải tạm nhịn thua cậu du kích bạo phổi nói toang toang:
- Ma ở mô chỉ tôi coi, tôi cho một phát. Đùng, hết ma!
- Làng đây hồi chưa bị dồn còn đâm trâu không?
- Nói răng hè... Hồi trước nuôi trâu bầy thả ăn trong núi, là trâu thịt, thứ đó lâu lâu mình bắt về xẻ ăn chung chớ cày không được. Cũng như người Kinh làm thịt bò thôi. Trâu cày mua trung châu lên, to tiền lắm, dại chi ăn thịt?
- Làng đâm trâu có cúng ma về ăn không?
- Có mở hội làng. Trống chiêng đánh lên cho vui, múa hát cho vui, ai muốn cúng hay khấn chi mặc kệ họ, Ủy ban ra kêu gọi đồng bào thôi.
- Uống rượu nhiều không?
- Ờ, ờ... cái đó thì chịu phiết điểm với Chánh phủ. Cán bộ tới làng tôi thấy ủ rượu, cười cười dặn uống ít thôi, để gạo cho bộ đội ăn đánh Tây. Nghĩ bộ đội cực, mình không dám uống nhiều mô.

Thời giàu có để lại thói quen hào phóng trong dân làng mãi đến nay. Trong lúc thiếu mọi thứ, ngay cả trẻ em cũng không xin những thứ lặt vặt, người lớn thường phân trần vì sao không giúp đỡ cán bộ được nhiều. Tôi hỏi một ông bác đổi thuốc hút. Bác lắc đầu: - Mình không có thuốc đổi. Mới xin bên ấp Sáu được một nắm đây. Bác giở nắm thuốc, bẻ sợi mây cho tôi vài chục lá.

Đổi hay mua ở đây phải tính bằng những số lớn kia. Một chị đi qua thấy vậy, về buồng mình lấy một mớ thuốc nữa đem đến giúi vào tay tôi, nói như xin lỗi:
- Cán bộ về đây chịu cực, tội nghiệp.

Đến thăm một bếp, tôi đem so sánh sướng và khổ.

Ông già cho rằng hồi còn Tây làm rẫy ít lúa mà buôn bán dễ. Dạo đánh Tây, làm ruộng ăn nó thiệt đó mà hàng hóa thiếu, ví dụ dầu lửa khó mua, vải thiếu, rựa đắt. Tới bây giờ thì gạo thiếu, hàng cũng thiếu. Anh con trai chặn luôn một tràng:
- Mình đánh Tây, làm răng Tây nó chịu tiếp tế cho mình. Bây giờ mình chạy lên núi phát rẫy, trúng đất xấu rìu rựa hư hết, người mạnh đi lực lượng hay là vô du kích canh gác miết, đủ ăn răng được?
Ông già lặng im, chịu lý của con. Chị vợ đủng đỉnh:
- Cực mấy cũng sướng hơn hồi ở Trà Mi!
- Đó, đờn bà tui cũng nói rứa. Người trung châu cực hơn, không được cụ cựa, nó đánh phải chịu, nó cướp phải chịu. Mình lên đây sướng cái tự do …
Logged
Trang: « 1 2 3 4 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM