Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 16 Tháng Tư, 2024, 10:29:05 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: TW Cục miền Nam  (Đọc 25216 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
nhatminhdl54
Thành viên
*
Bài viết: 60


« Trả lời #20 vào lúc: 03 Tháng Bảy, 2009, 10:51:41 am »

Bức ảnh số 14 là Anh hùng quân đội (thời chống Mỹ) Tạ Thị Kiều và Anh hùng quân đội (thời chống Pháp) Nguyễn Thị Chiên
Có chính xác không bạn? Bạn có bức ảnh nào của Anh hùng Nguyễn Thị Chiên để so sánh thử không ạ?
Báo Đại Đoàn kết online ngày  08/01/2008
http://baodaidoanket.net/ddk/mdNews.ddk?masterId=9&categoryId=76&id=3464
có bài Lặng lẽ một đời thường
đăng ảnh Anh hùng QĐ Nguyễn Thị Chiên chụp ảnh lưu niệm với Bác Hồ và ảnh Anh hùng QĐ Nguyễn Thị Chiên chụp ảnh lưu niệm với đại tướng Võ Nguyên Giáp.
« Sửa lần cuối: 03 Tháng Bảy, 2009, 11:22:36 am gửi bởi nhatminhdl54 » Logged
Nông Huyền Sơn
Thành viên
*
Bài viết: 10

http://vn.myblog.yahoo.com/nonghuyenson-nonghuyens


WWW
« Trả lời #21 vào lúc: 04 Tháng Bảy, 2009, 04:37:55 pm »

Bức ảnh số 14 là Anh hùng quân đội (thời chống Mỹ) Tạ Thị Kiều và Anh hùng quân đội (thời chống Pháp) Nguyễn Thị Chiên
Có chính xác không bạn? Bạn có bức ảnh nào của Anh hùng Nguyễn Thị Chiên để so sánh thử không ạ?
Báo Đại Đoàn kết online ngày  08/01/2008
http://baodaidoanket.net/ddk/mdNews.ddk?masterId=9&categoryId=76&id=3464
có bài Lặng lẽ một đời thường
đăng ảnh Anh hùng QĐ Nguyễn Thị Chiên chụp ảnh lưu niệm với Bác Hồ và ảnh Anh hùng QĐ Nguyễn Thị Chiên chụp ảnh lưu niệm với đại tướng Võ Nguyên Giáp.


Cám ơn bác nhatminh nhé!
Logged

5tan
Thành viên
*
Bài viết: 230


Đoàn kết hay là chết !


« Trả lời #22 vào lúc: 23 Tháng Bảy, 2009, 12:57:52 pm »

TW Cục Miền Nam - Được thành lập tại chiến khu Đ (hiện nay khu di tích này tại Mã Đà-Vĩnh Cửu-Đồng Nai); Tai sao không mở rộng phạm vi thảo luận về Chiến khu Đ nhỉ (trong đó sẽ cả TW Cục Miền Nam); mà tại sao tên gọi của chiến khu lại là Đ chứ không phải là D hay E....? Chiến khu Đ ra đời từ kháng chiến chống Pháp, sau đó là chống Mỹ: "Chiến khu Đ còn-Sài Gòn mất". Ai đã từng đi B thì chắc hẳn có kỷ niệm (không ít thì nhiều) về chiến khu này.
Logged

”Mau lên hỡi bạn xe thồ-Đường lên mặt trận vui mô cho bằng - Qua đèo rồi lại qua sông - Xe thồ đè bẹp xe tăng quân thù” - Tố Hữu
kimlongkhanh
Thành viên
*
Bài viết: 19


« Trả lời #23 vào lúc: 10 Tháng Tám, 2009, 06:25:36 pm »

Chiến Khu Đ
Đầu tháng 11, đồng chí Nguyễn Bình được TW cử vào phụ trách công tác quân sự ở Nam Bộ. Trong khi đi nắm tình hình ở chiến trường, đồng chí về Tân Uyên khảo sát thực địa. Nhận rõ vị trí, địa thế lợi hại của vùng rừng Tân Uyên, đồng chí đã thảo luận với ban chỉ huy Vệ quốc đoàn Biên Hoà về việc chọn khu vực Lạc An lập căn cứ địa cho toàn khu. 
Ngày 10 - 12 - 1945, tại Đức Hoà ( Chợ Lớn ) hội nghị quân sự toàn Nam Bộ được triệu tập. Đồng chí Hoàng Quốc Việt và nhiều cán bộ được TW cử vào và ở các địa phương đã về dự như Cao Hùng Lĩnh, Vũ Đức, Đào Văn Trường, Ung Văn Khiêm, Nguyễn Văn Tây ( Thanh Sơn ), Huỳnh Văn Tiểng, Bùi Công Trừng, Nguyễn Bình. Chấp hành lệnh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, hội nghị quyết định chia Nam bộ thành các chiến khu 7,8,9 chỉ định khu trưởng và uỷ viên chính trị khu; “đồng thời bằng biện pháp củng cố lực lượng vũ trang tỉnh, thành phố, các chi đội Vệ quốc đoàn và xây dựng các khu Lạc An, Đồng Tháp, U Minh làm căn cứ cho các chiến khu”.
Chiến khu 7 - một tổ chức hành chánh quân sự - được chính thức thành lập gồm các tỉnh Thủ Dầu Một, Biên Hoà, Tây Ninh, Gia Định, Chợ Lớn, Bà Rịa và thành phố Sài Gòn. Đồng chí Nguyễn Bình được chỉ định làm khu trưởng và đồng chí Trần Xuân Độ làm chính trị uỷ viên khu.
Chấp hành nghị quyết hội nghị Đức Hoà, ngày 17-12-1945, cơ quan Khu bộ Khu 7 về đứng chân và xây dựng hệ thống phòng thủ ở Tân Uyên. Lạc An, tên một xã trong vùng căn cứ thuộc quận Tân Uyên - nơi đứng chân của Vệ quốc đoàn Biên Hoà được chính thức xây dựng thành căn cứ địa kháng chiến của Chiến khu 7. Cơ quan khu bộ đóng ở thị trấn Tân Uyên. Ban chỉ huy Vệ quốc đoàn Biên Hoà đóng ở Tân Tịch, đồng chí Huỳnh Văn Nghệ được chỉ định làm chỉ huy trưởng. Lực lượng bảo vệ căn cứ gồm hơn 4 đại đội bố trí ở Tân Long, Tân Nhuận, Cây Đào, Tân Tịch và thị trấn.
... Ngày 20-2-1946, Khu bộ Khu 7 họp hội nghị bất thường tại Lạc An. Hội nghị tiến hành cải tổ lại cơ quan Khu bộ, bỏ các tổ chức văn phòng, võ phòng, lập bộ tham mưu, văn phòng khu bộ và phòng chính trị khu, đặt dưới sự chỉ huy của Khu bộ trưởng và chính trị bộ. Hội nghị đã quyết nghị những vấn đề quan trọng nhằm củng cố bộ đội, phát động du kích chiến tranh đặc biệt ở vùng đô thị và cao su, tăng cường cán bộ và lực lượng cho Khu 8. Ngoài ra, hội nghị còn thảo luận những biện pháp nhằm xây dựng địa bàn đứng chân, quy định các khu vực doanh trại, bố trí hệ thống phòng thủ bảo đảm chiến đấu, ngăn chặn tiêu diệt địch và bảo vệ an toàn căn cứ.
Sau hội nghị, công tác xây dựng căn cứ bắt đầuđược triển khai tương đối có hệ thống có hệ thống. Các cơ quan, đơn vị, công xưởng ... phân chia đóng từng khu vực. Mỗi khu vực đều có nhiều phương án di chuyển địa điểm  và mang một mật danh A,B,C, Đ ( A: Căn cứ giao thông liên lạc đóng ở Giáp Lạc; B: Căn cứ hậu cần đóng ở Thường Lang; C: Khu vực bộ đội thường trực đóng ở sở Ông Đội; ) ... Đ là mật danh chỉ Khu vực Hố Ngãi Hoang ( xã Lạc An ), nơi đặt “ Tổng hành dinh” của Bộ tư lệnh Khu 7. Từ đây, danh từ Chiến Khu Đ ra đời.
Trải suốt hai cuộc kháng chiến, diễn biến căn cứ có nhiều thay đổi, nhưng danh từ Chiến khu Đ vẫn tồn tại, đi vào lòng mỗi cán bộ, chiến sĩ và đồng bào ở tại chiến khu và với những người chưa từng một lần đặt chân tới, như là một từ ngữ dân gian, một biệt ngữ không còn đơn thuần mang ý nghĩa địa danh mà biểu tượng cho cách mạng, cho kháng chiến.
 ( Theo : Lịch sử Chiến Khu Đ )


Logged
contopvietnam
Thành viên
*
Bài viết: 14


« Trả lời #24 vào lúc: 29 Tháng Mười Hai, 2010, 03:40:21 pm »

Tình cờ vớ được một bài phát biểu của Thiếu tướng Công an Ngô Quang Nghĩa, nguyên là Chánh văn phòng Ban An ninh Trung ương Cục. Bài phát biểu này có nhiều chi tiết lịch sử quan trọng, mạn phép gởi vào đây để các bác tham khảo.
VÌ SAO TRUNG ƯƠNG CỤC CHỌN TÂY NINH LÀM CĂN CỨ ĐỊA?
*Thiếu tướng Ngô Quang Nghĩa.


Năm 1947 Pháp liên tiếp thất bại quân sự nặng nề ở chiến trường Bắc Việt Nam. Cảm thấy khó chịu với chiến trường miền Bắc, đầu năm 1948 chúng quay trở lại chiến dịch bình định để củng cố hệ thống cai trị ở miền Nam đồng thời bắt tay với Mỹ xin tăng viên. Năm 1950 Mỹ ồ ạt tăng viện nhiều chiến cụ hiện đại cho quân Pháp. Chiến khu Đồng Tháp Mười của ta bắt đầu gặp nhiều trở ngại khó khăn trước tình hình phải đối phó với khí tài, quân cụ hiện đại. Địa hình chiến khu Đồng Tháp Mười vốn là vùng sông nước. bưng rấp chỉ phù hợp với loại chiến tranh bằng vũ khí thô sơ. Các loại xe xe lội nước, xe bọc thép mà Mỹ viện trợ cho Pháp đã gây nhiều khó khăn cho lực lượng cách mạng của ta.
Thời điểm đó, tôi là cán bộ của ty An ninh Tây Ninh đóng căn cứ tại Trà Vông thuộc huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh. Một ngày cuối năm 1950 –  đầu 1951, anh Lê Duẩn – Lúc đó là bí thư Trung ương Cục liên khu Nam bộ ghé thăm căn cứ.
Ảnh lên Trà Vông có ghé ty An ninh xem vườn rau cải mình trồng cải thiện chuẩn bị ăn tết. Cuối năm, khi đến mùa khô vừa gần tết chúng tôi thường trồng rau cải thật nhiều để tết đến làm dưa muối. Ảnh khen chúng tôi đáo để. Lúc đó tôi chỉ biết ảnh là lãnh đạo ghé thăm đơn vị trực thuộc thôi. Sau này nghĩ lại mới biết ảnh lên Tây Ninh không chỉ để thăm, động viên cán bộ chiến sỹ kháng chiến mà còn một mục đích khác rất quan trọng tạo tiền đề cho một yếu tố trong vô số điều kiện cần, đủ dẫn đến chiến thắng lịch sử toàn miền Nam được giải phóng, thống nhất đất nước. Sự việc này cho thấy anh Lê Duẩn là một nhà lãnh đạo chiến lược chính trị, chiến lược quân sự tài ba lỗi lạc. Anh đã chuẩn bị đầy đủ và chu đáo cho cuộc chiến tranh kiên trì, lâu dài với địch. Mục đích quan trọng trong chuyến đi ấy là: Khảo sát địa hình, địa thế Tây Ninh.
Nghiên cứu địa thế xong, anh Lê Duẩn cho chuẩn bị công tác xây dựng căn cứ ngay. Sau khi sát nhập tỉnh Tây Ninh với tỉnh Gia Định để lập tỉnh Gia Định Ninh. anh Huỳnh Văn Một là Bí thư tỉnh Uỷ Tây Ninh được điều về làm Trưởng Ban Căn cứ Liên khu miền Đông. Ngoài nhiệm vụ xây dựng căn cứ địa kháng chiến, bảo vệ khu căn cứ, Ban Căn cứ còn làm nhiệm vụ chuyển lương thực từ căn cứ địa Đồng Tháp về dự trữ. Suốt mấy tháng liên tục, Ban Căn cứ xây dựng xong căn cứ địa và chuyển lương thực về giấu ở rừng Ninh Điền, Cây Chò, Cầy Xuyên. Mọi thao tác xây dựng căn cứ đã cơ bản hoàn thành.
Tháng 2/ 1951 Trung ương tổ chức đại hội II ở chiến khu Việt Bắc quyết định Đảng Lao Động Việt Nam (Đảng cộng sản Việt Nam ngày nay) ra công khai. Sau đại hội Trung ương quyết định lập Trung ương Cục liên khu Nam Bộ gồm khu 7, khu 8, khu 9 và Đặc khu Sài Gòn - Gia Định do anh Lê Duẩn ký.
Trong đại hội lần II Trung ương Đảng, anh Lê Duẩn không đi mà ở lại miền Nam chuẩn bị thành lập Trung ương Cục. Đại hội đó anh Lê Duẩn được bầu vô Uỷ viên Bộ Chính trị trực tiếp làm Bí thư Trung ương Cục liên khu Nam bộ.
Lúc đó, phong trào kháng chiến bên nước bạn Campuchia đang mạnh mẽ tạo sự hậu thuẫn an toàn cho lực lượng kháng chiến miền Nam.
 Sau khi điều nghiên địa bàn, anh Lê Duẩn quyết định tháng 6/1951 thành lập 2 phân Liên khu trực thuộc Trung Ương Cục liên khu Nam bộ gồm: Phân Liên khu miền Đông và Phân Liên khu miền Tây. Phía dưới sông Hậu là phân khu miền Tây. Lúc này Trung ương Cục liên khu Nam bộ có 2 bộ phận.  Một bộ phận phần lớn cán bộ của Trung ương Cục về căn cứ ở rừng U Minh do anh Lê Đức Thọ - Phó bí thư Trung ương Cục - lãnh đạo. Bộ phận thứ hai số ít cán bộ còn lại về căn cứ Trung ương Cục liên khu miền Nam ở Tây Ninh. Anh Lê Duẩn – Bí thư Trung ương Cục cũng về Tây Ninh lãnh đạo chung phân khu miền Đông Và phân liên khu miền Tây. Ở Tây Ninh, ngoài bộ phận Trung ương Cục liên khu Nam bộ còn có Uỷ ban hành chánh kháng chiến gồm nhiều ban ngành.
Phân Liên khu miền Đông từ phía trên sông Hậu gồm các tỉnh Long Châu Sa (sát nhập 3 tỉnh Long Xuyên, Châu Đốc và Sa Đéc); Thủ Biên (gồm Thủ Dầu Một, Biên Hoà) ; Gia Định Ninh (Gia Định và Tây Ninh); Bà Chợ (gồm một phần của Chợ Lớn nhập với Bà Rịa); Tân Mỹ Gò (Tân An, Mỹ Tho, Gò Công. Sau bỏ Tân Mỹ Gò chỉ lấy tên là Mỹ Tho); Tổng cộng 5 tỉnh. Do anh Lê Duẫn trực tiếp lãnh đạo.
Tháng 6/ 1951, Anh Lê Duẩn chuyển Phân Liên khu miền Đông và Trung ương Cục về đóng ở Suối Ngô, Đồng Rùm, huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh. Lúc đó, Đồng Rùm thuộc xã Chơn Bà Đen (Có giai đọan thuộc huyện Dương Minh Châu, sau này thuộc huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh).
Đó là thời điểm Mỹ tiếp sức Pháp về kinh phí và khí tài quân sự để tập trung đánh ta quyết liệt. Đồng thời, Mỹ cũng “thò một chân” đặt lên chiến trường Việt Nam “bắt tay ngỏ sau” với quân đội Cao Đài để tạo nên “ván cờ” Trịnh Minh Thế ly khai chống Pháp. Trinh Minh Thế kéo một cánh quân ra rừng và cũng chọn địa bàn xã Chơn Bà Đen làm đại bản doanh. Lực lượng quân sự của Trịnh Minh Thế đã vơ vét sạch nguồn lương thực dự trữ mà Ban Căn cứ chuẩn bị. Báo hại, khi lực lượng cán bộ Xứ Uỷ và Phân Liên khu miền Đông về căn cứ, ta phải ăn đong từng nắm gạo phát mỗi ngày. Tôi còn nhớ, anh Dương Quốc Chính (khi ấy là phó tư lệnh Nam Bộ) đích thân đong phát từng nắm gạo cho mọi người, hàng ngày.
Vì sự việc này mà anh Huỳnh Văn Một bị anh Lê Duẫn kỷ luật nặng nề.
Khi địch phát hiện ta dời Phân Liên khu về Tây Ninh, chúng chuyển bán Lữ đoàn Lê Dương thứ 13 đang đóng ở Hóc Môn lên lập đại bản doanh ở Dầu Tiếng. Chúng rải lính commando từ liên tỉnh lộ 13 dài qua cầu Ông Bàng. Suốt tháng 4, tháng 5, chúng đưa 21 tiểu đoàn chủ lực đánh vô căn cứ xã Chơn Bà Đen và Ninh Thạnh. Thời điểm đó ta gặp vô số khó khăn, vừa đói vừa bị địch đánh. Tuy nhiên, nhờ lực lượng quân sự tiền phương của ta đóng quân ở Mimot (trên đất Campucchia) đã hỗ trợ kịp thời ngăn chặn địch. Đồng thời địa thế rừng hiểm trở, lộ 4 chỉ đến Ka Tum chứ không có đường vào Suối Ngô, Đồng Rùm nên nơi trú ấn của anh Lê Duẩn an toàn (Lúc đó anh Lê Duẩn trú ở Suối ngô, Đồng Rùm).
Khi hiệp định Giơ Ne Vơ được ký kết. Anh Lê Duẩn là bí thư xứ uỷ Nam Bộ chỉ đạo chôn súng tại khu căn cứ đề phòng địch không thi hành hiệp định. Lúc đó ảnh chuyển lên Nam Vang cũng tiếp tục chỉ đạo xây dựng căn cứ địa tại Tây Ninh.
Tháng 9/1960, Đại hội Trung ương Đảng lần III quyết định thành lập Trung ương Cục miền Nam.
Cuối năm 1960, miền Bắc chi viện cán bộ vào Trung ương Cục miền Nam như:  7 Tiến (Tức thượng tướng Trần Văn Quang); Võ Chí Công và 1 loạt cán bộ khu 5 kéo.
Có lẽ Trung ương chỉ đạo Xứ Uỷ Nam bộ lấy chiến khu D làm căn cứ địa. Xứ Uỷ đang ở Tây Ninh chuyển hết qua chiến khu D. Các bộ phận văn phòng, trong đó có cả đài phát thanh “tiếng nói giải phóng” của Mặt Trận dân tộc Giải phóng cũng chuyển luôn qua Mã Đà (Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời ngày 20/12/1960).
(còn tiếp)
Thiếu tướng Ngô Quang Nghĩa
 
Logged

Khi đứng dưới bóng quân kỳ, tổ quốc tôi là duy nhất.
contopvietnam
Thành viên
*
Bài viết: 14


« Trả lời #25 vào lúc: 29 Tháng Mười Hai, 2010, 03:42:12 pm »

VÌ SAO TRUNG ƯƠNG CỤC CHỌN TÂY NINH LÀM CĂN CỨ ĐỊA? (Tiếp theo)
Tháng 7/ 1960, khu uỷ và Bộ Tư lệnh khu 7 tổ chức cho một đại đội cắt rừng mở đường về hướng Bắc  để chuẩn bị đón đoàn cán bộ miền Bắc chi viện vào chiến trường miền Nam.
Từ đầu năm 60 anh Lê Duẫn đã cử anh Mười Bị tức Sáu Soái - huyện đội trưởng Trảng Bàng (sau làm Bí thư Trảng Bàng) và anh Năm Ninh (Tức Lâm Kiểm Sếp) qua xây dựng chiến khu A, chuẩn bị lương thực và đón các cơ quan xứ uỷ. Tháng 10/ 1960 bắt đầu xây dựng căn cứ.
Đến tháng 9/1961, hội nghị TW Cục lần thứ nhất họp tại Mã Đà công bố quyết định thành lập Trung Cục miền Nam là cơ quan lãnh đạo phong trào kháng chiến miền Nam từ vĩ tuyến 17, Nam Trung bộ trở vào cực Nam tổ quốc. Đại hội Trung Ương Đảng lần 3, anh Lê Duẩn được bầu làm Bí thư thứ nhất Trung Ương Đảng (Tức Tổng Bí thư) Ban Chấp hành Đảng Lao động Việt Nam. Tại đại hội này, anh Nguyễn Văn Linh, Phan Văn Đáng, Phạm Thái Bường, Võ Văn Kiệt đều tham gia Uỷ viên Trung Ương nhưng anh Phạm Thái Bường và anh Võ Văn Kiệt chỉ là Uỷ viên dự khuyết.
Tháng 4/ 1961 cán bộ các bộ phận Xứ Uỷ từ Tây Ninh từ Tây Ninh sang chiến khu D. Tháng 8/ 1961, đoàn cán bộ miền Bắc chi viện vô thẳng chiến khu D cho đến khoảng tháng 10/1961.
Trung Ương Cục do anh Nguyễn Văn Linh làm Bí thư. Khu Uỷ miền Đông do anh Mai Chí Thọ làm Bí thư. Lúc này Trung Ương Cục thành lập Đảng Uỷ Căn cứ do anh Lâm Quốc Đăng làm trưởng ban đóng tại chiến khu A, hướng Đông bắc Sài Gòn.
Cũng cần nói thêm rằng, chiến khu D là vùng căn cứ của khu bộ quân sự khu 7 do tướng Nguyễn Bình thành lập vào ngày 10/12/1945 đóng bản doanh tại Lạc An và triễn khai hội nghị quân sự vào năm 1946. Chiến khu D bao gồm các xã Mỹ Hoà, Mỹ Lộc, Tân Tịch, Tân Hoà, Lạc An, Thường Lang thuộc huyện Tân Uyên.
Từ chiến khu D sang chiến khu A (nơi đóng quân của Trung Ương Cục miền Nam) tương đối xa, nếu đi bộ phải mất cả chục ngày. Chiến khu A thuộc địa bàn Phước Long, hồi xưa của Biên Hoà. Khi Ngô Đình Diệm lập tỉnh Phước Thành, Bình Long, Phước Long… Chiến khu A thuộc tỉnh Phước Long. Mã Đà, Sóc Bom Bo cũng nằm ở chiến khu A.
Lúc đó Dương Minh Châu (Tây Ninh) là chiến khu B nhưng địch  gọi Dương Minh Châu là mật khu C chứ ta không có chiến khu C. Ta đặt chiến khu A là trọng điểm số 1, chiến khu B là trọng điểm số 2. Còn chiến khu D có từ trước. Sau này cách gọi đó mai một dần rồi mất hẳn.
Sau một thời gian ở chiến khu A, ta nhận thấy có nhiều bất lợi. Cái lợi duy nhất là nằm ở vùng rừng rú, trung tâm điểm giữa vùng Nam Trung bộ và Nam bộ.
Tuy nhiên, cái lợi đó lại bị nhiều cái bất lợi che khuất. Điểm bất lợi lớn nhất là thiếu lương thực trầm trọng. Mỗi người về Tân Uyên lấy gạo chỉ cõng được 30 lít nhưng đường xa, đi mất 20 ngày nên về đến nơi chỉ còn 10 lít do ăn dọc đường. Mỗi lần đi tải lương phải huy động gần hết cán bộ nhưng không tải được bao nhiêu. Việc tải lương khiến ta thiếu nhân lực chiến đấu và làm việc. Ngoài ra, vùng rừng núi tạo nên chứng bệnh sốt rét.
Về hướng bên kia biên giới Campuchia, chiến khu A giáp với Monrongkari toàn rừng núi nên lúa gạo không nhiều. Do đó, nguồn tải lương từ phía Campuchia không có.
Có lẽ đó là nguyên nhân Trung ương Cục đề nghị Trung ương cho chuyển căn cứ về lại Tây Ninh. Tháng 12/1962, Trung ương Cục bắt đầu chuyển về căn cứ chiến khu B tức Dương Minh Châu, Tây Ninh. Như vậy, Trung ương Cục miền Nam chỉ đóng quân ở căn cứ Mã Đà chỉ vài tháng rồi chuyển về Tây Ninh.
Tuy chuyển về Tây Ninh nhưng vẫn để lại Ban Căn cứ tại chiến khu A. Anh Hai Cà (tức Trương Công An) là trưởng ban. Sáu Soái và Năm Ninh là phó ban căn cứ. Trung ương Cục lập thêm một ban Căn cứ tại Tây Ninh do C 180 phụ trách.
Thời điểm đó tôi đi tuyển tân binh cho Ban An Ninh. Trên đường dẫn 1 trung đội tân binh về Chiến khu A tôi bắt gặp anh Tư Thắng dẫn một đoàn hơn 10 cán bộ trung cao cấp của Trung ương Cục tại sở cao su Nhà Mát (Bình Dương).  Anh Tư Thắng cho biết, Trung ương Cục đang chuyển cứ về tây Ninh. Anh có nhiệm vụ dẫn các cán bộ tuyên huấn, kinh tài … của Trung ương Cục đi ngã Bời Lời về Tây Ninh. Trong đó có anh Ba Tuấn - phụ trách trường Đảng là dân học trường Nguyễn Ái Quốc ở Trung Quốc về nước năm 1957. Một bộ phận khác, trong đó có Ban An ninh TW Cục thì đi cánh Bình Long tắt qua Tây Ninh do ông 10 Thạnh dẫn đoàn.
Anh Tư Thắng yêu cầu tôi tuyển lựa 1 tiểu đội giao cho anh, còn 2 tiểu đội đưa về chiến khu A. Trong số tuyển giao cho anh Tư Thắng có Sáu Phương (sau là phó giám đốc công an Bình Dương là dân An Tây của Bến Cát); Sáu Đạt (sau này chánh án toà án nghỉ hưu); Út Trúc; Ba Đức; Mơi; Hai Đáng….
Số anh em giao về chiến khu A tôi giao cho anh Tám Bộ (Dân tập kết về), trong đó có Sáu  Rô (tuyển ở Củ Chi).
Anh Hai Già (Tức Hai Chủ Tịch, Phạm Văn Xô) ở lại phụ trách xây dựng khu A. Anh Hai già giữ Sáu Rô làm cảnh vệ cho ảnh đến sau giải phóng.
Sở dĩ lập 2 ban căn cứ là vì ta đề phòng tình huống bất trắc khi căn cứ dời về Tây Ninh.
 Địch hay tin ta chuyển căn cứ Trung ương Cục nên chúng bắt đầu ủi đường chia cắt khu rừng núi Tây Ninh. Chúng đưa lình bảo an bảo vệ đoàn xe cuốc mở 1 con đường rừng cắt từ Xa Mát chạy qua Rùm Đol, Kà Tum. Cón đường này mang tên Trần Lệ Xuân. Con đường khác từ cầu Cần Đăng sang Đồng Pal (tức Tân Châu hiện giờ). Lúc đó ta chỉ có 3 đại đội để bảo vệ căn cứ không đủ sức chống càn quét của lính Bảo An nên ta cũng gặp nhiều khó khăn.
Ngoài ra, địch còn đưa dân di cư cấy từng cụm ở Bổ Túc, Mỏ Công, Bến Sỏi, Giồng Nầng… Chúng bố trí như vậy để sử dụng dân công giáo di cư phá rối vùng căn cứ của mình.
Việc chuyển căn cứ R về Tây Ninh là sự sáng suốt tinh nhạy trong ý đồ chiến lược của Trung ương. Vì địa bàn Tây Ninh hội đủ nhiều yếu tố thuận lợi.
Yếu tố thứ nhất: Dựa lưng vào chiến trường Campuchia. Từ thời kháng Pháp, ta và nước bạn Campuchia, nước bạn Lào đã là một chiến trường. Truyền thống đó gần như là quy luật tất yếu trong thế chân vạc để chiến thắng kẻ thù chung của 3 nước Đông Dương. Thực dân Pháp cũng rất sợ sự liên kết của 3 nước Đông Dương và đã tìm mọi cách chia rẻ nhưng truyền thống tốt đẹp của nhân dân 3 nước Đông Dương luôn kề vai sát cánh nhau đã khiến địch bị dàn mỏng lực lượng để đối phó. 3 nước Đông Dương là 1 chiến trường chung. Xihanuc tuyên bố Campuchia trung lập nhưng ủng hộ chính phủ ta hết mình.
Yếu tố thứ hai: Từ yếu tố thứ nhất, con đường giao liên, liên lạc từ căn cứ Tây Ninh đến Trung ương ở miền Bắc thông qua con đường lãnh thổ Camnpuchia rất thoáng. Từ địa bàn Trung ương Cục ở Rùm Duol và Chàng Riệc đến biên giới và quốc lộ 7 Campuchia chỉ 1 km. Từ quốc lộ 7 Campuchia ta đi theo quốc lộ 13 qua Crochê lên Íttongren giáp Hạ Lào. Việc vận chuyển vũ khí, chuyển quân rất thuận lợi.
 Yếu tố thứ ba: Căn cứ ở Tây Ninh là vùng rừng đồng bằng, không đồi núi, tiếp giáp vùng trù phú lúa gạo của Campuchia. Nhân dân Campuchia ủng hộ kháng chiến, sẵn lòng tiếp tế lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm và các thứ thiết yếu cho đời sống. Vì vậy, mặt hậu cần luôn đảm bảo. Ta không lo lắng về lương thực. Đó cũng là yếu tố trong chiến tranh chống Mỹ bộ đội Trung ương Cục miền Nam không thiếu đói, đi đâu cũng có gạo ăn. Bảo đám mức 30 lít/người/tháng, tương đương 25kg. Quần áo thuốc men đủ sức. Ví dụ điển hình là trong trận càn Gianxơnxity, việt kiều Campuchia và dân Campuchia tiếp tế đầy đủ hậu cần cho lực lượng quân chủ lực của ta. Nhà báo Pusec người Úc nằm tại Crec, Campuchia liên lạc với ta để lấy tin về trận càn Gianxơnxity. Sau đó ta còn đưa nhà báo này đi Củ Chi, Long An quan sát thực tế vùng kháng chiến.
Yếu tố thứ tư: Đường lên Pnông Pênh rất gần. Ta nhờ bệnh viện của Liên Xô xây tặng Xihanuc tại NongPênh để điều trị cán bộ trung cao cấp.
Yếu tố thứ năm: Cách Sài Gòn – Trung tâm đầu não địch chỉ 100 Km. Có sông Sài Gòn, Vàm Cỏ Đông và quốc lộ 22 tạo thành tuyến giao thông quan trọng, dễ tạo yếu tố bất ngờ khi đánh vào đầu não địch.
Chọn Tây Ninh làm căn cứ Trung ương Cục là sự chọn lựa đúng đắn. Từ các ưu điểm lợi thế đó mà địch gọi Trung ương Cục là “nhà trắng của Việt cộng”. Lịch sử đã đặt cho Tây Ninh phải đảm nhận vai trò căn cứ địa của miền Nam. Đó là yếu tố khách quan, tất yếu không khác được. Không thể đặt căn cứ địa Trung ương Cục ở chiến khu A, Đồng Tháp hay Kiên Giang mà chỉ duy nhất là Tây Ninh. Từ địa thế này, ta tạo được nhiều sự kiện bất ngờ cho địch.
Sự chọn lựa này là nhờ anh Lê Duẩn - Vị lãnh đạo tài ba của chiến trường miền Nam – đã khảo sát trước, đón đầu kháng chiến trường kỳ từ năm 1951./.
Thiếu tướng Ngô Quang Nghĩa
Tháng 6/2009
Logged

Khi đứng dưới bóng quân kỳ, tổ quốc tôi là duy nhất.
Trang: « 1 2 3   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM