Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 20 Tháng Tư, 2024, 06:50:56 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: 208 câu đố vui lịch sử ... không có thưởng  (Đọc 275424 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
menthuong
Thành viên
*
Bài viết: 411


Nhất tướng công thành vạn cốt khô


« Trả lời #260 vào lúc: 03 Tháng Mười Hai, 2009, 05:31:40 pm »

Câu 153: Đáp án là người mẹ của Dương Nhật Lễ. Bà vốn là một đào hát, khi đóng trò có tên hiệu là Vương Mẫu (do đóng vai Vương Mẫu nên có tên hiệu ấy). Vốn bà có mang với Dương Khương. Sau được Cung Túc Vương Dục (con cả của Trần Minh Tông) thích bà xinh đẹp nên lấy làm vợ. Đến lúc đẻ, Dục nhận Nhật Lễ làm con. Dụ Tông mất không có con nối nên Nhật Lễ được đưa lên ngôi.
Sau khi Nhật Lễ bị tôn thất nhà Trần lật đổ, mẹ Nhật Lễ chạy sang Chiêm Thành xui vua Chiêm mang quân ra đánh phá nước ta để trả thù cho Nhật Lễ.

macbupda @ đã trả lời đúng và đủ theo yêu cầu câu hỏi. Xin thêm vài chi tiết để thấy rõ cái thâm hiểm và ý nghĩa thất bại ê chề của âm mưu thâm độc này đồng thời cho thêm “hấp dẫn”. Chuyện rằng:

Cung Túc vương Nguyên Dục là con trưởng nhưng không được Minh Tông nhường ngôi mà trao cho em ông là Trần Hạo, tức Trần Dụ Tông (1336-1339). Nhưng cả 2 anh em đều nổi tiếng ăn chơi. Thời đó ở Kinh đô có gánh hát của Dương Khương rất nổi tiếng, đặc biệt vợ Dương Khương đóng vai Tây Vương Mẫu rất đẹp, múa dẻo hát hay. Khi xem vở “Tây vương Mẫu hiến bàn đào”, Nguyên Dục mê quá bèn lấy cho kỳ được. Biết “Vương Mẫu” đã có thai 2 tháng nhưng với ý định học Lã Bất Vi nên vợ chồng Dương Khương đồng ý.

“Vương Mẫu” về với Nguyên Dục và với sắc đẹp, tài hát múa lại thêm tinh thông “phòng trung bí thuật” nên rất được lòng Nguyên Dục. Ả sinh một con trai, được Nguyên Dục cưng chiều đặt tên là Trần Nhật Lễ.

Năm Kỷ Dậu (1369) vua Dụ Tông mất, nhưng ngài không có con nên triều đình định lập Cung Định vương Trần Phủ là anh Dụ Tông lên làm vua nhưng bà Hiến Từ hoàng thái hậu nhất định đòi lập người con của Cung Túc vương Trần Dục (thực ra là con Dương Khương) với “Vương Mẫu” là Trần (Dương) Nhật Lễ  lên ngôi.

Khi lên làm vua, Nhật Lễ muốn cải họ Dương để dứt ngôi nhà Trần rồi giết bà Hiến Từ hoàng thái hậu. Một anh khác của Dụ Tông, Cung Định vương Trần Phủ vốn nhu nhược thấy thế bỏ trốn lên mạn Đà Giang.

May sau có Công chúa Thiên Ninh hợp cùng các tôn thất nhà Trần khởi binh về bắt giết Nhật Lễ rồi rước Cung Định vương về làm vua, tức vua Trần Nghệ Tông. Vì vậy Nhà Trần mới không bị mất về họ Dương. Mưu kế “Đổi máu hoán ngôi” của vợ chồng Dương Khương học theo Lã Bất Vi đã sớm bị dập tắt.

Loạn tan, Dương Nhật lễ bị giáng xuống là Hôn Đức Công nhưng sau bị đánh chết cùng con là Liễu. Dương Khương không rõ đi đâu, còn “Vương Mẫu" thì đúng như macbupda @ đã viết.

Có thuyết cho rằng “Vương Mẫu” tên thật là Lưu Tú Nương, vốn là dòng dõi kép hát Lưu kế từ Trung Hoa theo đoàn quân Thoát Hoan sang xâm lược Đại Việt rồi ở lại và kết hôn với Dương Khương.

Giả sử nếu không có Thiên Ninh, quan Thái tể Nguyên Trác thì không hiểu lịch sử Đại Việt ra sao khi âm mưu "Hoán máu, đổi ngôi" của Dương-Lưu thành công!

Logged

menthuong
Thành viên
*
Bài viết: 411


Nhất tướng công thành vạn cốt khô


« Trả lời #261 vào lúc: 03 Tháng Mười Hai, 2009, 08:02:59 pm »

Bác menthuong còn "nợ" em 3 câu nhé
Câu 139: Vua nào hay giết bố vợ.
Câu 140: Ai làm Thái Thượng Hoàng cho nhiều vị vua nhất?
Câu 141: Khoa thi nào lấy nhiều tiến sĩ nhất?
Câu 142: Thời Lý, có môn thể thao nào giống với môn Polo hiện đại?
Câu 143: Một người đàn bà ở thế kỷ thế kỷ 17, nổi tiếng về sắc đẹp "khuynh quốc khuynh thành".

Câu 139: Vua nào hay giết bố vợ.

Cái này khó ghê, tìm mãi chẳng ra. Chỉ biết có Trần Minh Tông Mạnh (1314-1329) vào năm Mậu Thìn (1328) buộc bố vợ là Quốc phụ Thượng tể Trần Quốc Chẩn (bố Lệ Thánh Hoàng hậu) phải tự vẫn. Nhưng 1 sao gọi là "hay" được. Khó vậy.

Câu 141: Khoa thi nào lấy nhiều tiến sĩ nhất?

Câu này trả lời nhầm sang nhiều Trạng nguyên nhất.

Câu 142: Thời Lý, có môn thể thao nào giống với môn Polo hiện đại?

"Polo" là môn gì còn chưa biết làm sao biết được môn giống nó từ thời Lý!

Những câu thảo dân đã trả lời chưa thấy ai phản hồi đúng sao ra răng!
Logged

macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #262 vào lúc: 03 Tháng Mười Hai, 2009, 08:34:16 pm »

Câu 140 và 143 bác menthuong trả lời đúng rồi. Còn ba câu kia thì cứ để từ từ cho mọi người tiếp tục "ngâm cứu", chưa công bố đáp án vội. Grin
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
menthuong
Thành viên
*
Bài viết: 411


Nhất tướng công thành vạn cốt khô


« Trả lời #263 vào lúc: 03 Tháng Mười Hai, 2009, 08:50:40 pm »

Câu 2:  Trong lịch sử VN, ai là người có nhiều con nuôi nhất?

  ...Nơi đây sống một người tóc bạc
     Người không con mà có triệu con
     

Lịch sử là lịch sử, chứ gắn văn chương vào thì sẽ giải thích ra sao khi có "chị Hai 5 tấn", cây mọc ở Tây Nguyên mà rễ cây "uống nước nguồn miền Bắc".

Theo tôi, "con nuôi" phải được gia tộc, chính quyền thừa nhận. Như vậy sử sách nào chép mà nổi, chép để làm gì ?. Do vậy chỉ nên tìm xem ai có nhiều con nhất, đã được chép trong sử hay một tài liệu nào đáng tin cậy.

Nếu thế, câu trả lời đã được ghi trong sử sách là Thánh tổ Nhân Hoàng đế Nguyễn Phúc Đảm, tức vua Minh Mạng (1820-1940) . Ông Vua này nổi tiếng với "Nhất dạ ngũ giao tam hữu dụng". Ông có rất nhiều vợ, sử nói vài trăm là ít. Do vậy có tới 78 Hoàng nam, 64 Hoàng nữ.  (Nguyễn Phước tộc Thế phả)

Xin mạo muội lạm bàn, thứ lỗi.
Logged

pallmall
Thành viên
*
Bài viết: 19


« Trả lời #264 vào lúc: 04 Tháng Mười Hai, 2009, 05:04:18 pm »

Em đọc được bài này trên mạng nên mạn phép được gửi lên cho các bác đọc tham khảo. Có bác nào biết thêm thông tin về việc này không ah.

Cách đây vài chục năm, những phụ nữ Châu Âu đến nước ta được nhiều người gọi là “bà đầm”, ai đó lấy vợ người Âu sẽ được coi là chuyện lạ. Ấy vậy mà, gần bốn trăm năm trước, có một người Việt Nam sống ở Thăng Long đã “lấy vợ đầm”. Đúng ra, ông có ít nhất là sáu bà vợ, trong đó có một người là dân Hà Lan. Ông là vua Lê Thần Tông.

Trong cuốn sách Tường trình về Đàng ngoài (còn có tên là Lịch sử vương quốc Đàng ngoài) của linh mục Alexandre de Rhodes, ghi rất nhiều việc về nước ta. Trong đó, có ghi chuyện người Việt Nam đầu tiên lấy vợ người châu Âu, là Lê Duy Kỳ, sinh ngày 19/11 năm Đinh Mùi 1607, con trưởng của vua Lê Kính Tông và bà Trịnh Thị Ngọc Trinh.

Sau này, năm Kỷ Mùi 1617, Duy Kỳ lên ngôi vua với hiệu là Lê Thần Tông. Duy Kỳ là cháu ngoại của chúa Trịnh Tùng, được đưa lên làm vua lúc mới 12 tuổi, sống mũi cao, da trắng trẻo, lớn lên rất đẹp trai, thông minh, học rộng, giỏi văn chương, làm vua được 24 năm thì nhường ngôi cho con trai mới 13 tuổi là Lê Duy Hựu (hiệu là Chân Tông).

“Lê Chân Tông lên ngôi, tôn vua cha làm Thái thượng hoàng, Hoàng hậu Trịnh Thị làm Hoàng thái hậu…” (Đại Việt sử ký toàn thư). Thế nhưng, ở ngôi chỉ được 7 năm thì Lê Chân Tông ốm, chết, nên Thái thượng hoàng Lê Duy Kỳ trở lại làm vua. Đến năm Nhâm Dần 1662, Lê Thần Tông qua đời. Nối ngôi Thần Tông là con trai thứ của ông, tên là Lê Duy Vũ (hiệu là Huyền Tông), ở ngôi 9 năm thì ốm, chết.

Kế vị cũng là một con trai nữa của Lê Thần Tông tên là Lê Duy Hợi (hiệu là Gia Tông). Lê Gia Tông ở ngôi 4 năm thì ốm, chết. Nối ngôi là con út của Lê Thần Tông, tên là Lê Duy Hợp (hiệu là Hy Tông).

Như vậy Lê Duy Kỳ là người duy nhất trong số 108 vị vua chúa Việt Nam có hai lần lên ngai vàng làm vua. Cũng xin lưu ý bạn đọc, Lê Duy Kỳ (1607-1662) làm vua với hiệu Thần Tông, không phải là Lê Duy Kỳ (1765-1793) cũng làm vua nhưng với hiệu Chiêu Thống. Lê Duy Kỳ (Thần Tông) còn có một kỷ lục nữa là có tới 4 người con liên tiếp lên làm vua.

Lê Duy Kỳ (Thần Tông) còn tạo ra kỷ lục đặc biệt nữa, là đã có ít nhất sáu bà vợ. Bà vợ đầu tiên tên là Trịnh Thị Ngọc Trúc. Sách Đại Việt sử ký toàn thư có ghi việc này: “Vào năm Canh Ngọ 1630, niên hiệu Đức Long thứ 2, tháng 5, Vua lấy con gái Vương (Trịnh Tráng) là Trịnh Thị Ngọc Trúc, lập làm hoàng hậu. Trước, Ngọc Trúc đã lấy người bác họ của Vua là Cường quận công Lê Trụ, sinh được 4 con. Khi ấy Lê Trụ bị giam, Vương đem Ngọc Trúc gả cho Vua, Vua lấy vào cung. Triều thần là Nguyễn Trực, Nguyễn Danh Thế nhiều lần dâng sớ can. Vua không nghe mà nói rằng: “Xong việc thì thôi, lấy gượng vậy”. Từ hôm ấy trở đi, trời mưa dầm ngày đêm không ngớt…”.

Sau bà Hoàng hậu Trịnh Thị Ngọc Trúc, ông Lê Thần Tông còn có 5 bà vợ nữa, và rất lạ, mỗi bà thuộc một dân tộc: bà vợ thứ 2 là người Thái, bà vợ thứ 3 là người Mường, bà vợ thứ 4 là người Hán, bà vợ thứ 5 người Lào và bà vợ thứ 6 người Hà Lan.

Có thể vua còn có nhiều vợ khác nữa, chúng tôi chỉ nói tới sáu bà đã lưu lại hình dáng, là sáu bức tượng gỗ tạc chân dung các bà, bày tại chùa Mật Sơn, ở chân núi Mật, phía nam thành phố Thanh Hóa.

Sáu pho tượng này, mỗi người một nét dung nhan khác nhau và thấy rõ trang phục của mỗi bà đúng theo y phục dân tộc của từng người. Đặc biệt, y phục, váy áo của pho tượng tạc bà người Hà Lan, dù là tượng thờ, cổ áo trong vẫn trễ xuống để lộ một mảng ngực.

Tương truyền, ngôi chùa Mật Sơn do sáu bà vợ của vua Lê Thần Tông bỏ tiền công đức để xây dựng. Đó cũng là lý do sáu pho tượng của sáu bà bày tại chùa này. Việc sáu bà vợ cùng lòng cùng sức bỏ tiền công đức xây một ngôi chùa và lại cùng nhập thần vào những bức tượng ở bên nhau mãi mãi, cũng là một điều thật lạ lùng. Có thể coi đó là kỷ lục thứ tư của vua Lê Thần Tông!

Cho đến năm 1959, những pho tượng các bà vợ vua Lê Thần Tông đã được rước về đền Nhà Lê chỉ cách chùa Mật Sơn chừng hơn cây số, thuộc địa phận phường Đông Vệ. Đền Nhà Lê đã được xếp hạng Di tích lịch sử cấp nhà nước. Những pho tượng thờ các vua Lê, trong đó có sáu pho tượng sáu bà vợ vua Lê Thần Tông, ngày nay vẫn ở đền Nhà Lê, mọi người có thể đến chiêm bái, thăm viếng.

Vào khoảng những năm 20 của thế kỷ XX, nhà sử học Charles Robequin có viết cuốn Le Thanh Hoa (Xứ Thanh Hóa), một cuốn sách nghiên cứu về lịch sử, địa lý, phong tục, ngành nghề, dân cư, đặc sản… của Thanh Hóa. Trong sách đó có ghi việc ông Lê Duy Kỳ là người Việt Nam đầu tiên lấy vợ người châu Âu.

Việc Đàng ngoài có khá nhiều kiều dân châu Âu đến làm ăn buôn bán từ đầu thế kỷ XVII thì một số thư tịch cổ đã ghi. Ngay ở Thăng Long, phường Giang Khẩu (sau đổi thành Hà Khẩu), nay là khu vực phố Hàng Buồm, Nguyễn Siêu, bên cửa sông Tô nối với sông Hồng, trên bến dưới thuyền tấp nập, không chỉ có người Trung Quốc mà còn có nhiều người Hà Lan, Anh, Bồ Đào Nha… đến buôn bán, mở nhiều cửa hàng.

Trong sách Tường trình về Đàng ngoài của linh mục A. de Rhodes cũng có nói đến việc người Hà Lan chiếm số đông và có ưu thế hơn những người châu Âu đến làm ăn ở Đàng ngoài.

Sách đã ghi việc chúa Đàng ngoài đã cầu cứu các thương gia người Hà Lan khi ấy đã chiếm đóng Java (Indonesia), xin cung cấp cho một số tàu tròn… và người Hà Lan đã đồng ý ngay vì biết vua chúa Đàng ngoài cần những tàu đó để tiến đánh chúa Đàng trong. Mà, chúa Đàng trong những năm đó đã công khai tỏ ra thù địch với người Hà Lan… việc liên minh có tính quân sự của Đàng ngoài với người Hà Lan đồng thời với việc người Hà Lan đến miền Bắc Việt Nam làm ăn nhiều hơn.

Đơn cử, công ty Đông Ấn của Hà Lan đã liên tục lập những thương điếm ở Phố Hiến, ở Kẻ Chợ… mở mang thêm nhiều cuộc làm ăn buôn bán với Đàng ngoài. Trong bối cảnh cuộc sống xã hội như vậy, vua Lê Thần Tông, một người rất đẹp trai, sống mũi cao, da trắng, thông minh, học rộng, giỏi văn chương, đã lấy các bà vợ người Mường, Thái, người Lào và người Hán, thì có thêm bà vợ người Hà Lan cũng là việc dễ hiểu.

Chúng tôi từ nhỏ đã biết đến chùa Mật Sơn và đền Nhà Lê, có được thấy bức tượng các bà, rất đẹp và cao quý, mãi rất lâu sau này mới biết đó là những bà hoàng nhà Lê. Sáu bà hoàng hóa thân thành sáu bức tượng thờ, ở cùng với nhau mãi mãi, cũng là chuyện lạ trong đời sống dân tộc ta.

Theo  TCHV


Logged
caytrevietnam
Trung tá
*
Bài viết: 471


Trồng sen trong biển lửa


« Trả lời #265 vào lúc: 04 Tháng Mười Hai, 2009, 11:38:16 pm »

Thông tin về bà vợ Tây này chỉ có thế thôi, đến tên, hiệu còn chẳng rõ nữa là... cùng lắm giờ chúng ta chỉ thấy bức tượng của bà là cùng
Logged

SỐNG VỮNG CHÃI 4000 NĂM SỪNG SỮNG
LƯNG ĐEO GƯƠM TAY MỀM MẠI BÚT HOA
pallmall
Thành viên
*
Bài viết: 19


« Trả lời #266 vào lúc: 05 Tháng Mười Hai, 2009, 04:25:10 pm »

Vua lấy con gái Vương (Trịnh Tráng) là Trịnh Thị Ngọc Trúc, lập làm hoàng hậu. Trước, Ngọc Trúc đã lấy người bác họ của Vua là Cường quận công Lê Trụ, sinh được 4 con. Khi ấy Lê Trụ bị giam, Vương đem Ngọc Trúc gả cho Vua, Vua lấy vào cung
Không biết có ông vua nào trong lịch sử Việt Nam , lấy 1 bà vợ và còn lập làm hoàng hậu 1 phụ nữ đã có 4 con rồi không nhi? Kể ra đây cũng đáng ghi là 1 kỷ lục của vua chúa Việt Nam.  Grin
Logged
menthuong
Thành viên
*
Bài viết: 411


Nhất tướng công thành vạn cốt khô


« Trả lời #267 vào lúc: 05 Tháng Mười Hai, 2009, 05:19:15 pm »

Người chống trước của Ngọc Trúc chính là Cường Quận công Lê Trụ và là bác (hay chú) họ vua Lê Thần Tông Duy Kỳ (1619-1643 và 1649-1662). Mà Duy Kỳ là con Lê Kính Tông Duy Tân (1600-1619) và Trịnh Thị Ngọc Trinh, con gái Trịnh Tùng (1570-1623) trong khi Trịnh Thị Ngọc Trúc lại là con Trịnh Táng (con Trịnh Tùng với Đặng Thị Ngọc Dao, ở ngôi Chúa 1623-1657) nên gọi Ngọc Trinh bằng cô. Như vậy trong việc Lê Thần Tông lấy Trịnh Thị Ngọc Trúc có 4 sự rối:

- Cháu lấy lại vợ của chú,
- Mà người vợ ấy đã có 4 con,
- Con cô lấy con cậu,
- Lại còn được phong là Hoàng hậu !.

Thời Lê-Trịnh, công việc triều chính đã ở tay Chúa thì việc hôn nhân của Vua cũng vậy thôi! Chính ra nó đã khởi nguồn từ việc Trịnh Tùng gả người con gái thứ mười của mình là Ngọc Trinh cho Kính Tông để thắt chặt quan hệ giữa 2 nhà, dễ thâu tóm đại quyền. Có lẽ cuộc hôn nhân nhuốm đầy màu sắc chính trị Thần Tông-Ngọc Trúc là "vô tiền khoáng hậu"!
Logged

macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #268 vào lúc: 31 Tháng Mười Hai, 2009, 09:15:52 pm »

Ngày cuối năm, thanh toán nốt câu 154 cho bác menthuong.

Câu này bác Longsome từng đặt ra (câu 26). Nhưng bác menthuong có đề cập thêm ý "nhất kính chiếu tam vương". Em tạm đưa ra đáp án: bà Nguyễn Thị Duệ là nữ trạng nguyên của nước ta (còn nhiều tranh cãi về danh hiệu "trạng nguyên" của bà). "Tam vương" ở đây là: Mạc Kính Cung, Trịnh Tráng, Trịnh Tạc.

Hi vọng sang năm mới, topic sẽ nóng hơn.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
menthuong
Thành viên
*
Bài viết: 411


Nhất tướng công thành vạn cốt khô


« Trả lời #269 vào lúc: 01 Tháng Giêng, 2010, 09:23:41 am »

Đúng là theo Nguyễn Thị Chân Quỳnh trong sách “Lối xưa xe ngựa”: Vị nữ Trạng nguyên có một không hai của nước ta vốn tên là Nguyễn thị Du. Bà sinh năm 1590, lấy Mạc Kính Cung (năm 1607), lấy Trịnh Tráng (năm 1623, có thể lấy từ trước) và "tam vương" trỏ vào Mạc Kính Cung, Trịnh Tráng và Trịnh Tạc.

Nhưng Theo Đỗ Thị Hảo ở "Bà Tiến sĩ thời Mạc" (Những bà giáo thời xưa, Hà Nội: Phụ nữ, 1988) thì  "nhất kính chiếu tam vương" còn có thể hiểu là bà Du sống dưới triều ba vì vua Lê, tức là : Lê Thần tông :1619-42 rồi 1649-62, Lê Chân tông :1643-48, Lê Huyền tông : 1663-71. Hoặc trải qua ba đời chúa Trịnh : Trịnh Tráng : 1623-57, Trịnh Tạc : 1657-82, Trịnh Căn : 1682-1709 . Hoặc ba vương triều, tức là triều nhà Lê, triều nhà Mạc và cả triều các chúa Trịnh nữa.

 Dù có những tên khác nhau, chưa rõ năm sinh và mất…nhưng tên chính vẫn là Nguyễn Thị Ngọc Toàn, quê ở Kiệt Đặc (nay là xã Văn An), huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương, sống cuối tế kỷ XVI và nửa đầu thế kỷ XVII. Về học vấn, các sách đều chép bà đỗ thủ khoa, một vài chỗ nói bà đỗ Trạng nguyên song chắc chắn là bà từng giữ chức Lễ Sư dậy cung nhân, nên người ta cũng gọi bà là Lễ Phi (Lễ là danh hiệu, tước vị là Chiêu Nghi, cao nhất trong 9 bậc cung tần).

Đặc biệt nhan sắc, tinh thần hiếu học, tài năng và đức độ của bà đã được nhân dân cảm phục xưng tụng là “Nghiêu, Thuấn trong phái nữ, thần tiên ở trên đời “ , là “…một tấm gương sáng chiếu suốt ba vua".
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM