Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 09:16:05 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: 208 câu đố vui lịch sử ... không có thưởng  (Đọc 274896 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
menthuong
Thành viên
*
Bài viết: 411


Nhất tướng công thành vạn cốt khô


« Trả lời #250 vào lúc: 30 Tháng Mười Một, 2009, 08:55:24 pm »

Hờ, xem lại câu 102 của bác Tre:  Ai là vị vua lập một lần nhiều hoàng hậu nhất? Em trả lời là Lý Thái Tông lập một lần bảy bà Hoàng hậu và được bác Tre công nhận là đúng. Ấy là em dựa vào Đại Việt sử ký toàn thư.
Nhưng gần đây xem lại sách Đại Việt sử lược, ...phải sửa lại đáp câu 102 là vua Lý Thánh Tông mới đúng.
Tôi thấy cuốn “Chuyện tình Vua Chúa Hoàng tộc Việt Nam” có nhiều chuyện hay, nhiều chi tiết thú vị. Trong đó nhiều hậu vẫn là :Lý Thái Tôn Phật Mã (1028-1054)/ Ông này khi lên ngôi tôn mẹ là Lê thị (Lập Giáo Hoàng hậu) làm Linh Hiển Thái hậu và năm 1028 lập Kim Thiên Mai Thị (mẹ Lý Nhật Tông) và 6 vị khác làm Hoàng hậu. Đặc biệt năm 1035 lập nàng hầu làm Hoàng hậu Thiên Cảm sau lại lập Đào Thị (vốn giỏi nghề ca hát) làm Phi. Vua sinh 2 Hoàng tử và nhiều Công chúa, trong đó trưởng nữ là An Quốc Công chúa. Như vậy ông có 7 Hoàng hậu và 1 Phi.

Trong thời Lý Thái Tôn, một người con gái nước Chiêm là Mỵ Ê được ông phong là Hiệp Chính Hựu Thiện Phu nhân. Bà chính là phi của Sạ Đẩu bị bắt khi kinh thành Phật Thệ của Chiêm thất thủ (1044) khi được Thái Tôn vời đã lao xuống sông để giữ lòng trinh.

Còn Lý Thánh Tông Nhật Tôn (1054-1072) lập Dương thị làm Hoàng hậu Thượng Dương (không con trai, sinh hạ Công chúa: Từ Thục, Từ Huy), Ỷ Lan Lê Thị Khiết là Nguyên phi, Dương Thị Quang là Thứ phi (mẹ Công chúa Động Thiên, Khâm Thánh). Vậy những ai nữa mà nhiều Hoàng hậu thế ?.

Mà hình như chỉ có hai Vua đầu nhà Lý đều phong các bà vợ mình là Hoàng hậu mà không nêu cụ thể ai thực sự là chính thê, các đời sau phong cả Phi, Ngự nữ ?.
Logged

menthuong
Thành viên
*
Bài viết: 411


Nhất tướng công thành vạn cốt khô


« Trả lời #251 vào lúc: 01 Tháng Mười Hai, 2009, 03:23:36 pm »

Đã hứa là cho câu hỏi mới, vậy mời các bác:

Câu 143: Một người đàn bà ở thế kỷ thế kỷ 17, nổi tiếng về sắc đẹp "khuynh quốc khuynh thành".
Trả lời Câu 143: Người vợ họ Tống của Nguyễn Phúc Kỳ (con trưởng Chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên và là anh Chúa Thượng Nguyễn Phúc Lan).

Chuyện rằng: Phúc Kỳ đột ngột qua đời, để lại vợ và 3 đứa con cùng nỗi niềm thất vọng của cha vợ và bất dắc dĩ quan Chưởng cơ Tống Phúc Thông đem vợ con lên thuyền ra bắc theo Trịnh Chúa.

Cha thế, nhưng Tống thị vẫn ở lại Đàng Trong và nghĩ: “Nếu không được làm vợ Chúa chính thức, đủ danh nghĩa thì làm vợ ngầm của Chúa cũng tốt chán. Nếu làm vợ ngầm của Chúa chưa đủ thì làm vợ Chúa thống nhất cả nước càng hay. Nước non này sẽ ở tay ta cả, phải tiến hành từng bước một”. Thực hiện mưu đồ đó, năm Kỷ Mão (1639) Tống Thị vào yết kiến Chúa Thượng Phúc Lan (1635-1648) khóc lóc và biếu Chúa chuỗi ngọc Như Ý Vạn Hoa. Chúa thương tình lại thấy Tống thị đẹp, ăn nói khéo bèn lưu lại cung phủ bất chấp can gián của em ruột Chúa là Phúc Trung cùng quần thần. Được Chúa yêu, Tống thị dễ dàng ra vào cung phủ. Từ đó Chúa say mê Tống thị, quên hết các người vợ khác và nghiễm nhiên xứ Đàng Trong nằm trong sự kiểm soát của ả. Nhưng do bầy tôi làm dữ, Chúa buộc phải dừng việc xây dựng cung thất nguy nga cho Tống thị. Để trả thù việc này và chắc cũng là để giúp người cha vừa đào tẩu về với Chúa Trịnh, Tống thị còn viết thư (qua Tống Phúc Thông) hẹn với Chúa Trịnh ở Đàng Ngoài sẽ làm nội ứng khi Trịnh Nam tiến.

Năm 1643, Chúa Trịnh Táng (1623-1652) sai con là Trịnh Tạc đem đại quân đánh nam Bố Chính nhưng gặp nhiều trở ngại phải lui binh. Sau do sự thúc giục liên tục của Tống thị, vào năm 1648 Trịnh Táng lại phái Trịnh Đào thống lĩnh các lực lượng thuỷ bộ Nam chinh lần nữa. Chúa Nguyễn cùng con là Phúc Tần đem đại binh cự Trịnh đã đại thắng. Trên đường trở về, khi thuyền qua phá Tam Giang Chúa Phúc Lan đột nhiên băng và nhiều người cho rằng đó là kết quả đòn hạ thủ của Tống thị (có mặt trên thuyền).

Về tới Phú Xuân, ước mơ trở thành Tây Thi, Dương Quý Phi chưa dứt, Tống thị lại giở chiêu bài sắc đẹp cùng chuỗi ngọc Vạn Hoa (Như Ý) mê hoặc Trung Tín hầu, xui Phúc Trung cướp ngôi Chúa của cháu là Phúc Tần. Mưu bị phát giác, Chúa Hiền đã bắt gọn bè đẳng, cho xử trảm Tống thị.

Như vậy, trong gần 20 năm, khi lọt vào mắt xanh Chúa Thượng (em chồng), Tống Thị đã một mặt lũng đoạn phủ Chúa Đàng Trong, một mặt mật giao xúi giục Chúa Trịnh Nam chinh, rồi lại chinh phục được trái tim sắt đá của quan Chưởng cơ là chú ruột Chúa Hiền vừa lên…gây cảnh đầu rơi máu chảy giữa 2 miền và nồi da xáo thịt nội bộ anh em, chú cháu Chúa Nguyễn, đẩy đấng quân vương mắc tội loạn luân, làm cơ đồ nhà Chúa xuýt nghiêng ngửa. Nếu không có sự can đảm của quan Nội tán Viên Hiển hầu họ Phạm, sự sáng suốt, cẩn trọng của Phúc Tần thì Tống thị chắc chắn sẽ làm được nhiều việc nữa và không hiểu khi đó xứ đàng Trong sẽ ra sao?

Tống thị bị trừng phạt, xứ Đàng Trong khỏi bị chao đảo đã vững bước vào thời cường thịnh, thắng thù trong giặc ngoài dưới sự điều hành của Chúa Hiền Nguyễn Phúc Tần (1648-1687).
---
Góp thêm một câu về phụ nữ đa tài đa sắc đất Viêt:

Câu 153: Người đàn bà tuyệt sắc nào đã thành công trong việc “Đổi máu hoán ngôi”, dù chỉ trong khoảnh khắc ở thời Trần?
Logged

macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #252 vào lúc: 01 Tháng Mười Hai, 2009, 08:15:08 pm »

Bác menthuong ạ, câu 147 ít nhất có hai đáp án đấy, vì vậy bác không dùng chữ "duy nhất" được đâu. Grin
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
menthuong
Thành viên
*
Bài viết: 411


Nhất tướng công thành vạn cốt khô


« Trả lời #253 vào lúc: 01 Tháng Mười Hai, 2009, 09:59:31 pm »

Kiểm tra lại thấy macbupda@ đã đúng. Lịch sử Việt Nam ghi nhận “ít nhất” có 2 người chưa từng làm Vua nhưng có con làm Vua nên được tôn xưng là Thượng Hoàng. Đó là:

1. Sùng Hiền hầu: không rõ tên, chỉ biết ông là con trai của vua Lý Thánh Tông (1054-1072), em của Lý Nhân Tông (1072-1127). Vì Nhân Tông không có con nên triều đình đã quyết định lấy con của ông với Đỗ thị là Dương Hoán (sinh năm Bính Thân 1116) làm Thái tử (1117) và khi Nhân Tông băng được  kế nghiệp là Lý Thần Tông (1129-1138)) Khi nối ngôi vua bác, Lý Thần Tông tôn thân phụ Sùng Hiền hầu làm Thái thượng hoàng và ở ngôi này 1 năm (1129-1130) . Khi mất (tháng 5 năm 1130) được truy tôn thụy hiệu là Cung Hoàng đế.

2. Trần Thừa (1184 – 1234) : là con trai cả của Trần Lý, anh ruột của Trần Tự Khánh và Trần Thị Dung. Con trai ông là Trần Cảnh, dưới bàn tay đạo diễn của Trần Thủ Độ và Trần Thị Dung, đã được Lý Chiêu Hoàng (1224-1225) nhường ngôi, thành Trần Thái Tông (1225 - 1258), mở ra triều Trần. Tháng 10 năm 1226, ông được Vua con tôn làm Thái Thượng hoàng và giữ ngôi này đến năm 1234. Có lẽ vì vậy mà Trần triều không thấy có Trần Thái tổ ?.

Cả 2 chuyện này tôi đã chép trong chuyện “Các giai nhân ảnh hưởng đến sự hưng vong của Vương triều Lý” ở: http://www.quansuvn.net/index.php?topic=11131.msg170936#msg170936

Thế mà quên khi tổng hợp số Thượng hoàng! Cám ơn bác Búp!
Logged

macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #254 vào lúc: 02 Tháng Mười Hai, 2009, 11:03:24 am »

Câu 152 cũng có khá nhiều đáp án:

Trần Nghệ Tông là Thái Thương Hoàng và là anh của Trần Dụ Tông, là bác của Trần Phế Đế (Linh Đức Vương).

Giản Định Đế Trần Ngỗi là Thái Thượng Hoàng và là chú của Trùng Quang Đế Trần Quý Khoáng

Mạc Đăng Dung là Thái Thượng Hoàng và là ông nội của Mạc Phúc Hải

Lê Ý Tông là Thái Thượng Hoàng và là chú của Lê Hiển Tông.

Nếu tính cả các chúa Trịnh, Nguyễn, thì:

Trịnh Giang là Thái Thượng Vương và là anh của Trịnh Doanh

Nguyễn Phúc Thuần là Thái Thượng Vương và là chú của Nguyễn Phúc Dương.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #255 vào lúc: 02 Tháng Mười Hai, 2009, 11:17:44 am »

Câu 153: Đáp án là người mẹ của Dương Nhật Lễ. Bà vốn là một đào hát, khi đóng trò có tên hiệu là Vương Mẫu (do đóng vai Vương Mẫu nên có tên hiệu ấy). Vốn bà có mang với Dương Khương. Sau được Cung Túc Vương Dục (con cả của Trần Minh Tông) thích bà xinh đẹp nên lấy làm vợ. Đến lúc đẻ, Dục nhận Nhật Lễ làm con. Dụ Tông mất không có con nối nên Nhật Lễ được đưa lên ngôi.
Sau khi Nhật Lễ bị tôn thất nhà Trần lật đổ, mẹ Nhật Lễ chạy sang Chiêm Thành xui vua Chiêm mang quân ra đánh phá nước ta để trả thù cho Nhật Lễ.
« Sửa lần cuối: 03 Tháng Mười Hai, 2009, 11:51:58 am gửi bởi macbupda » Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #256 vào lúc: 03 Tháng Mười Hai, 2009, 08:41:26 am »

Thanh toán nốt mấy câu của bác menthuong:

Câu 144: Thượng hoàng đầu tiên là Sùng Hiền Hầu.
Câu 145: Thái Thượng hoàng cuối cùng là Lê Ý Tông (Thành Thái không được tôn là Thái Thượng Hoàng, mà phải thoái vị nhường ngôi cho Duy Tân).
Câu 146 và 148: Thượng hoàng trẻ nhất và cũng yểu nhất là Trần Thuận Tông.
Câu 149: Giản Định Đế Trần Ngỗi ở ngôi Thượng hoàng ngắn nhất (chỉ 3 tháng).
Câu 150: Thượng Hoàng ở ngôi lâu nhất là Trần Minh Tông (28 năm).
Câu 151: Triều Trần có nhiều thượng hoàng nhất (8 vị), ngoài ra thì triều Lý 2 vị, triều Hồ 1 vị, triều Hậu Trần 1 vị, triều Mạc 1 vị, triều Lê Trung Hưng 4 vị.
« Sửa lần cuối: 03 Tháng Mười Hai, 2009, 04:56:39 pm gửi bởi macbupda » Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
menthuong
Thành viên
*
Bài viết: 411


Nhất tướng công thành vạn cốt khô


« Trả lời #257 vào lúc: 03 Tháng Mười Hai, 2009, 11:29:49 am »


Câu 141: Khoa thi nào lấy nhiều tiến sĩ nhất?
Tôi rất quan tâm đến đề tài này nhưng tìm mãi không ra đáp án Khoa thi nào lấy nhiều Trạng nguyên nhất. Qua khảo cứu có thể xẩy ra 2 trường hợp với đáp án như sau:

1.Đời Lê Uy Mục :

Ở khoa thi năm Mậu Thìn, các quan trường đã dự định lấy Hứa Tam Tỉnh (người làng Như Nguyệt (Ngọt), nay thuộc xã Tam Giang, huyện Yên Phong)  đậu Trạng Nguyên. Nhưng thấy Nguyễn Giản Thanh  (người làng Ông Mặc, huyện Đông Ngàn, nay là làng Hương Mạc, xã Minh Đức huyện Từ Sơn, tên nôm na là làng Me) có tướng mạo khôi ngô, tuấn tú, bà Kinh Phi (mẹ nuôi Vua) lại viết bài hoạ bằng chữ Nôm dễ hiểu nên muốn lấy Giản Thanh là Trạng. Vua y lời lấy Giản Thanh đậu Trạng Nguyên, còn Hứa Tam Tỉnh bị đánh xuống làm Bảng Nhãn. Về sau dân gian có câu " Trạng Me đè Trạng Ngọt" .

2.  Thời Trần:  chia ra Kinh Trạng nguyên (đỗ đầu các Tiến sĩ quê từ Ninh Bình trở ra) và Trại Trạng nguyên (đỗ đầu các Tiến sĩ quê từ Thanh Hoá trở vào), còn các vua đầu triều Trần chưa lấy đỗ Trạng nguyên. Vậy nên một khoá thi có 2 Trạng Nguyên:

* Đời Trần Thái Tông: Khoá thi năm 1256 lấy  Trần Quốc Lặc  (Hải Dương) đỗ Kinh Trạng nguyên’ Trương Xán  (Quảng Bình) đỗ Trạng nguyên .

* Đời Trần Thánh Tông, Khoá thi năm 1266 lấy Trần Cố (Hải Dương ) đỗ Kinh Trạng nguyên;  Bạch Liêu  (Nghệ An) đỗ Trại Trạng nguyên.

Không biết chính thức là Triều nào lấy 2 Trạng nguyên đũng nghĩa?

Xem lại thấy câu hỏi là "lấy nhiều Tiến sĩ nhất. Nhưng trót đã tìm và trả lời rồi nên cứ đưa lên, coi là một câu khác và sau đây xin góp một câu hoit về Trang nguyên nước Nam:

Câu 154 : Trạng nguyên nữ duy nhất của nước ta là ai? Câu “”nhất kính chiếu tam vương” khắc trên mộ bà ứng chỉ vào những “Vương” nào?
Logged

macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #258 vào lúc: 03 Tháng Mười Hai, 2009, 04:07:00 pm »

Các câu của bác menthuong nêu ra, nếu đã có người trả lời xong thì mong bác xác nhận lại nếu đúng, còn nếu có chỗ sai hoặc thiếu sót thì mong bác chỉ bảo thêm.
Bác menthuong còn "nợ" em 3 câu nhé. Tặng thêm các bác 6 câu nữa.
Câu 155: Từ sau khi thoát khỏi thời kì Bắc thuộc (938), có những ông vua nào bị chết trận?
Câu 156: Những thành tựu về quân sự nào của Việt Nam được Trung Quốc "học tập" (tất nhiên chỉ tính thời phong kiến).
Câu 157: Kể từ năm 1442, Khoa thi nào người đỗ đầu chỉ là hội nguyên chứ không phải đình nguyên?
Câu 158: Một người đã trượt tiến sĩ vì không biết một cây cầu vốn chỉ cách nhà mình vài trăm mét nằm ở đâu. Ông là ai?
Câu 159: Tam Quốc Diễn Nghĩa có kể chuyện ngựa Đích Lư nhảy qua suối Đàn Khê cứu Lưu Bị. Việt Nam cũng có con danh mã cứu chủ tương tự như vậy. Đố các biết đó là con ngựa nào?
Câu 160: Lê Quý Đôn nổi tiếng với bài thơ "rắn đầu biếng học". Cũng có một danh sĩ khác làm bài thơ mỗi câu có tên 2 loài chim, và một người khác làm bài thơ mỗi câu có một quẻ trong bát quái và tên một loại bánh. Hai người này là những ai và các bài thơ của họ như thế nào?
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
menthuong
Thành viên
*
Bài viết: 411


Nhất tướng công thành vạn cốt khô


« Trả lời #259 vào lúc: 03 Tháng Mười Hai, 2009, 04:54:41 pm »

Câu 144: Thượng hoàng đầu tiên là Sùng Hiền Hầu.
Câu 145: Thái Thượng hoàng cuối cùng là Lê Ý Tông (Thành Thái không được tôn là Thái Thượng Hoàng, mà phải thoái vị nhường ngôi cho Duy Tân).
Câu 146 và 148: Thượng hoàng trẻ nhất và cũng yểu nhất là Trần Thuận Tông.
Câu 149: Giản Định Đế Trần Ngỗi ở ngôi Thượng hoàng ngắn nhất (chỉ 3 tháng).
Câu 150: Thượng Hoàng ở ngôi lâu nhất là Trần Minh Tông (28 năm).
Câu 151: Triều Trần có nhiều thượng hoàng nhất (8 vị), ngoài ra thì triều Lý 1 vị, triều Hồ 1 vị, triều Hậu Trần 1 vị, triều Mạc 1 vị, triều Lê Trung Hưng 4 vị.
macbupda@ trả lời nhanh và đúng, tôi xin bổ sung thêm cho "dài" hơn thôi và bản thân tôi đã sai 1 (câu 144):

•   Thái thượng hoàng đầu tiên: Sùng Hiến hầu (nhiếp chính 1129-1130) Lúc đầu tôi nghĩ là Lý Huệ Tông Sảm (1224-1226).
•   Thái thượng hoàng cuối cùng: Lê Ý Tông Duy Thận, nhưng người lên thay Ý Tông không phải là con Ý Tông mà là cháu gọi bằng chú (Duy Diêu - Hiển Tông).
•   Thượng hoàng trẻ tuổi nhất: Lê Ý Tông lúc 22 tuổi (1740) và Trần Thuận Tông 22 tuổi (1377-1399)

•   Thượng hoàng cao tuổi nhất: Trần Nghệ Tông lúc 52 tuổi (1372)
•   Thượng hoàng duy nhất chưa từng làm vua: Trần Thừa (bố Trần Cảnh)
•   Thượng hoàng thọ nhất: Trần Nghệ Tông 74 tuổi (1321-1394)
•   Thượng hoàng yểu nhất: Trần Thuận Tông 22 tuổi (1377-1399)
•   Thượng hoàng ở ngôi ngắn nhất: Hậu Trần Giản Định Đế 4 tháng (1409)
•   Thượng hoàng ở ngôi lâu nhất: Trần Minh Tông 29 năm (1329-1357)
Việt Nam có 16 Thượng hoàng trong các triều Lý (1), Trần (8+1), Hồ (1), Mạc (1), Lê (4)
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM