Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 01:26:56 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: 208 câu đố vui lịch sử ... không có thưởng  (Đọc 274929 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #170 vào lúc: 05 Tháng Bảy, 2009, 11:00:46 pm »

Đề nghị thủ trưởng Đoàn công bố đáp án câu 13 thôi. Còn câu 105 của em nữa, các bác chịu khó tìm đáp án nốt đi nhé.. Cheesy
Còn người bác Tre nói thì hình như là vua Trần Thái Tông phải không nhỉ? Em cũng không chắc lắm.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
lonesome
Moderator
*
Bài viết: 1244


« Trả lời #171 vào lúc: 06 Tháng Bảy, 2009, 12:21:00 am »

Câu 108:[/b] Người trong ảnh là một nhà sử học nổi tiếng, ông là ai?


Đây là cụ Cao Xuân Dục (1843-1923) một trong Tứ trụ triều đình thời Nguyễn, cụ về hưu với hàm Đông các Đại học sĩ. Cụ tham gia soạn thảo các tài liệu sau:

    * Đại Nam Thực Lục (ghi sử 1883-1888),
    * Quốc Triều Sử Toát Yếu (ghi sử Nguyễn Kim -1886),
    * Đại Nam Nhất Thống Chí (địa chí Trung Bộ - Duy tân - 1910),
    * Đại Nam Dư Địa Chí Ước Biên (Trung và Bắc Bộ),
    * Quốc Triều Luật Lệ Toát Yếu (Duy Tân 1907-1916),
    * Quốc triều tiền biên toát yếu,
    * Quốc Triều Khoa Bảng Lục (ghi chép tên họ, quê quán người thi đỗ),
    * Quốc Triều Hương Khoa Lục (ghi chép tên họ, quê quán người thi đỗ).
Nguồn: http://vi.wikipedia.org/wiki/Cao_Xu%C3%A2n_D%E1%BB%A5c


Thêm cái hình cho vui

Logged
nguyen
Thành viên
*
Bài viết: 61


« Trả lời #172 vào lúc: 06 Tháng Bảy, 2009, 04:32:04 pm »

Còn có 1 người nói hẳn rằng " Xem ngai vàng như đôi dép rách" cơ, ông là ai vậy bác Búp và các bác?  Grin
Vua Trần Thái Tông. Link: http://www.thuong-chieu.org/uni/KinhSachThiKe/PhoThong/PhatPhapTaiTheGian1/Html/04.htm

Logged
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #173 vào lúc: 06 Tháng Bảy, 2009, 07:26:03 pm »

Đề nghị thủ trưởng Đoàn công bố đáp án câu 13 thôi.
------------------------------
 Đáp án đây:

  Sau Cách mạng tháng 8 năm 1945, Pháp trở lại xâm lược nước ta. Tháng 1 năm 1947, địch ồ ạt đánh chiếm đường số 4 (từ Hải Ninh qua Lạng Sơn đi Cao Bằng). Cuối tháng 3 năm 1947, huyện Đình Lập đã bị địch chiếm đóng ở những địa bàn quan trọng. Hưởng ứng lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Hồ Chủ tịch, dưới sự lãnh đạo của Đảng, lực lượng kháng chiến huyện Đình Lập đã thành lập khu căn cứ kháng chiến Nà Thuộc - gồm các xã Kiên Mộc, Bắc Xa, Bình Xá (thuộc huyện Đình Lập) để chống lại quân địch.

  Ngày 14-4-1947, quân Pháp huy động một tiểu đoàn lính Âu - Phi cùng bọn tay sai tiến công khu căn cứ kháng chiến Nà Thuộc nhằm tiêu diệt lực lượng non trẻ của ta. Quân dân Nà Thuộc đã đoàn kết một lòng, mưu trí dũng cảm đánh tan cuộc tiến công hùng hổ cuả quân địch. Bọn chúng bị thất bại nặng nề, buộc phải tháo lui. Tiếp sau đó, trong vòng hai tháng 5 và 6 năm 1947, quân Pháp điên cuồng huy động lực lượng mạnh gồm có cả máy bay và pháo binh yểm trợ, liên tiếp mở 15 cuộc tấn công vào khu căn cứ Nà Thuộc, hòng tiêu diệt lực lượng của ta, nhưng đã bị quân và dân ta đánh tan. Quân Pháp cay đắng chịu những thất bại hết sức nặng nề.

  Trong chiến công chung đó, có chiến công của các cụ già làng ở đây đã dựa vào uy linh của Thành hoàng đình làng Pò Háng để vận động nhân dân, tổ chức lực lượng xây dựng làng xã chiến đấu. Mọi người tổ chức “Uống máu ăn thề” tuyên thệ trước bệ thờ Thành hoàng làng: “Sẵn sàng hy sinh để bảo vệ quê hương đất nước”. Các cụ còn tổ chức “Lễ tế thần” cổ truyền tại đinh làng Pò Háng, cầu nguyện Thành hoàng làng, cầu nguyện tổ tiên phù hộ con cháu đánh giặc và phất cờ thần, nổi chiêng trống, thanh la của đình làng cổ vũ bộ đội, du kích đánh giặc. Những việc làm đó có tác động mạnh mẽ động viên quân dân ta chiến đấu đánh thắng quân giặc.

  Tin vui thắng trận của quân dân Nà Thuộc lan đi khắp chiến trường Việt Bắc và cả nước. Bác Hồ biết tin, đầu năm 1948, đã cho mời lãnh đạo tỉnh Hải Ninh đến báo cáo (khi đó huyện Đình Lập thuộc tỉnh Hải Ninh). Khi biết chuyện cả Thành hoàng làng cũng tham gia kháng chiến, Bác cười vui và nói: “Vậy thì phải khen thưởng cả Thành hoàng làng!”. Bác đã ký lệnh trao tặng quân dân khu căn cứ kháng chiến Nà Thuộc huân chương Chiến công hạng 3 và cho may một bức trướng đặc biệt phong tặng Thành hoàng làng đình Pò Háng. Đó là bức trướng bằng vải đỏ, thêu các dòng chữ bằng chỉ màu vàng. Chính giữa là dòng đại tự “Ủng hộ kháng chiến” viết bằng chữ Hán, bên dưới có phiên âm bằng chữ Quốc ngữ. Bên phải là dòng tiểu tự “Việt Nam dân chủ cộng hoà quốc tam niên” (Năm thứ 3 niên hiệu nước Việt Nam dân chủ cộng hoà); bên trái là dòng chữ “Chính phủ Chủ tịch Hồ Chí Minh hoằng dự” (Chính phủ Chủ tịch Hồ Chí Minh phong tặng).

  Đây là bức trướng được làm theo đúng hình thức của một bức “Sắc phong thần” của các vua chúa ngày xưa phong cho các đền, đình có công trạng. Bức trướng cùng với tấm huân chương Chiến công đã được Bác Hồ gửi tặng quân dân khu căn cứ kháng chiến Nà Thuộc và đình làng Pò Háng. Bức trướng đó được đặt ở nơi trang trọng của đình Pò Háng trong nhiều năm như một báu vật thiêng liêng đầy niềm kiêu hãnh của quân và dân các dân tộc khu căn cứ kháng chiến Nà Thuộc. Sau này, ngành Văn hoá tỉnh Quảng Ninh đã đưa về trưng bày và lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh Quảng Ninh cho đến ngày nay.

  Trong cuộc đời hoạt động cách mạng của Bác Hồ, đã có nhiều hình thức khen thưởng dành cho các tập thể và cá nhân có thành tích xuất sắc như: Thư khen, điện khen, bằng khen, cờ thưởng luân lưu, huy hiệu của Người v.v.. Nhưng có lẽ đây là bức “sắc phong” độc đáo duy nhất của Hồ Chủ tịch đã phong thần cho một Thành hoàng làng có công tham gia kháng chiến cứu nước.

Đây là ảnh bức trướng scan từ Tạp chí LSQS.
Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
Ma_Giang
Thành viên
*
Bài viết: 56


« Trả lời #174 vào lúc: 06 Tháng Bảy, 2009, 09:39:59 pm »

Tư liệu hay, nhưng bác dùng chữ "sắc phong" là không đúng!
Logged
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #175 vào lúc: 06 Tháng Bảy, 2009, 09:56:02 pm »

Câu 105: Một vị danh tướng thường được gọi tên theo chiến công của ông?

Mấy hôm nay em ngồi nhẩm lại tên các trận đánh + các vị tướng suốt mà chả có manh mối nào Grin Có 1 vài phương án như Lê Phụ Trần, Hùm thiêng Yên Thế hay Dạ Trạch Vương nhưng nghe đều có vẻ không hợp.
Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #176 vào lúc: 07 Tháng Bảy, 2009, 07:22:28 am »

Lê Phụ Trần nghe cũng ổn đấy chứ. Grin Còn đáp án em chuẩn bị cho câu hỏi này là tướng quân, phò mã Lý Phục Man của Lý Nam Đế.

Câu 102: Chắc là vua Lý Thái Tông, lập 7 hoàng hậu một lần.
Câu 101: Có lẽ phải nhờ bác Tre "bật mí".
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #177 vào lúc: 07 Tháng Bảy, 2009, 07:27:22 am »

Hôm nay vượt chỉ tiêu 108 câu hỏi này:

Câu 109: Ai nhờ khóc nhè mà được làm vua?
Câu 110: Học trò hai tỉnh miền Trung thời xưa từng có sự cạnh tranh và trêu chọc nhau thể hiện qua những câu thơ, các bác có biết ấy là hai tỉnh nào và những câu đó như thế nào không?
Câu 111: Tên gọi chính thức nào của Hà Nội được sử dụng trong thời gian ngắn nhất?
Câu 112: Ông tướng nào "ăn may" nhất?
Câu 113: Bạn biết gì về nhân vật trong ảnh?

Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
_new
Thành viên
*
Bài viết: 827



« Trả lời #178 vào lúc: 07 Tháng Bảy, 2009, 08:25:39 am »

Câu 111: Tên gọi chính thức nào của Hà Nội được sử dụng trong thời gian ngắn nhất?
Mãi mới chộp được một câu có vẻ ngon ăn: Tên gọi chính thức của Hà Nội được sử dụng trong thời gian ngắn nhất là Đông Quan, dùng trong thời gian nhà Minh đô hộ nước ta, hình như là 25 năm.
Logged
tuaans
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 3774


« Trả lời #179 vào lúc: 07 Tháng Bảy, 2009, 09:04:59 am »

Ớ, thế Đông Đô nhà Hồ bác new bỏ đi đâu?  Grin
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM