Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 17 Tháng Tư, 2024, 03:35:49 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: 208 câu đố vui lịch sử ... không có thưởng  (Đọc 275333 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
caytrevietnam
Trung tá
*
Bài viết: 471


Trồng sen trong biển lửa


« Trả lời #100 vào lúc: 27 Tháng Sáu, 2009, 07:12:31 pm »

Câu 72: Di tích đến tế trời đất cổ nhất thời phong kiến của nước ta nằm ở đâu?
Di tích đến tế trời đất gọi là đàn Nam Giao.
Đàn Nam Giao cổ nhất được xây dựng từ thời vua Lý ở Hà Nội. Đàn tế trời được xây dựng dưới thời Lý (năm 1152) ở phường An Thọ, huyện Thọ Xương. Đàn còn được gọi tên là đàn Hoàn Khâu hay đàn Viên Khâu. Đây là đàn tế được xây dựng ngay sau khi lập kinh đô Thăng Long (Hà Nội). Đến thời Hậu Lê, khi còn ở Thanh Hoa (Thanh Hoá), đàn Nam Giao được xây ở cửa Vạn Lại, huyện Thuỵ Nguyên, nay la huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hoá. Đời Lê Thế Tông (1573 - 1599) sau khi thắng nhà Mạc, nhà Lê Trung Hưng trở lại kinh đô Thăng Long cho sửa sang lại đàn thời Lý. Đến thời Pháp chiếm Hà Nội đã phá đàn tế này. Theo các tài liệu còn lưu lại thì đàn được xây ở địa điểm nay là Nhà máy cơ khí Trần Hưng Đạo, toạ lạc ở cuối đường Lê Đại Hành, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội.
Gần đây các nhà khảo cổ học đã tìm ra các di chỉ của di tích đàn Nam Giao tại địa điểm 114 Mai Hắc Đế, Hà Nội.

Nguồn:
http://www.vietgle.vn/beta/Default.aspx?t=1&key=%C4%91%C3%A0n+Nam+Giao&type=A0
http://www.vnchannel.net/news/van-hoa/200706/trung-tam-dan-nam-giao-nam-o-khu-vuc-nao.332.html
http://vietbao.vn/Van-hoa/Trung-tam-Dan-Nam-Giao-nam-o-khu-vuc-nao/70089349/181/

PS: Lâu không về Hà Nội, em có thắc mắc tí là phố Mai Hắc Đế và phố Lê Đại Hành chắc là thông nhau ah?

Nếu nói là di tích tế trời đất thì có thể là "đài Trang Vương" ở Hà Tĩnh được coi là nơi tế lễ, quan sát thiên văn của người Việt cổ (thời Hùng vương) hoặc không thì đó là đền Thượng ở khu di tích đền Hùng (vốn gốc là điện Kính thiên, thờ trời đất và thần núi)
Logged

SỐNG VỮNG CHÃI 4000 NĂM SỪNG SỮNG
LƯNG ĐEO GƯƠM TAY MỀM MẠI BÚT HOA
caytrevietnam
Trung tá
*
Bài viết: 471


Trồng sen trong biển lửa


« Trả lời #101 vào lúc: 27 Tháng Sáu, 2009, 07:13:31 pm »

Câu 75: Có một ông vua - anh hùng dân tộc, mà lại bị sử cũ gọi là “giặc”, ông là ai? (Không tính các vị vua trong nội chiến của Việt Nam)
Nguyễn Huệ. Trong sử cũ, ông bị gọi là giặc Tây Sơn vô đạo. (xem Đại Nam Liệt Truyện)

Người đó là Mai Hắc Đế, trong ĐVSKTT có đoạn nói ông là "tướng giặc"
Logged

SỐNG VỮNG CHÃI 4000 NĂM SỪNG SỮNG
LƯNG ĐEO GƯƠM TAY MỀM MẠI BÚT HOA
caytrevietnam
Trung tá
*
Bài viết: 471


Trồng sen trong biển lửa


« Trả lời #102 vào lúc: 27 Tháng Sáu, 2009, 07:18:16 pm »

Câu 73: Ông vua ngu tối, vì mê nữ sắc mà “tự phá đổ trường thành” của mình?

Câu 76: Ai là người đỗ trạng nguyên nhờ vào một giấc mơ của nhà vua?

Trả nhời:

Câu 73: Đó là Mạc Mậu Hợp, "mía ngon định chơi cả cụm", mưu cướp vợ của bề tôi dẫn đến quân thần chia lìa, cha con anh em danh tướng họ Nguyễn chạy về hàng Lê

Câu 76: Đó là Nguyễn Nghiêu Tư. Trước hôm thi đình, vua mơ thấy lợn đỗ trạng, khi chấm bài thấy tên ông bèn hỏi chuyện mới biết quê ở làng Mạnh Chư (Chư đồng âm với Trư = Lợn), ông lại sinh vào tháng Hợi nên tên tục hồi nhỏ là Lợn. Vua cho ứng điềm mộng nên chấm đỗ trạng
Logged

SỐNG VỮNG CHÃI 4000 NĂM SỪNG SỮNG
LƯNG ĐEO GƯƠM TAY MỀM MẠI BÚT HOA
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #103 vào lúc: 27 Tháng Sáu, 2009, 08:11:43 pm »

Câu 71: đã được bác Nguyen trả lời chính xác.
Câu 72: tương tự.
Câu 73: Chính là Mạc Mậu Hợp. Nhưng chỉ xin nói rõ hộ bác Tre thêm một điểm: người bị Mạc Mậu Hợp mưu giết để cướp vợ là Bùi Văn Khuê, chồng của Nguyễn Thị Niên. Cả Nguyễn Thị Niên và hoàng hậu của Mạc Mậu Hợp đều là con gái của viên tướng cột trụ của triều Mạc là Nguyễn Quyện.
Câu 75: Bác Tre trả lời đúng, nhưng chắc bác không để ý là em đã... công bố đáp án từ trước rồi. Grin
Câu 76: Thực ra khi em đặt câu hỏi này, đáp án chuẩn bị sẵn là trạng nguyên Nghiêm Viên. Ngày thi điện, có hai bài thi của hai người ngang tài ngang sức, nên chưa biết chọn ai đỗ đầu. Chợt nhớ giâc mơ đêm hôm trước thấy hổ ăn đầu người, vua nghĩ chữ "Viên" (con vượn) và chữ "Hổ" có nét giống nhau, lại thấy Nghiêm Viên tuấn tú, nên cho ông đỗ đầu và đổi tên là Nghiêm Viện.
Cám ơn bác Tre đã cung cấp thêm một thông tin nữa. Có điều cũng cần nói rõ ngay rằng: Nguyễn Nghiêu Tư là người Từ Sơn, xứ Kinh Bắc (nay thuộc huyện Quế Võ, Bắc Ninh), còn làng Mạnh Chư, tục goi là làng Dừa, thuộc huyện Bình Lục, Hà Nam. Vì vậy đương nhiên chuyện kể về Nguyễn Nghiêu Tư như bác Tre cung cấp là không thể có thật. Nhưng topic này là topic vui, mọi người cứ cùng tham khảo, không nên quá nặng về chuyện đúng sai.
Câu 77: Người trong ảnh đúng là Ngụy Khắc Đản như bác Tre đã trả lời.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
lonesome
Moderator
*
Bài viết: 1244


« Trả lời #104 vào lúc: 27 Tháng Sáu, 2009, 08:32:25 pm »

Câu 77: Bác Tre giành mối của tớ nhá Cheesy
Ông là Ngụy Khắc Đản (1816-1873), hình chụp năm ông 48 tuổi trong dịp đi sứ (cùng đợt được chụp ảnh còn có Phan Thanh Giản, Phạm Phú Thứ) Điểm khác biệt giữa cuốn "Lối xưa xe ngựa" - Nguyễn Thị Chân Quỳnh là TG - với tài liệu của bác Tre là ông giữ chức Thượng Thư bộ Hình chứ không phải bộ Công.
Logged
Ma_Giang
Thành viên
*
Bài viết: 56


« Trả lời #105 vào lúc: 28 Tháng Sáu, 2009, 12:54:06 am »

Câu 77: Bác Tre giành mối của tớ nhá Cheesy
Ông là Ngụy Khắc Đản (1816-1873), hình chụp năm ông 48 tuổi trong dịp đi sứ (cùng đợt được chụp ảnh còn có Phan Thanh Giản, Phạm Phú Thứ) Điểm khác biệt giữa cuốn "Lối xưa xe ngựa" - Nguyễn Thị Chân Quỳnh là TG - với tài liệu của bác Tre là ông giữ chức Thượng Thư bộ Hình chứ không phải bộ Công.

Chả biết có phải do kỹ thuật chụp ảnh hay không, mà cụ này 48 trông cứ như 70-80 ấy các bác nhỉ!
Logged
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #106 vào lúc: 28 Tháng Sáu, 2009, 07:59:21 pm »

Nào, nào, mời các bác ra tay nào:
Câu 78: "Bị cáo" trong "vụ án quả xoài" nổi tiếng thời Trần?
Câu 79: Trạng Quỳnh từng "huy động" dân chợ chửi mắng một ông vua giữa ban ngày. Vị vua nào được "diễm phúc" đó?
Câu 80: Ai là người đã viết bản Quốc Thiều của nước ta thời Nguyễn?
Câu 81: Ai là người đầu tiên đưa khinh khí cầu đến Việt Nam?
Câu 82: Điện thờ "tam thế phế đế" ở Huế là điện nào?
Câu 83: Ai là người nhiều lần phải lập người kế vị cho mình nhất?
Câu 84: Hãy đọc bốn chữ này:
« Sửa lần cuối: 29 Tháng Sáu, 2009, 03:34:18 pm gửi bởi macbupda » Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
lonesome
Moderator
*
Bài viết: 1244


« Trả lời #107 vào lúc: 29 Tháng Sáu, 2009, 12:08:43 am »

Câu 79: Trạng Quỳnh từng "huy động" dân chợ chửi mắng một ông vua giữa ban ngày. Vị vua nào được "diễm phúc" đó?
Lại nhờ Gúc và Wiki:

Vua Lê Dụ Tông (chữ Hán: 黎裕宗, 1679 – 1731) là vua của nhà hậu Lê từ năm 1705 đến năm 1729. Nhà vua – có tên huý là Lê Duy Đường (黎維禟, 黎維禎) – là con trai cả của vua Lê Hy Tông.

Lê Dụ Tông được vua cha truyền ngôi vào tháng 4 năm Ất Dậu (1705) và lấy niên hiệu là Vĩnh Thịnh. Đến năm 1720, nhà vua đổi niên hiệu thành Bảo Thái.

Ngày 20 tháng 4 nǎm Kỷ Dậu (1729), Lê Dụ Tông bị An Đô Vương Trịnh Cương ép nhường ngôi cho Thái tử Lê Duy Phường (sau bị phế làm Hôn Đức Công) rồi ra ở cung Kiền Thọ, xưng là Thuận Thiên thừa vận Hoàng thượng.

Lê Dụ Tông mất vào tháng Giêng nǎm Tân Hợi (1731), thọ 52 tuổi. Táng ở lăng Cổ Đô, xã Cổ Đô, huyện Đông Sơn, Thanh Hóa, sau dời đi táng ở lăng Kim Thạch, huyện Lôi Dương, Thanh Hóa.
-------------------------

Suy ra Trạng Quỳnh chửi vua là vào khoảng 1720-1729 ... từ đó kết hợp với truyện Trạng Quỳnh sẽ có thể  suy ra 1 đống thứ ngang với cụ Lê Mạnh Thát...
Logged
nguyen
Thành viên
*
Bài viết: 61


« Trả lời #108 vào lúc: 29 Tháng Sáu, 2009, 12:48:17 am »

Câu 82: Điện thờ "tam thế phế đế" ở Huế là điện nào?
An Lăng là khu mộ chung của ba thế hệ làm vua: Dục Đức (cha), Thành Thái (con) và Duy Tân (cháu).
Cả ba ông vua này đều bị phế. Dục Dức bị phế vì dám cắt bỏ một đoạn văn trong di chiếu truyền ngôi của tiên đế và bị tống ngục. Thành Thái có những tư tưởng và hoạt động chống Pháp nên bị truất ngôi. Con trai vua Thành Thái là Hoàng tử Vĩnh San được đưa lên ngai vàng, đặt niên hiệu Duy Tân, trị vì được 8 năm (1907-1916) thì bị Pháp bắt vì tội “tham gia vào cuộc khởi nghĩa chống Pháp của Thái Phiên và Trần Cao Vân”. Chính phủ bảo hộ và Nam triều đã đày hai ông vua yêu nước Thành Thái, Duy Tân sang đảo Réunion với án lưu đày biệt xứ. Năm 1953, vua Thành Thái được trở về nước, sống ở Sài Gòn. Ông mất vào năm 1954 và được hoàng tộc rước thi hài về chôn trong khuôn viên của lăng Dục Đức. Sau khi vua Duy Tân chết bởi một tai nạn máy bay rất khó hiểu ở Trung Phi (1945), thi hài của ông được chôn cất ở đó.
Logged
nguyen
Thành viên
*
Bài viết: 61


« Trả lời #109 vào lúc: 29 Tháng Sáu, 2009, 12:53:17 am »

Câu 78: "Bị cáo" trong "vụ án quả xoài" nổi tiếng thời Trần?
Cự Đà.  Vua Trần Thái Tông cho quan hầu cận ăn xoài, nhưng thiếu mất Hoàng Cự Đà. Khi quân Nguyên sang xâm chiếm nước ta. Nỗi ấm ức của họ Hoàng như hòn than âm ỉ, được dịp bùng khói khi quân Nguyên sang xâm chiếm nước ta. Thấy  giặc ở bến Đông, Cự Đà vội vã trốn đi, tránh mặt thuyền hoàng thái tử. Sau khi vua và hoàng thái tử phá tan được quân giặc ở Đông Bộ Đầu, hoàng thái tử xin khép Cự Đà vào cực hình để răn đe những kẻ làm tôi bất trung.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM