Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 12:41:56 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: 208 câu đố vui lịch sử ... không có thưởng  (Đọc 274923 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
lonesome
Moderator
*
Bài viết: 1244


« Trả lời #70 vào lúc: 26 Tháng Sáu, 2009, 11:25:36 am »

Câu 60: Triều vua nào phát hành nhiều loại tiền nhất?

Là vua Lê Hiển Tông (1740-1786), niên hiệu Cảnh Hưng. Sơ sơ có các loại sau.
- Cảnh Hưng Thông Bảo
- Cảnh Hưng Tuyền Bảo
- Cảnh Hưng Trọng Bảo
- Cảnh Hưng Vĩnh Bảo
- Cảnh Hưng Chính Bảo
- Cảnh Hưng Chí Bảo
- Cảnh Hưng Cự Bảo
- Cảnh Hưng Đại Bảo
- Cảnh Hưng Thái Bảo
- Cảnh Hưng Nội Bảo
- Cảnh Hưng Trung Bảo
- Cảnh Hưng Dụng Bảo
- Cảnh Hưng Thuận Bảo
- Cảnh Hưng Thánh Bảo
....
Tham khảo:
- http://e-cadao.com/tientevn/lichsutientevn2.htm
- http://www.google.com.vn/url?sa=t&source=web&ct=res&cd=2&url=http%3A%2F%2Fthuvien.dhnh.edu.vn%3A7778%2Factivity%2Fpdf%2Ftien_thoi_canh_hung_mot_bi_an_lich_su_can_duoc_khai_pha.pdf&ei=hkpESr6ANo-hkAWM77Qa&usg=AFQjCNEUlylTebuTmWB02e4JTQqT24UNbA&sig2=_4ZCAjIBBughQgnWGPNI3g




Logged
caytrevietnam
Trung tá
*
Bài viết: 471


Trồng sen trong biển lửa


« Trả lời #71 vào lúc: 26 Tháng Sáu, 2009, 12:10:45 pm »


Câu 27 của Bác Tre, em đã cẩn thận điều tra lại kĩ, nhưng có lẽ không tìm được thêm đáp án nào khác ngoài vua Lê Thần Tông.
Câu 34, có lẽ phải mời bác Tre cho đáp án thôi.

Đáp án

Câu 27: Nước ta có mấy vua lên ngôi 2 lần?

Ngoài Lê Thần Tông thì còn có Hùng Duệ Vương (Hùng vương 18) nữa  Grin. Ông truyền ngôi cho con là Hùng Kính Vương, ông này làm vua được 6 năm thì mất, Hùng Duệ Vương lại lên ngôi, sau định truỳen cho con rể là Nguyễn Tuấn (Sơn Tinh) nhưng con rể từ chối và khuyên truyền cho cháu (Thục Phán)


Câu 34:
Vua nào đi chơi gặp cướp, bị mất cả gươm lẫn ấn?

Đó là Trần Dụ Tông: "[ Trần Dụ Tông] niên hiệu Đại Trị năm thứ 9 (1366), vua đi chơi hương Mễ Sở, khi trở về đến bãi Chử Gia bị cướp, mất cả ấn báu và gươm báu" (Việt sử địa dư của Phan Đình Phùng soạn năm 1883)
Logged

SỐNG VỮNG CHÃI 4000 NĂM SỪNG SỮNG
LƯNG ĐEO GƯƠM TAY MỀM MẠI BÚT HOA
caytrevietnam
Trung tá
*
Bài viết: 471


Trồng sen trong biển lửa


« Trả lời #72 vào lúc: 26 Tháng Sáu, 2009, 12:14:37 pm »


Câu 52:
Bộ luật tố tụng đầu tiên của nước ta được ban hành vào đời vua nào?
Câu 53: Kinh đô (tòa thành) nào xây dựng trong thời gian dài nhất và Kinh đô (tòa thành) xây dựng trong thời gian ngắn nhất ?

Câu 52: Luật Hồng Đức năm 1483
Câu 53: Kinh thành xây lâu nhất: Cổ Loa, kinh thành xây nhanh nhất: thành nhà Hồ.

Câu 52: Các quy định tố tụng đều nằm chung trong các bộ luật như HÌnh thư,,,, đến năm 1777 triều Hậu Lê ban hành bộ luật tố tụng độc lập tên là Khánh tụng điều lệ

Câu 53: Quá chuẩn -- Cổ Loa tương truyền xây trong 18 năm, Tây Đô xây trong vòng 3 tháng
Logged

SỐNG VỮNG CHÃI 4000 NĂM SỪNG SỮNG
LƯNG ĐEO GƯƠM TAY MỀM MẠI BÚT HOA
caytrevietnam
Trung tá
*
Bài viết: 471


Trồng sen trong biển lửa


« Trả lời #73 vào lúc: 26 Tháng Sáu, 2009, 12:27:47 pm »

Các bác chẳng để phần cho em câu nào mới, thôi lại ngồi ra câu đố tiếp vậy.
Câu 58: Một nhà giáo dục lớn của nước ta thể kỷ 18, nổi tiếng với bài Từ tham tụng khải?
Câu 59: Trạng nguyên đầu tiên được hưởng vinh dự "vinh quy bái tổ".?
Câu 62: Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược phương Bắc nào kéo dài nhất (Tính từ đầu Công nguyên đến trước 1858)?
Câu 63: Thời phong kiến ai là người hai lần thi đỗ tiến sĩ?

Mấy câu kia các bác đã trả lời, xin trả lời mấy câu này

Câu 58:

Ông là Nguyễn Huy Oánh, húy Xuân, Hiệu Lựu Trai, tự Kính Hoa, sinh năm 1713 (Năm Quý Tỵ niên hiệu Vĩnh Thụy thứ 9) tại làng Trường Lưu, tổng Lai Thạch, huyện La Sơn, phủ Đức Quang, trấn Nghệ An ( Nay là xã Trường Lộc, Can Lộc, Hà Tĩnh).

Niên hiệu Cảnh Hưng thứ 9 năm 1748, ông đỗ thi Hội và đỗ đầu thi Đình: Tiến sỹ cập đệ đệ tam đình (Đình nguyên Thám Hoa).

Năm 1783 ông viết Từ Tham Tụng Khải (Bài khải từ chối chức Tham Tụng - Tể Tướng )

Sau khi về quê chịu tang mẹ và không xuất chính nữa. Ông đã sắp xếp và xây dựng lại thư viện Phúc Giang và biến Trường Lưu thành một trung tâm văn hóa, học vấn nổi tiếng vào bậc nhất thời bấy giờ. Học trò từ cả kinh kỳ cũng kéo nhau về đây theo học, học trò ông đã có 30 người đậu Tiến sĩ và hàng trăm người đậu tú tài, cử nhân. Ông được học trò tôn làm phu tử.

Năm 1783 (sau khi ông về quê hai năm) triều đình đã sắc phong ông làm "Uyên phổ hoằng dụ đại vương với lời lẽ trân trọng:
Nối nguồn thơm từ Khổng Tử
Rạng dòng tốt bởi núi Ni
Lấy văn trồng người mở kế trăm năm.


Năm 1824 triều đình nhà Nguyễn lại sắc phong cho vị quan của Triều Lê là Nguyễn Huy Oánh làm "Phúc Giang thư viện uyên bác chi thần" (Vị thần uyên bác của thư viện Phúc Giang), và thư viện Phúc Giang trở thành thư viện thờ một vị thần học vấn - điều hiếm có trong lịch sử Việt Nam.

Bên cạnh đó Nguyễn Huy Oánh còn để lại một di sản khá đồ sộ và đa dạng với gần 40 tập sách có giá trị từ văn học, sử học, y học, địa lý. Một điều hiếm thấy là Ông còn có một tập sách dạy con gái về công dung ngôn hạnh (tập Huấn nữ tử ca).

(Theo wiki)

Câu 59: Ông vua đầu tiên đặt ra lệ vinh quy là Lê Thánh Tông (1460-1497) và trạng nguyên đầu tiên được hưởng vinh dự này là Phạm Đôn Lễ, đỗ khoa Tân Sửu năm Hồng Đức thứ 12 (1481).

Câu 62: Bổ sung thêm với bác Xồm

- Thục Phán lãnh đạo cuộc chiến chống Tần 10 năm
- Cuộc khởi nghĩa của anh em Phùng Hưng diễn ra theo kiểu "tằm ăn lá dâu" cũng tầm 10 năm
- Cuộc khởi nghĩa, chiến đấu của cha con Mai Thúc Loan cũng cỡ 10 năm

Câu 63: Có đến 6 người 2 lần thi đỗ tiến sĩ

Trong sách Lịch triều hiến chương loại chí (quyển 28, Khoa mục chí) của Phan Huy Chú đã viết "Từ khoa Nhâm Tuất đời Đại Bảo nhà Lê (1442) đến khoa Đinh Mùi đời Lê Chiêu Thống (1787), thi tiến sỹ 94 khoa, lấy đỗ 1732 người, thi chế khoa 4 khoa lấy đỗ 30 người; cộng lại là 1762 người, trừ 6 người đỗ tiến sỹ 2 lần còn 1756 người. Trong đó có 26 trạng nguyên, 28 bảng nhãn, 41 thám hoa".

1. Khoa thi Nhâm Tuất (1442) lấy đỗ 33 người trong đó có 23 người độ đệ tam. Trịnh Thiết Tường, xếp thứ 14/23 hạng đệ tam và học trò của ông là Nguyễn Nguyên Chân xếp 23/23, đã cùng nhau không nhân đỗ khoa này. Trịnh Thiết Tường đang nói với anh em bạn bè: "Ta muốn đệ nhất giáp đề danh, chứ đệ tam giáp thì chưa hết sức học cuả ta". Đến khoa sau là Mậu Thìn (1448), ông lại đi thi và đỗ Bảng nhãn, được vua gả công chúa Thụy Bảo và sau đó làm đến Công bộ Thượng thư. Khi mất do có công với dân nên được thờ làm phúc thần ở làng Văn Quán, huyện Thanh Oai.

2. Nguyễn Nguyên Chân người xã Lạc Thực, huyện Thanh Lâm, phủ Nam Sách (nay thuộc Hải Dương), khoa sau (1448) đi thi được xếp thứ 3/12 đệ tam, sau đó làm quan đến Khu mật Trực học sỹ.

3. Người thứ ba là Nguyễn Nhân Bi (Kim Đôi, huyện Võ Giang, phủ Từ Sơn, nay là Tiên Sơn, Bắc Ninh), 19 tuổi , được xếp hạng 4/19 đệ tam khoa thi Bính Tuất (1466) (sau người em ruột là Nguyễn Nhân Thiếp xếp hạng 1/19 đệ tam) đã xin không nhận đỗ. 15 năm sau khi đã 34 tuổi, vào khoa Tân Sửu (1481) ông đã thi lại và cũng chỉ đỗ 7/27 đệ tam. Lúc đó 4 người em ruột của ông đều đã đỗ đại khoa cả nên ông không xin từ nữa. Sau đó ông làm quan đến Binh bộ Thượng thư và có tên trong Đàn nhị thập bát tú.

Đến khoa Mậu Thìn (1408) lấy đỗ tiến sỹ 54 người, trong đó hạng đệ tam có 36 người. Ba người đỗ khoa này không nhận đỗ là Trần Doãn Minh, Nguyễn Bạt Tụy và Nguyễn Duy Tường.

4. Trần Doãn Minh (xã Lan Khê, huyện Bình Hà, phủ Nam Sách nay thuộc Hải Dương) xếp thứ 2/36 đệ tam đã không nhân đỗ. Đến khoa thi sau Tân Mùi (1411) ông lại đi thi và được xếp 1/35 hạng đệ tam. Sau ông làm đến Hộ bộ Thượng thư, hai lần được cử đi sứ Trung Quốc.

5. Nguyễn Bạt Tụy người làng Pha Lãng, huyện Thiên Tài, phủ Thuận An, trấn Kinh Bắc, trong khoa này được xếp 6/36 hạng đệ tam. Khoa sau ông thi lại cũng chỉ được xếp hạng 18/35. Sau ông làm quan đến Lại bộ Thượng thư, tham dự triều chính với chức Thiếu sư, khi mất được dân làng thờ làm phúc thần thành hoàng.

6. Người thứ sáu là Nguyễn Duy Tường, người làng Lý Hải, huyện Yên Lãng, phủ Tam Đài, trấn Sơn Tây (nay thuộc Vĩnh Phúc), trong khao thi này được xếp 16/36 hạng đệ tam, ông không nhân đỗ vì lấy làm xấu hổ. Đến khoa thi sau, lúc 27 tuổi ông được xếp hạng đệ nhị giáp 4/9 (7/54 tổng người đỗ tiến sỹ khoa này). Sau ông làm đến chức Tham chính, vì có công với dân nên khi mất ông được phong Thượng đẳng phúc thần và được dân thờ cúng.

Đây là một việc làm hiếm thấy của 6 nho sinh dưới triều Lê. Phải biết là 5 thế kỹ trước, đường lên kinh ứng thi rất khó khăn, mỗi khoa thi kéo dài hàng tháng trời, khối lượng kiến thức thì bao la, nội quy trường thi thì khắt khe, đề thi thì súc tích, cô đọng, mỗi thí sinh nếu qua được 4 kỳ thi Hội và 1 kỹ thì Đình thì thực sự là vượt qua 5 cửa ải đầy gian khổ (còn gì là xuân). 6 người xin thi lại hy vọng được xếp hạng cao (mặc dù không phải ai cũng được như ý) đã nêu một tấm gương về lòng tự tin ở khả năng học của mình, về nghị lực kiên trì, ý chí quyết tâm cao trong học tập. Họ xứng đáng là những tấm gương sáng cho hậu sinh noi theo.
(Theo TGM)




« Sửa lần cuối: 26 Tháng Sáu, 2009, 12:32:56 pm gửi bởi caytrevietnam » Logged

SỐNG VỮNG CHÃI 4000 NĂM SỪNG SỮNG
LƯNG ĐEO GƯƠM TAY MỀM MẠI BÚT HOA
caytrevietnam
Trung tá
*
Bài viết: 471


Trồng sen trong biển lửa


« Trả lời #74 vào lúc: 26 Tháng Sáu, 2009, 12:42:40 pm »

Mời các bác

Câu 64: Ai là "sinh viên đầu tiên" của trường "đại học" Quốc Tử Giám?

Câu 65: Triều đại nào có nhiều vua bị giết nhất?

Câu 66: "Lệ phí thi" được quy định lần đầu tiên vào đời vua nào?

Câu 67: Ai là "vua rởm" đầu tiên "tiếm hiệu" xưng đế ?

Câu 68: Tiến sĩ cao tuổi nhất trong lịch sử thi cử Nho giáo?

Câu 69: Thí sinh cao tuổi nhất trong lịch sử thi cử Nho giáo?

Câu 70: Ai đi thi “gặp gái” vẫn đỗ Trạng?  Grin
Logged

SỐNG VỮNG CHÃI 4000 NĂM SỪNG SỮNG
LƯNG ĐEO GƯƠM TAY MỀM MẠI BÚT HOA
nguyen
Thành viên
*
Bài viết: 61


« Trả lời #75 vào lúc: 26 Tháng Sáu, 2009, 01:53:16 pm »

Câu 64: Ai là "sinh viên đầu tiên" của trường "đại học" Quốc Tử Giám?
Theo wiki: Quốc tử giám đầu tiên được lập vào năm 1076 tại kinh thành Thăng Long vào thời vua Lý Nhân Tông. Ban đầu, trường chỉ dành riêng cho con vua và con các hoàng tộc, quý tộc và quan lại.
Con trai của Lý Nhân Tông là Lý Thần Tông. Vậy có thể nói Lý Thần Tông là sinh viên đầu tiên của trường này.
Logged
lonesome
Moderator
*
Bài viết: 1244


« Trả lời #76 vào lúc: 26 Tháng Sáu, 2009, 02:09:42 pm »


Câu 27 của Bác Tre, em đã cẩn thận điều tra lại kĩ, nhưng có lẽ không tìm được thêm đáp án nào khác ngoài vua Lê Thần Tông.
Câu 34, có lẽ phải mời bác Tre cho đáp án thôi.

Đáp án

Câu 27: Nước ta có mấy vua lên ngôi 2 lần?

Ngoài Lê Thần Tông thì còn có Hùng Duệ Vương (Hùng vương 18) nữa  Grin. Ông truyền ngôi cho con là Hùng Kính Vương, ông này làm vua được 6 năm thì mất, Hùng Duệ Vương lại lên ngôi, sau định truỳen cho con rể là Nguyễn Tuấn (Sơn Tinh) nhưng con rể từ chối và khuyên truyền cho cháu (Thục Phán)


Đáp án này không ổn vì những sự kiện này đều do các học giả phong kiến đời sau vẽ thêm vào, không xác minh được. Cái "Hùng triều Ngọc phả" dựng lên 18 ông vua  với đầy đủ tên hiệu, dựng lên 1 mô hình nhà nước phong kiến kiểu Nho giáo là quá khiên cưỡng so với cái "thời hồn nhiên" đó.
Theo tớ, những sự kiện chưa / không xác minh được kiểu này đừng đưa vào đáp án.
Logged
lonesome
Moderator
*
Bài viết: 1244


« Trả lời #77 vào lúc: 26 Tháng Sáu, 2009, 02:19:48 pm »

Mời các bác

Câu 65: Triều đại nào có nhiều vua bị giết nhất?


Hậu Lê: ít nhất là 7 ông ( http://vi.wikipedia.org/wiki/Nh%C3%A0_H%E1%BA%ADu_L%C3%AA )
Logged
nguyen
Thành viên
*
Bài viết: 61


« Trả lời #78 vào lúc: 26 Tháng Sáu, 2009, 02:27:16 pm »

Câu 70: Ai đi thi “gặp gái” vẫn đỗ Trạng?  Grin
Đào Sư Tích.

Theo wiki:

Ông đi thi Hội, khi xuất hành, ra đến cổng gặp người con gái, ông quay mặt nhổ nước miếng. Người con gái ấy nói lại:
- Gặp tôi có can gì đến việc đi thi của ông? Gặp con gái là tốt vì chữ "nữ" ghép với chử "tử" là chữ "hảo", ông đi chuyến này ắt đỗ Tiến sĩ.
Đào Sư Tích trả lời:
- Tiến sĩ đâu vừa ý ta.
Nguời con gái lại nói:
- Thế thì ắt đỗ Trạng nguyên.
Ông vừa lòng, trả lời:
- Chính hợp ý ta.
Khoa ấy quả thật ông đỗ Trạng nguyên.
Logged
nguyen
Thành viên
*
Bài viết: 61


« Trả lời #79 vào lúc: 26 Tháng Sáu, 2009, 02:37:01 pm »

Câu 69: Thí sinh cao tuổi nhất trong lịch sử thi cử Nho giáo?
Đoàn Tử Quang sinh năm Mậu Dần, đời Gia Long thứ 17 (1818), người làng Phụng Đạt, xã Phụng Công, huyện Hương Sơn (nay là xã Đức Hoà và Đức Lạc, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh). Ông Đoàn Tử Quang tham dự cả thảy 21 khóa thi từ năm 20 tuổi. Cứ ba năm thi một lần, mãi đến năm 82 tuổi mới thi đỗ.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM