Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 18 Tháng Tư, 2024, 09:25:59 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: 208 câu đố vui lịch sử ... không có thưởng  (Đọc 275364 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #30 vào lúc: 22 Tháng Sáu, 2009, 04:14:46 pm »

Câu 20: Ông vua nào của nước ta lên ngôi ở nước ngoài

Lê Trang Tông Wink

Theo wiki: Năm 1533, cựu thần nhà Hậu Lê là Nguyễn Kim không phục nhà Mạc, chạy vào Thanh Hoá lập lực lượng riêng rồi đón lập Lê Duy Ninh tại Ai Lao, tức là Lê Trang Tông, tái lập nhà Hậu Lê.
Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
tuaans
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 3774


« Trả lời #31 vào lúc: 22 Tháng Sáu, 2009, 04:16:19 pm »

Trần Ích Tắc được nhà Nguyên phong An Nam Quốc Vương có tính không các bác?
Logged
tuaans
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 3774


« Trả lời #32 vào lúc: 22 Tháng Sáu, 2009, 04:18:03 pm »

Lê Trang Tông Wink

Theo wiki: Năm 1533, cựu thần nhà Hậu Lê là Nguyễn Kim không phục nhà Mạc, chạy vào Thanh Hoá lập lực lượng riêng rồi đón lập Lê Duy Ninh tại Ai Lao, tức là Lê Trang Tông, tái lập nhà Hậu Lê.

Ông Ninh này ở bên Ai Lao được đón về Thanh Hoa rồi lập làm vua hay lập ở bên đó?
Logged
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #33 vào lúc: 22 Tháng Sáu, 2009, 04:19:29 pm »

Lập ở bên nớ bác ạ.

LÊ TRANG TÔNG:

(tên huý: Duy Ninh; 1515 - 48), vua mở đầu thời Lê Trung hưng. Con vua Chiêu Tông, cháu năm đời Lê Thánh Tông. Mẹ là Phạm Thị Ngọc Quỳnh. Khi Mạc Đăng Dung chiếm ngôi nhà Lê, ông lánh nạn vào Thanh Hoá. Năm 1533, được Nguyễn Kim đón sang Sầm Châu (Lào) lập làm vua, lập ra Nam triều đối lập với Bắc triều của họ Mạc. Lê Trang Tông dựng cơ nghiệp trong thời nội loạn, được các cựu thần giúp đỡ, nhiều lần đem quân về đánh lấy lại Thanh Hoá. Từ khi Trịnh Kiểm nắm mọi quyền hành, Lê Trang Tông chỉ còn là hư vị.


http://dictionary.bachkhoatoanthu.gov.vn/default.aspx?param=15A0aWQ9MTU3NDcmZ3JvdXBpZD0ma2luZD0ma2V5d29yZD1sJWMzJWFh&page=2
Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
tuaans
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 3774


« Trả lời #34 vào lúc: 22 Tháng Sáu, 2009, 04:27:21 pm »

Lập ở bên nớ bác ạ.

Đúng rồi! Mới xem lại ĐVSKTT:
---------------------------------------------------
Tháng 12, cựu thần nhà Lê là An Thanh hầu Nguyễn Kim tôn lập con Chiêu Tông là Ninh ở Ai
Lao.

Trước đây, Kim ở Ai Lao nuôi quân chứa sức, sai người về trong nước tìm kiếm khắp con cháu nhà
Lê, tìm được con Chiêu Tông là Ninh lập lên làm vua, đổi niên hiệu là Nguyên Hoà (tức là Trang Tông) để
sửa lại quốc thống. Từ đấy, hào kiệt miền tây phần nhiều quy phụ. Vua phong Kim là Thái sư Hưng quốc
công và [78a] phong các tướng tá theo thứ bậc. Mọi việc quân dân, không cứ lớn hay nhỏ, đều giao cho
trông coi, ngày đêm cùng mưu, chung lo việc khôi phục.

------------------------------------------------------
Logged
caytrevietnam
Trung tá
*
Bài viết: 471


Trồng sen trong biển lửa


« Trả lời #35 vào lúc: 22 Tháng Sáu, 2009, 07:55:53 pm »

Câu 24: Ai là người đỗ tam nguyên (đỗ đầu cả 3 kì thì Hương, thi Hội, thi Đình) cuối cùng của nước ta?
Em đoán là tam nguyên Yên Đổ: Nguyễn Khuyến?

Đó là Vũ Phạm Hàm (1864 - 1906) là Nhất giáp Tam nguyên trong ba kỳ thi triều nhà Nguyễn (lúc ông 29 tuổi). Trong lịch sử Việt Nam chỉ có vài Tam nguyên là Đệ nhất giáp, gồm có Phạm Đôn Lễ, Vũ Dương, Lê Quý Đôn (triều Lê) và ông

Thông tin thêm về ông ở đây
Logged

SỐNG VỮNG CHÃI 4000 NĂM SỪNG SỮNG
LƯNG ĐEO GƯƠM TAY MỀM MẠI BÚT HOA
caytrevietnam
Trung tá
*
Bài viết: 471


Trồng sen trong biển lửa


« Trả lời #36 vào lúc: 22 Tháng Sáu, 2009, 08:04:11 pm »

Câu 25: Có một tướng Tây Sơn trở thành bố vợ của vua Minh Mạng, ông là ai?

Ông là Ngô Văn Sở . Trong thời gian làm quan ở Thăng Long ( dưới thời Tây Sơn ) ông đã kết duyên cùng bà Nguyễn Thị Đích, sinh con gái đầu lòng đặt tên là Ngô Thị Chánh, Lớn lên, cô Chánh là người đoan trang nét ngọc, ăn nói dịu dàng, cần mẫn, thông minh ... về sau người con gái này được tuyển vào cung làm vợ vua Minh Mạng được phong là Hiền Phi.

Năm 1807, bà Chánh sinh ra Miên Chính. Nhưng chẳng may Chính mất khi vừa chào đời. Năm 1811, bà Chánh lại sinh hoàng tử Miên Hoàng (hoàng tử thứ năm) . Sáu năm sau, 1817, bà sinh hoàng tử Miên Áo (thứ sáu ). Qua số hoàng tử sinh ra ta thấy vua Minh Mạng đã sùng ái bà Chánh là dường nào ! Đến năm 1828 bà Chánh sinh hoàng tử Miên Quần (thứ 40), năm 1833 bà sinh Miên Uyển (hoàng tử 60 )...Hơn hai mươi năm trời từ thuở còn tiềm để cho đến khi được chọn làm hoàng thế tử (1816) , cũng như lúc lên ngôi (1820) vua Minh Mạng chưa hề rời xa bà Chánh. Ngoài năm hoàng tử, bà Chánh còn sinh được bốn công chúa ( Ngọc Tôn, An Phù, Lộc Thành và Đoan Thục ) .

Theo sách Chuyện các Bà trong cung triều Nguyễn
Logged

SỐNG VỮNG CHÃI 4000 NĂM SỪNG SỮNG
LƯNG ĐEO GƯƠM TAY MỀM MẠI BÚT HOA
lonesome
Moderator
*
Bài viết: 1244


« Trả lời #37 vào lúc: 23 Tháng Sáu, 2009, 01:40:05 am »

Cấu 26: Hãy cho biết về nữ trạng nguyên của VN ta (nếu có)
Logged
phonglan
Thành viên
*
Bài viết: 500


Nụ hoa và cây súng


« Trả lời #38 vào lúc: 23 Tháng Sáu, 2009, 02:09:35 pm »


Nữ trạng nguyên duy nhất của Việt Nam: Nguyễn Thị Du



           Bà sinh quán ở làng Kiệt Đặc, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương ( Bùi Hạnh Cẩn chép bà người "xứ Đông").
 
          Năm 10 tuổi ( Đồ Nam Nguyễn Trọng Thuật ghi là "năm 20 tuổi" ) bà theo cha tị nạn lên Cao Bằng, lúc ấy tuy họ Trịnh đã đánh bại họ Mạc, chiếm lại kinh đô, nhưng lòng dân theo họ Mạc còn đông.
             
         Bà là người tuyệt sắc, lại rất thông minh, 10 tuổi đã biết làm văn bài. Ông thân bà tiếc tài con gái, cho cải nam trang đi học. Năm 17 tuổi, chúa Mạc mở khoa thi, sĩ tử tham dự rất đông, bà đỗ thủ khoa (4), còn chính thầy học của bà chỉ đỗ thứ hai. Có lẽ vì thiếu tài liệu, không thấy Phan Huy Chú ghi chép những khoa thi cuối của nhà Mạc ở Cao Bằng, nên không rõ đích xác bà đỗ năm nào.

         Khi dự yến đãi các tân khoa, chúa Mạc thấy nhan sắc và phong cách của bà sinh lòng ngờ vực, gạn hỏi và khám phá ra bà là gái giả trai, bèn nạp cung phong làm Tinh Phi (Sao Sa) ngụ ý khen bà vừa xinh đẹp vừa sáng láng như một vì sao. Thời xưa phụ nữ không được phép đi thi, thậm chí dự một buổi bình văn ở nhà Giám (Quốc Tử Giám) cũng không được (Phạm Đình Hổ, Vũ Trung Tuỳ Bút), bà cải trang đi thi như thế là phạm tội khi quân, nhưng chúa Mạc không những không trừng phạt mà còn nạp cung, phong tước phi, tỏ ra rất quý trọng tài sắc bà.

          Nhà Mạc mất, bà vào rừng ẩn náu, bị quân Trịnh bắt được. Bà chống gươm xuống đất nói: "Các ngươi bắt được ta thì phải đưa ta đến nộp chúa của các ngươi, nếu vô lễ thì với lưỡi gươm này ta sẽ tự tử". Quân Trịnh bèn giải bà về nộp chúa Nghị Vương, chúa rất sủng ái.

          Về già bà xuất gia đi tu ở chùa Vụ Nông, hạt Gia Lâm, lấy hiệu Diệu Huyền.

          Nghị Vương mất, con là Dương Vương lên nối ngôi, triệu bà ra giữ chức Lễ Sư dậy cung nhân, nên người ta cũng gọi bà là Lễ Phi (Lễ là danh hiệu, tước vị là Chiêu Nghi, cao nhất trong 9 bậc cung tần, dưới loại phi)

           Bà thường viện dẫn nghĩa lý kinh sử, sự tích cổ kim rành mạch, cả hai chúa Trịnh đều khen ngợi, trọng vọng. Các biểu sớ, văn bài thi Đại khoa chúa đều nhờ bà khảo duyệt lại. Khoa Tân Mùi (1631) em họ ngoại bà là Nguyễn Minh Triết, sau đổi tên là Nguyễn Thọ Xuân, ứng chế xong bảo với bạn hữu: "Bài của tôi viết, cả triều chưa dễ mấy ai hiểu, có chăng chỉ bà chị tôi là bà Lễ Phi hiểu được mà thôi". Quả nhiên, bài đưa ra nhiều điển lạ, quan trường không hiểu hết, chúa hỏi thì bà lý giải cặn kẽ, chúa cho Xuân đỗ đầu. (Năm 1647, Xuân làm đến chức Tả Thị lang bộ Hộ, sau thăng đến chức Thượng thư, Thiếu bảo Cẩn quận công, thọ hơn 90 tuổi).

          Tương truyền nhà bà có ngôi tiên phần ở núi Trì Ngư, thuộc kiểu đất "Nhất kính chiếu tam vương" (một gương soi ba vương), bà thờ ba đời chúa chính ứng với điều này.

          Năm 70 tuổi bà xin về làng, dựng am "Đàm Hoa" để ở, lại được cấp các thuế trong làng làm ngụ lộc.

          Bà mất năm 80 tuổi, táng ở núi Trì Ngôi (Ngư?) làng Kiệt Đặc. Ngọn tháp xây trên mộ gọi là "Tinh Phi cổ tháp", được liệt vào hạng "Chí Linh Bát Cổ", có khắc mười chữ trên bia: "Lễ Phi sinh thông tuệ, nhất kính chiếu tam vương".

          Trong bia "Chí Linh Bát Cổ" cũng ghi lại bài thơ đề trên "Tinh Phi cổ tháp" :

Ngọc thủ chiết cao chi,
Kính nhan lưu cố thấp;
Tùng cổ thử giang sơn,
Chí kim kỷ minh giáp;
Hoa thảo tự khai tạ,
Ngư tiều tương vấn đáp;
Sơn sắc chính thanh hương,
Thu thanh hà tiêu táp.

 
          Đại ý: "Một cái tay ngọc ngà vin bẻ cành đan quế thứ nhất khi xưa kia, nay thì trên cái kiểu đất "hình mặt gương" này còn lưu lại với đời một toà tháp cổ. Giang sơn này từ bấy lâu nay trải bao năm tháng mà đổi với cái cảnh cổ tháp này, chỉ có hoa kia tự khai khai tạ tạ cùng ông ngư phủ, chú tiều phu khi qua tới mà cùng nhau trò chuyện mà thôi. Đang khi ta viếng cảnh nhớ người, núi non xanh ngắt một mầu, bỗng đâu xào xạc tiếng gió thu, giục lòng khách thương kim tự tích".

          Bài thơ này do Nguyễn Trọng Thuật sao chép lại (Nam Phong số 161, 1931) khi ấy cổ tháp không còn dấu vết, duy chỉ có một ngôi chùa nhỏ (am?) làng Kiệt Đặc còn thờ tượng bà. Trên bàn có bức hoành đề hai chữ "Hoa Am" và một đôi câu đối :

Giáp khoa tiên chiếm Cao Bình bảng,
Đại bút do truyền bát cổ bi.


         Lại có một cái bia do chúa Trịnh (Dương Vương ?) tặng phong là "Chính vương phủ thị nội cung tần đức lão Lễ Sư". Chúa cấp ruộng hương hỏa để thờ bà.

         Sự tích bà còn ghi trong Chí Linh phong thổ ký. Làng Kiệt Đặc thờ bà làm thần.

 

                                                           Theo Chim Việt Cành Nam ( nguoivienxu.vietnamnet.vn )

« Sửa lần cuối: 23 Tháng Sáu, 2009, 02:11:36 pm gửi bởi phonglan » Logged

Những loài hoa nở ban ngày thường có màu sắc rực rỡ, những loài hoa nở ban đêm lại có hương thơm ngào ngạt
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #39 vào lúc: 23 Tháng Sáu, 2009, 08:53:16 pm »

Bác Chiangsan và bác Tre đúng là cao thủ. Trả lời câu nào là chỉnh câu ấy. Grin Mong có ngày được gặp hai bác để thỏa lòng mến mộ.
Riêng về tướng quân Ngô Văn Sở, xin góp thêm chút thông tin. Ông Ngô Văn Sở bố vợ vua Minh Mạng, lúc về hàng Võ Tánh, tướng của Nguyễn Ánh, là một đô úy (hàm chánh ngũ phẩm) của Tây Sơn. Sau này khi Gia Long lên ngôi, ông được phong làm Khâm sai Chưởng Cơ, lĩnh chức Tổng trấn Thanh Hoa ngoại, (hàm Chánh nhị phẩm). Sau này, ông bị vua Gia Long phát hiện là tướng cũ của Tây Sơn, nhưng đã tha cho tội chết, một trong những lí do là nể vì ông là thông gia, bố vợ của Minh Mạng. Hiện có nhiều ý kiến tranh cãi xem vị đô úy Ngô Văn Sở này và Đại Tư mã Ngô Văn Sở có phải là một không. Nếu đúng hai người là một, thì tức là Đại tư mã Ngô Văn Sở đã không bị giết trong sự biến Bùi Đắc Tuyên năm 1795 như các sách chính sử đã ghi, mà đã trốn thoát và 11 tháng sau, về hàng Võ Tánh. Chi tiết hơn có thể tham khảo ở mục Nhìn lại lịch sử của tácgiả Phan Duy Kha, tạp chí Thế Giới Mới số 782 của Bộ GD&ĐT.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM