Câu 112: Nói là vị tướng nào may mắn nhất thì thật khó, em nêu ra để mọi người bàn luận cho vui thôi. Chẳng hạn như Trần Khát Chân đang lúc thế bí, chợt được viên quan (Ba Kê Lậu thì phải) ra hàng chỉ cho dấu hiệu của Chế Bồng Nga nên tập trung hỏa khí bắn chết được vua Chiêm Thành, đánh đuổi được giặc.
Cón mấy câu khác, thực ra không khó đối với bác Tre, chắc bác đang lười nên không chịu trả lời chăng

. Thôi em ra cho bác mấy gợi ý để bác tìm cho ra câu trả lời:
Câu 110: Hai tỉnh đó là Bình Định và Quảng Ngãi, còn những câu ca dao thế nào bác tự tìm nhé!
Câu 125: Hai ông bố vợ con rể cùng làm tể tướng ấy cùng là người họ Trần.
Câu 126: Câu này em cho đáp án thẳng: Đó là Nguyễn Bang Cốc, nhờ công chỉ huy binh lính đào vét kênh Trầm và kênh Hào từ phủ Thanh Hóa đến địa giớI phía nam Diễn Châu nên được phong Phụ Quốc Thượng Hầu.
Câu 127: Hai ông này cùng họ Dương.
Câu 129; Một ông vua thời Lê Sơ.
Câu 131: Viên gian thần ở Trung Quốc là kẻ đã vu hại danh tướng Nhạc Phi.
Câu 132: Cũng cho luôn đáp án. Đó là Trần Văn Kỉ, một danh sĩ Bắc Hà đã vào phò tá cho Nguyễn Huệ từ rất sớm.
Bác Tre cũng cho em đáp án hay gợi ý về câu 133 và 135 đi

Để ế quá, cố lọ mò tìm câu trả lời vậy
Câu 110: Có phải 'vụ' này không bác Búp?

Thời Nguyễn, ở trường thi Bình Định có sĩ tử của năm tỉnh dự thi, nhưng chỉ có Quảng Ngãi và Bình Ðịnh tranh nhau thủ khoa. Suốt ba khoa thi đầu là Nhâm Tí (1852), Ất Mão (1855) và Mậu Ngọ (1858), Giải Nguyên đều về tay người Bình Ðịnh, đó là Cao Văn Tuấn, người thôn Thắng Công, huyện Tuy Viễn (khoa 1); Nguyễn Ðăng Tuyển, người thôn Chánh Trạch, huyện Phù Mỹ (khoa 2); Nguyễn Ðức Lộc, người thôn Xuân An, huyện Phú Cát (khoa 3). Sự bất quá tam, Bình Ðịnh đoạt thủ khoa 3 lần, trong khi Quảng Ngãi cố tranh sát nút nhưng chỉ đậu Á¨Nguyên ba lần; đó là Phan Văn Ðiển, người thôn An Thổ, huyện Mộ Ðức (khoa 1); Kiều Tòng, người thôn An Ðại, huyện Chương Nghĩa (khoa 2); Phạm Thúc, người thôn Trà Bình, huyện Bình Sơn (khoa 3). Sự việc ấy còn ghi lại trong câu ca dao của vùng:
“Tiếc công Quảng Ngãi đường xa
Ðể cho Bình Ðịnh thủ khoa ba lần”
Ðến khoa Ðinh Mão (1867), Bình Ðịnh chẳng những đoạt cả Giải Nguyên, Á Nguyên, đó là Lê Ðăng Ðệ và Nguyễn Tạo cùng ở huyện Phú Cát, mà còn chiếm liên tục đến hạng 8; Quảng Ngãi chỉ chen được vị thứ 9, rồi liên tục từ 10 đến 13 lại là người Bình Ðịnh, lập thành tích Bình Ðịnh 14, Quảng Ngãi 4.
Bị thua liên tiếp 4 khoa, sĩ tử Quảng Ngãi quyết tâm vùng lên. Họ đã thành công rực rỡ ở hai khoa liền (5 và 6) mang lại vinh dự cho tỉnh nhà. Ðó là khoa Mậu Thìn (1868), Nguyễn Luật, người thôn Mỹ Khê, huyện Bình Sơn đoạt Giải Nguyên và Nguyễn Duy Cung người thôn Vạn Tượng, huyện Chương Nghĩa chiếm Á Nguyên. Tiếp khoa Canh Ngọ (1870), Trương Ðăng Tuyển người thôn Phú Nhơn, huyện Bình Sơn và Phạm Viết Duy người thôn Chánh Mông, huyện Chương Nghĩa đoạt cả giải nhất nhì và Quảng Ngãi còn vượt trội tỷ số đậu. Lúc bấy giờ ca dao có câu:
“Tiếc công Bình Ðịnh xây thành
Ðể cho Quảng Ngãi vô dành thủ khoa
Câu 112: Tướng may mắn nhất đúng là khó vì có thể xét ông ấy may trong trường hợp nào, ví dụ như Đỗ Hành trong 1 trận bắt sống được cả Ô Mã Nhi và Tích Lệ Cơ Ngọc chẳng hạn....
Câu 125: Đó là Trần Thủ Độ và Trần Quang Khải
Câu 127: ở VN là Dương Nhật Lễ cướp ngôi của cháu gọi bằng cậu, ở Tàu có Dương Kiên cướp ngôi của cháu ngoại?
Câu 129: Lê Tương Dực
Câu 131: Tần Cối thì đơn giản rồi, còn tên gian thần ở VN thì tìm mãi mới ra hắn

đó là
Trương Phúc Loan, ác độc nên có biệt danh là Trương Tần Cối (nghĩa là người họ Trương ác như Tần Cối)
Trả lời luôn câu 133:- Lê Đại Hành dùng lại niên hiệu Thiên Phúc của Đinh phế đế từ 980-988
- Lê Ngọa Triều dùng lại niên hiêu Ứng Thiên của bố từ 1005-1007
Gợi ý câu 135: Ông này là bác của Trạng Bịu