Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 06:36:41 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Đường tới Điện Biên Phủ  (Đọc 70047 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #80 vào lúc: 22 Tháng Sáu, 2009, 03:36:38 pm »

Ngay sau khi Đờ Lát chết, Xalăng đã âm thầm chuẩn bị cho cuộc rút lui khỏi Hòa Bình. Cuộc hành binh “Cái phễu soi” (Spéculum) được tiến hành từ ngày 11 đến 31 tháng 1 năm 1952 nhằm đẩy bộ đội ta ra xa đường số 6 chính là bước đầu tiên. Xalăng đã vét hầu hết lực lượng cơ động còn lại ở đồng bằng Bắc Bộ, gồm binh đoàn cơ động số 1 của Đờ Lát, nhiều tiểu đoàn dù vào cuộc hành binh, vào giao cho đại tá Gin (Gilles) chỉ huy.

Quyết định rút Hòa Bình của Xalăng, được Lơtuốcnô chấp thuận ngày 5 tháng 2 năm 1952.

Kế hoạch rút quân được hoạch định hết sức thận trọng và tuyệt đối bí mật. Thị xã Hòa Bình và đường số 6 đang nằm trong vòng vây của ba đại đoàn. Ngoài Đờ Linarét, chỉ huy quân Pháp ở Bắc Bộ, có hai người được phân công thực hiện kế hoạch là Gin và Đuycuốcnô (Ducourneau), viên trung tá mới được cử thay đại tá Clêmăng quá mất tinh thần từ sau cuộc tiến công của bộ đội ta vào thị xã Hòa Bình. Đuycuốcnô phải nhảy dù xuống thị xã vì sân bay không còn sử dụng được.

Gin và Đuycuốcnô đã chụm đầu vào bàn bạc một kế hoạch rút quân được mệnh danh là “cuộc hành binh cầu vồng” (opération Arc-en-ciel). Nó gồm 5 “pha” với 5 màu sắc cầu vồng, tương ứng với 5 cung độ được chia ra trên đoạn đường từ thị xã Hòa Bình tới Xuân Mai. Pha màu trắng là khởi đầu cuộc rút quân ở thị xã Hòa Bình. Pha màu đỏ là đoạn tiếp theo từ Bến Ngọc tới xóm Pheo. Pha màu lam là đoạn giữa Đồng Bến và Ao Trạch. Pha mà vàng là đoạn từ Đèo Kẽm tới Mộ Thôn. Pha màu lục là đoạn cuối cùng từ Mộ Thôn tới Xuân Mai.

Với cơ quan tham mưu và những người thực hiện, mọi công việc chuẩn bị cho cuộc hành binh “Cầu vồng” đều được che giấu dưới hình thức hoạt động tăng cường chung cho các vị trí đề phòng một cuộc tiến công. Từ ngay 14 đến ngày 20 tháng 2, Gin ra lệnh cho binh đoàn cơ động số 1 càn quét và chiếm đóng khu núi phía đông đường số 6 nằm giữa Xóm Pheo và Bến Ngọc, coi như để nối liền phòng tuyến đường số 6 với thị xã Hòa Bình. Đêm ngày 17 tháng 2, trung đoàn 141 của 312 tiến công quyết liệt một trong những điểm cao địch mới chiếm đóng, nhưng không thành công. Khó khăn lớn nhất đối với Gin là làm cách nào đưa được 5 tiểu đoàn từ thị xã Hòa Bình đang bị trung đoàn 36 bám riết, từ bên kia sông Đà sang đường số 6. Với những điểm cao mới chiếm gần Bến Ngọc, những tiểu đoàn ở thị xã đã được bảo vệ khi qua sông.

17 giờ ngày 22 tháng 2 năm 1952, 5 tiểu đoàn địch ở thị xã lặng lẽ vượt sông Đà. Tuy nhiên, vẫn lo bị đánh bất ngờ, Gin ra lệnh cho các trận địa pháo bắn chặn tất cả mọi ngả đường bộ đội ta có thể xuất quân.
Nửa đêm, tôi thức giấc vị tiếng đại bác địch nổ dồn dập. Chỉ khi bị bộ đội tiến công địch mới bắn pháo dữ dội như thế này. Thấy triệu chứng khác thường, tôi nghĩ cuộc rút quân của địch đã bắt đầu. Chúng cần tiêu thụ hết số đạn dự trữ ở các kho để khỏi rơi vào tay ta. Tôi bảo cơ quan tham mưu ra lệnh cho các đơn vị theo dõi sát tình hình, sẵn sàng xuất kích ngay nếu địch rút lui.

Trung đoàn 36 ở bắc thị xã Hòa Bình nhận được lệnh nhưng do trời bối và bị pháo bắn chặn, mãi sau khi trời sáng mới tới thị xã. Đại bộ phận quân địch đã vượt sông, chỉ còn một bộ phận của tiểu đoàn 2 dù (2è BEP) và tiểu đoàn 3 bán lữ đoàn lê dương thứ 13 (III/13è DBLE) đang được máy bay và đại bác địch bảo vệ chặt chẽ, tiếp tục qua sông. Các chiến sĩ 36 kiên quyết tiến công. Trận địa pháo của ta bí mật bố trí ở khu vực Bến Ngọc đồng loạt nhả đạn vào đội hình quân địch đang rút lui ở cả hai bờ sông Đà. Một chiếc ca nô bị bắn chìm, một số xe cơ giới bị phá hủy. Nhưng do đạn pháo chuẩn bị không đạt yêu cầu, lẫn nhiều đạn khói, nên đã tạo một tấm màn che khuất cho địch lợi dụng chạy thoát. Tới buối trưa, những tên Pháp cuối cùng mới qua sông hết.

Buổi chiều, trung đoàn 209 tiến công vị trí Xóm Pheo khi binh lính lê dương của GM 1 đang rút khỏi đây. Bộ đội ta đánh mạnh vào sau đội hình của chúng. Máy bay địch nối nhau lao xuống trút bom và bắn vào quân ta bảo vệ cho binh lính lao về phía đoàn xe đậu trên đường số 6. Trận địa phòng không 12 li 7 của ta bắn rơi tại chỗ 1 chiếc Bearcat.

Trung đoàn 9 và trung đoàn 57 của 304 bố trí trận địa xuất kích xa, lại bị pháo binh và máy bay địch ngăn cản, nên có mặt muộn trên đường số 6. 3 giờ sáng ngày 24, trung đoàn 9 bắt kịp cái đuôi quân địch ở phía đông Đèo Kẽm, lập tức nổ súng. Những chiếc xe đi phía sau đều phải dựng lại. Trờ sáng, 12 máy bay khu trục do một chiếc Moran chỉ điểm, vừa bắn vừa ném bom vào đội hình quân ta để mở đường cho những chiếc xe cuối cùng rút chạy về Xuân Mai.

Nếu so với cuộc rút Cao Bằng của Cácpăngchiê thì cuộc rút quân của Xalăng khỏi Hòa Bình đã thành công. Bộ đội ta chỉ tiêu diệt được khoảng 6 đại đội địch, phá hủy hai chục xe cơ giới và thu vài trăm tấn đạn pháo. Chúng ta chờ đợi một kết quả lớn hơn nhiều. Quân Pháp đã dùng tới 30.000 viên đạn pháo để yểm trợ cho cuộc rút lui. Đây là “chiến công lớn” duy nhất của đội quân viễn chinh Pháp trong Đông Xuân 1951-1952.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #81 vào lúc: 22 Tháng Sáu, 2009, 03:38:49 pm »

5

Cho tới lúc đó, chiến dịch Đông Xuân 1951-1952 là chiến dịch dài ngày nhất, địa bàn chiến đấu rộng lớn nhất, tiêu diệt sinh lực địch cao nhất, giải phóng đất đai nhiều nhất. Thời gian chiến dịch dài hơn ba tháng. Đây là một chiến dịch kép. Một chiến dịch gồm hai mặt trận. Mặt trận chính là Hòa Bình, mặt trận phối hợp là vùng địch hậu trung du và đồng bằng Bắc Bộ. Trong suốt quá trình chiến dịch, hai mặt trận này đã gắn bó với nhau một cách hữu cơ, cùng tạo điều kiện cho nhau để giành thắng lợi. Có thể nói không có thắng lợi ở nơi này thì cũng không có thắng lợi ở nơi kia. Tổn thất chung của địch là trên 20.000 tên, 14.030 chết, 7.219 bị bắt. Ta giải phóng 6.000 kilômét vuông với trên hai triệu dân. Vũ khí của địch bị phá hủy có 13 máy bay, 17 tàu xuồng, 20 khẩu pháo, 9 đùa xe lửa và 20 toa xe, 291 xe cơ giới các loại. Tổn thất của ta ở mặt trận chính và mặt trận phối hợp là 11.193 người, trong đó có 2.692 đồng chí hi sinh.

Riêng ở mặt trận Hòa Bình ,ta tiêu diệt trên 6.000 quân địch, thu 788 súng các loại, 88 vô tuyến điện, 24 khẩu pháo cối, giải phóng 1.000 kilômét vuông với 20.000 dân. Thành tích tiêu diệt và giải phóng đất đai ở các mặt trận phối hợp so với mặt trận chính, lớn hơn nhiều. Nhà sử học Bécna Phôn (Bernard Fall) đã viết: “Chiến dịch Hòa Bình đối với Pháp cũng tổn thất về sinh mạng và trang bị không kém gì chiến dịch Biên Giới và chiến dịch Điện Biên Phủ sau này”.

Địch có thể nhanh chóng bổ sung quân số và những trang bị đã bị loại khỏi vòng chiến đấu, cũng như giành lại một số vùng đất đai vừa giải phóng, nhưng không thể cứu vãn được tình thế chiến tranh đã chuyển qua một giai đoạn mới bất lợi. Những hi vọng về chiến thắng vừa nhen nhóm trở lại trong chính giới Pháp đã tàn lụi với cuộc tiến công Hòa Bình. Nhà cầm quyền Pháp ngày càng mệt mỏi vì chiến tranh Đông Dương. Chính sách “Việt Nam hóa chiến tranh” đưọc Đờ Lát đặt rất nhiều hi vọng, đã chứng tỏ sự hạn chế của nó ở đồng bằng Bắc Bộ. Người nông dân Việt Nam không dễ bị lừa phỉnh và càng khó khuất phục. Xalăng đã phải thú nhận trong hồi kí của mình: “Ngày cũng như đêm từng giờ, từng phút đặt ra cho tội biết bao vấn đề nan giải. Việc nỗ lực bình định châu thổ sông Hồng trở nên vô ích…”.

Chiến dịch Đông Xuân 1951-1952 là một biểu hiện tập trung của nghẹ thuật chiến tranh toàn dân trong kháng chiến chống Pháp. Ba thứ quân trong trận đánh dài ngay trên một chiến trường rộng lớn đã chứng tỏ khả năng phối hợp nhịp nhàng, những cách đánh muồn màu muôn vẻ của chủ lực, bộ đội địa phương, cũng như dân quân du kích đã bô hiệu hóa một dòn tiến công chiến lược của địch, đồng thời làm cho chúng rối tung không biết tìm cách nào đối phó. Trong lúc lực lượng ta vẫn như trước đây, chúng ta đã giành lại quyền chủ động từ tay quân địch. Chiến thắng Hòa Bình củng cố niềm tin: với chiến tranh toàn dân, dù lực lượng vũ trang ta còn có hạn, ta vẫn có thể giành quyền chủ động trên chiến trường chính để đi tới chiến thắng. Cả hai nhà sử học Pháp Giăng Lacutuya (Jean Lacouture) và Philíp Đờvile (Philippe Devillers) đã nhận xét: “Đờ Lát đã phải lao vào một cuộc chiến gay go và tốn kém và cũng từ đây nước Pháp hoàn toàn mất quyền chủ động buộc phải quay về phòng ngự”.

Tôi đã đi thăm thị xã Hòa Bình và khu vực Đồng Bến, Đồn Pheo, nơi đã diễn ra những trận đánh không thành công của bộ đội ta trên đường số 6. Trước mắt tôi hiện ra một hình thái phòng ngự mới của quân Pháp ở miền rừng núi. Nó hoàn toàn khác với các cứ điểm của địch trước đây. Khi tiến đánh một cư điểm nằm trong một hệ thống, bộ đội ta lúc nào cũng bị đạn bắn thẳng của địch đe dọa từ nhiều phía, có khi từ cả bốn phía. Thất bại trong trận Đồn Pheo không phải không có những lí do mới.

Cuộc đọ sức quyết liệt giữa quân và dân ta với Đờ Lát bắt đầu từ Trung Du đã kết thúc với chiến dịch Hòa Bình.

Theo lời Đannô (J.P. Dannaud), một cộng sự viên của Đờ Lát, thì vào tháng 10 ở Rôma, Đờ Lát đã tâm sự: “Phần việc của tôi thế là xong”. Đanô nói vui: “Vâng, thưa Tướng quân, chỉ còn mỗi việc là thắng trong cuộc chiến tranh này”. Đờ Lát lắc đầu: “Cái gì có thể làm được, tôi đã làm. Tôi đã vận hành. Phần còn lại đã có binh sĩ và các tướng”.

Đờ Lát cũng biết cuộc chiến này sẽ khó khăn và lâu dài. Nhưng trong số những tổng chỉ huy Pháp ở Đông Dương, Đờ Lát là người kiên quyết và nhiều tự tin nhất, muốn theo đuổi nó tới cùng. Khi cuộc đàm phán ngừng bắn ở Triều Tiên bắt đầu, tháng 8 năm 1951, Đờ Lát đã nói với Tổng thống Pháp Vanhxăng Ôriôn: “Tôi xin thề là nếu bây giờ ngài ra lệnh cho tôi chuẩn bị đàm phán hòa bình, tôi sẽ lập tức xin ngài cho tôi từ chức”.

Có thể nói trong một năm nhậm chức, Đờ Lát đã xoay chuyển được tình thế, đưa đội quân viễn chinh thoát khỏi tình hình suy sụp sau thảm họa Cao Bằng, làm bộc lộ những nhược điểm của bộ đội ta khi chuyển sang thời kì đánh lớn. Ông ta đã chứng minh là người Pháp chưa thể thua trong cuộc chiến tranh này. Đờ Lát còn muốn trở thành người sẽ đem lại chiến thắng. Nhưng chủ trương mà ông ta tưởng là khôn ngoan, trao “độc lập” và dựa vào Mỹ để xây dựng một quân đội cho ngụy quền, đã dẫn đến sự ra đi vĩnh viễn của đội quân viễn chinh. Đó là bi kịch của Đờ Lát. Chiến tuyến boongke ở đồng bằng Bắc Bộ không phải là khó khăn lớn nhất mà Đờ Lát để lại cho ta. Với việc mở đường cho chủ nghĩa thực dân mới vào Việt Nam, Đờ Lát đã mang đến cho ta một hiểm họa lâu dài.

Người Pháp nói Đờ Lát đã sớm ra đi đề khỏi phải chứng kiến sự thất bại của mình. Đây là một tướng tài của Pháp trong thế chiến thứ hai. Ông ta không có điều kiện như Đờ Gôn đẻ thú nhận sai lầm của mình sau khi cuộc chiến kết thúc.

Khi đó ta chưa biết trận Hòa Bình là cuộc tập dượt lớn của bộ đội ta chuẩn bị cho trận Điện Biên Phủ sau này.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #82 vào lúc: 23 Tháng Sáu, 2009, 08:25:42 pm »

Chương mười một

CHUYỂN HƯỚNG LÊN TÂY BẮC

1

Tháng 2 năm 1952, Thủ tướng Étga Phô tuyên bố nước Pháp không thể cùng lúc đương đầu với gánh nặng chiến tranh Đông Dương và nghĩa vụ đóng góp vào việc phòng thủ châu Âu. Cuối tháng 2, Phô từ chức. Tháng 3 Ăngtoan Pinay (Antoine Pinay) lên thay, khẳng định tiếp tục những chính sách về Đông Dương của những người tiền nhiệm, sẽ tăng cường ngân sách để tiếp tục chiến tranh bằng cách dựa hẳn vào Mỹ và huy động tối đa sự đóng góp của những quốc gia liên kết.

Ngày 1 tháng 4 năm 1952, Ăngtoan Pinay quyết định trao quyền Cao ủy Đông Dương cho bộ trưởng các quốc gia liên kết Lơtuốcnô kiêm nhiệm, và chính thức bổ nhiệm Xalăng làm Tổng chỉ huy lực lượng vũ trang pháp tại Đông Dương. Nhưng tháng 5, Hội đồng Quốc phòng Pháp lại quyết định giảm số lượng quân viễn chinh 15.000 người, như vậy, lực lượng trên bộ 189.170 người sẽ còn 174.179 người. Xalăng chỉ có thể tăng cường lực lượng quân sự của mình bằng quân đội các quốc gia liên kết. Từ cuối tháng 2 năm 1952, Lơtuốcnô và Bảo Đại đã đề ra kế hoạch đưa số quân ngụy từ gần 15 vạn lên 40 vạn vào cuối năm 1953. Nhưng Bộ chỉ huy Pháp không tin tưởng vào chất lượng quân ngụy.

Tính đến tháng 1 năm 1952, Mỹ đã viện trợ cho Đông Dương 120.000 tấn phương tiện chiến tranh, trong đó có 178 máy bay, 170 tàu các loại, nhiều chiến xa, đạn dược và phương tiện truyền tin. Mỹ đã đảm nhiệm 40% chiến phí, bằng 146 tỉ franc, có 86 tỉ là phương tiện chiến tranh. Tuy nhiên, Mỹ chưa mặn mà trong việc giúp đỡ Pháp tại Đông Dương. Mỹ đang bận đối phó với chiến tranh Triều Tiên chỉ là một lẽ. Cái Mỹ cần sau khi bị đẩy khỏi lục địa Trung Hoa, là Đông Đương sẽ nằm trong vòng ảnh hưởng của Mỹ.
Từ chiến dịch Biên Giới, quan năm cuộc đọ sức trực tiếp với quan địch trong những chiến dịch lớn, ta đã có được bài học quan trọng là biết hơn về địch và về mình.

Trước đây ta thường hiểu sức mạnh của địch là ở vũ khí, trang bị hiện đại, chỗ yếu của địch là tinh thần, một công cụ xâm lược, một đội quân đánh thuê. Nay ta đã thấy rõ thêm cái mạnh của một quân đội nhà nghề. Chỉ huy Pháp đều được đào tạo chính quy theo chuyên ngành từ trong những trường quân sự có kinh nghiệm lâu đời. Quân đội Pháp có một đội ngũ chuyên môn về binh khí kĩ thuật. Binh sĩ đều được huấn luyện kĩ trước khi tung ra chiến trường. Cách đào tạo này kết hợp với những vũ khí hiện đại phát huy cao độ sức mạnh trong những trận đánh lớn. Công tác tham mưu, tình báo, hậu cần trong quân đội Pháp rất có nền nếp. Địch biết cách khai thác mọi yếu tố để tìm hiểu tình hình và những hoạt động của ta. Quân Pháp đặc biệt giỏi trong bố trí phòng ngự. Tại Đông Khê, không đầy 3 đại đội của địch có thể đương đầu với 2 trung đoàn chủ lực của ta trong suốt 55 giờ liền. Đồn Pheo trong chiến dịch Hòa Bình được chính các chuyên gia quân sự Pháp coi là một mẫu mực trong tổ chức phòng ngự cứ điểm. Quân pháp biết rút kinh nghiệm kịp thời những trận đánh thất bại. Cũng trên địa hình rừng núi nhưng cuộc rút lui của quân Pháp ở Cao Bằng và ở Hòa Bình hoàn toàn khác nhau… Các cố vấn Trung Quốc nhiều lần nói pháo binh Pháp rất giỏi chiến đấu hiệp đồng binh chủng. Gần đây ta thường nói về tinh thần bạc nhược của binh lính Pháp trong chiến dịch Biên Giới. Nhưng không thể không nghĩ tới sự chống trả quyết liệt của quân Pháp trong những trận đánh cứ điểm, một số nơi những tên lính cuối cùng chỉ chịu hạ vũ khí sau khi đã bắn hết đạn.

Về phía ta, chúng ta đã rõ những nhược điểm của một quân đội cách mạng đơn thuần là bộ binh khi chuyển sang đánh lớn trên địa hình đồng bằng, nơi địch có thể phát huy tới đa sức mạnh binh khí kĩ thuật và tính cơ động cao của một quân đội hiện đại. Ta không chủ trương khắc phục nhược điểm này bằng bách dùng số lượng đông thay cho chất lượng. Sự phát triển của quân đội ta về mặt số lượng cũng đã tới giới hạn. Tổng quân số của ta trong năm 1952 là 244.800 người, kém năm trước 8.970 người. Chủ lực của Bộ vẫn là 6 đại đoàn, riêng đại đoàn 325 mới có một trung đoàn trang bị vũ khí mới. Tình hình kinh tế tự túc tự cấp trong chiến tranh không cho phép ta tổ chức thêm quân đội. Từ các đo của Bộ được bạn trang bị vũ khí, các đơn vị khác đều phải sử dụng những vũ khí chiếm được của địch hoặc do ta sản xuất. Sự giúp đỡ của bạn còn có hạn vì Liên Xô còn phải lo đối phó với chiến tranh lạnh ở Châu Âu, Trung Quốc đang tham gian chiến tranh ở Triều Tiên. Trong khi đó, với việc tăng cường quân ngụy được Mỹ trang bị vũ khí, địch đã đưa tổng quân số lên 404.000 người. Nếu vào tháng 12 năm 1950, tỉ lệ quân số giữa ta và địch tương đưởng thì nay địch đã vượt lên khá xa, ta: 1, địch 1,65.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #83 vào lúc: 23 Tháng Sáu, 2009, 08:26:55 pm »

Tuy nhiên, sau khi địch phải rút khỏi Hòa Bình, ta phán đoán trong năm 1952, địch chưa có khả năng mở một cuộc tiến công ra vùng tự do Bắc Bộ. Chúng ta cần giữ quyền chủ động trên chiến trường Bắc Bộ. Đồng bằng và trung du không phải là địa bàn thuận lợi để mở chiến dịch lớn trong mùa khô tới. Trước mắt, Tổng Quân ủy chủ trương để các đại đoàn 320 và 316 ở lại địch hậu thêm một thời gian hỗ trợ phong trào chiến tranh du kích, củng cố các khu và căn cứ du kích, tranh thủ tiêu diệt thêm lực lượng địch và chuẩn bị chống càn. Hướng tiến công chính của bộ đội chủ lực trong Thu Đông 1952-1953 sẽ là chiến trường rừng núi.

Ngay từ tháng 3 năm 1952, Tổng Quân ủy đã quyết định sẽ mở một chiến dịch lớn ở Tây Bắc, vùng rừng núi duy nhất địch vẫn còn kiểm soát được tại Bắc Bộ. Tây Bắc có vị trí chiến lược lớn trong chiến tranh Đông Dương, có quan hệ tới vận mệnh cách mạng và kháng chiến Lào. Tại Bắc Bộ hiện nay, lực lượng địch ở Tây Bắc mỏng và yếu nhất. Nhưng đây lại là nơi địch không thể bỏ. Nếu địch đưa lực lượng cơ đọng từ đồng bằng lên Tây Bắc, chúng ta sẽ có cơ hội tiêu diệt một bộ phận quan trọng sinh lchj địch tại chiến trường do ta lựa chọn. Quyết định sớm của Tổng Quân ủy đã tạo cho các cơ quan một thời gian dài để chuẩn bị chiến trường. Chúng ta sẽ có năm tháng rưỡi chuẩn bị cho chiến dịch Tây Bắc.

Ngày 22 tháng 4 năm 1952, Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp hội nghị lần thứ ba. Hội nghị nhận định với hậu phương lớn là các nước xã hội chủ nghĩa, cuộc kháng chiến của ta đã có cái thế vững chắc hơn bao giờ hết, nhưng trong bối cảnh quốc tế hiện nay, với so sánh lực lượng lúc này còn yếu so với địch, ta chưa có khả năng giành một thắng lợi quyết định trong chiến tranh. Cuộc kháng chiến của ta vẫn là “trường kì kháng chiến” và “tự lực cánh sinh”. Về tác chiến, trên toàn quốc vẫn phải theo phương châm “du kích chiến là chính, vận động chiến là phụ”. Đối với bộ đội chủ lực, hoạt động ở địch hậu vẫn chủy yếu là dùng du kích chiến, sử dụng binh lực linh hoạt, khi tập trung mở chiến dịch, khi phân tán luân lưu hoạt động. Phải giữ vững cuộc đấu tranh ở vùng sau lưng địch bằng cách thống nhất bộ máy chỉ đạo, sửa đổi phương thức công tác, nâng cao chất lượng bộ đội địa phương, giải quyết ván đề tổ chức và cung cấp cho dân quân du kích, đẩy mạnh công tác ngụy vận nhằm phát triển chiến tranh du kích chống địch càn quét như Nghị quyết Hội nghị Trung ương lầnthứ hai tháng 10 năm 1952 đã đề ra. Trên chiến trường toàn quốc, ở cả mặt trận chính và mặt trận sau lưng địch, toàn thể chiến sĩ và đồng bào cần ra sức thi đua tiêu diệt sinh lực địch, phá tan âm mưu “lấy chiến tranh nuôi chiến tranh, dùng người Việt đánh người Việt” của thực dân Pháp.

Để đẩy mạnh công tác chuẩn bị, chuyển sang tổng phản công, Trung ương Đảng quyết định tiến hành chình đốn công tác mặt trận, công tác chính quyền, đặc biệt là mở đợt chỉnh quân và chỉnh Đảng nhằm nâng cao giác ngộ giai cấp, giác ngộ dân tộc, nâng cao trình độ kĩ thuật, chiến thuật của bộ đội. Quân đội ta thực sự là quân đội cách mạng của nhân dân, vì nhân dân, một quân đội chiến đấu giỏi. Chỉnh quân đi đôi với chỉnh Đảng được coi là nhiệm vụ trọng tâm. Có làm tốt được nhiệm vụ này mới đưa cuộc kháng chiến vượt qua những khó khăn mới, mau đi tới thắng lợi hoàn toàn.

Các cố vấn Trung Quốc không đánh giá cao thắng lợi chiến dịch Hòa Bình như chúng ta, nhưng hoàn toàn tán thành chủ trương chuyển hướng tiến công về vùng rừng núi với việc mở chiến dịch Tây Bắc.

Chúng ta đã hiểu, với so sánh lực lượng hiện này và trong một vài năm tới, phải khai phá một con đường mới, mở ra một phương hướng chiến lược mới để giành thắng lợi. Pháp không còn đủ sức để tự mình tiếp tục chiến tranh, buộc phải dựa vào Mỹ. Sự can thiếp của Mỹ, từ giúp đỡ vũ khí đang chuyển sang nắm quân đội ngụy để chuẩn bị gạt Pháp. Bảo Đại ngày càng lộ rõ bộ mặt bán nước. Nguyễn Văn Tâm vừa thay Trần Văn Hữu làm thủ tướng chính phủ bù nhìn đã công khai tỏ thái động chống cộng quyết liệt. Mỹ đang cố biến chính quyền tay sai và quân đội ngụy thành công cụ chống cộng mới ở Đông Nam Á, đưa chiến tranh xâm lược Đông Dương vào quỹ đạo chiến tranh chống cộng của “thế giới tự do”. Trên cơ sở kháng chiến lâu dài, có cách nào để kết thúc cuộc chiến với Pháp trước khi Mỹ trực tiếp nhảy vào Đông Dương? Đó cũng làm mối quan tâm chính của Đảng ta và Bác từ sau khi Mỹ bị đẩy khỏi lục địa Trung Hoa.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #84 vào lúc: 23 Tháng Sáu, 2009, 08:28:46 pm »

2

Như chúng ta đã dự đoán, sau thất bại chiến dịch Hòa Bình, Bộ chỉ huy Pháp quay về mở những cuộc càn quét lớn để bình định vùng tạm chiếm nhằm tiếp tục chiến lược “Việt Nam hóa” chiến tranh của Đờ Lát. Trong mùa Hè và mùa Thu năm 1952, quân Pháp đã mở 21 trận càn ở Bắc Bộ, 46 trận ở Trung Bộ, 28 trận ở Nam Bộ.

Riêng ở Bắc Bộ, nơi những khu căn cứ du kích ở vùng tạm chiếm không những đã phục hồi mà còn mở rộng trong mùa Đông năm 1951, địch dồn mọi nỗ lực nhằm giành lại quyền kiểm soát đồng bằng. Những trận càn đều tiến hành với quy mô lớn từ 8 đến 20 tiểu đoàn bộ binh, 3 đến 7 tiểu đoàn pháo binh, kết hợp với những đơn vị thiết giáp, những thủy đội xung kích và máy bay. Mỗi trận thường kéo dài từ 3 đến 4 tuần, nhằm mục đích nếu không tiêu diệt được lực lượng vũ trang ta thì cũng đẩy ra ngoài phòng tuyến Đờ Lát, tạo điều kiện cho các độ “quân thứ hành chính lưu động” lập lại bộ máy thống trị. Sự có mặt của những đơn vị chủ lực ta ở địch hậu khiến cho quân Pháp không thể tiến hành công việc bình định như những năm trước đây. Mặt trận hậu địch đã thực sự trở thành chiến trường diễn ra những trận đánh quyết liệt.
Trên dài đất hẹp Bình Trị Thiên , từ đầu tháng 3 đến hết tháng 6 năm 1952, đại đoàn 325 sau khi nhận trang bị mới, đã triển khai một đợt tiến công dài ngày vào khắp vùng hậu địch.

Anh Trần Quý Hai, đại đoàn trưởng 325, đã mở đầu bằng trận đánh điẻm diệt viện tại Nam Đông và trên đường 74. Đêm ngày 3 tháng 3 năm 1952, trung đoàn 95 nổ súng tiêu diệt các vị trí Vạn Kim, Nam Tây Và Tiền Nam Đông. Ngày 8 tháng 3, bộ đội ta bao vây và tiến công khu đồn chính Nam Đông, đe dọa tiểu khu Quảng Trị và vùng Gio Linh. Ngày 13 tháng 3, địch phải dùng máy bay yểm trợ, đưa hai tiểu đoàn ứng chiến từ Đông Hà lên để giải vây cho Nam Đông. Chúng tiến quân rất thận trọng, cho máy bay bắn phá và bộ binh lụng sục hai bên ven đường. Buổi trưa, quân địch chỉ còn cách Nam Đông 4 kilômét, bắt đầu chủ quan, tin là ta không dám giao chiến với chúng giữa ban ngày. Đúng lúc đó trận đánh nổ ra. Các chiến sĩ ĐKZ thiêu cháy hai xe bọc thép và một ô tô chở đầy bộ binh. Tiểu đoàn 15 bộ đội địa phương bịt kín đường rút lui của địch. Các chiến sĩ trung đoàn 95 tổ chức nhiều mũi đồng loạt xung phong, chia cắt quân địch thành những toán nhỏ. Viên thiếu tá chỉ huy cuộc hành quân giải tỏa chết tại trận. Sau 4 giờ chiến đấu, bộ đội ta tiêu diệt 779 quân địch, thu hàng trăm súng các loại và đạn dược. Đêm hôm đó, trung đoàn 95 san phẳng đồn Nam Đông. Báo chí Pháp xôn xao bình luận về trận đánh này.

Cũng trong đêm 13, trung đoàn 101 tiêu diệt vị trí Sơn Tùng ở Bắc Thừa Thiên. Sáng ngày 14, địch đưa một tiểu đoàn ứng chiến từ tiểu khu Thừa Thiên lên định đóng lại Sơn Tùng, nhưng sa vào trận địa phục kích của trung đoàn, bỏ lại hàng trăm xác chết.

Ở Quảng Bình, ngày 15 tháng 3, trung đoàn 18 vận động tiến công một tiểu đoàn ứng chiến địch đi tiếp viện tại khu vực Vạn Lộc - Hoàn Lão, nơi địch coi là vùng an toàn, diệt 250 tên địch.

Trong tháng 3 năm 1952, bộ đội địa phương, dân quân du kích trên khắp các địa bàn ở Bình - Trị - Thiên dồn dập nổ súng tiến công địch. Hệ thống chiếm đóng của chúng sup đổ từng mảng. Giao thông trên đường số 1 bị uy hiếp nghiêm trọng. Trên hướng bắc Thừa Thiên, trung đoàn 101 san phẳng một hệ thống cứ điểm gồm hơn 10 đồn bốt xung quanh thành phố Huế, mở rộng vùngcăn cứ du kích Bao Vinh vào sát cửa ngõ nội thành Huế. Ánh đèn điện ban đêm từ thành phố Huế đã tỏa sáng đến cả khu giải phóng.

Trước tình hình nguy ngập của Bắc Trung Bộ, Xalăng buộc phải rút ba tiểu đoàn cơ động ở Bắc Bộ, trong đó có hai tiểu đoàn dù, do đại tá Đuycuốcnô chỉ huy, vào tăng viện cho miền Trung. Nhưng cho tới khi phải quay về miền Bắc, cả ba tiểu đoàn này đã không làm được gì để cải thiện tình hình.

Tháng 5 năm 1952, đại đoàn 325 lại mở cuộc tiến công mới ở Quảng Bình. Đêm ngày 18 tháng 5, trung đoàn 95 tiêu diệt vị trí Sen Bàng ở huyện Quảng Trạch. Đêm ngày 30 tháng 5, trung đoàn 95 đánh vị trí Cửa Phù, Hang Bò và thị trấn Ba Đồn. Trung đoàn 18 đánh vị trí Mỹ Hòa. Lực lượng địa phương vây đánh các đồn bốt Cự Lai, Thuận Anh, Cổ Trai, Gia Viễn… Phía bắc Quảng Bình ầm ầm tiếng súng. Điện kêu cứu tới tấp bay về Đồng Hới. Bọn chỉ huy Pháp ở Quảng Bình không còn biết phải đưa quân tăng viện  cho nơi nào. Các vị trí Cửa Phù, Han Bò, Mỹ Hòa lần lượt bị san phẳng. Các đồn bốt lẻ trong vùng như Cự Lai, Thuận Anh, Cổ Trai, Gia Viễn cũng nối nhau tan vỡ trước sự vây đánh của lực lượng địa phương.

Ở khu vực Ba Đồn, cuộc chiến đấu diễn ra ác liệt. Vị trí Ba Đồn nằm sát đường số 1 là vị trí quan trọng nhất trên tuyến phòng thủ bắc sông Gianh. Ở đây có hệ thống công sự nhiều tầng, nhiều lớp do lực lượng hỗn hợp Âu Phi và ngụy bảo vệ. Trung đoàn 95 sau khi quét sạch các vị trí vành ngoài, đã nhanh chóng tiến và đánh khu đồn chính nằm giữa thị trấn. Địch dùng pháo 75 và súng cối chống cự rất quyết liệt. Bộ đội bị thương vong nhiều. Trời sáng tư lệnh đại đoàn lệnh cho trung đoàn chuyển sang bao vây vị trí, củng cố bội đội chuẩn bị đánh quân tiếp viện. Quân tiếp viện của địch chia làm hai cánh, một cánh đi theo đường số 1, có máy bay và xe bọc thép yểm hộ, từ Đồng Hới tiến về Ba Đồn, một cánh đi theo sông Gianh, với 5 ca nô chở đầy quân tiến về thị trấn.Cả hai cánh quân đều bị các chiến sĩ trung đoàn 95 và 18 chặn đánh. Hai ca nô bị bắn chìm, nhiều xe cơ giới bị thiêu cháy. Hàng trăm quân địch bị tiêu diệt, bọn địch sống sót quanh đầu tháo chạy về Đồng Hới. Tối hôm đó, trung đoàn 95 tiêu diệt nốt khu đồn chính tại thị xã Ba Đồn.

Mùa hè năm 1952, đại đoàn 325 và lực lượng vũ trang Bình Trị Thiên đã có tiến bộ vượt bậc. Thời kì đen tối của Bình Trị Thiên từ ngày đầu chiến tranh đã thực sự chấm dứt.

Những hoạt động ở Bình Trị Thiên cũng như ở các chiến trường địch hậu trong mùa Hè là sự phối hợp không thể thiếu để đối phó với những cuộc tiến công hủy diệt của quân Pháp nhằm vào những đơn vị chủ lực ta tại vùng địch hậu Bắc Bộ.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #85 vào lúc: 23 Tháng Sáu, 2009, 08:30:18 pm »

Sự có mặt của quân chủ lực ta tại vùng châu thổ sông Hồng tạo một sức ép thường xuyên chung quanh Hà Nội, giam chân lực lượng cơ động của địch, duy trì thế chủ động của ta trên chiến trường chính Bắc Bộ. Chừng nào địch chưa bình định được các tỉnh ở đồng bằng Bắc Bộ, chúng vẫn sa lầy trong thế bị động, không thể tính tới một mưu toàn về chiến lược nhằm đảo lộn tình thế chiến tranh.

Ngay sau chiến dịch Hòa Bình, chúng ta đã tích cực đối phó ới những cuộc càn quét lớn của địch. Bộ Tổng tham mưu chuyển một số tiểu đoàn hoạt động lâu ngày ở hậu địch, bị tiêu hao và mệt mỏi, ra vùng tự do củng cố, nghỉ ngơi một thời gian, đồng thời điều động một số đơn vị thay thế. Trung đoàn 57 của 304 vào địch hậu Nam Định hỗ trợ chủ lực của Hữu Ngạn Liên khu 3, từ Nam Định sang Hà Nam tăng cường cho trung đoàn 64 của 320 vẫn đứng chân tại đây. Hai trung đoàn 174 và 98 của 316 tiếp tục đẩy mạnh hoạt động ở địch hậu Bắc Ninh, đe dọa cửa ngõ phía bắc Hà Nội. Trung đoàn 176 của 316 đứng ở khu giáp ranh, thường xuyên đột nhập vào vùng địch hậu Vĩnh Yên, Phúc Yên. Để nắm tình hình và chỉ đạo chống càn kịp thời, Bộ Tổng tham mưu đã tổ chức mạng lưới thông tin trực tuyến với hai đại đoàn 316, 320 và tăng giờ liên lạc với các đơn vị ở địch hâu.

Các đơn vị chủ lực ở đồng bằng cũng chủ động chuẩn bị chiến đấu chống càn. Từ đầu tháng 3 năm 1952, Đảng ủy đại đoàn 320 đã xây dựng xong kế hoạch, dự kiến âm mưu, khu vực càn quét và lực lượng địch sẽ huy động. Thái Bình và Hà Nam sẽ là hai mục tiêu chính. Địch sẽ tập trung lực lượng đông hơn ta từ 5 tới 10 lần trong mỗi cuộc càn, và vận dụng ưu thế không quân, pháo binh, cơ giới và tàu chiến. Đảng ủy chủ trương dàn rộng các đơn vị trên nhiều khu vực, lấy tiểu đoàn làm đơn vị tác chiến chính, kết hợp chặt chẽ đánh trong vòng vây với đánh ngoài vòng vây, đánh địch trong chuyển quân, tiếp tế là chính, dựa vào dân mà đánh, đánh để bảo vệ nhân dân. Đồng bào hậu địch đã có nhiều kinh nghiệm chóng càn. Nhân dân Thái Bình góp hàng triệu ngày công đào đường, khơi hào làm tê liệt hai con đường huyết mạch số 10 và số 39. Các thôn xóm củng cố làng chiến đấu, hầm hào, chôn giấu thóc lúa, chuẩn bị cơ sở đón thương binh. Nhiều nơi dỡ nhà dìm cột kèo xuống ao, phân tán cả những đống cỏ lác dành cho bộ đội nấu cơm đề phòng địch đốt phá.

Đầu tháng 3 năm 1952, địch mở hai cuộc càn nhỏ, lực lượng mỗi cuộc 3 tiểu đoàn, ở Từ Sơn (Bắc Ninh) và Yên Lạc, Vĩnh Tường (Vĩnh Phúc). Tại những nơi này địch đều vấp phải sự chống trả của bộ đội ta, bị tiêu hao nặng, nên phải rút quân về.

Từ trung tuần tháng Ba, Xalăng bắt đầu những cuộc hành binh lớn nhằm vào đại đoàn 320.

Ngày 10 tháng 3, cuộc hành binh “Lội nước” (Amphibie) bắt đầu. Tướng Bécsu chỉ huy 15 tiểu đoàn với pháo binh, cơ giơi và sự yểm trợ của nhiều máy bay tiến công vào khu căn cứ du kích Lý Nhân và Bình Lục ở Hà Nam, nơi có trung đoàn 64 đang hoạt động. Bộ Tổng tham mưu đã thông báo cho 64 ý đồ của địch, kèm theo những chỉ thị chống càn. Trung đoàn trưởng Lê Ngọc Hiền đã kết hợp với lực lượng vũ trang địa phương kịp thời bố trí trận địa chờ địch. Pháo địch dồn dập nổ súng dọn đường cho quân cơ động từ bốn mặt tiến vào khu căn cứ. Dân quan du kích và bộ đội địa phương bám sát từng thôn xóm chiến đấu chặn địch. Binh đoàn cơ động số 1, số 4 và số 7 không thể nào cháp được vòng vây. Quân địch gục ngã trước lũ tre làng vị những loạt đạn bắn ra bất thần. Nhiều tên vấp phải mìn, tụt xuống hống chông. Nơi nào cũng có súng nổ. Địch không phát hiện được bộ đội chủ lực ở đâu, sa lầy giữa cánh đồng chiêm, làm mồi cho những loạt đạn bắn tỉa. Mỗi ngày quân địch chỉ tiến được bốn, năm kilômét. Trông bốn ngày, từ ngày 10 đến 13 tháng 3, trung đoàn 64 đánh bốn trận lớn ở Mạc Lũ, Mạc Thượng, Tảo Nha, Thượng Nông, Vạn Thọ. Tiểu đoàn bộ đội địa phương đánh địch ở Cổ Ngựa, Tử Thanh, Tiên Khoán. Bộ đội địa phương, dân quân du kích bám địch liên tục ở Yên Khê, dọc đường 62. Hàng ngàn đồng bào ngày đêm phá đường, phá cầu, đắp ụ ngăn cản giao thông trên các trục đường số 1, số 21, số 62, số 63 và đê sông Hồng.

Sau 10 ngày, cuộc càn ở Lý Nhân, Bình Lục kết thúc với 500 tên địch chết và bị thương. Địch phải rút hai vị trí Tảo Nha và Xuân Khê. Các căn cứ du kích của ta vẫn đững vững. Ta mở thêm khu du kích Nhân Bình ở huyện Lý Nhân.

Ngày 27 tháng 3, Đờ Linarét mở tiếp cuọc hành binh “Thủy ngân” (Mercure) ở Thái Bình. Lần này, địch huy động lực lượng lớn hơn, gồm 5 binh đoàn cơ động số 1, số 2, số 3, số 4 và số 7 (tương đương 20 tiểu đoàn bộ binh), 2 tiểu đoàn cơ giới, 60 khẩu pháo, 500 xe, 6 tàu chiến, 40 ca nô và 3 tiểu đoàn dù nhằm bao vây các huyện Thái Ninh, Kiến Xương, Tiền Hải và một phần huyện Vũ Tiên, nơi có hai trung đoàn của 320 cùng với Bộ tư lệnh đại đoàn và Tỉnh ủy Thái Bình. Khu vực này rộng khoảng 700 kilômét vuông, nằm kẹp giữa hai công sông, phía bắc là sông Diêm Hộ, phía nam là sông Trà Lý, phía đông là biển. Xalăng tập trung mọi lực lượng với tham vọng giành một thắng lợi chưa bao giờ đạt được trong chiến tranh là: xóa sổ một đại đoàn chủ lực của ta!
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #86 vào lúc: 23 Tháng Sáu, 2009, 08:33:36 pm »

Bộ Tổng tư lệnh thông báo cho 320 biết quy một cuộc hành quân, các hướng tiến công của địch, để đại đoàn kịp thời xử trí. Mặc dầu 320 đã có nhiều kinh nghiệm hoạt động địch hậu, nhưng trước quy mô lớn chưa từng thấy của cuộc càn, tôi hết sức lo lắng. Cơ quan tham mưu được chỉ thị theo dõi từng giờ không kể ngày đêm. Tổng Quây ủy điện cho đồng chí Đỗ Mười, Bí thư Khu ủy Tả Ngạn, đồng chí Nguyễn Khai, tư lệnh khu và đồng chí Văn Tiến Dũng tìm cách đưa đại đoàn vượt ra ngoài vòng vây tiến lên phía bắc Thái Bình và Hưng Yên.

Từ ngày 27 tháng 3, năm binh đoàn cơ động địch chia thành năm mũi tiến vào khu càn. GM1 và GM4 từ phía tây thị xã Thái Bình, GM 3 và GM7 từ hướng bắc, GM2 từ hướng nam được hỏa lực pháo binh và không quân dọn đường, cùng xe tăng và xe lội nước hình thành một đường vòng cung, từ ba mặt dồn lực lượng ta về phía biển ở hướng đông, nơi tàu chiến dịch đã kiểm soát chặt chẽ.

Đại đoàn 320 chủ trương để một tiểu đoàn của trung đoàn 48 cừng với dân quân du kích chiến đấu làm chậm bước tiến của GM1 và GM7, đại bộ phận tiến lên phía bắc Thái bình ra khỏi vòng vây, bộ phận còn lại của trung đoàn 48 ở Kiến Xương cùng với cơ quan chỉ huy đại đoàn se vượt sông Hồng vòng lên Tiên - Diên - Hưng để tổ chức đánh địch ngoài vòng vây.

Ngày 28 tháng 3, địch dùng máy bay, đại bác đánh phá dữ đội khu vực sở chỉ huy đại đoàn. Từng đoàn máy bay Hellcat, B26 thay nhau trút bom phá và bom naphan xuống làng Lưu Phương huyện Kiến Xương. Chung quanh sở chỉ huy đại đoàn đã có 32 hố bom sâu hoắm, đất lấp gần kín cửa hầm chỉ huy. Sở chỉ huy phải chuyển ra gò đất bên ngoài làng.

Rõ ràng quân địch ít nhiều phát hiện khu vực sở chỉ huy đại đoàn 320. Tôi điện gấp cho anh Dũng: “Anh Hùng(1) vượt vây sang Nam Định bàn với Thanh Giang(2) đánh phối hợp ngoại tuyến. Văn”. Bộ Tổng tham mưu trực tiếp chỉ thị cho trung đoàn 57 ở Nam Định phải lập tức đẩy mạnh hoạt động dể phối hợp với cuộc chiến đấu của 320 bên Tả Ngạn. Tôi chỉ yên lòng khi được tin anh Dũng và cơ quan chỉ huy đã vượt sông Hồng quay trở về Hưng Nhân - Thái Bình tiếp tục chỉ huy chiến đấu. Trong lúc đó, máy bay địch thả truyền đơn xuống Hà Nam và Thái Bình rêu rao: “Đại đoàn 320 không còn nữa… Đã tiêu diệt được tướng Dũng”!

Những cuộc hành binh với lực lượng lớn này một lần nữa lại không tạo được thế bất ngờ. Việc điều động binh lực, xe cộ lớn đã không qua mắt nhân dân ta. Vòng lượn chiếc máy bay thám thính trên bầu trời tố cáo khu vực quân địch chú ý. Xe tăng, pháo nặng, phương tiện hành quân cơ giới buộc địch phải lệ thuộc vào những trục đường giao thông ít ỏi ở đồng bằng. Hỏa lực trọng pháo, xe tăng, pháo hạm, máy bay không tìm ra mục tiêu trên cánh đồng trống vắng và những ngôi nhà tre lá nằm sau lũy tre xanh để phát huy sức mạnh hủy diệt của chúng. Với binh lực đông, dù không bị lực lượng vũ trang của ta chặn đánh từng bước, quá trình siết vòng vây kết hợp với săn lùng bộ đội, du kích thường diễn ra rất chậm, dành đủ thời gian cho bộ đội ta di chuyển khỏi khu vực nếu không muốn chấp nhận một trận đánh bất lợi. Hơn nữa, với một vòng vây rộng, quân địch dù đông tới đâu cũng không thể lấp kin mọi khoảng trống, đặc biệt là ban đêm, để ngăn những đơn vị nhỏ, trang bị gọn nhẹ, di chuyển bằng chân, thoát ra ngoài. Ở Hà Nam, địch bao vây tiến công một ngôi làng nằm giữa cánh đồng lúa chiêm, khi thấy trong làng im tiếng súng, chúng tiến vào thì bộ đội và dân quân du kích đã biến mất. Các chiến sĩ đã ra khỏi làng ngay trước mũi súng của chúng bằng cách trườn mình giữa cánh đồng chiêm lúa xanh tốt. Khi vượt sông Hồng từ tả ngạn sang hữu ngạn để vòng về phía sau mũi tiến công của GM2, anh Văn Tiến Dũng đã quyết định chọn cửa Ba Lạt là nơi con sông đổ ra biển có tàu chiến và ca nô địch qua lại như mắc cửi. Địch đã không nghĩ ta lại chọn đoạn sông rộng nhất và nguy hiểm nhất này để vượt qua. 2 giờ 30 suáng ngày 29, khi tàu chiến địch vừa buông neo, những chiếc ca nô ngừng di chuyển là lúc hai chiếc thuyền gỗ to được đồng bào nhẹ nhàng lao xuống nước. Những mái chèo nhịp nhàng lướt sóng, không đẻ nước chảy xiết cuón thuyền ra biển, đưa cả cơ quan từ bờ bắc qua bờ nam an toàn.

Ngày 29, những mẻ cất vó của GM2, GM1 và GM4 ở hợp điểm Là Cao, Trình Phổ đều rỗng tuếch. Khó khăn của những đơn vị luồn càn là có hàng ngàn đồng bào đi theo, trong đó có những thanh niên không muốn bị quân địch bắt đi làm bia đỡ đạn. Hia tiểu đoàn từ Tiền Hải, sau khi vượt sông Trà Lý, đi lên phía bắc thì vấp phải GM3 từ Thụy Anh tiến về Thái Ninh để dồn quân ta vào khu hợp điểm. Bộ đội và lực lượng địa phương chặn đánh quân địch ở Thần Đầu, Thần Huống (huyện Thái Ninh) trong ngày 28, cho đồng bào lui về sau đi vòng ra bờ biển.

Đêm ngày 28, các đơn vị quyết định tiếp tục kế hoạch tiến lên phía bắc, bằng cách đi theo mép biển bên sường binh đoàn cơ động số 3, vượt sông Diêm Hộ ra khỏi vòng vây đánh vào phía sau quân địch. Cuộc hành quân với những cáng thương bình và gần một vạn đồng bào diễn ra chậm chạp trong đêm. Trời sáng, đơn vị đi đầu mới đên ngang thôn Bích Du. Đội hình đã kéo rất dài, cái đuôi còn ở Vọng Hải. Chỉ huy trung đoàn cho ngừng cuộc hành quân, ra lệnh cho các đơn vị bám vào các làng ven biển chuẩn bị chiến đấu chặn địch bảo vệ nhân dân. Quân ta rời vào thế bất lợi. Lưng quay ra biển, tàu chiến địch sẵn sàng nhả đạn, những chiếc ca nô có thể đổ bộ quân lên bờ bất cứ lúc nào. Trước mặt là đường 39 rất thuận lợi cho quân cơ động của địch triển khai tiến công.

Chiều ngày 29, chỉ huy GM3 phát hiện một lực lượng lớn quân ta đang có mặt dọc theo bờ biển. Chúng lập tức chia thành hai cánh quân tiến công vào Bích Du và Vọng Hải. Suốt ngày 30, địch tập trung mọi cố gắng vào Bích Du, nơi chúng nghi có tới hai ngàn quân ta. Thực ra ở đây chỉ có hai đại đội và 1 trung đội hỗn hợp cùng với cơ quan chỉ huy của trung đoàn 48. Chín chiếcm áy bay B26 trút hàng trăm trái bom, máy bay khu trục thi nhau ném bom napan, pháo binh dồn đập nã đại bác dọn đường cho bộ binh tiến công. Thôn Bích Du nhỏ bé nang dọc mỗi chiếu chưa đầy 300 mét, nhà cửa cây cối đều bị phá trụi, không còn một luống ra xanh. Nhưng bốn cuộc tiến công lớn trong ngày đều bị đẩy lui, địch bỏ lại rất nhiều xác chết. Đến chiều tối, quân địch vẫn chưa lọt được vào thôn. Nhưng chúng tin đã siết chặt vòng vây tới mép bờ biển có chờ đợi “cất vó”. Ngày hôm sau, địch tiến vào thì trong thôn không còn ai! Ban đêm, thủy triều suống đã đẻ lại một dải cát, nước rất nông, tạo một con đường êm mịn cho cả tiểu đoàn cùng với hàng ngàn dân tiếp tục đi lên phía bắc và vượt sông Diêm Hộ. Cũng trong đêm đó, tiểu đoàn ở Vọng Hải lợi dụng lúc địch sơ hở, đã vòng ngay bên sườn GM7, vượt vòng vây đi về phía tây-bắc tới Đông Quan.

Ngày 1 tháng 4 năm 1952, tất cả các tiểu đoàn của 320 đã vượt ra khỏi trung tâm của trận càn ở Tiền Hải, bắt đầu chủ động đánh vào sau lưng quân địch. Sáng ngày 14, một đại đội commăngđô đi tuần trên đề Trà Lý đến Quán Bóng rơi vào trận địa phục kích của tiểu đoàn Tiên Yên mới vượt vây từ Kiến Xương ra. Trong một trận đánh chớp nhoáng, cả đại đội địch hoàn toàn bị xóa sổ. Sáng ngày 24, đến lượt một trung đội công binh đi trên 8 xe vận tải từ Thái Bình về Tiền Hải bị tiêu diệt. Trên sông Luộc, sông Trà Lý, 3 ca nô và hàng chục tên địch bị chết chìm dưới dòng nước. Tiểu đoàn Yên Ninh diệt liền hai vị trí Duyên Lãng và Phúc Duyên cùng với 100 tên địch ở huyện Hưng Nhân. Cùng thời gian, trung đoàn 57 ở địch hậu Nam Định đánh lui hai tiểu đoàn của GM4 ở Ngọc Liễu, bẻ gãy cuộc tiến công của ba tiểu đoàn địch ở Ngọc Giá, trung đoàn 98 tấn công vị trí Lạc Thổ ở Bắc Ninh, diệt vị trí Làng Hồ, vị trí quan trọng còn lại ở Thuận Thành, buộc địch phâỉ điều động một binh đoàn cơ động về Bắc Ninh.

Trận càn lớn “Mécquya” phải kết thúc sau 18 ngày. Trong thời gian nay, đại đoàn 320, bộ đội địa phương và dân quân du kích Thái Bình đã đánh gần 200 trận lớn, nhỏ, loại 1.750 quân địch khỏi vòng chiến đấu. Phong trào chiến tranh du kích ở địch hậu Thái Bình không hề suy giảm. Đại đoàn 320 vẫn trụ vững ở Tả Ngạn.


(1)Bí danh của đồng chí Văn Tiến Dũng.
(2)Bí danh của đại đoàn 304.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #87 vào lúc: 23 Tháng Sáu, 2009, 08:36:14 pm »

Trong tháng 5 và tháng 6, chúng tôi theo dõi có lúc từng giờ hai cuộc hành binh mang mật danh “Lạc đà” (Dromadaire) và “Chuột túi” (Kangourou). Cuộc càn Lạc đà gồm bốn binh đoàn do Gin chỉ huy, nhắm vào trung đoàn 42 ở vùng bắc sông Luộc kéo dài nửa tháng. Cuộc càn Chuột túi, được địch nhắc nhiều đến địa danh Chợ Cháy, nhắm vào trung đoàn 46 ở vùng Phú Xuyên, Ứng Hòa, Kim Bảng. Các trung đoàn 42 và 46 có kinh nghiệm đói phó với những cuộc hành binh nặng nề và chậm chạp này, đã kết hợp cùng với bộ đội địa phương và dân quân du kích loại khỏi vòng chiến đấu hàng ngàn quân địch làm thất bại hoàn toàn âm mưu “cất vó” của chúng.

Sáng tháng 7 năm 1952, địch chuyển sang càn quét nhỏ với lực lượng từ 2 đến 3 tiểu đoàn trong vòng hai, ba ngày, từ 1 đo đến 1 tiểu đoàn với thời gian từ một đến hai ngày. Những cuộc càn này chỉ nhằm vào bộ đội địa phương và dân quân du kích.

Không phải chỉ do địch nhận thấy những cuộc hành binh tốn kém và ít hiệu quả, mà còn do các binh đoàn cơ động đã bị tiêu hao nhiều và quá mệt nỏi. Sau chiến dịch Hòa Bình, những binh đoàn này chỉ có ba tuần lễ nghỉ ngơi và băng bó những vết thương rồi tiếp tục lao vào những cuộc hành binh kéo dài suốt mùa Hè, chúng đã kiệt sức.

Những cuộc hành binh lớn ở địch hậu Bắc Bộ đều diễn ra với hình thức vây quét cổ điển. Nhược điểm lớn của địch là không xác định được mục tiêu cụ thể vì lực lượng ta bao giờ cũng bố trí phân tán từng tiểu đoàn và luôn luôn cơ động. Chúng buộc phải chọn một khu vực tương đối rộng, tổ chức vòng vây lớn và tiến hành rà quét khi siết chặt vòng vây.

Tình hình trung du và đồng bằng Bắc Bộ đã hoàn toàn thay đổi từ sau kế hoạch Hòa Bình. Năm 1948, chúng ta phải đưa từng tổ công tác, từng trung đội võ trang tuyên truyền về thôn xóm tìm chỗ đứng chân cho những đại đội độc lập. Năm 1951, địch đã thiết lập được bộ máy hành chính ở vùng nông thôn với sự che chở của những hệ thống đồn bốt trên hầu khắp các tỉnh trung du và đồng bằng, những khu du kích, căn cứ du kích bị thu hẹp tới mức tối thiểu nằm chơ vơ giữa vùng địch kiểm soát. Đưa một đơn vị lớn vào vùng địch hậu lúc này được coi như mạo hiểm. Nhưng sau chiến dịch Hòa Bình, những khu du kích và căn cứ du kích đã mở rộng rất nhiều. Những khu du kích mới hình thành tạo nhên chỗ đứng chân và địa bàn cơ động rộng rãi cho bộ đội chủ lực ở địch hậu. Nếu những trận đánh lớn trên điạh hình đồng bằng, trung du thường gây bất lợi cho ta, thì những trận đánh với từng tiểu đoàn diễn ra trong thời gian ngắn, ở những nơi do ta lựa chọn, đã khiến cho quân địch mất khả năng đối phó. Chúng ta đã quay về chiến thuật vận động đánh nhỏ với những đơn vị được trang bị tốt hơn và thiện chiến hơn. Chiến thuật này hạn chế tới mức thấp nhất sức mạnh binh khí kĩ thuật hiện đại của địch bằng cách làm cho chúng mất mục tiêu và mất cơ hội chộp bắt ta. Tính cơ động cao trên mọi địa hình của “binh đoàn tác chiến nhỏ” (petit corps de bataille) đã khiến cho những binh đoàn cơ động của địch, được tổ chức rất mạnh, trở nên nặng nề, xoay trở chậm, ít có cơ hội giành chiến thắng.

Nhưng không phải kẻ địch không có lần gặp may.

Sau khi quân địch mở những cuộc hành binh lớn ở đồng bằng, Bộ Tổng tham mưu rất lo lắng cho hai trung đoàn của 316 đang hoạt động ở trung du. Trung đoàn 98 và 174 đếu là những đơn vị quen đánh tập trung, chưa có kinh nghiệm chống càn lớn. Giữa tháng 3 năm 1952, Tổng Quân ủy quyết định cho rút cả hai trung đoàn trở về vùng tự do chỉnh huấn, chuẩn bị chiến dịch Thu Đông. Lệnh được phổ biến ngay cho Bộ tư lệnh 316 đang dự hội nghị tổng kết chiến dịch Hòa Bình ở Bộ. Trung đoàn 174 đã rút ra kịp thời. Riêng 98, vì ở sâu trong hậu địch Bắc Ninh, đang chuẩn bị tiêu diệt vị trí Lạc Thổ, nên đại đoàn chưa bắt được liên lạc.

Ngày 14 tháng 4 năm 1952, tướng Cônhi (Cogny), thay Béc su chỉ huy Khu Bắc, mở cuộc hành binh “Poóctô” (Porto) chiếm Thuận Thành nhằm giải tỏa đường 38, gần nơi 98 trú quân. Trung đoàn từ phía nam song Đuống di chuyển lên phía bắc sông, chọn địa thế có lợi ở phía sau lưng quân địch. Ngày 18, Cônhi mở tiếp cuộc hành binh “Pôlô” (Polo) với ba binh đoàn cơ động tiến hành càn quét khu vực nằm giữa cầu Đuống và thị xã Bắc Ninh, đặt 98 vào giữa vòng vây. Trung đoàn quyết định nổ súng đánh địch. Cuộc chiến đấu diễ ra quyết liệt từ chiều ngày 18, tại ba ngồi làng ở Quế Võ (Bắc Ninh) nơi trung đoàn trú quân. Tại Đại Vi Thượng, bộ đội ta tiêu diệt một tiểu đoàn của GM2. Cônhi bắt đầu phát hiện 98 đang nằm trong khu vực và quyết định không bỏ lỡ cơ hội. Ngày trong ngày và đêm hôm đó, Cônhi điều thêm ba binh đoàn cơ động GM1, GM3 và GM7, mở tiếp cuộc hành binh thứ ba “Tuyếccô” (Turco) nhằm tiêu diệt lực lượng ta. Ngày 19, trung đoàn 98 ở trong thế bị bao vây bốn phía, kiến quyết chiến đấu không cho quân địch lọt vào làng. Đêm ngày 19, trung đoàn mở một con đường ở phía tây để trở về vùng tự do. Vì thiếu kinh nghiệm, cả trung đoàn cùng rút theo một con đường. Bộ phận đầu đi lọt. Nhưng bộ phận sau bị quân địch chặn đánh dữ đội. Đáng lẽ phải kiên quyết đánh mở đường để vượt ra, bộ phận này lại quay về vị trí trú quân cũ. Ngày 20, quân địch với lực lượng đông áp đảo, được máy bay, trọng pháo yểm trợ và xe tăng mở đường, tiến vào ba ngôi làng. Bộ đội ta bị thương vong nhiều nhưng vẫn chặn được quân địch bên ngoài lũy tre. Đêm ngày 20, trung đoàn  lại tổ chức vượt vòng vây. Nhưng phòng tuyến bao vây của địch dày đặc kéo dài 3 kilômét. Chính ủy trung đoàn Lê Quang Ấn và tham mưu trưởng Bùi Đại hi sinh. Một số chiến sĩ lợi dụng đêm tối, phân tán rút ra vùng tự do. Suốt tám ngày đêm chiến đấu liên tục, trung đoàn 98 đã loại khỏi vòng chiến đấu gần 1.000 quân địch, nhưng đầy là lần đầu tiên, ta mất 600 cán bộ và chiến sĩ trong một trận càn. Một giá quá đắt cho những sai sót đáng lẽ ra có thể tránh được.

Cuộc chiến đấu màu Hè mở ra khả năng duy trì chiến tranh du kích ở vùng hậu địch Bắc Bộ ngay cả khi ta không mở chiến dịch lớn ở chính diện, địch tập trung toàn bộ lực lượng cơ động để đánh phá phong trào. Với những đơn vị chủ lực không đông, có cách đánh thích hợp, chiến tranh du kích sẽ giữ vững và phát triển ở vùng sau lưng địch đúng với vị trí chiến lược của nó trong giai đoạn mới, tạo một thế uy hiếp thường xuyên trên những địa bàn xung yếu, kìm chân một lực lượng lớn quân địch. Đây chính là cách tạo điều kiện tốt nhất cho những đại đoàn chủ lực giành chiến thắng trên mặt trận chính diện.

Chúng ta dự đoán trong mùa khô tới, với những binh đoàn cơ động quá mệt mởi suốt mùa Hè, địch khó có khả năng mở một cuộc tiến công lớn ra vùng tự do.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #88 vào lúc: 23 Tháng Sáu, 2009, 08:38:10 pm »

3

Miền Tây Bắc (Bắc Bộ) gồm bốn tỉnh: Yên Bái, Lào Cai, Sơn La, Lai Châu, rộng khoảng 44.300 kilômét vuông, dân số ước 440.000 người, là một vùng rừng núi trùng điệp. nhiều dãy núi cao hơn 1.000 mét, riêng mỏm Phăngxipăng trên đỉnh Hoàng Liên Sơn, cao 3.142 mét. Phía đông tiếp giáp với căn cứ địa Việt Bắc, phía nam giáp tỉnh Hòa Bình, nối liền với các tỉnh thuộc Liên khu 4, phía bắc giáp tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, phía tây giáp Thượng Lào. Tây Bắc có một vị trí chiến lược quan trọng đối với cách mạng ở Đông Dương.

Trừ một phần tỉnh Yên Bái và Lào Cai là vùng giải phóng và mới giải phóng, phần lớn Tây Bắc vẫn nằm dưới sự thống trị của thực dân Pháp và bọn thổ ti, lang đọa phản động. Cơ sở chính trị của ta ở đây còn non yếu. Dân cư Tây Bắc thưa thớt, thuộc nhiều dân tộc, đa số là người Thái, cuộc sông nghèo đói, nhiều người chưa có dịp tiếp xúc với cách mạng.

Mặc dù chúng ta cón hững đơn vị Tây tiến thời đầu chiến tranh, những đội tuyên truyền xung phong đi rất sâu vào Tây Bắc từ đầu năm 1948, nhưng để tổ chức một chiến dịch lướn thì chiến trường này với cơ quan tham mưu của ta vẫn còn ít nhiều xa lạ. Thời gian chuẩn bị sớm, từ tháng 3 năm 1952, đã giúp ta khắc phục một phần nhược diểm này. Trinh sát của Bộ đi nghiên cứu chiến trường về báo cáo, vào Tây Bắc chỉ có hai trục đường chính: Từ Yên Bái vượt sông Hồng, theo đường 13 vào Ba Khe, Phù Yên, vượt tiếp sông Đà tới Cò Nòi gặp đường 41 đi lên Sơn La, Lai Châu; từ Hòa Bình theo đường 6 đi lên Mộc Châu gặp đường 41 đi tiếp. Những con đường này đều bị phá hoại nhiều, chỉ còn từng đoạn ngắn giữa các đồn bốt địch xe ô tô còn đi được. Đặc biệt, nhiều đoạn tiếp giáp với vùng tự do của ta bị phá hoại lâu ngày biến thành rừng không dấu vết.

Quân địch ở Tây Bắc được tổ chức thành Khu tự trị Tây Bắc, gọi tắt là ZANO (Zone autonome Nord - Ouest), gồm 8 tiểu đoàn, trong đó có 5 tiểu đoàn ngụy Thái và 3 tiểu đoàn cơ động người Phi. Ngoài ra còn có 40 đại đội ngụy Thái làm nhiệm vụ chiếm đóng. Pháo có 11 khẩu các loại. Địch bố trí thành bốn phân khu: phân khu Nghĩa Lộ, phân khu Sông Đà, phân khu Sơn La và phân khu Lai Châu. Ngoài ra còn có tiểu khu Tuần Giáo. Toàn khu, địch đóng 400 cứ điể phần lớn là trung đội, chỉ có 40 cứ điểm đại đội. Riêng hai vị trí Nghĩa Lộ, Mộc Châu, được coi là hai lá chắn bảo vệ cửa ngõ Tây Băc, mỗi nơi có 1 tiểu đoàn, công sự được củng cố vững chắc. Viên quan tư Tiriông (Tirillon) vốn là một sĩ quan thời kì thực dân Pháp, đã có mặt ở Tây Bắc từ năm 1940, chỉ huy phân khu Nghĩa Lộ tuyên bố: “Phải 5 năm nữa Việt Minh mới đủ khả năng đánh Nghĩa Lộ”! Rõ ràng với cách phòng thủ này, địch chưa đánh giá được những tiến bộ của quân đội ta mấy năm qua. Chúng vẫn hi vọng vào sự tăng viện nhanh chóng lực lượng cơ động từ đồng bằng như trong chiến dịch Lý Thường Kiệt.

Kkn nổ lên là vấn đề tiếp tế lương thực và đạn dược trong một chiến dịch dìa ngày. Những con đường tiếp tế từ Thái Nguyên, Thanh Hóa ra mặt trận đều từ 200 đến 300 kilômét. Theo dự kiến rất khó huy động lương thực tại chỗ. Cách khắc phục vấn đề này là phải sử đường để sử dụng xe cơ giới. Và phải huy động một lực lượng lớn dân công. Nhưng số dân công tăng lên thì nhu cầu lương thực cũng tăng theo! Nhu cầu vật chất của ch ước tính khoảng 9.000 tấn lương thực, thực phẩm, 120 tấn vũ khí, đạn dược và dụng cụ thuốc men cần thết để cứu chữa cho khoảng 5.000 thương binh.

Kế hoạch giữ bí mật phương hướng chiến dịch được hoạch định tỉ mỉ. Ta cần duy trì sự bố phòng của địch như hiện nay tới trước giờ nổ súng. Phải che giấu mọi hoạt động chiến dịch và tìm cách đánh lạc hướng Bộ chỉ huy Pháp. Việc sửa chữa những đường trục vận chuyển bằng ô tô, đường 13 từ Chủ Chè đi Yên Bái vào Ba Khe, đường 6 từ Hòa Bình lên Suối Rút và đường Hồi Xuân  lên Suốt Rút, được tiến hành từ nơi xa địch trước. Cơ quan hậu cần không chuyển vật phẩm lên lót ổ, lập chân hàng bên hữu ngạn sông Hồng, mà phải tập kết ở tả ngạn, tổ chức vận chuyển theo sát các mũi tiến công khi chiến dịch mở màn. Ta tiến hành một kế hoạch nghi binh lớn. Trung đoàn 238 ở Bắc Ninh, Bắc Giang mang tên mới: Đại đoàn 316! Trung đoàn 248 ở Vĩnh yên, Phúc Yên mang tên đại đoàn 308. Trung đoàn 91 ở Sơn Tây, Phú Thọ được gọi là đại đoàn 312. Đài thường trực của các đại đoàn chủ lực dự chiến dịch Tây Bắc đều bố trí ở lại vị trí cũ, tiếp tục phát tin liên lạc định kì đúng phiên thường lệ theo mật mã cũ để đánh lừa địch. Đúng ngày triển khai chiến dịch, Bộ Tổng tham mưu bất thần thay đổi mật khẩu, tổ chức tập trung dân quân tiến hành những cuộc chuyển quân rầm rộ ở Vĩnh Phúc, hà Đông, hà Nam, Ninh Bình, đồng thời đưa hai đại đoàn 304 và 320 vào hậu địch cùng lúc các đơn vị tham gia chiến dịch Tây Bắc lên đường… Ngày 17 tháng 9 năm 1952, Cao ủy Lơtuốcnô trả lời phỏng vấn của các nhà báo Mỹ một cách đầy tin tưởng: “Việt Minh sẽ tiến công đồng bằng”! Đờ Linarét vẫn bố trí 29 trong số 32 tiểu đoàn cơ động vào việc phòng thủ hai bờ nam, bắc sông Hồng.

Từ ngày 6 đến ngày 9 tháng 9 năm 1952, Bộ tổ chức hội nghị trao nhiệm vụ cho các đơn vị. CÁc Liên khu Việt Bắc, Liên khu 3, Liên khu 3, Mặt trận Tây Bắc đều có mặt. Cấp chỉ huy các đơn vị tham gia chiến dịch từ trung đoàn trở lên được triệu tập.

Bảy trung đoàn chủ lực thuộc các đại đoàn 308, 312, 316 cùng với binh chủng phối thuộc có nhiệm vụ tiêu diệt phân khu Nghĩa lộ mở màn chiến dịch Tây Bắc. Tiểu đoàn 910 của Mặt trận Tây Bắc luồn sâu vào vùng địch hậu ở Quỳnh Nhai (tây - bắc Sơn La 68 kilômét) với nhiệm vụ tranh thủ nhân dân, củng cố và mở rộng cơ sở chính trị, xây dựng lực lượng vũ trang địa phương chuẩn bị cho những hoạt động tiếp theo của chiến dịch.

Trung đoàn 176 của 316 ở lại Phú Thọ tiếp tục phòng ngừa quân địch đánh ra. Trong trường hơp này, một trung đoàn của 308 sẽ quay về phối hợp tiêu diệt sinh lực địch.

Liên khu 3 có nhiệm vụ tăng cường hoạt động kiềm chế lực lượng địch không cho chúng tăng viện lên chiến trường chính hoặc đánh ra vùng tự do.
« Sửa lần cuối: 24 Tháng Sáu, 2009, 08:48:26 am gửi bởi macbupda » Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #89 vào lúc: 23 Tháng Sáu, 2009, 08:39:25 pm »

Tư tưởng chung của bộ đội lúc này vẫn hướng về đồng bằng. Khi trao nhiệm vụ, tôi nhấn mạnh: “Ở đồng bằng cũng như ở Tây Bắc, ta có điều kiện tiêu diệt địch, nhưng ở Tây Bắc ta có nhiều thuận lợi để tác chiến tập trung và tiêu diệt địch nhiều hơn. ở đồng bằng và ở Tây Bắc, ta đều có nhiệm vụ và điều kiện tranh thủ nhân dân, song ở Tây Bắc việc tranh thủ nhân dân có ý nghĩa đặc biệt hệ trọng. Vì ở đây âm mưu phá hoại đoàn kết, chia rẽ dân tộc của địch rất thâm độc, các thế lực thù địch còn mạnh, còn khống chế được đại bộ phận các dân tộc. Giải phóng một bộ phận đất đai ở Tây Bắc là thực hiện một phương châm có ý nghĩa rất quan trọng về chiến lược, để mở rộng, củng cố căn cứ địa Việt Bắc, giữ vững đường giao thông quốc tế và tạo những điều kiện mới cho cách mạng Lào. Cả ba nhiệm vụ tiêu diệt địch, giải phóng đất đai, tranh thủ nhân dân đề quan trọng và quan hệ mật thiết với nhau, nhưng nhiệm vụ tiêu diệt sinh ưlch địch có vị trí đặc biệt, vì có tiêu diệt nhiều sinh lực địch mới làm tốt hai nhiệm vụ kia. Chúng ta vừa đánh phá hệ thống binh định, kìm kẹp của địch, vừa tổ chức tấn công địch trong công sự, vừa bố trí lực lượng thích đáng đánh địch trong vận động, đánh địch đến cứu viện mà tiêu diệt…”.

Bộ Tổng tư lệnh quy định “10 điều kỉ luật” của quân đội là “hết sức tôn trọng, giúp đỡ dân, không xâm phạm tài sản của dân, hết sức tôn trọng tín ngưỡng, phong tục tập quán của dân, giao thiệp với dân không được nói dối, tuyệt đối phải giữ lời hứa…”.

Mấy ngày hội nghị, thời tiết xấu, mưa kéo dài. Cuộc họp sắp kết thúc, bỗng thấy Bác tay cầm gây, hai ống quần xắn cao, từ ngoài tươi cười đi vào. Anh em đã được báo trước Bác sẽ tới, nhưng không nghĩ Bác lại đến giữa lúc trời mưa lớn, nước suối quanh vùng đều dâng cao. Tiếng hò reo hân hoan vang dậy. Bác kể:

- Trời mưa to, nước lũ đổ về. Khi đến mọt con suối, nước đang chảy rất mạnh, thấy bờ bên kia có một nhóm đồng bào đang nghỉ đợi nước xuong. Mình nghĩ: Cần sang thì phải sang, nếu không đi ngay e các chú phải đợi, mất thời giờ. Thế là mình cùng mấy chú nữa quyết tâm cới quần áo ngoài, tay sào, tay gậy lần sang được! Thấy vậy, nhóm đồng bào bên kia cũng quyết tâm lội nước sang được bên này… Đó là bài học cho các chú: Bất kì việc gì to hay nhỏ, nếu mình có quyết tâm thì đều làm được, mà còn lôi cuốn được người khác cũng quyết tâm như mình.

Bác nói tiếp:

- Trung ương và Tổng Quân ủy đã cân nhắc kĩ chỗ dễ và chỗ khó của chiến trường sắp đến và quyết tâm là chiến dịch này phải đánh cho thắng lợi. Quyết tâm đó từ Trung ương qua các chú mà đến người chiến sĩ. Quyết tâm đó phải thành một khối thống nhất từ trên xuống dưới từ dưới lên trên… Quyết tâm phải thấm nhuần sâu sắc đến mọi người. Gặp thuận lợi thì phải quyết tâm phát triển, gặp khó khăn thì phải quyết tâm khắc phục. Gặp cái dễ mà không quyết tâm phát triển thì nó có thể biến thành cái khó, gặp cái khó mà quyết tâm khắc phục thì cũng thành dễ…

Trong ngày hôm đó, Trung ương Đảng ra quyết định thành lập Bộ chỉ huy chiến dịch, chỉ định tôi làm Chỉ huy trưởng, anh Hoàng Văn Thái, Tham mưu trưởng, anh Nguyễn Chí Thanh, Chủ nhiệm chính trị, anh Trần Đăng Ninh, Chủ nhiệm cung cấp.

Qua chỉnh huấn màu Hè, tinh thần trách nhiệm của cán bộ lên rất cao. Mặc dù biết Tây Bắc là một chiến trường địch yếu, đại đoàn trưởng Vương Thừa Vũ vẫn cùng một bộ phận cán bộ 308 đi trinh sát Nghĩa Lộ theo hướng đèo Khâu Vác. Đây là một nhánh đuôi dãy Hoàng Liên Sơn, quanh năm mây phủ, đã sang mùa khô nhưng khí hậu rất ẩm ướt, và điah hình cực kì hiểm trở. Ba tháng trước, một tổ quân báo của Bộ đi điều tra chiến trường, một chiến sĩ đã sảy chân sa xuống vực hi sinh. Đại đoàn trưởng xác định: “Bằng mọi cách ta phải vào được Nghĩa Lộ, không phải chỉ tới chân hàng rào, mà phải vao tận trong hàng rào thứ hai của cứ điểm địch để đièu tra”. Dọc đường khó thối nấu, mỗi người phải mang theo sáu nắm cơm ăn dần. Đèo cao, rừng rậm, suối sâu, thác dữ. Muỗi như trấu ném, bắt như dò. Mỗi khi ngồi nghỉ, đứng lên phải vuốt lại từng ngọn cỏ tránh kẻ địch phát hiện. Quần áo luôn ướt sũng. Lúc đói chia nhau mấy quả ổi rừng. Những tiểu đoàn trưởng và đại đội trưởng lớn tuổi hơn anh Vũ mắc bệnh dạ dày kinh niên, trung đoàn trưởng Vũ yên đang bị lên một cái nhọt ở bắp đùi, trung đoàn trưởng Thái Dũng chỉ còn một cánh tay trái, trèo đèo luôn luôn bị ngã.

Một buổi trưa, ngồi nghỉ trên đèo, nhìn nhau ai nấy mặt mũi đều hốc hác. Cởi giầy ra coi, đôi bàn chân nước ăn trắng bệch. Có đồng chí, chân bị loét, nhìn thấy cả thịt. Đại đoàn trưởng bỗng cất tiếng hỏi:

- Các đồng chí vắn nắm vững bài học quyết tâm của Bác đấy chứ!

- Báo cáo, vẫn nắm vững! - Mọi người cùng bật lên, vui vẻ trả lời.

Và họ tiếp tục lên đường, vượt qua những ngày gian khổ, hiểm nghèo đáp ứng những yêu cầu cao nhất trong nhiệm vụ chuẩn bị chiến trường.

Bài học quyết tâm của Bác lại heiẹn ra mỗi lần các đơn vị gặp khó khăn trong suốt chiến dịch.

Tối ngày 7 tháng 10 năm 1952, bộ đội bắt đầu vượt sông Hồng tiến vào Tây Bắc.

Mùa mưa ở  Tây Bắc năm nay kéo dài, nước sông vẫn to. Hai tỉnh Phú Thọ, Yên Bái huy động hơn 450 chiếc thuyền, phà. Các khu vực Mậu A, Cổ Phúc, Âu Lâu, mỗi nơi đều có bến vượt. Trong bốn đêm liền, hơn 30.000 bộ đội, dân công cùng với binh khí kĩ thuật đã được đồng bào đưa qua sông an toàn.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM