Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 03:06:26 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Đường tới Điện Biên Phủ  (Đọc 70289 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #60 vào lúc: 20 Tháng Sáu, 2009, 02:47:43 pm »

Tuy vậy, đây là thời kì đen tối nhất của Phân liên khu miền Tây. Quân địch đã lấn chiếm toàn tỉnh Bến Tre, phần lớn các tỉnh Vĩnh Long, Trà Vinh, càn quét quyết liệt ở Cần Thơ và Rạch Giá. Có nơi tiểu đoàn chủ lực của tỉnh phải phân tán về các huyện, bám sát các cơ sở, phát triển xã đội, nhiều chiến sĩ trở thành du kích.

Nhăm 1951 là một trong những năm khó khăn nhất ở Nam Bộ. Các vùng căn cứ thường xuyên năm trong tình trạng bị bao vây, chia cắt, phải đối phó với những cuộc càn quét liên miên của địch. Quân Pháp chuyển giao các đội quân giáo phái cho bộ tham mưu ngụy để sử dụng vào kế hoạch bình định. Đặc biệt, chúng dùng mọi thủ đoạn bắt hàng vạn thanh niên vào lính, xây dựng được 68 tiểu đoàn ngụy các loại ở toàn miền. Nhờ đó, chúng đã bổ sung được những thiếu hụt do phải đưa 7 tiểu đoàn cơ động và 2 cụm pháo từ Nam Bộ ra Bắc hồi đầu năm.

Cách điều chính lại chiến trường và lực lượng đã giúp Nam Bộ đi đúng hướng, cầm chân vững chắc 20% lực lượng địch trên chiến trường Đông Dương.

Ở Trung Bộ, ngày 24 tháng 7, địch tập trung 8 tiểu đoàn bộ binh cùng xe tăng, pháo binh, hải quân, không quân càn quét tại Phú Lộc, Thừa Thiên. Trung đoàn 101 vừa chuyển về đây lập tức cùng dân quân du kích tổ chức đánh địch. Qua bốn ngày đêm chiến đấu, trung đoàn đã loại khỏi vòng chiến khoảng 600 quân địch, đánh bại cuộc càn quét.

Ở Bắc Bộ, trong tháng 7 và tháng 8, địch càn hàng trăm lần vào vùng du kích và vùng vành đai trắng. Nhưng điều đáng chú ý không phải ở số lượng mà ở quy mô và phương thức tiến hành những trận càn. Chúng bắt đầu kết hặp chặt chẽ sức mạnh vũ khí, kĩ thuật, những binh chủng hợp thành, khả năng di động nhanh của những binh đoàn cơ động với những thủ đoạn chính trị xảo quyệt của bộ máy ngụy quyền nhằm chia rẽ dân tộc, chia rẽ tôn giáo, mua chuộc đồng bào, cô lập triệt để tiến tới loại trừ những lực lượng kháng chiến. Đồng bào ta chưa sẵn sàng đối phó với những hoạt động kiểu này.

Ở Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, ngụy quyền kết hợp với các giáo phái phản động mở những cuộc hành quân đánh phá vùng du kích với chiêu bài “diệt du, quét cán, càn thanh” (diệt du kích, quét cán bộ, càn thanh niên) thay cho cuộc hành binh mang tính quân sự thuần túy trước đây do Pháp tiến hành.
Ở Kiến An, sau khi quân cơ động càn quét, ngụy quân và ngụy quyền tập hợp các phần tử bất mãn với cách mạng, bọn lưu manh tổ chức những đội đào hầm săm soi khắp nơi bắt cán bộ, du kích nằm vùng. Có ngày chúng đào được 200 hầm bí mât.

Ở Hải Dương, chúng tổ chức những đội “quân thứ hành chính lưu động” (GAMO)(1). Với thành phần hỗn hơp sĩ quan, binh lính, gián điệp, chỉ điểm, nhân viên hành chính, y tế, giáo dục… chuyên làm nhiệm vụ bình định. Bọn này diệt trừ các cơ sở kháng chiến, tranh thủ nhân dân bằng cách dạy học, dạy hát cho trẻ em, tặng quà cho người già, phát thuốc cho người bệnh… và lập ngay ngụy quyền ở cơ sở. Những đội “quân thứ hành chính lưu động” xây dựng được bộ máy chính quyền ở phần lớn các xã ở các tỉnh Hải Dương và Kiến An.

Ở Thái Bình, Hà Nam, Hà Đông, địch lập các tổ chức “cứu tế xã hội”, “trại hồi cư”, “hội giúp đỡ đồng bào hồi cư” để lôi kéo nhân dân, cán bộ ở vùng tự do về vùng tạm chiếm. Chúng lập những “đại xã” dồn dân vào các khu tập trung, cắt mọi liên hệ với kháng chiến. Đại xã Đồng Quan ở Hà Đông, Chợ Bo ở Thái Bình, Đồng Văn ở Hà Nam… là nơi địch giam giữ hàng ngàn đồng bào bị bắt từ những cuộc càn, sống trong cảnh đói khát, nắng mưa, mà trời, chiếu đất.

Tại nhiều nơi, cơ sở của ta gần như mất trắng. Có nơi 80% số cán bộ, đảng viên bị bắt, những khu du kích, xóm làng bị triệt hạ, đồng bào bị giết hại. Vùng du kích bị thu hẹp khá nhiều. Phong trào kháng chiến ở địch hậu giảm sút rõ rệt.

Thực ra, từ sau khi có kế hoạch Rơve năm 1949, địch đã tập trung càn quét ở đồng bằng Bắc Bộ. Chúng không thể để hậu phương mục ruỗng vì phong trào chiến tranh nhân dân của ta. Gần một năm qua, những cuộc càn quét có lúc chững lại vì địch phải dồn sức chống đỡ những cuộc tiến công liên tiếp. Lúc này, chúng đang lợi dụng triệt để thời gian chủ lực ta ngừng hoạt động để củng cố hậu phương, nhằm rảnh tay đối phó với chủ lực ta khi mùa khô bắt đàu. Điều đáng lo ngại là cường độ càn quét gia tăng mạnh lại được kết hợp với những thủ đoạn về chính trị rất thâm độc.

Trước tình hình khó khăn ở địch hậu, Tổng Quân ủy đề nghị Trung ương cho mở một chiến dịch nhỏ ở hướng Tây Bắc và phát động một tháng chiến tranh du kích buộc địch phải đối phó.

Ngày 11 tháng 9 năm 1951, Bộ Chính trị ra chỉ thị mở Chiến dịch Lý Thường Kiệt ở Tây Bắc, nhằm: tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch, xây dựng cơ sở, đẩy mạnh chiến tranh du kích, phá khỏi ngụy quân Thái. Hướng chính là Phân khu Nghĩa lộ. Lực lượng sử dụng là đại đội 312, 1 liên đội sơn pháo 75 li, 2 đội công binh cùng với bộ đội địa phương các tỉnh Phú Thọ, Yên Bái, Tuyên Quang. Quân số tham gia gồm 8.479 người.

Bộ tư lệnh 312 được Tổng Quân ủy trao trách nhiệm điều hành chiến dịch.


(1)Groupement administratif mobile opérationnel.
« Sửa lần cuối: 20 Tháng Sáu, 2009, 09:27:51 pm gửi bởi macbupda » Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #61 vào lúc: 20 Tháng Sáu, 2009, 09:29:55 pm »

Chương tám

CÂU HỎI LỚN

1

Hạ tuần tháng Chín năm 1951, đại đoàn 312 lên đường. Đại đoàn không tham dự chiến dịch Quang Trung nên đã có thời gian nghỉ ngơi, học tập, đội ngũ được bổ sung đầy đủ, sức chiến đấu của bộ đội tốt.
Phân khu Nghĩa Lộ thuộc tỉnh Yên Bái. Sông Hồng chia Yên Bái làm đôi. Phần hữu ngạn, hai huyện Bảo Hà, Lục Yên là vùng tự do. Phía tả ngạn, ba huyện Văn Bàn, Trấn Uyên, Than Uyên phần lớn bị địch chiếm đóng ngay từ đầu kháng chiến. Sau chiến dịch Sông Thao năm 1949, các vị trí Phố Ràng, Đại Bục, Đại Phác bị tiêu diệt, vùng tạm chiếm đã thu hẹp một phần. Ở Phân khu Nghĩa Lộ, lực lượng địch có một tiểu đoàn Thái và bốn đại đội bổ sung chiếm đóng phân ra làm bốn điểm: Nghĩa Lộ, Gia Hội, Ba Khe, Thượng Bằng La, mỗi nơi có 1 đại đội, do một viên quan tư chỉ huy chung.

Ngày 25 tháng 9 năm 1951, đại đoàn 312 vượt sông Hồng tiến vào Tây Bắc. Đại đoàn chia làm hai cánh tiến về Phân khu Nghĩa Lộ. Cánh phụ do trung đoàn 165 đảm nhiệm, tiến thẳng theo đường số 13, tiếp cận Nghĩa Lộ ở hướng đông - nam. Cánh chính có hai trung đoàn 141, 209 cùng với liên đội pháo binh 75 li, đi theo đường mòn giữa núi rừng hiểm trở, thâm nhập vào cánh đồng Nghĩa Lộ theo hướng bắc. 312 hi vọng cánh quân này sẽ tạo được thế bất ngờ. Sau này ta mới biết địch phát hiện được 312 từ khi tới Yên Bái, và đề phòng một cuộc tiến công Nghĩa Lộ.

Ngày 30 tháng 9 năm 1951, phía cánh phụ trên đường số 13, tiểu đoàn 115 của 165 nổ súng tiêu diệt Ca Vịnh. Còn phải vượt qua tiền đồn thứ hai là Cửa Nhì mới có đường tiến vào Nghĩa Lộ.

Tiểu đoàn 1 ngụy Thái chia nhau cố thủ các vị trí Nghĩa Lộ, Gia Hội, Sơn Bục và gọi quân cứu viện.
Ngày 2 tháng 10 năm 1951, Xalăng ném tiểu đoàn dù 8 (8è BPC) xuống Gia Hội, tây - bắc Nghĩa Lộ 20 kilômét, đe dọa phía sau lưng cánh quân của 312 đang tiến về Nghĩa Lộ.

Theo kế hoạch, cuộc tiến công vào phân khu sẽ bắt đầu khi 165 đã tiêu diệt tiền đồn ở hướng đông - nam, trở về trong đội hình của đại đoàn cùng hợp sức đánh Nghĩa Lộ. Nhưng lúc này 165 chưa vượt qua Cửa Nhì. Hai cánh quân chính và phụ của đại đoàn vẫn còn cách nhau 25 kilômét. Đại đoàn trưởng Lê Trọng Tấn quyết định không chờ đợi 165, dùng những lực lượng hiện có tiêu diệt Nghĩa Lộ và đối phó với quân dù.
Đêm ngày 2 tháng 10, trung đoàn 141 tiến công Nghĩa Lộ không thành công.

Mờ sáng ngày 3 tháng 10, trung đoàn 209 bắt gặp tiểu đoàn dù cách Gia Hội 8 kilômét, đang vận động đánh vào sau lưng bộ đội ta. 209 nổ súng tiêu diệt nhanh đại đội đi đầu. Tiểu đoàn 8 dù rút chạy trở lại Gia Hội.

Ngày 4 tháng 10, Xalăng đượctin tiểu đoàn 8 dù bị thiệt hại nặng, ném tiếp tiểu đoàn 2 dù (2è BPC) xuống Gia Hội. Cả 2 tiểu đoàn dù bị 209 chặn đánh ở Văn Tông và gần Nậm Mười không liên lạc được với nhau. Đêm đó, 141 tiến công Nghĩa Lộ lần thứ hai. Cùng lúc, tiểu đoàn 545 của 165 tiến công đồn Cửa Nhì ở phía đông. Cả hai trận đánh đều không thành công.

Ngày 5 tháng 10, Xalăng ném thêm tiểu đoàn 10 dù (10è BPC) xuống Nghĩa Lộ.

Có thêm lực lượng tăng viện, mấy ngày sau đó, Xalăng định cắt đường tiếp tế của cánh quân 312 đang ở trên cánh đồng Nghĩa Lộ. Tiểu đoàn 2 dù và tiểu đoàn 8 dù tiến về phía rừng núi Khâu Vác. Những phân đội của 312 phát hiện quân dù lập tức nổ súng. Cả hai tiểu đoàn dù đều bị thiệt hại phải rút về Gia Hội.

Nhưng lực lượng của 312 cũng bị tiêu hao sau mười ngày chiến đấu liên tục. Lương thực chỉ còn lại hai ngày. Đại đoàn trưởng Lê Trọng Tấn ra lệnh thu quân.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #62 vào lúc: 20 Tháng Sáu, 2009, 09:32:21 pm »

Trong khi diễn ra chiến dịch Lý Thường Kiệt, địch mở liên tiếp hai cuộc càn quét lớn ở Tả Ngạn Liên khu 3.

Suốt những năm qua, chiến trường địch hậu Tả Ngạn đã phải đương đầu với những cuộc càn quét liên miên. Những trận càn lần này được tiến hành với quy mô rất lớn, nhằm mục tiêu cụ thể là tiêu diệt bằng được trung đoàn 42 của Liên khu 3, được mệnh danh là “trung đoàn ma”, “trung đoàn đáng sợ”.

Hạ tuần tháng Chín, Bộ chỉ huy Pháp được tin trung đoàn 42 ở vùng bắc Ninh Giang. Lần này địch quyết không bỏ lỡ thời cơ. Ngày 25 tháng 9, Đờ Bécsu, phó của Đờ Linarét, được trao nhiệm vụ triển khai một cuộc hành binh “Trái chanh” (Citron). Khu vực càn rộng 1000 kilômét vuông, nằm ở phía bắc sông Luộc và phía tây huyện Ninh Giang. Bécsu chỉ huy bốn binh đoàn cơ động: GM1, GM3, GM4, GM7 và hai thủy đội xung kích, với nhiệm vụ bủa lưới từ xa, siết dần vòng vây, dồn 42 vào khu vực nhỏ cho máy bay và đại bác oanh tạc hủy diệt. Để không đánh động đối phương, các đơn vị  tham chiếm đều xuất phát ban đem từ những căn cứ đóng quân. Nhưng trong quá trình tiến quân, binh đoàn cơ động số 1 đã bị tiểu đoàn 3 địa phương chặn đánh quyết liệt, không tới kịp địa điểm vào chiều ngày 25 tháng 9 như quy ước. Vòng vây của địch chưa kịp khép chặt. Trung đoàn 42 và các đơn vị bộ đội địa phương đã chia thành những bộ phận nhỏ, được nhân dân chở đò qua bờ nam sông Luộc ra khỏi vòng vây, rút sang địa phận Thái Bình trong ngày 25.

Không chịu thất bại, Đờ Linarét mở tiếp cuộc hành binh “Tría quýt” (Mandarine) tại Thái Bình, lần này do đích thân y chỉ huy. Lực lượng vẫn như trước và được bổ sung thêm 3 tiểu đoàn bộ binh, một tiểu đoàn thiết giáp. Ngoài mục đích loại trừ trung đoàn 42, địch còn muốn nhân đây triệt hạ khu căn cứ lớn Tiên - Duyên - Hưng, nơi đứng chân của các cơ quan chỉ đạo kháng chiến các tỉnh Thái Bình, Hải Dương, Hưng Yên, Hà Nam, bịt kín con đường cửa ngõ Thái Bình với các tỉnh Hữu ngạn sông Hồng.

Khu căn cứ này nằm trên một địa bàn có sông Hồng, sông luộc, sông Trà Lý và quốc lộ 10 bao quanh. Ngày 30 tháng 9, GM1, GM3 cùng hai tiểu đoàn dù, 1 tiểu đoàn pháo binh theo đường 39 từ Hưng Yên tiến sang Thái Bình; GM4, GM7 từ quốc lộ 10 đánh lên, GM3 và GM4 được trao nhiệm vụ càn quét thật kĩ trên địa bàn tiến quân nhằm gạt lực lượng ta về phía đông. Mỗi ngày quân địch chỉ tiến vài kilômét, cố giữ cho vòng vây trên bộ không bị đứt đoạn. Đồng thời, tàu chiến, ca nô và các hải đoàn xung kích kiểm soát chặt chẽ ba mặt sông. Địch nã pháo vào những nơi chúng nghi có bộ đội ta, nhằm tiêu hao lực lượng, phá ủy công sự và uy hiếp tinh thần dân chúng. Có lúc chúng tập trung 30 khẩu pháo bắn vào làng nhỏ.

Trung đoàn 42 có mặt tại khu căn cứ, cùng với lực lượng bộ đội địa phương và dân quân du kích quyết định đánh địch để bảo vệ cho các cơ quan và nhân dân rút dần ra khỏi vòng vây.

Cuộc chiến đấu bắt đầu từ làng Nguyễn, một làng chiến đấu nổi tiếng của đất Thái Bình. Địch tập trung 1 trung đoàn mở cuộc tiến công. Sau những đợt pháo bắn mãnh liệt, bộ binh đich chia thành nhiều mũi tiến vào. Dân quân du kích dựa vào những hố trú ẩn, những đường hào, lũy tre dùng súng trường, lựu đạn, giật mìn đánh trả, ngăn chặn quân địch từng bước. Sau một ngày chiến đấu, địch mới chiếm được nửa làng. Chúng phải đánh thêm cả ngày hôm sau mới chiếm được làng Nguyễn. Trong làng chỉ còn lại những ngôi nhà bị phá hủy, và một số cụ già, em nhỏ. Tất cả những người cầm súng đã biến khỏi đây.


Trung đoàn 42 phối hợp với hai đại đội địa phương 62 và 131 của tỉnh Kiến An tiến công địch ở An Thái, cống Thái Thượng (Duyên Hà) diệt gần 400 tên địch thu nhiều vũ khí. Dựa vào làng chiến đấu, lực lượng vũ trang ta ngăn chặn và làm chậm bước tiến của quân địch ở nhiều nơi. Ở Hòa Mỹ, tiểu đoàn dù số 7 (7è BPC) phải gọi máy bay oanh tạc và sau một trận đánh giáp lá cà dữ dội mới chiếm được làng. Ở Nội Thôn, tiểu đoàn 3 lê dương có pháo 105 và 155 yểm trọ nhiều làn tiến công vào làng nhưng đều bị bộ đội địa phương đánh bật ra. Lũy tre xanh một lần nữa chứng tỏ sức bền vững trước đại pháo, máy bay và những cuộc càn.

Trong khi địch càn lớn ở Tiên - Duyên - Hưng, các nơi khác ở đồng bằng đã đánh địch mãnh mẻ để chia sẻ lực lượng địch. Tiểu đoàn 38 Thái Bình đánh địch ở vùng Thiên chúa giáo huyện Tiền Hải, tiêu diệt vị trí Nội Lang, mở được một số xã tự do, và nhân đà thắng lợi, xây dựng thêm nhiều cơ sở ở Tiền Hải.

Ngày 8 tháng 10 nam 1951, cuộc càn Trái Quýt kết thúc. Sau một tuần lễ càn quét và mười lăm ngày tiếp tục sục sạo, chà đi sát lại nhiều lần trên những vùng đất hẹp, địch đã chiếm đóng lại khu vực Tiên - Duyên - Hưng với 363 làng xã và 280.000 dân. Căn cứ liên hòa gồm ba huyện Tiên Hưng, Duyên Hà, Hưng Nhân ở phía bắc tỉnh Thái Bình trở thành vùng tạm chiếm. Ngoài hệ thống đồn bốt dày đặc với 195 vị trí trên toàn tỉnh Thái Bình, nay địch cắm thêm 10 vị trí.

Cũng như trước đây, những trận càn lớn của địch không “cất vó” được những đơn vị bộ đội ta ở địch hậu. Đây là cơ hội cho anh em rèn luyện trong chiến đấu để trưởng thành. Tất cả các đơn vị bộ đội đều rút ra khỏi vòng vây. Nhưng những gì mà kẻ địch có thể làm với người dân vùng mới bị chiếm thì đúng là điều đáng lo ngại.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #63 vào lúc: 20 Tháng Sáu, 2009, 09:34:39 pm »

2

Những trận càn quét với quy mô rất lớn diễn ra quyết liệt ở đồng bằng Bắc Bộ trong mùa thu khiến Bác và Thường vụ rất lo ngại. Thường vụ quyết định triệu tập Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ hai để bàn về tình hình và đề ra những phương châm hoạt động ở hậu địch. Đồng chí Tổng Bí thư phân công tôi chuẩn bị gấp một bản báo cáo.

Cuộc họp kéo dài từ ngày 27 tháng 9 đến ngày 5 tháng 10 năm 1951.

Hội nghị nhận định tình hình chung sau ba chiến dịch ở trung du và đồng bằng, ta đã giữ quyền chủ động trên chiến trường chính, nhưng chưa làm thay đổi được tình thế ở đồng bằng Bắc Bộ, vì chưa có ưu thế về quân sự so với địch, chiến tranh du kích của ta đứng trước nhiều khó khăn mới. Chất lượng của bộ đội còn yếu. Chiến trường sau lưng địch và các chiến trường khác chưa phối hợp đắc lực với chiến trường Bắc Bộ. Cuộc chiến tranh toàn diện cả về chính trị, kinh tế… ở vùng tạm chiếm chưa được coi trọng đúng mức. Địch phải dùng chính sách “lấy chiến tranh nuôi chiến tranh, dùng người Việt đánh người Việt” là do chúng không đủ sức chống lại kháng chiến. Chính sách ấy sẽ thất bại vì nó dựa trên áp bức và lừa phỉnh, sẽ làm cho nhân dân cả nước, nhất là nhân dân vùng bị tạm chiếm ngày càng căm thù, càng hăng hái kháng chiến.

Về quân sự, hội nghị đề ra trước mắt phải nâng cao chất lượng bộ đội chủ lực, đẩy mạnh việc xây dựng bộ đội địa phương và dân quân du kích. Ở Bắc Bộ, đẩy mạnh vận động chiến tiêu diệt một phần sinh lực địch. Trong vùng tạm chiếm và vùng du kích Bắc Bộ cũng như các chiến trường Trung Bộ và Nam Bộ, phải giữ vững và phát triển chiến tranh du kích để thực hiện việc kiềm chế và phối hợp với chiến trường chính có hiệu quả hơn.

Hội nghị phân tích những khó khăn ta đang gặp phải ở hậu địch, một phần do địch gây ra, một phần do ta phạm sai lầm trong khi chỉ đạo phong trào. Ta đã thiếu một chủ trương toàn bộ, lâu dài, không kịp thời trong chuyển hướng đấu tranh, khi địch đã thay đổi thủ đoạn để bảo toàn lực lượng. Sự chỉ đạo phong trào còn giản đơn, máy móc, chưa biết lấy dân làm gốc.

Hội nghị thấy cần chia hậu địch thành hai vùng: vùng tạm chiếm và vùng du kích, hoạt động theo hai phương châm khác nhau: Vùng tạm chiếm lấy hoạt động hợp pháp là chính, nhằm xây dựng và phát triển cơ sở. Cần lợi dụng mọi tổ chức của địch, nắm tề và lợi dụng tề, dùng mọi khả năng hợp pháp để giác ngộ quần chúng, tập hợp và lãnh đạo quần chúng đấu tranh với địch. Khi có điều kiện thì lãnh đạo nhân dân chuyển sang đấu tranh vũ trang, tránh manh động, tránh trừ gian bừa bãi. Ở vùng du kích phải giữ vững và đấu tranh vũ trang, kiên quyết trừ gian, phá tề, kết hợp đấu tranh vũ trang với đấu tranh chính trị và kinh tế, tiến tới mở rộng địa bàn và xây dựng vùng căn cứ du kích. Nếu lực lượng địch mạnh, có thể tạm thời thu hẹp vùng du kích, và chuyển đấu tranh xuống hình thức thấp hơn. Cả hai vùng đều không có giới hạn cố định mà có thể chuyển hóa lẫn nhau. Do đó, các cấp lãnh đạo phải nắm chắc cuộc đấu tranh trong từng vùng, ở từng nơi, từng lúc để chỉ đạo kịp thời.

Ba công tác chính ở vùng sau lưng địch là: dân vận, ngụy vận và đẩy mạnh chiến tranh du kích. Dân vận là công tác cơ bản để đánh bại âm mưu nhằm giành giật quần chúng của địch. Ngụy vận là một nhiệm vụ chiến lược. Đẩy mạnh chiến tranh du kích là việc rất quan trọng để duy trì và phát triển phong trào đấu tranh ở vùng sau lưng địch. Ba công tác này gắn liền với nhau.

Bác và anh Trường Chinh chủ trì hội nghị từ đầu đến cuối. Bác nói: “Muốn kháng chiến thành công thì phong trào du kích phải thật mạnh”. Nghị quyết Trung ương lần thứ hai là cơ sở chỉ đạo mọi hoạt động đấu tranh ở hậu địch cho tới hết chiến tranh. Cũng trong dịp này Bác viết lời tự cho bản dịch cuốn “Tỉnh ủy bí mật” của nhà văn Liên Xô Phêđôrốp:

“Lúc này là lần đầu tiên tôi viết bài cho một quyển sách, vì quyển sách này ra đúng dịp. Nó ra trong lúc chúng ta đang đẩy mạnh phong trào du kích.

… Du kích là một lực lượng cực kì to lớn trong chiến tranh giải phóng dân tộc. Sức du kích thật mạnh thì chiến tranh giải phóng nhất định thắng lợi.

Tổ chức chặt chẽ và rộng khắp, trong vùng địch và xung quanh vùng địch, làng nào, huyện nào, tỉnh nào cũng phải có du kích, thì nó thành một tấm lưới sắt, một thứ “thiên la địa võng” mà địch không tài gì thoát ra được. Địch đi đến đâu cũng bị chặn đánh. Địch làm cái gì cũng bị phá hoại. Du kích làm cho địch có mắt nhừ mù, có tai như điếc, có chân tay như què. Một bộ phận địch thì bị du kích tỉa dần tỉa mòn. Bộ phận địch còn sống sót, thì ăn không yên, ở không yên, nghe gió thổi chim kêu cũng hoảng sợ, rồi cũng bị du kích tiêu diệt nốt.

Du kích tổ chức khéo, thì toàn dân gái trai, già trẻ, sĩ nông công thương, ai cũng có thể tham gia. Người thì lo đánh giặc, người thì lo tiếp tế, tình báo, liên lạc, tuyên truyền. Mọi người đèu có dịp phụng sự Tổ quốc”
.

Để triển khai nghị quyết Trung ương lần thứ hai, như đã dự kiến từ trước, Bộ Tổng tư lệnh ra chỉ thị phát động một tháng chiến tranh du kích bắt đầu từ trung tuần tháng 10 tớí trung tuần tháng 11 năm 1951 tại Trung Du và Liên khu 3 nhằm củng cố, phát triển các cơ sở chính trị và vũ trang, đồng thời bảo vệ thóc gạo, tiến hành thu thuế nông nghiệp. Các liên khu, tỉnh có kế hoạch khôi phục phong trào chiến tranh du kích ở vùng sau lưng địch, lực lượng vũ trang địa phương và một bộ phận bộ đội chủ lực được trao nhiệm vụ hỗ trợ và phối hợp với cuộc đấu tranh của quần chúng.

Lúc đầu, Bộ Tổng tham mưu đề nghị đưa hai đại đoàn vào hoạt động ở huậ địch. Tổng Quân ủy trao đổi, có hai ý kiến. Một ý kiến cho rằng đưa lực lượng lớn như vậy vào địch hậu trong tình hình quân cơ động địch tập trung ở đồng bằng, ta sẽ gặp nhiều khó khăn. Một ý kiến cho rằng có thể đưa vào địch hậu từng trung đoàn ở những hướng khác nahu. Tổng Quân ủy quyết định đưa một số trung đoàn chủ lực áp sát vành đai Trung Du và Liên khu 3 tham gia đánh điểm nhỏ, diệt viện nhỏ, sau đó phân tán thành đơn vị nhỏ đi sâu vào địch hậu tiến hành công tác vũ trang tuyên truyền và chống địch càn quét. Đại đoàn 316 sử dụng trung đoàn 98 hoạt động ở hướng chính Bắc Giang, trung đoàn 174 ở hướng phụ Bắc Ninh; sau một thời gian, trung đoàn 176 thay thế cho 174, để 174 về Lạng Sơn chỉnh huấn. Đại đoàn 320 hoạt động ở Hà Nam Ninh, lấy trung đoàn 64 là lực lượng chính, trung đoàn 48 là phụ.

Sau một tháng hoạt động chiến tranh du kích, các lực lượng vũ trang ta tiêu diệt 2.678 quân địch (bắt sống 40). Nhưng ta không đạt được mục đích đề ra là cải thiện tình hình chiến tranh du kích ở địch hậu.

Anh Lê Trọng Tấn từ Tây Bắc về báo cáo với Bộ, chiến dịch Lý Thường Kiệt thất bại. Ta diệt và bắt khoảng 500 quân địch, không rõ số bị thương, nhưng lực lượng ta tiêu hao rất nhiều: 253 hi sinh, 964 bị thương, 87 mất tích. Anh Tấn tự nhận là lần đầu chỉ đạo một chiến dịch nên có nhiều sai sót.

Tôi thấy cách chọn hướng tiến công của đại đoàn trong chiến dịch là đúng, cách xử trí khi địch tăng viện quân dù khá linh hoạt, hỏi kĩ anh Tấn về những nguyên nhân không thành công của chiến dịch. Anh Tấn cho rằng việc di chuyển bộ đội quá chậm nên địch đã biết và chuẩn bị đối phó. Từ Yên Bái vào Nghĩa Lộ, ta mất năm ngày hành quân vất vả, nhưng địch tăng cường quân dù từ Hà Nội lên chỉ mất một giờ. Tây Bắc là địa hình rừng núi, nhưng trong thực tế quân đội ta đánh nhau với quân dù trên đồng ruộng ban ngày như ở chiến dịch Trung Du.

Ở rừng núi, quân dù chưa phải là đôí thủ của ta, nhưng trên địa hình bằng phẳng, có pháo binh và không quân yểm trợ, chúng vẫn gây cho ta nhiều khó khăn. Một số đơn vị chưa quen đánh điểm. Và khi chiến dịch kéo dài, tiếp tế cho bộ đội đông, bằng quang gánh của dân công hàng trăm kilômét đường rừng, vẫn là vấn đề nan giải. Trước khi mở chiến dịch, đại đoàn chưa nhièn tháy hết những khó khăn này.

Tất cả đều không phài là những vấn đề mới.

Có điều đáng chú ý là một đại đoàn của ta đưa lên Tây Bắc chỉ kéo được ba tiểu đoàn dù khỏi đồng bằng Bắc Bộ một thời gian ngắn. Những hoạt động đẩy mạnh chiến tranh du kích của một số đơn vị thuộc hai đại đoàn 316, 320 ở Bắc Ninh, Bắc Giang và Hà Nam Ninh không hề làm giảm nhẹ áp lực quân địch ở Tả Ngạn Liên khu 3. Tình hình địch hậu tiếp tục xấu. Vùng du kích và những căn cứ du kích không ngừng bị thu hẹp.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #64 vào lúc: 20 Tháng Sáu, 2009, 09:36:40 pm »

3

Tôi đã nhắc Bộ Tổng tham mưu sớm có kế hoạch tác chiến Đông Xuân 1951-1952 để báo cáo với Tổng Quân ủy. Nhưng đầu tháng 10 năm 1951 cơ quan vẫn chưa xây dựng xong kế hoạch.

Mùa đông năm 1951, khối chủ lực của Bộ đã có sáu đại đoàn bộ binh: 304, 308, 312, 316, 320 325 và một trung đoàn. Trừ 325, năm đại đoàn đều đã nhận trang bị mới. Quân số các đại đoàn được bổ sung đầy đủ. Sau chỉnh huấn, cơ quan tham mưu đánh giá trong số 18 trung đoàn chủ lực của Bộ, có bảy trung đoàn khá, bảy trung đoàn trung bình, 4 trung đoàn còn yếu vì chưa quen dánh tập trung. Riêng  các đại đoàn 320, 325 phải thường xuyên đảm nhiệm hoạt động ở địa phương nên lực lượng cơ động thực sự của Bộ chỉ có 4 đại đoàn.

Trên chiến trường Bắc Bộ, ngoài các đơn vị chủ lực của Bộ còn 14 tiểu đoàn bộ đội địa phương, 180 đại đội của tỉnh và huyện. Trừ các đơn vị thuộc Tả Ngạn Liên khu 3, những đơn vị khác tuy đã được bổ sung trang bị nhưng thiếu đạn, huấn luyện kém và ít kinh nghiệm chiến đấu.

Chế độ cung cấp mới đượuc thực hiện trong quân đội. Bộ đội ăn theo định lượng, 800 gam gạo mỗi ngày cộng với tiền thức ăn bằng giá trị 400 gam gạo. Sức khỏe bộ đội tăng lên rõ rệt. Tỉ lệ ốm đau giảm xuống chỉ còn 7-9%. Riêng đại đoàn 320 vì hoạt động ở địch hậu nhiều, số người đau yếu còn chiếm 39%.

Liên khu 5 có 5 trung đoàn bộ binh và bộ đội địa phương với quân số 37.148 người.

Nam Bộ có 11 tiểu đoàn, 51 đại đội, 155 trung đoàn bộ binh và bộ đội địa phương. Quân số gồm 32.678 người.

Mặt trận Lào có 4 đoàn, gồm 4.431 người.

Tổng quân số của ta là 253.270 người.

Cùng thời gian, tổng quân số của địch là 338.000 người. Nếu như trước đây một năm, tổng số quân của ta và địch tương đương, thì nay, quân số địch đã tăng gần 100.000 tên, tính đơn vị tăng 42 tiểu đoàn.

Trong tổng số 162 tiểu đoàn bộ binh địch, chúng bố trí ở chiến trường Bắc Bộ 86 tiểu đoàn, Trung Bộ 22 tiểu đoàn, Nam Bộ 31 tiểu đoàn, Lào 12 tiểu đoàn ngụy Lào, Campuchia 11 tiểu đoàn ngụy Miên. Địch vẫn tập trung chủ yếu lực lượng trên chiến trường chính Bắc Bộ.

Về binh chủng, với sự viện trợ của Mỹ, số lượng cũng như chất lượng binh khí, kĩ thuật của địch đều tăng đáng kể. Quân Pháp hiện có 18 tiểu đoàn pháo 105 và 155 li, 7 trung đoàn cơ giới, 7 tiểu đoàn công binh, 225 máy bay các loại, 230 tàu các loại và 9 hải đoàn xung kích.

Tỉ lệ quân ngụy trong hàng ngủ địch đã lên tới 62%. Trong giao chiến quân ngụy chưa phải là đối thủ của ta. Nhưng chúng hơn hẳn quân Pháp trong công việc bình định. Là người Việt, chúng am hiểu đường đi lối lại, các ngõ ngách, biết mọi phong tục, tập quán, phân biệt dễ dàng cán bộ, du kích nằm vùng với người dân thường. Chúng lại có những liên hệ về gia đình, họ hàng với người địa phương. Trước mắt, có một số đơn vị quân ngụy rất nguy hiểm đối với phong trào đấu tranh nhân dân ở địch hậu.

Đặc biệt ở Bắc Bộ, cuối năm 1951, chúng đã hoàn thành cơ bản tuyến phòng thủ Đờ Lát bao quanh đồng bằng Bắc Bộ. Địch dự tính xây dựng 1.200 lô cốt bê tông cốt thép ở Bắc Bộ, 500 chiếc ở miền Trung và miền Nam, nhưng lúc này chúng mới hoàn thành 800 chiếc ở Bắc Bộ, chạy dài từ bờ biển Hòn Gai qua các tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc tới ngã ba Thá (Hà Đông). Đây là tuyến công sự vững chắc, lần đầu tiên xuất hiện trên chiến trường Đông Dương, nằm tiếp giáp với vùng tự do. Những khối bê tông đồ sộ nằm chỉ hơi nhô lên khỏi mặt đất, đủ sức chịu đựng trước mọi hỏa lực công phá của ta, người lưới lửa của bản thân vị trí còn được những trận địa đại bác từ xa bảo vệ. Những hệ thống phòng ngự khác nhau của địch không chỉ gây trở ngại cho bộ đội miền Trung và miền Nam trang bị yếu kém, mà còn là thách thức với các đại đoàn chủ lực trên miền Bắc trang bị phần lớn là vũ khí nhẹ.

Nhìn chung cả nước, nửa cuối năm 1951, địch đã giành thắng lợi lớn trên mặt trận địch hậu, một thắng lợi chưa hề giành được những năm trước đó.

Tuy nhiên, địch không khắc phục được nhược điểm cơ bản của một đội quân xâm lược. Trên tổng số 162 tiểu đoàn bộ binh thì ba phần tư đã phải phân tán để làm nhiệm vụ chiếm đóng, địch chỉ dành được 41 tiểu đoàn cho khối cơ động chiến lược và chiến thuật, khối cơ động chiến lược chỉ còn 21 tiểu đoàn.

Về so sánh lực lượng, ta vẫn ở thế yếu. Địch không những đông về số lượng mà còn hơn hẳn về vũ khí, trang bị mọi mặt. Nhưng với khối chủ lực hiện có, số lượng tương đương với khổi cơ động của địch, chúng ta vẫn có thể tạo thời cơ giành thắng lợi trên chiến trường chính. Chỗ mạnh của ta là hoàn toàn chủ động tiến hành những trận đánh do ta lựa chọn.

Nhưng Đông Xuân này nên mở chiến dịch ở đâu? Mở một chiến dịch lớn thu hút được nhiều binh đoàn cơ động của địch là cách tốt nhất để cứu vãn tình hình xấu đi ở địch hậu. Và nếu ta chậm tiến công địch, chúng sẽ tiến công ta trước, đẩy ta vào thế đối phó bất lời. Đờ Lát đang có trong tay 7 binh đoàn cơ động chiến lược, có thể tiến công ta bất cứ lúc nào!

Máy bay gầm rú suốt ngày đêm trên bầu trời Việt Bắc. Hậu phương chỉ yên tĩnh khi bộ đội chủ lực mở chiến dịch. Những hoạt động của địch không chỉ nhằm phá sự chuẩn bị chiến dịch của ta, mà còn mang tính khủng bố. Máy bay ném bom và bắn phá hàng giờ một làng mà chúng nghi ngờ. Chúng lao xuống bắn một chiếc phà qua sông ban ngày ở Phan Lương. Một trái bom rơi đúng nhà giao tế ở Bắc Cạn. Rất may hai cố vấn Trung Quốc vừa tới đó kịp ra hầm trú ẩn. Cụ Hồ Tùng Mậu, một trong những người đầu tiên tham gia Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí hội, là Tổng Thanh tra Chính phủ, đã hi sinh vì máy bay địch trên đường vào Khu 4 công tác. Bác rất buồn, Người viết: “Mất chú, đồng bào mất một người lãnh đạo tận tụy, Chính phủ mất một người cán bộ lão luyện, Đoàn thể mất một đồng chí trung thanh, và tôi mất một người anh em chí thiết. Mấy nguồn thương tiếc, cộng vào trong một lòng tôi”.

Tôi trao đổi với đồng chí Vi Quốc Thanh về phương hướng mở chiến dịch Đông Xuân. Anh Vi nói trong đoàn cố vấn đã bàn bạc nhiều lần. Quân Pháp hiện đang tập trung đông ở trung du và đồng bằng Bắc Bộ. Phòng tuyến của chúng đã được củng cố. Quân Pháp có nhiều phương tiện lại cơ động trên những đường nội tuyến nên chúng tập trung rất nhanh. Đặc biệt, đế quốc Pháp hơn hẳn quân Tưởng về hiệp đồng bộ pháo cả ban ngày và ban đêm. Ở Triều Tiên, quân đội Triều Tiên và Chí nguyện quân Trung Quốc có cả máy bay Liên Xô trợ lực, nhưng chủ yếu vẫn thắng địch bằng số đông. Việt Nam không có máy bay cũng chưa có vũ khí phòng không, đánh địch ở đồng bằng khó đối phó với phi, pháo. Và khó khăn lớn nhất vẫn là Việt Nam ít quân!

Tôi nói:

- Vừa qua ta đã mở những chiến dịch nhỏ cỡ đại đoàn để buộc địch phải phân tán đối phó, hạn chế sức mạnh của máy bay và pháo địch, nhưng ít kết quả. Việt Nam đã có một khối chủ lực sáu đại đoàn, không thể chỉ đánh nhỏ. Đánh nhỏ bộ đội ít tiêu hao, nhưng không tạo được tình hình biến chuyển trong giai đoạn mới.

Đồng chí Vi cân nhắc rồi nói:

- Tôi sắp về Bắc Kinh họp. Chắc lần này Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc sẽ có ý kiến góp với các đồng chí Việt Nam.

Ít lâu sau ngày đồng chí Vi về Bắc Kinh, Trung ương Đảng ta nhận được thư của đồng chí La Quý Ba.

Trong thư đồng chí La viết về tình hình hiện nay, tốt nhất là Việt Nam nên quay về chiến tranh du kích, tiến hành chiến tranh nhân dân thật rộng để hạn chế những chỗ mạnh của địch. Bộ đội Việt Nam cần trang bị gọn nhẹ để tăng cường tính cơ động. Đồng chí La cũng gợi ý nên chuyển đại đoàn công pháo 351 đang thành lập sang Trung Quốc để huấn luyện, khi cần tới lại kéo về.
Có thể các đồng chí Trung Quốc e ngại sẽ tái diễn ở Việt Nam một tình hình giống như ở Triều Tiên, trong lúc Trung Quốc còn chưa sẵn sàng.

Tôi nghĩ nhiệm vụ của bộ đội chủ lực lúc này là phải chứng minh được: chúng ta có thể chiến thắng trong vận động đánh lớn, cũng như đã từng chiến thắng trong vận động đánh nhỏ, với một kẻ địch bao giờ cũng mạnh hơn ta về trang bị, kĩ thuật.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #65 vào lúc: 20 Tháng Sáu, 2009, 09:37:58 pm »

4

Trung tuần tháng Mười, anh Hoàng Văn Thái báo cáo với Tổng Quân ủy về dự kiến kế hoạch tác chiến Đông Xuân 1951-1952 của Bộ Tổng tham mưu.

Về tình hình chiến trường Bắc Bộ, cơ quan tham mưu nhận định:

Hướng Đông Bắc địch đã củng cố. Chiến trường này giao thông tiếp tế khó, cơ sở nhân dân yếu, địa hình phức tạp, gần biển, ta ít có điều kiện tiêu diệt nhiều sinh lực địch.

Hướng Trung Du là nơi địch mạnh, phòng tuyến của địch vững chắc lại gần những nơi quân địch tập trung đông, ta chưa có khả năng đánh vào tuyến công sự mới.

Hướng Tây Bắc địch bố trí phân tán, phần lớn là ngụy binh, nhưng đường sã rất xấu, địa hình hiểm trở, núi rừng nhiều, nhân dân thưa thớt, cung cấp khó, ít có điều kiện sử dụng binh lực lớn. Thắng lợi ở Tây Bắc sẽ không ảnh hưởng lớn về chính trị.

Hướng mở chiến dịch được cơ quan tham mưu lựa chọn là Hữu Ngạn Liên khu 3. Khó khăn của hướng này vẫn là vấn đề tiếp tế, địa hình có nhiều sông ngòi chia cắt và nhiều cánh đồng chiêm. Nhưng thuận lợi là địch tương đối yếu, xa các căn cứ chính. Ta có điều kiện đánh công kiên, đánh vận động, tiến sâu vào lòng địch. Thắng lợi ở hướng này sẽ gây được anh hùng lớn về mặt chính trị, tranh thủ được nhân dân, trực tiếp thúc đẩy phong trào chiến tranh du kích ở đồng bằng, có thể phá kế hoạch giành chủ động của địch. Trong chỉnh huấn quân sự vừa qua, bộ đội ta lại vừa học đánh địch trên địa hình ruộng nước.

Bộ Tổng tham mưu đề nghị lực lượng sử dụng là 4 đại đoàn: 304, 308, 312, 320.

Tổng Quân ủy e ngại sẽ lập lại tình hình như chiến dịch Hà Nam Ninh. Cuối cùng, Tổng Quân ủy đi tới quyết định sử dụng nhiều lực lượng cùng lúc hoạt động trên nhiều chiến trường, bắt đầu bằng đánh nhỏ, đánh phân tán để đẩy mạnh chiến tranh du kích và thăm dò cách đối phó của địch. Hữu Ngạn Liên khu 3 là hướng chính, lực lượng sử dụng đông hơn những hướng khác.

Căn cứ vào quyết định của Tổng Quân ủy, Bộ Tổng tham mưu xây dựng kế hoạch tác chiến.

Ở hướng chính Hữu Ngạn Liên khu 3 có 2 đại đoàn. Đại đoàn 320 hoạt động trong phạm vi Hà Nam, Hầ Đông, Sơn Tây đưa từ 3 tới 5 tiểu đoàn vào địch hậu. Số còn lại hoạt động ngoài tuyến tạo điều kiện cho bộ đội xâm nhập. Đại đoàn 304 hoạt động trong phạm vi Nam Định, Ninh Bình ở ngoại tuyến, có điều kiện thì đưa một số đơn vị vào địch hậu.

Hướng phối hợp là Tả Ngạn Liên khu 3 và Trung Du. Ở Tả Ngạn, trung đoàn 42 và bộ đội địa phương củng cố cơ sở nhân dân, khôi phục những căn cứ vừa bị phá. Ở Trung Du, đại đội 316 đưa hai tiểu đoàn vào địch hậu Bắc Ninh, trung đoàn 246 hoạt động ở Phúc Yên.

Các đơn vị còn lại hoạt động ở ngoại tuyến.

Hướng phụ là Tây Bắc do đại đoàn 312 phát triển. Trung đoàn 148 và một trung đoàn của 308 hoặc 316 hoạt động tại Nghĩa Lộ nhằm tiêu diệt 2 dến 3 tiểu đoàn địch, đẩy mạnh chiến tranh du kích.

Theo kế hoạch các hướng bắt đầu hoạt động từ trung tuần tháng 12 năm 1951, đến trung tuần tháng 1 năm 1952 sẽ rút về nghỉ và nhận nhiệm vụ mới.

Tổng Quân ủy phân công anh Nguyễn Chí Thanh, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, cùng với đồng chí Đỗ Đức Kiên, Phó cục trưởng Cục Tác chiến xuống trao đổi với Liên khu 3 và các đại đoàn 320, 304, về kế hoạch tác chiến.

Công việc đã triển khai những tôi vẫn rất phân vân. Tôi có thói quen mỗi khi làm việc gì phải nhìn tháy trước kết quả nó sẽ đem lại. Lần này tất đều mờ nhạt. Lực lượng ta trải ra quá rộng mà không có trọng điểm. Ta tập trung hai đại đoàn ở Hữu Ngạn Liên khu 3. Nhưng tại đây ít có khả năng tiêu diệt nhiều sinh lực địch. Tình hình sẽ diễn ra như ở Bắc Ninh, Bắc Giang vừa qua. Sự có mặt của chủ lực có thể làm cho phong trào chiến tranh du kích rộ lên nhất thời. Nhưng sau khi chủ lực rút thì phong trào lại lắng xuống. Vì kẻ địch co cụm lại để né tránh chủ lực ta một thời gian sẽ tỏa ra đàn áp, khống chế quần chúng. Lực lượng địch đang không ngừng phát triển. Ta không thể vực lại phong trào đấu tranh ở địch hậu nếu không tiêu diệt được một số sinh lực địch đáng kể. Tình hình sẽ ra sao nếu trogn cả mùa khô này, sáu đại đoàn chủ lực cảu ta không giành được một chiến thắng tạo nên sự chuyển biến mới!

Nhưng đã sang tháng Mười một. Ta buộc phải thực hiện phương án này trong khi chưa tìm được một phương án tốt hơn.

Anh Nguyễn Chí Thanh đi phổ biến nhiệm vụ ở Liên khu 3 vừa về, lại chuẩn bị lên đường. Trung ương đã chỉ định anh Thanh điều hành chiến dịch ở Liên khu 3.

Giữa lúc đó, chúng tôi được tin Pháp vừa tung ra một cuộc hành binh rất lớn đánh chiếm thị xã Hòa Bình và đường số 6.

Đờ Lát đã chủ động tiến công ta trong mùa khô này.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #66 vào lúc: 21 Tháng Sáu, 2009, 09:52:26 am »

Chương chín

CHIẾN DỊCH HÒA BÌNH

1

Đờ Lát đờ Tátxinhi không phải là người thức thời trong chiến tranh Đông Dương. Ông ta thuộc hệ tư tưởng của Đờ Gôn (De Gaulle), muốn cứu vãn vị trí “cường quốc” của Pháp sau thế chiến thứ hai, bằng cách duy trì những thuộc địa dưới hình thức này hay hình thức khác. Tham vọng của ông ta không phải chỉ là lập lại tình thế tại Đông Dương mà phải giành chiến thắng bằng mọi giá. Đầu năm 1951, Đờ Lát đã viết cho Chính phủ Pháp: “Chúng ta không được phép thua xét cả về mặt đạo đức và những hậu quả sẽ mang lại cho Liên hiệp pháp. Mà chúng ta có thể thắng, tôi xin bảo đảm với các ngài điều đó”. Đờ Lát không phải là ngươi đề xuất việc trao quyền “độc lập” và xây dựng một “quân đội quốc gia” cho ngụy quyền. Những điều này đã được nước Pháp thỏa thuận với Bảo Đại bằng văn bản. Nhưng Đờ Lát kiên quyết thực thi sự cam kết đó, không để cho nó chỉ nằm trên giấy tờ.

Cuối tháng 7 năm 1951, Đờ Lát rời Việt Nam. Việc giải quyết với ngụy quyền Bảo Đại đã tạm xong. Những sự lục đục, tranh chấp quyền lực giữa các phe phái ở Hà Nội và Sài Gòn, kể cả một số phần tử bắt đàu ngả sang Mỹ, không thể giải quyết trong một lúc. Công việc cần phải làm ngày lúc này là với Mỹ. Ông ta không thể là người dâng Đông Dương cho Mỹ, mà chỉ muốn dựa vào sức mạnh của Mỹ để duy trì các nước trên bán đảo trong khối Liên hiệp Pháp. Đờ Lát đã ra sức chiều theo ý Mỹ, nhưng sự giúp đỡ của Mỹ vẫn chưa được như ông ta mong muốn. Không chỉ có thế, những hàng Mỹ đã có kế hoạch viện trợ cho quân viễn chinh, cũng như quân đội ngụy, còn không đến đúng thời hạn. Ông ta cần sự giúp đỡ tối đa của Mỹ trong chiến tranh Đông Dương, khi không còn hi vọng gì nhiều ở chính quốc. Họa vô đơn chí! Sau khi con trai chết trận tại Ninh Bình, ông ta lại biết mình đã mắc bệnh ung thư!

Chính phủ Pháp đã sắp xếp một cuộc viếng thăm của Đờ Lát tại Hoa Kỳ.

Người Mỹ không ưa chủ nghĩa thực dân cổ hủ của Pháp. Nhưng Đờ Lát đã được đón tiếp với đầy đủ nghi thức ở Ngũ giác đài, gặp gỡ Tổng thống Tơruman (Truman), những nhân vật trọng yếu của Mỹ, và xuất hiện trên vô tuyến truyền hình. Đờ Lát không từ chối bất cứ một lời mời, một cuộc phỏng vấn nào, mặc dù bệnh tật hiểm nghèo bắt đầu hành hạ ông. Ở đâu, ông cũng cố làm cho mọi người tin rằng chiến tranh Triều Tiên và chiến tranh Đông Dương chỉ là một, đó là sự bành trướng của chủ nghĩa cộng sản. Đông Dương có một tầm quan trọng về chiến lược. Nó là chìa khóa của Đông Nam Á. Mất Đông Dương sẽ kéo theo những hậu quả không lường đối với phương Tây. Chiến tranh Đông Dương cũng cần tới những trang bị, phương tiện như chiến tranh Triều Tiên, nhưng ít hơn nhiều. Nước Pháp không cần sự giúp đỡ nào khác ngoài sự giúp đỡ về vật chất.

Nhưng kết quả Đờ Lát gặt hái qua chuyến đi không được bao nhiêu. Mỹ chỉ mới nói sẽ cung cấp những vũ khí hiện đại cho quân đội viễn chinh và quân đội  các “quốc gia liên kết”. Trước mắt, Mỹ hứa sẽ cố gắng chuyển nhanh hàng viện trợ trong kế hoạch năm 1951-1952. Có thể Đờ Lát chưa hiểu là Mỹ không muốn để Pháp thua, và cũng không muốn Pháp thắng trong cuộc chiến tranh này. Một nước Pháp suy yếu sẽ khó đứng vững trên tiền đồn chống cộng quan trọng như Đông Dương. Nhưng Mỹ chưa chuẩn bị xong những con bài.

Hơn ai hết, Đờ Lát biết những việc mình đã làm trên chiến trường chưa đủ. Mặc dù ông ta đã cố gắng biến hóa những cuộc điều quân xuôi ngược đối phó với những cuộc tấn công liên tiếp của đối phương, thành những “chiến công”, nhưng mọi người đều nhìn thấy đội quân viễn chinh chưa hề thoát khỏi thế phòng ngự, bị động. Cái ông ta còn thiếu là phải giành lại quyền chủ động, một cuộc tiến công thực sự của quân Pháp, một chiến thắng trên chiến trường. Cuối tháng 12 năm 1951, Quốc hội Pháp sẽ bỏ phiếu về ngân sách chiến tranh Đông Dương. Chỉ có một cuộc tiến công thắng lợi mới hi vọng Quốc hội dành cho Đông Dương một ngân khoản cùng với số quân tăng viện nào đó. Một chiến thắng như vậy cũng rất cần đối với Mỹ sau chiến tranh Triều Tiên. Và cá nhân Đờ Lát, trong những ngày cuối cùng, cũng mong đạt được chiến thắng loại này.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #67 vào lúc: 21 Tháng Sáu, 2009, 09:54:23 am »

Cuối tháng 10 năm 1951, vừa trờ về Hà Nội, Đờ Lát tuyên bố ngay: đã tới lúc giành lại chủ động trên chiến trường, buộc Việt Minh phải tiếp nhận chiến đấu trên một địa hình do Pháp lựa chọn. Cũng giống như mọi lần, cuộc tranh luận lại nổ ra giữa hai ý kiến. Phái thận trọng chủ trương dành ưu tiên cho việc bình định đồng bằng Bắc Bộ. Phái táo bạo yêu cầu một cuộc tiến công quy mô lớn nhằm tiêu diệt quân đoàn tác chiến đối phương.

Đờ Lát khẳng định phải chuyển sang tiến công ở bên ngoài đồng bằng. Xalăng ngơ ngác, vì biết sau đây tổng chỉ huy sẽ trao lại trách nhiệm cho mình! Không chỉ riêng Xalăng ngạc nhiên. Nhưng không một ai dám phản đối. Họ biết rõ cá tính của Đờ Lát. Những phương án bắt đầu được nêu ra. Phương án chiếm lại Lạng Sơn bị gạt đầu tiên, vì quá xa đồng bằng và quá gần biên giới Việt - Trung. Phương án thứ hai là tấn công Thái Nguyên hoặc Phú Thọ. Không ai tỏ thái độ mặn mà, vì nhiều người còn chưa quên cuộc phiêu lưu giữa núi rừng Việt Bắc mùa đông năm 1947. Cuối cùng, Xalăng đề xuất đánh chiếm Hòa Bình. Đờ Lát lập tức chấp thuận.

Hòa Bình là một nút giao thông thủy - bộ nối liền Việt Bắc với đồng bằng và miền Trung, rất quan trọng với đối phương. Địa hình Hòa Bình nhiều rừng núi, phức tạp, bộ đội Việt Minh dễ thâm nhập, sức mạnh hỏa lực của quân viễn chinh khó phát huy. Đường số 6 nối liền Hòa Bình với Hà Nội chạy giữa vùng rừng núi rậm rạp, khúc khuỷu dễ bị phục kích. Bù lại, Hòa Bình chỉ cách đồng bằng có 20 kilômét, cách Hà Nội 76 kilômét, nằm trong tầm hoạt động thuận lợi của máy bay ném bom. Ngoài đường số 6, Hòa Bình còn có sông Đà, tàu chiến qua lại dễ dàng, bảo đảm việc tiếp tế và phát huy hỏa lực của thủy quân. Hơn thế, trong tình hình hiện nay, quân Pháp chiếm Hòa Bình sẽ không gặp trở ngại, vì những đại đoàn chủ lực của Việt Minh đều ở xa, tại chỗ chỉ có một lực lượng bộ đội địa phương không đáng kể.

Bộ chỉ huy Pháp biết rõ địa hình Hào Bình có lợi cho ta, nhưng lại cho rằng: cần phải có một miếng mồi ngon thì mới nhử được đối phương chấp nhận trận đánh do mình sắp xếp. Chiếm Hòa Bình rất phù hợp với ý đồ chiến lược lâu dài của Đờ Lát. Đây là cắt rời phần đất của Việt Minh ở Việt Bắc đã nối liền với các nước xã hội chủ nghĩa khỏi miền còn lại rộng lớn ở phía nam Việt Nam. Đó là bước thứ nhất để mở đường cho bước thứ hai đánh chiếm vùng tự do Liên khu 4, và muốn làm được việc này phải dựa vào Mỹ.

Cuộc hành binh “Hoa Tuylíp” (Tulipe) là khúc dạo đầu. Ngày 10 tháng 11 năm 1951, 12 tiểu đoàn bộ binh và 5 cụm pháo binh của Pháp bất thần chiếm Chợ Bến, cắt đường di chuyển của bộ đội ta từ Việt Bắc xuống đồng bằng.

Ngày 14 tháng 11, cuộc hành binh “Hoa sen” (Lotus) tiếp nối, do chính Xalăng chỉ huy. Lực lượng sử dụng là 16 tiểu đoàn, 8 cụm pháo binh, 2 tiểu đoàn công binh, 2 đại đội xe tăng cùng với không quân. Buổi chiều, 3 tiểu đoàn dù nhảy xuống thị xã Hào Bình đã bị phá trụi trên sông Đà. Nửa đêm, hai binh đoàn cơ động chia làm hai hướng, một hướng theo đường số 6 tiến về thị xã Hòa Bình, một theo sông Hồng và sông Đà tiến chiếm Tu Vũ.

Chiều ngày 15 tháng 11, Đờ Lát đích thân chủ trì cuộc họp báo tại Hà Nội, loan tin “Chiến thắng Hòa Bình”. Để tạo cho nó một tầm vóc cần thiết, Đờ Lát lớn tiếng tuyên bố đây là mục tiêu chủ yếu trong chiến lược của mình, ông ta đưa ra sự thách thức với đối phương để xem họ có chấp nhận trận chiến ở đây hay không. Ông ta nói: “Hôm nay với trận tiến công Hòa Bình ,ta sẽ gây khó khăn lớn cho đối phương. Tiến công Hòa Bình có nghĩa là chúng ta đã bắt buộc đối phương phải xuất trận. Trận Hòa Bình sẽ có ảnh hưởng quốc tế lớn”(1). Phụ họa theo luận điệu của Đờ Lát, những phương tiện truyền thông của địch huênh hoang: “Đây là một chiến thắng quyết định!”, “Hòa Bình sẽ là chiếc cối xay thịt nghiền nát Việt Minh!”, “Ngài đại tướng Cao ủy sẽ cho Việt Minh thấy tài thao lược của mình!”…

Ngày 19 tháng 11 năm 1951, Đờ Lát tới Hòa Bình. Đây là cuộc chia tay cuối cùng của tổng chỉ huy với quân viễn chinh. Bệnh tình của Đờ Lát vẫn được giữ kín.



(1)Theo hồi kí của Xalăng.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #68 vào lúc: 21 Tháng Sáu, 2009, 09:55:50 am »

2

Ngày 10 tháng 11, được tin địch đánh ra Chợ Bến, tôi nói với anh Nguyễn Chí Thanh chưa nên đi Liên khu 3, chờ xem tình hình biến chuyển ra sao, vì có nhiều khả năng địch sẽ chiếm Hòa Bình.

Khi bàn kế hoạch Đông Xuân, chúng ta đã dự kiến địch sẽ tiến công trước nếu ta chậm triển khai. Những hướng địch có thể đánh ra là Thái Nguyên, Lạng Sơn, Hòa Bình. Nhưng ta cho rằng địch ít có khả năng đánh ra Hòa Bình, vì đây là vùng rừng núi bất lợi cho chúng nên không chú ý đề phòng ở hướng này. Tôi chỉ thì cho tham mưu chuẩn bị ngay kế hoạch tác chiến nếu địch chiếm Hòa Bình và tranh thủ ý kiến của đồng chí Mai Gia Sinh, cố vấn về tham mưu.

Tối ngày 14, bộ phận tin kĩ thuật báo cáo chiều nay địch đã nhảy dù xuống Hòa Bình. Tôi cảm thấy nhẹ nhõm. Những băn khoăn suốt thời gian qua được giải tỏa. Đờ Lát đã cho ta những cơ hội bằng vàng để tiêu diệt sinh lực địch và cứu vãn tình hình địch hậu. Tôi quyết định triệu tập hội nghị Quân ủy vào hôm sau.
Ngày 15 tháng 11 năm 1951, Tổng Quân ủy họp. Anh Hoàng Văn Thái báo cáo ý kiến của Bộ Tổng tham mưu.

- Bộ Tổng tham mưu có hai ý kiến. Đa số đề nghị đình chỉ chiến dịch ở Liên khu 3 để mở chiến dịch ở Hòa Bình có lợi hơn vì địch mới đánh ra chưa kịp củng cố phòng ngự. Hòa Bình là vùng rừng núi dễ bao vây, chia cắt địch, lại tiếp giáp với Việt Bắc, cơ động lực lượng và tiếp tế thuận lợi. Chủ lực ta lại đang ở gần, có thể tranh thủ thời gian nổ súng sớm. Mặt khác, không thể để địch dịch chia cắt giữa Việt Bắc và các liên khu phía nam, sẽ gây cho ta nhiều khó khăn lâu dài. Ý kiến thứ hai, tuy thiểu số, nhưng cũng quan trọng. Ý kiến này cho rằng ta cứ tiếp tục kế hoạch đã chuẩn bị, không nên bị động chạy theo địch. Địch đánh ra là địch mạnh, đã có chủ định kéo chủ lực ta về phía này. Ta phải tránh chỗ mạnh, đánh chỗ yếu, kéo địch ra nơi khác trên chiến trường do ta lựa chọn mà đánh, không nên đi vào cái bẫy địch đã giăng ra.

- Ý kiến của đồng chí cố vấn về tham mưu như thế nào? - Tôi hỏi.

Anh Thái nói:

- Đồng chí Mai tỏ vẻ dè dặt. Về các chủ trương lớn, các đồng chí cố vấn thường có y kiến sau khi trao đổi nhất trí với nhau. Đồng chí Mai chỉ nói không nên bị động trước hành động của địch.

Tôi hiểu là những tổn thất của ta qua mấy chiến dịch liên tiếp, đã khiến cho ác đồng chí cố vấn thiên về những hoạt động nhỏ và phân tán để hạn chế sức mạnh của máy bay và pháo địch.

Tổng Quân ủy trao đổi và thống nhất nhận định: Địch đã giành lại quyền chủ động. Đánh Hòa Bình, chúng đã mở rộng phạm vi chiếm đóng, giành được một vị trí chiến lược quan trọng,cắt đứt liên lạc giữa Việt Bắc với Liên khu 3 và miền Nam, sẽ gây cho ta nhiều khó khăn về chính trị và kinh tế. Nhưng địch phải đưa một lực lượng cơ động lớn ra Hòa Bình, địch hậu sẽ sơ hở, chiến tranh du kích lại có điều kiện phát triển. Địch phân tán một bộ phận cơ động lên chiến trường rừng núi, giao thông không thuận lợi, trong một thời gian nữa, mới củng cố được thế phòng ngự, chúng ta sẽ có cơ hội để tiêu diệt sinh lực địch.

Do đó, Tổng Quân ủy đề nghị Trung ương và Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Cho mở chiến dịch Hòa Bình, chuyển hướng hoạt động thụ động sang tiến công địch mới chiếm đóng. Hòa Bình là hướng chính, các nơi khác là hướng phối hợp”. Mục đích của chiến dịch là: “Tiêu diệt sinh lực địch. Đẩy mạnh chiến tranh du kích”.
Để tranh thủ thời gian, trong khi chờ đợi chỉ thị của Trung ương, Bộ Tỏng tham mưu lệnh cho đại đoàn 312 đang ở Tây Bắc, di chuyển xuống gần Hòa Bình bảo vệ căn cứ tiếp tế, bảo vệ đường vận chuyển. Riêng trung đoàn 209 bám sát địch, tranh thủ tiêu diệt một bộ phận nhỏ của địch. Nhưng đơn vị ở gần Chợ Bến, chớp thời cơ khi địch chưa kịp củng cố công sự, chủ động tiêu hao, tiểu đoàn những bộ phận quân địch làm nhiệm vụ càn quét. Liên khu 3 lợi dụng sơ hở của địch đẩy mạnh chiến tranh du kích ở đồng bằng. Bộ Tổng tham mưu trao đổi với Tổng cục Cung cấp bố trí các kho lương thực, vũ khí đạn dược ở khu trung tuyến Đồn Vàng, huyện Thanh Sơn, Phú Thọ đủ cho hai đại đoàn bước vào hoạt động.

Những tin chiến thắng đầu tiên từ mặt trận đã bay về.

Ngày 16 tháng 11, trung đoàn 64 thuộc 320 đang có mặt ở Ngoài Đáy phát hiện 2 đại đội Âu Phi vừa xuất hiện ở Tứ Đền, ngay bên sườn phía nam Chợ Bến. Những đại đội này thuộc tiểu đoàn 2 trung đoàn 3 lê dương (2/3è REI). Giữa ban ngày, bộ đội ta từ những khe đã, bụi cây ven thung lũng bất thần tiến công vào giữa đội hình quân địch. 1 đại đội lê dương bị tiểu đoàn, nhiều tên bị bắt sống. Viên quan tư chỉ huy tiểu đoàn, Đờ Vanhxăng (De Vincent) bỏ mạng, cả cơ quan chỉ huy tiểu đoàn đầu hàng. Sau trận này, chỉ huy phân khu Chợ Bến ra lệnh cho binh lính không được đi ra ngoài căn cứ, và không được gửi thư từ.

Ngày 17 tháng 11 năm 1951, Bộ Tổng tham mưu tổ chức hội nghị trực tiếp trao nhiệm vụ sơ bộ cho các đại đoàn 308, 312, 316 và Liên khu Việt Bắc: hai đại đoàn 388, 312 di chuyển xuống sát Hòa Bình. Đại đoàn 316 kết hợp với Liên khu Việt Bắc phát triển chiến tranh du kích ở Trung Du. Đại đoàn 320 kết hợp với Liên khu 3 đẩy mạnh chiến tranh du kích ở Hà Nam Ninh. Cả 316 và 320 đều chuẩn bị sẵn sàng đưa đơn vị vào địch hậu khi có lệnh. Đại đoàn 304 di chuyển lên đường số 6 tham gia chiến dịch ở Hòa Bình.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #69 vào lúc: 21 Tháng Sáu, 2009, 09:57:35 am »

Ngày 18 tháng 11, theo sự phân công của Tổng Quân ủy, anh Nguyễn Chí Thanh và Hoàng Văn Thái cùng một bộ phận nhẹ của Bộ Tổng tham mưu lên đường đi trước tới Cẩm Khê (Phú Thọ), gần Hòa Bình, để kịp thời chỉ đạo, chỉ huy tác chiến. Đồng chí Vi Quốc Thanh về Bắc Kinh chỉnh huấn, chưa kịp trở lại Việt Nam. Tôi nhắc anh Thái mời đồng chí Mai Gia Sinh, Cố vấn về tham mưu, cùng đi.

Đồng chí Mai nói với anh Thái:

- Đồng chí Tổng Tham mưu trưởng cần lên đường sớm xin đi trước. Tôi nghĩ sau mấy chiến dịch gặp khó khăn về cách đánh, mùa Đông này, ta nên đánh nhỏ như kế hoạch trước đây, nhằm phát động chiến tranh du kích. Lần này, Bộ Tổng tư lệnh có quyết định mới, xin để tôi báo cáo lại với bên nhà.

Tôi biết trong chiến dịch này sẽ không có mặt các cố vấn. Các đồng chí lo trách nhiệm của mình nếu ta gặp khó khăn khi tiếp tục lao vào những trận đánh lớn. Đây là điều lo ngại chính đáng mà ta cần chú ý trong quá trình chỉ đạo tác chiến.

Ngày 20 tháng 11, Bộ Tổng tư lệnh ra mệnh lệnh tác chiến cho các đại đoàn: Đại đoàn 312 có nhiệm vụ đánh địch từ thị xã Hòa Bình tới Trung Hà và hai bên tả, hữu ngạn sông Đà. Đại đoàn 316 được phối thuộc thêm trung đoàn 246, phối hợp với bộ đội địa phương hoạt động ở Bắc Giang, Bắc Ninh. Trung đoàn 98 thâm nhập vào địch hậu Bắc Ninh. Trung đoàn 174 đánh từ một đến hai vị trí ở tuyến ngoài. Trung đoàn 176 bố trí giữ mặt Lạng Sơn. Đại đoàn 308 sẵn sàng chiến đấu.

Ngày 23 tháng 11 năm 1951, Bộ Chính trị họp dưới sự chủ tọa của Bác, nhất trí với đề nghị của Tổng Quân ủy chuyển hướng chiến dịch về Hòa Bình. Sau cuộc họp, tối viết thư cho anh Nguyễn Chí Thanh và anh Hoàng Văn Thái nói lại những ý kiến của Bộ Chính trị, đây là cơ hội rất tốt, thuận lợi để tiêu diệt địch, để phát triển du kích chiến tranh rộng rãi. Cần hết sức tranh thủ thời gian, góp nhiều thắng lợi nhỏ thành thắng lợi lớn, không nên chờ đợi quá lâu. Có thể tiêu diệt ngay một, hai cứ điểm đột xuất như La Phù, Tu Vũ. Nếu đại đoàn 312 đánh công sự vững chắc chưa đảm bảo thì điều động một trung đoàn thuộc đại đoàn 308. Tôi hẹn ngày 28 tháng 11 năm 1951 sẽ có mặt ở sở chỉ huy chiến dịch.

Đêm ngày 23 tháng 11, trung đoàn 48 của 320 tiến công vị trí Đồi Sim trên đường 21, phía nam Hòa Binh. Sau nửa giờ chiến đấu, bộ đội ta lọt vào tung thâm. Hia đại đội vừa tới chiếm đóng, số thương vong, số bỏ chạy, số đầu hàng. Viên quan hai chỉ huy bị bắt.

Ngày 24 tháng 11 năm 1951, Ban Chấp hành Trung ương ra chỉ thị về “Nhiệm vụ phá cuộc tiến công Hòa Bình của địch”.

Trung ương khẳng định: “Đây là cơ hội rất tốt để ta tiêu diệt địch”. Chủ lực và bộ đội địa phương ở trung du, đồng bằng Bắc Bộ, Bình Trị Thiên và chiến trường toàn quốc “phải tìm chỗ sơ hở mà đánh địch trên mặt chính và sau lưng địch”. Liên khu Việt Bắc đề phòng địch đánh lên trung du và Lạng Sơn. Liên khu 4 đề phòng địch đánh vào Thanh Hóa. Nam Trung Bộ và Nam Bộ tùy tình hình cụ thể mà ra sức hoạt động, phát triển chiến tranh du kích để tiêu diệt địch và kìm hãm không cho địch điều động quân ra miền Bắc.

Bác gửi thư cho cán bộ, chiến sĩ bộ đội và dân quân du kích: “Trước kia ta phải lừa địch ra mà đánh. Nay địch tự ra cho ta đánh. Đó là cơ hội tốt cho ta”.

Sau khi có chỉ thị của Trung ương, Bộ Tổng tham mưu cụ thể hóa thêm nhiệm vụ tác chiến của một số đại đoàn. Đại đoàn 304 đánh địch ở phía nam Hòa Bình, tiêu diệt một số cao điểm, cắt đứt vận chuyển của địch trên đường số 6 để phối hợp với các đại đoàn 308, 312 hoạt động trên tuyến sông Đà và vùng thị xã Hòa Bình. Đại đoàn 320 đưa đại bộ phận vào địch hậu đồng bằng: trung đoàn 64 vào Duy Tiên, Bình Lục, Lý Nhân (Hà Nam), 1 trung đoàn hoạt động ở Kim Sơn, Phát Diệm (Ninh Bình), 1 trung đoàn làm nhiệm vụ dự bị. Các mặt trận phối hợp phải hết sức khẩn trương, tranh thủ thời gian hoạt động sớm chừng nào hay chừng ấy, vừa hoạt động ở chính diện vừa chuẩn bị và mạnh dạn đưa lực lượng vào hoạt động ở địch hậu.

Ở hướng Tây Bắc, phát hiện trung đoàn 165 của 312 di chuyển về hướng Hòa Bình, Xalăng ra lệnh cho tiểu đoàn Thái số 3 đang càn quét ở Thu Cúc, Lai Đồng đánh vào sau lưng quân ta nhằm trì hoãn bước tiến của đại đoàn. Trung đoàn 165 kịp thời đối phó, vây chặt tiểu đoàn Thái trên hai quả đồi ở Lai Đồng. Máy bay địch phải thả dù dây kẽm gai và lương thực cho tiểu đoàn bị vây. Sang ngày 20 tháng 11, ta diệt và bắt sống gần hết tiểu đoàn, 550 tên địch. Tuy nhiên, 165 cũng bị tiêu hao.

Các trận Tứ Đền, Đồi Sim, Thu Cúc, Lai Đồng đã loại khỏi vòng chiến đấu gần 1.000 quân địch.

Trước khi lên đường, tôi viết bản huấn lệnh kêu gọi toàn thể cán bộ, chiến sĩ bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương và dân quân du kích: “Tìm địch mà đánh, diệt các cứ điểm mới đóng của địch, diệt các đội càn quét của chúng, cắt đứt đường giao thông liên lạc của chúng, biến sông Đà thành sông Lô năm xưa, đường số 6 thành đường số 4, tiêu diệt sinh lực địch, phá an âm mưu chiếm đóng Hòa Bình”.

Tôi lên đường tư tưởng không một chút hoài nghi, phân vận. Chiến dịch này chỉ có thắng lớn hoặc thắng nhỏ, nhưng nhất định thắng. Đáp số đã hiện lên mồn một: ta sẽ tiêu diệt được nhiều sinh lực địch, chiến tranh du kích ở đồng bằng Bắc bộ cũng như các vùng địch hậu khác sẽ được phục hồi.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM