Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 16 Tháng Tư, 2024, 11:30:10 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Đường tới Điện Biên Phủ  (Đọc 70245 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #40 vào lúc: 18 Tháng Sáu, 2009, 05:48:04 pm »

4 giờ 30 chiều, 1 chiến Moran đưa Đờ Lát và Xalăng tới thị xã Vĩnh Yên tcật ních người bị thương.

Đứng trên đài quan sát, Đờ Lát hỏi viên chỉ huy:

- Thế nào Rơđông, vẫn chưa kết thúc vụ rắc rối này ư?

Viên đại tá cãi lại, nếu coi đây chỉ là một “vụ rắc rối” thì không đúng. Với 18 tiểu đoàn của 2 đại đoàn 308 và 312, nếu trận đánh ở đây thất bại thì mục tiêu sập tới của Việt Minh sẽ là Hà Nội . Đờ Lát tỏ vẻ ngạc nhiên. Nhưng Vanuyxem đồng tình với Rơđông. Đờ Lát quay về phía Xalăng, trách:

- Xalăng, hoặc là ông đánh lừa tôi, hoặc là ông đã lạc quan tếu!

Rồi ông ta hỏi Rơđông:

- Ông sợ cái gì và ông cần những phương tiện gì!

- Xin tăng cường cho binh đoàn số 1, tôi cần có một lực lượng dự trữ bảo đảm, có nghĩa là thêm 6 tiểu đoàn cùng với pháo binh.

- Ông sẽ có tất cả.

Về tới Hà Nội, Đờ Lát viết cho Rơđông: “Trong sáng mai, ông sẽ có 12 tiểu đoàn và 3 cụm pháo. Tôi nghĩ như vậy công việc có thể tiến triển”(1).

Buổi tối, vì phải cứu chưa thương binh và chuẩn bị đạn dược cho trận đánh ngày hôm sau, các đơn vị được lệnh rời trận địa. Vòng vây dãn ra. Đêm hôm đó, binh đoàn cơ động số 1 tới được thị xã Vĩnh Yên.

Sáng ngày 16, hai binh đoàn cơ động số 1 và số 3 chia làm ba mũi đánh chiếm khu núi Đanh.

Núi Đanh là một dải núi đất chạy dài vượt lên khỏi các triền đồi trọc ở phía bằc và đông - bắc thị xã 6 - 7 kilômét, mỏm cao nhất là điểm cao 210 nằm sát con đường từ thị xã lên thị trấn Tam Đảo, có khả năng quan sát và khống chế rộng một vùng chung quanh.

Trên núi Đanh đã có một bộ phận của trung đoàn 209 chiếm giữ. Khi địch tiến công lên, cán bộ, chiến sĩ ta anh dũng đánh trả, nhưng trước sức mạnh áp đảo của bộ binh, máy bay và pháo binh địch, cuối cùng bộ đội ta bị chúng đánh bật khỏi trận địa. Binh đoàn cơ động số 1 chiếm toàn bộ dãy núi Đanh, trong khi đó, binh đoàn cơ động số 3 cũng lần lượt chiếm giữ một số mỏm đồi ở phía đông - bắc thị xã.

Trước tình hình trên, Bộ chỉ huy chiến dịch nhận định: Vĩnh Yên được tăng viện nhiều quân, địch đã củng cố phòng ngự, điều kiện đánh viện không cỏn, vì lực lượng viện của địch đã chia nhau chiếm giữ những điểm cao bên ngoài thị xã tạo nên một phòng tuyến liên hoàn đối phó với cuộc tiến công của ta. Những điểm cao địch mới chiếm đều thưa có công trình phòng ngự vững chắc.

Ta cần bỏ phương án tiến công thị xã Vĩnh Yên, chuyển sang đánh quân địch trên dãy núi Đanh khi chúng còn thưa có thời gian củng cố công sự. Bộ đội ta đã có kinh nghiệm đánh những điểm cao địch mới lấn chiếm trong chiến dịch Biên Giới.

Bộ chỉ huy chiến dịch quyết định tập trung lực lượng tiến công địch tại khu vực núi Đanh. Lực lượng được bố trí như sau: trung đoàn 36, trung đoàn 88 và trung đoàn 209 chia thành nhiều mũi tiến công quân địch. Trung đoàn 141 làm nhiệm vụ chặn đường rút lui của địch về thị xã. Trung đoàn 102 làm lực lượng dự bị chiến dịch.

Sau một buổi sáng chuẩn bị gấp rút, 13 giờ 30 ngày 16 tháng 1, các đơn vị bất đầu xuất kích. Cuộc chiến đấu diễn ra quyết liệt ngay từ lúc bộ đội ta vận động tiếp cận địch cho tới khi xung phong đánh chiếm mục tiêu. Máy bay và các trận địa pháo, dưới sự chỉ điểm của máy bay trinh sát, không ngừng trút bom napan, đạn đại bác vào đội hình quân ta. Song với tinh thần dũng cảm phi thường và kỹ thuật tiếp cận khéo léo, các đơn vị đã vượt qua được lưới lửa dày đặc của địch, tiến hành công kích. Trung đoàn 209 chiếm được các điểm cao 70, 103. 5 .giờ nhiều, trung đoàn 36 tiến lên điểm cao 157. Một cánh quân viện của binh đoàn cơ động số 3 từ Vĩnh Yên lên, bị trung đoàn 209 chặn đánh phải quay lui về thị xã. Trước khi trời tối, binh đoàn cơ động số 1 và tiểu đoàn dù 10 thuộc địa (10è BPCP) đóng trên dãy núi Đanh chấn chỉnh lại lực lượng, bố trí thành đội hình vòng tròn trên các điểm cao.

Đêm ngày 16, các đơn vị của 308, 312 lại mở một đợt tiến công mới vào các cụm quân địch trên núi Đanh. Địch thả pháo sáng cho máy bay ném bom và bắn đại bác dữ dội ngăn chặn những đợt xung phong của quân ta. Cuộc chiến đấu diễn ra quyết liệt trên những điểm cao 47, 101, 210. 2 giờ sáng ngày 17, ta chiếm được điểm cao 101 đánh thiệt hại nặng 1 tiểu đoàn Marốc (II/6 RTM), chọc thủng tuyến phòng ngự của địch, nhưng lực lượng đã bị tiêu hao nhiều. Riêng ở điểm cao 210, vì thiếu hiệp đồng chặt chẽ giữa các hướng, các đợt xung phong của ta đều bị đẩy lùi.


(1)Theo hồi ký của đại tá Rơđông.
« Sửa lần cuối: 18 Tháng Sáu, 2009, 05:50:09 pm gửi bởi macbupda » Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #41 vào lúc: 18 Tháng Sáu, 2009, 05:49:41 pm »

7

Hai giờ sáng ngày 17 tháng 1 năm 1951, thấy cuộc tiến công gặp nhiều khó khăn, Bộ chỉ huy chiến dịch hạ lệnh thu quân.

Yếu tố bất ngờ không còn. Đờ Lát đã vơ vét những lực lượng trên toàn chiến trường Đông Dương để tập trung đối phó với 5 trung đoàn chủ lực của ta ở hướng trưng du.

Lần đầu, bộ đội ta trực tiếp đọ sức với nhiều binh đoàn cơ động Pháp trong những trận đánh mặt đối mặt, cả ban ngày và ban đêm, trên địa hình đồi núi thấp và đồng bằng. Pháp đã sử dụng những lực lượng tinh nhuệ nhất, phát huy tối đa sức mạnh các loại vũ khí do Mỹ viện trợ. Bộ đội ta đã chiến đấu 23 ngày đêm liên tục. Ta loại khỏi vòng chiến khoảng 5.000 quân địch, trong đó có hơn 2.000 tên bị bắt sống, tiêu diệt 30 vị trí, trong đó có 10 vị trí đại đội, thu được hơn 1.000 súng các loại đủ trang bị cho một trung đoàn. Một phần phía bắc các tỉnh Vĩnh Yên, Phúc Yên ở trung du, hai huyện Bình Liêu, Hoàng Mô ở Đông Bắc được giải phóng, vùng tự do tỉnh Hải Ninh mở rộng đến sát Tiên Yên, Móng Cái. Chiến tranh du kích trong vùng địch hậu trung du và Liên khu 3 bắt đầu phục hồi.

Đây là trận đánh vận động lớn thứ hai của quân đội ta. Nếu như trong trận thứ nhất trên chiến trường rừng núi biên giới, bộ đội ta đã chứng tỏ tính ưa việt của mình, thì trận thứ hai này ở vùng đồi núi thấp không có địa hình hiểm trở, không có cây cối che phủ, nhiều cánh đồng bằng phẳng, bên cạnh những ưu điểm được phát huy đã bộc lộ những nhược điểm khả rõ.

Cơ động nhanh là một yêu cầu không thể thiếu trong đánh vận động. Trong cuộc chạy đua giữa núi rừng Cao Bắc Lạng, ta thường tới đích trước quân địch một vài giờ, và đặt chúng vào tình thế bị động. Ở trung du tình hình đã diễn ra ngược lại. Với máy bay.và xe cơ giới, quân địch thường di chuyển nhanh hơn ta. Tình hình địch biến động cực kỳ mau lẹ. Hướng đông - bắc khi ta bắt đầu nổ súng hoàn toàn sơ hở, chỉ một thời gian ngắn địch đả có thêm hai binh đoàn cơ động. Thị xã Vĩnh Yên đêm hôm trước, binh đoàn cơ động số 3 chỉ còn lại dăm trăm lính Âu Phi kiệt sức và tuyệt vọng, đêm sau đã trở thành một vị trí đầy ắp quân lính.

Trong đánh vận động, lượng tiêu thụ đạn dược rất cao. Một khẩu súng tối tân nhất cũng trở thành vô dụng khi không còn đạn! Toàn bộ công việc tiếp tế đạn của ta đều dựa trên đôi phân và đôi vai của những anh, chị dân công!

Chúng ta thiếu nhiều vũ khí cần cho đánh vận động. Ta không đủ vũ khí nặng để chế áp những trận địa pháo của địch. Ta hoàn toàn không có vũ khí phòng không. Do đó, những mũi tiến công và đội hình xung phong của ta trở thành mục tiêu của máy bay cường kích và những khẩu pháo được điều chỉnh bởi máy bay “bà già”.

Các chiến sĩ ta đã đánh tơi tả binh đoàn cơ động số 3 ở Liễn Sơn, Xuân Trạch, ở Thanh Vân, Đạo Tú, bẻ gãy những mũi tiến công của binh đoàn cơ động số 1 có máy bay yểm trợ trên đường Phúc Yên - Vĩnh Yên và đẩy quân địch vào thế phải chống trả suốt cả một ngày, nhưng họ không thể đối phó được với bom napan và những loạt đạn pháo rơi trúng đội hình trong những đợt xung phong.

Chúng ta chưa có khả năng khắc phục những nhược điểm này.

Sáng ngày 17 tháng 1 năm 1951, chúng tôi quyết định kết thúc chiến dịch Trung Du.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #42 vào lúc: 19 Tháng Sáu, 2009, 08:51:25 am »

8

Từ trung du trở về, tôi tới gặp Bác và anh Trường Chinh, báo cáo tình hình chiến dịch. Cách đối phó của Đờ Lát rất kiên quyết, kịp thời, khác hẳn với những tổng chỉ huy Pháp ta đã gặp. Tôi đề nghị Trung ương cho mở tiếp một chiến dịch mới. Ta cần đẩy mạnh hoạt động quân sự trước mùa mưa, không để cho Đờ Lát có thời gian củng cố lực lượng và càn quét đồng bằng. Bác và anh Trường Chinh nói chuẩn bị ngay kế hoạch. Bác nói sẽ có thư động viên bộ đội nhân dịp kết thúc chiến dịch Trung Du.

Chỉ còn hai mươi ngày nữa là tới Đại hội Đảng, Tổng quân ủy được mời họp gấp. Các họp có mặt các đồng chí cố vấn.

Trung ương Đảng đã có dự kiến sau chiến dịch Trưng Du sẽ mở chiến dịch ở Liên khu 3 tiến tới giải phóng đồng bằng Bác Bộ. Chiến dịch Trần Hưng Đạo kết thúc không thuận lợi mang lại sự phân vân. Có ý kiến nên mở một chiến dịch theo hướng Lục Nam, vẫn trên địa hình trung du. Các cố vấn gợi ý nên đánh Móng Cái để hoàn thành giải phóng toàn bộ biên giới phía bắc.

Tôi nhận thấy trung du tuy là chiến trường quen thuộc, thuận lợi về mặt tiếp tế, nhưng phòng tuyến địch ở Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Bâc Giang đã được củng cố, lực lượng địch tại đây rất đông, thường xuyên đề phòng một cuộc tiến công mới của ta. Liên khu 3 có những địa bàn địch yếu, sơ hở, nhưng đường vận chuyển xa lại bị nhiều sông ngòi chia cắt, khó giải quyết vấn đề tiếp tế lương thực, đạn dược. Liên khu 3 cũng giống trung du là nơi địch có thể tăng viện rất nhanh. Thị xã Móng Cái nằm quá sâu trong vùng địch, đường vận chuyển khó, lại ở gần bờ biển dễ bị pháo của hạm đội khống chế, nếu ta giải phóng được thị xã này thì cũng khó giữ. Tổng quân ủy bàn bạc với các cố vấn. Mọi người đều nhất trí nên chọn một địa bàn xung yếu mà địch có sơ hở, vẫn trên địa hình trung du, nhưng lại có rừng núi phù hợp với những điều kiện đánh điểm diệt viện của bộ đội ta. Tôi gửi một bản báo cáo lên Thường vụ và Bác đề nghị tạm hoãn mở chiến dịch ở Liên khu 3 và chuyển hướng sang Đông Bắc. Thường vụ và Bác nhất trí.

Ngày 30 tháng 1 năm 1951, Trung ương Đảng chỉ định Đảng ủy chiến dịch gồm 5 đồng chí: Võ Nguyên Giáp, Nguyễn Chí Thanh, Chu Văn Tấn, Hoàng Văn Thái, Trần Hữu Dực. Tôi là bí thư đảng ủy kiêm chỉ huy trưởng chiến dịch. Trung ương xác định mục đích của chiến dịch là tiêu diệt sinh lực địch, phá kế hoạch chấn chỉnh phòng ngự của chúng và đẩy mạnh chiến tranh du kích. Mục tiêu đề ra là diệt từ 6 đến 8 tiểu đoàn. Chiến dịch mang tên anh hùng dân tộc Hoàng Hoa Thám.

Bộ Tổng tham mưu nhanh chóng xây dựng kế hoạch và cử cán bộ đi chuẩn bị chiến trường.

Cuộc họp Hội đồng Chính phủ được triệu tập đúng ngày Tết Nguyên đán. Theo ý Bác, tôi báo cáo về chiến dịch vừa qua, coi như quà Tết của quân đội nhân phiên họp đầu Xuân. Tôi trình bày những gì bộ đội đã làm được và chưa làm được trên mặt trận Trung Du. Lần này nghe xong, Bác nhận xét: “Về Trung Du, quân đội ta đã tiến bộ nhiều. Chiến đấu với các binh đoàn cơ động địch ban ngày trên địa hình bằng phẳng, đánh quy cả một GM, không phải chiến dị̣ch chưa hoàn thành các mục tiêu đề ra, mà kết quả thu được có phần vượt mức”. Chiến trường Đông Bắc mà ta lựa chọn lần này nằm sâu trong vùng địch, nơi có những trục đường 17 và 18. Đường 18 chạy từ tỉnh Quảng Yên bên bờ biển, tiếp giáp với thành phố Hải Phòng và vùng mỏ Hòn Gai, qua Uông Bí, Bí Chợ, Tràng Bạch Mạo Khê, Đông Triều, Phả Lại về Bắc Ninh. Đường 17 chạy từ Phả Lại qua Bến Tắm đi Lục Nam. Đây là vùng vàng đen của Tổ quốc. Những khu mỏ ở Hòn Gai, Vàng Danh, Mạo Khê... đã được thực dân Pháp khai thác từ lâu. Đường 18 nằm giữa một bên là dãy núi Đông Triều hiểm trở, một bên là con sông Đá Bạch tàu chiến của địch thường qua lại. Đặc biệt ở đây có Vàng Danh là nơi cung cấp nước ngọt cho Hải Phòng. Vùng giải phóng của ta ở Đông Bắc hẹp, đường sá ít, dân cư thưa thớt phấn lớn là đồng bào thiểu số gốc Hoa, tư tưởng cầu an. Cơ sở của ta tại đây yếu nên công tác chuẩn bị chiến trường gặp nhiều khó khăn.

Đảng ủy chiến dịch quyết định phương châm tác chiến là coi trọng đánh công kiên và đánh vận động ngang nhau, tùy theo tình hình phát triển của chiến dịch sẽ có quyết định mới. Như vậy là ta sẽ đùng cả đánh điểm và diệt viện nhằm tiêu diệt sinh lực địch, nhưng rút kinh nghiệm chiến dịch Trung Du, ta sẽ tránh đánh vận động trong những điều kiện bất lợi. Mức tiêu hao của bộ đội vì phi pháo trong những trận đánh ngày 16 tháng 1 năm 1951 ở Vĩnh Yên khá cao.

Bộ Tổng tham mưu đề ra hai phương án tác chiến để Bộ chỉ huy chiến dịch lựa chọn. Phương án 1 lấy đường số 17 và 18 làm hướng chính, hướng phụ là đường số 13. Phương án 2 lấy đường 13 làm hướng chính, hướng phụ là đường 17 và 18.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #43 vào lúc: 19 Tháng Sáu, 2009, 08:53:47 am »

Sau khi cân nhắc, Đảng ủy quyết định chọn hướng chinh của chiến dịch là đường 18, đoạn từ Bãi Thảo đến Uông Bí, dài khoảng 50 kilômét. Tại vùng này có ba phân khu của địch: phân khu Núi Đèo, phân khu Quảng Yên, phân khu Phả Lại, hình thành tuyến phòng thủ đường 18, bảo vệ vòng ngoài cho Hải Phòng, Hải Dương và đường số 5. Lực lượng địch trong khu vực, kể cả quân chiến đóng và quân cơ động, là 11 tiểu đoàn; trong đó có binh đoàn cơ động số 7, đứng chân ở Phả Lại, thuộc lực lượng cơ động chung của địch. Sau chiến dịch Trần Hưng Đạo, địch đã tăng cường lực lượng cho một số nơi như Phả Lại, Đóng Triều, Mạo Khê, Uổng Bí, Quảng Yên. Dự kiến, do vị trí quan trọng của đường 18 nên khi bị tiến công có nhiều khả năng địch sẽ tăng viện nhanh và mạnh bằng đường bộ, đường thủy và đường không để đối phó với ta.

Địa hình rừng núi, ruộng đồng đan nhau, những đám sình lầy mọc đầy sú vẹt nằm xen với những khu đất bằng phẳng dọn đường 18 sẽ cho phép ta đánh vận động lớn tiêu diệt một bộ phận quan trọng sinh lực địch

Ta chủ trương tạo ra cái thế uy hiếp cùng một lúc cả Hà Nội và Hải Phòng ngay từ khi mở đầu chiến dịch.

Đại đoàn 304 được trao nhiệm vụ đánh địch từ Vĩnh Yên tới Việt Trì. Đại đoàn 320 đánh địch ở khu vực Sơn Tây, Hà Đông. Liên khu Việt Bắc tiếp tục đẩy mạnh chiến tranh du kích ở Trung Du và Đông Bắc. Liên khu 3 đẩy mạnh chiến tranh du kích ở Tả Ngạn và Hữu Ngạn, phá hoại giao thông trên đường số 5, số 1, số 6, số 11. Bộ Tổng tư lệnh nhắc nhở các tỉnh trung du chú trọng đánh địa lôi, phá hoại đường giao thông, đặc biệt là những cầu trên đường 1, 2, 13, và khi có thời cơ thì tiêu diệt những vị trí ở nam phần Bắc Ninh, nam phần Vĩnh Phúc, quấy rối tiêu hao các đội quân cơ động của địch.

Lực lượng tham gia chiến đấu lên tới gần 40.000 người. Dự kiến phải huy động trên 50.000 dân công, 1.263 tấn lương thực, 156 tấn đạn dược để bảo đảm chiến đấu. Đường vận chuyển từ hậu phương ra mặt trận chính dài hàng trăm kilômét, phải vượt qua nhiều đoạn độc đạo máy bay và pháo địch khống chế ngày đêm.

Thời gian chiến dịch dự tính là một tháng ở cả hướng chính và hướng phụ. Lực lượng tham gia ở hướng chính gồm 2 đại đoàn: 308, 312, 2 trung đoàn: 174, 98 cùng 4 liên đội sơn pháo 75 li.

Sau Đại hội Đảng, Bác từ Tuyên Quang lên Bâc Cạn phổ biến những nghị quyết của đại hội. Đầu tháng 3 năm 1951, Bác nói với tôi Người muốn đi thăm một đơn vị công binh. Tôi và anh Trần Đăng Ninh, Chủ nhiệm Tổng cục Cung cấp, đi cùng Người xuống đại đội 250 bộ đội công binh. Bác nghe cán bộ, chiến sĩ báo cáo tình hình công tác, học tập, rồi hỏi “các chú ăn mấy lạng gạo một ngày?”. Anh em trả lời: “Thưa Bác, 8 lạng”. Bác quay lại nói với anh Trần Đăng Ninh: “Các chú công binh lao động nặng nhọc, vất vả, cần được ăn no. Từ nay chú cho công binh ăn 9 lạng gạo một ngày”. Từ sau chiến dịch Biên Giới, Bác đặc biệt quan tâm tới vấn đề giao thông. Người nhiều lần đi thăm bộ đội và dân công làm đường. Cũng trong tháng Ba, Bác đi kiểm tra việc sửa cầu và một số cơ sở vận tải, kho tàng trên đường số 8. Bác đến một đơn vị ô tó đầu tiên của Cục Vận tải, Bộ Quốc phòng, mới thành lập. Người nói: “Hiện nay nước ta chưa sản xuất được xe. Xăng dầu cũng vậy, có rất ít. Kháng chiến còn dài, chiến dịch ngày một mở rộng, yêu cầu vận chuyển ngày càng cao... Xe, xăng là mồ hôi, nước mắt, xương máu của nhân dân. Các chú phải chăm sóc xe, yêu xe như con, quý xăng như máu. “Yêu xe như con, quý xăng như máu”, câu nói của Người đã khắp sâu trong lòng mỗi chiến sĩ lái xe trong suốt hai cuộc kháng chiến chống Pháp và tháng Mỹ.

Ngày 3 tháng 3, Bác đi dự lễ khai mạc Đại hội thống nhất Việt Minh - Liên Việt. Việt Minh, đứa con tinh thần của người, một sáng tạo thiên tài đã đi vào lịch sử. Người bày tỏ niềm sung sướng vô hạn vì được thấy “rừng cây đại đoàn kết ấy nở hoa kết quả và gốc rễ nó đang ăn sâu lan rộng khắp toàn dân, và nó có một tương lai “trường xuân bất lão”, và “chẳng những là toàn dân Việt Nam đại đoàn kết, mà toàn dân hai nước anh em là Cao Miên và Ai Lao cũng đi đến đại đoàn kết”.

Ngày 5 tháng 3 năm 1951, Bộ Tổng tư lệnh tổ chức hội nghị trao nhiệm vụ cho các đơn vị ở hướng chính tại Điềm Mạc (Định Hóa). Giữa cuộc họp, Bác tới. Bác nói: “Các đồng chí sẽ đi qua dải đất lịch sử Bạch Đằng - Vạn Kiếp là dịp để các đồng chí tưởng nhớ lại tấm gương oanh liệt chống ngoại xâm của dân tộc ta, để cùng nỗ lực tiêu diệt được nhiều giặc, giành toàn thắng cho chiến dịch, kế tục truyền thống anh dũng đời trước, tiếp tục chiến đấu bảo vệ nhân dân, bảo vệ Tổ quốc”.

Những cán bộ cùng lên đường lần này vẫn là số đồng chí đã tham gia chiến dịch Trung Du.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #44 vào lúc: 19 Tháng Sáu, 2009, 08:56:37 am »

9

Đầu tháng 3 năm 1951, cơ quan tham mưu Pháp tin chắc rằng Việt Minh đang chuẩn bị tiếp tục một cuộc tiến công mới nhắm vào đồng bằng, với 5 đại đoàn họ đang có trong tay, đây sẽ lả trận đánh lớn có quan hệ tới số phận Bắc Bộ, nhưng vẫn chưa xác định được nó sẽ nổ ra ở đâu. Nhìn cách bố trí lực. lượng của ta, bộ chỉ huy Pháp cho rằng vùng Việt Trì đang bị trực tiếp đe dọa.

Trước khi về Pháp đấu tranh đòi tiếp tục tăng viện cho Đông Dương, Đờ Lát đã tính toán mọi mặt nhằm chặn đứng âm mưu này. Cơ quan tham mưa đang tiến hành những biện pháp dự phòng do Đờ Lát chỉ thị, thì bỗng nhận được tin 2 đại đoàn 308, 312 đã đi vòng về phía đông, uy hiếp Phủ Lạng Thương và có thể cả Đông Triều. Đến ngày 19 tháng 3, Xalăng nhận được những tin tức cụ thể hơn: 2 đại đoàn 308, 312 cùng với 2 trung đoàn của 316 đã tập trung tại dãy núi Đông Triều, và trận đánh có thể nổ ra vào ngày 23 tháng 3 năm 1951. Ở phía tây, 2 đại đoàn khác là 304 và 320 đang hình thành một gọng kìm đe dọa Hà Nội.
Quân số ở hướng chính của ta là 25.719 người. Cùng đi với bộ đội ra mặt trận có 30.000 dân công. Bộ đội và dân công tuy đã xuất phát từ nhiều hướng nhưng vẫn tạo ra những dòng người vô tận không dễ lọt qua tai mắt quân địch. Mọi người đều mang vác nặng. Các chiến sĩ có 30 kilôgam súng, đạn, thuốc nổ, lương thực trên vai. Dân công chuyển vận gạo, đạn còn phải gồng gánh nặng hơn.

Riêng những khấu sơn pháo lần đầu được vận chuyển bằng ngựa.

Những ngày đầu hành quân, thời tiết xấu. Đây lại là một điều may. Không có máy bay cản trở dọn đường. Cả đoàn người lọt vào vùng sau lưng địch không gây chấn động. Trên đường đi chiến dịch, các đơn vị bộ đội và dân công nhận được tờ báo Nhân Dân số 1 loan tin Đại hội Đảng họp, Đảng ta đã ra công khai. Tiếng hoan hô, hò reo nổi lên vang dậy. Nhiều đơn vị đã tổ chức ngay mít tinh để chào mừng. Hàng loạt quyết tâm thư với những lời lẽ nồng cháy gửi về Bộ chỉ huy chiến dịch hứa hẹn khắc phục mọi khó khăn hoàn thành nhiệm vụ mà Đảng và quân đội trao phó.

Ngày 18 và ngày 19 tháng 3 năm 1951, Đảng ủy chiến dịch họp tại sở chỉ huy mới ở Bãi Đá, Mai Siu, cách Lục Ngạn 14 kilômét về phía nam. Các đơn vị đi trinh sát về báo cáo chưa nắm chắc địch, địa hình đường 18 trong thực tế trống trải, hẹp, khó tập kết lực lượng lớn, khó giấu quân. Hai phương án tác chiến được nêu lên: Thứ nhất là đánh điểm nhỏ để diệt viện. ưu điểm của phương án này là chắc thắng, che giấu được lực lượng của ta. Nhưng nhược điểm của phương án là ta đánh điểm nhỏ tbì địch sẽ dùng viện nhỏ, và nếu phải đợi lâu ta sẽ gặp khó khăn về tiếp tế. Thứ hai là đánh điểm lớn để diệt viện lớn. Phương án này tranh thủ được bất ngờ, địch có thể nhanh phóng đưa viện lớn tới, tạo điều kiện cho chiến dịch giành thắng lợi ngay tử đầu. Nhưng nhược điểm của nó là không bảo đảm chắc thắng.

Sau khi cân nhấc, Đảng ủy quyết định chọn phương án thứ nhất kết hợp với theo dõi sát tình hình địch, khi thấy xuất hiện điều kiện có lợi sẽ chuyển sang phương án thứ hai. Ta sẽ mở đầu chiến dịch bằng đánh một loạt vị trí bảo vệ hệ thống dẫn nước ngọt từ Vàng Danh về Hải Phòng, cắt con đường từ Quảng Yên đi Uông Bí, đồng thời bố trí 2 trung đoàn phục kích tại đây để diệt quân viện.

Nhận thấy các đơn vị nắm địch chưa chắc, Đảng ủy quyết định kéo dài thời gian chuẩn bị thêm ba ngày.

Cuộc hành quân vào vị trí tập kết cực kỳ khó khăn. Con đường độc đạo từ lâu hoang phế, nhiều đèo cao, dốc đứng, hoàn toàn không thích ứng với một cuộc chuyển quân lớn Hơn thế, địch đã đánh hơi thấy sự di chuyển của quân ta, dùng máy bay trút bom ngăn chặn, nhiều đoạn đường lại nằm trong tầm kiểm soát của pháo địch. Trời mưa liên miên đã làm những con suối trở nên hung dữ và những đèo cao càng trở nên hiểm trở tưởng như không thể vượt qua. Chiến sĩ xung kích phải bỏ vải nhựa, chăn trấn thủ bọc thuốc nổ và gạo, bám từng mỏm đá, từng mấu cây để leo lên trên con đường đèo, đất đã biến thành bùn đặc quánh trơn như mỡ. Đoàn quân có lúc phải đứng hàng giờ giữa suối, giữa đèo mưa rát mặt, không thể tìm ra chỗ ngồi nghỉ tạm hoặc đặt ba lô. Quần áo mặc trên người ướt rồi lại khô, khô rồi lại ướt. Đáng sợ hơn là những bao gạo bắt đầu lên men. Cả 308 và 312 đều bị máy bay địch ném bom vào đội hình. Sự cản trở của máy bay và pháo địch không gây thiệt hại gì đáng kể giữa địa hình rừng núi. Nhưng điều khiến chúng tôi lo lắng là đường xấu và thời tiết đã làm suy giảm sức khỏe cửa bộ đội trước ngày nổ súng.

Kỳ lạ hơn cả là sức chịu đựng bền bỉ của hàng vạn dân công phục vụ chiến dịch. Trong hàng ngũ dân công có nhiều người lớn tuổi và những em thiếu niên. Hỏi mới biết nhiều trường học, cả thầy và trò cùng đi dân công! Phục vụ chiến dịch lần này ngoài đồng bào vùng tự do còn có những đội dân công từ vùng sau lưng địch ra, phần lớn thuộc ba tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang và Quảng Yên. Người lớn tuổi là những bác công nhân khuân vác ở Yên Viên, Gia Lâm, Đáp Cầu, những bác thuyền chài trên sông Cầu, sông Thương, sông Kinh Thầy, Đá Bạch. Trong hàng ngũ dân công có những anh, chị du kích, những cán bộ huyện, xã ở Thủy Nguyên, Kinh Môn, Yên Hưng. Đông Triều, Quế Dương, Võ Giàng... những người đã làm cho vùng tạm chiếm trở nên sôi sục mỗi lần ta tổ chức chiến dịch. Hành trang của người chiến sĩ dân công ra trận cực kỳ giản dị. Phần lớn không có chăn, màn, vải che mưa. Số đông lại là phụ nữ!... Nhưng không nghe một lời kêu ca, phàn nàn. Bộ đội hễ gặp dân công là rộn ràng lời chào thăm hỏi quê hương, tiếng reo cười khi gặp người cùng quê. Những tiếng hát, câu hò trong trẻo vang lên trong mưa, rét, sương mù.

       Đèo cao thì mặc đèo cao
       Ta leo lên đỉnh, ta cao hơn đèo…


Câu hò không biết của ai cất lên trên đỉnh đèo Thùng đêm ấy đã đi vào kho tàng văn hoá của dân tộc.

Phần thưởng lớn nhất cho bộ đội và dân công là khi leo lên đỉnh đèo, ban đêm, nhìn thấy xa xa ánh đèn điện của thành phố Hải Phòng, ban ngày, khi trời trong, nhìn thấy con đường 18 lượn vòng giữa những mỏm đồi và cánh đồng dưới chân núi.

Sau đêm vượt đèo Thùng, anh Vi Quốc Thanh nói:

- Trung Quốc có nhiều núi cao nhưng hành quân vượt qua không khó. Việt Nam núi không cao nhưng rất hiểm trở. Đế quốc đánh nhau với quân đội Việt Nam ở vùng rừng núi nhất định thua.

Sở chỉ huy chiến dịch chuyển về chân núi Yên Tử. Bảy thế kỷ trước, vua Trần Nhân Tông sau khi đánh thông giặc Nguyên đã về đây tu và trở thành Đệ nhất sư tổ của Thiền tông Trúc Lâm Yên Tử. Trước chiến tranh, tôi đã có lần lên núi Yên Tử. Từ trên đỉnh núi có thể nhìn thấy thành phố Hải Phòng.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #45 vào lúc: 19 Tháng Sáu, 2009, 09:01:06 am »

10

Đêm ngày 23 tháng 3 năm 1951, mở đầu chiến dịch, các tiểu đoàn 23, 322 của trung đoàn 88 đại đoàn 308 diệt gọn 3 vị trí Lọc Nước, Đập Nước, Sống Trâu, không một chiến sĩ nào thương vong; trung đoàn 174 của đại đoàn 316 san bằng vị trí Lán Tháp. Toàn bộ những bốt bảo vệ hệ thống dẫn nước ngọt từ Vàng Danh về Hải Phòng đều bị tiêu diệt. Ta hi vọng nguồn nước ngọt duy nhất của thành phố Cảng bị đe doạ sẽ buộc quân ứng chiến của địch phải kéo tới.

Hai trung đoàn 102 và 36 dàn quân dọc con đường sắt chở than từ Vàng Danh ra Uổng Bí. Đại đoàn 312 đón địch từ phía Đông Triều lên. Trung đoàn 98 đánh một số tháp canh, phá cầu ở Biểu Nghi quấy rối thu hút địch.

Đêm ngày 25 tháng 3, trung đoàn 98 tiêu diệt vị trí Chấp Khê.

Ba ngày chờ đợi đã qua. Quân viện địch vẫn chưa xuất hiện. Bộ chỉ huy chiến dịch quyết định đánh tiếp những cứ điểm lớn trên đường 18 xung quanh Uổng Bí, trong đó có những vị trí quan trọng như Bí Chợ, Tràng Bạch.

Đêm ngày 27 tháng 3, các đơn vị đồng loạt nổ súng.

Trung đoàn 102 được 2 tiểu đoàn pháo binh chi viện, chia thành bốn mũi tiến công Bí Chợ do 150 quân địch phần lớn là Âu Phi bảo vệ. Ngay từ loạt pháo đầu, chúng ta đã bắn trúng nhà chỉ huy, phá hủy đài thông tin. Xung kích nhanh chóng dùng bộc phá đánh vỡ lớp tường trình dày 60 xăngtimét và xung phong từ cả bốn phía. Đồn Bí Chợ hoàn toàn bị tiêu diệt sau 45 phút, pháo địch không kịp chi viện. Cùng lúc, trung đoàn 36 tiêu diệt vị trí Phán Huệ. Bên phía đại đoàn 312, trung đoàn 141 cũng tiêu diệt vị trí Tràng Bạch. Quân địch hoang mang bỏ chạy khỏi nhều tháp canh.

Bộ chỉ huy chiến dịch quyết định đánh thẳng vào thị trấn Uông Bí nằm trên đường 18 giữa khu mỏ than Tràng Bạch, Bí Chợ, Vàng Danh. Nhưng ngay chiều ngày 28 tháng 3, quân địch bỏ Uông Bí chạy về Quảng Yên. Đây là một điều bất ngờ đối với ta.

Cùng thời gian này, tiểu đoàn Bạch Đằng của tỉnh đã luồn sâu vào địch hậu phát động nhân dân nổi lên bao vây đồn bốt địch, phá tề, trừ gian, phá cầu cống. Các cầu trên đường 18 đều bị phá. Đường 18 bị cát đứt một đoạn dài 40 kilômét. Nhân dân hai bờ sông Bạch Đằng và sông Kinh Thầy đánh trống, đánh mõ suốt đêm uy hiếp quân địch.

Chiến dịch Hoàng Hoa Thám diễn ra trong lúc Đờ Lát không có mặt ở Đông Dương. Phát hiện các đại đoàn 308, 312 xuất hiện ở hướng Đông Bắc, và 304, 320 ở hướng Vĩnh Phúc - Sơn Tây, Xalăng phán đoán ta sẽ từ hai hướng đánh vào Hà Nội và Hải Phòng, nên điều các binh đoàn cơ động về Trung Du và Đông Bắc. Khi cuộc tiến công nổ ra trên đường 18, Xalăng không dám tung những binh đoàn cơ động về phía rừng núi nguy hiểm, chỉ điều nhiều thủy đội xung kích đến vùng sông Đá Bạch gần đường 18, và đưa tuần dương hạm Duguay Troui cùng các tàu hộ tống Brazza, Chevreuil đến vùng biển Đông Bắc sân sàng chi viện tối đa bâng hỏa lực để đối phó với những cuộc tiến công.

Vẫn chưa thấy bóng dáng quân viện.

Bộ chỉ huy chiến dịch quyết định tiêu diệt Mạo Khê, vị trí then chốt án ngữ con đường tiến về Đông Triều và ra đường số 5, buộc địch phải sử dụng quân viện. Ớ Mạo Khê có hai cứ điểm đại đội: Mạo Khê Mỏ và Mạo Khê Phố, nằm cách nhau 2 kilômét trên địa hình có những đồi thấp xen kẽ với ruộng nước: Ta chủ trương diệt Mạo Khê trước khi địch tăng cường lực lượng phòng ngự. Trung đoàn 209 được trao nhiệm vụ đánh Mạo Khê Mỏ, trung đoàn 36 đánh Mạo Khê Phố dưới sự chỉ huy thung của đại đoàn 812. Trận đánh sẽ diễn ra vào đêm ngày 29.

Trong ngày 29, có tin Đờ Lát đã từ Pari trở lại Hà Nội. Với sự có mặt của Đờ Lát, chắc chắn địch sẽ có những phản ứng mạnh hơn.

Buổi tối, bộ phận kĩ̃ thuật báo cáo địch vừa tăng cường cho Mạo Khê Phố tiểu đoàn 6 dù thuộc địa (6è BPC). Điều này nằm ngoài dự kiến. Bộ chỉ huy chiến dịch quyết định ngừng đánh Mạo Khê Phố. Nhưng mệnh lệnh không tới kịp trung đoàn 36 trước giờ nổ súng, trong khi quân địch ở Mạo Khê Phố đã tăng từ 150 lên trên 700 tên. Trung đoàn 209 đánh Mạo Khê Mỏ đã tiêu diệt già nửa quân đồn trú, nhưng vẫn phải rút lui vì pháo địch từ tàu chiến và Đông Triều bắn về gây nhiều thiệt hại. Trung đoàn 36 sau khi đột nhập Mạo Khê Phố nhận thấy ở đây không phải chỉ có một đại đội ngụy, mà đầy ắp quân dù với cả xe tăng và xe bọc thép, đã chiến đấu với quân địch trong từng căn nhà cho tới khi trời sáng mới rút lui.

Bộ chỉ huy chiến dịch nhận thấy các vị trí còn lại trên đường 18 đã được tăng cường, quyết định kết thúc đợt 1.

Công viện tiếp tế cho chiến dịch trở nên khó khăn vì đường từ hậu phương ra mặt trận xa và thường xuyên bị máy bay, đại bác địch cản trở.

Mặc dù đường 18 bị uy hiếp nặng nhưng các binh đoàn cơ động của địch vẫn án binh bất động. Chúng tôi quyết định chuyển sang đợt 2, tiếp tục đánh một loạt vị trí do đại đội địch chiếm đóng. Những mục tiêu được chọn lần này đều nằm trên đường 17.

Đêm ngày 4 tháng 4 năm 1951, bộ đội ta đồng loạt nổ súng. Trung đoàn 102 đánh Bến Tắm, trung đoàn 88 đánh Bãi Thảo, trung đoàn 141 đánh Hoàng Gián, trung đoàn 98 đánh Hạ Chiêu. Nhưng cả 4 trung đoàn đều đột phá không thành công! Đồng chí Vũ Mạnh Hùng, trung đoàn trưởng trung đoàn 98, hi sinh vì đạn pháo của địch. Thất bại của các trận đánh không phải do quân đồn trú có công sự phòng ngự vững chắc hoặc kiên quyết đối phó, mà chỉ vì địch đã đựng lên một hàng rào lửa bằng đại bác quanh cứ điểm ngăn cản những đợt xung phong của ta.

Sáng ngày 5 tháng 4, tôi gặp đồng chí Vi Quốc Thanh.

- Địch nhất định không tung những binh đoàn cơ động vào khu vực này. Ta cần phải thu quân.

- Đồng ý với Võ Tổng, đoàn cố vấn cũng nhận thấy nên kết thúc chiến dịch.

- Lực lượng ta đã bị tiêu hao.

- Đã nắm được số thương vong chưa!

- Tham mưu dự tính khoảng 2.000 người. Gần 500 đồng chí hi sinh, trong đó có 1 trung đoàn trưởng. Trên 1 500 đồng chí bị thương. Tỉ lệ tiêu hao giữa địch và ta là 1 trên 1.

- Trong chiến dịch này đã huy động 25 ngàn bộ đội. Thương vong chưa đầy 2% không phải là lớn. Nhiều đồng chí bị thương sẽ trở lại đơn vị.

- Ở Việt Nam chưa có chiến dịch nào số thương vong nhiều như thế này!

- Bộ đội Việt Nam đã chuyển sang giai đoạn đánh lớn. Rồi đây còn phải chấp nhận những tổn thất lớn hơn nhiều. Pháo binh của đế quốc Pháp rất giỏi!

- Tôi nghĩ là phải tìm ra một cách đánh địch hiệu quả hơn.

Ngày 5 tháng 4 năm 1951 chiến dịch Hoàng Hoa Thám kết thúc. Chiến dịch để lại cho tôi một ấn tượng nặng nề.

Sau này chúng ta mới biết chiến dịch Hoàng Hoa Thám tiếp nối ngay sau chiến dịch Trung Du đã khiến cho Đờ Lát bắt đầu “lo lắng nhận ra khó khăn cực độ trong nhiệm vụ mà mình thực hiện”(1).

Đờ Lát buộc phải làm trái với tính cách của mình là giữ lại những binh đoàn cơ động tránh một cuộc đụng độ ở vùng rừng núi, kiên nhẫn chờ quân ta cạn lương thực rút lui. Đờ Lát đã tâm sự với viên quan ba tùy tùng Roayê (Royer): “Thật kinh khủng, cái công việc mà tôi đã dấn thân vào. Đến bây giờ tôi thực sự chưa hoàn toàn biết giải thích ra sao!”(2).


(1)Yves Gras, Sđd, tr.398.
(2)Như trên. Câu nói của Đờ Lát: “cest terrible, ce dans quoi je me suis engagé. Je ne m’ en rendais pas vaiment, complètement compte jusqu’ à prèsent”.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #46 vào lúc: 19 Tháng Sáu, 2009, 09:03:40 am »

Chương sáu

VỀ ĐỒNG BẰNG

1

Từ chiến dịch Hoàng Hoa Thám về, tôi tới gặp anh Trường Chinh. Đồng chí Tổng bí thư vẫn vui vẻ như những lần tôi từ mặt trận trở về. Ở anh, là sự kết hợp giữa tính nguyên tắc, cẩn trọng của nhà cách mạng được tôi luyện qua nhiều năm hoạt động bí mật với tính đôn hậu, trung thực gần như bẩm sinh, là một hình ảnh không thay đổi lúc nào cũng mang lại sự ấm áp vầ tin cậy.

Suốt chiến dịch, báo cáo gửi về Trung ương rất đều đặn. Anh Trường Chinh đã biết rõ việc tiêu diệt sinh lực địch trong chiến dịch còn hạn chế. Anh hỏi tôi:

- Anh đã nhận được nghị quyết tháng 3 của Trung ương chưa?

- Tôi đã nhận được.

Hội nghị Trung ương họp lúc tôi đang ở mặt trận. Nghị quyết Trung ương một lần nữa lại xác định: “Cuộc đấu timh của ta là cuộc đấu tranh trường kì và gian khổ: và “tự lực cánh sinh là chính”. Đảng ta đã nhìn thấy con đường phía trước còn nhiều chông gai.

Tôi báo cáo với đồng chí Tổng bí thư những nguyên nhân dẫn tới kết quả rất hạn chế của chiến dịch. Anh Trường Chinh nói:

- Đánh nhau thể nào cũng có trận được, trận không. Mình khôn, nhưng phải nghĩ địch cũng khôn. Mình đã diệt 2 binh đoàn địch ở biên giới, vừa rồi suýt nữa thì diệt gọn GM3 ở Trung Du, địch đã rút kinh nghiệm nên lần này chúng không mắc lừa ta. Có tiếp tục “đánh điểm diệt viện” thì cũng phải biến hóa. Cần tổ chức tổng kết thật kĩ để rút ra bài học.

- Chúng tôi đã triệu tập cán bộ về trước trong khi đơn vị đang rút quân để tiến hành hội nghị tổng kết. Mời anh tới dự.

Anh Trường Chinh nói:

- Cuối tháng Ba, Bác và Trung ương đã nhận được báo cáo của anh và anh Nguyễn Chí Thanh đề nghị sau chiến dịch Hoàng Hoa Thám sẽ mở chiến dịch tại Liên khu 3, không đánh Móng Cái. Liên khu 3 báo cáo lên đã chuẩn bị cả rồi, đồng bào rất mong bộ đội về. Đánh đồng bằng khó, nhưng hiện nay ngoài trung du và đồng bằng chưa có nơi nào khác! Trung ương thấy nên mở một chiến dịch nữa trước mùa mưa. Bộ đội cần củng cố và nghỉ ngơi bao nhiêu thời gian?

- Chiến dịch vừa rồi không tiêu diệt được nhiều sinh lực địch nên cán bộ, chiến sĩ đều mong đánh tiếp. Sẽ mở chiến dịch ở Liên khu 3, nhưng cụ thể là đâu, xin báo cáo với Trung ương sau. Tôi nghĩ chỉ sau vài tuần, bộ đội có thể lên đường.

Anh Trường Chinh hẹn sẽ tới dự hội nghị tổng kết.

Trở về cơ quan, thấy có đoàn cán bộ vừa ở Liên khu 3 về đang báo cáo, tôi vào nghe luôn. Ngay trong thời gian ta tiến hành chiến dịch ở Đông Bắc, Bộ Tổng tham mưu đã phái cán bộ xuống Liên khu 3 tìm hiểu tình hình.

Qua các báo cáo, tôi được biết vì phần lớn những đơn vị Âu Phi bị dồn lên phía bắc đối phó với ta, nên lực lượng địch ở phía nam đồng bằng Liên khu 3, hầu hết là ngụy binh. Tại đây, quân cơ động ít, thế bố trí của địch phân tán, công sự chưa được củng cố nhiều. Điếu đáng lo ngại là địch đã lợi dụng một số giáo dân lập tề vũ trang ở nhiều nơi, và tổ chức một mạng lưới gián điệp khá nguy hiểm. Sau khi nắm được ý định của Trung ương, Liên khu 3 đã xúc tiến công việc chuẩn bị chiến trường. Đồng chí Văn Tiến Dũng được cử làm trưởng ban chuẩn bị.

Mạng đường sá từ Việt Bắc về Liên khu 3 vào tới Thanh Hóa đã thông suốt. Về lương thực, huy động được 5.000 tấn thóc, một số thực phẩm. Vụ chiêm năm nay lại được mùa. Liên khu ủy đã mở lớp cán bộ phục vụ chiến dịch gồm 200 chi ủy viên và huyện ủy viên.

Theo đánh giá của các đồng chí vừa đi về thì so với các tỉnh ở Liên khu 3, Ninh Bình là nơi địch yếu hơn cả.
Tôi sang Điềm Mạc gặp Bác.

Nghe tôi báo cáo tình hình xong, Bác nói đã trao đổi với đồng chí Trường Chinh. Đờ Lát bề ngoài hùng hổ, nhưng không phải là anh hăng máu vịt mà rất khôn ngoan. Cũng không nên coi thường Xalăng. Chính Xalăng đã quyết định không đưa viện lên Đông Bắc trong khi Đờ Lát còn ở Pari. Nhưng cũng có thể nói: cả Đờ Lát và Xalăng vẫn còn e chủ lực ta! Trước chiến dịch Biên Giới, quân địch chỉ mong tìm được chủ lực ta đánh một trận để tiêu diệt. Bây giờ chủ lực ta đi tìm nó, chọc tức nó mà nó vẫn bấm bụng ngồi yên một chỗ không dám giao chiến với ta! Không nói là nó hoàn toàn sợ ta, nhưng nó còn đang phải chuẩn bị, nó sẽ chờ lúc có lợi, tìm nơi có lợi để quyết chiến với ta.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #47 vào lúc: 19 Tháng Sáu, 2009, 09:05:26 am »

- Thưa Bác, nhiệm vụ tiêu diệt nhiều sinh lực địch lúc này rất cần, nhưng nếu thưa tiêu diệt được nhiều địch thì cũng phải đánh để nâng đỡ phong trào chiến tranh du kích. Mỗi lần ta mở chiến dịch là đồng bào hậu địch đỡ được những trận càn và chiến tranh nhân dân rất lên.

- Chú nói đúng.

Bác trầm ngâm rồi nói tiếp:

- Tình hình Triều Tiên đã tốt hơn. Chí nguyện quân Trung Quốc dùng chiến thuật “nhân hải” nên đã đẩy lùi quân Mỹ về vĩ tuyến 38. Trung Quốc có trên 400 triệu dân mới làm được như vậy. Ta phải đánh theo cách của ta. Phải hết sức tiết kiệm xương máu của chiến sĩ. Quân không cần đông. Dân ta nghèo, quân nhiều lấy gì mà nuôi!?Trần Quốc Tuấn nói: “Quân quý ở tinh, không quý ở nhiều”! Bao giờ thì xây dựng xong 5 đại đoàn?

- Cố gắng trong năm nay, vừa tổ chức vừa trang bị xong. Vũ khí một phần dựa vào bạn, một phần lấy của địch, một phần do ta sản xuất.

- Mình nghĩ cũng chỉ cần 5 hoặc 6 đại đoàn. - Bác nói.

Trung tuần tháng Tư, Bộ Chính trị họp dưới sự chủ tọa của Bác nghe báo cáo về chiến dịch Hoàng Hoa Thám và chủ trương mở tiếp một chiến dịch trước mùa mưa. Sau khi báo cáo về kết quả, những khó khăn, những hạn chế của chiến dịch, tôi nói Tổng quân ủy đã quyết định trong tổng kết chiến dịch sẽ tiến hành tự phê bình để rút kinh nghiệm, đề nghị Bác và anh Trường Chinh tới dự hội nghị tổng kết chiến dịch.
Bác nói:

- Tự phê bình là cần, nhưng tự phê bình phải tăng cường đoàn kết, rút ra được bài học, kinh nghiệm, xây dựng được lòng tin vào chiến dịch sau.

Trong cuộc họp này, Bộ Chính trị quyết định mở chiến dịch Hà Nam Ninh thuộc Liên khu Nam Đồng Bằng của. địch. Bác lưu ý phải đặc biệt chú ý công tác tranh thủ đồng bào công giáo vì kẻ địch ở đây có những mưu mô thâm độc nhằm lợi dụng tôn giáo để chống lại kháng chiến, chống lại cách mạng.

Ngày 20 tháng 4 năm 1951, Trung ương ra nghị quyết mở chiến dịch Quang Trung (bí danh của chiến dịch Hà Nam Ninh) ở Liên khu 3, nhằm tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch, phá tan khối ngụy binh, đẩy mạnh chiến tranh du kích và tranh thủ nhân dân. Đảng ủy chiến dịch gồm các đồng chí: Võ Nguyên Giáp, Nguyễn Chí Thanh, Lê Thanh Nghị, Văn Tiến Dũng, Hoàng Văn Thái, Hoàng Sâm. Tôi là bí thư đảng ủy, chỉ huy trưởng chiến dịch.

Ngày 26 tháng 4, Hội nghị kiểm điểm chiến dịch Đường 18 được tổ chức tại khu căn cứ. Bác tới hội nghị.
Người nói:

- Chú trọng phê bình mình trước, phê bình người sau, phê bình mình là chinh, phê bình người là phụ. Tự phê bình và phê bình cốt để thống nhất tư tưởng. Tư tưởng có thống nhất, hành động mới thống nhất.

Tất cả mọi người phải có tinh thần phụ trách. Trước khi làm phải thảo luận cho kỹ, để chủ trương cho đúng và kế hoạch cho sát và khi ã quyết định rồi thì phải tuyệt đối phục tùng, phải vững lòng tin tưởng, phải quyết tâm thực hiện không một chút do dự.

Cán bộ cần phải thương yêu đội viên. “Từ tiểu đội trưởng trở lên, từ Tổng tư lệnh trở xuống, phải săn sóc đời sống vật chất và tinh thần của đội viên, phải xem đội viên ăn uống như thế nào, phải hiểu nguyện vọng và thắc mâc của đội viên. Bộ đội chưa ăn cơm, cán bộ không được kêu mình đói. Bộ đội chưa đủ áo mặc, cán bộ không được kêu mình rét. Bộ đội chưa đủ chỗ ở, cán bộ không được kêu mình mệt. Thế mới dân chủ, mới đoàn kết, mới tất thắng.

Quân đội đánh giặc là vì dân, nhưng không phải là “cứu tinh” của dân, mà có trách nhiệm phụng sự nhân dân. Phải làm cho dân tin, dân phục, dân yêu. Mỗi quân nhân phải là một cán bộ tuyên truyền bằng việc làm của quân đội. “Dân như nước, quân như cá”, phải làm cho dân hết sức giúp đỡ mình thì mình mới đánh thắng giặc”.

Sau chiến dịch Hoàng Hoa Thám, đây là lần thứ hai, Bác nói về mục đính và tác phong phê bình. Bác đã nhìn thấy cái gì sẽ diễn ra sau một trận đánh gặp nhiều khó khăn. Trong phê bình, trước hết là tự phê bình. Điều này đã mang lại một chất lượng mới trong những cuộc kiểm điểm rút kinh nghiệm, vì không ai hiểu được những lỗi lầm của từng người trong một trận đánh bằng bản thân người trực tiếp tham gia chiến đấu. Khi mỗi người đã nói rõ được những ưu, khuyết điểm của mình thì những lời góp ý kiến, phê phán của chung quanh cũng ít đi. Cuộc kiểm điểm rõ ràng là đạt kết quả tốt, vì nó bắt nguồn từ sự tự giác Mọi người lại phấn khởi lên đường đi vào chiến dịch thứ tư liên tiếp trong vòng tám tháng. Cũng từ đó ta thường nói “tự phê bình và phê bình” thay cho “phê bình và tự phê bình”.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #48 vào lúc: 19 Tháng Sáu, 2009, 09:07:22 am »

2

Châu thổ sông Hồng là vùng đồng bằng lớn thứ hai của cả nước chỉ đứng sau đồng bâng sông Cửu Long. Với 900.000 héc ta đất nông nghiệp và một phần sáu dân số của Việt Nam, đồng bằng Bắc Bộ được coi là kho người, kho của. Ở đây có một hệ thống đường bộ, đường thủy, đường sắt, đường không nối liền miền Bắc với miền Trung, miền Nam, và thế giới bên ngoài. Gần 200 kilômét bờ biển với nhiều cửa sông lớn nhỏ, thuận tiện cho tàu, thuyền ra vào. Ngoài khơi có nhiều hòn đảo như Bạnh Long Vĩ, Long Châu, Cát Bà, Cát Hải... là những vị trí tiền tiêu lợi hại và bảo vệ đất hến nằm trên biển Đông.

Đồng bằng Bắc Bộ giữ một vị trí đặc biệt quan trọng trong chiến tranh vì có thủ đô Hà Nội, và nằm tiếp giáp với Việt Bắc, căn cứ địa của cả nước. Năm đầu kháng chiến toàn quốc, quân Pháp mới chiếm Hà Nội và một số thành phố, thị xã như Hải Phòng, Hải Dương, Kiến An, Hà Đông, Nam Định và những vùng phụ cận trên dưới 10 kilômét. Nhưng Đảng ta đã dự đoán sớm muộn địch sẽ mở rộng chiếm đóng ở đồng bằng Bắc Bộ.

Ngày 25 tháng 11 năm 1948, Chính phủ ra sắc lệnh thành lập Liên khu 3, gồm 12 tỉnh: Hải Phòng, Kiến An, Thái Bình, Hưng Yên, Hải Dương, Hà Nội, Hà Đông, Sơn Tây, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình và Hòa Bình. Đây là sự hợp nhất các chiến khu 2, 3 và 11. Diện tích Liên khu khoảng 16.000 kilômét vuông. Phía đông giáp với biển Đông. Phía bắc, và tây - bắc tiếp giáp các tỉnh trung du: Quảng Yên, Bắc Ninh, Bắc Giang, Phúc Yên, Vĩnh Yên, Phú Thọ. Phía tây và tây - nam tiếp giáp Sơn La, Thanh Hóa. Liên khu ủy 3 được Đảng chỉ định gồm các đồng chí: Nguyễn Văn Trân, Lê Thanh Nghị, Đỗ Mười, Lê Quang Hòa, Nguyễn Khai; đồng chí Nguyễn Văn Trân là bí thư. Tư lệnh liên khu là thiếu tướng Hoàng Sâm, đồng chí Lê Quang Hòa là chính ủy, đồng chí Hoàng Minh Thảo là liên khu phó.

Liên khu 3 có 6 trung đoàn chủ lực: 34, 42, 48, 52 (vốn là trung đoàn Tây tiến), 64, 66. Lực lượng tuy đông, nhưng trang bị còn rất thiếu thốn. Bộ đội ta hoạt động theo phương thức “đại đội độc lập, tiểu đoàn tập trung” đánh nhỏ, đạt hiệu suất cao. Phong trào dân quân du kích tại đồng bằng rất phát triển. Đến cuối năm 1948, toàn liên khu đã xây dựng được 480 làng kháng chiến. Mỗi làng có lũy tre dày đặc bao quanh, hào giao thông, hầm hố chiến đấu, hầm cất giấu lương thực, hầm bí mật, trạm canh gác... Trong những đợt càn quét, số lấn địch đánh vào làng kháng chiến chiếm ba phần tư tổng số những cuộc tiến công. Địch dùng cả máy bay, đại bác phá hủy các công sự, rào lũy và khi lọt được vào làng chúng thường đốt phá, bắn giết rất dã man. Ớ những làng kháng chiến như Vật Lại (Sơn Tây), Tam Hưng (Hà Đông), Nông Hóa (Hòa Bình), Liên Minh (Nam Định), nhiều làng kháng chiến dọc đường 5 thuộc các huyện Bình Giang, Thanh Hà, Kim Thành (Hải Dương), Ân Thi, Khoái Châu (Hưng Yên)... từng đại đội, tiểu đoàn địch tiến công cả ngày, thậm chí hai, ba ngày liền bị tổn thất nhiều mà vẫn không lọt được vào làng. Đường số 5 nối liền Hà Nội với cảng Hải Phòng trở thành một mặt trận, thường xuyên “nổi sấm” lật đổ từng đoàn tàu, tiêu diệt nhiều xe vận tải của địch. Kết hợp với những hoạt động quân sự chống càn, đánh giao thông, tiêu diệt những đồn bốt lẻ..., các cuộc đấu tranh chống giặc bắt lính cùng với công tác địch vận diễn ra trên diện rộng. Mỗi người dân trở thành một cán bộ địch vận. Nhiều binh sĩ, sĩ quan ngụy đã chống lệnh đi bắn giết nhân dân, đào ngũ tập thể, quay súng bắn lại địch và làm nội ứng cho lực lượng vũ trang ta. Chỉ riêng Đông Xuân 1948-1949, ta đã đánh 14 trận nội ứng diệt 14 đồn giặc. Hơn 2.000 lính ngụy mang súng ra hàng, hoặc vứt súng trở về quê hương. Quân địch đóng tại những thành phố, thị xã thực tế là nằm trong vòng vây của phong trào chiến tranh nhân dân rộng lớn. Các tuyến đường giao thông của địch từ Hà Nội với một số tỉnh chung quanh, đặc biệt là đường Hà Nội - Hải Phòng luôn luôn bị uy hiếp.

Cuối năm 1949, sau khi Giải phóng quân Trung Quốc tiến xuống Hoa Nam, Pháp đã có chủ trương chiếm đóng toàn thể đồng bằng Bắc Bộ hình thành một tuyến ngăn chặn chiến lượt trên miền Bắc, giành kho người, kho lương thực, phá cuộc chuẩn bị Tổng phản công của ta, bảo vệ con đường huyết mạch từ Hà Nội xuống cửa biển Hải Phòng, đề phòng trường hợp phải rút khỏi miền Bắc. Từ tháng 10 năm 1949 đến tháng 5 năm 1950, địch tổ chức 6 cuộc hành binh lớn đánh chiếm 8 tỉnh vùng đồng bằng Liên khu 3. Chúng mở liên tiếp những trận càn quét bình định, càn quét tới đâu, lập ngay ngụy quân, ngụy quyền, xây dựng đồn bốt tới đấy. Đồn bốt địch ken dày các tỉnh đồng bằng, chia cắt vùng châu thổ sông Hồng thành nhiều ô nhỏ. Giặc Pháp dùng mọi thủ đoạn khủng bố, mua chuộc, khống chế đồng bào ta, làm cho dân chúng sợ không dám ủng hộ kháng chiến. Đặc biệt, chúng lợi dụng tín ngưỡng của giáo dân và sử dụng một số cha cố phản động để gây chia rẽ lương - giáo, phá khối đoàn kết dân tộc, lôi kéo những người có đạo chống phá cách mạng. Tại vùng tạm bị chiếm, nếu phát hiện nơi nào có lực lượng vũ trang ta, chúng lập tức tung quân bao vây tiến công tiêu diệt hoặc đẩy bật lực lượng ta ra khỏi địa bàn.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #49 vào lúc: 19 Tháng Sáu, 2009, 09:10:06 am »

Tháng 3 năm 1950, Bộ Tổng tư lệnh đã có huấn lệnh “Về nhiệm vụ quân sự năm 1950 cho Liên khu 3” (Huấn lệnh số 62HL/A3 ngày 15 tháng 3 năm 1950) xác định đồng bằng Bắc Bộ là nơi cung cấp phần lớn nhân lực, vật lực cho kháng chiến ở Bắc Bộ, vì vậy địch sẽ mở rộng phạm vi chiếm đóng để gây cản trở cho chuẩn bị Tổng phản công, và dự đoán cuộc chiến đấu ở chiến trường Liên khu 3 sẽ ngày càng trở nên ác liệt hơn, bộ đội và đồng bào Liên khu 3 sẽ gặp nhiều khó khăn gay gắt. Nhưng những khó khăn này chỉ có tính chất tạm thời, bộ đội và nhân dân Liên khu 3 với truyền thống đấu tranh bất khuất, kiên cường và những tiềm năng to lớn nhất định sẽ vượt qua.

Địch chiếm đóng toàn bộ Liên khu 3 gây cho ta nhiều khó khăn mới. Hậu phương trực tiếp của chiến trường đồng bằng bị thu hẹp, chỉ còn lại vùng rừng núi Kim Bảng (Hà Nam), Lạc Thủy, Kim Bôi, Tân Lạc (Hòa Bình), Gia Viễn, Nho Quan (Ninh Bình).

Để chuẩn bị chuyển sang đánh lớn, 3 trung đoàn của Liên khu được tập trung để thành lập đại đoàn 320, 1 trung đoàn kết hợp với bộ đội Liên khu 4 thành lập đại đoàn 304, 1 trung đoàn khác chuyển sang xây dựng đơn vị lựu pháo 105. Bộ đội chủ lực của Liên khu thời gian này chỉ còn lại trung đoàn 42.

Tháng 9 năm 1950 phối hợp với chiến dịch Biên Giới, lực lượng vũ trang Liên khu 3 cùng với đại đoàn 304 đã mở chiến dịch Trần Hưng Đạo  ở Ninh Bình và vùng hậu địch, loại khỏi vòng chiến đấu gần 700 quân địch, tiêu diệt và bức rút 44 vị trí, lật đổ 3 đoàn tàu và phá hủy nhiều xe quân sự địch. Nhận thấy tinh thần sa sút của quân địch sau thất bại ở biên giới, Liên khu ủy 3 quyết định không bỏ lỡ thời cơ. Trong tháng 11 năm 1950, thực hiện chủ trương của Liên khu ủy, các tỉnh đồng bằng đều đẩy mạnh đánh du kích, xây dựng làng kháng chiến, chống địch càn quét. Bộ đội và du kích bao vây quấy rối các đồn bốt địch làm chúng mất ăn mất ngủ. Ở một số nơi, đêm đêm du kích tổ chức hành quân với lực lượng rất đông, mang theo những khẩu pháo giả làm bằng thân cây chuối, kết hợp với việc tung tin “chủ lực Việt Minh” đã về làng. Quân địch hoảng hốt bỏ đồn rút chạy về thị trấn. Phong trào chiến tranh du kích nổi lên như sóng cồn quét đi từng mảng tổ chức ngụy quyền ở cơ sở. Quân địch phải co lại cố thủ trong đồn không dám ra ngoài. Ngày 6 tháng 12 năm 1950, địch rút chạy khỏi thị xã Hòa Bình. Bên tả ngạn sông Hồng, mỗi tỉnh đã có hàng chục căn cứ nhỏ sau lưng địch. Đặc biệt tại Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình ta mở được khu du kích và căn cứ du kích Nam - Bắc sông Luộc, trong đó có căn cứ du kích liên hoàn Tiên - Duyên - Hưng thuộc ba huyện phía bắc tỉnh Thái Bình. Căn cứ Tiên - Duyên - Hưng trở thành một điểm tựa rừng chắc, một bàn đạp tiến công của ta ở đồng bầng. Ở hữu ngạn sông Hồng, quân địch đối phó quyết liệt nhưng chúng ta cũng khôi phục được nhiều cơ sở, xây dựng được một số khu du kích sau lưng địch ở Hà Đông, Hà Nam, Ninh Bình.

Cuối tháng 12 năm 1950, phối hợp với chiến dịch Trung Du, lực lượng Liên khu 3 và đại đoàn 320 mở chiến dịch Mùa Xuân tại khu vực tây - bắc tỉnh Sơn Tây, qua bảy ngày chiến đấu đã tiêu diệt và bắt sống hơn 700 địch, thu vũ khí đủ trang bị cho một tiểu đoàn chủ lực và một đại đội địa phương, phá vỡ một mảng tề dõng ở khu vực tây bắc Sơn Tây.

Mặc dù phải đương đầu với những cuộc tiến công liên tiếp trên mặt trận chính, nhưng Đờ Lát vẫn coi trọng việc đối phó với chiến tranh du kích đang làm mục ruỗng đồng bằng Bắc Bộ, nơi ông ta đã đánh giá là có vai trò quyết định trong chiến tranh Đông Dương. Đờ Lát chia lại vùng châu thổ sông Hồng thành ba khu. Ngoài khu nam (zone sud) đã có từ trước, sở chỉ huy đặt tại Nam Định, Đờ Lát lập thêm khu tây (zone ouest), với sở chỉ huy ở Hà Nội, và khu bắc (zone nord), với sở chỉ huy ở Hải Dương. Tư lệnh khu kiêm cả trách nhiệm bảo vệ lãnh thổ và tiến hành tác chiến.

Sau chiến dịch Trung Du, Đờ Lát lập tức cho các binh đoàn cơ động quay về đồng bằng càn quét, bình định. Những trận càn diễn ra với quy mô lớn hơn trước nhiều. Trong tháng 2 và tháng 3 năm 1951, lực lương vũ trang và nhân dân Liên khu 3 phải liên tiếp đối phó với những cuộc vây quét của những binh đoàn cơ động. Cường độ đánh phá của địch chỉ giảm đi trong thời gian bộ đội chủ lực ta mở cuộc tiến cóng trên đường 18. Nhưng chiến dịch Hoàng Hoa Thám vừa kết thúc, những cuộc càn lớn lại tiếp tục một cách dữ dội hơn: Đờ Lát rất lo ngại chiến tranh du kích phát triển ở đồng bằng, đe dọa phía sau quân đội viễn chinh. Lo lắng của Đờ Lát tập trung vào vùng Vĩnh Bảo, Hải Dương, nơi trung đoàn 42 của Liên khu 3 đang đứng chân.

Ngày 18 tháng 4 năm 1951 , Đờ Lát huy động 15 tiểu đoàn bộ binh, 4 cụm pháo, 2 thủy đội xung kích và xe bọc thép tập trung ở Ninh Giang để mở một cuộc tảo thanh trong vùng. Cuộc hành binh do tướng Đờ Linarét (De Linarès), tư lệnh Bắc Bộ chi huy. Ngày 19 tháng 4, ba binh đoàn cơ động bắt đầu càn quét khu vực trong khi tàu chiến địch tuần tiễu trên các con sông, xe tăng và những tiểu đoàn địa phương chiếm giữ mọi con đường, chia cắt khu vực thành từng ô. Những toán nhỏ binh lính đi trước thăm dò, nếu gặp bộ đội, du kích ta nổ súng thì đại bộ phận quân địch dồn tới bao vây, dựa vào hỏa lực pháo binh và sức mạnh của xe tăng để tiêu diệt. Đi sau mỗi binh đoàn có một tiểu đoàn chuyên làm nhiệm vụ lùng sục các làng, khống chế dân chúng. Qua một tuần càn quét, ngày 26 tháng 4, binh lính Pháp tới bờ biển vẫn chưa phát hiện trung đoàn 42. Nhưng buổi nhiều, binh đoàn cơ động số 1 bị 2 tiểu đoàn địa phương chặn đánh ở An Cơ. Sau đó những trận tập kích của trung đoàn 42 đã diễn ra tại những nơi quân Pháp không hề chờ đợi. Nó bắt đầu cũng như kết thúc rất nhanh khiến lực lượng cơ động của địch rất đông và mạnh không kịp đối phó. Cuối cùng, sau nưa tháng cànquét, ngày 5 tháng 5, Đờ Linarét phát hiện được trung đoàn 42 đang có mặt ở Kẻ Sặt. Đờ Linarét ra lệnh cho tướng Bécsu (Berchoux) tập trung lực lượng mở một cuộc hành binh mang tên “Bò sát” (Reptile) để quyết định số phận trung đoàn 42 và kết thúc cuộc hành binh đã quá kéo dài. Cuộc tiến công được chuẩn bị kỹ lưỡng và triển khai ban đêm. Nhưng khi tiến vào Kẻ Sặt, thì toàn bộ trung đoàn 42 cũng như bộ đội địa phương và dân quân du kích đều đã biến khỏi đây.

Quân địch đã không thể tiêu diệt được lực lượng vũ trang ta rất quen thuộc địa hình lại được nhân dân che chở. Nhưng do tương quan lực lượng quá chênh lệch, sau nhiều trận càn như vậy, hầu hết các khu du kích, căn cứ du kích của ta vừa được xây đựng hoặc phục hồi từ chiến dịch Biên Giới lại chuyển thành vùng tạm bị chiếm.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM