Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 07:02:13 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Chuyện người tiếp nhận đầu hàng ngày 30-4-1975 và vai trò của Bùi Tín ở Dinh Độc Lập  (Đọc 156788 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
altus
Moderator
*
Bài viết: 1782



« Trả lời #250 vào lúc: 02 Tháng Tư, 2012, 07:48:38 pm »

Nếu có thể, các bác tập trung vào chuyên môn chủ đề tô bích cho. Chuyện ông Bùi Tín bây giờ thế nào theo tôi không phải là điểm nhấn.  Cool
Logged
danviet
Thành viên
*
Bài viết: 234


« Trả lời #251 vào lúc: 21 Tháng Tư, 2012, 07:42:14 am »

Bức ảnh này không phải được chụp trong phòng thu thanh nên không có thứ tự như lời nhân chứng! Vì như nhà báo Tây Đức kể lại "Tôi ngồi ngay trước micro" thì ở đây rõ ràng không có cái micro nào cả! Vả lại trước mặt nhà báo này và DVM phải là cái cửa kính ngăn với nhân viên kỹ thuật, muốn chụp được ảnh phải đứng bên trong phòng kỹ thuật và chụp qua cửa kính, chắc bức ảnh sẽ khác như thế này.

Rõ là có một cái micro mà bác. Bác xem lại kĩ phần em khoanh dấu đỏ dưới đây nhé.

Đúng là có micro, nhưng vẫn là ảnh ngoài phòng thu bác ạ. Còn đoạn miêu tả sự hiện diện các nhân vật thì là ở phòng phát.

Có một chi tiết ở đây
<a href="http://www.youtube.com/watch?v=H6M67sX3U9Y" target="_blank">http://www.youtube.com/watch?v=H6M67sX3U9Y</a>
các bác xem ở 6:37 ... về khoảng thời gian 20 -30 phút mà ông Thệ đưa ra Huh
Hai xe xuất phát cùng lúc. Lái xe cho ông Tùng là một nhà báo, chắc chắn thông thạo đường xá. Khoảng cách từ Dinh Độc Lập tới Đài phát thanh là bao xa Huh Vì lẽ gì mà ông Tùng tới muộn như vậy?

Trong đoạn video này, ở 3:50, giọng của người chỉ đạo cho nhà báo Đức không phải một giọng Bắc
<a href="http://www.youtube.com/watch?v=OHwf5O3QxTg" target="_blank">http://www.youtube.com/watch?v=OHwf5O3QxTg</a>


Kết luận của hội thảo tóm tắt như sau:
...
3/ Dương Văn Minh cầm đọc thử nhưng "Chữ cán bộ xấu quá tui không đọc được" vì thế Bùi Văn Tùng đã chép lại lời tuyên bố đầu hàng sang 1 tờ giấy khác.

Còn ở đây
Trích dẫn
Dương Văn Minh nói: “Chữ chỉ huy khó xem quá, tôi đọc không được”. Thế là tôi phải đọc để ông Minh chép lại. Còn việc Lời tuyên bố đầu hàng cho Dương Văn Minh do tôi viết không thật khớp với lời ông Minh trên Đài Phát thanh là do khi đọc lại cho ông Minh chép, chúng tôi có chỉnh lại một lần nữa. (Trung tướng Phạm Xuân Thệ chỉ vào mình trong bức ảnh thứ 4-PV).
...
Còn Lời tuyên bố đầu hàng cho Dương Văn Minh khớp với bản viết tay của anh Bùi Tùng, theo tôi được biết là anh Bùi Tùng đã chép lại, căn cứ vào Lời tuyên bố đầu hàng của Dương Văn Minh đọc trên Đài Phát thanh. Việc làm này được anh Tùng thực hiện khi được Quân đoàn 2 yêu cầu.

Vậy thì hoặc ông Thệ mâu thuẫn, hoặc "Kết luận của hội thảo" kia là không chính xác.

Trích dẫn
Quân đoàn 2 yêu cầu

Không biết có gì khẳng định yêu cầu này của Quân đoàn 2? Quân đoàn 2 yêu cầu dựa vào cái gì? Yêu cầu một người chép lại văn bản của một người khác?
Ông Tùng khi "chép lại" cũng không nên, ông gạch xóa, bổ xung ở một số chỗ. Chắc có lẽ tai ông không được rõ lắm.


Logged
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #252 vào lúc: 24 Tháng Tư, 2012, 06:45:13 pm »

Những chi tiết do nhà báo Đức cung cấp có vẻ đã không được hội thảo xem xét thì phải.
Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
tamhang59
Thành viên
*
Bài viết: 16

Lưới A22 vi.wiki


« Trả lời #253 vào lúc: 01 Tháng Năm, 2012, 04:48:59 pm »

Trích dẫn
Tương tự như 3 xe 384 sẽ chỉ có 1 cái thật, tôi đưa ra 3 cái này (ảnh sưu tầm) và hỏi cái nào là cái "xịn" :

http://i479.photobucket.com/albums/rr153/Giangtvx/ButtichcuaTung.jpg

http://i479.photobucket.com/albums/rr153/Giangtvx/Vankiendauhang13hc.jpg

http://i479.photobucket.com/albums/rr153/Giangtvx/Vankiendauhang13h.jpg

và kèm theo 1 vài nhận xét:

- Cả 3 đều cùng kiểu nét chữ (có lẽ do cùng 1 người viết theo anh Năng đó là của Chính ủy Bùi Tùng)
- Những chỗ chữa, chỗ sửa cơ bản là giống nhau
- Viết trên 3 loại giấy với 3 màu khác nhau (xanh, hồng, trắng)

Giám đốc Bảo tàng cho biết: chẳng cái nào là xịn cả. Tất cả đều "phục chế" sau này.

Xem xét kỹ ảnh chụp ba tài liệu này của Giangtvx; tôi thấy như sau.
Không rõ Giangtvx "khai quật ở đâu ra hai bản "hồng" và "xanh". Còn bản "trắng" (đúng hơn là "trắng ngả vàng")  thì tôi đã được tiếp cận nhiều lần, cả bản ảnh lẫn trực tiếp nhìn bằng mắt thường. Mặc dù số ký tự trong ba bản viết tay này khá ít. Nhưng vận dụng chút "của nhà trồng được", tôi thấy có một số sự khác biệt rất đáng kể giữa ba bản:
Bản 1 (bản hồng):
- Chữ "K" hoa có đầu nhọn;
- Chữ "t" thường có đầu sổ thẳng;
- Chữ "D" và "Đ" hoa viết bằng chữ in hoa;
- Chữ "a" thường được viết kín đầu;
- Chữ "b" thường viết bằng chữ viết thường;
- Chữ "ph" trong từ "địa phương" dùng chữ "ph" viết thường;
- Chữ "n" và "m" ở cuối từ có xu hướng kết thúc đi xuống hoặc đi ngang;
- Kiểu chữ nói chung là chữ tròn;
- Độ tỳ của nét bút nhấn mạnh vào nét đi xuống.

Bản 2 (bản xanh):
- Chữ "K" hoa có đầu tạo móc tròn (trừ chữ đầu tiên trong từ "kêu");
- Chữ "t" thường có móc tròn ở đầu;
- Chữ "D" và "Đ" hoa viết bằng chữ viết hoa;
- Chữ "a" thường được viết hở đầu;
- Chữ "b" thường viết bằng chữ in thường;
- Chữ "ph" trong từ "địa phương" dùng chữ "f" viết thường;
- Chữ "n" và "m" ở cuối từ có xu hướng kết thúc hất lên;
- Kiểu chữ nói chung là chữ oval;
- Độ tỳ của nét bút tương đối đồng đều.

Bản 3 (bản trắng ngả vàng):
- Chữ "K" hoa có đầu nhọn;
- Chữ "t" thường sổ thẳng xuống;
- Chữ "D" và "Đ" hoa viết bằng chữ in hoa;
- Chữ "a" thường được viết kín đầu;
- Chữ "b" thường viết bằng chữ viết thường;
- Chữ "ph" trong từ "địa phương" dùng chữ "ph" viết thường;
- Chữ "n" và "m" ở cuối từ có xu hướng kết thúc đi xuống hoặc đi ngang;
- Kiểu chữ nói chung là chữ tròn;
- Độ tỳ của nét bút rất đồng đều.

Dù biết chắc chắn rằng các bản này đều là phục chế nhưng về nguyên tắc bảo tàng học, trước hết phải phục chế một bản duy nhất mà hội đồng các nhà khoa học cho là gần gốc nhất (F1). Sau đó mới căn cứ vào bản F1 ấy mà sao chụp ra các bản khác (F1', F1''). Hy vọng bác Nguyễn Xuân Năng cũng như các nhà bảo tàng quân đội của ta sẽ có được cách làm khoa học hơn.
Logged

SAM-2MT
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #254 vào lúc: 07 Tháng Năm, 2012, 09:41:37 am »

@tamhang59 :

- 3 cái ảnh đó là do sưu tầm trên mạng (và 3 nhận xét trong phần bác trích dẫn là của cá nhân tôi), tôi chỉ mang ra hỏi bác Năng chứ không có liên quan gì đến cách làm việc (khoa học hay không khoa học) của "bác Nguyễn Xuân Năng cũng như các nhà bảo tàng quân đội" cả

- Các ý khác của bác trong bài tôi hoàn toàn tán thành đặc biệt là phần nhận xét về nét chữ của các bản viết. Nhưng dựa vào sự phân tích đó có thể kết luận thế nào (do cùng 1 người viết hay do nhiều người viết)?
Logged

fddinh
Thành viên
*
Bài viết: 324


Mít sờ tơ Khù văn Khoằm


WWW
« Trả lời #255 vào lúc: 03 Tháng Mười, 2012, 07:42:21 pm »

Sau anh Bùi, giờ đến anh Chênh nổ:
Trích dẫn
Tôi có mặt tại đài phát thanh lúc ông Dương Văn Minh và Vũ Văn Mẫu được bộ đội chở đến để đọc lời đầu hàng. Theo nhật ký của tôi ghi lại sau thời điểm đó vài ngày, tôi đã cùng với vị chỉ huy bộ đội (sau nầy tôi biết đó là ông Bùi Tùng) soạn lời đầu hàng cho Dương Văn Minh đọc và lời tiếp nhận đầu hàng cho ông chỉ huy ấy đọc.
  Nguồn: http://huynhngocchenh.blogspot.com/2012/09/toi-va-viet-cong.html - Huỳnh Ngọc Chênh
Logged

Mít sờ tơ Khù văn Khoằm
5tan
Thành viên
*
Bài viết: 230


Đoàn kết hay là chết !


« Trả lời #256 vào lúc: 21 Tháng Mười Một, 2012, 11:15:26 pm »

Ông Dương Trung Quốc nghe dư luận đồn đoán là em con ông chú họ của ông Dương Văn Minh phải không các Bác ?
Logged

”Mau lên hỡi bạn xe thồ-Đường lên mặt trận vui mô cho bằng - Qua đèo rồi lại qua sông - Xe thồ đè bẹp xe tăng quân thù” - Tố Hữu
fddinh
Thành viên
*
Bài viết: 324


Mít sờ tơ Khù văn Khoằm


WWW
« Trả lời #257 vào lúc: 22 Tháng Mười Một, 2012, 11:30:53 am »

Ông Dương Trung Quốc nghe dư luận đồn đoán là em con ông chú họ của ông Dương Văn Minh phải không các Bác ?


Giờ mới nghe thế bác ạ.
Logged

Mít sờ tơ Khù văn Khoằm
tamhang59
Thành viên
*
Bài viết: 16

Lưới A22 vi.wiki


« Trả lời #258 vào lúc: 29 Tháng Mười Hai, 2012, 03:09:16 pm »

@ Giangtvx
Nếu các nhận định của tôi được xác nhận (dĩ nhiên chúng ta không đủ sức làm một cuộc giám định) thì ba viết bản lời tuyên bố đầu hàng này dù cùng một nội dung nhưng ít nhất do ba người viết khác nhau thảo ra. Tôi có thêm nhận xét là người viết bản hồng cố gắng bắt chước cho đúng kiểu chữ của người viết ở bản trắng ngà vàng; nhưng vẫn lộ ra ở điểm 2 (chữ "t") và điểm 9 (độ tỳ của nét bút). Đó là chưa kể đến nét kết thúc của chữ "g" (bản trắng ngả vàng: liền với dấu, bản hồng: tách rời). Cách bắt đầu chữ "V" (bản trắng ngả vàng: xổ thẳng xuống, bản hồng: có móc vòng). Còn bản nào là gốc thì đành phải nhờ đến các bác bên bảo tàng xem giúp.
Logged

SAM-2MT
fddinh
Thành viên
*
Bài viết: 324


Mít sờ tơ Khù văn Khoằm


WWW
« Trả lời #259 vào lúc: 07 Tháng Năm, 2015, 12:47:45 pm »

Mờ các bác mổ xẻ

Bùi Việt Hà đã viết một ghi chú mới: SỰ VIỆC THỰC SỰ DIỄN RA TẠI DINH ĐỘC LẬP SÁNG 30 THÁNG 4 NĂM 1975.

Hôm qua tôi đã viết 1 bài ngắn về đề tài này, thấy còn 1 số điều cần bổ sung chính xác hơn, nhất là các mốc thời gian, và vì có thêm tư liệu nên tôi quyết định viết lại bài này dưới dạng Notes. Có 1 chi tiết nhỏ nhưng quan trọng, là tại thời điểm năm 1975, múi giờ tại Hà Nội và Sài Gòn lệch nhau 1 tiếng. Tôi sẽ viết tất cả các mốc thời gian theo 2 múi giờ của Hà Nội và Sài Gòn. Nếu có sai sót gì thì thông tin ngay cho tôi.

Update 4: Bức ảnh tướng Dương Văn Minh (thứ 2 từ dưới lên) vừa được giải mã hoàn toàn về từng người trong ảnh, rất thú vị. Cám ơn anh Trần Kiến Quốc về thông tin thật hữu ích này. Trên bức ảnh này, từ trái qua phải:

- Cán bộ giải phóng tên Cả (quân báo e66).
- Sinh viên lấp ló phía sau, không rõ tên.
- Người xoay lưng lại là sinh viên cao học Lý - sinh Hà Thúc Huy, trưởng toán sinh viên khoa học, yểm trợ cho ông Thái điều hành ở Đài Phát thanh SG. Sau này là tiến sĩ, giảng viên Đại học Khoa học TP.HCM, đã về hưu.
- Nhà báo Tây Đức Borries Gallasch (phóng viên Truyền hình Đức & tờ Der Spiegel - Tấm gương).
- Tổng thống Dương Văn Minh.
- Hai bộ đội thuộc e66: trung úy Đam (sau là đại tá), Ước (cán bộ tỉnh Đồng Nai, nay đã về hưu).
- Người mặc đồ đen, đội nón trắng, chỉ tay cho phóng viên Đức chỉnh máy cassette là phóng viên Hà Huy Đỉnh (thông dich cho Gallasch).
- Nguyễn Hữu Thái, nguyên Chủ tịch Tổng hội Sinh viên Sài Gòn (1963-64), tay cầm tập giấy trắng.
- Đại úy Phạm Xuân Thệ (e66, sau là trung tướng, đã về hưu).

Như vậy, vai trò của đại úy Phạm Xuân Thệ đã được giải mã gần như hoàn toàn. Anh là một trong những nhân chứng lịch sử quan trọng khi là người đầu tiên vào vào nội các Dương Văn Minh và làm việc như một sĩ quan cao cấp của quân đội. Sau đó anh tham gia tích cực vào việc dẫn giải tướng Dương Văn Minh đế đài phát thanh, tại đây, vai trò chỉ huy tối cao giao cho anh Bùi Văn Tùng. Anh Thệ tại đây là người số 2.

Update 3: bổ sung thêm thông tin về tốp 2 xe tăng đầu tiên 390 và 843 vào Dinh Độc lập. Đây là 2 xe đầu tiên của đội hình lữ đoàn 203 thọc sâu. Ban đầu xe 390 của chính trị viên Vũ Đăng Toàn đi đầu, xe 843 của đại đội trưởng Bùi Quang Thận đi thứ 2. Cả 2 xe đều đi đến Dinh Độc lập dọc theo đường Nguyễn Thi Minh Khai (lấy tên đường hiện nay để dễ hình dung). Cả 2 xe đều biết là cần rẽ trái nhưng không ai biết là phải rẽ ở đâu. Xe 390 đi đầu đã bị đi lạc khi vượt quá đến tận trường trung học Lê Quí Đôn. Xe sau 843 tình cờ được 1 cô gái chỉ đường đã rẽ đúng tại ngã tư Paster để sau đó vào đường Thống nhất đến thẳng Dinh. Vì là xe đầu tiên, mà xe sau đã lạc đường nên Bùi Quang Thận đã quyết định nổ súng vào cổng Dinh, nhưng đạn không nổ. Anh đã cho xe húc vào cổng phụ 2 lần mà cổng này không đổ. Trên đoạn phim ta thấy rõ là xe 843 đâm vào trụ cổng phụ nên bị vướng tại đó. Một điều nữa cần viết lại là lúc đó Bùi Quang Thận hoàn toàn không biết trong Dinh đang có nội các chính quyền VNCH đang chờ bàn giao mà vẫn nghĩ đây là 1 trận đánh quyết định.

Update 2: tôi vừa bổ sung thêm 1 hình ảnh của xe 390 khi húc đổ cánh cửa vào Dinh Độc lập. Cũng vừa có thêm 1 tư liệu (có thể tin cậy) là nhà báo Bùi Tín và Nguyễn Trần Thiết (cả 2 đều là phóng viên báo QĐND) đã vào Dinh trong khoảng thời gian 12h-12h15 trước khi dẫn ông Dương Văn Minh sang Đài Phát thanh. Tuy nhiên theo suy luận cá nhân tôi thì cho rằng nhà báo Bùi Tín và Nguyễn Trần Thiết vào Dinh Độc lập vào buổi chiều, có thể cùng thời gian với đoàn của tướng Nguyễn Hữu An.

Update 1: Tại thời điểm trước khi các xe tăng đầu tiên của quân đoàn 2 vào Dinh thì đã có rất nhiều người, biệt động thành, tình báo, ... của quân giải phóng vào bên trong Dinh. Trong đoạn quay video của Neil Davis chúng ta thấy rõ 1 người của biệt động thành (người mặc áo trắng) đang chỉ dẫn cho xe 843 vào.

SỰ VIỆC THỰC SỰ DIỄN RA TẠI DINH ĐỘC LẬP SÁNG 30 THÁNG 4 NĂM 1975

Những gì thực sự diễn ra tại Dinh Độc Lập đúng 40 năm về trước rất có ý nghĩa lịch sử. Đã có rất nhiều bài viết, sách báo, phim ảnh, và cả các tranh luận xung quanh các thông tin mâu thuẫn nhau. Điều dễ hiểu là vì những phỏng vấn, hồi ký này không được mô tả ngay, mà thường sau vài chục năm, do vậy ngay bản thân những người trong cuộc cũng không thể nhớ chính xác. Mặt khác các sự kiện diễn ra tại Dinh Độc lập trong khoảng thời gian từ 10h45 đến 14h ngày 30-4-1975 diễn ra hết sức cấp tập, đầy ắp sự kiện, xúc cảm, khó ai có thể nhớ lại chính xác. Thông qua các tư liệu đã đọc, tôi thử liều diễn lại một vài mạch thông tin quan trọng nhất tại thời điểm lịch sử quan trọng này.

I. DIỄN BIẾN

8h00 Hà Nội, 9h00 SàiGòn

9h sáng giờ Sài Gòn, tức 8h theo giờ Hà Nội, tổng thống Dương Văn Minh đã phát lệnh trên Đài phát thanh yêu cầu quân đội VNCH hạ vũ khí và chuẩn bị bàn giao cho chính quyền CHMNVN (quân giải phóng). Tại thời điểm này, toàn bộ nội các của tướng Dương Văn Minh đã có mặt tại Dinh Độc lập để chờ quân đội của CHMNVN đến để bàn giao chính quyền. Tại Dinh lúc này có các vị quan chức sau của chính quyền VNCH: Tổng thống Dương Văn Minh; thủ tướng Vũ Văn Mẫu; chuẩn tướng Nguyễn Hữu Hạnh, phụ tá Tổng tham mưu trưởng; trung tướng Nguyễn Hữu Có, cố vấn quân sự; ông Nguyễn Văn Hảo, giữ chức phó thủ tướng.

Vào khoảng 9h15 giờ Sài Gòn, anh Nguyễn Hữu Thái, chủ tịch tổng hội sinh viên Sài Gòn cùng nhà báo Nguyễn Vạn Hồng và giáo sư Huỳnh Văn Tòng đã cùng đến Dinh Độc lập. Tất cả đều chờ quân giải phóng đến để làm việc.

10h45 Hà Nội, 11h45 Sài Gòn

Đúng 10h45 giờ Hà Nội hay 11h45 giờ Sài Gòn, 2 xe tăng đi đầu của lữ 203 đã tiếp cận Dinh Độc lập. Xe 843 của Bùi Quang Thận, đại đội trưởng Đại đội 4, Tiểu đoàn 1, Lữ đoàn tăng thiết giáp 203, Quân đoàn 2 đi đầu tiên, húc vào cửa bên trái và vướng ở đó. Ngay sau xe này là xe 390 của chính trị viên Vũ Đăng Toàn chỉ huy đã đâm thẳng vào cổng chính và vào bên trong sân của Dinh Độc lập. Chỉ sau đó khoảng 5-10 phút tất cả các xe tăng và thiết giáp của lữ 203 đã tràn vào sân Dinh. Trên các xe tăng này là lính bộ binh. Trên 2 xe tăng đầu tiên 843 và 390 là lính bộ binh của đại đội 6, tiểu đoàn 2, trung đoàn 9, sư đoàn 304, quân đoàn 2.

Tại thời điểm xe 390 húc đổ cổng Dinh Độc lập, có 2 nhà báo chứng kiến sự kiện này: nữ nhà báo Pháp Francoise De Mulder đã chụp được bức hình duy nhất có toàn cảnh 2 xe tăng 843 và 390 lúc húc vào cổng Dinh. Nhà báo Úc Neil Brian Davis, phóng viên hãng NBC cũng có mặt tại sân và quay được những thước phim quí giá khi xe 843 húc vào cổng phụ của Dinh và quay được cảnh anh Bùi Quan Thận cầm cờ chạy vào. Rất tiếc khi ống kinh lia sang trái thì không kịp quay được cảnh chiếc 930 húc đổ cánh cửa chính và tiến vào bên trong Dinh. Sau đó xe 843 lùi lại và vào bên trong Dinh bằng cửa chính.

Khi 2 xe đầu tiên húc vào Dinh Độc lập, các chiến sĩ bộ binh có nổ súng lên trời nhiều. Xe 843 còn muốn bắn súng lớn vào cổng để làm cho chúng bật tung ta nhưng đạn không nổ. Chú ý rằng lúc này trên lầu 2 còn có 1 nhà báo Đức là Borries Gallasch và 1 nhà báo Việt Nam là Hà Huy Đỉnh. Nhưng khi những chiếc xe tăng đầu tiên vào Dinh Độc Lập, hai ông này sợ quá nằm xuống sàn để tránh đạn. Phải mươi phút sau khi xe tăng của ta tràn ngập vào sân, 2 ông này mới bắt đầu chụp ảnh.

Ngay khi xe 843 dừng lại tại cửa, Bùi Quan Thận và các chiến sĩ C6 trên xe này đã nhảy xuống và chạy vào tòa nhà chính. Anh Thận cầm cờ. Liền sau đó các chiến sĩ trên xe 390 cũng chạy vào. Các chiến sĩ bộ binh C6 đã chạy vào Dinh Độc lập là: Trần Đức Tình, Nguyễn Thanh Bình, Nguyễn Văn Sản, Trần Mạnh Đề, Chử Đức Hải, Nguyễn Văn Đẩu, Nguyễn Văn Nhân, Nguyễn Xuân Tưởng, Bùi Huy Linh,..

Bùi Quang Thận với cờ cầm trên tay đã chạy lên gác 2 một mình, anh gặp nhà báo Đức Borries Gallasch và 1 vài người khác trên tầng 2. Đầu tiên anh Thận đã chạy ra ban công để phất cờ, sau đó anh mới tìm đường lên tầng thượng. Trong khi tìm đường lên tầng thượng, anh đã bị đâm vào tường kính 1 lần.

Sau đó anh Thận được các anh Nguyễn Hữu Thái và Huỳnh Văn Tòng dẫn vào thang máy để lên tầng thượng. Khi lên tầng thượng anh Thận đã hạ cờ vàng của VNCH xuống, nhưng không thể dứt được ra vì cờ này có dây buộc rất chặt. Đúng lúc này 2 chiến sĩ Trần Đức Tình, Bùi Huy Linh đã lên được sân thượng kịp thời. Anh Trần Đức Tình đã dùng dao găm cắt dây và tháo được cờ của VNCH ra để lắp cờ của CHMNVN vào. Khi treo lên rồi, anh Thận còn cẩn thận kéo xuống, xem giờ và ghi vào 1 góc cờ thời gian chính xác: 11h30, 30/4/1975, ký tên: Thận, rồi mới kéo lại cờ lên. Chú ý đây là đồng hồ của anh Thận, tức là giờ Hà Nội. Lúc này là 12h30 giờ Sài Gòn.

11h15 Hà Nội, 12h15 Sài Gòn

Sau 2 xe đầu tiên là khoảng 1 chục xe tăng nữa của lữ đoàn 203 tràn ngập sân Dinh. Các chiến sĩ bộ binh đã nhanh chóng triển khai bảo vệ khu vực. Các chiến sĩ bộ binh đầu tiên đã vào trong phòng nội các Dương Văn Minh để cảnh giới và chờ cấp trên đến.

Sau đó khoảng 15-20 phút xe Jeep của đại uý Phạm Xuân Thệ,Trung đoàn phó 66, Sư đoàn 304, Quân đoàn 2, vào Dinh. Như vậy Phạm Xuân Thệ là sĩ quan chỉ huy đầu tiên của quân giải phóng vào Dinh Độc Lập. Lúc này vẫn chưa có nhà báo nào của quân giải phóng xuất hiện tại đây. Như vậy anh Phạm Xuân Thệ vào Dinh khoảng từ 11h20-11h40 giờ Hà Nội, tức 12h20-12h40 giờ Sài Gòn.

Anh Phạm Xuân Thệ đã lên gặp nội các Dương Văn Minh đầu tiên. Việc đối đáp “các ông không có gì để bàn giao, ....” là do Phạm Xuân Thệ thực hiện đầu tiên tại Dinh Độc lập. Anh Thệ đã yêu cầu tổng thống Dương Văn Minh phải đọc bản đầu hàng và ra đài phát thanh. Nhưng tướng Dương Văn Minh đề nghị đọc thu âm ngay tại Dinh. Việc tìm kiếm băng thu âm bị trục trặc do không thể tìm được băng và kéo dài một thời gian.

11h45 Hà Nội, 12h45 Sài Gòn

Đúng lúc đó thì xe Jeep của trung tá, chính ủy lữ đoàn xe tăng 203, quân đoàn 2, Bùi Văn Tùng xuất hiện. Trông anh Tùng to lớn hơn và già hơn (lúc này trung tá Bùi Văn Tùng 46 tuổi), nội các Dương Văn Minh đã lập tức nghe theo lệnh của Bùi Văn Tùng là ra xe qua Đài phát thanh. Lúc này đã xuất hiện 2 nhà báo của quân giải phóng là Đậu Ngọc Đản (Ngọc  Đản) và Hoàng Thiểm đã có mặt ở Dinh Độc lập, chắc 2 anh này đi theo xe của  Bùi Văn Tùng hoặc trên 1 xe tăng nào đó. Như vậy thời điểm các nhà báo phía quân giải phóng và Bùi Văn Tùng xuất hiện là khoảng gần 12h trưa (giờ Hà Nội). Nhà báo Ngọc Đản đã chụp được bức ảnh khi anh Thệ dẫn tổng thống Dương Văn Minh và thủ tướng Vũ Văn Mẫu ra xe. Nhưng 2 nhà báo này lại không ra Đài phát thanh mà chạy đến sân bayTân Sân Nhất để chuyển tin gấp về Hà Nội.

Trong video của nhà báo Neil Brian Davis quay cảnh đưa tướng Dương Văn Minh đến Đài phát thanh chúng ta thấy rất rõ hình ảnh anh Phạm XuânThệ, lúc đó còn rất trẻ, 28 tuổi.

12h00 Hà Nội, 13h00 Sài Gòn

Đoàn đến Đài phát thanh có 2 xe Jeep. Xe trước có ông Dương Văn Minh và anh Thệ. Chính ủy Tùng đi xe sau.

Khi đến Đài phát thanh, ông Dương Văn Minh và anh Tùng lên tầng 2, cùng cả nhà báo Đức Borries Gallasch và tại đây anh Tùng đã soạn lời đầu hàng cho tướng Dương Văn Minh đọc. Có thể lúc đó nhóm anh Thệ cũng soạn 1 bản tương tự. Lúc này anh Thệ và anh Tùng mới làm quen với nhau và sau khi biết anh Tùng có cấp bậc cao hơn thì hiển nhiên anh Tùng là chỉ huy cao nhất tại đó và tất cả nghe theo lệnh của anh Tùng.

Anh Tùng soạn xong lời đầu hàng, tướng Minh thu âm 3 lần mới xong. Đúng 14h giờ Sài Gòn tức 13h giờ Hà Nội, bản tuyên bố chính thức mới được phát trên Đài phát thanh Sài Gòn. Thứ tự như bản tin lịch sử này như sau:
+ Đầu tiên là mấy câu mở đầu của anh Nguyễn Hữu Thái.
+ Sau đó là lời tuyên bố đầu hàng của tướng Dương Văn Minh.
+ Sau đó là lời của thủ tướng VNCH Vũ Văn Mẫu.
+ Sau đó là lời của chính ủy Tùng chấp nhận sự đầu hàng.

Bức ảnh nổi tiếng chụp tại thời điểm tướng Dương Văn Minh đang đọc thu băng là của nhà báo Phạm Kỳ Nhân, đang làm việc cho hãng AP Sài Gòn. Nhà báo này đến Dinh thì nhìn thấy đoàn xe của Dương Văn Minh ra Đài phát thanh nên bám theo. Nhà báo Đức do phải cùng thu băng với tướng Dương Văn Minh nên đã không chụp được bức ảnh nào tại Đài phát thanh.

Câu chuyện xảy ra tại Đài Phát thanh có rất nhiều nhân chứng kể lại, và cho đến nay vẫn còn một vài chi tiết mâu thuẫn, chưa rõ ràng.

Update: Bức ảnh này vừa được giải mã hoàn toàn về từng người trong ảnh, rất thú vị. Cám ơn anh Trần Kiến Quốc về thông tin thật hữu ích này. Trên bức ảnh này, từ trái qua phải:

- Cán bộ giải phóng tên Cả (quân báo e66).
- Sinh viên lấp ló phía sau, không rõ tên.
- Người xoay lưng lại là sinh viên cao học Lý - sinh Hà Thúc Huy, trưởng toán sinh viên khoa học, yểm trợ cho ông Thái điều hành ở Đài Phát thanh SG. Sau này là tiến sĩ, giảng viên Đại học Khoa học TP.HCM, đã về hưu.
- Nhà báo Tây Đức Borries Gallasch (phóng viên Truyền hình Đức & tờ Der Spiegel - Tấm gương).
- Tổng thống Dương Văn Minh.
- Hai bộ đội thuộc e66: trung úy Đam (sau là đại tá), Ước (cán bộ tỉnh Đồng Nai, nay đã về hưu).
- Người mặc đồ đen, đội nón trắng, chỉ tay cho phóng viên Đức chỉnh máy cassette là phóng viên Hà Huy Đỉnh (thông dich cho Gallasch).
- Nguyễn Hữu Thái, nguyên Chủ tịch Tổng hội Sinh viên Sài Gòn (1963-64), tay cầm tập giấy trắng.
- Đại úy Phạm Xuân Thệ (e66, sau là trung tướng, đã về hưu).

Như vậy, vai trò của đại úy Phạm Xuân Thệ đã được giải mã gần như hoàn toàn. Anh là một trong những nhân chứng lịch sử quan trọng nhất khi là người đầu tiên vào vào nội các Dương Văn Minh và làm việc như một sĩ quan cao cấp của quân đội. Sau đó anh tham gia tích cực vào việc dẫn giải tướng Dương Văn Minh đế đài phát thanh, tại đây, vai trò chỉ huy tối cao giao cho anh Bùi Văn Tùng. Anh Thệ tại đây là người số 2.

13h00 Hà Nội, 14h00 Sài Gòn

Khoảng 13h giờ Hà Nội thì xe của thiếu tướng Nguyễn Hữu An, tư lệnh quân đoàn 2, mới đến Dinh Độc lập. Chắc chắn đi theo xe của tướng An còn có nhiều nhà báo nữa. Tướng An kể lại 1 sự kiện là vào lúc đó có nhiều tiếng súng và pháo nổ, có 2 quả pháo cối rơi và nổ tại sân Dinh, chắc do quân ta bắn nhầm, sự việc này làm 1 chiến sĩ bị thương.

Lịch sử cần được viết lại trung thực. Tôi chỉ tạm phác thảo như vậy. Bài viết này thuần túy mang tính cá nhân. Nếu sai sót tôi xin phép được sửa lại.
Logged

Mít sờ tơ Khù văn Khoằm
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM