Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 08:19:26 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Chuyện người tiếp nhận đầu hàng ngày 30-4-1975 và vai trò của Bùi Tín ở Dinh Độc Lập  (Đọc 156765 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
danviet
Thành viên
*
Bài viết: 234


« Trả lời #240 vào lúc: 15 Tháng Năm, 2011, 06:25:55 am »

Cũng theo viên phóng viên này:
Trích dẫn
Tôi cũng ghi âm lời phát biểu của ông Mẫu và ông chính ủy Tùng rồi chúng tôi đi vào phòng thu thanh. Tôi ngồi ngay trước micro và bật băng của ba bài phát biểu. Ông Minh ngồi bên tay trái tôi. Chính ủy Tùng, ông Mẫu đứng đằng sau chúng tôi.

Thế nhưng theo bức ảnh chụp duy nhất của thời khắc này của nhà báo Kỳ Nhân, khi đó đang làm việc cho hãng AP, thì không như vậy:

Có lẽ bức ảnh này là ở căn phòng bên ngoài khi các văn kiện được thảo và thu vào máy thu âm của phóng viên người Đức. Sau khi nội dung băng thu âm đã được duyệt thì tới đoạn đưa vào phát trong phòng phát thanh và sự hiện diện của các nhân vật như miêu tả trong đoạn bôi đậm.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #241 vào lúc: 16 Tháng Năm, 2011, 09:10:21 pm »

Cũng theo viên phóng viên này:
Trích dẫn
Tôi cũng ghi âm lời phát biểu của ông Mẫu và ông chính ủy Tùng rồi chúng tôi đi vào phòng thu thanh. Tôi ngồi ngay trước micro và bật băng của ba bài phát biểu. Ông Minh ngồi bên tay trái tôi. Chính ủy Tùng, ông Mẫu đứng đằng sau chúng tôi.

Thế nhưng theo bức ảnh chụp duy nhất của thời khắc này của nhà báo Kỳ Nhân, khi đó đang làm việc cho hãng AP, thì không như vậy:

Bức ảnh này liệu có phải cung cấp bởi QĐ II?! Không biết bây giờ muốn tìm lại ảnh của AP có liệu có không?!

Bức ảnh này không phải được chụp trong phòng thu thanh nên không có thứ tự như lời nhân chứng! Vì như nhà báo Tây Đức kể lại "Tôi ngồi ngay trước micro" thì ở đây rõ ràng không có cái micro nào cả! Vả lại trước mặt nhà báo này và DVM phải là cái cửa kính ngăn với nhân viên kỹ thuật, muốn chụp được ảnh phải đứng bên trong phòng kỹ thuật và chụp qua cửa kính, chắc bức ảnh sẽ khác như thế này.
Logged
panphilov
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 780



« Trả lời #242 vào lúc: 17 Tháng Năm, 2011, 01:15:13 am »

Bức ảnh này không phải được chụp trong phòng thu thanh nên không có thứ tự như lời nhân chứng! Vì như nhà báo Tây Đức kể lại "Tôi ngồi ngay trước micro" thì ở đây rõ ràng không có cái micro nào cả! Vả lại trước mặt nhà báo này và DVM phải là cái cửa kính ngăn với nhân viên kỹ thuật, muốn chụp được ảnh phải đứng bên trong phòng kỹ thuật và chụp qua cửa kính, chắc bức ảnh sẽ khác như thế này.

Rõ là có một cái micro mà bác. Bác xem lại kĩ phần em khoanh dấu đỏ dưới đây nhé.

Ps: các bác nghĩ sao nếu chúng ta nhờ các mod chuyển những phần thảo luận không liên quan đến Bùi Tín vào mục "Dinh Độc lập những khoảnh khắc ko bao giờ quên". Liên quan đến Bùi Tín có thể đóng lại được rồi.




Logged

''Chúng tôi đánh giặc và làm thơ"
danviet
Thành viên
*
Bài viết: 234


« Trả lời #243 vào lúc: 17 Tháng Năm, 2011, 07:44:54 am »


Ps: các bác nghĩ sao nếu chúng ta nhờ các mod chuyển những phần thảo luận không liên quan đến Bùi Tín vào mục "Dinh Độc lập những khoảnh khắc ko bao giờ quên". Liên quan đến Bùi Tín có thể đóng lại được rồi.


Dù những thảo luận giữa 2 topic có nhiều nét tương đồng, nhưng căn cứ theo tiêu đề thì em nghĩ để các tranh cãi "bùng nhùng" này ở đây cho hợp hơn với tiêu đề. Bên kia để cho những khoảnh khắc lịch sử, trang trọng. Đúng là nhiều chuyện chẳng liên quan đến Bùi Tín nữa, nhưng vẫn liên quan tới nhau bởi có cùng tính cách "nhận vơ".
Logged
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #244 vào lúc: 24 Tháng Giêng, 2012, 11:06:08 am »

Tiếp câu chuyện với đại tá Nguyễn Xuân Năng.

Tương tự như 3 xe 384 sẽ chỉ có 1 cái thật, tôi đưa ra 3 cái này (ảnh sưu tầm) và hỏi cái nào là cái "xịn" :






và kèm theo 1 vài nhận xét:

- Cả 3 đều cùng kiểu nét chữ (có lẽ do cùng 1 người viết theo anh Năng đó là của Chính ủy Bùi Tùng)
- Những chỗ chữa, chỗ sửa cơ bản là giống nhau
- Viết trên 3 loại giấy với 3 màu khác nhau (xanh, hồng, trắng)

Giám đốc Bảo tàng cho biết: chẳng cái nào là xịn cả. Tất cả đều "phục chế" sau này.

Về việc viết văn bản đầu hàng cho Dương Văn Minh đọc. xin tóm lược như sau:

Qua thông các nguồn thông tin đại chúng chính thống, nhiều người (trong đó có tôi) đều cho rằng người thảo văn kiện đầu hàng là do chính ủy Bùi Tùng viết vì vậy ở những trang trước tôi đã viết thế này

Các bác có xem VTV1 vừa xong không. Ông Thệ  trực tiếp nói ở đó và nói rằng khi ông đã ở đài phát thanh 1 lúc mới thấy ông Bùi Tùng đến và cùng soạn thảo văn bản đầu hàng cho Dương Văn Minh đọc! Không biết so với các tài liệu có trước thì điều này có gì mới không ?

Tin thêm trong bài viết "Thời khắc đáng nhớ qua cuốn lịch sử về Nam Bộ" (trích từ cuốn Lịch sử Nam Bộ kháng chiến - Tập II 1954-1975) http://www.cand.com.vn/vi-VN/phongsu/2011/4/148091.cand

Một vài trích đoạn:

Trích dẫn
Chuẩn tướng Nguyễn Hữu Hạnh hướng dẫn các chỉ huy Quân Giải phóng vào phòng họp, nơi Tổng thống Dương Văn Minh và nội các Sài Gòn đang chờ "bàn giao", gồm các Trung tá Nguyễn Tấn Tài, Bùi Văn Tùng, Lữ đoàn trưởng và Chính ủy Lữ đoàn xe tăng 203 thuộc Quân đoàn 2; Đại úy Phạm Xuân Thệ, Trung đoàn phó Trung đoàn 66 và một số cán bộ, chiến sĩ khác.

Tại phòng họp Dinh Độc Lập lúc bấy giờ có đủ mặt Tổng thống, Phó Tổng thống, Thủ tướng và các Bộ trưởng trong nội các Sài Gòn. Tiếp sau mũi thọc sâu của Quân đoàn 2, lần lượt có mặt các cán bộ tình báo: Đại tá Nguyễn Văn Khiêm (Sáu Trí), Tô Văn Cang (đang mang danh nghĩa "lực lượng thứ ba" để tiếp cận Dương Văn Minh). Trong dinh có mặt một số chiến sĩ biệt động, an ninh T4, sinh viên học sinh. Các phóng viên có mặt trong, ngoài dinh có phóng viên người Đức Borries Gallasch, nhà báo Pháp De Mulder (người chụp ảnh các xe tăng húc cổng), phóng viên hãng Reuters...

Trước đó, lúc 9h30' các chiến sĩ Ban An ninh khu Sài Gòn - Gia Định dưới sự chỉ huy của Lê Thanh Vân (Sáu Ngọc) đã xuất hiện trên tầng 2 Dinh Độc Lập. (Theo Lê Thanh Vân (Sáu Ngọc), phụ trách Ban An ninh của khu Sài Gòn - Gia Định, sự kiện này xảy ra trước khi xe tăng Quân Giải phóng vào khuôn viên Dinh Độc Lập, cụ thể là lúc 9h ngày 30/4). Chánh văn phòng của Phủ Tổng thống, hướng dẫn Bùi Quang Thận (cùng Tiểu đội phó Trần Đức Tình) lên nóc dinh, hạ cờ ba sọc, trương cờ đỏ sao vàng. Lúc đó là 11h30' ngày 30/4/1975.

Trích dẫn
Trả lời đề nghị của Dương Văn Minh "Chúng tôi xin bàn giao chính quyền cho cách mạng", Trung tá Chính ủy Lữ đoàn xe tăng 203 Bùi Văn Tùng nói: "Các ông không còn gì để bàn giao, chỉ có đầu hàng vô điều kiện".

Trích dẫn
Trung tá Bùi Văn Tùng đưa tay ra bắt tay Dương Văn Minh và nói: "Ông Minh, chúng tôi muốn ông cùng chúng tôi đến ngay Đài Phát thanh kêu gọi quân đội đầu hàng hoàn toàn để không còn đổ máu nữa". Dương Văn Minh nói: "Tôi đã tuyên bố đầu hàng rồi". Tô Văn Cang thuyết phục: "Lúc nãy tuyên bố hàng mà chưa tiếp xúc với Quân Giải phóng, còn bây giờ thì gặp nhau rồi nên tuyên bố lại". Dương Văn Minh đồng ý. (Xem thêm tường trình của Tô Văn Cang (lưu tại Hội đồng chỉ đạo biên soạn lịch sử Nam Bộ kháng chiến).

Hai chiếc xe Jeep lần lượt rời Dinh Độc Lập để đến Đài Phát thanh ở đường Nguyễn Bỉnh Khiêm, nơi Tiểu đoàn 8, Trung đoàn 66 đang chiếm giữ. Trên xe đi trước (do chiến sĩ lái xe Đào Ngọc Vân lái) có Đại úy Phạm Xuân Thệ, Dương Văn Minh, Vũ Văn Mẫu. Trên xe đi sau (do nhà báo Hà Huy Đỉnh lái) có Bùi Văn Tùng, nhà báo Đức  Gallasch, một luật sư.


Tôi cũng thấy hầu hết các sách báo đều đưa thông tin như bác panphilov đã trích dẫn ở trên. Nhưng không hiểu sao ông Thệ là 1 nhân chứng sống của lịch sử mà lại lên VTV 1 nói như vậy.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #245 vào lúc: 24 Tháng Giêng, 2012, 11:36:36 am »

        Có lẽ cái ý nghĩ văn kiện đó do chính ủy Bùi Tùng soạn thảo ăn sâu vào suy nghĩ từ lâu nên mặc dù Đại úy Thệ phát biểu trên VTV1 - kênh chính thống, thế mà tôi vẫn không tin, không cho là thật.

        Lịch sử có lẽ sẽ được ghi là như vậy nhưng đầu những năm 2000 có đơn thư đề nghị xác minh lại người viết văn kiện đầu hàng cho Dương Văn Minh đọc. Nhận thấy đó là 1 vấn đề lớn nên Bộ quốc phòng thành lập Tổ công tác đặc biệt nhằm xác định lại vấn đề được nêu trong đơn thư.

        Về Trung đoàn 66 thì các ý kiến nghiêng về ủng hộ là Đại úy Thệ viết. Về Lữ 203 thì các ý kiến nghiêng về ủng hộ là Trung tá Bùi Tùng viết Với tác phong làm việc tỉ mỉ sâu sát, tổ công tác lần lượt tìm lại được nhiều nhân chứng và dựng lại gần như toàn bộ các chi tiết ngày ấy.

        Sau 1 thời gian làm việc, năm 2005 Tổ công tác tổ chức hội thảo tại Tp HCM. Đến dự hội thảo có rất nhiều nhân chứng và đặc biệt có cả sự hiện diện của ông Phạm Xuân Thệ và ông Bùi Tùng. Anh Nguyễn Xuân Năng (hiện là Giám đốc bảo tàng Quân đội) lúc đó là thư ký của cuộc hội thảo. Hội thảo kéo dài 5 tiếng đồng hồ từ 8h đến 13h không có ăn uống hay nghỉ giải lao. Dữ liệu lưu lại cho đến nay bao gồm Biên bản ghi chép nội dung hội thảo, băng ghi âm toàn bộ cuộc hội thảo. Về dữ liệu video thì rất tiếc là vì 1 lỗi thuần túy kỹ thuật nên chỉ ghi lại trọn vẹn 1 tiếng đầu tiên của hội thảo và 1 số đoạn cuối, không ghi được đoạn tranh luận trực tiếp giữa ông Phạm Xuân Thệ và ông Bùi Tùng.

        Vào thời gian đó sức khỏe của ông Bùi Tùng đã giảm sút nhiều (xuất huyết não) và đến  bằng xe lăn (do con trai chăm sóc) nhưng vẫn tham dự đầy đủ với hội thảo. Không biết bệnh tật có ảnh hưởng nhiều không nhưng trong hội thảo 1 số ý kiến của ông Bùi Tùng đã bị những chứng cứ khác bác bỏ một cách thuyết phục. Thí dụ như lúc đầu ông nói là ông ngồi cùng xe với ông Phạm Xuân Thệ nhưng những người trong hội thảo liệt kê từng vị trí trên xe đó và thấy rằng không có ông Tùng. Sau đó ông lại bảo là ông đi xe riêng của ông nhưng khi hỏi tên người lái xe thì ông không sao nhớ được. Sau đó 1 nhà báo mới nói rằng ông Tùng đã đi nhờ trên xe của ông (chạy ngay sau xe của ông Thệ) chứ ông không đi trên xe riêng nào cả.

Tin thêm trong bài viết "Thời khắc đáng nhớ qua cuốn lịch sử về Nam Bộ" (trích từ cuốn Lịch sử Nam Bộ kháng chiến - Tập II 1954-1975) http://www.cand.com.vn/vi-VN/phongsu/2011/4/148091.cand

Một vài trích đoạn:

Trích dẫn

... Hai chiếc xe Jeep lần lượt rời Dinh Độc Lập để đến Đài Phát thanh ở đường Nguyễn Bỉnh Khiêm, nơi Tiểu đoàn 8, Trung đoàn 66 đang chiếm giữ. Trên xe đi trước (do chiến sĩ lái xe Đào Ngọc Vân lái) có Đại úy Phạm Xuân Thệ, Dương Văn Minh, Vũ Văn Mẫu. Trên xe đi sau (do nhà báo Hà Huy Đỉnh lái) có Bùi Văn Tùng, nhà báo Đức  Gallasch, một luật sư.


        Kết luận của hội thảo tóm tắt như sau:

1/ Nhóm Phạm Xuân Thệ đi cùng Dương Văn Minh trên chiếc xe đầu tới Đài phát thanh và tiến hành soạn thảo văn kiện đầu hàng do Phạm Xuân Thệ viết.
2/ Bùi Văn Tùng đi nhờ trên chiếc xe thứ 2 cùng đến Đài phát thanh. Khi nhóm Phạm Xuân Thệ làm gần xong thì Bùi Văn Tùng mới xưng tên, cấp bậc, chức vụ và góp ý sửa 1 số câu chữ trên văn bản do Phạm Xuân Thệ viết.

(
Các bác có xem VTV1 vừa xong không. Ông Thệ  trực tiếp nói ở đó và nói rằng khi ông đã ở đài phát thanh 1 lúc mới thấy ông Bùi Tùng đến và cùng soạn thảo văn bản đầu hàng cho Dương Văn Minh đọc! Không biết so với các tài liệu có trước thì điều này có gì mới không ?
)

3/ Dương Văn Minh cầm đọc thử nhưng "Chữ cán bộ xấu quá tui không đọc được" vì thế Bùi Văn Tùng đã chép lại lời tuyên bố đầu hàng sang 1 tờ giấy khác.

        Sau khi hội thảo kết thúc Bộ quốc phòng đã tổ chức họp báo công bố kết quả của tổ công tác. Thật tiếc, Bộ quốc phòng chỉ công bố kết quả của tổ công tác chứ không phải là kết luận của Bộ quốc phòng, cho nên các ỉ eo, tranh cãi kéo dài đến tận bây giờ. Thí dụ như sau hội thảo có 1 đài truyền hình phia nam đã dựng 1 bộ phim phóng sự tài liệu dài 4 tập (trong đó nói ngược lại với tinh thần cuộc hội thảo tức là vẫn cho rằng ông Bùi Văn Tùng là người soạn thảo văn kiện đầu hàng) và Bộ quốc phòng đã phải yêu cầu đình chỉ phát hành bộ phim này. Tuy vậy nó đã kịp lên mạng, lác đác lưu truyền cho tới nay và làm cho nhiều người hiểu không đúng về vấn đề này.
« Sửa lần cuối: 25 Tháng Giêng, 2012, 11:28:35 am gửi bởi Giangtvx » Logged

mig21-58
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 576

binh nhì


« Trả lời #246 vào lúc: 24 Tháng Hai, 2012, 09:44:35 pm »

Câu chuyện đã cũ ,nhưng hôm nay tôi xem được cái này :
http://www.youtube.com/watch?v=Ch0-w4GBuWY&feature=endscreen&NR=1

mong các bác bình luận tiếp
Logged
fddinh
Thành viên
*
Bài viết: 324


Mít sờ tơ Khù văn Khoằm


WWW
« Trả lời #247 vào lúc: 02 Tháng Tư, 2012, 05:04:00 pm »

Lại ông Bùi Tín:
Trong số những người thường có những bài viết xuyên tạc về tình hình Việt Nam trên mạng in-tơ-nét gần đây thì ông Bùi Tín bao giờ cũng là người đi tiên phong. Các bài viết của ông đầy những lời lẽ kích động, đánh tráo lịch sử, bôi nhọ tình hình đất nước.
http://www.baomoi.com/Home/DoiNoi-DoiNgoai/www.qdnd.vn/Be-cong-su-that/3459119.epi
Câu chuyện đã cũ ,nhưng hôm nay tôi xem được cái này :
http://www.youtube.com/watch?v=Ch0-w4GBuWY&feature=endscreen&NR=1

mong các bác bình luận tiếp


Bùi Tín, tuổi xế chiều ở Paris
Tôi biết Bùi Tín từ những ngày Bùi Tín còn đương chức Phó Tổng biên tập Báo Nhân Dân phụ trách tờ Nhân Dân Chủ nhật. Thời đó, Bùi Tín đang nổi danh là một  trong những cây viết có hạng của làng báo Việt Nam. Thông qua một người bạn, tôi đến gặp Bùi Tín và được Bùi Tín truyền cho một vài chiêu tác nghiệp. Tôi nhớ mãi bài học mà Bùi Tín hướng dẫn: “Đối với một nhà báo cách mạng, kiến thức thông tuệ và sự nhạy cảm là hai yếu tố đặc biệt quan trọng”.



Bùi Tín đưa dẫn chứng: Ngày giải phóng miền Nam, một nhà báo phương Tây hỏi tôi tại sân bay Tân Sơn Nhất: “Xin ông so sánh tướng Napoléon với tướng Võ Nguyên Giáp”. Tôi trả lời: “Napoléon còn có trận bại Aoxtéclích, còn Tướng Giáp không có trận bại nào, mà chỉ toàn thắng”. Đúng là một bài học có giá trị và rất đáng học tập.

Thế rồi, tháng 9/1990, Bùi Tín đi dự hội báo Nhân đạo của Đảng Cộng sản Pháp rồi đào nhiệm luôn. Mới đầu Bùi Tín tung tin xin ở lại thêm một thời gian để chữa bệnh… Nhưng trên thực tế, Bùi Tín đã bí mật hợp tác với 13 hãng thông tấn, báo chí quốc tế và gần chục tờ báo phản động của người Việt ở hải ngoại để đăng tải những bài viết, tham luận chống lại dân tộc Việt Nam như: Kiến nghị của một công dân, Hoa xuyên tuyết, phỏng vấn đài BBC... Với tôi đó là thông tin bất ngờ ngoài dự kiến. Vì thế tôi đã mất khá nhiều thời gian để tìm hiểu.



Logged

Mít sờ tơ Khù văn Khoằm
fddinh
Thành viên
*
Bài viết: 324


Mít sờ tơ Khù văn Khoằm


WWW
« Trả lời #248 vào lúc: 02 Tháng Tư, 2012, 05:30:44 pm »

Tôi hỏi: “Bài viết này, tờ tạp chí trả nhuận bút cho ông được bao nhiêu?”. Bùi Tín hồ hởi trả lời: “Họ trả mình những 2.000 USD đấy”. Anh Huệ ơi, tôi thầm nghĩ, câu trả lời của ông ta chính là ở đây rồi.

Nhìn vẻ mặt vui như bắt được vàng của Bùi Tín, tôi thấy đau nhói trong lòng. Tôi biết ông ta đã bán hết những vốn liếng mà ông ta có. Bây giờ không còn gì nữa, ông ta bán nốt cái linh thiêng cuối cùng còn lại. Giận quá, tôi nói liền một mạch: “Hồi nghe tin ông đào nhiệm, tôi không thể lý giải nổi tại sao một nhà báo nổi danh và mang ơn cách mạng như ông lại ra đi. Có người giải thích vì ông mâu thuẫn nội bộ, tham nhũng, bồ bịch với gái cùng cơ quan… Tôi nghĩ những lý do này chưa đủ để ông chọn con đường quay lưng lại với dân tộc”.

Chỉ đến khi trò chuyện với dượng tôi, nhà thơ Phan Xuân Hạt, tôi mới hiểu rõ. Dượng tôi nói: “Ai chứ Bùi Tín thì dượng biết tận chân tơ kẽ tóc. Bùi Tín là người có tham vọng chính trị cực lớn. Với óc nhạy cảm thái quá, Bùi Tín cho là phe  XHCN tan rã, Liên bang Xô viết sụp đổ, nước CHND Trung Hoa rối loạn, Bùi Tín tin là Việt Nam cũng sẽ nằm trong quỹ đạo đó. Và Bùi Tín đã nhanh chóng nhảy sang phía đối lập giương cờ để chờ cơ hội quay lại làm người số 1 của Việt Nam”. Tôi thấy dượng tôi phân tích đúng quá. Có lẽ những lời nói của tôi đã điểm đúng huyệt nên Bùi Tín im lặng. ông ta ngồi yên, mắt đờ đẫn như đang trôi đi trong dòng ký ức buồn.

http://antgct.cand.com.vn/vi-vn/nguoitrongcuoc/2012/3/55820.cand
Logged

Mít sờ tơ Khù văn Khoằm
thamsansi
Thành viên

Bài viết: 3


« Trả lời #249 vào lúc: 02 Tháng Tư, 2012, 07:35:13 pm »

Tôi hỏi: “Bài viết này, tờ tạp chí trả nhuận bút cho ông được bao nhiêu?”. Bùi Tín hồ hởi trả lời: “Họ trả mình những 2.000 USD đấy”. Anh Huệ ơi, tôi thầm nghĩ, câu trả lời của ông ta chính là ở đây rồi.

Nhìn vẻ mặt vui như bắt được vàng của Bùi Tín, tôi thấy đau nhói trong lòng. Tôi biết ông ta đã bán hết những vốn liếng mà ông ta có. Bây giờ không còn gì nữa, ông ta bán nốt cái linh thiêng cuối cùng còn lại. Giận quá, tôi nói liền một mạch: “Hồi nghe tin ông đào nhiệm, tôi không thể lý giải nổi tại sao một nhà báo nổi danh và mang ơn cách mạng như ông lại ra đi. Có người giải thích vì ông mâu thuẫn nội bộ, tham nhũng, bồ bịch với gái cùng cơ quan… Tôi nghĩ những lý do này chưa đủ để ông chọn con đường quay lưng lại với dân tộc”.

Chỉ đến khi trò chuyện với dượng tôi, nhà thơ Phan Xuân Hạt, tôi mới hiểu rõ. Dượng tôi nói: “Ai chứ Bùi Tín thì dượng biết tận chân tơ kẽ tóc. Bùi Tín là người có tham vọng chính trị cực lớn. Với óc nhạy cảm thái quá, Bùi Tín cho là phe  XHCN tan rã, Liên bang Xô viết sụp đổ, nước CHND Trung Hoa rối loạn, Bùi Tín tin là Việt Nam cũng sẽ nằm trong quỹ đạo đó. Và Bùi Tín đã nhanh chóng nhảy sang phía đối lập giương cờ để chờ cơ hội quay lại làm người số 1 của Việt Nam”. Tôi thấy dượng tôi phân tích đúng quá. Có lẽ những lời nói của tôi đã điểm đúng huyệt nên Bùi Tín im lặng. ông ta ngồi yên, mắt đờ đẫn như đang trôi đi trong dòng ký ức buồn.

http://antgct.cand.com.vn/vi-vn/nguoitrongcuoc/2012/3/55820.cand


Cái này mình bây giờ hay dùng từ "đi tắt đón đầu" đây, chắc cụ Bùi Tín này cũng vậy.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM