Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 16 Tháng Tư, 2024, 01:41:00 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Chuyện người tiếp nhận đầu hàng ngày 30-4-1975 và vai trò của Bùi Tín ở Dinh Độc Lập  (Đọc 156951 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Daila
Thành viên
*
Bài viết: 54


« Trả lời #210 vào lúc: 27 Tháng Hai, 2011, 04:52:30 pm »

Như đã tự thừa nhận, BT vào dinh Độc Lập sau khá nhiều người có trách nhiệm, chức vụ, quân hàm cao hơn hắn nhiều. Câu nói trên diễn ra trong bối cảnh nội các DVM tiếp xúc lần đầu với cán bộ của ta, lúc ấy BT đi theo mũi QĐ3 còn ở xa dinh Độc Lập, hơn nữa chính BT (trong bài báo tôi đưa lên ở trên) cũng đã dùng đại từ nhân xưng ngôi thứ 3 để chỉ một người khác khi kể về tình huống phát sinh câu nói nổi tiếng đó.

Xét theo những gì chúng ta biết từ trước đến nay, cán bộ ta (đủ thẩm quyền tiếp xúc với nội các VNCH lúc ấy) vào dinh trước nhất là Phạm Xuân Thệ và Bùi Tùng, vậy câu nói trên chỉ có thể thuộc về một trong hai người đó. Rất tiếc là cho đến giờ ai thảo văn bản cho DVM tuyên bố đầu hàng cũng còn đang hội thảo nên vấn đề ai nói câu đó vẫn chưa được quan tâm thích đáng!

Trong wiki về Bùi Tín cũng nói về sự kiện 30 tháng 4 năm 1975:
http://vi.wikipedia.org/wiki/B%C3%B9i_T%C3%ADn
    1. Đại tá Nguyễn Công Trang, đã có mặt tại dinh Độc Lập trước ông Bùi Tín (thượng tá).
    2. Khi Tổng thống Dương Văn Minh đọc tuyên bố đầu hàng trên đài phát thanh thì đoàn nhà báo còn đang ở sở chỉ huy quân đoàn 3 đóng tại Củ Chi.

Còn ai nói câu: ''Các ông không còn gì nữa mà bàn giao'', theo tôi nghiêng về khả năng là của đại úy Phạm Xuân Thệ khi vào bắt Tổng thống Dương Văn Minh.

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/story/2006/01/printable/060118_vietwardetails.shtml

[Người bắt và áp giải tổng thống VNCH Dương Văn Minh sang đài phát thanh để tuyên bố đầu hàng được xác định là một số cán bộ, chiến sỹ trung đoàn 66 do trung đoàn phó Phạm Xuân Thệ chỉ huy. Trung đoàn phó Phạm Xuân Thệ cùng các cán bộ, chiến sĩ trung đoàn 66 tổ chức soạn thảo lời tuyên bố đầu hàng. Văn bản đang được soạn thảo thì trung tá Bùi Văn Tùng, chính ủy lữ đoàn xe tăng 203, xuất hiện. Từ đó, bộ phận cán bộ, chiến sĩ trung đoàn 66 dưới sự chỉ đạo của trung tá Bùi Văn Tùng tiếp tục soạn thảo và hoàn chỉnh lời tuyên bố đầu hàng].
....

Hầu hết mọi người ở đây đều mạt sát ông Bùi Tín (là con út của cụ Bùi Bằng Đoàn, nguyên Thượng thư Bộ Hình của triều đình Huế và nguyên Chủ tịch Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa). Ông Bùi Tín từng là đại tá, phó tổng biên tập báo QDND, sau này là phó tổng biên tập báo Nhân Dân, kiêm Tổng biên tập tuần báo Nhân Dân Chủ Nhật. Trước đây hàng tháng các đơn vị nào chẳng háo hức được nghe ông Bùi Tín đến nói chuyện chính trị và tình hình quốc tế (cùng với ông Hoàng Tùng). Ông nói rất hay. Hội trường chật cứng người không còn chỗ để len chân. Chính trị và quần chúng nhân dân là vậy.
« Sửa lần cuối: 27 Tháng Hai, 2011, 04:57:49 pm gửi bởi Daila » Logged
lamson1981
Thành viên
*
Bài viết: 432


Chết vì thích làm oan hồn!


« Trả lời #211 vào lúc: 05 Tháng Ba, 2011, 10:30:23 am »

 Chuyện Bùi Tín vào dinh DL sau nhiều sĩ quan cao cấp thì đã rõ.
Bây giờ xin thảo luận đến câu nói nổi tiếng:

  "... Người ta không thể bàn giao cái gì không còn ở trong tay" là của ai ?

Trích từ  Daila:
  Còn ai nói câu: ''Các ông không còn gì nữa mà bàn giao'', theo tôi nghiêng về khả năng là của đại úy Phạm Xuân Thệ khi vào bắt Tổng thống Dương Văn Minh.

 ////////////////////////////////////////////////

Vậy bác Daila nghĩ sao về bài báo của trung tá Nguyễn Trần Thiết ở trang 2:

" ... khi ông và Bùi Tín vào dinh thì đã có đại tá Công Trang và thiếu tướng Nam Long ở đó " ... Anh Thành Tín vặn lại :  "- các ông chẳng còn gì để bàn giao, người ta không thể bàn giao cái gì không còn ở trong tay "

- Nếu như đại úy Thệ đã nói như thế, và DVM đã cứng họng trước câu nói quá tuyệt đó, thì liệu Dương Văn Minh có nói lại câu :" Chúng tôi chờ các ông đến để bàn giao chính quyền" với Bùi Tín hay không?
Nói lại lần 2 để bị huê mặt lần nữa sao ?
« Sửa lần cuối: 05 Tháng Ba, 2011, 01:56:13 pm gửi bởi lamson1981 » Logged
Daila
Thành viên
*
Bài viết: 54


« Trả lời #212 vào lúc: 05 Tháng Ba, 2011, 05:32:05 pm »

Chuyện Bùi Tín vào dinh DL sau nhiều sĩ quan cao cấp thì đã rõ.
Bây giờ xin thảo luận đến câu nói nổi tiếng:

  "... Người ta không thể bàn giao cái gì không còn ở trong tay" là của ai ?

Trích từ  Daila:
  Còn ai nói câu: ''Các ông không còn gì nữa mà bàn giao'', theo tôi nghiêng về khả năng là của đại úy Phạm Xuân Thệ khi vào bắt Tổng thống Dương Văn Minh.

 ////////////////////////////////////////////////

Vậy bác Daila nghĩ sao về bài báo của trung tá Nguyễn Trần Thiết ở trang 2:

" ... khi ông và Bùi Tín vào dinh thì đã có đại tá Công Trang và thiếu tướng Nam Long ở đó " ... Anh Thành Tín vặn lại :  "- các ông chẳng còn gì để bàn giao, người ta không thể bàn giao cái gì không còn ở trong tay "

- Nếu như đại úy Thệ đã nói như thế, và DVM đã cứng họng trước câu nói quá tuyệt đó, thì liệu Dương Văn Minh có nói lại câu :" Chúng tôi chờ các ông đến để bàn giao chính quyền" với Bùi Tín hay không?
Nói lại lần 2 để bị huê mặt lần nữa sao ?

Tôi không tham topic này từ đầu nhưng cũng vừa xem lại một số ý kiến từ các trang trước. Tôi ủng hộ một số ý kiến cho răng "Các ông chẳng có gì để bàn giao" là một câu nói được phổ biến từ lâu. Bác tôi (khi đó) là thiếu tướng Lê Linh, chính ủy quân đoàn 2, thủ trưởng trực tiếp của thượng tá Lê Khả Phiêu và đại úy Phạm Xuân Thệ cũng nói điều này từ lâu rồi. Cái ngày 30 tháng 4 là không quá bất ngờ đâu vì  còn phải chờ dàn sếp chứ từ khi Phan Rang thất thủ thì việc chiếm Sài Gòn không còn là vấn đề. Toàn quân đã được tập huấn quan điểm chính trị kỹ lắm trước khi vào SG.
Tháng 5 năm 1975, tôi hỏi về việc chiếm Sài Gòn, tướng Lê Linh đã nói nguyên văn là "Khi một võ sỹ đã bị choáng rồi thì việc hạ đo ván sẽ không còn khó khăn, có khi chỉ là một cái ngáng chân cũng làm ngã không thể đứng lên được" (cái này tôi nhớ đại khái nguyên văn 90% mà vẫn chưa thấy báo nào đăng cả đâu).
Đã lâu rồi, nay tôi cũng không có điều kiện xem lại vấn đề này, nhưng tôi nghĩ rằng có thể có một số cái các nhà báo suy luận rồi viết lên chứ đọc lại hồi ký của ông Dương Văn Minh cũng không thấy.
 
« Sửa lần cuối: 06 Tháng Ba, 2011, 03:48:32 pm gửi bởi Daila » Logged
binhlp
Thành viên

Bài viết: 1


« Trả lời #213 vào lúc: 06 Tháng Ba, 2011, 12:51:00 pm »

Chuyện Bùi Tín vào dinh DL sau nhiều sĩ quan cao cấp thì đã rõ.
Bây giờ xin thảo luận đến câu nói nổi tiếng:

  "... Người ta không thể bàn giao cái gì không còn ở trong tay" là của ai ?

Trích từ  Daila:
  Còn ai nói câu: ''Các ông không còn gì nữa mà bàn giao'', theo tôi nghiêng về khả năng là của đại úy Phạm Xuân Thệ khi vào bắt Tổng thống Dương Văn Minh.

 ////////////////////////////////////////////////

Vậy bác Daila nghĩ sao về bài báo của trung tá Nguyễn Trần Thiết ở trang 2:

" ... khi ông và Bùi Tín vào dinh thì đã có đại tá Công Trang và thiếu tướng Nam Long ở đó " ... Anh Thành Tín vặn lại :  "- các ông chẳng còn gì để bàn giao, người ta không thể bàn giao cái gì không còn ở trong tay "

- Nếu như đại úy Thệ đã nói như thế, và DVM đã cứng họng trước câu nói quá tuyệt đó, thì liệu Dương Văn Minh có nói lại câu :" Chúng tôi chờ các ông đến để bàn giao chính quyền" với Bùi Tín hay không?
Nói lại lần 2 để bị huê mặt lần nữa sao ?
Xin lưu ý bạn là Bùi Tín và Thành Tín là một người
To Daila: Lê Khả Phiêu khi đó là đại tá chủ nhiệm chính trị QDD2
Logged
Daila
Thành viên
*
Bài viết: 54


« Trả lời #214 vào lúc: 06 Tháng Ba, 2011, 02:14:07 pm »

Chuyện Bùi Tín vào dinh DL sau nhiều sĩ quan cao cấp thì đã rõ.
Bây giờ xin thảo luận đến câu nói nổi tiếng:

  "... Người ta không thể bàn giao cái gì không còn ở trong tay" là của ai ?

Trích từ  Daila:
  Còn ai nói câu: ''Các ông không còn gì nữa mà bàn giao'', theo tôi nghiêng về khả năng là của đại úy Phạm Xuân Thệ khi vào bắt Tổng thống Dương Văn Minh.

 ////////////////////////////////////////////////

Vậy bác Daila nghĩ sao về bài báo của trung tá Nguyễn Trần Thiết ở trang 2:

" ... khi ông và Bùi Tín vào dinh thì đã có đại tá Công Trang và thiếu tướng Nam Long ở đó " ... Anh Thành Tín vặn lại :  "- các ông chẳng còn gì để bàn giao, người ta không thể bàn giao cái gì không còn ở trong tay "

- Nếu như đại úy Thệ đã nói như thế, và DVM đã cứng họng trước câu nói quá tuyệt đó, thì liệu Dương Văn Minh có nói lại câu :" Chúng tôi chờ các ông đến để bàn giao chính quyền" với Bùi Tín hay không?
Nói lại lần 2 để bị huê mặt lần nữa sao ?
Xin lưu ý bạn là Bùi Tín và Thành Tín là một người
To Daila: Lê Khả Phiêu khi đó là đại tá chủ nhiệm chính trị QDD2
Lê Khả Phiêu
http://vi.wikipedia.org/wiki/L%C3%AA_Kh%E1%BA%A3_Phi%C3%AAu
[Tháng 5 năm 1974, khi Quân đoàn 2 được thành lập, ông được cử giữ chức Chủ nhiệm Cục chính trị Quân đoàn, hàm Thượng tá.
Năm 1978, ông là Phó chính uỷ kiêm Chủ nhiệm Chính trị, rồi Phó tư lệnh về chính trị Quân khu 9, hàm Đại tá].

Ông Lê Khả Phiêu năm 1975 là thượng tá. Tôi nhầm với y tá, trung úy Nguyễn Tấn Dũng, đội trưởng đội quân y tỉnh đội Rạch Giá.
http://en.wikipedia.org/wiki/Nguy%E1%BB%85n_T%E1%BA%A5n_D%C5%A9ng
[Nguyễn Tấn Dũng tham gia Quân đội Nhân dân Việt Nam, làm công tác văn thư, liên lạc, cứu thương, y tá, y sĩ. Nguyễn Tấn Dũng sau đó lần lượt giữ các chức vụ: Tiểu đội bậc trưởng (tương đương Trung sĩ), Trung đội bậc trưởng (Chuẩn úy), Đại đội bậc phó (Thiếu úy), Đại đội bậc trưởng (Trung úy) - Đội trưởng đội quân y tỉnh đội Rạch Giá.
Năm 1975 y tá Nguyễn Tấn Dũng là đại đội trưởng đội quân y tỉnh Rạch Giá - cấp bậc trung úy].
« Sửa lần cuối: 06 Tháng Ba, 2011, 02:21:09 pm gửi bởi Daila » Logged
lamson1981
Thành viên
*
Bài viết: 432


Chết vì thích làm oan hồn!


« Trả lời #215 vào lúc: 06 Tháng Ba, 2011, 04:35:57 pm »

 Trích từ binhlp :Xin lưu ý bạn là Bùi Tín và Thành Tín là một người

 Đúng thế ! Tôi vẫn biết như thế. Bùi Tín là tôi gọi, còn Ô. Thiết gọi là Thành Tín ( Bút danh của Bùi Tín )
Logged
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #216 vào lúc: 08 Tháng Ba, 2011, 10:59:41 am »

http://hanoi.vnn.vn/chuyen_de/3004/muaxuan75/bai07.asp

Trích dẫn
CHÚNG TÔI ĐI THEO XE TĂNG VÀO DINH ĐỘC LẬP

Đối với tôi, một phóng viên mặt trận, những kỷ niệm về ngày 30-4-1975 vẫn còn nóng hổi.

Sáng 30-4. Dọc theo xa lộ Biên Hòa - Sài Gòn, bộ đội ta tiến quân ào ạt theo một mục tiêu : Trung tâm Sài Gòn. Tôi ngồi trên chiếc xe bọc thép thứ 3 của tiểu đoàn 1 Lữ đoàn xe tǎng 203. Phía sau, xen lẫn trong đội hình là các chiến sĩ bộ binh Trung đoàn 66. Sư đoàn 304 ngồi trên xe ô-tô. Súng AK. B40, B41 hướng về phía trước, hai bên đường. Lại có thêm các chiến sĩ biệt động, đặc công phối hợp. Có người chỉ mặc chiếc quần cộc, áo ngắn tay, sau lưng đeo mấy quả đạn B40, B41. Có chiến sĩ bị thương, mặt bết máu vẫn không chịu lui về tuyến sau. Cầm chiếc máy ảnh trong tay, chúng tôi xoay quanh xe, bấm máy lia lịa. Những cảnh như vậy, các tấm ảnh đều không diễn tả thành công bức chân dung người chiến sĩ, vì chụp từ xa không đặc tả được.

Xe đương lao với tốc độ nhanh bỗng dừng đột ngột. Tiểu đoàn phó phụ trách kỹ thuật tên là Bình, quê Hải Hưng, còn trẻ, khuôn mặt thư sinh, đè thụp chúng tôi xuống. Những tiếng nổ chát chúa vang lên, cùng với những tràng súng tiểu liên kéo dài. Thì ra xe tǎng địch phòng ngự từ bên kia cầu Sài Gòn chống trả, bắn loạn xạ. Mấy chiếc xe tǎng đi đầu của Lữ đoàn 203 triển khai sang hai bên vệ đường bắn trả quyết liệt. Chiếc xe zeep lấy được của địch chở Trung đoàn phó 66 sư đoàn 304 Phạm Xuân Thệ từ phía sau chạy vọt lên cũng dừng lại phía sau xe bọc thép chúng tôi. Mấy khẩu đội ĐKZ, các chiến sĩ B40, B41 của Trung đoàn 66 dựa vào các thùng xǎng đựng đầy đất (do quân ngụy dựng lên làm vật cản) cùng đội hình xe tǎng Lữ đoàn 203 triển khai chiến đấu.

Tiếng súng, đạn pháo nổ ran, Bỗng giữa cầu Sài Gòn vụt lên cột lửa, khói đen bao trùm. Chiếc xe tǎng M.48 của quân ngụy bị bắn cháy. Đạn pháo trong xe nổ tung. Bọn địch từ mấy chiếc xe tǎng bên kia đều hoảng hốt nhảy ra khỏi xe, tháo chạy. Hỏa lực của xe tǎng Lữ đoàn 203 và các chiến sĩ Trung đoàn 66 bắn riết theo. Chớp thời cơ. chiếc xe tǎng đi đầu do đại đội trưởng Bùi Quang Thận chỉ huy lánh qua chiếc xe tǎng địch bị bắn cháy, vụt lên, chiếm giữ bên kia đầu cầu. Khi chiếc xe bọc thép của chúng tôi vượt qua cầu, xe của Trung đoàn phó Thệ cũng bám theo. Bấy giờ chỉ còn những loạt đạn yếu ớt của bọn ngụy quân ngoan cố từ trên nhưng ngôi nhà cao tầng ven đường bắn lén. Những khẩu AK của các chiến sĩ bộ binh và những khẩu súng gắn trên xe tǎng của Lữ đoàn 203 nhằm thẳng vào mục tiêu bắn rất đanh. Bọn địch hoảng sợ. Tiếng súng của chúng câm bặt. Bất chấp lửa đạn, đồng bào trong các phố đổ ra đường hò reo chào đón bộ đội. Nhiều người đi xe máy bám theo xe tǎng hô líu cả lưỡi "Bác Hồ ! Bác Hồ..,", "Bộ đội giải phóng muôn nǎm !". Những giờ phút đó, dọc các dẫy phố cả một rừng cờ mọc lên. Rõ ràng là việc đón chào giải phóng đã được các lực lượng cách mạng trong nội thành tổ chức và chuẩn bị khá chu đáo. Chúng tôi quan sát, bấm máy ảnh lia lịa quanh xe.

Theo sự chỉ dẫn của bà con ven đường, vượt qua đường Hồng Thập tự, đội hình xe tǎng của ta rẽ ngoặt bên phải theo đại lộ Thống Nhất. -Dinh "Độc lập" đây rồi !" Các chiến sĩ trong xe tǎng reo lên, mắt vẫn chǎm chú nhìn vào mục tiêu. Qua khuôn hình máy ảnh, chúng tôi nhìn thấy toàn cảnh phủ tổng thống ngụy quyền. Lính ngụy mặc quần áo rằn ri chạy nháo nhác.

Chiếc xe zeep của Trung đoàn phó Thệ vượt lên trên chiếc xe bọc thép chúng tôi. Tôi thấy rõ trên xe đó có một người đàn ông trạc 40 tuổi cầm lá cờ Tổ quốc vẫy liên tục. Có lẽ đó là người dân Sài Gòn đầu tiên nhảy lên xe bộ đội ta.

Đoàn xe vượt qua đại sứ quán Mỹ, thọc thẳng vào dinh Độc lập.

Từ trên chiếc xe bọc thép chạy thứ ba (nếu không tính chiếc xe zeep) tôi trông rõ cảnh các chiếc xe tǎng mang biển số 390, 843 xông thẳng vào dinh Độc lập. Tiếp sau hai chiếc xe tǎng đi đầu của tiểu đoàn 1 là chiếc xe zeep và chiếc xe bọc thép của chúng tôi. Theo sau là ba, bốn chiếc xe tǎng khác của Lữ đoàn 203, mấy chiếc xe ô tô chở các chiến sĩ bộ binh Trung đoàn 66.

Tất cả các xe vượt qua cổng sắt đều tản ra quanh vòi phun nước, trước cửa chính dinh Độc lập.

Những phút giây ấy trở thành lịch sử. Các phóng viên phương Tây chực sẵn trong dinh Độc lập ùa ra, vây quanh xe tǎng 843, bấm máy ảnh, quay phim lia lịa. Đại đội trưởng Bùi Quang Thận, người treo lá cờ Tổ quốc lên tầng thượng dinh Độc lập, vừa bước xuống. Chúng tôi đề nghị chụp ảnh anh. Các phóng viên phương Tây vây lấy, tranh nhau đặc tả chân dung anh bộ đội Cụ Hồ, người chiến sĩ giải phóng, Những kiểu ảnh đầu tiên chúng tôi chụp Bùi Quang Thận mồ hôi nhễ nhại, gò má gầy cao, xám khói, dính đầy bụi đất từ Long Thành, Nước Trong, Biên Hòa. Đôi mắt anh trũng sâu, sáng, lanh lợi.

Cùng lúc đó, tôi theo Trung đoàn phó Phạm Xuân Thệ lên cầu thang bên phải. Anh Thệ to khỏe, nắm chắc trong tay khẩu súng K59. Vừa bước chân lên cầu thang lầu 1 thì một người to cao mặc áo cộc tay màu xám bước vội vàng từ trong phòng ra, nói hổn hển nhưng khá rõ ràng.

- Báo cáo cấp chỉ huy, tôi là chuẩn tướng Nguyễn Hữu Hạnh, phụ tá Tổng thống Dương Vǎn Minh. Toàn bộ nội các của Tổng thống đang trong phòng khánh tiết. Mời cấp chỉ huy vào ...

Gian phòng rộng. Nền trải thảm đỏ. Cửa kính buông rèm bằng vải voan trắng. Những dãy ghế bọc nhung đỏ, nhung xanh. Các chiến sĩ Lữ đoàn 203 và Trung đoàn 66 bước vào. Khoảng 20-30 người đứng cả dậy. Đứng gần cửa là một người thấp béo đẫy đà. Nguyễn Hữu Hạnh chỉ vào một người to cao, giới thiệu là Dương Vǎn Minh.

Dương Vǎn Minh vội vàng bước đến gần Trung đoàn phó Phạm Xuân Thệ. Ông ta nói:

- Xin chào cấp chỉ huy! Toàn bộ nội các chúng tôi đang chờ quân giải phóng đến bàn giao - Dương Vǎn Minh cố tạo một giọng nói cởi mở.

Phạm Xuân Thệ giữ nghiêm nét mặt, nói chắc từng lời :

- Các ông phải đầu hàng, các ông không còn gì để bàn giao!

Các "vị lớn" trong nội các của ông Minh tản ra. Có người ngồi vào ghế.

Phạm Xuân Thệ ra lệnh:

- Tất cả đứng dậy, xếp thành hàng dọc.

Toàn bộ nội các của ông Minh tục đứng dậy theo mệnh lệnh của Phạm Xuân Thệ. Ông Minh nói như cầu khẩn :

- Cấp chỉ huy yêu cầu gì, chúng tôi xin thi hành!

Phạm Xuân Thệ nói :

- Các ông phải ra khỏi đây, đến đài phát thanh tuyên bố đầu hàng vô điều kiện và kêu gọi ngụy quân, ngụy quyền Sài Gòn bỏ vũ khí đầu hàng quân giải phóng!


Lúc này, bên ngoài tiếng súng mừng chiến thắng của quân ta nổ rộ lên. Ông Minh cũng như các "thành viên nội các" đều run sợ, mặt tái nhợt. Thật tiếc vì không có đèn chụp, thiếu bình tĩnh, tôi chụp hỏng nhiều kiểu ảnh vào thời điểm lịch sử đó. Hình ảnh duy nhất mà tôi ghi được là Dương Vǎn Minh bước xuống bậc thang cuối cùng của dinh Độc lập Ông ta mặc bộ quần áo mầu tro xám, đeo kính trắng, hai tay bỏ thõng trong túi áo, cúi mặt bước theo sự chỉ dẫn của cán bộ, chiến sĩ ta ra đài phát thanh. Theo lệnh của Trung đoàn phó Thệ, Dương Vǎn Minh, Vũ Vǎn Mẫu lên chiếc xe zeep mà các chiến sĩ ta thu được từ Đà Nẵng. Cùng đi có hai chiến sĩ vệ binh, hai chiến sĩ thông tin và một sĩ quan tác chiến của Trung đoàn 66 Sư đoàn 304, Quân đoàn 2. Nhiều phóng viên nước ngoài nói tiếng Việt khá sõi, níu áo chúng tôi, nhờ xin cho họ được theo Dương Vǎn Minh ra đài phát thanh.

Chúng tôi gặp không ít những bộ mặt khá quen thuộc trong đoàn phóng viên báo chí các nước tư bản đến sân bay Gia Lâm (Hà Nội) nǎm 1973, chứng kiến cảnh ta trao trả bọn giặc lái máy bay Mỹ bị bắt.

Dinh Độc lập nhộn nhịp không khí chiến thắng. Bộ đội ta vui sướng. Phóng viên nước ngoài, anh em phóng viên mặt trận từ các hướng, đi theo các cánh quân kéo về đây, hoạt động khẩn trương. Bọn lính dù và cảnh sát trong dinh Độc lập sợ hãi, bỏ hết áo, nhiều tên cởi cả giày ngồi xếp hàng ở góc sân, lấm lét nhìn các chiến sĩ ta. Một lát sau trên đài phát thanh vang lên :

"Tôi đại tướng Dương Vǎn Minh, Tổng thống chính quyền Sài Gòn, xin đầu hàng vô điều kiện quân giải phóng. Tôi kêu gọi chính quyền Sài Gòn, từ Trung ương đến địa phương, bỏ vũ khí đầu hàng Quân giải phóng !"

Anh em phóng viên chúng tôi cùng các chiến sĩ xe tǎng sung sướng ôm nhau trào nước mắt.

Ngọc Đản
Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
Tomqb3
Thành viên
*
Bài viết: 302


« Trả lời #217 vào lúc: 12 Tháng Ba, 2011, 12:12:28 pm »

Chào bác ccb đang tham gia vào  Topic : “có hay không Bùi Tín ......”...
Tôi đã đọc và luôn theo dõi Topic này ,cũng đã định tham gia với các bác từ lâu nhưng nay mới mạnh dạn tham gia với các bác vài chi tiết và suy nghĩ về vấn đề mà chủ Topic và các bác đang trao đổi ,cũng chỉ mong những chi tiết mà tôi còn nhớ được vào buổi trưa ngày 30/4 lịch sử ấy cùng các bác ccb làm rõ thêm nội dung mà Topic đề cập .
  Trước tiên tôi xin tự giới thiệu ,vào trưa ngày 30/4 tôi may mắn được đi cùng mũi đột kích của QĐ3 nhằm cắm cờ Dinh ĐL ,nhưng do đến chậm (khoảng 20-30’)mà QĐ3 đã không kịp cắm cờ (chi tiết tôi đã kể trong topic “Ý ức một thời “của bác Bob ). Bây giờ vừa nhớ lại bối cảnh diễn ra hôm ấy ,và vừa suy diễn ,các tình huống một cách hợp lý lôgic .tôi thấy thế này :
nhà báo Bt bút danh Thành Tín ,trong nhóm phóng viên báo qđnd , đi với mũi qđ3 vào Dinh Đôc Lập ,không thể đi trước mũi của chúng tôi được vì:
khoảng 9h 30’, thấy tình hình các hướng phát triển thuận lợi.quân đoàn mới tổ chức một mũi đột kích mạnh ,lấy một c của e64 f320 hôm trước đã giải quyết song  Đồng Dù ,  với 3xe tăng ,2xe K63,một số xe con và xe tải chở quân ,cùng chỉ huy QĐ do đại tá Phí TRiệu Hàm phó chính uỷ QĐ và thượng tá Nguyễn Đằng cục phó cục chính trị QĐ3 chỉ huy  đi cắm cờ Dinh Dl,lúc ấy chưa có tin DvM đầu hàng ,và f10 lúc đó mặc dù đã vào nội đô nhưng  chưa giải quyết song các mục tiêu QĐ giao là :TSN và BTTM ,nên ko thể có mũi nào khác của qđ3 tiến về Dinh trước mũi của chúng tôi  .
Khả năng ông BT cùng với nhóm phóng viên báo Qđnd đi cùng mũi chúng tôi ,vì trên xe của cụ Đằng (là xe tôi đi) có 2 phóng viên báo Qđnd  có một người tên là Tuấn ,người kia tôi không còn nhớ tên ,nhưng 2 phóng viên này còn trẻ chỉ ngang tầm tuổi tôi (ngày đó quãng 24-25) và chỉ là cấp uý thôi ,còn ông BT ngày đó đã là thượng tá nếu có đi cùng chắc phải đi gần hoặc  cùng xe với cụ Hàm ,và như vậy khi đến Dinh cũng như chúng tôi :mọi truyện đã an bài .
Do vậy có thể nói ông BT vừa không phải là sĩ quan cao cấp nhất của quân đội ta có mặt ở Dinh ĐL thời điểm diễn ra việc bắt nội các DVM đầu hàng và ông ta không thể là người tiếp nhận sự đầu hàng của DVM , để nói câu : “người ta không thể bàn giao cái gì không còn ở trong tay “
Vài dòng nhớ lại ký ức và suy nghĩ tham gia với các ccb trong topic này ,cũng là dịp ôn lại kỷ niệm mà tôi không thể quên .   
     Cảm ơn  các  bác .


Logged
nntinh1977
Thành viên

Bài viết: 3


« Trả lời #218 vào lúc: 19 Tháng Ba, 2011, 08:33:59 am »

Các bạn xem cái này nhé:
 http://www.youtube.com/watch?v=H6M67sX3U9Y
Chào bác ccb đang tham gia vào  Topic : “có hay không Bùi Tín ......”...
Tôi đã đọc và luôn theo dõi Topic này ,cũng đã định tham gia với các bác từ lâu nhưng nay mới mạnh dạn tham gia với các bác vài chi tiết và suy nghĩ về vấn đề mà chủ Topic và các bác đang trao đổi ,cũng chỉ mong những chi tiết mà tôi còn nhớ được vào buổi trưa ngày 30/4 lịch sử ấy cùng các bác ccb làm rõ thêm nội dung mà Topic đề cập .
  Trước tiên tôi xin tự giới thiệu ,vào trưa ngày 30/4 tôi may mắn được đi cùng mũi đột kích của QĐ3 nhằm cắm cờ Dinh ĐL ,nhưng do đến chậm (khoảng 20-30’)mà QĐ3 đã không kịp cắm cờ (chi tiết tôi đã kể trong topic “Ý ức một thời “của bác Bob ). Bây giờ vừa nhớ lại bối cảnh diễn ra hôm ấy ,và vừa suy diễn ,các tình huống một cách hợp lý lôgic .tôi thấy thế này :
nhà báo Bt bút danh Thành Tín ,trong nhóm phóng viên báo qđnd , đi với mũi qđ3 vào Dinh Đôc Lập ,không thể đi trước mũi của chúng tôi được vì:
khoảng 9h 30’, thấy tình hình các hướng phát triển thuận lợi.quân đoàn mới tổ chức một mũi đột kích mạnh ,lấy một c của e64 f320 hôm trước đã giải quyết song  Đồng Dù ,  với 3xe tăng ,2xe K63,một số xe con và xe tải chở quân ,cùng chỉ huy QĐ do đại tá Phí TRiệu Hàm phó chính uỷ QĐ và thượng tá Nguyễn Đằng cục phó cục chính trị QĐ3 chỉ huy  đi cắm cờ Dinh Dl,lúc ấy chưa có tin DvM đầu hàng ,và f10 lúc đó mặc dù đã vào nội đô nhưng  chưa giải quyết song các mục tiêu QĐ giao là :TSN và BTTM ,nên ko thể có mũi nào khác của qđ3 tiến về Dinh trước mũi của chúng tôi  .
Khả năng ông BT cùng với nhóm phóng viên báo Qđnd đi cùng mũi chúng tôi ,vì trên xe của cụ Đằng (là xe tôi đi) có 2 phóng viên báo Qđnd  có một người tên là Tuấn ,người kia tôi không còn nhớ tên ,nhưng 2 phóng viên này còn trẻ chỉ ngang tầm tuổi tôi (ngày đó quãng 24-25) và chỉ là cấp uý thôi ,còn ông BT ngày đó đã là thượng tá nếu có đi cùng chắc phải đi gần hoặc  cùng xe với cụ Hàm ,và như vậy khi đến Dinh cũng như chúng tôi :mọi truyện đã an bài .
Do vậy có thể nói ông BT vừa không phải là sĩ quan cao cấp nhất của quân đội ta có mặt ở Dinh ĐL thời điểm diễn ra việc bắt nội các DVM đầu hàng và ông ta không thể là người tiếp nhận sự đầu hàng của DVM , để nói câu : “người ta không thể bàn giao cái gì không còn ở trong tay “
Vài dòng nhớ lại ký ức và suy nghĩ tham gia với các ccb trong topic này ,cũng là dịp ôn lại kỷ niệm mà tôi không thể quên .   
     Cảm ơn  các  bác .



Logged
nntinh1977
Thành viên

Bài viết: 3


« Trả lời #219 vào lúc: 19 Tháng Ba, 2011, 08:42:36 am »

Ông Bùi Tín này ba xạo, cả ông Thệ cũng ba xạo ( kể cả ông ấy là đồng hương của tôi).
Các bác xem tiếp nhé:
http://www.youtube.com/watch?v=OHwf5O3QxTg&NR=1
Các bạn xem cái này nhé:
 http://www.youtube.com/watch?v=H6M67sX3U9Y
Chào bác ccb đang tham gia vào  Topic : “có hay không Bùi Tín ......”...
Tôi đã đọc và luôn theo dõi Topic này ,cũng đã định tham gia với các bác từ lâu nhưng nay mới mạnh dạn tham gia với các bác vài chi tiết và suy nghĩ về vấn đề mà chủ Topic và các bác đang trao đổi ,cũng chỉ mong những chi tiết mà tôi còn nhớ được vào buổi trưa ngày 30/4 lịch sử ấy cùng các bác ccb làm rõ thêm nội dung mà Topic đề cập .
  Trước tiên tôi xin tự giới thiệu ,vào trưa ngày 30/4 tôi may mắn được đi cùng mũi đột kích của QĐ3 nhằm cắm cờ Dinh ĐL ,nhưng do đến chậm (khoảng 20-30’)mà QĐ3 đã không kịp cắm cờ (chi tiết tôi đã kể trong topic “Ý ức một thời “của bác Bob ). Bây giờ vừa nhớ lại bối cảnh diễn ra hôm ấy ,và vừa suy diễn ,các tình huống một cách hợp lý lôgic .tôi thấy thế này :
nhà báo Bt bút danh Thành Tín ,trong nhóm phóng viên báo qđnd , đi với mũi qđ3 vào Dinh Đôc Lập ,không thể đi trước mũi của chúng tôi được vì:
khoảng 9h 30’, thấy tình hình các hướng phát triển thuận lợi.quân đoàn mới tổ chức một mũi đột kích mạnh ,lấy một c của e64 f320 hôm trước đã giải quyết song  Đồng Dù ,  với 3xe tăng ,2xe K63,một số xe con và xe tải chở quân ,cùng chỉ huy QĐ do đại tá Phí TRiệu Hàm phó chính uỷ QĐ và thượng tá Nguyễn Đằng cục phó cục chính trị QĐ3 chỉ huy  đi cắm cờ Dinh Dl,lúc ấy chưa có tin DvM đầu hàng ,và f10 lúc đó mặc dù đã vào nội đô nhưng  chưa giải quyết song các mục tiêu QĐ giao là :TSN và BTTM ,nên ko thể có mũi nào khác của qđ3 tiến về Dinh trước mũi của chúng tôi  .
Khả năng ông BT cùng với nhóm phóng viên báo Qđnd đi cùng mũi chúng tôi ,vì trên xe của cụ Đằng (là xe tôi đi) có 2 phóng viên báo Qđnd  có một người tên là Tuấn ,người kia tôi không còn nhớ tên ,nhưng 2 phóng viên này còn trẻ chỉ ngang tầm tuổi tôi (ngày đó quãng 24-25) và chỉ là cấp uý thôi ,còn ông BT ngày đó đã là thượng tá nếu có đi cùng chắc phải đi gần hoặc  cùng xe với cụ Hàm ,và như vậy khi đến Dinh cũng như chúng tôi :mọi truyện đã an bài .
Do vậy có thể nói ông BT vừa không phải là sĩ quan cao cấp nhất của quân đội ta có mặt ở Dinh ĐL thời điểm diễn ra việc bắt nội các DVM đầu hàng và ông ta không thể là người tiếp nhận sự đầu hàng của DVM , để nói câu : “người ta không thể bàn giao cái gì không còn ở trong tay “
Vài dòng nhớ lại ký ức và suy nghĩ tham gia với các ccb trong topic này ,cũng là dịp ôn lại kỷ niệm mà tôi không thể quên .   
     Cảm ơn  các  bác .



Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM