Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 17 Tháng Tư, 2024, 06:35:49 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Chuyện người tiếp nhận đầu hàng ngày 30-4-1975 và vai trò của Bùi Tín ở Dinh Độc Lập  (Đọc 156959 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
VanKiep82
Thành viên
*
Bài viết: 63


« Trả lời #60 vào lúc: 17 Tháng Sáu, 2009, 10:00:16 pm »

          Các sự kiện sau theo tôi là :
    1/ Khi B.Q.Thận lên cắm cờ trên nóc dinh thì các chiến sỹ BB E66 dưới sự chỉ huy của E phó P.X.Thệ tiến vào phòng nơi nội các D.V.Minh đang ngồi chờ với mục đích là để bàn giao. Thử đặt ta vào vị trí của anh P.X.Thệ. Hẳn cỡ tuổi của anh Thệ, hình ảnh các chiến sỹ đại đòan 312 chĩa súng đã giương lưỡi lê vào tướng Đờ Cát bắt phải giơ tay đầu hàng đã in sâu. Anh Thệ là lính bộ binh, việc cùng các chiến sỹ của mình chĩa súng bắt đối phương phải đầu hàng là đương nhiên, là phản xạ cần có. Không có chuyện cần giữ phép ngọai giao ở đây, vào thời điểm ấy được. TT D.V.Minh tập trung nội các vào ngày 30/4/1975 là với mục đích để bàn giao chính quyền tránh đổ máu thêm nên khi gặp người chỉ huy đầu tiên của cách mạng (cầm súng ngắn ) câu đầu tiên ông đã nói là :” chúng tôi chờ các ông ở đây đã lâu để bàn giao”. Với tầm hiểu biết của cán bộ cấp trung đòan việc anh Thệ bật ra câu “ các ông chẳng còn gì để bàn giao” cũng là hợp lý. Ta nhớ lại trước đó 2 tiếng ông Minh cũng tuyên bố trên đài phát thanh yêu cầu quân đội SG ngưng bắn tại chỗ chờ cán bộ CQ cách mạnh đến để bàn giao nhưng trên tất cả các hướng, các cấp quân giải phóng vẫn tiến công theo như kế họach đã được duyệt, không có chuyện dừng lại chờ hướng dẫn của BCH chiến dịch. Do vậy việc anh Thệ đã bắt ông D.V.Minh phải tuyên bố đầu hàng trên đài phát thanh cũng là chuyện tiếp theo cần phải có vì nó triệt để hơn, tác động mạnh mẽ hơn là lời tuyên bố tạm ngưng bắn. Các sự việc trên nói thì lâu, gõ ra bàn phím còn lâu hơn nhưng trên thực tế tôi cho rằng đã diễn ra liên tục chỉ hơn 5 phút, trong thời gian này ông B.V.Tùng chưa thể xuất hiện trong phòng khánh tiết, chỗ nội các ông Minh đang ngồi chờ. Đồng ý với chiangshan là nếu ông B.V.Tùng xuất hiện ở trong khánh tiết ngay sau đó và giữa ông D.V.Minh và ông Tùng có đối đáp như anh Thệ và ông Minh đã đối đáp trước đó thì cũng là chuyện có thể. Nhưng ông Tùng lúc đó đã ra mặt chưa ? Nếu rồi thì tất cả các chuyện diễn ra sau đó phải được nằm dưới sự chỉ huy của ông Tùng. Có nhiều tình tiết để thấy rằng người đưa ra ý định và tổ chức thực hiện việc bắt ông Minh phải ra đài phát thanh để tuyên bố đầu hàng vẫn là anh Thệ, vì vậy có cơ sở để cho rằng ông Tùng chỉ thực sự ra mặt lúc tất cả đang ở đài phát thanh SG. ( Tức quá các bác ạ ! đang hăng thì có kẻ bắt phải đi ngủ, chưa kịp xem lại bài viết, hẹn ngày mai vậy, xin lỗi nếu có sai sót. )

« Sửa lần cuối: 17 Tháng Sáu, 2009, 10:09:03 pm gửi bởi VanKiep82 » Logged
TQNam
Thành viên
*
Bài viết: 1267


« Trả lời #61 vào lúc: 17 Tháng Sáu, 2009, 11:30:28 pm »

Bùi Tín có tạo ra một cái "hố" cho mình:

1- Theo ông ta, khi ông vào Dinh vào thì cả 2 ông Tùng và Thệ khá "nhàn rỗi" vì ... không biết phải làm gi, rất nhiều thời gian trống!
2- Câu "...không còn gì để bàn giao..."  ông ta không xác định là mình nói vào lúc nào. Cứ theo logic thì phải trước khi ông DVM tuyên bố đầu hàng trên đài phát thanh, còn nếu sau đó là thừa rồi.
3- Mà tại sao Bùi Tính không đề cập đến chuyện đưa TT DVM ra đài phát thanh tuyên bố đầu hàng?

Trong khi hầu hết cái tài liệu trước nay của "các bên" đều cho thấy các sự kiện xảy ra liên tiếp trong một thời gian ngắn: từ khi xe tăng hút cổng đến khi xe Jeep ra đài phát thanh phải là dưới 1 giờ, ông ta vào Dinh phải sau 1 giờ kể từ khi cổng Dinh bị sập.

Bằng chứng có loại trực tiếp, có loại gián tiếp vẫn được chấp nhận do các suy lý từ việc phục dựng lại chuổi các sự kiện can hệ xác đáng. Ta bàn ở đây không mơ sẽ buộc Bùi Tín cuối đầu, mà bằng các xâu chuổi-phục dựng các sự kiện để chứng tỏ một sự vô lý trước dư luận.
« Sửa lần cuối: 17 Tháng Sáu, 2009, 11:34:40 pm gửi bởi TQNam » Logged
ahuuls
Thành viên
*
Bài viết: 453


Hoa hồi Xứ Lạng


« Trả lời #62 vào lúc: 17 Tháng Sáu, 2009, 11:36:37 pm »

Theo em chỉ là sự đánh bóng bản thân của ông Bùi Tín mà thôi.Với tầm cỡ như ông ta lúc ấy liệu có dám xung kích đi đầu để lấy tin tức nóng hổi như vậy không nhỉ?
Logged

Thư ký hỏi sếp :chữ sếp viết sờ nặng hay xờ nhẹ
sếp trả lời :Tao là xếp thích sờ gì mà chẳng được
tuaans
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 3774


« Trả lời #63 vào lúc: 18 Tháng Sáu, 2009, 05:14:51 am »

Theo em chỉ là sự đánh bóng bản thân của ông Bùi Tín mà thôi.Với tầm cỡ như ông ta lúc ấy liệu có dám xung kích đi đầu để lấy tin tức nóng hổi như vậy không nhỉ?
Chuyện nhỏ với các phóng viên chiến trừơng!
Logged
ahuuls
Thành viên
*
Bài viết: 453


Hoa hồi Xứ Lạng


« Trả lời #64 vào lúc: 18 Tháng Sáu, 2009, 10:49:31 am »

Thế thông tin lúc đó ông Tín mang hàm đại tá  và là Phó tổng biên tập báo QDDND là không chính xác hả bác ?
Logged

Thư ký hỏi sếp :chữ sếp viết sờ nặng hay xờ nhẹ
sếp trả lời :Tao là xếp thích sờ gì mà chẳng được
tuaans
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 3774


« Trả lời #65 vào lúc: 18 Tháng Sáu, 2009, 01:02:15 pm »

Thế thông tin lúc đó ông Tín mang hàm đại tá  và là Phó tổng biên tập báo QDDND là không chính xác hả bác ?

Đang nói chuyện phóng viên đi cùng mũi xung kích kìa. Đi cùng bộ đội đánh nhau là nghề của phóng viên chién trường.

Còn chuyện đại tá với phó tổng biên tập thì không cần phải hỏi khích như thế đâu!  Angry
Logged
VanKiep82
Thành viên
*
Bài viết: 63


« Trả lời #66 vào lúc: 18 Tháng Sáu, 2009, 04:36:05 pm »

     2/ Các sự kiện ở đài phát thanh SG :
      Có sự khác biệt hoặc gọi là tranh cãi cũng được giữa chính ủy lữ 203 B.V.Tùng và E phó P.X.Thệ khi thuật lại các sự kiện ở đài phát thanh. Tranh cãi chủ yếu là ai đã soạn văn bản đầu hàng đưa TT D.V.Minh đọc ? Tôi nghĩ không nên tuyệt đối hóa chứng cứ là bản chép tay của B.V.Tùng đang được trưng bày ở viện bảo tàng TTG trừ khi đã xác định được trên đó có cả dấu tay của P.X.Thệ và ông D.V.Minh. Nếu có dấu tay của 2 ông Thệ và ông D.V.Minh ta mới khẳng định được văn bản đầu hàng được trưng bày ở viện bảo tàng TTG là bản gốc, còn không có thì…Tôi nhớ đã đọc được ở đâu đó  một chi tiết nhỏ nhưng cũng nói lên được nhiều điều là văn bản đầu hàng đầu tiên do P.X.Thệ soạn nhưng khi đưa cho ông D.V.Minh xem trước để đọc vào máy ghi âm thì ông Minh không đọc được vì anh Thệ viết chữ … xấu quá. Vì vậy ông Tùng phải viết lại văn bản đầu hàng. Nếu như chi tiết trên là đúng thì kết luận của Viện Lịch sử quân sự về văn bản đầu hàng do nhiều người soạn là hợp lý.
     Cách đây khoảng 2 năm đài truyền hình HTV có làm một bộ phim tài liệu về ngày 30/04/1975 nội dung chủ yếu là tìm xem ai là người nói câu “ các ông chẳng còn gì để bàn giao, chỉ có đầu hàng vô điều kiện” và ai là người soạn văn bản đầu hàng cho ông D.V.Minh. Theo cảm nhận của tôi khi xem bộ phim tài liệu này thì đài truyền hình HTV, chính trị viên Vũ Đăng Toàn,kíp xe tăng 390, ông Nguyễn Hữu Thái đứng về phía chính ủy Bùi Văn Tùng. Đại đội trưởng Bùi Quang Thận, kíp xe tăng 843 đứng về phía trung đoàn phó Phạm Xuân Thệ. Nhà sử học Dương Trung Quốc thì có ý kiến trung dung mang tính lý luận, Viện Lịch sử quân sự thì bị HTV cho rằng đã bênh trung tướng Phạm Xuân Thệ. Bác lixeta của quansuvn có ý kiến gì về vấn đề này không ạ ?
     
« Sửa lần cuối: 18 Tháng Sáu, 2009, 05:05:35 pm gửi bởi VanKiep82 » Logged
altus
Moderator
*
Bài viết: 1782



« Trả lời #67 vào lúc: 18 Tháng Sáu, 2009, 05:09:40 pm »

Thế thông tin lúc đó ông Tín mang hàm đại tá  và là Phó tổng biên tập báo QDDND là không chính xác hả bác ?

Đây mời bác xem ổng lúc đó đeo mấy sao.

Logged
ahuuls
Thành viên
*
Bài viết: 453


Hoa hồi Xứ Lạng


« Trả lời #68 vào lúc: 18 Tháng Sáu, 2009, 05:25:08 pm »

chiangshan
Định nghĩa viết vội của tôi:

Người "tiếp nhận đầu hàng" là một người X thỏa mãn hai điều kiện.

1. Dương Văn Minh nói với X: "Chúng tôi xin đầu hàng" (hoặc ý tứ tương đương).
2. X trả lời rằng X có đủ thẩm quyền đồng ý với thông điệp xin đầu hàng này, và X đồng ý (hoặc ý tứ tương đương). (X có thực sự đủ thẩm quyền không thì chưa xét.  Wink)


Trích dẫn
Lời kể của ông Bùi Tín

Theo lời kể cho ông Bùi Tín, hiện sống tại Paris, cho đài BBC ngày 29.04.2005 thì ông là người nhận sự bàn giao của tướng Minh. Theo những gì ông Bùi Tín nhớ lại, ông khi đó mang hàm đại tá và là phó Tổng biên tập báo Quân Đội Nhân Dân. Ông vào Dinh Độc Lập đúng 12 giờ trưa giờ Sài Gòn (thời đó còn chênh giờ Hà Nội một tiếng) và đi cùng với trung tá Nguyễn Trần Thiết, biên tập viên phòng Quân sự của báo.

Hai sỹ quan khác mang hàm trung tá là ông Bùi Văn Tùng, chính ủy lữ đoàn 203, và Nguyễn Văn Hân, trưởng ban bảo vệ quân đoàn 2. Ông Tín nói trung tá Hân có mang theo bản đồ và được lệnh xác định vị trí để vào chiếm năm mục tiêu cơ bản là Dinh Độc Lập, Bộ Tổng Tham mưu, Bộ Chỉ huy Sài Gòn, Nha Cảnh sát và sân bay Tân Sơn Nhất. Các mục tiêu khác được tư lệnh quân giải phóng cho là không quan trọng bằng.

Theo ông Bùi Tín, nội các của đại tướng Dương Văn Minh ngồi đợi trong một phòng lớn. Các quân nhân cách mạng gồm cả sỹ quan và bộ đội đã đến nhưng không vào phòng. Chỉ có trung tá Nguyễn Văn Hân, vào phòng nói rằng ‘Sẽ có đại diện quân giải phóng vào gặp các ông’. Sau đó, vẫn theo đại tá Bùi Tín thì ông được hai trung tá Hân và Tùng hai lần nói ông ra nhận sự đầu hàng. Ban đầu ông Tín nói ‘Tôi làm báo, có trách nhiệm gì đâu’ nhưng sau cảm thấy để nội các của ông Dương Văn Minh ngồi đợi quá lâu nên đã bước vào. Mặt khác, vì mang hàm đại tá, ông thuộc hàng cán bộ cao cấp của quân đội cộng sản, trong khi những người còn lại chỉ mang làm trung tá.

Ông nói khi vào phòng ông vẫn đội mũ cát, đeo túi, tay cầm một cuộn bản đồ Sài Gòn mà ông giải thích trên bức ảnh có màu trắng (xem ảnh bên). TT Dương Văn Minh đứng chắp tay phía trước và tiến lên một bước, bên cạnh là phó TT Nguyễn Văn Huyền, người gầy yếu. Ông Tín nói ông nhận ra ông Minh ngay vì vóc người cao lớn.
   
Khi nghe câu ‘Chúng tôi đợi quý ông từ sáng, đặng chuyển giao chính quyền’ thì ông Tín bật nói: ‘Các ông còn gì nữa mà bàn giao. Người ta không thể chuyển cái gì không có trong tay’. Nghe vậy, tướng Minh và các thành viên nội các có vẻ mặt rất buồn. Ông Bùi Tín nhớ lại rằng ông thấy thế nên nghĩ rằng cần ‘động viên’ họ một chút và bảo: ‘Hôm nay là ngày vui lớn của dân tộc, nếu các công còn tin thần dân tộc thì phải coi đây là ngày vui…’.

Nghe vậy, cả ông Minh và các thành viên chính phủ vui hẳn lên và ông Tín mời họ ngồi xuống trò chuyện. Giờ phút ấy, vẫn theo đại tá Bùi Tín, có các phóng viên nước ngoài như Ý, Úc chứng kiến, còn bức ảnh chụp ông đứng trước ông Dương Văn Minh lại do phóng viên báo Giải Phóng chụp. Sau đó, trung tá Bùi Văn Tùng đưa TT Dương Văn Minh ra đài phát thanh để đọc lời tuyên bố đầu hàng.

Câu chuyện về đại tá Bùi Tín tình cờ nhận vai trò tiếp quản chính quyền Sài Gòn tại Dinh Độc Lập được các nguồn tin Việt Nam và nước ngoài ghi nhận. Trong các nguồn nổi tiếng nhất có cuốn ‘Vietnam: A History của Stanley Karnow, một nhà báo Mỹ nổi tiếng từ thời chiến tranh Việt Nam.

BBC Việt ngữ.

Chưa thấy xuất hiện cả (1) lẫn (2) nhỉ.
.........................................
Thì ở đây chứ đâu mà khích với bác gì


Logged

Thư ký hỏi sếp :chữ sếp viết sờ nặng hay xờ nhẹ
sếp trả lời :Tao là xếp thích sờ gì mà chẳng được
mig21-58
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 576

binh nhì


« Trả lời #69 vào lúc: 18 Tháng Sáu, 2009, 05:33:24 pm »

Thế thông tin lúc đó ông Tín mang hàm đại tá  và là Phó tổng biên tập báo QDDND là không chính xác hả bác ?

Đây mời bác xem ổng lúc đó đeo mấy sao.


trung tá ,hai sao hai gạch .
-chứng tỏ ông bùi tín  nói nhắng ,ông ta già rồi sao còn ham hố thế nhỉ ?
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM