Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 02:47:59 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Chuyện người tiếp nhận đầu hàng ngày 30-4-1975 và vai trò của Bùi Tín ở Dinh Độc Lập  (Đọc 156782 lần)
0 Thành viên và 3 Khách đang xem chủ đề.
rongxanh
Thành viên
*
Bài viết: 2085

Mơ về nơi xa lắm.


« Trả lời #50 vào lúc: 16 Tháng Sáu, 2009, 09:32:17 pm »

Như vậy là có mấy điểm mốc thời gian:

1. Thời điểm bác Thệ + bác Tùng vào dinh căm cờ là khoảng 11h30.

2. Thời điểm tướng Nguyễn Hữu An vào dinh sau thời điểm đó khoảng nửa tiếng, lúc đó ông Dương Văn Minh đã bị dẫn qua đài phát thanh.

3. Thời điểm Bùi Tín vào dinh hơn 12h, lúc vào là đã gặp Đại tá CÔng TRang tại dinh.

Vậy còn mấy điểm sau:

1. Ông Dương Văn Minh ở đài phát thanh trong bao nhiêu lâu? đọc lời đầu hàng trên đài phát thanh lúc mấy giờ?

2. Ông Dương Văn MInh quay lại dinh lúc mấy giờ?

3. Bùi Tín có gặp ông Dương Văn MInh khi đến dinh, vậy thì lúc đó ông Dương Văn Minh đã được đưa trở lại dinh sau khi đọc xong lời đầu hàng.

Tất cả các mốc thời gian trên đây đều lấy theo giờ Hà Nội?
Logged
rongxanh
Thành viên
*
Bài viết: 2085

Mơ về nơi xa lắm.


« Trả lời #51 vào lúc: 16 Tháng Sáu, 2009, 09:35:57 pm »

Mà trong Quansuvn.net còn có bác Lixeta, có mặt tại dinh lúc đó.

Bác thử kể lại giờ phú đó cho chúng em nghe với!
Logged
Tmct
Thành viên
*
Bài viết: 155


« Trả lời #52 vào lúc: 16 Tháng Sáu, 2009, 09:38:02 pm »

Huh Nhà em chụp thế vẫn chưa đạt yêu cầu của bác ạ?

Hình của bác thì rồi ạ.
Ý em là cái hình của bác Đoành. Báo Quân đội Nhân dân số ra ngày 1-5-1975 phỏng ạ? Nhưng còn tên bài báo là gì ạ? Và bút danh tại bài báo đó là gì ạ?
Xong rồi lại thấy các bác cứ úp úp mở mở ý chừng sắp tới còn nữa.... tính em sốt ruột. Các bác thông cảm.
« Sửa lần cuối: 17 Tháng Sáu, 2009, 05:56:59 pm gửi bởi Tmct » Logged
anhkhoi
Thành viên
*
Bài viết: 311


« Trả lời #53 vào lúc: 16 Tháng Sáu, 2009, 10:31:56 pm »

Chuyện tôi gặp ông Minh được ghi hình rõ trong bộ phim thời sự của xưởng phim Quân Giải phóng nhan đề : Hừng đông trên thành phố HCM, chiếu rất rộng.
..........................
Ngay sau đó, ông phó thủ tướng Nguyễn Văn Hảo gặp tôi mật báo về chuyện giữ lại 16 tấn vàng, không để ông Thiệu mang đi. Hai ngày sau chuyến máy bay IL 18 từ Hà nội vào nhận.

..............
===

Cha này xạo ác đạn, nhóm quay phim đầu tiên vào dinh ĐL là nhóm Đặng Nhật Minh (phim Tháng Năm những gương mặt), nhưng đến chiều tối 30/4 mới đến nơi, rạng sáng 1/5 mới bắt đầu quay. "TP lúc rạng đông" của nhóm Trần Khánh Dư còn vào dinh muộn hơn, chắc bác Tín được nhờ đóng lại.

Còn 16 tấn vàng đến cả 2 tháng sau bác Huỳnh Bửu Sơn vẫn còn ngồi kiểm lại ở Ngân Hàng Quốc Gia (đường Bến Chương Dương), chắc chở ra Hà Nội rồi chở vào lại.  Grin
Logged
macbupda
Moderator
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #54 vào lúc: 17 Tháng Sáu, 2009, 06:33:53 am »

Như vậy là có mấy điểm mốc thời gian:

1. Thời điểm bác Thệ + bác Tùng vào dinh căm cờ là khoảng 11h30.

2. Thời điểm tướng Nguyễn Hữu An vào dinh sau thời điểm đó khoảng nửa tiếng, lúc đó ông Dương Văn Minh đã bị dẫn qua đài phát thanh.

3. Thời điểm Bùi Tín vào dinh hơn 12h, lúc vào là đã gặp Đại tá CÔng TRang tại dinh.

Vậy còn mấy điểm sau:

1. Ông Dương Văn Minh ở đài phát thanh trong bao nhiêu lâu? đọc lời đầu hàng trên đài phát thanh lúc mấy giờ?

2. Ông Dương Văn MInh quay lại dinh lúc mấy giờ?

3. Bùi Tín có gặp ông Dương Văn MInh khi đến dinh, vậy thì lúc đó ông Dương Văn Minh đã được đưa trở lại dinh sau khi đọc xong lời đầu hàng.

Tất cả các mốc thời gian trên đây đều lấy theo giờ Hà Nội?

Về mấy cái mốc giờ của bác Rongxanh, thì em xin có ý kiến như sau:
Theo cuốn Lịch sử Quân đội nhân dân Việt Nam (1944-1975) xuất bản năm 2005, thì 10 giờ 45 phút ngày 30 tháng 4 năm 1975, xe tăng ta đánh chiếm dinh Độc Lập.
Lại theo lời kể của đại tá Phùng Bá Đam (xem ở đây: http://www.quansuvn.net/index.php?topic=1264.msg17227#msg17227) thì lúc Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng là 11 giờ 30 phút. Theo em, như vậy là hợp lí. Vì từ lúc ta vào dinh, bắt Dương Văn Minh, đưa ra đài phát thanh, tìm nhân viên và cả thời gian thảo lời đầu hàng có lẽ cũng mất khoảng 45 phút. (Em cũng chưa rõ Đài phát thanh Sài Gòn cách dinh Độc Lập bao xa). Và như vậy, thì thực tế thời điểm đồng chí Bùi Quang Thận cắm cờ trên dinh Độc Lập là sớm hơn 11 giờ 30, nhưng có lẽ sau này khi viết sử người ta đã đưa nó đúng vào mốc thời gian lúc Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
TQNam
Thành viên
*
Bài viết: 1267


« Trả lời #55 vào lúc: 17 Tháng Sáu, 2009, 01:19:35 pm »

Tôi xin kể một vài chuyện nhớ lại ngày 30.4, tuy không liên quan nhau nhưng có tác dụng tính toán thời điểm:

* Trước 10g: đài SG phát bản tin Lệnh ngưng chiến đấu của BTTM (?).
* Khoảng 11g30 ăn cơm.
* Ăn cơm xong ngồi chơi để hóng tình hình thì đài SG phát tin TT DVM tuyên bố đầu hàng. Còn nhớ giọng ông khá bình tĩnh, phát âm rõ nhưng lạnh, hơi vô hồn.
* Một lúc sau TCS vài năm-ba người hát bài Nối vòng tay lớn, nghe thì có khí thế nhưng dỡ tệ, có lẽ do cây guitare rẻ tiền, thu âm kém.
* Khoảng 1g một chút hơn bà chị từ CC Nguyễn Thiện Thuật chạy Honda dame đến, vừa bước vào bà tươi cười và (hổn hển) nói (đại ý) "Rồi! Hòa bình rồi, Tự do rồi. Hết tham nhũng rồi, hết xì ke-ma túy, đĩ điếm rồi, hết chửi thề luôn!

Từ Dinh Độc lập đến đài SG chỉ 1 cây số, lúc đó đi xe Jeep chắc mất 15-20'.

Như vậy bản tuyên bố đầu hảng của ông DVM chắn chắn sau 12g, có lẽ gần 12g30'. Vì là nhớ lại nên toàn bộ là tính theo giờ SG lúc bấy giờ.
Logged
tran479
Thành viên
*
Bài viết: 793


« Trả lời #56 vào lúc: 17 Tháng Sáu, 2009, 02:10:17 pm »

Trước 10h SaiGon thì chính xác có hai bản thông báo trên máy thu thanh ,01 cũa Tổng Thống Dương Văn Minh yêu cầu hai bên ngưng bắn toàn bộ ,chờ bàn giao chính quyền ; tiếp đến thì  lệnh cũa chuẩn tướng Nguyễn Hữu Hạnh hình như tự xưng là phụ tá tổng tham mưu trưởng lệnh cho các cấp quân đội VNCH phải ngưng bắn tại chổ,chờ bàn giao chính quyền .Khoãng 1 giờ rười sau đó thì TT Dương lên máy thu thanh lại nhưng là đọc văn bản có chữ đầu hàng vô điều kiện ,sau đó đến 01 người giọng bắc đọc tiếp nhận đầu hàng ,trí nhớ mình nhớ như vậy .
Logged
TQNam
Thành viên
*
Bài viết: 1267


« Trả lời #57 vào lúc: 17 Tháng Sáu, 2009, 07:39:51 pm »

Xin trích một số đoạn trong Hồi ký không tên" của tác giả Lý Quý Chung, khi đó là Tổng trưởng Bộ Thông tin, viết về sự kiện "đầu hàng":

Trích dẫn
Khoảng 11 giờ 30 sáng, chiếc tăng đầu tiên loại T-54 của quân giải phóng xuất hiện ở từ đầu kia đại lộ Thống Nhất, phía Thảo cầm viên. Tổng thống Minh và các thành viên chính phủ cùng một số dân biểu nghị sĩ, ra đứng tại tiền đình của Dinh Độc Lập để chuẩn bị cuộc đón tiếp. Chiếc tăng to lớn tiến gần, đến khoảng ngang nhà thờ Đức Bà thì đột ngột nổ liền hai phát nhưng không nhắm vào Dinh Độc Lập. Nhưng tiếng nổ của hai phát đại bác đã gây hoảng hốt cho tất cả những người đang đứng chờ ở tiền đình. Thế là tất cả lui vào phòng làm việc của ông Thiệu và.. lo lắng chờ.

 Sau này các tài liệu viết rằng chiếc tăng đi đầu đã ủi sập cửa sắt ở cánh cổng còn đóng của Dinh Độc Lập. Vậy là lính gác ở dinh không chấp hành lệnh chăng? Vì tôi nhớ rất rõ ông Minh đã ra lệnh cho lính gác ở dinh mở sẵn cổng chính trước rồi.

 Chỉ ít phút sau, tiếng chân người vang dội trong sảnh, có cả tiếng khua vũ khí và tiếng đạn lên nòng. Rồi tiếng hô to từ phía đại sảnh: “Mọi người đi ra khỏi phòng ngay!” Sau này có nhiều nhà báo nước ngoài trở lại sự kiện 30-4 này hỏi tôi lúc đó có lo sợ không? – Tôi không chối cãi mình có lo sợ. Một phần vì tôi chưa từng đối diện với quân giải phóng. Những suy nghĩ riêng và niềm tin trong lòng của mình về họ, chưa qua thực tế, không đủ để trấn an tôi hoàn toàn vào giây phút này. Mặt khác hoàn toàn không thể đoán trước chuyện gì sẽ xảy ra nếu có hỗn loạn.

Trích dẫn
Một người bộ đội (tôi không rõ quân hàm) nói với tổng thống Minh: “Anh chỉ cho tôi đường đi lên để hạ cờ ngụy quyền”. Ông Minh quay sang tôi đang đứng bên cạnh: “Chung, toa hướng dẫn cho người này lên sân thượng”. Sau này tôi biết đó là người chỉ huy chiếc tăng ký hiệu 843 tên là Bùi Quang Thận lúc đó mang hàm đại úy. Nói về sự kiện 30-4 tại Dinh Độc Lập, có một hai bài viết kể tên một ai đó đã đưa bộ đội lên hạ cờ. Tôi không biết ở Dinh Độc Lập còn có một nơi nào khác treo cờ hay không ngoài cột cờ trên sân thượng. Năm 1990, khi kỷ niệm 15 năm giải phóng miền Nam, một hãng truyền hình Nhật có mời tôi và trung tá cùng tái hiện lại những giây phút tôi đưa đại uý Thận lên sân thượng Dinh Độc Lập để hạ cờ của chế độ Sài Gòn.

 Trước ống kính của truyền hình Nhật, chúng tôi cùng tái hiện lại những diễn tiến tại Dinh Độc Lập 15 năm về trước:

 ...Sau khi nhận chỉ thị của ông Minh, tôi đưa người bộ đội trẻ tuổi đến thang máy để lên sân thượng. Đến trước thang máy, tôi bấm nút cho cửa mở. Khi cửa mở rồi người bộ đội trẻ vẫn chưa chịu bước vào. Tôi đoán trong đời anh chưa bao giờ đặt chân vào một thang máy. Tôi nói với người bộ đội trẻ: “Anh vào đi. Không có gì lo. Tôi cùng vào với anh”. Nói xong, tôi vào trước. Sau ít giây do dự, anh bước vào, trên tay là khẩu súng và lá cờ Giải phóng. Tôi không thể tưởng tượng được có một ngày như hôm nay: đi thang máy chung với một người bộ đội. Tôi bấm nút lên tầng cuối cùng. Trước đây tôi có vào Dinh Độc Lập nhiều lần nhưng chưa bao giờ lên đến sân thượng. Bước ra khỏi thang máy, tôi nhìn thấy ngay khu vườn hoa của bà Nguyễn Văn Thiệu mà có lần bà đã than phiền tướng Kỳ, lúc còn làm phó tổng thống, đã làm hư hại nó do mỗi ngày tướng Kỳ đi làm đều đáp trực thăng riêng xuống đây. Thời điểm đó, văn phòng của tổng thống Thiệu và phó tổng thống Kỳ còn đặt chung trong Dinh Độc Lập. Cách thang máy không xa, ở phía trước sân thượng, sát bên ngoài là chỗ cắm cờ. Người bộ đội đi thẳng ra đó hạ lá cờ vàng ba sọc đỏ xuống. Tôi không bước ra theo. Tôi đứng phía trong một lúc, rồi quay trở lại thang máy đi xuống trước một mình.

 Trong một bài báo kỷ niệm ngày 30-4-1975 của một tác giả đã đăng vào dịp tháng 4-2003, có ghi lại lời kể của ông Thận khi gặp ông Minh: Ông yêu cầu ông Minh chỉ đường lên hạ cờ ngụy quyền thì ông Minh liền nói với người đứng kế bên thực hiện lời yêu cầu này. Người đứng kế bên ông Minh chính là tôi.

Trích dẫn
Một người bộ đội (tôi không rõ quân hàm) nói với tổng thống Minh: “Anh chỉ cho tôi đường đi lên để hạ cờ ngụy quyền”. Ông Minh quay sang tôi đang đứng bên cạnh: “Chung, toa hướng dẫn cho người này lên sân thượng”. Sau này tôi biết đó là người chỉ huy chiếc tăng ký hiệu 843 tên là Bùi Quang Thận lúc đó mang hàm đại úy. Nói về sự kiện 30-4 tại Dinh Độc Lập, có một hai bài viết kể tên một ai đó đã đưa bộ đội lên hạ cờ. Tôi không biết ở Dinh Độc Lập còn có một nơi nào khác treo cờ hay không ngoài cột cờ trên sân thượng. Năm 1990, khi kỷ niệm 15 năm giải phóng miền Nam, một hãng truyền hình Nhật có mời tôi và trung tá cùng tái hiện lại những giây phút tôi đưa đại uý Thận lên sân thượng Dinh Độc Lập để hạ cờ của chế độ Sài Gòn.

 Trước ống kính của truyền hình Nhật, chúng tôi cùng tái hiện lại những diễn tiến tại Dinh Độc Lập 15 năm về trước:

 ...Sau khi nhận chỉ thị của ông Minh, tôi đưa người bộ đội trẻ tuổi đến thang máy để lên sân thượng. Đến trước thang máy, tôi bấm nút cho cửa mở. Khi cửa mở rồi người bộ đội trẻ vẫn chưa chịu bước vào. Tôi đoán trong đời anh chưa bao giờ đặt chân vào một thang máy. Tôi nói với người bộ đội trẻ: “Anh vào đi. Không có gì lo. Tôi cùng vào với anh”. Nói xong, tôi vào trước. Sau ít giây do dự, anh bước vào, trên tay là khẩu súng và lá cờ Giải phóng. Tôi không thể tưởng tượng được có một ngày như hôm nay: đi thang máy chung với một người bộ đội. Tôi bấm nút lên tầng cuối cùng. Trước đây tôi có vào Dinh Độc Lập nhiều lần nhưng chưa bao giờ lên đến sân thượng. Bước ra khỏi thang máy, tôi nhìn thấy ngay khu vườn hoa của bà Nguyễn Văn Thiệu mà có lần bà đã than phiền tướng Kỳ, lúc còn làm phó tổng thống, đã làm hư hại nó do mỗi ngày tướng Kỳ đi làm đều đáp trực thăng riêng xuống đây. Thời điểm đó, văn phòng của tổng thống Thiệu và phó tổng thống Kỳ còn đặt chung trong Dinh Độc Lập. Cách thang máy không xa, ở phía trước sân thượng, sát bên ngoài là chỗ cắm cờ. Người bộ đội đi thẳng ra đó hạ lá cờ vàng ba sọc đỏ xuống. Tôi không bước ra theo. Tôi đứng phía trong một lúc, rồi quay trở lại thang máy đi xuống trước một mình.

 Trong một bài báo kỷ niệm ngày 30-4-1975 của một tác giả đã đăng vào dịp tháng 4-2003, có ghi lại lời kể của ông Thận khi gặp ông Minh: Ông yêu cầu ông Minh chỉ đường lên hạ cờ ngụy quyền thì ông Minh liền nói với người đứng kế bên thực hiện lời yêu cầu này. Người đứng kế bên ông Minh chính là tôi.

 Xem lại các bức ảnh ghi lại giây phút lịch sử này, tôi thấy ngoài lá cờ được đại uý Bùi Quang Thận treo cao trên nóc Dinh Độc Lập - cột cờ chính thức của Dinh – còn thấy xuất hiện hai hay ba chiến sĩ bộ đội đứng phất cờ tại bao lơn (balcon) ở tầng một. Có lẽ chính vì thế mà có sự ngộ nhận đại uý Thận không phải là người duy nhất treo cờ trên nóc Dinh Độc Lập và cũng có lý khi có người khác cũng nhận là mình đã hướng dẫn bộ đội lên treo cờ.

 ...Khi từ sân thượng tôi trở xuống đại sảnh thì mọi người đã vào trong phòng họp có cái bàn to hình ô van nằm bên cánh phải Dinh Độc Lập. Tôi nghe một người bộ đội cấp chỉ huy nói với ông Minh: “Anh hãy viết ngay một bản tuyên bố đầu hàng”. Ông Minh trả lời rằng sáng này ông đã có một tuyên bố trao quyền rồi. Viên chỉ huy nói: “Anh chẳng có gì để trao. Anh chỉ có thể tuyên bố đầu hàng!”. Lúc này trong những người chứng kiến cuộc đối thoại, có một người mặc thường phục đứng bên cạnh kỹ sư Tô Văn Cang - một trí thức Sài Gòn có quan hệ với Mặt Trận. Người mặc thường phục tự giới thiệu mình là người hoạt động cách mạng nội thành và nói với viên chỉ huy bộ đội: “Ông Minh là người hoạt động cho hòa giải hòa hợp dân tộc. Anh nên đối xử nhẹ nhàng với ông”. Ông Minh vẫn đứng yên lặng. Viên chỉ huy đề nghị ông Minh đi đến đài phát thanh để thảo và đọc bản tuyên bố đầu hàng. Viên chỉ huy yêu cầu những thành viên chính thức của chính phủ đang có mặt gồm tổng thống Minh, thủ tướng Mẫu và tổng trưởng thông tin là tôi cùng đến đài phát thanh...

 Trước khi rời Dinh Độc Lập, ông Dương Văn Minh nói với vị chỉ huy bộ đội: “Vợ tôi vẫn đang ở đây. Xin các anh bảo đảm an ninh giùm”. Viên chỉ huy đáp “Anh hãy an tâm”.

 Ông Minh và ông Mẫu được đưa đến Đài phát thanh Sài Gòn trên chiếc xe Jeep của bộ đội. Còn tôi đi theo trên một chiếc xe Jeep khác của các nhà báo Đức. Khi tôi đến đài phát thanh thì hai ông Minh và ông Mẫu đã vào bên trong. Tôi vừa bước vào sân thì anh Nguyễn Hữu Thái và một hai thanh niên khác đứng ở cổng nói với tôi “Anh về đi, khi nào có bộ phận chính trị vào sẽ liên lạc lại”. Lúc này thật khó biết ai là ai, ai có đủ thẩm quyền quyết định chuyện này chuyện nọ.

 Nghe thế tôi lại đi trở ra. Sau này được biết, khi hai ông Minh và ông Mẫu vào bên trong đài phát thanh thì không còn nhân viên kỹ thuật nào ở đó để làm công việc thu băng. Sinh viên Nguyễn Hữu Thái phải mất hai tiếng mới tìm ra nhân viên kỹ thuật. Bản tuyên bố đầu hàng do chính trị viên Bùi Văn Tùng thảo. Ông Minh đọc và đài phát vào lúc 13 giờ 30. Sau đó hai ông Minh và ông Mẫu được đưa trở lại Dinh Độc Lập.

Tiếp theo là trích đoạn trong 1 cuốn sách chưa xuất bản của SV đấu tranh Nguyễn Hữu Thái mà đài BBC đưa lên:

Trích dẫn
Tại dinh Độc Lập, một số bộ binh, công binh và đơn vị đặc công phối thuộc đã án ngữ các cửa lớn. Các chiến sĩ Toàn, Nguyên, Đô đã canh giữ phòng nội các. Ban chỉ huy lữ đoàn xe tăng cũng kịp đến. Chỉ huy Nguyễn Tất Tài lệnh cho các chiếc tăng còn lại vây quanh dinh phòng địch phản kích. Chính ủy Bùi Văn Tùng và chủ nhiệm chính trị Lê Minh xuống xe thiết giáp bước vội vào sảnh dinh. Đại đội trưởng đơn vị đặc công Phạm Duy Đô chạy đến : « Báo cáo, anh em đang giữ Dương Văn Minh và cả nội các ngụy ngồi trong đó. Mời thủ trưởng đến giải quyết ».

Suốt một đời trận mạc tưởng đã quen với mọi đổi thay, những biến cố to tát, vậy mà lúc đó chính ủy Tùng đã sững sờ. Chân đi dép cao su đang bước lên nền dinh lát đá cẩm thạch bóng loáng, ông bỗng sững lại giây lát, hơi choáng váng. Rồi những lời dặn dò của tư lệnh quân đoàn Nguyễn Hữu An khi còn ở Rừng Lá giúp ông bình tâm lại. Tướng An giao mọi việc trong dinh Độc Lập phải do ông trách nhiệm giải quyết. Ong đường hoàng bước vào phòng lớn, nhìn thấy một nhóm người có vẻ buồn bã, cam chịu đang ngồi im lặng ở giữa căn phòng bài trí cực kỳ sang trọng. Thấy các cấp chỉ huy bộ đội vào, một người cao lớn, mang kính trắng đứng lên :

-Thưa ông, chúng tôi đang chờ các ông vào để bàn giao.

Chính ủy Tùng cố gắng nén sự khó chịu trước hai tiếng ‘bàn giao ’ , cố không to tiếng :

-Các anh chẳng còn gì để mà giao.
-Thưa ông…
-Các ông chỉ có đầu hàng vô điều kiện.

Chính ủy Tùng nghĩ ngay đến việc phải buộc họ tuyên bố đầu hàng sớm để đỡ đổ máu. Sài Gòn vẫn còn vang tiếng súng, miền Tây Nam Bộ và các hải đảo vẫn chưa được giải phóng. Ong quay sang hỏi chuẩn tướng Nguyễn Hữu Hạnh (đang đảm nhiệm chức vụ ‘quyền tổng tham mưu tưởng quân lực VNCH’ và cũng là một cơ sở cách mạng) hỏi : « Đường dây đến đài phát thanh còn hoạt động không ? ». Ong ta nói không sử dụng được nữa. Chính ủy Tùng nói :

-Ngay bây giờ, yêu cầu ông Minh đến đài phát thanh công bố điều đó trước nhân dân, trước thế giới.
Tướng Minh nhẫn nhục im lặng. Sau đó, ông quay sang trao đổi nho nhỏ với người đứng cạnh là tướng Hạnh. Người này hướng về chính ủy Tùng :
-Thưa ông, Đại tướng ra ngoài lúc này sợ phe đối lập ám hại, vì họ biết ông Minh đi tuyên bố đầu hàng.
Chính ủy Tùng nói ngay :
-Đi với tôi, ông Minh khỏi lo. Quân giải phóng đã hoàn toàn chiếm lĩnh thành phố, chúng tôi bảo đảm an toàn.
Ong Minh đồng ý.

Phạm Xuân Thệ, đại úy trung đoàn phó trung đoàn 66 hộ tống tổng thống Dương Văn Minh, thủ tướng Vũ Văn Mẫu, tổng trưởng thông tin Lý Quý Chung lên xe jeep thứ nhất. Nhà báo Tây Đức Von Borries Gallasch với nào các máy ảnh, ghi hình, ghi âm đeo lỉnh kỉnh quanh người có mặt ở đó, xin chính ủy Tùng cho đi theo và hứa sẽ viết bài có lợi cho cách mạng. Ong hỏi xin nói tiếng Pháp có được không vì chắc rằng những người ở lớp tuổi chính ủy Tùng (năm đó ông Tùng 45 tuổi) còn nói được tiếng Pháp. Chính ủy Tùng trả lời : « Peut-être (có thể)… ». Như vậy là cả Nguyễn Hữu Thái, Huỳnh Văn Tòng cùng các nhà báo Gallasch, Hà Huy Đĩnh tháp tùng theo xe chính ủy Tùng ra đài phát thanh.



Từ các đoạn trên và cá sự việc chi tiếc hơn ở các văn bản khác tôi xin phục dựng lại như sau:

* 11g30 xe tăng của ct Thận tiến đến rồi hút đổ cổng dinh, bắn hai phát đạn nhưng không nổ, không chờ được, ông rời xe và chạy vào dinh. Với khoảng các từ cổng vào bậc thềm dinh là 100 thước, hỏi đường lên cắm cờ, lên cột cờ, cắm cờ rồi trở xuống phải mất tổng cộng khoảng 15'.
* 10' cần thiết kế tiếp cho việc chính ủy Tùng nói nói chuyện tuyên bố đầu hàng với TT DVM. Vậy việc ra xe đi đến đài phát thanh là khoảng 12g +/- 5'.
* Tuy 2 cuốn sách trên không nói tướng Hạnh cho phát lệng ngưng chiến trên đài là mấy giờ nhưng tôi và tran479 cùng ý là gần 10g sáng. Lệnh ban ra nhưng chắn chắn không đến ngay và đến toàn thể các đơn vị VNCH đang tử thủ, nhất là quân dù ở khu vực Ngã tư Bảy Hiền - trục tiến quân của ông Bùi Tín. Ngay ct Thận trên trục Hàng xanh-Thị Nghè cũng phải 11g30 mới tiến tới Dinh.
* Bùi Tính không đi củng đơn vị tiên phong của QĐ, bản thân cũng nhận rằng mình vào Dinh sau chính ủy Tùng và đại úy Thệ nhiều.
* Các sự kiện dồn dập từ lúc ct Thân lao vào Dinh cho đến khi ông Minh ra đài phát thanh là khá thồng nhất về chi tiết và nhịp thời gian từ các nguồn khác nhau.

Kết luận: Bùi Tín không thể là ngươi nói câu "các ông không còn gì để bàn giao" vì câu nầy được phát ngôn trước khi ông vào Dinh.
Logged
altus
Moderator
*
Bài viết: 1782



« Trả lời #58 vào lúc: 17 Tháng Sáu, 2009, 08:35:56 pm »

Từ các đoạn trên và cá sự việc chi tiếc hơn ở các văn bản khác tôi xin phục dựng lại như sau:

* 11g30 xe tăng của ct Thận tiến đến rồi hút đổ cổng dinh, bắn hai phát đạn nhưng không nổ, không chờ được, ông rời xe và chạy vào dinh. Với khoảng các từ cổng vào bậc thềm dinh là 100 thước, hỏi đường lên cắm cờ, lên cột cờ, cắm cờ rồi trở xuống phải mất tổng cộng khoảng 15'.
* 10' cần thiết kế tiếp cho việc chính ủy Tùng nói nói chuyện tuyên bố đầu hàng với TT DVM. Vậy việc ra xe đi đến đài phát thanh là khoảng 12g +/- 5'.

Ước lượng này phù hợp với lời ông Jacques Pavlovsky mà tôi, nhân vụ ảnh 03 cái xe tăng cháy, có hỏi. Ông Pavlovsky có mặt tại Dinh trưa đó và là tác giả của một loạt ảnh màu, trong đó có ảnh ông Thệ đưa ông Minh ra xe díp. Theo như ông Pavlovsky trả lời tôi (đã post lại trong topic bên TTVN), thì từ khi quân ta vào Dinh đến khi ông Minh ra xe khoảng chừng 20-30 phút.


Trích dẫn
Các sự kiện dồn dập từ lúc ct Thân lao vào Dinh cho đến khi ông Minh ra đài phát thanh là khá thồng nhất về chi tiết và nhịp thời gian từ các nguồn khác nhau.

Đồng ý. Tuy nhiên nếu chúng ta dùng phương pháp lấy mốc thời gian, giờ phút chính xác, để bác bỏ ông Bùi Tín thì cần phải có thêm tài liệu. Mấy cái hồi ký này e vẫn chưa đủ, bởi vì đầu óc con người sau 30-40 năm nhớ trệch 1-2 tiếng đồng hồ, hoặc bị hiệu ứng "đọc báo rồi tưởng là mình nhớ" là chuyện có thể xảy ra.

Tôi thấy chuyện có thể bác bỏ 100% là chuyện ông Bùi Tín nói ông là sỹ quan cao cấp nhất lúc đó. Theo tất cả các tài liệu, kể cả do ông Bùi Tín viết, chắc chắn là ông Công Trang cấp cao hơn, không thể bác bỏ được.

Hệ quả trực tiếp của chuyện này là ông Bùi Tín đã gặp ông Dương Văn Minh sau khi ông này ở Đài phát thanh về.

Tuy nhiên không loại trừ được trường hợp ông Bùi Tín cũng nói câu "chẳng còn gì" với ông Dương Văn Minh. Và sau đó ổng cố tình lập lờ về thứ tự thời gian để khoe khoang với người ngoài cuộc.
Logged
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #59 vào lúc: 17 Tháng Sáu, 2009, 08:49:49 pm »

Tuy nhiên không loại trừ được trường hợp ông Bùi Tín cũng nói câu "chẳng còn gì" với ông Dương Văn Minh. Và sau đó ổng cố tình lập lờ về thứ tự thời gian để khoe khoang với người ngoài cuộc.

Với những người đang lúc đắc thắng xông vào sở chỉ huy của địch mà lại được đề nghị "bàn giao" thì rất dễ bật ra cái tứ chẳng còn gì - phải đầu hàng này. Còn ông DVM thì cũng chẳng biết ai là chỉ huy cao nhất để thương lượng. Nên em cũng chẳng ngạc nhiên nếu đoạn đối thoại này lặp lại với cả ông Thệ, ông Tùng, BT hay bất cứ ai nữa.

Trò lập lờ của BT thì thấy rõ ngay từ bài viết trong cuốn 30/4 chứ chưa cần đợi tới lúc ổng "chiêu hồi".
« Sửa lần cuối: 17 Tháng Sáu, 2009, 08:55:00 pm gửi bởi chiangshan » Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM