Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 20 Tháng Tư, 2024, 09:41:10 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Xếp bút nghiên lên đường chiến đấu - Lính sinh viên  (Đọc 133912 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
thuong si gia
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 41


« Trả lời #80 vào lúc: 29 Tháng Bảy, 2009, 10:09:27 am »

 Đáng lẽ tôi vào topic"lính 1972"và "tàu không số trên con đường mang tên Bác"thì đúng hơn,vì tôi thấy 2 topic đó hợp với chúng tôi hơn.Nhưng vì trang này cũng có thông tin về Hải quân nên tôi cũng mạo muội tham gia vậy!Trước tiên tôi cũng xin đăng kí 10 cuốn sách của bác lixeta,nhưng bác phải kí tên vào cơ,cho nó "hoành tráng". Grin.Tôi cũng xin góp một tí về tấm hình tàu HQ607:Tàu này là loại VN đóng mới sau này!Có trọng tải từ 800t-1000t.Tàu vận tải của đoàn 125 cao nhất thời bấy giờ là 200t.Sau này ,gần giải phóng mới nhận từ TQ về loại Đại khánh 400t.Tàu vận tải của Hải quân trước giải phóng đều có kí hiệu trước chữ số là "V" để phân biệt với tàu chiến đấu có kí hiệu là"T".Sau này bắt trước Hải quân ngụy,thì tất cả đều là "HQ"?Phân đội thành Hải đội,Tiểu đoàn thành Hải đoàn,Trung Đoàn thành Vùng,cho nó oách?
Logged

"Mãi mãi lòng chúng ta,ca bài ca người lính..."
haanh
Thượng tá
*
Bài viết: 5795


HOT nhất forum


« Trả lời #81 vào lúc: 29 Tháng Bảy, 2009, 10:13:19 am »

hehe , các bác tiền bối khách sáo quá , các bác cứ phọt đại chổ nào cũng được , tùy hứng , nhỡ sai chủ đề thì mod họ tự khắc dời về đúng chổ , chắc trả ai nở trách các cây cao bóng cả đâu  Grin
Logged

NAM QUỐC SƠN HÀ NAM ĐẾ CƯ .
TRIEU XUAN HOAN
Thành viên
*
Bài viết: 14


« Trả lời #82 vào lúc: 29 Tháng Bảy, 2009, 02:41:25 pm »

      Mình đã được xem bản đồ các trận đánh trên chiến trường K do tuans pos lên, minh họa cho các đồng đội và nhiều hình ảnh khác, rất cảm ơn bạn.
      Hình ảnh những con tàu của đoàn tàu không số tham gia chở vũ khí chi viện chiến trường miền nam những năm 1962 - 1968 và thời kỳ cuộc tổng tiến công xuân 1975 chỉ còn là tư liệu, vì vậy chuyện nhầm lẫn giữa các tàu V, T,hay HQ sau này cũng là chuyện thường tình bạn ạ.
Logged
tau khong so
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 146



« Trả lời #83 vào lúc: 11 Tháng Tám, 2009, 08:34:32 am »

Chào đồng đội!
Tôi đưa bài viết về anh Lê Xuân Khảm một cựu TKS cũng là lính Xếp bút nghiên lên đường chiến đấu. Bài đăng trên báo Hải Phòng
----------------------------------------------------------------------------

Trở về từ " Đội tàu không số " năm xưa
Xếp lại những ước mơ trên bục giảng và một tình yêu đẹp như thơ, thầy giáo trẻ Lê Xuân Khảm lấy máu của mình viết đơn tình nguyện lên đường vào chiến trường miền Nam. Trong một trận đánh không cân sức trên vùng biển phía Tây nam Côn Đảo với hạm đội 7 của Mỹ, anh chiến sĩ trẻ 22 tuổi mất tích. Đơn vị, gia đình, người thân đều cho rằng anh đã hy sinh. Vậy mà sau hơn 10 năm, bỗng nhiên, anh trở về...

Cuộc chiến trên đầu nguồn sông Lũng

Năm 1962, Khi khoa điện-điện tử tàu biển (Trường Đại học Hàng hải) thành lập, Lê Xuân Khảm được mời làm giảng viên (khi đó anh đang là giảng viên khoa máy tàu biển). Cuối năm 1963, không khí thanh niên lên đường nhập ngũ sục sôi khắp nơi. Trường Đại học Hàng hải được phân bổ chỉ tiêu 30 sinh viên. Nhà trường lấy tinh thần xung phong. Thầy Khảm (lúc đó  22 tuổi) lấy máu viết đơn tình nguyện vào chiến trường miền Nam. Cùng với thầy giáo Trần Hạnh và 28 sinh viên, thầy giáo trẻ Lê Xuân Khảm khoác ba lô lên đường. Ngày ấy, thanh niên luôn đặt lý tưởng lên hàng đầu, tiếp đó là sự nghiệp và cuối cùng mới là tình yêu. Vì thế mà tháng 3-1964 khi ra đi, anh không dám hẹn ước gì với người bạn gái, lặng lẽ ra đi, lặng lẽ cất sâu trong trái tim mình mối tình đầu trong sáng với cô bạn gái Trường Sư phạm Hải Phòng.

Lê Xuân Khảm được tuyển vào “Đội tàu không số” với nhiệm vụ cùng đồng đội vận chuyển vũ khí qua đường biển chi viện miền Nam. Tàu không số (mang mật số 69) được ngụy trang thành tàu nghiên cứu khoa học biển của nước ngoài. Trên tàu trang bị máy móc, thiết bị hiện đại nhưng chỉ là đồ giả, thực chất tàu chỉ có một máy chính và thước đo góc (gọi là xích-tăng) dùng đo góc độ chòm sao, mặt trời để xác định vị trí.  Khi tàu vào đến gần Côn Đảo bị địch bất ngờ tấn công. Trận đánh không cân sức giữa một bên là Hạm đội 7 của Mỹ trang bị “vũ khí tận răng” với một bên là “tàu không số”, vũ khí thô sơ. Mặc dù vậy, các chiến sĩ trên tàu vẫn chiến đấu rất kiên cường với tâm thế nếu không thoát sẽ đánh chìm tàu, chấp nhận hy sinh để không bị lộ bí mật con đường vận tải trên biển. Giữa hai trận đánh là những giây phút tĩnh lặng đến ghê người. Giữa mênh mông sóng nước, trời và biển không có ranh giới, trên máy bay, dưới tàu chiến và bầu không khí đặc quánh mùi khói súng, khói bom, Lê Xuân Khảm nhớ da diết Hải Phòng, quê hương thứ hai của anh (Lê Xuân Khảm quê ở Thái Bình), nhớ cha mẹ, người thân, bạn bè, mái Trường Đại học Hàng hải và cô bạn gái chưa kịp hẹn ước...

Sau mấy ngày đêm quần nhau với địch, đến ngày 1-1-1967 tàu chạy đến đầu nguồn sông Lũng (tỉnh Cà Mau) thì thoát khỏi vòng vây của địch. Anh em trong đoàn người hy sinh, người mất tích, người bị thương, con tàu bị hư hỏng nặng. Lê Xuân Khảm cùng một số chiến sĩ còn lại gia nhập quân giải phóng, chiến đấu ở chiến trường U Minh, giành nhau với địch từng tấc đất giữa khu rừng đước ngập mặn bạt ngàn muỗi, dĩn nhiều như trấu. Gia đình, đơn vị cũ mất liên lạc với Khảm từ ngày đó. Ai cũng cho rằng anh đã hy sinh. Cho đến một ngày...

Sự trở về bất ngờ
 
 Vợ chồng thầy giáo Lê Xuân Khảm cùng xem lại những tấm ảnh chụp khi thầy còn ở chiến trường.

Người cha run run lần giở ba lô tư trang của con trai, giọt nước mắt lặng lẽ rơi xuống chiếc áo bộ đội bạc màu, nhiều chỗ đã sờn rách. Ông cảm nhận được hơi ấm quen thuộc của đứa con trai thân yêu, rất gần mà thật xa vời. Đơn vị đã gửi tư trang về cho gia đình, thế nghĩa là con trai của ông vĩnh viễn không bao giờ trở lại... Ông lặng lẽ thắp hương trên ban thờ lầm rầm cầu khấn cho con được thanh thản chốn chiến trường xa, nơi ông chưa từng đến nhưng rất đỗi thiêng liêng bởi ở đó, có một phần máu thịt của con trai ông gửi lại...
Người mẹ lặng lẽ giấu nước mắt vào tim  và không nguôi hy vọng một ngày nào đó con trai sẽ trở về.

Còn cô sinh viên Trường Sư phạm Hải Phòng, bạn gái của Khảm, sau nhiều năm bặt tin anh cạn khô nước mắt, đã chôn chặt những kỷ niệm  về anh trong trái tim mình để đi tìm bến đậu lứa đôi.

Tháng 10-1975, sau hơn 10 năm bặt tin, đột nhiên Khảm trở về trong nỗi mừng vui, sung sướng khôn xiết của người thân... Người mẹ già cứ sờ nắn những vết thương chằng chịt trên cơ thể cường tráng, trên gương mặt của Khảm mà khóc như chưa bao giờ được khóc, bà khóc rồi bà lại cười. Con trai bà đã trở về bằng xương bằng thịt, chững chạc trong bộ quân phục màu xanh...Dù có gầy đi đôi chút, dù nét cười không đẹp như xưa vì những vết thương, nhưng trông con trai rắn rỏi hơn nhiều... Người mẹ tự hào về đứa con trai nay là tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn Sông Hồng anh hùng.

Mãi đến năm 39 tuổi, anh mới lập gia đình, với một cô giáo mầm non, bạn của em gái. Anh để lại quê nhà người vợ trẻ đang mang thai đứa con đầu  lòng lên đường sang chiến trường Cam-pu-chia với những trận đánh mới không kém phần khốc liệt...

Trận đánh lịch sử mùa xuân năm 1979

Đó là trận đánh quyết định tấn công vào thành phố PhnomPênh mùng 7 tháng Giêng năm 1979. Sau ba ngày tấn công tại hướng chủ yếu Tây Ninh, Quân đoàn 4 với sự yểm trợ của không quân, hải quân, thiết giáp, trong đó có sự hỗ trợ của tiểu đoàn Sông Hồng do Lê Xuân Khảm chỉ huy, đã đánh bật quân Khmer Đỏ khỏi các vị trí dọc theo tỉnh lộ 13. Sau khi làm chủ sông Mê Kông, thừa thắng, quân ta đánh thẳng vào giải phóng thủ đô PhnômPênh. Thượng tướng Hoàng Cầm đánh giá: “Nếu không có sự hỗ trợ của Hải quân thì Quân đoàn 4 không thể tiến nhanh vào giải phóng PhnômPênh như thế”. Nhận định của tướng Hoàng Cầm khẳng định vai trò to lớn trong trận đánh lịch sử giải phóng Cam-pu-chia của hải quân ta trong đó có tiểu đoàn Sông Hồng. Sau khi góp phần làm tròn nghĩa vụ quốc tế, tiểu đoàn Sông Hồng được lệnh hành quân ra Bắc nhận nhiệm vụ mới tại Thủ đô Hà Nội.

Sau hơn 19 năm lăn lộn khắp các chiến trường, vào Nam ra Bắc, tiểu đoàn trưởng Lê Xuân Khảm trở về đoàn tụ cùng gia đình ở Hải Phòng và tiếp tục công việc dưới mái Trường Đại học Hàng hải với nhiệm vụ trợ lý hiệu trưởng. Dù không đứng trên bục giảng, nhưng tấm lòng của người thầy, người chiến sĩ vẫn luôn hướng về học trò thân yêu.

Tôi gặp thầy giáo-chiến sĩ Lê Xuân Khảm đúng dịp kỷ niệm 45 năm Ngày thành lập Khoa Điện-điện tử tàu biển. Tôi bắt gặp nụ cười trên đôi môi còn hằn vết sẹo chiến trường, nụ cười không nguyên vẹn nhưng niềm vui, hạnh phúc thì trọn vẹn trên gương mặt có nhiều nếp nhăn của thầy giáo Lê Xuân  Khảm. Bao ước mơ thời trai trẻ thầy xếp lại vì độc lập, tự do của Tổ quốc, giờ được hai người con trai của thầy tiếp tục thực hiện với niềm đam mê yêu biển vô bờ...
" báo Hải Phòng"

Logged
vitính
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 483


« Trả lời #84 vào lúc: 10 Tháng Tư, 2010, 03:19:33 pm »

Tôi vừa nhận được mấy tấm ảnh các bạn cùng học ĐHTH Hà Nội nhập ngũ năm 1972, vào đầu năm học thứ 3. Ba người trong số họ hi sinh trong năm. Hai người bộ binh hi sinh tại Quảng Trị và một người trưởng xe tăng hi sinh tại Tây Ninh. Bác lixeta có biết anh bạn tôi (giữa, hàng ngồi) không?
Logged
Hai Ruộng
Thành viên
*
Bài viết: 1275


« Trả lời #85 vào lúc: 10 Tháng Tư, 2010, 07:31:55 pm »

Xin chào bác TKS Lữ 125 !
  Bác đã đưa lên cho các bạn trẻ một tấm gương  yêu nước của thế hệ thầy chúng ta , yêu nước gắn liền với hành động dũng cảm sẳn sàng hy sinh tất cả cho đất nước . Đất nước VN ta có hàng triệu người như vậy mới có ngày hôm nay . Những người như thầy Lê Xuân Khảm , như chú Nguyễn Hữu Minh ( trong topic : Nhà tù Phú Quốc ) là những người chú người thầy ở thế hệ cha anh mãi mãi xứng đáng là tấm gương cho các thế hệ trẻ noi theo .
 Chúc bác khỏe và tiếp tục viết thật hay , cho QSVN .
« Sửa lần cuối: 10 Tháng Tư, 2010, 07:39:20 pm gửi bởi Hai Ruộng » Logged
minhtrang91
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 692


"


« Trả lời #86 vào lúc: 11 Tháng Tư, 2010, 07:41:50 am »

Tôi vừa nhận được mấy tấm ảnh các bạn cùng học ĐHTH Hà Nội nhập ngũ năm 1972, vào đầu năm học thứ 3. Ba người trong số họ hi sinh trong năm. Hai người bộ binh hi sinh tại Quảng Trị và một người trưởng xe tăng hi sinh tại Tây Ninh. Bác lixeta có biết anh bạn tôi (giữa, hàng ngồi) không?
      Thật xúc động khi nhìn tâm hình bác vi tính đưa lên trang QS ,Họ là ai ? -Những sinh viên yêu nước ,những trí thức tương lai , tạm gác lại những dự tính  để lên đường bảo vệ Tổ quốc .Minh trang cũng là người lính nhưng không được như các bậc đàn anh ấy -trong đó có những người đã trở thành liệt sỹ.Thật đáng kính !
      Trong đợt  lính nhập ngũ vào 3/12/1978 ,rất nhiều học sinh ,sinh viên Tp Hồ Chí Minh lên đường bảo vệ Tổ quốc .Các anh ấy trong độ tuỏi 17-20,thậm chí có con của Chuản tướng Quân đội Sài Gòn (có cảm tình cách mạng ).
Bạn Âu Nguyễn Đình Trung của C1 khi nhập ngũ chỉ 17 thôi ,chiến đấu 4 năm rồi trở về lấy bằng Tốt nghiệp phổ thông .Trung đã xuất sắc ôn thi và trúng tuyển Đại học Y khoa và hiện là bác sĩ .Đáng nể !
Logged

[IMG]
...Ta đi qua những năm tháng không ngờ ...
lixeta
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1531


« Trả lời #87 vào lúc: 11 Tháng Tư, 2010, 09:27:05 am »

Bác lixeta có biết anh bạn tôi (giữa, hàng ngồi) không?

Rất tiếc là không, quê ạ!
Hồi 1972 tôi chỉ ở Quảng Trị, sau đó đi vào A Lưới nên không biết các anh em đi vào B3 và B2. Tuy nhiên, tôi sẽ cố gắng tìm hiểu thêm về hai trường hợp quê đã nói.
Logged
vitính
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 483


« Trả lời #88 vào lúc: 11 Tháng Tư, 2010, 12:47:15 pm »

@quê lixeta: Liệt sĩ Đinh Quang Việt, hi sinh Tây Ninh, cuối 1972/đầu 1973, đã tìm di cốt đưa về quê. Thông tin do 4// Nguyễn Trọng Dân, khoa Thông tin, HVKTQS, cung cấp. Nguyễn Trọng Dân (người bên tay trái LS Quang Việt) cũng là trưởng xe T54 ở Quảng Trị cho đến 1974 trở ra Bắc học.
Logged
yta262
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1694


y tá e262, f302, MT479


« Trả lời #89 vào lúc: 11 Tháng Tư, 2010, 02:04:24 pm »

Tôi vừa nhận được mấy tấm ảnh các bạn cùng học ĐHTH Hà Nội nhập ngũ năm 1972, vào đầu năm học thứ 3. Ba người trong số họ hi sinh trong năm. Hai người bộ binh hi sinh tại Quảng Trị và một người trưởng xe tăng hi sinh tại Tây Ninh. Bác lixeta có biết anh bạn tôi (giữa, hàng ngồi) không?
     Thật xúc động khi nhìn tâm hình bác vi tính đưa lên trang QS ,Họ là ai ? -Những sinh viên yêu nước ,những trí thức tương lai , tạm gác lại những dự tính  để lên đường bảo vệ Tổ quốc .Minh trang cũng là người lính nhưng không được như các bậc đàn anh ấy -trong đó có những người đã trở thành liệt sỹ.Thật đáng kính !
      Trong đợt  lính nhập ngũ vào 3/12/1978 ,rất nhiều học sinh ,sinh viên Tp Hồ Chí Minh lên đường bảo vệ Tổ quốc .Các anh ấy trong độ tuỏi 17-20,thậm chí có con của Chuản tướng Quân đội Sài Gòn (có cảm tình cách mạng ).
Bạn Âu Nguyễn Đình Trung của C1 khi nhập ngũ chỉ 17 thôi ,chiến đấu 4 năm rồi trở về lấy bằng Tốt nghiệp phổ thông .Trung đã xuất sắc ôn thi và trúng tuyển Đại học Y khoa và hiện là bác sĩ .Đáng nể !
Hì hì, cho yta xoi mói đời tư của bác Hai Ruộng một chút. Ở đây có bác Hai Ruộng đang học đại học năm thứ hai thì quyết định xếp bút nghiên lên đường chiến đấu, bác Hai tình nguyện hay bên đại học tình nguyện dùm bác vậy Grin? Mời bác Hai kể lại câu chuyện lính sinh viên của mình. Năm 1978 chưa có lệnh tổng động viên, yta được biết là cao đẳng và đại học được miễn nghĩa vụ, nếu bác đã vô năm thứ hai rồi mà bác Hai vô lính thì uổng chỉ tiêu đại học quá, từ năm thứ nhất thì bác phải chuyển hộ khẩu vô trường rồi phải không. Trong quân trường 2 Bis, yta thấy ở C7 có 1 anh đang học đại học kiến trúc cũng vô huấn luyện, đêm đêm anh ta căng bảng vẽ lên, yta và các bạn ưa bu lại xem. Bây giờ nhớ lại mới thấy anh ta làm hơi quá lố, vô huấn luyện cần gì vẽ kiến trúc nữa mà căng bảng vẽ lên làm gì, anh ta chỉ muốn chứng tỏ mình bị bắt đi lính trong lúc còn đang đi học đại học! Ở quân trường 2 Bis, yta thấy có rất nhiều tân binh đã nhận giấy trúng tuyển cao đẳng đại học. Đa số các anh em này được phường đội "tuyển" trước (cho đủ chỉ tiêu phường?), trước khi các anh em này chuyển hộ khẩu vô trường học. Vô bộ đội rồi mới thấy chả thấy bác nào ở các tỉnh phía Bắc và khu 5 đã đỗ cao đẳng đại học mà vô bộ đội. Hình như bác binhyen cũng công nhận việc này?
Logged

Đạn bom ơi ... lòng tham ơi ... khí giới nào diệt nổi dân ta ...
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM